Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 90)

a) Biện pháp làm tăng sản lượng

- Công ty cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của mình trên mạng Internet, trên các phương tiện truyền thông hoặc tham gia nhiều hơn vào các hội chợ quốc tế về nông sản, để có cơ hội giới thiệu sản phẩm của công ty với các nước khác trên thế giới.

- Cần phải nâng cao chất lượng gạo, kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất lúa cũng như chế biến ra gạo nhằm nâng cao chất lượng để thỏa mãn yêu cầu các thị trường khó tính. Thực hiện phương châm “Vui lòng khách đến, vừa

lòng khách đi” góp phần xây dựng thương hiệu cho công ty.

- Đối với thị trường trong nước: Xây dựng hệ thống phân phối mở rộng

thị trường tiêu thụ gạo nội địa, khuyến khích các cửa hàng đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng công ty bằng các biện pháp: chiết khấu thương mại, khuyến mãi,…

- Đối với thị trường nước ngoài: Duy trì, củng cố các khách hàng truyền

thống như Philipin, Malaysia, Hong Kong. Đồng thời, không ngừng đám phán, hợp tác liên kết với khách hàng tiềm năng như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản,… Mặt khác, trong những năm qua công ty không xuất khẩu qua các thị

trường có nhu cầu gạo lớn như: Châu Âu, Châu Mĩ và Châu Phi.

b) Điều chỉnh giá bán phù hợp

Trong thị trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt như hiện nay, công ty muốn phát triển và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì một mặt công ty phải tìm kiếm thị trường và khách hàng ổn định, mặt khác

công ty cần điều chỉnh giá bán có lợi cho cả công ty và khách hàng. Việc định giá phải dựa trên việc theo dõi tình hình giá cả thị trường và cùng với sự tính toán các định mức chi phí, để từ đó điều chỉnh giá bán cho thích hợp.

c) Thay đổi kết cấu mặt hàng

Hiện nay, mức sống của người dân trong nước ngày càng được nâng cao thì yêu cầu về chất lượng gạo cũng được nâng lên. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh thì ngoài các mặt hàng chủ lực, công ty cần phải tìm hiểu và phân tích thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, đồng thời đầu tư nghiên cứu sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản thỏa mãn nhu cầu của thị trường.

d) Kiểm soát giá vốn hàng bán

- Hiện nay, giá gạo biến động rất nhiều, do đó công ty cần dự toán tình hình biến động giá của nguyên vật liệu, đặc biệt là các loại gạo phẩm cấp cao. Từ đó, đưa ra có kế hoạch thu mua rõ ràng theo yêu cầu sản xuất.

- Cần phải kiểm tra số lượng lẫn chất lượng nguồn nguyên liệu nhập kho để hạn chế tối đa hao hụt.

- Xây dựng định mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, kiểm soát chi phí ở từng khâu công đoạn công nghệ sản xuất ra sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, công suất sử dụng thiết bị máy móc và tài sản cố định nhằm giảm giá thành sản phẩm.

- Ngoài ra, công ty nên quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng lẫn số lượng sản phẩm, vì đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến giá vốn của sản phẩm. Để làm được điều đó thì cần:

+ Ứng dụng khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, xây dựng quy trình sản xuất cho từng loại sản phẩm, giảm bớt lao động thủ công, tăng dần cơ giới hóa, tự động hóa các khâu sản xuất.

+ Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm: Chăm sóc lúa theo quy trình khoa học theo từng giống lúa, thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Ngoài ra, công tác dự phòng các loại bệnh dịch cần được kiểm tra, theo dõi thường xuyên, đưa giải pháp giải quyết nhanh chóng để hạn chế bệnh dịch xảy ra trên diện rộng.

+ Kiểm soát chi phí sản xuất trực tiếp bao gồm: Chi phí giống, vật tư nông nghiệp, chi phí dịch vụ kỹ thuật và nhân công một cách hiệu quả nhất. Do đó, cần phải áp dụng kỹ thuật cho từng giống lúa.

e) Kiểm soát chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng của công ty qua phân tích ta thấy chỉ tiêu này liên tục tăng trong 3 năm qua một phần lớn do ảnh hưởng của việc điều chỉnh tăng giá nhiều mặt hàng thiết yếu như: xăng, dầu,... Vì vậy, công ty cần phải có biện pháp cắt giảm chi phí trên bằng cách sử dụng hiệu quả nhất phương tiện vận chuyển, không nên sử dụng lãng phí, sai mục đích và quản lý chặt chẽ chi phí đóng gói sản phẩm, chi phí nhân công,… hiệu quả hơn.

f) Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp

- Cần xây dựng định mức sử dụng chi phí mua ngoài như: điện, nước, điện thoại,… để hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.

- Nên lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công tác quản lý chi phí chặt chẽ và dễ dàng hơn.

- Nâng cao ý thức tiết kiệm trong cán bộ, công nhân viên, xây dựng quy chế thưởng, phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của doanh nghiệp.

g) Cải thiện tình hình tài chính

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý tốt công nợ chi tiết từng đối tượng để có phương pháp cho vay đảm bảo thu hồi được đúng và đủ. Hạn chế tối đa nợ quá hạn mất khả năng thanh toán,… Ngoài ra, tìm hiểu thận trọng về khả năng tài chính, năng lực và điều kiện thanh toán của khách hàng trong qua trình mua bán để không xảy ra rủi ro, thất thoát.

- Các bộ phận dịch vụ và kinh doanh phải quản lý thu, chi và nhập, xuất kho hàng chặt chẽ, hàng tháng phải có kiểm kê, không để cá nhân lợi dụng chiếm dụng vốn của công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quản lý chặt chẽ các khoản chi tạm ứng, cần khảo sát thực trạng tạm ứng, nội dung tạm ứng trước khi thanh toán. Đặc biệt, trong các khoản chi mua hàng hóa, công cụ dụng cụ, kế toán phải phối hợp chặt chẽ với phòng kinh doanh và thủ kho, tránh tình trạng sai lệch về giá hàng, số lượng, trọng lượng và chất lượng hàng mua về nhập kho giữa chứng từ và thực tế nhập.

- Kiểm tra định kì hàng tồn kho, giám sát chặt chẽ hạn chế để hư hỏng, mất mát. Quản lý và bảo quản tốt hàng hoá, nguyên vật liệu tồn kho, phân loại hàng tồn kho để kịp thời tổ chức thanh lý hàng tồn kho kém phẩm chất.

h) Một số giải pháp khác

- Công ty nên có đội ngũ nhân viên có khả năng Marketing chuyên nghiệp, linh hoạt để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời nhu cầu, mong muốn của khách hàng ở cả thị trường trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, phải làm tốt việc

nghiên cứu dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác kịp thời để có cơ sở để ra quyết định, lập phương án kinh doanh trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng, giúp Ban Giám Đốc chủ động hơn việc ký kết hợp đồng.

- Nâng cao tay nghề của người lao động, nhằm nâng cao chất lượng gạo hơn nữa để có thể đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Bên cạnh đó, củng cố và hoàn thiện quy trình xuất khẩu đảm bảo đúng tiến độ của hợp đồng ngoại thương, giữ uy tín với khách hàng.

- Thực hiện chính sách khen thưởng và chế độ ưu đãi đối với những người lao động có đóng góp tích cực cho công ty. Ngoài ra, với việc khan hiếm nhân tài do địa bàn kinh doanh của công ty nằm ở vùng sâu, vùng xa ít điều kiện phát triển kiến thức. Vì vậy, công ty nên có những chính sách đãi ngộ để giữ chân người lao động có năng lực chuyên môn cao.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 90)