Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng thắng (Trang 86 - 90)

5.2.2.1 Giải pháp tăng doanh thu

Doanh thu là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra lợi nhuận cho công ty. Muốn tăng lợi nhuận để nâng cao hiệu quả kinh doanh thì điều trước hết là phải biết nâng cao sản lượng xây dựng của công ty. Bên cạnh đó, việc tăng giá thành của các sản phẩm xây dựng cũng làm tăng doanh thu nhưng đây là biện pháp không khả thi. Bởi vì trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh như ngày nay, việc tăng giá bán để tăng doanh thu là một điều bất lợi làm giảm sức cạnh tranh của công ty.

Qua phân tích thực trạng ở Chương 4 thì ta thấy doanh thu đạt được của công ty không ổn định, tăng giảm qua các năm, doanh thu đạt được cũng chưa tương xứng với nguồn vốn mà công ty đã bỏ ra. Doanh thu bán hàng của năm 2011 chỉ đạt 44.531.858.649 đồng, giảm 19,71% so với năm 2010 và doanh thu bán hàng năm 2012 đạt 94.011.284.939 đồng, tăng 49.479.426.290 đồng, tăng 111,11% so với năm 2011. Tuy năm 2012 công ty có sự tăng trưởng doanh thu bán hàng trở lại với mức tăng đột biến, nhưng để đảm bảo doanh thu tăng ổn định trong tương lai thì cần một số giải pháp tăng doanh thu cụ thể như sau:

Giải pháp làm tăng sản lượng

- Tạo mối quan hệ tích cực với các địa phương và các nhà đầu tư trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để đấu thầu nhiều công trình giao thông khác nhau, vì sản xuất công trình XDCB là thế mạnh của công ty nên có thể mở rộng địa bàn xây dựng ra các tỉnh xa hơn như Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang…, từ đó giúp tăng sản lượng xây dựng công trình.

- Đối với các khách hàng quen thuộc thì tiếp tục duy trì, củng cố mối quan hệ như biếu quà nhân dịp lễ, tết; ưu tiên thời gian thi công và các chế độ thanh toán;.... Đối với những khách hàng mới thì tạo uy tín, có những ưu đãi như chiết khấu, gia tăng thời hạn thanh toán,… để lôi kéo khách hàng tiếp tục ký hợp đồng với công ty ở các lần sau. Ngoài ra cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường xây dựng để phát hiện những khách hàng tiềm năng cho công ty.

- Nâng cao trách nhiệm quản lý các công trình XDCB của Nhà nước trên địa bàn thành phố Cần Thơ thì tiếp tục duy trì và thực hiện tốt hơn nữa, tạo uy tín để nhận được nhiều đơn đặt hàng xây dựng nhiều công trình cho Nhà nước hơn, đảm bảo doanh thu ổn định qua các năm.

- Cần chủ động tìm kiếm nhiều khách hàng trong lĩnh vực xây dựng dân dụng hơn nữa thông qua một số việc như: tăng cường quảng cáo, hoạt động môi giới để làm tăng sự hiểu biết của khách hàng đối với công ty.

Điều chỉnh giá nhận thầu phù hợp

- Trước khi tham gia đấu thầu phải lập dự toán các chi phí cụ thể, tham khảo thông tin, biến động của thị trường để tránh đưa ra mức giá quá cao hoặc quá thấp.

- Tích cực thu thập thông tin về giá cả đấu thầu của các đối thủ cạnh tranh để đưa ra mức giá phù hợp, tăng sức cạnh tranh cho công ty và nhận về nhiều hợp đồng xây dựng hơn.

- Công ty có thể nhận thầu với giá thấp đối với các công trình phúc lợi xã hội, mặc dù vậy sẽ làm doanh thu đạt được không cao nhưng sẽ góp phần tạo mối quan hệ tích cực với người dân và chính quyền địa phương, thương hiệu của công ty được biết đến nhiều và nhờ đó mà được nhiều khách hàng tìm đến hơn.

Nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng công trình

- Lên kế hoạch xây dựng chặt chẽ, khoa học từ khâu thiết kế, chuẩn bị xây dựng, xây dựng, đến sau khi hoàn thành và bàn giao công trình. Thi công đảm bảo đúng tiến độ đã thiết kế, chất lượng cao, khoa học, có tính mỹ quan và đảm bảo vệ sinh môi trường để ngày càng có nhiều khách hàng lựa chọn và tìm đến công ty.

- Sử dụng nguồn nguyên vật liệu có chất lượng để xây dựng, có bộ phận kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn nguyên vật liệu và tránh việc hao hụt nguyên vật liệu trong thi công, ảnh hưởng chất lượng công trình. Có chính sách tồn kho nguyên vật liệu hợp lý dựa trên tình hình xây lắp thực tế để kịp thời có đủ nguồn nguyên vật liệu cho xây dựng để đảm bảo đúng tiến độ.

- Tuyển dụng kỹ sư và công nhân có trình độ và tay nghề vững chắc, thường xuyên cải tiến máy móc thiết bị tân tiến, góp phần nâng cao năng suất làm việc của công nhân và đảm bảo chất lượng cho công trình.

- Bộ phận kiểm tra giám sát công trình phải được củng cố hơn nữa, phải thực hiện nghiêm ngặt và tăng cường kiểm tra giám sát từ nguyên vật liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra.

5.2.2.2 Giải pháp giảm chi phí

Bên cạnh các biện pháp tăng doanh thu thì biện pháp giảm chi phí cũng rất quan trọng trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy công ty cần có giải pháp để kiểm soát tốt chi phí, tăng lợi nhuận thu cho công ty. Một số giải pháp làm giảm chi phí như sau:

Kiểm soát giá vốn hàng bán

Qua phân tích thực trạng chi phí ở Chương 4 thì ta thấy được công ty chưa thật sự kiểm soát giá vốn hàng bán tốt. Qua các năm thì chi phí này tăng giảm không đều, năm 2011 giảm 19,73% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 111,55% so với năm 2011. Vì vậy các giải pháp giảm giá vốn hàng sẽ giúp công ty kiểm soát sự gia tăng giá vốn hàng bán quá mức.

- Đối với chi phí nguyên vật liệu thì phải thường xuyên theo dõi thông tin, diễn biến từ thị trường và tình hình thi công thực tế để có kế hoạch mua và

tồn kho thích hợp, tránh để tồn kho quá nhiều nguyên vật liệu như năm 2012, tránh sự gia tăng đột ngột làm ảnh hưởng đến giá thành công trình. Tìm kiếm nhiều nhà cung ứng để tham khảo, so sánh giá cả và chất lượng giữa các nguyên vật liệu để có được sự lựa chọn hợp lý. Đối với những nhà cung cấp lâu năm thì tiếp tục củng cố mối quan hệ để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài và chất lượng với giá cả hợp lý. Mua hàng với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí mua hàng. Bộ phận kiểm tra giám sát tích cực làm việc để tránh hao hụt nguyên vật liệu thi công gây lãng phí.

- Đối với chi phí nhân công thì công ty nên xem xét chấm dứt hợp đồng đối với những công nhân có tay nghề kém và không có năng lực, giữ lại những công nhân làm việc lâu năm và có năng lực tốt, có thể tuyển dụng công nhân có tay nghề ở những địa phương mà công ty có công trình xây dựng để làm thời vụ. Phân công đúng người đúng việc, phân phối cơ cấu lao động hợp lý, tránh dư thừa để giảm chi phí tiền lương nhưng cũng phải đảm bảo đủ số lượng công nhân để đạt năng suất cao nhất.

- Đối với chi phí máy thi công công ty cần phải vận hành, bảo trì đúng kỹ thuật nhằm hạn chế đến mức tối đa các trường hợp hư hỏng gây phát sinh những chi phí không cần thiết.

- Đối với chi phí sản xuất chung, công ty cần nâng cao ý thức của công nhân trong việc sử dụng hợp lý nguồn điện, nước trong thi công, tránh lãng phí. Hạn chế trường hợp sử dụng lãng phí các dụng cụ, thiết bị thi công, quản lý phục vụ cho lợi ích riêng. Quản lý hoạt động của các nhân viên quản lý công trình để quản lý tốt tiền lương đối với các nhân viên này.

Kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp

Qua phân tích thực trạng chi phí quản lý doanh nghiệp ở Chương 4 thì chi phí này cũng tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 giảm 19,93% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 109% so với năm 2011. Chi phí quản lý tăng cao do nhiều yếu tố khác nhau nhưng để kiểm soát sự gia tăng của chi phí này ở mức thấp hơn trong các năm tới thì cần có các giải pháp sau:

- Xây dựng định mức sử dụng điện, nước, điện thoại, lập dự toán chi phí ngắn hạn giúp công ty quản lý chi phí cụ thể hơn.

- Nâng cao ý thức sử dụng tiết kiệm chi phí đối với nhân viên, xây dựng quy chế thưởng phạt về sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí tài sản của công ty.

- Quản lý tốt việc bố trí nhân viên đi công tác, quản lý chi phí tiếp khách, hội nghị, chi phí bàn giao công trình đúng mục đích và hiệu quả bằng cách (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

công khai hóa đơn thanh toán hợp lệ, có tờ trình của lãnh đạo và trong định mức cho phép.

Kiểm soát chi phí tài chính

Qua phân tích chi phí tài chính ở Chương 4 thì chi phí này liên tục tăng giảm qua các năm, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được của công ty. Cụ thể như năm 2011 giảm 22,13% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 169,42% so với năm 2011. Việc vay vốn sản xuất là cần thiết cho công ty nhưng mức tăng chi phí này là rất cao, vì vậy để kiểm soát mức tăng của chi phí này ổn định thì công ty cần có các giải pháp sau:

- Công ty cần tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu bằng nhiều cách như gọi điện, gửi thư nhắc nhở, đôn đốc; lập dự phòng nợ khó đòi; chiết khấu thanh toán cho khách hàng thanh toán nhanh;… để từ đó có nguồn vốn tham gia sản xuất, tránh việc vay nợ từ ngân hàng quá nhiều. Cần hạn chế những khoản vay không cần thiết và có kế hoạch trả nợ cụ thể, tránh để các khoản nợ tồn đọng kéo dài, làm chi phí tài chính tăng cao.

- Trước khi ký hợp đồng cần tìm hiểu kỹ tình hình tài chính của khách hàng để tránh việc ký hợp đồng với những khách hàng có tài chính không vững mạnh làm công trình bị trì trệ làm công ty phải chịu khoản chi phí tài chính tăng cao do các khoản vay để thi công.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng thắng (Trang 86 - 90)