Cơ sở khoa học của phương pháp hệ thông tin địa lí trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ biến động lớp phủ rừng Hệ thông tin địa lí GIS: Định nghĩa chung nhất về GIS là “Hệ thô
Trang 1CHUYÊN NGÀNH: BẢN ĐỒ HỌC
PHÂN TÍCH CÁC PHÉP CHIẾU DÙNG TRONG TẬP BẢN ĐỒ
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN ĐẠI CƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Trương Thị Linh - K59A Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Huỳnh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các thể loại bản đồ đã sử dụng trong nhà trường, atlas địa lí có vai trò rấtquan trọng Nó vừa là một cuốn sách tham khảo, là nguồn cung cấp thông tin nhữngkiến thức địa lí vừa là phương tiện giảng dạy của giáo viên và là công cụ học tập củahọc sinh, giúp hệ thống hoá kiến thức địa lí một cách khoa học và hiệu quả Đối với tậpbản đồ địa lí tự nhiên đại cương (tái bản lần 2, năm 2009) thì việc nắm được nội dung,yêu cầu người dùng phải am hiểu về mặt cơ sở toán học, nhất là phương pháp lựa chọnphép chiếu cho từng bản đồ Để phục vụ cho mục đích giảng dạy của giáo viên và họctập của học sinh trong nhà trường phổ thông, việc tìm hiểu, phân tích các phép chiếudùng trong tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương là rất cần thiết
NỘI DUNG
1 Giới thiệu về tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương
1.1 Quan niệm về atlas giáo khoa
Atlas giáo khoa còn gọi là tập bản đồ, gồm một hệ thống các bản đồ địa lí đượcsắp xếp một cách logic để phục vụ cho mục đích dạy học một chương trình địa lí cụ thể
1.2 Mục đích thành lập tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương
- Atlas giáo khoa địa lí tự nhiên đại cương được xây dựng nhằm phục vụ choviệc dạy và học môn địa lí ở trường phổ thông (THCS và THPT), mà chủ yếu là dùngcho học sinh lớp 6 và lớp 10
- Atlas cung cấp cho học sinh những kiến thức, khái niệm cơ bản về vũ trụ, hệMặt Trời, các quyển thành phần của Trái Đất, hình thành và rèn luyện các kĩ năng vềbản đồ cho học sinh
1.3 Cấu trúc nội dung tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương
Toàn tập gồm 40 trang nội dung biên soạn sắp xếp theo một trình tự thống nhấtnhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về địa lí tự nhiên Nội dung cụ thểgồm các chương mục sau:
- Chương I: Trái Đất trong hệ Mặt Trời: Nội dung chính tập trung vào các
vấn đề: dải ngân hà, hệ Mặt Trời; chuyển động của Trái Đất và các hệ quả địa lí; thiêncầu và bầu trời sao tại Việt Nam
- Chương II: Bản đồ: Nội dung của cả chương là giới thiệu một số cách trải bề
mặt địa cầu lên mặt phẳng, sử dụng các phép chiếu: phép chiếu phương vị cực, phép
Trang 2chiếu hình nón thẳng giữ khoảng cách, phép chiếu hình ống giả hình sin Đồng thời giớithiệu bản đồ quận Hoàn Kiếm, bản đồ trung tâm Hà Nội, bản đồ đồng bằng bắc bộ, bản
đồ địa hình khu vực thị xã Bảo Lộc và bản đồ hình thổ thế giới
- Chương III: Thạch quyển và Khí quyển: Chương này tập trung trình bày về
cấu trúc của Trái Đất, cấu trúc thạch quyển và thuyết trôi dạt lục địa, địa chất, kiến tạomảng và các vành đai động đất, núi lửa, địa mạo thế giới
- Chương IV: Khí quyển: Nội dung chính của chương này thể hiện: cấu trúc
của khí quyển, thành phần không khí và các yếu tố đặc trưng của thời tiết
- Chương V: Thuỷ Quyển: Nội dung chính: vòng tuần hoàn nước trong tự
nhiên, sơ đồ hệ thống sông, trắc diện dọc, ngang của sông, diễn biến lưu lượng nướctrung bình năm, các lưu vực sông theo các đại dương, các dòng biển chính, ranh giớigiữa các đại dương, độ sâu trung bình các đại dương
- Chương VI: Thổ nhưỡng - Sinh quyển: Cả chương có 4 bản đồ trình bày về
các đối tượng: các kiểu đất, các đai thực vật, các miền động vật, các miền khí hậu
Kết thúc tập bản đồ có thêm một số hình ảnh về việc sử dụng và bảo vệ môitrường - vấn đề nóng bỏng, bức thiết mà cả thế giới quan tâm Qua đây góp phần nângcao ý thức trách nhiệm của từng cá nhân đối với việc sử dụng và bảo vệ môi trường
2 Các phép chiếu sử dụng trong tập bản đồ
2.1 Thông tin về cơ sở toán học
- Tỉ lệ bản đồ: là yếu tố toán học xác định mức độ thu nhỏ các đại lượng tuyếntính khi chuyển từ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng bản đồ
- Phép chiếu hình bản đồ: là sự biểu thị hoặc ánh xạ bề mặt elipsoid hoặc mặtcầu lên mặt phẳng theo một quy luật toán học xác định
- Sai số chiếu hình: sự biến dạng khi biễu diễn mặt elipsoid hay mặt cầu lên mặt phẳng
- Các phép chiếu cơ bản:
+ Phép chiếu phương vị: Mặt chiếu là mặt phẳng các kinh tuyến, là một chùmđường thẳng xuất phát từ một điểm ra xung quanh Vĩ tuyến là những đường tròn đồngtâm Kinh tuyến vuông góc với vĩ tuyến Phép chiếu này thích hợp dùng vẽ vùng cực
+ Phép chiếu hình nón: Mặt chiếu là hình nón kinh tuyến biểu thị như một chùmtia toả tâm, vĩ tuyến là vòng tròn đồng tâm, tâm vòng tròn vĩ tuyến là đỉnh nón
+ Phép chiếu hình trụ: Chiếu bề mặt địa cầu lên mặt trụ sau đó bổ dọc và trảimặt trụ thành mặt phẳng Lưới kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng song song vàvuông góc với nhau Phép chiếu này thích hợp vẽ những lãnh thổ có dạng kéo dài dọctheo xích đạo hoặc dọc theo kinh tuyến
2.2 Các phép chiếu sử dụng trong tập bản đồ
2.2.1 Phép chiếu phương vị vô cực, phép chiếu ống Gôn (Gall)
Phép chiếu phương vị vô cực và phép chiếu ống Gôn (Gall) được sử dụng trong
Trang 3chương “Trái Đất trong hệ Mặt trời” này thể hiện Trái Đất nhìn từ xa trong vũ trụ nênchọn lưới chiếu phương vi vô cực, tức là nguồn chiếu đặt ở xa vô tận ngoài vũ trụ nhìn
về Trái Đất và Thái Dương hệ Còn ở góc độ nào nhìn về Trái Đất thì tuỳ theo yêu cầuthể hiện Để vẽ được bản đồ một góc bầu trời sao Hà Nội (tr.8), ta đặt Trái Đất ở tâm thiên cầu, thiên cực đặt ở cách đường chân trời là 210
Bản đồ giờ (tr.7) dùng lưới chiếu hình ống Gôn (Gall) Đây là phép chiếu hìnhống thẳng xiên về hướng giữ góc, kinh tuyến là những đường kẻ thẳng song song cách nhau 150, rất tiện để thiết kế bản đồ múi giờ, mỗi múi giờ 150 thể hiện một màu Tỉ lệ diện tích tăng dần về phía cực làm cho vùng vĩ tuyến trung bình từ 200 đến 600
, nơinhiều quốc gia diện tích nhỏ như ở Châu Âu, Châu Á dễ thể hiện hơn và ít biến dạng,còn về phía vùng vĩ độ cao như Bắc Canada và Nga, tỉ lệ diên tích không bị phóng quá lớn như lưới hình chiếu ống giữ góc Mercator
2.2.2 Phép chiếu hình Mollweide, phép chiếu phương vị Lambert
Hai phép chiếu hình này được sử dụng trong chương “Bản đồ” Quả địa cầu vẽtheo lưới chiếu hình phương vị vô cực với tâm chiếu đặt ở 0= 00, λ0= 700Đ
Hình 1: Có 7 đai bản đồ đối xứng nhau qua xích đạo, 7 đai này đều là lưới chiếu
giữ khoảng cách Đai từ 150B - 150N là lưới chiếu hình chiếu hình trụ thẳng giữ khoảng cách với các vĩ tuyến chuẩn là 300và 600còn đai từ 750- 900là lưới chiếu hình phương
vị thẳng giữ khoảng cách với tâm chiếu là cực (cực Bắc hay cực Nam)
Hinh 2: Có 12 múi cầu, mỗi múi đều là lưới chiếu hình nón thẳng giữ khoảng
cách nhiều tầng
Hình 3: Bản đồ thế giới có hình thoi, sử dụng phép chiếu hình ống giả hình sin
giữ diện tích (Sinusoidal equal - area projection)
Hình 4: sử dụng phép chiếu hình ống giả hình sin giữ diện tích, chỉ cần chọn
một số kinh tuyến giữa hợp lý để thiết kế ta sẽ có một bản đồ thế giới chia cắt theo 5 châu hoàn chỉnh Các kinh tuyến giữa λ0 đó ở Bắc bán cầu là: 1000
T và 800Đ còn ở Nam bán cầu là: 1000T, 300Đ và 1400Đ
Hình 5: sử dụng lưới chiếu hình Mônuêt (Mollweide) thiết kế thành bản đồ hai
bán cầu Đông và Tây
Hình 6: đây là bản đồ thế giới sử dụng lưới chiếu hình Mônuêt hoàn chỉnh Đây
cũng là một dạng lưới chiếu hình ống giả giữ diện tích
Bản đồ địa hình khu vực thị xã Bảo Lộc (tr.13): Đây là bản sao của một góc
bản đồ địa hình Nhà nước thiết kế theo phép chiếu hình Gaoxơ (Gauss), phép chiếu hìnhống ngang giữ góc
Bản đồ hình thể thế giới hai bán cầu: đây là một ứng dụng mới vẽ theo phép
chiếu hình Mônuêt có hệ vĩ tuyến là những đường thẳng song song
Trang 42.2.4 Phép chiếu hình Robinson
Phép chiếu Robinson được sử dụng cho hai bản đồ trong chương “Thuỷ quyển” Đây
là một lưới chiếu phổ thông của Hoa Kỳ, là loại lưới chiếu hình ống chiếu giả có dạng hìnhđèn lồng Điểm cực được kéo dài thành đường cực thẳng gần bằng nửa vòng xích đạo
Phép chiếu này có đường vĩ tuyến chuẩn 0= 380B, phân bố rất chuẩn giữa lãnhthổ nước Mĩ và nằm sát thủ đô Washington, đảm bảo cho hình dáng nước Mĩ thật chuẩn Đây là một dạng lưới chiếu trung gian, không giữ góc cũng không giữ diện tích
mà cốt để thể hiện rõ ràng hình thể vùng vĩ độ thấp và trung bình, còn vùng vĩ độ cao thì
KẾT LUẬN
Việc thành lập tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương đáp ứng được nhu cầu cần thiết trong việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu môn địa lí Đây là một tập atlas kháhoàn chỉnh, đáp ứng hầu hết mọi yêu cầu của một tập atlas giáo khoa, đồng thời có thêm nhiều thông tin dữ liệu bổ sung có giá trị Phân tích các phép chiếu sử dụng trong tập atlas này là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến việc thiết kế và sử dụng atlas, đồng thời cũng phục vụ cho việc học tập và giảng dạy môn địa lí trong các nhà trường phổ thông
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lâm Quang Dốc, 2008 Hướng dẫn sử dụng Atlas Địa lí Việt Nam, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội
[2] Lê Huỳnh, 2000 Bản đồ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Ngô Đạt Tam và nnk, 2009 Tập bản đồ địa lí tự nhiên đại cương, Nxb Giáo dục [4] Nhữ Thị Xuân, 2003 Bản đồ địa hình, Nxb Đại học quốc gia.
Trang 5CHUYÊN NGÀNH: GIS VÀ VIỄN THÁM
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS ĐỂ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ BIẾN ĐỘNG RỪNG
HUYỆN MÙ CANG CHẢI YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2005 - 2008
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến - K56 TN Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ths Đỗ Văn Thanh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chúng ta liên tục chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
về kinh tế và sự bùng nổ về khoa học kĩ thuật Khoa học công nghệ xâm nhập vào mọimặt của cuộc sống Bên cạnh những mặt tích cực, mặt trái của khoa học công nghệ đãlàm cho tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt Nên một trong các yêu cầu cấp thiếttrong thế giới hiện đại là phát triển bền vững Bên cạnh về tăng trưởng kinh tế, pháttriển về xã hội, người ta đặc biệt chú trọng đến bảo vệ tài nguyên môi trường Và ứngdụng khoa học công nghệ vào việc quản lí tài nguyên môi trường là điều tất yếu Trong
đó, GIS và viễn thám có ý nghĩa quan trọng, thuận tiện và phổ dụng hơn cả
GIS có khả năng dự báo, đánh giá quá trình, đưa ra các giải pháp thông qua cácchức năng thu thập, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm, tổ hợp thông tin, cơ sở dữ liệu gắn vớicác yếu tố địa lí Phần mềm được sử dụng phổ biến trong đánh giá tài nguyên môi trường
là phần mềm Mapinfo đặc biệt với chức năng đánh giá biến động, đánh giá xói mòn
Mù Cang Chải là một huyện miền núi, thuộc tỉnh Yên Bái, có tài nguyên thiênnhiên đa dạng, diện tích núi là chủ yếu, đất cần có rừng có tỉ lệ cao và kinh tế rừng cóvai trò đặc biệt quan trọng đối với đời sống nhân dân của khu vực này Do đó, rừng ởđây không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường tự nhiên mà còn có ý nghĩa đối với vấn đề
an sinh xã hội Tuy nhiên, trong những năm gần đây, rừng của Mù Cang Chải có nhiềubiến động phức tạp có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân dân Việc nghiên cứu đánh giá biếnđộng của tài nguyên rừng của huyện có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lí, phục hồi
và bảo vệ rừng của khu vực này Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng công nghệGIS để xây dựng bản đồ biến động rừng của huyện Mù Cang Chải - Yên Bái trong giaiđoạn 2005 - 2008”
- Nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc sử dụng GIS vào đánh giá biến động rừng+ Ứng dụng công nghệ GIS vào một huyện cụ thể Mù Cang Chải để xây dựngbản đồ biến động rừng MCC giai đoạn 2005 - 2008
+ Đưa ra các số liệu cụ thể về sự biến đổi diện tích, trạng thái rừng
+ Đưa ra một số ý kiến về phương pháp theo dõi, quản lí và bảo vệ rừng
- Phương pháp:
+ Về phương pháp luận: quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp lãnh thổ, quan
Trang 6điểm môi trường sinh thái.
+ Về phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập, xử lí, phân tích dữ liệu;phương pháp GIS
NỘI DUNG
1 Cơ sở khoa học của phương pháp hệ thông tin địa lí trong xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và bản đồ biến động lớp phủ rừng
Hệ thông tin địa lí GIS:
Định nghĩa chung nhất về GIS là “Hệ thông tin Địa lí là một hệ thống bao gồmcác phần mềm, phần cứng máy tính và một hệ thống cơ sở dữ liệu với các chức năng thuthập, cập nhật, quản trị và phân tích, biểu diễn số liệu địa lí phục vụ giải quyết các bàitoán ứng dụng liên quan đến vị trí địa lí trên bề mặt Trái Đất”
Với các định nghĩa này, GIS bao gồm các thành phần: phần cứng và phần mềmmáy tính, hệ thống cơ sở dữ liệu (dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính), người sửdụng (người thành lập phần mềm và người sử dụng phần mềm), các chính sách phápqui, qui định liên quan đến GIS và vấn đề cần nghiên cứu; các kiến thức chuyên ngành
có liên quan Với các chức năng: nhập, quản lí dữ liệu; xử lí và phân tích dữ liệu; xuất
và trình bày dữ liệu
2 Ứng dụng công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến động lớp phủ thực vật rừng huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2005 -2008
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Mù Cang Chải
Mù Cang Chải là một huyện vùng núi cao nằm ở phía tây của tỉnh Yên Bái, dướichân của dãy núi Hoàng Liên Sơn:
Địa hình, chủ yếu là núi cao, địa hình rất dốc, có sự chia cắt, khó khăn cho khaithác lãnh thổ và xây dựng cơ sở hạ tầng Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, do địa hình cao,nên có sự phân bố theo đai cao, đây là được mệnh danh là xứ sở của mây mù, núi cao vàkhe sâu Sông ngòi mang tính chất ngắn và dốc Tài nguyên rừng không nhiều nhưng có
ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên và đời sống nhân dân Dân cư, chủ yếu là ngườiMông, trình độ kinh tế thấp và phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, do vậy, rừng không chỉ có
ý nghĩa lớn về tự nhiên mà còn có ý nghĩa dân sinh sâu sắc
Vơí các đặc trưng của rừng tại thời điểm nghiên cứu: diện tích đất trống đồi núi trọcchiếm vai trò chủ yếu, rừng trồng và rừng trung bình chiếm diện tích nhỏ hẹp và có sự biếnđộng mạnh, phức tạp Do vậy, cần có các biện pháp thích hợp để quản lí và bảo vệ rừng.Trong các phương thức quản lí thì công cụ GIS có hiệu quả hơn cả
2.2 Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ biến động lớp phủ rừng huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2005 -2008
+ Chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2005 và 2008 của huyện Mù Cang Chải
Trang 7+ Tách dữ liệu rừng năm 2005 và 2008 của huyện Mù Cang Chải từ dữ liệu rừng
sử dụng hàm query/select, chọn file cần tách, sau đó dung object/set target, chọn huyệncần cắt là huyện Mù Cang Chải/ objet/ erase outside/ ok Lưu file bằng save coppy as
Và dung revert table để lấy lại dữ liệu
+ Thống nhất các dữ liệu về hiện trạng rừng, do các dữ liệu về tên rừng và kíhiệu rừng qua 2 năm có sự không thống nhất, để thuận tiện cho việc nghiên cứu vàthành lập các bản đồ biến động, cần thống nhất dữ liệu bằng cách liên kết cơ sở khônggian và cơ sở dữ liệu: tạo bảng thuộc tính trên excel và tại map chuyển, lưu dữ liệu vàlien kết cơ sở không gian và cơ sở thuộc tính của các đối tượng
Tại Mapinfo, cập nhật dữ liệu cho trường sử dụng lệnh table/ update column.Sau đó, dung hàm join để lien kết dữ liệu từ bên excel vào mapinfo
+ Chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2005 và 2008 Dựa trên cơ sở nguồn
dữ liệu mới cập nhật, sử dụng công cụ overlay để chồng xếp bản đồ
Trước hết là chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng năm 2005 và bản đồ hiện trạngrừng năm 2008 thành bản đồ có tên là “biendong” Sau đó, chồng xếp tiếp file
“biendong” và file hành chính cấp xã, chồng xếp thành file biến động xã
Sau khi tiến hành chồng xếp, tạo các trường “chuyendoi” dạng dữ liệu là integer
và trường “dientich” với type là decimal (20,2), cập nhật thông tin cho 2 trường này.Trường “dientich” cập nhật qua area đơn vị hecta Còn trường “chuyendoi”, cần chuyểndạng dữ liệu là integer sang có dạng dữ liệu là character, nên cần phải dung lệnh Str$(ma2005) + Str$ (ma2008)/ ok
Xây dựng ma trận chuyển đổi trạng thái rừng
Sử dụng lệnh: Table/ export Lưu file dưới dạng file *.bdf để xuất dữ liệu sang excelTại excel, mở file *.dbf và lưu với đuôi file *.xls; sau đó, dung hàm data/ pivottable and pivot chart để đưa dữ liệu ra excel theo ý muốn Sau đó, đưa dữ liệu ra bảng tính
Xây dựng bản đồ biến động lớp phủ rừng huyện Mù Cang Chải qua 2 năm 2005
và 2008 Tại file bản đồ và biến động, sử dụng lệnh map/ create thematic map/ individual/ region indinđiviual default để thành lập bản đồ biến động rừng qua 2 năm
Sử dụng style để chọn các màu phù hợp cho sự biến đổi của từng loại rừng và dunglegend để ghi chú giải cho các kí hiệu
3 Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về biến động rừng huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2005 - 2008
- Kết quả bước đầu nghiên cứu: Bản đồ
+ Bản đồ hiện trạng rừng năm 2005 của huyện Mù Cang Chải Từ dữ liệu đã có,xuất sang layout, sau đó hình thành file ảnh và đưa ra trang in
+ Bản đồ hiện trạng rừng năm 2008 của huyện Mù Cang Chải Làm tương tự như bản đồ hiện trạng rừng năm 2005
Trang 8+ Bản đồ biến động rừng của huyện Mù Cang Chải năm 2005 - 2008: làm như trên
- Kết quả về số liệu: Số liệu về hiện trạng rừng năm 2005 theo xã, Số liệu về hiện trạng rừng năm 2008 theo xã, số liệu về diện tích biến động rừng 2005 - 2008 theo xã
Qua đó, thấy được sự biến đổi về trạng thái, diện tích, chất lượng rừng trong giai đoạn trên theo các xã, đồng thời đưa ra một số ý kiến về các giải pháp đề bảo vệ, phục hồi và quản lí rừng
KẾT LUẬN
Việc xâm nhập ngày càng sâu của khoa học kĩ thuật vào đời sống nên con người ngày càng sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên khoa học kĩ thuật này để phục vụ cuộc sống Ứng dụng công nghệ GIS vào việc quản lí, đánh giá tài nguyên rừng là điều tất yếu và cần thiết Với khả năng có hạn, tác giả mới áp dụng phần mềm GIS vào để thành lập bản đồ biến động rừng của huyện Mù Cang Chải giai đoạn 2005 - 2008, và rút ra từ thực tế đề tài,tác giả đưa ra một số ý kiến để quản lí và bảo vệ rừng Đề tài cũng đưa ra các sản phẩm bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng 2005, bản đồ hiện trạng rừng năm 2008, và bản đồ biến động lớp phủ rừng giai đoạn 2005 - 2008 của huyện Mù Cang Chải -Yên Bái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Ngọc Ánh, 2003 Thành lập bản đồ địa lí tổng hợp tỉnh Ninh Bình, phục vụ cho công tác giảng dạy địa lí địa phương.
[2] Vũ Kim Đức, 2008 Tổ chức lãnh thổ công nghiệp tỉnh Yên Bái.
[3] Bảo Huy, 2008 GIS và viễn thám trong quản lí tài nguyên và môi trường, NXB
[7] Lê Thông, 2005 Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam, NXB Khoa học kĩ thuật, Hà Nội
[8] Một số webside: nguoilaodong.com; wikipedia, dulich,…
Trang 9CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÍ KINH TẾ XÃ HÔI
PHÂN TÍCH KHẲ NĂNG CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM ĐIỀU, SO SÁNH VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU KHÁC CỦA NƯỚC TA
Sinh viên thực hiện: Triệu Thị Dung - K56A Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Thị Minh Đức
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta hiện nay đang là cường quốc đứng thứ đầu thế giới về xuất khẩu điềutrên thị trường thế giới Sản phẩm điều nhân của chúng ta có mặt ở nhiều quốc gia vàvùng lãnh thổ, vị thế không ngừng nâng cao Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường,đặc biệt khi chúng ta tham gia sân chơi WTO, ngành điều Việt Nam đã và đang đứngtrước những khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển như chất lượng chưa ổnđịnh, bị cạnh tranh bởi các cường quốc về điều khác như Ấn Độ, Braxin, sự suy giảmdiện tích bởi sự lấn át của các loại cây công nghiệp khác,… Vì vậy, việc nghiên cứu cácnguồn lực phát triển, tình hình trồng, thu mua, chế biến và xuất khẩu điều để từ đó đánhgiá được khẳ năng cạnh tranh của ngành điều, so sánh lợi thế cạnh tranh với các mặthàng nông sản xuất khẩu khác có ý nghĩa to lớn trong việc đưa những nhận định, đinhhướng phát triển đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh đất nước
NỘI DUNG
1 Giới thiệu chung về cây điều, các nguồn lực phát triển ngành điều
Cây điều có tên khoa học là Anacardium occidentale L loài cây thuộc chiAnacardium, họ Anacardiaceac, bộ Rutales, có nguồn gốc từ vùng Bắc của Nam Mĩ(Tây Nam Braxin) Hiện nay, cây điều đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới thuộc vùngkhí hậu nhiệt đới
Cây điều là một trong những cây công nghiệp có điều kiện sống khá rộng ViệtNam có nhiều điều kiện thuận lợi bao gồm cả về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiênnhiên và kinh tế xã hội để có thể phát triển mạnh mẽ cây điều nói riêng và ngành điềunói chung: Tài nguyên đất phong phú, phân bố tập trung trên những miền địa hình thuậnlợi cho việc áp dụng các biện pháp cơ giới vào trong sản xuất chuyên môn hóa Đặcđiểm khí hậu khu vực phía nam nước ta thực sự là một thế mạnh góp phần làm nên têntuổi của Điều Việt Nam,… Nước ta có dân số đông thứ ba trên ở khu vưc, thứ 13 trênthế giới với cơ cấu dân số trẻ, nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, khẳ năng tiếp thu khoahọc kĩ thuật nhanh Đây chính là nguồn lao động rẻ, dồi dào cho không chỉ riêng ngànhđiều Không ngừng được đầu tư, đổi mới Ngành điều đang sở hữu những kĩ thuật trồng,chế biến điều hiện đại, hiệu quả kinh tế vào bậc cao nhất trên thế giới Cùng với kinh
Trang 10nghiệm sản xuất của người dân, đây thực sự là một thế mạnh mà không phải quốc gianào cũng có được, nó góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành này so với một
số dối thủ cạnh tranh khác Đảng và Nhà nước thực sự quan tâm đến sự phát triển củangành điều Hàng loạt các chính sách nhằm mở cửa, đa phương hóa, đối thoại hợp tácđược đẩy mạnh Quan hệ hợp tác quốc tế phát triển, thị trường không ngừng mở rộng
2 Tình hình sản xuất điều của Việt Nam
Bảng 1: Diện tích, sản lượng, năng suất điều nước ta giai đoạn 1990 - 2008
Năm Diện tích (10 3 ha) Sản lượng (10 3 tấn Năng suất (tấn/ha)
Nguồn: Theo Niên giám thống kê năm 2008
Bảng 2: Tình hình xuất khẩu điều của nước ta giai đoạn 1990 - 2007
Năm Xuất khẩu (10 3 tấn) Kim ngạch XK (tr USD) Giá (USD/tấn)
Nguồn: Theo Niên giám thống kê năm 2008
3 Phân tích khẳ năng cạnh tranh của hạt điều thông qua một số yếu tố
Về chỉ số cạnh tranh
Bảng 3: Chỉ số cạnh tranh của sản phẩm điều nước ta
giai đoạn 1995 – 2002 Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Kim ngạch xuất khẩu
Trang 11Do tỷ giá hối đoái thực -12,2 -5,3 9,7 2 -2,9 -3,1 -4,5 -3,8
Nguồn : Xuất khẩu nông sản thế giới hàng năm của FAO; Bộ NN & PTNT
Về chi phí nguồn lực trong nước của ngành điều nước ta luôn nhỏ hơn 1 Có
nghĩa là lợi thế về sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam là rất lớn bởi chi phí nguồn
lực sản xuất trong nước khá thấp Về chỉ số cạnh tranh, ngành điều nước ta cũng có
được những lợi thế nhất định
Về lợi thế cạnh tranh: Về chất lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam: Theo
như đánh giá của các bạn hàng quốc tế thì chất lượng hạt điều xuất khẩu của nước ta
vào loại tốt trên thế giới, chỉ sau Ấn Độ Về giá xuất khẩu: Giá xuất khẩu điều của Việt
Nam luôn luôn thấp hơn giá trung bình so với thế giới khoảng từ 7 – 10%
Bảng 4: Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa của điều Việt Nam giai đoạn 1995 - 2002
NPR: Tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa (giá điều xuất khẩu của Việt Nam/ giá điều thế giới).
Nguồn: Xuất khẩu nông sản thế giới hàng năm của FAO; Bộ NN & PTNT.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ lệ bảo hộ danh nghĩa của hạt điều Việt Nam luônnhỏ hơn 1 Điều đó chứng tỏ rằng, hạt điều Việt Nam có khẳ năng cạnh tranh Song lợithế cạnh tranh về giá không cao vì NPR luôn gần bằng 1 bởi hiện nay các nhà máy chế biến phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác với giá khá cao, đẩy giá thành sảnphẩm lên cao khiến doanh nghiệp không thể giảm giá thành xuất khẩu hơn được nữa.Nói tóm lại, nước ta có nhiều lợi thế cạnh tranh về chất lượng sản phẩm – một trongnhững yếu tố quan trọng của mặt hàng nông sản xuất khẩu nông sản
4 So sánh khả năng cạnh tranh với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực khác của nước ta
Xét về kim ngạch xuất khẩu, đứng top đầu trong danh sách các mặt hàng nôngsản xuất khẩu phải kể đến lúa gạo, cà phê, cao su rồi đến hạt điều
Trang 12Bảng 5: Khả năng cạnh tranh của cà phê
Biến động bình quân của Ci % 24,8 -24,1 -14,9 -14,0 1,2
Nguồn: Xuất khẩu nông sản thế giới hàng năm của FAO; Bộ NN & PTNT; RCA, Ci
Bảng 6: Khả năng cạnh tranh của lúa gạo
Thị phần theo giá trị xuất khẩu % 8,1 13,9 11,3 11,4 11
Biến động bình quân của Ci % 22,2 -22,9 -10,1 - 16,9 -10,6
Nguồn: Xuất khẩu nông sản thế giới hàng năm của FAO, Bộ NN và PTNT, RCA, Ci
Theo dõi hai bảng trên ta thấy, chỉ tiêu chi phí nguồn lực nội địa của gạo giai đoạn
1995 2002 dao động từ 0,38 đến 0,65 với mức trung bình 0,526, còn cà phê dao động
từ 0,25 đến 0,97 với mức trung bình là 0,568 Trong khi đó, theo kết quả tính toán, nănglực cạnh tranh của hạt điều giai đoạn này giao động từ 0,2 đến 0,37 với mức trung bình
là 0,296, thấp hơn nhiều so với hai chỉ tiêu này của gạo và cà phê Như vậy, việc sử dụng nguồn lực trong nước, hạt điều có khẳ năng cạnh tranh trong xuất khẩu lớn hơn rấtnhiều so với lúa gạo và cà phê (gấp gần hai lần) Ta có thể thấy như sau, nếu như haimặt hàng trên phải sử dụng hơn 0,5 đồng giá trị nguồn lực trong nước mới tạo ra 1 đồnggiá trị gia tăng khi xuất khẩu thì với sản xuất hạt điều chỉ mất gần 0,3 đồng giá trị nguồn
lực trong nước để tạo ra được 1 đồng giá trị gia tăng khi xuất khẩu Về chỉ số năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 1995 1999, hai mặt hàng lúa gạo và cà phê do giá cả thế
giới giảm nên đã giảm hơn 10%, trong khi đó, hạt điều lại tăng gần 16%
Như vậy qua so sánh khả năng cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu sản phẩm
điều với xuất khẩu hai mặt hàng lúa gạo và cà phê ta thấy, mặc dù về kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này lớn hơn rất nhiều so với hạt điều xuất khẩu nhưng về năng lực cạnh tranh thì mặt hàng điều lại lớn hơn nhiều Điều này một phần là do thị phần của
hạt điều Việt Nam trên thị trường thế giới lớn hơn thị phần của lúa gạo và cà phê nênnhững biến động của thị trường thế giới của từng mặt hàng ảnh hưởng đến mặt hàng lúagạo và cà phê của Việt Nam nhiều hơn là đối với mặt hàng điều
Trang 13Khả năng cạnh tranh của ngành điều nói chung và việc xuất khẩu điều nói riêngđược phân tích trên một số yếu tố như chi phí nguồn lực trong nước (DRC), chỉ số cạnhtranh Ci, chất lượng điều xuất khẩu, giá điều xuất khẩu Bên cạnh đó là việc so sánh mặthàng điều với hai mặt hàng nông sản chủ lực của nước ta là lúa gạo và cà phê để thấyđược rằng tuy giá trị xuất khẩu của hai mặt hàng trên lớn song lợi thế cạnh tranh thìngành điều có lợi hơn Nhìn chung, nước ta có nhiều lợi thế cạnh tranh để phát triểnngành điều: Về chi phí nguồn lực trong nước của ngành điều nước ta luôn nhỏ hơn 1.
Có nghĩa là lợi thế về sản xuất và xuất khẩu điều của Việt Nam là rất lớn bởi chi phínguồn lực sản xuất trong nước khá thấp So với lúa gạo và cà phê, chỉ tiêu chi phí nguồnlực nội địa của gạo giai đoạn 1995 2002 dao động từ 0,38 đến 0,65 với mức trungbình 0,526, còn cà phê dao động từ 0,25 đến 0,97 với mức trung bình là 0,568 Trongkhi đó, năng lực cạnh tranh của hạt điều giai đoạn này giao động từ 0,2 đến 0,37 vớimức trung bình là 0,296, thấp hơn nhiều so với hai chỉ tiêu này của gạo và cà phê Nhưvậy, việc sử dụng nguồn lực trong nước, hạt điều có khẳ năng cạnh tranh trong xuấtkhẩu lớn hơn rất nhiều so với lúa gạo và cà phê (gấp gần hai lần)
Căn cứ vào việc phân tích các nguồn lực phát triển, tình hình phát triển, và khảnăng cạnh tranh của ngành điều thông qua các phương pháp nghiên cứu đặc trưng củakhoa học địa lý như phương pháp thu thập, xử lý, phân tích số liệu thống kê, phươngpháp ứng dụng CNTT,… cùng với việc sử dụng bảng ma trận trong mô hình SWOT, tácgiả đã đưa ra được các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức đối với ngành điều Từ
đó, ma trận này góp phần hữu hiệu đối với các nhà quản lý trong việc đưa ra những giảipháp chung cho phát triển Bên cạnh đó, tác giả thông qua việc tham khảo, phân tích cũng
đã đưa ra một số kiến nghị đối với Nhà nước, với doanh nghiệp tham gia sản xuất điều
KẾT LUẬN
Tham khảo các nguồn thông tin, số liệu từ nhiều nguồn, đề tài nghiên cứu “Đánhgiá khẳ năng cạnh tranh của ngành điều, so sánh lợi thế cạnh tranh với một số nông sảnxuất khẩu khác” đã tiến hành phân tích, luận giải các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứunhằm đưa ra các kết luận đúng đắn để thấy rõ được những lợi thế về chất lượng, giá cả,
về các chỉ tiêu cạnh tranh như lợi thế về canh tranh nguồn lực trong nước, chỉ số cạnhtranh Ci,… của sản phẩm điều nước ta với một số nước, một số mặt hàng nông sản xuấtkhẩu chủ lực khác Từ đó góp phần vào việc đưa ra những giải pháp nhăm nâng cao hơnnữa năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm điều trong giai đoạnhiện nay đến năm 2020
Vấn đề báo cáo đưa ra tuy không phải là một vấn đề mới song với mong muốnđóng góp một cách nhìn nhận tương đối khái quát về ngành điều nói chung và việc xuấtkhẩu hạt điều nói riêng Hi vọng rằng, nước ta với những lợi thế to lớn cùng giải phápphát triển đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trong tương lai ngành điều sẽ không chỉ giữ
Trang 14vững mà còn củng cố mạnh mẽ hơn nữa vị thế số 1 hiện tại, tạo nên một thương hiệu
“điều Việt Nam” thực sự có một “sức lan tỏa” trên thị trường thế giới
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phạm Văn Biên, 2007 Ngành điều nắm thời cơ, vượt thách thức, phát triển bền vững [2] Đỗ Thị Minh Đức (Chủ biên), 2008 Giáo trình Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, tập
2, NXB Đại học sư phạm
[3] Vũ Thu Huyền, 2003 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam về xuất khẩu hạt điều, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Ngoại thương.
[4] Niên giám Thống kê Việt Nam 2008, NXB Thống kê, Hà Nội.
[5] Xuất khẩu nông sản Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, 2008.
[6] Các trang web:
www.quadieuvang.binhphuoc.gov.vnwww.google.com
www.thongtinthuongmaivietnam.vn
LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH KHU VỰC NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thu Hà - K57TN
Hà Thị Lan - K57TN Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu vực ngoại thành Hà Nội là khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển
du lịch với hệ thống các khu di tích, lịch sử văn hóa, nhiều đèn chùa danh lam thắngcảnh Trong số đó, không thể không kể đến vai trò của các làng nghề thủ công truyềnthống (LNTCTT) Tuy nhiên, sự phát triển du lịch trong thời gian qua chưa tương xứngvới tiềm năng của các làng nghề truyền thống Xuất phát từ những thực tế trên, chúng
tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Làng nghề thủ công truyền thống và tiềm năng phát triển
du lịch khu vực ngoại thành Hà Nội” Đây là một yêu cầu bức thiết, mang ý nghĩa lý
luận và thực tiễn, góp phần đưa du lịch Hà Nội trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
NỘI DUNG
1 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tại một số LNTCTT khu vực ngoại thành Hà Nội
Khu vực ngoại thành Hà Nội có rất nhiều các LNTCTT, theo thống kê thì năm
2009, khu vực này có khoảng 1270 làng nghề, chiếm tới 56% trong tổng số các làngtrên toàn thành phố Hà Nội
Trang 15Tiêu biểu trên khu vực ngoại thành Hà Nội có một số LNTCTT phục vụ mục đích
du lịch nổi tiếng như: Làng Lụa Vạn Phúc, làng Gốm Bát Tràng, làng Khảm traiChuyên Mĩ, làng thêu Quất Động, mây tre đan Phú Vinh…
1.1 Làng dệt lụa tơ tằm Vạn Phúc
Hiện nay, Vạn Phúc có khoảng 1.100 máy dệt, 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần60% trên tổng số hộ sinh sống tại làng nghề tương đương với 1700 lao động Hàng năm,Vạn Phúc sản xuất từ 2.5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làngnghề (khoảng 26 tỷ đồng)
Không những vậy, Vạn Phúc còn là một điểm đến lí tưởng của du khách
1.4 Làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm)
Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng Ngoàicác mặt hàng truyền thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đápứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam và các sản phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàngcủa nước ngoài
Gốm Bát Tràng là làng nghề truyền thống thuộc hàng phát triển nhất khu vực ngoạithành Hà Nội với số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến đây ngày càng tăng
1.5 Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Làng mây tre đan Phú Vinh thuộc huyện Chương Mỹ, thuộc Hà Nội mới, cách thị
xã Hà Đông 15 km theo quốc lộ 6, nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 35 km theohướng Tây Nam Đây là làng nghề mây tre đan nổi tiếng với những sản phẩm kiểu dángphong phú
Trang 16Ngoài các điểm du lịch làng nghề trên, ở ngoại thành Hà Nội còn có nhiềuLNTCTT khác nhau như nón Chuông, quạt Vác, điêu khắc Thanh Thùy…đều là nhữngđiểm đến cho khách du lịch.
2 Kết quả đánh giá các điểm du lịch LNTCTT
2.1 Bảng kết quả đánh giá vị trí các điểm du lịch LNTCTT khu vực ngoại thành Hà Nội
STT Điểm du lịch
Khoảng cách (km)
Loại phương tiện (số loại)
Số thời gian (giờ)
Số điểm
2.2 Kết quả đánh giá cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch LNTCTT khu vực ngoại thành Hà Nội
STT Điểm du lịch LNTCTT Cơ sở hạ tầng Cơ sở vật chất
2.3 Kết quả đánh giá độ hấp dẫn du khách tại một số điểm du lịch LNTCTT ở khu vực ngoại thành Hà Nội.
STT Điểm du lịch Vẻ đẹp của
điểm du lịch
Tính đặc sắc, độc đáo
Số loại hình du lịch
Số điểm
4 Khảm trai Chuyên Mĩ Trung bình Trung bình 1- 2 6
5 Mây tre đan Phú Vinh Trung bình Trung bình 1- 2 6
2.4 Kết quả đánh giá thời gian hoạt động du lịch tại một số điểm du lịch LNTCTT khu vực ngoại thành Hà Nội
Trang 17STT Điểm du lịch
Số ngày có thể triển khai du lịch
Số ngày có điều kiện thích hợp nhất
2.5 Kết quả đánh giá sức chứa khách du lịch tại một số điểm du lịch LNTCTT ở khu vực ngoại thành Hà Nội
STT Điểm du lịch Số người/ngày Số người/lượt Số điểm
2.6 Kết quả độ bền vững của môi trường du lịch tại một số điểm du lịch LNTCTT ở khu vực ngoại thành Hà Nội
STT Điểm du lịch
Số thành phần tự nhiên, nhân văn
2.7 Kết quả tổng hợp điểm đánh giá 6 chỉ tiêu xây dựng điểm du lịch
Độ hấp dẫn (3)
CSHT, CSVC (3)
Thời gian hoạt động (3)
Sức chứa (2)
Độ bền vững (1)
Tổn
g số điể m
Xếp loại giá trị
Trang 183 Định hướng và giải pháp nhằm khai thác tiềm năng ở một số LNTCTT để phát triển du lịch ở ngoại thành Hà Nội
3.1 Định hướng phát triển du lịch của khu vực ngoại thành Hà Nội
Nhà nước thống nhất quản lí các hoạt động du lịch bằng pháp luật, tạo sản phẩm
du lịch độc đáo, đặc trưng mang bản sắc dân tộc và địa phương Mở rộng thị trườngkhách du lịch quốc tế Coi trọng chất lượng du lịch trong mọi phương diện
3.2 Những giải pháp và kiến nghị đề xuất nhằm khai thác tiềm năng LNTCTT để phát triển du lịch khu vực ngoại thành Hà Nội
- Đối với UBND thành phố Hà Nội: Cần nhanh chóng quy hoạch các làng nghề.Khẩn trương đầu tư và hỗ trợ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng
- Đối với sở du lịch Hà Nội: Lập đề án quy hoạch tổng thể du lịch làng nghề trênđịa bàn thành phố Phối hợp với sở văn hóa thông tin để tổ chức và khôi phục các lễ hội
ở các LNTCTT
- Đối với các làng nghề: Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm
- Đối với hiệp hội làng nghề: Kịp thời hỗ trợ kinh nghiệm sản xuất, tìm kiếm thịtrường đầu vào và đầu ra, hỗ trợ một phần vốn cho các cơ sở sản xuất
KẾT LUẬN
Bảo tồn và phát triền các làng nghề truyền thống ở khu vực ngoại thành Hà Nộitrong thời gian tới là bảo tồn những giá trị văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, nhất làbảo tồn một số công nghệ cổ truyền độc đáo, tinh xảo mang đậm nét tài hoa của ngườithợ Vì vậy, nhà nước cần phải có chính sách và giải pháp hỗ trợ giúp đỡ tạo môi trườngthuận lợi cho các nghề có điều kiện phát triển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Trọng Đức, 2004 Những biện pháp nhằm khai thác tiềm năng ở một số làng nghề thủ công truyền thống để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Luận
Trang 19BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CHUỐI NGỰ
Ở HUYỆN LÝ NHÂN, TỈNH HÀ NAM
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hằng - K57A Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ths Vũ Mai Hương
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huyện Lý Nhân là một trong những địa phương có nhiều điều kiện tự nhiên phùhợp cho việc trồng và thâm canh một số cây ăn quả á nhiệt đới và nhiệt đới như: bưởi,quýt hương, hồng không hạt, đặc biệt là chuối ngự Đại Hoàng Cho đến nay tuy đã đạtđược những thành tựu nhất định trong sản xuất cây ăn quả, nhưng huyện Lý Nhân vẫnchưa phát huy được hết tiềm năng phát triển cây ăn quả và còn nhiều vấn đề cần tậptrung giải quyết để cây ăn quả là cây mang lại kinh tế cao cho người dân
Từ 9/2002 đến nay mô hình trồng cây chuối ngự của huyện Lý Nhân được khôiphục mở rộng mạnh mẽ trong hệ thống canh tác nông nghiệp Khả năng phát triển câychuối ngự của huyện là rất lớn nhưng phát triển được tốt là không dễ vì đây là cây cónhững đặc điểm riêng, có thể đem lại thành quả cao đối với người trồng nếu như biếtcách trồng và chăm sóc tốt, nhưng cũng mang lại thất bại nếu như không nhận thứcđược tầm quan trọng của cây và không biết cách trồng, chế biến cây
Đã đến lúc chúng ta cần có những nỗ lực tập trung hơn nữa để phát triển cây chuốingự một cách bền vững nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồmg thời tạo nên mộtcảnh quan đẹp bảo vệ môi trường sinh thái Để tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của loại
cây này nên tôi chọn đề tài: “Bước đầu tìm hiểu hiện trạng sản xuất và tiêu thụ chuối ngự ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam”.
và phát triển thuộc xã Nhân Hậu thời phong kiến nay là xã Hòa Hậu huyện Lý Nhântỉnh Hà Nam
- Giá trị sử dụng của cây chuối ngự
Chuối ngự là loại có rất nhiều chất dinh dưỡng cho con người: đường, đạm, chất béo,chất khoáng, vitamin C… Các bộ phận của cây chuối đều có giá trị sử dụng cao: quả để
ăn, chế biến, lá để gói bánh, vỏ có thể làm thành sợi bao tải, thân cây dùng để làm thức
ăn cho gia súc…
Trang 20- Đặc điểm của cây chuối ngự
Đặc điểm hình thái: Cây chuối trưởng thành cao khoảng 261cm, thân giả gầy chu vi51,5 cm, tổng số lá cây khi ra hoa là 31 lá Lá chuối rộng khoảng 65cm, dài 265 cm,cọng lá dài từ 30 – 67cm, bình quân từ 7 – 10 ngày ra một lá Buồng chuối hình trụ dài
từ 5 - 8 nải, khoảng 80 – 140 một buồng, trọng lượng một buồng chuối khoảng 6 - 8 kg.Đặc điểm sinh thái: Cây chuối phát triển mạnh mẽ nhất khi đạt các tiêu chuẩn: Nhiệt độtrung bình năm khoảng trên 20oC, không có tháng nào thấp dưới 10oC , lượng mưatrung bình 1500 – 2000mm, đất trồng là các loại đất phù sa, đất cát pha, không có tầng
đế cày, không có sét, không kết vón, không rỉ, không chua, thành phần cơ giới nhẹ, tơixốp, hàm lượng các chất từ trung bình đến giàu, các tầng đất ít biến đổi về màu sắc,thẩm thấu nhanh khi mưa, điều hòa nước tốt khi khô hạn
- Phân loại:
Chuối ngự trâu và chuối ngự mít (chuối ngự mít) Chuối ngự mít là loại mà người dânhuyện Lý Nhân giữu gìn và bảo tồn
- Kĩ thuật chăm sóc và thu hoạch chuối ngự
Kĩ thuật chăm sóc: Chuối giống đem trồng là loại con giống đánh tỉa từ cây mẹ đã có
buồng mới tốt Khi chuối bén rễ ta phải giữ ẩm thường xuyên cho chuối và bắt đầuchăm sóc cho chuối bằng cách tưới nước gạo thật chua (mỗi tuần một lần) Cần phảithường xuyên làm cỏ, bón phân, xới nhẹ cho đất tơi xốp Chuối ngự thân cao, yếu, giòn
dễ gẫy đổ nên khi có buồng cần có cột chống Trước khi chuối ra hoa, nên đào một hốsâu 60 cm cách gốc cây khoảng 15 – 30 cm dùng tre, nứa cắm xuống lấy dây buộcngang buồng chuối giữ cho cây đứng vững
Kỹ thuật thu hoạch: Theo kinh nghiệm của bà con nông dân ta, thường căn cứ vào mức
độ to tròn và màu sắc của quả chuối Có thể tính theo thời gian từ khi cắt hoa cho đếnkhi thu hoạch là từ 43 – 45 ngày (nếu là mùa hè) và từ hai tháng hoặc hơn hai tháng(nếu là mùa đông) Thường dùng lò để dấm chuối
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ngự
1.2.1 Vị trí địa lí
Lý Nhân có vị trí địa lí trong khoảng vĩ độ từ 20o 34’ 54” đến 20o
37’ 32’’ vàkinh độ 105o58’25”đến 106o
11’22’’.Huyện Lý Nhân có một thị trấn và 22 thị xã gồm:Thị trấn Vĩnh Trụ, các xã Văn Lý, Hợp Lý, Chính Lý, Nguyên Lý, Công Lý, Đồng Lý,Đức Lý, Đạo Lý, Bắc Lý, Chân Lý, Nhân Khang, Nhân Chính, Nhân Hưng, Nhân Đạo,Nhân Nghĩa, Nhân Bình, Nhân Mỹ, Nhân Thịnh, Xuân Khê, Phú Phúc, Tiến Thắng,Hoà Hậu Giữa các địa phương trong huyện giao thông đi lại rất thuận lợi do địa hìnhbằng phẳng Trong huyện chỉ có dân tộc kinh nên trình độ thâm canh nông nghiệp củanguời dân khá đồng đều, có thể giúp nhau trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệpnhất là trong lĩnh vực trồng cây chuối ngự
Trang 211.2.2 Điều kiện tự nhiên
- Địa hình: Lý Nhân nằm trong vùng địa hình trũng của tỉnh Hà Nam nói riêng
và vùng chiêm trũng đồng bằng Bắc Bộ nói chung Độ cao trung bình so với mặt nướcbiển khoảng 1 - 2 m, có nhiều ao hồ xen kẽ nhau, tạo thành các dãy Nhìn chung địahình của huyện rất thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả nhất là chuối
- Đất: Đất phù sa màu mỡ có thành phần cơ giới, hàm lượng mùn, lân, kali, các
yếu tố trung, vi lượng tương tự nhau đều là đất cát pha có độ pH đất trung tính đến hơikiềm, nghèo đạm và mùn, hàm lượng phân và kali tổng số khá, giàu các nguyên tố vilượng: Mo, Bo, Ca, Zn và rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối ngự
- Thủy văn: Huyện Lý Nhân có hai sông lớn chảy qua đó là sông Hồng và sông
Châu Giang, ngoài ra còn hệ thống ao hồ, kênh mương phục vụ cho sản xuất nôngnghiêp, sinh hoạt Đồng thời cung cấp nguồn phù sa làm cho đất đai của huyện khá màu
mỡ hơn so với các vùng khác trong tỉnh
- Khí hậu: Huyện Lý Nhân của tỉnh Hà Nam cũng như các địa phương khác của
đồng bằng sông Hồng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh, nhiệt độ trungbình của huyện 23oC, độ ẩm không khí là 84%, lượng mưa 1.825mm
1.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Dân cư, nguồn lao động: Năm 2009 có 190950 người, trong đó có trên 50% dân
số trong độ tuổi lao động, người lao động chủ yếu làm trong ngành nông nghiệp, trồngvườn Người dân chăm chỉ cần cù và có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất nôngnghiệp nhất là trồng cây ăn quả: chuối ngự…
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng: Cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng của
huyện ngày càng được đầu tư phát triển: hệ thống dịch vụ, hệ thống thông tin liên lạc,giao thông vận tải, khoa học công nghệ đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế, tạo ra mối giaolưu kinh tế giữa các vùng đáp ứng được nhu cầu của người dân
ăn quả của tỉnh
Thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh rộng lớn, huyện Lý Nhân cần phải khaithác tốt tiềm năng của mình trong tất cả các ngành nghề, nhất là sản xuất hàng hóa trong
đó có trồng cây ăn quả nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Nhìn chung huyện
Lý Nhân có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển và mở rộng diện tích cây chuối ngự,đây có thể là mặt hàng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Tuy nhiên trong quá trìnhsản xuất cung gặp một số khó khăn do thiên tai đem lại: mưa bão, lũ lụt , hạn hán
Trang 222 Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ chuối ngự ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
2.1 Vai trò của cây chuối ngự trong phát triển kinh tế của huyện
Chuối ngự là một loại hàng hóa có giá trị kinh tế cao, cây chuối ngự đã giảiquyết công ăn việc làm cho một bộ phận lớn người lao động nông nghiệp, tăng đáng kểthu nhập của nhân dân và do đó nâng cao đời sống của các hộ nông dân Đồng thời,những vườn chuối ngự xanh mát tạo cảnh quan đẹp cho địa phương, khôi phục lại nétvăn hoá ẩm thực của người dân Trồng cây chuối ngự còn có tác dụng lớn trong việcbảo vệ môi trường sinh thái với chức năng làm sạch môi trường, giảm tiếng ồn…Chính
vì vậy mà huyện Lý Nhân ra sức phát triển cây chuối ngự
2.2 Hiện trạng sản xuất chuối ngự ở huyện Lý Nhân
- Các giai đoạn phát triển
Bảng 1: Các giai đoạn phát triển cây chuối ngự Giai đoạn Quá trình phát triển
Trước hợp tác
xã
Giai đoạn này cây chuối ngự phát triển bình thường nhưng sốlượng không nhiều
Hợp tác xã Thời gian này cây chuối bị chặt bỏ để trồng mía làm nguyên liệu
cho nhà máy đường Vạn Điểm và Vĩnh Trụ Có thể nói câychuối thời kỳ này rơi vào hoàn cảnh bi đát nhất
Khoán 10 và
100
Người dân tập trung phát triển sản xuất nhưng cây chuối vẫncưa thực sự được đầu tư trở lại
1990 – 2000 Dân bắt đầu trồng mới và mở rộng diện tích Tuy nhiên giai
đoạn này các hộ sản xuất còn phân tán, chư đầu tư chăm sóc…
2001 – 2006 Giai đoạn này chuối phát triển mạnh mẽ cả về sản uất cũng như
thị trường Trong giai đoạn này được sự quan tâm của dự án
GEF/SGP mà cây chuối ngự đã, đang và phát triển thành vùng
hàng hoá trong tương lai gần
Nguồn: Số liệu thống kê từ các xã của huyện Lý Nhân
- Tình hình phát triển: Nhìn chung, diện tích ,sản lượng, năng suất chuối ngự
qua cá năm đầu tăng rất nhanh Được thể hiện cụ thể như sau:
Bảng 2: Diện tích cây chuối ngự qua các năm của huyện Lý Nhân
Nguồn: Số liệu thống kê từ các xã của huyện Lý Nhân
Chỉ trong vòng 8 năm diện tích tăng 58,1ha tăng 4,33 lần, trong đó 3 xã có diện tíchnhiều nhất là:Hòa Hậu, Tiến Thắng, Xuân Khê Sản lượng chuối ngự trong 8 năm tăng
Trang 237,2 lần (223,9 tấn đến 1620 tấn) Năng suất trung bình năm 2009 của toàn huyện là 16,2tấn/ ha, trong đó xã Hòa Hậu có năng suất cao nhất 16,7 tấn/ ha Các hộ gia đình trồngnhiều chuối tiêu biểu: Trần Hán Sáu (xã Tiến Thắng), Trần Xuân Kiểm (xã Hòa Hậu),Trần Xuân Trào (xã Hòa Hậu), Trần Văn Năm (xã Hòa Hậu).
- Chất lượng chuối ngự: Đây là loại chuối ngự thơm ngon vào bậc nhất so với
các loại chuối khác Chuối có mùi thơm đặc trưng dịu, màu sắc vỏ quả và thịt quả vàng,
vị ngọt mát, vỏ rất mỏng Hàm lượng dinh dưỡng cao nhất là vitamin C
2.3 Tình hình tiêu thụ chuối ngự ở huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
- Thị trường: Chủ yếu là 3 thị trường: thành phố Phủ Lý, thành phố Nam Định
và thành phố Hà Nội Các thị trường này tiêu thụ chuối ngự chủ yếu là dùng để ăn và
có mức độ tiêu thụ chuối ngự khác nhau tùy theo các tháng trong năm
- Thương hiệu sản phẩm chuối ngự: Đây là sản phẩm đã được bảo hộ chỉ dẫn địa
lí chứng tỏ chuối ngự có khả năng phát triển mở rộng bởi không phải sản phẩm nàocũng được bảo hộ địa lí
- Giá và sự biến động giá chuối ngự tại các thị trường qua các năm: Giá thành
tăng nhanh qua các năm, trung bình mỗi năm tăng 500 – 1000 đồng, các tháng 1- 4 và
10 – 12 giá thành có đắt hơn một chút do hàng khan hiếm Hiện nay một nải chuối ngựtheo giá thị trường khoảng trên 20.000 đồng
3 Phương hướng và giải pháp phát triển cây chuối ngự Đại Hoàng huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
3.1 Phương hướng
Đến năm 2015 diện tích chuối ngự sẽ mở rộng thêm 100 ha với tổng diện tích toànhuyện là 200 ha với sản lượng khoảng: 3240 tấn Để đạt được mục tiêu như dự định thì cầnphải tăng cường mối liên kết giữa 4 nhà: Nhà nông, nhà nước, nhà khoa học và nhà kinhdoanh trong sản xuất, để tạo hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo môi trường sinh thái
3.2 Giải pháp
- Cần phải quy hoạch và phân vùng sản xuất
- Tăng cường mở các lớp tập huấn ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong trồngcây ăn quả
- Hộ trợ tiêu thụ đầu ra cho người sản xuất, xây dựng kênh thông tin thị trườngthông qua tập hợp các hộ sản xuất thành những tổ chức để có thể liên hệ ,mở rộng thịtrường tiêu thụ
- Việc thành lập các nhóm sở thích và tiến tới thành lập Hội sản xuất và tiêu thụchuối ngự chất lượng cao là việc làm rất cần trong tương lai
- Về cơ cấu bộ máy tổ chức: Đây là tổ chức của những người sản xuất vì
vậy người đứng đầu nhóm, tổ và Hội phải là những người sản xuất giỏi, có uy tín trực
Trang 24tiếp tham gia Chính quyền địa phương chỉ tham gia quản lý và hỗ trợ hoạt động cho tổchức này.
- Về tổ chức sản xuất: Cần sớm xây dựng một quy trình sản xuất và bảo quản
chung cho các thành viên để sản xuất ra những sản phẩm đồng đều có chất lượng cao.Thực hiện đầy đủ quy trình trồng cây ăn quả, đào hố, bón phân
- Về tiêu thụ sản phẩm: Mở thêm các đầu mối, chợ, trung tâm các vùng hàng hóa
tập trung Xây dựng các kênh thị trường Hỗ trợ thông tin quảng cáo, chi phí, xúc tiếnthương mại trợ giá sản phẩm Tạo cơ chế thông thoáng cho các thương nhân đẩy mạnhchế biến và tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện tối đa cho các thương nhân trong ngoàihuyện đến ký hợp đồng tiêu thụ và chế biến
KẾT LUẬN
Trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập được về cây chuối ngự, bằng phương phápnghiên cứu thích hợp đề tài đã bước đầu tìm hiểu được đại cương về cây chuối ngự, cácnhân tố ảnh hưởng, nguồn gốc, tình hình phát triển và giá trị kinh tế của cây chuối ngựđem lại Từ các đánh giá sơ bộ về sự phát triển cây chuối ngự tôi đã đưa ra nhữngphương hướng và giải pháp cụ thể nhằm phát triển mạnh mẽ hơn diện tích chuối ngựcủa huyện Lý Nhân Tuy nhiên đề tài còn một số chỗ chưa đạt được: chưa thống kêđược một cách rõ ràng về diện tích và sản lượng của các thôn, xóm, các hộ gia đình
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Cống, 1962 Đời sống cây chuối Nhà xuất bản Khoa học.
[2] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam Báo cáo xây dựng tổ chức nông thôn thương mại hóa sản phẩm chuối ngự Đại Hoàng cảu huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam [3] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam Báo cáo hiện trạng thị trường
và ngành hàng chuối ngự Đại Hoàng của huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
[4] Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam Báo cáo kĩ thuật của nhóm chuyên gia dự án VN/05/005.
[5] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) - Nguyễn Viết Thịnh - Lê Thông, 2007 Địa lí kinh tế
- xã hội đại cương.
Trang 25BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Hoa - K57TN
Vũ Thị Hồng - K57A Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Thị Minh Đức
ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng tạo nên các biến đổi trong các vấn đề thời tiết hiện nay, là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI Dù ở mức độ quốc gia hay toàn cầu thì BĐKH luôn được xem là vấn đề môi trường nóng bỏng nhất, thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều người Đứng thứ 5 về khả năng dễ tổn thương do tác động của BĐKH, Việt Nam đã được Liên hợp quốc chọn là quốc gia để tiến hành nghiên cứu điển hình về BĐKH và phát triển con người BĐKH sẽ tác động mạnh mẽ đến đời sống con người song đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp như Việt Nam thì mối đe dọa đối với sản xuất nông nghiệp và việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia là vô cùnglớn Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải tìm ra các biện pháp nhằm ứng phó và giảm nhẹ tác động của BĐKH, thậm chí biến những thách thức của BĐKH thành cơ hội phát triển trong bối cảnh của Việt Nam
NỘI DUNG
1 Một số vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu và biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1.1 Khái niệm về biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bìnhvà/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập
kỷ hoặc dài hơn Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên hoặc do hoạt độngcủa con người làm thay đổi thành phần của khí quyển [IPCC]
1.2 Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triểnnồng độ các chất gây hiệu ứng nhà kính, đặc biệt là khí CO2 do sử dụng và đốt cácnhiên liệu hoá thạch (như dầu mỏ, than đá, khí thiên nhiên…) và việc chặt phá rừng, đốtrừng làm mất rừng, áp lực về đất và chuyển đổi cách sử dụng đất
1.3 Khái quát về biến đổi khí hậu toàn cầu và ở Việt Nam
a Biến đổi khí hậu toàn cầu
Trong lịch sử địa chất của trái đất chúng ta, sự BĐKH đã từng nhiều lần xảy ravới những thời kỳ lạnh và nóng kéo dài hàng vạn năm mà chúng ta gọi là thời kỳ băng
hà hay thời kỳ gian băng Trong khoảng một trăm năm qua, nhiệt độ trung bình toàn cầu
đã tăng lên 0,3-0,6°C, mực nước biển dâng lên 10-20cm Theo các mô hình nghiên cứu
Trang 26trong thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình của Trái Đất có thể tăng từ 1,8-4°C, trong đó tùytheo sự phát thải các khí hiệu ứng nhà kính như thế nào nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
sự tăng hay giảm nhiệt độ Trái Đất
b Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Biến đổi về nhiệt độ: Ở Việt Nam, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1°C
mỗi thập kỉ, nhiệt độ trung bình một số tháng mùa hè tăng khoảng 0,1-0,3°C mỗi thập
kỉ Nhiệt độ trung bình mùa hè có xu thế tăng rõ rệt trong khi nhiệt độ trung bình củacác tháng khác không tăng, dẫn đến nhiệt độ trung bình năm có xu thế tăng lên
- Biến đổi về lượng mưa: Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa
các khu vực và các thời kỳ Trên phần lớn lãnh thổ, lượng mưa mùa giảm đi trong tháng7,8 và tăng lên trong các tháng 9,10,11 Mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc Bộ và BắcTrung Bộ
- Biến đổi về bão: Theo thống kê từ năm 1954 đến nay, có khoảng trên 300 cơn
bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ trực tiếp hoặc ảnh hưởng đến Việt Nam, trung bình mỗinăm có từ 4,7cơn Bão xuất hiện muộn hơn và dịch chuyển xuống vĩ độ thấp hơn
- Lũ lụt và hạn hán: Trong thời gian gần đây, lũ lụt và hạn hán ngày càng tăng
và với cường độ mạnh, lũ lớn ở miền trung và đồng bằng sông Cửu Long tăng so vớithập kỉ trước Hạn hán gia tăng và mạnh mẽ hơn, nhất là ở Nam Bộ và Tây Nguyên
- Nước biển dâng: Nước biển dâng 5cm mỗi thập niên và sẽ dâng 33 đến 45cm
năm 2070 và 100 cm năm 2100
2 Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nhiệp ở Việt Nam
2.1 Tác động chung của BĐKH đến Việt Nam
Theo các nhà khoa học thì Việt Nam là một trong hai nước đang phát triển bị tácđộng bởi BĐKH tồi tệ nhất trên thế giới.Tháng 2 năm 2007, Ngân hàng thế giới đưa ra
dự báo rằng: "Nếu hiện tượng nóng lên toàn cầu làm cho mực nước biển dâng lên thìước tính sẽ có khoảng 17- 19 triệu người Việt Nam mất đất ở, một phần rất lớn đất trồngtrọt cũng sẽ bị ngập dưới mực nước biển" Là một nước nông nghiệp song nông dânViệt Nam, đặc biệt là nông dân vùng ven biển có rất ít đất để canh tác.Vì vậy, việc mất
đi một phần rất lớn quỹ đất trồng do BĐKH cùng với việc đô thị hóa và công nghiệphóa sẽ đặt Việt Nam trước một thách thức rất nghiêm trọng
2.2 Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp của cả nước
Theo đánh giá của ADB, nếu nhiệt độ tăng thêm 10C, năng suất lúa sẽ giảm10%, thực trạng trên đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và ảnhhưởng đến hàng chục triệu người dân BĐKH tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấutrúc mùa, quy hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suythoái tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất lượng do
Trang 27ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm biếnmất các nguồn gen quý hiếm, cụ thể:
a Mất đất và hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất
BĐKH gây ra rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nóng nhiều hơn, lượng mưathay đổi sẽ dẫn đến hiện tượng xói mòn và rửa trôi đất Việt Nam có khoảng 23 triệu hađất dốc, chiếm hầu hết diện tích đất miền núi và trung du, đặc biệt vùng Tây bắc đất dốcchiếm 98% nên nguy cơ thoái hóa và xói mòn đất là rất lớn Tại nhiều vùng, sự thoáihóa đất còn kéo theo cả sự suy thoái về hệ thực vật, động vật và môi trường địa phươnglàm cho diện tích đất nông nghiệp giảm xuống tới mức báo động
b BĐKH ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại của các hệ sinh thái nông nghiệp
BĐKH sẽ dẫn đến nhiều tai biến tự nhiên như bão gió, lũ lụt, khô hạn, trong khi đónhững HST ven biển đã bị tàn phá thì chắc chắn những tai biến sẽ nặng nề thêm Mùa đôngnăm 2007 -2008 sau 40 năm thời tiết rét đậm, rét hại và kéo dài tới 33 ngày đêm lại lặp lạichu kỳ của năm 1968, đã làm chết hơn 33.000 trâu bò, khoảng 34.000 ha lúa xuân đã cấy,hàng chục ngàn ha mạ non ở tất cả các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ
c Sự thay đổi nguồn nước làm cho lũ lụt và hạn hán gia tăng,ảnh hưởng tiêu cực đếnsản xuất nông nghiệp:
Biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến sự thay đổi vị thế dòng chảy, hạn hán ở vùng nàynhưng cũng có khi gây lụt lội ở vùng khác cùng với hiện tượng băng tan sẽ làm tăngthêm áp lực sinh thái, ảnh hưởng xấu đến nhu cầu sử dụng nước cũng như nguồn nướctưới tiêu cho nông nghiệp…
d BĐKH ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học trong nông nghiệp:
BĐKH là nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy giảm ĐDSH Nhiệt độ tăng sẽ làmthay đổi vùng phân bố và cấu trúc quần xã sinh vật của nhiều HST ven biển: các loài nhiệtđới sẽ giảm đi trong các HST ven biển và có xu hướng chuyển dịch lên các đới và vĩ độ caohơn trong các HST trên cạn, các loài ôn đới sẽ giảm đi, cấu trúc chuỗi và lưới thức ăn cũngthay đổi BĐKH sẽ làm gia tăng sự suy thoái của một số loài cây hoang dại – một nguồngen quý để lai tạo các giống loài mới, đồng thời cũng làm mất đi một số giống loài cây, connông nghiệp do không thích ứng được với sự biến động của khí hậu
e Sự gia tăng các loại hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV)
BĐKH có thể ảnh hưởng tới sự xuất hiện và tăng trưởng của các loại sâuhại, làm lây lan các bệnh dịch và sâu bệnh Đó chính là tác nhân dẫn đến sự giatăng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường,góp phần làm BĐKH
2.3 Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp của các khu vực chủ yếu
- Vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc: Sản xuất nông nghiệp phải có nhiều thay đổi
để thích ứng với tình trạng nhiệt độ cao hơn, mùa nóng dài hơn và mùa lạnh ngắn đi
Trang 28Chúng ta phải điều chỉnh cơ cấu cây trồng và cả lịch thời vụ cây trồng cho một số vùng
có điều kiện nhiệt ẩm không bảo đảm chắc chắn cho yêu cầu sinh lý của một số câytrồng có giá trị kinh tế cao Sâu bênh phát triển và chi phí sản xuất tăng lên
- Vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ và Quảng Ninh: Trong sản xuất nông
nghiệp, chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm có thể tăng lên do nhu cầu tướithường xuyên hơn và thời gian chống hạn dài hơn Nước biển dâng lên vừa thu hẹp diệntích rừng ngập mặn vừa đưa thủy triều xâm nhập sâu hơn vùng đồng bằng cửa sông củađồng bằng Bắc Bộ
- Vùng đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ: Nước biển dâng
vừa thu hẹp diện tích đất đồng thời làm cho đất đai bị xói mòn và làm giảm độ phì nhiêucủa đất, làm cho cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ bị thay đổi Chi phí sản xuất chomột đơn vị sản phẩm nông nghiệp tăng lên
- Tây Nguyên: Sản xuất nông nghiệp phải có nhiều thay đổi để thích ứng với môi
trường nhiệt độ cao hơn và mùa mưa thất thường hơn Sản xuất các cây công nghiệp cógiá trị kinh tế cao như cà phê, cao su,… đòi hỏi phải gia tăng chi phí và do đó, giá thànhsản phẩm cũng cao hơn…
- Nam Bộ: Nhiệt độ cao và bốc hơi mạnh góp phần thúc đẩy quá trình bốc hơi
nước trên các ruộng lúa Nam Bộ, làm tăng nhu cầu về nước cũng như chi phí sản xuấtcho từng vụ và do đó giá thành của một đơn vị sản phẩm cao lên
3 Một số giải pháp thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
- Thích ứng:
+ Nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhân dân
+ Dự đoán trước tình hình và kịp thời ứng phó
+ Định hướng phát triển nông nghiệp và tăng cường các phương thức canh tácbền vững ứng phó với BĐKH
- Giảm nhẹ :
+ Trồng rừng đầu nguồn và ven biển
+ Sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất nông nghiệp
+ Tìm ra giống lúa mới có khả năng chịu ngập, cho năng suất cao
+ Đầu tư nâng cấp các công trình thủy lợi…
KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầutrên thế giới hiện nay.Vấn đề đó lại cần đặc biệt được chú ý hơn tại Việt Nam, mộttrong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH
BĐKH đã và đang tác động đến tất cả các lĩnh vực, các ngành kinh tế song mạnh mẽ vàsâu sắc nhất đó là với sản xuất nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực quốc gia Cần
Trang 29phải tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm nhẹ thiệt hại của BĐKH và tạo đà cho việcphát triển ngành kinh tế nông nghiệp toàn diện và ổn định hơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Quyết Chiến, "Nghiên cứu biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng thời kì 1961-2002", luận văn thạc sĩ.
2 Hoàng Minh Hiền, Nguyễn Hữu Ninh, 2008 "Biến đổi khí hậu toàn cầu nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”
3 Trung tâm Khoa học công nghệ Khí tượng thuỷ văn và môi trường:“Báo cáo BĐKH với hạn hán và hoang mạc hoá ở Việt Nam”
Thạch Thất là huyện nằm phía tây thành phố Hà Nội, đây là địa phương có ngành sảnxuất sản phẩm thủ công truyền thống khá phát triển Ngành này đã tạo ra giá trị sảnphẩm lớn đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của huyện Trong thời đại côngnghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn hiện nay, việc tìm hiểu hiện trạngsản xuất sản phẩm thủ công truyền thống của Thạch Thất là rất cần thiết dựa trên cơ sở
đó đưa ra các biện pháp phù hợp đẩy mạnh phát triển sản xuất sản phẩm thủ côngtruyền thống
Thứ nhất: Tạo sự chuyển biến tích cực trong việc phân công lại lao động nông
thôn, giải quyết nguồn lao động dư thừa tạo ra nhiều việc làm
Thứ hai :Tạo cơ sở vững chắc cho tăng trưởng kinh tế nông thôn.
Trang 30Thứ ba: Tăng cường và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống dân tộc.
Điều kiện kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố dân cư và nguồn lao động, quan hệsản xuất và tập quán sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm Dựa vào nguồn lao độngdồi dào, có kinh nghiệm sản xuất, quan hệ sản xuất và tập quán sản xuất có nhiều tiến
bộ, thị trường không ngừng được mở rộng và phát triển là những điều kiện quan trọng
có tính chất quyết định sự tồn tại, phát triển sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống
2 Hiện trạng sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống ở huyện Thạch Thất.
2.1 Sản xuất vật liệu xây dựng.
- Phân bố chủ yếu ở một số xã: Canh Nậu, Kim Quan, Thạch Xá
- Giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm của ngànhchiếm tới 34% (năm 2009) Giá trị sản xuất không ngừng tăng lên đặc biệt trong nhữngnăm trở lại đây Từ năm 2004 - 2009 tăng 391 triệu đồng
Bảng 1: Giá trị sản xuất vật liệu xây dựng
(Nguồn: Phòng công thương huyện Thạch Thất)
- Nguồn nguyên liệu chủ yếu là nguồn nguyên liệu tại chỗ như đất sét, đá vôi và
đá ong ở các xã trong huyện
- Thị trường tiêu thụ phục vụ cho nhu cầu xây dựng của nhân dân trong huyện
và trên một số địa bàn huyện lân cận
2.2 Sản xuất cơ kim khí.
- Phân bố chủ yếu ở xã Phùng Xá
- Giá trị sản xuất sản phẩm cơ khí tăng liên tục trong giai đoạn từ năm
2004-2009 tăng 331.063 triệu đồng
Trang 31Bảng 2: Giá trị sản xuất cơ kim khí
(Nguồn: Phòng công thương huyện Thạch Thất)
- Nguồn nguyên liệu sử dụng trong sản xuất chủ yếu là sắt vụn tái chế và nhậpkhẩu lượng lớn nguyên liệu từ nước ngoài
- Thị trường tiêu thụ: sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu của nhân dân địaphương mà còn có mặt trên thị trường nhiều địa phương khác và cả thị trường Hà Nội
(Nguồn: Phòng công thương huyện Thạch Thất)
- Nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập từ các tỉnh khác và nước ngoài
- Thị trường tiêu thụ rất rộng, nhiều sản phẩm được bày bán tại thị trường TP
Hà Nội
* Thời cơ và thách thức khi Thạch Thất trở thành một huyện của Hà Nội:
Hà Nội là một thị trường đầy tiềm năng, đây là cơ hội để Thạch Thất đẩy mạnh sảnxuất, cùng với những chính sách hỗ trợ của thành phố, Thạch Thất có nhiều điều kiệnhơn để phát triển sản xuất Tuy nhiên một khó khăn rất lớn là khả năng cạnh tranh vớicác sản phẩm của địa phương khác
Trang 323 Một số tồn tại, khó khăn
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa thực sự ổn định
- Nguồn vốn đầu tư còn nhiều hạn chế
- Trình độ quản lí, văn hoá của người lao động còn thấp
- Quy hoạch sản xuất gặp nhiều khó khăn trong công tác lựa chọn địa điểm quy hoạch
- Ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất sản phẩm thủ công truyền thốngngày càng nghiêm trọng
4 Định hướng phát triển
4.1 Định hướng chung
- Bảo tồn và phát triển sản phẩm thủ công truyền thống
- Bảo tồn và phát triển sản xuất sản phẩm thủ công truyển thống trên quan điểmkết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong quá trình công nghiệp hoá hiện đạihoá nông thôn
- Khôi phục bảo tồn và phát triển sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống trênquan điểm kết hợp phát triển toàn diện nông thôn
4.2 Những giải pháp cụ thể.
- Hỗ trợ việc mở rộng, phát triển và ổn định thị trường
- Hỗ trợ trong việc đổi mới công nghệ, kĩ thuật đa dạng hoá sản phẩm
- Đổi mới các chính sách tài chính, tín dụng nhằm hỗ trợ tạo lập và tăng cườngvốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh
- Hỗ trợ trong việc đào tạo tay nghề cho người lao động
KẾT LUẬN
Sản xuất các sản phẩm thủ công truyền thống của huyện Thạch Thất rất pháttriển trong những năm gần đây Sự phát triển này được thể hiện rõ nét qua giá trị sảnxuất của sản phẩm đóng góp vào tổng giá trị nền kinh tế huyện
Trong tương lai để ngành sản xuất này trở thành ngành kinh tế chủ đạo trong chiến lượcphát triển kinh tế chung, huyện Thạch Thất cần có một kế hoạch tổng thể nhằm khaithác tối đa nguồn lợi sẵn có tạo cơ sở cho sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống phát triển
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Thông( chủ biên), 2001 Địa lí kinh tế các tỉnh và thành phố Việt Nam - Phần1,
[6] Đỗ Thị Toàn, 1999 Địa lí tiểu thủ công nghiệp huyện Thạch Thất - Luận văn tốt nghiệp,
Trang 33PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ HUYỆN
THANH MIỆN, TỈNH HẢI DƯƠNG
Sinh viên thực hiện: Giang Minh Huyền - K57TN Cán bộ hướng dẫn khoa học: ThS Ngô Thị Hải Yến
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lượng cuộc sống con người luôn là vấn đề được cả thế giới quan tâm Khi
xã hội ngày càng phát triển “nhân tố con người” càng được coi trọng, thì việc nâng caochất lượng cuộc sống con người trở thành mục tiêu hướng tới của mọi quốc gia ThanhMiện là một huyện thuần nông nằm phía Tây Nam tỉnh Hải Dương, thuộc đồng bằngBắc Bộ, với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên và những tiềm năng kinh tế- xã hội,những năm gần đây Thanh Miện đã có những bước tiến mới trong việc nâng cao chấtlượng cuộc sống dân cư Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã tiếp thu trongquá trình học tập tại nhà trường để áp dụng nghiên cứu một vấn đề cụ thể tại địa phươngminh sinh ra, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Phân tích chất lượng cuộc sống dân cưhuyện Thanh Miện”, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sốngcho người dân
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống
- Thu nhập và thu nhập bình quân đầu người ( tỉ lệ hộ nghèo đói)
- Y tế và các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ người dân (số cán bộ y tế, y tá, số cán
bộ y tế/vạn dân, só giường bệnh, số giường bệnh/vạn dân, số cơ sở y tế…)
- Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo (số trường, lớp, số học sinh đến trường
so với tổng số học sinh trong độ tuổi đến trường, số giáo viên, số học sinh/giáo viên, sốhọc sinh/lớp, số học sinhTHPT/tổng số học sinh…)
- Các điều kiện sống khác như tình hình sử dụng điện, nước, nhà ở…
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
2.1 Vị trí địa lí.
Thanh Miện là huyện đồng bằng nằm ở phía tây nam của tỉnh Hải Dương Tổngdiện tích tự nhiên toàn huyện là 122,321 km² trải dài từ 106°7′50″ đến 160°16′20″ kinh Đông và từ 20°40′45″ đến 20°50′55″ vĩ Bắc
Trang 34Tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Bình Giang, phía Đông giáp huyện Gia Lộc và NinhGiang, phía Tây, Tây Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
2.2 Điều kiện tự nhiên
- Địa hình, đất đai: Địa hình huyện Thanh Miện theo hướng nghiêng chung củađịa hình tỉnh Hải Dương thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, địa hình 100% là đồngbằng Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 122,321 km² trong đó đất nông nghiệp8.551 ha; đất khu dân cư 865 ha và đất chưa sử dụng 304 ha
- Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa Trong năm phân biệt thành bốn mùa xuân,
hạ, thu, đông rõ rệt Lượng mưa trong năm tập trung từ tháng 4 đến tháng 9 và mưa rất
ít từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau
Lượng nước mưa trung bình trong năm của huyện từ 1.350 đến 1.600 mm (cao nhất là2.501 mm vào năm 1973 và thấp nhất là 752,2 mm vào năm 1989) Nhiệt độ trung bình23,3°C; số ngày nắng từ 180 đến 200 ngày một năm Độ ẩm trung bình từ 81 đến 87%
- Sông ngòi: Sông Luộc, sông Kẻ Sặt, sông Cửu An
2.3 Điều kiện kinh tế- xã hội
- Dân số: năm 2009, dân số toàn huyện Thanh Miện là 133.666 người, đứng thứ
7 trong toàn tỉnh, mật độ dân số trung bình là 1.073 người/km2 Năm 2009 tỷ suất sinhcủa huyện là 15,1‰, tỷ suất tử của huyện là 5,3‰, tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên khácao là 0,98%, kết cấu dân số trẻ, lao động chủ yếu trong nông nghiệp
- Kinh tế: Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong kinh tế huyện Hiện nay kinh tếThanh Miện đã có những bước phát triển khá Giai đoạn 2000-2004, tốc độ tăng trưởngkinh tế trung bình là 7,1%/năm, giai đoạn 2004-2009, tốc độ tăng trưởng trung bình là8,95%/năm Tổng sản phẩm quốc nội huyện đạt 583,7 tỷ đồng, tổng sản phẩm bìnhquân đầu người ước tính đạt 8 triệu 866 ngàn đồng Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịchtheo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế là: Nông nghiệp- thuỷ sảnchiếm 45,6%; Công nghiệp- xây dựng chiếm 20,9%; Dịch vụ chiếm 33,5 %
3 Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư huyện Thanh Miện.
3.1 Thu nhập bình quân đầu người
Trang 35Bảng: Tăng trưởng GDP và GDP/người của huyện Thanh Miện
3.2 Giáo dục, đào tạo.
Ngành giáo dục của huyện cũng ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng Cơ
sở vật chất, trường, lớp học được nâng cấp và mở rộng, chất lượng giáo dục đào tạo nâng cao.Năm 2007, tổng số học sinh thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ
là 656/1804 học sinh, đạt 36,3%, năm 2008 là 750 học sinh, năm 2009 là 820/1710 học sinh,đạt 47,95%
3.3 Chăm sóc sức khỏe và y tế
Các chỉ tiêu về y tế- chăm sóc sức khoẻ cũng có những bước tiến bộ Cơ sở vật chấtcủa ngành y tế đã từng bước được đầu tư xây dựng phát triển Công tác chăm sóc sức khoẻcho nhân dân được quan tâm và đạt nhiều kết quả: giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tăng tuổithọ cho người dân…
3.4 Tình hình cung ứng điện, nước và nhà ở
100% các hộ dân được dùng điện, các xã đều có trên 80% số hộ dùng nước hợp vệsinh, vấn đề nhà ở luôn được quan tâm với các chính sách hỗ trợ xây nhà cho nhân dân…
4 Các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Thanh Miện
4.1 Giải pháp về thu nhập
Một là, phải thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hợp lý
Hai là, huy động, sử dụng và quản lý có hiệu qủa nguồn vốn cho phát triển sản xuất
Ba là, huy động, sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn vốn cho phát triển sản xuất.Bốn là, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo
4.2 Giải pháp về giáo dục- đào tạo
Quan tâm, đầu tư hơn nữa cho phát triển giáo dục cả về chất lượng và số lượngbằng cách tăng ngân sách cho giáo dục, đổi mới giáo dục cả về nội dung, phương pháp,hình thức Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, thành lập các quỹ giúp đỡ học sinh nghèo
4.3.Giải pháp về y tế, chăm sóc sức khỏe.
Thực hiện xã hội hoá công tác y tế, củng cố, hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tếvững mạnh, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại… Nâng cao trình độ đội ngũcán bộ y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, có các chính sách ưu tiên cho ngườinghèo Khuyến khích phát triển dịch vụ y tế tư nhân, đi đôi với việc kiểm tra chặt chẽcác hoạt động hành nghề
Trang 364.4 Giải pháp về sử dụng điện, nước sinh hoạt và nhà ở.
Huy động mọi nguồn vốn để cải tạo lưới điện, mở rộng lưới điện phân phối đếntừng thôn, xã, huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các nhà máy, trạm cấp nướcmới tại các khu quy hoạch cụm công nghiệp, khu dân sinh, đưa các trạm cấp nước đã xâydựng vào khai thác sử dụng, Cho dân vay vốn để xây dựng nhà nhằm giảm thiểu số nhàđơn sơ, nhà tranh tre nứa…
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thực hiện, đề tài đạt được những kết quả sau: Bướcđầu phân tích được thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư huyện Thanh Miên, đưa racác giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Cục Thống kê tỉnh Hải Dương- Niên giám các năm 2003, 2009
[2] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức- Giáo trình địa lí kinh tế- xã hội Việt
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XI MĂNG NHÀ MÁY DUYÊN HÀ
VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Lan - K57TN Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS Nguyễn Minh Tuệ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng, xi măng có vai trò quan trọng hàngđầu Xi măng là điều kiện đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của cơ sở hạ tầng thiếtyếu cho nền kinh tế bất cứ một quốc gia nào Ninh Bình là một trong những tỉnh có tiềmnăng to lớn để phát triển ngành này Hiện nay ở Ninh Bình có nhiều nhà máy xi mănglớn và vừa đang được hoạt động, trong đó nhà máy xi măng Duyên Hà là nhà máy ximăng có công suất khá lớn và đóng góp to lớn vào ngành xi măng của tỉnh
Nhà máy xi măng Duyên Hà nói riêng hay ngành công nghiệp xi măng của NinhBình nói chung cũng gây ra nhiều mặt trái, gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễmmôi trường nước, ô nhiễm tiếng ồn… khá rõ cho khu vực xung quanh nhà máy Sự pháttriển công nghiệp xi măng tỉnh Ninh Bình rõ ràng phải đi đôi với việc bảo vệ môi
Trang 37trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất của nhà máy xi măng Duyên Hà và vấn đề ô nhiễm môi trường”.
NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận về ngành xi măng và ô nhiễm môi trường
1.1 Cơ sở lí luận về sản xuất xi măng
- Vai trò của ngành công nghiệp xi măng: Công nghiệp xi măng cung cấp
nguyên liệu xây dựng cho nhà máy, nhà ở, cơ sở hạ tầng Công nghiệp xi măng pháttriển sẽ góp phần thúc đẩy nhiều ngành công nghiệp khác phát triển như: giao thông,năng lượng, cơ khí, chế tạo Hình thành các nhà máy xi măng cũng hình thành các khu
đô thị mới, góp phần vào sự nghiệp đô thị hoá đất nước
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất xi măng
Vị trí địa lí: giúp cho ngành này có thể huy động tốt các nguồn lực tự nhiên cũngnhư kinh tế - xã hội (địa chất, địa hình, mối liên hệ kinh tế - xã hội, kĩ thuật trong sảnxuất kinh doanh…)
Nguồn nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu để sản xuất xi măng tại Việt Nam rất dồidào, bao gồm: đá vôi, đất sét, các nguyên liệu điều chỉnh, phụ gia…
Đá vôi: Ở nước ta nguồn đá vôi với 187 mỏ đã được khảo sát có trữ lượngkhoảng 22 tỉ tấn, có chất lượng khá tốt
Đất sét: Trữ lượng dự báo của 98 mỏ sét đều đủ tiêu chuẩn về thành phần hoáhọc (tỉ lệ trên 70% SiO2), có thể sử dụng trong sản xuất xi măng
Nguyên liệu điều chỉnh: quặng sắt, xỉ pirit, laterit, quăczit, diệp thạch, cát silic,cát sông có hàm lượng SiO2> 80%
Phụ gia cho sản xuất xi măng: puzôlan, bazan, xỉ lò cao, đá silic…
Thạch cao: Thạch cao là phụ gia điều chỉnh thời gian đóng rắn xi măng
Nguồn năng lượng: Công nghiệp khai thác dầu khí và lọc dầu phát triển sẽ tạothuận lợi cung cấp một số nhiêu liệu và vật tư cho phát triển xi măng
Nguồn nước: Ở nước ta nguồn nước mặt và nước ngầm khá dồi dào, đủ để đápứng nhu cầu phát triển của ngành xi măng
Nguồn lao động: Dân cư và sự phân bố dân cư trên các vùng lãnh thổ cũng nhưtrình độ phát triển kinh tế của các vùng dân cư có vai trò quan trọng trong việc hìnhthành nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường nội địa
Thị trường tiêu thụ: có vai trò “đòn bẩy” đối với sự phát triển ngành công nghiệp
xi măng, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng
Vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp xi măng quyết định quy mô,công suất thiết kế của nhà máy và hiệu quả kinh doanh của nhà máy
Khoa học công nghệ: Sản xuất xi măng hiện nay trên thế giới phổ biến hai côngnghệ: Công nghệ ướt và công nghệ khô
Trang 38Cơ sở hạ tầng: mặt bằng xây dựng nhà máy xi măng, hệ thống giao thông vậntải tạo tiền đề cho phát triển ngành xi măng.
Đường lối phát triển, chính sách, sự quản lí của Nhà nước: chính sách kêu gọiđầu tư, cải thiện môi trường đầu tư, đổi mới công nghệ, chính sách kích cầu
1.2 Tình hình sản xuất xi măng ở Việt Nam
Hiện nay có khoảng 90 công ty sản xuất xi măng trong cả nước, trong đó khoảng
33 thành viên thuộc tổng công ty xây dựng Việt Nam, 5 công ty liên doanh, và hơn 50công ty nhỏ và các trạm nghiền khác
Bảng 1: Tình hình sản xuất, tiêu thụ và nhập khẩu xi măng của Việt Nam.
- Khái niệm về ô nhiễm môi trường:
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổitính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường"
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
- Các nguồn gây ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng
Đánh giá tác động đối với môi trường không khí: do khói của lò hơi, các buồngđốt phụ, bụi trong quá trình nghiền đập, vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, xi măng vàkhí độc hại, bụi từ quá trình nung và nghiền clinker
Đánh giá tác động đối với môi trường nước: do nước thải công nghiệp và nước
vệ sinh công nghiệp được lắng xuống
Chất thải rắn: chủ yếu là bao bì, giấy phế thải, nguyên vật liệu rơi vãi trong quátrình vận chuyển xi măng, xỉ than và xi măng đóng rắn
Tiếng ồn và rung: chủ yếu từ các thiết bị như động cơ, máy bơm, máy quạt hoặc
từ các phương tiên vận chuyển nguyên nhiên liệu và sản phẩm
Ô nhiễm nhiệt: do tổng các lượng nhiệt này tỏa vào không gian nhà xưởng rấtlớn làm cho bên trong nhiệt độ nhà xưởng tăng cao
2 Thực trạng sản xuất của nhà máy xi măng Duyên Hà và vấn đề ô nhiễm môi trường
Trang 392.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển sản xuất ở nhà máy xi măng Duyên Hà
- Vị trí địa lý: Nhà máy xi măng Duyên Hà nằm trên khu đất nông nghiệp làng
Hệ - Xã Ninh Vân - huyện Hoa Lư - tỉnh Ninh Bình có tổng diện tích 24,2536 ha PhíaBắc, phía Đông và một phần phía Nam giáp cánh đồng làng Hệ Phía Tây Bắc giáp núi (núinằm kẹp giữa sông Hệ và cánh đồng làng Hệ) Phía Nam giáp hai núi đá nhỏ phân cáchxóm Hệ và Dưỡng Hạ, Dưỡng Thượng
- Về điều kiện tự nhiên: Địa hình, địa chất: Toàn bộ mặt bằng xây dựng nhà máybao gồm phần đất thuộc cánh đồng làng Hệ nền bằng phẳng, thuận lợi cho công tác sannền, tiết kiệm được chi phí ban đầu
Khí hậu: Khu vực nhà máy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độtrung bình năm: 23,60C; tổng giờ nắng trung bình trong năm: 1640,9 giờ; độ ẩm tươngđối trung bình năm: 85%; lượng mưa trung bình năm 1920mm
Thuỷ văn: nước mưa có động thái biến đổi theo mùa, không ảnh hưởng lớn đếnquá trình thi công và sản xuất của nhà máy
- Nguồn nguyên liệu: Mỏ đá vôi núi Mả Vối: Có diện tích 40,61 ha, là đá vôinguyên liệu có độ cứng trung bình, hàm lượng trung bình CaO, MgO khá cao, trữ lượngkhoảng 21,5 triệu tấn
Mỏ đất sét Rộc Cho và mỏ đất sét đồi Bồ Đề: có diện tích 30ha, có cấu tạo địachất thuộc loại không phức tạp, chủ yếu là đất sét nguyên liệu Trữ lượng tiềm năng dựkiến đạt 24.500.000 tấn
Cao silic Hà Trung (Thanh Hoá): được sử dụng làm phụ gia điều chỉnh silic chophối liệu ở giai đoạn sau khi đất sét đồi Rộc Cho đã hết
Quặng sắt Quang Sơn (Thái Nguyên): làm phụ gia điều chỉnh ôxit sắt cho phối liệu.Thạch cao: được cung cấp từ thạch cao Lào hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc Phụ gia bazan:Trữ lượng bazan bọt khoảng 13,5 triệu tấn
- Nhiên liệu: Than cám: 4aHG, 3bHG và 3cHG Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh đượcchuyên chở bằng đường thuỷ về nhà máy Dầu DO: sử dụng cho các buồng đốt phụ tạikhâu nghiền sấy nhiên liệu và sấy lò quay
- Nguồn lao động: 40% cán bộ, công nhân viên của nhà máy có trình độ Đại học.Hiện có 350 lao động trong Nhà máy và 150 người ở khu vực khai thác, vận chuyểnnguyên liệu
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật: Cung cấp điện: Ninh Bình có nhà máy nhiệt điện côngsuất 100MW đang được đầu tư nâng công suất lên 300MW, đường dây cao áp hạ thế110KV, 35KV, 10KV và 0,4KV của Công ty điện lực Ninh Bình
Cung cấp nước: Nguồn nước trên mặt khu vực tỉnh Ninh Bình khá dồi dào bởi hệthống sông ngòi với tổng chiều dài khoảng 1000km Tổng lượng nước ngầm cũng phong phú
Trang 40Giao thông vận tải: Ninh Bình có hệ thống giao thông vận tải phân bố tương đốiđều và hợp lí, tuy nhiên chất lượng còn thấp kể cả đường và cầu cống.
2.2 Thực trạng sản xuất của nhà máy xi măng Duyên Hà
- Vai trò của nhà máy xi măng Duyên Hà: Xi măng Duyên Hà năm 2010 đạt 2,5triệu tấn/ năm, chiếm khoảng 1/4 sản lượng xi măng toàn tỉnh Ninh Bình
- Công nghệ và quy trình sản xuất xi măng của nhà máy Duyên Hà: Công nghệ củaDuyên Hà là công nghệ khô tiên tiến nhất của CHLB Đức và Hà Lan Quy trình sản xuất ximăng của nhà máy Duyên Hà theo phương pháp khô qua các 4 công đoạn sau: Khai thác và vậnchuyển nguyên liệu; Nghiền liệu; Nung clinker; Nghiền xi măng; Đóng bao và xuất sản phẩm
- Tình hình sản xuất xi măng ở nhà máy Duyên Hà: Công suất nhà máy: 2,5triệu tấn/ năm
Bảng 2 Sản lượng xi măng của nhà máy Duyên Hà qua các năm.
Đơn vị tính: ngàn tấn
Nguồn: (1)
Cơ cấu sản phẩm: Nhà máy đã sản xuất đủ các chủng loại xi măng thông thường từ PCB
30, PCB 40, PCB 50 đến các chủng loại xi măng đặc biệt
- Thị trường tiêu thụ của nhà máy xi măng Duyên Hà: Nhà máy đã xây dựng trên 70 đại
lý cấp 1 trong toàn quốc và trên 200 trạm trộn bê tông ở phía Bắc Nhu cầu thị trường tiêu thụ của Nhà máy khoảng 1,4 triệu tấn/ năm
- Giá bán sản phẩm của nhà máy xi măng Duyên Hà: 610.000 đồng/ tấn đối với
xi măng PCB 40 bao và 550.000 đồng/ tấn đối với xi măng PCB 40 rời và 475.000đồng/ tấn đối với clinker
2.3 Ô nhiễm môi trường do sản xuất nhà máy xi măng Duyên Hà gây ra
Ô nhiễm không khí: Từ khi nhà máy xi măng Duyên Hà đi vào hoạt động, gia tăngcông suất thì cuộc sống người dân quanh đó luôn chìm trong khói bụi suốt ngày đêm
Ô nhiễm nguồn nước: Nước mưa chứa nhiều chất cặn bẩn vì tình trạng ô nhiễmkhông khí do bụi đá gây ra, còn nước giếng thì bị đỏ và nhiễm mặn, phèn
Ô nhiễm tiếng ồn và rung: Những trận "động đất" ầm ầm, tiếng máy xay đá,khoan đá vang lên chát chúa
3 Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
3.1 Đánh giá các phương án kiểm soát ô nhiễm
- Các phương án kiểm soát bụi: Trên mỗi công đoạn, nhà máy sẽ được trang bịcác thiết bị xử lý bụi tương ứng