Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 27)

2.1.4.1 Khái niệm

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán gồm:

- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu đạt được và tổng chi phí phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định.

- Kết quả hoạt động tài chính: Là số chênh lệch giữa thu nhập hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.

- Kết quả hoạt động khác: Là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.1.4.2 Kết cấu và nội dung

Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.

Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính,. . .).

Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.

TK911 - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán.

- Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác.

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Kết chuyển lãi.

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ.

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Kết chuyển lỗ.

Nợ Có

2.1.4.3 Sơ đồ hạch toán

Hình 2.1 Sơ đồ xác định kết quả kinh doanh 2.1.5 Khái quát về các báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Mục đích của báo cáo tài chính: Là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các

TK632 TK911 TK421 TK821 TK421 TK811 TK642 TK821 TK711 TK641 TK635 TK515 TK511 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển chi phí HĐTC Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí QLDN Kết chuyển chi phí khác

Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Kết chuyển lãi

Kết chuyển lỗ Kết chuyển giảm chi phí thuế TNDN Kết chuyển thu nhập khác Kết chuyển doanh thu HĐTC Kết chuyển doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ

Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ

TK512

quyết định kinh tế. Để đạt mục đích này báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về: Tài sản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu; thu nhập; chi phí kinh doanh; thuế và các khoản phả nộp Nhà Nước; các luồng tiền,... (Chuẩn mực kế toán số 21).

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp gồm: - Bảng cân đối kế toán.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán Nhà nước phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật; đối với báo cáo quyết toán ngân sách thì thời hạn nộp báo cáo được thực hiện theo quy định của Chính phủ. (Luật Kế toán, Điều 31).

Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ 6 nguyên tắc đã được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 21 gồm:

- Hoạt động liên tục. - Cơ sở dồn tích. - Nhất quán. - Trọng yếu và tập hợp. - Bù trừ. - Có thể so sánh.

2.1.5.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:

Tài Sản

- Tiền và các khoản tương đương tiền. - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác. - Hàng tồn kho.

- Tài sản ngắn hạn khác. - Tài sản cố định hữu hình.

- Tài sản cố định vô hình.

- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang. - Tài sản dài hạn khác.

Nguồn Vốn

- Vay ngắn hạn.

- Các khoản phải trả thương mại và phải trả ngắn hạn khác. - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

- Các khoản vay dài hạn và nợ phải trả dài hạn khác. - Các khoản dự phòng.

- Phần sở hữu của cổ đông thiểu số. - Vốn góp.

- Các khoản dự trữ.

- Lợi nhuận chưa phân phối.

Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán

Tất cả các tài sản, vật tư, hàng hoá phản ánh trên các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán cũng phải được bảo quản và tiến hành kiểm kê thường kỳ như tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Loại tài khoản 0 “Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán” gồm 6 tài khoản sau:

- Tài khoản 001: Tài sản thuê ngoài.

- Tài khoản 002: Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công. - Tài khoản 003: Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cược. - Tài khoản 004: Nợ khó đòi đã xử lý.

- Tài khoản 007: Ngoại tệ các loại.

- Tài khoản 008: Dự toán chi sự nghiệp, dự án.

2.1.5.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi (lỗ) của các hoạt động kinh doanh khác nhau trong công ty.

Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông

tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời của công ty.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các khoản mục chủ yếu sau đây:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Các khoản giảm trừ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Giá vốn hàng bán.

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ. - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Chi phí tài chính. - Chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp. - Thu nhập khác.

- Chi phí khác.

- Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất).

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. - Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Lợi nhuận sau thuế.

- Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế (Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất).

- Lợi nhuận thuần trong kỳ.

2.1.5.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập và trình bày theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 24.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.

Doanh nghiệp phải trình bày các luồng tiền trong kỳ trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 3 loại hoạt động: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.

Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động kinh doanh

- Tiền thu được từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ.

- Tiền thu được từ doanh thu khác (Tiền thu bản quyền, phí, hoa hồng và các khoản khác trừ các khoản tiền thu được được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính).

- Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ.

- Tiền chi trả cho người lao động về tiền lương, tiền thưởng, trả hộ người lao động về bảo hiểm, trợ cấp,...

- Tiền chi trả lãi vay.

- Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. - Tiền thu do được hoàn thuế.

- Tiền thu do được bồi thường, được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng kinh tế.

- Tiền chi trả công ty bảo hiểm về phí bảo hiểm, tiền bồi thường và các khoản tiền khác theo hợp đồng bảo hiểm.

- Tiền chi trả do bị phạt, bị bồi thường do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế.

Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư

- Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình.

- Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác. - Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính.

- Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính.

- Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.

- Tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại.

- Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại.

- Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại.

Các luồng tiền chủ yếu từ hoạt động tài chính

- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu.

- Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành.

- Tiền thu từ các khoản đi vay ngắn hạn, dài hạn. - Tiền chi trả các khoản nợ gốc đã vay.

- Tiền chi trả nợ thuê tài chính.

- Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập tại phòng kế toán của công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ và thông qua số liệu thu thập từ các nguồn khác như: Internet, sách, báo,...

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

- Mục tiêu 1: Dùng phương pháp so sánh đánh giá khái quát tình hình

biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất nhằm so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, kết quả dùng trong phân tích hoạt động kinh tế.

Phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải cùng điều kiện có tính so sánh được để xem xét đánh giá rút ra kết luận về hiện tượng quá trình kinh tế.

Các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau: + Phải thống nhất về nội dung phản ánh.

+ Phải thống nhất về phương pháp tính toán.

+ Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một khoảng thời gian tương ứng.

+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đại lượng biểu hiện (đơn vị đo lường). Tùy theo mục đích, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp, đề tài sử dụng 2 loại phương pháp so sánh.

+ So sánh số tuyệt đối

Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân của sự biến động để từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

Công thức: ∆Y = Y1 - Y0 (2.1)

* Ghi chú:

Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

∆Y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

+ So sánh số tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động, mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Công thức: ∆ Y = [(Y1 - Y0 )/ Y0] (2.2)

* Ghi chú:

Y0: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

∆ Y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

- Mục tiêu 2: Căn cứ vào chứng từ ở bộ phận kế toán để tập hợp doanh

thu, chi phí và kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh của tháng 06/2013.

- Mục tiêu 3: Áp dụng phương pháp so sánh để phân tích báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2013.

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MTV NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ

3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Giới thiệu về công ty 3.1.1 Giới thiệu về công ty

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN NÔNG NGHIỆP CỜ ĐỎ

- Tên viết tắt bằng tiếng Việt: CTY TNHH MTV NN CỜ ĐỎ.

- Tên bằng tiếng Anh: CODO AGRICULTURE COMPANY LIMITED. - Tên viết tắt bằng tiếng Anh: COAGRICO., LTD.

- Trụ sở chính: Xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. - Điện thoại: 07103.865503. Fax: 07103.865503.

- Email: coagrico@gmail.com Website: www.coagrico.com.vn

Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ là một doanh nghiệp Nhà nước, có diện tích khoảng 5600 ha đất nông nghiệp, nằm trong địa phận xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Sản lượng lúa hàng năm khoảng 60.000 tấn lúa thơm và lúa chất lượng cao.

Công ty có hệ thống 3 cụm nhà máy xay xát, chế biến, lau bóng và tách màu gạo được trang bị hệ thống máy hiện đại với công suất chế biến 750 tấn gạo/ngày và hệ thống kho tàng có sức chứa trên 45.000 tấn. Đặc biệt, công ty đã đầu tư 63 lò sấy tĩnh vĩ ngang cải tiến công suất 12-15 tấn/mẻ có khả năng sấy khô và bảo quản 750-800 tấn lúa/ngày.

Sản phẩm gạo thơm chất lượng cao được kiểm soát và giám sát chặt chẽ từ khâu lúa giống cho đến quy trình kỹ thuật canh tác, bảo quản sau thu hoạch

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 27)