Phân tích lợi nhuận

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hồng phát (Trang 115)

6. Kết luận :

4.2.3. Phân tích lợi nhuận

Dựa vào bảng 4.9 ta thấy Lợi nhuận của Công ty TNHH Dược phẩm

Hồng Phát qua ba năm 2010, 2011 và năm 2012 được cấu thành chủ yếu dựa

vào lợi nhuận từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, năm 2010 lợi nhuận bán

hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 46.861.357 đồng, năm 2011 lợi nhuận này

tăng 155.113.565 đồng tức tăng 331,01% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 82.393.876 đồng, tức tăng 40,79% so với năm 2011. Lợi nhuận từ hoạt động

tài chính cũng tăng đều qua các năm, nhưng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ

trong tổng tỷ trọng lợi nhuận của doanh nghiệp, năm 2010 lợi nhuận này là âm 9.250.508 đồng nguyên nhân là do công ty đã tranh thủ huy động vốn đầu tư, chủ yếu là vốn vay từ Ngân hàng vì vậy chi phí lãi vay tăng cao (9.413.889 đồng), trong khi đó thì doanh thu từ hoạt động tài chính lại thấp hơn (176.462 đồng), năm 2011 lợi nhuận tài chính tăng 9.665.840 đồng so với năm 2010 và

năm 2012 tăng 58.507 đồng so với năm 2011. Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2010 chiếm 3.432.000 đồng, năm 2011 và năm 2012 không phát sinh. Lợi

nhuận sau thuế TNDN của Công ty luôn tăng qua các năm, năm 2011 tăng

136.189.822 đồng (442,43%) so với năm 2010 và năm 2012 tăng 68.023.217 đồng (40,74%) so với năm 2012. Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho lợi

Trang 103

nhuận sau thuế TNDN tăng mạnh là do lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp

dịch vụ tăng mạnh qua các năm.

Qua sáu tháng đầu năm 2011, 2012, 20013 Lợi nhuận sau thuế của Công

ty cũng tăng mạnh. Dựa vào bảng 4.10 ta thấy năm 2011 Lợi nhuận sau thuế đạt được là 27.343.227 đồng, năm 2012 khoản lợi nhuận này tăng lên đến 72.107.835 đồng tức tăng 44.764.608 đồng (163,71%) so với năm 2011, năm

2013 tăng 120.308.231 đồng (166,84%) so với năm 2012. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng khả quan hơn, nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động

tài chính của công ty tăng nhẹ, chủ yếu là thu lãi tiền gửi ngân hàng, trong khi

đó thì chi phí tài chính không phát sinh, vì vậy mức lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng tích cực hơn so với trước, sáu tháng đầu năm 2011 chiếm 57.722 đồng, năm 2012 tăng 264.608 đồng so với năm 2011, sang năm 2013 lợi

nhuận này giảm nhẹ 69.883 đồng. Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh qua các năm, năm 2011 lợi nhuận này chiếm 27.285.505 đồng, năm

2012 lợi nhuận này tăng 44.500.000 đồng, tức 163,09% so với năm 2011, năm 2013 tăng 120.378.114 đồng, tức tăng 167,69% so với năm 2012. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận bán hàng và CCDV của công ty luôn tăng là do doanh

thu bán hàng và CCDV tăng mạnh, các chi phí có tăng nhưng giá trị thấp hơn

giá trị tăng của doanh thu. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 khá hiệu quả.

Sự gia tăng nhanh trong lợi nhuận sau thuế là do Công ty áp dụng các

chiến lược kinh doanh có hiệu quả làm cho doanh thu qua các năm đều tăng

mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn này thì các khoản chi phí của công ty cũng tăng rất nhanh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của công ty. Đặc biệt chi

phí giá vốn hàng bán tăng mạnh và quản lý kinh doanh tăng hơn 50% so với năm trước. Có sự biến động này là do từ năm 2010, Công ty đã không ngừng đưa ra các chính sách mở rộng thị phần của mình trong khu vực Đồng bằng

Trang 104

Bảng 4.9: Phân tích tình hình biến động lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012

Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền (đồng) (%) Số tiền (đồng) (%) LN BH và CCDV 46.861.357 201.974.922 284.368.798 155.113.565 331,01 82.393.876 40,79 LN hoạt động TC (9.250.508) 415.332 473.839 9.665.840 (104,49) 58.507 14,09 LN khác 3.432.000 0 0 (3.432.000) (100) 0 - LN sau thuế TNDN 30.782.137 166.971.959 234.995.176 136.189.822 442,43 68.023.217 40,74

(Nguồn: Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh qua ba năm 2010 – 2012)

Bảng 4.10: Phân tích tình hình biến động lợi nhuận giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 - 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Số tiền (đồng) (%) Số tiền (đồng) (%) LN BH và CCDV 27.285.505 71.785.505 192.163.619 44.500.000 163,09 120.378.114 167,69 LN hoạt động TC 57.722 322.330 252.447 264.608 458,42 (69.883) (21,68) LN khác 0 0 0 0 - 0 - LN sau thuế TNDN 27.343.227 72.107.835 192.416.066 44.764.608 163,71 120.308.231 166,84

Trang 105

4.2.4 Phân tích một số tỷ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dược phẩm Hồng Phát

Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả toàn bộ

hoạt động kinh doanh của công ty, hay nói cách khác, khả năng sinh lời là điều

kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Chu kỳ sống của

Công ty dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời. Khi công ty

hoạt động có hiệu quả thì lợi nhuận càng nhiều và ngược lại. Nhưng chỉ căn cứ

vào sự tăng giảm lợi nhuận thì chưa đủ để đánh giá chính xác hoạt động của

công ty là tốt hay xấu mà cần phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với

phần giá trị thực hiện được, với Tài sản, với Vốn chủ sở hữu,… mới có thể

biết được chính xác hơn hiệu quả hoạt động toàn bộ hoạt động cũng như toàn

bộ phận.

4.2.4.1 Tỷ lệ lãi gộp

 Tỷ lệ lãi gộp giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 4.11: Tỷ lệ lãi gộp giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lãi gộp 253.864.268 671.625.138 1.220.209.004 Doanh thu thuần 3.788.711,746 4.535.482.923 4.951.936.310 Tỷ lệ lãi gộp (%) 6,7 14,81 24,64

(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và Bảng CĐKT của công ty từ 2010 – 2012 )

Hình 4.1 Biểu đồ biến động tỷ lệ lãi gộp giai đoạn 2010 – 2012

Tỷ lệ lãi gộp 0 5 10 15 20 25 30

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(%

)

Trang 106

Tỷ lệ lãi gộp sáu tháng đầu năm 2011 – 2013

Bảng 4.12: Tỷ lệ lãi gộp giai đoạn sáu tháng đầu năm 2011 - 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lãi gộp 137.179.920 416.887.692,7 632.746.589 Doanh thu thuần 2.117.765.213 2.418.963.170 2.792.877.435 Tỷ lệ lãi gộp (%) 6,5 17,23 22,66

(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD của công ty sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 )

Hình 4.2 Biểu đồ biến động tỷ lệ lãi gộp sáu tháng đầu năm 2011 - 2013

Đây là hệ số thể hiện khả năng trang trải chi phí của công ty.

Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của

chi phí, là khía cạnh giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với

chiến lược kinh doanh.

Nhìn chung tỷ lệ lãi gộp của công ty tăng dần qua các năm, năm 2010 tỷ

lệ lãi gộp chiếm 6,7%, sang năm 2011 tỷ lệ này là 14,81% tăng 8,11% so với năm 2010, năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục tăng 9,83% so với năm 2011 đạt mức

24,64%. Tỷ lệ này cũng tăng trong sáu tháng đầu năm 2011 – 2013, năm 2011

tỷ lệ này chiếm 6,5%, năm 2012 tăng đến 17,23% và năm 2013 tăng đến

22,66% tức tăng 5,43% so với năm 2012. Điều này cho thấy các giá trị tạo ra

qua các năm để bù đắp phí tổn hoạt động kinh doanh đã tăng so với năm trước đó. Chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chính sách tiết kiệm chi phí và kinh

doanh ngày càng đạt hiệu quả cao, doanh thu tăng mạnh qua các năm và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ của chi phí.

Tỷ lệ lãi gộp 0 5 10 15 20 25

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

(%

)

Trang 107

4.2.4.2 Một số chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời của Công ty

Bảng 4.13: Các chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời GĐ 2010 - 2012

(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và Bảng CĐKT của công ty từ 2010 – 2012)

Hình 4.3 Biểu đồ biến động khả năng sinh lời năm 2010 – 2012

Bảng 4.14: Các chỉ số tài chính đánh giá khả năng sinh lời sáu tháng đầu năm 2011 – 2013

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Lợi nhuận ròng (1) đồng 27.343.227 72.107.834,69 192.416.066 Tổng doanh thu (2) đồng 2.117.822.935 2.419.285.500 2.793.129.882 Tổng tài sản bình quân (3) đồng 2.152.581.263 2.106.536.848 2.924.592.107 Tổng VCSH bình quân (4) đồng 989.936.364 1.228.279.573 1.559.295.371 ROS = (1)/(2) (%) 1,29 2,98 6,89 ROA = (1)/(3) (%) 1,27 3,42 6,58 ROE = (1)/(4) (%) 2,76 5,87 12,34

(Nguồn: Bảng báo cáo KQKD và Bảng CĐKT của công ty sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 )

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận ròng (1) đồng 30.782.137 166.971.959 234.995.176 Tổng doanh thu (2) đồng 3.792.456.176 4.535.898.255 4.952.410.149 Tổng tài sản bình quân (3) đồng 3.152.049.120 3.926.325.703 4.592.530.690 Tổng VCSH bình quân (4) đồng 1.601.874.481 1.625.968.302 1.672.990.241 ROS = (1)/(2) (%) 0,81 3,68 4,75 ROA = (1)/(3) (%) 0,98 4,25 5,12 ROE = (1)/(4) (%) 1,92 10,27 14,05 0 2 4 6 8 10 12 14 16

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

ROS ROA ROE (%)

Trang 108

Hình 4.4 Biểu đồ biến động khả năng sinh lời sáu tháng đầu năm 2011 – 2013

a) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu sẽ cho ta biết được mức lợi nhuận thu được trong mức doanh thu có được thông qua quá trình cung cấp dịch vụ

cũng như quá trình tiêu thụ sản phẩm trong kỳ kinh doanh. Tỷ số này càng cao thì càng tốt đối với mỗi doanh nghiệp.

Qua bảng số liệu 4.11 ta thấy lợi nhuận trên tổng doanh thu năm 2012 là cao nhất và năm 2010 là thấp nhất. Cụ thể, tỷ số này năm 2010 là 0,81%, điều

này có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trang trãi cho các khoản chi phí thì còn lại là 0,81 đồng

lợi nhuận. Năm 2011 tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu ROS tăng cao đến

3,68%, có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu đã tạo ra 3,68 đồng lợi nhuận. So

với năm 2010 thì tỷ số này tăng 2,87% tức trong 100 đồng doanh thu năm

2011 tạo ra 2,87 đồng lợi nhuận tăng so với năm 2010. Sang năm 2012 thì ta thấy công ty đạt thắng lợi nhiều nhất, chỉ số ROS tăng lên đến 4,75%, đồng

nghĩa là trong 100 đồng doanh thu mang về cho công ty có tới 4,75 đồng lợi

nhuận, tăng 1,07% so với năm 2011. Qua sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 tỷ

số này cũng tăng mạnh, năm 2012 đạt 2,98% tăng 1,06% so với năm 2011 và

năm 2013 tăng 3,91% so với năm 2012. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu

ROS tăng cao là do lợi nhuận của công ty tăng cao, tuy doanh thu cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của doanh thu không cao bằng tốc độ tăng của lợi nhuận nên đã làm cho tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu tăng lên. Qua các năm thì

chi phí đã được quản lý chặt chẽ hơn so với năm trước đó nên làm cho tốc độ tăng của chi phí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu và từ đó làm cho lợi

nhuận tăng cao. Mặt khác trong năm 2011, 2012, 2013 là năm hưởng doanh

thu nhiều từ việc bán hàng và cung cấp dịch vu, vì vậy mà lợi nhuận cũng tăng đáng kể.

Nhìn chung, chỉ số lợi nhuận ròng trên doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, đều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt chiến lược về giá và khả năng kiểm soát chi phí của công ty ngày càng có hiệu quả.

0 2 4 6 8 10 12 14

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

ROS ROA ROE

Trang 109

b) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của một đồng tài sản được đầu tư,

phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh

nghiệp. Tỷ số này cho biết với 100 đồng tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh

nghiệp. Tỷ số này càng tốt chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.

Dựa vào bảng số liệu 4.11 và bảng 4.12 ta thấy tỷ số ROA luôn tăng từ năm 2010 – 2012 và tăng qua sáu tháng đầu năm 2011 – 2013, đặc biệt năm 2012 tăng cao so với năm 2010 và năm 2011. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử

dụng vốn của công ty ngày càng tăng. Năm 2011 chiếm 4,25% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì sẽ thu về lợi nhuận là 4,25 đồng, tăng 3,27% so với năm 2010; năm 2012 chỉ số này là 5,12% tăng 0,87% so với năm 2011, tức là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra năm 2012 thì thu về lợi nhuận nhiều hơn 0,87 đồng

so với năm 2011. Qua sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 ta thấy chỉ số ROA

cũng tăng nhanh, sáu tháng đầu năm 2011 chỉ số này là 1,27% tức cứ 100 đồng tài sản bỏ ra thì sẽ thu về lợi nhuận là 1,27 đồng, năm 2012 chỉ số này

tăng lên 3,42% tăng 2,15% so với năm 2011 và năm 2013 chỉ số này đạt mức 6,58% tăng 3,16% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này là do lợi nhuận của công ty qua các năm tăng với tốc độ nhanh so với năm trước đó, trong khi đó giá trị tổng tài sản qua các năm lại tăng với tốc độ chậm hơn so

với năm trước đó.

Qua đây cho thấy rằng sự sắp xếp, phân bố, sử dụng và quản lý tài sản

của công ty là hữu hiệu đã đem lại nhiều lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh

của công ty.

c) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)

Vốn chủ sở hữu là một phần trong tổng nguồn vốn của công ty, đây là một trong những nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh nhằm

tạo ra tài sản cho công ty. Tỷ số lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Dựa vào bảng phân tích 4.11 ta nhận định rằng tỷ số ROE tăng mạnh qua các năm từ 2010 - 2012, điều đó cho thấy vốn tự có của Công ty là tương đối

thấp. Vốn tự có này hoạt động hiệu quả và tăng đều từ năm 2010 – 2012. Năm

2010 tỷ số này đạt 1,92%, sang năm 2011 tỷ số này tăng mạnh đạt mức 10,27% tăng 8,35% so với năm 2010 và tỷ số ROE tiếp tục tăng mạnh vào

năm 2012 chiếm 14,05%, tăng 3,78% so với năm 2011. Ta cũng thấy tỷ số này

tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm 2011 – 2013 từ bảng số liệu 4.12, năm 2012 đạt 5,87% tăng 3,11% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 6,47% so với năm 2012 đạt mức 12,34%. Nguyên nhân dẫn đến việc tăng mạnh tỷ số lợi

Trang 110

tốc độ tăng của lợi nhuận ròng lớn hơn gấp nhiều lần so với tốc độ tăng của

vốn chủ sở hữu cho nên tỷ số ROE của công ty mới tăng mạnh vào năm 2011, 2012 và năm 2013.

Kết quả này cho thấy công ty ngày càng chủ động về vốn mặc dù trong

giai đoạn này vẫn còn nhiều thiếu hụt. Với sự tăng lên liên tục như vậy của tỷ

số ROE tin chắc rằng trong tương lai hoạt động kinh doanh của công ty sẽ có

nhiều biến chuyển tốt. Trên cơ sở này công ty cần có những biện pháp cụ thể

nhằm giữ vững và phát huy lợi thế sẵn có thì hiệu quả hoạt động sẽ đạt mức

Trang 111

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

DƯỢC PHẨM HỒNG PHÁT 5.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ

5.1.1 Tồn tại về công tác kế toán

Hiện nay công ty đang sử dụng các tài khoản 511, 911 trong quá trình hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh mà chưa mở các tài khoản chi

tiết. Do vậy, việc kế toán theo dõi kết quả kinh doanh còn chung chung chưa

biết được kết quả kinh doanh cho từng mặt hàng, chưa đáp ứng được yêu cầu

quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.

5.1.2 Tồn tại về hoạt động kinh doanh

Mặc dù doanh thu của công ty qua các năm đều tăng nhưng chi phí cũng tăng rất cao, đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh

doanh, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty có phần bị sụt giảm.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hồng phát (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)