Thực trạng chung của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 47)

Trong giai đoạn 2010 – 2012, số lƣợng doanh nghiệp đăng kí thành lập giảm dần. Cụ thể, số lƣợng cao nhất là 81.644 doanh nghiệp vào năm 2010, sau đó số lƣợng này giảm chỉ còn 75.609 doanh nghiệp vào năm 2011 tƣơng ứng giảm 7,39% so với năm trƣớc, đến năm 2012 con số này tiếp tục giảm với tốc độ 9,90% so với năm 2011. Sang 6 tháng đầu năm 2013, nền kinh tế bắt đầu có những dấu hiệu khá tích cực khi số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới gia tăng đạt 38.025 doanh nghiệp, chiếm 55,81% so với tổng doanh nghiệp năm 2012.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hình 4.1 Tình hình đăng kí kinh doanh của DNNVV cả nƣớc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Theo số liệu tại biểu đồ, trong giai đoạn 2010 và 2012 và 6 tháng đầu năm, số lƣợng doanh nghiệp giải thể liên tục tăng, năm 2011 có 51.675 DNNVV bị phá sản, tăng 9.750 doanh nghiệp so với năm trƣớc. Đặc biệt, số lƣợng này tăng mạnh vào năm 2012 với 52.650 doanh nghiệp giải thể. Bƣớc

41.925 51.675 52.650 28.275 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2010 2011 2012 6T 2013

sang 6 tháng 2013, tình hình này vẫn không chuyển biến khả quan hơn khi có 28.275 doanh nghiệp giải thể chiếm 53,70% so với năm 2012. Có thể thấy số doanh nghiệp bị giải thể và phá sản ngày càng tăng là do tình hình kinh tế vĩ mô bất ổn trong thời gian vừa qua, từ đó ảnh hƣởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách và công ăn việc làm của ngƣời lao động.

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hình 4.2 Số lƣợng DNNVV bị giải thể trên địa bàn cả nƣớc giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Trên thực tế, khối DNNVV còn tồn tại một số hạn chế cố hữu sau14

:

- Về tiếp cận các chính sách, chương trình ưu đãi của Chính phủ: các DNNVV còn chƣa tiếp cận đƣợc hiệu quả. Tỷ lệ DNNVV tham gia vào các chƣơng trình hỗ trợ của Chính phủ nhƣ chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia, Quỹ đổi mới Khoa học công nghệ… còn rất khiêm tốn (dƣới 10%). Do các DNNVV hoặc là có nguồn lực hạn chế, hoặc chƣa chuẩn bị để tiếp cận các nguồn lực phân bổ bởi Chính phủ để phát triển các ngành, nghề và lĩnh vực ƣu tiên. Việc tiếp cận hạn chế này còn bắt nguồn từ nguyên nhân thiếu thông tin, hoặc thủ tục quá phức tạp.

- Về tiếp cận vốn vay: Chính phủ đã triển khai các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ vốn cho các DNNVV nhƣ bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, trên thực tế mới có một số lƣợng nhỏ các doanh nghiệp đã đƣợc thụ hƣởng chính sách hỗ trợ này. Qua khảo sát của Viện Phát triển doanh nghiệp (Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam) cho thấy, 55% trở ngại do thủ tục vay (hồ sơ vay vốn phức tạp, không đủ thủ tục vay vốn đơn giản

cho các DNNVV); 50% trở ngại yêu cầu thế chấp (thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, ngân hàng không đa dạng hóa tài sản thế chấp nhƣ hàng trong kho, các khoản thu…); 80% tỷ lệ lãi suất chƣa phù hợp; Các điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với DNNVV.

- Về mặt bằng sản xuất:rất khó tiếp cận; hồ sơ quá phức tạp; thiếu thông tin; chi phí không chính thức lớn…

- Nằm ngoài chuỗi cung ứng:DNNVV đƣợc kỳ vọng là có thể đóng góp vào sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ, hoặc đóng vai trò là nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm đầu vào cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoặc các dự án lớn của nhà nƣớc. Quá trình này sẽ thúc đẩy cho các DNNVV trở thành trụ cột để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Hiện nay, đa số DNNVV chƣa tham gia vào đƣợc chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

- Về công nghệ: kết quả khảo sát của Bộ Khoa học và Công nghệ mới đây cho thấy, trình độ khoa học công nghệ và năng lực đổi mới trong DNNVV của Việt Nam còn thấp. Số lƣợng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ còn rất ít. Số lƣợng nhà khoa học, chuyên gia làm việc trong các doanh nghiệp chỉ chiếm 0,03% trong tổng số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp. Khoảng 80 – 90% máy móc và công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp của Việt Nam là nhập khẩu và 76% từ thập niên 1980 – 1990, 75% máy móc và trang thiết bị đã hết khấu hao.

- Về chất lượng nguồn lao động: 75% lực lƣợng lao động chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật; Việc thực hiện chƣa đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động đã làm giảm đi chất lƣợng công việc trong khu vực DNNVV, do vậy các DNNVV càng rơi vào vị thế bất lợi. Tại Hà Nội, tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc đóng bảo hiểm xã hội đạt 60,53% vào năm 2010.

- Vấn đề về thiếu vốn:khó khăn nhất vẫn là thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh. Hiện nay, chỉ có 30% các DNNVV tiếp cận đƣợc vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng vốn tự có hoặc vay từ nguồn khác (trong số này có nhiều doanh nghiệp vẫn phải chịu vay ở mức lãi suất cao 15 – 18%). Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng cũng bị sụt giảm, tăng trƣởng tín dụng thấp, gặp khó khăn trong thu nợ (gốc và lãi). Nợ xấu có xu hƣớng tăng cao. Điều kiện vay vốn hiện nay chƣa phù hợp với DNNVV, rất ít các doanh nghiệp đáp ứng đƣợc điều kiện không đƣợc nợ thuế quá hạn, không nợ lãi suất quá hạn.

- Chi phí sản xuất tăng cao:hầu hết giá nguyên liệu đầu vào của các ngành đều tăng, trong khi giá bán sản phẩm không tăng. Đối với ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp, phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên liệu, phụ kiện nhập

khẩu (ví dụ, sản xuất dây và cáp điện, điện tử…) bị ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, hàng tồn kho lớn: sức tiêu thụ của thị trƣờng giảm sút, nhiều doanh nghiệp phải chủ động thu hẹp sản xuất, hoạt động cầm chừng. Hàng tồn kho trong một số ngành hàng tăng cao nhƣ bất động sản, vật liệu xây dựng, nông sản… nhiều doanh nghiệp kinh doanh bất động sản phải đối mặt với các khoản vay lớn của ngân hàng, đến hạn trả nhƣng không có nguồn thu, không còn tài sản và khả năng huy động vốn để duy trì kinh doanh các ngành chế biến và bảo quản rau, củ, quả tăng 123,20%; sản xuất các sản phẩm từ nhựa tăng 89,10%; sản xuất kim loại đúc sẵn tăng 62,80%; sản xuất xe có động cơ tăng 56,20%; sản xuất xi măng tăng 52,30%...

- Thị trường thu hẹp:Hầu hết các thị trƣờng truyền thống của Việt Nam đều bị thu hẹp, kim ngạch xuất khẩu giảm. Các thị trƣờng mới thì thiếu tính ổn định, chủ yếu hợp đồng ngắn hạn theo thời vụ.

- Hoàn thiện khung pháp lý: Theo hƣớng tạo những điều kiện thông thoáng nhất cho doanh nghiệp hoạt động (đấu thầu, đất đai, thuế, đầu tƣ…). Không làm chính sách theo lối “không quản đƣợc thì cấm hay hạn chế” hay ban hành thì tùy tiện, thiếu cân nhắc và xa lạ với thực tế với cuộc sống thƣờng ngày. Giảm bớt các quy định, giấy phép can thiệp hành chính vào thị trƣờng.

- Hỗ trợ về tín dụng cho DNNVV: Tiếp tục hạ lãi suất cho vay và nới lỏng các điều kiện vay, đặc biệt là nguồn tín dụng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp phụ trợ; các ngân hàng thực hiện việc khoanh nợ, giãn nợ và tiếp tục cho vay để doanh nghiệp duy trì hoạt động và trả nợ thay vì bị phá sản; Đẩy nhanh tiến độ thành lập Quỹ phát triển DNNVV; nhanh chóng thực hiện việc cho phép khu vực kinh tế tƣ nhân đƣợc tiếp cận vốn ODA.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 47)