Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
816,98 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN TRỌNG HIẾU
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG THẮNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ 11 – 2013
i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN TRỌNG HIẾU
MSSV: LT11302
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG THẮNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
LÊ PHƯỚC HƯƠNG
Cần Thơ 11 – 2013
ii
LỜI CẢM TẠ
Lời nói đầu tiên, em xin chân thành gửi đến quý thầy cô khoa Kinh tế và
quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ cùng toàn thể cán bộ, nhân viên và
ban lãnh đạo của công ty TNHH Hoàng Thắng lời chúc sức khỏe và lời chào trân
trọng nhất.
Qua bốn năm đại học, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ của bạn
bè, em đã được tiếp nhận kiến thức và sự quan tâm tận tình của các thầy cô, đặc
biệt là các giảng viên khoa Kinh tế và QTKD của trường. Đến nay, em đã có thể
hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài “Kế toán xác định và phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH Hoàng Thắng”. Để có được
kết quả trên, em xin cảm ơn quý thầy cô đã tạo điều kiện cho em tiếp thu kiến
thức chuyên ngành giúp em hoàn thành tốt đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành
cảm ơn cô Lê Phước Hương, giảng viên khoa Kinh tế và QTKD, là cán bộ hướng
dẫn luận văn đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu
giúp em giải tỏa được những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận
văn của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể ban lãnh đạo
của công ty TNHH Hoàng Thắng đã tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình thực
tập và cung cấp tài liệu, số liệu cũng như tạo điều kiện thuận lợi để em có thể
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên luận văn tốt
nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong quý thầy cô và
ban lãnh đạo công ty góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin
kính chúc quý thầy cô của trường dồi dào sức khỏe và gặt hái được nhiều thành
công trong công tác giáo dục. Kính chúc công ty TNHH Hoàng Thắng thắng lợi
và luôn đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Trọng Hiếu
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất kỳ luận văn cùng cấp nào
khác.
Ngày 18 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trần Trọng Hiếu
iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày … tháng … năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
v
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU....................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ....................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
1.2.1 Mục tiêu chung.......................................................................................1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.......................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.1 Không gian..............................................................................................2
1.3.2 Thời gian .................................................................................................2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...3
2.1 Phương pháp luận...........................................................................................3
2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh .................................................3
2.1.2 Nguyên tắc và nội dung của kế toán xác định kết quả kinh doanh............3
2.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh .......................................................4
2.1.4 Những vấn đề chung về phân tích kết quả kinh doanh ...........................13
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh...........................................14
2.1.6 Phương pháp phân tích kinh doanh........................................................15
2.1.7 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đánh giá hoạt động kinh doanh...........17
2.2 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................17
Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HOÀNG THẮNG.............................................................................................19
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển....................................................................19
3.1.1 Lịch sử hình thành.................................................................................19
3.1.2 Chức năng và hoạt động kinh doanh ......................................................19
3.2 Tổ chức quản lý của công ty.........................................................................20
3.2.1 Cơ cấu tổ chức.......................................................................................20
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận ........................................................20
vi
3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán ....................................................21
3.3 Thuận lợi khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới .............23
3.3.1 Thuận lợi...............................................................................................23
3.3.2 Khó khăn...............................................................................................24
3.3.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới ..........................................24
Chương 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN
TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH...........................................25
4.1 Hạch toán kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh............................25
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ...................................25
4.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán ......................................................................29
4.1.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp....................................................33
4.1.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính...................................................37
4.1.5 Kế toán chi phí tài chính........................................................................41
4.1.6 Kế toán thu nhập khác ...........................................................................44
4.1.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ..........................................46
4.1.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh .....................................................49
4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh công ty qua ba năm ........................54
4.2.1 Phân tích kết quả hoạt động của công ty qua năm 2010 – 2013..............54
4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần.......................................58
4.2.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty qua ba năm ...............................62
4.2.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua ba năm ...........................66
4.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu
về khả năng sinh lời ...........................................................................................69
4.3.1 Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS) ................................................70
4.3.2 Sức sinh lợi của tài sản (ROA) ..............................................................70
4.3.3 Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) .................................................71
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG
THẮNG ............................................................................................................72
5.1 Những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty ............72
5.1.1 Ưu điểm ................................................................................................72
5.1.2 Hạn chế .................................................................................................73
vii
5.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty .......73
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán ...................................................73
5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty ............74
5.2.3 Giải pháp khác.......................................................................................78
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................79
6.1 Kết luận........................................................................................................79
6.2 Kiến nghị......................................................................................................80
6.2.1 Đối với Nhà nước..................................................................................80
6.2.2 Đối với công ty......................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................82
PHỤ LỤC ..........................................................................................................83
viii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp doanh thu ...................................................................25
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán ........................................................29
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp......................................33
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp doanh thu tài chính .....................................................37
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí hoạt động tài chính .........................................41
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp thu nhập khác .............................................................44
Bảng 4.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 – 2012 .............55
Bảng 4.8: Mức chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 2012 ...................................................................................................................56
Bảng 4.9: Doanh thu theo thành phần kinh doanh của công ty năm 2010 -2012 .....
...........................................................................................................................59
Bảng 4.10: Mức chênh lệch theo thành phần kinh doanh của công ty năm 2010 –
2012 ...................................................................................................................59
Bảng 4.11: Chi phí thực tế của công ty năm 2010 – 2012...................................62
Bảng 4.12: Mức chênh lệch chi phí thực tế của công ty năm 2010 -2012............63
Bảng 4.13: Lợi nhuận thực tế của công ty năm 2010 -2012 ................................66
Bảng 4.14: Mức chênh lệch lợi nhuận thực tế của công ty năm 2010 -2012........67
Bảng 4.15: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời ......................................................69
ix
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng.....................................................5
Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán.........................................................6
Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ......................................7
Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính .....................................8
Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính..........................................9
Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác............................................................10
Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán chi phí khác ..............................................................11
Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ..........11
Hình 2.9: Sơ đồ hạch toán kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh .................12
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH Hoàng Thắng...........................20
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty TNHH Hoàng Thắng ........22
Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung ...............................................22
Hình 4.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu CT Sở lao động ........................................26
Hình 4.2: Sơ đồ hạch toán doanh thu CT Trường Nguyễn Việt Hồng.................26
Hình 4.3: Sơ đồ kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh...............26
Hình 4.4: Sơ đồ kết chuyển giá vốn hàng bán.....................................................30
Hình 4.5: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ....................................33
Hình 4.6: Sơ đồ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả
kinh doanh .........................................................................................................34
Hình 4.7: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính ...................................37
Hình 4.8: Sơ đồ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả
kinh doanh .........................................................................................................38
Hình 4.9: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính........................................41
Hình 4.10: Sơ đồ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả hoạt
động kinh doanh.................................................................................................41
Hình 4.11: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác..........................................................44
Hình 4.12: Sơ đồ kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh ......44
Hình 4.13: Sơ đồ kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định kết
quả kinh doanh...................................................................................................46
x
Hình 4.14: Sơ đồ kết chuyển và hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh ...........49
xi
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
GTGT
Giá trị gia tăng
DTCTH
Doanh thu chưa thực hiện
TSCĐ
Tài sản cố định
SXKD
Sản xuất kinh doanh
CT
Công trình
TK
Tài khoản
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
DT
Doanh thu
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TS
Tài sản
TSCĐ
Tài sản cố định
VCSH
Vốn chủ sở hữu
VQ
Vòng quay
XDCB
Xây dựng cơ bản
XDCT
Xây dựng công trình
Tiếng Anh
ROA
Return on asset (Sức sinh lời của tài sản)
ROE
Return on equity (Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu)
ROS
Return on sales (Sức sinh lời của doanh thu)
xii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả đều phải
nắm bắt được các thông tin về “Chi phí đầu vào” và “Kết quả đầu ra” một
cách kịp thời và chính xác để có thể đưa ra một quyết định đúng đắn cho
doanh nghiệp mình. Các doanh nghiệp luôn mong muốn tối ưu hóa các nguồn
lực, vận dụng tối đa các chính sách, biện pháp kinh tế để thúc đẩy hoạt động
kinh doanh của mình nhằm giảm thiểu chi phí và hướng tới mục đích “kết quả
đầu ra” càng cao, càng tốt để đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Điều này
phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức kiểm soát các khoản chi phí, doanh
thu và tính toán kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Bên
cạnh đó những bất ổn của nền kinh tế thế giới cũng đã tác động tiêu cực đến
nền kinh tế Việt Nam khiến cho việc sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản hoặc làm ăn thua
lỗ, sức mua hàng hóa giảm, giá cả nguyên vật liệu liên tục biến động theo
chiều hướng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh
nghiệp. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp muốn đứng vững và khẳng định
được mình thì cần phải luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ và
đặc biệt là đòi hỏi công tác kế toán phải có sự điều chỉnh thường xuyên, phù
hợp với yêu cầu đặt ra nhưng phải mang tính chính xác và kịp thời. Thông tin
kế toán đưa ra không chỉ quan trọng với người quản lý, điều hành doanh
nghiệp, mà còn đối với nhà nước, với những nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội làm
ăn vì thế các doanh nghiệp luôn đặt vấn đề hạch toán doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh như là một nhiệm vụ thiết thực nhất, có tính chất xuyên suốt
trong tất cả các khâu hoạt động của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan
trọng và sự cần thiết của công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh
doanh trong doanh nghiệp nên tôi quyết định chọn đề tài: “Kế toán xác định
và phân tích kết quả kinh doanh tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Hoàng Thắng” làm đề tài nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua công tác kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh
doanh tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Thắng qua 3 năm từ 2010
đến 2012, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp giúp hoàn
thiện hơn công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Thông qua công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty.
2) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc
phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 03
năm từ năm 2010 đến năm 2012, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động
sản xuất kinh doanh tại đơn vị.
3) Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời để đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh của công ty.
4) Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện hơn công tác kế toán và nâng
cao kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
Hoàng Thắng.
1.3.2 Thời gian
Thời gian trực tiếp tiếp xúc thực tế để thực hiện đề tài luận văn tại Công
ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Thắng từ ngày 12/08/2013 đến ngày
18/11/2013.
Số liệu được thu thập chủ yếu từ các báo cáo tài chính của công ty trong
03 năm: 2010, 2011 và 2012.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các phương pháp của việc xác định kết quả
hoạt động kinh doanh.
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh thông qua việc xác
định kết quả (phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận) và hiệu quả (phân tích
các chỉ số tài chính) hoạt động kinh doanh của công ty.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
của công ty.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán và hoạt động
kinh doanh của công ty trong tương lai.
2
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh
Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các tổ chức kinh tế cung cấp cho nhu cầu
của xã hội. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh
thu thuần với trị giá vốn của hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý
doanh nghiệp. Vậy kết quả kinh doanh là một phần thu nhập còn lại sau khi trừ
đi tất cả các chi phí.
2.1.1.1 Kế toán hoạt động kinh doanh chính
Kết quả hoạt động kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các khoản lãi
hoặc lỗ về việc tiêu thụ hàng hóa, cung ứng dịch vụ, lao vụ.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – (Giá vốn
hàng bán + Chi phí bàn hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp)
2.1.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tài chính
Kết quả kinh doanh tài chính là số chênh lệch các khoản thu nhập thuần
từ hoạt động tài chính với các khoản chi phí hoạt động tài chính
Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – Chi phí
hoạt động tài chính.
2.1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh khác
Kết quả hoạt động kinh khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi
khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh khác = Thu nhập khác – Chi phí khác
2.1.2 Nguyên tắc và nội dung của kế toán xác định kết quả hoạt động
kinh doanh
2.1.2.1 Nguyên tắc
Tài khoản này phản ánh đầy đủ chính xác kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của kỳ kế toán, theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện
hành.
Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại
hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại,
dịch vụ, hoạt động tài chính. . .). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể
3
cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch
vụ.
2.1.2.2 Nội dung
Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu
thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu
tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến
hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sửa
chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất
động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động
tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác
và các khoản chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.1.3 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Khái niệm
Căn cứ vào Chuẩn mực kế toán số 14 (ban hành và công bố theo Quyết
định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài
Chính) thì: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu
được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”.
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ”.
Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ.
4
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng
2.1.3.2 Kế toán giá vốn hàng bán
Khái niệm
Giá vốn hàng bán là giá vốn thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm
cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hóa bán ra trong kỳ đối với doanh
nghiệp thương mại) hoặc là giá thành thực tế đã xác định tiêu thụ.
Các phương pháp tính giá xuất kho:
Giá thực tế đích danh
Giá bình quân gia quyền
Giá nhập trước xuất trước
Giá nhập sau xuất trước
Giá bình quân liên hoàn
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”.
5
Tài khoản này là tài khoản kết chuyển nên không có số dư cuối kỳ.
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
2.1.3.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan
chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra
được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý bao gồm nhiều loại như:
Chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành chính và chi phí chung khác. Về cơ
bản việc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp cũng như chi phí bán hàng.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
6
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.3.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính
a.
Doanh thu hoạt động tài chính
Khái niệm
Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực nhàn rỗi của
doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập và nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đầu
tư vào thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh…
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”.
Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.
7
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
b.
Chi phí hoạt động tài chính
Khái niệm
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ
liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn,
chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí
giao dịch bán chứng khoán.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 635 “Chi phí hoạt động tài chính”.
Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.
8
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
2.1.3.5 Kế toán các khoản thu nhập khác và chi phí khác
a.
Thu nhập khác
Khái niệm
Khoản thu khác là các khoản doanh thu ngoài hoạt động SXKD. Bao
gồm các khoản: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu nhập quà biếu,
tặng…
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 711 “Thu nhập khác”.
Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ.
9
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
b.
Chi phí khác
Khái niệm
Các khoản chi phí khác là khoản chi phí mà doanh nghiệp không dự tính
trước được hoặc là những khoản chi không mang tính chất thường xuyên.
Các khoản chi phí khác phát sinh có thể do nguyên nhân chủ quan của
doanh nghiệp hoặc khách quan mang lại.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811 “Chi phí khác”.
Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
10
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán chi phí khác
2.1.3.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm
Thuế thu nhập doanh nghiệp là lọai thuế trực thu đánh vào thu nhập của
các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh có thu nhập chịu thuế sau khi trừ đi
các khoản chi phí liên quan đến thu nhập. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại.
Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng tài khoản 821 “ Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập hiện hành
11
2.1.3.7 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Khái niệm
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng về hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định, là phần chênh lệch giữa
tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện
trong doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 “ Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 911 không có số dư vào cuối kỳ.
12
Nguồn: Hệ thống kế toán Việt Nam – 258 sơ đồ kế toán vừa và nhỏ
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.4 Những vấn đề chung về phân tích kết quả kinh doanh
2.1.4.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động
sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những
phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương pháp kỹ
thuật khác nhằm hướng đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và
những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, phát hiện những quy
luật của các mặt hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu lịch
sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính
sách trong tương lai
2.1.4.2 Ý nghĩa
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quản lý kinh tế có hiệu
quả mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp thông tin về tình
hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo cùng với những kết quả
hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó.
Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, khả năng thanh toán
của doanh nghiệp, tính hợp lý của cấu trúc tài chính,… Từ đó, các nhà quản lý
có căn cứ tin cậy và khoa học để đề ra các quyết định quản trị đúng đắn.
Nắm bắt được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, dự báo được nhu
cầu tài chính và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Cung cấp các thông tin và căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch
kinh tế, tài chính của doanh nghiệp, đề ra hệ thống các biện pháp xác thực
nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để
doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính
hiệu quả của công tác quản lý, cũng như khả năng kinh doanh của doanh
nghiệp, việc phân tích hoạt động kinh doanh giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn
về doanh nghiệp và có căn cứ để quyết định hướng đầu tư vào doanh nghiệp.
13
Tóm lại, phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức cần thiết và
có vai trò quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động
kinh doanh, là cơ sở của nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng
phát triển của các doanh nghiệp.
2.1.4.3 Nhiệm vụ
Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ
tiêu kinh tế, đánh giá giữa kết quả thực hiện được so với mục tiêu kế hoạch,
dự toán hoặc với kết quả thực hiện của kỳ trước, để từ đó có được cơ sở định
hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước tiếp theo, làm rõ các vấn đề cần quan
tâm.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm ra các nguyên
nhân gây nên ảnh hưởng của các nhân tố đó lượng hóa được mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố tới chỉ tiêu.
Đề xuất giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại
của quá trình hoạt động kinh doanh.
Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định căn cứ vào
kết quả phân tích để xem xét, dự báo, dự đoán sự phát triển và hoạch định các
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai.
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh
2.1.5.1 Doanh thu
Doanh thu bán hàng là tổng giá trị thực hiện được do việc bán hàng hóa,
sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mang lại. Và doanh thu là một trong những
chỉ tiêu quan trọng để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Phân tích doanh thu nhằm xem xét mục tiêu doanh nghiệp đặt ra đạt
được đến đâu, rút ra những tồn tại xác định những nguyên nhân chủ quan và
khách quan ảnh hưởng đến doanh thu và đề ra biện pháp khắc phục để tận
dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp.
2.1.5.2 Chi phí
Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc
những mục tiêu cụ thể. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiêp. Do đó việc quản lý chi phí một cách hiệu quả
và tiết kiệm là một vấn đề rất quan trọng.
Phân tích chi phí để đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình của
doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cao nhất.
14
2.1.5.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi
phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ hoạt động của doanh
nghiệp đem lại.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất, kinh
doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để
đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.6 Phương pháp phân tích kinh doanh
Trong phân tích hoạt động kinh doanh, có nhiều phương pháp được sử
dụng để phân tích như: phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn,
phương pháp số chênh lệch, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp hồi
quy, phương pháp loại trừ, phương pháp điều chỉnh,… Tuy nhiên, trong phạm
vi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, đề tài chỉ sử dụng chủ yếu là
phương pháp so sánh để thuận tiện trong việc nghiên cứu.
Nội dung của phương pháp so sánh:
Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và là một trong những
phương pháp chủ yếu dùng để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn để so sánh: chọn chỉ tiêu của một kỳ
làm căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc.
Bước 2: Điều kiện so sánh được: các chỉ tiêu được đem ra so sánh phải
đảm bảo tính chất so sánh được về không gian và thời gian.
- Về không gian: các chỉ tiêu kinh tế phải được quy đổi về cùng quy mô
tương tự nhau như: cùng bộ phận, cùng phân xưởng, cùng loại sản phẩm,…
- Về thời gian: các chỉ tiêu phải được tính toán trong cùng một khoảng
thời gian hạch toán như nhau như: cùng tháng, quý, năm,… và phải đồng nhất
trên cả ba mặt:
+ Cùng phải ảnh nội dung kinh tế.
+ Cùng một phương pháp tính toán.
+ Cùng một đơn vị đo lường.
Bước 3: Kỹ thuật so sánh:
15
- So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với
kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng
kinh tế.
∆y = y1 – y0
Trong đó: ∆y là phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
y1 là chỉ tiêu kỳ phân tích.
y0 là chỉ tiêu kỳ gốc.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc (biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm %). Kết quả so sánh
này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.
+ So sánh bằng số tương đối giản đơn: đánh giá tốc độ tăng trưởng của
chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ thực hiện với kỳ gốc.
+ Số tương đối động thái liên hoàn: dùng để xác định nhịp điệu tăng
trưởng qua thời gian của đối tượng nghiên cứu. Được xác định theo công thức:
Trong đó: yi là trị số chỉ tiêu phản ảnh đối tượng nghiên cứu.
+ Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng (%) của từng bộ phận chiếm
trong tổng thể.
- So sánh bằng số bình quân: là dạng đặc biệt của so sánh bằng số tuyệt
đối, biểu hiện tính đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ảnh đặc điểm
chung của một đơn vị kinh tế, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng
một tính chất.
16
2.1.7 Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời đánh giá hoạt động kinh
doanh
Tỷ số sinh lời đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra
lợi nhuận như doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu.
Sức sinh lợi của doanh thu (ROS)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức là một
đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
càng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Sức sinh lời của tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ sinh lời của tài sản, tức là một đơn vị tài
sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ
tiêu này càng cao chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ, quản lý và sử dụng tài sản
càng có hiệu quả.
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức là một
đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này
càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả vốn chủ sở hữu và vì vậy
càng hấp dẫn các nhà đầu tư.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập tại công ty bao gồm: Bảng cân đối kế toán,
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo chi tiết lãi, lỗ từ phòng kế toán
– tài chính của công ty.
17
Đồng thời thu thập thông tin từ báo chí và các nguồn internet để phục vụ
cho việc phân tích.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng hai phương pháp: So sánh và thay thế liên hoàn để phân tích các
số liệu.
Đối với các mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và xác định kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty ta hạch toán và kết chuyển các tài
khoản có liên quan qua tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh
Mục tiêu 2: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm từ 2010
đến 2012 bằng cách sử dụng phương pháp số tuyệt đối, phương pháp so sánh
số tương đối với các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận để thấy được thực
trạng, sự chênh lệch qua các năm.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông
qua việc phân tích các chỉ số tài chính như: các chỉ số về khả năng sinh lời.
Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh cho công ty bằng cách dựa trên những thuận lợi và khó khăn đã phân
tích ở trên, cũng như tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu và những xu
hướng phát triển trong tương lai từ đó đề ra giải pháp góp phần nâng cao hơn
nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh.
18
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HOÀNG THẮNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Lịch sử hình thành
Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Thắng hoạt động theo giấy đăng
ký kinh doanh số 1800647983 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Cần
Thơ cấp ngày 17 tháng 11 năm 2006.
Trụ sở chính của công ty đặt tại số: 243 đường Cái Sơn Hàng Bàng,
Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
Vốn điều lệ đăng ký theo giấy phép kinh doanh: 10.000.000.000 đồng
Đến nay công ty đã trải qua hơn 7 năm hoạt động và phát triển, từ những
khó khăn ban đầu công ty đã vươn lên đứng vững và khẳng định được tên tuổi
của mình trong lĩnh vực xây dựng tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
Tel:07103.914.505
Fax:07103.914.505
Email: hoangthang@yahoo.com
3.1.2 Chức năng và hoạt động kinh doanh
Hòa vào sự phát triển của đất nước công ty đã góp phần vào sự phát triển
kinh tế của khu vực nói chung và ngành xây dựng nói riêng, tạo ra sản phẩm
cho xã hội đông thời là công ăn việc làm ổn định cho người lao động với
những chính sách tốt nhất.
Các hoạt động kinh doanh chính:
- Hoạt động xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình đường sắt và
đường bộ, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
- Vận tải và bốc xếp hàng hóa liên tỉnh bằng đường bộ và đường thủy.
- Tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, Tư vấn thiết kế công trình thủy
lợi, Giao thông nông thôn, công trình dân dụng, công trình hạ tầng kỷ thuật,
công trình công nghiệp.
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.
3.2 TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY
19
3.2.1 Cơ cấu tổ chức:
Hình thức tổ chức của công ty TNHH Hoàng Thắng là một kinh tế ngoài
quốc doanh với loại hình Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, hạch toán kinh tế
độc lập, có con dấu riêng và đầy đủ tư cách pháp nhân trong việc quan hệ và
ký kết hợp đồng kinh tế, đầu tư.
Tổ chức bộ máy điều hành của công ty TNHH Hoàng Thắng được thiết
lập theo mô hình trực tuyến: Giám đốc điều hành, quản lý và quyết định các
công việc quan trọng dựa trên sự hỗ trợ của các phòng ban.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH Hoàng Thắng
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, trực tiếp điều hành mọi hoạt động
của công ty, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính về kết quả quản
lý cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trước toàn bộ cán bộ
công nhân viên của công ty.
Phó giám đốc: Có trách hiệm giúp việc cho giám đốc, được sự quản lý,
phân công và chỉ đạo công việc khi có sự ủy quyền của giám đốc.
Phòng tài chính kế toán: Là một bộ phận không thể thiếu của doanh
nghiệp , thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính, hạch toán kinh doanh, quản lý
tài sản nguồn vốn của công ty. Đồng thời, bộ phận này quản lý tài chính hàng
năm của công ty, nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và đúng nguyên tắc của chế
độ kế toán Việt Nam. Thường xuyên cập nhật các chính sách pháp luật của
nhà nước.
20
Phòng thiết kế, kỹ thuật: Thực hiện các chức năng tính toán dự thầu,
thiết kế, tổ chức thi công các công trình, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các mặt
kỹ thuật, chất lượng công trình.
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng
và tổ chức các quy chế, các điều lệ và hành vi ứng xử trong công ty. Thực hiện
công tác quản lý, đôn đốc, kiểm tra đối với tập thể người lao động theo đúng
chế độ, chính sách đề ra.
Phòng vật tư thiết bị: Tham mưu, giúp cho Giám đốc trong công tác
đầu tư, quản lý tài sản vật tư, quản lý và khai thác máy, thiết bị của công ty đạt
hiệu quả cao nhất. Tổ chức cung ứng vật tư chính và vật tư thi công phục vụ
công trình. Theo dõi, sửa chữa, bảo trì máy, thiết bị để hoạt động phục vụ thi
công, sản xuất bình thường.
- Nắm vững số lượng, chủng loại, chất lượng các loại xe máy thiết bị và
khả năng hoạt động.
- Tổng hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư máy móc thiết bị.
- Quản lý và điều hành các loại máy, thiết bị theo quy định. Xây dựng kế
hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch sửa chữa đối với xe, máy, thiết bị.
Hướng dẫn, phổ biến các quy trình sử dụng máy thi công.
- Tiếp thu, vận hành các thiết bị công nghệ mới, hướng dẫn, chỉ đạo kỹ
thuật thi công bằng máy trên công trường.
Các đội thi công: Trực tiếp xây dựng các công trình được giao.
3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán và hạch toán
3.2.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng hàng
đầu trong tổ chức công tác kế toán tại công ty.
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Thắng áp dụng hệ thống kế toán
Việt Nam ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC.
21
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hoàng Thắng
3.2.3.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty
Công ty TNHH Hoàng Thắng áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký chung
22
3.2.3.3 Trình tự ghi sổ kế toán
Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc
ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ
kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hằng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào
sổ nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 … ngày ) hoặc cuối tháng, tùy
khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu
để ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do
một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối
số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái
và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết ) được dùng
để lập báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng
cân đối số phát sinh bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ
nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ
số trùng lặp trên sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3.3 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN
TRONG THỜI GIAN TỚI
3.3.1 Thuận lợi
Vị trí của Công ty nằm trong trung tâm Thành phố Cần Thơ, một thành
phố đang trên đà phát triển và mở rộng, nơi có cơ sở kinh tế lớn và nhiều
ngành nghề, nhiều lĩnh vực hoạt động, là trung tâm kinh tế của vùng đồng
bằng sông Cửu Long, do đó là nơi có nhu cầu xây dựng cao, là thị trường tiềm
năng cho hiện tại và tương lai.
Sự quan tâm của nhà nước trong việc bình ổn giá cả thị trường, hạ lãi
suất giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn.
Công ty đã tạo được uy tín trong xây dựng nên ngày càng có nhiều khách
hàng biết đến và tin tưởng, các công trình thi công luôn đảm bảo chất lượng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty linh động luôn được đổi mới phù hợp với
tình hình thực tế, cùng với tinh thần làm việc cao độ của các nhân viên giúp
23
cho hoạt động của công ty đi vào nề nếp và luôn có tinh thần trách nhiệm đối
với khách hàng.
3.3.2 Khó khăn
Công ty đang đứng trước tình trạng phải cạnh tranh gay gắt với các công
ty xây dựng khác.
Tình hình kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động gây khó khăn
cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng.
Giá cả nguyên vật liệu bất ổn và có xu hướng tăng cao trong thời gian
qua.
3.3.3 Phương hướng phát triển trong thời gian tới
Trong thời gian tới Công ty tiếp tục tập trung vào năng lực hiện có và
tiếp tục phát triển dựa trên những tiêu chí đặt ra như:
Tăng cường công tác đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản trong và
ngoài địa bàn tỉnh.
Dựa trên những ưu thế về nguồn tài chính ổn định công ty sẽ tập trung
mạnh vào việc đầu tư cải tiến trang thiết bị và công nghệ thi công xây dựng,
nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, rút ngắn tiến độ và nâng cao
chất lượng thi công các công trình xây dựng.
Phát triển nguồn nhân lực cho việc thi công xây lắp như: đội ngũ cán bộ
quản lý, đội ngũ kỹ thuật viên, công nhân, nhân viên thi công bằng công tác
đầu tư phát triển theo chiều sâu trong việc huấn luyện đào tạo nâng cao tay
nghề.
Và đặc biệt là thực hiện nghiêm túc công tác an toàn lao động và vệ sinh
công nghiệp công trình xây dựng
CHƯƠNG 4
24
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN
TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
4.1 HẠCH TOÁN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính phản ánh tình
hình kinh doanh, khả năng tạo ra tiền đồng thời có liên quan mật thiết đến việc
xác định lợi nhuận của các doanh nghiệp nói chung và của Công ty TNHH
Hoàng Thắng nói riêng.
Để hạch toán doanh thu kế toán sử dụng tài khoản 511 - Doanh thu bán
hàng.
Chứng từ mà kế toán sử dụng để hạch toán doanh thu:
-
Biên bản nghiệm thu
-
Lệnh chuyển có của ngân hàng
-
Hóa đơn GTGT
Do hợp đồng chủ yếu của công ty là xây lắp nên các khoản thu về từ xây
lắp được coi là doanh thu chính, được tính từ khi các công trình hoàn thành
nghiệm thu, doanh thu hợp đồng cũng chính là doanh thu chịu thuế.
Bảng 4.1: Bảng tổng hợp doanh thu
Đơn vị tính: đồng
STT
TÊN SẢN PHẨM
SỐ TIỀN
1
Doanh thu xây lắp
2
Doanh thu từ cho thuê TB
8.461.015.645
3
Doanh thu vận chuyển
1.880.225.699
4
83.670.043.596
Tổng
94.011.284.939
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Thắng
Cụ thể các trường hợp:
Ngày 30 tháng 12 năm 2012, sao khi lập hồ sơ nghiệm thu để quyết toán
hạng mục thi công công trình của Sở Lao Động Hậu Giang theo hợp đồng
kinh tế số 21/HĐ – XD. Kế toán xuất hóa đơn GTGT cho công ty TNHH xây
dựng Hữu Nghị.
Kế toán hạch toán:
25
Hình 4.1 Sơ đồ hạch toán doanh thu CT Sở Lao Động
Ngày 31 tháng 12 năm 2012 kế toán tiếp tục xuất hóa đơn GTGT cho Sở
Giáo Dục và Đào Tạo TP Cần Thơ về việc nghiệm thu công trình Trường
THPT Nguyễn Việt Hồng.
Hình 4.2 Sơ đồ hạch toán doanh thu CT Trường Nguyễn Việt Hồng
Sau khi đã xác định doanh thu thuần trong kỳ, kế toán tổng hợp sẽ kết
chuyển toàn bộ doanh thu thuần vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Doanh thu thuần trong năm 2012 là: 94.011.284.939
Hình 4.3 Sơ đồ kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh
26
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số hiệu: 511
Chứng từ
Ngày
tháng
ghi sổ
A
Nhật ký chung
Số hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Trang
sổ
STT
dòng
B
C
D
E
G
30/12
17533
30/12
31/12
17536
31/12
31/12
17538
31/12
….
31/12
…..
KC_2
…..
31/12
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
CT Sở lao động Hậu Giang
CT của Sở Giáo dục và Đào
Tạo TP Cần Thơ
CT Ban Quản Lý Đầu Tư và
Xây Dựng Thủy Lợi 10
……..
…..
Kết chuyển XD KQKD
- Cộng số phát sinh tháng
- Cộng lũy kế
27
……
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
Số tiền
Nợ
Có
1
2
112
573.451.166
112
2.211.089.091
112
208.336.364
…..
911
……
45.071.001.407
45.071.001.407
94.011.284.939
…….
45.071.001.407
94.011.284.939
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Chứng từ
Ngày
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
A
B
C
30/12
17533
30/12
Diễn giải
D
CT trụ sở làm việc của Sở
Lao Động Tỉnh Hậu Giang
Doanh thu
TK
đối
ứng
Số
lượng
Đơn giá
Thành tiền
E
1
2
3=(1x2)
112
1
576.451.166
576.451.166
Cộng số phát sinh
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán
Lãi gộp
576.451.166
576.451.166
531.949.136
44.502.030
28
Các khoản tính trừ
Khác
Thuế (521, 531,
532)
4
5
4.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu xác định giá vốn chính xác
sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp chính xác hơn, giúp cho nhà quản lý đưa ra những chiến lược kinh
doanh tốt hơn.
Do đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp là xây lắp nên Giá vốn hàng
bán là giá trị của các công trình đã hoàn thành.
Để xác định giá vốn công trình kế toán sử dụng tài khoản 632 – Giá vốn
công trình xây dựng.
Khi hạch toán xác định giá vốn của Công trình xây dựng, chứng từ kế
toán sử dụng bao gồm:
Phiếu xuất kho vật tư.
Bảng lương công nhân.
Những chứng từ liên quan đến chi phí công trình.
Bảng 4.2: Bảng tổng hợp giá vốn hàng bán
Đơn vị tính: đồng
STT
KHOẢN MỤC CHI PHÍ
SỐ TIỀN
1
Nguyên vật liệu
51.186.332.777
2
Chi phí nhân công
11.278.344.510
3
Chi phí máy thi công
4
Chi phí sản xuất chung
6.072.954.736
18.218.864.209
Tổng
86.756.496.233
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Thắng
Trong năm 2012 Kế toán tổng hợp tập hợp tất cả chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang phát sinh trong kỳ từ TK 154 kết chuyển vào TK 632 để tính
Giá vốn hàng bán. Sau đó kế toán kết chuyển Giá vốn hàng bán sang TK 911
để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
29
Hình 4.4 Sơ đồ kết chuyển Giá vốn hàng bán
30
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: 632
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Trang
sổ
STT
dòng
A
B
C
D
E
G
30/12
31/12
31/12
…
31/12
30/12
31/12
31/12
…..
…..
KC_14 31/12
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Giá vốn công trình SLĐ HG
Giá vốn công trình SGD CT
Giá vốn công trình XDTL10
………….
….
Kết chuyển giá vốn
….
- Cộng số phát sinh tháng
- Cộng lũy kế
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
154
154
154
….
911
Số tiền
Nợ
Có
1
2
529.180.736
2.040.460.808
192.259.184
….
86.756.496.233
86.756.496.233
31
…..
86.756.496.233
86.756.496.233
86.756.496.233
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Ngày
tháng
ghi sổ
A
30/12
Chứng từ
B
C
30/12
Diễn giải
D
Giá vốn công trình SLĐ
Cộng số phát sinh trong kỳ
Ghi có TK 632
TK
đối
ứng
E
154
Tổng tiền
1
529.180.736
529.180.736
529.180.736
32
Ghi Nợ tài khoản….
Chia ra
…
…
…
2
3
4
…
5
4.1.3 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh trong quá
trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các khoản chi phí chung khác
liên quan đến toàn doanh nghiệp.
Kế toán sử dụng TK 642 để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng khi hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm:
Bảng lương và các khoản trích theo lương.
Phiếu chi.
Hóa đơn giá trị gia tăng.
Hằng ngày các chi phí liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp được
kế toán tập hợp lên TK 642. Sau đó kết chuyển TK 642 sang TK 911 để xác
định kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Đơn vị tính: đồng
STT
CHI PHÍ
SỐ TIỀN
1
Chi phí lương
2.821.125.722
2
Dịch vụ mua ngoài
852.898.474
3
Dụng cụ văn phòng
787.291.899
4
Tiếp khách + quảng cáo
918.506.049
5
Khấu hao
1.180.936.349
Tổng
6.560.757.494
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Thắng
Ngày 16/12/2012 mua văn phòng phẩm sử dụng cho bộ phận quản lý doanh
nghiệp.
33
Hình 4.5 Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Cuối kỳ ngày 31 tháng 12 kế toán kết chuyển toàn bộ số phát sinh của
tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp sang tài khoản 911- Xác định kết
quả hoạt động kinh doanh.
Hình 4.6 Sơ đồ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả
hoạt động kinh doanh
34
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số hiệu: 642
Ngày
tháng
ghi
sổ
A
3/12
6/12
…
31/12
31/12
31/12
Chứng từ
Số hiệu
B
PC/T12-29
PTG/T12-5
…
PC/T12-305
PC/T12-401
KC_7
Nhật ký chung
Ngày
tháng
C
3/12
6/12
…
31/12
31/12
31/12
Diễn giải
D
Chi văn phòng phẩm
Chi phí chuyển khoản
…
Chi mua hồ sơ dự thầu
Chi tiếp khách
Kết chuyển xác định kqkd
Trang
sổ
STT
dòng
E
G
…
- Cộng số phát sinh tháng
- Cộng lũy kế
…
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
111
112
…
111
111
911
Số tiền
Nợ
1
690.000
212.531
…
3.500.000
4.000.000
2
…
1.052.770.883
1.052.770.883
6.560.757.494
35
Có
1.052.770.883
6.560.757.494
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tài khoản: 642
Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Ngày
tháng
Chứng từ
ghi
sổ
A
B
C
3/12
PC/T12-29
3/12
6/12 PTG/T12-05
6/12
…
…
…
31/12 PC/T12-305 31/12
31/12 PC/T12-401 31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
Diễn giải
D
Chi phí văn phòng phẩm
Chi phí chuyển khoản
…
Chi mua hồ sơ dự thầu
Chi phí tiếp khách
Tiền lương tháng 12
Trích các khoản theo
lương
Khấu hao TSCĐ
Cộng số phát sinh trong kỳ
Ghi có TK 642
TK
đối
ứng
Tổng số tiền
E
111
112
…
111
111
334
338
Có TK
690.000
212.531
…
3.500.000
4.000.000
187.092.368
43.031.244
214
98.411.362
1.052.770.883
6.560.757.494
36
Ghi Nợ tài khoản
Chia ra
Tiền lương Khấu hao
…
1
2
…
3
…
187.092.368
98.411.362
Khác
4
690.000
212.531
…
…
3.500.000
4.000.000
4.1.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
Tại công ty TNHH Hoàng Thắng doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu
là khoản tiền lãi thu từ tiền gửi ngân hàng nhưng khoản thu này không cao vì
tiền gửi ngân hàng của công ty chỉ nhằm mục đích là chi trả công nợ cho
người bán, tiền lương cho công nhân viên và các hoạt động khác có liên quan.
Khi hạch toán doanh thu hoạt động tài chính chứng từ mà kế toán sử
dụng là sổ phụ ngân hàng.
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp doanh thu hoạt động tài chính
Đơn vị tính: đồng
STT
CHI PHÍ
SỐ TIỀN
1
Thu lãi tiền gởi ngân hàng BIDV
19.968.147
2
Thu lãi tiền gởi ngân hàng Quân Đội
12.538.139
3
Thu lãi tiền gửi ngân hàng Nam Việt
8.358.759
4
Thu tiền lãi từ ngân hàng Việt Á
5.572.506
Tổng
46.437.550
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Thắng
Khi thu lãi tiền gửi không kỳ hạn từ ngày 26/11 đến 25/12/2012 kế toán
hạch toán.
Hình 4.7 Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
Trong năm 2012 số phát sinh của TK 515 được kết chuyển hết sang TK
911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
37
Hình 4.8 Sơ đồ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả
hoạt động kinh doanh
38
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính
Số hiệu: 515
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Trang
sổ
STT
dòng
A
B
C
D
E
G
25/12
25/12
26/12
…
….
25/12
25/12
26/12
….
31/12
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Thu lãi TGNH T12 – NHĐT
Thu lãi TGNH T12 – NHQĐ
Thu lãi TGNH T12 – NHNV
……………………
Kết chuyển Xác định kết quả
kinh doanh
….
…..
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
112
112
112
…..
911
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế
39
Số tiền
Nợ
Có
1
2
….
359.429
1.225.182
354.675
……
46.437.550
46.437.550
46.437.550
46.437.550
46.437.550
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính
Số hiệu tài khoản: 515
Ngày
tháng
ghi sổ
25/12
25/12
26/12
….
31/12
CHỨNG TỪ
Số
Ngày
hiệu
tháng
……
25/12
25/12
26/12
……
31/12
DIỄN GIẢI
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
TLTGNH T12 – NH ĐT
TLTGNH T12 – NH QĐ
TLTGNH T12 – NH NV
……..
Kết chuyển Xác định kết quả kinh
doanh
TK
đối
ứng
112
112
112
….
911
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
Số phát sinh
Nợ
……..
46.437.550
46.437.550
40
Có
359.429
1.225.182
354.670
……..
46.437.550
Số dư
Nợ
Có
……
…..
Ghi chú
…..
4.1.5 Kế toán chi phí tài chính
Chi phí tài chính dùng để phản ánh thực tế phát sinh từ hoạt động tài
chính. Chi phí hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là lãi vay phải trả cho
ngân hàng.
Để theo dõi chi phí tài chính, kế toán sử dụng TK 635 “Chi phí tài
chính”.
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp chi phí hoạt động tài chính
Đơn vị tính: đồng
STT
CHI PHÍ
SỐ TIỀN
1
Chi tiền gởi trả lãi vay NH – BIDV
2
Chi tiền gởi trả lãi vay NH – QUÂN ĐỘI
3
Chi tiền gởi trả lãi vay NH- Nam Việt
Tổng
194.776.380
61.215.434
300.512.130
556.503.944
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Thắng
Ngày 25/12/2012 kế toán tiến hành thanh toán lãi vay ngân hàng bằng
tiền gửi không kỳ hạn
Hình 4.9 Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
Trong năm 2012 tổng số phát sinh của tài khoản 635 được kết chuyển hết
sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Hình 4.10 Sơ đồ kết chuyển chi phí hoạt động tài chính để xác định kết quả
kinh doanh
41
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Chi phí tài chính
Số hiệu: 635
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Trang
sổ
STT
dòng
A
B
C
D
E
G
23/12
25/12
…
25/12
31/12
…..
23/12
25/12
…..
25/12
31/12
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Lãi vay NHĐT
Lãi vay NHNV
……
Lãi vay NHNV
Kết chuyển chi phí lãi
- Cộng số phát sinh kỳ
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế
…
….
42
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
112
112
…..
112
911
Số tiền
Nợ
Có
1
2
18.427.819
5.666.667
……
4.250.000
….
46.375.328
46.375.328
46.375.328
556.503.944
556.503.994
SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
Tên tài khoản: Chi phí tài chính
Số hiệu tài khoản: 635
Ngày
tháng
ghi sổ
A
23/12
25/12
…
25/12
Chứng từ
B
….
C
23/12
25/12
….
25/12
Diễn giải
D
Tiền lãi NHĐT
Tiền lãi NHNV
….
Tiền lãi NHNV
Cộng số phát sinh
trong kỳ
Ghi có TK 635
TK
đối
ứng
E
112
112
…
112
Tổng số tiền
1
18.427.819
5.666.667
….
4.205.000
46.375.328
556.503.944
43
635
2
18.427.819
5.666.667
….
4.250.000
46.375.328
Ghi Nợ tài khoản
Chia ra
…….
…
3
4
….
…
……
5
…
4.1.6 Kế toán thu nhập khác
Thu nhập khác của công ty thường ít có nghiệp vụ phát sinh.
Kế toán sử dụng tài khoản – 711 để hạch toán thu nhập khác phát sinh
trong kỳ.
Bảng 4.6: Bảng tổng hợp thu nhập khác
Đơn vị tính: đồng
STT
CHI PHÍ
1
Thu nhập từ chiết khấu
2
Thu do không xác định được nguyên nhân
SỐ TIỀN
13.495.334
Tổng
223.346
13.718.680
Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty TNHH Hoàng Thắng
Ngày 02/12/2012 nhận được khoản chiết khấu từ việc mua hàng của
công ty cổ phần công nghiệp gốm sứ. Kế toán hạch toán vào thu nhập khác.
Hình 4.11 Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
Ngày 31/12/2012 kế toán tiến hành kết chuyển toàn bộ thu nhập khác
sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Hình 4.12 Sơ đồ kết chuyển thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh
44
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Thu nhập khác
Số hiệu: 711
Chứng từ
Ngày
tháng
ghi sổ
A
02/12
30/12
31/12
Số
hiệu
B
Ngày
tháng
C
02/12
30/12
31/12
Nhật ký chung
Diễn giải
Trang
sổ
STT
dòng
E
G
D
Được thưởng từ mua hàng
Thu nhập kho phế liệu
Kết chuyển Thu nhập khác
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế
45
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
152
152
911
Số tiền
Nợ
1
Có
2
13.495.334
223.346
13.718.680
13.718.680
13.718.680
13.718.680
13.718.680
4.1.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế TNDN hiện hành là số thuế thu nhập của Công ty phải nộp
tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.
Kế toán sử dụng tài khoản 821 để hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp.
Trong năm 2012 tổng số phát sinh của tài khoản 8211 được kết chuyển
hết sang TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.
Hình 4.13 Sơ đồ kết chuyển chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp để xác định
kết quả kinh doanh
46
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Số hiệu: 821
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Trang
sổ
STT
dòng
A
B
C
D
E
G
31/12
31/12
31/12
31/12
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Chi phí thuế TNDN
Kết chuyển XĐKQKD
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
3334
911
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế
47
Số tiền
Nợ
Có
1
2
49.420.875
49.420.875
49.420.875
49.420.875
49.420.875
49.420.875
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Tên Tài Khoản: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản: 821
Ngày
tháng
ghi sổ
31/12
31/12
CHỨNG TỪ
Ngày
Số hiệu
tháng
31/12
31/12
DIỄN GIẢI
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Chi phí thuế TNDN
Xác định kết quả kinh doanh
TK
đối
ứng
3334
911
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
Số phát sinh
Nợ
Có
49.420.875
49.420.875
49.420.875
49.420.875
48
Số dư
49.420.875
49.420.875
Nợ
Có
Ghi
chú
4.1.8 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Để theo dõi kết quả kinh doanh, kế toán sử dụng TK 911 “Xác định kết
quả hoạt động kinh doanh”.
Để xác định kết quả kinh doanh năm 2012 ta kết chuyển các khoản
doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh, gia vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, thu nhập hoạt động tài chính, chi phí hoạt
động tài chính, thu nhập hoạt động khác, chi phí hoạt động khác sang TK 911
để xác định lãi, lỗ.
49
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh
Số hiệu: 911
Ngày
tháng ghi
sổ
A
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
Chứng từ
Số
hiệu
B
Ngày
tháng
C
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
Diễn giải
D
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Kết chuyển doanh thu CCHH
KC doanh thu tài chính
KC thu nhập khác
KC giá vốn
KC chi phí tài chính
KC chi phí QLDN
KC chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận chưa phân phối
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế
Nhậc ký
chung
Tran STT
g số dòng
E
G
Nợ
Có
H
1
2
511
515
711
632
635
642
821
421
50
Số tiền
TK
đối
ứng
94.011.284.939
46.437.550
13.718.680
86.756.496.233
556.503.944
6.560.757.494
49.420.875
148.262.623
94.071.441.169
94.071.441.169
94.071.441.169
94.071.441.169
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Tài khoản: 911
Tên tài khoản : Xác định kết quả kinh doanh
Ngày
tháng
ghi sổ
CHỨNG TỪ
Số
Ngày
hiệu
tháng
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
31/12/12
DIỄN GIẢI
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Kc doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Kc Doanh thu tài chính
Kc thu nhập khác
Kc giá vốn hàng bán
Kc Chi phí tài chính
Kc chi phí quản lý doanh nghiệp
Kc chi phí thuế TNDN
Kc lợi nhuận sao thuế
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
TK
đối
ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư
Có
511
94.011.284.939
515
711
632
635
642
821
421
46.437.550
13.718.680
51
86.756.496.233
556.503.944
6.560.757.494
49.420.875
148.262.623
94.071.441.169
94.071.441.169
Nợ
Có
Ghi
chú
SỔ CÁI
Năm: 2012
Tên tài khoản: Lợi nhuận chưa phân phối
Số hiệu: 421
Chứng từ
Nhật ký chung
Ngày
tháng
ghi sổ
Số
hiệu
Ngày
tháng
Diễn giải
Trang
sổ
STT
dòng
A
B
C
D
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Lợi nhuận chưa phân phối
E
G
31/12/12
31/12/12
Số
hiệu
TK
đối
ứng
H
911
- Cộng số phát sinh tháng
- Số dư cuối tháng
- Cộng lũy kế
Số tiền
Nợ
Có
1
2
148.262.623
148.262.623
148.262.623
52
SỔ KẾ TOÁN CHI TIẾT
Tên Tài Khoản: Lợi nhuận chưa phân phối
Số hiệu tài khoản : 421
Ngày
tháng
ghi sổ
31/12
CHỨNG TỪ
Số hiệu Ngày
tháng
31/12
DIỄN GIẢI
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh trong kỳ
Kết chuyển lợi nhuận sau thuế
TK đối
ứng
911
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
Số phát sinh
Nợ
Có
148.262.623
148.262.623
53
Số dư
Nợ
Có
Ghi
chú
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY
QUA 3 NĂM
4.2.1 Phân tích kết quả hoạt động của công ty qua năm 2010 - 2013
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có
nhiều khó khăn và biến động phức tạp khiến cho việc hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua
lỗ dẫn tới phá sản. Trước những khó khăn thách thứ trên, công ty TNHH
Hoàng Thắng đã nỗ lực rất nhiều trong việc ổn định và phát triển hoạt động
kinh doanh của mình. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty không
khỏi tránh được những khó khăn, vướng mắc và khuyết điểm của mình.
Để hiểu có cái nhìn một cách khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh
của công ty năm 2010 đến năm 2012, đề tài tiến hành thu thập số liệu từ báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm và được trình bày
trong bảng 4.7, từ các số liệu trong bảng 4.8 kết hợp với các phương pháp so
sánh số tuyệt đối và phương pháp so sánh số tương đối để tính toán các chênh
lệch được trình bày trong bảng 4.8, kết quả như sau:
54
Bảng 4.7: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
1. Doanh thu bán hàng
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
55.463.580.365 44.531.858.649 94.011.284.939
2. Các khoản giảm trừ DT
-
-
-
3. Doanh thu thuần
55.463.580.365 44.531.858.649 94.011.284.939
4. Giá vốn hàng bán
51.092.785.290 41.008.953.426 86.756.496.233
5. Lợi nhuận gộp
4.370.795.075
3.522.905.223
7.254.788.706
32.512.370
26.907.173
46.437.550
7. Chi phí tài chính
265.254.632
206.550.440
556.503.944
Trong đó: Chi phí lãi vay
265.254.632
206.550.440
556.503.944
-
-
-
3.920.700.674
3.139.109.243
6.560.757.494
217.352.139
204.152.713
183.964.818
857.643
303.194
13.718.680
-
-
-
857.643
303.194
13.718.680
218.209.782
204.455.907
197.683.498
15. CP thuế TNDN hiện
hành
54.552.445
35.779.784
49.420.875
17. LN sau thuế TNDN
163.657.337
168.676.123
148.262.623
6. DT hoạt động tài chính
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí QLDN
10. LN thuần từ HĐKD
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng LN KT trước thuế
Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán của công ty năm 2010, 2011, 2012.
55
Bảng 4.8: Mức chênh lệch kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm
2010 - 2012
CHỈ TIÊU
CHÊNH LỆCH
CHÊNH LỆCH
2011/2010
2012/1011
Số tiền (đồng)
Số tiền (đồng)
%
49.479.426.290
111,11
-
-
-
3. Doanh thu thuần
(10.931.721.716) (19,71)
49.479.426.290
111,11
4. Giá vốn hàng bán
(10.083.831.864) (19,73)
45.747.542.807
111,55
(847.889.852) (19,39)
3.731.883.483
105,93
6. DT hoạt động tài
chính
(5 .605.197) (17,24)
19.530.377
72,58
7. Chi phí tài chính
(58.704.192) (22,13)
349.953.504
169,42
Trong đó: Chi phí lãi vay
(58.704.192) (22,13)
349.953.504
169,42
-
-
-
(781.591.431) (19,93)
3.421.648.251
109
(7,17)
(20.187.895)
(9,88)
(554.449) (64,64)
13.415.486
4.424,72
-
-
-
(554.449) (64,64)
13.415.486
4.424,72
1. Doanh thu bán hàng
(10.931.721.716) (19,71)
-
2. Các khoản GTDT
5. Lợi nhuận gộp
-
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí QLDN
10. LN thuần từ HĐKD
11. Thu nhập khác
(13.199.426)
-
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
%
14. Tổng LN trước thuế
(13.753.875)
(6,30)
(6.772.409)
(3,31)
15. CP TTNDN hiện
hành
(18.772.661) (34,41)
13.641.091
38,12
(20.413.500)
(12,10)
17. LN sau thuế TNDN
5.018.786
3,06
Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.
Qua số liệu từ bảng 4.7 và bảng 4.8 thì nhìn chung, kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 có nhiều biến động và các
chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận đều tăng giảm không ổn định.
56
Để hiểu thêm về sự tăng giảm này, em tiến hành nhận xét chung một số
chỉ tiêu quan trọng, đầu tiên là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng giảm không đều, cụ
thể là doanh thu năm 2011 đạt 44.531.858.649 đồng, giảm 10.931.721.716
đồng so với năm 2010, tương đương với mức giảm 19,71%. Nguyên nhân dẫn
đến sự sụt giảm doanh thu bán hàng là do năm 2011, nền kinh tế chung khó
khăn, ngành XDCB bị trì trệ không phát triển, dẫn đến sự sụt giảm trong việc
tìm kiếm các công trình xây dựng, cung cấp các dịch vụ của công ty. Tuy
nhiên, sang năm 2012, doanh thu bán hàng của công ty đạt 94.011.284.939
đồng, tăng hơn cả năm 2011 và 2010, cụ thể là tăng 49.479.426.290 đồng so
với năm 2011, tương đương tăng 111,11%. Nguyên nhân tăng lên do năm
2012, các công trình bị chậm tiến độ của năm trước được bổ sung vốn để hoàn
thành, nhu cầu xây dựng các công trình mới tăng và công ty đã chủ động mở
rộng tìm kiếm nhiều công trình hơn, đặc biệt là các tỉnh lân cận nên doanh thu
sản xuất và cung cấp dịch vụ tăng lên như vận tải, tư vấn thiết kế.
Về chỉ tiêu doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác của công ty
cũng có biến động trong ba năm. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty
tăng giảm qua ba năm. Cụ thể trong năm 2011 lĩnh vực hoạt động tài chính
giảm doanh thu so với năm 2010 là 5.605.197 tương đương với mức giảm
17,24%. Đến năm 2012 doanh thu hoạt động tài chính đã tăng trở lại với mức
tăng cao, cụ thể là 19.530.377 so với năm 2011 tương đương với mức tăng
72,58%. Thu nhập khác của công ty cũng có sự biến động. Thu nhập khác của
năm 2011 giảm hơn so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 lại tăng cao. Do
ba khoản doanh thu của công ty là doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động
tài chính và thu nhập khác của công ty có những thay đổi tăng giảm không ổn
định, từ đó dẫn đến tổng doanh thu của công ty có nhiều biến động từ năm
2010 đến 2012.
Các khoản mục chi phí của công ty cũng có những tăng giảm không ổn
định. Do doanh thu bán hàng tăng giảm không đều qua ba năm nên giá vốn
hàng bán cũng có sự biến động tương tự. Giá vốn hàng bán của năm 2011 là
41.008.953.426 đồng, giảm 10.083.831.864 đồng so với năm 2010, tương ứng
giảm 19,73%. Sang năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty là
86.756.496.233 đồng, tăng 45.747.542.807 đồng so với năm 2011, tương
đương tăng 111,55%. Như đã phân tích ở trên, do năm 2011 là năm khó khăn
của ngành XDCB nên sản lượng sản xuất công trình của công ty giảm, dẫn đến
giá vốn hàng bán giảm. Bên cạnh đó, chi phí tài chính, mà cụ thể là chi phí lãi
vay của công ty liên tục tăng giảm từ năm 2010 đến năm 2012, đặc biệt là năm
2012, mức tăng của chi phí tài chính cao hơn nhiều so với hai năm trước đó.
57
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty cũng tăng giảm không đều,
giảm trong năm 2011 và tăng trở lại trong năm 2012. Chi phí khác của công ty
lại không phát sinh trong cả 3 năm.
Tình hình lợi nhuận của công ty cũng có sự biến động tương tự. Tuy lợi
nhuận qua các năm tăng giảm không đều nhưng nhìn chung, công ty hoạt động
có lãi. Cụ thể là năm 2011, lợi nhuận công ty đạt được 168.676.123 đồng, tăng
5.018.786 đồng so với năm 2010, tương ứng tăng 3,06%. Lợi nhuận đạt được
của năm 2012 là 148.262.623 nghìn đồng, giảm 20.413.500 đồng so với năm
2011, tương ứng giảm 12,10%.
Như vậy, qua nhận xét chung về kết quả kinh doanh của công ty, chúng
ta có thể thấy được năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với ngành XDCB,
các công trình xây dựng mà công ty đang thi công bị thiếu vốn nghiêm trọng
do đó bị chậm tiến độ, từ đó dẫn đến doanh thu bị giảm, kèm theo đó là công
tác quản lý tốt chi phí chi phí như chi phí lãi vay và đặc biệt là chi phí quản lý
doanh nghiệp giảm rất lớn từ đó làm cho lợi nhuận của năm 2011 tăng so với
năm 2010. Sang năm 2012, tình trạng khó khăn được cải thiện, các công trình
bị trì trệ của năm trước được bổ sung vốn để tiếp tục hoàn thành, công ty đã
chủ động hơn trong việc mở rộng thị trường tìm kiếm nhiều công trình mới, từ
đó công ty có sự tăng trưởng doanh thu và nhưng lợi nhuận lại giảm so với
năm 2011 vì chi phí tăng cao trong công tác quản lý và tìm kiếm khách hàng.
Tuy nhiên, qua ba năm, sự tăng trưởng của công ty là không ổn định và chưa
bền vững. Để có được sự tăng trưởng bền vững thì công ty cần phải có nhiều
giải pháp thiết thực hơn nữa nhằm góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận một
cách có hiệu quả.
4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần
Doanh thu theo thành phần kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thắng
bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài
chính và thu nhập khác.
Đề tài sẽ phân tích sâu hơn về ba khoản doanh thu trên của công ty thông
qua các số liệu thu thập được từ báo cáo quyết toán được trình bày trong bảng
4.9 và kết quả tính toán các chênh lệch được trình bày trong bảng 4.10 dưới
đây.
58
Bảng 4.9: Doanh thu theo thành phần kinh doanh của công ty năm 2010 –
2012
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2010
Doanh thu bán hàng và
CCDV
Tổng doanh thu
NĂM 2012
55.463.580.365 44.531.858.649 94.011.284.939
Doanh thu hoạt động tài
chính
Thu nhập khác
NĂM 2011
32.512.370
26.907.173
46.437.550
857.643
303.194
13.718.680
55.496.950.378 44.559.069.016 94.071.441.169
Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.
Bảng 4.10: Mức chênh lệch theo thành phần kinh doanh của công ty năm
2010 -2012
CHÊNH LỆCH
CHÊNH LỆCH
2011/2010
2012/2011
CHỈ TIÊU
Số tiền
Số tiền
%
(đồng)
Doanh thu bán hàng
và CCDV
Doanh thu hoạt động
tài chính
Thu nhập khác
Tổng doanh thu
%
(đồng)
(10.931.721.716) (19,70) 49.479.426.290
(5.605.197) (17,24)
(554.449) (64,64)
19.530.377
111,11
72,58
13.415.486 4.424,72
(10.937.881.362) (19,71) 49.512.372.153
111,12
Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.
Từ bảng 4.9 và bảng 4.10, có thể thấy được khái quát tình hình doanh thu
của công ty qua ba năm. Tổng doanh thu mà công ty đạt được qua các năm lại
có sự tăng giảm không đều nhau. Cụ thể là năm 2011, tổng doanh thu đạt
44.559.069.016 đồng, giảm 10.937.881.362 đồng so với năm 2010, tương ứng
giảm 19,71%, đây là mức giảm tương đối nhiều. Sang năm 2012, tổng doanh
thu của công ty đã tăng cao lên đạt 94.071.441.169 đồng, tăng 49.512.372.153
59
đồng so với năm 2011, tương đương tăng 111,12% và tổng doanh thu của năm
2012 thì đạt cao hơn hẳn năm 2011 và năm 2010.
Dựa vào bảng 4.9 và bảng 4.10, đề tài sẽ phân tích rõ hơn sự biến động
trong từng khoản mục doanh thu theo thành phần kinh doanh của công ty.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Doanh thu này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011, doanh thu
bán hàng của công ty đạt 44.531.858.649 đồng, giảm 10.931.721.716 đồng so
với năm 2010, tương ứng với mức giảm 19,70%.
Nguyên nhân: Sự tăng giảm không ổn định này do sự tác động của môi
trường kinh doanh, cụ thể là XDCB ngành cơ sở hạ tầng công cộng. Như đã
nói ở trên, năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với ngành XDCB cả nước
nói chung và của tỉnh Cần Thơ nói riêng. Thực hiện nghị quyết 11 của Chính
phủ, cùng với chính sách thắt chặt đầu tư công, nguồn vốn dành cho XDCB hạ
tầng công cộng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Đặc biệt, là một công ty TNHH, các
công trình của công ty chủ yếu là thi công theo đơn đặt hàng của Nhà nước, vì
vậy, khi nguồn vốn bị thiếu hụt, các công trình mà công ty chuẩn bị thi công
thì bị hoãn lại, các công trình đang thi công thì bị đình trệ và bị dở dang nhiều.
Các công trình sử dụng vốn vay thương mại cũng gặp nhiều trở ngại bởi quy
định về nợ công, bảo lãnh vay và rất nhiều điều khoản ràng buộc. Các công
trình của công ty chủ yếu thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước, công ty
còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường xây dựng thương mại, làm doanh
thu đạt được không cao. Thêm vào đó, một số nhà đầu tư có tài chính không
vững mạnh, thu xếp vốn không kịp thời, dẫn đến đình trệ hoặc tạm hoãn các
công trình, làm kéo dài thời gian thi công nên công ty chưa có được doanh thu
từ các công trình này. Từ những nguyên nhân trên đã làm doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ của công ty bị giảm sút so với năm 2010.
Năm 2012, doanh thu bán hàng của công ty đạt 94.011.284.939 đồng,
tăng 49.479.426.290 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 111,11%. Như
vậy, mức tăng doanh thu bán hàng của năm 2012 cao hơn mức giảm doanh thu
bán hàng của năm 2011. Do đó, doanh thu của năm 2012 đạt cao hơn cả năm
2011 và năm 2010.
Nguyên nhân: sang năm 2012, hoạt động XDCB cơ sở hạ tầng của công
ty có nhiều khởi sắc, doanh thu tăng cao hơn gấp đôi so với năm 2011. Vì các
công trình của công ty bị thiếu vốn năm trước sang năm nay đã được bổ sung
vốn để tiếp tục hoàn thiện. Bên cạnh đó, sang năm 2012, công ty đã chủ động
trong việc tìm kiếm thị trường, tham gia đấu thầu và ký được nhiều hợp đồng
xây lắp trong và ngoài tỉnh, góp phần làm tăng doanh thu bán hàng và cung
60
cấp dịch vụ của công ty trong năm 2012. Mặc khác, công ty cũng chủ động cải
tiến máy móc thi công, mua sắm các trang thiết bị mới, nâng cao năng suất lao
động và chất lượng công trình.
Doanh thu hoạt động tài chính:
Khoản doanh thu này của công ty từ năm 2010 đến 2012 tăng giảm
không ổn định. Cụ thể là năm 2011, doanh thu hoạt động tài chính đạt
26.907.173 đồng, giảm 5.605.197 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm
17,24%. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là từ lãi tiền gửi
các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân doanh thu hoạt động tài chính giảm là do
đầu năm 2011, lượng tiền gửi ngân hàng vào các tài khoản ngân hàng của
công ty giảm cùng với nhu cầu sử dụng vốn cao nên lãi tiền gửi giảm xuống
làm cho doanh thu hoạt động tài chính giảm.
Sang năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính đạt 46.437.550 đồng, tăng
19.530.377 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 72,58%. Đầu năm 2012,
khi nguồn vốn được giải ngân, các công trình xây dựng cơ bản được đáp ứng
vốn, doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao kéo theo là
doanh thu hoạt đông tài chính. Như vậy, doanh thu hoạt động tài chính của
công ty tăng trong năm 2012 tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển
công ty trong thời gian tới.
Thu nhập khác:
Thu nhập khác của công ty có sự tăng giảm không đều, sự biến động
tương đối theo doanh thu bán hàng của công ty. Cụ thể là năm 2011, thu nhập
khác của công ty đạt 303.194 đồng, giảm 554.449 đồng so với năm 2010,
tương ứng giảm 64,64%. Nguyên nhân của sự giảm này là do năm 2011, các
hoạt động xây dựng của công ty bị hạn chế, công ty khó tiếp cận các nguồn
vốn, công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến doanh thu thu nhập
khác phát sinh rất ít.
Sang năm 2012, thu nhập khác của công ty đạt 13.718.680 đồng, tăng
13.415.486 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 4.424,72%. Năm 2012,
công ty đã cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư sửa chữa tài sản cố định nên
nguồn thu nhập khác tăng rất nhiều.
Như vậy, thông qua việc phân tích doanh thu theo thành phần của công
ty, có thể thấy được doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động và thu nhập
khác giảm trong năm 2011 và đã tăng trở lại trong năm 2012 . Thông qua đó,
công ty đã vượt qua thời gian khó khăn trong năm 2011 và vực dậy tình hình
61
hoạt động kinh doanh một cách khả quan trong năm 2012. Tạo tiền đề cho
doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
4.2.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm
Chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận thu được của công ty, mỗi sự tăng giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự
tăng giảm của lợi nhuận. Do đó, việc phân tích chi phí là một việc làm quan
trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua việc phân tích
chi phí, chúng ta sẽ biết rõ được bản chất cũng như sự biến động của nó để từ
đó có những biện pháp để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất với mức chi
phí thấp nhất, từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty.
Để biết được tình hình thực hiện chi phí trong ba năm qua của công ty
TNHH Hoàng Thắng, số liệu về chi phí thu thập được trình bày trong bảng
4.11 và kết hợp với các phương pháp so sánh để tính toán các mức chênh lệch
trong bảng 4.12 dưới đây sẽ trình bày rõ các khoản mục chi phí và sự biến
động của nó trong ba năm.
Bảng 4.11: Chi phí thực tế của công ty năm 2010 -2012
Đơn vị tính: đồng
KHOẢN MỤC CHI
PHÍ
1. Giá vốn hàng bán
NĂM 2010
4. Chi phí tài chính
Tổng chi phí
86.756.496.233
-
-
-
3.920.700.647
3.139.109.243
6.560.757.494
265.254.632
206.550.440
556.503.944
-
-
-
54.552.445
35.779.784
49.420.875
55.333.293.041 44.390.392.893
93.923.178.546
5. Chi phí khác
6. Chi phí thuế TNDN
NĂM 2012
51.092.785.290 41.008.953.426
2. Chi phí bán hàng
3. Chi phí QLDN
NĂM 2011
Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.
62
Bảng 4.12: Mức chênh lệch chi phí thực tế của công ty năm 2010 – 2012
KHOẢN MỤC
CHI PHÍ
CHÊNH LỆCH
CHÊNH LỆCH
2011/2010
2012/2011
Số tiền
Số tiền
%
(đồng)
%
(đồng)
1. Giá vốn hàng bán
(10.083.831.864)
2. Chi phí bán hàng
-
-
-
-
(781.591.431)
(19,93)
3.421.648.251
109
(58.704.192)
(22,13)
349.953.504
169,42
5. Chi phí khác
-
-
-
-
6. Chi phí thuế
TNDN
(18.772.661)
(34,41)
13.641.091
38,12
(19,77) 49.532.785.653
111,18
3. Chi phí QLDN
4. Chi phí tài chính
Tổng chi phí
(10.942.900.148)
(19,73) 45.747.542.807
111,55
Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.
Từ bảng 4.11 và bảng 4.12, có thể thấy rõ tổng chi phí của công ty qua
ba năm có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể là năm 2011, tổng chi phí của
công ty là 44.390.392.893 đồng, giảm 10.942.900.148 đồng so với năm 2010,
tương ứng với mức giảm 19,77%. Đến năm 2012, tổng chi phí của công ty đã
tăng lên là 93.923.178.546 đồng, tăng 49.532.785.653 đồng so với năm 2011,
tương đương với mức tăng 111,18%. Như vậy, tương ứng với sự tăng giảm
của tổng doanh thu thì tổng chi phí của công ty cũng có sự tăng giảm tương tự.
Tuy nhiên, trong từng khoản mục chi phí lại có sự tăng giảm khác nhau. Đặc
biệt là giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của công
ty, do đó sự tăng giảm của giá vốn hàng bán cũng ảnh hưởng lớn đến sự tăng
giảm của tổng chi phí.
Để hiểu rõ hơn về sự biến động của từng khoản mục này, đề tài phân tích
các khoản mục chi phí cụ thể của công ty dựa vào số liệu từ bảng 4.11 và bảng
4.12 ở trên.
Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán là khoản chi phí quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất
trong các khoản chi phí của công ty. Từ bảng 4.11 và bảng 4.12 ở trên, ta có
thể thấy được giá vốn hàng bán của công ty có sự tăng giảm không đều. Năm
63
2011, giá vốn hàng bán của công ty là 41.008.953.426 đồng, giảm
10.083.831.864 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 19,73%. Năm 2012,
giá vốn hàng bán đã tăng trở lại là 86.756.496.233 đồng, tăng 45.747.542.807
đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 111,55%.
Nguyên nhân: giá vốn hàng bán của năm 2011 giảm do doanh thu bán hàng
năm 2011 của công ty sụt giảm nên giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm
theo. Công ty cũng cắt giảm bớt lượng nhân công nhàn rỗi do các công trình bị
đình trệ nên làm giảm chi phí nhân công. Sang năm 2012, giá vốn hàng bán đã
tăng lên. Giá vốn hàng bán tăng trở lại là điều hiển nhiên do doanh thu bán
hàng của công ty trong năm 2012 tăng lên. Bên cạnh đó, các máy móc thi công
của công ty chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng dầu để hoạt động mà giá cả
xăng dầu thì liên tục tăng trong những năm gần đây, làm tăng chi phí sử dụng
máy thi công. Nguyên vật liệu dùng để xây dựng của công ty chủ yếu là bê
tông, đá các loại, sắt, thép,… mà từ đầu năm 2012, các nguyên vật liệu này đã
liên tục tăng theo tỷ giá, giá điện, giá xăng và công ty phải mua nguyên vật
liệu bê tông, đá to ở các tỉnh thành xa nên làm tăng chi phí vận chuyển của
công ty. Việc tăng khối lượng xây lắp cũng cần thêm nhiều công nhân thi công
nên làm tăng chi phí nhân công của công ty. Đối với mỗi công trình, công ty
luôn lập dự toán chi tiết, cụ thể về giá cả trước khi dự thầu, luôn đảm bảo xây
dựng theo định mức chi phí đã lập, tránh làm gia tăng quá nhiều chi phí, ảnh
hưởng đến giá bàn giao công trình hoàn thành, vì vậy mà giá vốn hàng bán tuy
có tăng giảm nhưng luôn ở mức ổn định và phù hợp. Như vậy, giá vốn hàng
bán của công ty tăng giảm do nhiều yếu tố khác nhau, công ty cần có kế hoạch
sản xuất phù hợp, dự đoán trước các diễn biến của thị trường để kiểm soát giá
vốn hàng bán tốt.
Chi phí bán hàng:
Chi phí bán hàng của công ty không phát sinh, nguyên nhân chủ yếu do:
- Công ty là một doanh nghiệp XDCB, các sản phẩm của công ty được
sản xuất và bàn giao cho chủ đầu tư tiêu thụ tại chỗ, hầu hết các hoạt động
XDCB của công ty diễn ra ngoài trời, nơi sản xuất công trình cũng chính là
nơi tiêu thụ công trình. Chính vì vậy, công ty không phải tốn nhiều chi phí cho
việc tiêu thụ sản phẩm. Các chi phí liên quan đến hoạt động bàn giao nghiệm
thu công trình đều được công ty đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Các công trình XDCB đều được lập dự toán ngay từ đầu, vì vậy chi phí
bảo hành công trình được đưa vào chi phí sản xuất chung của công ty. Dự
phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình
xây lắp và được lập vào cuối kỳ kế toán giữa niên độ hoặc cuối kỳ kế toán
64
năm. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập
lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi tăng
thu nhập khác.
- Các hoạt động XDCB của công ty chủ yếu là các công trình xây dựng
hạ tầng công cộng, công ty không có bộ phận bán hàng, marketing, không có
hoạt động quảng bá sản phẩm xây dựng, không ký hợp đồng qua trung gian
môi giới. Vì vậy công ty không phát sinh chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Khoản chi phí này của công ty cũng có sự biến động tăng giảm qua ba
năm. Năm 2010, chi phí QLDN của công ty là 3.920.700.647 đồng, sang năm
2011, chi phí này đã giảm xuống còn 3.139.109.243 đồng, giảm 781.591.431
đồng so với năm 2010, tương đương giảm 19,93%. Đến năm 2012, chi phí
QLDN đã tăng đến 6.560.757.494 đồng, tăng 3.421.648.251 đồng so với năm
2011, tương đương tăng 109%
Nguyên nhân: Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm trong năm 2011 do
nhiều nguyên nhân. Cũng như các khoản chi phí khác, năm 2011 là một năm
khó khăn, doanh thu hoạt động giảm do đó công ty cũng cắt giảm bớt một
phần chi phí QLDN, một số công trình bị trì hoãn chưa hoàn thành bàn giao
được nên chi phí bàn giao nghiêm thu công trình cũng ít, làm giảm chi phí
QLDN. Sang năm 2012, chi phí này tăng lên chủ yếu do các công trình được
hoàn thành bàn giao nhiều trong năm 2012 làm phát sinh nhiều chi phí nghiệm
thu bàn giao công trình. Thêm vào đó, số lượng cán bộ công nhân viên của
công ty cũng tăng lên cùng chính sách tăng lương, thưởng cho những cán bộ
làm việc lâu năm, công ty phải bố trí thêm một số máy vi tính để bàn để bảm
bảo năng suất làm việc của cán bộ nhân viên trong công ty. Các chi phí dịch
vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại cũng tăng trong những năm gần đây.
Từ đó mà chi phí QLDN của công ty cũng tăng lên rất nhiều.
Chi phí tài chính:
Chi phí tài chính của công ty là từ lãi tiền vay vốn phục vụ sản xuất công
trình của công ty. Chi phí này của công ty liên tục tăng giảm qua các năm.
Năm 2010, chi phí này là 265.254.632 đồng, sang năm 2011 giảm xuống
206.550.440 đồng và năm 2012 tăng cao lên tới 556.503.944 đồng vào năm
2012, với mức tăng là 169,42% so với năm 2011.
Nguyên nhân: Chi phí tài chính tăng cao phần lớn là do ảnh hưởng của
thị trường lãi suất cho vay đầy biến động vào năm 2010 - 2012. Một số nhà
đầu tư có tài chính không vững mạnh, thu xếp vốn không kịp thời, dẫn đến
65
đình trệ hoặc tạm hoãn các công trình, khiến cho công ty phải gánh chịu nhiều
chi phí lãi vay. Năm 2010, công ty tiến hành vay ngắn hạn để bổ sung nguồn
vốn vào đầu tư XDCB, sang năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn với mức lãi
suất cao nên công ty ưu tiên cắt giảm các khoản vay, đồng thời tận dụng tối đa
nguồn vốn sẵn có đã làm cho chi phí tài chính giảm xuống, tương ứng với mức
giảm 22,13%. Đây là một trong những động thái tốt giúp công ty vượt qua khó
khăn tiếp tục sản xuát kinh doanh. Đến năm 2012, kinh tế khởi sắc công ty
tiến hành tiếp cận các nguồn vốn vay bổ sung vào hoạt động sản xuất đẩy
nhanh tiến độ thi công các công trinh bị trì hoãn trong năm 2011 làm cho chi
phí tài chính tăng rất cao. Qua nguồn vốn đó, công ty hoàn thành các công
trình bàn giao mang doanh thu cao trong năm 2012.
Chi phí khác:
Qua bảng 4.11 và bảng 4.12 ta thấy chi phí khác của công ty không phát
sinh qua các năm.
4.2.4 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm
Lợi nhuận là mục tiêu mà mọi đơn vị kinh doanh đều hướng tới, phản
ánh hiệu quả toàn bộ quá trình kinh doanh của đơn vị. Phân tích tình hình lợi
nhuận sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hoạt động của công ty có
hiệu quả hiệu quả hay không. Từ đó giúp công ty tìm ra các yếu tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận và tìm ra các giải pháp giúp nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Bảng 4.13 dưới đây sẽ trình bày chi tiết các khoản lợi nhuận của công ty. Từ
bảng 4.13 kết hợp cùng các phương pháp so sánh để tính toán các chênh lệch
được trình bày trong bảng 4.14.
Bảng 4.13: Lợi nhuận thực tế của công ty năm 2010 -2012
Đơn vị tính: đồng
CHỈ TIÊU
LN từ bán hàng và
CCDV
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
450.094.401
383.795.980
694.031.212.
(232.742.262)
(179.643.267)
(510.066.394)
857.643
303.194
13.718.680
Tổng lợi nhuận trước
thuế
218.209.782
204.455.907
197.683.498
Lợi nhuận sau thuế
163.657.337
168.676.123
148.262.623
LN từ hoạt động tài
chính
Lợi nhuận khác
66
Nguồn: báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.
Bảng 4.14: Mức chênh lệch lợi nhuận thực tế của công ty năm 2010 -2012
CHỈ TIÊU
CHÊNH LỆCH
CHÊNH LỆCH
2011/2010
2012/2011
Số tiền
Số tiền
%
(đồng)
LN từ bán hàng và
CCDV
LN từ hoạt động tài
chính
%
(đồng)
(66.298.421)
53.098.995
(14,72)
310.235.232
80,83
(22,81) (330.423.127)
183,93
(554.449)
(64,64)
Tổng lợi nhuận trước
thuế
(13.753.875)
(6,30)
(6.772.409)
(3,31)
Lợi nhuận sau thuế
5.018.786
3,06
(20.413.500)
(12,10)
Lợi nhuận khác
13.415.486 4.424,72
Nguồn: báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.
Từ bảng 4.13 và 4.14 cho thấy, lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ là khoản lợi nhuận cao nhất của công ty. Hoạt động tài chính chưa mang lại
lợi nhuận cho công ty khi hoạt động này lỗ liên tục qua ba năm. Lợi nhuận
khác cũng có sự biến động không ổn định. Vì vậy, lợi nhuận sau thuế của công
ty cũng có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2011, lợi nhuận sau thuế là
163.657.337 đồng, tăng 5.018.786 đồng so với năm 2010, tương đương tăng
3,06%. Sang năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 694.031.212 đồng, giảm
20.413.500 đồng so với năm 2011, tương đương giảm 12,10%. Tuy các khoản
lợi nhuận của công ty tăng giảm và lãi, lỗ khác nhau nhưng nhìn chung, ba
năm qua công ty hoạt động có lợi nhuận. Từ kết quả trên cho thấy công ty đã
nỗ lực rất nhiều để vượt qua thời buổi kinh tế khó khăn.
4.2.4.1 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Qua bảng 4.13 và bảng 4.14 cho thấy, lợi nhuận bán hàng của công ty
năm 2011 giảm so với năm 2010 sau đó tăng trở lại vào năm 2012. Cụ thể, lợi
nhuận của năm 2010 là 450.094.401 đồng, sang năm 2011 giảm xuống
66.298.421 đồng còn 383.795.980 đồng, tương ứng giảm 14,72%, mức giảm
này tương đối cao. Sang năm 2012, lợi nhuận bán hàng của công ty đã rất cao
67
lên tới 80,83% cụ thể là lợi nhuận của năm 2012 là 694.031.212 đồng, tăng
310.235.232 đồng so với năm 2011.
Nguyên nhân: lợi nhuận bán hàng năm 2011 giảm chủ yếu do doanh thu bán
hàng giảm cùng với giá vốn hàng bán của năm 2011 giảm nhiều so với năm
2010. Vì vậy, lợi nhuận mà công ty đạt được giảm so với năm 2010. Đến năm
2012, do sự tăng cao của doanh thu bán hàng trong khi các khoản chi phí như
giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp được kiểm soát mức tăng ổn
định đã làm lợi nhuận bán hàng của công ty tăng lên ở mức cao.
4.2.4.2 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính
Từ bảng 4.13 và 4.14 ta thấy, hoạt động tài chính qua ba năm đều không
mang lại lợi nhuận cho công ty, công ty bị lỗ ba năm liên tiếp và số lỗ tăng
giảm không ổn định. Nguyên nhân dẫn đến hoạt động tài chính của công ty bị
lỗ là do chi phí tài chính quá cao, trong khi doanh thu hoạt động tài chính
không đáng kể để bù đắp được chi phí tài chính qua các năm. Năm 2010,
doanh thu tài chính của công ty là 32.512.370 đồng trong khi chi phí tài chính
là 265.254.632 đồng, vì vậy hoạt động tài chính bị lỗ 232.742.262 đồng. Sang
năm 2011, số lỗ từ hoạt động tài chính đã giảm xuống còn đến 179.643.267
đồng, do công ty cắt giảm chi phí tài chính trong khi doanh thu hoạt động tài
chính tăng ít.
Hoạt động tài chính bị lỗ cao nhất là 510.066.394 đồng vào năm 2012, vì
năm này, chi phí tài chính là 556.503.944 đồng đã tăng hơn gấp đôi so với
năm trước trong khi doanh thu chỉ đạt 46.437.550 đồng. Nguyên nhân làm cho
hoạt động tài chính luôn bị lỗ là do công ty luôn phải vay vốn từ các tổ chức
tín dụng để đáp ứng cho việc đầu tư XDCB của mình. Các công trình XDCB
luôn có thời gian thi công lâu dài, vốn thu hồi chậm, để có vốn sản xuất công
trình mới, công ty phải đi vay vốn, do đó làm chi phí tài chính tăng cao.
4.2.4.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động khác
Ngoài lợi nhuận bán hàng và lợi nhuận từ hoạt động tài chính thì công ty
còn thu được một khoản lợi nhuận khác. Nhìn vào bảng 4.14 và bảng 4.15 ta
thấy, năm 2010 và 2011, công ty thu được một khoản lợi nhuận khác nhưng
khoản lợi nhuận này chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu lợi nhuận của
công ty, và qua ba năm, khoản lợi nhuận này liên tục tăng giảm nhưng mang
lại lợi nhuận cao nhất là vào năm 2012. Cụ thể là năm 2010, lợi nhuận khác
của công ty là 857.643 đồng. Sang năm 2011, lợi nhuận khác của công ty đã
giảm xuống còn 303.194 đồng, giảm 554.449 đồng so với năm 2010, tương
ứng giảm 64,64%. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận khác của công ty giảm
nhiều là do thu nhập khác của công ty giảm do tình hình kinh tế khó khăn kéo
68
theo hoạt động sản xuất kinh doanh trì trệ . Đến năm 2012, thu nhập khác của
công ty tăng cao lên tới 13.718.680 tương ứng mức tăng 4.424,72% nguyên
nhân do tình hình kinh tế khởi sắc công ty tiến hành thanh lý TSCĐ cũ, đầu tư
thiết bị mới mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho doanh thu hoạt
động tài chính tăng rất cao.
4.3 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU VỀ KHẢ NĂNG SINH LỜI
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận là một mục tiêu mà mọi
doanh nghiệp đều hướng đến. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi nhuận
thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận đạt được mà còn phải đặt
lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản và doanh thu đạt được. Vì vậy,
phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời là một việc quan trọng đối với
doanh nghiệp trong việc đo lường lợi nhuận đạt được có hiệu quả hay không.
Bảng 4.15 dưới đây trình bày các chỉ tiêu về khả năng sinh lời được tính toán
của công ty.
Bảng 4.15: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời
CHỈ TIÊU
ĐVT
Lợi nhuận ròng
Đồng
Doanh thu
thuần
Đồng
55.463.580.365 44.531.858.649 94.011.284.939
Tổng tài sản
Đồng
28.880.684.325 33.433.092.032 26.159.555.270
NV chủ sở hữu
Đồng
10.203.870.114 10.288.080.935 10.170.088.040
LN ròng/DT
thuần (ROS)
NĂM 2010
163.657.337
NĂM 2011
168.676.123
NĂM 2012
148.262.623
%
0,29
0,37
0,15
LN ròng/Tổng
TS (ROA)
%
0,58
0,54
0,49
LN ròng/VCSH
(ROE)
%
1,61
1,64
1,44
Nguồn: báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012
Ghi chú: tổng tài sản cuối năm 2009 là 27.350.645.123 đồng, nguồn vốn chủ sở hữu cuối
năm 2009 là 10.097.256.589 nghìn đồng
69
4.3.1 Sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS)
Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi
nhuận sau thuế.
Qua bảng 4.15 ta thấy được, sức sinh lợi của doanh thu thuần tăng giảm
không đều qua các năm. Năm 2010, tỷ suất này là 0,29% (tức là trong 100
đồng doanh thu thì tạo ra 0.29 đồng lợi nhuận ròng). Đến năm 2011, tỷ suất
này là 0,37% (tức là trong 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0.37 đồng lợi nhuận
ròng), tăng 0,08% so với năm 2010. Sang năm 2012, tỷ suất này lại giảm
xuống còn 0,15% (tức là trong 100 đồng doanh thu thì tạo ra 0.15 đồng lợi
nhuận ròng), giảm 0,22% so với năm 2011.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty tương đối thấp, sức sinh lời
của doanh thu tương đối ổn định, có tăng giảm nhưng mức chênh lệch không
nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của công ty năm 2012 giảm so với năm
trước. Nguyên nhân chính là do công ty đạt được nhiều doanh thu nhưng lợi
nhuận thu được không cao do phải bù đắp chi phí tài chính quá cao trong năm
2012. Vì vậy, công ty cần có chính sách hữu hiệu làm tăng lợi nhuận ròng để
nâng cao sức sinh lời của doanh thu thuần trong thời gian tới.
4.3.2 Sức sinh lợi của tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh
đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Từ bảng 4.15 ta thấy được, tỷ suất này có sự tăng giảm không đều qua
các năm. Năm 2010, tỷ suất này đạt 0,58% (tức là trong 100 đồng tài sản bình
quân thì tạo ra 0.58 đồng lợi nhuận ròng). Đến năm 2011, tỷ suất này giảm
xuống còn 0.54% (tức là trong 100 đồng tài sản bình quân thì tạo ra 0.54 đồng
lợi nhuận ròng), giảm 0,04% so với năm 2010. Sang năm 2012, tỷ suất này đã
tiếp tục giảm còn 0,49% (tức là trong 100 đồng tài sản bình quân thì tạo ra
0.49 đồng lợi nhuận ròng), giảm 0,05 so với năm 2011.
Như vậy, sức sinh lời của tài sản công ty giảm ít trong năm 2011 nhưng
có chiều hướng giảm nhiều hơn trong năm 2012, chứng tỏ sự sắp xếp, phân
bổ, quản lý và sử dụng tài sản của công ty chưa đạt hiệu quả cao. Việc đầu tư
tài sản trong năm 2012 chưa đem lại hiệu quả tốt cho công ty khi sức sinh lời
giảm. Trong thời gian tới, công ty cần phải điều chỉnh và quản lý việc quản lý
tài sản đưa vào kinh doanh của mình tốt hơn để nâng cao sức sinh lời của tài
sản công ty.
70
4.3.3 Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị vốn chủ sở hữu bình quân đem lại mấy
đơn vị lợi nhuận sau thuế cho công ty.
Từ bảng 4.15 ta thấy, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu cũng có sự tăng
giảm không đều nhau. Năm 2010, tỷ suất này là 1,61% (tức là trong 100 đồng
vốn chủ sở hữu bình quân thì tạo ra 1.61 đồng lợi nhuận ròng). Sang năm
2011, tỷ suất này tăng lên là 1,64% (tức là trong 100 đồng vốn chủ sở hữu
bình quân thì tạo ra 1.64 đồng lợi nhuận ròng), tăng 0.03% so với năm 2010.
Đến năm 2012, tỷ suất này chỉ đạt 1,44% (tức là trong 100 đồng vốn chủ sở
hữu bình quân thì tạo ra 1.44 đồng lợi nhuận ròng), giảm 0.2% so với năm
2012.
Như vậy ta thấy sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng giảm qua từng năm
nhưng nhìn chung sức sinh lợi vốn chủ sở hữu còn rất thấp. Năm 2011 tăng do
lợi nhuận đạt được tăng lên kèm theo vốn chủ sở hữu tăng nhẹ làm cho tỷ suất
này giảm. Nhưng năm 2012, lợi nhuận đạt được giảm xuống và nguồn vốn chủ
sở hữu cũng giảm xuống, do đó đã làm tỷ suất này giảm và đạt thấp nhất,
chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả chưa cao vốn chủ sở hữu để tạo ra lợi
nhuận trong năm 2012. Vì vậy, công ty cần tiếp tục phát huy để làm tăng sức
sinh lời của vốn chủ sở hữu hơn nữa, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
71
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HOÀNG THẮNG
5.1 NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
5.1.1 Ưu điểm
Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã đi vào hoạt động ổn định và đạt
được những ưu điểm sau:
- Là một công ty hoạt động lâu năm nên đã có một vị trí nhất định trên thị
trường và đang trên đà phát triển, có mối quan hệ sâu rộng với các đơn vị, các
sở ban ngành trên địa bàn công ty hoạt động. Công ty đã tận dụng những lợi
thế đó để tạo thêm uy tín và mối quan hệ thân thiết đối với các khách hàng,
nhà cung cấp và nhà đầu tư.
- Công ty có sự đoàn kết nhất trí trong lãnh đạo và thực hành. Trình độ,
kinh nghiệm của ban lãnh đạo thường xuyên được trao dồi và nâng lên. Công
ty luôn có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Ý thức chấp hành và hoàn thành
nhiệm vụ được phát huy triệt để. Lề lối làm việc của công ty được đổi mới
nhanh và khoa học, phù hợp với từng công việc. Bên cạnh đó, trình độ của cán
bộ công nhân viên luôn được trao dồi và nâng cao, các nhân viên đoàn kết và
luôn có đạo đức tốt trong công việc.
- Chất lượng công trình là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với các
doanh nghiệp XDCB, chính vì vậy, công ty luôn đặt chất lượng công trình của
mình lên hàng đầu. Các công trình, dự án luôn được thiết kế và lên kế hoạch
chi tiết. Công nhân và các kỹ sư của công ty luôn được tuyển chọn kỹ càng và
có trình độ chuyên môn vững chắc. Các đội công trình của công ty luôn làm
việc hết sức cẩn thận và chuyên nghiệp. Công ty tổ chức sản xuất hợp lý, khoa
học tùy vào từng loại công trình, tùy tính chất, giá trị công trình cũng như
năng lực của đội xây lắp mà có thể khoán gọn cho các đội xây lắp thực hiện
hoặc trực tiếp thực hiên tránh gây ra sự lãng phí do thừa nguồn lực và gắn
được trách nhiệm của người lao động với công việc.
- Được sự quan tâm của ban lãnh đạo trong việc đầu tư cải tiến trang thiết
bị phù hợp với quy mô sản xuất. Công ty cũng chủ động cải tiến, thanh lý
những máy móc và trang thiết bị lỗi thời, lạc hậu để có vốn tiếp tục mua sắm
các trang thiết bị mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình.
72
- Các công trình luôn được cấp lãnh đạo điều hành, thường xuyên kiểm
tra, giám sát, đôn đốc công nhân làm việc, đảm bảo tiến độ công trình. Quản lý
chất lượng vật liệu thi công, hạn chế thất thoát vật tư, nguyên liệu nhằm đảm
bảo chất lượng công trình một cách tốt nhất.
- Công ty luôn chú trọng trong việc tạo môi trường tốt nhất cho công
nhân làm việc, đặt an toàn lao động lên hàng đầu, cung cấp dụng cụ bảo hộ lao
động đầy đủ cho công nhân, đảm bảo sức khỏe cho công nhân để họ chuyên
tâm làm việc đem lại hiệu quả tốt nhất cho công ty. Hằng tháng ngoài tiền
lương thì công nhân của công ty còn có thêm nhiều khoản trợ cấp, phụ cấp độc
hại.
5.1.2 Hạn chế
Là một doanh nghiệp XDCB với quy mô vừa, bên cạnh những mặt tích
cực, công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Cơ sở vật chất của công ty như vốn và tài sản còn thấp vì chủ yếu do
nguồn vốn tự bổ sung nên bị hạn chế trong việc hoạt động mở rộng xây lắp.
- Công ty chưa có bộ phận nghiên cứu, phát triển thị trường vì các công
trình xây lắp của công ty chủ yếu được thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà
nước và các khách hàng lâu năm. Do đó, công ty có thể bỏ lỡ nhiều công trình
tư nhân, thương mại và nhiều khách hàng mới khác. Công ty gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm thị trường khi phải đối mặt với nhiều các đối thủ cạnh
tranh từ các công ty xây dựng khác.
- Phần lớn công việc ở công trường sử dụng sức lao động nhiều hơn máy
móc do công ty còn thiếu vốn trong việc đầu tư thêm nhiều máy móc, thiết bị
hiện đại. Vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, làm năng suất lao động
chưa đạt được hiệu quả tốt nhất.
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
5.2.1 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán
Qua tìm hiểu tình hình thực tế ở công ty cho thấy: Tổ chức công tác kế
toán đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra, đảm bảo tính thống nhất về mặt
phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ
phận có liên quan cũng như giữa các nội dung của công tác kế toán, đồng thời
đảm bảo cho số liệu kế toán phản ánh trung thực, hợp lý, rõ ràng và dễ hiểu.
Tổ chức kế toán ở công ty hiện nay tương đối hợp lý với điều kiện thực tế ở
công ty.
73
Một số giải pháp cụ thể như:
Bộ phận kế toán nên lập sổ theo dõi chi tiết công nợ cụ thể để kế toán
công nợ quản lý tốt hơn tình hình thu hồi nợ.
Công ty nên bổ sung sổ chi tiết tiền vay để quản lý hiệu quả tình hình sử
dụng vốn vay và thời hạng thanh toán nhằm giảm chi phí lãi vay.
Tại các công trình bộ phận kế toán phải bổ sung sổ theo dõi tài sản cố
định và công cụ, dụng cụ tại nơi sử dụng nhằm kiểm tra và quản lý tài sản tốt
hơn.
Tại kho của doanh nghiệp kế toán kho nên lập sổ chi tiết vật liệu, dụng
cụ về tình hình nhập xuất.
Công ty nên bổ sung báo cáo về công nợ cụ thể như: sổ chi tiết nợ phải
thu, nợ phải trả hoặc báo cáo phân loại nợ theo kỳ hạn thanh toán.
Tại các công trình phải bổ sung báo cáo định kỳ về chi phí sản xuất và
chi phí khác phát sinh tại công trình.
Ngoài ra để hoàn thiện hơn công tác kế toán, bộ phận kế toán nhanh
chóng cập nhật nắm bắt các chính sách, chế độ kế toán tài chính hiện hành,
triển khai thực hiện một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của
mình nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực tài chính kế toán nói
riêng và trong công tác quản lý nói chung.
Chú trọng hơn nữa công tác hệ thống thông tin sao cho đảm bảo việc ghi
nhận, thu thập, xử lý thông tin một cách kịp thời, chính xác hơn, tránh dẫn
đến tình trang dồn nén công việc gây áp lực cho nhân viên kế toán.
Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao công tác nghiệp vụ cho nhân
viên kế toán, nhân viên quản lý và nhân viên kỹ thuật nhằm nâng cao chất
lượng nhân sự phục vụ cho sự phát triển của công ty.
5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
5.2.2.1 Giải pháp tăng doanh thu
Doanh thu là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra lợi nhuận
cho công ty. Muốn tăng lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì điều
trước hết là phải biết nâng cao sản lượng xây dựng của công ty. Bên cạnh đó,
việc tăng giá thành của các sản phẩm xây dựng cũng làm tăng doanh thu
nhưng đây là biện pháp không khả thi. Bởi vì trong môi trường kinh doanh
đầy cạnh tranh như ngày nay, việc tăng giá bán để tăng doanh thu là một điều
bất lợi làm giảm sức cạnh tranh của công ty.
74
Qua phân tích thực trạng ở Chương 4 thì ta thấy doanh thu đạt được của
công ty không ổn định, tăng giảm qua các năm, doanh thu đạt được cũng chưa
tương xứng với nguồn vốn mà công ty đã bỏ ra. Doanh thu bán hàng của năm
2011 chỉ đạt 44.531.858.649 đồng, giảm 19,71% so với năm 2010 và doanh
thu bán hàng năm 2012 đạt 94.011.284.939 đồng, tăng 49.479.426.290 đồng,
tăng 111,11% so với năm 2011. Tuy năm 2012 công ty có sự tăng trưởng
doanh thu bán hàng trở lại với mức tăng đột biến, nhưng để đảm bảo doanh
thu tăng ổn định trong tương lai thì cần một số giải pháp tăng doanh thu cụ thể
như sau:
Giải pháp làm tăng sản lượng
- Tạo mối quan hệ tích cực với các địa phương và các nhà đầu tư trong
khu vực đồng bằng sông Cửu Long để đấu thầu nhiều công trình giao thông
khác nhau, vì sản xuất công trình XDCB là thế mạnh của công ty nên có thể
mở rộng địa bàn xây dựng ra các tỉnh xa hơn như Sóc Trăng, Bạc Liêu, An
Giang…, từ đó giúp tăng sản lượng xây dựng công trình.
- Đối với các khách hàng quen thuộc thì tiếp tục duy trì, củng cố mối
quan hệ như biếu quà nhân dịp lễ, tết; ưu tiên thời gian thi công và các chế độ
thanh toán;.... Đối với những khách hàng mới thì tạo uy tín, có những ưu đãi
như chiết khấu, gia tăng thời hạn thanh toán,… để lôi kéo khách hàng tiếp tục
ký hợp đồng với công ty ở các lần sau. Ngoài ra cần tìm hiểu nghiên cứu thị
trường xây dựng để phát hiện những khách hàng tiềm năng cho công ty.
- Nâng cao trách nhiệm quản lý các công trình XDCB của Nhà nước trên
địa bàn thành phố Cần Thơ thì tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hơn nữa, tạo uy
tín để nhận được nhiều đơn đặt hàng xây dựng nhiều công trình cho Nhà nước
hơn, đảm bảo doanh thu ổn định qua các năm.
- Cần chủ động tìm kiếm nhiều khách hàng trong lĩnh vực xây dựng dân
dụng hơn nữa thông qua một số việc như: tăng cường quảng cáo, hoạt động
môi giới để làm tăng sự hiểu biết của khách hàng đối với công ty.
Điều chỉnh giá nhận thầu phù hợp
- Trước khi tham gia đấu thầu phải lập dự toán các chi phí cụ thể, tham
khảo thông tin, biến động của thị trường để tránh đưa ra mức giá quá cao hoặc
quá thấp.
- Tích cực thu thập thông tin về giá cả đấu thầu của các đối thủ cạnh
tranh để đưa ra mức giá phù hợp, tăng sức cạnh tranh cho công ty và nhận về
nhiều hợp đồng xây dựng hơn.
75
- Công ty có thể nhận thầu với giá thấp đối với các công trình phúc lợi xã
hội, mặc dù vậy sẽ làm doanh thu đạt được không cao nhưng sẽ góp phần tạo
mối quan hệ tích cực với người dân và chính quyền địa phương, thương hiệu
của công ty được biết đến nhiều và nhờ đó mà được nhiều khách hàng tìm đến
hơn.
Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng công trình
- Lên kế hoạch xây dựng chặt chẽ, khoa học từ khâu thiết kế, chuẩn bị
xây dựng, xây dựng, đến sau khi hoàn thành và bàn giao công trình. Thi công
đảm bảo đúng tiến độ đã thiết kế, chất lượng cao, khoa học, có tính mỹ quan
và đảm bảo vệ sinh môi trường để ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn và
tìm đến công ty.
- Sử dụng nguồn nguyên vật liệu có chất lượng để xây dựng, có bộ phận
kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nguyên vật liệu và tránh việc hao hụt
nguyên vật liệu trong thi công, ảnh hưởng chất lượng công trình. Có chính
sách tồn kho nguyên vật liệu hợp lý dựa trên tình hình xây lắp thực tế để kịp
thời có đủ nguồn nguyên vật liệu cho xây dựng để đảm bảo đúng tiến độ.
- Tuyển dụng kỹ sư và công nhân có trình độ và tay nghề vững chắc,
thường xuyên cải tiến máy móc thiết bị tân tiến, góp phần nâng cao năng suất
làm việc của công nhân và đảm bảo chất lượng cho công trình.
- Bộ phận kiểm tra giám sát công trình phải được củng cố hơn nữa, phải
thực hiện nghiêm ngặt và tăng cường kiểm tra giám sát từ nguyên vật liệu đầu
vào đến sản phẩm đầu ra.
5.2.2.2 Giải pháp giảm chi phí
Bên cạnh các biện pháp tăng doanh thu thì biện pháp giảm chi phí cũng
rất quan trọng trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy công ty cần có giải pháp
để kiểm soát tốt chi phí, tăng lợi nhuận thu cho công ty. Một số giải pháp làm
giảm chi phí như sau:
Kiểm soát giá vốn hàng bán
Qua phân tích thực trạng chi phí ở Chương 4 thì ta thấy được công ty
chưa thật sự kiểm soát giá vốn hàng bán tốt. Qua các năm thì chi phí này tăng
giảm không đều, năm 2011 giảm 19,73% so với năm 2010 và năm 2012 tăng
111,55% so với năm 2011. Vì vậy các giải pháp giảm giá vốn hàng sẽ giúp
công ty kiểm soát sự gia tăng giá vốn hàng bán quá mức.
- Đối với chi phí nguyên vật liệu thì phải thường xuyên theo dõi thông
tin, diễn biến từ thị trường và tình hình thi công thực tế để có kế hoạch mua và
76
tồn kho thích hợp, tránh để tồn kho quá nhiều nguyên vật liệu như năm 2012,
tránh sự gia tăng đột ngột làm ảnh hưởng đến giá thành công trình. Tìm kiếm
nhiều nhà cung ứng để tham khảo, so sánh giá cả và chất lượng giữa các
nguyên vật liệu để có được sự lựa chọn hợp lý. Đối với những nhà cung cấp
lâu năm thì tiếp tục củng cố mối quan hệ để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn
định, lâu dài và chất lượng với giá cả hợp lý. Mua hàng với số lượng lớn để
tiết kiệm chi phí mua hàng. Bộ phận kiểm tra giám sát tích cực làm việc để
tránh hao hụt nguyên vật liệu thi công gây lãng phí.
- Đối với chi phí nhân công thì công ty nên xem xét chấm dứt hợp đồng
đối với những công nhân có tay nghề kém và không có năng lực, giữ lại những
công nhân làm việc lâu năm và có năng lực tốt, có thể tuyển dụng công nhân
có tay nghề ở những địa phương mà công ty có công trình xây dựng để làm
thời vụ. Phân công đúng người đúng việc, phân phối cơ cấu lao động hợp lý,
tránh dư thừa để giảm chi phí tiền lương nhưng cũng phải đảm bảo đủ số
lượng công nhân để đạt năng suất cao nhất.
- Đối với chi phí máy thi công công ty cần phải vận hành, bảo trì đúng kỹ
thuật nhằm hạn chế đến mức tối đa các trường hợp hư hỏng gây phát sinh
những chi phí không cần thiết.
- Đối với chi phí sản xuất chung, công ty cần nâng cao ý thức của công
nhân trong việc sử dụng hợp lý nguồn điện, nước trong thi công, tránh lãng
phí. Hạn chế trường hợp sử dụng lãng phí các dụng cụ, thiết bị thi công, quản
lý phục vụ cho lợi ích riêng. Quản lý hoạt động của các nhân viên quản lý
công trình để quản lý tốt tiền lương đối với các nhân viên này.
Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp
Qua phân tích thực trạng chi phí quản lý doanh nghiệp ở Chương 4 thì
chi phí này cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 giảm 19,93%
so với năm 2010 và năm 2012 tăng 109% so với năm 2011. Chi phí quản lý
tăng cao do nhiều yếu tố khác nhau nhưng để kiểm soát sự gia tăng của chi phí
này ở mức thấp hơn trong các năm tới thì cần có các giải pháp sau:
- Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí
ngắn hạn giúp công ty quản lý chi phí cụ thể hơn.
- Nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm chi phí đối với nhân viên, xây dựng
quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của công ty.
- Quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý chi phí tiếp khách,
hội nghị, chi phí bàn giao công trình đúng mục đích và hiệu quả bằng cách
77
công khai hóa đơn thanh toán hợp lệ, có tờ trình của lãnh đạo và trong định
mức cho phép.
Kiểm soát chi phí tài chính
Qua phân tích chi phí tài chính ở Chương 4 thì chi phí này liên tục tăng
giảm qua các năm, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của công ty. Cụ thể
như năm 2011 giảm 22,13% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 169,42% so
với năm 2011. Việc vay vốn sản xuất là cần thiết cho công ty nhưng mức tăng
chi phí này là rất cao, vì vậy để kiểm soát mức tăng của chi phí này ổn định thì
công ty cần có các giải pháp sau:
- Công ty cần tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu bằng nhiều cách như
gọi điện, gửi thư nhắc nhở, đôn đốc; lập dự phòng nợ khó đòi; chiết khấu
thanh toán cho khách hàng thanh toán nhanh;… để từ đó có nguồn vốn tham
gia sản xuất, tránh việc vay nợ từ ngân hàng quá nhiều. Cần hạn chế những
khoản vay không cần thiết và có kế hoạch trả nợ cụ thể, tránh để các khoản nợ
tồn đọng kéo dài, làm chi phí tài chính tăng cao.
- Trước khi ký hợp đồng cần tìm hiểu kỹ tình hình tài chính của khách
hàng để tránh việc ký hợp đồng với những khách hàng có tài chính không
vững mạnh làm công trình bị trì trệ làm công ty phải chịu khoản chi phí tài
chính tăng cao do các khoản vay để thi công.
5.2.3 Giải pháp khác
Kết hợp với các đơn vị cùng kinh doanh lĩnh vực XDCB với phương
châm đôi bên cùng có lợi để cùng hợp tác xây dựng và tạo mối quan hệ lâu dài
trong kinh doanh để hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng tìm kiếm khách hàng, cùng chia
các gói thầu ra để thi công theo từng lĩnh vực mà mỗi bên có thế mạnh, để từ
đó tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao tính cạnh tranh.
Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên để nâng cao trình độ
chuyên môn, tay nghề, nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty. Quan tâm
đến điều kiện làm việc và đời sống của công nhân viên nhiều hơn bằng cách
lắng nghe tâm tư nguyện vọng của họ, có chính sách lương thưởng thích hợp
để cải thiện đời sống công nhân viên, làm cho họ có trách nhiệm với công việc
và gắn bó với công ty hơn.
78
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trong thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, việc duy trì hoạt động
kinh doanh tốt và có hiệu quả là một việc vô cùng quan trọng tuy nhiên đầy
khó khăn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp XDCB. Tuy
nhiên trong ba năm qua, công ty TNHH Hoàng Thắng đã vượt qua khó khăn,
kinh doanh có hiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường. Qua việc phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến năm 2012, đề
tài đã rút ra được những kết luận như sau.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty nhìn chung tương đối tốt. Tuy
doanh thu hoạt động kinh doanh có giảm vào năm 2011 nhưng đã tăng trưởng
trở lại vào năm 2012. Chứng tỏ công ty có xu hướng hoạt động ngày càng hiệu
quả và từng bước phát triển, nắm bắt cơ hội kinh doanh. Các chi phí như giá
vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp được kiểm soát tương đối tốt.
Công ty đang có uy tín tốt và đứng vững trên thị trường xây dựng ở Cần
Thơ và một số tỉnh lân cận, được các đơn vị Nhà nước tin tưởng giao nhiều
đơn đặt hàng xây dựng, đem lại nguồn doanh thu ổn định, chất lượng công
trình và an toàn người lao động ngày càng được nâng lên. Hiệu quả sử dụng
TSCĐ của công ty tương đối tốt và ngày càng được nâng cao. Sức sinh lời của
vốn chủ sở hữu tương đối cao và ổn định.
Bên cạnh đó, công ty cũng còn những mặt tồn tại và hạn chế. Tuy hoạt
động XDCB có hiệu quả và mang lại lợi nhuận nhưng hoạt động tài chính của
công ty luôn lỗ qua các năm do chi phí tài chính quá cao. Các khoản thu nhập
và chi phí khác cũng tăng giảm thất thường và khó kiểm soát. Công ty chưa
chú trọng quảng bá hoạt động xây dựng của mình để lôi kéo nhiều khách hàng
có nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng hơn.
Ngoài ra, một số tỷ số tài chính của công ty còn kém. Các khoản phải thu
còn cao khiến vòng quay vốn chậm, công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn,
thiếu vốn sản xuất nên phải vay ngân hàng làm chi phí tài chính tăng cao. Việc
quản lý hàng tồn kho có hiệu quả tuy nhiên hiệu quả lại giảm qua từng năm.
Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn lưu động còn thấp. Sức sinh lời của tài sản còn
chưa cao, công ty chưa tận dụng hết nguồn lực sẵn có.
Tóm lại, để hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn, công ty cần khắc
phục những yếu kém còn tồn tại và phát huy những thành tựu đạt được nhiều
hơn nữa.
79
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước
Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ khó khăn cho ngành
XDCB vốn bị trì trệ đóng băng vào năm 2011 và đầu năm 2012. Tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp XDCB trong những năm
tới bằng một số kiến nghị sau:
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản
lý đô thị, phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng giao thông theo hướng tăng cường
quản lý Nhà nước. Kiểm soát hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất, quy hoạch xây dựng và giá cả công trình đảm bảo cân đối cung cầu, phù
hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương, nhu cầu thị
trường.
- Rà soát tất cả các dự án phát triển nhà ở và công trình XDCB để phân
loại dự án nào được tiếp tục thực hiện, dự án nào cần tạm dừng, dự án nào cần
điều chỉnh cơ cấu để phân phối nguồn vốn cho phù hợp.
- Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải
quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho,
thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XDCB tiếp
cận nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước như: hạ mặt bằng lãi suất tín dụng,
giảm lãi suất cho vay đối với các dự án công trình công cộng, phúc lợi, xem
xét gia hạn thời hạn vay vốn đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan
trọng nhưng đang gặp khó khăn.
6.2.2 Kiến nghị đối với công ty
- Tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu bằng các biện pháp như: gọi
điện, gửi thư hoặc cử nhân viên của công ty đến các đơn vị để đôn đốc, nhắc
nhở khi đến hạn thu nợ; thực hiện chiết khấu thanh toán đối với các khách
hàng trả nợ trước hạn quy định; thu tiền lãi đối với các khoản nợ quá hạn thời
hạn thanh toán với mức lãi suất hợp lý; đối với các khoản nợ khó đòi, kéo dài
nhiều năm thì nhờ đến sự can thiệp của pháp luật hoặc các cơ quan chức năng.
- Yêu cầu phòng kế toán – tài chính xây dựng kế hoạch trả nợ hằng tháng
bằng cách phân loại các khoản nợ vay theo thời hạn còn lại, trả dần các khoản
nợ gần đến hạn, tránh để tồn đọng quá nhiều làm tăng chi phí tài chính. Giảm
các khoản vay không thật sự cần thiết.
80
- Đối với các khách hàng mới mà công ty chưa có đủ thông tin hoặc đánh
giá năng lực tài chính thấp thì yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thanh toán.
- Công ty cần phải thành lập thêm bộ phận marketing để nghiên cứu
thăm dò thị trường, tích cực thực hiện quảng bá hình ảnh của mình như: tạo
trang web cho công ty, quảng cáo trên các báo mạng; thực hiện các phóng sự
về các hoạt động xây dựng, các dự án của công ty; tham gia các hội chợ triển
lãm xây dựng.
- Tăng doanh thu bán hàng bằng các biện pháp như: ký hợp đồng qua
trung gian môi giới, thực hiện chiết khấu bán hàng, chiết khấu thanh toán, tạo
nhiều ưu đãi cho khách hàng lâu năm bằng cách giảm giá, ưu tiên rút ngắn
thời gian thi công.
- Nâng cao tinh thần và trách nhiệm của bộ phận quản lý, nhằm quản
hoạt động của đơn vị chặt chẽ hơn và thiết lập một hệ thống kiểm soát nội bộ
hữu hiệu để phát hiện các sai sót và gian lận, giúp công ty hoạt động có hiệu
quả hơn.
- Đối với các nguyên vật liệu tồn kho ở các kho, công ty cần phải giao
trách nhiệm trông coi cho Thủ Kho để gắn trách nhiệm của họ với tài sản công
ty. Hàng tháng phải kết hợp với các bộ phận liên quan kiểm kê để báo cáo về
phòng kế toán – tài chính để lập sổ theo dõi và dựa vào tình hình thị trường và
nhu cầu xây dựng để thiết lập mức tồn kho thích hợp.
- Tận dụng và khai thác triệt để công suất của TSCĐ. Đối với TSCĐ
chưa cần sử dụng thì có thể cho thuê để tăng thu nhập cho công ty.
- Định kỳ quý hoặc năm tổ chức hội nghị khách hàng để thăm dò ý kiến
khách hàng về chất lượng công trình và giá cả của công ty. Từ đó phát hiện
các sai sót và nhanh chóng khắc phục để nâng cao sức cạnh tranh hơn.
- Liên kết với một số công ty có những máy móc và thiết bị chuyên dụng
mà công ty không có để có thể tham gia đấu thầu được nhiều loại hình công
trình và những công trình có quy mô lớn hơn.
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động doanh nghiệp. Hồ Chí Minh:
nhà xuất bản Thống Kê.
2. Nguyễn Văn Công, 2010. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Hà Nội:
nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam.
3. Phan Đức Dũng, 2009. Kế toán tài chính. Hồ Chí Minh: nhà xuất bản Tài
Chính.
4. Nguyễn Thị Ngọc Hân, 2010. Kế toán xác định và phân tích báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần in tổng hợp Cần Thơ. Luận văn
Đại học. Đại học Cần Thơ
6. Các báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012 của công ty TNHH Hoàng
Thắng.
7. Thông tư 228/2009/TT-BTC
8. Website Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn
82
PHỤ LỤC
CÁC CHỈ TIÊU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY TNHH
HOÀNG THẮNG NĂM 2010 – 2012
Đơn vị tính: nghìn đồng
CHỈ TIÊU
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
- Tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn
- Phải thu khách hàng
26.835.688.032
30.954.101.104
21.507.338.874
8.299.312.156
15.576.823.349
4.551.320.778
8.299.312.156
15.576.823.349
4.551.320.778
-
-
-
9.656.721.754
11.599.974.414
6.312.019.062
7.856.489.754
8.597.049.934
5.361.198.062
- Trả trước cho người bán
548.976.000
774.488.662
691.898.000
- Các khoản phải thu khác
- Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho
1.251.256.000
2.228.435.818
258.923.000
-
-
-
8.879.654.122
3.777.303.341
10.615.327.047
8.879.654.122
3.777.303.341
10.615.327.047
V. Tài sản ngắn hạn khác
-
-
28.671.987
- Tài sản ngắn hạn khác
-
-
28.671.987
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
2.044.996.293
2.478.990.928
4.652.216.396
-
-
-
2.044.996.293
2.478.990.928
4.652.216.396
2.044.996.293
2.478.990.928
4.652.216.396
+ Nguyên giá
2.801.364.784
3.356.891.748
6.617.846.433
+ Giá trị hao mòn luỹ kế
(756.368.491)
(877.900.820) (1.965.630.037)
- Hàng tồn kho
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
- Tài sản cố định hữu hình
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác
- Tài sản dài hạn khác
83
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
CHỈ TIÊU
NĂM 2010
NĂM 2011
NĂM 2012
A. NỢ PHẢI TRẢ
18.676.814.211
23.145.011.097
15.989.467.230
I. Nợ ngắn hạn
18.676.814.211
23.145.011.097
15.989.467.230
- Vay và nợ ngắn hạn
1.854.927.497
1.274.392.249
4.337.550.173
- Phải trả người bán
4.962.587.621
5.363.932.479
5.216.192.934
- Người mua trả tiền trước
- Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước
- Phải trả người lao động
8.796.543.210
10.079.554.994
5.212.911.825
586.542.263
3.351.150.384
220.860.682
-
-
-
- Chi phí phải trả
- Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác
- Quỹ khen thưởng phúc lợi
-
-
-
2.476.213.620
3.075.980.991
1.001.951.616
-
-
-
-
-
-
II. Nợ dài hạn
- Dự phòng trợ cấp mất việc
làm
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
-
-
-
10.203.870.114
10.288.080.935
10.170.088.040
I. Vốn chủ sở hữu
10.000.000.000
10.000.000.000
10.000.000.000
10.000.000.000
10.000.000.000
10.000.000.000
- Vốn khác của chủ sở hữu
-
-
-
- Cổ phiếu quỹ
-
-
-
- Quỹ đầu tư phát triển
-
-
-
-
-
-
203.870.114
288.080.935
170.088.040
-
-
-
28.880.684.325
33.433.092.032
26.159.555.270
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu
- Quỹ dự phòng tài chính
- Lợi nhuận sau thuế chưa
phân phối
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
TỔNG CỘNG NGUỒN
VỐN
Nguồn: bảng cân đối kế toán từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010 – 2012
84
Đơn vị: Cty TNHH
Mẫu số: 02 - TT
Hoàng Thắng
(Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Bộ phận: Kế toán
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI
Ngày 07 tháng 10 năm 2012
Quyển số: 05
Số: 032
Nợ: 642;133
Có: 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Hữu Minh
Địa chỉ: Viễn thông Cần Thơ
Lý do chi: Trả tiền điện thoại
Số tiền: 2.727.273 đồng (Viết bằng chữ): Ba triệu đồng
Kèm theo: 01 .Chứng từ gốc.
Ngày 07 tháng 10
năm 2012
Giám đốc
(Ký, họ tên,
đóng dấu)
Kế toán
trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ
tên)
Người lập
phiếu
(Ký, họ tên)
Người
nhận tiền
(Ký, họ
tên)
Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Ba triệu đồng
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý): .......................................................
+ Số tiền quy đổi: ......................................................................................
(Liên gửi ra ngoài phải đóng dấu)
95
Mẫu số: 01GTKT3/001
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 3: Lưu nội bộ
Ngày 30 tháng 12 năm 2012
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hoàng Thắng
Mã số thuế: 1800647983
Ký hiệu: HT/12P
Số: 0007533
Địa chỉ: 243 Đường Cái Sơn Hàng Bàng, P An Bình, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Số tài khoản:
Điện thoại:
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty TNHH Hữu Nghị
Mã số thuế: 1800420125
Địa chỉ: Số 140 Đường 3/2, P Xuân Khánh, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: CK
ST Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị
Số
Đơn giá
Thành tiền
T
tính
lượng
1
2
3
4
5
6=4x5
01 Giá trị thi công xây
573.451.166
dựng công trình Sở
Lao Động Hậu Giang
theo hợp đồng kinh tế
số: 21/ HĐ-XD
Cộng tiền hàng:
573.451.166
Thuế suất GTGT: 10 %
Tiền thuế GTGT:
57.345.167
Tổng cộng tiền thanh toán:
630.796.283
Số tiền viết bằng chữ: Sáu trăm ba chục triệu bảy trăm chín mươi sáo ngàn hai
trăm tám mươi ba đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ, tên)
96
Giám đốc
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
97
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
NĂM 2012
Chứng từ
Ngày
tháng
ghi sổ
2/12
3/12
Số
hiệu
Ngày
2/12
3/12
6/12
6/12
23/12
23/12
25/12
25/12
25/12
25/12
25/12
25/12
Đã
ghi
sổ
cái
Diễn giải
Được thưởng từ mua
hàng
Thu nhập khác
Chi phí văn phòng phẩm
Thuế GTGT được KT
Tiền mặt
Chi phí chuyển khoản
Tiền gửi NH
Chi lãi vay NHĐT
Tiền gửi NH
Chi lãi vay NHNV
Tiền gửi NH
Chi lãi vay NHNV
Tiền gửi NH
Tiền gửi NH
x
x
x
x
x
x
x
98
ST
T
dò
ng
Số
hiệu
TK
đối
ứng
152
711
642
133
111
642
112
635
112
635
112
635
112
112
Số phát sinh
Nợ
Có
13.495.334
13.495.334
690.000
69.000
759.000
212.351
212.351
18.427.819
18.427.819
5.666.667
5.666.667
4.250.000
4.250.000
359.429
25/12
26/12
30/12
25/12
26/12
30/12
30/12
30/12
30/12
30/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
Thu lãi TGNH T12
NHĐT
Tiền gửi NH
Thu lãi TGNH T12
NHQĐ
Tiền gửi NH
Thu lãi TGNH T12
NHNV
Thu nhập kho phế liệu
Thu nhập khác
Thu tiền GTTC SLĐ HG
Doanh thu từ CCHH
Thuế GTGT phải nộp
x
515
112
x
515
112
x
x
Giá vốn CT SLĐ HG
Chi phí SXDD
Thu tiền GTTG SGD và
ĐT TP Cần Thơ
Doanh thu từ CCHH
Thuế GTGT phải nộp
Giá vốn CT SGD và ĐT
Chi phí SXDD
Thu tiền GTTC TLợi 10
Doanh thu từ CCHH
Thuế GTGT phải nộp
Giá vốn CT TL 10
Chi phí SXDD
x
x
x
x
x
99
515
152
711
112
511
3331
632
154
112
511
3331
632
154
112
511
3331
632
154
359.429
1.225.182
1.225.182
354.675
354.675
223.364
223.364
630.796.283
573.451.166
57.345.117
529.180.736
529.180.736
2.432.198.000
2.211.089.091
221.108.909
2.040.460.808
2.040.460.808
229.170.000
208.336.364
20.833.636
192.259.184
192.259.184
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
31/12
…
…
Chi mua HS dự thầu
Tiền mặt
Chi tiếp khách
Thuế GTGT đầu vào
Tiền mặt
Chi phí thuế TNDN
Thuế TNDN
KC doanh thu CCHH
KC xác định KQKD
KC doanh thu TC
KC xác định KQKD
KC thu nhập khác
KC xác định KQKD
KC xác định KQKD
KC chi phí giá thành
KC xác định KQKD
KC chi phí tài chính
KC xác định KQKD
KC chi phí QLDN
KC xác định KQKD
KC chi phí thuế TNDN
KC xác định KQKD
KC lợi nhuận chưa PP
…
x
x
642
111
642
133
3.500.000
3.500.000
4.000.000
400.000
4.400.000
x
x
x
x
821
3334
511
911
515
911
711
49.420.875
49.420.875
94.011.284.939
94.011.284.939
46.437.550
46.437.550
13.718.680
13.718.680
x
911
86.756.496.233
86.756.496.233
x
x
x
x
…
100
911
635
911
642
911
821
911
421
…
556.503.944
556.503.944
6.560.757.494
6.560.757.494
49.420.875
49.420.875
148.262.623
…
148.262.623
…
101
[...]... qua công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2) Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty qua 03 năm từ năm 2010 đến năm 2012, từ đó đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại đơn vị 3) Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công. .. chính 2.1.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh khác Kết quả hoạt động kinh khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và chi khác Kết quả hoạt động kinh doanh khác = Thu nhập khác – Chi phí khác 2.1.2 Nguyên tắc và nội dung của kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Nguyên tắc Tài khoản này phản ánh đầy đủ chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán, theo đúng quy định của chính... doanh nghiệp luôn đặt vấn đề hạch toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh như là một nhiệm vụ thiết thực nhất, có tính chất xuyên suốt trong tất cả các khâu hoạt động của doanh nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp nên tôi quyết định chọn đề tài: Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại công. .. động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản... doanh tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Thắng làm đề tài nghiên cứu 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua công tác kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Thắng qua 3 năm từ 2010 đến 2012, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cho doanh nghiệp giúp hoàn thiện hơn công tác kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh 1 1.2.2... đồ hạch toán kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.4 Những vấn đề chung về phân tích kết quả kinh doanh 2.1.4.1 Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Bằng những phương pháp riêng, kết hợp với các lý thuyết kinh tế và các phương... vụ, lao vụ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = Doanh thu thuần – (Giá vốn hàng bán + Chi phí bàn hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp) 2.1.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tài chính Kết quả kinh doanh tài chính là số chênh lệch các khoản thu nhập thuần từ hoạt động tài chính với các khoản chi phí hoạt động tài chính Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài... kinh doanh của công ty Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kế toán và hoạt động kinh doanh của công ty trong tương lai 2 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm,... trong tổ chức công tác kế toán tại công ty Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Thắng áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC 21 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hoàng Thắng 3.2.3.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Công ty TNHH Hoàng Thắng áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán nhật ký... hành Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính .) Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể 3 cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ 2.1.2.2 Nội dung Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và