Để thấy được mức độ chênh lệch của lợi nhuận từng năm, từ số liệu thứ cấp thu thập được từ báo cáo tài chính của công ty, cụ thể trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhbài viết dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để phân tích và tính toán được số liệu thể hiện qua bảng sau:
57
Bảng 4.5: Tổng lợi nhuận của công ty qua ba năm
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Phòng Kế toán
Từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng lợi nhuận của công ty biến động không đều qua ba năm, năm 2012 so với năm 2011, tổng lợi nhuận giảm 85,9 triệu đồng, tương đương 0,6% sang năm 2013 tổng lợi nhuận tăng mạnh 13.276,3 triệu đồng tương ứng mức tỷ lệ 88,1% so với năm 2012, từ kết quả trên cho thấy sự nổ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình thông qua việc tìm kiếm thị trường phát triển sản phẩm để gia tăng doanh thu, lợi nhuận của công ty. Cụ thể qua từng khoản mục lợi nhuận như sau:
Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh: Năm 2012 giảm mức tuyệt đối so với năm 2010 là 545 triệu đồng tỷ lệ giảm là 3,6%, mức giảm này không đáng kể. Và năm 2013 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với năm 2012 tăng 12.847,7 triệu đồng tương đương 88,8 44%. Đều này là do năm cuối 2012, doanh nghiệp bổ sung nguồn vốn 19 tỷ 500 triệu đồng, đầu từ thêm công nghệ, nhờ đó lợi nhuận của công ty tăng vọt.
Tốc độ tăng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (2012 so với 2011: 11% so với 10%) , đây là biểu hiện tốt vì dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận công ty cao. Năm 2013 so với 2012 tốc độ tăng của doanh thu thuần vẫn cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (2011 so với 2010: 34 so với 33).
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch từ lãi gộp trừ đi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Xét về chi phí ta thấy chi phí bán hàng 2012 so với 2011 chi phí bán hàng giảm 3.373 triệu đồng,trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 341 triệu đồng, lợi nhuận gộp tăng 908,4 triệu đồng, tỷ lệ tăng 2,9% nhưng lợi nhuận hoạt động kinh doanh lại giảm 545,9 triệu đồng tỷ lệ giảm 3,6%. Nguyên nhân là do mặc dù doanh thu tăng nhưng không đủ bù đắp tăng các khoản giảm giá hàng bán và chi phí tài
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % LN thuần từ hoạt động kinh doanh 15.021 14.475 27.323 (545) (3,6) 12.847 88,8 LN hoạt động tài chính (5.874) (7.737) (8.245) (1.862) 37,7 (507) 6,6 LN hoạt động khác 121 581 1.010 460 378,6 428 73,7 Tổng lợi nhuận 15.142 15.057 28.333 (85) (0,6) 13.276 88,1
58
chính làm cho lợi nhuận giảm. Đến 2013 chi phí bán hàng tăng 3.823,3 triệu đồng tỷ lệ tăng 67,2% và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 341,1 triệu đồng tỷ lệ tăng 7,4% và khi đó lợi nhuận gộp tăng 17.069 triệu đồng, tỷ lệ cao 52,5% so với năm 2012 nên làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng với số tuyệt đối là 12.847,6 triệu đồng tỷ lệ tăng 88%.
Tóm lại, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là thành phần chủ yếu trong tổng lợi nhuận của công ty, qua ba năm tuy có giảm giai đoạn 2011 – 2012 có giảm ít nhưng sau đó lợi nhuận tăng trở lại, đó là biểu hiện tốt, thể hiện khả năng cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên công ty.
Lợi nhuận hoạt động tài chính
Hoạt động tài chính của công ty chủ yếu hoạt động thu lãi tiền gửi ngân hàng, và lãi chênh lệch tỷ giá. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính cả ba năm đều âm là do doanh thu hoạt động tài chính nhỏ hơn chi phí tài chính.
Chi phí tài chính của Công ty gồm trả lãi vay và chênh lệch tỷ giá, trong đó trả lãi vay chiếm đến hơn 99%. Và liên tiếp trong 3 năm từ 2011 đến 2013, chi phí lãi vay của Công ty đều tăng, kéo theo chi phí tài chính tăng. Cụ thể năm 2012 chi phí tài chính tăng 2.142 triệu đồng tức tăng 35,8% so với 2011. Đến 2013 lại tiếp tục tăng thêm 1464 triệu đồng, tương ứng 18% so với 2012. Điều này cho thấy cùng với sự gia tăng doanh thu và tài sản, thì nợ vay của Công ty cũng ngày càng nhiều.
Năm 2013 thu nhập từ hoạt động tài chính lại tăng 956,3 triệu đồng tức là tăng 248,6% so với 2012 nhưng lợi nhuận tài chính vẫn âm do lợi nhuận từ tiễn lãi ngân hàng và chênh lệch tỷ giá không bù đắp nổi chi phí lãi vay . Doanh thu tài chính năm 2013 tăng là do bên cạnh lãi tiền gửi ngân hàng do ngân hàng có sự thay đổi về chính sách lãi suất cũng như số lượng tiền gửi Việt Nam đồng và ngoại tệ của công ty tại các ngân hàng, bên cạnh đó công ty còn có phần lãi chênh lệch tỷ giá nhờ các quyết định mua bán ngoại tệ đúng lúc kịp thời. Mặc dù sử dụng nợ vay giúp Công ty tạo đòn bẩy tài chính lớn, là lá chắn thuế TNDN nhưng nó cũng mang lại rủi ro về tài chính cho Công ty nếu vay nợ quá nhiều.
Lợi nhuận hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động khác với chi phí hoạt động khác. Qua số liệu từ bảng 4.5 cho thấy lợi nhuận từ hoạt động này của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2012 so với năm 2011, lợi nhuận từ hoạt động khác tăng 460 triệu đồng, tương đương 478,6%. Năm 2013 lại tăng thêm 428 triệu đồng so với 2012, tức là tăng 73,7%.
59
Nguyên nhân lợi nhuận khác của Công ty tăng là do năng lực sản xuất tăng, số lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn, đồng thời doanh thu từ vỏ đầu tôm phế phẩm cũng tăng theo, đây là nguồn thu chính trong khoản mục lợi nhuận khác của Công ty.
Tóm lại, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm là khá cao, và đàn có chiều hướng đi lên. Tuy nhiên sự tăng giảm không đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận do lợi nhuận công ty chủ yếu là hoạt động kinh doanh đem lại, qua phân tích cho thấy chi phí tài chính của Công ty cao do sử dụng nhiều vốn vay, Công ty càn tự chủ hơn về mặt tài chính
Tuy nhiên sự đánh giá tình hình lợi nhuận thông qua so sánh như thế không đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Vì kết quả cuối cùng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Chính vì vậy trong việc phân tích lợi nhuận, ta phải sử dụng chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được quy mô kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
4.4.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính
4.4.4.1. Phân tích năng lực hoạt động kinh doanh của Công ty
Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, tính được các số liệu đánh giá năng lực hoạt động kinh doanh của công ty. Các chỉ tiêu này được trình bày chi tiết ở bảng 4.7
60
Bảng 4.6: Các chỉ tiêu đánh giá năng lực hoạt động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6/2013 6/2014
(1) Giá vốn hàng bán 385.941 398.519 506.350 227.858 278.493 (2) Hàng tồn kho bình
quân 170.848 158.145 143.325 139.838 133.936 (3) Các khoản phải thu
bình quân 7.841 7.979 16.083 12.481 22.793 (4) Doanh thu bình
quân một ngày 1.146 1.184 1.523 1.371 1.706
(5) Doanh thu thuần 417.572 431.058 555.959 250.182 307.481
(6) Tổng tài sản cố định bình quân 17.249 19.266 20.869 20.498 21.680 (7) Tổng tài sản bình quân 156.071 169.262 183.537 178.781 195.122 Vòng quay hàng tồn kho (1)/(2) (Lần) 2,3 2,5 3,5 1,6 2,1
Kỳ thu tiền bình quân
(3)/(4) (Ngày) 6,8 6,7 10,6 9,1 13,4
Vòng quay tài sản cố
định (5)/(6) (Lần) 24,2 22,4 26,6 12,2 14,1 Vòng quay tổng tài
sản (5)/(7) (Lần) 2,7 2,5 3,0 1,4 1,6
Nguồn: Báo cáo tài chính a) Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Hàng tồn kho là một loại tài sản được dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra bình thường, liên tục. Mức độ tồn kho phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời gian trong năm…để tiến hành sản xuất liên tục và đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu khách hàng yêu cầu mỗi doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ hàng tồn kho cho hợp lý.
61
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của mỗi công ty. Tỷ số này nói lên tốc độ lưu chuyển hàng hóa bao nhiêu vòng trong kỳ. Giá trị tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với việc hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao, tình hình tiêu thụ hàng hóa càng tốt.
Năm 2011, vòng quay hàng tồn kho của công ty là 2,3 sang năm 2012 tăng lên 2,5. Đa số các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đều giảm hàng tồn kho bình quân trong năm 2012 so với 2011, chủ yếu là sự suy giảm của thành phẩm tồn kho, do sự thiếu hụt nguyên liệu của ngành tôm bởi dịch bệnh đã gây tác động mạnh đến ngành, khiến hầu hết doanh nghiệp tôm không có đủ nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên Công ty đã mở rộng thu gom nguyên liệu sang những vùng lân cận, những công ty thu mua tôm nguyên liệu nhỏ lẻ. Do đó, vòng quay hàng tồn kho 2012 so với 2011 không những không giảm mà còn tăng 0,2 vòng . Sang năm 2013, do sự tăng mạnh của giá vốn hàng bán đồng thời hàng tồn kho bình quân của công ty ngày càng có xu hướng giảm nên dù tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty thấp nhưng có xu hướng ngày càng tăng, cụ thể tăng thêm 1 vòng so với 2012, từ 2,5 lên 3,5.
So với 6 tháng đầu 2013 thì vòng quay hàng tồn kho 6 tháng đầu 2014 cũng tăng 0,5 vòng, từ 1,6 lên 2,1. Hệ số vòng quay hàng tồn kho ngày càng cao cho thấy công ty bán hàng nhanh hơn và hàng tồn kho ít bị ứ đọng hơn. Có nghĩa là công ty sẽ ít rủi ro hơn, giảm các chi phí không cần thiết, nâng cao lợi nhuận.
b) Kỳ thu tiền bình quân (DSO)
Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu nghĩa là để thu được các khoản phải thu thì cần thời gian là bao lâu. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt nhưng còn tùy thuộc vào chính sách riêng của mỗi công ty trong việc thanh toán tiền hàng.
Các khoản phải thu bình quân được tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng số dư cuối kỳ chia cho hai. Kỳ thu tiền bình quân của công ty cao nhất là vào 6 tháng đầu 2014, số ngày để thu được nợ là 13,4 ngày. Nguyên nhân kỳ thu tiền bình quân của công ty luôn ở mức thấp, 6,8 ngày năm 2011, 6,7 ngày năm 2012, là do chính sách bán hàng của công ty. Do nguồn vốn còn hạn chế nên công ty chủ trương bán hàng thu tiền nhanh, để đảm bảo xoay vòng vốn. Năm 2013, Công ty đã bổ sung thêm 19.470.993.109 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu nên chính sách bán hàng của Công ty có sự thay đổi, tăng số ngày thu hồi nợ để gia tăng số lượng đặt hàng của khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới. Việc kỳ thu tiền bình quân của Công ty thấp, cho thấy công tác thu
62
hồi nợ của Công ty tốt, không bị chiếm dụng vốn, đồng thời Công ty cũng không có bất cứ khoản nợ khó thu nào.
c)Vòng quay tài sản cố định
Như chúng ta đã biết tài sản cố định là bộ phận tài sản chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định là tài sản cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm tài sản trong sản xuất và ngoài sản xuất.
Số vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng vốn cố định bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Đồng thời cũng thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định.
Qua bảng phân tích ta thấy vòng quay tài sản cố định của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Nguyên tài sản cố định của công ty tăng qua các năm do công ty mua sắm thêm nhiều tài sản để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn. Vòng quay tài sản cố định năm 2011 là 24,2 lần, năm 2012 giảm 1,8 lần còn 22,4. Đến năm 2013 lại tăng lên 4,2 lần so với 2012, cao nhất trong 3 năm 26,6.
Cụ thể là năm 2011, cứ 1 đồng vốn tài sản cố định đem lại được 24,2 đồng doanh thu. Năm 2012 giảm, cứ 1 đồng vốn tài sản cố định đem lại 24,2 đồng doanh thu và năm 2013 là 26,6 đồng doanh thu. Nhìn chung tốc độ quay vốn cố định của công ty đang có xu hướng khả quan, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty khá tốt. Kết quả đạt được là do năm 2013 doanh thu tăng lên, kéo theo tốc độ quay vốn cố định của công ty cũng tăng theo.
d) Vòng quay tổng tài sản
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản trong công ty. Nhìn tổng thể qua các năm, vòng quay tổng tài tăng giảm không ổn định. Vòng quay tài sản Công ty ở mức khá cao, năm 2011 cứ 1 đồng tài sản chỉ tạo ra 2,7 đồng doanh thu, năm 2012 tạo ra được 2,5 đồng doanh thu và sang 2013 đã tăng lên 3 đồng. Điều đó cho thấy Công ty đang cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng tốt.
4.4.4.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm cụ thể.
63 Bảng 4.7: Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6/2013 6/2014
(1) Lợi nhuận ròng Triệu đồng 13.629 13.304 25.500 13.601 15.523 (2) Doanh thu thuần Triệu đồng 417.572 431.058 555.959 250.182 307.481 (3) Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 156.071 169.262 183.537 178.781 195.122 (4) Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 40.648 47.701 63.702 56.528 68.023 (ROS) (1)/(2) % 3,3 3,1 4,6 5,4 5,0 (ROA)(1)/(3) % 8,7 7,9 13,9 7,6 8,0 (ROE) (1)/(4) % 33,8 27,1 40,0 24 22,8
Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Thiên Phú a) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Vì lợi nhuận ròng của năm 2011 là dương nên tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu cũng dương điều này cho thấy cứ một đồng doanh thu thuần tạo ra 0,03 đồng lợi nhuận. Năm 2012, lợi nhuận ròng và doanh thu thuần của công ty thay đổi với tốc độ không cao nên tỷ số này cũng như năm 2011, thay đổi không đáng kể. Nhưng sang đến 2013, doanh thu của Công ty tăng 28,7% so với 2012 (bảng 3.1), và ROS tăng mạnh từ 3,1% lên 4,6% trong giai đoạn 2012-2013.Điều này cho thấy công ty đã có biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ, tình hình kinh doanh cảu công ty ngày càng tốt.
b)Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư, phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản năm 2011 cho thấy cứ một đồng tài sản tạo ra 0,087 đồng lợi nhuận. Năm 2012 tỷ số này bằng 7,9% nghĩa là cứ 1 đồng tài sản thì tạo ra 0,079 đồng lợi nhuận, năm 2013 tạo ra 1,39 đồng. VIệc tỷ số này ngày càng tăng chứng tỏ công ty sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả.