Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 136 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
136
Dung lượng
1,16 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- ---
PHẠM BẢO TRÂN
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế toán
Mã số ngành: 52340301
Cần Thơ - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--- ---
PHẠM BẢO TRÂN
MSSV: 4104186
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KẾ TOÁN
Mã số ngành: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
THS. NGUYỄN THU NHA TRANG
Cần Thơ - 2013
LỜI CẢM TẠ
Sau 3 năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ với sự giảng dạy và chỉ
dẫn nhiệt tình của thầy cô; đồng thời sau thời gian thực tập tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát cùng sự nhiệt tình giúp đỡ của các anh
chị đang công tác tại Công ty đã giúp em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban lãnh đạo trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh cùng tất cả các thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức
cho em trong thời gian qua.
- Ban lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát,
lãnh đạo các phòng ban đã tạo điều kiện tốt cho em trong thời gian thực tập tại
cơ quan. Tất cả các cán bộ, anh chị công tác tại Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ
và chỉ dẫn em những kinh nghiệm hữu ích.
- Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thu Nha
Trang đã dành nhiều thời gian, nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến để em
hoàn thành tốt luận văn này.
Xin kính chúc lãnh đạo trường Đại học Cần Thơ, lãnh đạo Khoa Kinh tế
- Quản trị kinh doanh, lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm
Hồng Phát và cô Nguyễn Thu Nha Trang cùng với tất cả các thầy cô và anh
chị đang công tác tại Công ty nhiều sức khoẻ và thành công.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ....
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Phạm Bảo Trân
Trang i
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ....
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi họ tên)
Phạm Bảo Trân
Trang ii
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát
Sinh viên: PHẠM BẢO TRÂN. Lớp: Kế toán tổng hợp 1, Khoá 36.
Khoa: Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Trường Đại học Cần Thơ.
Thực tập tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát từ
ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
Trong thời gian thực tập sinh viên Phạm Bảo Trân chấp hành tốt nội quy
của đơn vị.
Số liệu trong luận văn tốt nghiệp “Xác định và phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát” là
do đơn vị cung cấp.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ....
GIÁM ĐỐC
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang iii
NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
-------o0o------Họ và tên người hướng dẫn: Nguyễn Thu Nha Trang
Học vị: Thạc sỹ
Chuyên ngành:………………….
Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học
Cần Thơ.
Họ và tên sinh viên thực hiên: Phạm Bảo Trân
Mã số sinh viên: 4104186
Chuyên ngành: Kế toán
Tên đề tài: “Xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:…………………............
…………………………………………………………………………………..
2. Về hình thức:…………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:…………………….
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:………………………...
…………………………………………………………………………………..
5. Nội dung và kết quả đạt được:……………………………………………….
………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………..
6. Kết luận:……………………………………………………………………...
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ....
Người nhận xét
Nguyễn Thu Nha Trang
Trang iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
.. .……………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm ....
Giáo viên phản biện
(ký và ghi họ tên)
Trang v
MỤC LỤC
Trang
Chương 1. GIỚI THIỆU _______________________________________ 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .................................................................1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 1
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................. 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................. 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU...........................................................................2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................ 2
1.3.1. Không gian ...................................................................................... 2
1.3.2. Thời gian ......................................................................................... 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ................................................... 3
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
____________________________________________________________ 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN .......................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm về hoạt động kinh doanh ..................................................4
2.1.2. Nguyên tắc và nội dung kế toán xác định kết quả hoạt động kinh
doanh .............................................................................................................. 4
2.1.3. Tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh....................5
2.1.4. Khái niệm, ý nghĩa phương pháp phân tích kết quả kinh doanh .......33
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................36
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ..........................................................36
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................36
Chương 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT ________________________ 41
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM
HỒNG PHÁT ................................................................................................37
Trang vi
3.1.1. Lịch sử hình thành...........................................................................37
3.1.2. Thông tin giới thiệu .......................................................................37
3.1.3. Ngành nghề kinh doanh.....................................................................37
3.1.4. Chế độ kế toán áp dụng ..................................................................37
3.1.5. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty ............................................37
3.1.6. Hình thức kế toán tại công ty.............................................................39
3.1.7 Chu trình luân chuyển doanh thu tại công ty.....................................41
3.2. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT..........................43
3.2.1 Khái quát kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 - 2012 ..........................43
3.2.2 Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 – 2013
.......................................................................................................................45
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯỚNG HƯỚNG HOẠT
ĐỘNG NĂM 2013 .........................................................................................47
3.3.1. Những thuận lợi .............................................................................47
3.3.2. Những khó khăn .............................................................................47
3.3.3. Phương hướng hoạt động năm 2013 ...............................................48
Chương 4. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM
HỒNG PHÁT _______________________________________________ 49
4.1. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH ................................49
4.1.1. Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán ............................49
4.1.2. Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính ............................60
4.1.3. Kế toán thu nhập và chi phí khác ....................................................63
4.1.4. Kế toán chi phí bán hàng ................................................................63
4.1.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .............................................68
4.1.6. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ...................................73
4.1.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh.................................................76
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT........................................84
Trang vii
4.2.1. Phân tích tình hình doanh thu..........................................................84
4.2.2. Phân tích tình hình chi phí...............................................................93
4.2.3. Phân tích lợi nhuận........................................................................103
4.2.4. Phân tích một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty
trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát...........................................106
Chương 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM
HỒNG PHÁT ______________________________________________ 112
5.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ................................................................................112
5.1.1 Tồn tại về công tác kế toán ..................................................................112
5.1.2 Tồn tại về hoạt động kinh doanh..........................................................112
5.2. GIẢI PHÁP ...........................................................................................112
5.2.1 Đối với công tác kế toán ......................................................................112
5.2.2 Đối với hoạt động kinh doanh..............................................................113
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ________________________ 115
6.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................115
6.2. KIẾN NGHỊ ..........................................................................................115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ____________________________________ 117
PHỤ LỤC _________________________________________________ 118
Trang viii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 : Bảng kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012....................................44
Bảng 3.2 : Bảng kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011, 2012,
2013 .......................................................................................................................46
Bảng 4.1: Phân tích tình hình biến động doanh thu năm 2010, 2011,
2012 .......................................................................................................................84
Bảng 4.2: Phân tích tình hình biến động doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ năm 2010, 2011, 2012 .........................................................................86
Bảng 4.3: Phân tích tình hình biến động doanh thu 6 tháng đầu năm
2011, 2012, 2013....................................................................................................89
Bảng 4.4: Phân tích tình hình biến động doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 ......................................................91
Bảng 4.5: Phân tích tình hình biến động chi phí năm 2010, 2011, 2012..................94
Bảng 4.6: Phân tích tình hình biến động chi phí quản lý kinh doanh
năm 2010, 2011, 2012 ............................................................................................97
Bảng 4.7: Phân tích tình hình biến động chi phí sáu tháng đầu năm
2011, 2012, 2013....................................................................................................99
Bảng 4.8: Phân tích tình hình biến động chi phí quản lý kinh doanh sáu
tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 ..........................................................................101
Bảng 4.9: Phân tích tình hình biến động lợi nhuận giai đoạn 2010 –
2012 .....................................................................................................................105
Bảng 4.10: Phân tích tình hình biến động lợi nhuận giai đoạn sáu tháng
đầu năm 2011 – 2013 ...........................................................................................105
Bảng 4.11: Tỷ lệ lãi gộp giai đoạn 2010 – 2012....................................................106
Bảng 4.12: Tỷ lệ lãi gộp giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 – 2013......................107
Bảng 4.13: Các chỉ số tài chính đánh giá tỷ suất sinh lời giai đoạn năm
2010 – 2012 .........................................................................................................108
Bảng 4.14: Các chỉ số tài chính đánh giá tỷ suất sinh lời sáu tháng đầu
năm 2011 – 2013..................................................................................................108
Trang ix
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ doanh thu .........................................................................................7
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán Các khoản làm giảm trừ doanh thu.................................11
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán TK 632 “Giá vốn hàng bán”...........................................12
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán TK 641 “Chi phí bán hàng”............................................15
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” ........................18
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” .......................21
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán TK 635 “Chi phí tài chính” ............................................23
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán TK 711 “Thu nhập khác” ...............................................25
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán TK 811 “Chi phí khác” ..................................................27
Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” ...................29
Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” ......................29
Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”........................32
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH Dược phẩm Hồng
Phát........................................................................................................................38
Hình 3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung ..............................41
Hình 3.3 Sơ đồ luân chuyển doanh thu bằng lưu đồ................................................42
Hình 4.1 Biểu đồ biến động tỷ lệ lãi gộp giai đoạn 2010 – 2012...........................106
Hình 4.2 Biểu đồ biến động tỷ lệ lãi gộp sáu tháng đầu năm 2011 –
2013 .....................................................................................................................107
Hình 4.3 Biểu đồ biến động tỷ suất lợi nhuận năm 2010 – 2012 ...........................108
Hình 4.4 Biểu đồ biến động tỷ suất lợi nhuận qua sáu tháng đầu năm
2011 – 2013 .........................................................................................................109
Trang x
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCLL
: Báo cáo lãi lỗ
BCTC
: Báo cáo tài chính
BH
: Bán hàng
BHXH
: Bảo hiểm xã hội
BHYT
: Bảo hiểm y tế
BTH
: Bảng tổng hợp
CCDV
: Cung cấp dịch vụ
CĐKT
: Cân đối kế toán
CP
: Cổ phần
DT
: Doanh thu
GĐ
: Giai đoạn
GTGT
: Giá trị gia tăng
HĐKD
: Hoạt động kinh doanh
KPCĐ
: Kinh phí công đoàn
KQ
: Kết quả
KT
: Kế toán
LN
: Lợi nhuận
MTV
: Một thành viên
QLDN
: Quản lý doanh nghiệp
QLKD
: Quản lý kinh doanh
QTKD
: Quản trị kinh doanh
SL
: Số lượng
SXKD
: Sản xuất kinh doanh
TK
: Tài khoản
TNDN
: Thu nhập doanh nghiệp
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ
: Tài sản cố định
Trang xi
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 . SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển kinh tế như hiện nay thì việc mở rộng giao lưu
kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng
với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng. Với nền
kinh tế đa dạng nhiều thành phần cùng với sự phát triển theo cơ chế thị trường,
Việt Nam đã thu hút được các tổ chức kinh tế, các quốc gia trên thế giới, đó là
điều kiện thuận lợi để học hỏi, nhưng đó cũng là sự cạnh tranh gay gắt. Vấn đề
được đặt ra hàng đầu đối với các doanh nghiệp, các công ty là làm sao để tối
ưu hóa lợi nhuận. Bởi vì chỉ có kinh doanh hiệu quả thì mới có thể đứng vững
trên thị trường, mới có đủ sức mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
trong và ngoài nước, vừa đảm bảo và nâng cao đời sống cho người lao động,
vừa làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ với nhà nước, có điều kiện thực thi công
tác xã hội, chia sẽ lợi nhuận với xã hội. Để làm được điều đó, doanh nghiệp
phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh
doanh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải thấy rõ được ưu khuyết điểm của
mình để từ đó nâng cao, mở rộng việc sản xuất kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi
nhuận có thể đạt được. Có thể thực hiện những yêu cầu này, doanh nghiệp đã
và đang sử dụng phương pháp phân tích tài chính để phân tích kết quả hoạt
động kinh doanh của mình.
Qua thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm
Hồng Phát, tôi muốn tìm hiểu thực tế về công tác xác định kết quả kinh doanh
cũng như phân tích tình hình kinh doanh của công ty nên tôi đã chọn đề tài:
“Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát” để làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
1.2 . MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tôi tìm
hiểu và so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn về kế toán xác định kết quả kinh
doanh. Ngoài ra, còn căn cứ vào các bảng báo cáo tài chính trong ba năm gần
nhất, cùng với các phương pháp so sánh, phương pháp phân tích số liệu từ đó
phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng
Phát, sau đó sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
Trang 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu công tác Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh năm
2012 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát theo hình thức
Nhật ký chung để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2012.
Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối, phương pháp so sánh
bằng số tuyệt đối, cùng với phân tích các chỉ số tài chính để phân tích kết quả
kinh doanh tại Công ty trong ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm
2011, 2012, 2013 về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát trong thời gian tới.
1.3 . CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tại sao phải xác định kết quả hoạt động kinh doanh?
- Kết quả kinh doanh gồm những yếu tố nào?
- Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện ra sao?
- Công ty hạch toán kết quả kinh doanh theo hình thức nào?
- Nội dung và nguyên tắc kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công
ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát?
- Kết quả kinh doanh trong ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu
năm 2011, 2012, 2013 ra sao?
- Cần sử dụng những chỉ tiêu nào để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty?
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có giúp doanh nghiệp tìm ra
được những ưu khuyết điểm của công ty không?
- Hoạt động kinh doanh của công ty có đạt hiệu quả hay không?
1.4 . PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng
Phát.
1.4.2 Thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian thực tập từ ngày 12/08/2013 đến
ngày 18/11/2013.
Trang 2
Số liệu để hạch toán kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu là số liệu
năm 2012.
Số liệu được sử dụng để phân tích kết quả kinh doanh là số liệu của ba
năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là kết quả hoạt động kinh
doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát.
1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Nguyễn Như Anh, lớp Kế toán 2 Khóa 29, Trường Đại học Cần Thơ.
“Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH công nghiệp
thực phẩm Pataya”.
Nội dung chính: Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty
Pataya qua ba năm 2004 – 2006, cụ thể là phân tích doanh thu, lợi nhuận và
đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Huỳnh Ngọc Dung, sinh viên Khóa 30 của Khoa Kinh tế - QTKD,
Trường Đại học Cần Thơ. “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
tại công ty TNHH thương mại – dịch vụ - xây dựng – sản xuất Hoàng Dũ”.
Nội dung chính: Phân tích chi phí, lợi nhuận của công ty qua ba năm
2005 – 2007 và sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức của công ty.
Nguyễn Hải Linh, lớp Kế toán tổng hợp Khóa 31, Trường Đại học Cần
Thơ. “Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của Công ty
MEKONIMEK”.
Nội dung chính: Xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty MEKONIMEK, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh tại Công ty MEKONIMEK trong thời gian tới.
Dương Lý Hạnh, lớp DH5KT ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Đại
học An Giang. “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang”.
Nội dung chính: Xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH Cơ khí Kiên Giang nhằm hoàn thiện công tác kế toán, phản ánh chính
xác, kịp thời kết quả của quá trình kinh doanh tại đơn vị. Từ đó đề ra những
giải pháp kiểm soát chi phí và tăng cường khai thác tốt các tiềm năng thế
mạnh của Công ty để không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trang 3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh,
hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kì hạch
toán.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động
khác.
2.1.2 Nguyên tắc và nội dung kế toán xác định kết quả hoạt động
kinh doanh
2.1.2.1 Nguyên tắc
- Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh
của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
- Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán đầy đủ, chi tiết theo
từng hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến; hoạt động kinh doanh thương
mại, dịch vụ; hoạt động tài chính,…). Trong từng loại hoạt động kinh doanh
có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phầm, từng ngành hàng, từng
loại dịch vụ.
- Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản 911 –
Xác định kết quả kinh doanh là số doanh thu và thu nhập thuần.
2.1.2.2 Nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là con số còn
lại của doanh thu thuần sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi
phí quản lí doanh nghiệp. Kết quả của hoạt động kinh doanh bao gồm:
- Kết quả của hoạt động sản xuất chế biến.
- Kết quả của hoạt động thương mại.
- Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ.
Kết quả hoạt động kinh doanh = (Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán) +
(Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – Chi phí bán hàng –
Chi phí quản lý doanh nghiệp + (Thu nhập khác – Chi phí khác)
Trang 4
(2.1)
Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động
tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác và các
khoản chi phí khác.
2.1.3 Tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh
2.1.3.1 Kế toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
a) Kế toán doanh thu
Khái niệm
Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp
trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các giao dịch và
nghiệp vụ sau:
- Bán hàng: Bán sản phầm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hóa
mua vào và bán bất động sản đầu tư.
- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công tác thõa thuận theo hợp đồng trong
một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê
tài sản cố định theo phương thức cho thuê hoạt động,…
Chứng từ sử dụng
- Phiếu xuất kho, hợp đồng bán hàng, phiếu thu, phiếu chi,…
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng.
Ngoài ra còn sử dụng các bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, bảng thanh
toán hàng đại lý, kí gửi,…
Nhằm mục đích xác định số lượng, chất lượng, đơn giá, thuế GTGT, giá
thanh toán là căn cứ ghi nhận doanh thu vào các số kế toán có liên quan.
Tài khoản 511: “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực
hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD. Doanh thu bán hàng có thể
thu tiền ngay, cũng có thể chưa thu tiền (do thõa thuận về thanh toán hàng
bán), sau khi doanh nghiệp đã giao sản phẩm, hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ
cho khách hàng và được khách hàng chấp thuận thanh toán.
Trang 5
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
- Số thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế
Xuất khẩu, hoặc thuế Giá trị gia
tăng (tính theo phương pháp trực
tiếp) phải nộp tính theo doanh thu
bán hàng thực tế của sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp cho
khách hàng và đã được xác định
tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Doanh thu bán sản phẩm, hàng
hóa và cung cấp dịch vụ của doanh
nghiệp đã thực hiện trong kỳ kế
toán.
- Trị giá khoản chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại kết chuyển vào cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào
tài khoản 911 “Xác định kết quả
kinh doanh”.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” không có số
dư cuối kỳ. (Th.S Trần Quốc Dũng, 2006, trang 126)
Tài khoản 511 có sáu tài khoản cấp 2 sau:
5111 – Doanh thu bán hàng hóa.
5112 – Doanh thu bán các thành phẩm.
5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ.
5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá.
5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản.
5118 – Doanh thu khác.
Tài khoản 512: “Doanh thu bán hàng nội bộ”
Dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong
nội bộ doanh nghệp. Doanh thu bán hàng nội bộ là số tiền thu được do bán
hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực
thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty,…
Trang 6
Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ”
- Số thuế Tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế
GTGT (tính theo phương pháp trực
tiếp) phải nộp tính theo doanh thu
tiêu thụ nội bộ trong kỳ kế toán.
- Doanh thu tiêu thụ nội bộ đã
phát sinh trong kỳ kế toán.
- Trị giá khoản chiết khấu thương
mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị
trả lại kết chuyển vào cuối kỳ.
- Kết chuyển doanh thu thuần vào
TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” không có số dư cuối kỳ.
(Th.S Trần Quốc Dũng, 2006, trang 126)
Sơ đồ hạch toán
333
111, 112, 131
511, 512
(2)
521, 531, 532
(1)
3331
(3)
911
(4)
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán Doanh thu
Giải thích:
(1) – Doanh thu bán hàng.
Trang 7
(2) – Khoản giảm trừ doanh thu từ thuế giá trị gia tăng (phương pháp trực
tiếp), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp.
(3) – Các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại, giảm giá hàng bán
mà doanh nghiệp phải chịu.
(4) – Kết chuyển các khoản doanh thu bán hàng.
b) Kế toán các khoản làm giảm trừ doanh thu
Khái niệm
Doanh thu bán hàng thuần mà doanh nghiệp thu được (doanh thu thuần)
có thể thấp hơn doanh thu bán hàng. Doanh thu thuần là khoản chênh lệch
giữa doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản giảm
trừ doanh thu bao gồm: chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá
hàng bán, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu.
Chứng từ sử dụng
- Đối với bộ chứng từ giảm giá hàng bán gồm: Hóa đơn GTGT, văn bản
đề nghị giảm giá hàng bán, biên bản giảm giá hàng bán, hóa đơn liên 2 photo
kèm theo,…
- Đối với hàng hóa bị trả lại phải có: Văn bản đề nghị trả hàng lại, biên
bản hàng bán trả lại, biên bản sản phẩm kém chất lượng, hóa đơn photo liên 2
đã giao cho khách hàng, hóa đơn xuất trả lại hàng,…
- Đối với chiết khầu thương mại bộ chứng từ gồm: Hợp đồng cung cấp
hàng hóa, dịch vụ, biên bản đối chiếu công nợ, phiếu chi, hóa đơn điều
chỉnh,…
Tài khoản sử dụng
Chiết khấu thương mại
Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho
khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh
trên khối lượng từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh
trên tổng khối lượng hàng lũy kế mà khách hàng đã mua trong một khoản thời
gian nhất định tùy thuộc vào chính sách chiết khấu thương mại của bên bán.
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” dùng để phản ánh khoản chiết
khấu thương mại mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người
mua hàng đã mua hàng với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu
thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoăc các cam kết mua, bán hàng.
Trang 8
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại”
- Số chiết khấu thương mại đã chấp - Kết chuyển số chiết khấu thương
thuận cho khách hàng được hưởng.
mại đã phát sinh trong kỳ vào Tài
khoản 511 “Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ” để xác định doanh
thuần của kỳ hạch toán.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 521 “Chiết khấu thương mại” không có số dư cuối kỳ. (Th.S
Trần Quốc Dũng, 2006, trang 126)
Hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại là khối lượng hàng hóa đã tiêu thụ nhưng bị khách
hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết,
vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng
loại, quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại cần đồng
thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ.
Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” dùng để phản ánh trị giá của số sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ, bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân
như: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất,
không đúng chủng loại, quy cách.
Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”
- Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả - Kết chuyển trị giá của hàng bán bị
lại tiền cho khách hàng hoặc trừ vào trả lại đã phát sinh trong kỳ vào Tài
số tiền khách hàng còn nợ.
khoản 511 “Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ” để xác định doanh
thuần của kỳ hạch toán.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có.
Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại” không có số dư cuối kỳ. (Th.S Trần
Quốc Dũng, 2006, trang 126)
Giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ hay một
phần hàng hóa bán kém phẩm chất sai quy cách hay lạc hậu thị hiếu.
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” dùng để phản ánh khoản giảm giá
hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ kế toán cho khách hàng được hưởng do
hàng hóa bán kém phẩm chất, không đúng quy cách trong hợp đồng đã ký.
Trang 9
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”
- Các khoản giảm giá hàng bán đã - Kết chuyển trị giá của giảm giá hàng
thỏa thuận cho khách hàng dược bán đã phát sinh trong kỳ vào Tài
hưởng.
khoản 511 “Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ” để xác định doanh
thuần của kỳ hạch toán.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán” không có số dư cuối kỳ. (Th.S Trần
Quốc Dũng, 2006, trang 127)
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp
Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp là các khoản thuế được xác định trực tiếp trên doanh thu bán hàng
theo quy định hiện hành của các luật thuế tùy thuộc vào từng mặt hàng khác
nhau.
Tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”
- Số thuế GTGT được khấu trừ trong - Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác
kỳ.
còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước
- Số thuế GTGT của hàng hoá bán ra đầu kỳ.
bị trả lại, bị giảm giá.
- Số thuế, phí, lệ phí, các khoản khác
- Số thuế, phí, lệ phí, các khoản đã phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác
còn phải nộp vào ngân sách Nhà nước
cuối kỳ.
(Th.S Trần Quốc Dũng, 2006, trang 127)
Sơ đồ hạch toán
Trang 10
111, 112, 131
511, 512
521, 531, 532
(1)
(2)
3331
3331, 3332, 3333
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán Các khoản làm giảm trừ doanh thu
Giải thích:
(1) – Các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán
phải trả người mua (thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ).
(2) – Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp).
c) Kế toán giá vốn hàng bán
Khái niệm
Dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động
sản đầu tư, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp ra trong kỳ.
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT,...
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa, bảng thanh toán hàng đại lý, kí gửi,...
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,...
Tài khoản sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán”.
Trang 11
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
- Trị giá vốn của thành phẩm, hàng hóa - Trị giá vốn của thành phẩm đã xác
dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
định tiêu thụ trong kỳ nhưng do bị
- Khoản hao hụt mất mát của hàng tồn khách hàng trả lại và từ chối thanh
toán.
kho sau khi trừ đi phần bồi thường.
- Khoản chênh lệch giữa số dự phòng
giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay
lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm
trước.
- Kết chuyển giá vốn của hàng hóa,
thành phẩm đã xác định tiêu thụ
trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911
“Xác định kết quả kinh doanh”
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán” không có số dư cuối kỳ. (Th.S Trần
Quốc Dũng, 2006, trang 131)
Sơ đồ hạch toán
156, 157
156
632
(4)
(1)
159
159
(5)
(2)
911
156, 138
(6)
(3)
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán TK 632 “Giá vốn hàng bán”
Giải thích:
(1) – Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã tiêu thụ
trong kỳ.
Trang 12
(2) – Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự
phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh
lệch lớn hơn được trích bổ sung.
(3) – Khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường
do trách nhiệm cá nhân gây ra.
(4) – Hàng bán bị trả lại nhập kho.
(5) – Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng
giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch
nhỏ hơn được hoàn nhập.
(6) – Cuối kỳ kết chuyển chi phí giá vốn hàng.
d) Kế toán chi phí bán hàng
Khái niệm
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán
sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Bao gồm:
- Chi phí giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng.
- Chi phí bảo hành, chi phí bảo quản, đóng gói vận chuyển.
- Lương, các khoản phụ cấp và trích theo lương cho nhân viên bán hàng.
- Vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng xuất dùng cho bộ phận bán hàng.
- Khấu hao TSCĐ dùng bán hàng.
- Các khoản chi phí, dịch vụ mua ngoài.
- Chi phí bằng tiền khác.
Chứng từ sử dụng
- Phiếu chi, phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT, bảng kê thanh toán tạm
ứng,…
- Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ tại bộ phận bán hàng.
- Bảng lương và các khoản trích theo lương.
Hàng ngày, kế toán tập hợp các chứng từ có liên quan ghi vào bảng kê,
lập phiếu kế toán và ghi vào số cái, đồng thời phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào số chi phí kinh doanh.
Trang 13
Tài khoản sử dụng: TK 641 “Chi phí bán hàng”
Tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng”
- Chi phí bán hàng thực tế phát sinh - Các khoản ghi giảm chi phí bán
trong kỳ.
hàng
- Kết chuyển chi phí bán hàng trong
kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 “Xác
định kết quả kinh doanh”
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng” không có số dư cuối kỳ. (Th.S Trần
Quốc Dũng, 2006, trang 132)
Trang 14
Sơ đồ hạch toán
334, 338
111, 112, …
641
(1)
(9)
152, 153, 142, 242
911
(2)
(10)
214
(3)
111, 112 ,141, 331
(4)
335, 242
(5)
512, 3331
(6)
338
(7)
131
(8)
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán TK 641 “Chi phí bán hàng”
Trang 15
Giải thích:
(1) – Tiền lương, phụ cấp, tiền ăn giữa ca và tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên phục vụ
trực tiếp cho quá trình bán các sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
(2) – Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho quá trình bán hàng.
(3) – Trích khấu hao tài sản cố định của bộ phận bán hàng.
(4) – Chi phí điện, nước mua ngoài, chi phí thông tin (điện thoại, fax...), chi
phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định có giá trị không lớn, được tính trực tiếp
vào chi phí bán hàng.
(5) – Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định.
(6) – Hàng hoá tiêu dùng nội bộ cho hoạt động bán hàng.
(7) – Số tiền phải trả cho đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu về các khoản đã chi
hộ liên quan đến hàng uỷ thác xuất khẩu và phí uỷ thác xuất khẩu.
(8) – Hoa hồng bán hàng bên giao đại lý phải trả cho bên nhận đại lý.
(9) – Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng.
(10) – Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng.
e) Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm
Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của toàn doanh
nghiệp. Bao gồm:
- Chi phí về lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền
công, các khoản phụ cấp,...).
- BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng
cho quản lý doanh nghiệp.
- Tiền thuê đất, thuế môn bài.
- Khoản lập dự phòng phải thu khó đòi.
- Các chi phí dịch vụ mua ngoài (điện nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài
sản, cháy nổ,...)
- Chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng,...).
Chứng từ sử dụng
Trang 16
- Bảng phân bổ lương.
- Biên lai nộp thuế.
- Phiếu xuất kho, phiếu chi,...
Tài khoản sử dụng: TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
- Chi phí quản lý doanh nghiệp thực - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý
tế phát sinh trong kỳ.
doanh nghiệp.
- Kết chuyển chi phí quản lý doanh
nghiệp trong kỳ vào bên Nợ tài khoản
911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ.
(Th.S Trần Quốc Dũng, 2006, trang 133)
Trang 17
Sơ đồ hạch toán
334, 338
139
642
(1)
(8)
152, 153, 142, 242
111, 112
(2)
(9)
214
911
(3)
(10)
333, 111, 112
(4)
139
(5)
111, 112, 331
(6)
512, 333
(7)
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Trang 18
Giải thích:
(1) – Tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản khác phải trả cho nhân viên
bộ phận quản lý doanh nghiệp, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí
công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp.
(2) – Giá trị vật liệu, dụng cụ phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
(3) – Trích khấu hao Tài sản cố định của bộ phận quản lý doanh nghiệp.
(4) – Thuế môn bài, tiền thuê đất, … phí, lệ phí phải nộp Nhà nước.
(5) – Dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ.
(6) – Tiền điện thoại, điện, nước mua ngoài phải trả, chi phí sửa chữa Tài sản
cố định một lần với giá trị nhỏ. Chi phí phát sinh về hội nghị, tiếp khách, chi
cho nghiên cứu, đào tạo, chi nộp phí tham gia hiệp hội và chi phí khác.
(7) – Sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ sử dụng cho hoạt động quản lý
doanh nghiệp.
(8) – Hoàn nhập số chênh lệch giữa số dự phòng phải thu khó đòi cần lập ở kỳ
kế toán này nhỏ hơn số dự phòng đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết.
(9) – Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.
(10) – Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp.
2.1.3.2 Kế toán hoạt động tài chính
a) Kế toán doanh thu tài chính
Khái niệm
Là doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và
doanh thu hoạt động khác của doanh ngiệp. Bao gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả
góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua
bán hàng hóa, dịch vụ,…
- Cổ tức, lợi nhuận được chia.
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn.
- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu
tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác.
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư khác.
- Lãi tỷ giá hối đoái.
Trang 19
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ.
- Chênh lệch lãi do chuyển nhượng vốn.
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.
Chứng từ sử dụng
- Các chứng từ, hóa đơn liên quan đến công trái, trái phiếu,…
- Các văn bản góp vốn, các bản kiểm định, quyết định,…
- Phiếu tính lãi gửi đi, phiếu thu, giấy báo Có của Ngân hàng.
Tài khoản sử dụng: TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Số thuế GTGT phải nộp tính theo Doanh thu hoạt động tài chính phát
phương pháp trực tiếp (nếu có).
sinh trong kỳ.
Kết chuyển doanh thu hoạt động tài
chính thuần sang tài khoản 911 –“Xác
định kết quả kinh doanh”.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” không có số dư cuối kỳ.
(Th.S Trần Quốc Dũng, 2006, trang 133)
Trang 20
Sơ đồ hạch toán
911
111, 112, 131
515
(7)
(1)
221, 222, 223
(2)
138
(3)
152, 156, 211,…
(4)
111, 112, 331
(5)
413
(6)
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Trang 21
Giải thích:
(1) – Khi nhận được thông báo chia cổ tức, lãi kinh doanh hoặc nhận tiền từ
các khoản lãi được chia từ công ty con, công ty liên doanh hoặc công ty liên
kết và doanh thu cho thuê tài sản hoạt động.
(2) – Sử dụng lợi nhuận để tăng vốn vào công ty con, công ty liên doanh hoặc
công ty liên kết.
(3) – Trường hợp mà ở bên không thực hiện kế toán theo hợp đồng hoặc bên
liên doanh không thực hiện kế toán, căn cứ vào kết quả phân chia lợi nhuận
trước thuế từ hợp đồng và chứng từ có liên quan do đối tác cung cấp (trường
hợp lãi).
(4) – Giá trị thu hồi được vượt số vốn góp sau khi kết thúc quá trình liên
doanh.
(5) – Được hưởng chiết khấu thanh toán.
(6) – Chênh lệch (lãi) tỷ giá hối đoái.
(7) – Kết chuyển các khoản thu nhập tài chính phát sinh trong kỳ.
b) Kế toán chi phí hoạt động tài chính
Khái niệm
Là những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí
hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay,
chi phí góp vốn liên doanh, liên kết, khoản lỗ do chuyển nhượng chứng khoán
ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán, khoản lỗ phát sinh do bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái,…
Chứng từ sử dụng:
- Các hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi.
- Phiếu tính lãi đi vay, giấy báo Nợ của Ngân hàng,…
Tài khoản sử dụng: TK 635 “Chi phí tài chính”
Trang 22
Tài khoản 635 “Chi phí tài chính”
- Các chi phí của hoạt động tài chính.
- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu
- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản tư chứng khoán.
đầu tư ngắn hạn.
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn
- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ
phát sinh trong kỳ để xác định kết
ngoại tệ phát sinh thực tế.
quả hoạt động kinh doanh
- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ.
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán.
- Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê
cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 635 “Chi phí tài chính” không có số dư cuối kỳ. (Th.S Trần
Quốc Dũng, 2006, trang 135)
Sơ đồ hạch toán
111, 112, 331
911
635
(1)
(5)
221, 222, 228
(2)
138
(3)
413
(4)
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán TK 635 “Chi phí tài chính”
Trang 23
Giải thích:
(1) – Các khoản chi phí liên quan đến hoạt động góp vốn liên doanh phát sinh
trong kỳ, chi phí cho thuê tài sản hoạt động và các khoản chiết khấu thanh
toán cho khách hàng.
(2) – Các khoản lỗ khi thu hồi tài sản đi đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư
ngắn hạn khác, đầu tư vào công ty con, góp vốn liên doanh.
(3) – Trường hợp, mà ở bên liên doanh không thực hiện kế toán theo hợp đồng
hoặc bên liên doanh không thực hiện kế toán, căn cứ vào kết quả phân chia lợi
nhuận trước thuế từ hợp đồng và chứng từ có liên quan do đối tác cung cấp
(trường hợp lỗ).
(4) – Chênh lệch (lỗ) tỷ giá hối đoái.
(5) – Kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí tài chính phát sinh trong kỳ.
2.1.3.3 Kế toán kết quả hoạt động khác
a) Kế toán thu nhập khác
Khái niệm
Kế toán các khoản thu nhập khác nhằm phản ánh tình hình phát sinh và
kết chuyển các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài thu nhập bán
hàng, thu nhập từ hoạt động tài chính trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. Bao
gồm:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ.
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại tài sản, vật tư, hàng hóa. TSCĐ đi góp
vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán, cho thuê tài sản.
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.
- Thu tiền các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ.
- Các khoản thuế được Ngân sách Nhà nước hoàn lại.
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ.
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa,
sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có).
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá
nhân tặng doanh nghiệp.
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản trên.
Trang 24
Chứng từ sử dụng:
- Các biên bản thanh lý TSCĐ, các quyết định,…
- Phiếu thu, giấy báo Có của ngân hàng.
Tài khoản sử dụng: TK 711 “Thu nhập khác”
Tài khoản 711 “Thu nhập khác”
Số thuế GTGT phải nộp tính theo Các khoản tu nhập khác phát sinh
phương pháp trực tiếp (nếu có).
trong kỳ.
Kết chuyển doanh các khoản thu nhập
khác sang tài khoản 911 – “Xác định
kết quả kinh doanh”.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 711 “Thu nhập khác” không có số dư cuối kỳ. (Th.S Trần
Quốc Dũng, 2006, trang 137)
Sơ đồ hạch toán
3331
711
(1)
111,112,131
(2)
911
338,344,334
(5)
(3)
(4)
331,338,3331
Hình 2.8 Sơ đồ hạch toán TK 711 “Thu nhập khác”
Giải thích:
(1) - Xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với
hoạt động khác (nếu có).
(2) - Thu về thanh lý TSCĐ, thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh
tế, tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, nợ khó đòi đã xử lý
sau đó đã thu được nợ.
Trang 25
(3) - Khoản tiền phạt khách hàng khấu trừ vào tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn
và dài hạn; khấu trừ lương của cán bộ, công nhân viên.
(4) - Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi được tính vào thu nhập khác,
số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ.
(5) - Cuối kì, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kì.
b) Chi phí khác
Khái niệm
Chi phí khác trong doanh nghiệp là những khoản lỗ do các sự kiện hay
các nghiệp vụ riêng biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây
ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước. Bao
gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh
lý, nhượng bán (nếu có).
- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại tài sản, vật tư, hàng hóa, TSCĐ đi góp
vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác.
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản chi phí khác còn lại.
Chứng từ sử dụng:
- Các phiếu chi, văn bản, hợp đồng kinh tế, các biên bản kiểm định,…
- Giấy báo Nợ, hóa đơn GTGT,…
Tài khoản sử dụng: TK 811 “Chi phí khác”
Tài khoản 811 “Chi phí khác”
Các khoản chi phí khác phát sinh
Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản
chi phí khác phát sinh trong kỳ vào
Tài khoản 911 – “Xác định kết quả
kinh doanh”
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 811 “Chi phí khác” không có số dư cuối kỳ. (Th.S Trần Quốc
Dũng, 2006, trang 138)
Trang 26
Sơ đồ hạch toán
111,112,141
811
(1)
911
(4)
211,213
(2)
333,338
(3)
Hình 2.9 Sơ đồ hạch toán TK 811 “Chi phí khác”
Giải thích:
(1) – Chi phí phát sinh khi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt
động kinh doanh.
2) – Giá trị còn lại của TSCĐ mang đi thanh lý, nhượng bán.
(3) – Tiền phạt phải nộp về vi phạm hợp đồng kinh tế, phải nộp về khoản
doanh nghiệp bị truy thu thuế.
(4) – Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ
để xác định kết quả kinh doanh.
2.1.3.4 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Khái niệm
Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm phản ánh tình hình
phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện
hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại của kỳ kế toán. (Th.S
Trần Quốc Dũng, 2006, trang 140)
Chứng từ sử dụng
- Các tờ khai thuế tạm nộp, tờ khai quyết toán thuế TNDN hàng năm.
- Thông báo thuế và biên lai nộp thuế.
- Các chứng từ khác có liên quan.
Trang 27
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.
Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành”
- Thuế TNDN phải nộp phát sinh - Thuế TNDN thực tế đã nộp trong
trong năm.
năm.
- Thuế TNDN phải nộp bổ sung của - Thuế TNDN phải nộp giảm do phát
các năm trước.
hiện sai sót không trọng yếu của các
năm trước.
- Kết chuyển thuế TNDN vào Tài
khoản 911 – “Xác định kết quả kinh
doanh”.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành” không có số dư cuối kì.
(Th.S Trần Quốc Dũng, 2006, trang 140)
- Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn
sinh trong năm.
lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế
- Hoàn nhập chi phí thuế TNDN hoãn TNDN hoãn lại phát sinh trong năm >
thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập
lại.
trong năm).
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát
sinh bên Có TK 8212 > số phát sinh - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn
lại (số chênh lệch giữa thuế TNDN
bên Nợ TK 8212 vào TK 911.
hoãn lại phải trả được hoàn nhập
trong năm > thuế TNDN hoãn lại phải
trả phát sinh trong năm).
- Kết chuyển chênh lệch giữa phát
sinh bên Có TK 8212 < số phát sinh
bên Nợ TK 8212 vào TK 911.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” không có số dư cuối kì.
(Th.S Trần Quốc Dũng, 2006, trang 140)
Sơ đồ hạch toán TK 8211
Trang 28
TK 333(4)
TK 333(4)
TK 8211
(1)
(2)
TK 911
(3)
(4)
Hình 2.10 Sơ đồ hạch toán TK 8211 “Chi phí thuế TNDN hiện hành”
Giải thích:
(1) - Số thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN phải nộp bổ sung (nếu số thuế
TNDN phải nộp > số thuế TNDN đã tạm nộp).
(2) - Số thuế TNDN được hoàn trả (nếu số thuế TNDN phải nộp < số thuế
TNDN đã tạm nộp).
(3) - Số thuế TNDN hiện hành kết chuyển ( nếu TK 8211 có số dư Nợ).
(4) - Số thuế TNDN hiện hành kết chuyển ( nếu TK 8211 có số dư Có).
Sơ đồ hạch toán TK 8212
TK 347
(1)
TK 243
TK 243
TK 8212
(3)
(2)
TK 347
(4)
TK 911
(5
)
(6)
Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
Trang 29
Giải thích:
(1) - Số thuế TNDN hoãn lại phải trả. Khi chi phí thuế TNDN hoãn lại phát
sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế TNDN hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế
TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm > thuế TNDN hoãn lại phải trả
được hoàn nhập trong năm).
(2) - Số chi phí thuế TNDN hoãn lại. Khi chi phí thuế TNDN hoãn lại phát
sinh trong năm từ việc hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại đã được ghi
nhận từ mấy năm trước (số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại được
hoàn nhập trong năm > tài sản thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong
năm).
(3) - Số chi phí thuế TNDN hoãn lại. Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại
(số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong năm > tài sản
thuế TNDN hoãn lại được hoàn nhập trong năm).
(4) - Số chi phí thuế TNDN hoãn lại. Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại
(số chênh lệch giữa tài sản thuế TNDN hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong
năm > thuế TNDN hoãn lại phải trả phát sinh trong năm).
(5) - Số chi phí thuế TNDN hoãn lại kết chuyển nếu TK 8212 có số dư Nợ.
(6) - Số chi phí thuế TNDN hoãn lại kết chuyển nếu TK 8212 có số dư Có.
2.1.3.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
Khái niệm
Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ
hạch toán.
Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết
quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính; kết quả
hoạt động bất thường.
Chứng từ sử dụng
- Bảng tính kết quả HĐKD, kết quả hoạt động khác.
- Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có của Ngân Hàng.
- Phiếu hạch toán, bảng tổng hợp chứng từ kết chuyển,…
Tài khoản sử dụng
Trang 30
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” dùng để xác định kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh và lợi nhuận khác.
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, - Doanh thu thuần về số sản phẩm
dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
hàng hóa, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ
- Chi phí hoạt động tài chính và chi trong kỳ.
phí bất thường.
- Thu nhập hoạt động tài chính và các
- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý khoản thu bất thường
doanh nghiệp.
- Kết chuyển số lỗ trước thuế của hoạt
- Kết chuyển số lãi trước thuế của động kinh doanh trong kỳ vào bên Nợ
hoạt động kinh doanh trong kỳ vào tài khoản 421 “Lợi nhuận chưa phân
bên Có tài khoản 421 “Lợi nhuận phối”.
chưa phân phối”.
Tổng số phát sinh Nợ
Tổng số phát sinh Có
Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” không có số dư cuối kỳ.
(Th.S Trần Quốc Dũng, 2006, trang 142)
Sơ đồ hạch toán
Trang 31
632
511, 512
911
(1)
(6)
635, 811
515, 711
(2)
(7)
8211, 8212
8212
(3)
(8)
641, 642
8212
(4)
(9)
421
(5)
Hình 2.12 Sơ đồ hạch toán TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
Giải thích:
(1) – Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ trong
kỳ.
(2) – Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính và các khoản chi phí khác.
(3) – Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, kết chuyển số
chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212
“Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”.
(4) – Kết chuyển chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh
trong kỳ.
(5) – Tính và kết chuyển số lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt
động kinh doanh trong kỳ.
(6) – Kết chuyển số doanh thu bán hàng thuần .
Trang 32
(7) – Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác.
(8) – Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ nhỏ hơn số phát sinh
bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”.
(9) – Kết chuyển số lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ.
2.1.4 Khái niệm, ý nghĩa phương pháp phân tích kết quả kinh doanh
2.1.4.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ
chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm tàng cần được khai thác,
trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hoạt động SXKD ở
doanh nghiệp. (PGS. TS. Phạm Thí Gái, 2004, trang 5)
2.1.4.2 Ý nghĩa
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả
năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và còn là công cụ để cải tiến cơ
chế quản lý.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh
nghiệp mình, từ đó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu đúng đắn cùng các
chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra quyết định kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những
chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi
ro.
Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng
bên ngoài để họ có thể có những quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu
tư, cho vay,…với doanh nghiệp.
2.1.4.3 Phương pháp phân tích kinh doanh
Phương pháp so sánh: Khi lựa chọn phương pháp này cần nắm vững ba
nguyên tắc sau:
- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm
căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh
với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện.
Trang 33
- Điều kiện so sánh: Cần được quan tâm cả về thời gian lẫn không gian.
+ Thời gian: là các chỉ tiêu tính trong cùng một khoảng thời gian hạch
toán phải thống nhất trên ba mặt: cùng phản ánh một nội dung kinh tế, cùng
một phương pháp tính toán và cùng một đơn vị đo lường.
+ Không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng qui mô và điều
kiện kinh doanh tương tự nhau.
- Kỹ thuật so sánh
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối
lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.
y = y1 - y0
(2.2)
Trong đó:
y0 : Chỉ tiêu năm trước.
y1 : Chỉ tiêu năm sau.
y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không để trên cơ sở đó tìm ra nguyên
nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
y
y1
100 100%
y0
(2.3)
Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
Δy: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
Phương pháp này dùng làm rõ tốc độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế
trong thời gian nào đó. Trên cơ sở đó so sánh tốc biến động giữa các chỉ tiêu.
Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
2.1.4.4 Một số tỷ số tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Trang 34
Tỷ lệ lãi gộp: thể hiện quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu. Công thức
tính:
Tỷ lệ lãi gộp =
Lãi gộp
Doanh thu thuần
x 100
(2.4)
Lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn
Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trãi chi phí của doanh nghiệp
Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của
chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt
động với chiến lược kinh doanh. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi
gộp vẫn giảm thì ta có thể kết luận là chi phí tăng lên. Lúc này vấn đề cần đặt
ra là có phải doanh nghiệp đang ở trong tình thế cần phải tăng chi phí để giữ
vững thị phần hay không.
Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động
sản xuất để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và doanh nghiệp cần được
đánh giá cao. Tỷ lệ lãi gộp càng thấp giá trị mới sang tạo của hoạt động sản
xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao.
Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu (ROS)
ROS
=
Lãi thuần
Doanh thu thuần
x 100
(2.5)
Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi
nhuận. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành bởi nó
phản ánh chiến lược giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm
soát các chi phí hoạt động. (PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2012, trang 93)
Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Đo lường khả năng sinh lời của một đồng tài sản. (PGS. TS. Nguyễn
Minh Kiều, 2012, trang 96)
Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp
lý và có hiệu quả.
ROA
=
Lãi thuần
Tài sản
x 100
(2.6)
ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng (ROS) và số vòng quay
tài sản. Mối liên hệ này là:
Trang 35
ROA = Hệ số lãi ròng ROS x Số vòng quay tài sản
Lãi thuần
Doanh thu
(2.7)
Doanh thu
Tài sản
Tài sản
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
=
x
Cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
(PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2012, trang 97)
Các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi đây là khả năng thu nhập
mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vào công ty.
ROE
=
Lãi thuần
Vốn chủ sở hữu
x 100
(2.8)
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp lấy từ sổ kế toán, báo cáo tài
chính do phòng kế toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng
Phát cung cấp.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Đối với mục tiêu xác định kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát được thực hiện bằng cách sử dụng phương
pháp kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Đối với mục tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh về doanh thu,
chi phí, lợi nhuận được tiến hành theo phương pháp so sánh số tuyệt đối và so
sánh bằng số tương đối. Bên cạnh đó còn sử dụng một số chỉ số tài chính để
đánh giá kết quả kinh doanh.
Đối với mục tiêu đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty được thực hiện bằng cách căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động
kinh doanh của công ty qua ba năm liên tục.
Trang 36
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
3.1. GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC
PHẨM HỒNG PHÁT
3.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát được thành lập vào
ngày 09 tháng 10 năm 2007. Sau đó đăng kí thay đổi lần thứ hai vào ngày 30
tháng 01 năm 2011 do Sở Kế Hoạch Đầu tư Cần Thơ cấp.
3.1.2 Thông tin giới thiệu
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM
HỒNG PHÁT.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HONG PHAT PHARMA
LIMITED COMPANY.
- Tên công ty viết tắt: HP PHARMA CO.,LTD.
- Mã số doanh nghiệp: 1800679784
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô B1189, đường B23, Khu dân cư 91B, Phường
An Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
- Vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng (một tỷ hai trăm triệu đồng).
3.1.3 Nghành nghề kinh doanh
- Buôn bán dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
- Kinh doanh dụng cụ y tế thông thường.
3.1.4 Chế độ kế toán áp dụng
- Năm tài chính của từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam.
- Công ty áp dụng Chuẩn mực và Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt
Nam.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán là hình thức Nhật ký chung.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận theo giá trị
hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
3.1.5 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
Trang 37
3.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Phó Giám đốc
Bộ phận
kỹ thuật - kho
Bộ phận kinh
doanh - Maketing
Bộ phận kế
toán tài chính
Bộ phận
bảo vệ
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát
3.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ
Ban giám đốc
Giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về mọi lĩnh
vực quản lý và điều hành bộ máy hoạt động của công ty, quản lý sử dụng
nguồn vốn của công ty vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức quản lý
bảo vệ vốn sử dụng hợp lý để duy trì và phát triển mở rộng ngành nghề kinh
doanh.
Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm theo dõi quản lý tình hình hoạt
động của công ty, giám sát toàn bộ những công việc liên quan đến các hoạt
động của công ty, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị
trường tiêu thụ, mặt khác còn phải dự đoán nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra
kế hoạch kinh doanh,…
Bộ phận kỹ thuật – kho
- Phụ trách hoạt động kiểm tra, đảm bảo thành phần và an toàn của sản
phẩm, hàng hóa.
- Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn của vật tư hàng hóa.
- Kiểm tra vận hành, bảo dưỡng và sữa chữa máy móc thiết bị của đơn
vị.
- Thực hiện dịch vụ hậu mãi kỹ thuật của đơn vị.
- Kiểm tra an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
- Bảo quản, vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện vận chuyển
của đơn vị.
Bộ phận kinh doanh – Maketing
Trang 38
- Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách
hàng.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối, các chiến lược Maketing,
chương trình quảng cáo khuyến mãi, phát triển thị trường tiềm năng.
- Tiếp nhận xử lý thông tin về hợp đồng mua bán. Theo dõi tiến độ thực
hiện mua bán hàng của đơn vị.
- Vận chuyển giao hàng đến tận nơi, đáp ứng theo yêu cầu của khách
hàng về hàng hóa và thời gian.
- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, hệ thống phân phối,…
Bộ phận kế toán tài chính
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và
sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và
theo dõi thực hiện kế hoạch thống kê.
- Kiểm tra việc giữ gìn các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí, phát
hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính
sách kinh doanh, chế độ tài chính của Nhà nước và của công ty.
Bộ phận bảo vệ
- Trực gác, chấm công, kiểm tra việc ra vào cổng của toàn thể cán bộ công nhân viên, hướng dẫn khách hàng theo quy định của Ban Lãnh Đạo đơn
vị. Bảo quản trông coi toàn bộ tài sản, phương tiện, hàng hóa, nhà cửa, đất đai
trong đơn vị.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập vật tư hàng hóa ra vào cổng.
- Nhắc nhở phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động.
3.1.6 Hình thức kế toán tại công ty
Theo quy định của Bộ Tài chính về hình thức Nhật ký chung như sau:
a) Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: tất cả các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ
Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định
Trang 39
khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi vào
Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. (Th.S Trần Quốc Dũng, 2012, trang 47)
Hình thức kế toán Nhật Ký Chung bao gồm các loại sổ sách chủ yếu như
sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.
- Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
b) Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán Nhật Ký Chung:
(1) Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với
việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh trên được ghi vào các sổ,
thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào
các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài
khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ
được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối kỳ (tháng, quý, năm), cộng các số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân
đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng
Tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số Phát sinh Có trên bảng
Cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) phải bằng Tổng số phát sinh Nợ
và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung cùng kỳ.
Trang 40
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng hợp
chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hình 3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
3.1.7 Chu trình luân chuyển doanh thu tại công ty
Hóa đơn GTGT do nhân viên phòng kế toán lập thành 3 liên:
- Liên 1 – màu tím: Được lưu tại quyển hóa đơn GTGT gốc do phòng kế
toán của công ty lưu trữ.
- Liên 2 – màu đỏ: Được giao cho khách hàng để làm chứng từ nhận
hàng và ghi sổ kế toán tại đơn vị chủ hàng.
- Liên 3 – màu xanh: Chuyển cho kế toán doanh thu ghi sổ kế toán.
Trang 41
Hình 3.3 Sơ đồ lưu chuyển doanh thu bằng lưu đồ
Trang 42
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT QUA 3 NĂM 2010,
2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011, 2012, 2013
3.2.1 Khái quát kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 - 2012
Từ bảng số liệu 3.1 Bảng kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Dược
phẩm Hồng Phát qua ba năm 2010, 2011, 2012 ta thấy Công ty đã đạt được
những thành tựu sau:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn tăng qua các năm.
Năm 2011 tăng 746.771.117 đồng (19,71%) so với năm 2010, năm 2012 tăng
446.513.787 đồng (9,84%) so với năm 2011. Đây là dấu hiệu cho thấy Công ty
đang mở rộng thị trường và gia tăng mức độ tiêu thụ hàng hóa.
Tình hình tài chính của Công ty luôn ổn định và lượng tiền gửi vào ngân
hàng ngày càng nhiều nên doanh thu từ hoạt động tài chính luôn tăng qua ba
năm. Năm 2011 tăng 238.870 đồng (135,37%) so với năm 2010, năm 2012
tăng 58.507 đồng (14,09 %) so với năm 2011.
Chi phí giá vốn hàng bán qua ba năm tăng giảm không đều, cụ thể là
năm 2011 tăng 329.010.307 đồng (9,31%) so với năm 2010 và năm 2012 giảm
nhẹ 132.130.479 đồng (giảm 3,42%) so với năm 2011. Do Công ty chỉ hoạt
động trong lĩnh vực thương mại, không sản xuất nên giá vốn hàng bán cũng
chính là giá mua. Nguyên nhân làm cho giá vốn tăng là do năm 2011 có sự gia
tăng mạnh trong chi phí mua hàng và chi phí vận chuyển, dẫn theo giá vốn
hàng bán cũng tăng mạnh, năm 2012 Công ty có chính sách chặt chẽ trong
việc quản lý chi phí nên hạn chế được phát sinh chi phí giá vốn hàng bán.
Chi phí QLKD của Công ty đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do
mọi chi phí đều tăng nhanh hàng năm như: chi phí điện, nước, văn phòng
phẩm, chi phí lương nhân viên,…..Năm 2011 chi phí QLKD tăng 262.647.305
đồng (126,88%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 466.189.990 đồng (99,26%)
so với năm 2011. Sự gia tăng này cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng
không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, Công ty đã có nhiều chính sách
để hạn chế tình hình phát sinh chi phí, tiết kiệm tối đa chi phí có thể.
Mặc dù mọi chi phí đều tăng cao nhưng so với giá trị tăng của doanh thu
thì vẫn không bằng, vì vậy làm cho Lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty
cũng luôn tăng qua ba năm từ 2010 – 2012. Năm 2011 tăng 136.189.822 đồng
(442,43%) so với năm 2010 và năm 2012 tăng 68.023.217 đồng (40,74%) so
với năm 2011. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm luôn
đạt kết quả khả quan và có xu hướng ổn định.
Trang 43
Bảng 3.1: Bảng kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
DT bán hàng và cung cấp DV
3.788.711.746 4.535.482.923 4.981.996.710
Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
30.060.400
DT thuần về BH và cung cấp DV 3.788.711.746 4.535.482.923 4.951.936.310
Giá vốn hàng bán
3.534.847.478 3.863.857.785 3.731.727.306
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
253.864.268
671.625.138 1.220.209.004
Doanh thu hoạt động tài chính
176.462
415.332
473.839
Chi phí tài chính
9.426.970
0
0
Trong đó lãi vay phải trả
9.413.889
0
0
Chi phí quản lý kinh doanh
207.002.911
469.650.216
935.840.206
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
37.610.849
202.390.254
284.842.637
Thu nhập khác
3.567.968
0
0
Chi phí khác
135.968
0
0
Lợi nhuận khác
3.432.000
0
0
Tổng lợi nhuận trước thuế
41.042.849
202.390.254
284.842.637
Chi phí thuế TNDN
10.260.712
35.418.295
49.847.461
Lợi nhuận sau thuế TNDN
30.782.137
166.971.959
234.995.176
Chênh lệch 2011/2010
Số tiền
(%)
746.771.177
19,71
0
746.771.177
19,71
329.010.307
9,31
417.760.870 164,56
238.870 135,37
(9.426.970)
(100)
(9.413.889)
(100)
262.647.305 126,88
164.779.405 438,12
(3.567.968)
(100)
(135.968)
(100)
(3.432.000)
(100)
161.347.405 393,12
25.157.583 245,18
136.189.822 442,43
(Nguồn:Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát năm 2010, 2011, 2012)
Trang 44
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
(%)
446.513.787
9,84
30.060.400
416.453.387
9,18
(132.130.479)
(3,42)
548.583.866
81,68
58.507
14,09
0
0
466.189.990
99,26
82.452.383
40,74
0
0
0
82.452.383
40,74
14.429.166
40,74
68.023.217
40,74
3.2.2 Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn sáu tháng đầu năm
2011 - 2013
Dựa vào bảng số liệu 3.2 ta thấy: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ luôn tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 326.323.437 đồng (15,41%) so
với năm 2011, năm 2013 tăng 348.788.785 đồng (14,27%) so với năm 2012.
Sự gia tăng đáng kể này không thể không nói đến sự cố gắng nỗ lực của toàn
bộ công nhân viên trong công ty và sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà Nước
hoạt động trên địa bàn.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng giảm không ổn định.
Năm 2012 tăng 264.608 đồng (458,42%) so với năm 2011. Năm 2013 giảm
69.883 đồng (21,68%) so với năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013 Công ty
đã rút một số tiền trong ngân hàng để đầu tư vào việc kinh doanh nên làm cho
doanh thu tài chính từ việc gửi tiền vào ngân hàng giảm đi.
Do Công ty kinh doanh có hiệu quả nên doanh thu từ hoạt động bán hàng
ngày càng tăng, cùng với giá mua hàng cũng tăng hàng năm dẫn đến chi phí
giá vốn hàng bán qua sáu tháng đầu năm của ba năm 2011 – 2013 cũng tăng
theo, cụ thể là năm 2012 tăng 21.490.184 đồng (1,09%) so với năm 2011 và
năm 2013 tăng 158.055.369 đồng (7,89%) so với năm 2012. Giá vốn hàng bán
cũng chính là giá mua hàng, bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí vận
chuyển,….Vì vậy, để tiết kiệm chi phí mua hàng công ty nên tìm đối tác cung
ứng với giá mua rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng mua.
Chi phí quản lý kinh doanh đều tăng qua các năm. Năm 2012 tăng
235.207.773 đồng (214,03%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 95.480.782
đồng (27,67%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do mọi giá cả đều tăng qua
các năm, đặc biệt là lương cơ bản tăng hàng năm làm chi phí lương nhân viên
cũng tăng mạnh: Năm 2010 mức lương cơ bản là 730.000 đồng, năm 2011 là
830.000 đồng, năm 2012 là 1.050.000 đồng, năm 2013 là 1.150.000 đồng.
Mặc dù mọi chi phí của công ty đều tăng nhanh như chi phí giá vốn hàng
bán, chi phí quản lý kinh doanh,… nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể
công nhân viên trong công ty và những chính sách chiến lược kinh doanh mới,
mở rộng thị trường,… điều này là nhân tố quyết định sự tăng trưởng nhanh về
hoạt động kinh doanh dẫn tới lợi nhuận của công ty luôn tăng qua sáu tháng
đầu năm 2011, 2012, 2013. Cụ thể, năm 2012 tăng 44.764.608 đồng
(163,71%) so với năm 2011 và năm 2013 tăng 120.308.231 đồng (166,84%)
so với năm 2012.
Trang 45
Bảng 3.2: Bảng kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Chỉ tiêu
DT bán hàng và cung cấp DV
Các khoản giảm trừ doanh thu
DT thuần về BH và cung cấp DV
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính
Trong đó lãi vay phải trả
Chi phí quản lý kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
2.117.765.213 2.444.088.650 2.792.877.435
0
25.125.480
0
2.117.765.213 2.418.963.170 2.792.877.435
1.980.585.293 2.002.075.477 2.160.130.846
137.179.920
416.887.693
632.746.589
57.722
322.330
252.447
0
0
0
0
0
0
109.894.415
345.102.188
440.582.970
27.343.227
72.107.835
192.416.066
0
0
0
0
0
0
0
0
0
27.343.227
72.107.835
192.416.066
0
0
0
27.343.227
72.107.835
192.416.066
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
(%)
326.323.437
15,41
25.125.480
301.197.957
14,22
21.490.184
1,09
279.707.773 203,89
264.608 458,42
0
0
235.207.773 214,03
44.764.608 163,71
0
0
0
44.764.608 163,71
0
44.764.608 163,71
ĐVT: đồng
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
(%)
348.788.785
14,27
(25.125.480)
(100)
373.914.265
15,46
158.055.369
7,89
215.858.896
51,78
(69.883) (21,68)
0
0
95.480.782
27,67
120.308.231 166,84
0
0
0
120.308.231 166,84
0
120.308.231 166,84
(Nguồn: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013)
Trang 46
3.3. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT
ĐỘNG NĂM 2013
3.3.1 Những thuận lợi
Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát có những thuận lợi
như sau:
Sự tăng trưởng của thành phố Cần Thơ khá cao có tác động tốt đến tất
cả các ngành kinh doanh nói chung và Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược
phẩm Hồng Phát nói riêng.
Có một lực lượng cán bộ tích cực, rất trung thành với sự nghiệp, lực
lượng này chiếm đa số, đó là lý do để giải thích cho sự tồn tại và phát triển của
công ty.
Thị trường kinh doanh ổn định. Luôn giữ mối quan hệ tốt với khách
hàng mua bán, luôn giữ chữ tín trong giao dịch với các tổ chức tín dụng, ngân
hàng được khách hàng đánh giá cao trong kinh doanh cũng như khâu thanh
toán. Từ đó, từng bước công ty đã tạo được uy tín kinh doanh trên thương
trường.
3.3.2 Những khó khăn
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh những thuận
lợi công ty còn gặp phải những khó khăn như sau:
Việc nắm số liệu và phân tích hiệu quả kinh doanh đôi khi chưa chính
xác và chưa kịp thời.
Bị thiếu hụt về nguồn cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác kinh doanh
và khai thác thị trường.
Sự cạnh tranh trong nội bộ ngành Dược phẩm sẽ quyết liệt hơn trước,
không chỉ về qui mô, về thị trường, về khách hàng mà cả về chất lượng, giá cả
sản phẩm, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ tiếp nhận, xử lý thông tin, tiếp
cận Khoa học công nghệ nói chung và công nghệ ngành Dược phẩm nói riêng.
Chưa khai thác thị trường nội địa nhiều, chưa có kế hoạch kinh doanh
thương hiệu, chưa có nhiều nguồn cán bộ có chuyên môn về ngành hàng Dược
phẩm và một số lĩnh vực khác nên khó mở rộng thị trường, khai thác kế hoạch
đầu tư.
Thiếu cán bộ nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, thiếu
nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn về ngoại ngữ và Maketing.
Trang 47
Tóm lại, trong thời gian qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty đã thu được một số kết quả đáng kể như tạo được uy tín với khách
hàng, có thị trường kinh doanh luôn ổn định,…. Bên cạnh những kết quả đạt
được công ty còn gặp phải nhiều khó khăn và tồn tại cần giải quyết trong hoạt
động kinh doanh và bán hàng.
3.3.3 Phương hướng hoạt động năm 2013
Luôn giữ mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng mua bán, luôn giữ chữ
tín trong giao dịch với các tổ chức tài chính, ngân hàng.
Mở rộng thị trường kinh doanh trong toàn quốc.
Nghiên cứu, mở rộng mặt hàng Dược phẩm và ngành hàng khác nhằm
đa dạng hóa sản phẩm và ngành nghề kinh doanh.
Bổ sung thêm nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, trình độ ngoại
ngữ và Maketing,….
Nghiên cứu thị trường tìm đối tác kinh doanh, nâng cao chất lượng sản
phẩm.
Thực hiện tốt vệ sinh môi trường và an toàn chính trị.
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, nâng lực quản lý của cán
bộ nhân viên.
Thực hiện đúng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Trang 48
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
4.1. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán
4.1.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng
- Ngày 18/12/2012 xuất bán FIAMAX 200 cho công ty TNHH MTV
Dược phẩm Trung ương 2 (CODUPHA) với số tiền 14.666.400 đồng, thuế
suất GTGT 5%, khách hàng trả ngay bằng tiền mặt.
Nợ TK 1111
Có TK 511
15.399.720
14.666.400
Có TK 3331
733.320
- Ngày 19/12/2012 xuất bán Amtex - Trung tâm chẩn đoán y khoa Cần
Thơ, tổng số tiền thu bằng tiền mặt là 7.498.575 đồng, thuế suất GTGT 5%.
Nợ TK 1111
Có TK 511
Có TK 3331
7.498.575
7.141.500
357.075
- Ngày 19/12/2012 xuất bán Cao dán Salongpas 12M + thuốc bôi
Salongpas gel 30g cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex
Cần Thơ với số tiền là 13.144.000 đồng, thuế suất GTGT 5%, khách hàng
thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 1111
Có TK 511
13.801.200
13.144.000
Có TK 3331
657.200
- Ngày 21/12/2012 xuất bán Lovisof cho Công ty cổ phần dược phẩm
Gia Định với số tiền là 1.090.910 đồng, thuế suất GTGT 10%, khách hàng
thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 1111
Có TK 511
Có TK 3331
1.200.001
1.090.910
109.091
Trang 49
- Ngày 21/12/2012 xuất kho Beroca cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Y
dược phẩm Vimedimex Cần Thơ với số tiền là 18.642.400 đồng, thuế suất
GTGT 5%, khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
Nợ TK 1111
Có TK 511
19.574.520
18.642.400
Có TK 3331
932.120
- Ngày 31/12/2012 kết chuyển TK 511 vào TK 911 để xác định kết quả
kinh doanh.
Nợ TK 511
Có TK 911
489.670.500
489.670.500
Trang 50
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Xuất kho Amtex-Negral H/30 - Trung Tâm
Lô
B1189,
Đường
B23,
Khu
Dân
Cư
91B, P.An
Q.Ninh
TP.Cần
19/12/2012
1429 19/12/2012 Chuẩn
ĐoánKhánh,
Y Khoa
ThànhKiều,
Phố Cần
ThơThơ
19/12/2012
1429
19/12/2012
19/12/2012
Ngày,
21/12/2012
tháng
ghi sổ
21/12/2012
A
1429 19/12/2012
Chứng từ
1433
21/12/2012
Số
Ngày,
hiệu
tháng
1433
21/12/2012
B
C
21/12/2012
1433
21/12/2012
18/12/2012
21/12/2012
1426
1435
18/12/2012
21/12/2012
18/12/2012
21/12/2012
1426
1435
18/12/2012
21/12/2012
18/12/2012 1426
18/12/2012
21/12/2012
1435 21/12/2012
…
…
…
19/12/2012 1428
19/12/2012
31/12/2012 KQKD 31/12/2012
31/12/2012
19/12/2012
KQKD
1428 31/12/2012
19/12/2012
Người ghi sổ
19/12/2012
1428
(Ký, họ tên)
19/12/2012
x
Mẫu số: S03a - DNN
Ban hành theo
QĐ số 48/2006/QĐ
511
0 - BTC
7.141.500
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
3331
0
357.075
Xuất kho Amtex-Negral H/30 - Trung Tâm
SỔYNHẬT
KÝ CHUNG
Chuẩn Đoán
Khoa Thành
Phố Cần Thơ
x
Tháng
12
năm
2012
Xuất kho Amtex-Negral H/30 - Trung Tâm
Chuẩn Đoán Y Khoa Thành Phố Cần Thơ
x
1111
Xuất kho Beroca cho Chi nhánh Công ty Cổ
Đã
phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
ghix sổ STT Số511
hiệu
Xuất kho Beroca cho
DiễnChi
giảinhánh Công ty Cổ
cái
dòng TKĐƯ
phần Y dược phẩm Vimedimex
Cần Thơ
x
3331
D
E
G
H
Xuất
kho
Beroca
cho
Chi
nhánh
Công
ty
Cổ
Cộng trang trước chuyển sang
phần
dược
phẩm Vimedimex
CầnTy
Thơ
x
1111
XuấtYkho
FIAMAX
200 - Công
TNHH
Xuất
kho
Lovisoft
Công
Ty
Cổ
phần
Dược
MTV Dược Phẩm TW2
x
511
x
511
Phẩm
Gia
Định
Xuất kho FIAMAX 200 - Công Ty TNHH
Xuất
kho
Lovisoft
Công
Ty
Cổ
phần
Dược
x
3331
MTV Dược Phẩm TW2
Phẩm
Gia
Định
x
3331
Xuất kho FIAMAX 200 - Công Ty TNHH
Xuất
Lovisoft
- Công Ty Cổ phần Dược
MTV kho
Dược
Phẩm TW2
x
1111
Phẩm
Gia
Định
x
1111
Xuất kho Cao dán Salongpas 12M + thuốc
…
…
…
bôi Salongpas gel 30g…- Chi nhánh Công ty
Xác
địnhYkết
quả
HoạtVimedimex
động kinhCần
doanh
Cổ phần
dược
phẩm
Thơtừ
x
511
ngày
01/12/2012
đến
ngày
31/12/2012
x
511
Xuất kho Cao dán Salongpas 12M + thuốc
Xác
định kết quả
Hoạt- động
kinh doanh
bôi Salongpas
gel 30g
Chi nhánh
Công từ
ty
ngày
01/12/2012
đến
ngày
31/12/2012
x
911
Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
x
3331
Cộng
chuyển
sau
Xuất kho
Caosang
dántrang
Salongpas
12M + thuốc
bôi Salongpas gel
30g -trưởng
Chi nhánh Công ty
Kế toán
Giám đốc
Cổ phần Y dược (Ký,
phẩmhọ
Vimedimex
Cần Thơ
x
tên)
(Ký, họ1111
tên)
Trang 51
Đơn vị tính: đồng
7.498.575
0
Số phát sinh
0 18.642.400
Nợ
Có
0
932.120
1
2
19.574.520
0
0
0
14.666.400
1.090.910
0
0
733.320
109.091
15.399.720
1.200.001
…
0
489.670.500
0
0
…
13.144.000
0
0
0 489.670.500
657.200
13.801.200
0
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03b - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Tháng 12 năm 2012
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Số hiệu: 511
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu
tháng
B
C
18/12/2012
1426
19/12/2012
1428
19/12/2012
1429
21/12/2012
1433
21/12/2012
1435
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
Xuất kho FIAMAX 200 - Công Ty TNHH
18/12/2012 MTV Dược Phẩm TW2
Xuất kho Cao dán Salongpas 12M + thuốc bôi
Salongpas gel 30g - Chi nhánh Công ty Cổ
19/12/2012 phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
Xuất kho Amtex-Negral H/30 - Trung Tâm
19/12/2012 Chuẩn Đoán Y Khoa Thành phố Cần Thơ
Xuất kho Beroca cho Chi nhánh Công ty Cổ
21/12/2012 phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
Xuất kho Lovisoft - Công Ty Cổ phần Dược
21/12/2012 Phẩm Gia Định
Trang 52
Nhật ký
chung
Trang STT
sổ
dòng
E
G
Số tiền
Số hiệu
TKĐƯ
H
Nợ
1
Có
2
1111
0
14.666.400
1111
0
13.144.000
1111
0
7.141.500
1111
0
18.642.400
1111
0
1.090.910
…
31/12/2012
…
…
KQKD 31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
…
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh từ
ngày 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
Cộng số phát sinh trong tháng
Số dư cuối tháng
Cộng lũy kế từ đầu tháng
…
…
…
…
911
489.670.500
Ngày…., tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 53
…
0
4.1.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán
- Ngày 18/12/2012 xuất kho FIAMAX 200 bán cho công ty TNHH MTV
Dược phẩm Trung ương 2 (CODUPHA) với số tiền 10.619.200 đồng.
Nợ TK 632
10.619.200
Có TK 156
10.619.200
- Ngày 19/12/2012 xuất kho Cao dán Salongpas 12M + thuốc bôi
Salongpas gel 30g bán cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Y dược phẩm
Vimedimex Cần Thơ với số tiền là 11.951.540 đồng.
Nợ TK 632
11.951.540
Có TK 156
11.951.540
- Ngày 19/12/2012 xuất kho Amtex – Nergal bán cho Trung tâm chẩn
đoán y khoa Cần Thơ với số tiền là 3.597.000 đồng.
Nợ TK 632
3.597.000
Có TK 156
3.597.000
- Ngày 21/12/2012 xuất kho Beroca cho Chi nhánh Công ty Cổ phần Y
dược phẩm Vimedimex Cần Thơ với số tiền là 16.409.680 đồng.
Nợ TK 632
16.409.680
Có TK 156
16.409.680
- Ngày 21/12/2012 xuất kho Lovisof bán cho Công ty cổ phần dược
phẩm Gia Định với số tiền là 597.000 đồng.
Nợ TK 632
597.000
Có TK 156
597.000
- Ngày 31/12/2012 kết chuyển TK 632 vào TK 911 để xác định KQKD.
Nợ TK 911
Có TK 632
320.913.000
320.913.000
Trang 54
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03a - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2012
Ngày,
tháng
ghi sổ
A
18/12/2012
18/12/2012
19/12/2012
19/12/2012
19/12/2012
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu Ngày, tháng
B
C
D
Cộng trang trước chuyển sang
Xuất kho FIAMAX 200 bán cho công ty
1409
18/12/2012 TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 2
Xuất kho FIAMAX 200 bán cho công ty
1409
18/12/2012 TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 2
Xuất kho Cao dán Salongpas 12M + thuốc
bôi Salongpas gel 30g bán cho Chi nhánh
Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex
1411
19/12/2012 Cần Thơ
Xuất kho Cao dán Salongpas 12M + thuốc
bôi Salongpas gel 30g bán cho Chi nhánh
Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex
1411
19/12/2012 Cần Thơ
1412
19/12/2012 Xuất kho Amtex – Nergal bán cho Trung
Trang 55
Đã
ghi sổ STT
dòng
cái
E
G
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
Số hiệu
TKĐƯ
H
Nợ
1
x
632
10.619.200
0
x
156
0
10.619.200
x
632
11.951.540
0
x
x
156
632
0
3.597.000
11.951.540
0
Có
2
19/12/2012
1412
19/12/2012
21/12/2012
1429
21/12/2012
21/12/2012
1429
21/12/2012
1430
21/12/2012
21/12/2012
…
1430
…
21/12/2012
…
31//12/2012
KQKD
31/12/2012
31//12/2012
KQKD
31//12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
tâm chẩn đoán y khoa Cần Thơ
Xuất kho Amtex – Nergal bán cho Trung
tâm chẩn đoán y khoa Cần Thơ
Xuất kho Beroca cho Chi nhánh Công ty
Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
Xuất kho Beroca cho Chi nhánh Công ty Cổ
phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
Xuất kho Lovisof bán cho Công ty cổ phần
dược phẩm Gia Định
Xuất kho Lovisof bán cho Công ty cổ phần
dược phẩm Gia Định
…
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh từ
ngày 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh từ
ngày 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
Cộng chuyển sang trang sau
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 56
x
156
0
3.597.000
x
632
16.409.680
0
x
156
0
16.409.680
x
632
597.000
0
x
…
156
…
0
597.000
…
…
x
632
x
911
…
0 320.913.000
320.913.000
Ngày…, tháng…, năm….
Giám đốc
(Ký, họ tên)
0
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03b - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Tháng 12 năm 2012
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: 632
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu
tháng
B
C
18/12/2012
1409
19/12/2012
1411
19/12/2012
1412
21/12/2012
21/12/2012
1429
1430
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
Xuất kho FIAMAX 200 bán cho công ty
18/12/2012 TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 2
Xuất kho Cao dán Salongpas 12M + thuốc bôi
Salongpas gel 30g bán cho Chi nhánh Công ty
19/12/2012 Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
Xuất kho Amtex – Nergal bán cho Trung tâm
19/12/2012 chẩn đoán y khoa Cần Thơ
Xuất kho Beroca cho Chi nhánh Công ty Cổ
21/12/2012 phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
21/12/2012 Xuất kho Lovisof bán cho Công ty cổ phần
Trang 57
Nhật ký
chung
Trang STT Số hiệu
sổ
dòng TKĐƯ
E
G
H
156
Số tiền
Nợ
1
10.619.200
Có
2
0
156
11.951.540
0
156
3.597.000
0
156
156
16.409.680
597.000
0
0
dược phẩm Gia Định
…
31/12/2012
…
…
KQKD 31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
…
Xác định kết quả hoạt động kinh doanh từ
ngày 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
Cộng số phát sinh trong tháng
Số dư cuối tháng
Cộng lũy kế từ đầu tháng
…
…
…
911
Ngày…., tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 58
…
…
0 320.913.000
4.1.2 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính
4.1.2.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính
- Ngày 31/12/2012 thu lãi tiền gửi Ngân hàng 16.933 đồng.
Nợ TK 1121
Có TK 515
16.933
16.933
- Cuối kỳ, kết chuyển TK 515 vào TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Nợ TK 515
Có TK 911
16.933
16.933
Trang 59
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03a - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2012
Ngày, tháng
ghi sổ
A
Chứng từ
Số hiệu
Ngày, tháng
B
C
31/12/2012
31/12/2012
5
5
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
HDTC
31/12/2012
31/12/2012
HDTC
31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Diễn giải
D
Cộng trang trước chuyển sang
Thu lãi ngân hàng
Thu lãi ngân hàng
Xác định kết quả HĐTC từ 01/12/2012
đến 31/12/2012
Xác định kết quả HĐTC từ 01/12/2012
đến 31/12/2012
Cộng chuyển sang trang sau
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 60
Đã ghi
sổ cái
E
STT
dòng
G
Số hiệu
TKĐƯ
H
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
Nợ
Có
1
2
x
x
515
1121
0
16.933
16.933
0
x
515
16.933
0
x
911
0
16.933
Ngày…, tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03b - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Tháng 12 năm 2012
Tên tài khoản: Doanh thu hoạt động tài chính
Số hiệu: 515
Ngày, tháng
ghi sổ
A
31/12/2012
31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu
tháng
B
C
5
31/12/2012
HDTC 31/12/2012
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
Thu lãi ngân hàng
Xác định kết quả HĐTC từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Cộng số phát sinh trong tháng
Số dư cuối tháng
Cộng lũy kế từ đầu tháng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 61
Nhật ký
chung
Trang STT
sổ
dòng
E
G
Số tiền
Số hiệu
TKĐƯ
H
Nợ
1
Có
2
1121
0
16.933
911
16.933
0
Ngày…., tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
4.1.2.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính
- Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 năm
2012: Trong năm 2012 Công ty không phát sinh Chi phí tài chính.
4.1.3 Kế toán thu nhập và chi phí khác
4.1.3.1 Kế toán thu nhập khác
- Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 năm
2012: Trong năm 2012 Công ty không phát sinh các khoản Thu nhập khác.
4.1.3.2 Kế toán chi phí khác
- Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 năm
2012: Trong năm 2012 Công ty không phát sinh các khoản Chi phí khác.
4.1.4 Kế toán chi phi bán hàng
- Ngày 05/12/2012 trả lương nhân viên bán hàng tháng 11/2012 với số
tiền là 20.986.000 đồng.
Nợ TK 3343
Có TK 1111
20.986.000
20.986.000
- Ngày 31/12/2012 tính lương nhân viên bán hàng từ ngày 01/12/2012
đến ngày 31/12/2012 với tổng số tiền là 22.168.500 đồng.
Nợ TK 6421
Có TK 3343
22.168.500
22.168.500
- Ngày 31/12/2012 tính bảo hiểm từ ngày 01/12/2012 đến ngày
31/12/2012 với tổng số tiền là 331.500 đồng.
Nợ TK 6421
331.500
Có TK 3383
273.000
Có TK 3384
58.500
- Cuối kỳ, kết chuyển TK 6421 sang TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Nợ TK 911
Có TK 6421
38.580.000
38.580.000
Trang 62
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03a - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2012
Chứng từ
Ngày,
tháng
ghi sổ
A
Số hiệu
B
Ngày, tháng
C
05/12/2012
TH45
05/12/2012
05/12/2012
TH45
05/12/2012
31/12/2012
TH173
31/12/2012
31/12/2012
TH173
31/12/2012
31/12/2012
TH144
31/12/2012
31/12/2012
TH144
31/12/2012
31/12/2012
TH144
31/12/2012
Diễn giải
D
Cộng trang trước chuyển sang
Trả lương nhân viên bán hàng từ
01/11/2012 đến 30/11/2012
Trả lương nhân viên bán hàng từ
01/11/2012 đến 30/11/2012
Tính lương nhân viên bán hàng từ
01/12/2012 đến 31/12/2012
Tính lương nhân viên bán hàng từ
01/12/2012 đến 31/12/2012
Tính bảo hiểm từ ngày 01/12/2012 đến
ngày 31/12/2012
Tính bảo hiểm từ ngày 01/12/2012 đến
ngày 31/12/2012
Tính bảo hiểm từ ngày 01/12/2012 đến
ngày 31/12/2012
Trang 63
Số
Đã
hiệu
ghi sổ STT
cái dòng TKĐƯ
E
G
H
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
Nợ
1
Có
2
x
3343
20.986.000
0
x
1111
0
20.986.000
x
6421
22.168.500
0
x
3343
0
22.168.500
x
6421
331.500
x
3383
273.000
x
3384
58.500
….
…..
31/12/2012
TH179
31/12/2012
31/12/2012
TH179
31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
….
….
Phân bổ chi phí bán hàng từ 01/12/2012
đến 31/12/2012
Phân bổ chi phí bán hàng từ 01/12/2012
đến 31/12/2012
Cộng chuyển sang trang sau
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 64
….
…
…
…
…
x
6421
0
38.580.000
x
911
38.580.000
0
Ngày…, tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03b - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Tháng 12 năm 2012
Tên tài khoản: Chi phí bán hàng
Số hiệu: 6421
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
…
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu
tháng
B
C
…
…
31/12/2012
TH173 31/12/2012
31/12/2012
TH144 31/12/2012
31/12/2012
…
TH144 31/12/2012
…
…
31/12/2012
TH179 31/12/2012
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
…
Tính lương nhân viên bán hàng từ 01/12/2012
đến 31/12/2012
Tính bảo hiểm từ ngày 01/12/2012 đến ngày
31/12/2012
Tính bảo hiểm từ ngày 01/12/2012 đến ngày
31/12/2012
…
Phân bổ chi phí bán hàng từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Trang 65
Nhật ký
chung
Trang STT
sổ
dòng
E
G
…
…
…
…
Số tiền
Số hiệu
TKĐƯ
H
Nợ
1
Có
2
…
…
…
3343
22.168.500
0
3383
273.000
0
3384
…
58.500
…
0
…
911
0 38.580.000
Cộng số phát sinh trong tháng
Số dư cuối tháng
Cộng lũy kế từ đầu tháng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Ngày…., tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 66
4.1.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
- Ngày 25/12/2012 thanh toán tiền đồng phục theo Hóa đơn 12309 với
tổng số tiền là 24.000.000 đồng.
Nợ TK 6422
Có TK 1111
24.000.000
24.000.000
- Ngày 31/12/2012 kết chuyển thuế môn bài với tổng số tiền là 1.000.000
đồng.
Nợ TK 6422
Có TK 3338
1.000.000
1.000.000
- Ngày 31/12 tính lương bộ phận quản lý doanh nghiệp từ ngày
01/12/2012 đến ngày 31/12/2012 số tổng số tiền là 21.334.250 đồng.
Nợ TK 6422
Có TK 3344
21.334.250
21.334.250
- Cuối kỳ, kết chuyển TK 6422 vào TK 911 để xác định kết quả kinh
doanh.
Nợ TK 911
Có TK 6422
92.596.161
92.596.161
Trang 67
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03a - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2012
Số
hiệu
Chứng từ
Ngày,
tháng
ghi sổ
A
Số
hiệu
B
Ngày,
tháng
C
25/12/2012
6PC
25/12/2012
25/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
6PC
2
2
25/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
TH174 31/12/2012
31/12/2012
…
TH174 31/12/2012
…
…
31/12/2012
TH179 31/12/2012
Diễn giải
D
Cộng trang trước chuyển sang
Thanh toán tiền đồng phục cho nhân viên Công
ty theo Hóa đơn 12309
Thanh toán tiền đồng phục cho nhân viên Công
ty theo Hóa đơn 12309
Kết chuyển thuế môn bài
Kết chuyển thuế môn bài
Tính lương cán bộ quản lý từ ngày 01/12/2012
đến ngày 31/12/2012
Tính lương cán bộ quản lý từ ngày 01/12/2012
đến ngày 31/12/2012
…
Phân bổ chi phí Quản lý doanh nghiệp từ ngày
01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
Trang 68
Đã
ghi sổ
cái
E
STT
dòng
G
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
TKĐƯ
H
Nợ
1
x
6422
24.000.000
x
x
x
1111
6422
3338
x
6422
21.334.250
0
x
…
3344
…
0
…
21.334.250
…
911
92.596.161
0
x
…
Có
2
0
0 24.000.000
1.000.000
0
0
1.000.000
31/12/2012
TH179 31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Phân bổ chi phí Quản lý doanh nghiệp từ ngày
01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
Cộng chuyển sang trang sau
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 69
x
6422
Ngày,… tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
0
92.596.161
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03b - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Tháng 12 năm 2012
Tên tài khoản: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Số hiệu: 6422
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu
tháng
B
C
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
…
…
…
…
Thanh toán tiền đồng phục theo Hóa đơn
25/12/2012 6PC
25/12/2012 12309
31/12/2012
2
31/12/2012 Kết chuyển thuế môn bài
Tính lương cán bộ quản lý từ ngày
31/12/2012 TH174 31/12/2012 01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
…
…
…
…
Phân bổ chi phí QLDN từ ngày 01/12/2012
31/12/2012 TH179 31/12/2012 đến ngày 31/12/2012
Trang 70
Nhật ký
chung
Trang STT
sổ
dòng
E
G
…
…
…
…
Số tiền
Số hiệu
TKĐƯ
H
Nợ
1
Có
2
…
…
…
1111
3338
24.000.000
1.000.000
0
0
3344
…
21.334.250
…
0
911
…
0 92.596.161
Cộng số phát sinh trong tháng
Số dư cuối tháng
Cộng lũy kế từ đầu tháng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Ngày…., tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 71
4.1.6 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
- Ngày 31/12/2012 xác định số thuế TNDN phải nộp trong kì là
9.399.568 đồng.
Nợ TK 8211
Có TK 3334
9.399.568
9.399.568
- Ngày 31/12/2012 kết chuyển số thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh
trong kỳ vào Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh số tiền là
9.399.568 đồng.
Nợ TK 911
Có TK 8211
9.399.568
9.399.568
Trang 72
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03a - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2012
Chứng từ
Ngày, tháng
ghi sổ
A
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Số hiệu
B
Ngày, tháng
C
9PC
9PC
TNDN
TNDN
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
31/12/2012
Diễn giải
D
Cộng trang trước chuyển sang
Xác định số thuế TNDN phải nộp
Xác định số thuế TNDN phải nộp
Kết chuyển thuế TNDN
Kết chuyển thuế TNDN
Cộng chuyển sang trang sau
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 73
Đã
ghi sổ STT
cái dòng
E
G
x
x
x
x
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
Số hiệu
TKĐƯ
H
Nợ
1
Có
2
8211
3334
8211
911
9.399.568
0
0
9.399.568
0
9.399.568
9.399.568
0
Ngày…, tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03b - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Tháng 12 năm 2012
Tên tài khoản: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Số hiệu: 8211
Ngày, tháng
ghi sổ
A
31/12/2012
31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu
tháng
B
C
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
9PC
31/12/2012 Xác định số thuế TNDN phải nộp
TNDN 31/12/2012 Kết chuyển thuế TNDN
Cộng số phát sinh trong tháng
Số dư cuối tháng
Cộng lũy kế từ đầu tháng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 74
Nhật ký
chung
Trang STT
sổ
dòng
E
G
Số tiền
Số hiệu
TKĐƯ
H
3334
911
Ngày…., tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Nợ
1
Có
2
9.399.568
0
0 9.399.568
4.1.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh
- Kết chuyển doanh thu:
Nợ TK 511
489.670.500
Nợ TK 515
16.933
Có TK 911
489.687.433
- Kết chuyển chi phí:
Nợ TK 911
461.488.730
Có TK 632
320.913.000
Có TK 6421
38.580.000
Có TK 6422
92.596.161
Có TK 8211
9.399.568
- Bút toán khóa sổ kết chuyển lợi nhuận sang tài khoản 4212 – “Lợi
nhuận chưa phân phối năm nay”:
Nợ TK 911
Có TK 4212
28.198.704
28.198.704
Trang 75
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03a - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 12 năm 2012
Chứng từ
Ngày,
tháng
ghi sổ
A
Số
hiệu
B
Ngày,
tháng
C
31/12/2012 HDTC 31/12/2012
31/12/2012 HDTC 31/12/2012
31/12/2012 KQKD 31/12/2012
31/12/2012 KQKD 31/12/2012
31/12/2012 KQKD 31/12/2012
31/12/2012 KQKD 31/12/2012
31/12/2012 TH197 31/12/2012
Diễn giải
D
Cộng trang trước chuyển sang
Xác định kết quả HĐTC từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Xác định kết quả HĐTC từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Xác định kết quả HĐKD từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Xác định kết quả HĐKD từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Xác định kết quả HĐKD từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Xác định kết quả HĐKD từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Phân bổ CPBH từ ngày 01/12/2012 đến
31/12/2012
Trang 76
Đã
ghi
sổ
cái
E
Đơn vị tính: đồng
Số phát sinh
STT
dòng
G
Số hiệu
TKĐƯ
H
Nợ
1
Có
2
x
515
16.933
x
911
0
x
632
0 320.913.000
x
911
320.913.000
0
x
511
489.670.500
0
x
911
0 489.670.500
x
6421
0
16.933
38.580.000
31/12/2012 TH197 31/12/2012
31/12/2012 TH198 31/12/2012
31/12/2012 TH198 31/12/2012
31/12/2012 TNDN 31/12/2012
31/12/2012 TNDN 31/12/2012
31/12/2012 KCLL 31/12/2012
31/12/2012 KCLL 31/12/2012
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Phân bổ CPBH từ ngày 01/12/2012 đến
31/12/2012
Phân bổ CPQL từ ngày 01/12/2012 đến
31/12/2012
Phân bổ CPQL từ ngày 01/12/2012 đến
31/12/2012
Kết chuyển thuế TNDN 01/12/2012đến
31/12/2012
Kết chuyển thuế TNDN 01/12/2012đến
31/12/2012
Kết chuyển lãi lỗ từ 01/12/2012đến 31/12/2012
Kết chuyển lãi lỗ từ 01/12/2012đến 31/12/2012
Cộng chuyển sang trang sau
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 77
x
911
38.580.000
0
x
6422
0
92.596.161
x
911
92.596.161
0
x
8211
0
9.399.568
x
x
x
911
4212
911
9.399.568
0
28.198.704
0
28.198.704
0
Ngày…, tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: S03b - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung)
Tháng 12 năm 2012
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh
Số hiệu: 911
Ngày,
tháng ghi
sổ
A
Chứng từ
Số
Ngày,
hiệu
tháng
B
C
31/12/2012 HDTC
31/12/2012
31/12/2012 KQKD
31/12/2012
31/12/2012 KQKD
31/12/2012
31/12/2012 TH197
31/12/2012
31/12/2012 TH198
31/12/2012 TNDN
31/12/2012
31/12/2012
Diễn giải
D
Số dư đầu tháng
Số phát sinh trong tháng
Xác định kết quả HĐTC từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Xác định kết quả HĐKD từ 01/12/2012 đến
31/12/2012
Xác định kết quả hoạt động sản xuất từ
01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
Phân bổ chi phí bán hàng từ ngày 01/12/2012
đến ngày 31/12/2012
Phân bổ chi phí quản lý từ ngày 01/12/2012 đến
ngày 31/12/2012
Kết chuyển thuế Thu nhập doanh nghiệp
Trang 78
Nhật ký
chung
Trang STT
sổ
dòng
E
G
Số tiền
Số hiệu
TKĐƯ
H
Nợ
1
Có
2
515
0
16.933
632
320.913.000
0
511
0 489.670.500
6421
38.580.000
0
6422
8211
92.596.161
9.399.568
0
0
31/12/2012 KCLL
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
01/12/2012 đến ngày 31/12/2012
31/12/2012 Kết chuyển lãi lỗ từ 01/12/2012đến 31/12/2012
Cộng số phát sinh trong tháng
Số dư cuối tháng
Cộng lũy kế từ đầu tháng
4212
28.198.704
Ngày…., tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 79
0
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: F01 - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Tháng 12 năm 2012
Số hiệu
TK
A
TK 1111
TK 1121
TK 156
TK 3331
TK 3334
TK 3338
TK 3343
TK 3344
TK 3383
TK 3384
TK 4212
TK 511
TK 515
TK 632
TK 6421
Tên TK
B
Số dư đầu tháng
Nợ
Có
1
2
Tiền mặt
Tiền gửi ngân hàng
Hàng hóa
Thuế GTGT
Thuế TNDN
Các loại thuế khác
Phải trả người lao động (NVBH)
Phải trả người lao động (NVQL)
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Lợi nhuận chưa phân phối năm nay
Doanh thu bán hàng và CCDV
Doanh thu hoạt động tài chính
Giá vốn hàng bán
Chi phí bán hàng
Trang 80
Số phát sinh trong tháng
Nợ
Có
3
4
57.474.016
44.986.000
16.933
43.174.420
2.788.806
9.399.568
1.000.000
20.986.000
22.168.500
21.334.250
273.000
58.500
28.198.704
489.670.500
54.685.210
16.933
16.933
43.174.420
320.913.000
22.500.000
38.580.000
Đơn vị tính: đồng
Số dư cuối tháng
Nợ
Có
5
6
TK 6422
TK 8211
TK 911
Chi phí QLDN
Chi phí thuế TNDN hiện hành
Xác định kết quả kinh doanh
Cộng
46.334.250
9.399.568
489.687.433
1.179.260.053
Người lập phiếu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 81
92.596.161
9.399.568
489.687.433
1.179.260.053
Ngày…, tháng…, năm…
Giám đốc
(Ký, họ tên)
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh,
Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Mẫu số: B02 - DNN
Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Tháng 12 năm 2012
Đơn vị tính: đồng
Thuyết
CHỈ TIÊU
Mã số minh
Năm nay Năm trước
A
B
C
1
2
1. Doanh thu bán hàng và CCDV
1
IV.08 489.670.500
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
0
3. Doanh thu thuần về BH và CCDV
10
489.670.500
4. Giá vốn hàng bán
11
320.913.000
5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV
20
168.757.500
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
16.933
7. Chi phí tài chính
22
0
Trong đó: Chi phí lãi vay
23
0
8. Chi phí quản lý kinh doanh
24
131.176.161
9. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
30
37.598.272
10. Thu nhập khác
31
0
11. Chi phí khác
32
0
12. Lợi nhuận khác
40
0
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
IV.09
37.598.272
14. Chi phí thuế TNDN
51
9.399.568
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
28.198.704
Ngày…, tháng…, năm…
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Trang 82
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
4.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
4.2.1 Phân tích doanh thu
4.2.1.1 Phân tích doanh thu qua ba năm 2010 – 2012
Bảng 4.1: Phân tích tình hình biến động doanh thu năm 2010, 2011, 2012
Chỉ tiêu
DT thuần BH
và CCDV
DT hoạt động
tài chính
Thu nhập khác
Tổng
Năm 2010
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
Năm 2011
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
(đồng)
(%)
Năm 2012
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
(đồng)
(%)
3.788.711.746 99,90
4.535.482.923 99,99
4.951.936.310 99,99
746.771.177 19,7
416.453.387
9,18
176.462
3.567.968
3.792.456.176
415.332
0
4.535.898.255
473.839
0
4.952.410.149
238.870 135,37
(3.567.968) (100)
743.442.079 55,07
58.507
0
416.511.894
14,09
23,27
0,01
0,09
100
0,01
0
100
0,01
0
100
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 – 2012)
Trang 83
Doanh thu là một nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh
doanh của Công ty, sự tăng trưởng của doanh thu phản ánh tình hình hoạt
động tốt hay xấu thông qua những khoản thu nhập về bán hàng, về đầu tư, về
hoạt động tài chính khác…Không chỉ là phản ánh về kết quả mà thông qua
con số doanh thu nhằm giúp cho Công ty nắm được thực trạng kinh doanh của
mình và vị trí hoạt động trên thị trường kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản
phẩm và mở rộng địa bàn kinh doanh.
Từ bảng số liệu 4.1 ta thấy tổng doanh thu của Công ty TNHH Dược
phẩm Hồng Phát biến động tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng
55,07% so với năm 2010, năm 2012 tăng 23,27% so với năm 2011. Nguyên
nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đáng kể từ năm 2010
– 2012, bên cạnh đó doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng nhưng với tốc độ
tương đối thấp.
Để biết rõ tình hình biến động của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng
Phát qua ba năm 2010, 2011, 2012 ta tiến hành phân tích các yếu tố sau:
a) Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Sức khỏe là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi người, có sức khỏe mới
có thể thực hiện được những gì mình mong muốn. Trong giai đoạn hiện nay,
một khi nhu cầu vật chất ngày càng được nâng cao thì mong muốn thõa mãn
nhu cầu về tinh thần cũng không còn hạn chế. Có sức khỏe tốt thì tinh thần
mới sáng suốt, lựa chọn mới đúng đắn. Nhận thức được nhu cầu đó, Công ty
TNHH Dược phẩm Hồng Phát đã không ngừng đầu tư vào ngành Dược phẩm,
kết quả là: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng
746.771.177 đồng, tức là tăng 19,7% so với năm 2010. Năm 2012 cũng tăng
so với năm 2011 với số tiền là 416.453.387 đồng tương đương 9,18%.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
cơ cấu tổng doanh thu. Như vậy, phần lớn tổng doanh thu của công ty là từ
hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng trưởng của doanh thu thuần bán
hàng tác động rất mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu.
Mức gia tăng có thể kể đến là do: hoạt động Maketing, quảng bá sản
phẩm của công ty được đầy mạnh, hệ thống kênh phân phối bán hàng trên toàn
quốc được mở rộng, sự kinh doanh có hiệu quả từ việc buôn bán dược phẩm,
mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và buôn bán dụng cụ y tế thông thường. Đồng
thời, lượng tiêu dùng tăng mạnh qua các năm là do nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của người dân tăng cao, các loại dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện ngày càng
nhiều.
Trang 84
Bảng 4.2: Phân tích tình hình biến động doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010, 2011, 2012
Nhóm Sản
phẩm
Dược phẩm
Mỹ phẩm
Thực phẩm
chức năng
Dụng cụ y tế
thông thường
Tổng
Năm 2010
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
1.023.870.112 27,02
659.043.200 17,39
Năm 2011
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
1.480.655.300 32,65
1.245.768.490 27,47
Năm 2012
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
1.620.396.800 32,72
1.095.347.600 22,12
Chênh lệch 2011/2010
Số tiền
(đồng)
%
456.785.188 44,61
586.725.290 89,03
923.096.700 24,37
708.987.456 15,63
908.345.709 18,34
(214.109.244) (23,19)
199.358.253
28,12
1.182.701.734 31,22
3.788.711.746
100
1.100.071.677 24,25
4.535.482.923
100
1.327.846.201 26,82
4.951.936.310
100
(82.630.057) (6,99)
746.771.177 103,46
227.774.524
416.453.387
20,71
46,2
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 – 2012)
Trang 85
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
(đồng)
%
139.741.500
9,44
(150.420.890) (12,07)
Bên cạnh đó, các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh nên không
làm ảnh hưởng đến việc giảm doanh thu. Chính những nguyên nhân đó đã làm
cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng trưởng rất cao
qua các năm, làm cho tổng doanh thu không ngừng tăng cao. Cụ thể biến động
từng khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như sau:
Doanh thu bán dược phẩm:
Qua bảng số liệu 4.2, ta có thể nhận định rằng nhóm dược phẩm luôn
chiếm tỷ trọng lớn trong việc tạo ra doanh thu. Cụ thể năm 2010 nhóm sản
phẩm này được tiêu thụ và tạo ra một khoản doanh thu là 1.023.870.112 đồng,
chiếm 27,02% trong tổng doanh thu bán hàng. Năm 2011 và năm 2012 doanh
thu từ việc bán dược phẩm luôn tăng, năm 2011 tăng 456.785.188 đồng tương
đương tăng 44,61% so với năm 2010. Vì sự ảnh hưởng của nhóm sản phẩm
này đến tổng doanh thu, Công ty càng lưu ý hơn đến vấn đề tăng trưởng thị
phần của sản phẩm. Công ty tiếp tục xúc tiến bán hàng, quy hoạch đại lý bán
sản phẩm tương đối bài bản, công tác trình diễn sản phẩm được chú trọng vì
người dân chỉ tin dùng sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành hợp lý. Kết
quả đạt được sau những có gắng đó là doanh thu từ nhóm sản phẩm này tăng
1.620.396.800 đồng trong năm 2012, tăng 139.741.500 đồng tức là tăng
9,44% so với năm 2011.
Doanh thu bán mỹ phẩm:
Doanh thu từ việc bán mỹ phẩm cũng tương đối ổn định qua các năm.
Do nhu cầu làm đẹp của con người nên việc bán mỹ phẩm ngày càng phát
triển. Năm 2010 doanh thu từ việc bán mỹ phẩm là 659.043.200 đồng, chiếm
17,39% trong tổng doanh thu bán hàng, đến năm 2011 doanh thu bán mỹ
phẩm tăng mạnh 1.480.655.300 đồng, gấp 2 lần năm 2010 và chiếm tỷ trọng
cao thứ hai trong tổng doanh thu bán hàng 27,47%. Sang năm 2012 thì doanh
thu giảm không đáng kể, giảm 150.420.890 đồng, tức là giảm 12,07% so với
năm 2011, chiếm 22,12% tỷ trọng trong tổng doanh thu bán hàng. Điều này
phải nói đến cơ cấu phát triển sản phẩm của công ty. Trong năm 2012, công ty
không chỉ tập chung vào nhóm sản phẩm này mà còn tập trung đầu tư vào
những nhóm sản phẩm khác, chủ yếu là dược phẩm nên làm tỉ trọng nhóm sản
phẩm này giảm xuống.
Doanh thu bán thực phẩm chức năng:
Doanh thu từ nhóm sản phẩm này tăng giảm không ổn định và chỉ chiếm
tỷ trọng thấp trong tổng doanh thu bán hàng. Nguyên nhân chủ yếu là do giá
thị trường của sản phẩm này tương đối cao nên chỉ có những người có thu
Trang 86
nhập tương đối ổn định mới sử dụng, những người có thu nhập thấp thì còn e
ngại về giá cả. Năm 2010 doanh thu từ việc bán thực phẩm chức năng là
923.096.700 đồng, đứng thứ ba trong tổng doanh thu bán hàng chiếm 24,37%.
Năm 2011 doanh thu giảm 214.109.244 đồng tương đương giảm 23,19% so
với năm 2010 và có tỷ trọng thấp nhất trong bốn nhóm sản phẩm nêu trên.
Sang năm 2012 doanh thu từ việc bán sản phẩm này có xu hướng tăng, và tăng
199.358.253 đồng, tức tăng 28,12% so với năm 2011, nhưng tỷ trọng vẫn
đứng thấp nhất trong tổng doanh thu bán hàng là 18,34%.
Doanh thu bán dụng cụ y tế thông thường:
Nhóm sản phẩm này có doanh thu tương đối ổn định và có tỷ trọng cao
trong tổng doanh thu bán hàng. Năm 2010 doanh thu bán dụng cụ y tế thông
thường là 1.182.701.734 đồng, đứng vị trí thứ nhất trong tổng doanh thu bán
hàng với tỷ trọng là 31,22%. Năm 2011 giảm nhẹ 82.630.057 đồng, tức 6,99%
so với năm 2010. Năm 2012 do bán được nhiều cho các bệnh viện, các công ty
cùng ngành, các đại lý thuốc tây,….trong và ngoài tỉnh nên doanh thu từ việc
bán dụng cụ y tế thông thường tăng lên 1.327.846.201 đồng, tăng 227.774.524
đồng tương đương tăng 20,71% so với năm 2011, đứng vị trí thứ hai trong
tổng doanh thu bán hàng với tỷ trọng 26,82%.
b) Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là do thu lãi tiền gửi
ngân hàng, doanh thu nhiều hay ít là do số tiền gửi vào ngân hàng trong năm
nhiều hay ít.
Nhìn chung doanh thu tài chính của Công ty qua các năm đều tăng,
nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu. Năm 2010 doanh thu hoạt
động tài chính là 176.462 đồng, chiếm 0,01% trong tổng doanh thu. Năm 2011
và năm 2012 Công ty gửi tiền thêm vào ngân hàng nên làm cho doanh thu từ
hoạt động tài chính cũng tăng lên. Cụ thể năm 2011 tăng 238.870 đồng, tức
tăng 135,37% so với năm 2010, năm 2012 tăng 58.507 đồng, tức 14,09% so
với năm 2011.
c) Thu nhập khác
Thu nhập khác của Công ty chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu tổng
doanh thu, năm 2010 nguồn thu từ hoạt động khác là 3.567.968 đồng, chiếm
0,09% trong tổng doanh thu, chủ yếu thu từ các nguồn thanh lý TSCĐ, thu tiền
nợ khó đòi, các khoản doanh thu có tiền từ hàng khuyến mãi,…. Năm 2011 và
năm 2012 Công ty không phát sinh các khoản thu nhập khác, nguyên nhân là
do Công ty đã thanh lý hết TSCĐ, xử lý công nợ tồn đọng,….
Trang 87
Bảng 4.3: Phân tích tình hình biến động doanh thu 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Chỉ tiêu
DT thuần BH
và CCDV
DT hoạt động
tài chính
Thu nhập khác
Tổng
Năm 2011
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
Năm 2012
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
Năm 2013
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
(đồng)
(%)
2.117.765.213 99,997
2.418.963.170 99,987
2.792.877.435 99,991
301.197.957
57.722
0
2.117.822.935
322.330 0,013
0 0
2.419.285.500 100
252.447
0
2.793.129.882
264.608 458,42
0
301.462.565 472,64
0,003
0
100
0,009
0
100
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011– 2013)
Trang 88
14,22
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
(đồng)
(%)
373.914.265
15,46
(69.883) (21,68)
0
373.844.382 (6,22)
4.2.1.2 Phân tích doanh thu qua sáu tháng đầu năm 2011 – 2013
Qua bảng số liệu 4.3 ta thấy tình hình phát triển của Công ty TNHH
Dược phẩm Hồng Phát trong sáu tháng đầu năm cũng giống như tình chung
của công ty qua các năm. Thu nhập chính của sáu tháng đầu năm 2011, 2012,
2013 chủ yếu là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, các khoản
như doanh thu tài chính và thu nhập khác chỉ chiếm một phần nhỏ trong tỷ
trọng tổng doanh thu.
Dựa vào bảng 4.3 ta thấy tổng doanh thu luôn tăng qua các năm, chủ yếu
là nhờ vào sự tăng mạnh của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm
2012 tăng 301.462.565 đồng (472,64%) so với năm 2011, năm 2013 tăng
373.844.382 đồng so với năm 2012 nhưng tỷ lệ phần trăm lại giảm 6,22%,
nguyên nhân là do có sự sụt giảm trong doanh thu hoạt động tài chính. Cụ thể
từng khoản mục như sau:
a) Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng doanh thu của Công ty và nó luôn tăng mạnh qua các năm. Nhìn
vào bảng số liệu doanh thu sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 ta thấy doanh
thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 301.197.957 đồng, tức
tăng 14,22% so với năm 2011; năm 2013 tăng 373.914.265 đồng, tương đương
tăng 15,46% so với năm 2012. Trong ba năm 2010, 2011 và 2012 công ty đã
không phát triển đều đặn trong từng mặt hàng sản phẩm, biết được đều đó
Công ty đã lập kế hoạch kinh doanh mới trong năm 2013, với chiến lược là
phát triển đều cho từng ngành kinh doanh. Cụ thể trong từng nhóm doanh thu
bán hàng như sau:
Doanh thu bán dược phẩm:
Biết được tầm quan trọng của Dược phẩm đối với sức khỏe con người,
công ty đã từng bước nâng cao và phát triển mạnh ngành hàng Dược phẩm.
Mặc dù vào năm 2012 có khoản giảm trừ doanh thu 25.125.480 đồng, nguyên
nhân là do trong tháng 05 năm 2012 có khoản hàng bán bị trả lại từ Công ty
Cổ phần Dược phẩm Bến Tre (do Công ty Cổ phần Dược phẩm Bến Tre tiêu
thụ Dược phẩm không hết rồi xuất trả lại hàng) nhưng vẫn không làm ảnh
hưởng nhiều đến doanh thu của Công ty và nó luôn tăng qua các năm và chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sáu
tháng đầu năm 2012 tăng 52.190.647 đồng tức tăng 6,78% so với năm 2011 và
năm 2013 tăng 81.089.316 đồng tức tăng 9,88% so với năm 2012.
Trang 89
Bảng 4.4: Phân tích tình hình biến động doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Nhóm Sản
phẩm
Dược phẩm
Mỹ phẩm
Thực phẩm
chức năng
Dụng cụ y tế
thông thường
Tổng
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
(đồng)
%
52.190.647
6,78
(78.301.856) (15,59)
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
(đồng)
%
81.089.316 9,88
111.198.760 26,25
Năm 2011
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
768.907.487 36,31
501.980.006 23,70
Năm 2012
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
821.098.134 33,94
423.678.150 17,52
Năm 2013
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
902.187.450 32,30
534.876.910 19,15
398.176.250 18,80
418.687.170 17,31
502.619.200 17,99
20.510.920
5,15
83.932.030 20,05
448.701.470 21,19
2.117.765.213
100
755.499.716 31,23
2.418.963.170
100
853.193.875 30,56
2.792.877.435
100
306.798.246
301.197.957
68,37
64,71
97.694.159 12,93
373.914.265 69,11
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011– 2013)
Trang 90
Doanh thu bán mỹ phẩm:
Doanh thu từ việc bán mỹ phẩm tăng giảm không đều từ năm 2011 –
2013. Năm 2012 giảm 78.301.856 đồng tức 15,59% so với năm 2011, sang
năm 2013 tăng 111.198.760 đồng tức 26,25% so với năm 2012. Nguyên nhân
là do năm 2012 công ty đã không trú trọng phát triển ngành hàng Mỹ phẩm,
sang năm 2013 với chiến lược phát triển kinh mới, tăng đều tỷ trọng doanh thu
của từng mặt hàng trong tổng doanh thu nên đã làm cho doanh thu từ việc bán
Mỹ phẩm tăng lên và có tốc độ tăng trưởng đứng vị trí thứ nhất trong tốc độ
tăng trưởng của toàn ngành 26,25%.
Doanh thu bán thực phẩm chức năng:
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân
cũng tăng theo. Số lượng người dân tin dùng và sử dụng thực phẩm chức năng
ngày càng nhiều. Công ty đã từng bước cải thiện tỷ trọng doanh thu từ nhóm
hàng này, mặc dù thực phẩm chức năng chỉ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong
tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nhưng nó đã có sự tiến triển rõ
rệt. Kết quả là doanh thu từ việc bán thực phẩm chức năng tăng đều qua sáu
tháng đầu năm 2011 – 2013. Năm 2012 tăng 20.510.920 đồng tức tăng 5,15%
so với năm 2011; năm 2013 tăng 83.932.030 đồng tức tăng 20,05% so với
năm 2012.
Doanh thu bán dụng cụ y tế thông thường:
Dụng cụ y tế bao gồm: bơm kim tiêm, dây truyền nước biển, băng y
tế,….Doanh thu bán dụng cụ y tế có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định qua
các năm. Năm 2012 tăng 306.798.246 đồng tương đương tăng 68,37% so với
năm 2011, năm 2013 tăng 97.694.159 đồng tương đương tăng 12,93% so với
năm 2012. Nguồn thu nhập chủ yếu từ ngành hàng này là bán cho các bệnh
viện, trạm y tế,….
Tóm lại, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác của Công ty
TNHH Dược phẩm Hồng Phát chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ
doanh thu của công ty (khoảng dưới 1% tổng doanh thu). Đồng thời, khoản
thu nhập này còn có sự biến động không đều qua các năm, không có một
nguồn thu ổn định từ các hoạt động này mà doanh thu của Công ty chỉ được
tạo nên chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong thời gian
qua và những kế hoạch phát triển của công ty sắp tới, cho thấy công ty đang
chú trọng rất nhiều cho nguồn thu nhập chính này. Nói đến sự tăng trưởng của
nguồn doanh thu này, không thể không nói đến sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ
Trang 91
công nhân viên của công ty và sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà Nước hoạt
động trên địa bàn.
b) Doanh thu hoạt động tài chính
Nhìn chung doanh thu từ hoạt động tài chính tăng giảm không đều, năm
2012 tăng 264.608 đồng tức tăng 458,42% so với năm 2011, sang năm 2013
lại giảm nhẹ 69.883 đồng tương đương 21,68% so với năm 2012. Nguyên
nhân là do trong năm 2013 Công ty đã rút một phần tiền gửi Ngân hàng để đầu
tư vào hoạt động kinh doanh nên làm cho lãi từ tiền gửi Ngân hàng giảm
xuống.
c) Thu nhập khác
Thu nhập từ hoạt động khác của Công ty không phát sinh, nguyên nhân
là do Công ty đã thanh lý, nhượng bán hết TSCĐ, xử lý công nợ tồn đọng,….
4.2.2 Phân tích chi phí
4.2.2.1 Phân tích chi phí qua ba năm 2010 - 2012
Nhìn vào bảng số liệu 4.5 ta thấy tổng chi phí của Công ty TNHH Dược
phẩm Hồng Phát luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 tăng 607.252.257
đồng (181,37%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 348.488.677 đồng
(136,58%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do:
- Năm 2011 chi phí tài chính và chi phí khác không phát sinh, trong khi
đó giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp tăng mạnh so với năm 2010, làm cho tỷ lệ phần trăm tăng
181,37%. Nguyên nhân khách quan có thể nói đến là do mọi chi phí , giá cả
trong năm 2011 đều tăng cao.
- Năm 2012 giá vốn hàng bán có xu hướng giảm 3,42% so với năm 2011,
trong khi đó thì chi phí quản lý kinh dooanh lại tăng nhanh 99,26% và chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng 40,74%, còn chi phí khác và chi phí tài
chính không phát sinh trong năm 2012. Làm cho tổng chi phí tăng 136,58% so
với năm 2011.
Trang 92
Bảng 4.5: Phân tích tình hình biến động chi phí năm 2010, 2011, 2012
Năm 2010
Số tiền
TT
Chỉ tiêu
(đồng)
(%)
Giá vốn hàng bán 3.534.847.478 93,97
Chi phí tài chính
9.426.970
0,25
Chi phí QLKD
207.002.911
5,50
Chi phí khác
135.968
0,01
Chi phí thuế
TNDN
10.260.712
0,27
Tổng
3.761.674.039
100
Năm 2011
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
3.863.857.785 88,44
0
0
469.650.216 10,75
0
0
Năm 2012
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
3.731.727.306 79,11
0
0
935.840.206 19,84
0
0
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
(đồng)
(%)
329.010.307
9,31
(9.426.970) (100)
262.647.305 126,88
(135.968) (100)
35.418.295
4.368.926.296
49.847.461
4.717.414.973
25.157.583 245,18
607.252.257 181,37
0,81
100
1,05
100
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 – 2012)
Trang 93
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
(đồng)
(%)
(132.130.479) (3,42)
0
466.189.990 99,26
0
14.429.166 40,74
348.488.677 136,58
a) Phân tích giá vốn hàng bán
Tại công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát giá vốn hàng bán cũng chính
là giá mua bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển,…Từ bảng số liệu
4.5 ta thấy, giá vốn hàng bán tăng giảm không đều qua các năm và luôn chiếm
tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của công ty. Năm 2010 giá vốn hàng bán
chiếm 93,97% trong tổng tỷ trọng chi phí với số tiền là 3.534.847.478 đồng,
năm 2011 tăng 329.010.307 đồng, tức 9,31% so với năm 2010, chiếm 88,44%
trong tổng chi phí. Năm 2012 lại giảm so với năm 2011 với số tiền
132.130.479 đồng, tương đương giảm 3,42%, chiếm tỷ trọng 79,11% trong
tổng chi phí. Như vậy có thể thấy rằng giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng
khá ổn định và trên 70% so với tổng chi phí.
Trong thời kỳ 2010 – 2012 tỷ trọng giá vốn hàng bán không có nhiều
thay đổi. Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng lên không phải là do việc quản lý
chi phí kém hiệu quả mà là do sự gia tăng trong chi phí mua hàng, chi phí vận
chuyển hàng hóa và do sự gia tăng đột ngột trong doanh thu bán hàng, sự gia
tăng này tất yếu sẽ kéo theo sự gia tăng trong giá vốn hàng bán. Năm 2012 tỷ
lệ giá vốn hàng bán giảm so với năm 2011, điều này phản ánh phần nào công
tác kiểm soát chi phí ngày càng tốt của công ty.
b) Phân tích chi phí tài chính
Chi phí tài chính của Công ty năm 2010 là 9.426.970 đồng chiếm 0,25%
trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên sang năm 2011 và năm 2012
thì Công ty không phát sinh chi phí tài chính. Nguyên nhân là do trong năm
2010 Công ty đã vay tiền của Ngân hàng nên phát sinh chi phí lãi vay, năm
2011 và năm 2012 công ty đã trả hết nợ vay của Ngân hàng, đều đó cho thấy
tình hình kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển và đạt hiệu quả tốt.
c) Phân tích chi phí quản lý kinh doanh
Nhìn tổng quát số liệu của bảng 4.5 ta nhận định được rằng, khoản mục
chi phí quản lý kinh doanh của Công ty có sự gia tăng qua các năm và chiếm
tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu tổng chi phí của doanh nghiệp. Sự gia tăng
này cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của
công ty. Năm 2011 tăng 262.647.305 đồng, tức 126,88% so với năm 2010.
Năm 2012 tăng 466.189.990 đồng, tức 99,26% so với năm 2011. Chi phí quản
lý kinh doanh của Công ty bao gồm hai hoạt động chính là: hoạt động bán
hàng và hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Trích khấu hao TSCĐ
Trang 94
Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy chi phí khấu hao TSCĐ tăng giảm không đều
qua các năm. Cụ thể năm 2010 chi phí khấu hao này là 5.980.245 đồng, sang
năm 2011 chi phí này giảm 309.445 đồng tức 5,17% so với năm 2010. Năm
2013 Công ty mua thêm Tài sản cố định về phục vụ cho công tác quản lý kinh
doanh nên chi phí trích khấu hao tài sản cố định cũng tăng lên so với năm
2011, mức tăng là 2.309.540 đồng, tức 40,73%.
Chi phí tiếp khách:
Những thành phần chi phí cấu thành nên khoản mục chi phí này đều có
sự gia tăng, ngoại trừ chi phí tiếp khách là có xu hướng giảm. Cụ thể là năm
2010 chi phí tiếp khách là 6.790.300 đồng, đến năm 2011 chi phí này giảm
692.130 đồng (10,19%) so với năm 2010; năm 2012 giảm 1.795.972 đồng
(29,45%) so với năm 2011 . Điều này cho thấy ban lãnh đạo công ty đã có
nhưng chính sách giao tiếp mới hữu hiệu, và có sự tiết kiệm chi phí tối đa cho
doanh nghiệp. Sự tiết kiệm này không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh
của doanh nghiệp vì doanh thu và lợi nhuận mà công ty thu được hằng năm
vẫn có sự tăng trưởng nhanh chóng, chính vì vậy mà công ty cần tiếp tục duy
trì chính sách giao tiếp này, để tiếp tục tiết kiệm hiệu quả, hạn chế sự gia tăng
của chi phí.
Chi phí tiền điện thoại, điện nước, mua hóa đơn, văn phòng phẩm, vận
chuyển,....
Mặc dù công ty đã có nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí nhưng chi phí
vẫn tăng cao. Điển hình như Chi phí tiền điện thoại, tiền nước, mua hóa đơn,
mua văn phòng phẩm, vận chuyển…năm 2010 chi phí này phát sinh là
7.989.412 đồng, sang năm 2011 tăng 16.808.534 đồng, tức tăng 210,38% so
với năm 2010; năm 2012 tăng 67.074.552 đồng, tức tăng 270,48% so với năm
2011. Hiện nay, công ty ngày càng phát triển về mọi mặt, kể cả quy mô hoạt
động nên những mặt hàng này hằng năm đều tăng về số lượng do công ty tiêu
thụ, không những vậy, một nguyên nhân nữa xuất phát từ chính những mặt
hàng này là giá cả của mọi mặt hàng đều tăng nhanh trong những năm gần
đây, nhất là giá văn phòng phẩm và giá nước. Chính vì vậy mà những chính
sách tiết kiệm của công ty dù có hiệu quả nhưng vẫn không thể làm giảm sự
gia tăng chi phí từ việc sử dụng những mặt hàng này.
Phân bổ CCDC:
Chi phí phân bổ CCDC tăng giảm không đều qua các năm, năm 2010 chi
phí này chiếm 4,78% trong tổng chi phí của Công ty với số tiền là 9.897.034
đồng; năm 2011 chi phí này tăng mạnh 4.083.266 đồng, tức tăng 41,26% so
với năm 2010, nguyên nhân là do công ty mua nhiều công cụ dụng
Trang 95
Bảng 4.6: Phân tích tình hình biến động chi phí quản lý kinh doanh năm 2010, 2011, 2012
Chỉ tiêu
Chi phí tiếp khách
Trích khấu hao TSCĐ
Phí, lệ phí
Phân bổ CCDC
Chi tiền ĐT, điện
nước, mua HĐ, văn
phòng phẩm, vận
chuyển,…
Lương NV QLKD
Trích bảo hiểm
Tổng
Năm 2010
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
6.790.300 3,28
5.980.245 2,89
7.589.120 3,67
9.897.034 4,78
Năm 2011
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
6.098.170 1,29
5.670.800 1,21
9.800.340 2,10
13.980.300 2,97
Năm 2012
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
4.302.198 0,47
7.980.340 0,85
13.976.840 1,49
12.054.120 1,29
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
(đồng)
(%)
(692.130) (10,19)
(309.445) (5,17)
2.211.220
29,14
4.083.266
41,26
7.989.412 3,86
159.400.000 77,00
9.356.800 4,52
207.002.911
100
24.797.946 5,28
399.074.100 84,97
10.228.560 2,18
469.650.216
100
91.872.498 9,82
790.745.970 84,49
14.908.240 1,59
935.840.206
100
16.808.534 210,38
239.674.100 150,36
871.760
9,32
262.647.305 425,10
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 – 2012)
Trang 96
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
(đồng)
(%)
(1.795.972) (29,45)
2.309.540
40,73
4.176.500
42,62
(1.926.180) (13,78)
67.074.552 270,48
391.671.870 98,14
4.679.680
45,75
466.189.990 454,49
cụ để phụ vụ cho công tác quản lý, ngoài ra chi phí của mặt hàng này ngày
càng cao. Năm 2012 chi phí này giảm nhẹ 1.926.180 đồng, tức giảm 13,78%
so với năm 2011, sự sụt giảm này là do hình thức phân bổ công cụ dụng cụ
của công ty chủ yếu là phân bổ ngắn hạn, vì vậy đã phân bổ gần hết trong năm
2011, sang năm 2012 chi phí phát sinh là những CCDC phân bổ dài hạn.
Chi phí lương nhân viên:
Chi phí lương công nhân viên của Công ty cũng có sự gia tăng mạnh
trong giai đoạn này. Năm 2010 chi phí này đạt 159.400.000 đồng chiếm
77,00% trong tỷ trọng tổng chi phí của Công ty; năm 2011 tăng 239.674.100
đồng, tức tăng 150,36% so với năm 2010; năm 2012 tăng 391.671.870 đồng
tức tăng 98,14% so với năm 2011. Điều này được lý giải từ sự bổ sung nhân
lực trong vai trò quản lý kinh doanh của công ty trong những năm gần đây do
Bộ phận ban lãnh đạo với nhân sự ít, mà khối lượng công việc quá lớn nên làm
giảm khả năng giám sát và chỉ đạo điều hành. Không chỉ vậy, với sự chỉ đạo
từ công ty, là phải tiếp tục nâng cao năng lực chỉ huy điều hành của các cấp
lãnh đạo, nâng cao năng lực giám sát doanh nghiệp, chỉ đạo và lôi kéo công
nhân để phục vụ cho việc kinh doanh có hiệu quả. Ngoài ra, công ty còn
không ngừng quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân
viên của công ty. Chính từ những lý do trên, với sự gia tăng về số lượng nhân
sự của ban quản lý, và từ những năng lực, chuyên môn cao của ban lãnh đạo,
đáp ứng với sự tương xứng đó là tiền lương và phụ cấp của ban lãnh đạo được
tăng lên rõ rệt qua từng năm.
d) Phân tích chi phí khác
Năm 2010 chi phí khác chiếm 0,01% trong tổng tỷ trọng chi phí của
công ty, với số tiền là 135.968 đồng. Năm 2011 và năm 2012 Công ty không
phát sinh chi phí khác, đều này chứng tỏ công ty đã sử dụng chi phí có hiệu
quả hơn trong hoạt động khác.
e) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được tính trên tổng doanh thu chịu
thuế của Công ty, nếu doanh thu chịu thuế càng cao thì chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp càng cao. Dựa vào bảng số liệu 4.5 ta thấy chi phí thuế TNDN
luôn tăng qua các năm, năm 2010 chiếm 0,27% trên tổng chi phí với số tiền là
10.260.712 đồng, năm 2011 tăng 25.157.583 đồng tương đương 245,18% so
với năm 2010, năm 2012 tăng 14.429.166 đồng tương đương 40,74% so với
năm 2011. Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả cao
và doanh thu ngày càng tăng cao.
Trang 97
Bảng 4.7: Phân tích tình hình biến động chi phí sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí QLKD
Chi phí khác
Chi phí thuế TNDN
Tổng
Năm 2011
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
1.980.585.293 94,74
0
0
109.894.415 5,26
0
0
0
0
2.090.479.708
100
Năm 2012
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
2.002.075.477 85,29
0
0
345.102.188 14,71
0
0
0
0
2.347.177.665
100
Năm 2013
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
2.160.130.846 83,06
0
0
440.582.970 16,94
0
0
0
0
2.600.713.816
100
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
(đồng)
(%)
21.490.184
1,09
0
235.207.773 214,03
0
0
256.697.957 215,11
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011– 2013)
Trang 98
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
(đồng)
(%)
158.055.369 7,89
0
95.480.782 27,67
0
0
253.536.151 35,56
4.2.2.2 Phân tích chi phí qua sáu tháng đầu năm 2011 - 2013
a) Phân tích giá vốn hàng bán
Xét về tình hình biến động của giá vốn hàng bán và các chỉ tiêu cấu
thành giá vốn hàng bán nhằm đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến giá vốn
hàng bán. Qua bảng số liệu 4.7 về biến động giá vốn hàng bán cho ta thấy rằng
giá vốn hàng bán của công ty tăng đều qua các năm. Nguyên nhân làm cho giá
vốn hàng bán tăng là do công ty kinh doanh đạt hiệu quả và nhận thấy được
nhu cầu của thị trường về các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp nên
đã không ngừng mở rộng thị trường nên các chi phí tăng lên, đặc biệt chi phí
mua Dược phẩm, mỹ phẩm, cụng cụ y tế thông thường, thực phẩm chức năng
và chi phí vận chuyển hàng hóa hàng năm đều tăng mạnh. Ngoài ra còn do ảnh
hưởng của lạm phát giá về các sản phẩm mà công ty cung cấp và giá vốn của
thành phẩm đã cung cấp tăng lên, vì vậy mà giá vốn hàng bán của công ty
cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2011 giá vốn hàng bán đạt 1.980.585.293
đồng và tăng 94,74% trong tổng tỷ trọng chi phí, năm 2012 chi phí này tăng
21.490.184 đồng tức tăng 1,08% so với năm 2011, năm 2013 tăng
158.055.369 đồng tức tăng 7,89% so với năm 2012.
b) Phân tích chi phí tài chính
Do Công ty đã trả hết nợ vay của Ngân hàng trong năm 2010 và cũng
không vay thêm nợ nên trong ba năm 2011, 2012 và năm 2013 khoản chi phí
tài chính của Công ty không phát sinh.
c) Phân tích chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát
sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 chủ yếu được cấu thành từ lương nhân viên
quản lý kinh doanh, chi phí tiền điện thoại, điện nước, mua hóa đơn, văn
phòng phẩm,… Ngoài ra chi phí này còn bao gồm chi phí chuyển tiền, phân
bổ công cụ lao động, chi tiếp khách, trích khấu hao TSCĐ,….
Tổng chi phí quản lý kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng
Phát giai đoạn nghiên cứu này luôn tăng nhanh qua các năm. Năm 2012, tổng
chi phí QLKD là 345.102.118 đồng, tăng 235.207.773 đồng tương đương
214,03% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 95.480.782 đồng so với năm
2012, tương đương 27,67%. Tuy nhiên những chi phí chi tiết cấu thành nên
chi phí QLKD lại không có cùng xu hướng tăng này mà có sự biến động ít
nhiều. Cụ thể là chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ công cụ
dụng cụ có xu hướng giảm vào năm 2012.
Trang 99
Bảng 4.8: Phân tích tình hình biến động chi phí quản lý kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
Chỉ tiêu
Chi phí tiếp khách
Trích khấu hao TSCĐ
Phí, lệ phí
Phân bổ CCDC
Chi tiền ĐT, điện
nước, mua HĐ, văn
phòng phẩm, vận
chuyển,.…
Lương NV QLKD
Trích bảo hiểm
Tổng
Năm 2011
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
1.271.273 1,15
1.300.858 1,18
2.032.000 1,85
1.659.417 1,52
Năm 2012
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
1.098.234 0,33
0
0
3.950.506 1,14
2.608.902 0,76
Năm 2013
Số tiền
TT
(đồng)
(%)
9.719.470 2,21
10.363.568 2,35
6.098.318 1,38
8.625.741 1,96
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
(đồng)
(%)
(173.039) (13,61)
(1.300.858)
(100)
1.918.506 94,41
949.485 57,22
5.264.527 4,79
93.511.300 85,09
4.855.040 4,42
109.894.415
100
10.970.605 3,17
317.472.671 91,99
9.001.270 2,61
345.102.188
100
15.519.054 3,52
381.206.319 86,52
9.050.500 2,06
440.582.970
100
5.706.078 108,39
223.961.371 239,50
4.146.160 85,39
235.207.773 471,30
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011– 2013)
Trang 100
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
(đồng)
(%)
8.621.236
785,01
10.363.568
2.147.812
54,37
6.016.839
230,63
4.548.449
41,46
63.733.648
20,07
48.800
0,54
95.480.782 1.132,08
Lương của cán bộ công nhân viên QLKD có sự tăng nhanh qua các năm.
Sáu tháng đầu năm 2011 lương nhân viên QLKD là 93.511.300 đồng, nhưng
đến năm 2012 thì tăng lên 317.472.671 đồng, tăng 239,50% so với năm 2011.
Và tiếp tục tăng nhanh khoảng 20,07% vào năm 2013 so với năm 2012, đạt tới
một khoản chi phí là 381.206.319 đồng. Để lý giải điều này, ta phải nói đến
các chiến lược kinh doanh của công ty, công ty đã luôn quan tâm đến công tác
bán hàng, tiêu thụ sản phẩm của mình để có thể mở rộng thị phần sản phẩm
của công ty. Không chỉ vậy, công ty còn quan tâm đến công tác quy hoạch
hoạt động bán hàng, đầu tư chuyên môn và bổ sung thêm nhân viên thị trường
trong thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, vì khối lượng công việc quá
nhiều nên hàng năm công ty còn bổ sung thêm nguồn cán bộ quản lý doanh
nghiệp để công tác quản lý đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, hàng năm mức
lương cơ bản cũng tăng lên làm cho chi phí lương cũng tăng theo. Với các
hoạt động này, doanh thu bán hàng của công ty liên tục tăng trưởng nhanh qua
các năm và đồng thời với điều đó, công ty cũng phải bỏ ra một khoản chi phí
tương xứng với nguồn doanh thu thu được.
Cùng với các chiến lược kinh doanh của mình, cùng sự quan tâm của ban
lãnh đạo công ty đến công nhân viên của bộ phận bán hàng và cán bộ quản lý
doanh nghiệp cả về tinh thần lẫn vật chất, giúp công nhân viên yên tâm công
tác và cống hiến sức mình cho công ty. Vì vậy, hằng năm công ty luôn có
những chính sách ưu đãi cho nhân viên, có những chính sách thưởng và những
khoản phụ cấp cho nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy
mà những khoản từ tiêu dùng nội bộ cho công nhân viên QLKD liên tục tăng.
Cùng với đó là những trang thiết bị dành cho bộ phận QLKD cũng được đầu
tư, tạo những điều kiện cơ bản và tốt nhất, giúp nhân viên hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Vì vậy mà công cụ dụng cụ cho bộ phận QLKD tăng lên, điều này
lý giải khoản phân bổ công cụ dụng cụ cho bộ phận này tăng mạnh qua các
năm, năm 2012 tăng 949.485 đồng tức tăng 57,22% so với năm 2011 và năm
2013 tăng 6.016.839 đồng, tương đương với khoảng 230,63% so với năm
2012. Ngoài ra, chi phí khấu hao TSCĐ trong sáu tháng đầu năm 2013 cũng
tăng mạnh 10.363.568 đồng so với năm 2012, sáu tháng đầu năm 2012 chi phí
khấu hao TSCĐ không phát sinh nguyên nhân là do trong năm 2011 đã khấu
hao hết TSCĐ, khoảng tháng 8 năm 2012 Công ty mới mua thêm TSCĐ về
phục vụ cho công tác QLKD nên chi phí khấu hao TSCĐ chỉ phát sinh từ
tháng 8 và tăng mạnh trong năm 2013.
Ngoài những chi phí trên thì chi phí tiếp khách và chi phí tiền điện thoại,
điện nước, mua hóa đơn, văn phòng phẩm,… cũng tăng mạnh từ 2011 – 2013.
Cụ thể chi phí tiếp khách sáu tháng đầu năm 2013 tăng 8.621.236 đồng so với
Trang 101
năm 2012 tương đương tăng 785,01%. Chi phí tiền điện thoại, điện nước, mua
hóa đơn, văn phòng phẩm,… năm 2012 tăng 5.706.078 đồng (108,39%) so với
năm 2011; năm 2013 tăng 4.548.449 đồng (41,46%) so với năm 2012. Mặc dù
công ty đã có nhiều biện pháp để tiết kiệm chi phí nhưng chi phí vẫn tăng qua
các năm. Sự gia tăng chi phí này nguyên nhân không phải là do công ty kiểm
soát chi phí không có hiệu quả mà nguyên nhân chính là do mọi chi phí giá cả
đều tăng liên tục qua các năm gần đây. Mặc dù mọi chi phí đều tăng cao
nhưng công ty vẫn thu được lợi nhuận, kinh doanh vẫn có lời. Tuy nhiên các
khoản chi phí này tăng với tốc độ tương đối cao nên Công ty cần phải xem xét
lại, tránh sử dụng lãng phí các nguồn lực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả
kinh doanh của mình trong thời gian tới.
d) Phân tích chi phí khác
Dựa vào bảng 4.7 ta thấy chi phí từ hoạt động khác của công ty trong sáu
tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 không phát sinh, đều này chứng tỏ công ty đã
sử dụng chi phí có hiệu quả trong hoạt động khác như: Xử lý công nợ tồn
đọng, xử lý kiểm kê, chi nộp phạt,…
e) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Do công ty lập báo cáo tài chính vào cuối năm nên sáu tháng đầu năm
không phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp.
4.2.3 Phân tích lợi nhuận
Dựa vào bảng 4.9 ta thấy Lợi nhuận của Công ty TNHH Dược phẩm
Hồng Phát qua ba năm 2010, 2011 và năm 2012 được cấu thành chủ yếu dựa
vào lợi nhuận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2010 lợi nhuận bán
hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 46.861.357 đồng, năm 2011 lợi nhuận này
tăng 155.113.565 đồng tức tăng 331,01% so với năm 2010 và năm 2012 tăng
82.393.876 đồng, tức tăng 40,79% so với năm 2011. Lợi nhuận từ hoạt động
tài chính cũng tăng đều qua các năm, nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng tỷ trọng lợi nhuận của doanh nghiệp, năm 2010 lợi nhuận này là
âm 9.250.508 đồng nguyên nhân là do công ty đã tranh thủ huy động vốn đầu
tư, chủ yếu là vốn vay từ Ngân hàng vì vậy chi phí lãi vay tăng cao (9.413.889
đồng), trong khi đó thì doanh thu từ hoạt động tài chính lại thấp hơn (176.462
đồng), năm 2011 lợi nhuận tài chính tăng 9.665.840 đồng so với năm 2010 và
năm 2012 tăng 58.507 đồng so với năm 2011. Lợi nhuận từ hoạt động khác
năm 2010 chiếm 3.432.000 đồng, năm 2011 và năm 2012 không phát sinh. Lợi
nhuận sau thuế TNDN của Công ty luôn tăng qua các năm, năm 2011 tăng
136.189.822 đồng (442,43%) so với năm 2010 và năm 2012 tăng 68.023.217
đồng (40,74%) so với năm 2012. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho lợi
Trang 102
nhuận sau thuế TNDN tăng mạnh là do lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng mạnh qua các năm.
Qua sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 20013 Lợi nhuận sau thuế của Công
ty cũng tăng mạnh. Dựa vào bảng 4.10 ta thấy năm 2011 Lợi nhuận sau thuế
đạt được là 27.343.227 đồng, năm 2012 khoản lợi nhuận này tăng lên đến
72.107.835 đồng tức tăng 44.764.608 đồng (163,71%) so với năm 2011, năm
2013 tăng 120.308.231 đồng (166,84%) so với năm 2012. Lợi nhuận từ hoạt
động tài chính cũng khả quan hơn, nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động
tài chính của công ty tăng nhẹ, chủ yếu là thu lãi tiền gửi ngân hàng, trong khi
đó thì chi phí tài chính không phát sinh, vì vậy mức lợi nhuận từ hoạt động tài
chính cũng tích cực hơn so với trước, sáu tháng đầu năm 2011 chiếm 57.722
đồng, năm 2012 tăng 264.608 đồng so với năm 2011, sang năm 2013 lợi
nhuận này giảm nhẹ 69.883 đồng. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
tăng mạnh qua các năm, năm 2011 lợi nhuận này chiếm 27.285.505 đồng, năm
2012 lợi nhuận này tăng 44.500.000 đồng, tức 163,09% so với năm 2011, năm
2013 tăng 120.378.114 đồng, tức tăng 167,69% so với năm 2012. Nguyên
nhân làm cho lợi nhuận bán hàng và CCDV của công ty luôn tăng là do doanh
thu bán hàng và CCDV tăng mạnh, các chi phí có tăng nhưng giá trị thấp hơn
giá trị tăng của doanh thu. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công
ty giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 khá hiệu quả.
Sự gia tăng nhanh trong lợi nhuận sau thuế là do Công ty áp dụng các
chiến lược kinh doanh có hiệu quả làm cho doanh thu qua các năm đều tăng
mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì các khoản chi phí của công ty cũng
tăng rất nhanh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty. Đặc biệt chi
phí giá vốn hàng bán tăng mạnh và quản lý kinh doanh tăng hơn 50% so với
năm trước. Có sự biến động này là do từ năm 2010, Công ty đã không ngừng
đưa ra các chính sách mở rộng thị phần của mình trong khu vực Đồng bằng
Sông Cửu Long.
Trang 103
Bảng 4.9: Phân tích tình hình biến động lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2011
Chỉ tiêu
LN BH và CCDV
LN hoạt động TC
LN khác
LN sau thuế TNDN
Năm 2010
46.861.357
(9.250.508)
3.432.000
30.782.137
201.974.922
415.332
0
166.971.959
Năm 2012
284.368.798
473.839
0
234.995.176
Chênh lệch 2011/2010
Số tiền
(đồng)
(%)
155.113.565
331,01
9.665.840 (104,49)
(3.432.000)
(100)
136.189.822
442,43
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
(đồng)
(%)
82.393.876
40,79
58.507
14,09
0
68.023.217
40,74
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 – 2012)
Bảng 4.10: Phân tích tình hình biến động lợi nhuận giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu
LN BH và CCDV
LN hoạt động TC
LN khác
LN sau thuế TNDN
Năm 2011
27.285.505
57.722
0
27.343.227
Năm 2012
71.785.505
322.330
0
72.107.835
Năm 2013
192.163.619
252.447
0
192.416.066
Chênh lệch 2012/2011
Số tiền
(%)
(đồng)
44.500.000
163,09
264.608
458,42
0
44.764.608
163,71
(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011– 2013)
Trang 104
Chênh lệch 2013/2012
Số tiền
(%)
(đồng)
120.378.114 167,69
(69.883) (21,68)
0
120.308.231 166,84
4.2.4 Phân tích một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công
ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ
hoạt động kinh doanh của công ty, hay nói cách khác, khả năng sinh lời là điều
kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Chu kỳ sống của
Công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty
hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ
vào sự tăng giảm lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của
công ty là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với
phần giá trị thực hiện được, với Tài sản, với Vốn chủ sở hữu,… mới có thể
biết được chính xác hơn hiệu quả hoạt động toàn bộ hoạt động cũng như toàn
bộ phận.
4.2.4.1 Tỷ lệ lãi gộp
Tỷ lệ lãi gộp giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 4.11: Tỷ lệ lãi gộp giai đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Lãi gộp
253.864.268
671.625.138
Doanh thu thuần
3.788.711,746
4.535.482.923
Tỷ lệ lãi gộp (%)
6,7
14,81
Năm 2012
1.220.209.004
4.951.936.310
24,64
(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và Bảng CĐKT của công ty từ 2010 – 2012 )
Tỷ lệ lãi gộp
30
25
(% )
20
Tỷ lệ lãi gộp
15
10
5
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Hình 4.1 Biểu đồ biến động tỷ lệ lãi gộp giai đoạn 2010 – 2012
Trang 105
Tỷ lệ lãi gộp sáu tháng đầu năm 2011 – 2013
Bảng 4.12: Tỷ lệ lãi gộp giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Lãi gộp
137.179.920
416.887.692,7
632.746.589
Doanh thu thuần
2.117.765.213
2.418.963.170
2.792.877.435
Tỷ lệ lãi gộp (%)
6,5
17,23
22,66
(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD của công ty sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 )
Tỷ lệ lãi gộp
25
20
(%)
15
Tỷ lệ lãi gộp
10
5
0
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Hình 4.2 Biểu đồ biến động tỷ lệ lãi gộp sáu tháng đầu năm 2011 - 2013
Đây là hệ số thể hiện khả năng trang trải chi phí của công ty.
Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của
chi phí, là khía cạnh giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với
chiến lược kinh doanh.
Nhìn chung tỷ lệ lãi gộp của công ty tăng dần qua các năm, năm 2010 tỷ
lệ lãi gộp chiếm 6,7%, sang năm 2011 tỷ lệ này là 14,81% tăng 8,11% so với
năm 2010, năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục tăng 9,83% so với năm 2011 đạt mức
24,64%. Tỷ lệ này cũng tăng trong sáu tháng đầu năm 2011 – 2013, năm 2011
tỷ lệ này chiếm 6,5%, năm 2012 tăng đến 17,23% và năm 2013 tăng đến
22,66% tức tăng 5,43% so với năm 2012. Điều này cho thấy các giá trị tạo ra
qua các năm để bù đắp phí tổn hoạt động kinh doanh đã tăng so với năm trước
đó. Chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chi phí và kinh
doanh ngày càng đạt hiệu quả cao, doanh thu tăng mạnh qua các năm và có tốc
độ tăng nhanh hơn tốc độ của chi phí.
Trang 106
4.2.4.2 Một số chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời của Công ty
Bảng 4.13: Các chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời GĐ 2010 - 2012
Chỉ tiêu
Lợi nhuận ròng (1)
Tổng doanh thu (2)
Tổng tài sản bình quân (3)
Tổng VCSH bình quân (4)
ROS = (1)/(2)
ROA = (1)/(3)
ROE = (1)/(4)
ĐVT
đồng
đồng
đồng
đồng
(%)
(%)
(%)
Năm 2010
30.782.137
3.792.456.176
3.152.049.120
1.601.874.481
0,81
0,98
1,92
Năm 2011
166.971.959
4.535.898.255
3.926.325.703
1.625.968.302
3,68
4,25
10,27
Năm 2012
234.995.176
4.952.410.149
4.592.530.690
1.672.990.241
4,75
5,12
14,05
(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và Bảng CĐKT của công ty từ 2010 – 2012)
(%)
16
14
12
10
ROS
ROA
8
ROE
6
4
2
0
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Hình 4.3 Biểu đồ biến động khả năng sinh lời năm 2010 – 2012
Bảng 4.14: Các chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời sáu tháng đầu năm
2011 – 2013
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Lợi nhuận ròng (1)
đồng
27.343.227
72.107.834,69
192.416.066
Tổng doanh thu (2)
đồng
2.117.822.935
2.419.285.500
2.793.129.882
Tổng tài sản bình quân (3) đồng
2.152.581.263
2.106.536.848
2.924.592.107
Tổng VCSH bình quân (4) đồng
989.936.364
1.228.279.573
1.559.295.371
ROS = (1)/(2)
(%)
1,29
2,98
6,89
ROA = (1)/(3)
(%)
1,27
3,42
6,58
ROE = (1)/(4)
(%)
2,76
5,87
12,34
(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và Bảng CĐKT của công ty sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 )
Trang 107
(%)
14
12
10
ROS
8
ROA
6
ROE
4
2
0
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Hình 4.4 Biểu đồ biến động khả năng sinh lời sáu tháng đầu năm 2011 – 2013
a) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu sẽ cho ta biết được mức lợi nhuận
thu được trong mức doanh thu có được thông qua quá trình cung cấp dịch vụ
cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này càng cao
thì càng tốt đối với mỗi doanh nghiệp.
Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy lợi nhuận trên tổng doanh thu năm 2012 là
cao nhất và năm 2010 là thấp nhất. Cụ thể, tỷ số này năm 2010 là 0,81%, điều
này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có được từ việc bán hàng và cung
cấp dịch vụ sau khi đã trang trãi cho các khoản chi phí thì còn lại là 0,81 đồng
lợi nhuận. Năm 2011 tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu ROS tăng cao đến
3,68%, có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu đã tạo ra 3,68 đồng lợi nhuận. So
với năm 2010 thì tỷ số này tăng 2,87% tức trong 100 đồng doanh thu năm
2011 tạo ra 2,87 đồng lợi nhuận tăng so với năm 2010. Sang năm 2012 thì ta
thấy công ty đạt thắng lợi nhiều nhất, chỉ số ROS tăng lên đến 4,75%, đồng
nghĩa là trong 100 đồng doanh thu mang về cho công ty có tới 4,75 đồng lợi
nhuận, tăng 1,07% so với năm 2011. Qua sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 tỷ
số này cũng tăng mạnh, năm 2012 đạt 2,98% tăng 1,06% so với năm 2011 và
năm 2013 tăng 3,91% so với năm 2012. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu
ROS tăng cao là do lợi nhuận của công ty tăng cao, tuy doanh thu cũng tăng
lên nhưng tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của lợi nhuận
nên đã làm cho tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng lên. Qua các năm thì
chi phí đã được quản lý chặt chẽ hơn so với năm trước đó nên làm cho tốc độ
tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu và từ đó làm cho lợi
nhuận tăng cao. Mặt khác trong năm 2011, 2012, 2013 là năm hưởng doanh
thu nhiều từ việc bán hàng và cung cấp dịch vu, vì vậy mà lợi nhuận cũng tăng
đáng kể.
Nhìn chung, chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty tăng đều
qua các năm, đều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chiến lược về giá và
khả năng kiểm soát chi phí của công ty ngày càng có hiệu quả.
Trang 108
b) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA)
Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư,
phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh
nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng trong quá trình
sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh
nghiệp. Tỷ số này càng tốt chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
Dựa vào bảng số liệu 4.11 và bảng 4.12 ta thấy tỷ số ROA luôn tăng từ
năm 2010 – 2012 và tăng qua sáu tháng đầu năm 2011 – 2013, đặc biệt năm
2012 tăng cao so với năm 2010 và năm 2011. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử
dụng vốn của công ty ngày càng tăng. Năm 2011 chiếm 4,25% có nghĩa là cứ
100 đồng tài sản bỏ ra thì sẽ thu về lợi nhuận là 4,25 đồng, tăng 3,27% so với
năm 2010; năm 2012 chỉ số này là 5,12% tăng 0,87% so với năm 2011, tức là
cứ 100 đồng tài sản bỏ ra năm 2012 thì thu về lợi nhuận nhiều hơn 0,87 đồng
so với năm 2011. Qua sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 ta thấy chỉ số ROA
cũng tăng nhanh, sáu tháng đầu năm 2011 chỉ số này là 1,27% tức cứ 100
đồng tài sản bỏ ra thì sẽ thu về lợi nhuận là 1,27 đồng, năm 2012 chỉ số này
tăng lên 3,42% tăng 2,15% so với năm 2011 và năm 2013 chỉ số này đạt mức
6,58% tăng 3,16% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do
lợi nhuận của công ty qua các năm tăng với tốc độ nhanh so với năm trước đó,
trong khi đó giá trị tổng tài sản qua các năm lại tăng với tốc độ chậm hơn so
với năm trước đó.
Qua đây cho thấy rằng sự sắp xếp, phân bố, sử dụng và quản lý tài sản
của công ty là hữu hiệu đã đem lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh
của công ty.
c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)
Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của công ty, đây là
một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm
tạo ra tài sản cho công ty. Tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu cho biết
100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Dựa vào bảng phân tích 4.11 ta nhận định rằng tỷ số ROE tăng mạnh qua
các năm từ 2010 - 2012, điều đó cho thấy vốn tự có của Công ty là tương đối
thấp. Vốn tự có này hoạt động hiệu quả và tăng đều từ năm 2010 – 2012. Năm
2010 tỷ số này đạt 1,92%, sang năm 2011 tỷ số này tăng mạnh đạt mức
10,27% tăng 8,35% so với năm 2010 và tỷ số ROE tiếp tục tăng mạnh vào
năm 2012 chiếm 14,05%, tăng 3,78% so với năm 2011. Ta cũng thấy tỷ số này
tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 từ bảng số liệu 4.12, năm
2012 đạt 5,87% tăng 3,11% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 6,47% so với
năm 2012 đạt mức 12,34%. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh tỷ số lợi
nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là do lợi nhuận của công ty tăng lên rất nhanh,
Trang 109
tốc độ tăng của lợi nhuận ròng lớn hơn gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của
vốn chủ sở hữu cho nên tỷ số ROE của công ty mới tăng mạnh vào năm 2011,
2012 và năm 2013.
Kết quả này cho thấy công ty ngày càng chủ động về vốn mặc dù trong
giai đoạn này vẫn còn nhiều thiếu hụt. Với sự tăng lên liên tục như vậy của tỷ
số ROE tin chắc rằng trong tương lai hoạt động kinh doanh của công ty sẽ có
nhiều biến chuyển tốt. Trên cơ sở này công ty cần có những biện pháp cụ thể
nhằm giữ vững và phát huy lợi thế sẵn có thì hiệu quả hoạt động sẽ đạt mức
cao nhất.
Trang 110
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
5.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ
5.1.1 Tồn tại về công tác kế toán
Hiện nay công ty đang sử dụng các tài khoản 511, 911 trong quá trình
hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh mà chưa mở các tài khoản chi
tiết. Do vậy, việc kế toán theo dõi kết quả kinh doanh còn chung chung chưa
biết được kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng, chưa đáp ứng được yêu cầu
quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
5.1.2 Tồn tại về hoạt động kinh doanh
Mặc dù doanh thu của công ty qua các năm đều tăng nhưng chi phí cũng
tăng rất cao, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh
doanh, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty có phần bị sụt giảm.
Tại công ty không phát sinh khoản chiết khấu thương mại đó cũng là một
trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng về doanh thu của công ty.
5.2 GIẢI PHÁP
5.2.1 Đối với công tác kế toán
Đối với những tài khoản 511, 911 công ty nên mở tài khoản cấp hai, cấp
ba để đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh và để theo dõi chi tiết hơn cho từng
đối tượng hàng hóa, từng loại hình kinh doanh từ đó giúp cho việc hạch toán
các tài khoản này cũng được dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn cho kế
toán.
Ví dụ:
Tài khoản 511 nên mở các tài khoản chi tiết như:
- TK 5111: Doanh thu bán dược phẩm
- TK 5112: Doanh thu bán mỹ phẩm
- TK 5113: Doanh thu bán thực phẩm chức năng
- TK 5114: Doanh thu bán dụng cụ y tế thông thường
Tài khoản 911 nên mở các tài khoản chi tiết như:
- TK 9111: Xác định KQKD từ hoạt động kinh doanh
Trang 111
- TK 9112: Xác định KQKD từ hoạt động tài chính
- TK 9113: Xác định KQKD từ hoạt động khác
5.2.2 Đối với hoạt động kinh doanh
a) Tăng doanh thu
Qua phân tích trên ta thấy tuy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
qua ba năm 2010, 2011 và năm 2012 đều tăng nhanh nhưng doanh thu bán
Thực phẩm chức năng, Dụng cụ y tế thông thường năm 2011 vẫn còn giảm so
với năm 2010 và doanh thu bán Mỹ phẩm năm 2012 giảm so với năm 2011.
Điều này cho thấy với những lĩnh vực này Công ty chưa chú trọng phát triển
nhiều như việc bán Dược phẩm. Vì vậy, cần tăng doanh thu của các lĩnh vực
này. Một số biện pháp để tăng doanh thu cụ thể như sau:
Cần tìm đối tác cung ứng uy tín và đáng tin cậy nhằm đảm bảo ổn định
chất lượng sản phẩm.
Quan tâm hơn nữa hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin để thu thập thông tin tham khảo và tiết kiệm thời gian
cũng như chi phí, nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời thị hiếu của người
tiêu dùng. Từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh cụ thể dựa vào bảng kết quả kinh
doanh hàng năm do bộ phận kế toán cung cấp để có thể nắm bắt được thực
trạng của Công ty, theo dõi chặt chẽ sự tiến triển hoạt động kinh doanh để đưa
ra kế hoạch khả thi cho năm tiếp theo.
Khoản chiết khấu thương mại ở Công ty không được thực hiện khi khách
hàng mua nhiều với số lượng lớn. Để có thêm nhiều khách hàng cũng như giữ
được những khách hàng quen thuộc Công ty nên có chiết khấu thương mại đối
với khách hàng lần đầu mua sản phẩm của mình. Đối với những khách hàng
đã mua hàng nhiều lần, tùy theo trị giá hàng mua mà Công ty áp dụng chính
sách chiết khấu thương mại với khách hàng mua hàng với trị giá thấp để
khuyến khích khách hàng mua nhiều lần hơn nữa.
Công ty nên mở trang wed riêng để quảng cáo hình ảnh của Công ty trên
thị trường.
Nâng cao sản lượng tiêu thụ, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo
đúng chất lượng và vẫn có lời để tăng doanh thu.
b) Tiết kiệm chi phí
Bên cạnh những biện pháp tăng doanh thu thì những biện pháp làm giảm
chi phí cũng rất quan trọng trong mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Quá trình phân
tích cho thấy, chi phí qua ba năm 2010 – 2012 cũng tăng cao và tăng với tốc
Trang 112
độ nhanh. Điều này là không tốt vì vậy để giảm chi phí và tránh tình trạng chi
phí tăng nhanh ta cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cường ý thức tiết kiệm chi phí trong nhân viên, bồi dưỡng nâng
cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho người lao động để cắt giảm những chi
phí không cần thiết. Lập định mức tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh
doanh, định mức chi phí cho từng phòng ban.
- Thường xuyên theo dõi, phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố
khách quan, chủ quan đến chi phí để có chính sách đối phó kịp thời.
- Vì chi phí giá vốn hàng bán hàng năm tăng cao vì vậy để tiết kiệm chi
phí, hạ giá thành sản phẩm công ty cần sử dụng một số biện pháp để giảm chi
phi như: Sử dụng tối đa phương tiện vận tải để giảm bớt chi phí vận chuyển
bằng cách chuyên chở một hoặc nhiều mặt hàng trên cùng một tuyến đường,
tìm kiếm nhiều nhà cung cấp từ đó tham khảo, so sánh giá cả và chất lượng
của sản phẩm, hàng hóa với nhau để có một sự lựa chọn hợp lý, nhằm tiết
kiệm được chi phí cho yếu tố đầu vào.
- Ngoài ra công ty cần phải giảm bớt chi phí QLKD vì chi phí này tăng
mạnh hàng năm, quản lý chặt chẽ các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý
kinh doanh như: chi phí tiếp khách, chi phí tiền điện thoại, điện nước, mua văn
phòng phẩm,…
Trang 113
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát, tôi xin
được đưa ra một số kết luận về Công ty như sau:
- Công ty vận dụng chế độ kế toán một cách phù hợp, kịp thời các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị.
- Công ty đã sử dụng cả kế toán tay và ứng dụng khoa học vào công tác
khi sử dụng phần mềm kế toán góp phần tăng năng suất lao động và có hiệu
quả cao hơn.
- Công ty đã thực hiện đầy đủ các trình tự và đúng nguyên tắc như Bộ tài
chính quy định về doanh thu, chi phí. Phòng kế toán đã cập nhật và cung cấp
thông tin cần thiết một cách kịp thời và chính xác cho Ban giám đốc để từ đó
Ban giám đốc có thể phân tích tình hình hoạt động của Công ty và đề ra những
quyết định hợp lý, kịp thời.
- Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát là bộ máy
gọn nhẹ, xử lý công việc có hiệu quả, các kế toán viên được phân công nhiệm
vụ một cách rõ ràng, phù hợp với từng chuyên môn. Bộ máy kế toán được
quản lý chặt chẽ, có hệ thống dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng tại Công ty.
Trong tình hình hiện nay, đất nước đang thay đổi từng ngày trong việc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn
để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Là một Công ty nằm trong lòng
Thành phố Cần Thơ, trong quá trình hình thành và phát triển của mình, bên
cạnh những lợi thế và thuận lợi có được, công ty đã gặp không ít những khó
khăn nhưng với kinh nghiệm quản lý của Ban lãnh đạo công ty cùng với toàn
thể nhân viên trung thành và đầy nhiệt huyết, công ty đã thẳng tiến và đạt
được những thành tựu nhất định.
6.2. KIẾN NGHỊ
Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh
trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của
công ty. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, công ty muốn tồn tại, muốn
vươn lên thì trước hết đòi hỏi hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao thì công ty càng có điều kiện phát
triển và mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư mua sắm thiết bị, cải thiện và
nâng cao đời sống nhân viên,….
Trang 114
Qua thời gian 3 tháng thực tập tại Công ty TNHH Dược phẩm Hồng
Phát, được tiếp xúc với tình hình thực tế tại công ty, sau khi tìm hiểu và phân
tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tôi xin có một số kiến nghị
như sau:
Để thực hiện tốt quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thì
ngoài những cố gắng nỗ lực của công ty, cũng cần có sự trợ giúp đắc lực từ
phía Nhà nước và các cơ quan quản lí Nhà nước cũng cần phải có những chính
sách, biện pháp hỗ trợ nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các ngành hàng
kinh doanh nói chung và ngành Dược phẩm nói riêng.
Xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và phù hợp nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ quan Nhà nước nên tạo điều kiện đầu tư vốn kịp thời và thanh toán
vốn theo chủ trương, kế hoạch phát triển của toàn xã hội để đơn vị có thể
thuận lợi trong mọi hoạt động kinh doanh.
Trang 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài chính, 2006. Chế độ kế toán Việt Nam. Nhà xuất bản Lao động
– Xã hội.
2. Đặng Kim Cương và Phạm Văn Dược, 2005. Phân tích hoạt động kinh
doanh. Hà Nội: Nhà Xuất Bản Thống Kê.
3. Nguyễn Hồ Anh Khoa, 2012. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại
học Cần Thơ.
4. Nguyễn Minh Kiều, 2012. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất
bản Lao động – Xã hội.
5. PGS. TS. Phạm Thí Gái, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà
Nội: Nhà Xuất Bản Thống kê.
6. Trấn Quốc Dũng, 2012. Hệ thống thông tin kế toán. Đại học Cần Thơ.
7. Trần Quốc Dũng, 2006. Kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ.
Trang 116
PHỤ LỤC
Tỷ lệ lãi gộp từ năm 2010 – 2012
Năm 2010 =
(3.788.711.746 - 3.534.847.478)
3.788.711.746
x 100 = 6,7%
Năm 2011 =
(4.535.482.923 - 3.863.857.785)
4.535.482.923
x 100 = 14,81%
Năm 2012 =
(4.951.936.310 - 3.731.727.306)
4.951.936.310
x 100 = 24,64%
Tỷ lệ lãi gộp sáu tháng đầu năm 2011 – 2013
Năm 2011 =
(2.117.765.213 – 1.980.585.293)
2.117.765.213
x 100 = 6,5%
Năm 2012 =
(2.418.963.170 – 2.002.075.477)
2.418.963.170
x 100 = 17,23%
Năm 2013 =
(2.792.877.435 – 2.160.130.846)
2.792.877.435
x 100 = 22,66%
Trang 117
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều,
TP.Cần Thơ
Mẫu số: 02 - VT
Ban hành theo QĐ số
48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 18 tháng 12 năm 2012
Nợ: 632
Có: 156
Họ và tên người nhận hàng: Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung ương 2
Địa chỉ: 334 Tô Hiến Thành, Q.10, TP. Hồ Chí Minh
Lý do xuất kho: Xuất kho FIAMAX 200 - Công ty TNHH MTV Dược phẩm Trung
ương 2
STT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
A
B
C
1
2
3
01
FIAMAX 200
Hộp
400
26.548
10.619.200
Tổng Cộng
10.619.200
Số tiền viết bằng chữ: Mười triệu sáu trăm mười chín ngàn hai trăm đồng.
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Trang 118
Kế toán trưởng
Giám đốc
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều,
TP.Cần Thơ
Mẫu số: 02 - VT
Ban hành theo QĐ số
48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 19 tháng 12 năm 2012
Nợ: 632
Có: 156
Họ và tên người nhận hàng: Trung tâm chẩn đoán y khoa Cần Thơ
Địa chỉ: 53/23 Lý Tự Trọng, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Lý do xuất kho: Xuất kho Amtex – Nergal - Trung tâm chẩn đoán y khoa Cần Thơ
STT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
A
B
C
1
2
3
01
Amtex – Nergal
Viên
1.500
2.398
3.597.000
Tổng Cộng
3.597.000
Số tiền viết bằng chữ: Ba triệu năm trăm chín mươi bảy ngàn đồng.
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Trang 119
Kế toán trưởng
Giám đốc
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều,
TP.Cần Thơ
Mẫu số: 02 - VT
Ban hành theo QĐ số
48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 19 tháng 12 năm 2012
Nợ: 632
Có: 156
Họ và tên người nhận hàng: Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
Địa chỉ: 150 đường số 7, KDC Cái Sơn Hàng Bàng, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ
Lý do xuất kho: Xuất kho Cao dán Salongpas 12M + thuốc bôi Salongpas gel 30g Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
STT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
A
B
C
1
2
3
01
Cao dán Salongpas 12M
Hộp
50
179.710
8.985.500
Thuốc bôi Salongpas gel
02
30g
Tube
180
16.478
2.966.040
Tổng Cộng
11.951.540
Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu chín trăm năm mươi mốt ngàn năm trăm bốn
mươi đồng.
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Trang 120
Kế toán trưởng
Giám đốc
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều,
TP.Cần Thơ
Mẫu số: 02 - VT
Ban hành theo QĐ số
48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21 tháng 12 năm 2012
Nợ: 632
Có: 156
Họ và tên người nhận hàng: Công ty cổ phần dược phẩm Gia Định
Địa chỉ: 72 Bạch Đằng, P24, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Lý do xuất kho: Xuất kho Lovisof - Công ty Cổ phần dược phẩm Gia Định.
STT
Tên hàng
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
A
B
C
1
2
3
01
Lovisof
Vĩ
10
59.700
597.000
Tổng Cộng
597.000
Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm chín mươi bảy ngàn đồng.
Người lập phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Trang 121
Kế toán trưởng
Giám đốc
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều,
TP.Cần Thơ
Mẫu số: 02 - VT
Ban hành theo QĐ số
48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng BTC
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 21 tháng 12 năm 2012
Nợ: 632
Có: 156
Họ và tên người nhận hàng: Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex Cần Thơ
Địa chỉ: 150 đường số 7, KDC Cái Sơn Hàng Bàng, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần
Thơ
Lý do xuất kho: Xuất kho Beroca - Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex Cần
Thơ
STT
A
01
Tên hàng
B
Số lượng
Đơn giá
Số tiền
1
2
3
16.409.680
Beroca
280
58.606
Tổng Cộng
16.409.680
Số tiền viết bằng chữ: Mười sáu triệu bốn trăm lẻ chín ngàn sáu trăm tám mươi đồng.
Người lập phiếu
ĐVT
C
Hộp
Người nhận hàng
Thủ kho
Trang 122
Kế toán trưởng
Giám đốc
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
Lô B1189, Đường B23, Khu Dân Cư 91B, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ
Người nhận tiền
Ngày phiếu chi
Lý do chi
Số tiền chi
Số tiền viết bằng chữ
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu số: 01 - TT
Ban hành theo QĐ số
48/2006/QĐ - BTC
Ngày 14/09/2006 của
Bộ trưởng BTC
PHIẾU CHI
Nhân viên bán hàng
05/12/2012
Trả lương tháng 11 cho nhân viên bán hàng
20.986.000
Hai mươi triệu chín trăm tám mươi sáu ngàn đồng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
Trang 123
Ngày…, tháng…, năm…
Người lập
Người nhận tiền
(Ký, họ tên
(Ký, họ tên)
[...]... nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát trong thời gian tới 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tại sao phải xác định kết quả hoạt động kinh doanh? - Kết quả kinh doanh gồm những yếu tố nào? - Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện ra sao? - Công ty hạch toán kết quả kinh doanh theo hình thức nào? - Nội dung và nguyên tắc kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm. .. này, doanh nghiệp đã và đang sử dụng phương pháp phân tích tài chính để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của mình Qua thời gian thực tập tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát, tôi muốn tìm hiểu thực tế về công tác xác định kết quả kinh doanh cũng như phân tích tình hình kinh doanh của công ty nên tôi đã chọn đề tài: Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công. .. động sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác 2.1.2 Nguyên tắc và nội dung kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Nguyên tắc - Phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành - Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán đầy đủ, chi tiết theo từng hoạt động (hoạt. .. so sánh, phương pháp phân tích số liệu từ đó phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát, sau đó sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian tới Trang 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu công tác Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát theo hình thức... DH5KT ngành Kế toán doanh nghiệp, trường Đại học An Giang Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang” Nội dung chính: Xác định và phân tích kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Cơ khí Kiên Giang nhằm hoàn thiện công tác kế toán, phản ánh chính xác, kịp thời kết quả của quá trình kinh doanh tại đơn vị Từ đó đề ra những giải pháp kiểm soát chi phí và tăng... yếu, cơ hội và thách thức của công ty Nguyễn Hải Linh, lớp Kế toán tổng hợp Khóa 31, Trường Đại học Cần Thơ Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của Công ty MEKONIMEK” Nội dung chính: Xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty MEKONIMEK, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty MEKONIMEK trong thời gian tới Dương Lý Hạnh, lớp... của Công ty để không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp Trang 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kì hạch toán Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả hoạt. .. tài này là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN Nguyễn Như Anh, lớp Kế toán 2 Khóa 29, Trường Đại học Cần Thơ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH công nghiệp thực phẩm Pataya” Nội dung chính: Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty Pataya qua ba năm 2004 – 2006, cụ thể là phân tích doanh thu,... kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là con số còn lại của doanh thu thuần sau khi trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp Kết quả của hoạt động kinh doanh bao gồm: - Kết quả của hoạt động sản xuất chế biến - Kết quả của hoạt động thương mại - Kết quả của hoạt động lao vụ, dịch vụ Kết quả hoạt động kinh doanh = (Doanh thu thuần – Giá... nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát? - Kết quả kinh doanh trong ba năm 2010, 2011, 2012 và sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 ra sao? - Cần sử dụng những chỉ tiêu nào để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty? - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh có giúp doanh nghiệp tìm ra được những ưu khuyết điểm của công ty không? - Hoạt động kinh doanh của công ty có đạt hiệu quả hay không? 1.4 PHẠM ... hướng hoạt động năm 2013 .48 Chương KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT _ 49 4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ... kết cuối hoạt động kinh doanh, hoạt động tài hoạt động khác doanh nghiệp kì hạch toán Kết hoạt động kinh doanh doanh nghiệp bao gồm: kết hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hoạt động tài kết hoạt. .. niệm Kế toán xác định kết kinh doanh nhằm xác định kết hoạt động sản xuất, kinh doanh hoạt động khác doanh nghiệp kỳ hạch toán Kết hoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp bao gồm kết hoạt động