hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Các nhân tố ảnh hưởng chi phí lương
Có thể chia các yếu tốảnh hưởng đến tiền lương được chia làm 4 nhóm: a) Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân công việc
– Sự phức tạp của công việc: Các công việc phức tạp đòi hỏi trình độ và kỹ thuật nâng cao mới có khả năng giải quyết được sẽ phải trả lương cao. Thông thường các công việc phức tạp gắn liền với những yêu cầu về đào tạo, kinh nghiệm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến mức lương.Sự phức tạp của công việc phản ánh mức độ khó khăn và những yêu cầu cần thiết để thực hiện công việc. Sự phức tạp của công việc được phản ánh qua các khía cạnh sau đây:
Yêu cầu về trình độ học vấn và đào tạo.
Yêu cầu về kỹ năng cần thiết để hoàn thành công việc. Cần phẩm chất cá nhân cần có.
Trách nhiệm đối với công việc.
− Tầm quan trọng của công việc: phản ánh giá trị của công việc. Các công việc có tầm quan trọng cao sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt
động của tổ chức.
− Điều kiện để thực hiện công việc: Các điều kiện khó khăn nguy hiểm
đương nhiên sẽđược hưởng mức lương cao hơn so với điều kiện bình thường. Sự phân biệt đó để bù đắp những tốn hao sưc lực và tinh thần cho người lao
động cũng nhưđộng viên họ bền vững với công việc. TK 334 TK 335 TK 622, 641… Số tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh Trích trước tiền lương nghỉ phép Hoàn nhập chi phí trả trước
b) Nhóm các yếu tố thuộc về bản thân nhân viên:
− Trình độ lành nghề của lao động.
− Kinh nghiệm của bản than người lao động. kinh nghiệm được coi như
một yếu trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lương bổng của cá nhân. Hầu hết các cơ quan tổ chức trên thế giới đều dựa vào yếu tố này để
tuyển chọn và trả lương.
− Mức hoàn thành công việc.
− Thu nhập tiền lương của mỗi người phụ thuộc vào mức hoàn thành công việc của họ. Cho dù năng lực là như nhau nhưng nếu mức độ hoàn thành công việc là khác nhau thì tiền lương phải khác nhau. Đó cũng là sự phản ánh tất yếu của công bằng trong chính sách tiền lương.
− Thâm niêm công tác: ngày nay trong nhiều tổ chức yếu tố thâm niêm có thể không phải là một yếu tố quyết định cho việc tăng lương. Thâm niên chỉ
là một trong những yếu tố giúp cho đề bạt, thăng thưởng cho nhân viên.
− Sự trung thành: những người trung thành với tổ chức là những người gắn bó làm việc lâu dài với tổ chức. Trả lương cho sự trung thành sẽ khuyến khích nhân viên tận tâm vì sự phát triển của tổ chức. Sự trung thành và tâm niên có mối quan hệ với nhau nhưng có thể phản ánh những giá trị khác nhau.
− Tiềm năng của nhân viên: những người có tiềm năng là những người chưa có khả năng thực hiện những công việc khó ngay, nhưng trong tương lai họ có tiềm năng thực hiện được những việc đó. Trả lương cho những tiềm năng được coi như đầu tư cho tương lai giúp cho việc giữ chân và phát triển tài năng cho tiềm năng của tương lai. Có thể có những người trẻ tuổi được trả
lương cao bởi vì họ có tiềm năng trở thành những nhà quản trị cấp cao trong tương lai.
c) Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường công ty
− Chính sách tiền lương của công ty.
− Khả năng tài chính của công ty.
− Năng suất lao động
d) Nhóm các yếu tố thuộc về môi trường xã hội
− Tình hình cung cấp sức lao động trên thị trường.
− Mức sống trung bình của dân cư. − Tình hình giá cả sinh hoạt. − Sức mua của công chúng. − Công đoàn, xã hội. − Nền kinh tế. − Luật pháp.
Khi xây dựng hệ thống tiền lương người ta có xu hướng trước tiên dựa vào công việc sau đó sử dụng các yêu cầu về kỹ năng và kết quả làm việc để
xác định mức lương cho mỗi nhân viên.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí lương
Phân tích chi phí tiền lương là phân tích tổng quỹ tiền lương thực hiện trong kỳ. Mục đích phân tích tiền lương nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng lao động song song với việc quan tâm đến thu nhập của người lao động. Hai yếu tố trên có quan hệ hữu cơ, nhân quả: yếu tố tiền lương bình quân vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của yếu tố năng suất lao động và ngược lại. Trong
đó, tốc độ tăng năng suất lao động phải cao hơn tốc độ tăng tiền lương bình quân một vận động hợp quy luật phát triển. Tùy hình thức trả lương các nhân tố và các chỉ tiêu phân tích có sự khác nhau:
Đối với hình thức trả lương theo thời gian:
Quỹ tiền lương = số lao động * tiền lương (bình quân)
Đối với hình thức trả lương theo kết quả lao động Quỹ tiền lương = Doanh thu (sản lượng) * đơn giá tiền lương
Theo đó, năng suất lao động được tính dựa trên số lao động và kết quả
doanh thu đạt được:
NSLĐ (bình quân) = Doanh thu (sản lượng) / số lao động (bình quân)
Công thức quỹ tiền lương trả theo thời gian có thểđược viết như sau: Quỹ tiền lương = (Doanh thu (sản lượng) /Năng suất lao động bình quân)* Tiền lương bình quân
Công thức trả lương theo sản phẩm có thểđược viết như sau:
Quỹ tiền lương = Lao động (bình quân) * Đơn giá tiền lương * NSLĐ (bình quân)
2.1.5.6 Yêu cầu và Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Yêu cầu
Yêu cầu của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là phải dựa trên văn bản quy định của Nhà nước, các thông tư của Bộ lao động, thương xã hội hướng dẫn để giải quyết các chếđộ của người lao động như: Chếđộ tiền lương, chếđộ thanh toán BHXH khi người lao động nghỉ việc, ốm đau, tai nạn, thai sản …
- Dựa theo trình tự kế toán để thực hiện các khoản chi.
- Phải đảm bảo tính đúng, đủ theo quy định của chếđộ Nhà nước.
(2.8) (2.9)
(2.10)
(2.11)
- Chứng từ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải rõ ràng, cụ thểđểđảm cho việc lưu trữ hồ sơ va thanh toán cho người lao động
Nhiệm vụ
- Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình hiện có và sự
biến động về số lượng và chất lượng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao
động và kết quả lao động.
- Tính toán chính xác, kịp thời, đúng chính sách chếđộ và các khoản tiền lương, tiền thưởng các khoản trợ cấp phải trả cho người lao động.
- Thực hiện việc kiểm tra tình hình chấp hành các chính sách, chế độ về
lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Kiểm tra tình hình sử dụng quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN.
- Tính toán và phân bố chính xác, đúng đối tượng các khoản tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN vào chi phí sản xuất kinh doanh.
- Lập báo cáo về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN thuộc phạm vi trách nhiệm của kế toán. Tổ chức phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.4 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua:
- Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, các chứng từ và thông tin kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, thông tin nhân sự do phòng kế toán tài vụ, phòng tổ
chức lao động cung cấp.
- Thông tin trên website của xí nghiệp: lịch sử hình thành, ngành nghề
kinh doanh …
2.3.5 Phương pháp phân tích đánh giá
Có nhiều phương pháp phân tích số liệu khác nhau, dựa vào từng mục tiêu cụ thể mà sử dụng những phương pháp phù hợp.
Mục tiêu 1: Đối với mục tiêu tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương được thực hiện lấy số liệu thực tế tại công ty.
Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thay thế lien hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tiền lương của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn sử
dụng phương pháp so sánh để phân tích tỷ suất tiền lương của công ty.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ
tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Bước 1: Xác định công thức.
Là thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích qua một công thức nhất định. Công thức gồm tích số các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích.
Khi xây dựng công thức cần thực hiện theo một trình tự nhất định, từ
nhân tố sản lượng đến nhân tố chất lượng, nếu có nhiều nhân tố lượng hoặc nhiều nhân tố chất thì sắp xếp nhân tố chủ yếu trước và nhân tố thứ yếu sau.
Bước 2: Xác định các đối tượng phân tích.
So sánh số thực hiện với số liệu gốc, chênh lệch có được đó chính là đối tượng phân tích.
Gọi Q là chỉ tiêu cần phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tốảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; Thể
hiện bằng phương trrình: Q = a . b . c Đặt Q1: Chỉ tiêu kỳ phân tích, Q1= a1 . b1. c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0 Q1 – Q0 = DQ: mức chênh lệch giữa kỳ thực hiện và kỳ gốc, đây cũng là đối tượng cần phân tích. DQ = a1 . b1 . c1 – a0 . b0 . c0
Bước 3: Xác định mức độảnh hưởng của các nhân tố.
Thực hiện theo trình tự các bước thay thế. (Lưu ý: Nhân tố đã thay ở
bước trước phải được giữ nguyên cho bước sau thay thế) Thay thế bước 1 (cho nhân tố a)
a0 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b0 . c0 Mức độảnh hưởng của nhân tố a là:
Da = a1 . b0 . c0 – a0 . b0 . c0 Thay thế bước 2 (cho nhân tố b)
a1 . b0 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c0 Mức độảnh hưởng của nhân tố b là: Db = a1 . b1 . c0 – a1. b0 . c0 Thay thế bước 3 (Cho nhân tố c)
a1 . b1 . c0 được thay thế bằng a1 . b1 . c1 Mức độảnh hưởng của nhân tố c là: Dc = a1 . b1 . c1 – a1 . b1 . c0
Tổng hợp mức độảnh hưởng của các nhân tố, ta có: Da + Db +Dc = DQ Bước 4: Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố:
Nếu do nguyên nhân chủ quan từ doanh nghiệp thì phải tìm biện pháp để
khắc phục những nhược điểm, thiếu xót để kỳ sau thực hiện được tốt hơn. Bước 5: Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan ảnh hưởng không tốt đến chất luợng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau.
Ưu và nhược điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Ưu điểm:
Là phương pháp đơn giản, dễ tính toán so với các phương pháp xác
định nhân tốảnh hưởng khác.
Phương pháp thay thế liên hoàn có thể xác định được các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích bằng thương, tổng, hiệu, tích số và cả số %.
Nhược điểm:
Khi xác định nhân tố nào đó, phải giả định các nhân tố khác không đổi, trong thực tế các nhân tố có thể thay đổi.
Việc sắp xếp trình tự các nhân tố phải từ nhân tố sản lượng đến chất lượng, trong thực tế việc phân biệt rỏ ràng giữa nhân tố sản lượng và nhân tố chất lượng là không dễ dàng.
Phương pháp so sánh
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của cùng một chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng, quy mô biến động của các hiện tượng kinh tế.
Trong đó:
- ∆y: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế ∆y = y1 – y0
- y1: trị số kỳ phân tích - y0: trị số kỳ gốc
Phương pháp so sánh số tương đối
Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ
gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu qua các kỳ nghiên cứu.
Với ∆y là tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế
Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp suy luận để đánh giá và đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong xí nghiệp.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỒ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (HAMACO)
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang có tên giao dịch
quốc tế là HAU GIANG MATERIALS JOINT-STOCK COMPANY
Có tên viết tắt là HAMACO
Trụ sở: 184 Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ Vốn điều lệ: 62.253.990.000 đồng ∆y = y1 – y0 ∆y = y1– y0 y0 *100 (2.13) (2.14)
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, nhận ủy thác xuất nhập khẩu các mặt hàng: kim khí, hóa chất (trừ hóa chất độc hại nhà nước cấm kinh doanh), vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, vật liệu xây dựng, thiết bị phụ tùng, bếp gas và phụ tùng bếp gas ...
Điện thoại: (0710) 3830582 Fax: (0710) 3734426
Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang (HAMACO) được thành lập có tên là Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang. Công ty được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị: Ty Vật tư Kỹ thuật TP. Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP. Cần Thơ, Ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc Trăng. Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn TP. Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang.
Năm 1976: Công ty được Bác Tôn trao tặng lẵng hoa.
Năm 1984: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba.
Năm 1990: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì.
Năm 1991: Khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ.
Năm 1993: Tiếp tục đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp Hậu Giang.
Đây là thời điểm Công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas.
Năm 2000: Đểđáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường TP. Cần Thơ, Công ty thành lập thêm Trung tâm Kinh doanh VLXD 26B, nay là Cửa hàng Vậ tư Trà Nóc.
Năm 2001: Công ty tiếp tục thành lập Chi nhánh TP. HCM để mở rộng mạng lưới kinh doanh tại TP. HCM.
Năm 2002: Nhằm phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng, Công ty thành lập chi nhánh Bạc Liêu.
Năm 2003: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất. Đồng thời Công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn.
Tháng 4 năm 2003, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vật tư
Năm 2004: Khi tỉnh Cần Thơđược tách thành TP. Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang, HAMACO thành lập Chi nhánh Vị Thanh đểđẩy mạnh kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang.
Năm 2007: HAMACO thành lập Chi nhánh Sóc Trăng tại thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường Sóc Trăng.
Công ty đã được cấp chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000”. Điều này khẳng định rằng HAMACO luôn đề
cao chất lượng trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụđáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Công ty nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn.
Năm 2008: HAMACO khai trương Tổng kho Trà Nóc với diện tích