Trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận chi nhánh có xu hƣớng giảm. Năm 2011, lợi nhuận ngân hàng đạt 22.220 triệu đồng, giảm 28,61% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận này giảm xuống 18.826 triệu đồng, với tốc độ giảm là 15,27% so với năm 2011. Điểm đáng chú ý là lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 đạt 15.445 triệu đồng, chiếm 82,04% lợi nhuận của cả năm 2012. Nhƣ vậy, lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2012 là rất thấp, nguyên nhân là do chi phí cuối năm tăng cao, cụ thể là chi cho việc trích lập dự phòng rủi ro. Để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, cũng nhƣ thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Nhà nƣớc về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, MSB Cần Thơ đã tiến hành rà soát, đánh giá lại tài sản đảm bảo và trích lập tối đa mức dự phòng. Thực tế, chi nhánh thƣờng tiến hành trích lập dự phòng vào tháng 11 cuối năm và năm 2012 nợ xấu bất ngờ tăng vọt so với thời gian trƣớc đó nên để đảm bảo an toàn buộc ngân hàng phải trích lập chi phí đáng kể phòng ngừa rủi ro tín dụng.
So với 6 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh với tốc độ giảm 45,43%. Tuy ngân hàng đã nỗ lực không ngừng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, nhƣng do thu nhập từ tín dụng giảm sút đã ảnh hƣởng đến lợi nhuận đạt đƣợc. Thực vậy, thu nhập từ lãi là nguồn thu chính của ngân hàng, trong đó đối tƣợng doanh nghiệp là khách hàng cốt lõi, nhƣ đã phân tích với điều kiện kinh tế hiện nay thì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vô cùng khó khăn, dẫn đến kết quả kinh doanh ngân hàng bị ảnh hƣởng.
Tóm lại, qua kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do tác động của tình hình khó khăn chung, ta thấy đƣợc tình hình kinh doanh của ngân hàng đang có nhiều diễn biến không mấy khả quan. Đứng trƣớc sự sụt giảm của lợi nhuận, ngân hàng cần tích cực hơn nữa, triển khai nhiều chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng và tận dụng nguồn thu từ dịch vụ.
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ
Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
81.644 75.609 68.127 38.025 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 2010 2011 2012 6T 2013 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ
QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
4.1.1 Thực trạng chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong giai đoạn 2010 – 2012, số lƣợng doanh nghiệp đăng kí thành lập giảm dần. Cụ thể, số lƣợng cao nhất là 81.644 doanh nghiệp vào năm 2010, sau đó số lƣợng này giảm chỉ còn 75.609 doanh nghiệp vào năm 2011 tƣơng ứng giảm 7,39% so với năm trƣớc, đến năm 2012 con số này tiếp tục giảm với tốc độ 9,90% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu khá tích cực khi số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng đạt 38.025 doanh nghiệp, chiếm 55,81% so với tổng doanh nghiệp năm 2012.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 4.1 Tình hình đăng kí kinh doanh của DNNVV cả nƣớc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Theo số liệu tại biểu đồ, trong giai đoạn 2010 và 2012 và 6 tháng đầu năm, số lƣợng doanh nghiệp giải thể liên tục tăng, năm 2011 có 51.675 DNNVV bị phá sản, tăng 9.750 doanh nghiệp so với năm trƣớc. Đặc biệt, số lƣợng này tăng mạnh vào năm 2012 với 52.650 doanh nghiệp giải thể. Bƣớc
41.925 51.675 52.650 28.275 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2010 2011 2012 6T 2013
sang 6 tháng 2013, tình hình này vẫn không chuyển biến khả quan hơn khi có 28.275 doanh nghiệp giải thể chiếm 53,70% so với năm 2012. Có thể thấy số doanh nghiệp bị giải thể và phá sản ngày càng tăng là do tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn trong thời gian vừa qua, từ đó ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách và công ăn việc làm của ngƣời lao động.
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hình 4.2 Số lƣợng DNNVV bị giải thể trên địa bàn cả nƣớc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Trên thực tế, khối DNNVV còn tồn tại một số hạn chế cố hữu sau14
:
- Về tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ: các DNNVV còn chƣa tiếp cận đƣợc hiệu quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia vào các chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ nhƣ chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia, Quỹ đổi mới Khoa học công nghệ… còn rất khiêm tốn (dƣới 10%). Do các DNNVV hoặc là có nguồn lực hạn chế, hoặc chƣa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn lực phân bổ bởi Chính phủ để phát triển các ngành, nghề và lĩnh vực ƣu tiên. Việc tiếp cận hạn chế này còn bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu thông tin, hoặc thủ tục quá phức tạp.
- Về tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đã đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ này. Qua khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam) cho thấy, 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản
cho các DNNVV); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp; Các điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với DNNVV.
- Về mặt bằng sản xuất:rất khó tiếp cận; hồ sơ quá phức tạp; thiếu thông tin; chi phí không chính thức lớn…
- Nằm ngoài chuỗi cung ứng:DNNVV đƣợc kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc các dự án lớn của nhà nƣớc. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các DNNVV trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, đa số DNNVV chƣa tham gia vào đƣợc chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
- Về công nghệ: kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,03% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 – 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.
- Về chất lượng nguồn lao động: 75% lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi. Tại Hà Nội, tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc đóng bảo hiểm xã hội đạt 60,53% vào năm 2010.
- Vấn đề về thiếu vốn:khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 – 18%). Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trƣởng tín dụng thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hƣớng tăng cao. Điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với DNNVV, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng đƣợc điều kiện không đƣợc nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.
- Chi phí sản xuất tăng cao:hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Đối với ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập
khẩu (ví dụ, sản xuất dây và cáp điện, điện tử…) bị ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn: sức tiêu thụ của thị trƣờng giảm sút, nhiều doanh nghiệp phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao nhƣ bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản… nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đối mặt với các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả nhƣng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh các ngành chế biến và bảo quản rau, củ, quả tăng 123,20%; sản xuất các sản phẩm từ nhựa tăng 89,10%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 62,80%; sản xuất xe có động cơ tăng 56,20%; sản xuất xi măng tăng 52,30%...
- Thị trường thu hẹp:Hầu hết các thị trƣờng truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu giảm. Các thị trƣờng mới thì thiếu tính ổn định, chủ yếu hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ.
- Hoàn thiện khung pháp lý: Theo hƣớng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp hoạt động (đấu thầu, đất đai, thuế, đầu tƣ…). Không làm chính sách theo lối “không quản đƣợc thì cấm hay hạn chế” hay ban hành thì tùy tiện, thiếu cân nhắc và xa lạ với thực tế với cuộc sống thƣờng ngày. Giảm bớt các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trƣờng.
- Hỗ trợ về tín dụng cho DNNVV: Tiếp tục hạ lãi suất cho vay và nới lỏng các điều kiện vay, đặc biệt là nguồn tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ; các ngân hàng thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay để doanh nghiệp duy trì hoạt động và trả nợ thay vì bị phá sản; Đẩy nhanh tiến độ thành lập Quỹ phát triển DNNVV; nhanh chóng thực hiện việc cho phép khu vực kinh tế tƣ nhân đƣợc tiếp cận vốn ODA.
4.1.2 Thực trạng hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Cần Thơ
Năm 2011, Sở Kế hoạch và Đầu Tƣ thành phố Cần Thơ đã cấp giấy phép thành lập mới 979 DNNVV với tổng số vốn đăng kí là 5.306 tỷ đồng, giảm 118 doanh nghiệp so với cùng thời kỳ năm 2010. Quy mô vốn đăng kí bình quân của một DNNVV là 5,42 tỷ đồng, tƣơng ứng 1,15 lần vốn bình quân một DNNVV vào năm 2010.
Năm 2012 trên địa bàn Cần Thơ chỉ có 885 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép kinh doanh với tổng số vốn đăng kí là 6.514 tỷ đồng, tiếp tục giảm 94 doanh nghiệp. Quy mô vốn bình quân của một DNVVN tăng lên 7,36 tỷ đồng và bằng 1,36 lần vốn bình quân của một DNNVV năm 2011.
Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013 có 592 doanh nghiệp mới đƣợc thành lập với tổng số vốn đăng kí kinh doanh là 1.463 tỷ đồng. Quy mô vốn đăng kí bình quân của một doanh nghiệp là 2,47 tỷ đồng.
Bảng 4.1: Tình hình đăng kí kinh doanh của DNVVN trên địa bàn thành phố Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu Tư thành phố Cần Thơ
Xét về số lƣợng, ta thấy trong giai đoạn 2010 – 2012, số lƣợng doanh nghiệp đƣợc cấp giấy phép kinh doanh giảm dần, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân là do vào năm 2012, kinh tế thế giới vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn và khó khăn hơn, nhu cầu nhập khẩu của các nƣớc không cao làm giảm thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa của nƣớc ta. Trong nƣớc, giá cả nguyên vật liệu tăng, lãi suất ngân hàng vẫn còn ở mức cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay, hoạt động sản xuất kinh doanh hết sức khó khăn. Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng đƣợc biết đến với thế mạnh về nông nghiệp, các DNNNV chủ yếu phát triển trên lợi thế này. Năm 2012, ngành sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu khủng hoảng trầm trọng làm cho hàng loạt doanh nghiệp phá sản, đồng thời số lƣợng doanh nghiệp mới giảm mạnh. Tuy nhiên, tƣơng tự xu hƣớng chung của cả nƣớc, bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp bắt đầu phục hồi và hoạt động ổn định, số lƣợng doanh nghiệp đã dần tăng trở lại chiếm 66,89% số doanh nghiệp vào năm 2012. Để đảm bảo và đáp ứng nhu cầu phát triền, các yêu cầu của doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn tập trung vào chính sách kinh tế vĩ mô, nhƣ kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất, giảm tình trạng thắt chặt tín dụng, cải cách thủ tục thuế khóa, thủ tục hành chính, thủ tục kiểm tra, kiểm dịch hải quan, công đoàn phí. Đồng thời, các doanh nghiệp đề nghị Chính phủ có những giải pháp cụ thể hơn để kiểm soát giá những mặt hàng có ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế, nhƣ xăng, dầu, điện, nhằm giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất ngay từ khâu đầu vào. Đối với những mặt hàng này, cần có giải pháp quản lý chặt chẽ hơn, không để lạm phát quay trở lại.
Năm DNTN Cty TNHH Cty CP Tổng Số lƣợng (DN) Vốn (Triệu đồng) Số lƣợng (DN) Vốn (Triệu đồng) Số lƣợng (DN) Vốn (Triệu đồng) Số lƣợng (DN) Vốn (Triệu đồng) 2010 197 212 752 2.766 148 2.175 1.097 5.153 2011 100 195 751 2.150 128 2.961 979 5.306 2012 98 132 698 1.937 89 4.445 885 6.514 6T 2013 190 234 367 914 35 315 592 1.463
0 100 200 300 400 500 600 700 800 2010 2011 2012 6T 2013 DNTN Cty TNHH Cty CP
Bên cạnh đó, ta thấy đƣợc loại hình công ty TNHH luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số các loại hình đăng kí kinh doanh. Cụ thể xét về tỷ trọng công ty TNHH, năm 2010, số lƣợng công ty TNHH đăng kí đạt 752 doanh nghiệp, chiếm 68,55% trong tổng số doanh nghiệp đăng kí, năm 2011 tỷ lệ này là 76,71%, đến năm 2012 tỷ lệ này tăng đạt 78,87%. DNNVV thuộc loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng cao nhất là một yếu tố khách quan vì các doanh nghiệp ở thành phố Cần Thơ nói riêng cũng nhƣ ở Việt Nam nói chung chủ yếu là do các cá nhân thành lập, các cá nhân này thƣờng là nhóm bạn bè, cung dòng họ, hay tự bản thân cá nhân thành lập không muốn nhiều ngƣời tham gia. Ngoài ra, từ khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời đã cho phép cá nhân thành lập công ty TNHH một thành viên nên loại hình này ngày càng phát triển.
Đáng chú ý, nhìn chung hàng năm trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã thu hút nhiều chủ đầu tƣ bỏ vốn sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, xét về quy mô vốn bình quân đăng ký kinh doanh của một doanh nghiệp qua các năm vẫn chƣa có sự đột biến và vẫn ở mức thấp, thậm chí đang có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân là do sự thông thoáng của pháp luật tạo điều kiện để ngƣời dân bỏ vốn thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên do hạn chế về vốn nên các doanh nghiệp có mức vốn từ vài chục triệu đến 1 tỷ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn.
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ
Hình 4.3 Số lƣợng đăng kí kinh doanh các DNNVV