kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ

131 367 0
kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH …… TRẦN NGUYỄN THÙY DƯƠNG KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 Tháng 12 – Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH …… TRẦN NGUYỄN THÙY DƯƠNG MSSV: 4104136 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. LƯƠNG THỊ CẨM TÚ Tháng 12 – Năm 2013 LỜI CẢM TẠ  Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả các thầy, cô trong Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Trường Đại Học Cần Thơ đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình em nghiên cứu và học tập tại trường. Em xin cảm ơn quý Thầy Cô tham gia trong hội đồng phản biện đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến cho bài luận văn của em, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn cô Lương Thị Cẩm Tú, cô đã tận tình góp ý kiến quý báu và trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn này. Bên cạnh đó, em xin cảm ơn sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Nông Nghiệp Cờ Đỏ, các nhân viên phòng Kế toán – Tài chính đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được tiếp xúc thực tế và tận tình giúp đỡ em thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài này. Em xin kính chúc quý Doanh nghiệp đạt nhiều thắng lợi lớn hơn trong thời gian tới. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám đốc cùng toàn thể nhân viên Công ty TNHH MTV Nông Nghiệp Cờ Đỏ dồi dào sức khỏe, luôn vui vẻ và gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống. Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Nguyễn Thùy Dương Trang i LỜI CAM ĐOAN  Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Nguyễn Thùy Dương Trang ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. ..................................................................................................................................….. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Thủ trưởng đơn vị Trang iii MỤC LỤC  Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ………………………………………………………1 1.1 Lý do chọn đề tài …………………………………………………………1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………….1 1.2.1 Mục tiêu chung…………………………………………………………..1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể …………………………………………………………..2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ………………………………………………………..2 1.4 Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………..2 1.4.1 Không gian nghiên cứu ………………………………………………….2 1.4.2 Thời gian nghiên cứu …………………………………………………....2 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu …………………………………………………...2 1.5 Lược khảo tài liệụ …………………………………………………………2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…4 2.1. Phương pháp luận…………………………………………………………4 2.1.1 Một số vấn đề chung về kết quả hoạt động kinh doanh ………………....4 2.1.2 Kế toán doanh thu và thu nhập ………………………………………….5 2.1.3 Kế toán các khoản chi phí ……………………………………………...11 2.1.4 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ……………………….16 2.1.5 Khái quát về các báo cáo tài chính ……………………………………..17 2.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………22 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu …………………………………………..22 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu …………………………………………22 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ …...……24 3.1 Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………….24 3.1.1 Giới thiệu về công ty …………………………………………………...24 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ……………………………………..25 3.2 Chức năng của công ty …………………………………………………...26 Trang iv 3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty ……………………………………...26 3.3.1 Cơ cấu tổ chức ………………………………………………………....26 3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận ………………………………27 3.4 Cơ cấu tổ chức công tác kế toán của công ty …………………………….30 3.4.1 Cơ cấu tổ chức …………………………………………………………30 3.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận kê toán………………………31 3.4.3 Chính sách và hình thức kế toán áp dụng tại công ty ………………….36 3.5 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh ……………………………...39 3.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển ………………………..40 3.6.1 Thuận lợi ……………………………………………………………….40 3.6.2 Khó khăn ……………………………………………………………….41 3.6.3 Phương hướng phát triển ………………………………………………41 Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ…………42 4.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh …………………………42 4.1.1 Kế toán các khoản doanh thu và thu nhập ……………………………..42 4.1.2 Kế toán chi phí …………………………………………………………55 4.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh …………………………………..66 4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ………………………................68 4.2.1 Phân tích doanh thu …………………………………………………….68 4.2.2 Phân tích chi phí ………………………………………………………..71 4.2.3 Phân tích lợi nhuận ……………………………………………………..74 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ……………………………………....77 5.1 Tồn tại và nguyên nhân …………………………………………………..77 5.1.1 Tồn tại và nguyên nhân trong công tác hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ……………………………………………………77 5.1.2 Tồn tại và nguyên nhân của kết quả hoạt động kinh doanh ……………78 Trang v 5.2 Giải pháp …………………………………………………………………78 5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ……………………………………………………………...78 5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh …………………...79 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………...83 6.1 Kết luận ……………………………………………………………….....83 6.2 Kiến nghị …………………………………………………………………84 6.2.1 Đối với công ty ………………………………………………………...84 6.2.2 Đối với nhà nước……………………………………………………….84 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………85 PHỤ LỤC…………………………………………………………………… .86 Trang vi DANH SÁCH BẢNG  Trang Bảng 3.1 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2010, 2011 và 2012 của công ty …………………………………………………………..39 Bảng 4.1 Sổ chi tiết tài khoản 511B ………………………………………….47 Bảng 4.2 Sổ cái tài khoản 511B ……………………………………………...48 Bảng 4.3 Phân tích doanh thu theo ngành trong 3 năm 2010, 2011 và 2012…………………………………….. ……………………………………68 Bảng 4.4 Phân tích doanh thu theo ngành trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 ………………………………………………………………………………..69 Bảng 4.5 Phân tích doanh thu theo lĩnh vực hoạt động trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 ……………………………………………………………………….70 Bảng 4.6 Phân tích doanh thu theo lĩnh vực hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 …………………………………………………………………71 Bảng 4.7 Phân tích chi phí theo khoản mục chi phí trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 …………………………………………………………………………..71 Bảng 4.8 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán theo ngành sản xuất trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 …………………………………………………………..72 Bảng 4.9 Phân tích chi phí theo khoản mục chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 …………………………………………………………………73 Bảng 4.10 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán theo ngành sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 …………………………………………………73 Bảng 4.11 Phân tích lợi nhuận theo ngành sản xuất trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 …………………………………………………………………………..74 Bảng 4.12 Phân tích lợi nhuận theo từng khoản mục trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 ……………………………………………………………………….75 Bảng 4.13 Phân tích lợi nhuận theo ngành sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 …………………………………………………………………75 Bảng 4.14 Phân tích lợi nhuận theo khoản mục trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 …………………………………………………………………………..76 Trang vii DANH SÁCH HÌNH  Trang Hình 2.1 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh…………………………………17 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy công ty………………………………26 Hình 3.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ………………………………………37 Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán tại công ty ………………………………...38 Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012 và 2013 ..…………………………………………………………40 Hình 4.1 Sơ đồ kết chuyển Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ……….44 Hình 4.2 Sơ đồ kết chuyển Doanh thu nội bộ………………………………...51 Hình 4.3 Sơ đồ kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính…………………..52 Hình 4.4 Sơ đồ kết chuyển Thu nhập khác …………………………………..54 Hình 4.5 Sơ đồ kết chuyển Giá vốn hàng bán ………………………………..57 Hình 4.6 Sơ đồ kết chuyển Chi phí bán hàng ………………………………...60 Hình 4.7 Sơ đồ kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp …………………...63 Hình 4.8 Sơ đồ kết chuyển Chi phí hoạt động tài chính ..................................64 Hình 4.9 Sơ đồ kết chuyển Chi phí khác ……………………………………..65 Hình 4.10 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh tháng 06/2013 …………….....68 Trang viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp CCDV : Cung cấp dịch vụ CHGT : Cửa hàng giới thiệu sản phẩm DVSX : Dịch vụ sản xuất GTGT : Giá trị gia tăng HĐTC : Hoạt động tài chính HĐKD : Hoạt động kinh doanh KPCĐ : Kinh phí công đoàn MTV : Một thành viên NMCĐ : Nhà máy Cờ Đỏ NMTT : Nhà máy Tân Thành NMTL : Nhà máy Thới Lai NN : Nông nghiệp PKD : Phòng kinh doanh QLDN : Quản lý doanh nghiệp SXKD : Sản xuất kinh doanh TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TK : Tài khoản TPCT : Thành phố Cần Thơ TSCĐ : Tài sản cố định VTNN : Vật tư nông nghiệp XDCB : Xây dựng cơ bản Trang ix CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh là hiện tượng tất yếu. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt, nền kinh tế nước ta hiện nay đã và đang hòa mình vào nền kinh tế chung của thế giới. Chính vì sự hòa nhập này đã làm cho môi trường kinh doanh của nước ta trở nên sôi nổi và quyết liệt hơn. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải thật nổ lực, phấn đấu để có thể tồn tại và phát triển vững mạnh. Bên cạnh đó, khi nói đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì vấn đề hiệu quả kinh tế luôn được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty phải tiến hành đồng bộ các biện pháp quản lý. Chính vì thế, hạch toán kế toán là công cụ quan trọng và không thể thiếu. Trong đó, kế toán xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời hoạt động của doanh nghiệp thông qua doanh thu, chi phí và lợi nhuận để đề ra các phương án hoạt động sao cho thích hợp. Bởi lẽ với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra và tổng kết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác quản lý của doanh nghiệp. Không chỉ thế, phân tích toàn diện mọi hoạt động cũng không kém phần quan trọng. Thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức biến động và mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp, nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Xuất phát từ đòi hỏi của nền kinh tế tác động mạnh đến hệ thống quản lý nói chung và kế toán nói riêng, em đã quyết định chọn đề tài “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận, công tác hạch toán kế toán về quy trình kế toán xác định kết quả kinh doanh, phân tích các chỉ số liên quan đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Từ đó, đánh giá mức độ tăng trưởng, tìm ra những nhân tố tích cực và tiêu cực tác động đến kết quả đó. Đồng thời, đề xuất Trang 1 một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Tìm hiểu khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty. - Mục tiêu 2: Phản ánh quy trình và công tác hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng 06/2013. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán. - Mục tiêu 3: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó, đưa ra giải pháp nhằm kiểm soát chi phí, tăng cường khai khác tốt các tiềm năng và thế mạnh để không ngừng nâng cao lợi nhuận cho công ty. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tại sao phải xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh? - Công ty hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào? - Doanh thu, lợi nhuận có tăng qua các năm? Nhân tố ảnh hưởng là gì? - Mức độ sử dụng và kiểm soát chi phí? - Những giải pháp cụ thể để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ. 1.4.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến 28/12/2013. Thời gian của số liệu được nghiên cứu qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về công tác hạch toán và quy trình kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời, phân tích báo cáo tài chính và tình hình lợi nhuận tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2011. Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Vân. Luận văn Cử nhân. Đại học Cần Thơ. Bài viết về kế toán xác định và phân tích về hiệu quả hoạt Trang 2 động của công ty. Từ phân tích này thấy được điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Cuối cùng đề ra một số biện pháp nhằm góp phần thúc tăng hiệu quả hoat động kinh doanh của công ty. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh để phân tích. Tuy nhiên, đề tài phản ánh chưa sâu về thực trạng công tác kế toán tại đơn vị mà nghiêng nhiều về lý thuyết kế toán. - Huỳnh Thiên Lộc, 2008. Kế toán doanh thu và chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại viễn thông Cần Thơ – Hậu Giang. Luận văn Cử nhân. Đại học Cần Thơ. Đề tài viết về công tác thu thập số liệu, hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh, quy trình luân chuyển lưu đồ chứng từ và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn. Tuy nhiên, đề tài chưa tập trung phản ánh về hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh, chưa thể hiện được thực tế chứng từ có đúng theo quy định về mẫu biểu và cách thức ghi sổ của đơn vị mà chỉ tập chung phân tích quá trình lưu chuyển trên lưu đồ. - Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ. Luận văn Cử nhân. Đại học Cần Thơ. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp phân tích nhân tố để phân tích tìm ra những nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế đó. Tuy nhiên, tác giả chưa nêu rõ về những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng mà chủ yếu phân tích chung về báo cáo tài chính của công ty. Trang 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề chung về kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với toàn bộ chi phí của các hoạt động đã thực hiện và được biểu hiện dưới chỉ tiêu lãi hay lỗ. Nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp có lời, ngược lại nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp lỗ. Nội dung của kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Kết quả hoạt động tài chính - Kết quả hoạt động khác 2.1.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu đạt được và tổng chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. 2.1.1.3 Kết quả hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời. Kết quả hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính. 2.1.1.4 Kết quả hoạt động khác Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện như: Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, thu được khoản nợ khó đòi đã xóa sổ,… Hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi phát sinh bất thường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Trang 4 2.1.1.5 Khái niệm và ý nghĩa của kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm Kế toán xác định kết quả kinh doanh là kế toán phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, hạch toán và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng theo cơ chế của Bộ tài chính. b) Ý nghĩa của kế toán xác định kết quả kinh doanh Trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kế toán xác định kết quả kinh doanh là điều kiện cần thiết để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp. Hơn thế nữa, kế toán xác định kết quả kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn những phương án kinh doanh, phương án đầu tư hiệu quả nhất. 2.1.2 Kế toán doanh thu và thu nhập 2.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Khái niệm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: Bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) trong một kỳ kế toán. - Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư. - Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động,… Tài khoản 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền. Giá bán được hạch toán là giá bán thực tế, là số tiền ghi trên hoá đơn. Trang 5 b) Kết cấu và nội dung Nợ TK511 - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất khẩu phải nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và đã được xác định là đã bán trong kỳ kế toán. Có Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. - Số thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. - Doanh thu hàng bán bị trả lại kết chuyển cuối kỳ. - Khoản giảm giá hàng bán kết chuyển cuối kỳ. - Khoản chiết khấu thương mại kết chuyển cuối kỳ. - Kết chuyển doanh thu thuần vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. TK511 không có số dư cuối kỳ. 2.1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ a) Khái niệm Doanh thu bán hàng nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ. b) Kết cấu và nội dung Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Kế toán doanh thu nội bộ được thực hiện như quy định đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (TK511). Trang 6 Nợ TK512 - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trên khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán. Có Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán. - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ. - Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ. - Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". TK512 không có số dư cuối kỳ. 2.1.2.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a) Khái niệm Ngoài việc thực hiện sản xuất kinh doanh theo chức năng đã đăng ký, doanh nghiệp còn có thể tận dụng các nguồn vốn để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác để sinh lợi vốn như cho vay, đầu tư vào thị trường chứng khoán,… Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác trong kỳ của doanh nghiệp, không phân biệt là thực tế đã thu được tiền hay chưa. Doanh thu hoạt động tài chính gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ. - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn và dài hạn. - Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác,... Trang 7 b) Kết cấu và nội dung Nợ TK515 - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có). - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Có - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia. - Lãi từ nhượng bán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết. - Chiết khấu thanh toán được hưởng. - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh. - Lãi tỷ giá hối đoái phát sinh khi bán ngoại tệ. - Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối năm tài chính các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động kinh doanh. - Kết chuyển hoặc phân bổ lãi tỷ giá hối đoái của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) đã hoàn thành đầu tư vào doanh thu hoạt động tài chính. - Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kỳ. TK515 không có số dư cuối kỳ. 2.1.2.4 Kế toán thu nhập khác a) Khái niệm Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản. Trang 8 - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ. - Các khoản thuế được NSNN hoàn lại. - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ. - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có). - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp. - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. b) Kết cấu và nội dung Nợ TK711 - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp. Có Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. TK711 không có số dư cuối kỳ. 2.1.2.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu a) Chiết khấu thương mại Khái niệm Chiết khấu thương mại: Là một khoản chiết khấu mà doanh nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua hàng đã mua hàng (Sản phẩm, hàng hoá), dịch vụ với khối lượng lớn (Đã ghi trên hợp đồng kinh tế mua bán hoặc các cam kết mua, bán hàng). Trang 9 Kết cấu và nội dung Chỉ phản ánh khoản chiết khấu thương mại người mua được hưởng đã thực hiện trong kỳ theo đúng chính sách của doanh nghiệp đã quy định. Nợ TK521 Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Có Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của kỳ báo cáo. TK521 không có số dư cuối kỳ. b) Hàng bán bị trả lại Khái niệm Hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp đã xác định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm cam kết, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Hàng bán bị trả lại phải có văn bản đề nghị của người mua ghi rõ lý do trả lại hàng, số lượng hàng bị trả lại, giá trị hàng bị trả lại, đính kèm hoá đơn (nếu trả lại toàn bộ) hoặc bảng sao hoá đơn (nếu trả lại một phần hàng). Kết cấu và nội dung Tài khoản này chỉ phản ánh giá trị của số hàng đã bán bị trả lại (tính theo đúng đơn giá bán ghi trên hoá đơn). Các chi phí khác phát sinh liên quan đến việc hàng bán bị trả lại mà doanh nghiệp phải chi được phản ánh vào chi phí bán hàng. Nợ TK531 Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại tiền cho người mua hoặc tính trừ vào khoản phải thu khách hàng về số sản phẩm, hàng hóa đã bán. Có Kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại vào bên Nợ Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, hoặc Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” để xác định doanh thu thuần trong kỳ báo cáo. TK531 không có số dư cuối kỳ. Trang 10 c) Giảm giá hàng bán Khái niệm Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Kết cấu và nội dung Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng và phát hành hoá đơn. Nợ TK532 Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng bán kém, mất phẩm chất hoặc sai quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Có Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang Tài khoản “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” hoặc Tài khoản “Doanh thu bán hàng nội bộ”. TK532 không có số dư cuối kỳ. 2.1.3 Kế toán các khoản chi phí 2.1.3.1 Kế toán giá vốn hàng bán a) Khái niệm Giá vốn hàng bán là tổng trị giá hàng đã tiêu thụ trong kỳ được tính trên giá thành (bằng tổng các chi phí đã bỏ ra để sản xuất các hàng hoá đó bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí chế biến và các chi phí phát sinh khác). Tài khoản 632 dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư,… Trang 11 b) Kết cấu và nội dung Nợ TK632 - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ. - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. Có - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước). - Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho. - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. - Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành. - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết),. . . TK632 không có số dư cuối kỳ. 2.1.3.2 Kế toán chi phí bán hàng a) Khái niệm Chi phí bán hàng là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá,... TK 641 được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ, được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí theo đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý từng ngành, từng doanh nghiệp. Trang 12 b) Kết cấu và nội dung Nợ TK641 Có Các chi phí phát sinh liên Kết chuyển chi phí bán hàng quan đến quá trình bán sản phẩm, vào Tài khoản 911 "Xác định kết hàng hoá, cung cấp dịch vụ. quả kinh doanh" để tính kết quả kinh doanh trong kỳ. TK641 không có số dư cuối kỳ. 2.1.3.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh từ các hoạt động chung trong toàn doanh nghiệp, gồm các chi phí: Lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản,. . .); chi phí bằng tiền khác,… b) Kết cấu và nội dung Nợ TK642 - Các chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết). - Dự phòng trợ cấp mất việc Có - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết). - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào Tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". làm. TK642 không có số dư cuối kỳ. 2.1.3.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính a) Khái niệm Chi phí hoạt động tài chính bao gồm: Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, Trang 13 chi phí giao dịch bán chứng khoán,...; dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái,... b) Kết cấu và nội dung Nợ TK635 - Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính. - Lỗ bán ngoại tệ, chiết khấu thanh toán cho người mua, các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư, lỗ tỷ giá hối đoái. - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Có - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập năm trước chưa sử dụng hết). - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. - Kết chuyển hoặc phân bổ chênh lệch tỷ giá hối đoái. - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. TK635 không có số dư cuối kỳ. 2.1.3.5 Kế toán chi phí khác a) Khái niệm Chi phí khác là những khoản chi phí phát sinh từ những hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định; tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; bị phạt thuế, truy nộp thuế và các khoản chi phí khác. b) Kết cấu và nội dung Nợ TK811 Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ. Có Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. TK811 không có số dư cuối kỳ. Trang 14 2.1.3.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh khi xác định lợi nhuận (hoặc lỗ) trong năm tài chính làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ: Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm; hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước. - Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ: Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm; hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước. b) Kết cấu và nội dung Nợ TK821 - Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm. - Thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung. - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm. - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 trong kỳ vào bên Có TK 911. Có - Số thuế TNDN hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành tạm phải nộp. - Số thuế TNDN phải nộp được ghi giảm do sai sót. - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại. - Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành trong năm vào bên Nợ TK 911. TK821 không có số dư cuối kỳ. Trang 15 2.1.4 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.4.1 Khái niệm Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán gồm: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu đạt được và tổng chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. - Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.1.4.2 Kết cấu và nội dung Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính,. . .). Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. Nợ TK911 Có - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán. - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển lãi. TK911 không có số dư cuối kỳ. Trang 16 - Kết chuyển lỗ. 2.1.4.3 Sơ đồ hạch toán TK911 TK632 Kết chuyển giá vốn hàng bán TK511 Kết chuyển doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ TK635 TK512 Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ Kết chuyển chi phí HĐTC TK515 TK641 Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển doanh thu HĐTC TK642 Kết chuyển chi phí QLDN TK711 Kết chuyển thu nhập khác TK821 TK811 Kết chuyển giảm chi phí thuế TNDN Kết chuyển chi phí khác TK821 Kết chuyển chi phí thuế TNDN TK421 Kết chuyển lỗ TK421 Kết chuyển lãi Tổng số phát sinh Tổng số phát sinh Hình 2.1 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh 2.1.5 Khái quát về các báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính: Là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các Trang 17 quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu; thu nhập; chi phí kinh doanh; thuế và các khoản phả nộp Nhà Nước; các luồng tiền,... (Chuẩn mực kế toán số 21). Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán Nhà nước phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật; đối với báo cáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báo cáo được thực hiện theo quy định của Chính phủ. (Luật Kế toán, Điều 31). Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ 6 nguyên tắc đã được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 gồm: - Hoạt động liên tục. - Cơ sở dồn tích. - Nhất quán. - Trọng yếu và tập hợp. - Bù trừ. - Có thể so sánh. 2.1.5.1 Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây: Tài Sản - Tiền và các khoản tương đương tiền. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. - Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác. - Hàng tồn kho. - Tài sản ngắn hạn khác. - Tài sản cố định hữu hình. Trang 18 - Tài sản cố định vô hình. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. - Tài sản dài hạn khác. Nguồn Vốn - Vay ngắn hạn. - Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác. - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác. - Các khoản dự phòng. - Phần sở hữu của cổ đông thiểu số. - Vốn góp. - Các khoản dự trữ. - Lợi nhuận chưa phân phối. Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán Tất cả các tài sản, vật tư, hàng hoá phản ánh trên các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán cũng phải được bảo quản và tiến hành kiểm kê thường kỳ như tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Loại tài khoản 0 “Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán” gồm 6 tài khoản sau: - Tài khoản 001: Tài sản thuê ngoài. - Tài khoản 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. - Tài khoản 003: Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược. - Tài khoản 004: Nợ khó đòi đã xử lý. - Tài khoản 007: Ngoại tệ các loại. - Tài khoản 008: Dự toán chi sự nghiệp, dự án. 2.1.5.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi (lỗ) của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông Trang 19 tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Các khoản giảm trừ. - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Doanh thu hoạt động tài chính. - Chi phí tài chính. - Chi phí bán hàng. - Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Thu nhập khác. - Chi phí khác. - Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất). - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. - Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Lợi nhuận sau thuế. - Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất). - Lợi nhuận thuần trong kỳ. 2.1.5.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập và trình bày theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 24. Trang 20 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh - Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ. - Tiền thu được từ doanh thu khác (Tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính). - Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ. - Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp,... - Tiền chi trả lãi vay. - Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tiền thu do được hoàn thuế. - Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế. - Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm. - Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư - Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình. - Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. - Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính. - Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính. Trang 21 - Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được. - Tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại. - Tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại. - Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại. - Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại. Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu. - Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành. - Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn. - Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay. - Tiền chi trả nợ thuê tài chính. - Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập tại phòng kế toán của công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ và thông qua số liệu thu thập từ các nguồn khác như: Internet, sách, báo,... 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Mục tiêu 1: Dùng phương pháp so sánh đánh giá khái quát tình hình biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả dùng trong phân tích hoạt động kinh tế. Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng quá trình kinh tế. Trang 22 Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau: + Phải thống nhất về nội dung phản ánh. + Phải thống nhất về phương pháp tính toán. + Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng. + Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường). Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp, đề tài sử dụng 2 loại phương pháp so sánh. + So sánh số tuyệt đối Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động để từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Công thức: ∆Y = Y1 - Y0 (2.1) * Ghi chú: Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau. ∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. + So sánh số tương đối Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Công thức: ∆ Y = [(Y1 - Y0 )/ Y0] (2.2) * Ghi chú: Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau. ∆ Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế. - Mục tiêu 2: Căn cứ vào chứng từ ở bộ phận kế toán để tập hợp doanh thu, chi phí và kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh của tháng 06/2013. - Mục tiêu 3: Áp dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013. Trang 23 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Giới thiệu về công ty - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ - Tên viết tắt bằng tiếng Việt: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ. - Tên bằng tiếng Anh: CODO AGRICULTURE COMPANY LIMITED. - Tên viết tắt bằng tiếng Anh: COAGRICO., LTD. - Trụ sở chính: Xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. - Điện thoại: 07103.865503. Fax: 07103.865503. - Email: coagrico@gmail.com Website: www.coagrico.com.vn Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ là một doanh nghiệp Nhà nước, có diện tích khoảng 5600 ha đất nông nghiệp, nằm trong địa phận xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Sản lượng lúa hàng năm khoảng 60.000 tấn lúa thơm và lúa chất lượng cao. Công ty có hệ thống 3 cụm nhà máy xay xát, chế biến, lau bóng và tách màu gạo được trang bị hệ thống máy hiện đại với công suất chế biến 750 tấn gạo/ngày và hệ thống kho tàng có sức chứa trên 45.000 tấn. Đặc biệt, công ty đã đầu tư 63 lò sấy tĩnh vĩ ngang cải tiến công suất 12-15 tấn/mẻ có khả năng sấy khô và bảo quản 750-800 tấn lúa/ngày. Sản phẩm gạo thơm chất lượng cao được kiểm soát và giám sát chặt chẽ từ khâu lúa giống cho đến quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quản sau thu hoạch tồn trữ và xay xát, chế biến thành gạo thành phẩm theo quy trình kỹ thuật tiên tiến nên chất lượng luôn ổn định và đã xuất khẩu sang nhiều nước như Philippins, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Singapore, Australia và một số nước Trung Đông. Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh và vận hành theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 với phương châm "Khách hàng là bạn đồng hành và trả lương cho chúng tôi". Công ty đang hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ ứng dụng công nghệ điện di protein để chọn lọc các giống lúa thơm thuần chủng như: Jasmine85, VD20 và các giống lúa chất lượng cao. Từ đó, nhân rộng ra đồng ruộng với hệ thống nhân giống cấp 3. Hằng năm, có khả năng cung cấp 500-700 tấn lúa giống nguyên chủng và 2.500 - 3.000 tấn lúa giống xác nhận ra thị trường. Trang 24 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Tiền thân là đồn điền Thới Hòa xưa trong những năm tháng đất nước bị thực dân Pháp xâm lược. Sau giải phóng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận. Trải qua nhiều thời kỳ, qua nhiều đơn vị chủ quản từ Trung ương đến địa phương, công ty luôn thể hiện vai trò là doanh nghiệp có thế mạnh trong loại hình doanh nghiệp sản xuất trên lĩnh vực nông nghiệp. Qua hơn 35 năm hình thành và phát triển, công ty đã từng bước đi lên đáp ứng được với nền kinh tế thị trường trong và ngoài nước. - Giai đoạn 1977 – 1987: + Tháng 04/1976: Thành lập Ban kiến thiết Nông trường Cờ Đỏ theo quyết định số 216/QĐ-BNNPTNT. + Ngày 25/07/1976: Chuyển Ban kiến thiết Nông trường Cờ Đỏ thành Nông trường Quốc doanh Cờ Đỏ theo quyết định 255/1976/QĐ-BNNPTNT. - Giai đoạn 1987 – 1992: + Năm 1987 – 1991: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định chuyển giao Nông trường Quốc doanh Cờ Đỏ cho tỉnh Hậu Giang (cũ) quản lý. Sau đó tỉnh Hậu Giang tách thành hai tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng. + Ngày 31/10/1992: Tỉnh Cần Thơ ra quyết định số 1108/QĐ-UBT92 thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Nông trường Cờ Đỏ với chức năng và nhiệm vụ là sản xuất kinh doanh. - Giai đoạn 1992 – 2010: + Năm 2006: Được Nhà Nước tặng Huân chương lao động hạng 3. + Ngày 03/07/2007: Theo quyết định số 1560/QĐ-UBND Nông trường Cờ Đỏ chuyển đổi thành Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ. Thực hiện quyết định số 88/TTg ngày 20/04/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới nông trường quốc doanh trực thuộc Ủy ban nhân dân TPCT. + Ngày 30/06/2010: Theo quyết định số 1739/QĐ-UBND, chuyển công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ thành công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ. Thực hiện theo Nghị quyết số 28 NQ/TW của Bộ chính trị ngày 16/06/2003, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 170/2004/NĐPC ngày 22/09/2004, về việc sắp xếp và đổi mới nông lâm trường quốc doanh trên toàn quốc. + Ngày 08/09/2010: Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ được Sở Kế hoạch và Đầu tư TPCT cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với mã số thuế là 1800155004. Công ty do Nhà nước làm chủ sở hữu 100% vốn và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trang 25 3.2 CHỨC NĂNG CỦA CÔNG TY Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất nông nghiệp và chế biến lương thực. Ngành nghề kinh doanh: Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực, kinh doanh lương thực, thực phẩm, vật tư nông nghiệp, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu gạo. Công ty với nhiều chức năng ngành nghề, tuy nhiên hiện nay hoạt động chính là bán gạo trong nước và xuất khẩu gạo ra nước ngoài, đây là nguồn doanh thu chính của công ty trong những năm qua. 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.3.1 Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được thể hiện như sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phó giám đốc kinh doanh Phòng Kinh doanh Dịch vụ Sản xuất Bộ phận Sản xuất lúa giống Bộ phận chăn nuôi Phòng Xây dựng Địa chính Các đội sản xuất Bộ phận Sân phơi – Lò sấy Phòng Kế toán – Tài chính Phòng Tổ chức hành chính Các cửa hàng Vật tư nông nghiệp Nhà máy Cờ Đỏ Phòng Kinh doanh Chế biến lương thực Nhà máy Thới Lai Nhà máy Tân Thành Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Trang 26 Cửa hàng giới thiệu sản phẩm 3.3.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận 3.3.2.1 Ban Quản lý – Điều hành a) Giám đốc Giám đốc là người đứng đầu doanh nghiệp, đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty. Trách nhiệm của giám đốc - Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân TPCT. - Xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty hàng tháng, quý, 6 tháng và năm. Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện và đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình kế hoạch đó. - Quyết định sắp xếp về tổ chức, điều động bố trí cán bộ theo phân cấp quản lý, thực hiện bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh, đề nghị lên cấp trên đúng quy định của pháp luật. Đào tạo bồi dưỡng về văn hóa, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu công tác. - Trực tiếp duyệt kế hoạch sử dụng kinh phí, tài sản vật tư, xây dựng cơ bản và nâng cấp sửa chữa, quyết định nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động thuộc quyền theo quyết định của pháp luật. - Trong năm, kế hoạch kinh doanh định kỳ quý, 6 tháng và tổng kết năm. Giám đốc có trách nhiệm thông báo cho người đại diện lao động hoặc người lao động biết kết quả kinh doanh và kế hoạch kinh doanh sắp tới. - Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Nhà nước. - Ký các hợp đồng kinh tế và công văn, giấy tờ thuộc quyền Giám đốc. b) Phó Giám đốc - Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách khâu dịch vụ vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác sản xuất lúa. - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh giúp giám đốc quản lý đầu ra của sản phẩm, phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty. Trách nhiệm của Phó Giám đốc - Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn công tác theo sự phân công của Giám đốc. - Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động được phân công phụ trách, kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Trang 27 - Trong phạm vi quyền hạn cho phép, Phó giám đốc chủ động xử lý công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc. - Phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc được ủy quyền. 3.3.2.2 Các phòng ban a) Phòng Xây dựng - Địa chính - Tham gia giám sát các công trình xây dựng cơ bản mới, bảo dưỡng công trình xây dựng cơ bản. - Lập các dự toán, tổ chức thi công các công trình nhỏ. Xây dựng các kế hoạch sửa chữa, quản lý thực hiện các dự án theo quy hoạch phát triển. - Quản lý hồ sơ đất sản xuất nông nghiệp trong toàn công ty. Thụ lý hồ sơ đất và trả lời những vướng mắc về đất đai cho Hợp đồng viên, tham mưu cho Ban Giám đốc giải quyết các tranh chấp đất của hộ nhận khoán (nếu có). b) Phòng Kế toán - Tài chính - Đại diện công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính ngân hàng. Tổng hợp và phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập kế hoạch tài chính của đơn vị nhằm đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh, đảm bảo và phát huy chế độ tự chủ tái chính của doanh nghiệp. - Tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán kế toán theo pháp luật nhà nước qui định, xây dựng phương án sử dụng nguồn vốn, quản lý nguồn vốn, phương án phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản cố định, vật tư, tiền vốn, các khoản thu chi, thanh toán. Các nghiệp vụ nộp thuế cho nhà nước và các hoạt động tài chính khác,… không để thất thoát tài sản của công ty. - Tham mưu cho giám đốc hoạch định chính sách, vận hành nền tài chính của công ty trong từng thời kỳ phát triển, lập báo cáo tài chính hàng kỳ theo qui định của Bộ Tài chính. c) Phòng Tổ chức - Hành chính - Tiếp nhận và quản lý toàn bộ thông tin, tài liệu công văn đi và đến để trình Giám đốc xử lý và điều hành công tác theo lệnh của cấp trên. - Sắp xếp, cải tiến tổ chức bộ máy, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của nhà nước, quản lý hồ sơ tổ chức cán bộ. - Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện công tác của cơ quan, thực hiện điều động phương tiện theo lệnh của Giám đốc. Ngoài ra, còn phải quản Trang 28 lý và phát triển cây xanh, cây kiểng, vệ sinh, điện, nước ở công ty. Thực hiện công tác quản trị, các chế độ chính sách, bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy trong khu vực. - Lưu trữ hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, quản lý công cụ dụng cụ văn phòng. - Quản lý nhân sự trong công ty, tuyển dụng, đào tạo nhân sự, nghiên cứu về chế độ chính sách lao động, lao động tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm hình thành và phát triển cho đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, đủ năng lực làm việc hiệu quả. d) Phòng Kinh doanh - Thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng với bạn hàng, đánh giá thông tin về giá cả thị trường, thu mua nguồn nguyên liệu đạt chất lượng, phục vụ nhu cầu chế biến kinh doanh xuất khẩu. - Thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu, tìm đầu ra cho sản phẩm, lập các hợp đồng ngoại thương, nội thương, theo dõi thực hiện hợp đồng, thanh lý các hợp đồng và thanh toán quốc tế. - Kịp thời đề xuất các biện pháp, chiến lược kinh doanh, giải quyết khi có biến động thị trường tiêu thụ hàng hóa. - Phòng kinh doanh - chế biến lương thực: Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động bán hàng, chủ yếu là các mặt hàng chế biến, lập kế hoạch kinh doanh, liên hệ với khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,… Gồm các bộ phận: + Bộ phận văn phòng nghiệp vụ: Lái xe, bảo vệ,… + Bộ phận sản xuất, chế biến: Quản đốc, kiểm phẩm, thủ kho,… + Bộ phận các nhà máy: Gồm 3 cụm nhà máy thuộc huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và quận Cái Răng. + Bộ phận nghiệp vụ xuất khẩu, xúc tiến thương mại: Gồm 2 văn phòng đại diện thuộc Quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) và Quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) với nhiệm vụ là bán hàng, giới thiệu sản phẩm, lập chứng từ bán hàng, xuất kho, giao nhận hàng, xuất khẩu hàng,… - Phòng kinh doanh - dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, bán hàng, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, liên hệ với khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,… Gồm các bộ phận trực thuộc sau: Trang 29 + Trại giống nông nghiệp: Sản xuất lúa giống nguyên chủng. + Trại chăn nuôi thủy sản. + Đội sản xuất – dịch vụ nông nghiệp: Các đội, câu lạc bộ sản xuất lúa; 4 điểm kho lúa, sân phơi, lò xấy; 3 cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp. + Bộ phận ứng dụng khoa học công nghệ: Phòng thí nghiệm, nhà lưới, trại giống.Quản lý chất lượng cây, con giống và sản phẩm. 3.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY 3.4.1 Cơ cấu tổ chức Hình thức tổ chức bộ máy kế toán: Chọn theo hình thức kế toán tập trung. Theo hình thức này, tất cả các công việc kế toán như: Phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp và chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo,… đều được thực hiện ở phòng kế toán tài chính. Cơ cấu bộ máy kế toán thống kê tại phòng kế toán - tài chính: - Kế toán trưởng. - Kế toán tổng hợp. - Kế toán khai báo, hoàn thuế và theo dõi các khoản nộp ngân sách. - Kế toán nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm. - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán vốn bằng tiền, kế toán tiền lương. - Kế toán xây dựng cơ bản, tài sản cố định. - Kế toán công nợ phải thu, phải trả. - Kế toán hoạt động tài chính, hoạt động khác. Theo cơ cấu nhiệm vụ của công ty, bộ máy kế toán tổ chức hạch toán theo từng ngành sản xuất: - Ngành sản xuất – dịch vụ + Bộ phận kế toán theo dõi cơ cấu đàn gia súc, chi phí chăn nuôi và giá thành sản phẩm chăn nuôi. + Bộ phận kho: Theo dõi nhập, xuất, tồn kho lúa thành phẩm và lúa giống các loại. + Bộ phận kế toán đầu tư, vật tư, tiền vay, theo dõi dịch vụ làm đất, sấy lúa sản phẩm nhập kho, theo dõi công nợ và thanh toán hợp đồng giao khoán sản xuất. Trang 30 + Bộ phận kế toán theo dõi chi phí lúa thí nghiệm, lúa giống, lúa lương thực công ty tự tổ chức sản xuất. - Ngành chế biến - kinh doanh + Bộ phận kế toán theo dõi nguyên liệu, hàng hóa, thành phẩm, công cụ. + Bộ phận kế toán theo dõi hợp đồng mua bán hàng hóa thành phẩm, chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí phân xưởng, tiền vốn hoạt động và TSCĐ tại đơn vị. + Thủ quỹ các nhà máy: Theo dõi, quản lý tiền mặt tại các nhà máy. + Thủ kho các nhà máy: Theo dõi, bảo quản nhập xuất tồn gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm, tấm, cám các loại, lúa thành phẩm chuyển kho nội bộ. 3.4.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận kế toán 3.4.2.1 Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng - Tổ chức điều hành công tác kế toán trong công ty theo quy định của pháp luật về kế toán. - Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt nghiệp vụ chuyên môn của cơ quan tài chính, thống kê cấp trên. Hỗ trợ cho giám đốc trong giám sát tài chính của công ty. - Kế toán trưởng là người hỗ trợ các trưởng phòng chức năng, đội trưởng đội sản xuất chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, và hạch toán kinh tế theo cơ chế quản lý mới. - Lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê. - Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán. - Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật. 3.4.2.2 Phó phòng kế toán tài chính - Phó phòng sẽ phụ giúp giải quyết các công việc cần thiết khi kế toán trưởng đi vắng và giải quyết các công việc được kế toán trưởng phân công. - Định kỳ 6 tháng hoặc cuối năm tài chính, lập phương án tổ chức kiểm kê tiền mặt, vật tư, hàng hóa, thành phẩm, công cụ, tài sản, đàn gia súc. Có trách nhiệm lên biểu tổng hợp, đối chiếu số liệu thực tế kiểm kê với sổ kế toán, kiến nghị lãnh đạo biện pháp xử lý số chênh lệch (nếu có). - Đảm nhiệm công tác thống kê trong công ty, có trách nhiệm đôn đốc công tác thống kê các đơn vị trực thuộc, tổng hợp và lập báo cáo cho cơ quan thống kê cấp trên đúng kỳ hạn. Trang 31 - Tham mưu cho lãnh đạo giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế, các vụ tranh chấp công nợ khi phải tham gia tố tụng. - Thiết lập hợp đồng XDCB, kiểm tra định mức kinh tế kỹ thuật các công trình, kiểm tra hồ sơ XDCB, tham gia nghiệm thu các công trình XDCB hoàn thành.Thẩm định chi trả bồi hoàn cho hộ giao trả đất khoán. - Theo dõi nhập, xuất vật tư nông nghiệp và đối chiếu hàng tháng với thủ kho vật tư nông nghiệp, theo dõi công nợ bán hàng, công nợ ứng trước cho khách hàng. - Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu. 3.4.2.3 Kế toán tổng hợp - Tập hợp chứng từ kế toán từ phòng kế toán và từ các đơn vị phụ thuộc gửi về, có trách nhiệm kiểm tra lại tính pháp lý của các chứng từ kế toán. Phân loại và lên chứng từ ghi sổ, ghi chép sổ cái, bảng cân đối kế toán và các báo cáo thuộc phần hành mình phụ trách. - Nắm vững định hướng hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty để hạch toán chuẩn xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có trách nhiệm đối chiếu số liệu với từng kế toán phần hành nhằm điều chỉnh cho đúng quy định. - Lập các báo biểu về báo cáo tài chính theo định kỳ quyết toán. - Giúp kế toán trưởng làm các báo cáo phân tích hoạt động kinh doanh. - Bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu, số liệu kế toán, thông tin kinh tế và cung cấp số liệu cho các bộ phận liên quan khi được sự đồng ý của lãnh đạo. - Mở sổ theo dõi các khoản chi phí trích trước, chi phí chờ phân bổ. 3.4.2.4 Kế toán tổng hợp ngành sản xuất - dịch vụ - Theo dõi nhập xuất tồn kho lúa sản phẩm của công ty, thu mua lúa lương thực và lúa giống, thành phẩm gạo xay xát. - Hướng dẫn, kiểm tra các thủ kho thực hiện các chứng từ ghi chép ban đầu. Mở sổ theo dõi nhập xuất từng loại lúa sản phẩm, hàng hóa theo từng kho. Sau một chu kỳ sản xuất phải có biên bản đối chiếu xác nhận số lượng với từng thủ kho. - Mở sổ theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất lúa, chi phí gia công xay xát và chi phí quản lý của ngành sản xuất dịch vụ. Tính giá thành lúa, gạo xay xát. Kiểm tra, so sánh định mức chi phí thực tế với định mức khoán của ngành và có ý kiến phản hồi với lãnh đạo nếu phát hiện vượt định mức. Trang 32 - Mở sổ theo dõi công nợ bán hàng. Phải có biên bản đối chiếu xác nhận công nợ khi kết thúc năm tài chính. Đôn đốc thu hồi nợ và báo cáo các khoản nợ thu chậm để có biện pháp xử lý. - Mở sổ theo dõi và lập báo cáo về doanh số tiêu thụ. - Tham gia kiểm kê định kỳ, kiểm tra nhập xuất các loại thành phẩm, hàng hóa và đề xuất biện pháp xử lý hàng kém phẩm chất, xử lý số chênh lệch nếu có. 3.4.2.5 Kế toán tổng hợp ngành chế biến – kinh doanh - Theo dõi giá thành, tiêu thụ sản phẩm, nhập xuất kho thành phẩm, hàng hóa, nguyên liệu, công nợ, chi phí quản lý của ngành, theo dõi tiền lương, các quỹ của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu. - Kiểm tra chứng từ ghi chép ban đầu của ngành, chừng từ thanh toán phải phù hợp với nội dung thanh toán, đủ tính pháp lý. - Hướng dẫn mở sổ ghi chép, phản ảnh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, từng nhà máy theo yếu tố chi phí, khoản mục giá thành theo sản phẩm và công việc. Đồng thời, kiểm tra, so sánh định mức chi phí thực tế với định mức khoán của ngành và có ý kiến phản hồi với lãnh đạo nếu phát hiện vượt định mức. - Mở sổ theo dõi nhập xuất tồn các loại vật tư, hàng hóa, thành phẩm của ngành theo từng nhà máy, chi phí sản xuất, chi phí quản lý, tính giá thành sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm và lập báo cáo kết quả tiêu thụ của ngành. - Mở sổ theo dõi công nợ phải thu, phải trả đối với quan hệ mua bán của ngành chế biến. Phân tích công nợ và phát hiện công nợ khó đòi, có biện pháp đôn đốc thu nợ. - Hàng tháng, theo dõi tình hình sử dụng vốn trong ngành và lập bảng kê báo cáo chi phí thu mua. - Tham gia kiểm kê định kỳ kiểm tra về tài sản, hàng hóa, thành phẩm của ngành chế biến. Xác định số chênh lệch của thực tế và kiểm kê, đề xuất hướng xử lý thích hợp. 3.4.2.6 Kế toán theo dõi nợ phải thu, nợ phải trả - Mở sổ theo dõi công nợ của 4 đội sản xuất, công nợ hợp đồng sản xuất đất công, công nợ hợp đồng máy làm đất, hợp đồng lò sấy, và đối tượng khác. Cuối vụ, đối chiếu công nợ với kế toán 4 đội sản xuất, tổng hợp và phân tích công nợ theo: Trang 33 + Tuổi nợ. + Theo khoản mục: Nợ khoán (từng hạng mục), nợ đầu tư trong vụ. + Nợ đủ đảm bảo (nợ thấp hơn tiền đầu tư trên đất), nợ không đảm bảo hoặc nợ khó có khả năng thu hồi. Kế toán tổng hợp thanh toán của HĐV sản xuất lúa và theo dõi công nợ của Hợp đồng viên. Tập hợp các khoản thu trong vụ sản xuất lúa như giao nộp sản phẩm, các khoản thu khoán, các khoản đối lưu vật tư, tiền vay, thu lãi, thu hồi nợ cũ, thu làm đất vụ sau, thu sấy lúa,… - Mở sổ theo dõi công nợ phải trả theo từng đối tượng nợ. 3.4.2.7 Kế toán giá thành chăn nuôi - Mở sổ tổng hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất theo yếu tố chi phí, khoản mục. So sánh các định mức chi phí thực tế với định mức khoản (báo cáo nguyên nhân). - Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm hoàn thành theo từng giai đoạn sản xuất. - Theo dõi tăng giảm đàn gia súc và phân bổ giá trị đàn gia súc gốc vào từng chu kỳ chăn nuôi, theo dõi doanh số tiêu thụ sản phẩm và công nợ. - Theo dõi đầu heo con từ khi sinh đến khi chuyển giao nuôi thịt, và xác định đầu con từ lúc nuôi thịt đến khi chuyển đàn hoặc xuất bán. 3.4.2.8 Kế toán vốn bằng tiền và tiền lương - Thanh toán tiền mặt các khoản chi phí phục vụ sản xuất, chi phí quản lý, thu mua nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, thanh toán nợ, đầu tư sản xuất và các khoản cho vay theo hợp đồng, chi phí đầu tư XDCB. - Thu tiền bán sản phẩm, vật tư, hàng hóa, thu hồi công nợ, thu tiền vay từ ngân hàng về nhập quỹ. - Khi thanh toán kế toán có trách nhiệm xem lại tính pháp lý của hồ sơ cần thanh toán, đúng theo những qui định về quản lý tài chính. Thanh toán đúng chế độ hiện hành và đảm bảo độ chính xác. - Cuối ngày, đối chiếu với thủ quỹ tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ kế toán. Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý thích hợp. Đồng thời, báo cáo nhu cầu tiền mặt cần sử dụng cho ngày tiếp theo hoặc báo chi nộp ngân hàng nếu mức tồn quỹ lớn vượt trên mức nhu cầu sử dụng. - Mở sổ theo dõi công nợ tạm ứng nội bộ, thường xuyên phân tích nợ tạm ứng, tránh để bị chiếm dụng tiền vốn. Trang 34 - Hàng tháng, thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên của công ty và lương công nhật các đơn vị (ngoài các đơn vị nhà máy). - Đối chiếu và quyết toán với bộ phận BHXH của Huyện về các khoản trích nộp BHXH, BHYT, BHTN. 3.4.2.9 Kế toán thuế - Mở sổ kê khai thuế GTGT đầu vào, đầu ra. Hàng tháng lập báo cáo kê khai thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế theo đúng thời gian quy định. - Kịp thời lập hồ sơ xin hoàn thuế khi đủ điều kiện, báo cáo số thuế GTGT phải nộp hàng tháng vào ngân sách cho cơ quan thuế. - Mở sổ theo dõi thuế thu nhập cá nhân của cán bộ công nhân viên của công ty, trích thuế thu nhập cá nhân của đối tượng công ty chi trả tiền công. - Mở sổ theo dõi các khoản thuế phải nộp và đã nộp trong năm tài chính. - Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế GTGT với cơ quan thuế. 3.4.2.10 Kế toán chi phí quản ký doanh nghiệp, hoạt động tài chính và hoạt động khác - Mở sổ tập hợp chi phí quản lý của công ty, đánh giá và phân tích chi phí phát sinh so với kế hoạch và mức thực hiện năm trước, nhằm điều chỉnh các hạng mục chi phí phù hợp với tình hình sản xuất của công ty để tránh lãng phí, phân bổ chi phí quản lý đúng quy định hiện hành. - Mở sổ theo dõi doanh thu, chi phí của hoạt động tài chính và hoạt động khác phát sinh. 3.4.2.11 Kế toán ngân hàng, kế toán theo dõi tài sản cố định, xây dựng cơ bản - Thiết lập các chứng từ vay vốn và thanh toán qua ngân hàng. Theo dõi tình hình sử dụng vốn của từng ngành, phân bổ lãi vay theo từng ngành. Theo dõi lịch trả nợ vay, tránh để nợ quá hạn. - Hàng tháng, đối chiếu với ngân hàng số dư tiền gửi, tiền vay và bàn giao chứng từ giao dịch ngân hàng cho kế toán tổng hợp. - Mở sổ theo dõi TSCĐ tại công ty theo từng đối tượng sử dụng, trích khấu hao hàng năm. - Theo dõi xây dựng cơ bản dở dang và hoàn thành theo từng công trình. Trang 35 3.4.2.12 Thủ quỹ thu chi tiền mặt - Thủ quỹ có trách nhiệm thu, chi và bảo quản tiền mặt tại quỹ tiền mặt. - Hàng ngày, thủ quỹ thực hiện thu chi trên cơ sở các phiếu thu, phiếu chi có đủ chữ ký theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Cuối ngày, thủ quỹ báo số tồn quỹ và giao chứng từ đã thực hiện cho kế toán tổng hợp. - Hàng ngày, thủ quỹ phải thường xuyên kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế, cuối ngày đối chiếu với sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra, xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. 3.4.3 Chính sách và hình thức kế toán áp dụng tại công ty 3.4.3.1 Hệ thống tài khoản sử dụng Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính. 3.4.3.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty. - Niên độ kế toán: Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N. - Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ. - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành và tuân thủ các Chuẩn mực kế toán Việt Nam. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ. - Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hàng thành sản phẩm. - Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng. - Cơ sở lập Báo cáo Tài chính: Theo nguyên tắc giá gốc. - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được ghi nhận căn cứ trên hóa đơn giá trị gia tăng đã lập khi hàng hóa, dịch vụ đã được cung cấp. Trang 36 3.4.3.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ Khi có nghiệp vụ phát sinh Kế toán chi tiết Kế toán tổng hợp Phiếu thu, Phiếu chi hoặc các chứng từ khác liên quan. Phiếu thu, Phiếu chi hoặc các chứng từ khác liên quan. Kế toán trưởng Sổ Cái và báo cáo tổng hợp A Xem xét tính xác thực và hợp lý Phiếu thu, Phiếu chi hoặc các chứng từ khác liên quan. Tập tin Xem xét và lập Chứng từ ghi sổ Kiểm tra, đối chiếu và lập Báo cáo tài chính Chứng từ ghi sổ Phiếu thu, Phiếu chi hoặc các chứng từ khác liên quan. Nhập dữ liệu vào máy tính. Hồ sơ quyết toán Nhập dữ liệu vào máy tính. Tập tin Cuối kỳ in sổ và báo cáo chi tiết từng tài khoản Cuối kỳ in sổ Cái và các báo cáo tài chính Sổ Chi tiết và báo cáo chi tiết Sổ Cái và báo cáo tổng hợp Trình giám đốc ký duyệt Hồ sơ quyết toán A Hình 3.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán chi tiết xem xét tính xác thực và hợp lý của chứng từ được lập trực tiếp tại phòng hoặc các chứng từ được gởi về từ các bộ phận có liên quan để làm căn cứ nhập vào máy tính. Ngoài ra, kế toán tổng hợp căn cứ vào các chứng từ do kế toán chi tiết chuyển đến lập chứng từ ghi sổ và nhập vào máy tính. Cuối kỳ, kế toán chi tiết sẽ in các sổ chi tiết và các báo cáo chi tiết có liên quan trình kế toán trưởng. Đồng thời, kế toán tổng hợp cũng in Sổ Cái và các báo cáo tổng hợp trình kế toán trưởng. Sau đó, kế toán trưởng sẽ xem xét, kiểm tra, đối chiếu, lập báo cáo tài chính và các báo cáo quản trị để tổng hợp thành một tập hồ sơ quyết toán trình giám đốc ký rồi lưu tại phòng. Trang 37 3.4.3.4 Hình thức kế toán tại đơn vị TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN CHỨNG TỪ GHI SỔ Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Sổ quỹ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH  Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán tại công ty Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm: - Ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái. Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Trang 38 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ. - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. - Sổ Cái. - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết. 3.5 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Bảng 3.1 Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2010, 2011 và 2012 của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2010 1. Doanh thu thuần 2. Giá vốn hàng bán 3. Lợi nhuận gộp 4. Doanh thu HĐTC 5. Chi phí HĐTC 6. Chi phí bán hàng 7. Chi phí QLDN 8. Lợi nhuận từ HĐKD 9. Thu nhập khác 10. Chi phí khác 11. Lợi nhuận khác 12. Lợi nhuận trước thuế 13. Thuế TNDN 14. Lợi nhuận sau thuế Năm 2011 2012 386.823 635.679 599.049 350.839 599.945 564.915 35.984 35.734 34.134 5.591 9.754 6.398 6.229 12.240 12.409 4.031 8.625 10.425 6.649 6.182 6.252 24.667 18.441 11.446 1.110 2.283 1.442 627 344 567 483 1.939 875 25.149 20.381 12.321 6.287 5.095 3.080 18.862 15.286 9.241 CHÊNH LỆCH 2010/2011 2012/2011 Số tiền 248.856 249.106 (250) 4.163 6.011 4.594 (467) (6.226) 1.173 (283) 1.456 (4.768) (1.192) (3.576) % 64,3 71,0 (0,7) 74,5 96,5 114,0 (7,0) (25,2) 105,7 (45,1) 301,4 (19,0) (19,0) (19,0) Số tiền (36.630) (35.030) (1.600) (3.356) 169 1.800 70 (6.995) (841) 223 (1.064) (8.060) (2.015) (6.045) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2010, 2011, 2012. Qua bảng 3.1 ta thấy tình hình lợi nhuận của công ty đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế giảm từ 18.862 triệu đồng năm 2010 xuống còn 9.241 triệu đồng năm 2012. Nhìn chung qua 3 năm thì năm 2011 có mức doanh thu cao nhất, đạt 635.679 triệu đồng (tăng 64,3%). Tuy nhiên, chi phí bán hàng (tăng 114%), giá vốn tăng (71%) và chi phí hoạt động tài chính (tăng 96,5%) dẫn đến tình hình lợi nhuận năm 2011 của công ty không hiệu quả bằng năm 2010. Nguyên nhân do chi phí đầu vào như: vật tư, nhân công,… tăng mạnh dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn cùng kỳ 2010. Thêm vào đó, các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện, nước,… liên tục tăng kéo theo chi phí vận Trang 39 % (5,8) (5,8) (4,5) (34,4) 1,4 20,9 1,1 (37,9) (36,8) 64,8 (54,9) (39,5) (39,5) (39,5) chuyển hàng bán, chi phí ủy thác,… tăng mạnh. Không chỉ thế, do doanh thu trong năm 2011 tăng mạnh thì yêu cầu doanh nghiệp phải có lượng sản phẩm cao hơn năm 2010, để làm được điều đó, công ty đã phải huy động nguồn tài chính từ đi vay để dự trữ lúa, gạo, vật tư,… và phải trả chi phí lãi vay khá cao. Tiếp theo đó, doanh thu trong năm 2012 vẫn không biến động so với 2011, nhưng do chi phí bán hàng liên tục tăng dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm 39,5% so với cùng kỳ 2011. 300,000 250,000 200,000 Tổng doanh thu 150,000 Tổng chi phí Lợi nhuận 22 0 50,000 7,7 13 8,1 69 11 ,13 7 100,000 0 2010 2011 2012 2013 Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2010, 2011, 2012 và 2013 Qua biểu đồ trên, ta thấy tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận có xu hướng giảm dần từ năm 2012. Đặc biệt, tổng doanh thu năm 2013 có tỷ trọng tăng hơn so với năm 2010 nhưng tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 không hiệu quả chỉ còn 220 triệu đồng, giảm mạnh so với cùng kỳ 3 năm gần đây. Nguyên nhân chủ yếu do khó tìm đầu ra cho sản phẩm, giá bán thường thấp hơn giá thành và các chi phí bán hàng tăng cao. 3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.6.1 Thuận lợi - Công ty được sự quan tâm, giúp đỡ tích cực của Uỷ ban nhân dân TPCT, Sở Nông nghiệp và Chính quyền địa phương nên công ty gặt hái nhiều thành tích cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, công ty có sự đoàn kết và nhất trí giữa Ban Giám đốc với tập thể cán bộ công nhân viên. - Công ty hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu gạo nên có nhiều kinh nghiệm trong mua bán trong nước cũng như quốc tế, tạo được uy tín trên thị trường. Mặt khác, năm 2007 là năm mà kinh tế Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO - World Trade Organization) nên khả năng cạnh tranh hàng hóa Việt Nam ngày càng được cải thiện. Trang 40 - Công ty có cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật sẵn có như: lò sấy, sân phơi, kho dự trữ lúa nên hiệu quả dịch vụ sau thu hoạch đạt khá cao. Nguồn nguyên liệu lúa hàng hóa của công ty rất nhiều với diện tích lúa hai vụ hàng năm lên tới gần 11.000 ha. 3.6.2 Khó khăn - Công tác đầu tư vật tư đầu vào chưa kịp với diễn biến giá cả cũng như chủng loại vật tư của thị trường. Hệ thống phân phối gạo nội địa chưa được mở rộng, chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh về chất lượng lúa gạo của công ty. - Công ty còn gặp nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất dù có nhưng đã cũ, đặc biệt là kho dự trữ lúa gạo. Sự tăng giá của các vật liệu, bao bì, nhiên liệu làm cho chi phí của công ty tăng nhanh. - Công tác khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật canh tác còn chung chung, công tác dự báo sâu bệnh chưa kịp thời nên dịch bệnh sâu hại trên diện rộng, làm giảm năng suất lúa. - Trụ sở chính của công ty nằm ở vùng sâu của huyện Cờ Đỏ, cách xa trung tâm thành phố nên khó thu hút được nguồn trí thức giỏi đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty. 3.6.3 Phương hướng phát triển - Tiếp tục đàm phán, hợp tác liên kết với khách hàng nhằm đẩy mạnh tiêu thụ lượng lúa gạo thơm trong nước cũng như xuất khẩu các loại gạo cao cấp như gạo 5% tấm,… để nâng cao giá trị của hạt gạo xuất khẩu với phương châm “ổn định lâu dài, đôi bên cùng có lợi”. - Công tác khuyến nông cây lúa phải theo hướng đi vào chiều sâu, hình thức thông tin phải phù hợp điều kiện thực tế, hướng dẫn cụ thể các tiến bộ kỹ thuật cho người dân để giảm giá thành sản xuất. Mặt khác, công tác dự phòng sâu bệnh hại lúa phải chính xác kịp thời nhằm hạn chế thấp nhấp việc giảm năng suất do sâu bệnh gây cho cây lúa. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng hiệu quả số vòng quay vốn ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. - Sắp xếp, điều chỉnh lại lao động các bộ phận tinh gọn. Tăng cường sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ công nhân viên, phát huy tinh thần dân chủ, sức sáng tạo, trí tuệ của người lao động, tạo nên sức mạnh thống nhất từ Ban Giám đốc công ty đến người lao động cùng nhau đưa doanh nghiệp phát triển đi lên. Trang 41 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.1.1 Kế toán các khoản doanh thu và thu nhập 4.1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ a) Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT, phiếu thu, biên bản bán hàng, hợp đồng bán hàng, chứng từ ghi sổ và các chứng từ khác liên quan. b) Công tác hạch toán Khi có doanh thu phát sinh, kế toán chi tiết hạch toán theo từng tài khoản chi tiết cấp 2. Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ gốc từ các bộ phận gởi về, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ và hạch toán nghiệp vụ phát sinh như sau: Nợ TK 111A: Tiền mặt tại quỹ trụ sở công ty Nợ TK 111D: Tiền mặt tại nhà máy Thới Lai Nợ TK 111E: Tiền mặt tại nhà máy Tân Thành Nợ TK 111F: Tiền mặt tại nhà máy Cờ Đỏ Nợ TK 1121: Tiền gửi ngân hàng Nợ TK 1122: Tiền gửi ngoại tệ Nợ TK 131A: Phải thu của khách hàng ngành chế biến Nợ TK 131B: Phải thu khách hàng ngành sản xuất lúa Nợ TK 131C: Phải thu khách hàng ngành VTNN … Có TK 511A: Doanh thu lúa Có TK 511B: Doanh thu gạo Có TK 511C: Doanh thu bán hàng VTNN Có TK 511D: Doanh thu xay xát Có TK 511E: Doanh thu chăn nuôi Có TK 511F: Doanh thu gia công Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Trang 42 Đổng thời, kế toán tổng hợp và kết chuyển doanh thu phát sinh để xác định kết quả kinh doanh và hạch toán như sau: Nợ TK 511A: Doanh thu lúa Nợ TK 511B: Doanh thu gạo Nợ TK 511C: Doanh thu bán hàng VTNN Nợ TK 511D: Doanh thu xay xát Nợ TK 511E: Doanh thu chăn nuôi Nợ TK 511F: Doanh thu gia công Có TK 911A: Xác định kết quả kinh doanh gạo Có TK 911B: Xác định kết quả kinh doanh lúa Có TK 911D: Xác định kết quả kinh doanh bán hàng VTNN Có TK 911F: Xác định kết quả kinh doanh chăn nuôi Có TK 911G: Xác định kết quả kinh doanh gia công Có TK 911H: Xác định kết quả kinh doanh xay xát c) Nghiệp vụ minh họa Khi có doanh thu phát sinh, mỗi bộ phận quản lý doanh thu (mỗi ngành quản lý riêng) sẽ phát hành hóa đơn làm 3 liên. Liên 1 lưu tại bộ phận lập hóa đơn, liên 2 giao cho khách hàng và liên 3 gửi về phòng Kế toán - Tài chính. Ngày 04/06/2013, Xuất bán 339.500 kg gạo 25% tấm cho Nhà máy chế biến gạo Xuất Khẩu Ô Môn, giá bán 6.520 đồng/kg, thuế VAT 5%. Kế toán chi tiết căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0002039 (Trang 45) ghi sổ chi tiết TK511B (xem trang 47) và hạch toán doanh thu gạo như sau: Nợ TK 131A: 2.324.217.000 Có TK 511B: 2.213.540.000 Có TK 3331: 110.677.000 Cuối tháng, kế toán tổng hợp tập hợp các hóa đơn GTGT nội dung như nhau để lập chứng từ ghi sổ số 0009 (trang 46) làm căn cứ ghi sổ Cái (trang 48) và hạch toán doanh thu gạo như sau: Nợ TK 131A: 18.541.200.842 Có TK 511B: 18.129.221.829 Có TK 3331: 411.979.013 Trang 43 Cuối kỳ, sau khi đối chiếu số liệu khớp với kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp kết chuyển doanh thu chi tiết từng tài khoản để xác định kết quả kinh doanh, lập chứng từ ghi sổ số 0025 (Phụ lục 133) để làm căn cứ ghi sổ sách và hạch toán như sau: + Kết chuyển doanh thu gạo: Nợ TK 511B: 18.129.221.829 Có TK 911A: 18.129.221.829 + Kết chuyển doanh thu VTNN: Nợ TK 511C: 122.575.169 Có TK 911D: 122.575.169 + Kết chuyển doanh thu chăn nuôi: Nợ TK 511E: 747.564.000 Có TK 911F: 747.564.000 Kế toán kết chuyển doanh thu theo sơ đồ sau: Nợ TK511 (911A) 18.129.221.829 Có 18.129.221.829 (511B) (911D) 122.575.169 122.575.169 (511C) (911F) 747.564.000 747.564.000 (511E) 18.999.360.998 18.999.360.998 Hình 4.1 Sơ đồ kết chuyển Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ * Đánh giá: - Công tác hạch toán kế toán hợp lý, chi tiết, chính xác và đúng theo quy định của Bộ Tài chính ban hành. Các tập chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ), có chứng từ gốc đính kèm và được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ sách. Tuy nhiên, công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ thì hằng ngày khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh phải lập chứng từ ghi sổ và ghi sổ sách, nhưng do công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung nên định kỳ cuối tháng các bộ phận kế toán phụ thuộc mới gửi chứng từ gốc về phòng kế toán trung tâm, dẫn đến công tác kế toán chậm trễ so với quy định. Trang 44 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu Số: 01GTKT3/001 Ký Hiệu: CD/11P Liên 3: Nội bộ Số: 0002039 Ngày 04 tháng 06 năm 2013 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ Địa chỉ: Xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Mã số thuế: 1800155004 Điện thoại: (0710) 3 865 503 Fax: (0710) 3 865 503 Email: adslcodofarm@vnn.vn Website: http://www.codofarm.com Số tài khoản: 007704070003904. Tại: Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM – CN Cần Thơ Người mua hàng: LÊ PHƯỚC CHÓT Đơn vị: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO XUẤT KHẨU Ô MÔN Mã số thuế: 0300613198-007 Địa chỉ: Xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ. Số tài khoản: 039100097.65.94. Tại: Ngân hàng TMCP Ngoại thương – CN Tây Đô Hình thức thanh toán: Chuyển khoản STT 1 Tên hàng hóa, dịch vụ Gạo 25% tấm Thuế suất GTGT: 5% Đơn vị tính Kg Số lượng 339.500 Đơn giá 6.520 Thành tiền 2.213.540.000 Cộng tiền hàng: 2.213.540.000 Tiền thuế GTGT: 110.677.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 2.324.217.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ, ba trăm hai mươi bốn triệu, hai trăm mười bảy nghìn đồng chẵn. NGƯỜI MUA HÀNG NGƯỜI BÁN HÀNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ * Đánh giá: - Hóa đơn GTGT được phát hành đúng với quy định, các thông tin được ghi đầy đủ, chi tiết, hợp lý và chính xác. - Cách viết chứng từ thể hiện sự chuyên nghiệp của công tác lập chứng từ, hạn chế được gian lận về sau vì kế toán có gạch bỏ phần không có số liệu. Trang 45 ỦY BAN NHÂN DÂN TP CẦN THƠ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0009 Đối tượng: PHÒNG KINH DOANH Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Trích yếu Xuất bán gạo cho khách hàng Xuất bán gạo cho khách hàng Kết chuyển giá vốn Phải thu tiền bán hàng Thuế GTGT đầu ra Xuất bán gạo biếu khách Doanh thu nội bộ Thuế GTGT đầu ra Kết chuyển giá vốn Cộng NGƯỜI LẬP CHỨNG TỪ TKNO 632A 632A 911A 131A 131A 632A 4212 4212 911A TKCO 155A 152E 632A 511B 3331 155A 512A 3331 632A KẾ TOÁN TRƯỞNG Số tiền 17.185.707.373 1.194.172 17.186.901.545 18.129.221.829 411.979.013 270.270 257.400 12.870 270.270 52.915.814.742 NGƯỜI VÀO SỔ * Đánh giá: - Chứng từ ghi sổ tại công ty được lập ngắn gọn và mang tính tổng hợp do kế toán tổng hợp của công ty lập dựa trên các chứng từ gốc. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ, kế toán tổng hợp ghi vào sổ Cái theo từng tài khoản chi tiết. Do đó, sổ Cái của công ty rất ngắn gọn. - Hóa đơn GTGT làm căn cứ ghi sổ chi tiết do kế toán từng phần hành đảm nhiệm công tác này. Cuối kỳ, kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu với nhau. Điều này cho thấy công tác hạch toán kế toán chặt chẽ, hạn chế sai sót, nếu có sai sót thì dễ phát hiện ra trong quá trình đối chiếu. - Hệ thống sổ sách tuân thủ đúng quy định về mẫu biểu, kế toán ghi nhận đầy đủ, chi tiết, đảm bảo theo dõi và kiểm tra dễ dàng. Trang 46 d) Sổ sách kế toán Bảng 4.1 Sổ chi tiết tài khoản 511B SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Doanh thu gạo Số hiệu tài khoản: 511B Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 3 4 5 6 … 27 Chứng từ Số Ngày B C 0002039 04/06/2013 0002039 04/06/2013 0002040 09/06/2013 0002041 15/06/2013 0002042 15/06/2013 0002043 19/06/2013 … … 0025 30/06/2013 Diễn giải Số hiệu TKĐƯ D Xuất bán gạo NMTL Xuất bán gạo NMCĐ Xuất bán gạo NMCĐ Xuất bán gạo NMTL Xuất bán gạo NMTT Xuất bán gạo NMTL … Kết chuyền doanh thu gạo Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 47 E 131A 131A 131A 131A 131A 131A … × × × Số tiền Nợ F Ghi chú Có G H 2.213.279.200 1.999.684.000 2.703.743.081 5.176.829.601 2.009.068.880 93.225.600 … 18.129.221.829 × × 18.129.221.829 × 18.129.221.829 × × × × Bảng 4.2 Sổ cái tài khoản 511B SỔ CÁI Tài khoản: Doanh thu gạo Số hiệu tài khoản: 511B Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 Tháng B 06/2013 06/2013 Chứng từ Đối tượng D CDF 0009 0025 CDF Số C Diễn giải E Xuất bán gạo cho khách hàng Kết chuyển doanh thu gạo Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 48 Số hiệu TKĐƯ F 131A 911A × × × Số tiền Nợ G Ghi chú Có H I 18.129.221.829 18.129.221.829 × × 18.129.221.829 × 18.129.221.829 × × × × 4.1.1.2 Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ a) Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, biên bản bán hàng, chứng từ ghi sổ và các chứng từ khác liên quan. b) Công tác hạch toán Khi có doanh thu phát sinh, kế toán chi tiết hạch toán theo từng tài khoản chi tiết cấp 2. Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ gốc từ các bộ phận gởi về, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ và hạch toán nghiệp vụ phát sinh như sau: Nợ TK 111A: Tiền mặt tại quỹ trụ sở công ty Nợ TK 111D: Tiền mặt tại nhà máy Thới Lai Nợ TK 111E: Tiền mặt tại nhà máy Tân Thành Nợ TK 1382T: Phải thu của đội sản xuất và thu khác Nợ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay Nợ TK 131A: Phải thu của khách hàng ngành chế biến Nợ TK 131B: Phải thu khách hàng ngành sản xuất lúa Nợ TK 131C: Phải thu khách hàng ngành VTNN … Có TK 512A: Doanh thu gạo nội bộ Có TK 512B: Doanh thu chăn nuôi nội bộ Có TK 512C: Doanh thu lúa nội bộ PKD Có TK 512D: Doanh thu nội bộ VTNN Có TK 512E: Doanh thu gạo xay xát nội bộ PKD Có TK 512F: Doanh thu nội bộ lúa xuất phòng DVSX Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra Cuối kỳ, kế toán tổng hợp kết chuyển doanh thu phát sinh để xác định kết quả kinh doanh theo từng tài khoản chi tiết và hạch toán như sau: Nợ TK 512A: Doanh thu gạo nội bộ Nợ TK 512B: Doanh thu sản phẩm chăn nuôi nội bộ Nợ TK 512C: Doanh thu lúa nội bộ PKD Nợ TK 512D: Doanh thu nội bộ VTNN phòng DVSX Trang 49 Nợ TK 512E: Doanh thu gạo xay xát nội bộ PKD Nợ TK 512F: Doanh thu lúa xuất nội bộ phòng DVSX Có TK 911A: Xác định kết quả kinh doanh gạo Có TK 911C: Xác định kết quả kinh doanh lúa nội bộ PKD Có TK 911F: Xác định kết quả kinh doanh chăn nuôi Có TK 911I: Xác định kết quả kinh doanh lúa giống phòng DVSX Có TK 911K: Xác định kết quả kinh doanh VTNN phòng DVSX Có TK 911N: Xác định kết quả kinh doanh xay xát nội bộ PKD c) Nghiệp vụ minh họa Ngày 10/06/2013, xuất 30 kg gạo 5% tấm, biếu cho khách hàng thuộc nhà máy Cờ Đỏ, giá bán 8.580 đồng/kg, thuế VAT 5%. Kế toán chi tiết căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0002041 (Phụ lục 24) ghi sổ chi tiết TK512A (Phụ lục 27) và hạch toán doanh thu gạo nội bộ như sau: Nợ TK 4212: 270.270 Có TK 512A: 257.400 Có TK 3331: 12.870 Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào hóa đơn GTGT cùng nội dung được gởi về lập chứng từ ghi sổ số 0009 (Phụ lục 17) làm căn cứ ghi sổ Cái TK512A (Phụ lục 4) và hạch toán doanh thu gạo nội bộ như sau: Nợ TK 4212: 270.270 Có TK 512A: 257.400 Có TK 3331: 12.870 Sau khi đối chiếu số liệu khớp với kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp kết chuyển doanh thu phát sinh để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, lập chứng từ ghi sổ số 0025 (Phụ lục 22) làm căn cứ ghi sổ và hạch toán như sau: + Kết chuyển doanh thu gạo nội bộ: Nợ TK 512A: 257.400 Có TK 911A: 257.400 + Kết chuyển doanh thu VTNN nội bộ phòng DVSX: Nợ TK 512D: 170.753.641 Có TK 911K: 170.753.641 Trang 50 Bên cạnh đó, kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết đối chiếu số liệu doanh thu nội bộ phát sinh chung của công ty theo sơ đồ sau: Nợ TK512 (911A) Có 257.400 257.400 (512A) (911K) 170.753.641 170.753.641 (512D) 171.011.041 171.011.041 Hình 4.2 Sơ đồ kết chuyển Doanh thu nội bộ 4.1.1.3 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a) Chứng từ sử dụng Phiếu thu, bảng sao kê, chứng từ ghi sổ và các chứng từ khác liên quan. b) Công tác hạch toán Khi có doanh thu phát sinh, kế toán chi tiết hạch toán theo từng tài khoản chi tiết cấp 2. Cuối tháng, căn cứ vào chứng từ gốc từ các bộ phận gởi về, kế toán tổng hợp lập chứng từ ghi sổ và hạch toán nghiệp vụ phát sinh như sau: Nợ TK 111A: Tiền mặt tại quỹ trụ sở công ty Nợ TK 111D: Tiền mặt tại nhà máy Thới Lai Nợ TK 111E: Tiền mặt tại nhà máy Tân Thành Nợ TK 111F: Tiền mặt tại nhà máy Cờ Đỏ Nợ TK 1121: Tiền gửi ngân hàng … Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Cuối kỳ, kế toán tổng hợp kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính phát sinh để xác định kết quả kinh doanh và hạch toán như sau: Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 911M: Xác định kết quả kinh doanh khác c) Nghiệp vụ minh họa Ngày 11/06/2013, thu lãi tháng 06/2013 của ông Lê Quang Phú về tiền cho Hợp đồng viên vay nguồn vốn chăn nuôi, lãi suất 1.5%/tháng. Kế toán chi Trang 51 tiết căn cứ vào phiếu thu số 01111 (Trang 53) ghi sổ chi tiết TK515 (Phụ lục 28) và hạch toán doanh thu hoạt động tài chính như sau: Nợ TK 111A: 22.000 Có TK 515: 22.000 Cuối tháng, kế toán tổng hợp tập hợp các phiếu thu lãi của Hợp đồng viên đội 2, lập chứng từ ghi sổ số 0002 (Phụ lục 12) làm căn cứ ghi sổ Cái TK515 (Phụ lục 5) và hạch toán doanh thu tài chính như sau: Nợ TK 111A: 986.000 Có TK 515: 986.000 Sau khi đối chiếu số liệu khớp với kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh và lập chứng từ ghi sổ số 0025 (Phụ lục 22) làm căn cứ ghi sổ và hạch toán như sau: Nợ TK 515: 12.209.599 Có TK 911M: 12.209.599 Kế toán kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính theo sơ đồ sau: Nợ TK515 (911M) 12.209.599 Có 2.801.279 (111A) 986.000 (111A) 627.000 (111A) 1.702.200 (111A) 6.813.120 (111A) 12.209.599 12.209.599 Hình 4.3 Sơ đồ kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính * Đánh giá: Tại công ty, doanh thu hoạt động tài chính (TK515), chi phí hoạt động tài chính (TK635), thu nhập khác (TK711), chi phí khác (TK811) được kết chuyển vào TK911M (Xác định kết quả kinh doanh khác). Công tác hạch toán này chưa phù hợp và gây khó khăn cho công tác quản lý. Trang 52 ỦY BAN NHÂN DÂN TP CẦN THƠ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ PHIẾU THU TIỀN MẶT Nhận của Ông (Bà): LÊ QUANG PHÚ Đơn vị: LÊ QUANG PHÚ Lý do: Thu lãi Chứng từ liên hệ: STT DIỄN GIẢI GHI NỢ 1 Thu lãi cho vay 111A Cộng SỐ: 01111 Mã KH: XD02 GHI CÓ 515 SỐ TIỀN 22.000 22.000 Viết bằng chữ: Hai mươi hai nghìn đồng chẵn. Ngày 11 tháng 06 Năm 2013 THỦ TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUĨ NGƯỜI NỘP TIỀN NGƯỜI LẬP PHIẾU * Đánh giá: Phiếu thu tiền mặt tại công ty được lập chi tiết, đẹp và mang tính chuyên nghiệp cao được kế toán theo dõi công nợ của công ty lập trên máy rồi in ra. Kế toán theo dõi chi tiết và cụ thể từng khách hàng, mỗi khách hàng có mã số riêng do đó sẽ giúp việc cập nhật và kiểm tra dễ dàng hơn. Hóa đơn được lập 3 liên: Liên 1 làm căn cứ ghi sổ, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 lưu tại phòng Kế toán – Tài chính làm căn cứ để kế toán tổng hợp lập Chứng từ ghi sổ. 4.1.1.4 Kế toán thu nhập khác a) Chứng từ sử dụng Phiếu thu, chứng từ ghi sổ và các chứng từ khác liên quan. b) Công tác hạch toán Căn cứ vào hóa đơn, kế toán hạch toán nghiệp vụ phát sinh như sau: Nợ TK 111A: Tiền mặt tại quỹ trụ sở công ty Nợ TK 111D: Tiền mặt tại nhà máy Thới Lai … Có TK 711: Thu nhập khác Cuối tháng, kế toán kết chuyển thu nhập phát sinh để xác định kết quả kinh doanh và hạch toán như sau: Trang 53 Nợ TK 711: Thu nhập khác Có TK 911M: Xác định kết quả kinh doanh khác c) Nghiệp vụ minh họa Ngày 03/06/2013, thu 8% phí quản lý làm đất của ông Nguyễn Hữu Tâm. Kế toán chi tiết căn cứ vào phiếu thu số 01087 (Phụ lục 25) ghi sổ chi tiết TK711 (Phụ lục 29) và hạch toán như sau: Nợ TK 111A: 121.000 Có TK 711: 121.000 Cuối tháng, kế toán tổng hợp tập hợp các phiếu thu có nội dung tương tự, lập chứng từ ghi sổ số 0010 (Phụ lục 17) làm căn cứ ghi sổ Cái (Phụ lục 6) và hạch toán như sau: Nợ TK 111A: 2.470.000 Có TK 711: 2.470.000 Sau khi đối chiếu số liệu khớp với kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập chứng từ ghi sổ số 0025 (Phụ lục 22) làm căn cứ ghi sổ và hạch toán như sau: Nợ TK 711: 58.183.500 Có TK 911M: 58.183.500 Kế toán kết chuyển Thu nhập khác theo sơ đồ sau: Nợ TK711 (911M) 58.183.500 Có 2.470.000 (111A) 12.400.000 (111A) 909.091 (111A) 5.500.000 (111A) 11.772.727 (111A) 2.212.122 (111A) 22.919.560 (111A) 58.183.500 58.183.500 Hình 4.4 Sơ đồ kết chuyển Thu nhập khác Trang 54 4.1.1.5 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Trong kỳ, công ty không phát sinh nghiệp vụ này. 4.1.2 Kế toán chi phí 4.1.2.1 Kế toán giá vốn hàng bán a) Chứng từ sử dụng Phiếu xuất kho, biên bản bán hàng, chứng từ ghi sổ và các chứng từ khác có liên quan. b) Công tác hạch toán Khi ghi nhận doanh thu, kế toán đồng thời hạch toán giá vốn như sau: Nợ TK 632A: Giá vốn gạo Nợ TK 632B: Giá vốn lúa Nợ TK 632C: Giá vốn lúa xuất NB phòng KD Nợ TK 632D: Giá vốn VTNN Nợ TK 632E: Giá vốn chăn nuôi Nợ TK 632F: Giá vốn gia công … Có TK 155A: Thành phẩm gạo Có TK 155B: Thành phẩm lúa Có TK 155C: Sản phẩm lúa giống Có TK 155D: Thành phẩm xay sát gạo lức Có TK 152E: Nguyên vật liệu thu mua gạo … Cuối kỳ, kế toán xác định kết quả kinh doanh và hạch toán như sau: Nợ TK 911A: Xác định kết quả kinh doanh gạo Nợ TK 911B: Xác định kết quả kinh doanh lúa Nợ TK 911C: Xác định kết quả kinh doanh lúa nội bộ phòng KD Nợ TK 911D: Xác định kết quả kinh doanh bán hàng VTNN Nợ TK 911F: Xác định kết quả kinh doanh chăn nuôi Nợ TK 911G: Xác định kết quả kinh doanh gia công Trang 55 Nợ TK 911H: Xác định kết quả kinh doanh xay xát Nợ TK 911I: Xác định kết quả kinh doanh lúa giống phòng DVSX Nợ TK 911K: Xác định kết quả kinh doanh VTNN phòng DVSX Nợ TK 911N: Xác định kết quả kinh doanh xay xát NB phòng KD Có TK 632A: Giá vốn gạo Có TK 632B: Giá vốn lúa Có TK 632C: Giá vốn lúa xuất NB phòng KD Có TK 632D: Giá vốn VTNN Có TK 632E: Giá vốn chăn nuôi Có TK 632F: Giá vốn gia công Có TK 632G: Giá vốn xay xát Có TK 632H: Giá vốn xay xát NB phòng KD Có TK 632I: Giá vốn lúa giống phòng DVSX Có TK 632K: Giá vốn VTNN NB phòng DVSX c) Nghiệp vụ minh họa Ngày 04/06/2013, xuất bán 339.500 kg gạo 25% tấm cho Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Ô Môn, giá vốn 6.913 đồng/kg, xuất gạo tại kho Thới Lai. Kế toán chi tiết căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0002039 (Trang 45) và phiếu xuất kho số 03026 (Trang 58), ghi sổ chi tiết TK632A (Phụ lục 30) và hạch toán giá vốn gạo như sau: Nợ TK 632A: 2.346.686.980 Có TK 155A: 2.346.686.980 Cuối tháng, kế toán tổng hợp tập hợp các chứng từ có nội dung tương tự, lập chứng từ ghi sổ số 0009 (Phụ lục 17) làm căn cứ ghi sổ Cái TK632A (Phụ lục 7) và hạch toán giá vốn gạo như sau: + Giá vốn gạo thành phẩm Nợ TK 632A: 17.185.707.373 Có TK 155A: 17.185.707.373 + Giá vốn gạo nguyên liệu Nợ TK 632A: 1.194.172 Có TK 152E: 1.194.172 Trang 56 Cuối tháng, sau khi hạch toán giá vốn và đối chiếu số liệu phát sinh khớp đúng với kế toán chi tiết, thì kế toán tổng hợp kết chuyển giá vốn phát sinh để xác định kết quả kinh doanh theo từng tài khoản chi tiết và hạch toán như sau: + Kết chuyển giá vốn VTNN: Nợ TK 911D: 116.344.931 Có TK 632D: 116.344.931 + Kết chuyển giá vốn VTNN nội bộ phòng DVSX: Nợ TK 911K: 170.753.641 Có TK 632K: 170.753.641 + Kết chuyển giá vốn gạo bán cho khách hàng: Nợ TK 911A: 17.186.901.545 Có TK 632A: 17.186.901.545 + Kết chuyển giá vốn gạo tiêu thụ nội bộ: Nợ TK 911A: 270.270 Có TK 632A: 270.270 + Kết chuyển giá vốn chăn nuôi: Nợ TK 911F: 2.137.877.577 Có TK 632E: 2.137.877.577 Kế toán kết chuyển giá vốn bán hàng theo sơ đồ sau: Nợ TK632 Có (632D) 116.344.931 116.344.931 (911D) (632K) 170.753.641 170.753.641 (911K) (632A) 17.187.171.815 17.187.171.815 (911A) (632E) 2.137.877.577 2.137.877.577 (911F) 19.612.147.964 19.612.147.964 Hình 4.5 Sơ đồ kết chuyển Giá vốn hàng bán Trang 57 ỦY BAN NHÂN DÂN TP CẦN THƠ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ PHIẾU XUẤT KHO SỐ: 03026 Ngày 04 tháng 06 năm 2013 Họ tên: LÊ PHƯỚC CHÓT Đơn vị: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO XUẤT KHẨU Ô MÔN Lý do: Bán gạo Tại kho: Kho Thới Lai Thương vụ: Chứng từ liên hệ: HĐ: CD/11P, Số 0002039, Ngày 04/06/2013 STT MÃ TÊN VẬT SLG ĐGIÁ TRỊ GIÁ TKNO VT TƯ 1 B07 Gạo 25% tấm 339.460 6.913 2.346.686.980 632A Cộng 2.346.686.980 x TKCO 155A x Viết bằng chữ: Hai tỷ, ba trăm bốn mươi sáu triệu, sáu trăm tám mươi sáu nghìn, chín trăm tám mươi đồng chẵn. QUẢN ĐỐC NGƯỜI NHẬN NGƯỜI GIAO NGƯỜI LẬP PHIẾU * Đánh giá: Phiếu xuất kho được lập chi tiết, đầy đủ và hợp lý và qua nhiều đối tượng xác nhận, góp phần hạn chế sai sót và gian lận có thể xảy ra. 4.1.2.2 Kế toán chi phí bán hàng a) Chứng từ sử dụng Hóa đơn GTGT, phiếu chi, bảng kê chi phí bán hàng, chứng từ ghi sổ và chứng từ khác liên quan. b) Công tác hạch toán Khi có chi phí phát sinh, căn cứ vào hóa đơn, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 641A: Chi phí bán hàng lúa Nợ TK 641B: Chi phí bán hàng gạo Nợ TK 641C: Chi phí bán hàng ngành chăn nuôi Nợ TK 641D: Chi phí bán hàng ngành VTNN Nợ TK 641E: Chi phí bán hàng xay xát Nợ TK 641G: Chi phí xuất gạo gia công Nợ TK 641H: Chi phí xuất gạo xay xát NB phòng KD Có TK 111A: Tiền mặt tại quỹ trụ sở công ty Trang 58 Có TK 111D: Tiền mặt tại nhà máy Thới Lai Có TK 111E: Tiền mặt tại nhà máy Tân Thành Có TK 111F: Tiền mặt tại nhà máy Cờ Đỏ Có TK 1121: Tiền gửi ngân hàng Có TK 1122: Tiền gửi ngoại tệ Có TK 331A: Phải trả người bán ngành chế biến Có TK 331B: Phải trả người bán ngành chăn nuôi Có TK 331S: Phải trả người bán ngành VTNN … Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí phát sinh để xác định kết quả kinh doanh và hạch toán như sau: Có TK 911A: Xác định kết quả kinh doanh gạo Nợ TK 911B: Xác định kết quả kinh doanh lúa Nợ TK 911D: Xác định kết quả kinh doanh bán hàng VTNN Nợ TK 911F: Xác định kết quả kinh doanh chăn nuôi Nợ TK 911G: Xác định kết quả kinh doanh gia công Nợ TK 911H: Xác định kết quả kinh doanh xay xát Nợ TK 911N: Xác định kết quả kinh doanh xay xát NB phòng KD Có TK 641A: Chi phí bán hàng lúa Có TK 641B: Chi phí bán hàng gạo Có TK 641C: Chi phí bán hàng ngành chăn nuôi Có TK 641D: Chi phí bán hàng ngành VTNN Có TK 641E: Chi phí bán hàng xay xát Có TK 641G: Chi phí xuất gạo gia công Có TK 641H: Chi phí xuất gạo xay xát NB phòng KD c) Nghiệp vụ minh họa Ngày 03/06/2013, thanh toán chi phí bốc vác VTNN và vận chuyển từ kho K1 xuống kho K4, tổng chi phí là 2.364.153 đồng, kế toán chi tiết căn cứ vào phiếu chi số 00115 (Trang 61), ghi sổ chi tiết TK641D (Phụ lục 31) và hạch toán chi phí bán hàng VTNN như sau: Trang 59 Nợ TK 641D: 2.364.153 Có TK 111A: 2.364.153 Cuối tháng, kế toán tổng hợp tập hợp các chứng từ có nội dung tương tự, lập chứng từ ghi sổ số 0017 (Phụ lục 21) làm căn cứ ghi sổ Cái TK641D (Phụ lục 8) và hạch toán chi phí bán hàng VTNN như sau: Nợ TK 641D: 8.507.264 Có TK 111A: 8.507.264 Sau khi đối chiếu số liệu khớp đúng với kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh theo từng tài khoản chi tiết và lập chứng từ ghi sổ số 0025 (Phụ lục 22) làm căn cứ ghi sổ và hạch toán như sau: + Kết chuyển chi phí bán hàng VTNN: Nợ TK 911D: 30.443.899 Có TK 641D: 30.443.899 + Kết chuyển chi phí bán hàng lúa: Nợ TK 911B: 3.861.880 Có TK 641A: 3.861.880 + Kết chuyển chi phí bán hàng gạo: Nợ TK 911A: 331.344.942 Có TK 641B: 331.344.942 Kế toán kết chuyển chi phí bán hàng theo sơ đồ sau: Nợ TK641 Có (641D) 30.443.899 30.443.899 (911D) (641A) 3.861.880 3.861.880 (911B) (641B) 331.344.942 331.344.942 (911A) 365.650.721 365.650.721 Hình 4.6 Sơ đồ kết chuyển Chi phí bán hàng Trang 60 ỦY BAN NHÂN DÂN TP CẦN THƠ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ PHIẾU CHI TIỀN MẶT SỐ: 00115 Ngày 03 tháng 06 năm 2013 Nhận của Ông (Bà): NGUYỄN VĂN ĐƯỜNG Mã KH: XD03 Đơn vị: Tổ bốc vác Lý do: Trả chi phí bốc vác và vận chuyển Chứng từ liên hệ: STT DIỄN GIẢI GHI NỢ GHI CÓ SỐ TIỀN 1 Chi phí bốc vác và vận chuyển 641D 111A 2.364.153 Cộng 2.364.153 Viết bằng chữ: Hai triệu, ba trăm sáu mươi bốn nghìn, một trăm năm mươi ba đồng chẵn. THỦ TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUĨ NGƯỜI NỘP TIỀN NGƯỜI LẬP PHIẾU * Đánh giá: Phiếu chi tiền mặt được lập chi tiết, đầy đủ, hợp lý và chính xác khi được nhiều đối tượng xác nhận, điều này giúp hạn chế sai sót và gian lận. 4.1.2.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a) Chứng từ sử dụng Hóa đơn mua hàng, phiếu chi, bảng thanh toán tiền lương, chứng từ ghi sổ và các chứng từ khác liên quan. b) Công tác hạch toán Khi chi phí phát sinh, căn cứ vào hóa đơn kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 6421: Chi phí khối quản lý nông trường Nợ TK 6422: Chi phí khối quản lý ngành chế biến Nợ TK 6423: Chi phí khối quản lý ngành dịch vụ Có TK 111A: Tiền mặt tại quỹ trụ sở công ty Có TK 111D: Tiền mặt tại nhà máy Thới Lai Có TK 1121: Tiền gửi ngân hàng Có TK 152A: Nguyên vật liệu, nhiên liệu Có TK 153: Công cụ, dụng cụ … Trang 61 Cuối kỳ, kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí phát sinh để xác định kết quả kinh doanh theo từng tài khoản chi tiết và hạch toán như sau: Nợ TK 911B: Xác định kết quả kinh doanh lúa Nợ TK 911A: Xác định kết quả kinh doanh gạo Nợ TK 911D: Xác định kết quả kinh doanh VTNN Có TK 6421: Chi phí khối quản lý nông trường Có TK 6422: Chi phí khối quản lý ngành chế biến Có TK 6423: Chi phí khối quản lý ngành dịch vụ c) Nghiệp vụ minh họa Ngày 05/06/2013, xuất 607 lít dầu để chạy máy phát điện, tổng chi phí là 13.672.164 đồng. Kế toán chi tiết căn cứ vào phiếu xuất kho số 00372 (Phụ lục 25), ghi sổ chi tiết TK 6421 (Phụ lục 32) và hạch toán như sau: Nợ TK 6421: 13.672.164 Có TK 152A: 13.672.164 Cuối tháng, kế toán tổng hợp các chứng từ có nội dung tương tự, lập chứng từ ghi sổ số 0017 (Phụ lục 21), ghi sổ Cái TK6421 (Phụ lục 9) và hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: Nợ TK 6421: 13.672.164 Có TK 152A: 13.672.164 Sau khi đối chiếu số liệu khớp với kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập chứng từ ghi sổ số 0025 (Phụ lục 22) làm căn cứ ghi sổ sách và hạch toán như sau: + Kết chuyển chi phí khối quản lý nông trường Nợ TK 911B: 710.651.897 Có TK 6421: 710.651.897 + Kết chuyển chi phí ngành chế biến Nợ TK 911A: 23.682.958 Có TK 6422: 23.682.958 + Kết chuyển chi phí ngành dịch vụ Nợ TK 911D: 61.102.557 Có TK 6423: 61.102.557 Trang 62 Kế toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp theo sơ đồ sau: Nợ TK642 Có (6421) 710.651.897 710.851.897 (911B) (6422) 23.682.958 23.682.958 (911A) (6423) 61.102.557 61.102.557 (911D) 795.437.412 795.437.412 Hình 4.7 Sơ đồ kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.1.2.4 Kế toán chi phí hoạt động tài chính a) Chứng từ sử dụng Phiếu chi, bảng sao kê, chứng từ ghi sổ và chứng từ khác liên quan. b) Công tác hạch toán Khi chi phí phát sinh, căn cứ vào hóa đơn kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 635: Chi phí hoạt động tài chính Có TK 111A: Tiền mặt tại quỹ trụ sở công ty Có TK 111D: Tiền mặt tại nhà máy Thới Lai Có TK 111E: Tiền mặt tại nhà máy Tân Thành Có TK 1121: Tiền gửi ngân hàng … Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí phát sinh để xác định kết quả kinh doanh của công ty như sau: Nợ TK 911M: Xác định kết quả kinh doanh khác Có TK 635: Chi phí hoạt động tài chính c) Nghiệp vụ minh họa Ngày 03/06/2013, chi trả lãi vay cho ông Giang Văn Phụng, tổng lãi là 1.402.000 đồng. Kế toán chi tiết căn cứ vào phiếu chi số 05324 (Phụ lục 26), ghi sổ chi tiết TK635 (Phụ lục 33) và hạch toán chi phí như sau: Nợ TK 635: 1.402.000 Có TK 111A: 1.402.000 Trang 63 Cuối tháng, kế toán tổng hợp tập hợp các phiếu chi có cùng nội dung, lập chứng từ ghi sổ số 0010 (Phụ lục 17), ghi sổ Cái TK635 (Phụ lục 10) và hạch toán chi phí hoạt động tài chính như sau: Nợ TK 635: 32.956.048 Có TK 111A: 32.956.048 Sau khi đối chiếu số liệu khớp đúng với kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập chứng từ ghi sổ số 0025 (Phụ lục 22) làm căn cứ ghi sổ và hạch toán như sau: Nợ TK 911M: 431.099.650 Có TK 635: 431.099.650 Kế toán kết chuyển chi phí hoạt động tài chính theo sơ đồ sau: Nợ TK635 (111A) 32.956.048 (111A) 394.193.602 (111A) 3.950.000 Có 431.099.650 (911M) 431.099.650 431.099.650 Hình 4.8 Sơ đồ kết chuyển Chi phí hoạt động tài chính 4.1.2.5 Kế toán chi phí khác a) Chứng từ sử dụng Phiếu chi, chứng từ ghi sổ và các chứng từ khác liên quan. b) Công tác hạch toán Khi có chi phí phát sinh, căn cứ vào hóa đơn, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 811: Chi phí khác Có TK 111A: Tiền mặt tại quỹ trụ sở công ty Có TK 111D: Tiền mặt tại nhà máy Thới Lai Có TK 111E: Tiền mặt tại nhà máy Tân Thành Có TK 111F: Tiền mặt tại nhà máy Cờ Đỏ Có TK 1121: Tiền gửi ngân hàng Trang 64 Có TK 1121: Tiền gửi ngoại tệ Có TK 331A: Phải trả người bán ngành chế biến Có TK 331B: Phải trả người bán ngành chăn nuôi Có TK 331S: Phải trả người bán ngành VTNN Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí phát sinh để xác định kết quả kinh doanh và hạch toán như sau: Nợ TK 911M: Xác định kết quả kinh doanh khác Có TK 811: Chi phí khác c) Nghiệp vụ minh họa Ngày 03/06/2013, thanh toán phí thu nợ khó đòi ông Đào Bộ, tổng chi phí là 1.164.092 đồng. Kế toán căn cứ vào phiếu chi số 07983 (Phụ lục 26), ghi sổ chi tiết TK811 (Phụ lục 34) và hạch toán như sau: Nợ TK 811: 1.164.092 Có TK 111A: 1.164.092 Cuối tháng, kế toán tập hợp các chứng từ có nội dung tương tự, lập chứng từ ghi sổ số 0010 (Phụ lục 17), ghi sổ cái TK811 (Phụ lục 11) và hạch toán chi phí phát sinh như sau: Nợ TK 811: 1.164.092 Có TK 111A: 1.164.092 Sau khi đối chiếu số liệu khớp với kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp xác định kết quả hoạt động kinh doanh và lập chứng từ ghi sổ số 0025 (Phụ lục 22) làm căn cứ ghi sổ sách và hạch toán như sau: Nợ TK 911M: 1.164.092 Có TK 811: 1.164.092 Kế toán kết chuyển chi phí khác theo sơ đồ sau: Nợ TK811 (111A) 1.164.092 Có 1.164.092 (911M) 1.164.092 1.164.092 Hình 4.9 Sơ đồ kết chuyển Chi phí khác Trang 65 4.1.2.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a) Đặc điểm Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN (4.1) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (các khoản lỗ kỳ trước chuyển sang + các khoản giảm trừ theo quy định) (4.2) b) Công tác hạch toán Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp như sau: Nợ TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành Có TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Sau đó, kế toán kết chuyển chi phí thuế TNDN để xác định kết quả kinh doanh của toàn công ty. Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 8211: Chi phí thuế TNDN hiện hành Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, kế toán quyết toán thuế TNDN theo quy định hiện hành. Trong tháng, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nên kế toán không hạch toán nghiệp vụ này. 4.1.3 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 4.1.3.1 Công tác hạch toán Cuối kỳ, kết toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và kết chuyển lãi (lỗ). Kế toán hạch toán như sau: - Kết chuyển doanh thu Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK 512: Doanh thu nội bộ Nợ TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính Nợ TK 711: Thu nhập khác Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh - Kết chuyển chi phí Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 632: Giá vốn hàng bán Trang 66 Có TK 635: Chi phí hoạt động tài chính Có TK 641: Chi phí bán hàng Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 821: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Kết chuyển lãi Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối - Kết chuyển lỗ Nợ TK 421: Lợi nhuận chưa phân phối Có TK 911: Xác định kết quả kinh doanh 4.1.3.2 Nghiệp vụ minh họa Ngày 30/06/2013, kế toán kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh và hạch toán như sau: - Kết chuyển doanh thu Nợ TK 511: 18.999.360.998 Nợ TK 512: 171.011.041 Nợ TK 515: 12.209.599 Nợ TK 711: 58.183.500 Có TK 911: 19.240.765.138 - Kết chuyển chi phí Nợ TK 911: 21.205.499.839 Có TK 632: 19.612.147.964 Có TK 635: 431.099.650 Có TK 641: 365.650.721 Có TK 642: 795.437.412 Có TK 811: 1.164.092 - Kết chuyển lỗ Nợ TK 421: 1.964.734.701 Có TK 911: 1.964.734.701 Trang 67 4.1.3.4 Sơ đồ hạch toán TK911 TK632 19.612.147.964 TK511 18.999.360.998 TK635 TK512 431.099.650 171.011.041 TK515 TK641 12.209.599 365.650.721 TK642 TK711 795.437.412 58.183.500 TK421 TK811 1.164.092 1.964.734.701 21.205.499.839 21.205.499.839 Hình 4.10 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh tháng 06/2013 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4.2.1 Phân tích doanh thu Bảng 4.3 Phân tích doanh thu theo ngành trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Năm 2011 2012 Gạo các loại 138.177 301.437 263.629 Lúa các loại 188.662 183.781 260.649 Xay xát gạo lức 30.010 99.933 20.209 Xay gia công lúa 104 179 70 Vật tư nông nghiệp 25.108 44.040 46.976 Chăn nuôi 4.763 6.309 7.516 Tổng doanh thu 386.823 635.679 599.049 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 163.260 118,2 (37.808) (12,5) (4.881) (2,6) 76.868 41,8 69.923 233,0 (79.724) (79,8) 75 72,1 (109) (60,9) 18.932 75,4 2.936 6,7 1.546 32,5 1.207 19,1 248.856 64,3 (36.630) (5,8) Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2010, 2011 và 2012. Trang 68 Qua bảng 4.3, ta thấy tổng doanh thu của công ty năm 2011 tăng mạnh nhất đạt 635.679 triệu đồng, tăng 64,3% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, doanh thu tăng mạnh chủ yếu tập trung ở ngành chế biến gạo (tăng 118,2%), xay xát gạo lức (tăng 233%) và ngành vật tư nông nghiệp (tăng 75,4%). Nguyên nhân do lũ lụt thất thường vào tháng 8/2011 ở Châu Á dẫn đến tình hình khó khăn về lương thực diễn ra tại Indonesia, Hàn Quốc, Myanmar, Pakistan, Philippines và Thái Lan Ngoài ra, Mỹ, Trung Quốc, Ai Cập giảm xuất khẩu do giá lương thực trong nước tăng mạnh. Đây là cơ hội để công ty xuất khẩu gạo qua các nước bạn với doanh số lớn với giá cao. Cụ thể, theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organization of the United Nations – FAO), chỉ số giá gạo thế giới năm 2011 tăng bình quân 10,9% so với cùng kỳ năm 2010. Thêm vào đó, trong năm 2011, khắp cả nước thường xảy ra dịch bệnh hại trên diện rộng như dịch heo tai xanh, lỡ mồm long móng,… dẫn đến giá cả diễn biến phức tạp, nhưng do công ty kiểm soát được công tác kiểm dịch nên không có dịch bệnh xảy ra và nắm bắt thông tin giá cả kịp thời để xuất bán heo dẫn đến doanh thu ngành chăn nuôi tăng 32,5% so với năm 2010. Tuy nhiên năm 2012, tổng doanh thu giảm 5,8% chỉ còn 599.049 triệu đồng. Nguyên nhân, do nhu cầu gạo giảm và Chính phủ Ấn Độ gỡ bỏ lệnh xuất khẩu gạo thông dụng đảm bảo an ninh quốc gia, gây ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty, làm doanh số bán hàng gạo và hoạt động xay xát và xay gia công giảm. Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp nên nhiều gia trại, trang trại thu hẹp chăn nuôi để hạn chế thua lỗ, dẫn đến cung ít so với cầu và giá các sản phẩm này luôn biến động phức tạp, nhưng do kiểm soát được dịch bệnh, công ty bắt đầu tăng thêm số lượng đàn gia súc dẫn đến doanh thu ngành này tiếp tục tăng, đạt 7.516 triệu đồng (cao nhất trong 3 năm). Bảng 4.4 Phân tích doanh thu theo ngành trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Gạo các loại Lúa các loại Xay xát gạo lức Xay gia công lúa Vật tư nông nghiệp Chăn nuôi Tổng doanh thu Sáu tháng đầu năm 2012 2013 123.817 52.927 20.200 0 26.709 3.738 227.391 39.409 65.672 0 0 31.861 4.132 141.074 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % (84.408) (68,2) 12.745 24,1 (20.000) (100%) 0 5.152 19,3 394 10,5 (54.456) (38) Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Trang 69 Qua bảng 4.4 ta thấy, doanh thu gạo 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 (giảm 68,2%), chỉ đạt 39.409 triệu đồng. Bên cạnh đó, xay gia công lúa vẫn chưa có doanh thu phát sinh vì chủ yếu lĩnh vực này được phát sinh doanh thu vào 6 tháng cuối năm. Thêm vào đó, do đầu ra của các sản phẩm gạo gặp nhiều khó khăn nên trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn chưa phát sinh doanh thu của ngành xay xát gạo lức, giảm 100% so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân, khả năng cạnh tranh xuất khẩu gạo ngày càng gay gắt gây khó khăn cho công ty khi có thêm một số đối thủ mới nhưng rất có tiềm năng ở các nước như Myanmar, Campuchia,… và nguồn cung từ các nước sản xuất gạo hàng đầu thế giới tăng mạnh. Bên cạnh đó, giá bán chăn nuôi có xu hướng giảm, do nguồn cung có chiều hướng tăng vì các trang trại bắt đầu khôi phục chăn nuôi sau khi kiểm soát bệnh dịch nhưng do sản lượng bán ra tăng nên doanh thu ngành chăn nuôi vẫn tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, các mặt hàng kinh doanh khác đều tăng so với cùng kỳ năm 2012 như: lúa các loại tăng 24,1%, vật tư nông nghiệp tăng 19,3%,... do công ty gia tăng được sản lượng bán lúa giống và vật tư cho Hợp đồng viên được giao khoán. Bảng 4.5 Phân tích doanh thu theo lĩnh vực hoạt động trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Doanh thu BH&CCDV Doanh thu HĐTC Doanh thu khác Tổng doanh thu Năm 2011 2012 386.823 635.679 599.049 5.591 9.754 6.398 1.110 2.283 1.442 393.524 647.716 606.889 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 248.856 64,3 (36.630) (5,8) 4.163 74,5 (3.356) (34,4) 1.173 105,7 (841) (36,8) 254.192 64,6 (40.827) (6,3) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2010, 2011 và 2012 Ta thấy, doanh thu các lĩnh vực đều đạt giá trị cao nhất trong năm 2011, trong đó chiếm tỷ trọng cao là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, cụ thể là doanh thu từ bán gạo như đã được phân tích ở trên. Ngoài ra, doanh thu hoạt động tài chính trong năm cũng tăng mạnh đạt 9.754 triệu đồng, tăng 74,5% so với năm 2010. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu từ chênh lệch tỷ giá và tiền cho Hợp đồng viên vay. Vì vậy, biến động tăng hay giảm của doanh thu phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu của công ty và doanh số cho vay cao hay thấp. Bên cạnh đó, doanh thu khác cũng biến động tương đối ổn định, chủ yếu khoản này được thu từ phí quản lý làm đất, hoa hồng làm đại lý, tiền cho thuê Trang 70 sân phơi,… Tuy nhiên, năm 2011 doanh thu khác tăng mạnh do trong năm công ty thanh lý một số TSCĐ trị giá lên đến khoảng 375 triệu đồng và ngân sách hỗ trợ lãi suất vay tạm trữ lúa gạo khoảng 720 triệu đồng. Bảng 4.6 Phân tích doanh thu theo lĩnh vực hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Doanh thu BH&CCDV Doanh thu HĐTC Doanh thu khác Tổng doanh thu Sáu tháng đầu năm 2012 2013 227.391 4.744 658 232.793 141.074 3.183 702 144.959 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % (86.317) (38,0) (1.561) (32,9) 44 6,7 (87.834) (37,7) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Ta nhận thấy, tổng doanh thu sáu tháng đầu năm 2013 giảm mạnh (giảm 37,7%) so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có biến động lớn nhất (giảm 38%) chỉ còn 141.074 triệu đồng do gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng gạo (mặt hàng chủ lực của công ty). Bên cạnh đó, báo cáo 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh, chỉ đạt 3.183 triệu đồng, giảm 32,9%, nguyên nhân chủ yếu là mất nguồn thu từ chênh lệch tỷ giá (do các hợp đồng ký kết xuất khẩu trực tiếp hay ủy thác giảm mạnh) và doanh số cho vay giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012. 4.2.2 Phân tích chi phí Bảng 4.7 Phân tích chi phí theo khoản mục chi phí trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Chi phí HĐTC Chi phí khác Tổng chi phí Năm 2011 2012 350.839 599.945 564.915 4.031 8.625 10.425 6.649 6.182 6.252 6.229 12.240 12.409 627 344 567 368.375 627.336 594.568 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 249.106 71,0 (35.030) (5,8) 4.594 114,0 1.800 20,9 (467) (7,0) 70 1,1 6.011 96,5 169 1,4 (283) (45,1) 223 64,8 258.961 70,3 (32.768) (5,2) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2010, 2011 và 2012 Qua bảng trên ta thấy, tổng chi phí tăng mạnh từ năm 2011 cụ thể là 627.336 triệu đồng, tăng 70,3%. Nguyên nhân, do sản lượng tiêu thụ tỷ lệ Trang 71 thuận với doanh thu bán hàng, dẫn đến giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng giảm tương tự doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp biến động không nhiều vì các chi phí quản lý thường phát sinh ở các nghiệp vụ tương đối giống nhau qua các năm. Ngoài ra, chi phí khác năm 2010 khá cao do phát sinh chi nộp tiền thuê đất từ năm 2004 đến 2009, dẫn đến đội chi phí lên cao. Trong năm 2011, chi phí tương đối trở về mức ổn định khoảng 344 triệu đồng, các chi phí phát sinh của công ty chủ yếu do mức khấu hao TSCĐ không đối tượng phân bổ (chẳng hạn như: các công trình đường giao thông ở các kinh, bờ ruộng, nghĩa địa, sân vận động,…). Tuy nhiên, Năm 2012 tiếp tục tăng đến 567 triệu, chủ yếu do chi nộp quỹ xúc tiến thương mại cho hiệp hội lương thực của năm 2011. Bên cạnh đó, năm 2011 chi phí hoạt động tài chính tăng mạnh (chủ yếu là chi phí lãi vay) tăng đến 96,5% so với năm 2010 do nhu cầu lúa gạo của thị trường tăng mạnh nên công ty cần thêm vốn để tạm trữ lúa gạo. Bảng 4.8 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán theo ngành sản xuất trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Gạo các loại Lúa các loại Xay xát gạo lức Xay gia công lúa Vật tư nông nghiệp Chăn nuôi Tổng chi phí Năm 2011 2012 128.978 293.282 250.748 166.750 162.821 242.738 25.884 96.678 18.863 80 112 54 24.201 41.998 45.016 4.946 5.054 7.496 350.839 599.945 564.915 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 164.304 56,0 (42.534) (14,5) (3.929) (2,4) 79.917 49,1 70.794 73,2 (77.815) (80,5) 32 28,6 (58) (51,8) 17.797 42,4 3.018 7,2 108 2,1 2.442 48,3 249.106 41,5 (35.030) (5,8) Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2010, 2011 và 2012 Qua bảng trên ta thấy, giá vốn hàng bán tăng mạnh trong năm 2011, chiếm 599.945 triệu đồng, chủ yếu do sản lượng bán ra tăng cao, tương tự giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 5,8% do sản lượng tiêu thụ của công ty giảm. Trong đó, giá vốn lúa năm 2011 giảm do ảnh hưởng của các loại dịch bệnh trên diện rộng và thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất sản xuất lúa giảm. Tuy nhiên, năm 2012 sản lượng lúa trúng mùa do có biện pháp khuyến nông kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nên giá vốn tăng 49,1% vì công ty thực hiện bao tiêu sản phẩm, mua toàn bộ lúa cho hợp đồng viên. Bên cạnh đó, giá vốn chăn nuôi có xu hướng tăng mạnh, cao nhất trong năm 2012 (tăng 48,3%) so với cùng kỳ 2011, nguyên nhân do giá thức ăn, thuốc,… phục vụ cho chăn nuôi liên tục tăng và công ty đang tiếp tục khôi phục và phát triển đàn heo sau khi thị trường chăn nuôi năm 2011 bị ảm đạm do dịch bệnh ảnh hưởng. Thêm vào đó, giá vốn vật tư nông nghiệp tăng đều qua các năm, một phần do sản Trang 72 lượng tiêu thụ của công ty được nâng lên, mặt khác do giá của hàng hóa vật tư nông nghiệp tăng lên (công ty điều chỉnh giá bán theo công ty bỏ hàng), kèm theo đó các khoản chi phí vận chuyển tăng mạnh bởi các mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu,… liên tục tăng. Bảng 4.9 Phân tích chi phí theo khoản mục chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Sáu tháng đầu năm 2012 2013 Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí hoạt động tài chính Chi phí khác Tổng 208.77 3.679 2.622 7.129 309 222.509 135.977 1.649 2.699 4.340 1 144.666 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % (72.793) (34,9) (2.03) (55,2) 77 2,9 (2.789) (39,1) (308) (99,7) (77.843) (35,0) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Ta nhận thấy, tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 (giảm 35%). Trong đó, ngoại trừ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thì các chi phí khác đều giảm, nguyên nhân là do doanh số tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh nên kéo theo giá vốn bán hàng và chi phí bán hàng cũng giảm theo. Thêm vào đó, do dự đoán năm nay là một năm khó khăn cho đầu ra của các mặt hàng lúa, gạo,… vì vậy công ty đã hạn chế vay vốn để tạm trữ lúa, gạo với số lượng lớn như cùng kỳ năm 2012, dẫn đến chi phí lãi vay giảm mạnh, góp phần lớn làm giảm chi phí hoạt động tài chính (giảm 69,1%). Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2,9% là do các chi phí điện, nước, văn phòng phẩm,… tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012. Bảng 4.10 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán theo ngành sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Gạo các loại Lúa các loại Xay xát gạo lức Xay gia công lúa Vật tư nông nghiệp Chăn nuôi Tổng Sáu tháng đầu năm 2012 2013 114.445 47.176 18.859 0 25.668 2.623 208.771 39.387 62.341 0 0 30.295 3.954 135.977 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % (75.058) (65,6) 15.165 32,1 (18.859) (100,0) 0 4.627 18,0 1.331 50,7 (72.794) (34,9) Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Trang 73 Qua bảng 4.10 ta thấy, trong 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng tiêu thụ gạo giảm mạnh, kéo theo giá vốn các mặt hàng gạo giảm theo (giảm 65,6%). Do tình hình thị trường các ngành hàng gạo bị ế ẩm, do đó trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn chưa phát sinh doanh thu ngành xay xát gạo lức, kéo theo giá vốn ngành hàng này vẫn chưa phát sinh. Bên cạnh đó, các lĩnh vực chăn nuôi, vật tư nông nghiệp và sản xuất lúa có xu hướng dần trở nên khả quan hơn cùng kỳ năm 2012 do công ty ban hành các chính sách khuyến khích các Hợp đồng viên giao khoán phải mua lúa giống và vật tư nông nghiệp của công ty. 4.2.3 Phân tích lợi nhuận Bảng 4.11 Phân tích lợi nhuận theo ngành sản xuất trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Gạo các loại Lúa các loại Xay xát gạo lức Xay gia công lúa Vật tư nông nghiệp Chăn nuôi Tổng lợi nhuận Năm 2011 2012 5.229 (38) 3.154 17.443 16.650 12.929 3.415 2.155 655 11 52 10 (610) 853 706 (183) 1.255 3 25.305 20.927 17.457 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % (5.267) (100,7) 3.192 8.400,0 (793) (4,5) (3.721) (22,3) (1.260) (36,9) (1.500) (69,6) 41 372,7 (42) (80,8) 1.463 239,8 (147) (17,2) 1.438 785,8 (1.252) (99,8) (4.378) (17,3) (3.470) (16,6) Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2010, 2011 và 2012 Từ bảng trên ta thấy năm 2011, công ty có sản lượng tiêu thụ gạo đạt kỷ lục trong 3 năm qua nhưng do chi phí giá vốn và chi phí bán hàng khá cao dẫn đến lợi nhuận không được hiệu quả. Cụ thể, lợi nhuận từ gạo trong năm 2011 giảm 38 triệu đồng, do công ty mua lúa dự trữ với số lượng lớn ở mức giá cao lúc thị trường hút hàng, nhưng sau khi bán thì giá thị trường không tăng lên nhiều và các chi phí chế biến xay xát gạo tăng cao, kéo theo giá vốn mặt hàng gạo tăng mạnh. Tuy nhiên, đã được khắc phục và chuyển mình tốt vào năm 2012 nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như năm 2010. Trong khi đó, xu thế chung của cả nước năm 2011 lĩnh vực kinh doanh gạo luôn sôi nỗi, tạo điều kiện cho công ty ký kết được nhiều hợp đồng gia công gạo và đạt doanh thu cao nhất trong 3 năm qua nhưng lại không mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Bên cạnh đó, lợi nhuận của các mặt hàng khác đều tăng mạnh vào năm 2011 như: ngành chăn nuôi tăng 785,8% so với một năm khó khăn và chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trên diện rộng trong năm 2010 (công ty đã lỗ do nhiều đàn heo bị dịch bệnh). Đồng thời, lợi nhuận thu được Trang 74 từ kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng tăng mạnh (tăng 239,8%) do công ty gia tăng được doanh số tiêu thụ các mặt hàng này cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (lỗ do doanh thu thuần không bù đắp đủ các chi phí quản lý). Bảng 4.12 Phân tích lợi nhuận theo từng khoản mục trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận từ HĐ SXKD Lợi nhuận từ HĐTC Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế 2010 Năm 2011 2012 25.305 (638) 483 25.149 20.927 (2.486) 1.940 20.381 17.457 (6.011) 875 12.321 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % (4.377) (17,3) (3.470) (16,6) (1.848) (289,7) (3.525) (141,8) 1.457 301,7 (1.065) (54,9) (4.768) (19,0) (8.060) (39,5) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2010, 2011 và 2012 Qua bảng trên ta nhận thấy, tình hình lợi nhuận chung của công ty có xu hướng giảm dần trong những năm qua từ 25.149 triệu đồng năm 2010 giảm xuống chỉ còn 12.321 triệu đồng trong năm 2012. Đặc biệt, trong năm 2011 lợi nhuận khác tăng đột biến, nguyên nhân chủ yếu do trong năm công ty thanh lý một số TSCĐ có giá trị lớn, thu được các khoản nợ khó đòi với giá trị cao và được ngân sách hỗ trợ lãi xuất vay tạm trữ lúa gạo tới khoảng 722 triệu đồng. Bên cạnh đó, hoạt động tài chính giảm mạnh trong 2 năm 2011 và 2012, nguyên nhân do chi phí trả lãi vay ngắn hạn ngân hàng tăng mạnh và công ty chủ yếu dùng tiền vay cho dự trữ lúa, gạo,… chỉ cho hợp đồng viên vay sản xuất với giá trị thấp, do đó doanh thu từ hoạt động tài chính không bù đắp được chi phí hoạt động tài chính. Bảng 4.13 Phân tích lợi nhuận theo ngành sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Gạo các loại Lúa các loại Xay xát gạo lức Xay gia công lúa Vật tư nông nghiệp Chăn nuôi Tổng lợi nhuận Sáu tháng đầu năm 2012 2013 5.956 4.133 650 0 470 1.110 12.319 (1.497) 999 0 0 1.087 160 749 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % (7.453) (125,1) (3.134) (75,8) (650) (100,0) 0 617 131,3 (950) (85,6) (11.570) (93,9) Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Trang 75 Qua bảng 4.13 ta nhận thấy, tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh (giảm 97,2%) so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, lợi nhuận các mặt hàng gạo (giảm 125,1%) so với cùng kỳ 2012, nguyên nhân chủ yếu là khó tìm được đầu ra cho sản phẩm vì Thái Lan (một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh với gạo nước nhà) đang thúc đẩy giải tỏa lượng gạo tồn đọng với giá trị cao. Thêm vào đó, giá cả lại liên tục giảm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực chủ chốt này của công ty. Ngoài ra, do dịch bệnh, các yếu tố đầu vào và thời tiết biến động ảnh hưởng đến năng xuất lúa của công ty, dẫn đến giá thành lúa cao hơn cùng kỳ năm 2012, kéo theo lợi nhuận ngành hàng này giảm 75,8%. Không chỉ thế, lĩnh vực chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, giá cả không ổn định, giá thức ăn chăn nuôi và các chi phí đầu vào liên tục tăng dẫn đến giá thành sản phẩm cao, kéo theo lợi nhuận giảm mạnh (giảm 85,6%). Mặt khác, các khoản lợi nhuận khác năm 2013 tăng do công ty thu được từ các khoản nợ khó đòi và hoa hồng làm đại lý cao hơn cùng kỳ năm 2012 chủ yếu do doanh số tiêu thụ vật tư nông nghiệp tăng cao. Bảng 4.14 Phân tích lợi nhuận theo khoản mục trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận từ HĐ SXKD Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận trước thuế Sáu tháng đầu năm 2012 2013 12.319 (2.385) 349 10.283 749 (1.157) 701 293 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền % (11.570) (93,9) 1.228 51,5 352 100,9 (9.990) (97,2) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Từ bảng 4.14 ta nhận thấy, tổng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 của công ty giảm mạnh, (giảm 97,2%) so với cùng kỳ năm 2012 và đang ở mức lợi nhuận thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, chủ yếu do gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, do tình hình thị trường khó khăn như vậy, nên công ty hạn chế tạm trữ lúa gạo, dẫn đến chi phí lãi vay giảm, góp phần làm mức lỗ trong hoạt động tài chính giảm dần. Không chỉ thế, lợi nhuận khác năm 2013 tăng 100,9% so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân chủ yếu do trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty chỉ phát sinh chi phí khác khoảng 1 triệu đồng. Trang 76 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 5.1.1 Tồn tại và nguyên nhân trong công tác hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh * Bộ máy tổ chức kế toán: - Nhân sự kế toán ở các chi nhánh đa phần đã có bằng cao đẳng và trên 70% nhân sự tại phòng kế toán trung tâm có bằng đại học, nhưng chủ yếu là do học liên thông lên. - Các nhân viên kế toán đa phần đã làm việc lâu năm tại công ty và công tác hạch toán thường được làm theo thói quen. - Công tác kế toán hiện được giản đơn hơn công tác kế toán bằng tay khi sử dụng tính toán trên excel và access giúp giảm bớt khối lượng công việc. Tuy nhiên, hiện tại công ty chưa có phần mềm kế toán riêng. - Công tác luân chuyển chứng từ ở các bộ phận liên quan đến phòng kế toán - tài chính của công ty còn chậm, ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và hạch toán chi tiết kịp thời. - Hiện nay, công ty chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ nên hiệu quả của công tác quản lý chưa cao. * Chính sách kế toán: - Hệ thống tài khoản chi tiết cấp 2 của công ty nhiều do đặc thù kinh doanh của công ty, nhưng đôi chỗ vẫn chưa hợp lý. Cụ thể, thành phẩm gạo (TK155A), hàng hóa gạo (TK156C), doanh thu gạo (TK511B), giá vốn gạo (TK632A), xác định kết quả kinh doanh gạo (TK911A),… điều này gây khó khăn cho việc tổng hợp, dễ gây nhầm lẫn trong quá trình tính toán. - Chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán toàn bộ vào chi phí quản lý doanh nghiệp là chưa hợp lý vì một phần khấu hao là của bộ phận bán hàng. - Phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho các ngành hoạt động kinh doanh của công ty chưa chính xác. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm cả chi phí quản lý ngành chăn nuôi, ngành xay xát,… mà chỉ phân bổ vào ba ngành lúa, gạo và vật tư nông nghiệp. Trang 77 - Doanh thu hoạt động tài chính, chi phí hoạt động tài chính, thu nhập khác và chi phí khác được hạch toán vào cùng một tài khoản chi tiết cấp 2 (TK911M) gây khó khăn cho công tác quản lý. - Phí ủy thác xuất khẩu theo quy định phải hạch toán vào TK338, trong khi công ty lại hạch toán vào TK335. - Các chứng từ hợp lý, đẹp, đảm bảo đầy đủ thông tin kiểm tra, giám sát. Hệ thống sổ sách đúng mẫu biểu theo quy định của bộ Tài chính. 5.1.2 Tồn tại và nguyên nhân của kết quả hoạt động kinh doanh - Trong quá trình chuyển đổi thành Công ty nông nghiệp Cờ Đỏ thì công ty vẫn chưa xây dựng được thương hiệu, chưa thực hiện tốt trong khâu tiếp thị sản phẩm, chưa thiết lập được hệ thống phân phối, khách hàng và thị trường không ổn định. - Hiện tại công ty chưa có phòng marketing. Phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận công tác tổ chức hoạt động kinh doanh với hoạt động marketing. Vì chưa có phòng marketing nên còn hạn chế trong việc tìm kiếm thông tin thiết yếu về khách hàng, thị trường, xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới, cũng như những thông tin về đối thủ cạnh tranh. - Nguồn nhân lực của công ty còn thiếu và phân phối chưa đồng đều. Vì vậy, công tác quản lý và điều hành chưa tốt. Đặc biệt là khâu bảo quản lúa, gạo sau thu hoạch còn lỏng lẻo, dẫn đến tỉ lệ gạo gãy còn khá cao, ảnh hưởng tới chất lượng cũng như uy tín gạo của công ty. - Thiếu vốn đầu tư mua sắm đổi mới công nghệ, máy móc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dẫn đến sản phẩm bị hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường và giá kim ngạch xuất khẩu chưa cao, làm giảm doanh thu của đơn vị. - Công tác quản lý điều hành kinh doanh lúa gạo còn nhiều thụ động. Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm còn cao nên giảm đi tính cạnh tranh. Chỉ tiêu lợi nhuận giảm tuy doanh thu hàng năm công ty vẫn nằm ở mức cao. 5.2 GIẢI PHÁP 5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh * Bộ máy tổ chức kế toán: - Thúc đẩy các bộ phận kế toán bộ phận liên quan thu thập và chuyển hóa đơn, chứng từ về phòng kế toán tài chính trung tâm thường xuyên hơn, để có thể tổng hợp nhanh chóng, hạch toán kịp thời để góp phần cho công tác ra quyết định hiệu quả hơn. Trang 78 - Công ty nên có phần mềm kế toán riêng để phục vụ cho công tác quản lý một cách khoa học, chính xác và kịp thời. * Chính sách kế toán: - Xem xét, nâng cao công tác hạch toán hợp lý cho từng nghiệp vụ. - Cần sử dụng thêm các công cụ quản lý chặt chẽ hơn như nên có kế toán quản trị và tổ kiểm toán nội bộ để kiểm tra thường xuyên công tác kế toán, kịp thời phát hiện và chỉnh sửa những sai sót (nếu có), đảm bảo tính trung thực của cán bộ công nhân viên,... - Xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết thuận lợi hơn cho công tác hạch toán cũng như tổng hợp và quản lý số liệu hiệu quả hơn. - Thường xuyên cập nhật các chính sách kế toán để thực hiện đúng theo quy định của Bộ Tài Chính. 5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh a) Biện pháp làm tăng sản lượng - Công ty cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của mình trên mạng Internet, trên các phương tiện truyền thông hoặc tham gia nhiều hơn vào các hội chợ quốc tế về nông sản, để có cơ hội giới thiệu sản phẩm của công ty với các nước khác trên thế giới. - Cần phải nâng cao chất lượng gạo, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất lúa cũng như chế biến ra gạo nhằm nâng cao chất lượng để thỏa mãn yêu cầu các thị trường khó tính. Thực hiện phương châm “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” góp phần xây dựng thương hiệu cho công ty. - Đối với thị trường trong nước: Xây dựng hệ thống phân phối mở rộng thị trường tiêu thụ gạo nội địa, khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng công ty bằng các biện pháp: chiết khấu thương mại, khuyến mãi,… - Đối với thị trường nước ngoài: Duy trì, củng cố các khách hàng truyền thống như Philipin, Malaysia, Hong Kong. Đồng thời, không ngừng đám phán, hợp tác liên kết với khách hàng tiềm năng như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,… Mặt khác, trong những năm qua công ty không xuất khẩu qua các thị trường có nhu cầu gạo lớn như: Châu Âu, Châu Mĩ và Châu Phi. b) Điều chỉnh giá bán phù hợp Trong thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt như hiện nay, công ty muốn phát triển và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì một mặt công ty phải tìm kiếm thị trường và khách hàng ổn định, mặt khác Trang 79 công ty cần điều chỉnh giá bán có lợi cho cả công ty và khách hàng. Việc định giá phải dựa trên việc theo dõi tình hình giá cả thị trường và cùng với sự tính toán các định mức chi phí, để từ đó điều chỉnh giá bán cho thích hợp. c) Thay đổi kết cấu mặt hàng Hiện nay, mức sống của người dân trong nước ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về chất lượng gạo cũng được nâng lên. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh thì ngoài các mặt hàng chủ lực, công ty cần phải tìm hiểu và phân tích thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, đồng thời đầu tư nghiên cứu sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản thỏa mãn nhu cầu của thị trường. d) Kiểm soát giá vốn hàng bán - Hiện nay, giá gạo biến động rất nhiều, do đó công ty cần dự toán tình hình biến động giá của nguyên vật liệu, đặc biệt là các loại gạo phẩm cấp cao. Từ đó, đưa ra có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất. - Cần phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho để hạn chế tối đa hao hụt. - Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, kiểm soát chi phí ở từng khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, công suất sử dụng thiết bị máy móc và tài sản cố định nhằm giảm giá thành sản phẩm. - Ngoài ra, công ty nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm, vì đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá vốn của sản phẩm. Để làm được điều đó thì cần: + Ứng dụng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm, giảm bớt lao động thủ công, tăng dần cơ giới hóa, tự động hóa các khâu sản xuất. + Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Chăm sóc lúa theo quy trình khoa học theo từng giống lúa, thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Ngoài ra, công tác dự phòng các loại bệnh dịch cần được kiểm tra, theo dõi thường xuyên, đưa giải pháp giải quyết nhanh chóng để hạn chế bệnh dịch xảy ra trên diện rộng. + Kiểm soát chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: Chi phí giống, vật tư nông nghiệp, chi phí dịch vụ kỹ thuật và nhân công một cách hiệu quả nhất. Do đó, cần phải áp dụng kỹ thuật cho từng giống lúa. Trang 80 e) Kiểm soát chi phí bán hàng Chi phí bán hàng của công ty qua phân tích ta thấy chỉ tiêu này liên tục tăng trong 3 năm qua một phần lớn do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tăng giá nhiều mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu,... Vì vậy, công ty cần phải có biện pháp cắt giảm chi phí trên bằng cách sử dụng hiệu quả nhất phương tiện vận chuyển, không nên sử dụng lãng phí, sai mục đích và quản lý chặt chẽ chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí nhân công,… hiệu quả hơn. f) Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp - Cần xây dựng định mức sử dụng chi phí mua ngoài như: điện, nước, điện thoại,… để hạn chế tối đa chi phí không cần thiết. - Nên lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẽ và dễ dàng hơn. - Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng, phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp. g) Cải thiện tình hình tài chính - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý tốt công nợ chi tiết từng đối tượng để có phương pháp cho vay đảm bảo thu hồi được đúng và đủ. Hạn chế tối đa nợ quá hạn mất khả năng thanh toán,… Ngoài ra, tìm hiểu thận trọng về khả năng tài chính, năng lực và điều kiện thanh toán của khách hàng trong qua trình mua bán để không xảy ra rủi ro, thất thoát. - Các bộ phận dịch vụ và kinh doanh phải quản lý thu, chi và nhập, xuất kho hàng chặt chẽ, hàng tháng phải có kiểm kê, không để cá nhân lợi dụng chiếm dụng vốn của công ty. - Quản lý chặt chẽ các khoản chi tạm ứng, cần khảo sát thực trạng tạm ứng, nội dung tạm ứng trước khi thanh toán. Đặc biệt, trong các khoản chi mua hàng hóa, công cụ dụng cụ, kế toán phải phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh và thủ kho, tránh tình trạng sai lệch về giá hàng, số lượng, trọng lượng và chất lượng hàng mua về nhập kho giữa chứng từ và thực tế nhập. - Kiểm tra định kì hàng tồn kho, giám sát chặt chẽ hạn chế để hư hỏng, mất mát. Quản lý và bảo quản tốt hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho, phân loại hàng tồn kho để kịp thời tổ chức thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất. h) Một số giải pháp khác - Công ty nên có đội ngũ nhân viên có khả năng Marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời nhu cầu, mong muốn của khách hàng ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, phải làm tốt việc Trang 81 nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban Giám Đốc chủ động hơn việc ký kết hợp đồng. - Nâng cao tay nghề của người lao động, nhằm nâng cao chất lượng gạo hơn nữa để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Bên cạnh đó, củng cố và hoàn thiện quy trình xuất khẩu đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng ngoại thương, giữ uy tín với khách hàng. - Thực hiện chính sách khen thưởng và chế độ ưu đãi đối với những người lao động có đóng góp tích cực cho công ty. Ngoài ra, với việc khan hiếm nhân tài do địa bàn kinh doanh của công ty nằm ở vùng sâu, vùng xa ít điều kiện phát triển kiến thức. Vì vậy, công ty nên có những chính sách đãi ngộ để giữ chân người lao động có năng lực chuyên môn cao. Trang 82 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều mong muốn mang lại hiệu quả, nghĩa là phải thu được lợi nhuận hay nói đúng hơn lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp hướng đến và nó chính là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để đạt được mức lợi nhuận như mong muốn thì đòi hỏi doanh nghiệp đó phải có những chính sách kinh doanh hợp lý, những biện pháp quản lý thích hợp, trong bất kỳ một thời điểm nào hay một tình huống bất ngờ nào xảy ra. Với mô hình tổ chức kế toán tập trung nên việc tổ chức bộ máy kế toán tại công ty được gọn nhẹ, việc xử lý và cung cấp thông tin được nhanh nhạy, đảm bảo được sự lãnh đạo tập trung, thống nhất và chặt chẽ trong công tác kế toán. Đảm bảo được việc kiểm tra chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo đơn vị trên cơ sở thông tin kinh tế do phòng kế toán tài vụ công ty cung cấp. Việc tổ chức phân công lao động trong bộ máy kế toán của công ty được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận phụ trách. Tuy nhiên, do công ty đã được hình thành lâu năm, các nhân viên hoạt động như tại một công ty gia đình, các nhân viên phần đông đều đã làm việc lâu năm, do đó phần nhiều nhân viên lơ là trong việc bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ dẫn đến công việc hạch toán đôi khi nhân viên làm theo thói quen, không phù hợp với chế độ kế toán mới được ban hành. Vì thế, công ty cần tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kế toán nói riêng và nhân viên chuyên ngành khác nói chung. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy rằng lợi nhuận có chiều hướng giảm, năm sau thấp hơn năm trước. Nguyên nhân là do công ty chưa chủ động trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, công tác tìm kiếm thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc rất lớn vào biến động thị trường và chưa có đầu ra ổn định với các hợp đồng lâu dài. Bên cạnh đó, công ty vẫn còn vấp phải khó khăn lớn như công tác đầu tư nguyên vật liệu đầu vào, chưa theo kịp diễn biến giá của thị trường, công tác khuyến nông chưa thường xuyên và ít sâu sát thức tế. Ngoài ra, chi phí giá thành sản phẩm của công ty còn khá cao, nguồn huy động vốn chịu chi phí lãi cao với giá trị lớn. Thêm vào đó, công tác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh lúa, gạo còn thụ động, hệ thống phân phối gạo nội địa chưa được mở rộng, công tác quản lý nông sản trước và sau thu hoạch chưa tốt dẫn đến chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh còn thấp, chưa tận dụng triệt để lợi thế và tiềm năng hiện có của công ty. Trang 83 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với công ty - Cần có chương trình đào tạo ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ để giúp cán bộ công nhân viên thường xuyên cập nhật thông tin về nghiệp vụ giúp cho công tác quản lý của công ty đạt hiệu quả hơn. - Công ty nên định hướng sản xuất kinh doanh các mặt hàng có lợi thế như lúa, gạo. Không mở rộng nghành nghề, nhiều lĩnh vực mà tập trung vào lợi thế của công ty để tạo thương hiệu một cách tốt hơn. - Nâng cao chất lượng lúa gạo của công ty bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa công tác khuyến nông với dịch vụ vật tư nông nghiệp. Hoàn thiện công tác kiểm tra và bảo quản sản phẩm trước và sau thu hoạch. - Đẩy mạnh việc tìm kiếm, thăm dò, mở rộng thị trường và mạng lưới kinh doanh. Thường xuyên nắm bắt thông tin trong nước cũng như trên thế giới để kịp thời thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. - Chủ động huy động vốn, linh hoạt tìm kiếm các nguồn tài trợ với lãi suất phù hợp để kiểm soát được chi phí ở mức thấp nhất. Hoạt động căn cứ sát với kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn đã lập và điều chỉnh so với thực tế. 6.2.2 Đối với nhà nước - Ban hành các chính sách ưu đãi kịp thời trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, chính sách khuyến khích hoạt động, chính sách bình ổn giá khi có biến động giá nông sản, tránh tình trạng “được mùa, mất giá”. - Chính sách thích hợp để bình ổn giá cả của các mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu, điện, nước,… nhằm giảm thiểu các chi phí mua ngoài tăng theo quá nhanh, dẫn đến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh thị phần được với các thị trường nước ngoài. - Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ doanh nhiệp trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay như: miễn giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế,… giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trang 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bộ tài chính. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. 2/ Bộ tài chính, 2006. Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. 3/ Bộ tài chính, 2009. Thông tư 244/2009/TT-BTC. 4/ Bộ tài chính, 2003. Luật kế toán Việt Nam. 5/ Bộ tài chính, 2006. Luật quản lý thuế. 6/ PGS.TS. Phạm Văn Dược và TS. Trần Thanh Tùng, 2011. Kế toán quản trị. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động. 7/ TS. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 8/ Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2011. Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Vân. Luận văn Cử nhân. Đại học Cần Thơ. 9/ Huỳnh Thiên Lộc, 2008. Kế toán doanh thu và chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại viễn thông Cần Thơ – Hậu Giang. Luận văn Cử nhân. Đại học Cần Thơ. 10/ Nguyễn Thị Minh Ngọc, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ. Luận văn Cử nhân. Đại học Cần Thơ. 11/ PGS. TS. Nguyễn Văn Công, 2010. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 12/ Viện Khoa học Kỹ thuật Miền Nam, 2011. Tình hình sản xuất và thương mại 2011 . [Ngày truy cập: 28/09/2013]. 13/ Cục Xúc tiến Thương mại, 2013. Sự kiện xúc tiến thương mại < http://www.vietrade.gov.vn/nganh-thc-phm-va--ung/3630-bn-tin-nganh-hang-gothang-62013.html>. [Ngày truy cập: 28/09/2013]. 14/ Agroviet, 2013. Kết quả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của ngành Nông nghiệp . [Ngày truy cập: 29/09/2013]. Trang 85 PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu A - TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Các khoản phải thu ngắn hạn III. Hàng tồn kho IV. Tài sản ngắn hạn khác B - TÀI SẢN DÀI HẠN I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Tài sản dài hạn khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN A - NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Năm 2010 108.554 27.120 49.641 29.449 2.343 43.220 20.766 21.660 794 151.774 62.268 36.609 25.658 89.506 89.126 380 151.774 Năm Năm 2011 230.451 51.792 84.030 87.292 7.338 40.294 14.697 24.604 993 270.745 167.700 148.168 19.532 103.045 102.665 380 270.745 Năm 2012 Năm 2010 184.216 186.784 21.260 2.393 94.784 53.632 66.985 129.371 1.187 1.388 43.268 24.078 10.647 1.843 31.392 21.468 1.230 768 227.484 210.862 120.014 126.794 99.101 120.484 20.913 6.309 107.470 84.068 107.470 83.689 0 380 227.484 210.862 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Trang 86 Sáu tháng đầu năm Năm 2011 Năm 2012 248.114 329.976 27.474 25.081 64.785 85.254 151.701 217.033 4.154 2.607 18.922 21.836 (5.948) 0 23.864 20.818 1.005 1.018 267.035 351.812 157.698 237.561 142.738 228.370 14.960 9.191 109.338 114.251 104.635 113.871 380 380 267.035 351.812 Năm 2013 320.662 19.070 44.359 253.902 3.332 34.630 7.134 27.496 1.141 227.487 120.025 227.500 20.884 107.462 107.462 0 227.487 PHỤ LỤC 2 BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: Triệu đồng CHỈ TIÊU 1. Doanh thu BH & CCDV 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về BH & CCDV 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý kinh doanh 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Năm Năm 2010 Năm 2011 386.823 635.679 386.823 635.679 350.839 35.984 5.591 6.229 5.980 4.031 6.649 24.666 1.110 627 483 25.149 6.287 18.862 599.945 35.734 9.754 12.240 11.458 8.625 6.182 18.441 2.283 344 1.940 20.381 5.095 15.285 Năm 2012 599.049 599.049 564.915 34.134 6.398 12.409 12.018 10.425 6.252 11.446 1.442 567 875 12.321 3.080 9.240 Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính Trang 87 Sáu tháng đầu năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 127.558 273.826 227.391 141.074 127.558 273.826 227.391 141.074 110.796 16.762 2.211 4.116 4.032 1.899 1.999 10.960 536 604 (68) 10.892 2.723 8.169 253.689 20.140 5.927 7.022 6.661 3.514 2.194 13.334 1.850 334 1.516 14.850 3.712 11.137 208.770 18.621 4.744 7.129 6.944 3.679 2.622 9.935 658 309 349 10.284 2.571 7.713 135.977 5.097 3.183 4.340 4.165 1.649 2.699 (408) 702 1 701 293 73 220 PHỤ LỤC 3 SỔ CÁI Tài khoản: Doanh thu gạo Số hiệu tài khoản: 511B Đơn vị tính: đồng STT Tháng Số A … 11 12 … B … 06/2013 06/2013 … Chứng từ Đối tượng C … 0009 0025 … D … CDF CDF … Diễn giải E … Doanh thu bán gạo Kết chuyền doanh thu … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 88 Số hiệu TKĐƯ F … 131A 911A … × × × Nợ Số tiền Có Ghi chú G H I … 18.129.221.829 … × × … 18.129.221.829 … × × × × × PHỤ LỤC 4 SỔ CÁI Tài khoản: Doanh thu gạo nội bộ Số hiệu tài khoản: 512A Đơn vị tính: đồng STT A … 11 12 … Tháng B … 06/2013 06/2013 … Chứng từ Số Đối tượng C D … … 0009 PKD 0025 CDF … … Diễn giải E … Doanh thu gạo nội bộ Kết chuyển doanh thu … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 89 Số hiệu TKĐƯ F … 4212 911A … × × × Số tiền Nợ G Ghi chú Có H … I … 257.400 257.400 … × × × × … × × × PHỤ LỤC 5 SỔ CÁI Tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính Số hiệu tài khoản: 515 Đơn vị tính: đồng STT A … 31 32 33 34 35 36 … Tháng B … 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 … Chứng từ Số Đối tượng C D … … 0001 CDF 0002 CDF 0003 CDF 0004 CDF 0016 CDF 0025 CDF … … Diễn giải E … Thu lãi cho vay đội 1 Thu lãi cho vay đội 2 Thu lãi cho vay đội 3 Thu lãi cho vay đội 4 Thu lãi tiền gửi ngân hàng Kết chuyển doanh thu tài chính … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 90 Số hiệu TKĐƯ F … 111A 111A 111A 111A 1121 911M … × × × Số tiền Nợ G Ghi chú Có H … I … 2.081.279 986.000 627.000 1.702.200 6.813.120 12.209.599 … × × … × × × × × PHỤ LỤC 6 SỔ CÁI Tài khoản: Thu nhập khác Số hiệu tài khoản: 711 Đơn vị tính: đồng STT A … 20 21 22 23 24 25 26 27 … Tháng B … 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 … Chứng từ Số Đối tượng C D … … 0010 CDF 0021 CDF 0021 CDF 0021 CDF 0021 CDF 0021 CDF 0021 CDF 0025 CDF … … Diễn giải E … Thu 8% Quản lý phí Bán phế liệu Hoa hồng làm đại lý Thu nợ khó đòi Thanh lý máy lạnh Thu lệ phí chợ K1 Chi phí cho thuê sân phơi Kết chuyển thu nhập khác … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 91 Số hiệu TKĐƯ F … 111A 111A 111A 111A Số tiền Nợ G … 111A 911M … × × × Ghi chú Có H I … 2.470.000 2.212.122 22.919.560 12.400.000 909.901 5.500.000 11.772.727 58.183.500 … × × × × … × × × PHỤ LỤC 7 SỔ CÁI Tài khoản: Giá vốn gạo Số hiệu tài khoản: 632A Đơn vị tính: đồng STT Tháng Số A … 21 22 23 24 … Chứng từ Đối tượng B … C … 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 0009 0009 0009 … 0025 … D … CDF CDF PKD CDF … Diễn giải E … Xuất bán gạo cho khách hàng Xuất bán gạo cho khách hàng Xuất bán gạo biếu khách Kết chuyển giá vốn … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 92 Số hiệu TKĐƯ F … 155A 152E 155A 911A … × × × Nợ Số tiền Có Ghi chú G H I … 17.185.707.373 1.194.172 270.270 … × 17.187.171.815 … × × × … × × × PHỤ LỤC 8 SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí bán hàng VTNN Số hiệu tài khoản: 641D Đơn vị tính: đồng STT Tháng Số A … 40 41 42 43 44 45 46 47 … B … 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 … Chứng từ Đối tượng C … 0017 0015 0014 0014 0014 0014 0014 0025 … D … CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF … Diễn giải E … Thanh toán chi phí bán hàng VTNN Thanh toán chi phí bán hàng VTNN Phân bổ lương nhân viên bộ phận bán hàng VTNN Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3.5% BHYT Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận bán hàng VTNN Kết chuyền chi phí bán hàng … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 93 Số hiệu TKĐƯ F … 111A 111A 334 3382 3383 3384 111A 911D … × × × Nợ Số tiền Có Ghi chú G H I … 8,507,264 1,265,000 15,904,838 318.097 1.868.895 329.805 2.250.000 … × × … 30.433.899 … × × × × × PHỤ LỤC 9 SỔ CÁI Tháng 06/2013 Tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp Số hiệu tài khoản: 6421 Đơn vị tính: đồng STT A … 70 71 72 73 74 75 76 77 … 86 … Tháng B … 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 … 06/2013 … Chứng từ Số Đối tượng C D … … 0017 CDF 0014 CDF 0014 CDF 0014 CDF 0014 CDF 0014 CDF 0014 CDF 0015 CDF … … 0025 CDF … … Diễn giải E … Xuất nhiên liệu chạy máy phát điện Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận công ty Chi phí lương nhân viên bộ phận công ty Trích 2% Kinh phí công đoàn bộ phận công ty Trích 17% Bảo hiểm xã hội bộ phận công ty Trích 3% Bảo hiểm y tế bộ phận công ty Trích 1% Bảo hiểm thất nghiệp bộ phận công ty Thanh toán chi phí quản lý … Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 94 Số hiệu TKĐƯ F … 152A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A … 911B … × × × Số tiền Nợ G Ghi chú I Có H … 13.672.164 164.480.669 3.289.613 19.090.575 3.368.925 1.122.975 54.533.596 … … × … 710.651.897 … × × × … × × × PHỤ LỤC 10 SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí hoạt động tài chính Số hiệu tài khoản: 635 Đơn vị tính: đồng STT A … 20 21 22 23 … Tháng B … 06/2013 06/2013 06/2013 06/2013 … Chứng từ Số Đối tượng C … 0010 0016 0016 0025 … D … CDF CDF CDF CDF … Diễn giải E … Chi trả lãi vay Hợp đồng viên Chi tạm ứng bình ổn giá Chi trả lãi vay ngân hàng Kết chuyển chi phí tài chính … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 95 Số hiệu TKĐƯ F … 111A 111A 111A 911M … × × × Số tiền Ghi chú Nợ Có G H … 32.956.048 3.950.000 394.193.602 … × × I … 431.099.650 … × × × × × PHỤ LỤC 11 SỔ CÁI Tài khoản: Chi phí khác Số hiệu tài khoản: 811 Đơn vị tính: đồng STT A … 17 18 … Tháng B … 06/2013 06/2013 … Chứng từ Số Đối tượng C … 0010 0025 … D … CDF CDF … Diễn giải E … Phí thu nợ khó đòi Kết chuyển chi phí khác … Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong năm Số dư cuối kỳ Trang 96 Số hiệu TKĐƯ F … 111A 911M … × × × Số tiền Ghi chú Nợ Có G H … 1.164.092 … × × I … 1.164.092 … × × × × × PHỤ LỤC 12 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0001 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN Cờ Đỏ Đơn vị tính: đồng STT Trích yếu TKNO TKCO 1 Thu nộp nợ vụ hè thu 2013 đội 1 111A 1382T 2 Chi cho vay vụ hè thu 2013 1382T 111A 3 Thu lãi tiền vay 111A 515 Cộng Số tiền 257.429.056 123.000.000 2.801.279 383.230.335 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0002 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN Cờ Đỏ Đơn vị tính: đồng STT Trích yếu 1 Thu nộp nợ vụ hè thu 2013 đội 2 2 Chi cho vay vụ hè thu 2013 3 Thu lãi tiền vay Cộng TKNO TKCO 111A 1382T 1382T 111A 111A 515 Số tiền 516.738.033 115.000.000 986.000 632.724.033 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0003 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN Cờ Đỏ Đơn vị tính: đồng STT Trích yếu 1 Thu nộp nợ vụ hè thu 2013 đội 3 2 Chi cho vay vụ hè thu 2013 3 Thu lãi tiền vay Cộng TKNO TKCO 111A 1382T 1382T 111A 111A 515 Số tiền 391.338.886 86.000.000 627.000 477.965.886 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0004 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN Cờ Đỏ Đơn vị tính: đồng STT Trích yếu 1 Thu nộp nợ vụ hè thu 2013 đội 4 2 Chi cho vay vụ hè thu 2013 3 Thu lãi tiền vay Cộng Trang 97 TKNO TKCO 111A 1382T 1382T 111A 111A 515 Số tiền 537.020.763 205.310.325 1.702.200 744.033.288 PHỤ LỤC 13 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0005 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN Cờ Đỏ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trích yếu Nhận tiền vay về nhập quỹ Rút tiền gửi về nhập quỹ Chi nộp vào tài khoản tiền gửi Chi tạm ứng nội bộ Hoàn ứng nhập mua thức ăn Thuế GTGT đầu vào Hoàn ứng chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang lúa Hoàn ứng công tác phí Hoàn ứng nhập mua công cụ dụng cụ Hoàn ứng chi phí đất thí nghiệm sinh học Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang lúa thí nghiệm Hoàn ứng chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang lúa Xuất bao PP và dây nilon Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang lúa Cộng Trang 98 TKNO TKCO 111A 311 111A 1121 1121 111A 141 111A 152K 141 1331 141 627A 141 154A 627A 6421 141 153 141 627E 141 154E 627E 622A 141 154A 622A 627A 153 154A 627A Số tiền 44.000.000.000 10.000.000.000 37.837.000.000 1.243.000.000 225.880.000 439.183 98.039.703 98.039.703 12.996.817 272.503.600 5.180.000 5.180.000 17.285.200 17.285.200 234.733.600 234.733.600 94.302.296.606 PHỤ LỤC 14 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0006 Đối tượng: NHÀ MÁY TÂN THÀNH Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Trích yếu Thu tiền bán lẻ PP Thu 7% BHXH Thu 1,5% BHYT Thu 1% BHTN Thuế GTGT đầu vào Thanh toán chi phí sản xuất chung Thanh toán chi phí nhân công trực tiếp Thanh toán chi phs nguyên liệu trực tiếp Thanh toán chi phí bán hàng Thanh toán lương nhân viên Thanh toán chi phí vận chuyển Phân bổ lương nhân viên Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3% BHYT Trích 1% BHTN Phân bổ lương nhân viên bán hàng Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3% BHYT Trích 1% BHTN Xuất gạo thành phẩm chế biến Nhập gạo thành phẩm chế biến Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang chế biến Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang chế biến Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp sang chế biến Xuất chuyển kho nội bộ Cộng Trang 99 TKNO TKCO 111E 131A 111E 3383 111E 3384 111E 3389 1331 111E 627B 111E 622B 111E 621B 111E 641B 111E 334 111E 155A 111E 627B 334 627B 3382 627B 3383 627B 3384 627B 3389 641B 334 641B 3382 641B 3383 641B 3384 641B 3389 621B 155A 155A 154B 154B 627B 154B 622B 154B 621B 155A 155A Số tiền 178.375.000 2.007.285 430.133 286.755 5.984.009 15.772.612 22.326.280 4.399.323 63.083.843 33.546.812 1.754.545 29.594.994 591.900 4.285.785 756.315 252.105 3.951.818 79.036 589.050 103.950 34.650 4.669.479.183 4.712.717.903 51.253.711 22.326.280 4.673.878.506 773.890.696 15.271.752.479 PHỤ LỤC 15 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0007 Đối tượng: NHÀ MÁY THỚI LAI Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 Trích yếu Nhập quỹ tạm ứng từ công ty về Thu tiền bán lẻ PP Thu 7% BHXH Thu 1.5% BHYT Thu 1% BHTN Thanh toán chi phí nhân công trực tiếp Thuế GTGT đầu vào Thanh toán chi phí sản xuất chung Thanh toán lương nhân viên Thanh toán chi phí bán hàng Thanh toán chi phí vận chuyển Thanh toán chi phí nhân công trực tiếp lúa Xuất bao chứa gạo Xuất bao chứa gạo bán Xuất gạo lức Jesmin công ty Xuất gạo nhiên liệu chế biến Xuất gạo thành phẩm chế biến Nhập thành phẩm chế biến Phân bổ lương nhân viên Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3% BHYT Trích 1% BHTN Kết chuyển chi phí nhân công sang chế biến Kết chuyển chi phí nhân công sang lúa Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang chế biến Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp sang chế biến Cộng Trang 100 TKNO TKCO 111D 141 111D 131A 111D 3383 111D 3384 111D 3389 622B 111D 1331 111D 627B 111D 334 111D 641B 111D 155A 111D 622A 111D 627B 153 641B 153 621B 155A 621B 152E 621B 155A 155A 154B 627B 334 627B 3382 627B 3383 627B 3384 627B 3389 154B 622B 154A 622A 154B 627B 154B 621B Số tiền 70.000.000 103.335.540 2.773.890 594.405 396.270 45.375.712 1.347.280 13.702.293 46.088.175 20.956.360 14.714.900 102.928.696 161.547.800 133.520.400 1.332.429.680 1.927.384.769 6.361.966.812 9.772.001.061 46.088.175 921.764 6.736.590 1.188.810 396.270 45.375.712 102.928.696 230.581.702 9.621.781.261 30.167.063.023 PHỤ LỤC 16 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0008 Đối tượng: NHÀ MÁY CỜ ĐỎ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 Trích yếu Thanh toán chi phí sản xuất chung Thuế GTGT đầu vào Nhập mua than đá Thanh toán chi phí nhân công trực tiếp Thanh toán chi phí nguyên liệu trực tiếp Thanh toán chi phí bán hàng Thanh toán chi phí sản xuất chung lúa Thanh toán chi phí nhân công trực tiếp lúa Thanh toán chi phí bán hàng lúa Thanh toán chi phí sữa chữa kho Xuất bao và chỉ may bao Xuất bao đựng cám Xuất than đá Xuất dây may bao lúa Xuất gạo thành phẩm chế biến Nhập thành phẩm chế biến Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang gạo Kết chuyển chi phísản xuất chung sang lúa Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang gạo Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang lúa Kết chuyển chi phí nhiên liệu trực tiếp sang gạo Nhập quỹ từ công ty về Cộng Trang 101 TKNO TKCO 627B 111F 1331 111F 153 111F 622B 111F 621B 111F 641B 111F 627A 111F 622A 111F 641A 111F 2412 111F 627B 153 641B 153 621B 153 627A 153 621B 155A 155A 154B 154B 627B 154A 627A 154B 622B 154A 622A 154B 621B 111F 141 Số tiền 1.891.838 4.473.077 5.649.091 28.165.503 14.661.120 13.217.000 4.400.000 67.119.300 3.861.880 34.872.728 3.825.200 195.868 5.649.091 960.000 6.520.050.562 6.657.548.319 5.717.038 5.360.000 28.165.503 67.119.300 6.540.360.773 200.000.000 20.213.263.191 PHỤ LỤC 17 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0009 Đối tượng: PHÒNG KINH DOANH Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Trích yếu Xuất bán gạo cho khách hàng Xuất bán gạo cho khách hàng Kết chuyển giá vốn sang kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán gạo Thuế GTGT đầu ra Xuất bán gạo biếu khách Doanh thu gạo nội bộ Thuế GTGT đầu ra Kết chuyển giá vốn sang kết quả hoạt động kinh doanh Cộng TKNO TKCO Số tiền 632A 155A 17.185.707.373 632A 152E 1.194.172 911A 632A 17.186.901.545 131A 511B 18.129.221.829 131A 3331 411.979.013 632A 155A 270.270 4212 512A 257.400 4212 3331 12.870 911A 632A 270.270 52.915.814.742 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0010 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trích yếu TKNO TKCO Số tiền Thu 8% quản lý phí 111A 711 2.470.000 Thuế GTGT đầu ra 111A 3331 132.905 Thu nộp nợ vay phân và nợ cũ 111A 711 12.400.000 Thu tiền thanh lý máy lạnh 111A 711 909.091 Thuế GTGT đầu ra 111A 3331 90.909 Thu tiền thuế TNCN quý I/2013 111A 1382T 20.173.071 Hạch toán công nợ lệ phí chợ K1 3388 711 5.500.000 Thu hoàn vay tổ bốc vác 111A 1382T 27.420.000 Chi cho tổ bốc vác vay 1382T 111A 21.000.000 Thu lãi tiền vay 111A 515 699.000 Thu nộp gửi tiền công ty 111A 3388 4.523.495.600 Chi trả tiền gửi cho khách hàng 3388 111A 3.355.551.613 Chi trả lãi vay 635 111A 32.956.048 Chi cho hợp đồng lò sấy ứng khối lượng sấy 1382T 111A 130.000.000 Chi ứng chi phí vụ hè thu 2013 sản xuất lúa giống 1382T 111A 330.000.000 Phí thu nợ khó đòi 811 111A 1.164.092 Cộng 8.463.962.329 Trang 102 PHỤ LỤC 18 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0011 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Trích yếu Thu tiền bán sản phẩm chăn nuôi Thu lại tiền chiết khấu mua thức ăn dư Chi chuyển tiền mua thuốc thu y Thanh toán mua thuốc thú y và chi phí vận chuyển Thanh toán chi phí nhân công trực tiếp Thanh toán chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang tại chăn nuôi Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang tại chăn nuôi Nhập mua thuốc thú y Nhập mua thuức ăn Xuất thức ăn cho trại chăn nuôi Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp sang trại chăn nuôi Nhập chuyển đàn heo giống Xuất heo giống sang nuôi thịt Kết chuyển nguyên liệu trực tiếp sang trại chăn nuôi Nhập sản phẩm heo thịt hoàn thành xuất bán Xuất bán sản phẩm heo nái loại Kết chuyển chi phí vốn sang kết quả hoạt động kinh doanh Phải thu tiền bán hàng Hạch toán số dư công nợ chăn nuôi Giá vốn heo giống và heo thịt xuất bán Kết chuyển giá vốn sang kết quả hoạt động kinh doanh Nhập thành phẩm heo thịt và heo giống Điều chỉnh nhập chuyển đàn heo thịt và heo giống Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp sang trại chăn nuôi Nhập heo giống Giá vốn bán cá thịt Kết chuyển giá vốn cá sang kết quả hoạt động kinh doanh Điều chỉnh nhập sản phẩm cá thịt Nhập sản phẩm heo chuyển nuôi nái hậu bị Cộng Trang 103 TKNO TKCO 111A 131E 111A 331B 331B 111A 152K 111A 622C 111A 627C 111A 154C 622C 154C 627C 152K 331B 152K 331B 621C 152K 154C 621C 155E 154C 621C 155E 154C 621C 155E 154C 632E 155E 911F 632E 131E 511E 131E 711 632E 155E 911F 632E 155E 154C 621C 155E 154C 621C 155E 154C 632E 155E 911F 632E 155E 154C 155E 154C Số tiền 480.738.000 218.002 7.029.847 13.037.650 9.000.000 7.040.000 9.000.000 7.040.000 4.230.000 450.854.160 657.742.999 657.742.999 562.980.000 562.980.000 562.980.000 620.552.000 18.957.151 18.957.151 747.564.000 1.000 2.061.743.229 2.061.743.229 318.064.229 145.166.728 145.166.728 145.166.728 57.177.197 57.177.197 -289.981.803 5.368.500 10.105.436.921 PHỤ LỤC 19 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0014 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 Trích yếu Thu 7% BHXH Thu 1.5% BHYT Thu 1% BHTN Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận công ty Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận phòng DVSX Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận bán hàng VTNN Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận sản xuất lúa NC Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận lúa TN Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận sản xuất lúa Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận sản xuất chung trại Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận nhân công trực tiếp trại Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận PKD Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận NMCĐ Thanh toán lương nhân viên Phân bổ lương nhân viên công ty Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3,5% BHYT Trích 1% BHTN Phân bổ lương nhân viên bộ phận DVSX Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3,5% BHYT Trích 1% BHTN Phân bổ lương nhân viên bộ phận bán hàng VTNN Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3,5% BHYT Trích 1% BHTN Phân bổ lương nhân viên bộ phận sản xuất lúa NC Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3,5% BHYT Trích 1% BHTN Phân bổ lương nhân viên bộ phận sản xuất lúa TN Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3,5% BHYT Trích 1% BHTN Trang 104 TKNO TKCO 334 3383 334 3384 334 3389 6421 111A 6423 111A 641D 111A 622F 111A 622E 111A 627A 111A 627C 111A 622C 111A 6422 111A 627B 111A 334 111A 6421 334 6421 3382 6421 3383 6421 3384 6421 3389 6423 334 6423 3382 6423 3383 6423 3384 6423 3389 641D 334 641D 3382 641D 3383 641D 3384 641D 3389 622F 334 622F 3382 622F 3383 622F 3384 622F 3389 627A 334 627A 3382 627A 3383 627A 3384 627A 3389 Số tiền 23.422.980 5.019.206 3.346.141 13.325.000 3.500.000 2.250.000 1.000.000 500.000 13.000.000 500.000 1.500.000 1.500.000 4.500.000 395.746.142 164.480.669 3.289.613 19.090.575 3.368.925 1.122.975 29.246.722 584.934 3.552.150 626.850 208.950 15.904.838 318.097 1.868.895 329.805 109.935 7.579.090 151.582 1.117.410 197.190 65.730 3.035.454 60.709 567.630 100.170 33.390 STT 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 Trích yếu TKNO TKCO Số tiền Phân bổ lương nhân viên bộ phận sản xuất lúa 627A 334 127.480.889 Trích 2% KPCĐ 627A 3382 2.549.618 Trích 17% BHXH 627A 3383 18.046.350 Trích 3,5% BHYT 627A 3384 3.184.650 Trích 1% BHTN 627A 3389 1.061.550 Phân bổ lương nhân viên bộ phận sản xuất lúa giống CT 622E 334 14.833.636 Trích 2% KPCĐ 622E 3382 296.673 Trích 17% BHXH 622E 3383 2.773.890 Trích 3,5% BHYT 622E 3384 489.510 Trích 1% BHTN 622E 3389 163.170 Phân bổ lương nhân viên bộ phận sản xuất chung trại 627C 334 3.713.181 Trích 2% KPCĐ 627C 3382 74.264 Trích 17% BHXH 627C 3383 694.365 Trích 3,5% BHYT 627C 3384 122.535 Trích 1% BHTN 627C 3389 40.845 Phân bổ lương nhân viên bộ phận nhân công trực tiếp trại 622C 334 7.330.908 Trích 2% KPCĐ 622C 3382 146.618 Trích 17% BHXH 622C 3383 1.370.880 Trích 3,5% BHYT 622C 3384 241.920 Trích 1% BHTN 622C 3389 80.640 Phân bổ lương nhân viên bộ phận PKD 6422 334 15.246.816 Trích 2% KPCĐ 6422 3382 304.936 Trích 17% BHXH 6422 3383 2.117.010 Trích 3,5% BHYT 6422 3384 373.590 Trích 1% BHTN 6422 3389 124.530 Phân bổ lương nhân viên bộ phận NMCĐ 627B 334 38.682.266 Trích 2% KPCĐ 627B 3382 773.645 Trích 17% BHXH 627B 3383 5.685.225 Trích 3,5% BHYT 627B 3384 1.003.275 Trích 1% BHTN 627B 3389 334.425 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang lúa NC 154G 622F 10.111.002 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang lúa TN 154E 622E 4.297.353 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang lúa giống CT 154E 622E 18.556.879 Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang lúa 154A 627A 165.323.057 Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang trại 154C 627C 5.145.190 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang trại 154C 622C 10.670.966 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang chế biến 154B 627B 50.978.836 Cộng 1.240.546.850 Trang 105 PHỤ LỤC 20 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0015 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Trích yếu Thanh toán chi phí quản lý Thuế GTGT đầu vào Thanh toán chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang lúa Thanh toán chi phí quản lý Thanh toán chi phí bán hàng vật tư nông nghiệp Thanh toán chi phí sản xuất chung Kết chuyển chi phí sản xuất chung sang trại Cộng TKNO TKCO Số tiền 6421 111A 34.533.596 1331 111A 3.382.057 627A 111A 17.175.233 154A 627A 17.175.233 6423 111A 3.521.381 641D 111A 1.265.000 627C 111A 1.157.000 154C 627C 1.157.000 79.366.500 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0018 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Trích yếu Chi viếng đám tang Chi viếng đám tang Chi nộp BHYT tháng 06/2013 Chi nộp BHTN tháng 06/2013 Chi nộp BHXH tháng 06/2013 Thanh toán chi phí quản lý PKD Thuế GTGT đầu vào Hạch toán phí ủy thác xuất khẩu Cộng TKNO 3532B 3532A 3384 3389 3383 6422 1331 641B Trang 106 TKCO 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A Số tiền 1.000.000 900.000 18.271.132 8.120.490 102.713.911 3.718.356 297.720 96.473.653 231.495.262 PHỤ LỤC 21 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0017 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 Trích yếu TKNO TKCO Số tiền Thu tiền bán lẻ VTNN 111A 131C 105.960.000 Thanh toán chi phí bán hàng VTNN 641D 111A 8.507.264 Xuất nhiên liệu chạy máy đèn công ty 6421 152A 13.672.164 Xuất nhiên liệu bán lẻ 632D 152A 32.789.244 Xuất thuốc sâu bán lẻ 632D 152C 46.790.487 Xuất phân bón bán lẻ 632D 152B 36.765.200 Kết chuyển giá vốn sang kết quả kinh doanh 911D 632D 116.344.931 Phải thu tiền bán hàng 131C 511C 122.575.169 Thuế GTGT đầu ra 131C 3331 7.844.031 Xuất dầu làm đất lúa giống công ty 621E 152A 20.711.433 Thuế GTGT đầu ra 621E 3331 4.902.898 Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp sang lúa giống CT 154E 621E 25.614.331 Xuất nhiên liệu sản xuất lúa giống công ty 632K 152A 3.475.230 Xuất thuốc sâu sản xuất lúa giống công ty 632K 152C 167.278.411 Kết chuyển giá vốn sang kết quả kinh doanh 911K 632K 170.753.641 Ghi nợ VTNN sản xuất lúa giống công ty 1382T 512D 170.753.641 Thuế GTGT đầu ra 1382T 3331 8.711.444 Xuất nhiên liệu sản xuất lúa thí nghiệm 621E 152A 2.877.150 Xuất thuốc sâu sản xuất lúa thí nghiệm 621E 152C 3.417.216 Thuế GTGT đầu ra 621E 3331 458.576 Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp sang lúa TN 154E 621E 6.752.942 Xuất nhiên liệu sản xuất lúa NC 621F 152A 3.712.700 Xuất thuốc sâu sản xuất lúa NC 621F 152C 35.086.929 Xuất phân bón sản xuất lúa NC 621F 152B 13.900.500 Thuế GTGT đầu ra 621F 3331 2.820.641 Kết chuyển chi phí nguyên liệu trực tiếp sang lúa NC 154G 621F 55.520.770 Nhập mua thuốc sâu 152C 331S 496.885.764 Thuế GTGT đầu vào 1331 331S 101.426.106 Nhập mua nhiên liệu 152A 331S 765.818.182 Cộng 2.552.126.995 Trang 107 PHỤ LỤC 22 CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Số: 0025 Đối tượng: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trích yếu Kết chuyển doanh thu gạo Kết chuyển doanh thu VTNN Kết chuyển doanh thu chăn nuôi Kết chuyển doanh thu gạo nội bộ Kết chuyển doanh thu VTNN nội bộ phòng DVSX Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính Kết chuyển thu nhập khác Kết chuyển chi phí bán hàng VTNN Kết chuyển chi phí bán hàng lúa Kết chuyển chi phí bán hàng gạo Kết chuyển chi phí khối quản lý nông trường Kết chuyển chi phí ngành chế biến Kết chuyển chi phí ngành dịch vụ Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính Kết chuyển chi phí khác Cộng Trang 108 TKNO 511B 511C 511E 512A 512D 515 711 911D 911B 911A 911B 911A 911D 911M 911M TKCO 911A 911D 911F 911A 911K 911M 911M 641D 641A 641B 6421 6422 6423 635 811 Số tiền 18.129.221.829 122.575.169 747.564.000 257.400 170.753.641 12.209.599 58.183.500 30.443.899 3.861.880 331.344.942 710.651.897 23.682.958 61.102.557 431.099.650 1.164.092 20.834.117.013 PHỤ LỤC 23 SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 06/2013 Đơn vị tính: đồng STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Chứng từ 0001 0002 0003 0004 0005 0006 0007 0008 0009 0010 0011 0012 0013 0014 0015 0016 0017 0018 0019 0020 0021 0022 0023 0024 0025 Ngày 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 31/06/2013 Cộng Tháng 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 06 Đơn vị CDF CDF CDF CDF CDF TANT TLAI CDO PKD CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF CDF Trang 109 Tiền 383.230.335 632.724.033 477.965.886 744.033.288 94.302.296.606 15.271.752.479 30.167.063.023 20.213.263.191 52.915.814.742 8.463.962.329 10.105.436.921 5.494.162.185 289.584.630 1.240.546.850 79.366.500 1.231.769.869 2.552.126.995 231.495.262 2.498.785.289 8.286.586.520 397.883.097 4.300.019.666 7.113.747.002 5.387.326.214 20.834.117.013 293.615.059.925 Ghi chú PHỤ LỤC 24 HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Mẫu Số: 01GTKT3/001 Ký Hiệu: CD/11P Liên 3: Nội bộ Số: 0002041 Ngày 04 tháng 06 năm 2013 Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ Địa chỉ: Xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Mã số thuế: 1800155004 Điện thoại: (0710) 3 865 503 Fax: (0710) 3 865 503 Email: adslcodofarm@vnn.vn Website: http://www.codofarm.com Số tài khoản: 007704070003904. Tại: Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM – CN Cần Thơ Người mua hàng: CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ Đơn vị: Nhà máy Cờ Đỏ Mã số thuế: 1800155004 Địa chỉ: Ấp 1, xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ Số tài khoản: 007704070003904. Tại: Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM – CN Cần Thơ Hình thức thanh toán: Chi phí nội bộ STT 1 Tên hàng hóa, dịch vụ Gạo 5% tấm Thuế suất GTGT: 5% Đơn vị tính Kg Số lượng Đơn giá Thành tiền 30 8.580 257.400 Cộng tiền hàng: Tiền thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán: 257.400 12.870 270.270 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm bảy mươi nghìn, hai trăm bảy mươi đồng. NGƯỜI MUA HÀNG NGƯỜI BÁN HÀNG Trang 110 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ PHỤ LỤC 25 ỦY BAN NHÂN DÂN TP CẦN THƠ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ PHIẾU THU TIỀN MẶT Nhận của Ông (Bà): NGUYỄN HỮU TÂM Đơn vị: NGUYỄN HỮU TÂM Lý do: Thu quản lý phí Chứng từ liên hệ: STT DIỄN GIẢI GHI NỢ 1 Thu 8% quản lý phí làm đất 111A Cộng SỐ: 01087 Mã KH: XD04 GHI CÓ 711 SỐ TIỀN 22.000 22.000 Viết bằng chữ: Hai mươi hai nghìn đồng chẵn. THỦ TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUĨ NGƯỜI NỘP TIỀN NGƯỜI LẬP PHIẾU ỦY BAN NHÂN DÂN TP CẦN THƠ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ PHIẾU XUẤT KHO SỐ: 00372 Ngày 05 tháng 06 Năm 2013 Nhận của Ông (Bà): Đào Hồng Thơ Mã KH: Đơn vị: Phòng Tổ chức hành chính Lý do: Xuất nhiên liệu chạy máy đèn Chứng từ liên hệ: STT DIỄN GIẢI GHI NỢ GHI CÓ SỐ TIỀN 1 Xuất nhiên liệu chạy máy đèn 6421 152A 13.672.164 Cộng 13.672.164 Viết bằng chữ: Mười ba triệu, sáu trăm bảy mươi hai nghìn, một trăm sáu mươi bốn đồng chẵn. THỦ TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUĨ Trang 111 NGƯỜI NỘP TIỀN NGƯỜI LẬP PHIẾU PHỤ LỤC 26 ỦY BAN NHÂN DÂN TP CẦN THƠ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ PHIẾU CHI TIỀN MẶT SỐ: 05324 Ngày 03 tháng 06 Năm 2013 Nhận của Ông (Bà): GIANG VĂN PHỤNG Mã KH: K08 Đơn vị: Hợp đồng viên Lý do: Chi trả lãi vay Chứng từ liên hệ: STT DIỄN GIẢI GHI NỢ GHI CÓ SỐ TIỀN 1 Chi trả lãi vay 635 111A 1.402.000 Cộng 1.402.000 Viết bằng chữ: Một triệu, bốn trăm lẻ hai nghìn đồng chẵn. THỦ TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUĨ NGƯỜI NỘP TIỀN NGƯỜI LẬP PHIẾU ỦY BAN NHÂN DÂN TP CẦN THƠ CÔNG TY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ PHIẾU CHI TIỀN MẶT SỐ: 07983 Ngày 03 tháng 06 Năm 2013 Nhận của Ông (Bà): VÕ THANH HIỀN Mã KH: Đơn vị: Phòng Kế toán – Tài chính Lý do: Chi trả phí thu nợ khó đòi ông Đào Bộ Chứng từ liên hệ : STT DIỄN GIẢI GHI NỢ GHI CÓ SỐ TIỀN 1 Chi trả phí thu nợ khó đòi 811 111A 1.164.092 ông Đào Bộ Cộng 1.164.092 Viết bằng chữ: Một triệu, một trăm sáu mươi bốn nghìn, không trăm chín mươi hai đồng chẵn. THỦ TRƯỞNG KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ QUĨ Trang 112 NGƯỜI NỘP TIỀN NGƯỜI LẬP PHIẾU PHỤ LỤC 27 SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Doanh thu nội bộ gạo Số hiệu tài khoản: 512A Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 Chứng từ Số Ngày B C 0002041 10/06/2013 0025 30/06/2013 Diễn giải Số hiệu TKĐƯ D Xuất gạo biếu khách NMCĐ Kết chuyển doanh thu Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 113 E 4212 911A × × × Số tiền Nợ F 257.400 × 257.400 × Ghi chú Có G 257.400 H × 257.400 × × × × PHỤ LỤC 28 SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Doanh thu tài chính Số hiệu tài khoản: 515 Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … 13 14 Chứng từ Số Ngày B C 01111 11/06/2013 01112 11/06/2013 01119 13/06/2013 01164 17/06/2013 01168 18/06/2013 01200 20/06/2013 01214 21/06/2013 01215 21/06/2013 01244 22/06/2013 … … 00799 30/06/2013 0025 30/06/2013 Diễn giải D Thu lãi cho vay Lê Quang Phú Thu lãi cho vay Nguyễn Ngọc Tốt Thu lãi cho vay Nguyễn Thị Liễu Thu lãi cho vay Lê Văn Hung Thu lãi cho vay Lê Quang Phú Thu lãi cho vay Trương Văn Tẻn Thu lãi cho vay Nguyễn Hữu Chuyển Thu lãi cho vay Nguyễn Văn Hải Thu lãi cho vay Nguyễn Ngọc Tuấn … Thu lãi tiền gửi ngân hàng Kết chuyển doanh thu Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 114 Số hiệu TKĐƯ E 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A … 111A 911M × × × Số tiền Nợ F … 12.209.599 × 12.209.599 × Ghi chú Có G 22.000 240.000 2.513.279 56.000 82.000 627.000 493.000 493.000 283.200 … 6.813.120 × 12.209.599 × H × × × PHỤ LỤC 29 SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Thu nhập khác Số hiệu tài khoản: 711 Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 3 4 5 … 29 30 31 32 33 34 Chứng từ Số Ngày B C 01087 03/06/2013 01097 10/06/2013 01099 10/06/2013 01102 10/06/2013 01104 10/06/2013 … … 01295 27/06/2013 01344 30/06/2013 01423 30/06/2013 01426 30/06/2013 04901 30/06/2013 30/06/2013 Diễn giải Số hiệu TKĐƯ D 8% QLP làm đất Nguyễn Hữu Tâm 8% QLP làm đất Võ Văn Đợi 8% QLP làm đất Phan Thị Liền 8% QLP làm đất Nguyễn Kim Liên 8% QLP làm đất Lê Văn Náo E 111A 111A 111A 111A 111A … 111A 111A 111A 111A 111A 911M × × × Thu Thu Thu Thu Thu … Thanh lý máy lạnh Thu lệ phí chợ K1 Chi phí cho thuê sân phơi Bán phế liệu Hoa hồng làm đại lý Kết chuyển thu nhập khác Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 115 Số tiền Nợ F 58.183.500 × 58.183.500 × Có G 121.000 100.000 103.000 53.000 106.000 … 909.091 5.500.000 11.772.727 2.212.122 22.919.560 × 58.183.500 × Ghi chú H × × × PHỤ LỤC 30 SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Giá vốn gạo Số hiệu tài khoản: 632A Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 3 4 5 6 … 25 26 27 28 Chứng từ Số Ngày B 0002025 0002026 0002027 0002028 0002041 0002042 … 0002132 0002152 0002153 0025 C 04/06/2013 04/06/2013 09/06/2013 10/06/2013 15/06/2013 15/06/2013 … 25/06/2013 28/06/2013 28/06/2013 30/06/2013 Diễn giải D Xuất bán gạo NMCĐ Xuất bán gạo NMTL Xuất bán gạo NMCĐ Xuất gạo biếu khách NMCĐ Xuất bán gạo NMTL Xuất bán gạo NMTT … Xuất bán gạo CHGT Xuất bán gạo NMTT Xuất bán gạo NMCĐ Kết chuyển giá vốn gạo Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 116 Số hiệu TKĐƯ E 155A 155A 155A 155A 155A 155A … 155A 155A 155A 911A × × × Số tiền Nợ F 2.050.747.334 2.346.686.980 2.767.747.383 270.282 5.269.826.700 1.959.436.000 … 6.855.180 1.499.147.105 1.403.168.773 × 17.187.171.815 × Ghi chú Có G H 17.187.171.815 × 17.187.171.815 × × × × PHỤ LỤC 31 SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Chi phí bán hàng VTNN Số hiệu tài khoản: 641D Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chứng từ Số Ngày B 00115 00118 00124 00129 00130 00162 00193 00193 00193 00193 00193 0025 C 03/06/2013 03/06/2013 04/06/2013 04/06/2013 04/06/2013 27/06/2013 29/06/2013 29/06/2013 29/06/2013 29/06/2013 29/06/2013 30/06/2013 Diễn giải D Chi phí bốc vác VTNN chuyển kho nội bộ Chi phí bốc vác VTNN xuất cho HĐV Chi phí bốc vác VTNN xuất cho HĐV Chi phí bốc vác VTNN chuyển kho nội bộ Chi phí vận chuyển kho VTNN Phụ cấp độc hại VTNN tháng 06/2013 Lương nhân viên bán hàng VTNN Trích 2% KPCĐ Trích 17% BHXH Trích 3,5% BHYT Trích 1% BHTN Kết chuyền chi phí bán hàng Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 117 Số hiệu TKĐƯ E 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 911D × × Số tiền Nợ F 2.364.153 5.434.000 1.390.400 210.000 1.958.912 554.864 15.904.838 318.097 1.868.895 329.805 109.935 × 30.433.899 × Có Ghi chú G H 30.433.899 × 30.433.899 × × × × PHỤ LỤC 32 SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp bộ phận công ty Số hiệu tài khoản: 6421 Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 .. 20 Chứng từ Số Ngày B C 00372 05/06/2013 00375 10/06/2013 00378 17/06/2013 00379 19/06/2013 00381 20/06/2013 00384 21/06/2013 00387 24/06/2013 00389 24/06/2013 00397 30/06/2013 00402 30/06/2013 … … 0025 30/06/2013 Diễn giải D Xuất nhiên liệu chạy máy phát điện Hoàn ứng công tác phí cho Nguyễn Văn Nhiên Hoàn ứng công tác phí cho Trần Thành Nam Hoàn ứng công tác phí cho Bùi Hiểu Hòa Chi phí sửa máy vi tính bộ phận công ty Chi phí card điện thoại bộ phận công ty Chi phí điện thoại cố định và Internet bộ phận công ty Chi phí tiếp khách bộ phận công ty Thanh toán tiền ăn trưa bộ phận công ty Chi phí lương nhân viên bộ phận công ty … Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 118 Số hiệu TKĐƯ E 152A 141 141 141 111A 111A 111A 111A 111A 334 … 911B × Số tiền Nợ Có F G 13.672.164 5.700.000 6.175.545 5.017.272 409.700 900.000 2.086.154 2.412.000 13.325.000 164.480.669 … 710.651.897 710.651.897 710.651.897 Ghi chú H × PHỤ LỤC 33 SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Chi phí hoạt động tài chính Số hiệu tài khoản: 635 Đơn vị tính: đồng STT A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 … 12 Chứng từ Số Ngày B 05324 05325 05326 05650 05874 06051 06153 06318 06355 … 0025 C 03/06/2013 03/06/2013 03/06/2013 13/06/2013 17/06/2013 21/06/2013 24/06/2013 26/06/2013 27/06/2013 … 30/06/2013 Diễn giải D Chi trả lãi tiền vay Giang Văn Phụng Chi trả lãi tiền vay Nguyễn Thanh Thảo Chi trả lãi tiền vay Trần Thị Tuyết Chi trả lãi tiền vay Nguyễn Văn Đức Chi trả lãi tiền vay Nguyễn Thị Dư Chi trả lãi tiền vay Nguyễn Thanh Thảo Chi trả lãi tiền vay Nguyễn Thanh Thảo Chi trả lãi tiền vay Nguyễn Thị Bình Chi trả lãi tiền vay Trần Thị Nụ … Kết chuyển chi phí tài chính Số dư đầu kỳ Cộng số phát sinh trong tháng Số dư cuối kỳ Trang 119 Số hiệu TKĐƯ E 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A 111A … 911M × × × Số tiền Nợ F 1.402.000 7.757.600 7.448.000 499.600 2.552.248 990.000 300.000 4.573.000 7.433.600 … × 431.099.650 × Ghi chú Có G 431.099.650 × 431.099.650 × H × × × PHỤ LỤC 34 SỔ CHI TIẾT Tháng 06/2013 Tài khoản: Chi phí khác Số hiệu tài khoản: 811 Đơn vị tính: đồng STT A Chứng từ Số Đối tượng B C Diễn giải D 1 07983 27/06/2013 Phí thu nợ khó đòi 2 0025 Số hiệu TKĐƯ Nợ Có E F G 111A 30/06/2013 Kết chuyển chi phí khác Số tiền Trang 120 × H 1.164.092 911 Cộng số phát sinh trong tháng Ghi chú 1.164.092 1.164.092 1.164.092 × [...]... 2.1.4 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.4.1 Khái niệm Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán gồm: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu đạt được và tổng chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định. .. của kế toán xác định kết quả kinh doanh Trong các doanh nghiệp, bộ phận kế toán có chức năng giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, theo dõi việc sử dụng và bảo quản tài sản của doanh nghiệp Bên cạnh đó, kế toán xác định kết quả kinh doanh là điều kiện cần thiết để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định, là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt. .. khoản nợ khó đòi đã xóa sổ,… Hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi phát sinh bất thường trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Trang 4 2.1.1.5 Khái niệm và ý nghĩa của kế toán xác định kết quả kinh doanh a) Khái niệm Kế toán xác định kết quả kinh doanh là kế toán phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, hạch toán và lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đúng theo cơ chế của... hoạt động đã thực hiện và được biểu hiện dưới chỉ tiêu lãi hay lỗ Nếu tổng doanh thu lớn hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp có lời, ngược lại nếu tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí thì doanh nghiệp lỗ Nội dung của kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm: - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Kết quả hoạt động tài chính - Kết quả hoạt động khác 2.1.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động. .. lợi nhuận tại Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU - Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2011 Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Ngọc Vân Luận văn Cử nhân Đại học Cần Thơ Bài viết về kế toán xác định và phân tích về hiệu quả hoạt Trang 2 động của công ty Từ phân tích này thấy được điểm mạnh và điểm yếu của công ty Cuối cùng đề ra một số biện pháp... cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp Hơn thế nữa, kế toán xác định kết quả kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ đó, doanh nghiệp sẽ lựa chọn những phương án kinh doanh, phương án đầu tư hiệu quả nhất 2.1.2 Kế toán doanh thu và thu nhập 2.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp... cơ sở lý luận, công tác hạch toán kế toán về quy trình kế toán xác định kết quả kinh doanh, phân tích các chỉ số liên quan đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận Từ đó, đánh giá mức độ tăng trưởng, tìm ra những nhân tố tích cực và tiêu cực tác động đến kết quả đó Đồng thời, đề xuất Trang 1 một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty 1.2.2 Mục tiêu... Tài khoản 008: Dự toán chi sự nghiệp, dự án 2.1.5.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi (lỗ) của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn... phận kế toán để tập hợp doanh thu, chi phí và kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh của tháng 06/2013 - Mục tiêu 3: Áp dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 Trang 23 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Giới thiệu về công ty -... kinh tế trong doanh nghiệp, công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả công tác quản lý của doanh nghiệp Không chỉ thế, phân tích toàn diện mọi hoạt động cũng không kém phần quan trọng Thông qua việc phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mức biến động và mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp, nhằm

Ngày đăng: 09/10/2015, 23:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan