Bảng 4.11 Phân tích lợi nhuận theo ngành sản xuất trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Gạo các loại 5.229 (38) 3.154 (5.267) (100,7) 3.192 8.400,0 Lúa các loại 17.443 16.650 12.929 (793) (4,5) (3.721) (22,3) Xay xát gạo lức 3.415 2.155 655 (1.260) (36,9) (1.500) (69,6) Xay gia công lúa 11 52 10 41 372,7 (42) (80,8) Vật tư nông nghiệp (610) 853 706 1.463 239,8 (147) (17,2) Chăn nuôi (183) 1.255 3 1.438 785,8 (1.252) (99,8) Tổng lợi nhuận 25.305 20.927 17.457 (4.378) (17,3) (3.470) (16,6)
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty năm 2010, 2011 và 2012
Từ bảng trên ta thấy năm 2011, công ty có sản lượng tiêu thụ gạo đạt kỷ lục trong 3 năm qua nhưng do chi phí giá vốn và chi phí bán hàng khá cao dẫn đến lợi nhuận không được hiệu quả. Cụ thể, lợi nhuận từ gạo trong năm 2011 giảm 38 triệu đồng, do công ty mua lúa dự trữ với số lượng lớn ở mức giá cao lúc thị trường hút hàng, nhưng sau khi bán thì giá thị trường không tăng lên nhiều và các chi phí chế biến xay xát gạo tăng cao, kéo theo giá vốn mặt hàng gạo tăng mạnh. Tuy nhiên, đã được khắc phục và chuyển mình tốt vào năm 2012 nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như năm 2010.
Trong khi đó, xu thế chung của cả nước năm 2011 lĩnh vực kinh doanh gạo luôn sôi nỗi, tạo điều kiện cho công ty ký kết được nhiều hợp đồng gia công gạo và đạt doanh thu cao nhất trong 3 năm qua nhưng lại không mang lại hiệu quả cao như mong đợi. Bên cạnh đó, lợi nhuận của các mặt hàng khác đều tăng mạnh vào năm 2011 như: ngành chăn nuôi tăng 785,8% so với một năm khó khăn và chịu ảnh hưởng của dịch bệnh trên diện rộng trong năm 2010 (công ty đã lỗ do nhiều đàn heo bị dịch bệnh). Đồng thời, lợi nhuận thu được
từ kinh doanh vật tư nông nghiệp cũng tăng mạnh (tăng 239,8%) do công ty gia tăng được doanh số tiêu thụ các mặt hàng này cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 (lỗ do doanh thu thuần không bù đắp đủ các chi phí quản lý).
Bảng 4.12 Phân tích lợi nhuận theo từng khoản mục trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận từ HĐ SXKD 25.305 20.927 17.457 (4.377) (17,3) (3.470) (16,6) Lợi nhuận từ HĐTC (638) (2.486) (6.011) (1.848) (289,7) (3.525) (141,8) Lợi nhuận khác 483 1.940 875 1.457 301,7 (1.065) (54,9) Tổng lợi nhuận trước thuế 25.149 20.381 12.321 (4.768) (19,0) (8.060) (39,5)
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2010, 2011 và 2012
Qua bảng trên ta nhận thấy, tình hình lợi nhuận chung của công ty có xu hướng giảm dần trong những năm qua từ 25.149 triệu đồng năm 2010 giảm xuống chỉ còn 12.321 triệu đồng trong năm 2012. Đặc biệt, trong năm 2011 lợi nhuận khác tăng đột biến, nguyên nhân chủ yếu do trong năm công ty thanh lý một số TSCĐ có giá trị lớn, thu được các khoản nợ khó đòi với giá trị cao và được ngân sách hỗ trợ lãi xuất vay tạm trữ lúa gạo tới khoảng 722 triệu đồng.
Bên cạnh đó, hoạt động tài chính giảm mạnh trong 2 năm 2011 và 2012, nguyên nhân do chi phí trả lãi vay ngắn hạn ngân hàng tăng mạnh và công ty chủ yếu dùng tiền vay cho dự trữ lúa, gạo,… chỉ cho hợp đồng viên vay sản xuất với giá trị thấp, do đó doanh thu từ hoạt động tài chính không bù đắp được chi phí hoạt động tài chính.
Bảng 4.13 Phân tích lợi nhuận theo ngành sản xuất trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Gạo các loại 5.956 (1.497) (7.453) (125,1) Lúa các loại 4.133 999 (3.134) (75,8) Xay xát gạo lức 650 0 (650) (100,0)
Xay gia công lúa 0 0 0 -
Vật tư nông nghiệp 470 1.087 617 131,3
Chăn nuôi 1.110 160 (950) (85,6)
Tổng lợi nhuận 12.319 749 (11.570) (93,9)
Qua bảng 4.13 ta nhận thấy, tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 giảm mạnh (giảm 97,2%) so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, lợi nhuận các mặt hàng gạo (giảm 125,1%) so với cùng kỳ 2012, nguyên nhân chủ yếu là khó tìm được đầu ra cho sản phẩm vì Thái Lan (một trong những đối thủ cạnh tranh mạnh với gạo nước nhà) đang thúc đẩy giải tỏa lượng gạo tồn đọng với giá trị cao. Thêm vào đó, giá cả lại liên tục giảm gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực chủ chốt này của công ty. Ngoài ra, do dịch bệnh, các yếu tố đầu vào và thời tiết biến động ảnh hưởng đến năng xuất lúa của công ty, dẫn đến giá thành lúa cao hơn cùng kỳ năm 2012, kéo theo lợi nhuận ngành hàng này giảm 75,8%.
Không chỉ thế, lĩnh vực chăn nuôi cũng gặp không ít khó khăn, giá cả không ổn định, giá thức ăn chăn nuôi và các chi phí đầu vào liên tục tăng dẫn đến giá thành sản phẩm cao, kéo theo lợi nhuận giảm mạnh (giảm 85,6%).
Mặt khác, các khoản lợi nhuận khác năm 2013 tăng do công ty thu được từ các khoản nợ khó đòi và hoa hồng làm đại lý cao hơn cùng kỳ năm 2012 chủ yếu do doanh số tiêu thụ vật tư nông nghiệp tăng cao.
Bảng 4.14 Phân tích lợi nhuận theo khoản mục trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Sáu tháng đầu năm Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu
2012 2013
Số tiền % Lợi nhuận từ HĐ SXKD 12.319 749 (11.570) (93,9) Lợi nhuận từ hoạt động tài chính (2.385) (1.157) 1.228 51,5
Lợi nhuận khác 349 701 352 100,9
Tổng lợi nhuận trước thuế 10.283 293 (9.990) (97,2)
Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Từ bảng 4.14 ta nhận thấy, tổng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 của công ty giảm mạnh, (giảm 97,2%) so với cùng kỳ năm 2012 và đang ở mức lợi nhuận thấp nhất trong 3 năm trở lại đây, chủ yếu do gặp khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm như đã phân tích ở trên.
Tuy nhiên, do tình hình thị trường khó khăn như vậy, nên công ty hạn chế tạm trữ lúa gạo, dẫn đến chi phí lãi vay giảm, góp phần làm mức lỗ trong hoạt động tài chính giảm dần.
Không chỉ thế, lợi nhuận khác năm 2013 tăng 100,9% so với cùng kỳ năm 2012, nguyên nhân chủ yếu do trong 6 tháng đầu năm 2013 công ty chỉ phát sinh chi phí khác khoảng 1 triệu đồng.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ