Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng thắng (Trang 70)

Doanh thu theo thành phần kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Thắng bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

Đề tài sẽ phân tích sâu hơn về ba khoản doanh thu trên của công ty thông qua các số liệu thu thập được từ báo cáo quyết toán được trình bày trong bảng 4.9 và kết quả tính toán các chênh lệch được trình bày trong bảng 4.10 dưới đây.

Bảng 4.9: Doanh thu theo thành phần kinh doanh của công ty năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: đồng

CHỈ TIÊU NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

Doanh thu bán hàng và

CCDV 55.463.580.365 44.531.858.649 94.011.284.939

Doanh thu hoạt động tài

chính 32.512.370 26.907.173 46.437.550

Thu nhập khác 857.643 303.194 13.718.680

Tổng doanh thu 55.496.950.378 44.559.069.016 94.071.441.169

Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.

Bảng 4.10: Mức chênh lệch theo thành phần kinh doanh của công ty năm 2010 -2012 CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 CHỈ TIÊU Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % Doanh thu bán hàng và CCDV (10.931.721.716) (19,70) 49.479.426.290 111,11

Doanh thu hoạt động

tài chính (5.605.197) (17,24) 19.530.377 72,58

Thu nhập khác (554.449) (64,64) 13.415.486 4.424,72

Tổng doanh thu (10.937.881.362) (19,71) 49.512.372.153 111,12

Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.

Từ bảng 4.9 và bảng 4.10, có thể thấy được khái quát tình hình doanh thu của công ty qua ba năm. Tổng doanh thu mà công ty đạt được qua các năm lại có sự tăng giảm không đều nhau. Cụ thể là năm 2011, tổng doanh thu đạt 44.559.069.016 đồng, giảm 10.937.881.362 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 19,71%, đây là mức giảm tương đối nhiều. Sang năm 2012, tổng doanh thu của công ty đã tăng cao lên đạt 94.071.441.169 đồng, tăng 49.512.372.153

đồng so với năm 2011, tương đương tăng 111,12% và tổng doanh thu của năm 2012 thì đạt cao hơn hẳn năm 2011 và năm 2010.

Dựa vào bảng 4.9 và bảng 4.10, đề tài sẽ phân tích rõ hơn sự biến động trong từng khoản mục doanh thu theo thành phần kinh doanh của công ty.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Doanh thu này tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011, doanh thu bán hàng của công ty đạt 44.531.858.649 đồng, giảm 10.931.721.716 đồng so với năm 2010, tương ứng với mức giảm 19,70%.

Nguyên nhân: Sự tăng giảm không ổn định này do sự tác động của môi trường kinh doanh, cụ thể là XDCB ngành cơ sở hạ tầng công cộng. Như đã nói ở trên, năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với ngành XDCB cả nước nói chung và của tỉnh Cần Thơ nói riêng. Thực hiện nghị quyết 11 của Chính phủ, cùng với chính sách thắt chặt đầu tư công, nguồn vốn dành cho XDCB hạ tầng công cộng bị thiếu hụt nghiêm trọng. Đặc biệt, là một công ty TNHH, các công trình của công ty chủ yếu là thi công theo đơn đặt hàng của Nhà nước, vì vậy, khi nguồn vốn bị thiếu hụt, các công trình mà công ty chuẩn bị thi công thì bị hoãn lại, các công trình đang thi công thì bị đình trệ và bị dở dang nhiều. Các công trình sử dụng vốn vay thương mại cũng gặp nhiều trở ngại bởi quy định về nợ công, bảo lãnh vay và rất nhiều điều khoản ràng buộc. Các công trình của công ty chủ yếu thực hiện theo đơn đặt hàng của Nhà nước, công ty còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường xây dựng thương mại, làm doanh thu đạt được không cao. Thêm vào đó, một số nhà đầu tư có tài chính không vững mạnh, thu xếp vốn không kịp thời, dẫn đến đình trệ hoặc tạm hoãn các công trình, làm kéo dài thời gian thi công nên công ty chưa có được doanh thu từ các công trình này. Từ những nguyên nhân trên đã làm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty bị giảm sút so với năm 2010.

Năm 2012, doanh thu bán hàng của công ty đạt 94.011.284.939 đồng, tăng 49.479.426.290 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 111,11%. Như vậy, mức tăng doanh thu bán hàng của năm 2012 cao hơn mức giảm doanh thu bán hàng của năm 2011. Do đó, doanh thu của năm 2012 đạt cao hơn cả năm 2011 và năm 2010.

Nguyên nhân: sang năm 2012, hoạt động XDCB cơ sở hạ tầng của công ty có nhiều khởi sắc, doanh thu tăng cao hơn gấp đôi so với năm 2011. Vì các công trình của công ty bị thiếu vốn năm trước sang năm nay đã được bổ sung vốn để tiếp tục hoàn thiện. Bên cạnh đó, sang năm 2012, công ty đã chủ động trong việc tìm kiếm thị trường, tham gia đấu thầu và ký được nhiều hợp đồng

cấp dịch vụ của công ty trong năm 2012. Mặc khác, công ty cũng chủ động cải tiến máy móc thi công, mua sắm các trang thiết bị mới, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công trình.

Doanh thu hoạt động tài chính:

Khoản doanh thu này của công ty từ năm 2010 đến 2012 tăng giảm không ổn định. Cụ thể là năm 2011, doanh thu hoạt động tài chính đạt 26.907.173 đồng, giảm 5.605.197 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 17,24%. Doanh thu hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là từ lãi tiền gửi các tổ chức tín dụng. Nguyên nhân doanh thu hoạt động tài chính giảm là do đầu năm 2011, lượng tiền gửi ngân hàng vào các tài khoản ngân hàng của công ty giảm cùng với nhu cầu sử dụng vốn cao nên lãi tiền gửi giảm xuống làm cho doanh thu hoạt động tài chính giảm.

Sang năm 2012, doanh thu hoạt động tài chính đạt 46.437.550 đồng, tăng 19.530.377 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 72,58%. Đầu năm 2012, khi nguồn vốn được giải ngân, các công trình xây dựng cơ bản được đáp ứng vốn, doanh thu từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng cao kéo theo là doanh thu hoạt đông tài chính. Như vậy, doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng trong năm 2012 tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển công ty trong thời gian tới.

Thu nhập khác: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập khác của công ty có sự tăng giảm không đều, sự biến động tương đối theo doanh thu bán hàng của công ty. Cụ thể là năm 2011, thu nhập khác của công ty đạt 303.194 đồng, giảm 554.449 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 64,64%. Nguyên nhân của sự giảm này là do năm 2011, các hoạt động xây dựng của công ty bị hạn chế, công ty khó tiếp cận các nguồn vốn, công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn dẫn đến doanh thu thu nhập khác phát sinh rất ít.

Sang năm 2012, thu nhập khác của công ty đạt 13.718.680 đồng, tăng 13.415.486 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 4.424,72%. Năm 2012, công ty đã cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư sửa chữa tài sản cố định nên nguồn thu nhập khác tăng rất nhiều.

Như vậy, thông qua việc phân tích doanh thu theo thành phần của công ty, có thể thấy được doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động và thu nhập khác giảm trong năm 2011 và đã tăng trở lại trong năm 2012 . Thông qua đó, công ty đã vượt qua thời gian khó khăn trong năm 2011 và vực dậy tình hình

hoạt động kinh doanh một cách khả quan trong năm 2012. Tạo tiền đề cho doanh nghiệp tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

4.2.3 Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm

Chi phí là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của công ty, mỗi sự tăng giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng giảm của lợi nhuận. Do đó, việc phân tích chi phí là một việc làm quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Thông qua việc phân tích chi phí, chúng ta sẽ biết rõ được bản chất cũng như sự biến động của nó để từ đó có những biện pháp để đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất với mức chi phí thấp nhất, từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty.

Để biết được tình hình thực hiện chi phí trong ba năm qua của công ty TNHH Hoàng Thắng, số liệu về chi phí thu thập được trình bày trong bảng 4.11 và kết hợp với các phương pháp so sánh để tính toán các mức chênh lệch trong bảng 4.12 dưới đây sẽ trình bày rõ các khoản mục chi phí và sự biến động của nó trong ba năm.

Bảng 4.11: Chi phí thực tế của công ty năm 2010 -2012

Đơn vị tính: đồng

KHOẢN MỤC CHI

PHÍ NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012

1. Giá vốn hàng bán 51.092.785.290 41.008.953.426 86.756.496.233 2. Chi phí bán hàng - - - 3. Chi phí QLDN 3.920.700.647 3.139.109.243 6.560.757.494 4. Chi phí tài chính 265.254.632 206.550.440 556.503.944 5. Chi phí khác - - - 6. Chi phí thuế TNDN 54.552.445 35.779.784 49.420.875 Tổng chi phí 55.333.293.041 44.390.392.893 93.923.178.546

Bảng 4.12: Mức chênh lệch chi phí thực tế của công ty năm 2010 – 2012 CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 KHOẢN MỤC CHI PHÍ Số tiền (đồng) % Số tiền (đồng) % 1. Giá vốn hàng bán (10.083.831.864) (19,73) 45.747.542.807 111,55 2. Chi phí bán hàng - - - - 3. Chi phí QLDN (781.591.431) (19,93) 3.421.648.251 109 4. Chi phí tài chính (58.704.192) (22,13) 349.953.504 169,42 5. Chi phí khác - - - - 6. Chi phí thuế TNDN (18.772.661) (34,41) 13.641.091 38,12 Tổng chi phí (10.942.900.148) (19,77) 49.532.785.653 111,18

Nguồn: Báo cáo tài chính từ phòng kế toán – tài chính của công ty năm 2010, 2011, 2012.

Từ bảng 4.11 và bảng 4.12, có thể thấy rõ tổng chi phí của công ty qua ba năm có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể là năm 2011, tổng chi phí của công ty là 44.390.392.893 đồng, giảm 10.942.900.148 đồng so với năm 2010, tương ứng với mức giảm 19,77%. Đến năm 2012, tổng chi phí của công ty đã tăng lên là 93.923.178.546 đồng, tăng 49.532.785.653 đồng so với năm 2011, tương đương với mức tăng 111,18%. Như vậy, tương ứng với sự tăng giảm của tổng doanh thu thì tổng chi phí của công ty cũng có sự tăng giảm tương tự. Tuy nhiên, trong từng khoản mục chi phí lại có sự tăng giảm khác nhau. Đặc biệt là giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí của công ty, do đó sự tăng giảm của giá vốn hàng bán cũng ảnh hưởng lớn đến sự tăng giảm của tổng chi phí.

Để hiểu rõ hơn về sự biến động của từng khoản mục này, đề tài phân tích các khoản mục chi phí cụ thể của công ty dựa vào số liệu từ bảng 4.11 và bảng 4.12 ở trên.

Giá vốn hàng bán:

Giá vốn hàng bán là khoản chi phí quan trọng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản chi phí của công ty. Từ bảng 4.11 và bảng 4.12 ở trên, ta có thể thấy được giá vốn hàng bán của công ty có sự tăng giảm không đều. Năm

2011, giá vốn hàng bán của công ty là 41.008.953.426 đồng, giảm 10.083.831.864 đồng so với năm 2010, tương ứng giảm 19,73%. Năm 2012, giá vốn hàng bán đã tăng trở lại là 86.756.496.233 đồng, tăng 45.747.542.807 đồng so với năm 2011, tương ứng tăng 111,55%.

Nguyên nhân: giá vốn hàng bán của năm 2011 giảm do doanh thu bán hàng năm 2011 của công ty sụt giảm nên giá vốn hàng bán của công ty cũng giảm theo. Công ty cũng cắt giảm bớt lượng nhân công nhàn rỗi do các công trình bị đình trệ nên làm giảm chi phí nhân công. Sang năm 2012, giá vốn hàng bán đã tăng lên. Giá vốn hàng bán tăng trở lại là điều hiển nhiên do doanh thu bán hàng của công ty trong năm 2012 tăng lên. Bên cạnh đó, các máy móc thi công của công ty chủ yếu sử dụng nhiên liệu là xăng dầu để hoạt động mà giá cả xăng dầu thì liên tục tăng trong những năm gần đây, làm tăng chi phí sử dụng máy thi công. Nguyên vật liệu dùng để xây dựng của công ty chủ yếu là bê tông, đá các loại, sắt, thép,… mà từ đầu năm 2012, các nguyên vật liệu này đã liên tục tăng theo tỷ giá, giá điện, giá xăng và công ty phải mua nguyên vật liệu bê tông, đá to ở các tỉnh thành xa nên làm tăng chi phí vận chuyển của công ty. Việc tăng khối lượng xây lắp cũng cần thêm nhiều công nhân thi công nên làm tăng chi phí nhân công của công ty. Đối với mỗi công trình, công ty luôn lập dự toán chi tiết, cụ thể về giá cả trước khi dự thầu, luôn đảm bảo xây dựng theo định mức chi phí đã lập, tránh làm gia tăng quá nhiều chi phí, ảnh hưởng đến giá bàn giao công trình hoàn thành, vì vậy mà giá vốn hàng bán tuy có tăng giảm nhưng luôn ở mức ổn định và phù hợp. Như vậy, giá vốn hàng bán của công ty tăng giảm do nhiều yếu tố khác nhau, công ty cần có kế hoạch sản xuất phù hợp, dự đoán trước các diễn biến của thị trường để kiểm soát giá vốn hàng bán tốt.

Chi phí bán hàng:

Chi phí bán hàng của công ty không phát sinh, nguyên nhân chủ yếu do: - Công ty là một doanh nghiệp XDCB, các sản phẩm của công ty được sản xuất và bàn giao cho chủ đầu tư tiêu thụ tại chỗ, hầu hết các hoạt động XDCB của công ty diễn ra ngoài trời, nơi sản xuất công trình cũng chính là nơi tiêu thụ công trình. Chính vì vậy, công ty không phải tốn nhiều chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm. Các chi phí liên quan đến hoạt động bàn giao nghiệm thu công trình đều được công ty đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Các công trình XDCB đều được lập dự toán ngay từ đầu, vì vậy chi phí bảo hành công trình được đưa vào chi phí sản xuất chung của công ty. Dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được lập cho từng công trình

năm. Trường hợp số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp đã lập lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi tăng thu nhập khác.

- Các hoạt động XDCB của công ty chủ yếu là các công trình xây dựng hạ tầng công cộng, công ty không có bộ phận bán hàng, marketing, không có hoạt động quảng bá sản phẩm xây dựng, không ký hợp đồng qua trung gian môi giới. Vì vậy công ty không phát sinh chi phí bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Khoản chi phí này của công ty cũng có sự biến động tăng giảm qua ba năm. Năm 2010, chi phí QLDN của công ty là 3.920.700.647 đồng, sang năm 2011, chi phí này đã giảm xuống còn 3.139.109.243 đồng, giảm 781.591.431 đồng so với năm 2010, tương đương giảm 19,93%. Đến năm 2012, chi phí QLDN đã tăng đến 6.560.757.494 đồng, tăng 3.421.648.251 đồng so với năm 2011, tương đương tăng 109%

Nguyên nhân: Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm trong năm 2011 do nhiều nguyên nhân. Cũng như các khoản chi phí khác, năm 2011 là một năm khó khăn, doanh thu hoạt động giảm do đó công ty cũng cắt giảm bớt một phần chi phí QLDN, một số công trình bị trì hoãn chưa hoàn thành bàn giao được nên chi phí bàn giao nghiêm thu công trình cũng ít, làm giảm chi phí QLDN. Sang năm 2012, chi phí này tăng lên chủ yếu do các công trình được hoàn thành bàn giao nhiều trong năm 2012 làm phát sinh nhiều chi phí nghiệm thu bàn giao công trình. Thêm vào đó, số lượng cán bộ công nhân viên của công ty cũng tăng lên cùng chính sách tăng lương, thưởng cho những cán bộ làm việc lâu năm, công ty phải bố trí thêm một số máy vi tính để bàn để bảm bảo năng suất làm việc của cán bộ nhân viên trong công ty. Các chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại cũng tăng trong những năm gần đây. Từ đó mà chi phí QLDN của công ty cũng tăng lên rất nhiều.

Chi phí tài chính:

Chi phí tài chính của công ty là từ lãi tiền vay vốn phục vụ sản xuất công trình của công ty. Chi phí này của công ty liên tục tăng giảm qua các năm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng thắng (Trang 70)