Nguồn nhân lực luôn luôn đƣợc xem là tài sản quý báu nhất và là nhân tố quyết định sự thành công của bất kì tổ chức nào. Nhận thức rõ điều này nên MSB Cần Thơ luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng và bổ sung đội ngũ nguồn nhân lực với tiêu chí trẻ hóa, năng động, nhiệt tình và có tính chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.
Bảng 3.1: Số lƣợng và trình độ cán bộ công nhân viên MSB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2012
Nguồn: Phòng hành chính quản trị MSB Cần Thơ
Nhìn chung số lƣợng đội ngũ nhân viên của chi nhánh tăng dần qua 3 năm 2010 – 2012. Tính đến cuối năm 2011, tổng số cán bộ nhân viên của MSB Cần Thơ là 66 ngƣời, gấp 1,3 lần so với năm 2010. Đến năm 2012, ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động, mở thêm 1 phòng giao dịch nên đã tuyển dụng thêm nhân sự, nâng tổng số cán bộ nhân viên lên 70 ngƣời.
Về trình độ, năm 2012, chi nhánh có 2 ngƣời đạt trình độ sau đại học chiếm 2,86%, đại học có 55 ngƣời chiếm 78,57%. Số lƣợng cán bộ nhân viên trên đại học còn hơi khiêm tốn. Tuy nhiên, xét về độ tuổi, MSB Cần Thơ đang sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên rất trẻ, năng động, tuổi dƣới 30 chiếm trên 65% tổng số nhân viên, đây là một lợi thế của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng công tác tuyển dụng cũng nhƣ thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Chất lƣợng nhân viên ở MSB Cần Thơ đang ngày càng đƣợc nâng
Trình độ 2010 2011 2012 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Sau đại học 0 0 1 1,52 2 2,86 Đại học 42 85,71 53 80,30 55 78,57 Khác 7 14,29 12 18,18 13 18,57 Tổng 49 100 66 100 70 100
cao và góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong tình hình khó khăn hiện nay.
3.2.4 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ đến năm 2015
Căn cứ vào môi trƣờng kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và môi trƣờng kinh doanh tại thành phố Cần Thơ nói riêng cùng với định hƣớng của Hội sở và chi nhánh, có thể đề ra mục tiêu kinh doanh của MSB Cần Thơ đến năm 2015 nhƣ sau:
- Tăng tổng nguồn vốn lên 2.000 tỷ đồng trong đó vốn huy động chiếm từ 65% đến 80%.
- Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dƣ nợ: 30 – 35%. - Doanh thu từ khu vực dịch vụ chiếm bình quân 25 – 35%.
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ nhỏ hơn 3%.
- Lãi ròng trên tổng thu nhập đạt trung bình 15,50%/ năm.
- Tăng số máy ATM lên 25 máy ở những vị trí thuân tiện nhất, có thể phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi (hiện chỉ có 4 máy).
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tập trung phát triển tín dụng, phát triển thêm các sản phẩm mới bằng cách ứng dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại, internet, điện thoại,…
- Xây dựng một trụ sở kinh doanh tại thành phố Cần Thơ tƣơng xứng với quy mô của một chi nhánh vùng.
- Thu nhập trung bình của mỗi cán bộ công nhân viên tăng 10 – 15%/ năm.
- Tập trung đào tạo và nâng cao chất lƣợng các cán bộ quản lý cấp cao và cán bộ quản lý cấp trung.
- Thành lập thêm các phòng giao dich ở các quận, huyện khác tại thành phố Cần Thơ nhƣ quận Cái Răng, quận Bình Thủy,.. (hiện tại MSB Cần Thơ có 3 phòng giao dịch tại Thốt Nốt, An Thới và Hƣng Lợi).
3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả trƣớc hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguốn vốn một cách hợp lý. Trong nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự cạnh tranh gây gắt nhƣ hiện nay, làm thế nào để tạo ra lợi nhuận cao nhất với chi phí tối thiểu và rủi ro thấp nhất là điều mà các nhà quản trị luôn quan tâm. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá
hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng
Giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc xem là giai đoạn rất khó khăn của ngành ngân hàng cả nƣớc nói chung và ngành ngân hàng thành phố Cần Thơ nói riêng. MSB Cần Thơ đã nỗ lực hết mình và triển khai nhiều chiến lƣợc để vƣợt qua khó khăn, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi ảnh hƣởng của bối cảnh chung, cụ thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ sau:
Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 – 2010 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % a. Tổng thu nhập 112.605 107.202 97.123 (5.403) (4,80) (10.079) (9,40) Thu nhập từ lãi 96.977 90.913 80.176 (6.064) (6,25) (10.737) (11,81)
Thu nhập ngoài lãi 15.628 16.289 16.947 661 4,23 658 4,04
b. Tổng chi phí 81.479 84.982 78.297 3.503 4,30 (6.685) (7,87)
Chi phí từ lãi 71.336 73.875 65.256 2.539 3,56 (8.619) (11,67)
Chi phí ngoài lãi 10.143 11.107 13.041 964 9,50 1.934 17,41
c. Lợi nhuận 31.126 22.220 18.826 (8.906) (28,61) (3.394) (15,27)
Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ
3.3.1 Thu nhập
Thu nhập của ngân hàng giảm qua 3 năm cụ thể nhƣ sau: Năm 2011 doanh thu chi nhánh đạt đƣợc 107.202 triệu đồng, giảm 5.403 triệu đồng so với năm 2010, giảm 4,80%. Sang năm 2012 thu nhập tiếp tục giảm chỉ đạt 97.123 triệu đồng, giảm 10.079 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ giảm là 9,40%, giảm mạnh so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập vẫn chƣa khả quan hơn, giảm 6,31% so với cùng kì năm trƣớc, cụ thể đạt 51.300 triệu đồng. Thu nhập của ngân hàng bị ảnh hƣởng bởi 2 khoản thu chính là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.
- Thu nhập từ lãi là thu nhập chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng (chiếm trên 80%). Theo định hƣớng chung của toàn hệ thống, MSB Cần Thơ cũng xác định phân khúc chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhìn chung, khoản thu nhập này liên tục giảm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012 với tốc độ giảm 11,81% so với năm 2011. Nguyên nhân là do kinh tế năm 2012 diễn biến theo chiều hƣớng xấu, để kiềm chế lạm phát Nhà nƣớc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, việc làm này đã
kèm theo hệ quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Hàng loạt hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản. Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, buộc phải thu hẹp hoạt động, đồng thời chủ động cắt giảm vay vốn, tận dụng vốn tự có, công nợ khách hàng để giảm chi phí tài chính, giảm thiểu áp lực trả nợ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hết sức khó khăn của hoạt động tài chính, với phƣơng châm An toàn – Hiệu quả - Bền vững, ngân hàng đã cẩn trọng hơn trong khâu thẩm định, xét duyệt cho vay cũng nhƣ công tác thu hồi nợ, tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng nên dƣ nợ cho vay giảm dần kéo theo thu nhập từ lãi giảm.
- Thu nhập ngoài lãi bao gồm hoạt động từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và thu nhập khác. Khoản thu nhập này chiếm tỷ trọng thấp trong tổng thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm qua, thu nhập này tăng đáng kể. Với chính sách sách tiền tệ và tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại, nhận định hoạt động tín dụng sẽ chứa đựng nhiều rủi ro hơn nên ngân hàng mở rộng đầu tƣ tăng khoản thu dịch vụ. Bên cạnh đó, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động dịch vụ trong việc đem lại nguồn thu an toàn với chi phí thấp và đứng trƣớc tình hình cạnh tranh gây gắt của các TCTD khác, ngân hàng tiến hành triển khai hàng loạt dịch vụ ngân hàng hiện đại hiệu quả, nhanh chóng và chính xác. Cụ thể, ngân hàng đã từng bƣớc hoàn thiện, điều chỉnh và nâng cấp tính năng sản phẩm, đặc biệt dịch vụ M-banking tích hợp Internet banking, Mobile banking và SMS banking với nhiều tiện ích và chính sách ƣu đãi từ đó góp phần tăng khả năng cạnh tranh cũng nhƣ mang lại nguồn thu đáng kể. Bảng 3.3: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
trong 6 tháng đầu năm 2012 và 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 6T 2012 6T 2013 6T 2012 - 6T 2013
Số tiền %
a. Tổng thu nhập 54.754 51.300 (3.454) (6,31)
Thu nhập từ lãi 46.582 42.194 (4.388) (9,42)
Thu nhập ngoài lãi 8.172 9.106 934 11,43
b. Tổng chi phí 39.309 42.872 3.563 9,07
Chi phí từ lãi 32.772 35.648 2.876 8,78
Chi phí ngoài lãi 6.537 7.224 687 10,51
c. Lợi nhuận 15.445 8.428 (7.017) (45,43)
3.3.2 Chi phí
Để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả thì phải bỏ ra khoản chi phí nhất định tƣơng ứng. Theo bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chi phí của ngân hàng tăng giảm không đều qua 3 năm. Cụ thể chi phí năm 2011 là 84.982 triệu đồng, tăng thêm 3.503 triệu đồng hay tăng 4,30% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là chi nhánh mở thêm một phòng giao dịch tại Thốt Nốt làm cho tổng chi phí tăng lên. Sang năm 2012 tổng chi phí giảm còn 78.297 triệu đồng, đã giảm 6.685 triệu đồng tƣơng ứng tốc độ giảm là 7,87% so với 2011. Tính đến 6 tháng đầu năm 2013, cùng với diễn biến ngày càng xấu đi của thị trƣờng và sức ép cạnh tranh gây gắt giữa các TCTD trên địa bàn, tổng chi phí tăng 9,07% so với cùng kì năm trƣớc. Chi phí lãi và chi phí ngoài lãi là 2 khoản chi phí chính cấu thành tổng chi phí của ngân hàng.
- Trong tổng chi phí của ngân hàng, chi phí cho hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng nhiều nhất, do đó sự biến động của nó ảnh hƣởng nhiều đến tổng chi phí. Năm 2011, chi phí tăng 3,56% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của “cơn bão” lãi suất thị trƣờng và phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trong việc thu hút khách hàng gửi tiền, ngân hàng phải tăng lãi suất huy động làm tăng chi phí đầu vào. Tuy nhiên, đến năm 2012, khoản mục này lại giảm 11,67% so với năm 2011. Nguyên nhân là do NHNN áp dụng trần lãi suất, điều chỉnh lãi suất giảm liên tục, nên chi nhánh đã tiến hành hạ lãi suất huy động với các khoản tiền gửi, từ đó chi phí lãi giảm mạnh. Bên cạnh đó, tuy nhìn chung mặt bằng huy động vốn khó khăn, nhƣng vốn huy động đã đáp ứng đƣợc tƣơng đối nhu cầu vay vốn, dẫn đến nguồn vốn điều chuyển từ hội sở đến chi nhánh giảm mạnh, góp phần giảm chi phí từ lãi. Đến 6 tháng đầu năm 2013, so với 6 tháng đầu năm 2013, chi phí này lại tăng 8,87% do tình hình kinh tế tiếp tục chuyển biến xấu hơn, để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn, ngân hàng đã phải tăng chi phí đầu vào trong việc huy động vốn.
- Chi phí ngoài lãi bao gồm chi phí từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, chi quản lý, chi tài sản, chi dự phòng và các chi phí khác. Nhìn chung, khoản mục chi phí ngoài lãi tăng qua các năm. Chi phí này tăng lên cũng do công tác thu hút vốn huy động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, cũng nhƣ việc triển mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì lãi suất huy động đƣợc áp dụng trần lãi suất, nên ngân hàng phải đƣa ra các chính sách nhƣ dự thƣởng, tặng quà cho khách hàng để thu hút tiền gởi, từ đó làm tăng chi phí ngân hàng. Mặt khác, để tăng khả năng cạnh tranh, đầu năm 2012, chi nhánh đã tiến hành đầu tƣ mới toàn bộ cơ sở vật chất, đổi mới diện mạo phòng giao dịch, làm chi phí tăng mạnh, tăng 17,41% so với năm
2011. Bƣớc sang 6 tháng đầu năm 2013, xu hƣớng này vẫn tiếp diễn khi khoản mục chi phí này tăng 10,51% so với cùng kì năm trƣớc.
3.3.3 Lợi nhuận
Trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận chi nhánh có xu hƣớng giảm. Năm 2011, lợi nhuận ngân hàng đạt 22.220 triệu đồng, giảm 28,61% so với năm 2010. Đến năm 2012, lợi nhuận này giảm xuống 18.826 triệu đồng, với tốc độ giảm là 15,27% so với năm 2011. Điểm đáng chú ý là lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 đạt 15.445 triệu đồng, chiếm 82,04% lợi nhuận của cả năm 2012. Nhƣ vậy, lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2012 là rất thấp, nguyên nhân là do chi phí cuối năm tăng cao, cụ thể là chi cho việc trích lập dự phòng rủi ro. Để đảm bảo sự lành mạnh trong hoạt động ngân hàng, cũng nhƣ thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Nhà nƣớc về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro, MSB Cần Thơ đã tiến hành rà soát, đánh giá lại tài sản đảm bảo và trích lập tối đa mức dự phòng. Thực tế, chi nhánh thƣờng tiến hành trích lập dự phòng vào tháng 11 cuối năm và năm 2012 nợ xấu bất ngờ tăng vọt so với thời gian trƣớc đó nên để đảm bảo an toàn buộc ngân hàng phải trích lập chi phí đáng kể phòng ngừa rủi ro tín dụng.
So với 6 tháng đầu năm 2012, lợi nhuận 6 tháng đầu năm nay đã giảm mạnh với tốc độ giảm 45,43%. Tuy ngân hàng đã nỗ lực không ngừng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, nhƣng do thu nhập từ tín dụng giảm sút đã ảnh hƣởng đến lợi nhuận đạt đƣợc. Thực vậy, thu nhập từ lãi là nguồn thu chính của ngân hàng, trong đó đối tƣợng doanh nghiệp là khách hàng cốt lõi, nhƣ đã phân tích với điều kiện kinh tế hiện nay thì hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp vô cùng khó khăn, dẫn đến kết quả kinh doanh ngân hàng bị ảnh hƣởng.
Tóm lại, qua kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, do tác động của tình hình khó khăn chung, ta thấy đƣợc tình hình kinh doanh của ngân hàng đang có nhiều diễn biến không mấy khả quan. Đứng trƣớc sự sụt giảm của lợi nhuận, ngân hàng cần tích cực hơn nữa, triển khai nhiều chính sách phù hợp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng và tận dụng nguồn thu từ dịch vụ.
0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2010 2011 2012 6T 2012 6T 2013 Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ
Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của MSB Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
81.644 75.609 68.127 38.025 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 2010 2011 2012 6T 2013 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH CẦN THƠ
QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
4.1.1 Thực trạng chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong giai đoạn 2010 – 2012, số lƣợng doanh nghiệp đăng kí thành lập giảm dần. Cụ thể, số lƣợng cao nhất là 81.644 doanh nghiệp vào năm 2010, sau đó số lƣợng này giảm chỉ còn 75.609 doanh nghiệp vào năm 2011 tƣơng ứng giảm 7,39% so với năm trƣớc, đến năm 2012 con số này tiếp tục giảm với tốc độ 9,90% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu khá tích cực khi số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới