Phân tích chi phí

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 82)

Bảng 4.7 Phân tích chi phí theo khoản mục chi phí trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 350.839 599.945 564.915 249.106 71,0 (35.030) (5,8) Chi phí bán hàng 4.031 8.625 10.425 4.594 114,0 1.800 20,9 Chi phí QLDN 6.649 6.182 6.252 (467) (7,0) 70 1,1 Chi phí HĐTC 6.229 12.240 12.409 6.011 96,5 169 1,4 Chi phí khác 627 344 567 (283) (45,1) 223 64,8 Tổng chi phí 368.375 627.336 594.568 258.961 70,3 (32.768) (5,2)

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2010, 2011 và 2012

Qua bảng trên ta thấy, tổng chi phí tăng mạnh từ năm 2011 cụ thể là 627.336 triệu đồng, tăng 70,3%. Nguyên nhân, do sản lượng tiêu thụ tỷ lệ

thuận với doanh thu bán hàng, dẫn đến giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng tăng giảm tương tự doanh thu bán hàng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý doanh nghiệp biến động không nhiều vì các chi phí quản lý thường phát sinh ở các nghiệp vụ tương đối giống nhau qua các năm. Ngoài ra, chi phí khác năm 2010 khá cao do phát sinh chi nộp tiền thuê đất từ năm 2004 đến 2009, dẫn đến đội chi phí lên cao. Trong năm 2011, chi phí tương đối trở về mức ổn định khoảng 344 triệu đồng, các chi phí phát sinh của công ty chủ yếu do mức khấu hao TSCĐ không đối tượng phân bổ (chẳng hạn như: các công trình đường giao thông ở các kinh, bờ ruộng, nghĩa địa, sân vận động,…). Tuy nhiên, Năm 2012 tiếp tục tăng đến 567 triệu, chủ yếu do chi nộp quỹ xúc tiến thương mại cho hiệp hội lương thực của năm 2011. Bên cạnh đó, năm 2011 chi phí hoạt động tài chính tăng mạnh (chủ yếu là chi phí lãi vay) tăng đến 96,5% so với năm 2010 do nhu cầu lúa gạo của thị trường tăng mạnh nên công ty cần thêm vốn để tạm trữ lúa gạo.

Bảng 4.8 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán theo ngành sản xuất trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Gạo các loại 128.978 293.282 250.748 164.304 56,0 (42.534) (14,5) Lúa các loại 166.750 162.821 242.738 (3.929) (2,4) 79.917 49,1 Xay xát gạo lức 25.884 96.678 18.863 70.794 73,2 (77.815) (80,5) Xay gia công lúa 80 112 54 32 28,6 (58) (51,8) Vật tư nông nghiệp 24.201 41.998 45.016 17.797 42,4 3.018 7,2 Chăn nuôi 4.946 5.054 7.496 108 2,1 2.442 48,3 Tổng chi phí 350.839 599.945 564.915 249.106 41,5 (35.030) (5,8)

Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2010, 2011 và 2012

Qua bảng trên ta thấy, giá vốn hàng bán tăng mạnh trong năm 2011, chiếm 599.945 triệu đồng, chủ yếu do sản lượng bán ra tăng cao, tương tự giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 5,8% do sản lượng tiêu thụ của công ty giảm. Trong đó, giá vốn lúa năm 2011 giảm do ảnh hưởng của các loại dịch bệnh trên diện rộng và thời tiết không thuận lợi dẫn đến năng suất sản xuất lúa giảm. Tuy nhiên, năm 2012 sản lượng lúa trúng mùa do có biện pháp khuyến nông kịp thời ngăn chặn dịch bệnh nên giá vốn tăng 49,1% vì công ty thực hiện bao tiêu sản phẩm, mua toàn bộ lúa cho hợp đồng viên. Bên cạnh đó, giá vốn chăn nuôi có xu hướng tăng mạnh, cao nhất trong năm 2012 (tăng 48,3%) so với cùng kỳ 2011, nguyên nhân do giá thức ăn, thuốc,… phục vụ cho chăn nuôi liên tục tăng và công ty đang tiếp tục khôi phục và phát triển đàn heo sau khi thị trường chăn nuôi năm 2011 bị ảm đạm do dịch bệnh ảnh hưởng. Thêm vào đó, giá vốn vật tư nông nghiệp tăng đều qua các năm, một phần do sản

lượng tiêu thụ của công ty được nâng lên, mặt khác do giá của hàng hóa vật tư nông nghiệp tăng lên (công ty điều chỉnh giá bán theo công ty bỏ hàng), kèm theo đó các khoản chi phí vận chuyển tăng mạnh bởi các mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu,… liên tục tăng.

Bảng 4.9 Phân tích chi phí theo khoản mục chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Giá vốn hàng bán 208.77 135.977 (72.793) (34,9) Chi phí bán hàng 3.679 1.649 (2.03) (55,2)

Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.622 2.699 77 2,9 Chi phí hoạt động tài chính 7.129 4.340 (2.789) (39,1)

Chi phí khác 309 1 (308) (99,7)

Tổng 222.509 144.666 (77.843) (35,0)

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Ta nhận thấy, tổng chi phí trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012 (giảm 35%). Trong đó, ngoại trừ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng thì các chi phí khác đều giảm, nguyên nhân là do doanh số tiêu thụ sản phẩm giảm mạnh nên kéo theo giá vốn bán hàng và chi phí bán hàng cũng giảm theo. Thêm vào đó, do dự đoán năm nay là một năm khó khăn cho đầu ra của các mặt hàng lúa, gạo,… vì vậy công ty đã hạn chế vay vốn để tạm trữ lúa, gạo với số lượng lớn như cùng kỳ năm 2012, dẫn đến chi phí lãi vay giảm mạnh, góp phần lớn làm giảm chi phí hoạt động tài chính (giảm 69,1%). Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 2,9% là do các chi phí điện, nước, văn phòng phẩm,… tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012.

Bảng 4.10 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán theo ngành sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Gạo các loại 114.445 39.387 (75.058) (65,6) Lúa các loại 47.176 62.341 15.165 32,1 Xay xát gạo lức 18.859 0 (18.859) (100,0)

Xay gia công lúa 0 0 0 -

Vật tư nông nghiệp 25.668 30.295 4.627 18,0

Chăn nuôi 2.623 3.954 1.331 50,7

Tổng 208.771 135.977 (72.794) (34,9)

Qua bảng 4.10 ta thấy, trong 6 tháng đầu năm 2013 sản lượng tiêu thụ gạo giảm mạnh, kéo theo giá vốn các mặt hàng gạo giảm theo (giảm 65,6%). Do tình hình thị trường các ngành hàng gạo bị ế ẩm, do đó trong 6 tháng đầu năm 2013 vẫn chưa phát sinh doanh thu ngành xay xát gạo lức, kéo theo giá vốn ngành hàng này vẫn chưa phát sinh. Bên cạnh đó, các lĩnh vực chăn nuôi, vật tư nông nghiệp và sản xuất lúa có xu hướng dần trở nên khả quan hơn cùng kỳ năm 2012 do công ty ban hành các chính sách khuyến khích các Hợp đồng viên giao khoán phải mua lúa giống và vật tư nông nghiệp của công ty.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)