2.1.4.1 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi hay chƣa thu hồi.
2.1.4.2 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng thu về đƣợc trong một thời gian nhất định.
2.1.4.3 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và chƣa thu đƣợc vào thời điểm nhất định. Để xác định đƣợc dƣ nợ ngân hàng sẽ so sánh hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu hồi nợ.
2.1.4.4 Nợ xấu12
Nợ xấu ngày càng cao thì đó chính là biểu hiện của rủi ro tín dụng, theo quy định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ- NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu đƣợc xác định nhƣ sau :
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
Các khoản nợ quá hạn dƣới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;
Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN)
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
Các khoản nợ điều chuyển kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn đƣợc điều chuyển lần đầu);
Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN)
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quy định;
Các khoản nợ đƣợc miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo qui định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN)
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN)
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần thứ hai;
Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
Các khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 2 điều sáu QĐ 18/2007/ QĐ-NHNN)
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 .
2.1.4.5 Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng cũng nhƣ khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, ngân hàng sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì càng tốt. Công thức tính:
(2.1)
2.1.4.6 Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tƣ đƣợc quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Công thức tính13:
: (2.2)
Trong đó dƣ nợ bình quân đƣợc tính nhƣ sau:
(2.3)
13 Thái Văn Đại, 2012
Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Dƣ nợ bình quân = Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ 2 Vòng quay vốn tín dụng (lần) =
2.1.4.7 Dự phòng rủi ro tín dụng
Ngày 22 tháng 04 năm 2005 NHNN ban hành quyết định 493/2005/QĐ- NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Việc trích dự phòng này là nhằm bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng, và đƣợc tính theo dƣ nợ gốc của khách hàng và đƣợc hoạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Quyết định 493 yêu cầu trích lập hai loại dự phòng là dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là loại dự phòng đƣợc trích lập trên cở sở phân loại cụ thể các khoản nợ mà hiện nay các tổ chức tín dụng đang thực hiện và đƣợc quy định rõ trong Quyết định 493. Ngoài ra còn dự phòng chung cho tất cả các khoản nợ của mình bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Đối với dự phòng cụ thể, tỷ lệ trích với các nhóm nợ 1,2,3,4 và 5 lần lƣợt là 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. Công thức tính dự phòng nhƣ sau:
R = max {0, (A – C)} x r (2.4) R: số tiền dự phòng phải trích
A: giá trị khoản nợ
C: giá trị tài sản đảm bảo (nhân với tỉ lệ phần trăm đã đƣợc quy định trong quyết định 493)
r : tỷ lệ trích lập dự phòng
* Hệ số dự phòng rủi ro
(2.5)
Là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Các khoản dự phòng rủi ro đƣợc trích lập dựa trên các nhóm nợ. Nhóm nợ càng cao thì thì số phải trích dự phòng rủi ro càng nhiều, nếu trích nhiều thì sẽ ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng, thậm chí có thể lỗ. Vì vậy, chỉ số này càng cao thì chất lƣợng nợ của ngân hàng càng xấu.
Dự phòng RRTD đƣợc trích lập Hệ số dự phòng RRTD =
2.1.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Để có thể nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng ta phải hiểu rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng để từ đó phát huy những tác động tích cực cũng nhƣ hạn chế các ảnh hƣởng tiêu cực.
2.1.5.1 Nhân tố chủ quan thuộc về ngân hàng
Năng lực tài chính
Đây là nhân tố thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng. Bất kỳ ngân hàng nào có vốn tự có lớn sẽ có khả năng huy động vốn tốt và cung ứng tín dụng cao. Trong xu thế hội nhập và phát triển, tình hình cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vự tài chính – ngân hàng giữa các tổ chức tín dụng (TCTD), việc tăng vốn tự có của bản thân mỗi ngân hàng là hết sức cần thiết. Các ngân hàng có vốn điều lệ lớn đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, đa dang hóa sản phẩm dịch vụ tạo nhiều tiện ích cho khách hàng, nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Cơ cấu tổ chức và điều hành
Nhân tố này không chỉ tác động đến chất lƣợng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học, sự phân công nhiệm vụ, công việc đƣợc tiến hành cụ thể, có sự liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận thì sẽ đáp ứng kịp thời các yêu cầu của khách hàng, đồng thời quản lý các khoản tín dụng hiệu quả và an toàn.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Chất lƣợng của đội ngũ nhân sự là yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kì tổ chức nào. Chất lƣợng của đội ngũ nhân sự thể hiện ở trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, phong cách ứng xử phù hợp với công việc và mội tình huống. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng thì cần chú trọng nâng cao chất lƣợng của đội ngũ nhân sự.
Chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng mang tính chất sống còn với các NHTM, hơn nữa chức năng huy động và cho vay quyết định quy mô, chất lƣợng, sản phẩm ngân hàng tạo nên bộ mặt ngân hàng trƣớc công chúng. Chính sách tín dụng đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động nhƣ: huy động vốn và cho vay, quy trình cho vay, lãi suất huy động và cho vay, sản phẩm tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng
2.1.5.2 Nhân tố khách quan thuộc về môi trường kinh tế và xã hội
Môi trường kinh tế
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng nhƣ doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng rất nhiều của môi trƣờng này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hƣớng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ nhƣ hiện nay, hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp không chỉ chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế trong nƣớc mà cả môi trƣờng kinh tế quốc tế. Những tác động do môi trƣờng kinh tế gây ra có thể là trực tiếp đối với ngân hàng hoặc tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng ngân hàng.
Môi trường chính trị, xã hội
Sự ổn định của môi trƣờng chính trị, xã hội là một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tƣ. Nếu môi trƣờng này ổn định thì các nhà đầu tƣ sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tƣ và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngƣợc lại nếu môi trƣờng bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng.
Việt Nam có môi trƣờng chính trị rất ổn định, đây là một lợi thế vƣợt trội, tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Nƣớc ta đƣợc các tổ chức quốc tế thừa nhận là có nền chính trị ổn định nhất khu vực châu Á. Bên cạnh đó, tháng 11/2006 Việt nam chính thức trở thành thành viên 150 của tôt chức thƣơng mại thế giới WTO, tổ chức thành công hội nghị cấp cao APEC 14, đƣợc bầu làm Ủy viên không thƣờng trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, ngày càng nâng cao vị thế trên trƣờng quốc tế. Sự ổn định về chính trị, thể chế tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nƣớc ổn định sản xuất kinh doanh. Chính vì thế góp phần giúp cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng đƣợc phát triển, mở rộng cung cấp các dịch vụ đến các doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý
Môi trƣờng pháp lý không chặt chẽ nhiều khe hở và bất cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trƣờng pháp lý không chặt chẽ và thiếu sự ổn định cũng khiến các nhà đầu tƣ trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng.
Hiện tại, nƣớc ta đã có những cải cách đáng kể để tạo ra môi trƣờng pháp lý bình đẳng và công bằng cho các loại hình doanh nghiệp cùng tham gia kinh doanh, từng bƣớc tiến tới hệ thống luật pháp đồng bộ, điều chỉnh các loại hình dooanh nghiệp thoe một số cơ chế chính sách thống nhất trên quan điểm Nhà nƣớc tôn trọng và đảm bảo quyền tự do kinh doanh.
Triển khai nhanh chóng và toàn diện những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp, tiếp tục xóa bỏ các giấy phép kinh doanh không cần thiết. Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trƣờng đầu tƣ, tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách khuyến khích đầu tƣ.
2.1.5.3 Nhân tố khách quan từ các doanh nghiệp
DNNVV là đối tƣợng lập phƣơng án, dự án xin vay và sau khi đƣợc ngân hàng chấp nhận, trực tiếp sử dụng vốn vay để kinh doanh. Vì vậy, DNNVV sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.
Năng lực tài chính
Nếu năng lực của doanh nghiệp yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán đƣợc những biến động lên xuống của nhu cầu thị trƣờng; không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phân phối và khuếch trƣơng sản phẩm …thì sẽ dễ dàng bị gục ngã trong cạnh tranh. Từ đó làm ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng, chất lƣợng tín dụng của ngân hàng bị ảnh hƣởng. Và ngƣợc lại năng lực của doanh nghiệp càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, vốn vay càng đƣợc sử dụng có hiệu quả.
Các DNNVV thƣờng gặp khó khăn về tài chính. Đặc biệt, doanh nghiệp thuộc dạng siêu nhỏ thì càng gặp khó khăn về tài chính trầm trọng hơn do các doanh nghiệp này đa số là hoạt động kinh doanh từ vốn tự có là chính, đồng thời không có nhiều tài sản nên việc tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài gặp rất nhiều khó khăn.
Sự trung thực của doanh nghiệp
Sự trung thực của doanh nghiệp ảnh hƣởng lớn tới chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng không cung cấp các số liệu trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống kê đã đƣợc ban hành thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ việc quản lý vốn vay của khách hàng để qua đó có thể đƣa ra quyết định cho vay đúng đắn.
Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tƣợng kinh doanh, không đúng với phƣơng án, mục dích khi xin vay thì sẽ không trả đƣợc nợ dúng hạn.
Tài sản đảm bảo
Quyền sở hữu tài sản là một trong những tiêu chuẩn để đƣợc cấp tín dụng (có thể là tài sản đảm bảo hoặc tín chấp). Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều tài sản của các pháp nhân và cá nhân không có giấy chứng nhận sỡ hữu. Tài sản cố định phần lớn là nhà xƣởng, máy móc, thiết bị lạc hậu không đủ tiêu chuẩn thế chấp. Trong khi đó nhu cầu vay vốn ngân hàng là rất lớn. Nhƣ vậy nếu cho vay theo đúng chế độ thì hầu hết các doanh nghiệp không đủ điều kiện để cho vay hoặc đƣợc cho vay nhƣng không đáng kể
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu đƣợc sử dụng là nguồn số liệu thứ cấp có sẵn tại MSB Cần Thơ, là số liệu mà ngân hàng dùng để báo cáo nội bộ trong hệ thống ngân hàng bao gồm các số liệu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay, nợ quá hạn, nợ xấu, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Số liệu thu thập qua báo cáo thƣờng niên, báo chí, tạp chí ngân hàng những tƣ liệu tín dụng ngân hàng, các giáo trình bài giảng đƣợc học.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
Là phƣơng pháp dùng số liệu trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để so sánh với nhau, năm sau so với năm trƣớc để cho thấy sự thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự biến động, đánh giá những mặt tích cực cần phát huy đồng thời làm cơ sở tìm ra phƣơng hƣớng khắc phục khó khăn.