Khái quát thực trạng làng nghề ở Hà Tây

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 54 - 60)

- Hỗ trợ về tài chính như vay vốn ưu đãi, thuê đất, thuê hoặc mua nhà

2.1.2.Khái quát thực trạng làng nghề ở Hà Tây

Định hướng phát triển làng nghề, ngành nghề nông thôn

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã xác định trong những năm tới phải: “Tập trung chỉ đạo xây dựng các điểm công nghiệp gắn với làng nghề, đưa sản xuất của các làng nghề tập trung ra ngoài nơi ở của khu dân cư” – “Phát triển mạnh các ngành nghề thủ công truyền thống, phấn đấu đến năm 2010 đạt 90% số làng nghề trong tỉnh có tay nghề, có 400 làng nghề trở lên đạt tiêu chí làng nghề của tỉnh”.

- Đối với làng nghề dệt:

Các làng nghề dệt Hà Tây nổi tiếng từ xa xưa, gần đây đang tiếp tục được khôi phục và phát triển, với gần 60 làng có tham gia làng nghề dệt, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận cho 14 làng thuộc các huyện, thị xã: Hoài Đức 4 làng, Thường Tín 2 làng, Hà Đông 1 làng, Mỹ Đức 2 làng, Ứng Hòa 1 làng, Thanh Oai 1 làng, Phú Xuyên 1 làng, Phú Thọ 1 làng, thu hút 25.000 lao động có việc làm, tạo giá trị doanh thu sản xuất CN-TTCN gần 600 tỷ đồng trong năm, trong đó nhiều làng nghề đạt giá trị khá như: Làng nghề dệt đũi Cống Xuyên, dệt màn Hoà Xá gần 10 tỷ đồng; làng nghề dệt khăn mặt, vải thổ cẩm, ru băng Phùng Xá 25,48 tỷ đồng; làng nghề dệt lụa Vạn Phúc 27,5 tỷ đồng; làng dệt len, cào bông Trát Cầu 153,8 tỷ đồng; lớn hơn cả làng nghề dệt kim La Phù 305,8 tỷ đồng, có giá trị xuất khẩu chiếm trên 90%.

Kỹ thuật, công nghệ sản xuất của các làng nghề dệt chủ yếu thủ công, có một số làng cải tiến thiết bị và đầu tư thiết bị mới vào sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn trước, được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng.

Các làng nghề dệt lụa Cổ Đô (Ba Vì), dệt vải Vân Canh (Hoài Đức), dệt the, lượt, gấm, lụa La Khê (thị xã Hà Đông), dệt chồi, lượt Phùng Xá (Thạch Thất)... vẫn chưa được khôi phục.

Để tồn tại, phát triển, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế trong các năm tới, các làng nghề dệt cần được định hướng phát triển:

+ Quy hoạch các cụm, điểm CN làng nghề để mở rộng mặt bằng cho các hộ gia đình sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt bằng chặt hẹp, thu hút nhiều lao động làm việc ra nơi sản xuất tập trung tại cụm, điểm CN làng nghề, chống ô nhiễm môi trường cho làng.

+ Các làng nghề còn sản xuất theo công nghệ thủ công như làng dệt lụa Vạn Phúc, dệt vải, in hoa Ỷ Lan, La Dương, Dương Nội, dệt khăn, ru băng Phùng Xá... cần sớm đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị hiện đại kết hợp với

công nghệ thủ công truyền thống, nghiên cứu công nghệ chống nhăn, chống phai màu trong nhuộm hấp cho sản phẩm lụa đến năm 2010 phấn đấu đưa 40% máy móc vào sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, giá hành hạ chiếm lĩnh thị trường để tiếp tục tồn tại, phát triển nghề dệt của làng mình.

+ Đầu tư khôi phục sản xuất, đi đôi với mở rộng quảng bá vào thị trường, các sản phẩm cổ truyền. Phấn đấu đến 2010 sẽ khôi phục được các làng dệt lụa Cổ Đô (Ba Vì), dệt vải Vân Canh (Hoài Đức), dệt the, lượt, gấm, lụa La Khê (thị xã Hà Đông), dệt Chồi, Lượt ở Phùng Xá (Thạch Thất)...

- Các làng nghề thêu, ren.

Làng nghề thêu, ren ở Việt Nam nói chung và ở Hà Tây nói riêng có lịch sử phát triển lâu đời, ban đầu sản phẩm chủ yếu là đồ thờ cúng và trang phục của vua, quan. Nghề thêu, ren chủ yếu được thực hiện ở hộ gia đình, phát triển cùng với văn hóa làng, văn hoá dân tộc. Qua nghiên cứu khảo sát làng nghề thêu, ren ở Hà Tây, làng nghề thêu Quất Động (huỵên Thường Tín) nổi tiếng có ông tổ nghề thêu Lê Công Hành dạy nghề cho dân làng Quất Động, nay đang cùng các làng nghề thêu, ren ở huyện Mỹ Đức, Phú Xuyên, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ứng Hoà tiếp tục phát triển, với 162 làng có nghề, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận làng nghề cho 25 làng (đến hết 2005), thu hút 11.400 lao động làm nghề thêu, ren giá trị doanh thu sản xuất CN – TCN 99,821 tỷ đồng/làng/năm. Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng như: khăn chải bàn, áo Kimônô, bức tranh cảnh vật thiên nhiên mang tính nghệ thuật cao được xuất khẩu sang nhiều nước Nga, Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc... Công nghệ sản xuất của các làng nghề thêu, ren chủ yếu thủ công có kết hợp với cơ giới sản xuất ra nhiều sản phẩm thêu, ren đa dạng, vừa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài .

Từ nay đến năm 2010, 2020, các làng nghề thêu, ren phải đầu tư mạnh công nghệ mới, thiết bị mới, kết hợp với công nghệ thủ công truyền thống, tăng năng lực thiết kế mẫu mã quảng bá sản phẩm để sản xuất ra nhiều sản

phẩm có năng suất, chất lượng cao hơn ưu tiên đẩy mạnh phát triển nghề này sang các làng chưa có nghề, làm tăng thêm từ 40 đến 45 làng được cấp bằng công nhận làng nghề theo tiêu chí.

- Các làng nghề may, giầy da, bóng da:

Với gần 50 làng có nghề may, khâu bóng đá, giầy da, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận làng nghề cho 11 làng trong đó: huyện Phú Xuyên: 2 làng nghề may, 2 làng làm giầy da; huyện Thanh Oai: 2 làng nghề may và 2 làng khâu bóng da; huyện Phúc Thọ, Ứng Hoà mỗi huyện có 1 làng may, đã thu hút hơn 7.000 lao động làm nghề, tạo giá trị doanh thu sản xuất CN-TTCN trên 90 tỷ đồng. Sản phẩm của làng sản xuất ra (trừ khâu bóng đá) chủ yếu là hàng chợ, có một số gia đình làm vệ tinh cho doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu.

+ Triển khai xây dựng các điểm CN-TTCN làng nghề theo quy hoạch để đưa các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất đang có mặt bằng chật hẹp, sử dụng nhiều lao động sản xuất tập trung tại các điểm CN làng nghề, ưu tiên phát triển nghề này sang các làng chưa có nghề và chuyển được thêm 15 đến 20 làng thành làng nghề.

+ Nghề làm may, bóng da, giầy da xuất khẩu là nghề thu hút nhiều người lao động có việc làm, do vậy, cần phải mở rộng liên doanh, liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp làm hàng may, giầy da, bóng da xuất khẩu, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động.

- Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm

Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trên địa bàn Hà Tây hình thành và phát triển từ lâu đời, mang tính truyền thống, sản xuất các sản phẩm giò chả (Ước Lễ), bánh dày (Quán Gánh), bánh giò (Phú Nhi), bún khô, bún ướt, bánh phở khô, ướt, miến dong, tách vỏ đỗ, vừng, lạc, sản xuất tinh bột sắn, dong riềng, nha, đường mật, bánh kẹo các loại, chế biến hoa quả tươi, khô ngày càng nhiều với khối lượng lớn. Do đó đã và đang là trung tâm tiêu

thụ sản phẩm của nông nghiệp trong, ngoài tỉnh.

Với 92 làng có nghề CN – TTCN về chế biến nông sản thực phẩm, UBND tỉnh đã cấp bằng công nhận làng nghề cho 35 làng (tính đến hết năm 2005), thu hút hơn 33.000 lao động làm nghề, tạo giá trị doanh thu từ sản xuất CN-TTCN đạt 353,388 tỷ đồng. Hiện nay, các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm trong tỉnh phân bố không đều, huyện Hoài Đức có 6 làng (Cát Quế, Minh Khai, Dương Liễu, Lưu Xá, Cao Xá, Ngự Câu), huyện Thanh Oai có 5 làng (Kỳ Thuỷ, Thanh Lương, Hoàng Trung, Ước Lễ, Cự Đà), huyện Phúc Thọ có 3 làng (Hạ Hiệp, Hiếu Hiệp, Linh Chiểu), huyện Ứng Hoà có 3 làng (Bặt Ngõ, Bặt Chùa, Bặt Trung), huyện Ba Vì có 10 làng chủ yếu làm nghề búp khô và chế biến tinh bột (Búi Thông, Đô Tràm, Đồng Chằm, Trại Khoai, Trung Sơn, Đồng Đài, Minh Hồng, thôn Đồi, Trung Hạ), huyện Quốc Oai có 2 lang (Cộng Hoà, Tân Hoà), huyện Đan Phượng có 3 làng (Trúng Đích, Tháp Thượng, Bá Nội), huyện Thạch Thất có 1 làng (Thạch Xá), huyện Thường Tín có 1 làng (Thượng Đình), huyện Phú Xuyên có 1 làng (Hoà Khê).

- Làng nghề chế biến lâm sản, đồ mộc, gỗ dân dụng, đồ gỗ cao cấp.

Hà Tây là nơi có nghề chế biến lâm sản, đồ mộc, đồ gỗ dân dụng, đồ gỗ cao cấp lớn hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Với 153 làng có nghề chế biến lâm sản, tre, vầu, nứa gỗ, đồ mộc dân dụng, đồ gỗ cao cấp được hình thành tại 14 huyện, thị xã trong tỉnh, thì nay mới có 13 làng được cấp bằng công nhận làng nghề, chiếm gần 9% (tỷ lệ thấp) so với số làng nghề chế biến lâm sản và nông sản thực phẩm, thu hút 20.531 lao động nông thôn có việc làm, giá trị doanh thu từ sản xuất CN-TTCN đạt 318,833 tỷ đồng (năm 2004, trong đó có nhiều làng đạt gtri khá như: Làng nghề mộc, gỗ dân dụng thôn Định Quán, làng nghề gỗ cao cấp Vạn Điểm (Thường Tín), làng nghề mộc, dịch vụ Hữu Bằng, Chàng Sơn, Canh Nậu, Dị Nậu (Thạch Thất), làng nghề chế biến lâm sản thôn Trung, thôn Hạ, Thượng Thôn (Đan

Phượng)... Sản phẩm của làng nghề sản xuất ra đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng như gỗ xẻ các loại, gỗ ván ép, đồ mộc, gỗ dân dụng, đồ gỗ cao cấp vừa phục vụ tiêu dùng, nội địa, vừa phục vụ xuất khẩu ra nước ngoài.

Bảng 2.1: Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tây đến năm 2005 và định hướng đến năm 2010

TT Làng nghề

Năm 2005 Năm 2010(dự kiến)

Số lượng Lao động (Người) Doanh thu (tỷ đồng) Xuất khẩu (tỷ đồng) Số lượn g Lao động (Người ) Doanh thu (tỷ đồng) Xuất khẩu (tỷ đồng) 1 Dệt 14 25.000 600 500 50 35.000 800 700 2 Thêu, ren 25 11.400 99,821 - 45 20.000 150 120

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 54 - 60)