phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ

97 246 0
phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ DIỄM THƢƠNG PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 10 - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ DIỄM THƢƠNG MSSV: 4104476 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PHẠM PHÁT TIẾN 10 - 2013 LỜI CẢM TẠ  Để hoàn thành đề tài luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quí thầy cô Trƣờng Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo, tập thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ. Trƣớc tiên, tôi xin chân thành cám ơn đến Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Cần Thơ cũng nhƣ quí thầy cô ở khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, quí thầy cô trong bộ môn Tài chính- Ngân hàng và các cô, chú, anh, chị, tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức quý báu cho tôi trong khoảng thời gian tôi tham gia khóa học và thời gian tôi thực tập tại chi nhánh. Để không phụ lòng mong mỏi đó, tôi xin hứa sẽ vận dụng những kiến thức, bài học, kinh nghiệm đó để rèn luyện bản thân, áp dụng vào công việc sau này, cố gắng phấn đấu trở thành một ngƣời công dân có ích cho xã hội, cho đất nƣớc. Tiếp theo, tôi xin kính gửi những lời cám ơn chân thành nhất của mình đến thầy Phạm Phát Tiến, ngƣời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do thời gian có hạn và khả năng nhận thức của bản thân còn nhiều hạn chế, nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong đƣợc sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của quí thầy cô ở trƣờng để luận văn này đƣợc hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa, tôi xin kính chúc Ban Giám Hiệu, quí thầy, cô Trƣờng Đại Học Cần Thơ, đƣợc dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi xin chân thành cám ơn! Ngày 28 tháng 10 năm 2013 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ DIỄM THƢƠNG 3 LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày 28 tháng 10 năm 2013 Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ DIỄM THƢƠNG 4 NHẬN XÉT CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... 5 MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................. 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................ 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ...................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 2 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................ 3 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 4 2.1 CƠ SƠ LÝ LUẬN .................................................................................... 4 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................... 4 2.1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng ..................................... 8 2.1.3 Chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM ....... 15 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng .............................................. 15 2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của NHTM đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................................................. 18 2.2 PHÁP PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 22 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 22 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................... 22 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................................................................................ 24 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ......................................... 24 3.1.1 Khái quát về Maritime Bank Việt Nam ................................................. 24 3.1.2 Lịch sử và sự hình thành của MSB Cần Thơ ......................................... 25 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MSB CẦN THƠ ............................................ 25 3.2.1 Sơ đồ tổ chức .......................................................................................... 25 6 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận ................................................................. 26 3.2.3 Tình hình nhân sự .................................................................................. 28 3.2.4 Mục tiêu phát triển của MSB Cần Thơ đến 2015 ................................... 29 3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA MSB CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................................................ 29 3.3.1 Thu nhập ................................................................................................. 30 3.3.2 Chi phí ................................................................................................... 31 3.3.3 Lợi nhuận ............................................................................................... 32 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................................................. 35 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ....... 35 4.1.1 Thực trạng chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa .................................... 35 4.1.2 Thực trạng hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ ............... 38 4.1.3 Thị phần tín dụng DNNVV của MSB Cần Thơ trên địa bàn ................. 41 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ............................................... 43 4.2.1 Vốn huy động ........................................................................................ 43 4.2.2 Vốn điều chuyển .................................................................................... 45 4.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM .............................................. 46 4.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ...................................................................................................... 49 4.4.1 Khái quát về tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa ngân hàng ... 49 4.4.2 Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................... 66 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MSB CẦN THƠ ............................. 72 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN .............................................................. 72 7 5.2 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI MSB CẦN THƠ ............................. 73 5.2.1 Một số giải pháp mở rông tín dụng DNNVV tại MSB Cần Thơ .......... 73 5.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MSB Cần Thơ ............................................................................................ 76 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 79 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 79 6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI ..................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 81 8 DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 2.1 Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa…………….……….....6 Bảng 3.1 Số lƣợng và trình độ cán bộ công nhân viên MSB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2012…….…………………………………………………………….28 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012……………………………………………………...………………...…30 Bảng 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…………..……………………………………………………..31 Bảng 4.1 Tình hình đăng kí kinh doanh của DNVVN trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013………………...39 Bảng 4.2 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012.…43 Bảng 4.3 Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013………….……………………………………………………………46 Bảng 4.4 Tình hình hoạt động tín dụng của MSB Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012…………………………………………………………………………..47 Bảng 4.5 Tình hình hoạt động tín dụng của MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…..………………………………………………………..49 Bảng 4.6 Tình hình doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012…………………………………………………...50 Bảng 4.7 Tình hình doanh số cho vay DNNVV thời hạn tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…...……………………………………51 Bảng 4.8 Tình hình doanh số cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012……..…………………..…..…………53 Bảng 4.9 Tình hình doanh số cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013………………………...53 Bảng 4.10 Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012…………………………………………………...55 Bảng 4.11 Tình hình doanh số thu nợ DNNVV thời hạn tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…………………………………...……56 Bảng 4.12 Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012………….…………..……………...…57 9 Bảng 4.13 Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013………………………...58 Bảng 4.14 Tình hình dƣ nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012……………………………………...…………...........................59 Bảng 4.15 Tình hình dƣ nợ DNNVV thời hạn tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013………………………………………………………..60 Bảng 4.16 Tình hình dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012……………….……………..……………………61 Bảng 4.17 Tình hình dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013…………………………….….......62 Bảng 4.18 Tình hình nợ xấu DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012…………………………………...……………..................64 Bảng 4.19 Tình hình nợ xấu DNNVV thời hạn tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013………………………….……………………………64 Bảng 4.20 Tình hình nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012…………………..…………………………..65 Bảng 4.21 Tình hình nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013……………………................67 Bảng 4.22 Một số chỉ tiêu đánh giá tín dụng tại ACB Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2012…………………………………………………………………………69 Bảng 4.23 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại MSB Cần Thơ….71 10 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức MSB Cần Thơ……………………………………..26 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………………….34 Hình 4.1 Tình hình đăng kí kinh doanh của DNNVV cả nƣớc trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…..…………………………………...35 Hình 4.2 Số lƣợng DNNVV bị giải thể trên địa bàn cả nƣớc trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…..…………………………………...36 Hình 4.3 Số lƣợng đăng kí kinh doanh các DNNVV tại thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012……………………………………………..…...40 Hình 4.4 Cơ cấu DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh tại thành phố Cần Thơ năm 2012…………………………………..............................................41 Hình 4.5 Thị phần tín dụng DNNVV của MSB Cần Thơ trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012…………………………………………42 Hình 4.6 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………….52 Hình 4.7 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………54 Hình 4.8 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013…………………………….56 Hình 4.9 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………58 Hình 4.10 Cơ cấu dƣ nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………….60 HÌnh 4.11 Cơ cấu dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………….62 Hình 4.12 Cơ cấu nợ xấu DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………………………….65 HÌnh 4.13 Cơ cấu nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013……………………….66 11 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATM: Máy rút tiền tự động Cty TNHH: Công ty trách nhiệm hữu hạn APEC: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng CBTD: Cán bộ tín dụng Cty CP: Công ty cổ phần DN: Doanh nghiệp DNNVV: Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNTN: Doanh nghiệp tƣ nhân FDI: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GDP: Tổng sản phẩm quốc nội Internet banking: Ngân hàng điện tử Maritime Bank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng hải Mobile banking: Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động MSB Cần Thơ: Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Cần Thơ NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng thƣơng mại ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức POS: Điểm bán lẻ (Points of Sales) RRTD: Rủi ro tín dụng SMS banking: Dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại T: Tháng TCTD: Tổ chức tín dụng TMCP: Thƣơng mại cổ phần 12 CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế càng cao, khi đó ngoài vốn tự có thì tín dụng ngân hàng là sự lựa chọn hàng đầu để trợ giúp vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) vẫn chƣa đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Thực vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa là mô hình kinh tế năng động nhất, chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu trong tổng số doanh nghiệp, là đầu tàu tạo việc làm cho ngƣời lao động, nhƣng lại luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Hiện nay, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, thƣơng mại sụt giảm, tăng trƣởng thấp. Tại Việt Nam, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát là cần thiết nhƣng đồng thời cũng kéo theo hệ quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản, chủ yếu là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Năm 2012, tăng trƣởng tín dụng của toàn ngành ngân hàng ở nƣớc ta chỉ đạt 6-8% do rất ít doanh nghiệp chứng minh đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả và khả năng trả nợ, điều kiện quan trọng để vay vốn ngân hàng. Vì vậy, chính sách tiền tệ và tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại đã tạo ra những thách thức lớn cho ngành ngân hàng Việt Nam, việc tăng trƣởng tín dụng là chƣa khả thi, thậm chí có thể dẫn đến rủi ro tiềm ẩn cho hệ thống ngân hàng. Đứng trƣớc môi trƣờng đầy khó khăn hiện tại, các ngân hàng đang tập trung tìm giải pháp để nâng cao chất lƣợng tín dụng, đảm bảo kinh doanh hiệu quả và an toàn. Nhƣ đã biết, thời gian vừa qua, mô hình doanh nghiệp quốc doanh đã biểu hiện nhiều yếu kém, dẫn đến phá sản hàng loạt. Đồng thời, nhận định các doanh nghiệp lớn tuy có thế mạnh về vốn nhƣng sẽ khó linh hoạt trƣớc diễn biến phức tạp của nền kinh tế, nên các ngân hàng đang dần chuyển hƣớng sang phát triển tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần (TMCP) Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ, cũng không tránh khỏi những ảnh hƣởng từ môi trƣờng đầy thách thức này. Chủ đạo trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tín dụng doanh nghiệp, cụ thể tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trƣớc diễn biến xấu của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã thu hẹp hoạt động, cắt giảm vay vốn, thậm chí bị phá sản hàng loạt, ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, tìm ra các nguyên nhân hạn chế 13 chất lƣợng tín dụng để từ đó khắc phục khó khăn và đề ra biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là vấn đề cấp thiết đặt ra. Từ những lý do trên, thấy đƣợc tầm quan trọng của tín dụng cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi chọn đề tài “Phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và tại Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ (MSB Cần Thơ). 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Từ tình hình thực tế và nguồn số liệu thu thập đƣợc tại MSB Cần Thơ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những mục tiêu sau đây: Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Mục tiêu 2: Đánh giá chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 thông qua các chỉ tiêu nhƣ doanh số cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn theo thời hạn và theo loại hình doanh nghiệp. Mục tiêu 3: Đƣa ra một số giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng dựa vào những phân tích trên. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Hàng hải, số 40 Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Số liệu nghiên cứu trong đề tài là giai đoạn 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 14 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Hàng hải - chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 15 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể hiểu chung nhất là một tổ chức kinh tế đƣợc thành lập nhằm sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trƣờng. Theo khoản 1 và 2 Điều 4 Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì doanh nghiệp đƣợc hiểu nhƣ sau: Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, có nhiều loại hình doanh nghiệp cùng tồn tại, phát triển và cạnh tranh lẫn nhau. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc quản lý cũng nhƣ hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp, ngƣời ta thƣờng dựa theo các tiêu chí khác nhau để phân loại.  Căn cứ vào hình thức pháp lý doanh nghiệp Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2005 thì hình thức pháp lý của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam bao gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty đƣợc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp đƣợc gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dƣới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra, trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn. 16 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ đƣợc quyền thành lập một doanh nghiệp tƣ nhân. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đƣợc thành lập theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài 1996 chƣa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.  Căn cứ vào quy mô kinh doanh người ta chia thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc quy định tiêu thức nhƣ thế nào là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ và vừa tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội của từng nƣớc. Thông thƣờng những tiêu chí đƣợc lựa chọn là số lƣợng công nhân viên bình quân, vốn đầu tƣ, tổng tài sản và doanh thu tiêu thụ. Ở Việt Nam, hiện nay căn cứ vào hai tiêu thức là số lƣợng lao động bình quân và tổng nguồn vốn để phân loại. 2.1.1.2 Tiêu chuẩn doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo Điều 3 Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về sự trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã định nghĩa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, đƣợc chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tƣơng đƣơng tổng tài sản đƣợc xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ƣu tiên). Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa DN siêu nhỏ DN nhỏ Khu vực Số lao động DN vừa Tổng nguồn vốn Từ 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời Từ trên 20 Từ trên 200 tỷ đồng đến ngƣời đến 100 tỷ đồng 300 ngƣời Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản Từ 10 ngƣời trở xuống II. Công nghiệp và xây dựng Từ 10 ngƣời trở xuống Từ 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 200 ngƣời Trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Trên 200 ngƣời đến 300 ngƣời III. Thƣơng mại và dịch vụ Từ 10 ngƣời trở xuống Từ 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 ngƣời đến 50 ngƣời Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 ngƣời đến 100 ngƣời Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP 17 2.1.1.3 Một số đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa1 - Đa dạng về loại hình sở hữu: Doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại và phát triển ở mọi loại hình khác nhau nhƣ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tƣ nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã. - Hạn chế về sản phẩm, dịch vụ và năng lực tài chính: Doanh nghiệp vừa và nhỏ có khối lƣợng sản phẩm, dịch vụ hạn chế chủ yếu dựa vào thủ công: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chỉ kinh doanh một vài sản phẩm dịch vụ phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của chủ doanh nghiệp cũng nhƣ năng lực tài chính. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nguồn tài chính hạn chế: vốn kinh doanh chủ yếu là vốn tự có của chủ sở hữu doanh nghiệp, vay mƣợn từ ngƣời thân, bạn bè, khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tín dụng thấp. - Tính năng động và linh hoạt cao: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có mức đầu tƣ ban đầu thấp, sử dụng ít lao động và các nguồn lực tại chỗ. Do đó, có thể dễ dàng chuyển đổi phƣơng thức sản xuất, mặt bằng kinh doanh, loại hình doanh nghiệp và thậm chí đễ dàng giải thể. - Trình độ quản lý chưa cao: Bộ máy tổ chức thƣờng gọn nhẹ, trình độ quản lý chƣa cao do các doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc thành lập và hoạt động chủ yếu dựa vào năng lực và bản thân chủ doanh nghiệp nên tổ chức bộ máy rất gọn nhẹ, các quyết định trong quản lý cũng đƣợc thực hiện nhanh chóng. - Khả năng công nghệ thấp: Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cho dù có sáng kiến công nghệ nhƣng không đủ tài chính cho việc nghiên cứu triển khai nên không thể hình thành công nghệ mới hoặc bị các doanh nghiệp lớn mua với giá rẻ. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này lại rất linh hoạt trong việc thay đổi công nghệ sản xuất do giá trị của dây chuyền công nghệ thƣờng thấp và họ thƣờng có những sáng kiến đổi mới phù hợp với quy mô của mình từ những công nghệ cũ và lạc hậu. Điều này thể hiện tính linh hoạt trong đổi mới công nghệ và tạo nên sự khác biệt về sản phẩm để các doanh nghiệp nhỏ và vừa tồn tại trên thị trƣờng. - Khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, do đó các doanh nghiệp này thƣờng sử dụng vốn vay từ ngƣời thân, bạn bè. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu tài sản đảm bảo, sổ sách chứng từ kế toán không rõ rang, minh bạch, chƣa có uy tín trên thị trƣờng. 1 Võ Đức Toàn, 2012. 18 Với những đặc điểm nổi bật của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam nhƣ trên, cộng với môi trƣờng canh tranh gay gắt nhƣ hiện nay thì việc hỗ trợ phát triển loại hình doanh nghiệp này là nhiệm vụ hết sức cần thiết đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. 2.1.1.4 Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một đất nƣớc, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta. Cụ thể có thể chỉ ra những vai trò nhƣ sau: Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lƣợng áp đảo trong nền kinh tế. Hiện tại doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới hơn 95% tổng số doanh nghiệp của cả nƣớc, và phân bố ở tất cả mọi ngành nghề. Hàng năm, bộ phận doanh nghiệp này đã tạo ra khoảng 45% giá trị tổng sản lƣợng công nghiệp, khoảng 26% GDP của cả nƣớc. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm ƣu thế gần nhƣ tuyệt đối trong các ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, hàng nông sản, thuỷ sản chƣa qua chế biến. Thứ hai, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần giải quyết việc làm cho một số lƣợng lớn ngƣời lao động ở Việt Nam. Đối với mỗi quốc gia trên thế giới, vấn đề việc làm luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm nhất. Đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển, tốc độ tăng dân số cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu việc làm luôn là một vấn đề bức thiết. Theo thống kê, các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam đã giải quyết hơn một phần tƣ việc làm cho các lao động. Con số này đã thực sự nói lên vai trò quan trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong việc thu hút lao động, tạo công ăn việc làm góp phần giải quyết tốt sức ép thất nghiệp đang ngày càng gia tăng. Thứ ba, doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò ổn định nền kinh tế. Ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn. Sự điều chỉnh hợp đồng thầu phụ ở từng thời điểm cho phép nền kinh tế có đƣợc sự ổn định. Thứ tư, doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò quan trọng trong việc khai thác nguồn tài chính của dân cƣ trong vùng và sử dụng tối ƣu nguồn lực tại chỗ của các địa phƣơng. Nếu nhƣ những doanh nghiệp lớn thƣờng đƣợc đặt cơ sở ở các trung tâm kinh tế của đất nƣớc thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phƣơng và đóng góp quan trọng vao thu ngân sách, vào sản lƣợng và tạo công ăn việc làm ở địa phƣơng. 2 Bùi Văn Luyện, 2008. 19 Thứ năm, doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tạo nên tính đa dạng của các ngành nghề. Với một nền kinh tế đang phát triển nhƣ nƣớc ta, điều đó sẽ khuyến khích xuất khẩu các hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ sản… góp phần tăng GDP cho đất nƣớc. Ngoài ra, doanh nghiệp nhỏ và vừa thƣờng chuyên môn hóa vào việc sản xuất một vài chi tiết dùng để lắp ráp thành chi tiết hoàn chỉnh. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra nền công nghiệp và dịch vụ phụ trợ vô cùng quan trọng. 2.1.2 Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng ngân hàng 2.1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng3 Tín dụng xuất phát từ chữ La tinh: Credium – tức là tin tƣởng, tín nhiệm. Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền và hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện gốc và lãi cho bên đi vay khi đến hạn thanh toán. Tín dụng ngân hàng là một hình thức phát triển cao của tín dụng, tuy nhiên nó vẫn giữ nguyên đƣợc bản chất ban đầu của quan hệ tín dụng. Theo Luật các tổ chức tín dụng: cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cho phép sử dụng một khoản tiền trong một thời gian nhất định theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. Tín dụng ngân hàng đƣợc hiểu là quan hệ vay mƣợn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi theo một thời gian nhất định, giữa một bên là ngân hàng thƣơng mại với một bên là các cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tín dụng và các ngân hàng thƣơng mại khác. 2.1.2.2 Nguyên tắc cho vay4 Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của mình sẽ mang lại hiệu quả cho cả ngƣời đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch đƣợc thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng đƣợc ngân hàng xây dựng dựa trên bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng các 3 4 Lê Quốc Khánh, 2012. Thái Văn Đại, 2012. 20 NHTM xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng. Hiện nay ở Việt Nam ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Tiền vay đƣợc sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc 2: Tiền vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.1.2.3 Điều kiện cho vay5 Điều kiện cấp tín dụng là những yêu cầu của ngân hàng đối với ngƣời vay để làm cơ sở xem xét, ra quyết định cho vay hay không cho vay. Các khách hàng muốn đƣợc ngân hàng cho vay vốn ngân hàng phải có điều kiện cơ bản sau đây: - Có năng lực pháp lực dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật. Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam + Pháp nhân phải có pháp luật dân sự. + Cá nhân và chủ doanh nghiệp tƣ nhân phải có năng lực pháp luật hành vi dân sự. + Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. + Thành viên hợp doanh của công ty hợp doanh phải có năng lực pháp luật và hành vi dân sự. Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nƣớc ngoài phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nƣớc mà pháp nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân là công dân, nếu pháp luật nƣớc ngoài đó đƣợc Bộ Luật Dân Sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản luật của Việt Nam quy định hoặc điều ƣớc quốc tế mà nƣớc Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết tham gia quy định. - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. - Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 5 Thái Văn Đại, 2012. 21 - Có dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tƣ, phƣơng án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. - Thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hƣớng dẫn của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam. Các điều kiện cho vay có thể đƣợc từng ngân hàng cụ thể hóa tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của từng khách hàng, đặc điểm của từng khoản vay, tùy thuộc vào môi trƣờng kinh doanh … 2.1.2.4. Đối tượng cho vay của ngân hàng Những nhu cầu đƣợc ngân hàng cho vay hay còn gọi là đối tƣợng cho vay là những chi phí vốn cần thiết để cấu thành tài sản cố định, tài sản lƣu động hay các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời kỳ nào đó. Ngân hàng cho vay các nhu cầu sau6: - Giá trị vật tƣ, hàng hóa, máy móc thiết bị và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và đầu tƣ phát triển. - Số tiền vay trả cho các tổ chức tín dụng trong thời gian thi công chƣa bàn giao và đƣa tài sản cố định vào sử dụng đối với cho vay trung hạn và dài hạn để đầu tƣ tài sản cố định mà khoản lãi đƣợc tính trong giá trị tài sản cố định đó. Những nhu cầu không được cho vay: Tại khoản 2 điều 9 quyết định 1627 ngày 31/12/2001 của NHNN có quy định nhƣ sau: - Tổ chức tín dụng không đƣợc cho vay các nhu cầu vốn sau đây: + Để mua sắm các tái sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhƣợng, chuyển đổi; + Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; + Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. - Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. 6 Thái Văn Đại, 2012. 22 Tuy nhiên đến nay vẫn chƣa thấy qui định riêng của NHNN tại văn bản nào cả. Ngƣời đi vay có thể vay cho nhiều nhu cầu khác nhau tại cùng một thời điểm ở một hay nhiều ngân hàng. Trong một số trƣờng hợp một nhu cầu của một ngƣời có thể đƣợc nhiều ngân hàng cho vay dƣới hình thức đồng tài trợ (cho vay hợp vốn). 2.1.2.5 Thời hạn cho vay7 Là khoảng thời gian đƣợc tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Các loại thời hạn tín dụng đƣợc định nghĩa nhƣ sau: - Tín dụng ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng. - Trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng. - Tín dụng dài hạn là loại có thời hạn trên 60 tháng. 2.1.2.6 Các phương thức cho vay8 Theo quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nƣớc các tổ chức tín dụng đƣợc phép thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phƣơng thức cho vay : - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng - Cho vay hợp vốn - Cho vay theo dự án đầu tƣ - Cho vay trả góp - Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng - Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng - Cho vay theo hạn mức thấu chi 7 8 Thái Văn Đại, 2012. Thái Văn Đại, 2012. 23 Có nhiều phƣơng thức cho vay khác nhau tuy nhiên ngân hàng thƣờng áp dụng phổ biến nhất là phƣơng thức cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức tín dụng. 2.1.2.7 Các biện pháp bảo đảm tín dụng9 Đảm bảo tín dụng đƣợc xem là phƣơng tiện tạo cho chủ ngân hàng có sự đảm bảo rằng sẽ có một nguồn tiền khác (từ phát mãi đảm bảo tín dụng) để hoàn trả nợ vay khi ngƣời đi vay đến hạn không có khả năng hoặc không trả nợ cho ngân hàng. Khi đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng chƣa mang lại nguồn thu chắc chắn, ngân hàng buộc phải dùng đến những đảm bảo tín dụng. Đó là các giá trị tài sản thế chấp, cầm cố hay bão lãnh bên thứ ba. Thế chấp tài sản: Thế chấp tài sản là việc một bên (là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dan sƣ đối với bên kia (là bên nhận thế chấp) và không chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp. Cầm cố tài sản: Cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao quyền sở hữu tài sản của mình cho bên kia (là bên nhận cầm cố) để thực hiện nghĩa vụ quân sự . Bão lãnh vay vốn ngân hàng là một hợp đồng, qua đó, bên thứ 3 – ngƣời bảo lãnh cam kết với ngân hàng rằng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho ngƣời đi vay trong trƣờng hợp ngƣời đi vay không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, còn có các hình thức đảm bảo khác nhƣ là đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tín chấp… 2.1.2.8 Quy trình tín dụng Các bƣớc chủ yếu của quy trình cho vay: - Hƣớng dẫn, tiếp nhận và kiểm tra bộ hồ sơ cho vay của khách hàng. - Thẩm định các điều kiện cho vay và bộ hồ sơ cho vay. - Phê duyệt (xét duyệt và quyết định) cho vay. - Hoàn chỉnh bộ hồ sơ cho vay (hợp đồng cho vay, hợp đồng tín dụng hoặc hợp đồng cho vay, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, mua bảo hiểm cho tài sản và hoản chỉnh các hồ sơ liên quan khác). 9 Thái Văn Đại, 2012. 24 - Tiếp nhận, phong tỏa, quản lý tài sản bảo đảm tiền vay. - Cập nhật bộ hồ sơ cho vay bằng văn bản và bằng dữ liệu điện tử trên máy tính. - Giải ngân khoản vay và hạch toán. - Theo dõi, kiểm tra khoản vay và khách hàng vay: Tình hình sử dụng vốn vay, tổ chức hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản bào đảm tiền vay. - Thu hồi nợ gốc, lãi và phí cho vay. - Xem xét xử lý những khoản vay có vấn đề. - Giải tỏa tài sản bảo đảm tiền vay. - Thống kê, báo cáo tín dụng. - Tất toán khoản vay và lƣu giữ bộ hồ sơ cho vay. 2.1.2.9 Đặc điểm và rủi ro của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa10 Xuất phát từ đăc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ quy mô vốn và tài sản nhỏ bé; sổ sách và báo cáo kế toán không rõ ràng, minh bạch; sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất kinh daonh; trình độ công nhân viên cũng nhƣ trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn ở mức thấp…Do đó, quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các ngân hàng thƣơng mại thƣờng có những đặc điểm sau: Thứ nhất, về quy mô tín dụng: rất thấp nếu tính bình quân trên một doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thứ hai, về thời hạn tín dụng: chủ yếu là ngắn hạn. Thứ ba, về đảm bảo tín dụng: hầu hết các doanh nghiệp này phải có tài sản đảm bảo khi vay vốn. Thứ tư, về mục đích sử dụng vốn vay: chủ yếu sử dụng bổ sung vốn lƣu động. Thứ năm, về lãi suất: ít đƣợc ƣu đãi lãi suất, lãi suất theo sự ấn định của ngân hàng thƣơng mại do các doanh nghiệp này chƣa nhận đƣợc sự tín nhiệm cao từ các ngân hàng. 10 Võ Đức Toàn, 2012 25 Thứ sáu, về khả năng hoàn trả nợ vay, các doanh nghiệp này thƣờng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay khi có sự biến động trên thị trƣờng tài chính tiền tệ nhƣ lạm phát, khủng hoảng tài chính,… Từ đặc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và tín dụng ngân hàng đối với loại hình doanh nghiệp này, quan hệ tín dụng sẽ tiềm ẩn các rủi ro sau: - Tình trạng thông tin bất cân xứng làm cho ngân hàng không nắm bắt đƣợc dấu hiệu rủi ro của DNNVV một cách toàn diện và đầy đủ, do đó ngân hàng dễ bị mất vốn khi cho vay. - Các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ thƣờng kinh doanh dựa vào mối quan hệ quen biết và manh mún nên ngân hàng khó phát hiện đƣợc các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi giải ngân. - Khả năng tài chính của các DNNVV bị hạn chế, cụ thể là vốn tự có thấp do đó khi gặp khó khăn thì dễ bị mất tính thanh khoản, dẫn đến việc thu hồi nợ vay của ngân hàng sẽ gặp khó khăn. - Các DNNVV kinh doanh thƣờng phụ thuộc vào một số khách hàng lớn, khi những khách hàng này gặp khó khăn thì DNNVV cũng gặp khó khăn theo dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. - Khả năng quản lý tài chính yếu kém của DNNVV cũng làm nảy sinh rủi ro cho ngân hàng trong việc thu nợ vay đúng hạn. 2.1.3 Chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thƣơng mại11 Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn lấy chất lƣợng tín dụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu. Chất lƣợng tín dụng là việc ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Các khoản tín dụng này sẽ đƣợc đƣa vào đầu tƣ đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Chất lƣợng tín dụng đƣợc xem xét trên các phƣơng diện: - Đối với ngân hàng: Chất lƣợng tín dụng thể hiện ở việc các khoản vay phải đƣợc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. 11 Bùi Văn Luyện, 2008 26 - Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chất lƣợng tín dụng thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của các doanh nghiệp với lãi suất phù hợp và các thủ tục đơn giản, dễ dàng để không làm mất cơ hội của doanh nghiệp. - Đối với nền kinh tế: Chất lƣợng tín dụng thể hiện ở việc phục vụ cho quá trình sản xuất và lƣƣ thông hàng hoá, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng và tăng trƣởng, phát triển kinh tế đất nƣớc. Đối với bất kỳ một ngân hàng nào thì tín dụng bao giờ cũng đƣợc coi là hoạt động chủ yếu, mang lại lợi nhuận cao nhất nhƣng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế việc nâng cao chất lƣợng tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại các ngân hàng thƣơng mại luôn là một yêu cầu bức xúc, là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển không chỉ riêng cho bản thân mỗi ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. 2.1.4 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng 2.1.4.1 Doanh số cho vay Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chƣa thu hồi. 2.1.4.2 Doanh số thu nợ Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc trong một thời gian nhất định. 2.1.4.3 Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc vào thời điểm nhất định. Để xác định đƣợc dƣ nợ ngân hàng sẽ so sánh hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ. 2.1.4.4 Nợ xấu12 Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐNHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu đƣợc xác định nhƣ sau : 12 12 Thái Văn Đại, 2012 27 Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Các khoản nợ điều chuyển kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chuyển lần đầu); Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quy định; Các khoản nợ đƣợc miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) 28 Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu; quá hạn từ 90 ngày trở Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý; Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN) Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 . 2.1.4.5 Hệ số thu nợ Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì càng tốt. Công thức tính: Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ Doanh số cho vay (2.1) 2.1.4.6 Vòng quay vốn tín dụng Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính13: Doanh số thu nợ : Vòng quay vốn tín dụng (lần) = (2.2) Dƣ nợ bình quân Trong đó dƣ nợ bình quân đƣợc tính nhƣ sau: Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ Dƣ nợ bình quân = (2.3) 2 13 Thái Văn Đại, 2012 29 2.1.4.7 Dự phòng rủi ro tín dụng Ngày 22 tháng 04 năm 2005 NHNN ban hành quyết định 493/2005/QĐNHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Việc trích dự phòng này là nhằm bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng, và đƣợc tính theo dƣ nợ gốc của khách hàng và đƣợc hoạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Quyết định 493 yêu cầu trích lập hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là loại dự phòng đƣợc trích lập trên cở sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang thực hiện và đƣợc quy định rõ trong Quyết định 493. Ngoài ra còn dự phòng chung cho tất cả các khoản nợ của mình bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Đối với dự phòng cụ thể, tỷ lệ trích với các nhóm nợ 1,2,3,4 và 5 lần lƣợt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Công thức tính dự phòng nhƣ sau: R = max {0, (A – C)} x r (2.4) R: số tiền dự phòng phải trích A: giá trị khoản nợ C: giá trị tài sản đảm bảo (nhân với tỉ lệ phần trăm đã đƣợc quy định trong quyết định 493) r : tỷ lệ trích lập dự phòng * Hệ số dự phòng rủi ro Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Hệ số dự phòng RRTD = (2.5) Tổng dƣ nợ Là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Các khoản dự phòng rủi ro đƣợc trích lập dựa trên các nhóm nợ. Nhóm nợ càng cao thì thì số phải trích dự phòng rủi ro càng nhiều, nếu trích nhiều thì sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng, thậm chí có thể lỗ. Vì vậy, chỉ số này càng cao thì chất lƣợng nợ của ngân hàng càng xấu. 30 2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa Để có thể nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng để từ đó phát huy những tác động tích cực cũng nhƣ hạn chế các ảnh hƣởng tiêu cực. 2.1.5.1 Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng Năng lực tài chính Đây là nhân tố thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Bất kỳ ngân hàng nào có vốn tự có lớn sẽ có khả năng huy động vốn tốt và cung ứng tín dụng cao. Trong xu thế hội nhập và phát triển, tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vự tài chính – ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng (TCTD), việc tăng vốn tự có của bản thân mỗi ngân hàng là hết sức cần thiết. Các ngân hàng có vốn điều lệ lớn đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, đa dang hóa sản phẩm dịch vụ tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, nâng cao chất lƣợng tín dụng. Cơ cấu tổ chức và điều hành Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lƣợng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học, sự phân công nhiệm vụ, công việc đƣợc tiến hành cụ thể, có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận thì sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, đồng thời quản lý các khoản tín dụng hiệu quả và an toàn. Chính sách phát triển nguồn nhân lực Chất lƣợng của đội ngũ nhân sự là yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kì tổ chức nào. Chất lƣợng của đội ngũ nhân sự thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, phong cách ứng xử phù hợp với công việc và mội tình huống. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng thì cần chú trọng nâng cao chất lƣợng của đội ngũ nhân sự. Chính sách tín dụng Hoạt động tín dụng mang tính chất sống còn với các NHTM, hơn nữa chức năng huy động và cho vay quyết định quy mô, chất lƣợng, sản phẩm ngân hàng tạo nên bộ mặt ngân hàng trƣớc công chúng. Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động nhƣ: huy động vốn và cho vay, quy trình cho vay, lãi suất huy động và cho vay, sản phẩm tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng 31 2.1.5.2 Nhân tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế và xã hội Môi trường kinh tế Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng nhƣ doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng rất nhiều của môi trƣờng này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hƣớng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế trong nƣớc mà cả môi trƣờng kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trƣờng kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng ngân hàng. Môi trường chính trị, xã hội Sự ổn định của môi trƣờng chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tƣ. Nếu môi trƣờng này ổn định thì các nhà đầu tƣ sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tƣ và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngƣợc lại nếu môi trƣờng bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng. Việt Nam có môi trƣờng chính trị rất ổn định, đây là một lợi thế vƣợt trội, tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Nƣớc ta đƣợc các tổ chức quốc tế thừa nhận là có nền chính trị ổn định nhất khu vực châu Á. Bên cạnh đó, tháng 11/2006 Việt nam chính thức trở thành thành viên 150 của tôt chức thƣơng mại thế giới WTO, tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC 14, đƣợc bầu làm Ủy viên không thƣờng trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, ngày càng nâng cao vị thế trên trƣờng quốc tế. Sự ổn định về chính trị, thể chế tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nƣớc ổn định sản xuất kinh doanh. Chính vì thế góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc phát triển, mở rộng cung cấp các dịch vụ đến các doanh nghiệp. Môi trường pháp lý Môi trƣờng pháp lý không chặt chẽ nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trƣờng pháp lý không chặt chẽ và thiếu sự ổn định cũng khiến các nhà đầu tƣ trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng. 32 Hiện tại, nƣớc ta đã có những cải cách đáng kể để tạo ra môi trƣờng pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, từng bƣớc tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình dooanh nghiệp thoe một số cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nƣớc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Triển khai nhanh chóng và toàn diện những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp, tiếp tục xóa bỏ các giấy phép kinh doanh không cần thiết. Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trƣờng đầu tƣ, tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tƣ. 2.1.5.3 Nhân tố khách quan từ các doanh nghiệp DNNVV là đối tƣợng lập phƣơng án, dự án xin vay và sau khi đƣợc ngân hàng chấp nhận, trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, DNNVV sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng. Năng lực tài chính Nếu năng lực của doanh nghiệp yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán đƣợc những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuếch trƣơng sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hƣởng. Và ngƣợc lại năng lực của doanh nghiệp càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, vốn vay càng đƣợc sử dụng có hiệu quả. Các DNNVV thƣờng gặp khó khăn về tài chính. Đặc biệt, doanh nghiệp thuộc dạng siêu nhỏ thì càng gặp khó khăn về tài chính trầm trọng hơn do các doanh nghiệp này đa số là hoạt động kinh doanh từ vốn tự có là chính, đồng thời không có nhiều tài sản nên việc tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Sự trung thực của doanh nghiệp Sự trung thực của doanh nghiệp ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã đƣợc ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn. 33 Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tƣợng kinh doanh, không đúng với phƣơng án, mục dích khi xin vay thì sẽ không trả đƣợc nợ dúng hạn. Tài sản đảm bảo Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để đƣợc cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xƣởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn. Nhƣ vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc đƣợc cho vay nhƣng không đáng kể 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu đƣợc sử dụng là nguồn số liệu thứ cấp có sẵn tại MSB Cần Thơ, là số liệu mà ngân hàng dùng để báo cáo nội bộ trong hệ thống ngân hàng bao gồm các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay, nợ quá hạn, nợ xấu, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Số liệu thu thập qua báo cáo thƣờng niên, báo chí, tạp chí ngân hàng những tƣ liệu tín dụng ngân hàng, các giáo trình bài giảng đƣợc học. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh Là phƣơng pháp dùng số liệu trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để so sánh với nhau, năm sau so với năm trƣớc để cho thấy sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự biến động, đánh giá những mặt tích cực cần phát huy đồng thời làm cơ sở tìm ra phƣơng hƣớng khắc phục khó khăn.  Kỹ thuật so sánh số tuyệt đối Phƣơng pháp này là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 - yo (2.6) Trong đó: yo: chỉ tiêu năm trƣớc y1: chỉ tiêu năm sau ∆y: là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. 34 Phƣơng pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trƣớc của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.  Kỹ thuật so sánh bằng số tương đối Phƣơng pháp này là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. y1 ∆y = * 100 - 100% (2.7) yo Trong đó: yo: chỉ tiêu năm trƣớc. y1: chỉ tiêu năm sau. ∆y: biểu hiện tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trƣởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. 2.2.2.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ Là phƣơng pháp sử dụng các số liệu quy ra tỷ lệ phần trăm để so sánh. Các tỷ lệ đƣợc sử dụng trong luận văn này là kết quả của phép chia các chỉ tiêu cụ thể nhƣ là doanh số cho vay ngắn hạn trên tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ trên tổng doanh số thu nợ, dƣ nợ ngắn hạn trên tổng dƣ nợ và nợ xấu ngắn hạn trên tổng nợ xấu của MSB Cần Thơ. Đây là phƣơng pháp dùng để đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu cho vay, thu nợ và dƣ nợ cũng nhƣ nợ xấu ngân hàng để có cơ sở điều chỉnh cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. 35 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Khái quát về Maritime Bank Việt Nam  Tên đầy đủ: Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam  Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Maritime Commercial Joint Stock.  Tên viết tắt: Maritime Bank – MSB. Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trƣơng và đi vào hoạt động tại thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về ngân hàng thƣơng mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chƣa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có đƣợc từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam… Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn nhƣ Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bƣớc đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Nhìn lại chặng đƣờng phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005. Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VND. Mạng lƣới hoạt động không ngừng đƣợc mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc. 36 Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hƣớng kinh doanh, hình ảnh thƣơng hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phƣơng thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang đƣợc nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đƣờng hƣớng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam. 3.1.2 Lịch sử và sự hình thành của MSB Cần Thơ  Tên chi nhánh: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng hải chi nhánh Cần Thơ.  Tên viết tắt: MSB Cần Thơ. MSB Cần Thơ là một trong các chi nhánh cấp 1 của hệ thống Matitime Bank Việt Nam, đƣợc đặt tại trung tâm thành phố Cần Thơ, số 40 Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, tiếp giáp đƣờng Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc khu kinh tế năng động của Cần Thơ. Ngân hàng MSB Cần Thơ đƣợc khai trƣơng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/11/1993, đây là chi nhánh NHTM cổ phần đô thị đầu tiên đƣợc thành lập tại Cần Thơ. MSB Cần Thơ đã phát huy thế mạnh vốn có của cả hệ thống ngân hàng mình về công nghệ thông tin, tài trợ cho các dự án ngành hàng hải, bƣu điện, giao thông vận tải và các khách hàng xuất nhập khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, ngân hàng đang cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhƣ: nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, tài trợ thƣơng mại (mở, thông báo L/C, nhờ thu, bảo lãnh, chiết khấu,…). Đây vẫn là một trong các chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả của hệ thống Maritime Bank, đóng góp vào sự lớn mạnh chung của hệ thống, giúp Maritime Bank khẳng định vị thế trong nhóm các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Hiện tại, MSB Cần Thơ cũng chỉ có 1 chi nhánh và 4 phòng giao dịch, một con số khá khiêm tốn. Chi nhánh đang chú trọng vào chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực giỏi nhằm mang lại lợi ích một cách tốt nhất cho khách hàng cũng nhƣ ngân hàng. Đó cũng chính là lý do Maritime Bank chƣa có nhiều điểm giao dịch tại thành phố Cần Thơ, phƣơng châm của ngân hàng là chú trọng đến chất lƣợng trƣớc nhất rồi mới đến số lƣợng. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MSB CẦN THƠ 3.2.1 Sơ đồ tổ chức Năm 2010 MSB Cần Thơ chính thức chuyển đổi thƣơng hiệu mới và mô hình hoạt động sang ngân hàng đa năng, hiện đại, lấy khách hàng làm trung 37 tâm và phân khúc khách hàng để phục vụ tốt hơn. Vì vậy, sơ đồ tổ chức hiện tại nhƣ sau: BAN GIÁM ĐỐC Bộ phận kinh doanh Trung tâm doanh nghiệp lớn Trung tâm doanh nghiệp nhỏ và vừa Bộ phận hỗ trợ Trung tâm cá nhân Phòng tin học Phòng kế toán Phòng hành chính Nguồn: Phòng tín dụng MSB Cần Thơ Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức MSB Cần Thơ 3.2.2 Chức năng của từng bộ phận Theo sơ đồ tổ chức bộ máy này thì nó hƣớng vào phục vụ khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm và phân thành các phân khúc khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, việc quản lý kinh doanh cũng rất chặt chẽ, cụ thể: - Ban Giám đốc: + Giám đốc chi nhánh: là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và điều hành mọi hoạt động chung, có quyền quyết định với tình hình nhân sự, cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cụ thể sẽ trực tiếp điều hành trung tâm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa - theo tiêu chí Maritime Bank và bộ phận hỗ trợ. + Phó Giám đốc chi nhánh: gồm có 2 phó Giám đốc, 1 phó Giám đốc sẽ trực tiếp điều hành trung tâm khách hàng doanh nghiệp lớn, 1 phó Giám đốc trung tâm khách hàng cá nhân (01 phòng giao dịch đƣợc gọi là 01 trung tâm khách hàng cá nhân). Các Phó Giám đốc có trách nhiệm tham mƣu cho Giám đốc về hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ điều hành mọi công việc theo uỷ quyền của Giám đốc.  Bộ phận kinh doanh: - Phòng khách hàng doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ) quản lý các hoạt động nghiệp vụ sau: 38 Phòng kho quỹ Huy động vốn doanh nghiệp (không bao gồm định chế tài chính), quản lý vốn tiền gửi của các định chế tài chính theo sự ủy thác của khối nguồn vốn. Cấp tín dụng doanh nghiệp Tài trợ thƣơng mại Các dịch vụ ủy khác dành cho khách hàng doanh nghiệp và bán chéo các sản phẩm dịch vụ thuộc các khối nghiệp vụ khác liên quan. - Phòng khách hàng cá nhân quản lý các nghiệp vụ sau: Huy động vốn dân cƣ, các hộ kinh doanh cá thể Cấp tín dụng cá nhân (các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác) Các dịch vụ khác dành cho khách hàng cá nhân  Bộ phận hỗ trợ: - Phòng tin học: Thực hiện chế độ lƣu trữ và cập nhật thƣờng xuyên các chƣơng trình do hội sở cung cấp đảm bảo tốt việc lƣu trữ số liệu và an toàn hệ thống máy. Đồng thời, thực hiện bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị, chỉnh sửa kỹ thuật các lỗi chƣơng trình nhằm đảm bảo tình trạng máy luôn hoạt động tốt để phục vụ kịp thời trong công tác quản lý và không gây ách tắc cho khách hàng trong giao dịch hàng ngày. - Phòng kế toán: Quản lý các tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN và các tổ chức tín dụng trong nƣớc. Quản lý chế độ hạch toán kế toán tại chi nhánh đảm bảo tuân thủ theo chế độ hạch toán kế toán hiện hành của Nhà nƣớc và Maritime Bank. Quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ và việc triển khai các kế hoạch tài chính Maritime Bank tại chi nhánh. Thực hiện cơ chế cân đối và điều hòa vốn (bao gồm cả chuyển khoản và tiền mặt), duy trì khả năng thanh toán và chi trả tiền mặt của chi nhánh. Kiểm soát thực hiện chế độ chứng từ kế toán, lƣu trữ chứng từ kế toán. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán thống kê theo quy định. - Phòng hành chính: quản lý các hoạt động nghiệp vụ hành chính tổng hợp tại chi nhánh. Đồng thời, quản lý và thực hiện công việc quản lý nhân sự, hành chính, văn thƣ, lễ tân, bảo vệ an ninh tại chi nhánh theo quy định pháp luật và Maritime Bank. 39 - Phòng kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Maritime Bank. Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý, lƣu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn. Ngoài ra, các trung tâm ngân hàng tại chi nhánh còn đƣợc sự hỗ trợ nghiệp vụ, hỗ trợ về cách thức bán hàng của các phòng, ban ngân hàng thuộc ngành dọc hội sở. 3.2.3 Tình hình nhân sự Nguồn nhân lực luôn luôn đƣợc xem là tài sản quý báu nhất và là nhân tố quyết định sự thành công của bất kì tổ chức nào. Nhận thức rõ điều này nên MSB Cần Thơ luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng và bổ sung đội ngũ nguồn nhân lực với tiêu chí trẻ hóa, năng động, nhiệt tình và có tính chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Bảng 3.1: Số lƣợng và trình độ cán bộ công nhân viên MSB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2012 2010 Trình độ Sau đại học Đại học Khác Tổng Số lƣợng (ngƣời) 0 42 7 49 Tỷ trọng (%) 0 85,71 14,29 100 2011 Số lƣợng (ngƣời) 1 53 12 66 2012 Tỷ trọng (%) 1,52 80,30 18,18 100 Số lƣợng (ngƣời) 2 55 13 70 Tỷ trọng (%) 2,86 78,57 18,57 100 Nguồn: Phòng hành chính quản trị MSB Cần Thơ Nhìn chung số lƣợng đội ngũ nhân viên của chi nhánh tăng dần qua 3 năm 2010 – 2012. Tính đến cuối năm 2011, tổng số cán bộ nhân viên của MSB Cần Thơ là 66 ngƣời, gấp 1,3 lần so với năm 2010. Đến năm 2012, ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động, mở thêm 1 phòng giao dịch nên đã tuyển dụng thêm nhân sự, nâng tổng số cán bộ nhân viên lên 70 ngƣời. Về trình độ, năm 2012, chi nhánh có 2 ngƣời đạt trình độ sau đại học chiếm 2,86%, đại học có 55 ngƣời chiếm 78,57%. Số lƣợng cán bộ nhân viên trên đại học còn hơi khiêm tốn. Tuy nhiên, xét về độ tuổi, MSB Cần Thơ đang sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên rất trẻ, năng động, tuổi dƣới 30 chiếm trên 65% tổng số nhân viên, đây là một lợi thế của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng công tác tuyển dụng cũng nhƣ thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Chất lƣợng nhân viên ở MSB Cần Thơ đang ngày càng đƣợc nâng 40 cao và góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong tình hình khó khăn hiện nay. 3.2.4 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ đến năm 2015 Căn cứ vào môi trƣờng kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và môi trƣờng kinh doanh tại thành phố Cần Thơ nói riêng cùng với định hƣớng của Hội sở và chi nhánh, có thể đề ra mục tiêu kinh doanh của MSB Cần Thơ đến năm 2015 nhƣ sau: - Tăng tổng nguồn vốn lên 2.000 tỷ đồng trong đó vốn huy động chiếm từ 65% đến 80%. - Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dƣ nợ: 30 – 35%. - Doanh thu từ khu vực dịch vụ chiếm bình quân 25 – 35%. - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ nhỏ hơn 3%. - Lãi ròng trên tổng thu nhập đạt trung bình 15,50%/ năm. - Tăng số máy ATM lên 25 máy ở những vị trí thuân tiện nhất, có thể phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi (hiện chỉ có 4 máy). - Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tập trung phát triển tín dụng, phát triển thêm các sản phẩm mới bằng cách ứng dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại, internet, điện thoại,… - Xây dựng một trụ sở kinh doanh tại thành phố Cần Thơ tƣơng xứng với quy mô của một chi nhánh vùng. - Thu nhập trung bình của mỗi cán bộ công nhân viên tăng 10 – 15%/ năm. - Tập trung đào tạo và nâng cao chất lƣợng các cán bộ quản lý cấp cao và cán bộ quản lý cấp trung. - Thành lập thêm các phòng giao dich ở các quận, huyện khác tại thành phố Cần Thơ nhƣ quận Cái Răng, quận Bình Thủy,.. (hiện tại MSB Cần Thơ có 3 phòng giao dịch tại Thốt Nốt, An Thới và Hƣng Lợi). 3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả trƣớc hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguốn vốn một cách hợp lý. Trong nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự cạnh tranh gây gắt nhƣ hiện nay, làm thế nào để tạo ra lợi nhuận cao nhất với chi phí tối thiểu và rủi ro thấp nhất là điều mà các nhà quản trị luôn quan tâm. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá 41 hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng Giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc xem là giai đoạn rất khó khăn của ngành ngân hàng cả nƣớc nói chung và ngành ngân hàng thành phố Cần Thơ nói riêng. MSB Cần Thơ đã nỗ lực hết mình và triển khai nhiều chiến lƣợc để vƣợt qua khó khăn, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi ảnh hƣởng của bối cảnh chung, cụ thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ sau: Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 – 2010 Số tiền a. Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi b. Tổng chi phí Chi phí từ lãi % 2012 - 2011 Số tiền % 112.605 96.977 15.628 81.479 71.336 107.202 90.913 16.289 84.982 73.875 97.123 80.176 16.947 78.297 65.256 (5.403) (6.064) 661 3.503 2.539 (4,80) (6,25) 4,23 4,30 3,56 (10.079) (10.737) 658 (6.685) (8.619) (9,40) (11,81) 4,04 (7,87) (11,67) Chi phí ngoài lãi 10.143 11.107 13.041 964 9,50 1.934 17,41 c. Lợi nhuận 31.126 22.220 18.826 (8.906) (28,61) (3.394) (15,27) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ 3.3.1 Thu nhập Thu nhập của ngân hàng giảm qua 3 năm cụ thể nhƣ sau: Năm 2011 doanh thu chi nhánh đạt đƣợc 107.202 triệu đồng, giảm 5.403 triệu đồng so với năm 2010, giảm 4,80%. Sang năm 2012 thu nhập tiếp tục giảm chỉ đạt 97.123 triệu đồng, giảm 10.079 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ giảm là 9,40%, giảm mạnh so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập vẫn chƣa khả quan hơn, giảm 6,31% so với cùng kì năm trƣớc, cụ thể đạt 51.300 triệu đồng. Thu nhập của ngân hàng bị ảnh hƣởng bởi 2 khoản thu chính là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. - Thu nhập từ lãi là thu nhập chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng (chiếm trên 80%). Theo định hƣớng chung của toàn hệ thống, MSB Cần Thơ cũng xác định phân khúc chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhìn chung, khoản thu nhập này liên tục giảm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012 với tốc độ giảm 11,81% so với năm 2011. Nguyên nhân là do kinh tế năm 2012 diễn biến theo chiều hƣớng xấu, để kiềm chế lạm phát Nhà nƣớc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, việc làm này đã 42 kèm theo hệ quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Hàng loạt hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản. Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, buộc phải thu hẹp hoạt động, đồng thời chủ động cắt giảm vay vốn, tận dụng vốn tự có, công nợ khách hàng để giảm chi phí tài chính, giảm thiểu áp lực trả nợ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hết sức khó khăn của hoạt động tài chính, với phƣơng châm An toàn – Hiệu quả - Bền vững, ngân hàng đã cẩn trọng hơn trong khâu thẩm định, xét duyệt cho vay cũng nhƣ công tác thu hồi nợ, tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng nên dƣ nợ cho vay giảm dần kéo theo thu nhập từ lãi giảm. - Thu nhập ngoài lãi bao gồm hoạt động từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và thu nhập khác. Khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm qua, thu nhập này tăng đáng kể. Với chính sách sách tiền tệ và tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại, nhận định hoạt động tín dụng sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn nên ngân hàng mở rộng đầu tƣ tăng khoản thu dịch vụ. Bên cạnh đó, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động dịch vụ trong việc đem lại nguồn thu an toàn với chi phí thấp và đứng trƣớc tình hình cạnh tranh gây gắt của các TCTD khác, ngân hàng tiến hành triển khai hàng loạt dịch vụ ngân hàng hiện đại hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Cụ thể, ngân hàng đã từng bƣớc hoàn thiện, điều chỉnh và nâng cấp tính năng sản phẩm, đặc biệt dịch vụ M-banking tích hợp Internet banking, Mobile banking và SMS banking với nhiều tiện ích và chính sách ƣu đãi từ đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh cũng nhƣ mang lại nguồn thu đáng kể. Bảng 3.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu a. Tổng thu nhập Thu nhập từ lãi Thu nhập ngoài lãi b. Tổng chi phí Chi phí từ lãi Chi phí ngoài lãi c. Lợi nhuận 6T 2012 6T 2013 54.754 46.582 8.172 39.309 32.772 6.537 51.300 42.194 9.106 42.872 35.648 7.224 6T 2012 - 6T 2013 Số tiền (3.454) (4.388) 934 3.563 2.876 687 15.445 8.428 (7.017) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ 43 % (6,31) (9,42) 11,43 9,07 8,78 10,51 (45,43) 3.3.2 Chi phí Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả thì phải bỏ ra khoản chi phí nhất định tƣơng ứng. Theo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chi phí của ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể chi phí năm 2011 là 84.982 triệu đồng, tăng thêm 3.503 triệu đồng hay tăng 4,30% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là chi nhánh mở thêm một phòng giao dịch tại Thốt Nốt làm cho tổng chi phí tăng lên. Sang năm 2012 tổng chi phí giảm còn 78.297 triệu đồng, đã giảm 6.685 triệu đồng tƣơng ứng tốc độ giảm là 7,87% so với 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, cùng với diễn biến ngày càng xấu đi của thị trƣờng và sức ép cạnh tranh gây gắt giữa các TCTD trên địa bàn, tổng chi phí tăng 9,07% so với cùng kì năm trƣớc. Chi phí lãi và chi phí ngoài lãi là 2 khoản chi phí chính cấu thành tổng chi phí của ngân hàng. - Trong tổng chi phí của ngân hàng, chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, do đó sự biến động của nó ảnh hƣởng nhiều đến tổng chi phí. Năm 2011, chi phí tăng 3,56% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của “cơn bão” lãi suất thị trƣờng và phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc thu hút khách hàng gửi tiền, ngân hàng phải tăng lãi suất huy động làm tăng chi phí đầu vào. Tuy nhiên, đến năm 2012, khoản mục này lại giảm 11,67% so với năm 2011. Nguyên nhân là do NHNN áp dụng trần lãi suất, điều chỉnh lãi suất giảm liên tục, nên chi nhánh đã tiến hành hạ lãi suất huy động với các khoản tiền gửi, từ đó chi phí lãi giảm mạnh. Bên cạnh đó, tuy nhìn chung mặt bằng huy động vốn khó khăn, nhƣng vốn huy động đã đáp ứng đƣợc tƣơng đối nhu cầu vay vốn, dẫn đến nguồn vốn điều chuyển từ hội sở đến chi nhánh giảm mạnh, góp phần giảm chi phí từ lãi. Đến 6 tháng đầu năm 2013, so với 6 tháng đầu năm 2013, chi phí này lại tăng 8,87% do tình hình kinh tế tiếp tục chuyển biến xấu hơn, để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, ngân hàng đã phải tăng chi phí đầu vào trong việc huy động vốn. - Chi phí ngoài lãi bao gồm chi phí từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, chi quản lý, chi tài sản, chi dự phòng và các chi phí khác. Nhìn chung, khoản mục chi phí ngoài lãi tăng qua các năm. Chi phí này tăng lên cũng do công tác thu hút vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cũng nhƣ việc triển mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì lãi suất huy động đƣợc áp dụng trần lãi suất, nên ngân hàng phải đƣa ra các chính sách nhƣ dự thƣởng, tặng quà cho khách hàng để thu hút tiền gởi, từ đó làm tăng chi phí ngân hàng. Mặt khác, để tăng khả năng cạnh tranh, đầu năm 2012, chi nhánh đã tiến hành đầu tƣ mới toàn bộ cơ sở vật chất, đổi mới diện mạo phòng giao dịch, làm chi phí tăng mạnh, tăng 17,41% so với năm 44 2011. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, xu hƣớng này vẫn tiếp diễn khi khoản mục chi phí này tăng 10,51% so với cùng kì năm trƣớc. 3.3.3 Lợi nhuận Trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận chi nhánh có xu hƣớng giảm. Năm 2011, lợi nhuận ngân hàng đạt 22.220 triệu đồng, giảm 28,61% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận này giảm xuống 18.826 triệu đồng, với tốc độ giảm là 15,27% so với năm 2011. Điểm đáng chú ý là lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 đạt 15.445 triệu đồng, chiếm 82,04% lợi nhuận của cả năm 2012. Nhƣ vậy, lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2012 là rất thấp, nguyên nhân là do chi phí cuối năm tăng cao, cụ thể là chi cho việc trích lập dự phòng rủi ro. Để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, cũng nhƣ thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Nhà nƣớc về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, MSB Cần Thơ đã tiến hành rà soát, đánh giá lại tài sản đảm bảo và trích lập tối đa mức dự phòng. Thực tế, chi nhánh thƣờng tiến hành trích lập dự phòng vào tháng 11 cuối năm và năm 2012 nợ xấu bất ngờ tăng vọt so với thời gian trƣớc đó nên để đảm bảo an toàn buộc ngân hàng phải trích lập chi phí đáng kể phòng ngừa rủi ro tín dụng. So với 6 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh với tốc độ giảm 45,43%. Tuy ngân hàng đã nỗ lực không ngừng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, nhƣng do thu nhập từ tín dụng giảm sút đã ảnh hƣởng đến lợi nhuận đạt đƣợc. Thực vậy, thu nhập từ lãi là nguồn thu chính của ngân hàng, trong đó đối tƣợng doanh nghiệp là khách hàng cốt lõi, nhƣ đã phân tích với điều kiện kinh tế hiện nay thì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vô cùng khó khăn, dẫn đến kết quả kinh doanh ngân hàng bị ảnh hƣởng. Tóm lại, qua kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do tác động của tình hình khó khăn chung, ta thấy đƣợc tình hình kinh doanh của ngân hàng đang có nhiều diễn biến không mấy khả quan. Đứng trƣớc sự sụt giảm của lợi nhuận, ngân hàng cần tích cực hơn nữa, triển khai nhiều chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng và tận dụng nguồn thu từ dịch vụ. 45 Đơn vị tính: Triệu đồng 120.000 100.000 80.000 Thu nhập 60.000 Chi phí Lợi nhuận 40.000 20.000 0 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 46 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 4.1.1 Thực trạng chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa Trong giai đoạn 2010 – 2012, số lƣợng doanh nghiệp đăng kí thành lập giảm dần. Cụ thể, số lƣợng cao nhất là 81.644 doanh nghiệp vào năm 2010, sau đó số lƣợng này giảm chỉ còn 75.609 doanh nghiệp vào năm 2011 tƣơng ứng giảm 7,39% so với năm trƣớc, đến năm 2012 con số này tiếp tục giảm với tốc độ 9,90% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu khá tích cực khi số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng đạt 38.025 doanh nghiệp, chiếm 55,81% so với tổng doanh nghiệp năm 2012. 90.000 81.644 75.609 80.000 68.127 70.000 60.000 50.000 38.025 40.000 30.000 20.000 10.000 0 2010 2011 2012 6T 2013 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hình 4.1 Tình hình đăng kí kinh doanh của DNNVV cả nƣớc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Theo số liệu tại biểu đồ, trong giai đoạn 2010 và 2012 và 6 tháng đầu năm, số lƣợng doanh nghiệp giải thể liên tục tăng, năm 2011 có 51.675 DNNVV bị phá sản, tăng 9.750 doanh nghiệp so với năm trƣớc. Đặc biệt, số lƣợng này tăng mạnh vào năm 2012 với 52.650 doanh nghiệp giải thể. Bƣớc 47 sang 6 tháng 2013, tình hình này vẫn không chuyển biến khả quan hơn khi có 28.275 doanh nghiệp giải thể chiếm 53,70% so với năm 2012. Có thể thấy số doanh nghiệp bị giải thể và phá sản ngày càng tăng là do tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn trong thời gian vừa qua, từ đó ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách và công ăn việc làm của ngƣời lao động. 60.000 50.000 51.675 52.650 41.925 40.000 28.275 30.000 20.000 10.000 0 2010 2011 2012 6T 2013 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hình 4.2 Số lƣợng DNNVV bị giải thể trên địa bàn cả nƣớc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Trên thực tế, khối DNNVV còn tồn tại một số hạn chế cố hữu sau14: - Về tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ: các DNNVV còn chƣa tiếp cận đƣợc hiệu quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia vào các chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ nhƣ chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia, Quỹ đổi mới Khoa học công nghệ… còn rất khiêm tốn (dƣới 10%). Do các DNNVV hoặc là có nguồn lực hạn chế, hoặc chƣa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn lực phân bổ bởi Chính phủ để phát triển các ngành, nghề và lĩnh vực ƣu tiên. Việc tiếp cận hạn chế này còn bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu thông tin, hoặc thủ tục quá phức tạp. - Về tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đã đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ này. Qua khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam) cho thấy, 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản 14 Cao Sỹ Kiêm, 2013. 48 cho các DNNVV); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp; Các điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với DNNVV. - Về mặt bằng sản xuất: rất khó tiếp cận; hồ sơ quá phức tạp; thiếu thông tin; chi phí không chính thức lớn… - Nằm ngoài chuỗi cung ứng: DNNVV đƣợc kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc các dự án lớn của nhà nƣớc. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các DNNVV trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, đa số DNNVV chƣa tham gia vào đƣợc chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. - Về công nghệ: kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,03% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 – 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao. - Về chất lượng nguồn lao động: 75% lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi. Tại Hà Nội, tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc đóng bảo hiểm xã hội đạt 60,53% vào năm 2010. - Vấn đề về thiếu vốn: khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 – 18%). Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trƣởng tín dụng thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hƣớng tăng cao. Điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với DNNVV, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng đƣợc điều kiện không đƣợc nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn. - Chi phí sản xuất tăng cao: hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Đối với ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập 49 khẩu (ví dụ, sản xuất dây và cáp điện, điện tử…) bị ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh. - Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn: sức tiêu thụ của thị trƣờng giảm sút, nhiều doanh nghiệp phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao nhƣ bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản… nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đối mặt với các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả nhƣng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh các ngành chế biến và bảo quản rau, củ, quả tăng 123,20%; sản xuất các sản phẩm từ nhựa tăng 89,10%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 62,80%; sản xuất xe có động cơ tăng 56,20%; sản xuất xi măng tăng 52,30%... - Thị trường thu hẹp: Hầu hết các thị trƣờng truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu giảm. Các thị trƣờng mới thì thiếu tính ổn định, chủ yếu hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ. - Hoàn thiện khung pháp lý: Theo hƣớng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp hoạt động (đấu thầu, đất đai, thuế, đầu tƣ…). Không làm chính sách theo lối “không quản đƣợc thì cấm hay hạn chế” hay ban hành thì tùy tiện, thiếu cân nhắc và xa lạ với thực tế với cuộc sống thƣờng ngày. Giảm bớt các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trƣờng. - Hỗ trợ về tín dụng cho DNNVV: Tiếp tục hạ lãi suất cho vay và nới lỏng các điều kiện vay, đặc biệt là nguồn tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ; các ngân hàng thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay để doanh nghiệp duy trì hoạt động và trả nợ thay vì bị phá sản; Đẩy nhanh tiến độ thành lập Quỹ phát triển DNNVV; nhanh chóng thực hiện việc cho phép khu vực kinh tế tƣ nhân đƣợc tiếp cận vốn ODA. 4.1.2 Thực trạng hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ Năm 2011, Sở Kế hoạch và Đầu Tƣ thành phố Cần Thơ đã cấp giấy phép thành lập mới 979 DNNVV với tổng số vốn đăng kí là 5.306 tỷ đồng, giảm 118 doanh nghiệp so với cùng thời kỳ năm 2010. Quy mô vốn đăng kí bình quân của một DNNVV là 5,42 tỷ đồng, tƣơng ứng 1,15 lần vốn bình quân một DNNVV vào năm 2010. Năm 2012 trên địa bàn Cần Thơ chỉ có 885 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép kinh doanh với tổng số vốn đăng kí là 6.514 tỷ đồng, tiếp tục giảm 94 doanh nghiệp. Quy mô vốn bình quân của một DNVVN tăng lên 7,36 tỷ đồng và bằng 1,36 lần vốn bình quân của một DNNVV năm 2011. 50 Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 có 592 doanh nghiệp mới đƣợc thành lập với tổng số vốn đăng kí kinh doanh là 1.463 tỷ đồng. Quy mô vốn đăng kí bình quân của một doanh nghiệp là 2,47 tỷ đồng. Bảng 4.1: Tình hình đăng kí kinh doanh của DNVVN trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Năm 2010 2011 2012 6T 2013 DNTN Số Vốn lƣợng (Triệu (DN) đồng) 197 212 100 195 98 132 190 234 Cty TNHH Số Vốn lƣợng (Triệu (DN) đồng) 752 2.766 751 2.150 698 1.937 367 914 Cty CP Số Vốn lƣợng (Triệu (DN) đồng) 148 2.175 128 2.961 89 4.445 35 315 Tổng Số Vốn lƣợng (Triệu (DN) đồng) 1.097 5.153 979 5.306 885 6.514 592 1.463 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu Tư thành phố Cần Thơ Xét về số lƣợng, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, số lƣợng doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép kinh doanh giảm dần, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân là do vào năm 2012, kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn và khó khăn hơn, nhu cầu nhập khẩu của các nƣớc không cao làm giảm thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa của nƣớc ta. Trong nƣớc, giá cả nguyên vật liệu tăng, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng đƣợc biết đến với thế mạnh về nông nghiệp, các DNNNV chủ yếu phát triển trên lợi thế này. Năm 2012, ngành sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu khủng hoảng trầm trọng làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản, đồng thời số lƣợng doanh nghiệp mới giảm mạnh. Tuy nhiên, tƣơng tự xu hƣớng chung của cả nƣớc, bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi và hoạt động ổn định, số lƣợng doanh nghiệp đã dần tăng trở lại chiếm 66,89% số doanh nghiệp vào năm 2012. Để đảm bảo và đáp ứng nhu cầu phát triền, các yêu cầu của doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn tập trung vào chính sách kinh tế vĩ mô, nhƣ kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, giảm tình trạng thắt chặt tín dụng, cải cách thủ tục thuế khóa, thủ tục hành chính, thủ tục kiểm tra, kiểm dịch hải quan, công đoàn phí. Đồng thời, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ có những giải pháp cụ thể hơn để kiểm soát giá những mặt hàng có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế, nhƣ xăng, dầu, điện, nhằm giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất ngay từ khâu đầu vào. Đối với những mặt hàng này, cần có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn, không để lạm phát quay trở lại. 51 Bên cạnh đó, ta thấy đƣợc loại hình công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số các loại hình đăng kí kinh doanh. Cụ thể xét về tỷ trọng công ty TNHH, năm 2010, số lƣợng công ty TNHH đăng kí đạt 752 doanh nghiệp, chiếm 68,55% trong tổng số doanh nghiệp đăng kí, năm 2011 tỷ lệ này là 76,71%, đến năm 2012 tỷ lệ này tăng đạt 78,87%. DNNVV thuộc loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất là một yếu tố khách quan vì các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ nói riêng cũng nhƣ ở Việt Nam nói chung chủ yếu là do các cá nhân thành lập, các cá nhân này thƣờng là nhóm bạn bè, cung dòng họ, hay tự bản thân cá nhân thành lập không muốn nhiều ngƣời tham gia. Ngoài ra, từ khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời đã cho phép cá nhân thành lập công ty TNHH một thành viên nên loại hình này ngày càng phát triển. Đáng chú ý, nhìn chung hàng năm trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã thu hút nhiều chủ đầu tƣ bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, xét về quy mô vốn bình quân đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp qua các năm vẫn chƣa có sự đột biến và vẫn ở mức thấp, thậm chí đang có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân là do sự thông thoáng của pháp luật tạo điều kiện để ngƣời dân bỏ vốn thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên do hạn chế về vốn nên các doanh nghiệp có mức vốn từ vài chục triệu đến 1 tỷ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. 800 700 600 500 DNTN 400 Cty TNHH Cty CP 300 200 100 0 2010 2011 2012 6T 2013 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ Hình 4.3 Số lƣợng đăng kí kinh doanh các DNNVV tại thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 52 Mặt khác, theo ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ, trong số doanh nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long, doanh nghiệp nhỏ chiếm 28,30%, doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 68,4%. Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp nằm trong ngành thƣơng mại (43%) và công nghiệp chế biến chiếm 20%, kế đến là xây dựng chiếm 15%. Doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản chiếm 6%; vận tải chiếm khoảng 4% còn lại là các ngành khác. Thực tế, quy mô doanh nghiệp nhỏ, tốc độ phát triển chậm, đầu tƣ từ bên ngoài vào nhƣ vốn FDI rất thấp, đầu tƣ từ năng lực của doanh nghiệp cũng rất thấp. Với bức tranh về doanh nghiệp nhƣ thế có thể nói là không tốt cho năng lực dài hạn của vùng. 12% 4% 6% 43% 15% Thƣơng mại Công nghiệp chế biến Xây dựng Nông nghiệp, thủy sản Vận tải Ngành khác 20% Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thành phố Cần Thơ Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện cơ cấu DNNVV phân theo ngành nghề kinh doanh tại thành phố Cần Thơ năm 2012 4.1.3 Phân tích thị phần tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của MSB Cần Thơ trên địa bàn Maritime Bank nói chung và MSB Cần Thơ nói riêng ngay từ đầu đã xác định đối tƣợng kinh doanh chủ yếu là doanh nghiệp, trong đó trọng tâm là phân khúc DNNVV. Năm 2010, để phục vụ khách hàng tốt hơn cũng nhƣ tăng khả năng cạnh tranh, Maritime Bank đã thiết kế chiến lƣợc mục tiêu mới và dự án Sao Biển đã ra đời. Chiến lƣợc này đƣợc xây dựng dựa trên nghiên cứu sâu về khách hàng, theo đó sản phẩm, quản lý rủi ro và vận hành đƣợc “may đo” để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp. Nhờ đó, Maritime Bank 53 trở thành ngân hàng đầu tiên thực hiện nhiều sáng kiến kinh doanh mới. Và với mô hình tối ƣu nhất để phục vụ khách hàng doanh nghiệp. Và với việc áp dụng chiến lƣợc mới này, MSB Cần Thơ đã đạt đƣợc những thành tích đáng kể, mở rộng thị phần tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đạt 4,91%. 2012 2011 4,86 95,14 4,82 95,18 MSB Cần Thơ TCTD khác 2010 0% 95,09 4,91 20% 40% 60% 80% 100% Nguồn: Phòng tín dụng doanh nghiệp MSB Cần Thơ Hình 4.5 Thị phần tín dụng DNNVV của MSB Cần Thơ trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Năm 2011, tình hình bắt đầu chuyển biến xấu đi, nền kinh tế trong nƣớc đầy bất ổn với chỉ số lạm phát tăng cao, mức tăng trƣởng thấp, đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài chững lại do chính sách thắt chặt tiền tệ và đầu tƣ công, đặc biệt ngành ngân hàng phải đối mặt với các cú sốc về lãi suất, tỷ giá và nợ xấu tăng cao. Cụ thể, tăng trƣởng kinh tế của toàn thành phố Cần Thơ chỉ đạt 14,64% (Kế hoạch 16% trở lên), giảm 0,40% so tốc độ tăng trƣởng năm 2010 (năm 2010: 15,03%). Trong hoàn cảnh khó khăn trên, sức ép cạnh tranh giữa các TCTD càng trở nên gây gắt, MSB Cần Thơ đã triển khai một số chiến lƣợc để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, nhƣng so với một số ngân hàng trên địa bàn thì những “bƣớc đi” này vẫn chậm hơn nên thị phần tín dụng của chi nhánh giảm nhẹ xuống còn 4,82%. Bƣớc sang năm 2012 bên cạnh một số dấu hiệu khả quan thì tình hình chung vẫn tồn tại nhiều thách thức với tăng trƣởng xuất khẩu giảm, nợ xấu tăng cao và cầu nội địa thấp làm tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng giảm đáng kể. Thực tế ở thành phố Cần Thơ tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực gặp nhiều khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ và giá xuất khẩu giảm: kim ngạch xuất 54 khẩu hàng hoá và dịch vụ thu ngoại tệ ƣớc thực hiện 1.291 triệu USD, đạt 86,10% kế hoạch, giảm 14,30% so năm 2011. Nhìn chung, thị trƣờng tiêu thụ giảm và cầu nội địa yếu làm cho nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô hoạt động thậm chí phá sản. Cụ thể, trên địa bàn Cần Thơ có 10 doanh nghiệp giảm vốn với số vốn giảm 252,3 tỷ đồng; 130 doanh nghiệp giải thể với tổng vốn là 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ năm 2011, MSB Cần Thơ đã áp dụng nhiều quyết sách nhanh nhạy phù hợp với thực tế thị trƣờng, từ đó bắt kịp các đối thủ cạnh tranh và nâng thị phần tín dụng lên 4,86%. 4.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Vốn là một trong những nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại, nó đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Chính vì vậy, việc phân tích cơ cấu nguồn vốn sẽ giúp cho ngân hàng có cái nhìn tổng quát hơn về nguồn vốn hoạt động của mình để từ đó có những chiến lƣợc kinh doanh thích hợp nhằm mang lại hiệu quả cao hơn nữa trên bƣớc đƣờng kinh doanh đầy cạnh tranh của các ngân hàng bạn. Đối với MSB Cần Thơ, nguồn vốn đƣợc hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở. Trong đó, ngân hàng đặc biệt coi trọng nguồn vốn huy động vì đây là nguồn vốn giá rẻ, chi phí thấp, trong khi vốn điều chuyển từ hội sở phải chịu lãi suất cao và chi nhánh không chủ động đƣợc thời gian có thể ảnh hƣởng việc giao dịch với khách hàng. Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 – 2010 Số tiền % Vốn huy động Vốn điều chuyển 657.794 793.852 315.347 161.485 Tổng nguồn vốn 973.141 955.337 862.770 (17.804) (1,83) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ 858.233 136.058 4.537 (153.862) 2012 – 2011 Số tiền 20,68 64.381 (48,79) (156.948) (92.567) % 8,11 (97,19) (9,69) Qua bảng số liệu bên dƣới, ta thấy tình hình nguồn vốn chi nhánh có xu hƣớng chung giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng nguồn vốn đạt 955.337 triệu đồng, giảm 17.804 triệu đồng (tƣơng ứng giảm 1,83%) so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng nguồn vốn chỉ còn 862.770 triệu đồng, giảm 92.576 triệu đồng (tƣơng đƣơng 9,69%) so với 2011. Trong 6 tháng đầu năm 55 2013, tình hình có chuyển biến tốt hơn, tổng nguồn vốn là 827.721 triệu đồng, tăng 14.338 triệu (tƣơng ứng 1,76%) so với 6 tháng đầu năm 2012. 4.2.1 Vốn huy động Đây là thành phần vốn quan trọng và chủ yếu trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Vốn huy động diễn biến theo chiều hƣớng khả quan qua các năm, đặc biệt ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Năm 2011, ngân hàng huy động đƣợc 793.852 triệu đồng tăng 20,68% so với mức huy động 657.794 triệu đồng vào năm 2010. Sang năm 2012, tốc độ tăng giảm xuống chỉ còn 8,11% so với năm 2011. Năm 2010, với mong muốn tăng nguồn vốn huy động, đồng thời tối đa hóa các tiện ích dành cho khách hàng, Maritime Bank đã tung ra thị trƣờng nhiều sản phẩm hấp dẫn nhƣ bộ sản phẩm M1 Account, sản phẩm tài khoản đa tiện ích M – Money, tiết kiệm online và gói giải pháp trả lƣơng M – Payroll. Đặc biệt, với việc tham gia kết nối liên thông POS, sản phẩm thẻ của Maritime Bank có thể đƣợc chấp nhận thanh toán tại các POS của 15 ngân hàng. Với những sản phẩm ƣu đãi và tiện ích trên, công tác huy động vốn của MSB Cần Thơ đạt kết quả khả quan so với những năm trƣớc đó. Thời gian tiếp theo là giai đoạn đầy thách thức đối với hoạt động huy động vốn của MSB Cần Thơ nói riêng và của toàn hệ thống tài chính ngân hàng nói chung. Sự sáp nhập, tái cơ cấu và hàng loạt các thông tin tiêu cực đã gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới niềm tin của khách hàng với hệ thống ngân hàng. Mặc dù vậy, hoạt động huy động vốn ngân hàng vẫn đạt đƣợc những con số ổn định và mang dấu hiệu khả quan. Tiếp nối thành công trong công tác huy động vốn ở năm 2010, năm 2011 tổng vốn huy động của chi nhánh tiếp tục tăng mạnh. Nếu nhƣ năm 2010 Maritime Bank tung ra các tài khoản đa tiện ích nhƣ những sản phẩm chiến lƣợc thì năm 2011 ngân hàng tiếp tục hoàn thiện các tính năng thanh toán hiện đại để cung cấp những giải pháp tài chính hiệu quả và tiện lợi nhất. Đồng thời, giai đoạn đầu năm ngân hàng đã cho ra đời hàng loạt sản phẩm mới với tiện ích hàng đầu và tiên tiến trên thị trƣờng tài chính nhƣ gói tiết kiệm đặc thù, gói sản phẩm kết hợp bảo hiểm, gói sản phẩm M – Business và tài khoản thấu chi trên tài khoản tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp. Ngoài ra, để mở rộng quy mô hoạt động, chi nhánh mở thêm phòng giai dịch tại Thốt Nốt, đƣa tổng số chi nhánh và phòng giao dịch tại Cần Thơ lên con số 4, đồng thời đầu tƣ sữa chữa trang trí và lắp đặt 2 cây ATM tại 2 phòng giao dịch Hƣng Lợi và An Thới. Bên cạnh đó, để thu hút và đảm bảo lợi ích cho khách hàng, chi nhánh đã điều chỉnh mức lãi suất phù hợp, linh hoạt và đa dạng hóa các hình thức 56 huy động nhƣ: tiết kiệm dự thƣởng, gửi tiền với lãi suất hấp dẫn,.. Đặc biệt, trong những tháng đầu năm 2011, khi mà các ngân hàng nƣớc ngoài đƣợc phép huy động tiền đồng theo cam kết, đồng thời số lƣợng các phòng giao dịch, chi nhánh mới không ngừng gia tăng trên địa bàn, cuộc cạnh tranh nguồn vốn càng trở nên gây gắt. Trƣớc tình hình này, bên cạnh giải pháp lãi suất, ngân hàng đã tập trung nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Cụ thể, tại các phòng giao dịch, đội ngũ lễ tân, giao dịch viên và bộ phận chăm sóc khách hàng luôn cố gắng đem đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng. Trƣớc nguy cơ về lạm phát và bất ổn vĩ mô lộ diện, NHNN chính thức áp dụng trần lãi suất huy động vào 6/2011 ở mức 14% khiến ngân hàng bƣớc đầu khó khăn với thanh khoản. Nhƣng với sự nổ lực hết mình, công tác huy động vốn của chi nhánh vẫn đạt thành công đáng kể, đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng. Tiếp theo đó, trƣớc diễn biến ngày càng xấu đi của ngành ngân hàng, NHNN bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng của các NHTM, đặc biệt lãi suất huy động từ năm 2012 bắt đầu có sự biến động giảm dần. Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tƣớng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm còn 12%/năm. Ngày 28/05/2012, NHNN vừa quyết định đƣa trần lãi suất huy động - cho vay lần lƣợt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn 9%/năm. Từ 24/12/2012, NHNN đã đƣa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Lãi suất huy động giảm mạnh đã ảnh hƣởng đến tâm lý của ngƣời gửi tiền. Trƣớc tình hình đó, để tăng nguồn vốn huy đông ngân hàng đã triển khai hàng loạt chƣơng trình hấp dẫn để thu hút khách hàng nhƣ “Vùng vàng huy động”, “Tăng tốc huy động vốn”, “Về đích cùng SME Style”, “Sao mai tỏa sáng”, “RM huy động xuất sắc”, “Tăng tốc cùng LCs”…Các chƣơng trình này đã thành công từ đó đem lại những chuyển biến tích cực. Bình quân huy động vốn từ khách hàng có xu hƣớng tăng mạnh cả không kỳ hạn và có kỳ hạn. Ngoài ra, việc hoàn thiện các tính năng dịch vụ thẻ M-Banking, hỗ trợ tối đa các tiện ích cho khách hàng đã thu đƣợc kết quả tốt. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng đã huy động đƣợc 825.623 triều đồng, tăng 1,73% so với cùng kì năm trƣớc. Tóm lại, nguồn vốn huy động trong cơ cấu vốn của ngân hàng là cực kỳ quan trọng. Tăng vốn huy động luôn là mục tiêu đƣợc đề ra để phát triển nghiệp vụ kinh doanh, tăng lợi nhuận và khẳng định vị thế của ngân hàng trong địa bàn. Tuy nhiên, đứng trƣớc môi trƣờng cạnh tranh gây gắt nhƣ hiện nay, để huy động vốn thì chi phí bỏ ra là không nhỏ. Vì vậy, để đảm bảo hiệu 57 quả hoạt động kinh doanh, ngân hàng phải cân nhắc, tìm giải pháp nhằm hạn chế tối thiểu chi phi vốn. 4.2.2 Vốn điều chuyển Vốn điều chuyển giảm mạnh qua các năm, đây là một dấu hiệu tốt cho chi nhánh. Qua đó, ta thấy đƣợc ngân hàng đã từng bƣớc trƣởng thành, có thể tự chủ, điều hòa việc cân đối việc huy động và cho vay các doanh nghiệp, cá nhân trên thành phố. Nhƣ đã phân tích ở trên, đứng trƣớc tình hình kinh tế khó khăn và tính cạnh tranh ngày càng gây gắt, chi nhánh đã áp dụng nhiều chính sách để tăng vốn huy động nhƣ đầu tƣ marketing giới thiệu và quảng bá hình ảnh sâu rộng đến các tầng lớp dân cƣ, đa dạng hóa sản phẩm, tiện ích cho khách hàng. Đồng thời, ngân hàng đã củng cố và hoàn thiện các tiện ích của thẻ ATM cùng các dịch vụ hiện đại nhƣ Internet Banking, SMS Banking và Mobile Banking góp phần làm nguồn vốn huy động tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt năm 2012, tổng vốn huy động đã vƣợt xa dƣ nợ cho vay, ngân hàng có thể tự chủ nguồn vốn dẫn đến vốn điều chuyển giảm rất mạnh, với tốc độ giảm 97,19% so với năm 2011. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, công tác huy động vốn vẫn tiếp tục ổn định đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn của ngân hàng nên hầu nhƣ vốn điều chuyển là không đáng kể. Tóm lại, qua việc phân tích cơ cấu vốn của MSB Cần Thơ, ta thấy ngân hàng vẫn đang hoạt động tốt, cơ cấu vốn ổn định là một trong những tiền đề cho nghiệp vụ kinh doanh, đầu tƣ sinh lời ngày càng hiệu quả hơn, từ đó nâng cao chỗ đứng và khẳng định vị thể cho ngân hàng. Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn của MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 6T 2012 – 6T 2013 Số tiền Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn 811.594 1.788 813.382 825.623 2.098 827.721 14.029 309 14.338 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ 58 % 1,73 17,33 1,76 4.3 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013  Doanh số cho vay Doanh số cho vay của ngân hàng giảm liên tục trong thời gian qua. Cụ thể, năm 2010, doanh số cho vay của ngân hàng đạt 3.329.836 triệu đồng, trong đó doanh số cho vay doanh nghiệp chiếm 98,32%. Đến năm 2011, doanh số cho vay của ngân hàng giảm nhẹ còn 3.263.572 triệu đồng, giảm 66.264 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ giảm 1,99% so với năm 2010, trong đó, doanh nghiệp chiếm 98,39%. Sang đến năm 2012, doanh số cho vay chỉ còn triệu đồng, cho vay doanh nghiệp vẫn là chủ yếu chiếm 98,74%, khoản mục giảm 401.419 triệu đồng, tức là 12,30% so với năm 2011. Xu hƣớng này vẫn tiếp tục với doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 989.467 triệu đồng, giảm 9,76% so với cùng kì năm trƣớc. Trong bối cảnh hết sức khó khăn hiện nay, hoạt động tín dụng ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn, nên ngân hàng đã cẩn trọng hơn trong khâu xét duyệt vay vốn, tập trung đảm bảo và nâng cao chất lƣợng tín dụng. Bảng 4.4: Tình hình hoạt động tín dụng của MSB Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 – 2010 Số tiền 1. Doanh số cho vay a. Cá nhân b. Doanh nghiệp 2. Doanh số thu nợ a. Cá nhân b. Doanh nghiệp 3. Tổng dƣ nợ a. Cá nhân b. Doanh nghiệp 4. Tổng nợ xấu a. Cá nhân b. Doanh nghiệp 3.329.836 55.927 3.273.909 3.210.386 67.351 3.143.035 961.479 119.628 841.851 5.806 888 4.918 % 2012 – 2011 Số tiền 3.263.572 2.862.153 (66.264) (1,99) (401.419) 52.643 35.976 (3.284) (5,87) (16.667) 3.210.929 2.826.177 (62.980) (1,92) (384.752) 3.405.256 3.059.623 194.870 6,07 (345.634) 65.276 60.691 (2.075) (3,08) (4.585) 3.339.980 2.998.932 196.945 6,27 (341.049) 819.795 622.325 (141.684) (14,74) (197.470) 106.995 82.280 (12.633) (10,56) (24.715) 712.800 540.045 (129.051) (15,33) (172.755) 7.925 16.827 2.119 36,50 8.902 1.128 2.521 240 27,03 1.393 6.797 14.306 1.879 38,20 7.509 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ % (12,30) (31,66) (11,98) (10,15) (7,02) (10,21) (24,09) (23,10) (24,24) 112,33 123,52 110,47  Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ tăng giảm không đều qua các năm, tuy nhiên con số này vẫn duy trì ở mức khá ổn định. Năm 2011, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 59 3.405.256 triệu đồng, con số này đã tăng nhẹ với tốc độ 6,07%, tăng 194.870 triệu đồng so với năm trƣớc đó. Sang năm 2012, doanh số thu nợ của ngân hàng đạt 3.059.603 triệu đồng, giảm 10,15% so với năm 2011. Bƣớc sang năm 2013, so với 6 tháng đầu năm 2012, doanh số này đã giảm mạnh hơn với tốc độ giảm 14,20%. Tình hình kinh tế diễn biến ngày càng xấu hơn, mặc dù công tác thu hồi nợ đƣợc đặc biệt chú trọng, nhƣng vấn đề nợ xấu xảy ra ở hầu hết các ngân hàng.  Dƣ nợ Tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, hàng loạt hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, thậm chí phá sản ảnh hƣởng đến tổng dƣ nợ của ngân hàng. Với phƣơng châm An toàn – Hiệu quả - Bền vững, ngân hàng chủ động giảm dƣ nợ cho vay qua các năm, tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, tổng dƣ nợ của ngân hàng đạt 622.325 triệu đồng (trong đó doanh nghiệp chiếm 86,78%), giảm 24,09% so với năm 2011, trong khi đó dƣ nợ năm 2011 đạt 819.795 triệu đồng (doanh nghiệp chiếm 86,95%), giảm 141.684 triệu đồng so với năm 2010 (doanh nghiệp là 87,56%). Tình hình dƣ nợ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 495.957 triệu đồng giảm 19,46% so với dƣ nợ cùng kỳ năm trƣớc 615.790 triệu đồng.  Nợ xấu Kiểm soát và hạn chế nợ xấu luôn là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng luôn tập trung vào khối doanh nghiệp, đặc biệt phân khúc doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, thời gian qua, hàng loạt doanh nghiệp bị phá sản làm ngân hàng phải gánh nhiều khoản nợ xấu. Đáng chú ý là vào năm 2012, nợ xấu tăng vọt đến 16.827 triệu đồng, so với năm 2011 con số này tăng 112,33%. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, tuy vẫn diễn biến tăng thêm, nhƣng ngân hàng đã dần kiểm soát đƣợc các khoản nợ xấu này, giảm tốc độ tăng chỉ còn 12,36% so với 6 tháng đầu năm trƣớc. Trƣớc thực trạng trên, ngân hàng cần tăng cƣờng chú trọng công tác quản lý và thu hồi nợ, đồng thời triển khai nhiều giải pháp hiệu quả góp phần hạn chế nợ xấu. 60 Bảng 4.5: Tình hình hoạt động tín dụng của MSB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 6T 2012 – 6T 2013 Số tiền 1. Doanh số cho vay a. Cá nhân b. Doanh nghiệp 2. Doanh số thu nợ a. Cá nhân b. Doanh nghiệp 3. Tổng dƣ nợ a. Cá nhân b. Doanh nghiệp 4. Tổng nợ xấu a. Cá nhân b. Doanh nghiệp 1.096.542 28.945 1.067.597 1.300.547 33.972 1.266.575 615.790 101.968 513.822 11.747 1.898 9.489 989.467 30.574 958.893 1.115.835 41.648 1.074.187 495.957 71.206 424.751 13.199 2.166 11.033 (107.075) 1.629 (108.704) (184.712) 7.676 (192.388) (119.833) (30.762) (89.071) 1.452 268 1.184 % (9,76) 5,63 (10,18) (14,20) 22,60 (15,19) (19,46) (30,17) (17,33) 12,36 14,10 12,03 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ 4.4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.4.1 Khái quát về tình hình cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng 4.4.1.1 Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa Doanh số cho vay là tổng số tiền ngân hàng đã giải ngân dƣới hình thức tiền mặt và chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trƣởng của doanh số cho vay thể hiện sự tăng trƣởng quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hiện tại, tình hình kinh doanh của các DNNVV ngày càng gặp nhiều khó khăn, nguy cơ phá sản cao, không đáp ứng đủ yêu cầu xét duyệt cho vay của ngân hàng nên qua 3 năm từ 2010 đến 2012, doanh số cho vay DNNVV của ngân hàng giảm dần. Cụ thể là năm 2010, doanh số cho vay DNNVV của ngân hàng là 2.291.736 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2011, con số này giảm chỉ còn 1.926.557 triệu đồng, giảm 365.179 triệu đồng tƣơng ứng với tốc độ giảm 15,95% so với năm 2010. Năm 2012, ngân hàng cho vay 1.802.015 triệu đồng, giảm 124.542 triệu đồng, giảm 6,46% so với năm 2011. So với cùng kì năm 61 trƣớc, trong 6 tháng đầu năm 2013 doanh số cho vay giảm 7,82% cụ thể chỉ đạt 720.874 triệu đồng.  Doanh số cho vay theo thời hạn Xét theo kỳ hạn thì các khoản vay của DNNVV chủ yếu là ngắn hạn, trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và đang có xu hƣớng giảm dần. Bảng 4.6: Bảng tình hình doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 – 2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % 2012 – 2011 Số tiền Doanh số cho vay 2.291.736 1.926.557 1.802.015 (365.179) (15,93) (124.542) Ngắn hạn 1.607.653 1.459.674 1.525.814 (147.979) Trung – dài hạn 684.083 466.883 (9,2) 66.140 % (6,46) 4,53 276.201 (217.200) (31,75) (190.682) (40,84) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Nguyên nhân là do đặc điểm các DNNVV ở Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn là vốn ít, chu kỳ kinh doanh ngắn, nên thành phần kinh tế này thƣờng vay vốn ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời, bổ sung vốn lƣu động. Trong khi sự đầu tƣ trong dài hạn chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, thời gian vòng quay vốn dài nên chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngoài ra, ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là do nguồn vốn huy động trên địa bàn chủ yếu là ngắn hạn nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn cao. Hiện nay nền kinh tế có nhiều biến động về lạm phát và lãi suất, ngân hàng rất khó quản lý tín dụng trung và dài hạn, trong khi đó khách hàng cũng khó định hƣớng đƣợc thu nhập trong tƣơng lai từ việc vay vốn trung và dài hạn. Vì vậy, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn để có vòng quay vốn nhanh, giảm thiểu thiệt hại khi nền kinh tế biến động theo chiều hƣớng xấu. Bên cạnh đó, chi nhánh có chính sách hạn chế cho vay trung và dài hạn, vì doanh số cho vay trung và dài hạn tuy mang lại lợi nhuận cao nhƣng đồng thời cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn với thời gian thu hồi vốn dài hơn. Việc ngân hàng chú trọng cho vay ngắn hạn đối với DNNVV là đúng. Cho vay ngắn hạn làm nguồn vốn ngân hàng đƣợc quay nhanh hơn trong khi cho vay trung và dài hạn thì vốn thu hồi trễ dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Mặt khác, để cho vay trung và dài hạn hiệu quả đòi hỏi ngân hàng phải huy động vốn 62 trung và dài hạn, tuy nhiên việc này thực tế rất khó khăn vì ngƣời gửi e ngại về thời hạn, lãi suất, lạm phát...trƣớc những biến động phức tạp của nền kinh tế. Bảng 4.7: Tình hình doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 6T 2013 – 6T 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 782.362 720.874 (61.488) (7,86) Ngắn hạn 668.479 646.787 (21.692) (3,24) Trung – dài hạn 113.883 74.087 (39.796) (34,94) Nguồn:Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về doanh số cho vay ngắn hạn: Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm với tốc độ tăng trƣởng khá ổn định. Cụ thể là năm 2010, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng là 1.607.653 triệu đồng, chiếm 70,15% tổng doanh số cho vay. Đến năm 2011, tỷ lệ này tiếp tục tăng lên 75,77% và đạt 84,67% vào năm 2012. Cùng với xu hƣớng tăng của năm 2010 và 2011, tỷ trọng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 tăng mạnh chiếm 89,72% trong cơ cấu doanh số cho vay. Đứng trƣớc tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp nhƣ hiện nay thì ngân hàng và khách hàng luôn ƣu tiên cho các khoản vay ngắn hạn. Ngoài ra, trong những năm gần đây, bên cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp – thủy sản, thì ngành thƣơng mại cũng phát triển vƣợt bậc, tạo ra nhu cầu vốn rất lớn. Và đây cũng là khoản vay chủ yếu trong doanh số cho vay ngắn hạn, nên doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm. Về doanh số cho vay trung – dài hạn: Các DNNVV chủ yếu dùng các khoản vay này để mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất hay để đầu tƣ xây dựng cơ sở sản xuất mới. Nhƣ đã phân tích, giai đoạn vừa qua các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn, đứng trƣớc nguy cơ phá sản cao nên hầu nhƣ không có nhu cầu vay vốn trung – dài hạn. Đồng thời, nguồn vốn định mức để cho vay trung và dài hạn của ngân hàng còn lại rất ít, nên ngân hàng thẩm định chặt chẽ hơn khi xét duyệt giải ngân. Do đó, tỷ trọng doanh số cho vay trung – dài hạn liên tục giảm qua các năm. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng này chỉ đạt 10,28% trong tổng cơ cấu doanh số cho vay của ngân hàng. 63 100% 90% 29,85 24,23 15,33 14,56 10,28 85,44 89,72 6T 2012 6T 2013 80% 70% 60% Trung - dài hạn 50% 40% 84,67 70,15 75,77 Ngắn hạn 30% 20% 10% 0% 2010 2011 2012 Hình 4.6 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013  Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp Lực lƣợng doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long đa số vẫn là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh yếu. Xét về loại hình doanh nghiệp thì ngân hàng chủ yếu cho vay công ty TNHH và công ty cổ phần. Thành phố Cần Thơ đƣợc biết đến là trung tâm kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra sôi nổi với loại hình chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần. Về doanh nghiệp tƣ nhân, so với hai loại trên thì khả năng huy động vốn hỗ trợ từ bên ngoài hạn chế hơn, chủ yếu là vay vốn từ bạn bè, ngƣời thân và ngân hàng. Do đó, nhu cầu vay vốn ngân hàng của loại hình này khá cao. Chủ doanh nghiệp có xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau nhƣ thầy giáo, cán bộ Nhà nƣớc và phần lớn từ nông dân, ngƣời buôn bán nhỏ, một số ngƣời khác từ các gia đình làm nghề thủ công truyền thống..., họ thành lập cơ sở kinh tế gia đình, tiến tới doanh nghiệp tƣ nhân rồi phát triển dần lên, tuyển nhân viên từ con cháu, thợ làm việc từ nông thôn. Đặc thù chung của doanh nghiệp này là từ ông chủ đến các nhân viên chủ chốt đều là ngƣời trong nhà, trong bà con dòng họ, trình độ chuyên môn chƣa cao, khó đứng vững trƣớc những biến động của nền kinh tế. Mặt khác, sổ sách của loại hình này thƣờng không tuân thủ đầy đủ theo chế độ kế toán quy định, chứng từ, hóa đơn hay kê khai thiếu nên không 64 đáp ứng đủ yêu cầu xét duyệt của ngân hàng. Do đó, tuy số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân khá đông nhƣng ngân hàng vẫn hạn chế cho vay đối tƣợng này. Bảng 4.8: Tình hình doanh số cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 Doanh số cho vay 2011 2011 – 2010 2012 Số tiền 2.291.736 1.926.557 1.802.015 a. DNTN % (365.179) 2012 – 2011 Số tiền (15,93) (124.542) % (6,46) 230.003 188.766 143.260 (41.237) (17,93) (45.506) (24,11) b. Cty TNHH 1.034.260 897.583 856.318 (136.677) (13,21) (41.265) (4,6) c. Cty CP 1.027.473 840.208 802.437 (187.265) (18,23) (37.771) (4,5) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về doanh số cho vay doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tƣ nhân chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh số cho vay (dƣới 11%) có xu hƣớng giảm dần qua 3 năm 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2010, doanh số đạt 230.003 triệu đồng, chiếm 10,04% tổng doanh số cho vay chung. Đến năm 2011, con số này giảm xuống 188.766 triệu đồng, chiếm 9,8% tổng doanh số cho vay và sang năm 2012 chỉ còn 7,95%. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân đăng kí thành lập mới tăng vọt, nhu cầu vay vốn cũng tăng theo nên ngân hàng tăng tỷ trọng doanh số cho vay loại hình này lên 10,48%. Bảng 4.9: Tình hình tín dụng DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 6T 2013 - 6T 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 782.362 720.874 (61.488) (7,86) a. DNTN b. Cty TNHH c. Cty CP 60.007 402.746 319.609 75.567 431.507 213.800 15.560 28.761 (105.809) 25,93 7,14 (33,11) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về doanh số cho vay công ty TNHH: Với số lƣợng đông đảo trên địa bàn, đây là loại hình cho vay chủ yếu của chi nhánh. Doanh số cho vay công ty TNHH tƣơng đối ổn định và tỷ trọng ngày càng tăng trong giai đoạn 2010 – 65 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Qua 3 năm 2010 – 2012, tỷ trọng này tăng dần lần lƣợt là 45,13%, 46,59% và 47,52%. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, ngân hàng đã cho vay 431.507 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 59,86% tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Về doanh số cho vay công ty cổ phần: Tỷ trọng doanh số cho vay đối với công ty cổ phần tăng giảm không ổn định và tuy nhiên chỉ là sự thay đổi nhẹ. Năm 2010, ngân hàng cho vay 1.027.473 triệu đồng với tỷ trọng 44,83%. Tiếp theo, tỷ lệ này lại giảm nhẹ ở cuối năm 2011 với mức 43,61% tổng doanh số cho vay. Sang năm 2012, tỷ trọng doanh số cho vay này lại tăng lên 44,53%. Ngƣợc lại với doanh nghiệp tƣ nhân, vào 6 tháng đầu năm 2013 số lƣợng công ty cổ phần thành lập mới giảm mạnh, từ đó phần nào ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Thực vậy, tỷ trọng doanh số cho vay thành phần này giảm mạnh so với cùng kì năm trƣớc chỉ còn 29,66%. 100% 90% 80% 29,66 44,83 43,61 44,53 40,85 70% 60% Cty CP 50% 40% 59,86 45,13 46,59 47,52 51,48 10,04 9,8 7,95 7,67 30% Cty TNHH DNTN 20% 10% 10,48 0% 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Hình 4.7 Cơ cấu doanh số cho vay DNNVV theo loại hình doanh nghiệp của MSB Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.4.1.2 Doanh số thu nợ Trong hoạt động của ngân hàng, nếu doanh số cho vay thể hiện về mặt lƣợng của hoạt động tín dụng thì doanh số thu nợ thể hiện chất lƣợng của các khoản vay đó, vì vậy ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả và lâu dài thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn phải chú trọng đến tình hình thu nợ của mình. Tuy nhiên, việc cho vay đã là một vấn đề khó khăn thì việc thu hồi nợ lại càng khó khăn hơn, nên đây luôn là nhiệm vụ hàng đầu của cán bộ tín dụng. 66 Tƣơng tự doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng giảm dần qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, công tác thu nợ đạt 2.200.124 triệu đồng và giảm 8,56% vào năm 2011 với mức 2.081.787 triệu đồng. Xu hƣớng này vẫn tiếp tục sang năm 2012 khi doanh số thu nợ là 1.964.389 triệu đồng, tƣơng ứng tốc độ giảm 2,36%. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, con số này chỉ còn 826.768 triệu đồng, giảm 13,91% so với cùng kì năm trƣớc.  Doanh số thu nợ theo thời hạn Cùng chung xu hƣớng với doanh số cho vay, doanh số thu nợ theo thời hạn cũng giảm dần và trong đó tỷ trọng của thu nợ ngắn hạn luôn chiếm chủ yếu. Nguyên nhân là do các khoản vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Tuy con số này giảm, nhƣng sự biến động là không đáng kể, đồng thời tỷ trọng doanh số thu nợ ngắn hạn không ngừng tăng qua các năm, chứng tỏ ngân hàng thực hiện tốt quy trình cho vay từ công tác thẩm định đến quản lý món vay sau giải ngân và tiến hành thu nợ. Bên cạnh đó, các khoản vay trung – dài hạn thƣờng khó kiểm soát và tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao, do đó ngân hàng rất cẩn thận trong công tác thu hồi nợ trung – dài hạn. Bảng 4.10: Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 – 2010 Số tiền 2012 - 2011 % Số tiền % Doanh số thu nợ 2.200.124 2.011.787 1.964.389 (188.337) (8,56) (47.398) (2,36) Ngắn hạn 1.769.398 1.506.023 1.673.856 (263.375) (14,89) 167.833 11,14 17,42 (215.231) (42,56) Trung - dài hạn 430.726 505.764 290.533 75.038 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về doanh số thu nợ ngắn hạn: Năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 1.769.398 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,42%. Tiếp theo vào năm 2011, doanh số này giảm khá mạnh ở mức 1.506.023 triệu đồng với tỷ trọng 74,86%., nguyên nhân do vốn huy động tăng mạnh dƣ sức đảm bảo khả năng thanh khoản, đồng thời với những sản phẩm hấp dẫn, ngân hàng muốn mở rộng qui mô tín dụng để tăng thu nhập nên “nới lỏng” công tác thu hồi nợ ngắn hạn. Sang năm 2012, tình hình chuyển biến phức tạp hơn, đẻ đảm bảo an toàn ngân hàng bắt đầu kiểm soát chặt chẽ việc thu nợ và thu đƣợc 1.673.856 triệu đồng, chiếm 85,21% tổng doanh số thu nợ. Và công tác thu nợ ngắn hạn tiếp tục 67 đƣợc thực hiện tốt vào 6 tháng đầu năm 2013 với mức 720.288 triệu đồng, tỷ trọng là 87,12%. Bảng 4.11: Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 6T 2013 - 6T 2012 Số tiền % Doanh số cho vay 960.382 826.768 (133.614) (13,91) Ngắn hạn 829.290 720.288 (109.002) (13,14) Trung - dài hạn 131.092 106.480 (18,77) (24.612) Về doanh số thu nợ trung – dài hạn: Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhƣng ngân hàng vẫn luôn chú trọng công tác thu hồi nợ trung – dài hạn. Thực tế, ngân hàng đã thu đƣợc 430.726 triệu đồng nợ trung – dài hạn vào năm 2010. Đến năm 2011, ngƣợc lại với nợ ngắn hạn, ngân hàng tiếp tục tăng cƣờng thu hồi các khoản nợ này với doanh số thu nợ đạt 505.764 triệu đồng và giảm xuống mức 290.533 triệu đồng vào năm 2012. Sang 6 tháng đầu năm 2013, con số này là 106.480 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 12,88%. 100% 90% 19,58 25,14 14,79 13,65 12,88 85,21 86,35 87,12 6T 2012 6T 2013 80% 70% 60% Trung - dài hạn 50% 40% 80,42 74,86 Ngắn hạn 30% 20% 10% 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Hình 4.8 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo thời hạn của MSB Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 68  Doanh số thu nợ theo loại hình doanh nghiệp Do ngân hàng chủ yếu cho vay công ty TNHH và công ty cổ phần nên tỷ trọng của hai đối tƣợng này chiếm gần nhƣ hoàn toàn doanh số thu nợ chung. Về doanh số thu nợ doanh nghiệp tư nhân: loại hình doanh nghiệp tƣ nhân còn tồn tại nhiều hạn chế nên để tránh tình trạng nợ xấu, ngân hàng luôn chú trọng công tác thu nợ. Điều này phần nào đƣợc thể hiện qua việc tỷ trọng doanh số thu nợ luôn lớn hơn của doanh số cho vay. Năm 2010, ngân hàng thu hồi 281.836 triệu đồng, chiếm 12, 81% trong tổng cơ cấu doanh số thu nợ. Theo xu hƣớng giảm của tỷ trọng doanh số cho vay, tỷ trọng doanh số thu nợ của đối tƣợng này cũng giảm dần về 10,97% và 8,06% ở hai năm tiếp theo. Bảng 4.12: Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 – 2010 2010 Doanh số thu nợ a. DNTN b. Cty TNHH c. Cty CP 2011 2.200.124 2.011.787 2012 Số tiền 1.964.389 (188.337) 281.836 220.786 158.375 (61.050) 1.004.137 858.454 935.207 (145.683) 914.151 932.547 870.807 18.396 % 2012 - 2011 Số tiền (8,56) (47.398) % (2,36) (21,66) (62.411) (28,27) (14,51) 76.753 8,94 2,01 (61.740) (6,62) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Bƣớc sang 6 tháng 2013, hoạt động của các doanh nghiệp bắt đầu có chuyển biến khả quan, số lƣợng DNNVV đăng kí thành lập mới đã tăng trở lại, trong đó số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân tăng đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất của đối tƣợng này, ngân hàng đã tăng doanh số cho vay. Doanh số cho vay tăng thì ngân hàng phải chú trọng công tác thu hồi nợ nên tỷ trọng doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 tăng vọt lên mức 10,41%. Về doanh số thu nợ công ty TNHH: Công ty TNHH là loại hình đƣợc cho vay nhiều nhất của ngân hàng nên doanh số thu nợ luôn chiếm tỷ trọng rất cao (>42%). Năm 2010, doanh số thu nợ đạt 1.004.137, chiếm 45,64%. Sau đó vào năm 2011, tƣơng tự các khoản nợ ngắn hạn, ngân hàng “nới lỏng” công tác thu hồi nợ nên doanh số thu nợ giảm, chiếm tỷ trọng 42,67%. Trƣớc diễn biến đầy rủi ro của thị trƣờng, chi nhánh đã siết chặt việc thu nợ làm tỷ lệ này tăng lên 47,61% ở năm 2012. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này tăng lên 56,32%. 69 Bảng 4.13: Tình hình doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T 2012 Doanh số thu nợ 6T 2013 6T 2013 - 6T 2012 Số tiền % 960.382 826.768 (133.614) (13,91) 76.188 86.070 9.882 12,97 b. Cty TNHH 485.604 465.608 (19.996) (4,12) c. Cty CP 398.590 275.090 (123.500) (30,98) a. DNTN Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về doanh số thu nợ công ty cổ phần: Ngân hàng luôn chú trọng đảm bảo cân bằng giữa hoạt động cho vay và công tác thu hồi nợ nên tỷ trọng doanh số thu nợ công ty cổ phần luôn cao và ít dao động. 100% 90% 80% 41,55 46,36 44,33 41,51 33,27 70% 60% Cty CP 50% 40% Cty TNHH 45,64 30% 56,32 42,67 47,61 50,56 10,97 8,06 7,93 10,41 6T 2012 6T 2013 DNTN 20% 10% 12,81 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Hình 4.9 Cơ cấu doanh số thu nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp của MSB Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012và 6 tháng đầu năm 2013 Cụ thể, năm 2010, doanh số thu nợ của công ty cổ phần chiếm 41,55% tổng doanh số thu nợ. Sang năm 2011, trong khi “nới lỏng” việc thu nợ công ty TNHH thì ngân hàng lại tăng cƣờng thu nợ của loại hình này làm cho tỷ 70 trọng tăng lên 46,36%. Tiếp theo, tỷ trọng này biến động tăng giảm dần. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ công ty cổ phần chiếm 33,27% trong tổng cơ cấu doanh số thu nợ, giảm so với cùng kì năm trƣớc. 4.4.1.3 Dư nợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Dƣ nợ là kết quả có đƣợc từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ, thể hiện số vốn mà ngân hàng đã cho vay nhƣng chƣa thu hồi tại thời điểm báo cáo. Nếu doanh số cho vay phản ánh kết quả của hoạt động tín dụng thì dƣ nợ lại chỉ rõ thực trạng của hoạt động này. Đây luôn là một trong những chỉ tiêu đƣợc quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Trong giai đoạn 2010 – 2012, dƣ nợ DNNVV giảm dần. Năm 2011, dƣ nợ của ngân hàng ở mức 673.691 triệu đồng, giảm 85.230 triệu so với năm 2010. Đến năm 2012, hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản đã ảnh hƣởng đến quy mô tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng. Điều này đƣợc thể hiện rõ qua dƣ nợ 2012 khi con số này tiếp tục giảm đi chỉ còn 511.317 triệu đồng tƣơng ứng tốc độ giảm 24,1% so với năm trƣớc. Xu hƣớng này vẫn tiếp tục sang 6 tháng 2013 với dƣ nợ đạt 405.423 triệu đồng, giảm so với cùng kì năm trƣớc, tuy nhiên tốc độ giảm chỉ còn 18,21%.  Dƣ nợ theo thời hạn Bảng 4.14: Tình hình dƣ nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2010 2011 2011 – 2010 Số tiền % 2012 2012 – 2011 Số tiền % Dƣ nợ 758.921 673.691 511.317 (85.230) (11,23) (162.374) (24,10) Ngắn hạn 624.015 577.666 429.624 (46.349) Trung dài hạn 134.906 (38.881) (28,82) 96.025 81.693 (7,43) (148.042) (25,63) (14.332) (14,93) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về dư nợ ngắn hạn: Dƣ nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu dƣ nợ của ngân hàng. Trƣớc tình hình kinh tế đầy khó khăn, các DNNVV hầu nhƣ chỉ đi vay ngắn hạn để bổ sung vốn lƣu động phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn tăng dần qua 3 năm 2010 – 2012 từ 82,22% ở năm 2010, lên 85,75% vào năm 2011 và năm 2012 chiếm 84,02% 71 tổng dƣ nợ. Sang 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng này là 87,84% tăng nhẹ so với cùng kì năm trƣớc. Bảng 4.15: Tình hình dƣ nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T 2012 6T 2013 - 6T 2012 Số tiền % 6T 2013 Dƣ nợ 495.671 405.423 (90.248) (18,21) Ngắn hạn 416.855 356.123 (60.732) (14,57) 78.816 49.300 (29.516) (37,45) Trung - dài hạn Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về dư nợ trung – dài hạn: Ngƣợc lại, dƣ nợ trung – dài hạn đang thu hẹp dần quy mô do nhu cầu của các doanh nghiệp giảm rõ rệt, đồng thời các khoản vay này khó kiểm soát cũng nhƣ quản lý nên ngân hàng tăng cƣờng công tác thu hồi nợ. Nếu tỷ trọng dƣ nợ trung – dài hạn năm 2010 là 17,78% thì đến năm 2011 tỷ lệ này giảm xuống còn 14,25% ở năm 2011 và sang năm 2012 tăng nhẹ lên 15,98% . Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng này chỉ chiếm 12,16% tổng cơ cấu dƣ nợ, ngân hàng hầu nhƣ chỉ cấp tín dụng ngắn hạn. 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 17,78 82,22 2010 14,25 85,75 2011 15,90 84,10 6T 2012 15,98 12,16 84,02 87,84 2012 Trung - dài hạn Ngắn hạn 6T 2013 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Hình 4.10: Cơ cấu dƣ nợ DNNVV theo thời hạn của MSB Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 72  Dƣ nợ theo loại hình doanh nghiệp Do doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu là công ty TNHH và công ty cổ phần nên dƣ nợ của ngân hàng vẫn chủ yếu là 2 loại hình doanh nghiệp này. Đồng thời, tỷ trọng dƣ nợ của từng đối tƣợng trong tổng cơ cấu dƣ nợ tƣơng đối ổn định. Bảng 4.16: Tình hình dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 – 2010 2010 Dƣ nợ a. DNTN 758.921 66.830 2011 2012 673.691 511.317 34.810 Số tiền % 2012 – 2011 Số tiền % (85.230) (11,23) (162.374) (24,1) 19.695 (32.020) (47,91) (15.115) (43,42) b. Cty TNHH 350.689 389.818 310.929 39.129 11,16 (78.889) (20,24) c. Cty CP 341.402 249.063 180.693 (92.339) (27,05) (68.370) (27,45) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về dư nợ doanh nghiệp tư nhân: Năm 2010, dƣ nợ của doanh nghiệp tƣ nhân là 66.830 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,81%. Tiếp đến năm 2011, tỷ trọng này giảm xuống 5,17%. Sang năm 2012 và tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này tiếp tục giảm đến mức 3,85% và 2,27%. Bảng 4.17: Tình hình dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 6T 2012 Dƣ nợ a. DNTN b. Cty TNHH c. Cty CP 6T 2013 6T 2013 - 6T 2012 Số tiền % 495.671 405.423 (90.248) (18,21) 18.629 9.192 (9.437) (50,66) 306.960 276.828 (30.132) (9,82) 17.082 119.403 (50.679) (29,80) Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ 73 Về dư nợ công ty TNHH: Đây là đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng nên tỷ trọng dƣ nợ luôn đứng đầu trong cơ cấu dƣ nợ. Ngƣợc lại với doanh nghiệp tƣ nhân, tỷ trọng dƣ nợ của loại hình này liên tục tăng qua các năm. Từ 46,21% vào năm 2010 tăng dần lên 57,86% ở năm 2011 và 60,81% vào năm 2012. Xu hƣớng vẫn tiếp tục khi 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng dƣ nợ là 68,28% tăng so với cùng kì năm trƣớc. Về dư nợ công ty cổ phần: Trong khi ngân hàng mở rộng dƣ nợ của công ty TNHH, thì tỷ trọng dƣ nợ của công ty cổ phần giảm dần. Cụ thể, tỷ trọng qua 3 năm 2010 – 2012 dao động nhẹ với các mức 44,98%, 36,97% và 35,34%. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, công ty cổ phần có dƣ nợ chiếm 29,45% tổng dƣ nợ. 100% 90% 80% 44,98 36,97 34,31 35,34 29,45 70% 60% Cty CP 50% Cty TNHH 40% 30% 46,21 57,86 60,81 61,93 68,28 8,81 5,17 3,85 3,76 2,27 6T 2012 6T 2013 DNTN 20% 10% 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Hình 4.11: Cơ cấu dƣ nợ DNNVV theo loại hình doanh nghiệp của MSB Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.1.4.4 Nợ xấu doanh nghiệp nhỏ và vừa Nợ xấu là biểu hiện rõ nét nhất về chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào cũng tiềm ẩn các rủi ro, vì vậy nợ xấu là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động ngân hàng. Hầu hết các NHTM đều đặc biệt chú trọng vấn đề này bởi nếu nợ xấu quá lớn sẽ gây rủi ro tín dụng, mất cân đối trong thanh toán, dẫn đến kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản. 74 Trƣớc diễn biến kinh tế phức tạp hiện nay, ngân hàng luôn đặt sự quan tâm hàng đầu đối với vấn đề nợ xấu. Thực tế, các cán bộ tín dụng ở chi nhánh đảm nhiệm quản lý nợ xấu nhóm 2, còn nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 sẽ đƣợc giao cho bộ phận xử lý nợ chuyên trách nằm ngoài chi nhánh. Việc quản lý và xử lý nợ xấu đƣợc phân chia rõ ràng và giám sát chặt chẽ để hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng. Chịu tác động bởi diễn biến ngày càng khó khăn của nền kinh tế, các NHTM thừa nhận nợ xấu vẫn không ngừng tăng lên, không chỉ với khoản vay cũ, mà ngay cả với những khoản vay mới giải ngân. Nguyên nhân chính là do hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc, trong khi tài sản thể chấp vay chính là dòng tiền bán hàng của doanh nghiệp. Thực tế, trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu có xu hƣớng tăng dần, nhƣng vẫn trong tầm kiểm soát của chi nhánh, tỷ số Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ thỏa yêu cầu nhỏ hơn 3%. Cụ thể, năm 2011, nợ xấu DNNVV của ngân hàng là 5.098 triệu đồng, tăng 1.164 triệu đồng với tốc độ tăng 29,59% so với năm 2010. Đáng chú ý, sang năm 2012, nợ xấu tăng vọt đạt ngƣỡng 11.445 triệu đồng, tăng 6.347 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 124,5%. Nguyên nhân là do các kinh tế chung bị suy thoái, xuất khẩu không có đầu ra. Thật vậy, sau một thời gian khó khăn, diện tích nuôi thủy sản năm 2012 trên địa bản Cần Thơ là 14.800 ha, đạt 100% kế hoạch (diện tích nuôi cá 14.740 ha); sản lƣợng nuôi 193.850 tấn, vƣợt 10,8% kế hoạch, tăng 2,7% so năm 2011. Tƣơng tự ngành thủy hải sản, nhiều ngành sản xuất khác đã bắt đầu sản xuất ổn định, số lƣợng sản phẩm tăng nhƣng tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực gặp nhiều khó khăn về thị trƣờng tiêu thụ và giá xuất khẩu giảm: Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trên toàn thành phố Cần Thơ thu ngoại tệ ƣớc thực hiện 1.291 triệu USD, đạt 86,1% kế hoạch, giảm 14,3% so năm 2011. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, thị trƣờng vẫn tiếp tục tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhƣng với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên MSB Cần Thơ, tốc độ tăng nợ xấu dần đƣợc kiềm chế chỉ còn 10,91% so với cùng kì năm trƣớc. Nợ xấu ngày càng tăng gây nhiều ảnh hƣởng cho ngân hàng, đầu tiên là tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì chi phí bỏ ra cho việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng nhƣ xử lý nợ xấu ngày càng tăng. Do đó, ngân hàng cần đề ra các biện pháp thiết thực hơn nhằm hạn chế tăng trƣởng nợ xấu và giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu trong giai đoạn kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. 75  Nợ xấu theo thời hạn Điểm đáng chú ý trong cơ cấu hoạt động tín dụng theo thời hạn cho vay chính là tỷ trọng nợ xấu của ngân hàng phần lớn lại tập trung vào nợ xấu trung – dài hạn trong khi các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ hay dƣ nợ đều tập trung vào ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề trên là do các khoản vay trung – dài hạn đƣợc sử dụng trong một thời gian dài, trải qua nhiều biến động, có thể gặp nhiều rủi ro hơn trong quá tình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, các khoản vay trung và dài hạn khó kiểm soát hơn so với các khoản vay ngắn hạn, nợ xấu tập trung chủ yếu ở nhóm này. Bảng 4.18: Tình hình nợ xấu DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2010 2011 2011 – 2010 2012 Số tiền 2012 - 2011 Số tiền % % Nợ xấu 3.934 5.098 11.445 1.164 29,59 6.347 124,50 Ngắn hạn 1.617 2.155 5.257 538 33,27 3.102 143,94 Trung - dài hạn 2.317 2.943 6.188 626 27,02 3.245 110,26 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Về nợ xấu ngắn hạn: Nhƣ đã phân tích, ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nhƣng trong cơ cấu nợ xấu thì nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng thấp hơn. Cùng với diễn biến của nền kinh tế, tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng dần qua các năm. Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 tỷ trọng này lần lƣợt đạt các mức 41,10%, 42,37%, 45,93% và 43,26% vào 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kì năm trƣớc. Bảng 4.19: Tình hình dƣ nợ DNNVV theo thời hạn tại MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T 2012 Dƣ nợ Ngắn hạn Trung – dài hạn 6T 2013 495.671 416.855 78.816 6T 2013 - 6T 2012 Số tiền % 405.423 366.334 49.300 Nguồn:Phòng kế toán MSB Cần Thơ 76 (90.248) (50.521) (29.516) (18,21) (12,12) (37,45) Về nợ xấu trung – dài hạn: Đây là nhóm nợ xấu chủ yếu của ngân hàng. Tuy nhiên, do hiểu rõ các khoản vay trung – dài hạn luôn tiềm ẩn rủi ro cao và khó quản lý nên rất chủ trọng đến việc quản lý cũng nhƣ xử lý nợ nhóm này. Kết quả đạt đƣợc là tỷ trọng nợ xấu trung dài hạn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và có xu hƣớng giảm dần qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 100% 90% 80% 58,90 70% 57,63 54,07 58,29 56,74 60% 50% Trung - dài hạn 40% Ngắn hạn 30% 41,10 20% 42,37 41,71 45,93 43,26 6T 2012 6T 2013 10% 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Hình 4.12 Cơ cấu nợ xấu DNNVV theo thời hạn của MSB Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013  Nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp Bảng 4.20: Tình hình nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng 2011 2012 2011 – 2010 Số % tiền 3.934 5.098 11.445 1.164 29,59 6.347 124,50 466 544 1.666 78 16,74 1.122 206,25 b. Cty TNHH 2.008 2.693 6.418 685 34,11 3.725 138,32 c. Cty CP 1.460 1.861 3.361 401 27,47 1.500 80,60 2010 Nợ xấu a. DNTN Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ 77 2012 - 2011 Số tiền % Về nợ xấu của doanh nghiệp tư nhân: Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh số cho vay cũng nhƣ tổng cơ cấu nợ xấu, nhƣng tỷ trọng nợ xấu của doanh nghiệp tƣ nhân cũng không nhỏ và có sự biến động trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2011, do thực hiện tốt công tác quản lý cũng nhƣ thu hồi nợ nên tỷ trọng nợ xấu giảm từ 11,85% năm 2010 về 10,67%. Đến năm 2012, tỷ trọng này lại tăng lên 14,56%, nguyên nhân nhƣ đã đề cập, số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân ngày càng tăng nhƣng năng lực tài chính cũng nhƣ khả năng cạnh tranh yếu kém, khó chống chọi với diễn biến khó khăn của thị trƣờng. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, loại hình này chỉ còn chiếm 15,01% tổng cơ cấu nợ xấu của ngân hàng. Về nợ xấu của công ty TNHH: Là đối tƣợng cho vay chủ yếu nên tỷ trọng nợ xấu của công ty TNHH chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hƣớng tăng dần cũng với diễn biến ngày càng khó khăn của nền kinh tế. Năm 2010, tỷ trọng nợ xấu chiếm 51,04% tổng cơ cấu nợ xấu của ngân hàng. Bƣớc sang năm 2011, tỷ lệ này dừng lại ở mức 52,82% và 56,08% vào năm 2012. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu chiếm 54,83% tổng nợ và tăng so với cùng kì năm trƣớc. 100% 90% 80% 37,11 36,51 29,36 33,49 34,11 70% 60% Cty CP 50% 40% 56,08 51,04 52,82 11,85 10,67 Cty TNHH 51,65 54,83 14,86 11,06 6T 2012 6T 2013 DNTN 30% 20% 10% 14,56 0% 2010 2011 2012 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ Hình 4.13 Cơ cấu nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp của MSB Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Về nợ xấu của công ty cổ phần: So với công ty TNHH, công tác quản lý và xử lý nợ của loại hình doanh nghiệp này đạt hiệu quả hơn, tỷ trọng nợ xấu của công ty cổ phần khá ổn định và đang diễn biến theo chiều hƣớng giảm dần. Nếu nợ xấu năm 2010 chiếm tỷ trọng 37,11% thì 2 năm sau tỷ lệ này lần 78 lƣợt là 36,51% và 29,36%. Sang 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng nợ xấu chiếm 34,11% tăng nhẹ so với cùng kì năm trƣớc. Bảng 4.21: Tình hình nợ xấu DNNVV theo loại hình doanh nghiệp tại MSB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Đơn vị tính: Triệu đồng 6T 2012 6T 2013 6T 2013 - 6T 2012 Số tiền % Nợ xấu 7.880 8.816 936 11,88 a. DNTN 1.171 975 (196) (16,74) b. Cty TNHH 4.070 4.834 764 18,77 c. Cty CP 2.639 3.007 368 13,94 Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ 4.4.2 Đánh giá hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.4.2.1. Vòng quay vốn tín dụng Đây là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tƣơng đối nhanh, có xu hƣớng tăng nhẹ qua các năm. Năm 2010, 2011, 2012 vòng quay vốn tín dụng lần lƣợt là 2,74; 2,81; 3,32 vòng. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng luôn lớn hơn 1 là do ngân hàng cho vay ngắn hạn là chủ yếu, trong đó thời hạn tín dụng một năm chiếm đa số, tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn ngày càng làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng theo. Cụ thể, các khoản cho vay của ngân hàng trung bình đƣợc thu hồi từ 4 đến 8 tháng để đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lƣu động tạm thời nhƣ vay để xuất khẩu, chế biến, nuôi trồng thủy sản; vay để chế biến dƣợc thú y hay vay để chế biến, xuất khẩu lƣơng thực thực phẩm. Bên cạnh đó, với mục tiêu phát triển bền vững, ngân hàng luôn chú trọng công tác thu hồi nợ trong bối cảnh đầy rủi ro hiện nay. Riêng 6 tháng đầu năm 2012 và 2013, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là 1,64; 1,80 vòng. Nguyên nhân vòng quay vốn tín dụng thấp là do khoản cho vay của ngân hàng thƣờng đến hạn và đƣợc thu hồi chủ yếu là vào các tháng cuối năm khoảng tháng 10 và 11. Vì vậy, 6 tháng đầu năm thì doanh số thu nợ chƣa cao nên vòng quay vốn tín dụng thấp, đến cuối năm chỉ tiêu này sẽ đƣợc tăng lên. 79 4.4.2.2 Hệ số thu nợ Hệ số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh công tác thu nợ của ngân hàng qua từng năm. Nó cho biết số đồng vốn mà ngân hàng thu hồi lại đƣợc trong một thời gian nào đó ứng với doanh số cho vay. Hệ số thu nợ bị tác động bởi hai nhân tố: doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Trong giai đoạn 2010-2012, hệ số thu nợ của ngân hàng nhìn chung có xu hƣớng tăng dần, năm 2010 hệ số này là 96%, tiếp tục tăng dần vào năm 2011 là 104,42% và đến năm 2012 là 109,01%. Đứng trƣớc tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nợ xấu tăng cao, ngân hàng cẩn thận hơn trong công tác thẩm định xét duyệt vay vốn cũng nhƣ công tác thu hồi nợ nên hệ số thu nợ vẫn đƣợc đảm bảo tăng dần. Tiếp theo, trong khi vào khoảng 6 tháng đầu năm 2012, hệ số thu nợ là 122,75% thì 6 tháng đầu năm 2013, hệ số này giảm nhẹ xuống 114,70%. Rõ ràng, những biến động của tình hình kinh tế, xã hội có tác động trực tiếp đến tình hình thu nợ của ngân hàng nói chung hay hệ số thu nợ của ngân hàng nói riêng. Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp thu nợ đang thực hiện nhằm bảo toàn nguồn vốn và tạo lợi nhuận cho ngân hàng. 4.4.2.3 Nợ xấu trên tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng phản ánh tình hình không thu đƣợc nợ của ngân hàng. Qua bảng số liệu trên, hệ số này tăng dần qua các năm. Năm 2010, hệ số này là 0,51%, sang năm 2011 hệ số này tăng nhẹ đến 0,76%, nhƣng đến năm 2012, con số này lại tăng vọt và đạt 2,24%. Nguyên nhân là do hàng loạt DNNVV, chủ yếu là doanh nghiệp trong ngành thủy sản bị phá sản. Xu hƣớng này vẫn tiếp tục khi trong khi 6 tháng đầu năm 2012, con số này là 1,59% thì 6 tháng đầu năm 2013 là 2,17%. Theo thông tƣ số 13/2010/TT – NHNN, TCTD chấp hành đầy đủ các quy định khác về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, mức cho phép của NHNN Việt Nam là 3% nên nhìn chung tình hình nợ xấu của chi nhánh vẫn thỏa yêu cầu. Tuy nhiên, để hoạt động một cách an toàn hơn, ngân hàng cần giảm chỉ tiêu này thấp hơn nữa. 4.4.2.4 Dự phòng rủi ro tín dụng Thực hiện theo quy định của NHNN, và nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì việc trích lập dự phòng đƣợc ngân hàng, kể từ năm 2010 (tức 5 năm từ khi ban hành Quyết định 493), các ngân hàng phải trích đủ số dự phòng chung này. Dự phòng chung là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất chƣa xác định đƣợc trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trƣờng hợp khó khăn về tài chính khi chất lƣợng các khoản nợ suy 80 giảm. Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dƣ nợ đƣợc trích lập dự phòng. Chỉ số này càng cao cho thấy chất lƣợng các khoản tín dụng của ngân hàng đang tiêu cực và khả năng thu hồi nợ thấp. Năm 2010 và 2011, hoạt động tín dụng đƣợc đảm bảo tƣơng đối an toàn nên hệ số này chỉ có 0,10%, 0,14%. Bƣớc sang năm 2012, nợ xấu tăng vọt nên ngân hàng chi trích lập dự phòng tƣơng ứng kéo theo hệ số này tăng lên 0,41%. Tình hình 6 tháng năm 2013 có vẫn không khả quan hơn khi mà hệ số này vẫn tăng hơn so với cùng kỳ năm trƣớc. 4.4.3.4 Một số chỉ tiêu khác Qua việc tham khảo ý kiến ban lãnh đạo, MSB Cần Thơ đã xác định đối thủ cụ thể đáng chú ý trên địa bàn hiện nay là 15: Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Cần Thơ (ACB Cần Thơ). ACB Cần Thơ: đây là chi nhánh có quy mô nguồn vốn tƣơng đƣơng MSB Cần Thơ, tính đến cuối năm 2012, tổng vốn huy động là 1.198.266 triệu đồng. Đồng thời, chi nhánh xem là một trong những ngân hàng chuẩn mực trên địa bàn thành phố Cần Thơ về phục vụ khách hàng, bộ sản phẩm đa dạng hiện đại đáp ứng mọi tầng lớp khách hàng. ACB Cần Thơ đƣợc xem là đối thủ canh tranh trực tiếp trong việc phát triển phân khúc khách hàng là các hộ kinh doanh cá thể, cá nhân tự doanh. Hiện tại quy trình cho vay của ACB Cần Thơ đƣợc đánh giá là đơn giản và chuyên nghiệp hơn MSB rất nhiều. Thêm vào đó, việc bán chéo sản phẩm là một thế mạnh của ACB. Bảng 4.22: Một số chỉ tiêu tín dụng của ACB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 Chỉ tiêu Dƣ nợ DNNVV Số CBTD Dƣ nợ DNNVV/ Số CBTD ĐVT Triệu đồng Ngƣời Triệu đồng/ Ngƣời 2010 2011 2012 512.752 11 487.368 9 344.677 8 46.614 54.152 43.085 Nguồn: Phòng kế toán ACB Cần Thơ Dư nợ DNNVV/DNNVV: Chỉ tiêu này phản ánh dƣ nợ tín dụng bình quân trên một DNNVV của ngân hàng. Theo số liệu phân tích, ta thấy dƣ nợ tín dụng bình quân tính trên mỗi doanh nghiệp tăng dần qua 3 năm 2010 – 2012. Cụ thể, năm 2010, bình quân dƣ nợ của một DNNVV là 34.446 triệu đồng, sang năm 2011, con số này tăng lên 35.457 triệu đồng và tiếp tục tăng đến 36.523 triệu đồng vào năm 2012. Từ đó, ta thấy tuy doanh số cho vay chung giảm dần, nhƣng quy mô dƣ nợ tín dụng bình quân doanh nghiệp vẫn tăng. Điều đó chứng tỏ mặc dù ngân hàng chú trọng an toàn khi xét duyệt vay vốn 15 Trần Mạnh Đạt, 2012. 81 hơn, nhƣng việc giảm quy mô cấp tín dụng (thể hiện qua doanh số cho vay giảm) chủ yếu là do doanh nghiệp không có nhu cầu hoặc không đủ khả năng vay vốn, trên thực tế dƣ nợ tín dụng bình quân của doanh nghiệp vẫn tăng, ngân hàng vẫn đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Dư nợ DNNVV/ CBTD: Chỉ tiêu này cho biết dƣ nợ bình quân đƣợc quản lý cán bộ tín dụng trong ngân hàng. Tuy dƣ nợ DNNVV giảm dần qua các năm nhƣng do số lƣợng cán bộ tín dụng của chi nhánh cũng giảm nên chỉ tiêu này tăng dần trong giai đoạn 2010 – 2012. Năm 2010 và năm 2011, mỗi cán bộ tín dụng quản lý lần lƣợt 84.325; 84.211 triệu đồng dƣ nợ, con số dao động rất nhẹ. Sang năm 2012, con số này tăng lên 85.220 triệu đồng. So sánh với ACB Cần Thơ, ta thấy chỉ số này khá cao, đặc biệt năm 2012, chỉ số này của MSB Cần Thơ cao gấp 1,98 lần của ACB Cần Thơ. Trƣớc tình hình nợ xấu tăng cao nhƣ hiện nay, nếu một cán bộ tín dụng quản lý nhiều dƣ nợ quá cũng sẽ không tốt, dƣ nợ trên mỗi cán bộ càng ít thì càng dễ quản lý hơn, hạn chế đƣợc sự nảy sinh của nợ xấu, cũng nhƣ dễ dàng xử lý hơn. Số DNNVV/ CBTD: Qua chỉ số này ta sẽ biết đƣợc số DNNVV đƣợc phân bổ bình quân cho một cán bộ tín dụng trong ngân hàng. Vài năm gần đây, do tác động của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao, sức mua của thị trƣờng giảm và hàng tồn kho tăng cao gây ra nhiều khó khăn cho các DNNVV trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Các DNNVV hiện đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là thiếu vốn kinh doanh để tái đầu tƣ và mở rộng sản xuất, phải thu hẹp quy mô sản xuất thậm chí bị giải thể nên số doanh nghiệp vay vốn tại ngân hàng giảm dần làm chỉ số này cũng giảm theo. Cụ thể, từ năm 2010 đến 2012, chỉ số này thay đổi lần lƣợt là 2,44, 2,38 và 2,33. Trong khi đó, chỉ tiêu Dƣ nợ DNNVV/ Số CBTD lại tăng dần qua 3 năm, điều đó cho thấy để đảm bảo an toàn, ngân hàng cẩn trọng hơn khi phê duyệt cho vay doanh nghiệp mới, chủ yếu mở rộng quy mô tín dụng trên những doanh nghiệp cũ, có quan hệ tốt với chi nhánh. 82 Bảng 4.23: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại MSB Cần Thơ Chỉ tiêu 1.Doanh số cho vay DNNVV 2.Doanh số thu nợ DNNVV 3. Dƣ nợ 4. Dƣ nợ DNNVV 5. Dƣ nợ DNNVV bình quân 6. Dự phòng rủi ro tín dụng 7. Nợ xấu DNNVV ĐVT Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 2.291.736 1.926.557 1.802.015 782.362 720.874 2.200.124 2.011.787 1.964.389 960.382 826.768 961.479 819.795 622.325 615.790 495.957 758.921 673.691 511.317 495.671 405.423 836.400 716.306 592.504 584.681 458.370 962 1.148 2.096 862 843 3.934 5.098 11.445 7.880 8.816 9 8 6 - - 8. Số CBTD Ngƣời 9. Số DNNVV đƣợc ngân hàng Doanh cho vay nghiệp 22 19 14 - - 10. Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,74 2,81 3,32 1,64 1,80 % 96 104,42 109,01 122,75 114,70 % 0,51 0,76 2,24 1,59 2,17 % 0,10 0,14 0,41 0,14 0,17 34.446 35.457 36.523 - - 84.325 84.211 85.220 - - 2,44 2,38 2,33 - - 11. Hệ số thu nợ 12.Nợ xấu DNNVV/ Dƣ nợ DNNVV 13. DPRR/Tổng dƣ nợ 14. Dƣ nợ DNNVV/DNNVV 15. Dƣ nợ DNNVV/ CBTD Triệu đồng Triệu đồng Doanh 16. Số DNNVV/ CBTD nghiệp/ Ngƣời Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ CHƢƠNG 5 83 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN - Tuy xác định DNNVV là phân khúc khách hàng lõi nhƣng tỷ lệ DNNVV tiếp cận nguồn vốn ngân hàng vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế, chủ yếu các nguyên nhân sau: + Sự lo sợ của ngân hàng đối với năng lực tài chính cũng nhƣ khả năng sản xuất hiệu quả trong tình hình kinh tế đặc biệt khó khăn hiện nay. Thực tế, ngân hàng e ngại khi cho vay đối tƣợng này là có cơ sở, bởi các DNNVV thƣờng thiếu tài sản đảm bảo, cầm cố, tình hình tài chính không minh bạch, thiếu chiến lƣợc phát triển sản phẩm,… + NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đã vô tình làm hạn chế nguồn vốn tín dụng đối với DNNVV của ngân hàng. Trƣớc tình hình lạm phát tăng cao, NHNN buộc phải thắt chặt tiền tệ nhƣ tăng lãi suất, hạn mức tín dụng…đã làm ngân hàng không thể cho vay mặc dù nguồn vốn huy động chƣa sử dụng hết. + DNNVV thiếu tài sản thế chấp khi đi vay. Bên cạnh đó, hầu hết các khoản vay đều là ngắn hạn với lãi suất khá cao nên các doanh nghiệp mặc dù đƣợc vay vẫn khó tìm đƣợc nguồn vốn trung và dài hạn. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chƣa có đủ cơ sở, quy định pháp lý đảm bảo cho các doanh nghiệp này có thể tiếp cận vốn thƣờng xuyên, tiến tới khả năng tiếp cận vốn từ các tổ chức tài chính nƣớc ngoài một cách ổn định và rộng rãi hơn. - Thời gian từ lúc doanh nghiệp xin vay cho đến lúc giải ngân còn kéo dài Quá trình xét duyệt và quyết định mức cho vay còn kéo dài thời gian làm ảnh hƣởng đến cơ hội đầu tƣ cũng nhƣ tiến trình thi công các công trình, dự án của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc xét duyệt kéo dài đôi lúc làm doanh nghiệp nản lòng, nên khi cần vốn gấp các doanh nghiệp này thƣờng vay mƣợn bạn bè, ngƣời thân bất kể lãi suất cao. - Một số tài sản của DNNVV vẫn đảm bảo tính pháp lý nhƣng không đủ điều kiện theo quy định của ngân hàng để đảm bảo khoản vay, thậm chí còn bị định giá thấp hơn so với giá thị trƣờng. Thực tế, một số doanh nghiệp đi vay vốn có tài sản đảm bảo nhƣng không đúng theo quy định ngân hàng, ví dụ nhƣ chỉ có hợp đồng mua nhà, mua đất dự án nên không đƣợc chấp nhận. Bên cạnh đó, việc bảo lãnh của các tổ chức khác cũng gặp không ít khó khăn do thủ tục và quan hệ ba bên. Ngoài ra, không ít trƣờng hợp tài sản cầm cố, thế chấp, đặc biệt giá trị của đất đai, 84 nhà xƣởng, máy móc, thiết bị của các doanh nghiệp bị định giá thấp hơn giá thị trƣờng. Khi đó, dù có đủ điều kiện vay thì khoản vay cũng không đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn cần có. Nguyên nhân là do nƣớc ta chƣa có khung pháp lý, chƣa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan hữu quan cũng nhƣ sự phối hợp giữa chủ đầu tƣ với ngân hàng và doanh nghiệp đi vay trong việc sử dụng tài sản đảm bảo chƣa có đủ giấy tờ hợp lệ. - Một số sản phẩm tín dụng đối với DNNVV vẫn chƣa đƣợc triển khai và phát huy tiềm năng nhƣ cho vay tín chấp. - Ngoài ra, nhƣ đã phân tích dƣ nợ bình quân trên mỗi cán bộ tín dụng là khá lớn, dƣ nợ cần đƣợc phân bổ phù hợp trên mỗi cán bộ để đảm bảo khả năng quản lý, xử lý dƣ nợ, từ đó hạn chế rủi ro tín dụng. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.2.1 Một số giải pháp mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Cần Thơ  Gia tăng nguồn vốn Nhƣ đã phân tích ở trên, quy mô tín dụng đối với DNNVV của MSB Cần Thơ đang có xu hƣớng giảm dần. Bên cạnh các nguyên nhân từ môi trƣờng bên ngoài cũng nhƣ nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp thì một trong những nguyên nhân chủ quan của MSB Cần Thơ là khó khăn về nguồn vốn. Do đó, để tăng cƣờng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, trƣớc hết ngân hàng cần chú trọng các biện pháp gia tăng nguồn vốn, chủ yếu là vốn huy động. Xét về phƣơng diện khối lƣợng, nguồn vốn kinh doanh tiền tệ chủ yếu của các NHTM là vốn huy động. Đồng thời, hoạt động kinh doanh của ngân hàng chủ yếu dựa trên nguyên tắc đi vay để cho vay. Chính vì vậy, vốn huy động luôn giữ vay trò quan trọng đối với các NHTM. Để hình thành nguồn vốn này, thông thƣờng sử dụng biện pháp kích thích ngƣời gửi tiền bằng công cụ lãi suất đƣợc coi là biện pháp chủ yếu, có hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, NHNN đang thực hiện chủ trƣơng “lập lại trật tự” trên thị trƣờng huy động vốn, với những quy định nghiêm ngặt về trần lãi suất huy động thì biện pháp nâng cao lãi suất tiền gửi là khó thực hiện. Vì vậy, ngân hàng cần nghiên cứu, triển khai và áp dụng các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn mới, đa dạng, có tính linh hoạt cao để góp phần mở rộng quy mô tín dụng cho ngân hàng. 85 + Để thu hút khách hàng, MSB Cần Thơ có thể áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt hơn, ví dụ nếu khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính nhất thời thì cho phép ngƣời gửi rút tiền nhƣng vẫn hƣởng lãi suất nếu khách hàng gửi lại trong ngày hoặc ngày hôm sau. Lƣu ý chính sách này chỉ áp dụng cho khách hàng có uy tín, có quan hệ giao dịch thƣờng xuyên với ngân hàng và khách hàng phải trình bày rõ ràng, hợp lý mục đích sử dụng cũng nhƣ khả năng khả thi nộp lại khoản tiền này. + Thành phố Cần Thơ đƣợc xem là trung tâm kinh tế, văn hóa – xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là nơi tập trung chủ yếu các doanh nghiệp lớn với lực lƣợng lao động đông đảo cũng nhƣ các trƣờng học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí. Ngân hàng cần chủ động tận dụng lợi thế này để khai thác nhu cầu tín dụng của ngƣời dân thông qua việc liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, trƣờng học, bệnh viện, siêu thị, khu vui chơi, giải trí để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho ngƣời lao động, học sinh, sinh viên, bệnh nhân, khách hàng thông qua hình thức thanh toán bằng thẻ ATM với chế độ ƣu đãi giảm giá, giảm học phí, viện phí,…Khi đó sẽ kích thích sử dụng thẻ ATM và ngân hàng sẽ huy động đƣợc vốn tiền gửi không kỳ hạn của chủ thẻ.  Tăng cƣờng liên kết, hợp tác với các hiệp hội, tổ chức tài chính tín dụng trong việc cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngày 13/08/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ký Quyết định số 2538/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thành phố Cần Thơ và Quyết định số 2539/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV thành phố Cần Thơ. Thực tế, hiện nay do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nên các NHTM chỉ quan tâm đến tài sản bảo đảm nợ vay khi cấp tín dụng cho các DNVVN, chƣa chủ động tham gia phối hợp với Quỹ bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng. MSB Cần Thơ nên nắm bắt cơ hội trên để vừa mở rộng tín dụng đối với DNNVV, đồng thời vừa tăng lợi nhuận cho bản thân ngân hàng. Thật vậy, Quỹ bảo lãnh tín dụng này sẽ đứng ra bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ đối với khoản vay của DNNVV, từ đó tăng khả năng nhận đƣợc sự hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp từ ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ có thêm khách hàng tốt đƣợc giới thiệu từ Quỹ bảo lãnh tín dụng, góp phần tăng quy mô tín dụng.  Hoàn thiện điều kiện đối với sản phẩm cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa 86 Trong thực tế, đối tƣợng khách hàng là các DNNVV ít đƣợc các NHTM quan tâm cung ứng sản phẩm cho vay tín chấp. Nguyên nhân chủ yếu là xuất phát từ mối lo ngại về khả năng rủi ro khi cung cấp tín dụng cho DNNVV. Thực trạng này đã gây khó khăn không nhỏ trong việc bổ sung kịp thời nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt, ảnh hƣởng nhất định đến kết quả sản xuất kinh doanh của loại hình doanh nghiệp này. Thực ra, lo ngại rủi ro của các NHTM là có cơ sở, tuy nhiên nếu quá cứng nhắc thì lại bất hợp lý, gây ra khó khăn cho cả DNNVV lẫn ngân hàng. Vì vậy, trong thời gian tới, ngân hàng nên xem xét cho vay DNNVV đối với nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời ngắn hạn (nhƣ trả lƣơng công nhân viên, trả tiền bảo hiểm, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân,..) để hỗ trợ doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí sản xuất kinh doanh. Các chi phí này thƣờng không lớn, chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhƣng lại hết sức cần thiết để bù đắp kịp thời nhu cầu vốn đối với DNNVV. Trong thực tế, MSB Cần Thơ đã triển khai cho vay tín chấp đối với khách hàng cá nhân căn cứ vào thu nhập bình quân hàng tháng. Vì vậy, ngân hàng có thể áp dụng cho vay tín chấp đối với DNNVV, dựa trên lợi nhuận sau thuế bình quân hàng tháng đã đƣợc khai báo với cơ quan thuế. Dĩ nhiên khi giải quyết cho vay tín chấp, ngân hàng cần đặc biệt quan tâm tới việc thẩm định hồ sơ tín dụng và chỉ giải quyết cho vay khi thỏa mãn điều kiện.  Quan tâm rút ngắn thời gian từ lúc doanh nghiệp xin vay đến khi giải ngân Mặc dù ngân hàng đã rút ngắn thời gian so với trƣớc đây, tuy nhiên vẫn còn không ít trƣờng hợp kéo dài do những nguyên nhân mang tính chủ quan từ phía ngân hàng, nên đã làm nản lòng cũng nhƣ vụt mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp xin vay vốn. Để rút ngắn thời gian vay vốn, ngân hàng có thể tận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, tiến hành thu hồ sơ xin vay vốn qua internet, cụ thể hực hiện nhƣ sau: - Hƣớng dẫn và cung cấp đầy đủ các biểu mẫu về hồ sơ vay vốn thông qua mạng thông tin của ngân hàng. - Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ qua mạng. - Ngân hàng nhận hồ sơ qua mạng tranh thủ thẩm định sơ bộ, nếu thấy thỏa mãn yêu cầu thì thông báo để doanh nghiệp chuẩn bị đƣợc thẩm định trực tiếp và nếu hồ sơ thực tế không có vấn đề thì tiến hành giải ngân ngay. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì thông báo ngay cho doanh nghiệp vay vốn từ nguồn khác. 87  Tăng cƣờng công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Trong xu hƣớng hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh ngày càng gây gắt thì công tác giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ là điều hết sức cần thiết. Công tác này sẽ giúp ngân hàng từng bƣớc chiếm dần cho vay, nâng cao, củng cố vị thế trên thị trƣờng tài chính. Chính vì vậy, ngân hàng cần tiếp tục quan tâm, xây dựng chiến lƣợc tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm cho vay đối với DNNVV. Việc làm này cần đƣợc quán triệt rõ ràng từ cấp lãnh đạo đến từng nhân viên trong chi nhánh, đảm bảo mỗi bộ phận, cá nhân đều thấy đƣợc tầm quan trọng của công tác này. Cụ thể: - Tổ chức tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện các kĩ năng cho các cán bộ chuyên phụ trách công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ. - Định kỳ (sáu tháng hay một năm) tổ chức hội thảo giới thiệu sản phẩm dịch vụ với khách hàng, trong đó chú trọng khách hàng DNNVV. - Bộ phận chuyên trách công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm dịch vụ phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin về các doanh nghiệp mới thành lập để kịp thời giới thiệu. Tăng cƣờng quảng bá hình ảnh ngân hàng thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt, chú trọng xây dựng thƣơng hiệu ngân hàng trên địa bàn để nhận đƣợc tin tƣởng từ các DNNVV. 5.2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MSB Cần Thơ Hiệu quả hoạt động ngân hàng đƣợc biểu hiện thông qua chất lƣợng tín dụng. Nhƣ đã phân tích ở trên, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của MSB Cần Thơ vẫn đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN ([...]... lƣợng tín dụng để từ đó khắc phục khó khăn và đề ra biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là vấn đề cấp thiết đặt ra Từ những lý do trên, thấy đƣợc tầm quan trọng của tín dụng cũng nhƣ chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, tôi chọn đề tài Phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ làm... giá thực trạng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của nó Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và tại Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ (MSB Cần Thơ) 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Từ tình hình thực tế và nguồn số liệu thu thập đƣợc tại. .. năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 14 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Hàng hải - chi nhánh Cần Thơ trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 15 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp Doanh nghiệp có thể... và rủi ro của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa1 0 Xuất phát từ đăc điểm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhƣ quy mô vốn và tài sản nhỏ bé; sổ sách và báo cáo kế toán không rõ ràng, minh bạch; sử dụng công nghệ lạc hậu trong sản xuất kinh daonh; trình độ công nhân viên cũng nhƣ trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp còn ở mức thấp…Do đó, quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với. .. thu thập đƣợc tại MSB Cần Thơ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những mục tiêu sau đây: Mục tiêu 1: Phân tích hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Mục tiêu 2: Đánh giá chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013 thông qua các chỉ tiêu nhƣ doanh số cho vay, thu... quốc nội Internet banking: Ngân hàng điện tử Maritime Bank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng hải Mobile banking: Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động MSB Cần Thơ: Ngân hàng TMCP Hàng hải chi nhánh Cần Thơ NHNN: Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM: Ngân hàng thƣơng mại ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức POS: Điểm bán lẻ (Points of Sales) RRTD: Rủi ro tín dụng SMS banking: Dịch vụ ngân hàng qua tin nhắn điện thoại... làm nảy sinh rủi ro cho ngân hàng trong việc thu nợ vay đúng hạn 2.1.3 Chất lƣợng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thƣơng mại11 Trong hoạt động kinh doanh, các NHTM luôn lấy chất lƣợng tín dụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu Chất lƣợng tín dụng là việc ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng Các khoản tín dụng này sẽ đƣợc đƣa vào đầu tƣ đổi mới trang... nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn theo thời hạn và theo loại hình doanh nghiệp Mục tiêu 3: Đƣa ra một số giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng dựa vào những phân tích trên 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện tại Ngân hàng TMCP Hàng hải, số 40 Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Số liệu... (TMCP) Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ, cũng không tránh khỏi những ảnh hƣởng từ môi trƣờng đầy thách thức này Chủ đạo trong hoạt động tín dụng của ngân hàng là tín dụng doanh nghiệp, cụ thể tập trung vào doanh nghiệp nhỏ và vừa Trƣớc diễn biến xấu của nền kinh tế, các doanh nghiệp đã thu hẹp hoạt động, cắt giảm vay vốn, thậm chí bị phá sản hàng loạt, ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng Vì vậy,... vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một đất nƣớc, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta Cụ thể có thể chỉ ra những vai trò nhƣ sau: Thứ nhất, doanh nghiệp nhỏ và vừa chi m số lƣợng áp đảo trong nền kinh tế Hiện tại doanh nghiệp nhỏ và vừa chi m tới hơn 95% tổng số doanh nghiệp của cả nƣớc, và phân bố ở tất cả mọi ngành nghề Hàng năm, bộ phận doanh nghiệp này đã tạo ra

Ngày đăng: 11/10/2015, 08:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan