LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 36)

3.1.1 Khái quát về Maritime Bank Việt Nam

 Tên đầy đủ: Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Hàng hải Việt Nam

 Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Maritime Commercial Joint Stock.

 Tên viết tắt: Maritime Bank – MSB.

Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trƣơng và đi vào hoạt động tại thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về ngân hàng thƣơng mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chƣa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có đƣợc từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam…

Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài chi nhánh tại các tỉnh thành lớn nhƣ Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bƣớc đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.

Nhìn lại chặng đƣờng phát triển thì năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bằng nội lực và bản lĩnh của mình, Maritime Bank đã dần lấy lại trạng thái cân bằng và phát triển mạnh mẽ từ năm 2005.

Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo đƣợc niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt hơn 110.000 tỷ VND. Mạng lƣới hoạt động không ngừng đƣợc mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.

Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hƣớng kinh doanh, hình ảnh thƣơng hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phƣơng thức tiếp cận khách hàng… đến nay, Maritime Bank đang đƣợc nhận định là một ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đƣờng hƣớng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.

3.1.2 Lịch sử và sự hình thành của MSB Cần Thơ

 Tên chi nhánh: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng hải chi nhánh Cần Thơ.

 Tên viết tắt: MSB Cần Thơ.

MSB Cần Thơ là một trong các chi nhánh cấp 1 của hệ thống Matitime Bank Việt Nam, đƣợc đặt tại trung tâm thành phố Cần Thơ, số 40 Phan Đình Phùng, quận Ninh Kiều, tiếp giáp đƣờng Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc khu kinh tế năng động của Cần Thơ.

Ngân hàng MSB Cần Thơ đƣợc khai trƣơng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/11/1993, đây là chi nhánh NHTM cổ phần đô thị đầu tiên đƣợc thành lập tại Cần Thơ. MSB Cần Thơ đã phát huy thế mạnh vốn có của cả hệ thống ngân hàng mình về công nghệ thông tin, tài trợ cho các dự án ngành hàng hải, bƣu điện, giao thông vận tải và các khách hàng xuất nhập khẩu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, ngân hàng đang cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhƣ: nhận tiền gửi, cho vay, chuyển tiền, tài trợ thƣơng mại (mở, thông báo L/C, nhờ thu, bảo lãnh, chiết khấu,…). Đây vẫn là một trong các chi nhánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả của hệ thống Maritime Bank, đóng góp vào sự lớn mạnh chung của hệ thống, giúp Maritime Bank khẳng định vị thế trong nhóm các NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

Hiện tại, MSB Cần Thơ cũng chỉ có 1 chi nhánh và 4 phòng giao dịch, một con số khá khiêm tốn. Chi nhánh đang chú trọng vào chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và đào tạo nguồn nhân lực giỏi nhằm mang lại lợi ích một cách tốt nhất cho khách hàng cũng nhƣ ngân hàng. Đó cũng chính là lý do Maritime Bank chƣa có nhiều điểm giao dịch tại thành phố Cần Thơ, phƣơng châm của ngân hàng là chú trọng đến chất lƣợng trƣớc nhất rồi mới đến số lƣợng.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MSB CẦN THƠ 3.2.1 Sơ đồ tổ chức 3.2.1 Sơ đồ tổ chức

Năm 2010 MSB Cần Thơ chính thức chuyển đổi thƣơng hiệu mới và mô hình hoạt động sang ngân hàng đa năng, hiện đại, lấy khách hàng làm trung

tâm và phân khúc khách hàng để phục vụ tốt hơn. Vì vậy, sơ đồ tổ chức hiện tại nhƣ sau:

Nguồn: Phòng tín dụng MSB Cần Thơ

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức MSB Cần Thơ

3.2.2 Chức năng của từng bộ phận

Theo sơ đồ tổ chức bộ máy này thì nó hƣớng vào phục vụ khách hàng, lấy khách hàng làm trọng tâm và phân thành các phân khúc khách hàng khác nhau. Bên cạnh đó, việc quản lý kinh doanh cũng rất chặt chẽ, cụ thể:

- Ban Giám đốc:

+ Giám đốc chi nhánh: là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và điều hành mọi hoạt động chung, có quyền quyết định với tình hình nhân sự, cũng nhƣ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cụ thể sẽ trực tiếp điều hành trung tâm khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa - theo tiêu chí Maritime Bank và bộ phận hỗ trợ.

+ Phó Giám đốc chi nhánh: gồm có 2 phó Giám đốc, 1 phó Giám đốc sẽ trực tiếp điều hành trung tâm khách hàng doanh nghiệp lớn, 1 phó Giám đốc trung tâm khách hàng cá nhân (01 phòng giao dịch đƣợc gọi là 01 trung tâm khách hàng cá nhân). Các Phó Giám đốc có trách nhiệm tham mƣu cho Giám đốc về hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ điều hành mọi công việc theo uỷ quyền của Giám đốc.

 Bộ phận kinh doanh:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ) quản lý các hoạt động nghiệp vụ sau:

BAN GIÁM ĐỐC Bộ phận kinh doanh Bộ phận hỗ trợ Trung tâm doanh nghiệp lớn Trung tâm doanh nghiệp nhỏ và vừa Phòng tin học Trung tâm cá nhân Phòng kho quỹ Phòng hành chính Phòng kế toán

Huy động vốn doanh nghiệp (không bao gồm định chế tài chính), quản lý vốn tiền gửi của các định chế tài chính theo sự ủy thác của khối nguồn vốn.

Cấp tín dụng doanh nghiệp Tài trợ thƣơng mại

Các dịch vụ ủy khác dành cho khách hàng doanh nghiệp và bán chéo các sản phẩm dịch vụ thuộc các khối nghiệp vụ khác liên quan.

- Phòng khách hàng cá nhân quản lý các nghiệp vụ sau: Huy động vốn dân cƣ, các hộ kinh doanh cá thể

Cấp tín dụng cá nhân (các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, tổ hợp tác) Các dịch vụ khác dành cho khách hàng cá nhân

 Bộ phận hỗ trợ:

- Phòng tin học: Thực hiện chế độ lƣu trữ và cập nhật thƣờng xuyên các chƣơng trình do hội sở cung cấp đảm bảo tốt việc lƣu trữ số liệu và an toàn hệ thống máy. Đồng thời, thực hiện bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị, chỉnh sửa kỹ thuật các lỗi chƣơng trình nhằm đảm bảo tình trạng máy luôn hoạt động tốt để phục vụ kịp thời trong công tác quản lý và không gây ách tắc cho khách hàng trong giao dịch hàng ngày.

- Phòng kế toán:

Quản lý các tài khoản tiền gửi thanh toán tại NHNN và các tổ chức tín dụng trong nƣớc.

Quản lý chế độ hạch toán kế toán tại chi nhánh đảm bảo tuân thủ theo chế độ hạch toán kế toán hiện hành của Nhà nƣớc và Maritime Bank.

Quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ và việc triển khai các kế hoạch tài chính Maritime Bank tại chi nhánh.

Thực hiện cơ chế cân đối và điều hòa vốn (bao gồm cả chuyển khoản và tiền mặt), duy trì khả năng thanh toán và chi trả tiền mặt của chi nhánh.

Kiểm soát thực hiện chế độ chứng từ kế toán, lƣu trữ chứng từ kế toán. Thực hiện chế độ báo cáo kế toán thống kê theo quy định.

- Phòng hành chính: quản lý các hoạt động nghiệp vụ hành chính tổng hợp tại chi nhánh. Đồng thời, quản lý và thực hiện công việc quản lý nhân sự, hành chính, văn thƣ, lễ tân, bảo vệ an ninh tại chi nhánh theo quy định pháp luật và Maritime Bank.

- Phòng kho quỹ: quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Maritime Bank. Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý, lƣu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nƣớc trên địa bàn.

Ngoài ra, các trung tâm ngân hàng tại chi nhánh còn đƣợc sự hỗ trợ nghiệp vụ, hỗ trợ về cách thức bán hàng của các phòng, ban ngân hàng thuộc ngành dọc hội sở.

3.2.3 Tình hình nhân sự

Nguồn nhân lực luôn luôn đƣợc xem là tài sản quý báu nhất và là nhân tố quyết định sự thành công của bất kì tổ chức nào. Nhận thức rõ điều này nên MSB Cần Thơ luôn quan tâm đến công tác tuyển dụng và bổ sung đội ngũ nguồn nhân lực với tiêu chí trẻ hóa, năng động, nhiệt tình và có tính chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển.

Bảng 3.1: Số lƣợng và trình độ cán bộ công nhân viên MSB Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2012

Nguồn: Phòng hành chính quản trị MSB Cần Thơ

Nhìn chung số lƣợng đội ngũ nhân viên của chi nhánh tăng dần qua 3 năm 2010 – 2012. Tính đến cuối năm 2011, tổng số cán bộ nhân viên của MSB Cần Thơ là 66 ngƣời, gấp 1,3 lần so với năm 2010. Đến năm 2012, ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động, mở thêm 1 phòng giao dịch nên đã tuyển dụng thêm nhân sự, nâng tổng số cán bộ nhân viên lên 70 ngƣời.

Về trình độ, năm 2012, chi nhánh có 2 ngƣời đạt trình độ sau đại học chiếm 2,86%, đại học có 55 ngƣời chiếm 78,57%. Số lƣợng cán bộ nhân viên trên đại học còn hơi khiêm tốn. Tuy nhiên, xét về độ tuổi, MSB Cần Thơ đang sở hữu đội ngũ cán bộ nhân viên rất trẻ, năng động, tuổi dƣới 30 chiếm trên 65% tổng số nhân viên, đây là một lợi thế của ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng luôn chú trọng công tác tuyển dụng cũng nhƣ thƣờng xuyên tổ chức các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Chất lƣợng nhân viên ở MSB Cần Thơ đang ngày càng đƣợc nâng

Trình độ 2010 2011 2012 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ trọng (%) Sau đại học 0 0 1 1,52 2 2,86 Đại học 42 85,71 53 80,30 55 78,57 Khác 7 14,29 12 18,18 13 18,57 Tổng 49 100 66 100 70 100

cao và góp phần cải thiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng trong tình hình khó khăn hiện nay.

3.2.4 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng hải – chi nhánh Cần Thơ đến năm 2015

Căn cứ vào môi trƣờng kinh doanh của ngành ngân hàng nói chung và môi trƣờng kinh doanh tại thành phố Cần Thơ nói riêng cùng với định hƣớng của Hội sở và chi nhánh, có thể đề ra mục tiêu kinh doanh của MSB Cần Thơ đến năm 2015 nhƣ sau:

- Tăng tổng nguồn vốn lên 2.000 tỷ đồng trong đó vốn huy động chiếm từ 65% đến 80%.

- Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trung và dài hạn trên tổng dƣ nợ: 30 – 35%. - Doanh thu từ khu vực dịch vụ chiếm bình quân 25 – 35%.

- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ nhỏ hơn 3%.

- Lãi ròng trên tổng thu nhập đạt trung bình 15,50%/ năm.

- Tăng số máy ATM lên 25 máy ở những vị trí thuân tiện nhất, có thể phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi (hiện chỉ có 4 máy).

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tập trung phát triển tín dụng, phát triển thêm các sản phẩm mới bằng cách ứng dụng sự phát triển của công nghệ hiện đại, internet, điện thoại,…

- Xây dựng một trụ sở kinh doanh tại thành phố Cần Thơ tƣơng xứng với quy mô của một chi nhánh vùng.

- Thu nhập trung bình của mỗi cán bộ công nhân viên tăng 10 – 15%/ năm.

- Tập trung đào tạo và nâng cao chất lƣợng các cán bộ quản lý cấp cao và cán bộ quản lý cấp trung.

- Thành lập thêm các phòng giao dich ở các quận, huyện khác tại thành phố Cần Thơ nhƣ quận Cái Răng, quận Bình Thủy,.. (hiện tại MSB Cần Thơ có 3 phòng giao dịch tại Thốt Nốt, An Thới và Hƣng Lợi).

3.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Một ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả trƣớc hết phải có nguồn vốn vững mạnh và biết sử dụng nguốn vốn một cách hợp lý. Trong nền kinh tế thị trƣờng cùng với sự cạnh tranh gây gắt nhƣ hiện nay, làm thế nào để tạo ra lợi nhuận cao nhất với chi phí tối thiểu và rủi ro thấp nhất là điều mà các nhà quản trị luôn quan tâm. Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá

hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trƣờng

Giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đƣợc xem là giai đoạn rất khó khăn của ngành ngân hàng cả nƣớc nói chung và ngành ngân hàng thành phố Cần Thơ nói riêng. MSB Cần Thơ đã nỗ lực hết mình và triển khai nhiều chiến lƣợc để vƣợt qua khó khăn, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi ảnh hƣởng của bối cảnh chung, cụ thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhƣ sau:

Bảng 3.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2010 – 2012 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011 – 2010 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % a. Tổng thu nhập 112.605 107.202 97.123 (5.403) (4,80) (10.079) (9,40) Thu nhập từ lãi 96.977 90.913 80.176 (6.064) (6,25) (10.737) (11,81)

Thu nhập ngoài lãi 15.628 16.289 16.947 661 4,23 658 4,04

b. Tổng chi phí 81.479 84.982 78.297 3.503 4,30 (6.685) (7,87)

Chi phí từ lãi 71.336 73.875 65.256 2.539 3,56 (8.619) (11,67)

Chi phí ngoài lãi 10.143 11.107 13.041 964 9,50 1.934 17,41

c. Lợi nhuận 31.126 22.220 18.826 (8.906) (28,61) (3.394) (15,27)

Nguồn: Phòng kế toán MSB Cần Thơ

3.3.1 Thu nhập

Thu nhập của ngân hàng giảm qua 3 năm cụ thể nhƣ sau: Năm 2011 doanh thu chi nhánh đạt đƣợc 107.202 triệu đồng, giảm 5.403 triệu đồng so với năm 2010, giảm 4,80%. Sang năm 2012 thu nhập tiếp tục giảm chỉ đạt 97.123 triệu đồng, giảm 10.079 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ giảm là 9,40%, giảm mạnh so với năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập vẫn chƣa khả quan hơn, giảm 6,31% so với cùng kì năm trƣớc, cụ thể đạt 51.300 triệu đồng. Thu nhập của ngân hàng bị ảnh hƣởng bởi 2 khoản thu chính là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.

- Thu nhập từ lãi là thu nhập chủ yếu, luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của ngân hàng (chiếm trên 80%). Theo định hƣớng chung của toàn hệ thống, MSB Cần Thơ cũng xác định phân khúc chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhìn chung, khoản thu nhập này liên tục giảm, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2012 với tốc độ giảm 11,81% so với năm 2011. Nguyên nhân là do kinh tế năm 2012 diễn biến theo chiều hƣớng xấu, để kiềm chế lạm phát Nhà nƣớc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, việc làm này đã

kèm theo hệ quả là cầu nội địa giảm, hàng tồn kho lớn, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Hàng loạt hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, thậm chí phá sản. Các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, buộc phải thu hẹp hoạt động, đồng thời chủ động cắt giảm vay vốn,

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng tmcp hàng hải chi nhánh cần thơ (Trang 36)