Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 88)

nhỏ và vừa tại MSB Cần Thơ

Hiệu quả hoạt động ngân hàng đƣợc biểu hiện thông qua chất lƣợng tín dụng. Nhƣ đã phân tích ở trên, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ của MSB Cần Thơ vẫn đảm bảo an toàn theo quy định của NHNN (<3%). Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hƣớng tăng cao qua các năm dẫn đến việc trích lập dự phòng rủi ro tăng theo, từ đó ảnh hƣởng chi phí, uy tín ngân hàng, nghiêm trọng hơn có thể bị NHNN hạn chế khả năng hoạt động gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán. Nhƣ vậy, chất lƣợng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Theo định hƣớng trong thời gian tới, MSB Cần Thơ sẽ tăng dƣ nợ tín dụng lên nhiều lần so với hiện tại nên cần chú trọng hơn đến việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro. Xét về thực trạng rủi ro tín dụng, MSB Cần Thơ vẫn tồn tại một số hạn chế nên để kiểm soát tốc độ tăng của tỷ lệ nợ xấu cần tập trung giải quyết một số vấn đề, cụ thể nhƣ sau:

Đảm bảo tính độc lập và phân quyền cho cấp trung trong việc phê duyệt tín dụng

Để hạn chế rủi ro, ngân hàng cần thiết phải đảm bảo tính độc lập từ khâu tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay đến khâu thẩm định, xét duyệt, quyết định cho vay. Đầu ra của bộ phận này là đầu vào của bộ phận kia nên mỗi bộ phận phải tự chịu trách nhiệm nhằm đảm bảo chất lƣợng tín dụng. Thực trạng trong giai đoạn vừa qua tại MSB Cần Thơ, cấp quản lý không phân cấp phân quyền rõ ràng trong vấn đề xét duyệt hồ sơ vay dẫn đến tình trạng hồ sơ vay tập trung ở cấp quản lý cao nhất sẽ gánh nặng nhiều rủi ro, trong khi cấp trung không chịu trách nhiệm nên không quan tâm. Vì vậy, chi nhánh cần tăng cƣờng việc phân cấp trong xét duyệt tín dụng, xác định cụ thể, rõ ràng vai trò cũng nhƣ trách nhiệm của từng cấp bậc. Theo đó, tất cả hồ sơ vƣợt hạn mức đều phải thông qua Hội đồng tín dụng quyết định. Hội đồng này phải làm việc thƣờng xuyên, tranh thủ đƣa ra quyết đinh xét duyệt trong tuần để rút ngắn thời gian.

Xây dựng hệ thống chấm điểm khách hàng nội bộ

Hiện tại, MSB Cần Thơ đã có các quy định trong việc thẩm định hồ sơ xin vay vốn, nhƣng nhìn chung vẫn chƣa cụ thể, rõ ràng, một số cán bộ tín dụng đôi khi vẫn dựa vào kinh nghiệm cũng nhƣ ý kiến chủ quan bản thân khi xét duyệt. Việc thẩm định khách hàng vay vốn qua nhiều kênh thông tin khác nhau, cũng nhƣ ý kiến chủ quan của từng cán bộ sẽ dẫn đến rủi ro cao. Chính vì vậy, ngân hàng nên khẩn trƣơng xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ để tiến hành đánh giá, xếp loại khách hàng tùy theo từng mức độ rủi ro để đƣa ra quyết định phê duyệt chính xác và dễ dàng kiểm soát rủi ro.

Giải pháp đào tạo nhân sự

Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kì một tổ chức nào. Theo định hƣớng phát triển MSB Cần Thơ là một chi nhánh mẫu, giai doạn từ nay đến năm 2015 sẽ triển khai mở thêm nhiều phòng giao dịch trên địa bàn nên cần thiết phải có đƣợc nguồn nhân sự đủ và chất lƣợng. Bên cạnh đó, từ thực tế phân tích ở trên, dƣ nợ tín dụng bình quân trên mỗi cán bộ tín dụng là khá cao nên ngân hàng cần chú trọng công tác tuyển dụng cũng nhƣ đào tạo nhân sự.

Để giải quyết vấn đề nhân sự, ngân hàng có thể áp dụng chƣơng trình “Thực tập viên tiềm năng”, chủ động liên kết với các trƣờng đại học tuyển dụng, lựa chọn những sinh viên năm cuối học lực khá giỏi, đủ tiêu chuẩn về thực tập và sau đó bổ sung vào đội ngũ nhân lực của chi nhánh. MSB Cần Thơ đã đƣợc Ban tổng Giám đốc phê duyệt dự án thành lập Trung tâm đào tạo

nhân sự cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long đặt tại Cần Thơ, vì vậy cần nhanh chóng triển khai dự án này để đáp ứng nhu cầu nhân lực

CHƢƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

DNNVV có vai trò rất quan trọng đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra công ăn việc làm, cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế…Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm loại hình doanh nghiệp này và đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Tuy nhiên, các DNNVV lại bị hạn chế về năng lực tài chính nên cần có sự hỗ trợ từ Nhà nƣớc và các tổ chức tài chính trung gian, nhƣng thực tế các DNNVV luôn gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ vốn.

Tín dụng NHTM là kênh dẫn vốn và đáp ứng nhu cầu vốn hết sức quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của một quốc gia và ngày càng khẳng định đƣợc vị thế của tín dụng NHTM trong nền kinh tế thị trƣờng đang trong xu thế hội nhập nhƣ Việt Nam. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế, đại bộ phận các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ từ nguồn vốn tín dụng của NHTM và thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của NHTM. Việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng nói chung và tín dụng đối với DNNVV nói riêng là một vấn đề vô cùng quan trọng và mang tính sống còn đối với các NHTM trong cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta hiện nay. Cùng với sự phát triển đi lên các DNNVV đã và đang tiếp tục khẳng định về sự cần thiết và tầm quan trọng đối với nền kinh tế. Phát triển khách hàng DNNVV ngày càng đƣợc quan tâm và có ý nghĩa sâu sắc đối với sự ổn định và phát triển của mỗi NHTM. Vì vậy, mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng DNNVV luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của MSB Cần Thơ mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay.

Sau quá trình phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại MSB Cần Thơ, ta có thể đƣa ra nhận xét chung là tình hình hoạt động tín dụng DNNVV tại ngân hàng khá tốt. Trƣớc diễn biến ngày càng phức tạp của nền kinh tế, để đảm bảo an toàn, ngân hàng đã chủ trƣơng giảm dƣ nợ cho vay, tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn không tránh khỏi những ảnh hƣởng từ môi trƣờng chung đầy rủi ro, nợ xấu ngày càng tăng dần. Đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng. Vì vậy, toàn thể cán bộ và nhân viên tại ngân hàng cần tập trung nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý thu hồi nợ, góp phần cải thiện chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI

Trong môi trƣờng kinh doanh đầy biến động, Maritime Bank cần kiên định với giải pháp phát triển trở thành một trong năm định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng những giải pháp về uy tín thƣogn hiệu và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt hƣớng đến hoạt động tín dụng DNNVV – phân khúc khách hàng chủ yếu. Thông qua đề tài nghiên cứu này, tôi xin đƣa ra một số kiến nghị nhƣ sau:

- Triển khai việc đánh giá hiệu quả và tính hợp lý của quy trình tín dụng đƣợc ban hành năm 2011, cần xem xét phản hồi từ chi nhánh để có hƣơng điều chỉnh thích hợp, hạn chế rủi ro thấp nhất.

- Phòng nhân sự cần hoàn thiện quy trình tuyển dụng, xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng cho từng vị trí cán bộ nhân viên phù hợp với từng miền. Từ đó, các chi nhánh có thể vận dụng quy trình tuyển dụng tốt hơn.

- Phòng phát triển mạng lƣới kết hợp với trung tâm đào tạo xúc tiến nhanh việc hỗ trợ chi nhánh Cần Thơ trong việc thành lập trung tâm đào tạo tại Cần Thơ, nhằm phục vụ công tác đào tạo cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại (2012), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trƣờng Đại Học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Đại Học Cần Thơ.

3. Trần Mạnh Đạt (2012), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ”.

4. Lê Quốc Khánh, “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy”, 2012.

5. Bùi Văn Luyện (2008), “Nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng công thương Hoàng Mai”. 6. Huỳnh Minh Thƣ (2012), “Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Gò Quao”.

7. Võ Đức Toàn (2012), “Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

9. Cao Sỹ Kiêm (2013). Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013. <http://www.thutuchanhchinh.vn/index.php/tin-hoat- dong/item/1682-doanh-nghiep-nho-va-vua-thuc-trang-va-giai-phap-ho-tro- nam-2013.html>. [Ngày truy cập: 27 tháng 10 năm 2013].

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 88)