Tình hình chi phí hoạt động

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế biến thủy sản xuất nhập khẩu thiên phú (Trang 62 - 67)

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất và làm tăng lợi nhuận. Các chi phí của hoạt động kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Bảng 4.2 : Cơ cấu các khoản mục chi phí hoạt động kinh doanh

ĐVT: triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toán, Công ty Thiên Phú

4.4.2.1 Giá vốn hàng bán

Khoản mục chi phí giá vốn rất quan trọng và bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, trên 97% trong tổng chi phí kinh doanh của công ty. Cụ thể năm 2011 chi phí giá vốn chiếm 97,2%, năm 2012 chiếm 97,5% và năm 2013 chiếm 97,9%. Tỉ lệ này có giảm đôi chút nếu so giữa 6 tháng đầu 2013 và 6 tháng đầu 2014 nhưng chỉ giảm 0,5%, không đáng kể. Đều đó cho thấy

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 6/2013 6/2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Giá vốn hàng bán 385.941 97,2 398.519 97,5 506.350 97,9 227.858 97,9 278.492 97,2 Chi phí bán hàng 9.060 2,3 5.687 1,4 6.582 1,3 3.171 1,4 5.889 2,1 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.981 0,5 4.640 1,1 4,153 0,8 1.743 0,7 1,873 0,7 Tổng 396.982 100 408.846 100 517.085 100 232.722 100 286.254 100

52

giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định lợi nhuận doanh nghiệp. Do vậy, công ty cần có biện pháp kiểm soát giá vốn chặt chẽ. Trong khi đó, tỷ trọng của các chi phí còn lại như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng không cao lắm trong tổng cho phí. Nhưng đều này không thể không xem xét tầm quan trọng của những chi phí này.

Qua bảng 4.2 cơ cấu các khoản mục kinh doanh ta nhận thấy chi phí giá vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí và luôn đứng đầu trong ba năm. Năm 2012 chi phí giá vốn hàng bán của công ty là 398.519 triệu đồng tăng so với năm 2009 chỉ ở mức 385.941 triệu đồng, nhưng tăng mạnh nhất là 2013, giá vốn là 506.350 triệu đồng. Đồng thời so với 6 tháng đầu 2013 thì 6 tháng đầu 2014, giá vốn cũng tăng từ 227.858 triệu đồng lên 278.492 triệu đồng. Điều này được giải thích như sau: nguyên nhân của giá vốn tăng là do trong những năm nay là đơn đặt hàng của công ty ngày càng nhiều, có thêm khách hàng mới nên lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tăng. Đồng thời do giá tôm nguyên liệu biến động thất thường trong thời gian này nên gây khó khăn trong khâu thu mua, phải đi xa hơn và tìm kiếm nguồn tôm giá hợp lí nhất dẫn đến chi phí thu mua và vận chuyển tôm nguyên liệu về kho tăng lên. Do đó công ty cần tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, lượng hàng tồn kho, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý.

53 Bảng 4.3: CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ BÁN HÀNG

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Kế toán, Công ty Thiên Phú

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 2013 2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Chi phí hoa hồng 1.595 24,1 1.894 33,3 2.586 28,5 1.168 36,8 1.597 27,1

Chi phí vận chuyển 1.881 28,6 1.962 32,5 2.394 26,4 985 31,1 1.688 28,7

Chi phí đóng cont, xuất hàng 2.769 42,1 1498 27,8 3.868 42,7 953 30,1 2.552 43,3

Chi phí khác 340 5,2 363 6,4 212 2,4 65 2,0 52 0,9

54

Qua bảng 4.3 ta thấy được chi tiết từng khoản mục chi phí bán hàng biến động không ổn định, giảm rồi tăng qua các năm. Năm 2012 so với năm 2011, chi phí bán hàng giảm 895 triệu đồng, tương đương 13,6%, vào năm 2013 chi phí bán hàng tăng 59,3% với mức tăng tuyệt đối là 3.373 triệu đồng.

Chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí bán hàng là chi phí đóng cont, xuất hàng. Trong ba năm từ 2011 đến 2013 và cả 6 tháng đầu 2014, chi phí này luôn chiếm trên 40% trong tổng chi phí bán hàng, chỉ riêng 6 tháng đầu 2013 nó chỉ chiếm 30,1% do vào năm 2013, nghiệp vụ bán hàng phát sinh chủ yếu ở 6 tháng cuối năm.

Chi phí chiếm tỷ trọng cao tiếp theo là chi phí vận chuyển. Công ty luôn phải bỏ ra một khoản tiền lớn cho khâu vận chuyển thành phẩm đi tiêu thụ. Do công ty không có tổ vận chuyển riêng nên vấn đề này luôn phải thuê ngoài. Số tiền mà công ty chi cho vận chuyển răng dần qua các năm, tỷ lệ thuận với doanh thu bán hàng. Năm 2011, chi phí vận chuyển là 1.881 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 1.962 triệu và tăng mạnh nhất vào năm 2013 với 2.394 triệu do năm 2013 (năm 2013 là năm có doanh thu cao nhất). Riêng 2013, mặc dù tăng về số tương đối nhưng tỷ lệ chi phí vận chuyển lại giảm 6,1% so với 2012 do các chi phí khác tăng mạnh hơn.

Chi phí bán hàng: do công ty không có tổ chuyên phụ trách về bán hàng nên cũng bớt đi một phần chi phí lương cho nhân viên bán hàng. Và chi phí bán hàng cũng phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2013 là năm có doanh thu cao nhất nên chi phí hoa hồng năm 2013 cao hơn hẳn so với hai năm còn lại với 2.586 triệu đồng, trong khi 2011 và 2012 lần lượt là 1.595 và 1.894 triệu đồng. Tương tự, chi phí hoa hồng 6 tháng đầu 2014 cũng cao hơn so với cùng kì 2013 429 triệu đồng,.

4.4.2.3. Chi phí quản lí doanh nghiệp

Theo số liệu phòng Kế toán, được bảng chi tiết từng khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp được tính toán bằng phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối qua bảng 4.5 như sau :

55

Bảng 4.4: CHI TIẾT TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Phòng kế toá, Công ty Thiên Phú

Chỉ tiêu

Năm 6 tháng đầu năm

2011 2012 2013 6/2013 6/2014

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Chi phí lương nhân viên 2,635.1 63.5 2,709.10 58.4 2,993.5 60.1 845.8 48.5 903.6 48.2

Chi phí phân bổ CCDC 95.5 2.3 103.6 2.2 95.7 1.9 53.4 3.1 58.2 3.1

Hao mòn TSCĐ hữu hình 80.3 1.9 86.7 1.9 91.4 1.8 43.4 2.5 50.5 2.7

Chi phí tiếp khách 660,7 15.9 775.9 16.7 798.8 16.0 477.7 27.4 506.4 27.0

Chi phí công tác 94.3 2.3 105.3 2.3 97.2 2.0 52.6 3.0 55.1 2.9

Chi phí ngân hàng 20.8 0.5 25.7 0.6 25.9 0.5 13.3 0.8 15.2 0.8

Chi phí điện, điện thoại,

Internet 60.7 1.5 65.8 1.4 72.5 1.5 35.4 2.0 40.1 2.1

Chi phí khác 505.6 12.2 767.5 16.5 806.0 16.2 221.3 12.7 243.7 13.0

56

Qua bảng chi phí quản lý doanh nghiệp ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp là 5.233,2 triệu đồng vào năm 2012 tăng so với năm 2011 là 487,3 triệu đồng với tỷ lệ là 11.7%. Sang năm 2013 chi phí này tiếp tục tăng thêm 330,5 triệu, tương đương 7,1% so với 2012. Và nhìn chung, biến động trong từng khoản mục giữa các năm là không đáng kể. 6 tháng đầu 2013 và 6 tháng đầu 2014 có chênh lệch nhưng rất ít. Cụ thể:

Ta thấy chi phí nhân viên quản lý luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp và tăng dần qua các năm. Do công ty luôn có chính sách tăng lương cho nhân viên để khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn nên chi phí nhân viên đều tăng qua các năm như vậy. Năm 2012, tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên tăng 74 triệu đồng với tỉ lệ tăng 1,8% so với năm 2011 và năm 2013 chi phí này tiếp tục tăng 284,4 triệu đồng tương đương 6,1% so với năm 2010. Mức chi trả cho cán bộ công nhân viên tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã có sự quan tâm đến đời sống nhân viên. Tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Vì vậy, công ty phải quan tâm điều chỉnh sử dụng các khoản mục chi phí trong công tác quản lý doanh nghiệp một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất, công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, công tác phí…đồng thời, công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn trong tương lai.

Chi phí khác cũng chiếm tỉ trọng cao trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2012, chi phí này tăng 262,3 triệu đồng so với 2011, tức là 6.3%. Sang năm 2013 chi phí này tăng ít hơn, chỉ tăng thêm 38,1 triệu đồng tức 0,8%.Chi phí khác bao gồm chi phí nước lọc, mực in, giấy photo, thuế môn bài, chi phí gửi chứng từ…

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chế biến thủy sản xuất nhập khẩu thiên phú (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)