1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo dục đạo đức trong gia đình việt nam hiện nay

175 2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức của cha mẹ đối với trẻ em trong gia đình Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh đổi mới từ nă

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

HÀ THỊ BẮC

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH

VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

HÀ THỊ BẮC

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH

VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS

Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS HOÀNG CHÍ BẢO

Hà Nội - 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của GS.TS Hoàng Chí Bảo Các số liệu, tư liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng Các kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIẢ

Hà Thị Bắc

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Trang

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 10

1.1 Những nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình 10

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về gia đình 10

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về giáo dục gia đình 16

1.2 Những nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức trong gia đình 22

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức 22

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức trong gia đình 27

1.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 30

Tiểu kết chương 1 32

Chương 2: GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 33

2.1 Khái niệm gia đình, đạo đức và giáo dục đạo đức 33

2.1.1 Khái niệm gia đình 33

2.1.2 Khái niệm đạo đức và giáo dục đạo đức 40

2.2 Giáo dục đạo đức trong gia đình 45

2.2.1 Khái niệm giáo dục đạo đức trong gia đình 45

2.2.2 Vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình 48

2.2.3 Nội dung giáo dục đạo đức trong gia đình 54

2.2.4 Phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình 59

2.3 Đặc điểm và một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay 61

2.3.1 Đặc điểm của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay 61

Trang 6

2.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay 66Tiểu kết chương 2 77Chương 3: GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 783.1 Thực trạng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay 783.1.1 Nhận thức của cha mẹ về vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay 783.1.2 Nội dung giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay 853.1.3 Phương pháp giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay 963.2 Một số vấn đề đặt ra đối với việc giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay 1073.2.1 Cha mẹ thiếu kiến thức và kỹ năng giáo dục đạo đức cho con cái 1073.2.2 Cha mẹ gặp khó khăn trong việc lựa chọn, thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình 1093.2.3 Ý thức tự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của một bộ phận trẻ em hiện nay còn thấp 1133.2.4 Tác động tiêu cực của môi trường giáo dục đến giáo dục đạo đức trong gia đình 114Tiểu kết chương 3 119

Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY 120 4.1 Nâng cao nhận thức của cha mẹ, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình 1204.1.1 Trang bị kiến thức và kỹ năng giáo dục đạo đức cho các bậc cha mẹ1204.1.2 Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình 1224.2 Phát huy ý thức tự giác rèn luyện và tu dưỡng đạo đức cho trẻ em trong gia đình 130

Trang 7

4.2.1 Cha mẹ cần chú trọng thực hành và nêu gương đạo đức trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em 1304.2.2 Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ em thông qua việc tổ chức đời sống gia đình 1334.3 Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình 1374.3.1 Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ và hạnh phúc, tạo nên bầu không khí lành mạnh cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em 1374.3.2 Tăng cường phối hợp giữa gia đình với nhà trường và xã hội 1404.3.3 Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước và sự điều tiết của pháp luật trong xây dựng môi trường giáo dục đạo đức lành mạnh 144Tiểu kết chương 4 150KẾT LUẬN 151

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 154

TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CNXH : Chủ nghĩa xã hội

KHXH : Khoa học xã hội KTTT : Kinh tế thị trường LLSX : Lực lượng sản xuất

QHSX : Quan hệ sản xuất UNCEF : Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Giáo dục đạo đức trong gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân Trong giáo dục đạo đức của gia đình thì việc giáo dục đạo đức cho trẻ em luôn được quan tâm đặc biệt bởi gia đình

là môi trường giáo dục đầu tiên và có vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em – lứa tuổi chưa trưởng thành, còn non nớt cả về thể chất

và tinh thần Là tế bào của xã hội, gia đình là nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi trẻ em được chăm sóc cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để trẻ hòa nhập

vào đời sống xã hội Vì vậy, giáo dục đạo đức trong gia đình được coi là nền tảng

cho giáo dục đạo đức của nhà trường và xã hội, đó là sự tác động một cách kiên trì, thường xuyên, toàn diện và sâu sắc của những người lớn trong gia đình, đặc biệt là của cha mẹ đối với trẻ em và luôn để lại dấu ấn đậm nét nhất trong suốt cuộc đời mỗi người

Cùng với cơ hội đang thúc đẩy sự tiến bộ của gia đình Việt Nam thì sự phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế với những hệ luỵ và mặt trái của nó cũng đang đặt gia đình Việt Nam trước rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em Trên thực tế ở nhiều nơi, nhất là ở các khu đô thị lớn, gia đình đang có những dấu hiệu khủng hoảng Nhiều giá trị đạo đức của gia đình Việt Nam đang bị xói mòn bởi sự thao túng của đồng tiền, lối sống lai căng, thiếu văn hoá; tình trạng ly thân, ly hôn có xu hướng tăng cao; sống chung không kết hôn; tình trạng trẻ em nghiện hút; tệ nạn mại dâm; tình dục đồng giới; ngoại tình; bạo lực gia đình; bạo lực học đường, v.v đang có chiều hướng gia tăng, gây bức xúc đối với các gia đình và trở thành vấn nạn của xã hội Hiện trạng này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về những biểu hiện lệch lạc trong sự phát triển nhân cách và sự bất ổn trong tâm lý của một bộ phận giới trẻ hiện nay Những hiện tượng suy thoái về đạo đức, lối sống, hành vi của con người đang làm cho môi trường xã

Trang 10

hội bị ô nhiễm nặng nề, hết sức bất lợi đối với việc giáo dục đạo đức và hình thành, phát triển nhân cách của trẻ em hiện nay

Gia đình cùng với nhà trường và xã hội là môi trường giáo dục quan trọng đối với sự hình thành phẩm chất đạo đức và nhân cách cho thế hệ trẻ Song vai trò của các thiết chế xã hội này chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả khi lấy

giáo dục đạo đức trong gia đình làm cơ sở Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ hiện nay

vẫn chưa nhận thức được vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình Không ít cha

mẹ chỉ quan tâm đến đời sống vật chất của con mà xem nhẹ việc dạy chữ, dạy người cho con cái Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường cùng với những tác động nhiều mặt của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tốc độ phát triển tâm - sinh lý của trẻ hiện nay diễn ra hết sức phức tạp, có khi đột biến, bất thường trong khi các bậc cha mẹ lại chưa kịp thời nhận thức để điều chỉnh những hành vi lệch chuẩn và định hướng cho trẻ phát triển một cách lành mạnh Nhiều gia đình tỏ ra lúng túng thậm chí bất lực trong việc giáo dục đạo đức cho con cái Trong bối cảnh đó, việc định hướng các giá trị đạo đức, hình thành các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cho trẻ

em thông qua giáo dục đạo đức trong gia đình là một yêu cầu cấp bách hiện nay

Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục nói chung

và giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng nhằm góp phần tạo ra thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện, vừa có “Đức” vừa có “Tài” Trẻ em sẽ là nguồn nhân lực chủ yếu trong tương lai, họ phải được giáo dục và rèn luyện về mọi mặt, mà trước hết là phải được giáo dục về đạo đức Không có những đảm bảo về đạo đức và giáo

dục đạo đức thì gia đình không trở thành “tế bào lành mạnh”, do đó, cũng không

thể đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Việt Nam trong tương lai Vì vậy, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình không chỉ là trách nhiệm của các bậc làm cha mẹ đối với con cái của mình mà còn thể hiện trách nhiệm của họ với sự phát triển của xã hội và đất nước Nhận thức rõ vị trí và vai trò của gia đình trong

giáo dục thế hệ trẻ, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn 2030 đã khẳng định: “Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng

Trang 11

hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [118, tr 1] Như vậy, giáo dục đạo đức cho trẻ em trong gia đình là một công việc hết sức lớn lao, nghiêm túc nhưng cũng là công việc đầy khó khăn, gian khổ Giáo dục đạo đức trong gia đình là con đường thể hiện nguyện vọng của các bậc cha mẹ vào phẩm chất nhân cách của con cái nhưng muốn thực hiện được nguyện vọng ấy, các bậc cha mẹ phải tập trung ý chí, với đầy đủ sự quan tâm và tình thương yêu con trẻ thực sự

Trong những năm gần đây, vấn đề gia đình đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm trên nhiều bình diện và quy mô khác nhau Tuy nhiên, do giới hạn ở đối tượng và phạm vi nghiên cứu nên những công trình này chưa đi sâu nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay Do đó, tiếp tục làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục đạo đức trong gia đình là cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Những lý do nêu trên đã thúc đẩy tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục đạo đức

trong gia đình Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu và viết luận án tiến sĩ Đã

đến lúc, chúng ta cần có sự nhìn nhận đầy đủ, khách quan và đúng đắn hơn về vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, để gia đình thực sự là trường học đầu tiên của thế hệ trẻ, là môi trường lành mạnh hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

- Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình, luận án đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:

+ Làm rõ các khái niệm: “Gia đình”; “Đạo đức” và “Giáo dục đạo đức trong gia đình”

Trang 12

+ Làm rõ vai trò, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình + Phân tích đặc điểm và một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

+ Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay; phân tích những vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay

+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu:

Giáo dục đạo đức trong gia đình là hoạt động giáo dục có mục đích và hệ thống, diễn ra trong phạm vi gia đình nhằm tác động đến nhận thức, tình cảm, hành vi đạo đức của các thành viên trong gia đình Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác

giả chỉ tập trung nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức của cha mẹ đối với trẻ em trong gia đình Việt Nam hiện nay, trong bối cảnh đổi mới từ năm 1986 đến nay

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước ta về gia đình và giáo dục gia đình Luận án cũng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như lôgíc - lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, v.v để làm rõ vấn đề nghiên cứu

5 Đóng góp mới của luận án

Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án được thể hiện ở một số nội dung cụ thể sau:

- Làm rõ vai trò, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình; phân tích đặc điểm và một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Trang 13

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay luận án đã phân tích một số vấn đề đặt ra trong giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa, khái quát hóa lý luận

về gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các bậc cha

mẹ trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em, phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu về gia đình, giáo dục đạo đức trong gia đình ở các cơ sở giáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay

7 Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả có liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương với 11 tiết và các tiểu kết chương Cụ thể:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình - Một số vấn đề lý luận Chương 3: Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay - Thực trạng

và một số vấn đề đặt ra

Chương 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX cho đến nay, vấn đề gia đình đã được đề cập và xem xét dưới nhiều khía cạnh trên quy mô quốc gia và quốc tế Cùng với cơn lốc của cuộc cách mạng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và quá trình hiện đại hóa, đô thị hóa diễn ra trên toàn cầu thì “gia đình - tế bào cơ bản của xã hội” đã không ngừng được cảnh báo như là một đối tượng đang bị đe dọa tổn thương và phải chịu đựng những cú sốc riêng của nó [103, tr 198] Chính vì vậy, nghiên cứu

về vấn đề gia đình và vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển của xã hội nói chung và trẻ em nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan và tổ chức trong nước cũng như quốc tế quan tâm Liên quan đến đề tài luận án, có thể phân loại các công trình nghiên cứu nêu trên thành các nhóm cơ bản sau:

1.1 Những nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về gia đình

Trong những năm qua, GS Lê Thi đã có nhiều công trình nghiên cứu về gia

đình, trong đó có một số công trình tiêu biểu như: Gia đình Việt Nam trong bối

cảnh đất nước đổi mới; Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Viêt Nam hiện nay; Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam, v.v Trong cuốn Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới (2002) [113], GS Lê Thi đã cung cấp cho chúng ta một bức tranh toàn

cảnh về gia đình Việt Nam hiện nay Đó là những thay đổi về cấu trúc, quy mô, chức năng, cũng như quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Trên cơ sở làm rõ

sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới và chuyển sang

thế kỷ XXI, tác giả còn đề cập tới vấn đề giáo dục trẻ em vị thành niên và những

khó khăn của các bậc cha mẹ Tác giả đã tiếp cận vấn đề giáo dục trẻ em từ góc độ quyền và bổn phận của trẻ em đã được Luật pháp nước ta khẳng định, trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, đạo đức (điều 6 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em (12/8/1991)), được nhà nước và xã hội tôn

Trang 15

trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan (Điều 8) [113, tr 226] Luật cũng nêu rõ bổn phận của trẻ em là yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha

mẹ, lễ phép với người lớn, đoàn kết với bạn bè, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác Theo tác giả, để thực hiện các quyền của trẻ

em và giúp trẻ làm tròn bổn phận, các bậc cha mẹ đang gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, không chỉ vì thiếu các điều kiện sinh hoạt vật chất đáp ứng việc nuôi dưỡng trẻ, mà còn do những hạn chế về nội dung và phương pháp giáo dục con cái khi chuyển từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại Tác giả nhấn mạnh, để làm tốt việc giáo dục con cái, đặc biệt là đối với việc giáo dục trẻ vị thành niên, cha mẹ cần phải có những hiểu biết về trẻ em trong ứng xử, suy nghĩ và hành động Những phân tích, so sánh của tác giả về giáo dục của gia đình truyền thống và gia đình hiện đại khá toàn diện và sâu sắc, có thể định hướng cho các bậc cha mẹ trong việc lựa chọn nội dung và phương pháp giáo dục con cái ở Việt Nam hiện nay

Trong một công trình nghiên cứu khác, Cuộc sống và biến động của hôn

nhân, gia đình Việt Nam hiện nay (2007) [114], GS Lê Thi đã phân tích một cách

toàn diện hơn về cuộc sống hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay Khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới, những ảnh hưởng của toàn cầu hoá đã làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và tác động trực tiếp đến

cuộc sống của từng gia đình ở Việt Nam Vấn đề xây dựng văn hoá gia đình,

phát huy quyền làm chủ của các thành viên, thực hiện sự công bằng, dân chủ, bình đẳng trong quan hệ gia đình là những vấn đề rất cấp thiết hiện nay Trong công trình này, tác giả tập trung làm rõ vấn đề văn hoá ứng xử và tổ chức cuộc sống gia đình với những phân tích chi tiết về hành vi ứng xử trong gia đình và giao tiếp ngoài xã hội, quan niệm tự do, trách nhiệm, tổ chức cuộc sống và phát huy truyền thống gia đình Tác giả cũng đề cập đến việc đánh giá tư cách đạo đức của con người thông qua những hành động cụ thể diễn ra trong sinh hoạt gia đình Theo tác giả, cách ăn nói, giao tiếp không phải là biểu hiện xã giao, bề

Trang 16

ngoài mà chứa đựng, thể hiện, phản ánh những quan niệm đạo đức, văn hoá nhất định, những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến giáo dục con cái trong gia đình Gia đình luôn đảm nhiệm các chức năng cơ bản đối với sự phát triển của xã hội, tuy có những chức năng được Nhà nước, xã hội hỗ trợ một phần như việc nuôi dạy con cái, chăm sóc người ốm, người già nhưng trong cuộc sống thường ngày, gia đình luôn có vai trò quan trọng đối với việc giáo dục con cái, bảo đảm sự cân bằng về tâm lý cho các thành viên, thoả mãn nhu cầu tình cảm của họ Nhìn từ phương diện này, rõ ràng còn nhiều bất hợp lý phải giải quyết, nhiều hành động phải uốn nắn trong đời sống gia đình, trong quan hệ giữa các thành viên, giữa người lớn và trẻ em trong bối cảnh đổi mới toàn diện các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay

Cuốn Xây dựng gia đình văn hoá trong sự nghiệp đổi mới của Trần Hữu

Tòng - Trương Thìn (Chủ biên) (1997) [122], các tác giả đã khái quát thực tiễn xây dựng gia đình văn hóa trong quá trình đổi mới ở nước ta Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng diễn ra sâu rộng, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của gia đình với tư cách là “tế bào” vững chắc của xã hội, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con người; coi xây dựng gia đình văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Trên cơ sở đó, chúng ta có thể hy vọng rằng, trong thời gian tới, vị trí, vai trò của gia đình ngày càng được khẳng định và các gia đình Việt Nam sẽ ngày càng “khỏe mạnh” hơn để giữ vững nền tảng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững trong tương lai

Trong cuốn Thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với gia đình Việt Nam

hiện nay: Phân tích các tài liệu nghiên cứu và điều tra về gia đình Việt Nam được tiến hành 15 năm gần đây (1990-2004) [133], do tác giả Lê Ngọc Văn chủ biên, các

tác giả đã phân tích và tổng hợp về thực trạng gia đình Việt Nam, dự báo những xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam trong một tương lai gần Trong công trình

này, thực trạng gia đình Việt Nam được mô tả và phân tích trên cả bình diện cấu

trúc và bình diện chức năng Các tác giả đã dành một chương để nói về “Chức năng

Trang 17

xã hội hóa trẻ em của gia đình” Theo tác giả Nguyễn Văn Mạnh: “Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang diễn ra nhiều biến đổi quan trọng, đặc biệt khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết đối với việc thực hiện các chức năng của mình, trong đó có chức năng xã hội hóa trẻ em” [133, tr 143] Việc giáo dục trẻ em không chỉ thể hiện tình cảm đạo đức, đạo

lý của dân tộc đối với thế hệ đang lớn lên, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn

xã hội, của gia đình và mỗi cá nhân, trong đó, gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng [133, tr 143] Các tác giả đã khẳng định, xã hội hóa trẻ em là một chức năng đặc biệt quan trọng của gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù và theo những tiêu chuẩn đặc thù Giáo dục trẻ em trong gia đình là một công việc diễn ra thường xuyên với nhiều nội dung phong phú và đa dạng Tuy nhiên, không phải cùng một lúc cha mẹ có thể dạy cho trẻ tất cả những thứ mà trẻ cần biết, hoặc cha

mẹ muốn trẻ được biết Vì vậy, cần phải chọn lọc những nội dung chủ yếu, cần thiết nhất mà tối thiểu mỗi đứa trẻ phải được học tập, trau dồi Trong đó, nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ em phải coi trọng Do tiếp cận vấn đề giáo dục trẻ em trên bình diện chung nên các tác giả chưa đi sâu phân tích về vai trò, nội dung và phương

pháp giáo dục đạo đức cho con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay

Cuốn sách chuyên khảo Gia đình học của các GS.TS Đặng Cảnh Khanh - Lê

Thị Quý (2009) [58] là một công trình khoa học công phu, hệ thống, được biên soạn dưới hình thức một giáo trình giảng dạy, nghiên cứu Ngoài những nội dung mang tính lý thuyết, các tác giả cũng trình bày rất nhiều tư liệu nghiên cứu, tổng kết thực tiễn mà các tác giả đã trực tiếp khảo sát

Từ quan niệm Gia đình học với tính cách một khoa học, các tác giả đã trình bày

cặn kẽ các khái niệm gia đình và gia đình học; vị trí, vai trò và chức năng của gia đình;

những đặc trưng của gia đình Việt Nam truyền thống Các tác giả cho rằng, gia đình

Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Thông qua số liệu thống kê từ những cuộc điều tra và nghiên

cứu cơ bản về gia đình Việt Nam, các tác giả đã phác họa những nét tổng quát về quy

Trang 18

mô, cơ cấu và những hình thức tổ chức vận hành của gia đình Việt Nam Đồng thời các

tác giả đã đề cập tới vấn đề giáo dục gia đình và xã hội hóa cá nhân trên bình diện lý

luận và thực tiễn Giáo dục gia đình hay còn gọi là gia giáo là cơ sở để tạo nên một

trong những hệ giá trị truyền thống quý báu của người Việt Ngày nay, mặc dù hệ thống giáo dục quốc dân đã phát triển mạnh mẽ nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn được giáo dục gia đình [58, tr 262] Thông qua việc phân tích những vấn đề về nội dung và phương pháp giáo dục gia đình, các tác giả đã giúp chúng ta có cái nhìn khát quát về thực trạng giáo dục gia đình ở Việt Nam hiện nay Mặc dù không tiếp cận dưới góc độ giáo dục đạo đức trong gia đình nhưng những phân tích và điều tra về giáo dục gia đình, đặc biệt là việc giáo dục những giá trị đạo đức truyền thống trong gia đình Việt Nam sẽ là những tư liệu quý giúp tác giả luận án tiếp tục đi sâu nghiên cứu về vấn

đề giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Công trình Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 (2008) [19] do Bộ

Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) xuất bản, đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ và toàn diện về gia đình Việt Nam, tập trung vào một số vấn đề sau: một là, quan hệ gia đình, trong đó tập trung vào quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình Hai là, về giá trị và chuẩn mực của gia đình như về số con, quan niệm về giáo dục con cái, lựa chọn bạn đời Ba là, về kinh tế gia đình, thay đổi trong tiêu dùng, mức sống, v.v Bốn là, về phúc lợi gia đình như mức độ sử dụng các dịch vụ gia đình, phúc lợi đối với gia đình nghèo, gia đình có công, v.v Những kết quả điều tra về gia đình Việt Nam năm 2006 sẽ là tư liệu quan trọng để tác giả luận án so sánh và làm rõ thực trạng giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Trong cuốn Quản lý nhà nước về gia đình, lý luận và thực tiễn (2010) [104],

GS Lê Thi ̣Quý đã tập hợp các bài viết của một số nhà nghiên cứu và của chính tác giả viết về lĩnh vực quản lý nhà nước về gia đình Đây là tài liệu bổ ích cung cấp những kiến thức cơ bản của lý luận quản lý nhà nước về gia đình phục vụ cho nghiên cứu gia đình trong giai đoạn hiện nay Sự ổn định và phát triển của gia đình

có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của xã hội

Trang 19

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: Gia đình Việt Nam, bên cạnh những bước phát

triển mới, tiến bộ cũng đang phải đối diện với rất nhiều thách thức và đang xuất hiện những dấu hiệu của sự khủng hoảng, tan vỡ Nguyên nhân của tình hình trên là

do sự hạn chế về nhận thức của các cấp lãnh đạo và nhân dân về vị trí, vai trò của gia đình và công tác gia đình, công tác quản lý nhà nước về gia đình chưa theo kịp

sự phát triển của đất nước Do đó, những mặt tích cực của gia đình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa chưa được phát huy đầy đủ Nhiều vấn đề bức xúc về gia đình chưa được xử lý kịp thời Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chưa quan tâm đúng mức tới việc nghiên cứu, lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục gia đình, chẳng hạn như công tác giáo dục trước và sau hôn nhân, việc cung cấp các kiến thức làm cha mẹ, giáo dục kỹ năng ứng xử của các thành viên trong gia đình, cung cấp dịch vụ gia đình, v.v chưa được coi trọng [104, tr 7] Nhiều gia đình còn xem nhẹ việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các thành viên, đặc biệt là phụ nữ, trẻ

em và người cao tuổi Trong tình hình đó, nếu các gia đình không được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ về nhận thức, các điều kiện vật chất, tinh thần sẽ không

đủ khả năng đối phó với những biến động và sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và không làm tròn được chức năng của mình [104, tr 7]

Đề tài cấp Bộ Tổng quan về xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2011 -

2020 (2012) [87] của Viện Khoa học xã hội Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Hữu

Minh làm chủ nhiệm Công trình này đề cập đến nhiều vấn mang tính “thời sự” của gia đình Việt Nam hiện nay, đó là mối quan hệ giữa vợ và chồng; vị thế và vai trò của con cái trong gia đình; quan hệ cha mẹ - con cái vị thành niên; quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu; quan hệ gia đình và vấn đề tổ chức cuộc sống trong những gia đình có vợ hoặc chồng di cư lao động Những thay đổi trong các mối quan hệ gia đình đang tác động mạnh mẽ đến giáo dục gia đình Trên cơ sở đánh giá thực trạng các mối quan hệ của gia đình, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng các quan hệ trong gia đình Việt Nam

Tiếp cận gia đình dưới góc độ xã hội học có một số công trình như: cuốn

Những nghiên cứu xã hội học về gia đình Việt Nam (1991) [64] do PGS Tương Lai

Trang 20

chủ biên đã trình bày khá rõ nét những đặc điểm của gia đình, đặc biệt có những nội dung phân tích về gia đình và giáo dục gia đình của GS Trần Đình Hượu; phụ nữ với chức năng giáo dục gia đình của GS Đặng Thanh Lê đã phân tích sâu sắc ảnh hưởng của giáo dục gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của con

người Trong cuốn Xã hội học gia đình (2003) [14] của Mai Huy Bích, tác giả đã đi

sâu phân tích các kiểu loại gia đình trên thế giới và Việt Nam, các chức năng cơ bản của gia đình, vị trí, vai trò của gia đình đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội

Từ đó, tác giả chỉ ra những ảnh hưởng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi người

Ngoài những công trình nghiên cứu trên, luận án Tiến sĩ Triết học: Gia đình

trong quá trình đô thị hoá ở Thành phố Hồ Chí Minh (2005) [142] của Nguyễn Tiến

Vững cũng tập trung làm rõ những quan niệm khoa học về gia đình, đô thị và đô thị hóa; ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đối với sự vận động, biến đổi gia đình và xây dựng gia đình trong quá trình đô thị hóa Phân tích, lý giải những xu hướng tích cực

và hạn chế của sự vận động và biến đổi gia đình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đánh giá thực trạng gia đình Việt Nam trong quá trình đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh cần có

sự kế thừa những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống và tiếp thu những giá trị đạo đức của gia đình hiện đại Vun đắp mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, không chỉ đòi hỏi chúng ta phải có thiện ý, xuất phát từ tình cảm và trách nhiệm của mỗi người mà còn phải có những kiến thức khoa học về tâm sinh lý, về cách tổ chức đời sống gia đình trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về giáo dục gia đình

Nghiên cứu về giáo dục gia đình được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như: Xã hội học, Tâm lý học, Giáo dục học, v.v Trong những năm trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục gia đình được công bố ở nước ngoài của

các nhà giáo dục nổi tiếng Trong đó, phải kể đến những công trình như: Dạy con

Trang 21

yêu lao động của I.A-Pê-sec-ni-cô-va; Giáo dục các con trong gia đình của

A.M.Bác-đi-an; Nói chuyện về giáo dục gia đình của A Ma-ca-ren-cô; v.v

Trong cuốn Nói chuyện về giáo dục gia đình (1978) của A Ma-ca-ren-cô [72],

với tâm huyết, năng lực và kinh nghiệm của một nhà giáo dục Xô Viết nổi tiếng, A Ma-ca-ren-cô đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục thế hệ trẻ, ông cho rằng: việc giáo dục thế hệ trẻ phải được bắt đầu ngay từ thời thơ ấu Việc giáo dục trẻ ngay từ thời thơ

ấu không khó như nhiều người lầm tưởng và tất cả các bậc cha mẹ đều có thể làm được, mặt khác, đó là một công việc lý thú, mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chính những người làm cha mẹ Nếu trẻ em không được gia đình giáo dục ngay từ đầu thì công việc cải tạo sẽ tốn hơn rất nhiều công sức không chỉ của gia đình, mà của toàn xã hội Kinh nghiệm giáo dục gia đình của A Ma-ca-ren-cô vẫn có ý nghĩa rất lớn đối với việc giáo dục trẻ em trong gia đình Việt Nam hiện nay

Trong các công trình như: Dạy con yêu lao động (1980) [95] của ni-cô-va, Giáo dục con người chân chính như thế nào (1971) [144] và Giáo dục thái

I.A-Pê-sec-độ cộng sản đối với lao I.A-Pê-sec-động (1977) [145] của Xu-khôm-lin-xki, các tác giả nhấn

mạnh đến việc giáo dục lao động cho con cái trong gia đình Muốn cho con cái của chúng ta lớn lên được mạnh khỏe, vui tươi, yêu đời, yêu lao động và cống hiến được nhiều cho xã hội thì lúc còn nhỏ, trẻ phải được giáo dục về lao động (lao động học tập, lao động gia đình và lao động xã hội, v.v.), bởi các phẩm chất đạo đức được hình thành ở trẻ, trước hết là trong quá trình lao động

Các tác giả cho rằng, nội dung và phương pháp giáo dục gia đình rất phong phú và đa dạng lại xuất phát từ tình cảm và thông qua tình cảm để cảm hóa trẻ nên giáo dục gia đình có ưu thế hơn so với giáo dục trong nhà trường và xã hội Những nghiên cứu chung về giáo dục gia đình của các tác giả nêu trên đến nay vẫn là những tư liệu quý để nghiên cứu về giáo dục gia đình, đồng thời giúp các bậc cha

mẹ nhận thức đúng đắn hơn về nội dung và phương pháp giáo dục trẻ em

Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có một số công trình, bài viết của các nhà giáo dục học, tâm lý học, xã hội học được công bố, đề cập khá sâu sắc đến công tác

giáo dục gia đình đối với trẻ em, tiêu biểu là các công trình: Khoa học giáo dục con

Trang 22

em trong gia đình (1979) [131] của Ủy ban Thiếu niên nhi đồng Trung ương do Đức

Minh chủ biên Cuốn sách này đã giới thiệu một số quan điểm về giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh vai trò, đặc điểm của giáo dục gia đình, cung cấp những cơ sở lý luận, những nội dung và yêu cầu của giáo dục gia đình đối với trẻ em

Công trình Gia đình và vấn đề giáo dục gia đình (1994) [124] của Trung tâm

nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ Cuốn sách tập trung nghiên cứu về gia đình Việt Nam và việc thực hiện các chức năng của gia đình; quá trình biến đổi của gia đình Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại; việc thực hiện các chức năng của gia đình Việt Nam hiện nay, những kiến nghị về chính sách đối với gia đình và người phụ nữ, vai trò của giáo dục gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân

cách con người Việt Nam Trong bài, Gia đình Việt Nam và vấn đề giáo dục gia

đình trong sự chuyển đổi của đất nước hiện nay, GS Lê Thi đã khẳng định vai trò

quan trọng của giáo dục gia đình và những đặc điểm ưu thế của nó so với giáo dục nhà trường và xã hội Đồng thời tác giả cũng nhấn mạnh đến đối tượng giáo dục gia đình không chỉ bó hẹp vào trẻ em mà là toàn bộ các thành viên Đó là một quá trình giáo dục thường xuyên, suốt đời và mang tính hệ thống [124, tr 254]

Nhiều tác giả đã đi sâu phân tích từng chức năng cụ thể của gia đình, trong

đó chức năng giáo dục (xã hội hoá) được nhiều tác giả quan tâm Các tác giả chủ yếu nêu bật vai trò của cha mẹ, các thành viên trong gia đình đối với việc giáo dục trẻ em Trên cơ sở phân tích việc thực hiện chức năng xã hội hóa của gia đình, nhiều

tác giả cho rằng cần thiết phải xây dựng khoa học giáo dục gia đình để đảm bảo

hiệu quả xã hội hóa của gia đình Đồng thời mọi chính sách kinh tế - xã hội vi mô phải nhằm củng cố gia đình, tạo ra môi trường thuận lợi, giải quyết các phương tiện

và điều kiện cho việc thực hiện chức năng xã hội hóa của gia đình [124, tr 152] Bên cạnh đó, nhiều tác giả đã tập trung đi sâu phân tích vai trò của gia đình, các thành viên trong gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em; những nội dung, phương pháp giáo dục trong gia đình hiện nay, sự ảnh hưởng của các tôn giáo, thời đại và các môi trường giáo dục khác đến giáo dục gia đình

Trang 23

Cuốn Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa (1996) của Lê Ngọc Văn

[132], tác giả đã nghiên cứu về những biến đổi, những thách thức và khó khăn đang đặt ra trong việc thực hiện chức năng xã hội hóa của gia đình Việt Nam Trên có sở

đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng xã hội hóa cho gia đình Việt Nam trong điều kiện hiện nay Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả chỉ

đề cập đến vai trò giáo dục con cái trong gia đình nói chung, những biến đổi theo lát cắt lịch đại, mà chưa đề cập đến những vấn đề cụ thể về vai trò, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức của cha mẹ đối với con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay

Nghiên cứu Biến đổi chức năng của gia đình và giáo dục trẻ em hiện nay

(2006) [116], TS Hoàng Bá Thịnh đã nhấn mạnh vai trò của gia đình đối với sự phát triển của trẻ em; sự biến đổi chức năng gia đình hiện nay và vấn đề giáo dục trẻ em Ngày nay trong phương pháp giáo dục con cái thì sự độc đoán, áp đặt đã giảm, tính dân chủ trong mối quan hệ gia đình được tôn trọng, đề cao Sự lạm dụng quyền uy của cha mẹ giảm dần ở các gia đình đô thị và nếu so sánh giữa 2 giới thì người cha thường nghiêm khắc và sử dụng quyền uy hơn người mẹ Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy, cha mẹ có trình độ văn hóa thấp cũng ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy và giáo dục con cái Chính sự nuông chiều con cái và buông lỏng quản lý là tiền

đề cho những hành vi phạm pháp trong giới trẻ hiện nay Như vậy, thông qua công trình này, tác giả đã khẳng định rất rõ vai trò của giáo dục gia đình trong việc định hướng phát triển nhân cách của trẻ em Giáo dục gia đình là cách tốt nhất để trang bị cho trẻ một bộ lọc văn hóa trước những biến đổi mạnh mẽ của môi trường xã hội

Nghiên cứu Mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái trong giáo dục gia

đình (2005) [27] của Phạm Khắc Chương đã đưa ra nguyên nhân chung về mối

quan hệ lỏng lẻo trong các gia đình hiện nay là do: sự phân công lao động đã tác động mạnh mẽ đến gia đình, các thành viên trong gia đình làm những nghề nghiệp khác nhau, quy chuẩn thời gian lao động khác nhau làm cho không gian và thời gian gắn bó giữa cha mẹ và con cái thay đổi Cha mẹ không có điều kiện, thời gian để chăm sóc, giáo dục con cái, không hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của trẻ, do đó, việc giáo dục trẻ gặp rất nhiều khó khăn Sự gắn bó chặt chẽ giữa cha mẹ với con cái

Trang 24

trong giáo dục gia đình là cơ sở để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái, đồng thời tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả giáo dục gia đình

Đề tài Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở lứa tuổi thiếu niên trong

gia đình thành phố hiện nay (2006) [138] của Viện Khoa học gia đình đã đề cập đến

những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình, giáo dục gia đình và trẻ em, những vấn đề cần bồi dưỡng cho cha mẹ, sự thay đổi giáo dục trong các gia đình ở đô thị Các gia đình ở thành phố hiện nay đã có sự thay đổi khá toàn diện về cơ cấu, quy mô gia đình, thu nhập mức sống, đời sống tình cảm, tính chất của mối quan hệ trong gia đình và định hướng cho con cái Sự thay đổi đó bao hàm cả những xu hướng tích cực lẫn những biểu hiện tiêu cực đến giáo dục gia đình Đặc biệt, đề tài còn nhấn mạnh đến vai trò của giáo dục đạo đức trong gia đình với những nội dung giáo dục chủ yếu sau: tình yêu thương, tinh thần trách nhiệm, tinh thần ham học hỏi, có ý thức tự tin, dũng cảm, tôn trọng và hợp tác với mọi người, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, v.v

Trong cuốn Văn hóa ứng xử trong giáo dục gia đình (2001) [65] của Nguyễn

Văn Lê, tác giả đề cập đến thái độ ứng xử của cha mẹ, ông bà với con cháu và con cháu ứng xử với ông bà, cha mẹ, anh chị trong gia đình Con cháu đối với người trên lấy sự tôn kính làm trọng Bề trên đối với con cháu lấy sự yêu thương, lòng bao dung để răn dạy, đó là đạo lý của dân tộc Mọi ứng xử đều phải tuân theo những quy tắc văn hóa, nói gọn lại thành chữ "Lễ" kết hợp truyền thống văn hóa của dân tộc với sự tôn trọng, sự đề cao con người trong xã hội hiện đại Văn hóa ứng xử trong gia đình là điều kiện và tiền đề quan trọng để tạo lập một môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh giúp trẻ lĩnh hội các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống đạo đức

Luận án Tiến sĩ Triết học Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ

ở nước ta hiện nay (2000) [66] của Nghiêm Sĩ Liêm Tác giả của luận án đã đề cập

đến vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện Tuy nhiên, việc giáo dục thế hệ trẻ phải được bắt đầu từ khi mới lọt lòng Tác giả đã khẳng định tính hiệu quả của hình thức giáo dục bằng tình thương chứ không phải bằng roi vọt Mặc dù không tập trung nghiên cứu vào nội dung giáo dục đạo đức

Trang 25

trong gia đình nhưng tác giả rất đề cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Tác giả cho rằng: Trong giáo dục gia đình, giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng nhằm xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức và để mỗi thành viên trong gia đình được sống trong môi trường giàu tình thương, đậm tính nhân văn Như vậy, mục đích của giáo dục đạo đức trong gia đình hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế

hệ trẻ với những phẩm chất đạo đức như: lòng yêu Tổ quốc, yêu gia đình, kính trên nhường dưới, thái độ đúng đắn với lao động và nghề nghiệp, lòng yêu thương con người, tính trung thực, khiêm tốn, tính tự trọng, lòng dũng cảm, vượt khó khăn, v.v Thông qua những phân tích, đánh giá về vai trò của gia đình đối với việc giáo dục thế hệ trẻ tác giả cũng chỉ ra những thuận lợi khó khăn của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ trong tình hình hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình

Luận án Tiến sĩ Triết học Đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục gia

đình đối với thế hệ trẻ trong gia đình nông dân Việt Nam hiện nay (2003) của

Dương Văn Bóng [17] Tác giả chủ yếu tập trung vào khách thể là gia đình nông dân, những đặc điểm của gia đình nông dân chi phối đến việc giáo dục con cái của các gia đình đó như thế nào Trong công trình nghiên cứu này, tác giả chia thành hai mảng so sánh giữa gia đình nông dân truyền thống và gia đình nông dân hiện đại để thấy được phương pháp, nội dung giáo dục có phần khác biệt theo chiều hướng tích cực hơn, phù hợp với xã hội ngày nay Tuy nhiên trong giáo dục gia đình nông dân vẫn còn những hạn chế và tác giả đã nêu ra một số nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong gia đình nông dân Việt Nam hiện nay

Luận án Tiến sĩ Xã hội học Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em

hư ở thành phố: Qua nghiên cứu ở Hà Nội (2003) của Nguyễn Đức Mạnh [78] Tác

giả luận án tập trung nhiều vào vấn đề giáo dục đạo đức gia phong cho trẻ và chú ý đến các biến độc lập: nghề nghiệp, trình độ học vấn, văn hóa, lối sống, v.v của bố

mẹ ảnh hưởng đến những trẻ em hư ở thành phố

Trang 26

Tóm lại, những công trình nghiên cứu về gia đình đã cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về gia đình Việt Nam Những công trình này chủ yếu đề cập đến những vấn đề lớn, mang tính chất phổ quát về sự tồn tại, phát triển và xu hướng biến đổi của gia đình Việt Nam Trong các công trình nghiên cứu về chức năng giáo dục của gia đình, vấn đề giáo dục trẻ em đã được nhiều tác giả quan tâm và được nghiên cứu trên diện rộng, bao gồm rất nhiều nội dung nhưng do giới hạn ở đối tượng nghiên cứu và góc độ tiếp cận khác nhau nên các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu vào vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình

1.2 Những nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức trong gia đình

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức

Tiếp cận và nghiên cứu gia đình dưới góc độ đạo đức được nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm, trong đó có một số công trình tiểu biểu như: Nho giáo và

gia đình của GS Vũ Khiêu; Đề tài nghiên cứu KHXH - 04.03: Xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị xã hội mới trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Huỳnh

Khái Vinh làm chủ nhiệm đề tài; Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị

trường của Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên); Đạo đức

xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, Nguyễn Duy Quý (Chủ biên); Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Nguyễn Ngọc Phú (Chủ biên);

v.v Trong công trình nghiên cứu Nho giáo và gia đình (1995) [60], GS Vũ Khiêu

đã cung cấp một khối lượng tri thức rất rộng về đạo đức, văn hóa gia đình Giáo sư cũng làm rõ những tác động, ảnh hưởng đậm nét của đạo đức Nho giáo đối với việc củng cố gia đình, hình thành nhân cách của con người trong gia đình và xã hội Những tư tưởng đạo đức Nho giáo trong gia đình đã có ảnh hưởng tích cực đối với việc giáo dục con người, nhưng đồng thời cũng nảy sinh những yếu tố tiêu cực như sự bất bình đẳng trong gia đình, sự giáo dục một chiều mang tính cứng nhắc giữa cha mẹ và con cái, v.v Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra những điểm cần khắc phục trong giáo dục gia đình dưới tác động của đạo đức Nho giáo

Trang 27

Đề tài nghiên cứu KHXH - 04.03: Xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực

giá trị xã hội mới trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa [140] do Huỳnh Khái Vinh làm chủ

nhiệm (thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KHXH - 04 năm 2000) là đề tài nghiên cứu khá toàn diện có tính hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về lối sống, đạo đức và chuẩn giá trị xã hội, phân tích sự tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, xã hội và xu hướng chuyển đổi lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị xã hội; từ đó nêu phương hướng, quan điểm chỉ đạo và giải pháp xây dựng lối sống, đạo đức và chuẩn mực giá trị xã hội mới trong điều kiện CNH, HĐH, phát triển KTTT theo định hướng XHCN

Cuốn Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường của GS Nguyễn

Trọng Chuẩn - PGS Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003) [25], là tập hợp

những bài viết chọn lọc, được trình bày trong hội thảo khoa học Những vấn đề đạo

đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay do Viện Triết học thuộc

Trung tâm khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Hàn lâm Khoa học

xã hội Việt Nam) tổ chức Các tác giả đã làm rõ những tác động của KTTT đối với đạo đức, phân tích những biến động trong lĩnh vực đạo đức từ khi nước ta chuyển sang KTTT Đồng thời, các tác giả đã chỉ ra cơ chế tác động của KTTT đối với đạo đức, xu hướng vận động và biến đổi của đạo đức trong điều kiện hiện nay

Các tác giả đã lý giải vai trò của đạo đức với tư cách là động lực tinh thần của sự phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định yêu cầu đẩy mạnh công tác giáo dục,

xây dựng nền đạo đức mới thích ứng với KTTT Trong bài “Quan hệ giữa đạo đức

và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, PGS Nguyễn Thế

Kiệt đã cho rằng, “trước những hiện tượng “trượt dốc đạo đức”, “đánh mất giá trị”

do mặt trái của cơ chế thị trường gây nên, nhiều người lại tỏ ra nghi ngờ vai trò của đạo đức” [25, tr 253] Từ việc nghi ngờ vai trò của đạo đức đã dẫn đến việc coi nhẹ giáo dục đạo đức, đây chính là nguyên nhân dẫn đến những khủng hoảng trong đạo đức xã hội Trong hoàn cảnh đó, công tác giáo dục đạo đức cần phải được tăng cường để góp phần tích cực vào quá trình đổi mới Theo tác giả, “Cốt lõi của vấn đề

Trang 28

không phải nên hay không nên diễn ra sự biến đổi đạo đức, mà ở chỗ biến đổi như thế nào, tức là chuyển đổi tới đâu để dần dần thích ứng với nhu cầu của đời sống hiện thực” [25, tr 257] Do đó, việc hình thành một quan hệ đạo đức xã hội kiểu mới đóng vai trò duy trì và thúc đẩy sự điều hòa và ổn định trật tự xã hội, đặc biệt là việc điều chỉnh, đổi mới, kế thừa các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp làm cho các thành viên trong xã hội dần dần thích ứng với tình hình mới PGS.TS Vũ Văn Viên trong

bài, “Vấn đề giáo dục đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường” đã tập trung phân

tích vấn đề định hướng và một số nội dung cơ bản của giáo dục đạo đức trong KTTT ở nước ta hiện nay Tác giả cho rằng, giáo dục đạo đức phải nhằm xây dựng một nền đạo đức mới, phải phù hợp, phát huy được thế mạnh và khắc phục được hạn chế của nền KTTT Đồng thời, giáo dục đạo đức phải đề cao việc đấu tranh chống lại các tư tưởng, đạo đức, lối sống phản tiến bộ, v.v từ bên ngoài du nhập vào do mở rộng hội nhập quốc tế [25, tr 280] Từ đó tác giả khẳng định, xã hội nào cũng cần phải có giáo dục đạo đức, song trong nền KTTT định hướng XHCN, việc giáo dục đạo đức mới, tiên tiến là một công việc khó khăn hơn nhiều, đòi hỏi công sức của cả cộng đồng và dân tộc

Cuốn Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp do GS.VS

Nguyễn Duy Quý (Chủ biên) (2006) [103] đã trình bày những vấn đề chung về đạo đức xã hội và đời sống đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay Trên cơ sở phân tích, đánh giá sự biến đổi của các giá trị đạo đức ở Việt Nam, các tác giả khẳng định:

“Tính tích cực của đạo đức xã hội là khuynh hướng chủ đạo của tiến bộ và phát triển trong xã hội ta” [103, tr 256] Nhưng bên cạnh những biến đổi tích cực về đạo đức, trong xã hội ta từ nhiều năm nay cũng đã và đang diễn ra nhiều biểu hiện suy thoái trong đời sống tinh thần [103, tr 113-114] Trong xã hội ở Việt Nam hiện nay, những nhân tố tích cực về đạo đức, những gương sáng về đạo đức, lối sống và nhân cách đẹp vẫn là nét chủ đạo Tuy nhiên, những phản cảm về đạo đức mà mỗi

cá nhân và cả cộng đồng chứng kiến và chịu đựng bởi quan hệ đồng tiền, lợi ích cá nhân lên ngôi là vấn đề gây nhức nhối cho toàn xã hội Tình trạng xuống cấp về đạo đức trong gia đình, nhà trường và xã hội rất đáng báo động Nếu không ngăn chặn

Trang 29

kịp thời và kiên quyết sự suy thoái đạo đức thì hậu quả sẽ khôn lường đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc, sẽ là một mất mát không thể tính được bằng vật chất,

có thể đẩy dân tộc ta vào tình trạng tự đánh mất mình Các tác giả đã dành một chương để đánh giá về thực trạng đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay Theo các tác giả, “đạo đức gia đình Việt Nam ngày nay vẫn kế thừa những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống” [103, tr 202] Tuy nhiên, dưới tác động của điều kiện mới, không ít những biểu hiện tiêu cực trong đạo đức gia đình đã xuất hiện như: Tính thực dụng, vụ lợi trong hôn nhân; thiếu trách nhiệm, thiếu gương mẫu trong quan hệ

vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ với con cái và ngược lại; trọng nam khinh nữ còn tồn tại, v.v Theo các tác giả, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hiện tượng tiêu cực trong đời sống đạo đức xã hội và gia đình ở nước ta hiện nay là do chúng ta chưa có một chiến lược giáo dục tương xứng với tầm vóc công cuộc đổi mới; định hướng giá trị và hình thành các chuẩn mực giá trị, xác định các giá trị

và giáo dục giá trị đạo đức chưa được quan tâm đúng mức Giáo dục đạo đức còn mang tính giáo điều và hình thức, lạc hậu và bất cập so với thực tiễn

Tác giả Lê Thị Tuyết Ba trong cuốn Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị

truờng ở Việt Nam hiện nay (2010) [4] đã luận giải sự biến đổi của ý thức đạo đức

trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay Theo tác giả, sự chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang KTTT định hướng XHCN đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần có những biến đổi sâu sắc Trong lĩnh vực đạo đức, ý thức đạo đức cũng có sự biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực Những diễn biến phức tạp trong đời sống tinh thần, đặc biệt là đời sống đạo đức ở nước ta những năm vừa qua đã và đang hình thành những quan niệm, những thái độ khác nhau khi nhìn nhận và đánh giá về lĩnh vực xã hội và đời sống tinh thần [4, tr 8] Tác giả đã phân tích và đánh giá khá cụ thể, toàn diện sự biến đổi theo chiều hướng tích cực và tiêu cực của ý thức đạo đức trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay Theo tác giả, để xây dựng ý thức đạo đức cần

phải hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng XHCN với tính cách là cơ sở kinh tế

của ý thức đạo đức; tăng cường vai trò của pháp luật; đẩy mạnh giáo dục, đặc biệt là

Trang 30

giáo dục đạo đức theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh Đây là vấn

đề cần phải được nhìn nhận nghiêm túc và có sự quan tâm đặc biệt cùng với quá trình xây dựng và phát triển KTTT ở Việt Nam hiện nay [4, tr 214] Như vậy, vấn đề giáo dục đạo đức được tác giả bàn luận đến như một giải pháp nhằm xây dựng ý thức đạo đức nhưng chưa được nghiên cứu một cách cơ bản và hệ thống

Trong cuốn Xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay (2011) [117], TS

Nguyễn Thị Thọ cho rằng, cùng với sự chuyển biến của xã hội trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay, sự nghiệp xây dựng đạo đức gia đình xuất hiện nhiều vấn đề mới KTTT định hướng XHCN đã có tác động cả tích cực và tiêu cực đến đạo đức gia đình Việt Nam Theo tác giả, dưới tác động của nền KTTT, nhiều giá trị đạo đức truyền thống và nếp sống văn hóa gia đình ở nước ta đã có sự vận động và biến đổi phức tạp, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức gia đình [117,

tr 5] Trong gia đình Việt Nam hiện nay, “Bên cạnh những giá trị đạo đức mới, nếp sống văn hóa gắn liền với quá trình phát triển KTTT, thì ở nhiều nơi, nhất là ở những khu đô thị lớn, các mối quan hệ gia đình và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp đang bị lấn át bởi những quan hệ hàng hóa, thị trường, lợi nhuận, bởi những lối sống lai căng, kệch cỡm, xa lạ” [117, tr 5] Sự suy thoái đạo đức trong một số gia đình hiện nay đang đe dọa nền tảng đạo đức của xã hội, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội

Trên cơ sở phân tích, đánh giá về đạo đức gia đình dưới những tác động mặt trái của KTTT, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức gia đình ở nước ta hiện nay Theo tác giả, cần “Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức gia đình đáp ứng yêu cầu của đổi mới đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường” [117, tr 170], để làm được điều đó, cần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội về vai trò của giáo dục đạo đức gia đình; xác lập và đẩy mạnh giáo dục hệ chuẩn mực đạo đức gia đình hiện đại trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những giá trị đạo đức gia đình truyền thống; tăng cường kết hợp vai trò của gia đình, nhà trường và các tổ chức xã hội, tôn giáo trong giáo dục đạo đức gia đình Để giáo dục đạo đức gia đình đạt được kết quả như mong muốn, đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của Đảng, Nhà nước, các

Trang 31

đoàn thể xã hội, cộng đồng dân cư, nhưng trước hết trách nhiệm thuộc về các bậc làm cha mẹ, các thành viên trong gia đình nói chung [117, tr 213]

Như vậy, thông qua các công trình nghiên cứu dưới góc độ đạo đức, các tác giả đã cung cấp những thông tin khoa học đáng tin cậy, đưa đến một cái nhìn phức hợp, đa chiều về đời sống đạo đức và văn hóa - xã hội của gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế Văn hóa gia đình và đạo đức gia đình đều có ảnh hưởng lớn đến giáo dục đạo đức trong gia đình, đó là môi trường để nuôi dưỡng

sự hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức và nhân cách cho trẻ em Các công trình nghiên cứu này đã phản ánh thực trạng và yêu cầu của giáo dục đạo đức trong gia đình và xã hội Việt Nam hiện nay Xây dựng đạo đức và văn hóa gia đình không chỉ là kết quả của quá trình giáo dục đạo đức mà còn là động lực cho sự ổn định và phát triển bền vững của gia đình và xã hội

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức trong gia đình

Ở Việt Nam, trong những năm qua đã có một số công trình, bài viết của nhiều nhà nghiên cứu liên quan đến vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình như: Công

trình nghiên cứu Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt

Nam (1996) [111] của GS Lê Thi đã đề cập đến vấn đề con người và vấn đề xã hội

hóa; vai trò của gia đình và sự hình thành nhân cách trẻ em; sự phát triển của gia đình Việt Nam và chức năng giáo dục con người qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay

Trong cuốn Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ

em (2001) [48] tác giả Lê Như Hoa cho rằng, gia đình Việt Nam đang có sự chuyển

tiếp từ truyền thống sang hiện đại Quá trình chuyển đổi này không thể tránh khỏi những đảo lộn, những đổ vỡ về thể chế gia đình Vì thế việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, kết hợp với sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị cách tân, hiện đại trở nên hết sức quan trọng và chiếm vị trí hàng đầu trong văn hóa gia đình hiện nay Văn hóa gia đình là một dạng văn hóa cộng đồng đặc thù trong

đó hệ giá trị và chuẩn mực xã hội chi phối mọi quan niệm, thái độ, hành vi của các thành viên trong gia đình Thông qua văn hóa gia đình những đặc trưng của văn hóa

Trang 32

dân tộc được biểu hiện cụ thể và đậm nét Vì vậy, để xây dựng thành công môi trường văn hóa lành mạnh, trước hết phải bắt đầu từ việc xây dựng môi trường văn hóa trong gia đình Trong bối cảnh đổi mới ở nước ta, mặt trái của cơ chế thị trường

và KTTT đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có môi trường văn hóa Sự lệch chuẩn của văn hóa gia đình là nguyên nhân quan trọng của tình trạng trẻ em có hành vi sai lệch dẫn đến suy thoái về đạo đức, lối sống - một vấn đề đang thu hút sự quan tâm, lo lắng của toàn xã hội Xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa là cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay

Ngoài những công trình nêu trên còn có một số luận án nghiên cứu về và giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức trong gia đình như:

Luận án Tiến sĩ Triết học Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát

triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (1999) [96] của Trần

Sĩ Phán đã đi sâu phân tích đặc điểm nhân cách sinh viên, trong đó khẳng định

“nhân cách sinh viên là nhân cách chưa hoàn chỉnh, đang trong giai đoạn định hình”, vì vậy, sự biến đổi đạo đức diễn ra ở tầng lớp xã hội đặc thù này là một tất yếu Tác giả đã tập trung phân tích vai trò của giáo dục - nhất là giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế Trên cơ sở làm rõ vai trò và thực trạng giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức góp phần hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Mặc dù tiếp cận dưới góc độ giáo dục đạo đức nhưng tác giả luận án chỉ tập trung vào giáo dục đạo đức cho sinh viên Do đó, việc tập trung nghiên cứu vai trò của giáo dục đạo đức cho lứa tuổi nhỏ hơn vẫn cần có sự đầu tư hơn nữa Đặc biệt là vấn đề giáo dục đạo đức cho trẻ em, bởi trẻ em là độ tuổi mà giáo dục gia đình sẽ quyết định đến sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức và nhân cách của trẻ trong các giai đoạn phát triển tiếp theo

Luận án Tiến sĩ Triết học Giáo dục đạo đức cho học sinh trường trung học

cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới hiện nay (2001) của Đỗ

Trang 33

Tuyết Bảo [12] Tác giả tập trung làm rõ vai trò của nhà trường kết hợp với gia đình

và xã hội trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố tác động đến quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã đề xuất một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở hiện nay

Luận án Tiến sĩ Triết học Vai trò của đạo đức với sự hình thành nhân cách

con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay (2001) của Lê Thị Thuỷ

[120] Theo tác giả, đạo đức với chức năng điều chỉnh hành vi của con người, chức năng nhận thức, chức năng giáo dục vì vậy nó có vai trò quan trọng đối với sự hình

thành nhân cách con người Việt Nam Tác giả đã làm rõ vai trò của đạo đức đối với

sự hình thành nhân cách con người Việt Nam Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của đạo đức

đối với sự hình thành nhân cách con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới ở

nước ta hiện nay

Luận án Tiến sĩ Triết học Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại

trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay (2003) của Lê Thị Hoài

Thanh [109] Tác giả tập trung làm rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại Đặc biệt, luận án đã phân tích mối quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong sự phát triển đạo đức và việc vận dụng mối quan hệ đó vào công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay

Luận án Tiến sĩ Xã hội học Vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức

cho trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở ở Hà Nội hiện nay (2010) của Nguyễn Thị Tố

Quyên [105], tác giả tập trung làm rõ thực trạng và phân tích vai trò của gia đình

trong giáo dục đạo đức cho trẻ thông qua nghiên cứu nhận thức, nội dung và phương pháp giáo dục của cha mẹ cũng như thái độ và hành vi tiếp nhận của trẻ em Đồng thời, tác giả cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của gia đình

Trang 34

trong giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở ở Hà Nội hiện nay Trên

cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp cụ thể để tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi trung học cơ sở ở

Hà Nội hiện nay

Luận án Tiến sĩ Triết học Xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam

trong nền KTTT định hướng XHCN (2011) [41] của tác giả Diệp Minh Giang

đã luận giải khá sâu sắc mối quan hệ giữa KTTT và xây dựng đạo đức của thanh niên

Việt Nam hiện nay Tác giả cho rằng, KTTT với những đặc trưng riêng của nó đã và

đang tác động mạnh mẽ đến đạo đức xã hội cả tích cực và tiêu cực, trong đó tác động

tích cực là chủ yếu Tuy nhiên, mục đích của luận án là làm rõ một số vấn đề lý luận

và thực tiễn về đạo đức, về KTTT định hướng XHCN và sự tác động qua lại giữa hai lĩnh vực này, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và những giải pháp xây dựng đạo đức của thanh niên Việt Nam trong phát triển KTTT định hướng XHCN Do vậy, vấn

đề giáo dục đạo đức trong gia đình ở Việt Nam hiện nay chưa được tác giả đề cập một cách hệ thống

Những công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức nói chung và giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng dù được tiếp cận ở những khía cạnh khác nhau nhưng hầu hết các tác giả đều khẳng định vị trí, vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ Sự hình thành nhân cách của trẻ em bắt đầu từ giáo dục gia đình, do đó gia đình là môi trường đầu tiên trong việc xã hội hóa trẻ em Sự trưởng thành của trẻ cả về mặt thể chất và tinh thần sẽ là nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội Các công trình đã nêu trên là tư liệu quan trọng cả

về lý luận và thực tiễn để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

1.3 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Giáo dục đạo đức trong gia đình là nền tảng của giáo dục gia đình Do đó, các công trình nghiên cứu về gia đình và chức năng giáo dục của gia đình đã đề cập đến nội dung này ở mức độ nhất định tùy theo mục đích, đối tượng và phạm vi

nghiên cứu Qua khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề Giáo dục

Trang 35

đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay cho thấy, vấn đề này đã được nghiên cứu

ở các khía cạnh chủ yếu sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về gia đình phản ánh khá cơ bản và hệ

thống về sự phát triển và biến đổi của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại Bước quá độ của xã hội Việt Nam từ xã hội truyền thống sang xã hội XHCN đã tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam Chính sự biến đổi của gia đình Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại đã chi phối và tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện chức năng giáo dục của gia đình Sự thay đổi trong nội dung và phương pháp giáo dục gia đình trong quá trình chuyển đổi này là một yêu cầu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại Do tiếp cận vấn đề gia đình ở bình diện chung nên các công trình này chưa đi sâu nghiên cứu về giáo dục đạo đức trong gia đình

Thứ hai, trong các công trình nghiên cứu về giáo dục gia đình, vấn đề giáo

dục trong gia đình đã được tiếp cận dưới các góc độ như: Giáo dục học, Tâm lý học, Xã hội học, v.v Trong các công trình này, vấn đề giáo dục gia đình được nghiên cứu trên diện rộng, bao gồm nhiều nội dung như: giáo dục đạo đức, văn hóa, thẩm mỹ, giới tính, nghề nghiệp, v.v Vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình đã được nhiều tác giả đề cập đến với tư cách là một nội dung chủ yếu trong giáo dục gia đình và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em Do tiếp cận ở góc độ giáo dục gia đình nói chung nên các công trình này chưa đi sâu nghiên cứu vào từng nội dung cụ thể trong giáo dục đạo đức của gia đình Tuy nhiên, các tác giả đều khẳng định, tăng cường vai trò của gia đình trong việc giáo dục đạo đức là một giải pháp hữu hiệu, thiết thực nhất

để hình thành nhân cách cho trẻ em đồng thời khắc phục những khủng hoảng trong đời sống đạo đức của gia đình và xã hội hiện nay

Thứ ba, trong các công trình nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức,

trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về đạo đức, các tác đã giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về đời sống đạo đức và giáo dục đạo đức ở Việt Nam hiện nay Vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ đã được nhiều tác giả quan tâm

Trang 36

nhưng thường tập trung vào một đối tượng cụ thể như: học sinh, sinh viên hay thanh niên và gắn với vai trò của các thiết chế giáo dục khác nhau trong đó có vai trò của gia đình Thông qua các công trình này, các tác giả đều khẳng định: vai trò quan trọng của giáo dục đạo đức trong gia đình và đề xuất một số giải pháp để phát huy vai trò của gia đình đối với việc giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, đề tài luận án tiếp tục triển khai nghiên cứu, làm rõ những vấn đề sau:

1 Làm rõ các khái niệm: “gia đình”; “đạo đức”; “giáo dục đạo đức trong gia đình”; vai trò, nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong gia đình

2 Xác định đặc điểm và một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

3 Đánh giá thực trạng giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay; phân tích một số đề đặt ra cần giải quyết trong giáo dục đạo đức của gia đình Việt Nam hiện nay

4 Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Tiểu kết chương 1 Vấn đề gia đình nói chung, giáo dục đạo đức trong gia đình nói riêng đã và đang được khá nhiều tác giả nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận và quy mô khác nhau Thông qua việc đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở hai

nhóm nghiên cứu chính: Những nghiên cứu về gia đình và giáo dục gia đình;

Những nghiên cứu về đạo đức và giáo dục đạo đức trong gia đình tác giả đã chỉ ra

những vẫn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án

Với đề tài Giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam, tác giả luận án mong

muốn sẽ trình bày một cách có hệ thống vấn đề giáo dục đạo đức trong gia đình Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về gia đình và giáo dục đạo đức trong gia đình, luận án đánh giá thực trạng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Trang 37

Chương 2 GIA ĐÌNH VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG GIA ĐÌNH –

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1 Khái niệm gia đình, đạo đức và giáo dục đạo đức

2.1.1 Khái niệm gia đình

* Quan niệm của chủ nghĩa Mác về gia đình

Gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới

Nghiên cứu di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong suốt tiến trình

xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, bao giờ các ông cũng dựa vào những tiền đề

hiện thực Những tiền đề hiện thực này được biểu hiện cụ thể thông qua các phạm

trù như: hàng hóa, sức lao động, con người, sở hữu, v.v Ở đây, điều đáng nói là, tất cả các phạm trù này đều có liên quan đến phạm trù gia đình Bởi, trong quan niệm của các C.Mác và Ph.Ăngghen, gia đình là tế bào của xã hội, tham gia vào

mọi quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; từ việc tái sản xuất ra con người đến việc đào tạo, bồi dưỡng con người; từ chỗ tạo ra sự khác biệt về sở hữu đến chỗ giải quyết vấn đề sở hữu Và, ngược lại, các quá trình sản xuất, tiêu dùng, cải tiến

và sử dụng công cụ lao động, giáo dục và đào tạo, v.v đều tác động trở lại gia đình,

củng cố hoặc làm biến đổi hình thức và kết cấu của gia đình

Nhận thức rõ tầm quan trọng của gia đình nên trong các tác phẩm của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã không ít lần đề cập tới vấn đề gia đình Các ông đã xem xét gia đình với tư cách là một xã hội thu nhỏ, phân tích các hình thức lịch sử của gia đình, nhất là hình thức gia đình gắn với sự xuất hiện của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; nghiên cứu mối quan hệ giữa gia đình và nhà nước, sự khác biệt giữa gia đình dưới chế độ tư bản chủ nghĩa và gia đình dưới chế độ XHCN Có thể nói, vấn đề gia đình trong di sản lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ dừng lại ở

khái niệm gia đình thuần túy, mà còn khám phá nguồn gốc gia đình, tác động của

Trang 38

gia đình tới xã hội và ảnh hưởng của những biến đổi xã hội tới gia đình, đặc biệt là ảnh hưởng của sự biến đổi kinh tế, của tiến trình công nghiệp hoá, thông qua cách mạng kỹ thuật Khi luận chứng về những tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại của con

người, trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức (tháng 11 năm 1945 - tháng 4 năm 1946)

C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “…hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nẩy nở - đó là quan hệ giữa

chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [73, tr 41]

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848) C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho

rằng, sự ra đời của nền sản xuất bằng máy móc hiện đại - nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa với LLSX mới đã dần xóa bỏ toàn bộ hệ thống công trường thủ công, đã thay đổi sự phân bố dân cư và kết cấu ngành nghề của xã hội và do vậy, sự “yên ấm” của từng gia đình cũng bị phá vỡ theo dòng xoáy của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa Không những thế, nó còn làm thay đổi vị trí và điều kiện sinh sống của gia đình, thay đổi nhu cầu thưởng thức những giá trị vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong gia đình Nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa còn tạo ra một chế độ xã hội và chính trị thích ứng với QHSX mới, với cơ sở hạ tầng mới Nó xóa bỏ mọi phẩm chất và đức hạnh do chế độ phong kiến tạo dựng; nó “tước hết hào quang thần thánh của tất cả những hoạt động xưa nay vẫn được trọng vọng và tôn sùng” [74, tr 600], nó biến đổi

cả quan hệ gia đình vốn được xem là thiêng liêng nhất, “xé toang tấm màn tình cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những quan

hệ tiền nong đơn thuần” [74, tr 600]

Tiếp tục nghiên cứu gia đình, trong một tác phẩm chuyên khảo đặc biệt có

giá trị Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước (1884),

Ph.Ăngghen đã làm rõ vị trí quy định của gia đình đối với sự phát triển của các thiết chế xã hội và chỉ ra rằng: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch

sử, quy đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Nhưng bản thân

sự sản xuất đó lại có hai loại Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo và nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác

là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống Những trật tự xã hội,

Trang 39

trong đó những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” [77, tr 44]

Như vậy, theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin gia đình là nền tảng

cho sự phát triển của xã hội Là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, gia đình được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống Yếu tố huyết thống và tình cảm là đặc trưng bản chất nhất của gia đình Nhưng, xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một cộng đồng tình cảm - tâm lý, mà còn là một tổ chức kinh tế - tiêu dùng (sở hữu, sản xuất, thu nhập, tiêu dùng, v.v.), một môi trường giáo dục - văn hoá (văn hoá gia đình và cộng đồng), một cơ cấu -

thiết chế xã hội (có cơ chế và cách thức vận động riêng) [50, tr 415] Nghiên cứu

quan hệ gia đình trong di sản lý luận của chủ nghĩa Mác giúp cho chúng ta thấy được mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - xã hội với sự phát triển của gia đình và vị trí, vai trò của gia đình trong sự phát triển của xã hội loài người Những quan niệm cơ bản về gia đình của chủ nghĩa Mác đến nay vẫn có giá trị rất lớn trong việc nghiên cứu về gia đình và sự biến đổi các chức năng của gia đình đối với sự phát triển của xã hội

* Tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình mẫu cao đẹp của con người mới Văn hóa

và nhân cách của Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại Sinh thời, Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò, vị thế của gia đình và khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt Hạt nhân của xã hội là gia đình” [84, tr 523] Gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, xã hội lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hoà của xã hội Hồ Chí Minh cho rằng: Gia đình to (là cả nước) và gia đình nhỏ: Cái nào nặng? Cái nào nhẹ? Người cách mạng chọn gia đình to Vì người cách mạng biết nếu gia đình to bị áp bức, bóc lột thì gia đình nhỏ sẽ suy sụp, không phát triển được Vì vậy không thể bo bo giữ gia đình nhỏ mà không nghĩ đến gia đình to

Trang 40

Rõ ràng quan niệm về gia đình của Hồ Chí Minh đã thể hiện cao độ sự thống nhất biện chứng giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa Tổ quốc và gia đình

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tâm niệm: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Vì vậy, trong suốt cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến vấn đề giáo dục và đào tạo con người Người cũng đặc biệt quan tâm đến giáo dục trẻ em, và cho rằng: “Chúng ta kiên quyết đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ trong cả nước cũng nhằm mục đích tạo lập cuộc sống sung sướng, vui tươi, thái bình hạnh phúc cho con cháu Cũng vì hạnh phúc của con cháu và tương lai của dân tộc mà chúng ta phải hết sức chăm lo giáo dục trẻ em để mai sau trẻ em

sẽ trở thành những công dân có tài, có đức, xứng đáng là người chủ của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” [82, tr 564] Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa mang tính bao quát, sinh động, vừa có tính thiết thực nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện cả “đức” và “tài” Trên cơ sở đó, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra một triết lý giáo dục mới về chất, triết lý giáo dục ấy lấy người học làm trung

tâm, gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, kết hợp giữa giáo dục gia đình với giáo dục nhà trường và xã hội Trong thư Gửi các em học sinh nhân dịp ngày mở trường

năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Giáo dục các em là việc CHUNG của gia đình, nhà trường và xã hội Bố mẹ, thầy cô giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách” [83, tr 74] Tuy nhiên, Người cũng khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục gia đình: Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn Do đó, các gia đình phải “liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích cho nhân dân” [83, tr 81] Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về gia đình và vai trò của giáo dục gia đình là cơ sở lý luận và phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu về giáo dục đạo đức trong gia đình Việt Nam hiện nay

Kế thừa tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng của Hồ Chí Minh

về gia đình, về vai trò của gia đình trong việc giáo dục trẻ em, Đảng ta đã xác định

Ngày đăng: 09/10/2015, 19:25

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w