- Thức ăn gia súc 1000 tấn
3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về CN- TTCN trên địa bàn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan về các huyện, thị xã, các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức phổ biến, tuyên truyền công khai, sâu rộng về quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh đến 2010.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự, thủ tục cho thuê đất đối với các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp; hướng dẫn cấp huyện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với quy hoạch phát
triển công nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch xử lý môi trường ở các làng nghề, xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi các dự án đầu tư vào lĩnh vực xử lý môi trường, xử lý chất thải công nghiệp, các quy định về chất thải công nghiệp đối với các dự án đầu tư mới.
3. Sở Nội vụ phối hợp với Sở Công nghiệp đề xuất củng cố hệ thống tổ chức bộ máy quản lý CN-TTCN, đảm bảo có đủ năng lực quản lý, tư vấn phát triển công nghiệp, đề xuất phương án tổ chức đủ năng lực quản lý các khu, cụm, điểm công nghiệp.
4. Các Sở ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu và giải pháp của ngành, đảm bảo các yêu cầu về thị trường, công nghệ, lao động và vùng nguyên liệu..., góp phần đẩy mạnh phát triển CN-TTCN trên địa bàn.
5. UBND các huyện, thị xã cụ thể hóa các nội dung của quy hoạch và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và các chương trình phát triển CN-TTCN của địa phương; Xây dựng kế hoạch, các phương án, dự án đầu tư cho từng giai đoạn cụ thể để triển khai thực hiện. Quá trình triển khai thực hiện phản gắn với đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường, kết hợp kinh tế với quốc phòng.
6. Đài phát thanh – Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tây và các cơ quan, đoàn thể quần chúng tích cực tuyên truyền công khai, rộng rãi về quy hoạch phát triển công nghiệp tới mọi tầng lớp nhân dân, vận động cán bộ nhân dân trong tỉnh ủng hộ chủ trương phát triển Công nghiệp của tỉnh.