Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 115 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
115
Dung lượng
695,3 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
SV THỰC HIỆN: ĐOÀN NGUYỄN NGỌC NGÂN
MSSV:4114133
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (HAMACO)
Cần Thơ, Tháng 08/2014
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
SV THỰC HIỆN: ĐOÀN NGUYỄN NGỌC NGÂN
MSSV:4114133
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (HAMACO)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
VÕ THÀNH DANH
Cần Thơ, Tháng 08/2014
2
LỜI CẢM TẠ
-----o0o----Giảng đường đại học là nơi đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trên tất cả các phương diện của cuộc sống. Bốn năm
được ngồi trên giảng đường đại học, một quãng thời gian khá dài, em đã nhận
được sự hướng dẫn tận tụy và nhiệt tình của tất cả các thầy cô, tiếp thu được
rất nhiều kiến thức về cả chuyên môn và kinh nghiệm sống trong xã hội. Giờ
đây, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần
Thơ nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng.
Cám ơn các Thầy, các Cô đã dạy dỗ, đã cho em hành trang để em có thể tự tin
vững bước trên con đường tương lai.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Thầy Võ Thành Danh đã nhiệt tình
hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ ra những khuyết điểm giúp em hoàn thành tốt luận
văn này.
Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty cổ phần vật tư
Hậu Giang đã tạo cơ hội cho em được thực tập và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em tìm hiểu tình hình thực tế tại đơn vị, và em cũng chân thành cảm ơn
các anh, chị làm việc tại Phòng Kế Toán của Công ty đã tận tình giúp đỡ và
cung cấp đầy đủ số liệu làm cho đề tài của em hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin chúc quý Thầy Cô, cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty
cổ phần vật tư Hậu Giang luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công
việc.
Xin chân thành cám ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đoàn Nguyễn Ngọc Ngân
3
LỜI CAM ĐOAN
----o0o---Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đoàn Nguyễn Ngọc Ngân
4
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
5
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
1.3.1 Không gian .......................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......... 3
2.1 Cơ sở lý luận ......................................................................................... 3
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tiền lương ..................................................... 3
2.1.1.1 Khái niệm và bản chất kinh tế của tiền lương.................................... 3
2.1.1.2 Chức năng của tiền lương ................................................................ 5
2.1.1.3 Đặc điểm của tiền lương .................................................................. 6
2.1.1.4 Nguyên tắc tổ chức tiền lương ......................................................... 6
2.1.1.5 Phương pháp tính lương.................................................................... 6
2.1.2 Lao động ............................................................................................ 7
2.1.2.1Khái niệm .......................................................................................... 7
2.1.2.2 Phân loại........................................................................................... 7
2.1.3 Hình thức trả lương ............................................................................ 8
2.1.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian ................................................... 8
2.1.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm ................................................ 10
2.1.4 Quỹ lương và các khoản trích theo lương .......................................... 11
2.1.4.1 Quỹ lương ...................................................................................... 11
2.1.4.2 Các khoản trích theo lương ............................................................. 12
2.1.5 Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương . 14
6
2.1.5.1 Chứng từ kế toán ........................................................................... 14
2.1.5.2 Sổ sách kế toán .............................................................................. 14
2.1.5.3 Nội dung của kế toán tiền lương .................................................... 19
2.1.5.4 Hạch toán tổng hợp ......................................................................... 20
2.1.5.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ....................................................... 29
2.1.5.6 Yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương .......................................................................................................... 32
2.2 Lược khảo tài liệu ................................................................................. 32
2.3 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 32
2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 33
2.3.5 Phương pháp phân tích đánh giá ....................................................... 33
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ
HẬU GIANG ............................................................................................ 36
3.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 36
3.2 Ngành nghề kinh doanh ....................................................................... 38
3.3 Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 39
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy ........................................................................ 39
3.3.2 Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban .......................................... 41
3.4 Tổ chức bộ máy kế toán........................................................................ 42
3.4.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán................ 42
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán .................................................. 44
3.4.3 Phương pháp kế toán ......................................................................... 46
3.5 Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh ................................................. 46
Chương 4: KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG .................... 53
4.1 Khái quát tình hình quản lý lao động của xí nghiệp ............................. 53
4.1.1 Tình hình lao động............................................................................. 53
4.1.2 Cơ cấu lao động ................................................................................. 54
4.2 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương .. 57
7
4.2.1 Quỹ lương ........................................................................................ 57
4.2.2 Hình thức trả lương .......................................................................... 58
4.2.3 Phương pháp tính lương ................................................................... 59
4.2.4 Chứng từ, sổ sách kế toán ................................................................. 60
4.2.5 Hệ thống tài khoản............................................................................. 60
4.2.6 Trình tự hạch toán ............................................................................ 61
4.2.7 Trình tự ghi sổ .................................................................................. 68
4.3 Phân tích tình hình quỹ lương của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang .. 68
4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương tại Công ty cổ
phần vật tư Hậu Giang ............................................................................... 68
4.3.2 Phân tích tỷ suất chi phí lương ........................................................... 75
Chương 5: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG .................................................................. 77
5.1 Đánh giá chung .................................................................................... 77
5.1.1 Đánh giá về công tác quản lý lao động của xí nghiệp ......................... 77
5.1.2 Đánh giá tình hình kế toán, thanh toán tiền lương và các khoản trích theo
Lương ........................................................................................................ 77
5.2 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại xí nghiệp .................................................................................... 78
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 80
6.1 Kết luận ............................................................................................... 80
6.2 Kiến nghị.............................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 82
PHỤ LỤC .................................................................................................. 83
Phụ luc 1 .................................................................................................... 83
Phụ lục 2 ................................................................................................... 93
Phụ lục 3 .................................................................................................... 98
8
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng từ giai đoạn 2014 trở về
sau.............................................................................................................. 14
Bảng 3.1a: Bảng tóm tắt kết quả hoat động kinh doanh 2010-2013 ............ 47
Bảng 3.1b: Bảng tóm tắt kết quả hoat động kinh doanh giữa 3 niên độ ...........
2012-2014 .................................................................................................. 50
Bảng 4.1a: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Công ty cổ phần vật tư Hậu
Giang ......................................................................................................... 54
Bảng 4.1b: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty cổ phần vật tư Hậu
Giang ......................................................................................................... 55
Bảng 4.1c: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Công ty cổ phần vật tư Hậu
Giang ......................................................................................................... 56
Bảng 4.2a: Số liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lương
năm 2011 – 2012 ....................................................................................... 70
Bảng 4.2b: Các nhân tố ảnh hưởng tới tổng quỹ tiền lương năm 2011 -2012
................................................................................................................... 71
Bảng 4.3a: Số liệu và các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lương năm
2012 – 2013 ............................................................................................... 73
Bảng 4.3b: Các nhân tố ảnh hưởng tới tổng quỹ tiền lương năm 2012 – 2013
................................................................................................................... 74
Bảng 4.4: Tỷ suất chi phí lương của doanh nghiệp ..................................... 76
9
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chung ......................... 16
Hình 2.2 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái ...................... 17
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ....................... 18
Hình 2.4 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ.................... 19
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 334 .................................................... 24
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo tiền lương .......................... 27
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 335 .................................................... 29
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy xí nghiệp ............................................................... 40
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ...................................................... 43
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ ..................................... 45
Hình 4.1 Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương của công ty ..................... 66
Hình 4.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương ....... 68
10
DANH MỤC VIẾT TẮT
BHXH :Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
QCĐ :Quỹ công đoàn
TSCĐ: Tài sản cố định
VLXD: Vật liệu xây dựng
ĐBSCL: Đồng bằng song Cửu Long
QLDN: Quản lý doanh nghiệp
NSLĐBQ: Năng suất lao động bình quân
TLBQ: Tiền lương bình quân
11
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Với cơ chế thị trường mở cửa ngày nay đã làm thúc đẩy sự cạnh tranh
gay gắt giữa các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung,
doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì cần có chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành sự phát triển của doanh nghiệp
chính là con người. Con người có khả năng từ các vật thể tự nhiên có sẳn kết
hợp với sự lao động chăm chỉ, cần cù và sự sáng tạo làm ra những sản phẩm
tốt đáp ứng nhu cầu của khách hàng, và phần công sức mà người lao động bỏ
ra được đền bù xứng đáng. Đó là số thù lao mà người sử dụng lao động trả cho
nhân viên của mình để bù đắp lại hao phí sức lao đông mà họ đã bỏ ra trong
quá trình lao động được gọi là tiền lương. Ngoài ra, người lao động còn đươc
hưởng các khoản trợ cấp như: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế
(BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), tiền
thưởng ,... đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cũng góp một phần trong
chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì vậy, đối với mỗi doanh nghiệp nếu hạch toán đúng, hợp lý và tính
đúng chi phí tiền lương cho người lao động, đồng thời thanh toán tiền lương
đúng thời điểm sẽ kích thích khả năng sáng tạo tinh thần hăng say làm việc
người lao động. Chí phí tiền lương là một trong những chi phí cấu thành nên
giá thành của sản phẩm, nếu làm tốt khoản mục tiền lương sẽ giúp cho doanh
nghiệp quản lý chi phí phát sinh một cách có hiệu quả và các thông tin cung
cấp đáng tin cậy hơn. Góp phần mang lại sự chính xác cho các quyết định
quản trị cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cho công ty.
Từ đó thấy được kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
doanh nghiệp chiếm một vị trí vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp phát
triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhận thức được điều đó
em đã chọn đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” cho luận văn của mình với mong muốn
được góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán tiền lương và
các khoản trích theo lương sao cho đúng với chế độ kế toán và điều kiện của
công ty.
12
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật
tư Hậu Giang. Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương của công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chi phí tiền lương và các khoản trích
theo lương.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương .
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian
- Thời gian thu thập số liệu: từ 01/01/2011 đến 30/06/2014.
- Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ 08/2014 đến 11/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
cổ phần vật tư Hậu Giang.
13
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tiền lương
2.1.1.1 Khái niệm tiền lương và bản chất của tiền lương
Khái niệm
Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm
bù đắp lại hao phí sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động và nó
cũng là một khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm. Từ
khái niệm trên cho thấy bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được
hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động.
Tiền công là một tên gọi khác của tiền lương, gắn với các quan hệ thỏa
thuận, mua bán sức lao động và thường sử dụng trong lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, các hợp đồng thuê lao động có thời hạn. Tiền công còn được hiểu là
tiền trả cho một đơn vị lao động cung ứng, tiền trả theo khối lượng công việc
được thực hiện phổ biến trong những thỏa thuận thuê nhân công trên thị
trường tự do.
Trên thực tế, cái mà người lao động yêu cầu không phải là một khối
lượng tiền lương lớn, mà họ quan tâm đến khối lượng tư liệu sinh hoạt mà họ
nhận được thông qua tiền lương. Vấn đề này liên quan đến hai khái niệm về
tiền lương đó là: Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế.
Tiền lương danh nghĩa: là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động. Số tiền này nhiều hay ít phụ thuộc trực tiếp vào NSLĐ và hiệu
quả làm việc của người lao động, phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm làm
việc… ngay trong quá trình lao động.
Tiền lương thực tế: được hiểu là số lượng các loại hàng hoá tiêu dùng
và các loại dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương có thể mua được
bằng tiền lương danh nghĩa của họ.
Mối quan hệ giữa tiền lương thực tế và tiền lương danh nghĩa thể hiện
qua công thức sau đây:
14
Tiền lương danh nghĩa
Tiền lương thực tế
=
(2.1)
(2.1)
Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng
Tiền lương thực tế giúp chúng ta có thể so sánh mức sống giữa các loại
lao động ở các vùng hay quốc gia khác nhau. Tiền lương thực tế là một chỉ số
về mức sống dựa trên các dạng tiêu dùng của người lao động và gia đình họ.
Liên quan đến tiền lương ở Việt nam còn có một số khái niệm như:
Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp
đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức.
Tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của
công việc mà người lao động đảm nhận. Trong khu vực Nhà nước Tiền lương
cơ bản được xác định như sau:
Tiền lương cơ bản = Tiền lương tối thiểu * Hệ số lương
(2.2)
Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong
điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ
và là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động khác. Nó còn
là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức lao
động. Tiền lương tối thiểu còn nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần
kinh tế.
Bản chất của tiền lương
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức
lao động thông qua sự thoả thuận giữa người có sức lao động và người sử
dụng người lao động. Để bù đắp phần hao phí lao động đó họ cần có một
lượng nhất định các vật phẩm tiêu dùng cho nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại… và
người sử dụng lao động phải đáp ứng nhu cầu đó đúng mức hao phí mà người
lao động đã bỏ ra thông qua tiền lương. Do đó sức lao động có thể là hàng hoá
phụ thuộc vào sự biến động cung cầu và chất lượng hàng hoá sức lao động
trên thị trường tức là chịu sự chi phối của các quy luật giá trị đóng vai trò chủ
đạo. Tiền lương đảm bảo cho người lao động có thể tái sản xuất lao động để
họ có thể tham gia vào quá trình tái sản xuất tiếp theo. Vì vậy, tiền lương bao
gồm nhiều yếu tố cấu thành, để thu nhập là nguồn sống chủ yếu của bản thân
người lao động và của gia đình họ. Việc trả lương cho người lao động không
chỉ căn cứ vào hợp đồng mà căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của người lao động mà họ nhận được sau một thời gian lao động mà họ bỏ ra.
15
2.1.1.2 Chức năng của tiền lương
• Chức năng tái sản xuất sức lao động
Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho
người lao động thông qua tiền lương. Sức lao động là sản phẩm chủ yếu của
xã hội, nó luôn luôn được hoàn thiện và phát triển nhờ thường xuyên được duy
trì và khôi phục. Như vậy bản chất của tái sản xuất sức lao động nghĩa là đảm
bảo cho người lao động có một số lượng tiền lương sinh hoạt nhất định để họ
có thể:
- Duy trì và phát triển sức lao động của chính mình.
- Sản xuất ra sức lao động mới.
- Tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ để hình thành kỹ năng lao
động, tăng cường chất lượng lao động.
• Chức năng là đòn bẩy kinh tế
Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện
giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, trong doanh nghiệp
cũng như ngoài xã hội. Do đó, doanh nghiệp cần thực hiện công việc đánh giá
năng lực và công sức của người lao động đối với sự phát triển của doanh
nghiệp một cách đúng đắn, để tính tiền lương trở thành một công cụ quản lý
khuyến khích người lao động nâng cao khả năng làm việc.
• Chức năng là điều tiết lao động
Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành,
nghề ở các vùng trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệt thống thang
bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công
cụ điều tiết lao động. Nhờ đó tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý
tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội.
• Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội
Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao
động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác
định chính xác hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua tổng quỹ
lương cho toàn thể người lao động. Điều này có nghĩa trong công tác thống kê,
giúp nhà nước hoạch định các chính sách điều chỉnh mức lương tối thiểu để
đảm bảo hợp lý thực tế luôn phù hợp với chính sách của nhà nước.
• Chức năng công cụ quản lý nhà nước
16
Bộ luật lao động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm
việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi
người lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối
quan hệ lao động được hài hoà và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo và tài
năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội
trong lao động, sản xuất, dịch vụ, tăng hiệu quả sử dụng và quản lý lao động.
Với các chức năng trên ta có thể thấy tiền lương đóng một vai trò quan trọng
việc thúc đẩy sản xuất và phát triển phát huy tính chủ động, sáng tạo của
người lao động, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.1.3 Đặc điểm của tiền lương
- Tiền lương là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, là vốn
ứng trước và đây là khoản chi phí trong giá thành sản phẩm.
- Đối với các nhà quản lý thì tiền lương là một trong những công cụ quản
lý doanh nghiệp.
- Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng tái tạo sức
lao động trên cơ sở bù lại sức lao động đã hao phí, thông qua sự thỏa mãn nhu
cầu tiêu dùng của người lao động.
2.1.1.4 Nguyên tắc tổ chức tiền lương
Điều 90, chương VI về tiền lương của Bộ luật lao động năm 2012 quy
định như sau: Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho
người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận bao gồm mức lương
theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng
công việc và phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Áp dụng trả lương ngang nhau cho lao động cùng một đơn vị sản xuất
kinh doanh, không phân biệt tuổi tác, dân tộc, giới tính.
- Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động lớn hơn tốc độ tăng tiền
lương.
- Đảm bảo mối tương quan hợp lý về tiền lương giữa những người làm
nghề khác nhau trong lĩnh vực nền kinh tế quốc dân.
2.1.1.5 Phương pháp tính lương
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 thì tiền lương trả
cho người lao động được tính theo chế độ cấp bậc. Tiền lương cấp bậc là tiền
lương áp dụng cho công nhân căn cứ trên số lượng và chất lượng lao động.
17
Theo chế độ này doanh nghiệp phải áp dụng hoặc vận dụng các thang
lương, mức lương hiện hành của nhà nước.
- Thang lương: là biểu hiện xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương theo
rình tự và theo cấp bậc giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhiều nghề giống
nhau. Mỗi thang lương đều có hệ số cấp bậc và tỷ lệ tiền lương ở các cấp bậc
khác nhau so với lương tối thiểu.
- Mức lương: là lượng tiền trả cho người lao động cho một đơn vị thời
gian (giờ, ngày, tháng...) phù hợp với các cấp bậc trong thang lương. Thông
thường nhà nước chỉ quy định mức lương bậc I hoặc mức lương tối thiểu với
hệ số lương của cấp bậc tương ứng.
- Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là quy định về mức độ phức tạp của công
việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân ở một bậc nào đó phải gì
về mặt chuyên môn và phải làm được gì về mặt thực hành. Ngoài ra, cán bộ
quản lý trong doanh nghiệp được thực hiện chế độ tiền lương theo chức vụ
thông qua các bảng lương chức vụ do nhà nước quy định. Bảng lương chức vụ
quy định các nhóm chức vụ, bậc lương, hệ số lương và mức lương cơ bản.
Theo quy định hiện hành tại Nghị định 66/2013/ NĐ-CP, mức lương tối
chung áp dụng chính thức kể từ ngày 01 tháng 07 năm 2013 là 1.150.00
đồng/người/ tháng.
2.1.2 Lao động
2.1.2.1 Khái niệm
Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm biến đổi các vật
chất tự nhiên thành của cải vật chất cần thiết cho đời sống của mình. Lao động
là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất và các
giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân
mỗi người lao động.
2.1.2.2 Phân loại lao động
Trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau thì việc phân loại
lao động không giống nhau tùy thuộc vào yêu cầu quản lý lao động trong điều
kiện cụ thể của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể phân chia lao động
như sau:
• Phân loại theo thời gian lao động:
- Lao động thường xuyên: là lực lượng do doanh nghiệp quản lý và trực
tiếp trả lương.
18
- Lao động thời vụ: là lực lượng làm tại doanh nghiệp do các ngành
khác.
• Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất:
- Lao động trực tiếp: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt động
sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay thực hiện các công việc nhiệm vụ
nhất định. Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau:
Theo nội dung công việc: lao động sản xuất kinh doanh chính, lao
động sản xuất kinh doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác.
Theo năng lực và trình độ chuyên môn: Lao động có tay nghề cao, lao
động có tài nghề trung bình, lao động phổ thong
- Lao động gián tiếp: là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp
vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp được
phân loại như sau:
Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn: nhân viên kỹ
thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.
Theo năng lực và trình độ chuyên môn: chuyên viên chính, chuyên
viên, cán sự và nhân viên.
2.1.3 Hình thức trả lương
Tùy từng tính chất công việc mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình
các hình thức trả lương khác nhau. Nhưng tổng quan lại, doanh nghiệp thường
áp dụng 2 hình thức trả lương chính đó là trả lương theo thời gian và hình thức
trả lương theo sản phẩm.
2.1.3.1 Hình thức trả lương theo thời gian
Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động, lương cấp bậc
để tính lương cho công nhân viên. Hình thức này được áp dụng chủ yếu cho
cán bộ công nhân viên chức, quản lý, y tế giáo dục, sản xuất trên dây chuyền
tự động, trong đó có 2 loại:
• Trả lương theo thời gian đơn giản.
• Trả lương theo thời gian có thưởng.
a) Trả lương theo thời gian đơn giản
Đây là số tiền trả cho người lao động căn cứ vào bậc lương và thời gian
thực tế làm việc không xét đến thái độ và kết quả lao động.
19
Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo thàng bậc quy
định gồm lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có). Thường áp dụng cho
nhân viên hành chính, quản lý và nhân viên thuộc các ngành hoạt động không
có tính chất sản xuất.
Hệ số lương x Mức lương tối thiểu
x Số ngày làm
Tiền lương cơ bản =
tháng
Số ngày làm việc theo chế độ
(2.3)
việc thực tế
Lương ngày: Trả cho người lao động căn cứ vào mức lương ngày và
số ngày làm việc thực tế trong tháng. Lương ngày thường áp dụng để trả lương
cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính lương cho người lao động
trong những ngày hội họp, học tập hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để
tính trợ cấp BHXH.
Tiền lương tháng
Lương ngày
=
(2.4)
Số ngày làm việc theo chế độ
Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm
việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường được dùng làm căn cứ để tính
phụ cấp làm thêm giờ.
Tiền lương ngày
(2.5)
Lương giờ =
Số giờ làm việc theo chế độ
b) Trả lương theo thời gian có thưởng
Thực chất của chế độ này là sự kết hợp giữa việc trả lương theo thời gian
đơn giản và tiền thưởng khi công nhân vượt mức những chỉ tiêu số lượng và
chất lượng đã quy định. Hình thức này được áp dụng cho công nhân phụ (công
nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị) hoặc công nhân chính làm việc ở những
nơi có trình độ cơ khí hoá, tự động hoá, công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất
lượng.
Mức lương = Lương tính theo thời gian giản đơn + Tiền thưởng (2.6)
Hình thức trả lương theo thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc
thực tế song vẫn tồn tại nhiều hạn chế do nó chưa gắn liền với chất lượng và
kết quả lao động. Vì vậy, các doanh nghiệp cần kết hợp các biện pháp khuyến
khích vật chất, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật nhằm tạo điều kiện cho người
lao động tự giác làm việc một cách có trách nhiệm và năng suất cao.
20
2.1.3.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm
Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm mà họ làm ra, công việc và lao vụ hoàn
thành đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã quy định và đơn giá tiền lương tính cho một
đơn vị sản phẩm, công việc đó.
Trả lương theo sản phẩm muốn đạt hiệu quả tốt thì phải xây dựng trên
các nguyên tắc sau đây:
- Xây dựng được một hệ thống định mức lao động, kinh tế kỹ thuật có
căn cứ khoa học, chính xác.
- Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm phải chặt chẽ để sản phẩm làm ra
đáp ứng tiêu chuẩn qui định.
Để khuyến khích người lao động nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm hay đẩynhanh tiến độ sản xuất mà doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều
đơn giá tiền lương sản phẩm khác nhau do đó có các dạng tiền lương sản phẩm
khác nhau. Trong nền kinh tế hiện nay, nhà nước ta cho phép các doanh
nghiệp áp dụng một trong các hình thức trả lương dưới đây hoặc có thể kết
hợp các hình thức này tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh doanh
nghiệp.
a) Trả lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế
Lương sản phẩm trực tiếp là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng và
chất lượng sản phẩm mà công nhân đó hoàn thành trong thời gian làm việc và
được xác định bằng công thức sau đây:
Tiền lương trả theo
sản phẩm trực tiếp
=
Số lượng sản phẩm
hoàn thành đúng quy
cách
x
Đơn giá tiền
lương của 1
sản phẩm
(2.7)
b) Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
Lương sản phẩm gián tiếp là tiền lương trả cho công nhân phục vụ sản
xuất (vận chuyển vật liệu, sản phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị...) Mặc dù
lao động của những công nhân này không trực tiếp làm ra sản phẩm nhưng lại
gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân trực tiếp sản xuất
Trả lương theo thành phẩm gián tiếp khuyến khích những người lao
động gián tiếp phối hợp với lao động trực tiếp để nâng cao năng suất lao động,
cùng quan tâm tới kết quả chung.Tuy nhiên, hình thức này không đánh giá
được đúng kết quả lao động của người lao động gián tiếp.
c) Trả lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt
21
Lương sản phẩm có thưởng có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm kết
hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất như nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao năng suất lao động, giảm tỉ lệ hàng hư hỏng...
Tiền lương trả người lao động căn cứ vào số lượng sản phẩm đã sản xuất
ra theo đơn giá mỗi đơn vị sản phẩm, kết hợp với một hình thức tiền thưởng
khi hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch đặt ra.
Ngoài ra trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hư hỏng gây lãng
phí nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm không đảm bảo và ngày công lao
động không đủ so với quy định thì người lao động có thể bị phạt và khi đó tiền
lương theo sản phẩm trựctiếp phải trừ đi khoản tiền phạt.
d) Trả lương theo sản phẩm lũy tiến
Tiền lương sản phẩm luỹ tiến áp dụng như sau: Ngoài tiền lương theo
sản phẩm trực tiếp còn căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt định mức lao động
để tính thêm một số tiền lương theo tỷ lệ luỹ tiến.
Lương trả theo sản phẩm lũy tiến có tác dụng khuyến khích nâng cao
năng suất lao động nhưng chỉ nên áp dụng trong trường hợp đối với những
công việc hoàn thành đúng thời hạn, hoặc hoàn thành trong một thời gian
ngắn, nhìn chung chỉ nên áp dụng khi doanh nghiệp cần hoàn thành gấp một
đơn đặt hàng nào đó.
2.1.4 Quỹ lương và các khoản trích theo lương
2.1.4.1 Quỹ lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương,
tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền hỗ
trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục ...) mà doanh nghiệp trả cho các
loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý.
Thành phần quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu sau:
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế
(Tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán).
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong
phạm vi chế độ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm
nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
- Tiền ăn trưa, ăn ca.
22
- Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy
nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên...)
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Để phục vụ cho công tác hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp có
thể chia thành hai loại: Tiền lương chính và tiền lương phụ.
Tiền lương chính là tiền lương doanh nghiệp trả cho người lao động
trong thời gian người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền
lương trả theo cấp bậc và phụ cấp kèm theo như phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp
khu vực, phụ cấp thâm niên...
Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
người lao động thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian
người lao động nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng theo
chế độ.
2.1.4.2 Các khoản trích theo lương
Người lao động đều quan tâm đến tiền lương mà người sử dụng lao động
trả cho. Tuy nhiên, ngoài tiền lương mà mình được hưởng họ còn quan tâm
đến các quyền lợi khác như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công
đoàn và bảo hiểm thất nghiệp mà thường được gọi chung là các khoản trích
theo lương.
Đây là những quỹ xã hội hình thành từ nguồn đóng góp của người lao
động và người sử dụng lao động nhằm trợ cấp cho người lao động và đối
tượng gặp rủi ro.
a/ Bảo hiểm xã hội: Quỹ được lập nhằm tạo ra nguồn tài trợ cho công
nhân viên trong trường hợn ốm đau, thai sản, tai nạn lao động ... Quỹ BHXH
được hình thành do việc trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
ghiệp và khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định. Tỷ lệ
trích BHXH hàng tháng là 26% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm
niên vượt khung; trong đó doanh nghiệp chi cho người lao động là 18% (tính
vào chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp 8%
được trừ vào lương hàng tháng. (Tỷ lệ trích BHXH hàng tháng áp dụng trong
giai đoạn 2010- 2011 là 22%, giai đoạn 2012- 2013 là 24%).
b/ Bảo hiểm y tế: Quỹ được lập để phục vụ cho việc bảo vệ và chăm sóc
sức khỏe cho người lao động như: khám và chữa bệnh. Theo quy định của chế
độ chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHYT được hình thành do trích lập vào chi
phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và khấu trừ vào lương của người
lao động theo chế độ quy định. Tỷ lệ trích BHYT hàng tháng là 4.5% theo tiền
23
lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề); trong đó,
doanh nghiệp chi cho người lao động là 3% (tính vào chi phí cho đối tượng sử
dụng lao động), người lao động đóng góp 1.5% được trừ vào lương hàng
tháng. Doanh nghiệp nộp hết 4.5% cho cơ quan BHYT.
c/ Bảo hiểm thất nghiệp: Quỹ BHTN được lập ra nhằm hỗ trợ người thất
nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ
bị mất thu nhập do thất nghiệp và nguồn hình thành như BHXH. Tỷ lệ trích
BHTN hàng tháng là 3% theo tiền lương và phụ cấp (chức vụ, thâm niên vượt
khung, thâm niên nghề); trong đó, doanh nghiệp chi cho người lao động là 1%
(tính vào chi phí cho đối tượng sử dụng lao động), người lao động đóng góp
1% được trừ vào lương hàng tháng, ngân sách nhà nước hỗ trợ 1%. Doanh
nghiệp nộp 2% và ngân sách chuyển 1% cho cơ quan BHXH.
d/ Kinh phí công đoàn: Kinh phí công đoàn được lập để phục vụ chi tiêu
cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền của người
lao động; được hình thành do trích lập vào chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp và khấu trừ vào lương của người lao động theo chế độ quy định.
Tỷ lệ trích KPCĐ hàng tháng là 2% theo tiền là phụ cấp (chức vụ, thâm niên
ượt khung, thâm niên nghề nghiệp); trong đó, doanh nghiệp chi cho hết 2%
(tính vào chi phí cho đối tượng sử dụng lao động). Doanh nghiệp nộp 1% cho
lên đoàn lao động địa phương, 1% giữ lại để chi cho hoạt động công đoàn
doanh nghiệp.
2.1 Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng từ giai đoạn 2014 trở về sau:
Các khoản trích
theo lương
DN (%)
NLĐ (%)
Cộng (%)
BHXH
18
8
26
BHYT
3
1.5
4.5
BHTN
1
1
2
KPCĐ
2
Cộng (%)
24
2
10,5
34.5
Nguồn: Luật Bảo hiểm xã hội
2.1.5 Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương
2.1.5.1 Chứng từ kế toán
24
Chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC về lao
động tiền lương bao gồm các chứng từ sau:
- Mẫu số 01a – LĐTL: Bảng chấm công
- Mẫu số 01b – LĐTL: Bảng chấm công làm thêm giờ
- Mẫu số 02 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền lương
- Mẫu số 03 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền thưởng
- Mẫu số 04 – LĐTL: Giấy đi đường
- Mẫu số 05 – LĐTL: Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành
- Mẫu số 06 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
- Mẫu số 07 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền thuê ngoài
- Mẫu số 08 – LĐTL: Hợp đồng giao khoán
- Mẫu số 09 – LĐTL: Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao
khoán
- Mẫu số 10 – LĐTL: Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Mẫu số 11 – LĐTL: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm và yêu cầu quản lý, một số doanh nghiệp
còn xây dựng thêm “Phiếu nghỉ hưởng BHXH”, “Danh sách người lao động
hưởng BHXH”, “Biên bản điều tra tai nạn lao động”...
2.1.5.2 Sổ sách kế toán
Việc tổ chức hạch toán và ghi sổ tổng hợp chi phí tiền lương và các
khoản trích theo lương tùy thuộc vào hình thức ghi sổ mà doanh nghiệp lựa
chọn.
Đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo quyết định
15/2006QĐ-BTC thì áp dụng một trong 5 hình thức kế toán sau:
Hình thức kế toán Nhật ký chung
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Hình thức kế toán trên máy vi tính
25
Đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo quyết định
48/2006QĐ-BTC, thì do bộ máy kế toán đơn giản nên không áp dụng hình
thức Nhật ký - Chứng từ.
Hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán nhật ký chung: Tất cả các nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm
là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế
(định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký
để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức này được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp có quy mô lớn,
trang bị phần mềm kế toán.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
26
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ
CHUNG
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
SỔ CÁI
Bảng cân đối số
phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006.
Hình 2.1 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký chung.
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái: Các nghiệp vụ
kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và
theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán
tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ
Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký - Sổ Cái;
- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Tách rời việc ghi chép kế toán ở tài khoản cấp 1 với việc ghi chép kế toán
ở các tài khoản chi tiết (cấp 2, 3...) và ghi ở 2 loại sổ kế toán khác nhau là sổ
kế toán tổng hợp (Sổ Nhật ký – Sổ Cái) và kế toán chi tiết.
27
Không cần lập bảng cân đối tài khoản của các tài khoản cấp 1 vì có thể
kiểm tra trực tiếp tại dòng tổng số phát sinh của sổ Nhật ký – Sổ Cái.
Căn cứ ghi sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng
loại.
Thường phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít tài
khoản kế toán.
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng
từ gốc cùng loại
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
NHẬT KÝ – SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006.
Hình 2.2 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp
để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp
bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc
Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
28
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm
(theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính
kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, sử dụng
nhiều tài khoản kế toán.
Các sổ kế toán chủ yếu
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
- Sổ Cái
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
cùng loại
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đôi số phát
sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006.
Hình 2.3 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
29
Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ :
Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có
của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các
tài khoản đối ứng Nợ.
Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo
trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế
(theo tài khoản).
Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên
cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản
lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
NHẬT KÝ –
CHỨNG TỪ
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng
hợp chi tiết
SỔ CÁI
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006.
Hình 2.4 Trình tự ghi sổ Hình thức kế toán Nhật ký Chứng từ.
2.1.5.3 Nội dung của kế toán tiền lương
Các nội dung cơ bản của kế toán tiền lương là hạch toán số lượng lao
động, hạch toán thời gian và kết quả lao động. Cụ thể như sau:
a) Hạch toán số lượng lao động
30
Hầu hết mọi sự thay đổi về số lượng và chất lượng lao động doanh
nghiệp thường do các nguyên nhân như tuyển dụng mới người lao động, nâng
bậc thợ hoặc có nhân viên nghỉ việc do nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc …
Như vậy, căn cứ vào các chứng từ ban đầu như quyết định tuyển dụng,
quyết định cho thôi việc, quyết định nâng cấp bậc thợ, ….. kế toán sẽ theo dõi,
hạch toán sự thay đổi về số lượng và chất lượng lao động.
b) Hạch toán thời gian lao động
Việc hạch toán thời gian lao động là hạch toán tình hình sử dụng thời
gian lao động bao gồm hạch toán giờ công tác của CNV và hạch toán thời gian
lao động tiêu hao echo từng công việc hoặc cho sản xuất từng loại sản phẩm
trong doanh nghiệp.
Sử dụng bảng chấm công để theo dõi thời gian làm việc của người lao
động qua đó hạch toán tình hình sử dụng thời gian lao động. Trong bảng chấm
công ghi rõ thời gian làm việc, thời gian vắng mặt và ngừng việc với lý do cụ
thể. Bảng chấm công do tổ trưởng ghi chép và tổng hợp nộp cho phòng kế
Hạch toán thời gian lao động tiêu hao cho sản xuất từng sản phẩm hoặc
từng loại sản phẩm bằng cách lấy thời gian làm việc cho từng loại sản phẩm
trừ đi thời gian ngừng việc, hội họp, học tập…
c) Hạch toán kết quả lao động
Tùy từng loại hình sản xuất và điều kiện tổ chức lao động mà áp dụng
các chứng từ thích hợp. Các chứng từ thường được sử dụng để hạch toán kết
quả lao động là: Phiếu giao nhận sản phẩm, bảng theo dõi công tác tổ…
2.1.5.4 Hạch toán tổng hợp
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 334: Phải trả người lao động
Tài khoản này dung để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh
toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương,
tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về
thu nhập của người lao động.
Bên Nợ:
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác đã
ứng, trả cho công nhân viên.
- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên.
31
Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả cho .
Số dư Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác còn phải
trả.
Tài khoản 334 – Phải trả công nhân viên, có thể có Số dư Nợ, nhưng rất
ít trường hợp số tiền đã trả, đã thanh toán lớn hơn số tiền phải trả, phải thanh
toán cho công nhân viên.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người
lao động, ghi:
Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công (6231)
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6271)
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng (6411)
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6421)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).
2. Tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên:
- Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng,
ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (4311)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341)
Có các TK 111, 112,. . .
3. Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,. . .) phải trả cho
công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
4. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân viên:
Nợ các TK 622,623, 627, 641, 642,241
32
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Doanh nghiệp có trích trước tiền lương
nghỉ phép)
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341).
5. Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và
người lao động của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý. .
. ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 141 - Tạm ứng
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có TK 138 - Phải thu khác.
6. Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động
khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
7. Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên
và người lao động khác của doang nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có các TK 111, 112,. . .
8. Thanh toán các khoản phải trả co công nhân viên và người lao động
khác của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có các TK 111, 112,. . .
9. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao
động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hoá:
- Đối với sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính
theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo
giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế
GTGT).
33
- Đối với sản phẩm, hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá thanh toán).
10. Xác định và thanh toán tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và
người lao động khác của doanh nghiêp:
- Khi xác định được số tiền ăn ca phải trả cho công nhân viên và người
lao động khác của doanh nghiêp, ghi:
Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642
Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348).
- Khi chi tiền ăn ca cho công nhân viên và người lao động khác của
doanh nghiêp, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348)
Có các TK 111, 112,. . ..
34
TK 511, 512
TK 353
TK 334
Trả lương cho người lao động
bằng sản phẩm, hàng hóa
Tiền thưởng cho người
lao động
TK 3383
TK 138, 141
Các khoản khấu trừ vào tiền
lương, thu nhập của người lao động
TK 622, 623, 627,
641, 642, 241
BHXH trả thay cho
người lao động
TK 335
TK 3335
Thuế TNCN khấu trừ vào tiền
lương
Tiền lương nghỉ
phép
Trích lương nghỉ
phép
TK 111, 112
ứng trước, thanh toán tiền
lương người lao động
TK 338
BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ khấu trừ vào lương
Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho
người lao động
Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản
xuất, kinh doanh
Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006.
Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 334
35
Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác
Nhằm phản ánh tình hình trích, nộp, thanh toán các khoản BHXH, BHYT,
BHTN và KPCĐ giữa doanh nghiệp với người lao động, với cơ quan chức
năng về BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ trong kỳ kế toán.
Bên Nợ:
- Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào tài khoản liên quan theo quyết
định trong biên bản xử lý
- BHXH phải trả cho người lao động.
- Số BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ đã nộp cho cơ quan cấp trên
- Các khoản khác đã trả đã nộp
Bên Có:
- Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết.
- Giá trị tài sản thừa phải trả theo quyết định ghi trong ghi trong biên
bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân
- Trích BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ vào chi phí SXKD.
- Khoản người lao động phải nộp về tiền nhà, điện, nước đối với ở tập
thể.
- Trích BHXH, BHTN, BHYT trừ vào lương của người lao động
- Các khoản phải trả khác.
Số dư Có:
- Số tiền còn phải trả phải nộp.
- BHXH, BHYT, BHTN nộp chưa đủ cho cấp trên hoặc sổ quỹ để lại
cho đơn vị chi chưa hết.
- Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết.
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác có thể có Số dư Nợ, phản ánh số
đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp.
Để theo dõi các khoản BHXH, BHTN, BHYT, KPCĐ, Tài khoản 338
có các tài khoản cấp 2 như sau:
- TK 3382 : Kinh phí công đoàn (KPCĐ).
- TK 3383 : Bảo hiểm xã hội (BHXH).
36
- TK 3384 : Bảo hiểm y tế (BHYT).
- TK 3389 : Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Hàng tháng trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384).
2. Tính số tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trừ
vào lương của công nhân viên, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.
3. Nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn cho cơ quan quản lý quỹ
và khi mua thẻ bảo hiểm y tế cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác
Có các TK 111, 112,. . .
4. Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau,
thai sản. . ., ghi:
Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 - Phải trả người lao động.
37
TK 338 (2, 3, 4, 9)
TK 334
Trích BHXH phải trả
cho nhân viên khi ốm
đau, thai sản
TK 622, 623,
641, 642
Trích BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ vào chi
phí sản xuất, kinh doanh
TK 111, 112
TK 334
Nộp BHXH, BHYT,
BHTN, KPCĐ cho cơ
Trừ lương người lao
động về các khoản
BHXH, BHYT, BHTN
quan quản lý cấp trên
hay chi quỹ
Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006.
Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo tiền lương.
Tài khoản 335: Chi phí phải trả
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa chi trả trong kỳ này.
Tài khoản này dùng để hạch toán những khoản chi phí thực tế chưa phát
sinh, nhưng được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh kỳ này cho các
đối tượng chịu chi phí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế
không gây đột biến cho chi phí sản xuất, kinh doanh. Việc hạch toán các
khoản chi phí phải trả vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phải thực hiện
theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ.Thuộc
loại chi phí phải trả, bao gồm các khoản sau:
- Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong
thời gian nghỉ phép.
- Chi phí sửa chữa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chữa lớn có
tính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí sửa chữa cho năm kế
hoạch hoặc một số năm tiếp theo.
- Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ có
38
thể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất. Kế toán tiến hành tính trước và
hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chi
trong thời gian ngừng sản xuất, kinh doanh.
- Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau,
lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn).
Bên Nợ:
- Các khoản chi phí thực tế phát sinh được tính vào chi phí phải trả;
- Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được ghi
giảm chi phí.
Bên Có: Chi phí phải trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất,
kinh doanh.
Số dư bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí hoạt động sản xuất,
kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu
1. Trích trước vào chi phí về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản
xuất, ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả.
2. Hàng tháng, khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh, dựa vào bảng
lương, ghi:
Nợ TK 335 – Chi phí phải trả
Có TK 334 – Phải trả người lao động
3. Cuối năm, dựa vào số tiền lương thực tế phát sinh và số tiền lương
nghỉ phép dự kiến đã tạm trích đưa vào chi phí để tất toán tài khoản 335 – Chi
phí phải trả.
Nếu tiền lương nghỉ phép thực tế > tiền lương nghỉ phép dự kiến đã
trích, ghi:
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp (Số chênh lệch lớn hơn)
Có TK 335 - Chi phí phải trả (Số chênh lệch lớn hơn)
Nếu tiền lương nghỉ phép thực tế < tiền lương nghỉ phép đã trích, kế toán ghi:
39
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả (Số chênh lệch nhỏ hơn)
Có TK 662- Chi phí nhân công trực tiếp (Số chênh lệch nhỏ
hơn)
TK 334
TK 622, 641…
TK 335
Số tiền lương
nghỉ phép thực
tế phát sinh
Trích trước tiền
lương nghỉ phép
Hoàn nhập chi phí
trả trước
Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006.
Hình 2.7 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 335
2.1.5.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng chi phí lương
Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương được chia làm 4 nhóm:
a) Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân công việc
– Sự phức tạp của công việc: Các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ và
kỹ thuật nâng cao mới có khả năng giải quyết được sẽ phải trả lương cao.
Thông thường các công việc phức tạp gắn liền với những yêu cầu về đào tạo,
kinh nghiệm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến mức lương.Sự phức tạp của công
việc phản ánh mức độ khó khăn và những yêu cầu cần thiết để thực hiện công
việc. Sự phức tạp của công việc được phản ánh qua các khía cạnh sau đây:
Yêu cầu về trình độ học vấn và đào tạo.
Yêu cầu về kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc.
Cần phẩm chất cá nhân cần có.
Trách nhiệm đối với công việc.
− Tầm quan trọng của công việc: phản ánh giá trị của công việc. Các
công việc có tầm quan trọng cao sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt
động của tổ chức.
− Điều kiện để thực hiện công việc: Các điều kiện khó khăn nguy hiểm
đương nhiên sẽ được hưởng mức lương cao hơn so với điều kiện bình thường.
Sự phân biệt đó để bù đắp những tốn hao sưc lực và tinh thần cho người lao
động cũng như động viên họ bền vững với công việc.
40
b) Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân nhân viên:
− Trình độ lành nghề của lao động.
− Kinh nghiệm của bản than người lao động. kinh nghiệm được coi như
một yếu trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lương bổng của cá
nhân. Hầu hết các cơ quan tổ chức trên thế giới đều dựa vào yếu tố này để
tuyển chọn và trả lương.
− Mức hoàn thành công việc.
− Thu nhập tiền lương của mỗi người phụ thuộc vào mức hoàn thành
công việc của họ. Cho dù năng lực là như nhau nhưng nếu mức độ hoàn thành
công việc là khác nhau thì tiền lương phải khác nhau. Đó cũng là sự phản ánh
tất yếu của công bằng trong chính sách tiền lương.
− Thâm niêm công tác: ngày nay trong nhiều tổ chức yếu tố thâm niêm
có thể không phải là một yếu tố quyết định cho việc tăng lương. Thâm niên chỉ
là một trong những yếu tố giúp cho đề bạt, thăng thưởng cho nhân viên.
− Sự trung thành: những người trung thành với tổ chức là những người
gắn bó làm việc lâu dài với tổ chức. Trả lương cho sự trung thành sẽ khuyến
khích nhân viên tận tâm vì sự phát triển của tổ chức. Sự trung thành và tâm
niên có mối quan hệ với nhau nhưng có thể phản ánh những giá trị khác nhau.
− Tiềm năng của nhân viên: những người có tiềm năng là những người
chưa có khả năng thực hiện những công việc khó ngay, nhưng trong tương lai
họ có tiềm năng thực hiện được những việc đó. Trả lương cho những tiềm
năng được coi như đầu tư cho tương lai giúp cho việc giữ chân và phát triển
tài năng cho tiềm năng của tương lai. Có thể có những người trẻ tuổi được trả
lương cao bởi vì họ có tiềm năng trở thành những nhà quản trị cấp cao trong
tương lai.
c) Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường công ty
− Chính sách tiền lương của công ty.
− Khả năng tài chính của công ty.
− Năng suất lao động
d) Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường xã hội
− Tình hình cung cấp sức lao động trên thị trường.
− Mức sống trung bình của dân cư.
− Tình hình giá cả sinh hoạt.
− Sức mua của công chúng.
− Công đoàn, xã hội.
− Nền kinh tế.
− Luật pháp.
41
Khi xây dựng hệ thống tiền lương người ta có xu hướng trước tiên dựa
vào công việc sau đó sử dụng các yêu cầu về kỹ năng và kết quả làm việc để
xác định mức lương cho mỗi nhân viên.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương
Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ tiền lương thực hiện
trong kỳ. Mục đích phân tích tiền lương nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng
lao động song song với việc quan tâm đến thu nhập của người lao động. Hai
yếu tố trên có quan hệ hữu cơ, nhân quả: yếu tố tiền lương bình quân vừa là
nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại. Trong
đó, tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương
(2.8)bình
quân một vận động hợp quy luật phát triển. Tùy hình thức trả lương các nhân
(2.9)
tố và các chỉ tiêu phân tích có sự khác nhau:
Đối với hình thức trả lương theo thời gian:
Quỹ tiền lương = số lao động * tiền lương (bình quân)
(2.10)
Đối với hình thức trả lương theo kết quả lao động
Quỹ tiền lương = Doanh thu (sản lượng) * đơn giá tiền lương
Theo đó, năng suất lao động được tính dựa trên số lao động và kết quả
(2.11)
doanh thu đạt được:
NSLĐ (bình quân) = Doanh thu (sản lượng) / số lao động (bình quân)
Công thức quỹ tiền lương trả theo thời gian có thể được viết như sau:
Quỹ tiền lương = (Doanh thu (sản lượng) /Năng suất lao động bình quân)*
Tiền lương bình quân
Công thức trả lương theo sản phẩm có thể được viết như sau:
Quỹ tiền lương = Lao động (bình quân) * Đơn giá tiền lương * NSLĐ (bình
quân)
(2.12)
2.1.5.6 Yêu cầu và Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương
Yêu cầu
Yêu cầu của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là phải dựa
trên văn bản quy định của Nhà nước, các thông tư của Bộ lao động, thương xã
hội hướng dẫn để giải quyết các chế độ của người lao động như: Chế độ tiền
lương, chế độ thanh toán BHXH khi người lao động nghỉ việc, ốm đau, tai
nạn, thai sản …
- Dựa theo trình tự kế toán để thực hiện các khoản chi.
- Phải đảm bảo tính đúng, đủ theo quy định của chế độ Nhà nước.
42
- Chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải rõ
ràng, cụ thể để đảm cho việc lưu trữ hồ sơ va thanh toán cho người lao động
Nhiệm vụ
- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự
biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao
động và kết quả lao động.
- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chế độ và các khoản tiền
lương, tiền thưởng các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về
lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh
phí công đoàn (KPCĐ) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Kiểm tra tình hình
sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN.
- Tính toán và phân bố chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương,
khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng
lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011 – 2013
và 6 tháng đầu năm 2014, các chứng từ và thông tin kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương, thông tin nhân sự do phòng kế toán tài vụ, phòng tổ
chức lao động cung cấp.
- Thông tin trên website của xí nghiệp: lịch sử hình thành, ngành nghề
kinh doanh …
2.3.5 Phương pháp phân tích đánh giá
Có nhiều phương pháp phân tích số liệu khác nhau, dựa vào từng mục
tiêu cụ thể mà sử dụng những phương pháp phù hợp.
Mục tiêu 1: Đối với mục tiêu tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương được thực hiện lấy số liệu thực tế tại công
ty.
43
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thay thế lien hoàn để phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn sử
dụng phương pháp so sánh để phân tích tỷ suất tiền lương của công ty.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một
trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác
trong mỗi lần thay thế.
Bước 1: Xác định công thức.
Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân
tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh
hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ
nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng
hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu
sau.
Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích.
So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối
tượng phân tích.
Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể
hiện bằng phương trrình: Q = a . b . c
Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 . b1. c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0
Q1 – Q0 = DQ: mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là
đối tượng cần phân tích.
DQ = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0
Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố.
Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở
bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế)
Thay thế bước 1 (cho nhân tố a)
a0 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b0 . c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a là:
44
Da = a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0
Thay thế bước 2 (cho nhân tố b)
a1 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố b là:
Db = a1 . b1 . c0 – a1. b0 . c0
Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c)
a1 . b1 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c là:
Dc = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0
Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: Da + Db +Dc = DQ
Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố:
Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để
khắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn.
Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ
quan ảnh hưởng không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời củng cố,
xây dựng phương hướng cho kỳ sau.
Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn:
Ưu điểm:
Là phương pháp đơn giản, dễ tính toán so với các phương pháp xác
định nhân tố ảnh hưởng khác.
Phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được các nhân tố có
quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số %.
Nhược điểm:
Khi xác định nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác
không đổi, trong thực tế các nhân tố có thể thay đổi.
Việc sắp xếp trình tự các nhân tố phải từ nhân tố sản lượng đến chất
lượng, trong thực tế việc phân biệt rỏ ràng giữa nhân tố sản lượng và
nhân tố chất lượng là không dễ dàng.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh số tuyệt đối
45
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của cùng
một chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động
của các hiện tượng kinh tế.
∆y = y1 – y0
(2.13)
Trong đó:
- ∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế
∆y = y1 – y0
- y1: trị số kỳ phân tích
- y0: trị số kỳ gốc
Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ
gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tốc độ tăng trưởng của
chỉ tiêu qua các kỳ nghiên cứu.
∆y =
y1– y0
*100
y0
(2.14)
Với ∆y là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế
Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá và đề ra giải
pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương trong xí nghiệp.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN VẬT TƯ
HẬU GIANG (HAMACO)
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang có tên giao dịch
quốc tế là HAU GIANG MATERIALS JOINT-STOCK COMPANY
Có tên viết tắt là HAMACO
Trụ sở: 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP
Cần Thơ
Vốn điều lệ: 62.253.990.000 đồng
46
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu,
nhận ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng: kim khí, hóa chất (trừ hóa chất độc
hại nhà nước cấm kinh doanh), vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, vật liệu xây
dựng, thiết bị phụ tùng, bếp gas và phụ tùng bếp gas ...
Điện thoại: (0710) 3830582
Fax: (0710) 3734426
Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang (HAMACO) được thành lập có tên
là Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang. Công ty được thành lập trên cơ sở sáp nhập
5 đơn vị: Ty Vật tư Kỹ thuật TP. Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP. Cần Thơ, Ty
Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc
Trăng. Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa
bàn TP. Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang.
Năm 1976: Công ty được Bác Tôn trao tặng lẵng hoa.
Năm 1984: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động
hạng ba.
Năm 1990: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động
hạng nhì.
Năm 1991: Khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần
Thơ, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ.
Năm 1993: Tiếp tục đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang.
Đây là thời điểm Công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng
ngành gas.
Năm 2000: Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường TP. Cần
Thơ, Công ty thành lập thêm Trung tâm Kinh doanh VLXD 26B, nay là Cửa
hàng Vậ tư Trà Nóc.
Năm 2001: Công ty tiếp tục thành lập Chi nhánh TP. HCM để mở rộng
mạng lưới kinh doanh tại TP. HCM.
Năm 2002: Nhằm phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng, Công ty
thành lập chi nhánh Bạc Liêu.
Năm 2003: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động
hạng nhất. Đồng thời Công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn.
Tháng 4 năm 2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vật tư
Hậu Giang (HAMACO).
47
Năm 2004: Khi tỉnh Cần Thơ được tách thành TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang, HAMACO thành lập Chi nhánh Vị Thanh để đẩy mạnh kinh doanh tại
tỉnh Hậu Giang.
Năm 2007: HAMACO thành lập Chi nhánh Sóc Trăng tại thị xã Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường Sóc Trăng.
Công ty đã được cấp chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO 9001:2000”. Điều này khẳng định rằng HAMACO luôn đề
cao chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Công ty nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn.
Năm 2008: HAMACO khai trương Tổng kho Trà Nóc với diện tích
10.000 m2 sử dụng hệ thống cần trục nhập xuất hàng đồng thời, nhằm đảm bảo
xuất hàng nhanh chóng cho khách hàng. Mua quyền sử dụng đất và đầu tư
Kho C22 Lê Hồng Phong với diện tích gần 10.000 m2 để phát triển mặt hàng
cát, đá và kinh doanh thêm mặt hàng xăng dầu.
Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng ba và nằm trong
bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008” do
Vietnamnet tổ chức bình chọn.
Năm 2009: HAMACO tiếp tục mua quyền sử dụng đất tại 184 Trần
Hưng Đạo với diện tích 1.000 m2và thành lập Công ty Cổ phần Bê Tông
HAMACO với công suất 90m3/giờ để đáp ứng nhu cầu sử dụng bê tông trộn
sẳn của các công trình tại TP. Cần Thơ.
Công ty nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam năm 2009” do Vietnamnet tổ chức bình chọn.
Năm 2010:HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn
nhất Việt Nam năm 2010” do Vietnamnet tổ chức bình chọn và được xếp hạng
nằm trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam 2010. Ngoài ra, doanh nghiệp còn nằm trong top 500 Thương hiệu Việt
năm 2010.
HAMACO đầu tư mua quyền sử dụng đất làm kho dự trữ hàng hóa tại
Quốc lộ 91B, TP. Cần Thơ, với diện tích 10.000m2.
Năm 2011: HAMACO thành lập Chi nhánh Phú Quốc tại 51 Nguyễn
Huệ, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang. Nằm trong Top 1.000
doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm
48
2011và nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm
2011” do Vietnamnet tổ chức bình chọn.
Năm 2012: Công ty xây dựng Tổng Kho LPG với diện tích 2.000 m2 tại
Khu Công nghiệp Trà nóc II, TP. Cần Thơ. Nằm trong Top 1.000 doanh
nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012 và nằm
trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2012” do
Vietnamnet tổ chức bình chọn.
3.2 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Chuyên kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, gas dầu nhờn và
xăng dầu. Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh vận tải hàng hóa thủy - bộ và
cho thuê văn phòng, kho bãi.
Về vật liệu xây dựng:
Thép xây dựng: thép Pomina, thép Tây Đô, thép Kyoei, thép Việt Nam
Thép công nghệ: thép hình, thép tấm
Xi măng: Tây Đô, Nghi Sơn, Holcim, Fico
Ngoài ra vật liệu xây dựng còn có cát, đá, gạch…
Vật liệu xây dựng (thép, xi măng, cát, đá, gạch...) là ngành kinh
doanh chủ lực của HAMACO từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Với
bề dày kinh nghiệm, công ty đã xây dựng được một hệ thống phân phối vật
liệu xây dựng (4 Cửa hàng tại TP. Cần Thơ, 1 Cửa hàng tại TP. HCM và các
Chi nhánh tại Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP. HCM cùng hơn 500 đại
lý) tại các tỉnh ĐBSCL, TP. HCM và các tỉnh lân cận.
Về gas, bếp gas và phụ kiện:
Gas: bình gas Petronas, bình gas Total, bình gas Elf
Bếp Gas: bếp gas Hamaco, bếp gas Bluestar, bếp gas Sawana
Phụ kiện: van điều áp Bluestar V – 707, van điều áp Reca, van điều áp
VT
Không chỉ phân phối vật liệu xây dựng, HAMACO còn là nhà phân
phối LPG (gas đốt) lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm phân
phối đa dạng của hầu hết các hãng LPG uy tín cả trong và ngoài nước như:
Elfgas, Petrovietnam gas, Petronas gas, Totalgas,...Bên cạnh đó bếp gas, phụ
kiện gas cũng là mặt hàng chủ lực, với đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm, công ty còn có thể lắp đặt, cung cấp hệ thống gas đốt công nghiệp
cho nhà hàng, khách sạn và các cơ quan, xí nghiệp.
49
Xăng dầu, dầu nhờn: mỡ nhờn XHP 222
HAMACO bắt đầu kinh doanh dầu nhờn từ năm 2003 và không ngừng
phát triển. Đến năm 2007, dầu nhờn EXXONMOBIL chọn công ty làm nhà
phân phối chiến lược tại Đồng Bằng Sông Cửu Long. Là nhà phân phối chiến
lược, HAMACO không ngừng phát huy vai trò của mình trên thị trường và
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Ngoài ra, công ty còn kinh doanh máy hút khói Bluestar NHK – 90G
Vận tải hàng hóa thủy - bộ: Cho thuê các phương tiện vận chuyển,
xe chuyên dùng, dịch vụ vận tải thủy - bộ.
Cho thuê văn phòng, kho bãi
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm: Hội đồng quản trị, Ban
kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc kinh doanh vật liệu xây dựng,
Phó tổng giám đốc kinh doanh Gas - Dầu nhờn, Phó tổng giám đốc tài chính,
các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh.
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÓ GĐ KINH
DOANH
CHI NHÁNH BẠC
LIÊU
CHI NHÁNH
TP.HCM
CHI NHÁNH VỊ
THANH
CHI NHÁNH
SÓC TRĂNG
PHÒNG KD
VẬT LIỆU XD
PHÒNG KẾ
TOÁN
PHÒNG KẾ HOẠCH MARKETING
PHÒNG XÂY
DỰNG CƠ BẢN
CHI NHÁNH
PHÚ QUỐC
50
PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÁNH
TỔ TIN
PHÒNG
KINH
DOANH GAS
CỬA HÀNG VẬT
TƯ SỐ 1
PHÒNG KINH
DOANH XĂNG
DẦU – DẦU
PHÒNG
XDCB
BỘ PHẬN BÊ
TÔNG TƯƠI
CỬA HÀNG
XĂNG DẦU
HAMACO
CỬA HÀNG VẬT
TƯ SỐ 2
CỬA HÀNG VẬT
TƯ 55 TẦM VU
CỬA HÀNG VẬT
TƯ TRÀ NÓC
CỬA HÀNG
CÁT ĐÁ
BỘ PHẬN KHO –
VẬN TẢI
Ghi chú:
- Mối liên hệ trực tiếp:
- Mối liên hệ gián tiếp:
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy xí nghiệp
3.3.2 Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban
a) Hội đồng quản trị: đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công
ty. Hội đồng quản trị có quyền quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh
doanh. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức giám đốc, phó giám đốc, kế toán
trưởng, cán bộ quản lý khác của công ty theo đề nghị của ban giám đốc, quy
định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý cán bộ, quy định thành lập công ty con,
lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
b) Ban kiểm soát: Kiểm tra, kiểm soát tính hợp lý, và hợp pháp, tính
trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý. Điều hành hoạt động kinh
doanh trong ghi chép sổ sách và báo cáo tài chính. Kiến nghị hội đồng quản trị
các biện pháp sửa đổi, bổ sung cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý điều hành hoạt
động kinh doanh của công ty. Đồng thời thảo luận những vấn đề khó khăn, tồn
tại, xem xét những kết quả điều tra nội bộ và ý kiến phản hồi của ban quản lý.
c) Phòng kinh doanh vật liệu xây dựng: Tham mưu cho ban giám đốc
trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, phát triển thị trường, tiêu thụ
51
hàng hóa quản lý các cửa hàng tại cần thơ. Tạo nguồn hàng đáp ứng nhu cầu
kinh doanh của công ty. Xây dựng kế hoạch, tổ chức kinh doanh vật liệu tại
Cần Thơ và công trình. Báo cáo kịp thời tình hình thực hiện kế hoạch của
phòng. Theo dõi và giải quyết kịp thời các khiếu nại của khách hàng, phân
tích, tổng hợp ý kiến khách hàng báo cáo ban giám đốc. Xây dựng và thực
hiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng. Các nhiệm vụ khác do các
ban giám đốc bổ sung theo từng giai đoạn.
d) Phòng kinh doanh gas: Trực tiếp kinh doanh ngành hàng gas, bếp gas
tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo chỉ tiêu và kế hoạch của công ty
giao. Hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng thời điểm để phù hợp với thị
trường. Lập phương thức hỗ trợ bán hàng cho các đại lý và người tiêu dùng.
Nghiên cứu chính sách bán hàng của nhà cung cấp khi có sự thay đổi. Phát
triển hệ thống gas công nghiệp. Kiểm tra hệ thống phòng cháy, chữa cháy của
các kho thường xuyên. Thực hiện kế hoạch công ty giao hiệu quả. Chấp hành
đúng báo cáo theo chỉ đạo của công ty.
e) Phòng kinh doanh xăng - dầu nhờn: Trực tiếp kinh doanh ngành hàng
dầu nhờn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đề xuất với ban giám đốc và
thực hiện các mục tiêu do công ty đưa ra. Thay mặt công ty thực hiện thỏa
thuận với nhà cung cấp trong lĩnh vực kinh doanh xăng - dầu nhờn.
f) Phòng kế hoạch marketing: Tổ chức công tác phân tích, lập kế hoạch,
thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm đảm bảo
hoàn thành các mục tiêu kế hoạch của công ty. Hoạch định và thực hiện các
biện pháp nhằm xây dựng và triển khai, kiểm tra các chương trình Marketingmix. Phối hợp các bộ phận khác trong công việc triển khai thực hiện kế hoạch
nhằm đạt mục tiêu kinh doanh của công ty. Xây dựng các chương trình nhằm
quảng bá và nâng cao hình ảnh công ty, xây dựng thương hiệu…Nghiên cứu,
xây dựng và đề xuất cải tiến các quy định, quy trình kinh doanh nhằm đảm bảo
sự thỏa mãn khách hàng và hiệu quả công ty. Lập các tủ tục liên quan đến
công ty. Lập các hợp đồng mua bán và theo dõi các hợp đồng của công ty. Lập
các thủ tục liên quan đến công tác xuất nhập khẩu.kiểm soát các thông tin
được đăng tải trên web.
g) Phòng kế toán: Xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán công ty theo
chuẩn mực kế toán Việt Nam. Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với mô hình
bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về hệ thống kế
toán của công ty. Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp
của Nhà nước, Bộ ngành và địa phương để xây dựng chiến lược tài chính của
công ty.
52
h) Tổ tin học: Nghiên cứu tư vấn giúp ban giám đốc triển khai các ứng
dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh của công ty. Hỗ trợ cho
tất cả các đơn vị thuộc công ty trong lĩnh vực liên quan đến công nghệ thông
tin. Thực hiện giám sát việc sử dụng các tài khoản, thiết bị máy móc có liên
quan đến công nghệ thông tin bao gồm: phần cứng, phần mềm tài nguyên hệ
thống trong toàn bộ công ty. Đề xuất việc trang bị thiết bị công nghệ thông tin
mới, thanh lý thiết bị thông tin không còn phù hợp. Đảm bảo hệ thống mạng
máy tính luôn ở trạng thái hoạt động ổn định. Sẵn sàng đáp ứng các công việc
tốt nhất. Hỗ trợ người dùng về việc sử dụng các phần mềm, bổ sung cho các
chương trình tường, lửa, virut mới, hiện đại, thiết kế các phần mềm bổ sung
cho các đơn vị nhằm hỗ trợ tốt công việc kinh doanh. Thực hiện mua sắm mới
các thiết bị công nghệ thông tin. Các chi nhánh và cửa hàng thuộc ban giám
đốc có chức năng kinh doanh mua bán các mặt hàng được giao, hàng tháng lập
báo cáo theo quy định gửi lên công ty. Các cửa hàng ngoài nhiệm vụ trực tiếp
kinh doanh các ngành theo quy định. Công ty có nhiệm nắm bắt thông tin theo
nhu cầu thị trường, cảm nhận mọ tình hình về ngành của mình đảm nhận.
k) Bộ phận kho: Tổ chức công tác thực hiện quản lý kho, thực hiện công
tác kiểm tra các thiết bị đo lường, thực hiện công tác quản lý và điều hành các
phương tiện vận chuyển và phương tiện xếp dỡ, tổ chức đơn vị tham gia thực
hiện các phong trào
3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức:
Phòng gồm có 10 người hình thành nên bộ máy kế toán của công ty. Bộ
máy kế toán sở hữu một phòng kế toán tài vụ riêng và chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của giám đốc. Ta có:
53
KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG KẾ
TOÁN KIÊM KẾ
TOÁN PHÍ
KẾ TOÁN
THU - CHI
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
PHÓ PHÒNG KẾ
TOÁN KIÊM KẾ
TOÁN TỔNG HỢP
KẾ TOÁN
NGÂN
HÀNG
KẾ TOÁN
CÔNG NỢ
PHẢI TRẢ
CÔNG NỢ KẾ
TOÁN PHẢI
THU
KẾ
TOÁN
THUẾ
THỦ QUỸ
Ghi chú:
- Mối liên hệ trực tiếp:
- Mối liên hệ gián tiếp:
Nguồn: Phòng kế toán tài vụ.
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận:
• Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán, có
nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc trong việc chỉ đạo các nhiệm vụ của ban giám đốc.
• Phó phòng kế toán: Phó phòng kế toán có nhiệm vụ lưu trữ, bảo quản
hồ sơ, sổ sách kế toán, tổng hợp tất cả các số liệu của đơn vị kế toán cấp dưới
và từ các cửa hàng cung cấp để lập các bảng biểu, các báo cáo tài chính trình
lên cho kế toán trưởng và giám đốc duyệt. Trong đó, phòng kế toán của công
ty có hai phó phòng:
+ Phó phòng kế toán kiêm kế toán phí: Ghi chép, phản ánh chính xác,
kịp thời, đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của
doanh nghiệp; kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng khoản chi phí, tình hình
thực hiện kế hoạch và định mức chi phí. Mở sổ theo dõi chi tiết chi phí theo
từng yếu tố, từng khoản mục và địa điểm phát sinh chi phí. Quản lý kế toán
thu – chi, kế toán thanh toán và kế toán ngân hàng.
+ Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: : Có nhiệm vụ nghi chép
sổ cái và báo cáo kế toán, quản lý chứng từ và chịu trách nhiệm về tính chính
xác của số liệu trong báo cáo cũng như thời gian hoàn thành báo cáo theo quy
54
định và tính bảo mật thông tin kinh tế của công ty. Quản lý kế toán công nợ
phải trả, phải thu và thuế.
• Kế toán ngân hàng: Theo dõi và quản lý chứng từ đối với toàn bộ các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở ngân hàng, báo cáo số dư tiền gửi, tiền vay ngay
khi có phát sinh.
• Kế toán thu chi: cần cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời thu chi tồn
quỹ tiền mặt vào sổ quỹ và báo cáo khi cần cho ban giám đốc, kế toán trưởng,
và thực hiện đúng quy định về trách nhiệm và quản lý quỹ tiền mặt đã nêu
trên. Bên cạnh đó kế toán thu chi còn tiến hành trích lập các khoản theo lương
qua bảng thanh toán lương của phòng tổ chức hành chính.
• Kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản thanh toán trong việc kinh
doanh của công ty với khách hàng bên ngoài, nhận và báo cáo công việc thanh
toán cho trưởng bộ phận.
• Kế toán công nợ phải thu: Kiểm tra tính chính xác của hóa đơn để
theo dõi tình hình công nợ phải thu, liên hệ thu nợ đến hạn, xác định lượng
thành phẩm tiêu thụ, doanh thu và thuế giá trị gia tăng đầu ra.
• Kế toán công nợ phải trả: Theo dõi tình hình công nợ phải trả cho
người bán về lượng hàng hóa, tài sản nhập vào hằng tháng.
• Kế toán thuế: Trực tiếp làm việc cơ quan thuế khi có phát sinh, và là
công tác kế toán để ghi chép các hoạt động liên quan tới thuế. Mục đích là để
tính thuế đầy đủ, đúng thời hạn và lập ra các báo cáo cho phòng thuế theo
đúng quy định của pháp luật.
• Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi, bảo quản tiền mặt, ghi chép vào sổ quỹ
nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán
Chế độ kế toán
Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam được Bộ Tài Chính ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 và các
thông tư sửa đổi bổ sung.
Hình thức kế toán
Hiện nay xí nghiệp đang ứng dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
vào phần mềm kế toán.
Công ty sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ ghi chép trên phần mềm máy
vi tính. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ thực tế phát sinh kiểm tra, ghi
55
sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có làm cơ sở nhập liệu vào máy
tính. Cùng lúc chương trình sẽ cập nhật số liệu vào chứng từ ghi sổ và sổ kế
toán chi tiết liên quan. Sau đó số liệu cũng được ghi vào sổ cái theo các tài
khoản kế toán phù hợp. Định kỳ cuối tháng, quý, năm kế toán sẽ thực hiện đối
chiếu khớp đúng giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết. Cuối cùng, tiến hành in
bảng cân đối tài khoản và báo cáo tài chính theo quy định.
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
cùng loại
Sổ, thẻ kế
toán chi tiế
CHỨNG TỪ GHI SỔ
SỔ CÁI
Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đôi số phát
sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006.
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức kế toán Nhật ký chung của xí nghiệp
3.4.3 Phương pháp kế toán
56
• Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc
vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
• Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi sổ: Đồng Việt Nam (VND).
• Kê khai và nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
• Hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
• Xuất kho theo phương pháp: bình quân gia quyền.
• Khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng.
• Kê khai và nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH
57
Để đánh giá sơ bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang chúng ta sẽ phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013.
Bảng 3.1a: Bảng tóm tắt kết quả hoat động kinh doanh 2010-2013
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Chênh lệch năm 2012 2011
Số tiền
%
Chênh lệch năm 2013 2012
Số tiền
%
Tổng doanh
thu
1.589.356.644.601 1.536.590.400.892
1.425.372.671.748
- 52.766.243.709
- 3,32 -111.217.729.144
- 7,24
Tổng chi phí
1.575.910.791.761 1.521.996.198.520
1.413.507.660.382
-53.914.593.241
- 3,42 -108.488.538.138
- 7,13
Tổng lợi nhuận
trước thuế
13.445.852.840
14.594.202.372
11.865.011.366
1.148.349.532
8,54
- 2.729.191.006
-18,7
Thuế thu nhập
doạnh nghiệp
2.835.046.910
1.958.956.479
1.486.965.671
- 876.090.431
- 30,9
- 471.990.808
-24,09
Lợi nhuận kế
toán sau thuế
10.610.805.930
12.635.243.893
10.378.045.695
2.024.437.963
19,07
- 2.257.198.198
- 17,86
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty 2011 - 2013
58
Từ bảng tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần
Vật tư Hậu Giang qua 3 năm ta nhận thấy một số vấn đề sau:
Nhìn chung tổng doanh thu qua 3 năm có xu hướng giảm, nhưng vẫn giữ
được mức tương đối cao. Năm 2012 doanh thu giảm hơn 52.766 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ 3,32%. Đến năm 2013 doanh thu lại tiếp tục giảm, giảm
hơn 111.217 triệu đồng tương ứng tỷ lệ 7,24%, gấp đôi tỷ lệ giảm của năm
2012 so với 2011. Trong đó, Năm 2011 doanh thu bán hàng của doanh nghiệp
đạt hơn 1.584 tỷ nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống còn hơn 1.525 tỷ đồng
tương đương giảm 3,68%. Đến năm 2013 lại có sự giảm mạnh về doanh thu
xuống còn hơn 1.414 tỷ đồng so với năm 2012 giảm 7,33 %. Nhưng khoản
mục doanh thu tài chính lại có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 doanh
thu tài chính tăng hơn 2.748 triệu đồng so với 2011 tương ứng 66,3%. Sang
năm 2013 tăng hơn 2.834 triệu đồng tương ứng 41,11% so với 2012.
Nguyên nhân từ năm 2011 đến nay, do tình hình kinh tế có nhiều khó
khăn đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và
các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng nói riêng. Đặc biệt, do chủ trương
cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giãn tiến độ,
nhiều công trình xây dựng không có vốn để triển khai,… đã dẫn đến nhu cầu
tiêu thụ vật liệu xây dựng 5 tháng đầu năm 2012 giảm đáng kể, làm cho doanh
thu của doanh nghiệp từ năm 2012 giảm xuống và cho đến năm 2013.
Xu hướng biến động của tổng chi phí cũng cùng nhịp độ với doanh thu
của công ty. Năm 2012 giảm hơn 53.914 triệu đồng tương ứng với 3,42% so
với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục giảm, giảm hơn 108.488 triệu đồng
tương ứng với tỷ lệ 7,13%. Ta thấy, so với mức giảm của doanh thu thì mức
giảm của chi phí qua từng năm cũng không thua kém, chứng minh rằng công
ty đã cố gắng quản lý chi phí của mình hợp lý và hiệu quả trong tình hình kinh
tế khó khăn này. Trong đó, doanh nghiệp đã cố gắng giảm mạnh chi phí tài
chính của công ty, cụ thể như sau: năm 2011 chi phí tài chính là hơn 17.934
triệu đồng đến năm 2012 là còn hơn 8.146 triệu đồng tương ứng với giảm
54,57%. Đến năm 2013 công ty lại tiếp tục hạn chế chi phí tài chính xuống
còn 7.023 triệu đồng tương ứng với 13,78%. Các chi phí khác cũng có giảm
qua các năm nhưng tỷ lệ không cao, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã cố
gắng khắc phục các khoản mục chi phí một cách khá tốt.
Tổng doanh thu và tổng chi phí đều biến động dẫn đến tổng lợi nhuận
mà doanh nghiệp đạt được cũng biến động theo. Cụ thể ta có:
- Năm 2011 lợi nhuận là hơn 10.610 triệu đồng đến năm 2012 lợi nhuận
tăng lên hơn 12.635 triệu đồng tương ứng với 19,07%. Mặc dù, doanh thu
59
2012 giảm so với 2011 nhưng chi phí đã giảm đang kể so với năm 2011 dẫn
chứng là chi phí tài chính giảm 54,57% và doanh thu giảm chỉ có 3,32% nên
đã làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp không giảm.
- Năm 2013 lợi nhuận là hơn 10.378 triệu đồng có phần giảm so với năm
2012 giảm tương ứng là 17,86%. Do doanh thu và chi phí trong năm 2013 đều
giảm so với 2012 dẫn đến khoản mục lợi nhuận giảm theo.
Nhìn chung, tổng lợi nhuận qua các năm giảm nhưng vẫn giữ ở mức
dương và ở mức cao. Điều này cho thấy các công nhân viên trong công ty đã
làm việc với tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực của cả tập thể và quan trọng nhất là
các chính sách kinh doanh hiệu quả của công ty.
60
Bảng 3.1b: Bảng tóm tắt kết quả hoat động kinh doanh 6 tháng đầu
năm 2014
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
Số tiền
Tổng doanh thu
693.364.623.361
Tổng chi phí
688.589.287.511
Tổng lợi nhuận trước thuế
4.775.335.850
Thuế thu nhập doạnh nghiệp
482.095.233
Lợi nhuận kế toán sau thuế
4.293.240.617
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014
Qua bảng số liệu ta thấy:
Tổng doanh thu qua 6 tháng đầu năm của công ty đều giảm. Cụ thề như
sau: năm 2012 hơn 754 tỷ đồng nhưng đến năm 2013 thì doanh thu của 6
tháng đầu năm chỉ còn hơn 731 tỷ đồng tương ứng với giảm 3,08%, sang năm
2014 doanh thu lại tiếp tục giảm chỉ còn hơn 693 tỷ đồng tương ứng 5,2% so
với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, doanh thu bán hàng có xu hướng giảm
qua từng năm giữa các niên độ, năm 2012 là hơn 752 tỷ đồng sang năm 2013
chỉ còn là hơn 725 tỷ đồng tương ứng giảm 3,53%. Năm 2014 chỉ còn hơn 688
tỷ đồng tương ứng giảm 5,14% so với năm 2014. Ta dễ thấy được nguyên
nhân chính làm cho tổng doanh thu giảm là do doanh thu bán hàng đang đi
xuống.
Đi đôi với tổng doanh thu chính là tổng chi phí cũng đang giảm qua 6
tháng đầu của các năm, chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã cố gắng hạn chế chi
phí tới mức có thể qua các năm. Cụ thề như sau: năm 2012 chi phí của doanh
nghiệp là hơn 747 tỷ đồng, năm 2013 là hơn 731 tỷ đồng tương ứng giảm
2,93%. Đến năm 2014 chi phí lại được kiềm chế chỉ còn hơn 688 tỷ đồng
tương ứng giảm 5,05% so với năm 2013. Trong đó, chi phí bán hàng và chi
phí khác được công ty khắc phục khá tốt. Cụ thể như sau:
61
6 tháng đầu năm 2012 chi phí khác là hơn 54 triệu đồng cho đến 6
tháng đầu năm 2013 là hơn 36 triệu đồng tương ứng 32,43%. Sang năm 2014
là hơn 28 triệu tương ứng giảm 21,93% so với 2013.
Tổng lợi nhuận của công ty qua 6 tháng đầu năm của các năm cũng
đang biến động theo chiều hướng giảm. 6 tháng đầu năm 2012 là hơn 6.578
triệu đồng đến năm 2013 là hơn 5.467 triệu đồng tương ứng với 16,89. Sang 6
tháng năm 2014 là hơn 4.593 triệu đồng tương ứng giảm 21,48%. Qua giữa
niên độ các năm đã có xu hướng giảm dần qua các năm.
Nhìn chung, mặc dù tổng doanh thu giảm nhưng công ty đã cố gắng
khắc phục chi phí ở mức tốt nhất và nhờ vào uy tín của công ty, các khách
hàng quen thuộc đã giúp cho tổng lợi nhuận có giảm nhưng vẫn giữ vị trí
dương và ở mức an toàn.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
Thuận lợi:
- Về vị trí địa lý: Công ty nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, địa
điểm rộng lớn trải dài các trung tâm mua bán nhiều loại hàng hóa, giao thông
thuận lợi thích hợp cho việc vận chuyển, trao đổi, mua bán hàng hóa.
- Về môi trường kinh doanh: Công ty luôn được sự hỗ trợ của Bộ
Thương mại, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, các cấp các ngành cùng
với sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự cố gắng của tập thể công nhân viên
trong công ty.
- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tích đã đạt
được của công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang
- Tình hình nhân sự chung của công ty khá ổn định, ban lãnh đạo và cán
bộ công nhân viên là những người có nhiều kinh nghiệm và trình độ chuyên
môn cao, nhạy bén và đầy nhiệt huyết vì sự phát triển của công ty.
- Cơ sở vật chất không ngừng được nâng cấp, phương tiện vận tải, máy
móc thiết bị được cải tiến kỹ thuật phục vụ cho quá trình hoạt động kinh
doanh được thực hiện một cách hiệu quả.
Khó khăn:
- Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay không tránh khỏi sự cạnh
tranh gay gắt của các đơn vị khác trong lĩnh vực vật tư..
62
- Thị trường kinh doanh vật liệu gặp nhiều khó khăn thị trường bị ế ẳm,
nguyên nhân chính là ngành xây dựng-bất động sản bị trì trệ đã ảnh hưởng lớn
đến việc tiêu thụ vật liệu xây dựng., làm cho cung nhiều hơn cầu.
Phương hướng phát triển:
• Quyết tâm là đơn vị đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng vật liệu xây dựng, gas đốt, bếp gas và
phụ tùng bếp gas, đại lý xăng dầu, nhớt..., trên cơ sở phát triển bền vững về
mọi mặt.
• Không ngừng thỏa mãn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ ngày càng cao
của khách hàng.
• Đào tạo đội ngũ lao động có trình độ chuyên nghiệp, được làm việc
trong môi trường thuận lợi, có cơ hội thăng tiến và cùng sở hữu doanh nghiệp.
• Bảo toàn và phát triển vốn, đem lại lợi nhuận và cổ tức ngày càng cao
cho các cổ đông.
• Xây dựng được hình ảnh tốt đẹp của Công ty đối với khách hàng và
công chúng, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội.
Ngoài ra, HAMACO cam kết cung cấp tới khách hàng những sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ đáp ứng chính sách:
1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tốt nhất với giá cả
hợp lý.
2. Đào tạo đội ngũ lao động đủ năng lực và trình độ cần thiết để thực
hiện tốt công việc được giao nhằm thỏa mãn yêu cầu cao nhất của khách hàng
và sự phát triển bền vững của Công ty.
Với chính sách trên, Ban Tổng Giám đốc và toàn thể nhân viên quyết
tâm xây dựng, cải tiến không ngừng hệ thống quản lý của Công ty và hoạt
động kinh doanh theo phương châm:
“Uy tín - Chất lượng - Hiệu quả”
Uy tín: Luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng
Chất lượng: Ngày càng nâng cao chất lượng họat động của toàn công
ty, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ phù hợp với yêu cầu
của khách hàng.
Hiệu quả: Các họat động của Công ty nhằm đem lại hiệu quả cao nhất
trong kinh doanh, đồng thời cung cấp cho khách hàng những lợi ích khi sử
dụng hàng hóa và dịch vụ của Công ty.
63
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
(HAMACO)
4.1 KHÁT QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỒ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG.
4.1.1 Tình hình lao động
Đội ngũ lao động của công ty đa số là lao động trẻ, có kinh nghiệm trong
công việc và được bố trí, sắp xếp công việc phù hợp với trình độ chuyên môn
của mình. Đó là một lợi thế rất lớn để xí nghiệp thực hiện mục tiêu, chiến
lược.Đội ngũ lao động của xí nghiệp hăng hái trong công việc, có trách nhiệm
cao, có tinh thần đoàn kết.
Đội ngũ lao động của xí nghiệp có trình độ, đa số cán bộ công nhân viên
đều qua đào tạo. Cán bộ chuyên môn chủ yếu là tốt nghiệp đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp. Công nhân sản xuất đa số có kinh nghiệm, làm việc
lâu dài và gắn bó với xí nghiệp.
Với đội ngũ lao động như vậy, xí nghiệp càng thêm tự tin để thực hiện
các kế hoạch sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
4.1.2 Cơ cấu lao động
Cơ cấu lao động theo trình độ
Bảng 4.1: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Công ty cổ phần vật tư Hậu
Giang
64
Bảng 4.1a: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Công ty cổ phần vật tư Hậu
Giang
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6 tháng năm
2014
Số
Số
Số
Số
Trình độ
%
người
Sau đại học
%
người
%
người
%
người
2
0,98
3
1,49
3
1.52
3
1,54
Đại học
57
27,8
59
29,2
61
30,8
70
35,9
Cao đẳng
14
6,83
12
5,94
13
6,57
7
3,59
Trung cấp
49
23,9
47 23,27
36 18,18
35 17,95
Sơ cấp, kỹ thuật
và phổ thông
83 40,49
81
40,1
85 42,93
80 41,02
202
100
Tổng
205
100
198
100
195
100
Nguồn: Phòng tổ chức tổ chức hành chính
Phần lớn nhân sự có trình độ cao từ trung cấp trở lên làm việc ở văn
phòng: các phòng doanh, phòng hành chính…Còn các nhân sự khác sẽ làm ở
các bộ phận vận chuyển, các cửa hàng, kho....
Và Từ bảng 4.1 cho thấy trình độ công ty tương đối cao đáp ứng được
nhu cầu của công việc nhưng có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2011
trình độ sau đại học, đại học là 59 người chiếm 28,78%; năm 2012 là 62 người
chiếm 30,69%; sang năm 2013 tăng thêm 2 người so với năm 2012 chiếm
32,32% và đến đầu năm 2014 là 73 người chiếm 37,44% trong tổng số lao
động của công ty. Điều này cho thấy trình độ chuyên môn qua các năm có sự
gia tăng, nâng cao trình độ của nhân viên nhằm đáp ứng những nhu cầu mới
của công ty, xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp doanh nghiệp phát
triển trong thị trường kinh tế khó khăn.
Về trình độ cao đẳng và trung cấp cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong
tổng số lao động của công ty. Cụ thể năm 2011 là 63 người chiếm 30,73%;
năm 2012 là 59 người chiếm 29,21% đã giảm so với năm 2011; sang năm
2013 là 49 người chiếm 24,75% dến 6 tháng đầu năm 2014 là 42 người chiếm
21,54%. Và trình độ sơ cấp, trung cấp và lao động phổ thông chiếm chủ yếu
trong tổng số lao động của công ty. Cụ thể như sau: năm 2011 là 83 người
trong 205, chiếm 40,49%; năm 2012 là 81 người chiếm 40,1%; sang năm 2013
65
cho đến 6 tháng đầu năm 2014 vẫn giữ ở mức từ 40% trở lên, cụ thể là năm
2013 là 85 người chiếm 42,93%, 6 tháng đầu năm 2014 là 41,02%.
Bên cạnh đội ngũ lao động giàu kinh nghiệm và lành nghề, doanh nghiệp
tạo nhiều điều kiện để nhân viên mới, trẻ học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn. Nhằm phát triển một cách lâu dài và vững chắc thì chất lượng lao
động là điều kiện quyết định, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn về
việc tuyển dụng, đạo tào công nhân của mình một cách hiệu quả.
Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 4.1b: Cơ cấu lao động theo giới tính tại Công ty cổ phần vật tư
Hậu Giang
Đơn vị tính: người
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6 tháng đầu
năm 2014
Số
Số
Số
Số
Giới tính
%
người
Nữ
%
người
%
người
%
người
95
46,34
93
46,04
91
45,96
89
45,64
Nam
110
53,66
109
53,96
107
54,04
106
54,36
Tổng
cộng
205
100
202
100
198
100
195
100
Nguồn: Phòng tổ chức tổ chức hành chính
Qua bảng số liệu cơ cấu giới tính của công ty cho thấy tỷ lệ giữa nam và
nữ có sự chênh lệch nhưng chênh lệch không cao. Cụ thể năm 2011 nam là
110 người chiếm hơn phân nữa tổng lao động, chiếm 53,66%, còn nữ là 95
người chiếm 46,34%; đến năm 2012 nam là 109 người chiếm 53,96% nữ là 93
người chiếm 46.04%; sang năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 vẫn giữ tỷ lệ
nam nhiều hơn nữ, nam ở năm 2013 là 107 chiếm 54,04%, 6 tháng đầu năm
2014 là 106 chiếm 54,36% còn nữ thì năm 2013 là 91 người chiếm 45,96%, 6
tháng đầu năm 2014 là 89 người chiếm 45,64%.
Nguyên nhân là do đặc thù kinh doanh của công ty, kinh doanh các mặt
hàng xây dựng, gas... đòi hỏi phải có các bộ phận vận chuyển, đây là công việc
đòi hỏi phải có sức khỏe, khả năng tập trung cao...vì thế tuyển nam là thích
hợp nhất. Mặt khác lao động nam khả năng chịu áp lực công việc cao và độ
tuổi lao động của nam cao hơn nữ … Vì vậy xí nghiệp ưu tiên tuyển lao động
66
nam. Điều này giúp nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình, góp
phần tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Bảng 4.1c: Cơ cấu lao động theo độ tuổi tại Công ty cổ phần vật tư Hậu
Giang
Đơn vi tính: người
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
6 tháng đầu
năm 2014
Số
Số
Số
Số
Tuổi
%
Người
%
người
%
người
%
người
Từ 50 trở lên
7
3,42
5
2,48
3
1,52
3
1,54
Từ 40 đến 49
35
17,07
34
16,83
34
17,17
32
16,41
Từ 30 đến 39
57
27,81
59
29,2
57
28,79
56
28,72
Dưới 30 tuổi
106
51,7
104
51,49
101
52,52
104
53,33
Tổng cộng
205
100
202
100
198
100
195
100
Nguồn: Phòng tổ chức tổ chức hành chính
Độ tuổi ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, chất lượng công việc,
hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp cho nhà lãnh đạo phân bổ, điều tiết lao động một
hợp lý. Qua bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi của doanh nghiệp qua 3 năm và
6 tháng đầu năm 2014, thấy được lực lượng lao động của doanh nghiệp đa
phần là lao động trẻ dưới 30 tuổi. Cụ thể năm 2011 là 106 người chiếm 51,7%;
năm 2012 giảm xuống còn 104 người nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao 51,49%; năm
2013 là 101 người chiếm 52,52%; bước sang 6 tháng đầu năm 2014 là 104
người chiếm 53,33%. Nhìn chung, lao động dưới 30 tuổi có xu hướng giảm
qua từng năm từ năm 2011 đến 2013 và tăng trong năm 2014, nhưng lực
lượng lao động trẻ này dù tăng hay giảm cũng chiếm tỷ lệ trên 50% trong tổng
số lao động của công ty.
Bên cạnh đó, là lực lượng lao động từ 30 đến 39 tuổi cũng đóng góp một
phần không nhỏ trong công ty. Cụ thể như sau: năm 2011 là 57 người chiếm
27,81%; năm 2012 lả 59 người chiếm 29,2%; đến năm 2013 là 57 người
chiếm 28,79% và đến 6 tháng đầu năm 2014 là 56 người chiếm 28,72% trong
cơ cấu lao động theo độ tuổi.
67
Hai giai đoạn độ tuổi này là lực lượng lao động trẻ, sức khỏe tốt, năng
động, nhiệt tình và còn nhiều thời gian gắn bó với xí nghiệp. Đặc biệt là độ
tuổi từ 30 đến 39 tuổi họ còn là những người có kinh nghiệm và có trình độ
chuyên môn. Chính vì vậy đây là đội ngũ lao động quan trọng trong sự nghiệp
triển lâu bền của công ty. Công ty cần có những chính sách nhân sự thu hút và
tạo sự gắn kết lâu dài với mình.
Lao động trong độ tuổi từ 40 đến 49 chiếm một tỷ lệ không cao trong
công ty. Cụ thể như sau: năm 2011 là 35 người chiếm 17,07%; năm 2012 là 34
người chiếm 16,83%; sang năm 2013 vẫn giữ 34 người nhưng chiếm 17,17%
trong co8 cấu lao động theo độ tuổi và đến 6 tháng đầu năm còn 32 người
chiếm 16,41%.
Cuối cùng, chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong cơ cấu lao động theo độ tuổi là
trên 50 tuồi, là lực lượng lao động giàu kinh nghiệm của công ty. Cụ thể năm
2011 là 7 người chiếm 3,42%; năm 2012 là 5 người chiếm chỉ có 2,48%; sang
năm năm 2013 là 3 người chiếm 1,52% cho đến 6 tháng đầu năm 2014 vẫn là
3 người nhưng chiếm 1,54% trong cơ cấu lao động.
Nhìn chung lao động của xí nghiệp khá trẻ, đó là điều kiện thuận lợi nếu
doanh nghiệp biết khai thác hợp lí và phân bổ một cách hiệu quả nguồn nhân
lực và nếu như vậy doanh nghiệp sẽ phát triển sản xuất kinh doanh một cách
bền vững lâu dài.
4.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG
4.2.1 Quỹ lương và Chế độ trích lập các khoản theo lương của công
ty
Quỹ tiền lương của công ty
Quỹ lương của công ty bao gồm:
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế ( tiền
lương thời gian).
Các loại phụ cấp thường xuyên: Phụ cấp thâm niên, Phụ cấp chức vụ.
Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm
nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
68
Hiện nay doanh nghiệp đang cố gắng tăng quỹ lương lên một cách hợp
lý để có thể thỏa mãn nhu cầu vật chất của người lao động và khuyến khích
tăng năng suất lao động bên cạnh hiệu quả sản xuất hoạt động kinh doanh.
Chế độ trích lập các khoản theo lương của công ty
Trong suốt thời gian thực tập công ty luôn chấp hành đúng các qui định
của nhà nước về các khoản trích lập theo lương.
Bên cạnh đó, công ty còn nộp thay cho người lao động các khoản
BHXH, BHYT và BHTN mà người lao động phải chịu.
- Trích lập BHXH, BHYT và KPCĐ theo quyết định 1111/QĐ-BHXH
cụ thể như sau:
Về BHXH theo điều 5 mục I chương II:
Hằng tháng, công ty tính vào chi phí bán hàng và chi phí QLDN các
khoản trích như sau: Từ 01/01/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động
đóng 8%, đơn vị đóng 18%.
Công ty giữ lại 2% tổng quỹ lương, tiền công đóng BHXH bắt buộc của
những người tham gia BHXH bắt buộc để chi trả kịp thời chế độ ốm đau, thai
sản cho người lao động.
Về BHYT theo điều 15 mục IV chương II:
Hằng tháng, công ty thực hiện trích lập BHYT như sau: Từ 01/01/2014
trờ đi : bằng 3% đơn vị, 1,5% người lao động chịu.
Về BHTN theo điều 12 mục III chương II:
Hằng tháng, công ty trích 2%: trong đó, người lao động chịu 1%, đơn vị
chịu 1%.
- Trích lập KPCĐ theo nghị định 191/2013/NĐ-CP thì mức đóng là 2%
quỹ lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
4.2.2 Hình thức trả lương
Doanh nghiệp tính lương theo hình thức lương thời gian.
Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn
cứ vào số giờ lao động thực tế, tùy theo cấp công việc và thang lương theo qui
định của nhà nước. Công ty sử dụng bảng chấm công, bảng lương để tính
lương cho nhân viên.
69
Lương thời gian được tính theo công thức sau:
Lươg
thời
gian
HSL và PC x LCB x HSTN + HSLCV x LCB + PCCV x LCB
Số ngày
lao động
x
thực tế
=
26 ngày
Trong đó:
(4.15)
HSL và PC: Hệ số lương và phụ cấp
HSTN: Hệ số thâm niên
HSLCV: Hệ số lương công việc
PCCV: Phụ cấp chức vụ
LCB: Lương cơ bản
Thưởng và phụ cấp
Công ty sẽ tiến hành thưởng thêm lương cho người lao động trong
những ngày lễ lớn như 30/04, 01/05; tặng quà nhân dịp Tết Trung Thu, Tết
Nguyên Đán.
Ngoài ra tùy theo chức vụ, trình độ của từng người sẽ có mức phụ cấp
theo quy chế của xí nghiệp bao gồm các khoản như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp
thâm niên…..
Phụ cấp chức vụ: dành cho giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng nhằm
khuyến khích tinh thần tích cực trong công tác quản lý của từng người. Phụ
cấp chức vụ được công ty cộng vào hệ số lương của người lao động.
Phụ cấp thâm niên: chế độ khuyến khích mà các công ty, các doanh
nghiệp có thể đưa ra và thỏa thuận với người lao động để khuyến khích người
lao động làm việc có hiệu quả hơn, gắn bó lâu dài với công ty hơn.
4.2.3 Phương pháp tính lương
Tiền lương phòng kế toán tính vào cuối mỗi tháng. Sau đó, nộp cho Ban
giám đốc duyệt. Với mức lương là 1.126.000, ngoài ra còn cộng thêm các
khoản phụ cấp thâm niên và phụ cấp chức vụ nếu có.
Xí nghiệp vừa áp dụng hình thức trả lương bằng tiền mặt đối với nhân
viên hợp đồng và chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng cho nhân viên chính
thức của công ty. Những nhân viên chính thức có tài khoản tại ngân hàng sẽ
được tiến hành chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản mỗi cá nhân. Những
nhân viên hợp đồng sẽ được thủ quỹ tiến hành thanh toán tiền lương cho nhân
viên bằng tiền mặt và ký nhận vào bảng thanh toán lương . Bên cạnh đó những
70
nhân viên đã được chuyển khoản tự kiểm tra số dư tài khoản của mình và ký
xác nhận vào bảng thanh toán lương.
Hình thức thanh toán bằng chuyển khoản sẽ mang lại lợi ích cho công ty
vì vừa đảm bảo an toàn, dễ kiểm tra và vừa giảm rủi ro sai sót trong quy trình
thanh toán tiền lương..
4.2.4 Chứng từ, sổ sách kế toán
Hệ thống chứng từ được sử dụng trong hạch toán tiền lương và các
khoản trích theo lương gồm:
- Bảng chấm công
- Giấy đề nghị tạm ứng
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng trích các khoản theo lương
- Bảng tổng hợp lương
- Phiếu chi, Ủy nhiệm chi
- Phiếu kế toán
- Hợp đồng giao khoán
- Phiếu xác nhận sản phẩm, công việc hoàn thành
Các loại sổ sách mà doanh nghiệp sử dụng để hạch toán tiền lương và
các khoản trích theo lương:
- Chứng từ ghi sổ
- Sồ cái
4.2.5 Hệ thống tài khoản
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các doanh
nghiệp được ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC này 20 tháng 03 năm
2006, cụ thề các tài khoản:
- 1111: Tiền Việt Nam.
- 11212: Tiền gửi ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.
- 3341 : Phải trả công nhân viên.
- 3382: Kinh phí công đoàn.
- 3383: Bảo hiểm xã hội.
71
- 3384: Bảo hiểm y tế.
- 3389: Bảo hiểm thất nghiệp.
- 64111: Chi phí nhân viên bán hàng
- 64211: Chi phí nhân viên QLDN
- 64112: Các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng
- 64212: Các khoản trích theo lương của nhân viên QLDN
4.2.6 Trình tự hạch toán
Hạch toán tiền lương tháng 06/2014
(1) Ngày 11/06/2014 chi tiền mặt theo phiếu chi số 08-PCTM00128 trả
lương tháng 5 cho nhân viên Châu Bảo Linh số tiền 3.217.200 đồng.
Nợ TK 3341
3.217.200
Có TK 1111
3.217.200
(2) Ngày 19/06/2014 chi trả lương tháng 5 cho nhân viên Nguyễn Văn
Hà bằng tiền mặt số tiền 1.575.600 đồng theo phiếu chi số 08-PCT00243.
Nợ TK 3341
1.575.600
Có TK 1111
1.575.600
(3) Ngày 19/6/2014 chi trả lương tháng 5 cho nhân viên Huỳnh Việt
Khoa số tiền là 10.928.700 theo phiếu chi số 08-PCT00244 bằng tiền mặt.
Nợ TK 3341
10.928.700
Có TK 1111
10.928.700
(4) Ngày 30/6 có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
Hạch toán tiền lương chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
cho công ty lần lượt với số tiền là 830.544.386 đồng và 139.986.599 đồng.
Nợ TK 64111
830.544.386
Nợ TK 64211
139.986.599
Có TK 3341 970.530.985
Tiến hành thanh toán lương cho nhân viên, thanh toán qua ngân hàng số
tiền là 517.564.201 đồng theo phiếu chi 08-PCNH00056 và bằng tiền mặt là
272.041.671 đồng theo phiếu chi số 08- PCTM00360
Nợ TK 3341
Có TK 1111
789.605.872
272.041.671
72
Có TK 11212 517.564.201
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TK 3341
1111
3341
64111
15.721.500
830.544.386
(1)
(4a )
272.041.671
64211
(2)
139.986.599
(4b )
11212
517.564.201
(3)
( 1 ) Trả lương cho nhân viên tháng 05/2014 bằng tiền mặt
( 2 ) Trả lương cho nhân viên tháng 06/2014 bằng tiền mặt
( 3 ) Trả lương cho nhân viên tháng 06/2014 bằng tiền gửi ngân hàng
( 4a) Tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng công ty trong tháng 06/2014
( 4b) Tiền lương phải trả cho nhân viên QLDN công ty trong tháng 06/2014
Hạch toán các khoản trích theo lương tháng 06/2014
(1) Ngày 05/06/2014 Công ty chuyển trả tiền BHXH, BHYT, BHTN
tháng 05 bằng tiền gửi ngân hàng số tiền lần lượt là 118.491.930, 26.960.326,
10.687.110 đồng theo phiếu chi số 08-PCNH00026.
Nợ TK 3383
118.491.930
Nợ TK 3384
26.960.326
Nợ TK 3389
10.687.110
Có TK 11212
156.139.366
73
(10) Ngày 30/6 có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
- Chi phí bán hàng trích BHXH 80.674.650 đồng, BHYT 13.445.775
đồng, KPCĐ 8.963.850 đồng, BHTN 4.481.925 đồng theo chứng từ 08PHKT00070.
Nợ TK 64112
107.566.200
Có TK 3382 8.963.850
Có TK 3383 80.674.650
Có TK 3384 13.445.775
Có TK 3389 4.481.925
- Chi phí quản lý doanh nghiệp trích BHXH 15.849.540 đồng, BHYT
2.641.590 đồng, KPCĐ 1.761.060 đồng, BHTN 880.530 đồng theo chứng từ
08-PHKT00069.
Nợ TK 64212
21.132.720
Có TK 3382 1.761.060
Có TK 3383 15.849.540
Có TK 3384 2.641.590
Có TK 3389 880.530
- Nhân viên Lê Thị Thanh Thu ở phòng Tổ chức hành chính nộp các
khoản trích BHYT, BHXH, BHTN cho nhân viên bằng tiền mặt theo phiếu
thu 08-PTTM00985.
Nợ TK 1111
56.305.778
Có TK 3384
8.043.683
Có TK 3383
42.899.640
Có TK 3389
5.362.455
74
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TK 338
11212
338( 3382,3383,3384,3389)
156.139.366
64112
107.566.200
(5)
(7)
1111
64212
56.305.788
21.132.720
(6)
(8)
1111
47.060.213
( 9a )
9.245.565
( 9b )
( 5 ) Chuyển trả tiền BHXH,BHYT,BHTN tháng 05/2014 bằng tiền gửi ngân
hàng
( 6 ) Nộp BHXH, BHYT, BHTN tháng 06/2014 bằng tiền mặt
( 7 ) Trích lập BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho nhân viên bán hàng tháng
06/2014
( 8 ) Trích lập BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho nhân viên QLDN tháng
06/2014
( 9a ) Nộp BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1% cho nhân viên bán hàng công
ty
( 9b ) Nộp BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1% cho nhân viên QLDN công ty
Ngoài ra, trong tháng 06 còn phát sinh một số nghiệp vụ như sau:
75
(1)Ngày 05/06/2014 chi dưỡng sức sau thai sản cho nhân viên Phan Thị
Thúy Nga bằng tiền mặt số tiền 2.012.500 theo phiếu chi số 08-PCTM00045.
Nợ TK 3383
2.012.500
Có TK 1111
2.012.500
(2) Ngày 05/06/2014 chi chế độ thai sản cho nhân viên Lan Anh ở bộ
phận kinh doanh số tiền là 18.428.000 đồng theo phiếu chi số 08PCTM00046.
Nợ TK 3383
18.428.000
Có TK 1111
18.428.000
(3) Ngày 06/06/2014 chi QCĐ mua quà sinh nhật cho đội viên công
đoàn là 800.000 đồng theo phiếu chi 08-PCTM00064.
Nợ TK 3382
800.000
Có TK 1111
800.000
(4) Ngày 20/06/2014 chi QCĐ mua BHYT cho nhân viên số tiền là
1.242.000 bằng tiền mặt theo phiếu chi số 08-PCTM00299.
Nợ TK 3382
1.242.000
Có TK 1111 1.242.000
(5) Ngày 24/06/2014 chi QCĐ hỗ trợ kinh phí tổ chức đại hội chi đoàn
bằng tiền mặt số tiền là 1.472.000 đồng theo phiếu chi 08-PCTM00358.
Nợ TK 3382
1.472.000
Có TK 1111 1.472.000
(6) Ngày 30/06/2014 Thu QCĐ và đoàn phí quí II bằng tiền mặt
21.315.000 đồng theo phiếu thu số 08-PTTM00902.
Nợ TK 1111
Có TK 3382
21.315.000
21.315.000
(7) Ngày 30/06/2014 Thu đoàn phí, quỹ công đoàn quí II số tiền là
961.000 đồng theo phiếu thu 08-PTTM00986
Nợ TK 1111
Có TK 3382
961.000
961.000
76
Hình 4.1 Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương của công ty
77
Hình 4.1 Lưu đồ quy trình thanh toán tiền lương của công ty (tiếp theo)
78
4.2.7 Trình tự ghi sổ
Kế toán dựa vào chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh vào sổ sách.
Chứng từ liên quan đến
kế toán tiền lương
(1)
Chứng từ ghi sổ
(2)
Sổ cái
Nguồn: Phòng kế toán
Hình 4.2 Sơ đồ trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương.
Các bước thực hiện như sau:
(1) Kế toán viên kiểm tra tính chính xác và hợp lý của các chứng từ lien
quan đến tiền lương, sau đó tiến hành lên chứng từ ghi sổ các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh. Kế toán viên sẽ phản ánh các thông tin đầy đủ và chính xác như:
ngày tháng ghi sổ, diễn giải: ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
số hiệu tài khoản đối ứng, số tiền phát sinh, ghi chú…
(2) Do xí nghiệp sử dụng phần mềm kế toán nên khi lên chứng từ ghi sổ,
phần mềm sẽ tự động lên sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp dựa vào số
liệu đã được ghi vào chứng từ ghi sổ.
4.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUỸ LƯƠNG CỦA CÔNG TY CỒ
PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG.
4.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương tại
Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang.
Để hiểu rõ hơn tình hình thực hiện chi phí tiền lương trong kinh doanh
của công ty ta sẽ đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương để
thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Đi phân tích các nhân tố ảnh
79
hưởng đến chi phí lương, chính là các yếu tố: doanh thu, tiền lương bình quân,
năng suất lao động đến quỹ tiền lương của công ty; Từ đó, có những giải pháp
thích hợp kịp thời nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả sử dụng lao động, quan
tâm đến thu nhập của CBCNV cũng như đời sống của CBCNV trong công ty.
.
80
Cụ thể như sau:
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương trong giai đoạn
năm 2011 đến năm 2012
Bảng 4.2a: Số liệu về các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lương năm 2011 –
2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2012/2011
2011
Số lao động
(người)
Tuyệt đối
2012
Tương đối(%)
205
202
-3
-1,46
Tiền lương BQ
61.094.465,59
60.561.352,03
-533.113,56
-0,87
Quỹ tiền lương
12.524.365.446
12.233.393.110
-290.972.336
-2,32
Nguồn: phòng kế toán
Ta có: Tổng quỹ lương = Số lao động x tiền lương BQ
Gọi Q là tổng quỹ tiền lương; a là số lao động ; b Tiền lương BQ
Ta có Q = a x b
Cụ thể quỹ tiền lương năm 2011 của công ty
Q11 = a11 x b11 = 205 x 61.094.465,59 = 12.524.365.446
Tương tự với quỹ tiền lương năm 2012 của công ty:
Q12 = a12 x b12 = 202 x 60.561.352,03= 12.233.393.110
Ta thấy chênh lệch quỹ tiền lương 2012 so với 2011:
∆Q = Q12 – Q11 = 12.233.393.110 – 12.524.365.446 = -290.972.336
Vậy quỹ tiền lương năm 2012 giảm so với năm 2011 là 290.972.336 đồng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng của quỹ tiền lương:
- Ảnh hưởng bởi số lao động:
Da = a12 x b11 – a11 x b11 = -183.283.396,8
- Ảnh hưởng bởi tiền lương bình quân:
Db = a12 x b12 –a12 x b11 = -107.688.939
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố
81
Da + Db = (-183.283.396,8)+ (-107.688.939)= -290.972.335,8
Vậy quỹ tiền lương năm 2012 giảm so với năm 2011 là 290.972.335,9 đồng.
Tuy nhiên, đê xét đến chất lượng quản lý, cần xem xét thêm nhân tố năng
suất lao động bình quân. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng quát
biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, không ngừng nâng cao
năng suất lao động là biện pháp chủ yếu để tăng sản lượng, hạ giá thành sản
phẩm. Đồng thời năng suất lao động còn biểu hiện tính hiệu quả trong việc sử
dụng nguồn lao động hiện có của công ty.
Ta có công thức: NSLĐ = Tổng doanh thu / Số lao động .
Công thức quỹ tiền lương được viết lại theo mối quan hệ giữa doanh thu,
năng suất lao động và tiền lương bình quân.
Quỹ tiền lương = Tổng doanh thu / NSLĐBQ x TLBQ
Bảng 4.2b: Các nhân tố ảnh hưởng tới tổng quỹ tiền lương năm 2011 -2012
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2012/2011
2011
Tổng doanh thu
Số lao động
(người)
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
2012
1.589.356.644.601 1.536.590.400.892
-52.766.243.709
-3,32
205
202
-3
-1,46
NSLĐ bình quân
7.752.959.242
7.606.883.173
-146.076.069
-1,88
Tiền lương BQ
61.094.465,59
60.561.352,03
-533.113,56
-0,87
12.524.365.446
12.233.393.110
-290.972.336
-2,33
Tổng quỹ lương
(ngàn đồng)
Nguồn: phòng kế toán
Gọi Q là tổng quỹ lương, a là doanh thu, b là năng suất lao động và c là tiền
lương bình quân
Ta có: Q = a / b x c
Q11=a11/b11xc11=1.589.356.644.601/7.752.959.242x61.094.465,59
=12.524.365.446
82
Q12=a12/b12xc12=1.536.590.400.892/7.606.883.173x60.561.352,03
=12.233.393.110
∆Q = Q12 – Q11 = a12 / b12 x c12 – a11 / b11 x c11 = -290.972.336
Vậy quỹ tiền lương năm 2012 giảm so với năm 2011 là 290.972.336 đồng
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương:
-Ảnh hưởng bởi doanh thu:
Da = a12 / b11 x c11 – a11 / b11 x c11 = -415.805.805,2
-Ảnh hưởng bởi nhân tố năng suất lao động:
Db = a12 / b12 x c11 – a12 / b11 x c11 = 232.522.408,1
- Ảnh hưởng bởi nhân tố tiền lương bình quân:
Dc = a12 / b12 x c12 – a12 /b12 x c11 = -107.688.939
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Da+Db+Dc=(-415.805.805,2)+232.522.408,1+(-107.688.939)=
290.972.336,1 đồng.
Vậy quỹ tiền lương năm 2012 so với 2011 giảm 290.972.336,1 đồng.
→ Đúng bằng đối tượng phân tích
Nhận xét
• Doanh thu giảm 3,32% đã làm cho quỹ lương giảm 415.805.805,2
đồng. Quỹ lương giảm do doanh thu giảm là rất bình thường và giảm với tỷ lệ
gần như nhau là rất hợp lý 3,32%.
• Năng suất lao động giảm 1,88% đã làm cho quỹ lương tăng
232.522.408,1 đồng. Năng suất lao động giảm và làm cho quỹ lương tăng là
bình thường, tuy nhiên tốc độ tăng của quỹ lương là 1,86% thấp hơn tốc độ
giảm của năng suất lao động. Nhưng giảm không đáng kể, vì vậy nhân tố năng
suất lao động vẫn nằm trong mức độ hợp lý.
• Tiền lương bình quân giảm 0,87% làm cho quỹ lương giảm theo và
giảm 107.688.939 đồng tương đương với 0.86% rất phù hợp.
→ Doanh nghiệp đã xây dựng bộ máy quản lý và phân phối lao động ở
các bộ phận khá hợp lý.
Phân tố các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương của công ty trong
giai đoạn năm 2012 đến năm 2013.
83
Bảng 4.3a: Số liệu và các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí lương năm 2012 –
2013
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2013/2012
2012
Số lao động
(người)
Tiền lương
BQ
Quỹ tiền
lương
Tuyệt đối
2013
Tương đối
202
198
-4
-1,98
60.561.352,03
59.724.983,69
-836.368,34
-1.38
12.233.393.110
11.825.546.771
-407.846.339
-3,33
Nguồn: phòng kế toán
Ta có: Tổng quỹ lương = Số lao động x Đơn giá tiền lương
Gọi Q là tổng quỹ tiền lương; a là số lao động ; b Tiền lương BQ
Ta có Q = a x b
Cụ thể quỹ tiền lương năm 2012 của công ty
Q12 = a12 x b12 = 202 x 60.561.352,03= 12.233.393.110
Tương tự với quỹ tiền lương năm 2013 của công ty:
Q13 = a13 x b13 = 198 x 59.724.983,69 = 11.825.546.771
Ta thấy chênh lệch quỹ tiền lương 2013 so với 2012:
∆Q = Q13 – Q12 = 11.825.546.771- 12.233.393.110= -407.846.339
Vậy quỹ tiền lương năm 2013 giảm so với năm 2012 là 407.846.339 đồng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng của quỹ tiền lương:
- Ảnh hưởng bởi số lao động
Da = a13 x b12 – a12 x b12 = (242.245.408,1)
-Ảnh hưởng bởi đơn giá tiền lương bình quân:
Db = a13 x b13 –a13 x b12= (242.245.408,1)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
Da + Db = (242.245.408,1)+ (242.245.408,1) = (407.846.339,4).
Vậy quỹ tiền lương năm 2013 giảm so với năm 2012 là 407.846.339,4
đồng.
84
Bảng 4.3b: Các nhân tố ảnh hưởng tới tổng quỹ tiền lương năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: đồng
Chênh lệch 2013/2012
2012
Tổng doanh thu
Tuyệt đối
2013
1.536.590.400.892 1.425.372.671.748
Số lao động
(người)
Tương
đối (%)
-111.217.729.144
-7,24
202
198
-4
-1,98
NSLĐ bình quân
7.606.883.173
7.198.851.878
-408.031.295
-5,36
Tiền lương BQ
60.561.352,03
59.724.983,69
-836.368,34
-1.38
Tổng quỹ lương
(ngàn đồng)
12.233.393.110
11.825.546.771
-407.846.339
-3,33
Nguồn: phòng kế toán
Gọi Q là tổng quỹ lương, a là doanh thu, b là năng suất lao động và c là tiền
lương bình quân
Ta có: Q = a / b x c
Q12=a12/b12xc12= 1.536.590.400.892/7.606.883.173x60.561.352.03
=12.233.393.110
Q13=a13/b13xc13=1.425.372.671.748/7.198.851.878x59.724.983.69
= 11.825.546.771
∆Q = Q13 – Q12 = 11.825.546.771- 12.233.393.110= -407.846.339
Vậy quỹ tiền lương năm 2013 so với 2012 giảm 407.846.339 đồng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương:
-Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu:
Da = a13 / b12 x c12 – a12 / b12 x c12 = -885.447.547,5
-Ảnh hưởng bởi nhân tố năng suất lao động:
Db = a13 / b13 x c12 – a13 / b12 x c12 = 643.202.138,6.
- Ảnh hưởng bởi nhân tố tiền lương bình quân:
Dc = a13 / b13 x c13 – a13 / b13 x c12 = -65.600.930,5
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:
Da+Db+Dc=(-885.447.547,5)+643.202.138,6+(-65.600.930,5)
85
=-407.846.339,4
Vậy tổng quỹ tiền lương năm 2013 so với năm 2012 giảm 407.846.339,4 đồng
→ Đúng bằng đối tượng phân tích
Nhận xét
• Doanh thu giảm 7,24% đã làm cho quỹ lương giảm 885.447.547 đồng
là rất bình thường và giảm với tỷ lệ gần như nhau 7,24% là rất hợp lý.
•Năng suất lao động giảm 5,36% đã làm cho quỹ lương tăng
643.202.138,6 đồng. Năng suất lao động giảm và làm cho quỹ lương tăng là
bình thường, tuy nhiên tốc độ tăng của quỹ lương là 5,26% thấp hơn tốc độ
giảm của năng suất lao động.
•Tiền lương bình quân giảm 3,11% làm cho quỹ lương giảm theo và
giảm 165.600.931,3 đồng hoàn toàn hợp lý.
Thông qua kết quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố: doanh thu, năng
suất lao động, tiền lương bình quân công ty sẽ phát hiện sự tác động khác nhau
của các nhân tố đến tiền lương. Từ đó, các chính sách như tăng cường quản lý
sử dụng lao động và quỹ tiền lương tốt hơn sẽ được doanh nghiệp áp dụng để
mang lại hiệu quả.
4.3.2 Phân tích tỷ suất chi phí lương
Việc phân tích chỉ tiêu tỷ suất chi phí tiền lương rất cần thiết với doanh
nghiệp vì dựa vào kết quả phân tích ta có thể thấy được tình hình chung của
chi phí lương tại công ty.
86
Bảng 4.4: Tỷ suất chi phí lương của doanh nghiệp
Đơn vị tính: đồng
Năm
Tổng quỹ
lương
Tổng
doanh
thu
Tỷ
suất(%)
Năm 2011
Năm 2012
12.524.365.446
12.233.393.110
Năm 2013
11.825.546.771
6 tháng đầu
năm 2014
5.912.773.385
1.589.356.644.601 1.536.590.400.892 1.425.372.671.748 693.364.623.361
0,788
0,796
0,830
Nguồn: phòng kế toán
Qua bảng số liệu, ta thấy tổng quỹ lương và tổng doanh thu đều giảm
qua các năm. Nhưng tỷ suất chi phí lương từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm
tăng từ 0,788% đến 0,853%, cho thấy chi phí lương chiếm ngày càng chiếm
tỷ lệ trong doanh thu qua các năm.
Nhưng nhìn chung thì chi phí lương vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh
thu. Chi phí lương hằng năm tăng nhằm tạo sự yên tâm cho người lao động
làm việc tại doanh nghiệp.
87
0,853
CHƯƠNG 5
CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (HAMACO)
5.1 NHẬN XÉT CHUNG
5.1.1 Đánh giá về công tác quản lý lao động tại công ty cổ phần vật
tư Hậu Giang.
Hamaco là một doanh nghiệp trẻ nhưng với sự lãnh đạo sáng suốt của
ban giám đốc và tinh thần đoàn kết của tập thể, doanh nghiệp đã vượt qua khó
khăn, thử thách dần dần xây dựng được lòng tin với khách hàng và mở rộng
quy mô kinh doanh.
Trong công tác quản lý, doanh nghiệp đã có sự phối hợp, giao thoa hợp
lý giữa các phòng ban, phân bổ nhân sự hiệu quả đáp ứng được vấn đề nhân sự
của doanh nghiệp.
Chính sách đối với người lao động được chấp hành theo quy định của
Nhà nước và tạo nhiều điều kiện khuyến khích người lao động làm việc tích
cực.
Có xây dựng quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi để phục vụ nhu cầu phúc
lợi, cải thiện đời sống cho người lao động.
Tuy nhiên phần lớn đội ngũ lao động ở trình độ trung cấp và phổ thông
nên năng suất lao động chưa thật sự hiệu quả. Bên cạnh đó, trình độ lao động
sau đại học chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu lao động, làm cho công ty thiếu tầm
nhìn chiến lược trong kinh doanh.
5.1.2 Đánh giá tình hình kế toán, thanh toán tiền lương và các
khoản trích theo lương.
Tổ chức công tác kế toán
Doanh nghiệp đang vận dụng hình thức kế toán tập trung. Mọi việc kế
toán từ xử lý chứng từ ban đầu đến ghi sổ chi tiết, tổng hợp, lập báo cáo kế
toán, lưu trữ sổ sách chứng từ kế toán đều được thực hiện tại phòng kế toán.
Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức có mẫu sồ đơn giản, dễ ghi chép,
thuận tiện cho việc phân công lao động. Đặc biệt hình thức khá phù hợp với
quy mô và đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
Các loại chứng từ, sổ sách, các báo cáo tài chính tại xí nghiệp nhìn
chung đều tuân thủ theo biểu mẫu, nội dung theo qui định.
88
Việc sử dụng máy tính đã giúp doanh nghiệp thuận tiện trong việc xử lý,
lưu trữ và cung cáp thông tin nhanh chóng, kịp thời.
Tổ chức công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương
Ưu điểm
Doanh nghiệp áp dụng hình thức tính và thanh toán lương đa dạng, phù
hợp với từng phòng ban và tính chất công việc của từng cá nhân, đảm bảo tính
công bằng và đánh giá đúng khả năng sản xuất của người lao động.
Việc trích, theo dõi, nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đầy đủ và công
minh giúp người lao động tin tưởng vào sự quan tâm của xí nghiệp đối với đời
sống của mình. Ngoài ra còn tạo sự yên tâm khi làm việc và giúp người lao
động gắn bó với doanh nghiệp hơn.
Chứng từ, sổ sách tiền lương được bảo quản cẩn thận. Kế toán thu chi
luôn ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào sổ sách. Các mẫu chứng từ và biểu mẫu báo các được doanh nghiệp sử
dụng đúng theo qui định của nhà nước. Ngoài ra, hệ thống tài khoản sử dụng
đúng theo qui định của Bộ Tài Chính.
Luôn quan tâm đến đời sống của nhân viên qua đó xí nghiệp đã tạo điều
kiện cho người lao động tạm ứng trước một phần tiền lương để xoay sở các chi
phí sinh hoạt thường phát sinh vào đầu tháng: tiền điện, tiền nước, tiền học phí
của con …
Hình thức thanh toán tiền lương chủ yếu qua chuyển khoản tạo tính
chính xác nhanh chóng và giảm rủi ro thất thoát, gian lận trong quá trình thanh
toán.
Nhược điểm
Thủ quỹ và kế toán chung một phòng ban nên dễ có nguy cơ thông đồng,
biển thủ tiền công.
Việc chấm công có thể xảy ra gian lận ở các phòng ban khi người phụ
trách chấm công, chấm công cho nhân viên nghỉ không phép.
Quy trình thanh toán tiền lương của công ty cón khá phức tạp.
5.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI XÍ NGHIỆP
Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng lao động để có thể bố trí, phân
công lao động một cách hợp lý nhất.
89
Tạo điều kiện để người lao động có thể nâng cao trình độ chuyên môn.
Đặc biệt là bộ phận kế toán, cần thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ,
cập nhật kịp thời chế độ, chính sách, qui định về các vấn đề liên quan.
Các hình thức khen thưởng, xử phạt phải công bằng và nghiêm minh để
xây dựng thái độ nghiêm túc trong công việc
Điều chỉnh tăng hệ số lương công việc cho người lao động để phù hợp
giá tiêu dùng trên thị trường để góp phần cải thiện đời sống của nhân viên
Xem xét việc tăng hệ số lương đối với người lao động có thâm niên cao
để tạo niềm tin gắn bó lâu dài của người lao động với doanh nghiệp.
Đối chiếu, kiểm tra tỉ mỉ trong hạch toán và thanh toán tiền lương với
các bộ phận khác.
Công ty nên đầu tư máy chấm công để có thể đánh giá chính xác, công
bằng thời gian lao động thực tế của nhân viên.
Kế toán thu chi nên tiến hành tính lương và trích các khoản theo lương
để làm cho quy trình thanh toán lương đơn giản dễ dàng kiểm tra đối chiếu.
90
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Một doanh nghiệp muốn phát triển lâu dài và có một vị trí bền vững
trong thị trường thì cần phải có một hệ thống kế toán, đây là nền tảng của một
công ty. Vì kế toán là một hệ thống gồm: chính sách, chế độ, thủ tục được
thiết lập tại đơn vị nhằm đảm bảo hợp lý cho công việc quản lý đặt được mục
tiêu đề ra. Đặc biệt là kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, vì đây
là nguồn thu nhập chính của người lao động, giúp cho họ thỏa mãn những nhu
cẩu của cuộc sống. Khi đạt được những nhu cầu đó sẽ giúp cho họ có tinh thần
làm việc chăm chỉ đầy sự sáng tạo trong công việc và đem lại lợi nhuận cho
công ty bằng năng suất suất làm việc cao. Vì vậy, hạch toán tốt công tác này
không những góp phần quản lý chặt chẽ việc chấp hành qui định của Nhà
nước mà còn tăng thu nhập cho người lao động và lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Với những thành tích đạt được trong thời gian qua cho thấy công ty đã
dần xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Với đội ngũ nhân viên có trình độ
chuyên môn và khả năng thích nghi cao, luôn chủ động sáng tạo kịp với môi
trường kinh doanh năng động đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Song song đó,
các quy định chế độ kế toán của nhà nước luôn được công ty chấp hành tốt và
nhất là bộ phận kế toán luôn theo sát các quy định mới nhất của Bộ Tài Chính
để kịp thời sửa chữa phù hợp với luật định. Bằng chứng là lợi nhuận công ty
tuy có giảm qua các năm nhưng vẫn nằm ớ mức cao.
Cùng với việc đáp ứng tốt nhu cầu xã hội nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty thì đời sống của đội ngũ công nhân viên cũng ngày càng được
quan tâm chăm sóc tốt hơn theo đúng luật lao động.
Tuy nhiên, công ty vẫn không tránh khỏi những hạn chế nhất định và
đang từng bước khắc phục, nỗ lực hết mình để tạo uy tín và chất lượng đối với
khách hàng, phục vụ tốt nhu cầu xã hội để khẳng định và nâng cao hơn nữa vị
trí của mình trong môi trường kinh doanh còn nhiều biến động như hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” được sự giúp đỡ nhiệt tình
của anh chị phòng kế toán của công ty, bản thân em đã đúc kết được nhiều
kinh nghiệm quí báu nhất là về phương pháp tính và hạch toán tiền lương.
Mong đề tài sẽ giúp một phần nào hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và
91
các khoản trích theo lương, cũng như giải quyết một số vấn đề về nhân sự của
xí nghiệp.
Tin tưởng rằng với sự nổ lực của ban giám đốc và tinh thần đoàn kết của
tập thể nhân viên sẽ giúp công ty luôn giữ vững vị thế của mình trên thị
trường, sẽ từng bước phấn đấu phát triển mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng
sản phẩm và sẽ gặt hái nhiều thành công hơn nữa.
6.2 KIẾN NGHỊ
Bên cạnh những giải pháp đối với công ty thì mang một tầm vĩ mô hơn
em có những kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước để việc tính và
thanh toán lương ngày càng hoàn thiện hơn.
Chính phủ cần ban hành kịp thời chính sách, qui định về tiền lương cũng
nhưng các khoản trích theo lương sao cho phù hợp với tình hình kinh tế thị
trường để đảm bảo đời sống của người lao động mà không xử ép doanh
nghiệp.
Cần quản lý chặt chẽ giá cả của các mặt hàng, tránh tình trạng đột ngột
tăng giá ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Đưa ra biện pháp xử phạt, chế tài thỏa đáng đối với các doanh nghiệp
bốc lột sức lao động của nhân viên hay vi phạm việc trích nộp các loại bảo
hiểm: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ.
92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chế độ kế toán Việt Nam, 2006. Hướng dẫn thực hành hạch toán kế
toán lập báo cáo tài chính chế độ chứng từ, sổ kế toán sơ đồ kế toán doanh
nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống Kê.
2. Huỳnh Thị Đan Xuân, 2008. Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế. Cần
Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Trần Quốc Dũng, 2008. Bài giảng Tổ chức thực hiện công tác kế toán.
Đại học cần Thơ.
4. Trần Quốc Dũng, 2009. Bài giảng Kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ
5. Chao Thị Bấn, 2012. Giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại công ty TNHH CK-XD-TM-DV Vĩnh Kiến Thịnh.
Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.
93
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Trích các nghiệp vụ phát sinh nêu trên tại Chứng từ ghi sổ
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0015
Ngày 05tháng 06 .năm 2014
Diễn giải
Số hiệu tài
khoản
Số tiền
Nợ
Có
Chuyển trả tiền BHXH
3383
11212
118.491.930
Chuyển trả tiền BHYT
3384
11212
26.960.326
Chuyển trả tiền BHTN
3389
11212
10.687.110
Tổng cộng
Ghi chú
156.139.366
Kèm theo phiếu chi số 08-PCNH00026.
Ngày 05 tháng 06 năm 2014.
Người lập
Kế toán trưởng
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0018
Ngày 05 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Chi dưỡng sức sau thai
sản cho nhân viên
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3383
1111
Tổng cộng
Số tiền
Ghi chú
2.012.500
2.012.500
Kèm theo phiếu chi số 08-PCTM00045
Ngày 05 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
94
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0019
Ngày 05 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Chi chế độ thai sản cho
nhân viên
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3383
1111
Số tiền
Ghi chú
18.428.000
Tổng cộng
18.428.000
Kèm theo phiếu chi số 08-PCTM00046
Ngày 05 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0024
Ngày 06 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Chi QCĐ mua quà sinh
nhật cho đội viên công
đoàn
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3382
1111
Tổng cộng
Số tiền
Ghi chú
800.000
800.000
Kèm theo phiếu chi 08-PCTM00064
Ngày 06 tháng 06 năm 2014.
Người lập
Kế toán trưởng
95
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0035
Ngày 11 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Trả lương tháng cho
nhân viên
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3341
1111
Số tiền
Ghi chú
3.217.200
Tổng cộng
3.217.200
Kèm theo phiếu chi số 08-PCTM00128
Ngày 11 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0039
Ngày 19 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Chi trả lương tháng 5
cho nhân viên
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3341
1111
Tổng cộng
Số tiền
Ghi chú
1.575.600
1.575.600
Kèm theo phiếu chi số 08-PCT00243.
Ngày 19 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
96
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0044
Ngày 19 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Số hiệu tài
khoản
Chi trả lương tháng 5 cho
nhân viên
Số tiền
Nợ
Có
3341
1111
Ghi chú
10.928.700
Tổng cộng
10.928.700
Kèm theo phiếu chi số 08-PCT00244.
Ngày 19 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0055
Ngày 20 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Chi QCĐ mua BHYT cho
nhân viên
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3382
1111
Tổng cộng
Số tiền
Ghi chú
1.242.000
1.242.000
Kèm theo phiếu chi số 08-PCTM00299.
Ngày 20 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
97
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0065
Ngày 24 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Chi QCĐ hỗ trợ kinh phí
tổ chức đại hội chi đoàn
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3382
1111
Số tiền
Ghi chú
1.472.000
Tổng cộng
1.472.000
Kèm theo phiếu chi 08-PCTM00358.
Ngày 24 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: L0024
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Số hiệu tài
khoản
Số tiền
Nợ
Có
Chi phí bán hàng
64111
3341
830.544.386
chi phí quản lý doanh
nghiệp
64211
3341
139.986.599
Tổng cộng
Ghi chú
970.530.985
Kèm theo.
Ngày 24 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
98
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: L0026
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Số hiệu tài
khoản
Số tiền
Nợ
Có
Trích lập KPCĐ cho nhân
viên bán hàng
3382
64112
8.963.850
Trích lập BHXH cho
nhân viên bán hàng
3383
64112
80.674.650
Trích lập BHYT cho
nhân viên bán hàng
3384
64112
13.445.775
Trích lập BHTN cho
nhân viên bán hàng
3389
64112
4.481.925
Ghi chú
107.566.200
Tổng cộng
Kèm theo chứng từ 08-PHKT00070.
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
99
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: L0025
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Số hiệu tài
khoản
Số tiền
Nợ
Có
Trích lập KPCĐ cho nhân
viên QLDN
3382
64212
1.761.060
Trích lập BHXH cho
nhân viên QLDN
3383
64212
15.849.540
Trích lập BHYT cho
nhân viên QLDN
3384
64212
2.641.590
Trích lập BHTN cho
nhân viên QLDN
3389
64212
880.530
Tổng cộng
Ghi chú
107.566.200
Kèm theo chứng từ 08-PHKT00069.
. Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
100
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0072
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Thanh toán lương cho
nhân viên
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3341
1111
Số tiền
Ghi chú
272.041.671
Tổng cộng
272.041.671
Kèm theo phiếu chi số 08- PCTM00360.
Ngày 30 tháng 06.năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0073
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Thanh toán lương cho
nhân viên
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
3341
11212
Tổng cộng
Số tiền
Ghi chú
517.564.201
517.564.201
Kèm theo phiếu chi 08-PCNH00056.
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
101
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PT0058
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Số hiệu tài
khoản
Thu QCĐ và đoàn phí quí
II
Nợ
Có
1111
3382
Số tiền
Ghi chú
21.315.000
Tổng cộng
21.315.000
Kèm theo phiếu thu số 08-PTTM00902.
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PC0064
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Thu đoàn phí, quỹ công
đoàn quí II
Số hiệu tài
khoản
Nợ
Có
1111
3382
Tổng cộng
Số tiền
Ghi chú
961.000
961.000
Kèm theo phiếu thu 08-PTTM00986.
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
102
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ- BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số: PT0075
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Diễn giải
Số hiệu tài
khoản
Số tiền
Nợ
Có
Nộp BHYT
3384
1111
8.043.683
Nộp BHXH
3383
1111
42.899.640
Nộp BHTN
3389
1111
5.362.455
Tổng cộng
Ghi chú
56.305.778
Kèm theo phiếu thu 08-PTTM00985.
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người lập
Kế toán trưởng
103
Phụ lục 2: Trích sổ Cái của các tài khoản 3341, 3382, 3383, 3384, 3389
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm: 2014
Tên tài khoản: Phải trả công nhân viên
Số hiệu: 3341
Ngày,
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Tháng
ghi sổ
Số
hiệu
TK
Số tiền
đối
ứng
Số hiệu
Ngày,
tháng
Nợ
Số dư đầu kỳ
Có
15.721.500
11/06/2014
PC0035
11/06/2014
Trả lương tháng 5 cho nhân
viên Châu Bảo Linh
3.217.200
19/06/2014
PC0039
19/06/2014
Chi trả lương tháng 5 cho nhân
viên Nguyễn Văn Hà
1.575.600
19/06/2014
PC0044
19/06/2014
Chi trả lương tháng 5 cho nhân
viên Huỳnh Việt Khoa
10.928.700
30/06/2014
PC0072
30/06/2014
Trả lương cho công nhân viên
tháng 6 bằng tiền Việt Nam
1111
272.041.671
30/06/2014
PC0073
30/06/2014
Trả lương cho công nhân viên
tháng 6 bằng TGNH
11212
517.564.201
30/06/2014
L0024
30/06/2014
Chi phí nhân viên bán hàng
64111
830.544.386
30/06/2014
L0024
30/06/2014
Chi phí nhân viên quản lý
64211
139.986.599
Tổng số phát sinh trong tháng
06
805.327.372
Số dư cuối tháng
986.252.485
180.925.113
Ngày ....tháng ....năm ....
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
104
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm: 2014
Tên tài khoản: Bảo hiểm thất nghiệp
Số hiệu: 3389
Ngày,
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Tháng
ghi sổ
Số
hiệu
TK
Số tiền
đối
ứng
Số hiệu
Ngày,
tháng
Nợ
Số dư đầu kỳ
Có
10.687.110
05/06/2014
PC0015
05/06/2014
Chuyển trả tiền BHTN
tháng 05/2014
11212
30/06/2014
PT0075
30/06/2014
Nộp BHTN cho nhân
viên
1111
5.362.455
30/06/2014
L0026
30/06/2014
Trích BHTN nhân viên
bán hàng
64112
4.481.925
30/06/2014
L0025
30/06/2014
Trích BHTN nhân viên
quản lý
64212
880.530
Tổng số phát sinh trong
tháng 06
10.687.110
10.687.110
Số dư cuối tháng
10.724.910
10.724.910
Ngày ....tháng ....năm ....
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
105
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm: 2014
Tên tài khoản: Kinh phí công đoàn
Số hiệu: 3382
Ngày,
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số
hiệu
TK
Tháng
ghi sổ
Số tiền
đối
ứng
Số hiệu
Ngày,
tháng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
06/06/2014
PC0024
06/06/2014
Chi mua quà sinh nhật
1111
800.000
20/06/2014
PC0055
20/06/2014
Chi mua BHXH
1111
1.242.000
24/06/2014
PC0065
24/06/2014
Chi hỗ trợ kinh phí tổ
chức đại hội chi đoàn
1111
1.472.000
30/06/2014
L0026
30/06/2014
Trích KPCĐ nhân viên
bán hàng
64112
8.963.850
30/06/2014
L0025
30/06/2014
Trích KPCĐ nhân viên
quản lý
64212
1.761.060
30/06/2014
PT0058
30/06/2014
Thu QCĐ, đoàn phí
1111
21.315.000
30/06/2014
PC0064
30/06/2014
Thu QCĐ, đoàn phí
1111
961.000
Tổng số phát sinh
trong tháng 06
Số dư cuối tháng
3.514.000
33.000.910
29.486.910
Ngày ....tháng ....năm ....
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
106
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm: 2014
Tên tài khoản: Bảo hiểm xã hội
Số hiệu: 3383
Ngày,
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Số
hiệu
TK
Tháng
ghi sổ
Số tiền
đối
ứng
Số hiệu
Ngày, tháng
Nợ
Số dư đầu kỳ
Có
118.491.930
05/06/2014
PC0015
05/06/2014
Chuyển trả tiền BHXH
tháng 05/2014
11212
118.491.930
05/06/2014
PC0018
05/06/2014
Chi dưỡng sức sau thai
sản cho nhân viên
1111
2.012.500
05/06/2014
PC0019
05/06/2014
Chi chế độ thai sản cho
nhân viên
1111
18.428.000
30/06/2014
L0025
30/06/2014
Trích BHXH nhân
viên quản lý
64212
15.894.540
30/06/2014
L0026
30/06/2014
Trích BHXH nhân
viên bán hàng
64112
80.674.650
30/06/2014
PT0075
30/06/2014
Nộp BHXH tháng
06/2014 cho nhân viên
1111
42.899.640
Tổng số phát sinh
trong tháng 06
138.932.430 139.423.830
Số dư cuối tháng
118.983.330
Ngày ....tháng ....năm ....
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
107
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI
Năm: 2014
Tên tài khoản: Bảo hiểm y tế
Số hiệu: 3384
Ngày,
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
Tháng
ghi sổ
Số
hiệu
TK
Số tiền
đối
ứng
Số hiệu
Ngày, tháng
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
20.960.326
05/06/2014
PC0015
05/06/2014
Chuyển trả tiền BHYT
thang 05/2014
11212
20.960.326
30/06/2014
L0025
30/06/2014
Trích BHYT nhân
viên quản lý
64212
2.641.590
30/06/2014
L0026
30/06/2014
Trích BHYT nhân
viên bán hàng
64112
13.445.775
30/06/2014
PT0075
30/06/2014
Nộp BHYT tháng
06/2014 cho nhân viên
1111
8.043.683
Tổng số phát sinh
trong tháng 06
Số dư cuối tháng
20.960.326
24.131.048
24.131.048
Ngày ....tháng ....năm ....
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
Giám đốc
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên, đóng dấu)
108
Phụ lục 3: Trích bảng chấm công và thanh toán lương của công ty và tiêu biểu là phòng kế toán
CÔNG TY CP VẬT TƯ HẬU GIANG
BẢNG CHẤM CÔNG
Tháng 06 năm 2014
Đơn vị : PHÒNG KẾ TOÁN
TT
Họ và tên
Số ngày làm việc
1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Huỳnh Thị Tứ Ly
Trần Thị Gái
Nguyễn Thị Đăng
Châu
Lâm Thị Trúc Hà
Trần Ngọc Phương
Trương Lê Quang Hiền
Hồ Thị Thúy Lan
Nguyễn Thành Tâm
Võ Thị Lan Phương
Nguyễn Hoàng Long
2
p
3
x
4
X
5
x
6
x
7
x
x
p
x
x
X
/
x
x
x
x
/
/
x
x
x
x
x
x
x
x
P
p
x
x
x
x
X
X
X
X
X
X
X
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
/
/
/
/
/
/
/
8
9
x
x
x
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31
x x x x /
x x x x x /
x x x x x /
x
x
x
x
x
x
x
x
x
/
/
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
/
/
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
/
/
x
x
x
x
x
x
/
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
p
/
/
/
/
/
/
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
/
/
/
/
/
/
/
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
/
/
/
/
/
/
/
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Ghi chú
(x)
Ngày làm việc
(/)
Buổi làm việc
(0)
Ngày không làm việc
(ô)
Ốm
(C.o) Con ốm
(F)
Phép có lương
(F.o) Phép không lương
(B)
Bù
Thủ trưởng đơn vị
109
Trích Bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tháng 06 năm 2014
Đơn vị: Phòng kế toán
TT
Họ và Tên
Chức danh
Nghề
nghiệp
Hệ số
lương
và PC
Hệ số
thâm
niên
Số tiền phụ
cấp thâm
niên
Hệ số
lương
công
việc
1
Huỳnh Thị Tứ Ly
5,65
0,05
355.950
2
3
4
5
Trần Ngọc Phương
Lâm Thị Trúc Hà
Hồ Thị Thúy Lan
Nguyễn Thị Đăng
Châu
Võ Thị Lan Phương
Trương Lê Quang
Hiền
Nguyễn Thành Tâm
Trần Thị Gái
Kế toán
trưởng
Phó phòng
Phó phòng
Kế toán-N1
Kế toán-N1
206.010
Kế toán-N1
Kế toán-N1
Kế toán-N1
Thủ quỹ
6
7
8
9
Cộng
Lập biểu
Tiền lương
Theo HS công
việc
Tổng cộng
Lương
bq/ngày
Số
ngày
làm
việc
Thực Nhận
7,60
9.576.000
9.931.950
381.998
26
9.931.950
4,95
4,95
2,95
3,15
6.237.000
6.237.000
3.717.000
3.969.000
6.237.000
6.237.000
3.717.000
4.175.010
239.885
239.885
142.962
160.577
26
25
26
26
6.237.000
5.997.115
3.717.000
4.175.000
2,34
2,34
2,75
2,95
3.465.000
3.717.000
3.465.000
3.717.000
133.269
142.962
26
26
3.465.000
3.717.000
2,34
3,89
30,92
2,75
441.126
2,75
1.003.086 37,55
3.465.000
3.465.000
47.313.000
3.465.000 133.269
26
3.465.000
3.906.126 150.236
26
3.906.000
48.316.086
48.076.201
Cần thơ, ngày 27 tháng 06 năm 2014
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
3,05
3,05
2,65
3,27
Tr/p-TCHC
0,05
0,09
0,19
Phụ
cấp
chức
vụ
KẾ TOÁN TRƯỞNG
110
Ký
nhận
Trích bảng tổng hợp danh sách CB – CNV nộp BHXH
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Đơn vị: Phòng kế toán
DANH SÁCH CB – CNV NỘP BHXH
Tháng 06/2014
LTT: 1.050.000
TT
Họ và tên
Chức danh
Nghề
nghiệp
Hệ số
lương và
PC
Hệ số
Phụ cấp
Mức lương
chính
Phụ cấp
Trừ các khoản
Số tiền nộp
BHXH
10,5%
BHXH
BHYT
BHTN
8%
1,5%
1%
5.932.500
474.600
88.988
59.325
622.913
1
Huỳnh Thị Tứ Ly
Kế toán
trưởng
5,65
2
Trần Ngọc Phương
Phó phòng
3,05
0,40
2.782.500
420.000
3.202.500
256.200
48.038
32.025
336.263
3
Lâm Thị Trúc Hà
Phó phòng
3,05
0,40
2.782.500
420.000
3.202.500
256.200
48.038
32.025
336.263
4
Hồ Thị Thúy Lan
Kế toán-N1
2,65
2.782.500
2.782.500
222.600
41.738
41.738
292.163
5
Nguyễn Thị Đăng
Châu
Kế toán-N1
3,27
3.433.500
3.433.500
274.680
51.503
34.335
360.518
6
Vũ Thị Lan Phương
Kế toán-N1
2,34
2.457.000
2.457.000
196.560
36.855
24.570
257.985
7
Trương Lê Quang
Hiền
Kế toán-N1
2,34
2.457.000
2.457.000
196.560
36.855
24.570
257.985
8
Nguyễn Thành Tâm
Kế toán-N1
2,34
2.457.000
2.457.000
196.560
36.855
24.570
257.985
9
Trần Thị Gái
Thủ quỹ
3,89
4.084.500
4.084.500
326.760
61.268
40.845
428.873
2.400.720 450.135
300.090
Cộng
30,92
5.932.500
Tổng cộng
lương và
PC
0,80
29.169.000
840.000
111
30.009.000
3.150.945
Ghi chú
Cần thơ, ngày 24 tháng 06 năm 2014
Lập biểu
Tr/p-TCHC
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
112
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Mẫu số 02-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI NGÂN HÀNG
Số: 08-PCNH00026
Khách hàng: Cty Cổ phần Vật tư Hậu Giang
Địa chỉ: 184 Trần Hưng Đạo, TPCT
Lý do: CHUYỂN TRẢ TIỀN BHXH, BHYT, BHTN
Số tiền: 156.139.366
Chứng từ gốc:
Viết bằng chữ: Một trăm năm mươi sáu triệu một trăm ba mươi chín ngàn ba trăm sáu mươi
sáu đồng.
STT Diễn giải
Số tiền
C11212
Số tiền
01
Chuyển trả tiền BHXH
118.491.930
N3383
118.491.930
02
Chuyển trả tiền BHYT
26.960.326
N3384
26.960.326
03
Chuyển trả tiền BHTN
10.687.110
N3389
10.687.110
Cộng
156.139.366
Ngày 05 tháng 06 năm 2014
Thủ trưởng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)
113
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Mẫu số 02-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU CHI
Số: 08-PCTM00045
Người nhận tiền: Phan Thị Thúy Nga
Địa chỉ: 184 Trần Hưng Đạo, TPCT
Lý do: CHI DƯỠNG SỨC SAU THAI SẢN
Số tiền: 2.012.500
Chứng từ gốc:
Viết bằng chữ: Hai triệu không trăm mười hai ngàn năm trăm đồng.
STT Diễn giải
Số tiền
C1111
Số tiền
01
2.012.500
N3383
2.012.500
Cộng
2.012.500
Chi dưỡng sức sau thai sản cho
nhân viên
Thủ trưởng
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Kế toán thanh toán
(Ký, họ tên)
114
Ngày 05 tháng 06 năm 2014
Người nhận tiến Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
Mẫu số 01-TT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Số: 08-PTTM00902.
PHIẾU THU
Người nộp tiền: Lê Thị Thanh Thu
Địa chỉ: 184 Trần Hưng Đạo, TPCT
Lý do: THU QCĐ VÀ ĐOÀN PHÍ QUÍ II
Số tiền: 21.315.000
Chứng từ gốc:
Viết bằng chữ: Hai mươi mốt triệu ba trăm mươi lăm ngàn đồng..
STT Diễn giải
01
Thu đoàn phí, quỹ công đoàn quí
II
Thủ trưởng
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
Số tiền
N1111
Số tiền
2.012.500
C3382
21.315.000
Cộng
21.315.000
Kế toán thanh toán
Ngày 30 tháng 06 năm 2014
Người nộp tiến Thủ quỹ
(Ký, họ tên)
(Ký, họ tên)
115
(Ký, họ tên)
[...]... Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang Từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chi phí tiền lương. .. nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác đã ứng, trả cho công nhân viên - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của công nhân viên 31 Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản phải trả cho Số dư Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng... nghiệp phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhận thức được điều đó em đã chọn đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang cho luận văn của mình với mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sao cho đúng với chế độ kế toán và điều kiện của công ty 12 1.2 MỤC TIÊU... Quỹ lương và các khoản trích theo lương 2.1.4.1 Quỹ lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm tất cả các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương (tiền ăn giữa ca, tiền hỗ trợ phương tiện đi lại, tiền quần áo đồng phục ) mà doanh nghiệp trả cho các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý Thành phần quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản chủ yếu sau: - Tiền lương. .. lương và các khoản trích theo lương - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 1.3.2 Thời gian - Thời gian thu thập số liệu: từ 01/01/2011 đến 30/06/2014 - Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu: từ 08/2014 đến 11/2014 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Công tác kế toán tiền lương và các khoản. .. sách kế toán Việc tổ chức hạch toán và ghi sổ tổng hợp chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tùy thuộc vào hình thức ghi sổ mà doanh nghiệp lựa chọn Đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán theo quyết định 15/2006QĐ-BTC thì áp dụng một trong 5 hình thức kế toán sau: Hình thức kế toán Nhật ký chung Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Hình thức kế toán. .. khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 13 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về tiền lương 2.1.1.1 Khái niệm tiền lương và bản chất của tiền lương Khái niệm Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động và nó cũng là một khoản. .. chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái gồm có các loại sổ kế toán sau: - Nhật ký - Sổ Cái; - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết Tách rời việc ghi chép kế toán. .. 2.1.5 Tổ chức hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.1.5.1 Chứng từ kế toán 24 Chứng từ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ – BTC về lao động tiền lương bao gồm các chứng từ sau: - Mẫu số 01a – LĐTL: Bảng chấm công - Mẫu số 01b – LĐTL: Bảng chấm công làm thêm giờ - Mẫu số 02 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền lương - Mẫu số 03 – LĐTL: Bảng thanh toán tiền thưởng - Mẫu số 04... trước, thanh toán tiền lương người lao động TK 338 BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ khấu trừ vào lương Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh Nguồn:Chế độ kế toán Việt Nam, năm 2006 Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán Tài khoản 334 35 Tài khoản 338: Phải trả, phải nộp khác Nhằm phản ánh tình hình trích, nộp, thanh toán các khoản BHXH,