Khái niệm, ý nghĩa phương pháp phân tích kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hồng phát (Trang 46)

6. Kết luận :

2.1.4. Khái niệm, ý nghĩa phương pháp phân tích kết quả kinh doanh

2.1.4.1 Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm tàng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hoạt động SXKD ở

doanh nghiệp. (PGS. TS. Phạm Thí Gái, 2004, trang 5)

2.1.4.2 Ý nghĩa

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và còn là công cụ để cải tiến cơ

chế quản lý.

- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh

nghiệp mình, từ đó giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu đúng đắn cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở để ra quyết định kinh doanh.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những

chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp.

- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng phòng ngừa rủi

ro.

Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài để họ có thể có những quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay,…với doanh nghiệp.

2.1.4.3 Phương pháp phân tích kinh doanh

Phương pháp so sánh: Khi lựa chọn phương pháp này cần nắm vững ba

nguyên tắc sau:

- Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Là chỉ tiêu của một kỳ được chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh

Trang 34

- Điều kiện so sánh: Cần được quan tâm cả về thời gian lẫn không gian.

+ Thời gian: là các chỉ tiêu tính trong cùng một khoảng thời gian hạch

toán phải thống nhất trên ba mặt: cùng phản ánh một nội dung kinh tế, cùng một phương pháp tính toán và cùng một đơn vị đo lường.

+ Không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng qui mô và điều

kiện kinh doanh tương tự nhau.

- Kỹ thuật so sánh

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ

phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế.

y = y1 - y0 (2.2)

Trong đó:

y0: Chỉ tiêu năm trước. y1: Chỉ tiêu năm sau.

y: Là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không để trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ

phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết

cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

% 100 100 0 1     y y y (2.3) Trong đó:

y0: chỉ tiêu năm trước y1: chỉ tiêu năm sau

Δy: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế

Phương pháp này dùng làm rõ tốc độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế

trong thời gian nào đó. Trên cơ sở đó so sánh tốc biến động giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Trang 35

 Tỷ lệ lãi gộp: thể hiện quan hệ giữa lãi gộp và doanh thu. Công thức

tính:

(2.4)

Lãi gộp là chênh lệch giữa giá bán và giá vốn

Tỷ lệ lãi gộp thể hiện khả năng trang trãi chi phí của doanh nghiệp

Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của

chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Nếu giá bán vẫn giữ nguyên nhưng tỷ lệ lãi gộp vẫn giảm thì ta có thể kết luận là chi phí tăng lên. Lúc này vấn đề cần đặt

ra là có phải doanh nghiệp đang ở trong tình thế cần phải tăng chi phí để giữ

vững thị phần hay không.

Tỷ lệ lãi gộp càng cao chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo của hoạt động

sản xuất để bù đắp phí tổn ngoài sản xuất càng lớn, và doanh nghiệp cần được đánh giá cao. Tỷ lệ lãi gộp càng thấp giá trị mới sang tạo của hoạt động sản

xuất càng nhỏ và nguy cơ bị lỗ càng cao.

 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu (ROS)

(2.5)

Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu phần trăm lợi

nhuận. Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành bởi nó

phản ánh chiến lược giá của công ty và khả năng của công ty trong việc kiểm

soát các chi phí hoạt động. (PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2012, trang 93)

 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

Đo lường khả năng sinh lời của một đồng tài sản. (PGS. TS. Nguyễn

Minh Kiều, 2012, trang 96)

Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp

lý và có hiệu quả.

(2.6)

ROA chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng (ROS) và số vòng quay tài sản. Mối liên hệ này là:

Lãi gộp

Doanh thu thuần

=

Tỷ lệ lãi gộp x 100

Lãi thuần

Doanh thu thuần

= ROS x 100 Lãi thuần Tài sản = ROA x 100

Trang 36

ROA = Hệ số lãi ròng ROS x Số vòng quay tài sản

(2.7)

 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Cho thấy một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. (PGS. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2012, trang 97)

Các nhà đầu tư rất quan tâm đến hệ số này bởi đây là khả năng thu nhập

mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vào công ty.

(2.8)

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn dược phẩm hồng phát (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)