Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 38)

3.3.2.1 Ban Quản lý – Điều hành a) Giám đốc

Giám đốc là người đứng đầu doanh nghiệp, đại diện pháp nhân của công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty.

Trách nhiệm của giám đốc

- Quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân TPCT.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty hàng tháng, quý, 6 tháng và năm. Tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện và đánh giá kết quả việc thực hiện chương trình kế hoạch đó.

- Quyết định sắp xếp về tổ chức, điều động bố trí cán bộ theo phân cấp quản lý, thực hiện bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh, đề nghị lên cấp trên đúng quy định của pháp luật. Đào tạo bồi dưỡng về văn hóa, chính trị và chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu công tác.

- Trực tiếp duyệt kế hoạch sử dụng kinh phí, tài sản vật tư, xây dựng cơ bản và nâng cấp sửa chữa, quyết định nâng bậc lương, khen thưởng, kỷ luật đối với người lao động thuộc quyền theo quyết định của pháp luật.

- Trong năm, kế hoạch kinh doanh định kỳ quý, 6 tháng và tổng kết năm. Giám đốc có trách nhiệm thông báo cho người đại diện lao động hoặc người lao động biết kết quả kinh doanh và kế hoạch kinh doanh sắp tới.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Nhà nước.

- Ký các hợp đồng kinh tế và công văn, giấy tờ thuộc quyền Giám đốc.

b) Phó Giám đốc

- Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách khâu dịch vụ vật tư nông nghiệp, kỹ thuật canh tác sản xuất lúa.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh giúp giám đốc quản lý đầu ra của sản phẩm, phụ trách hoạt động kinh doanh của công ty.

Trách nhiệm của Phó Giám đốc

- Phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn công tác theo sự phân công của Giám đốc.

- Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động được phân công phụ trách, kiểm tra tổ chức thực hiện kế hoạch và chịu trách nhiệm trước giám đốc.

- Trong phạm vi quyền hạn cho phép, Phó giám đốc chủ động xử lý công việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc.

- Phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc được ủy quyền.

3.3.2.2 Các phòng ban

a) Phòng Xây dựng - Địa chính

- Tham gia giám sát các công trình xây dựng cơ bản mới, bảo dưỡng công trình xây dựng cơ bản.

- Lập các dự toán, tổ chức thi công các công trình nhỏ. Xây dựng các kế hoạch sửa chữa, quản lý thực hiện các dự án theo quy hoạch phát triển.

- Quản lý hồ sơ đất sản xuất nông nghiệp trong toàn công ty. Thụ lý hồ sơ đất và trả lời những vướng mắc về đất đai cho Hợp đồng viên, tham mưu cho Ban Giám đốc giải quyết các tranh chấp đất của hộ nhận khoán (nếu có).

b) Phòng Kế toán - Tài chính

- Đại diện công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính ngân hàng. Tổng hợp và phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác lập kế hoạch tài chính của đơn vị nhằm đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động và hiệu quả kinh doanh, đảm bảo và phát huy chế độ tự chủ tái chính của doanh nghiệp.

- Tổ chức chặt chẽ công tác hạch toán kế toán theo pháp luật nhà nước qui định, xây dựng phương án sử dụng nguồn vốn, quản lý nguồn vốn, phương án phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ. Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản cố định, vật tư, tiền vốn, các khoản thu chi, thanh toán. Các nghiệp vụ nộp thuế cho nhà nước và các hoạt động tài chính khác,… không để thất thoát tài sản của công ty.

- Tham mưu cho giám đốc hoạch định chính sách, vận hành nền tài chính của công ty trong từng thời kỳ phát triển, lập báo cáo tài chính hàng kỳ theo qui định của Bộ Tài chính.

c) Phòng Tổ chức - Hành chính

- Tiếp nhận và quản lý toàn bộ thông tin, tài liệu công văn đi và đến để trình Giám đốc xử lý và điều hành công tác theo lệnh của cấp trên.

- Sắp xếp, cải tiến tổ chức bộ máy, đề bạt, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của nhà nước, quản lý hồ sơ tổ chức cán bộ.

- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, phương tiện công tác của cơ quan, thực hiện điều động phương tiện theo lệnh của Giám đốc. Ngoài ra, còn phải quản

lý và phát triển cây xanh, cây kiểng, vệ sinh, điện, nước ở công ty. Thực hiện công tác quản trị, các chế độ chính sách, bảo vệ chính trị nội bộ, giữ gìn trật tự, an toàn phòng cháy, chữa cháy trong khu vực.

- Lưu trữ hồ sơ lý lịch, hợp đồng lao động của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, quản lý công cụ dụng cụ văn phòng.

- Quản lý nhân sự trong công ty, tuyển dụng, đào tạo nhân sự, nghiên cứu về chế độ chính sách lao động, lao động tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty nhằm hình thành và phát triển cho đội ngũ cán bộ công

nhân viên giàu kinh nghiệm, đủ năng lực làm việc hiệu quả.

d) Phòng Kinh doanh

- Thực hiện tốt việc ký kết hợp đồng với bạn hàng, đánh giá thông tin về giá cả thị trường, thu mua nguồn nguyên liệu đạt chất lượng, phục vụ nhu cầu chế biến kinh doanh xuất khẩu.

- Thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu, tìm đầu ra cho sản phẩm, lập các hợp đồng ngoại thương, nội thương, theo dõi thực hiện hợp đồng, thanh lý các hợp đồng và thanh toán quốc tế.

- Kịp thời đề xuất các biện pháp, chiến lược kinh doanh, giải quyết khi có biến động thị trường tiêu thụ hàng hóa.

- Phòng kinh doanh - chế biến lương thực: Trực tiếp chịu trách nhiệm

thực hiện các hoạt động bán hàng, chủ yếu là các mặt hàng chế biến, lập kế hoạch kinh doanh, liên hệ với khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,… Gồm các bộ phận:

+ Bộ phận văn phòng nghiệp vụ: Lái xe, bảo vệ,…

+ Bộ phận sản xuất, chế biến: Quản đốc, kiểm phẩm, thủ kho,…

+ Bộ phận các nhà máy: Gồm 3 cụm nhà máy thuộc huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và quận Cái Răng.

+ Bộ phận nghiệp vụ xuất khẩu, xúc tiến thương mại: Gồm 2 văn phòng đại diện thuộc Quận Ninh Kiều (TP. Cần Thơ) và Quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) với nhiệm vụ là bán hàng, giới thiệu sản phẩm, lập chứng từ bán hàng, xuất kho, giao nhận hàng, xuất khẩu hàng,…

- Phòng kinh doanh - dịch vụ sản xuất nông nghiệp: Trực tiếp chịu

trách nhiệm thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp, bán hàng, cung cấp dịch vụ nông nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, liên hệ với khách hàng nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thị phần,… Gồm các bộ phận trực thuộc sau:

+ Trại giống nông nghiệp: Sản xuất lúa giống nguyên chủng. + Trại chăn nuôi thủy sản.

+ Đội sản xuất – dịch vụ nông nghiệp: Các đội, câu lạc bộ sản xuất lúa; 4 điểm kho lúa, sân phơi, lò xấy; 3 cửa hàng mua bán vật tư nông nghiệp.

+ Bộ phận ứng dụng khoa học công nghệ: Phòng thí nghiệm, nhà lưới, trại giống.Quản lý chất lượng cây, con giống và sản phẩm.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp cờ đỏ (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)