6. Kết luận :
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp lấy từ sổ kế toán, báo cáo tài chính do phòng kế toán của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng
Phát cung cấp.
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Đối với mục tiêu xác định kết quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát được thực hiện bằng cách sử dụng phương
pháp kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Đối với mục tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh về doanh thu,
chi phí, lợi nhuận được tiến hành theo phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối. Bên cạnh đó còn sử dụng một số chỉ số tài chính để đánh giá kết quả kinh doanh.
Đối với mục tiêu đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty được thực hiện bằng cách căn cứ vào kết quả phân tích hoạt động
kinh doanh của công ty qua ba năm liên tục.
Lãi thuần Vốn chủ sở hữu = ROE x 100 Lãi thuần Doanh thu Doanh thu Tài sản Tài sản x =
Trang 37
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
3.1. GiỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT
3.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát được thành lập vào
ngày 09 tháng 10 năm 2007. Sau đó đăng kí thay đổi lần thứ hai vào ngày 30
tháng 01 năm 2011 do Sở Kế Hoạch Đầu tư Cần Thơ cấp.
3.1.2 Thông tin giới thiệu
- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM
HỒNG PHÁT.
- Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HONG PHAT PHARMA LIMITED COMPANY.
- Tên công ty viết tắt: HP PHARMA CO.,LTD.
- Mã số doanh nghiệp: 1800679784
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô B1189, đường B23, Khu dân cư 91B, Phường
An Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam.
- Vốn điều lệ: 1.200.000.000 đồng (một tỷ hai trăm triệu đồng).
3.1.3 Nghành nghề kinh doanh
- Buôn bán dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng.
- Kinh doanh dụng cụ y tế thông thường.
3.1.4 Chế độ kế toán áp dụng
- Năm tài chính của từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là Đồng Việt Nam.
- Công ty áp dụng Chuẩn mực và Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt
Nam.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán là hình thức Nhật ký chung.
- Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Doanh thu được ghi nhận theo giá trị
hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được.
Trang 38
3.1.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát
3.1.5.2 Chức năng nhiệm vụ
Ban giám đốc
Giám đốc: Là người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn diện về mọi lĩnh
vực quản lý và điều hành bộ máy hoạt động của công ty, quản lý sử dụng
nguồn vốn của công ty vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tổ chức quản lý
bảo vệ vốn sử dụng hợp lý để duy trì và phát triển mở rộng ngành nghề kinh
doanh.
Phó giám đốc: Là người chịu trách nhiệm theo dõi quản lý tình hình hoạt động của công ty, giám sát toàn bộ những công việc liên quan đến các hoạt động của công ty, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, nghiên cứu tìm kiếm thị trường tiêu thụ, mặt khác còn phải dự đoán nhu cầu của thị trường từ đó đưa ra
kế hoạch kinh doanh,…
Bộ phận kỹ thuật – kho
- Phụ trách hoạt động kiểm tra, đảm bảo thành phần và an toàn của sản
phẩm, hàng hóa.
- Theo dõi tình hình xuất, nhập, tồn của vật tư hàng hóa.
- Kiểm tra vận hành, bảo dưỡng và sữa chữa máy móc thiết bị của đơn
vị.
- Thực hiện dịch vụ hậu mãi kỹ thuật của đơn vị.
- Kiểm tra an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
- Bảo quản, vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện vận chuyển
của đơn vị.
Bộ phận kinh doanh – Maketing
Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận kỹ thuật - kho Bộ phận kinh doanh - Maketing Bộ phận kế toán tài chính Bộ phận bảo vệ
Trang 39
- Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách
hàng.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối, các chiến lược Maketing, chương trình quảng cáo khuyến mãi, phát triển thị trường tiềm năng.
- Tiếp nhận xử lý thông tin về hợp đồng mua bán. Theo dõi tiến độ thực
hiện mua bán hàng của đơn vị.
- Vận chuyển giao hàng đến tận nơi, đáp ứng theo yêu cầu của khách
hàng về hàng hóa và thời gian.
- Thiết lập mối quan hệ với khách hàng, hệ thống phân phối,…
Bộ phận kế toán tài chính
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch thống kê.
- Kiểm tra việc giữ gìn các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí, phát
hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính
sách kinh doanh, chế độ tài chính của Nhà nước và của công ty.
Bộ phận bảo vệ
- Trực gác, chấm công, kiểm tra việc ra vào cổng của toàn thể cán bộ - công nhân viên, hướng dẫn khách hàng theo quy định của Ban Lãnh Đạo đơn
vị. Bảo quản trông coi toàn bộ tài sản, phương tiện, hàng hóa, nhà cửa, đất đai trong đơn vị.
- Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập vật tư hàng hóa ra vào cổng.
- Nhắc nhở phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động.
3.1.6 Hình thức kế toán tại công ty
Theo quy định của Bộ Tài chính về hình thức Nhật ký chung như sau:
a) Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung:
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: tất cả các nghiệp
vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký mà trọng tâm là sổ
Trang 40
khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. (Th.S Trần Quốc Dũng, 2012, trang 47)
Hình thức kế toán Nhật Ký Chung bao gồm các loại sổ sách chủ yếu như
sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.
- Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
b) Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán Nhật Ký Chung:
(1) Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với
việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh trên được ghi vào các sổ,
thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ hoặc cuối tháng, tùy khối lượng nghiệp vụ
phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
(2) Cuối kỳ (tháng, quý, năm), cộng các số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và bảng
Tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
các Báo cáo tài chính.
Về nguyên tắc: Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số Phát sinh Có trên bảng Cân đối số phát sinh (Bảng cân đối tài khoản) phải bằng Tổng số phát sinh Nợ
Trang 41
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN
THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN NHẬT KÝ CHUNG
Hình 3.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
3.1.7 Chu trình luân chuyển doanh thu tại công ty
Hóa đơn GTGT do nhân viên phòng kế toán lập thành 3 liên:
- Liên 1 – màu tím: Được lưu tại quyển hóa đơn GTGT gốc do phòng kế
toán của công ty lưu trữ.
- Liên 2 – màu đỏ: Được giao cho khách hàng để làm chứng từ nhận
hàng và ghi sổ kế toán tại đơn vị chủ hàng.
- Liên 3 – màu xanh: Chuyển cho kế toán doanh thu ghi sổ kế toán.
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ Nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán SỔ NHẬT KÝ CHUNG SỔ CÁI Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Bảng tổng hợp
Trang 42
Trang 43
3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011, 2012, 2013
3.2.1 Khái quát kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 - 2012
Từ bảng số liệu 3.1 Bảng kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Dược
phẩm Hồng Phát qua ba năm 2010, 2011, 2012 ta thấy Công ty đã đạt được
những thành tựu sau:
Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn tăng qua các năm. Năm 2011 tăng 746.771.117 đồng (19,71%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 446.513.787 đồng (9,84%) so với năm 2011. Đây là dấu hiệu cho thấy Công ty đang mở rộng thị trường và gia tăng mức độ tiêu thụ hàng hóa.
Tình hình tài chính của Công ty luôn ổn định và lượng tiền gửi vào ngân hàng ngày càng nhiều nên doanh thu từ hoạt động tài chính luôn tăng qua ba
năm. Năm 2011 tăng 238.870 đồng (135,37%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 58.507 đồng (14,09 %) so với năm 2011.
Chi phí giá vốn hàng bán qua ba năm tăng giảm không đều, cụ thể là
năm 2011 tăng 329.010.307 đồng (9,31%) so với năm 2010 và năm 2012 giảm nhẹ 132.130.479 đồng (giảm 3,42%) so với năm 2011. Do Công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại, không sản xuất nên giá vốn hàng bán cũng
chính là giá mua. Nguyên nhân làm cho giá vốn tăng là do năm 2011 có sự gia tăng mạnh trong chi phí mua hàng và chi phí vận chuyển, dẫn theo giá vốn
hàng bán cũng tăng mạnh, năm 2012 Công ty có chính sách chặt chẽ trong
việc quản lý chi phí nên hạn chế được phát sinh chi phí giá vốn hàng bán. Chi phí QLKD của Công ty đều tăng qua các năm. Nguyên nhân là do mọi chi phí đều tăng nhanh hàng năm như: chi phí điện, nước, văn phòng phẩm, chi phí lương nhân viên,…..Năm 2011 chi phí QLKD tăng 262.647.305 đồng (126,88%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 466.189.990 đồng (99,26%)
so với năm 2011. Sự gia tăng này cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng
không nhỏ đến lợi nhuận của công ty. Vì vậy, Công ty đã có nhiều chính sách để hạn chế tình hình phát sinh chi phí, tiết kiệm tối đa chi phí có thể.
Mặc dù mọi chi phí đều tăng cao nhưng so với giá trị tăng của doanh thu
thì vẫn không bằng, vì vậy làm cho Lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty
cũng luôn tăng qua ba năm từ 2010 – 2012. Năm 2011 tăng 136.189.822 đồng
(442,43%) so với năm 2010 và năm 2012 tăng 68.023.217 đồng (40,74%) so với năm 2011. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của công ty qua ba năm luôn đạt kết quả khả quan và có xu hướng ổn định.
Trang 44
Bảng 3.1: Bảng kết quả kinh doanh năm 2010, 2011, 2012
ĐVT: đồng
(Nguồn:Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Dược phẩm Hồng Phát năm 2010, 2011, 2012)
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (%) Số tiền (%)
DT bán hàng và cung cấp DV 3.788.711.746 4.535.482.923 4.981.996.710 746.771.177 19,71 446.513.787 9,84
Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 30.060.400 0 - 30.060.400 -
DT thuần về BH và cung cấp DV 3.788.711.746 4.535.482.923 4.951.936.310 746.771.177 19,71 416.453.387 9,18 Giá vốn hàng bán 3.534.847.478 3.863.857.785 3.731.727.306 329.010.307 9,31 (132.130.479) (3,42) Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 253.864.268 671.625.138 1.220.209.004 417.760.870 164,56 548.583.866 81,68 Doanh thu hoạt động tài chính 176.462 415.332 473.839 238.870 135,37 58.507 14,09
Chi phí tài chính 9.426.970 0 0 (9.426.970) (100) 0 -
Trong đó lãi vay phải trả 9.413.889 0 0 (9.413.889) (100) 0 - Chi phí quản lý kinh doanh 207.002.911 469.650.216 935.840.206 262.647.305 126,88 466.189.990 99,26 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 37.610.849 202.390.254 284.842.637 164.779.405 438,12 82.452.383 40,74
Thu nhập khác 3.567.968 0 0 (3.567.968) (100) 0 -
Chi phí khác 135.968 0 0 (135.968) (100) 0 -
Lợi nhuận khác 3.432.000 0 0 (3.432.000) (100) 0 - Tổng lợi nhuận trước thuế 41.042.849 202.390.254 284.842.637 161.347.405 393,12 82.452.383 40,74 Chi phí thuế TNDN 10.260.712 35.418.295 49.847.461 25.157.583 245,18 14.429.166 40,74 Lợi nhuận sau thuế TNDN 30.782.137 166.971.959 234.995.176 136.189.822 442,43 68.023.217 40,74
Trang 45
3.2.2 Khái quát kết quả kinh doanh giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 - 2013 2011 - 2013
Dựa vào bảng số liệu 3.2 ta thấy: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ luôn tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 326.323.437 đồng (15,41%) so
với năm 2011, năm 2013 tăng 348.788.785 đồng (14,27%) so với năm 2012.
Sự gia tăng đáng kể này không thể không nói đến sự cố gắng nỗ lực của toàn bộ công nhân viên trong công ty và sự giúp đỡ của các cơ quan Nhà Nước
hoạt động trên địa bàn.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2012 tăng 264.608 đồng (458,42%) so với năm 2011. Năm 2013 giảm 69.883 đồng (21,68%) so với năm 2012, nguyên nhân là do năm 2013 Công ty đã rút một số tiền trong ngân hàng để đầu tư vào việc kinh doanh nên làm cho doanh thu tài chính từ việc gửi tiền vào ngân hàng giảm đi.
Do Công ty kinh doanh có hiệu quả nên doanh thu từ hoạt động bán hàng
ngày càng tăng, cùng với giá mua hàng cũng tăng hàng năm dẫn đến chi phí
giá vốn hàng bán qua sáu tháng đầu năm của ba năm 2011 – 2013 cũng tăng
theo, cụ thể là năm 2012 tăng 21.490.184 đồng (1,09%) so với năm 2011 và
năm 2013 tăng 158.055.369 đồng (7,89%) so với năm 2012. Giá vốn hàng bán cũng chính là giá mua hàng, bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí vận
chuyển,….Vì vậy, để tiết kiệm chi phí mua hàng công ty nên tìm đối tác cung ứng với giá mua rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng hàng mua.
Chi phí quản lý kinh doanh đều tăng qua các năm. Năm 2012 tăng 235.207.773 đồng (214,03%) so với năm 2011, năm 2013 tăng 95.480.782 đồng (27,67%) so với năm 2012. Nguyên nhân là do mọi giá cả đều tăng qua các năm, đặc biệt là lương cơ bản tăng hàng năm làm chi phí lương nhân viên cũng tăng mạnh: Năm 2010 mức lương cơ bản là 730.000 đồng, năm 2011 là
830.000 đồng, năm 2012 là 1.050.000 đồng, năm 2013 là 1.150.000 đồng.
Mặc dù mọi chi phí của công ty đều tăng nhanh như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý kinh doanh,… nhưng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể
công nhân viên trong công ty và những chính sách chiến lược kinh doanh mới,
mở rộng thị trường,… điều này là nhân tố quyết định sự tăng trưởng nhanh về
hoạt động kinh doanh dẫn tới lợi nhuận của công ty luôn tăng qua sáu tháng
đầu năm 2011, 2012, 2013. Cụ thể, năm 2012 tăng 44.764.608 đồng
(163,71%) so với năm 2011 và năm 2013 tăng 120.308.231 đồng (166,84%)
Trang 46
Bảng 3.2: Bảng kết quả kinh doanh sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 2013
ĐVT: đồng
Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012