Phát triển công nghiệp và hệ thống các cụm, điểm công nghiệp * Phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 79 - 86)

- Thức ăn gia súc 1000 tấn

3.1.1. Phát triển công nghiệp và hệ thống các cụm, điểm công nghiệp * Phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực.

* Phát triển các ngành công nghiệp và sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp là khâu đột phá để phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hướng phát triển công nghiệp chủ yếu của Hà Tây là tập trung phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, tạo được chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp Hà Tây. Tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm của tỉnh, tạo điều kiện để hội nhập ở mức sâu hơn với kinh tế vùng Hà Nội, cả nước, khu vực và thế giới.

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất công nghiệp Hà Tây 2001-2005

Đơn vị tính : Tỷ đồng CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH Bình quân giai đoạn 2001 - 2005 Bình quân giai đoạn 2005- 2010 TH 2001 TH 2002 TH 2003 TH 2004 TH 2005 1. Giá trị SXCN (Giá CĐ 94) Tỷ đồng - - 3.982,9 5.117,4 5.986,5 7225,7 8371,8 2. Nhịp độ tăng trưởng % 12,5 11,5 22,8 28,5 17 20,7 22,14

(Nguồn: Báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây đến năm 2010, định hướng đến năm 2020)

Tốc độ tăng trưởng ngành Công nghiệp của Hà Tây trong thời kỳ đầu từ 2001 đến 2004 vượt từ 5% đến 12% so với tốc độ tăng bình quân dự kiến trong quy hoạch (cả về giá trị tuyệt đối và tương đối).

(Nguồn: Báo cáo rà soát điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp tỉnh Hà Tây đến năm 2010, định hướng đến năm 2020)

Dự kiến công nghiệp Hà Tây sẽ phát triển với nhịp độ tăng bình quân hàng năm tính theo giá trị sản xuất công nghiệp khoảng 24-25% thời kỳ 2006 2010 và thời kỳ 2011 – 2015 là 18-19% và 16 – 17% cho thời kỳ 2016-2020.

Coi ngành công nghiệp cơ khí (chế tạo và lắp ráp máy nông nghiệp, phương tiện vận tải...), chế tạo và lắp ráp điện tử là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh. Ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ cao (sản xuất phần mềm, vật liệu mới...).

Đồng thời phát triển mạnh nhóm ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu địa phương, thu hút nhiều lao động, có truyền thống như công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, may mặc và da giầy, các ngành nghề truyền thống...

Xác định danh mục các sản phẩm chủ lực quan tâm đến các sản phẩm từ các làng nghề, hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã ở các làng nghề đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, trang bị công nghệ tiên tiến, tạo ra những sản phẩm truyền thống có giá trị cao, hàm lượng

lao động lớn. Chuyển giao các loại công nghiệp cần nhiều lao động về khu vực nông thôn (như thêu ren, dệt thảm len, sơ chế nông sản, gia công giầy dép, may mặc...).

a. Công nghiệp công nghệ cao: Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa (sản xuất các thiết bị tự động, rôbốt...), vật liệu từ tính cao cấp, vật liệu kỹ thuật cao (cách nhiệt, chịu mài mòn), sứ polyme cách điện, polyme dẫn điện, vật liệu mới, vật liệu composit, polyme tổng hợp...

b. Công nghiệp cơ khí - điện tử:

Ưu tiên phát triển công nghiệp cơ khí điện tử bao gồm: cơ khí sản xuất máy phục vụ nông nghiệp, cơ khí ô tô, xe máy, lắp ráp điện tử, máy tính và một số ngành cơ khí khác...

- Cơ khí phục vụ nông nghiệp và nông thôn:

Đầu tư chiều sâu những công đoạn cần thiết để nâng cao chất lượng các nhà máy cơ khí hiện có đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, dụng cụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủ công mỹ nghệ của tỉnh.

Từng cơ sở phải đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao năng lực sửa chữa và chế tạo, sản xuất nhiều sản phẩm đáp ứng đa dạng nhu cầu của người sử dụng, chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá thành hạ.

Trước hết ngành cơ khí hướng vào sản xuất thiết bị toàn bộ phục vụ nông nghiệp như máy kéo nhỏ làm đất, máy phay đất, thiết bị vận chuyển thơ sơ, xe cải tiến, xe trâu bò kéo, rơ moóc loại nhỏ thay máy kéo, máy bơm nước, bình bơm thuốc trừ sâu... Các thiết bị phục vụ sau thu hoạch như máy tuốt lúa, máy rẽ ngô, máy bóc vỏ lạc, máy thái khoai, máy sấy khô, đặc biệt các loại máy chế biến, sơ chế nông sản thực phẩm.

Sản xuất các thiết bị nhỏ dùng trong gia đình, các thiết bị đặc thù phục vụ cho các làng nghề thủ công, phục vụ cho chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn cho chăn nuôi, sản xuất hàng tiêu dùng và mỹ nghệ xuất khẩu. Ngoài

ra còn sản xuất các công cụ cầm tay như cuốc, xẻng, liềm phù hợp với từng vùng sản xuất trong tỉnh...

Khuyến khích các cơ sở sửa chữa cơ khí gò, hàn, tiện ..., các cơ sở sửa chữa điện, điện tử phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân tại các xã, thị xã, huyện lỵ, thị trấn và thị tứ. Khuyến khích để xã nào cũng có ít nhất một cơ sở sửa chữa cơ khí, điện và điện tử.

- Cơ khí ô tô: Hà Tây được xác định là một trong những tỉnh nằm trong quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô của cả nước. Tạo điều kiện thuận lợi để sớm triển khai các dự án lắp ráp ô tô khách, xe vận tải nhẹ (0,5-5 tấn).

- Công nghiệp điện tử: xác định công nghiệp điện tử là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh. Ưu tiên phát triển các ngành lắp ráp, chế tạo các linh kiện, sản phẩm điện tử, máy tính...

c. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống.

- Công nghiệp chế biến nông sản Về vùng nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp tập trung tại vùng đồi gò, ven sông, vùng đồng bằng ven sông Hồng, sông Đáy chủ yếu trồng các cây: chuối, táo, nhãn, na, đu đủ (với quy mô hộ gia đình, trang trại); vùng đồi gò Ba Vì và dọc đường quốc lộ 21 trồng các cây: dứa, mơ, vải, quýt, bưởi.

Phát triển vùng trồng măng (thực phẩm), vùng trồng cà chua, dưa chuột: trồng xen canh giữa các vụ lúa ở các cánh đồng của dân, nhất là ở các bãi ven sông Hồng, sông Đáy. Hỗ trợ nhân dân về giống, phân bón, kỹ thuật trồng. Thực hiện liên kết 4 nhà trong lĩnh vực phát triển công nghệ sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Hướng phát triển là ưu tiên đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của các sản phẩm của xí nghiệp hiện có. Các xí nghiệp đầu tư mới phải đi ngay vào công nghệ hiện đại.

Đầu tư chiều sâu các cơ sở chế biến thực phẩm như Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Sơn Tây, Công ty cổ phần lien hợp thực phẩm Công ty cổ

phần kỹ nghệ thực phẩm 19/5 Sơn Tây, Công ty cổ phần bia Kim Bài Hà Tây... để chế biến hết sản phẩm trồng trọt, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

Duy trì sản xuất phấn đấu đạt công suất thiết kế, nâng cao chất lượng sản phẩm các cơ sở sản xuất bia trên cơ sở đầu tư chiều sâu (công nghệ thiết bị) để nâng cao sản lượng bia đóng chai, bia tươi và tiến tới sản xuất bia lon... Phấn đấu sản xuất bia (kể cả bai Tiger) 100 triệu lít/năm.

Khuyến khích đầu tư xây dựng thêm cơ sở sản xuất chế biến sữa phục vụ nhu cầu nuôi bò sữa của nhân dân trong tỉnh.

- Về nước khoáng, tại Hà Tây có 2 mỏ nước khoáng (Ba Vì và Quốc Oai, mỏ nước khoáng Quốc Oai chưa khai thác), hiện nay có 1 xí nghiệp nước khoáng chủ yếu tinh lọc và đóng chai nước khoáng Ba Vì. Đầu tư nâng cấp trang thiết bị nhằm thực hiện quy trình công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Xây dựng Trung tâm tinh chế và đấu trộn các sản phẩm chè của các hộ gia đình sơ chế để ổn định và nâng cao chè xuất khẩu.

- Khuyến khích xây dựng nhà máy giết mổ gia súc và chế biến thịt xuất khẩu để chế biến đóng hộp thịt lợn, thịt bò, thịt gà cung cấp cho xã hội, thịt lợn, thịt bò đông lạnh xuất khẩu và chế biến các sản phẩm khác từ thịt, thực phẩm cho các bữa ăn công nghiệp...

- Khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các làng nghề sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, giấy bao gói.

Phát triển sản xuất các mặt hàng song, mây, tre đan lát tiêu dùng và xuất khẩu. Xây dựng nhà máy sản xuất ván nhân tạo có sản lượng 15.000m3/năm tại Khu công nghiệp Phú Cát, thu hút nguồn nguyên liệu của Sơn La, Hòa Bình, Hà Tây để sản xuất các sản phẩm ván ép, ván dăm, ván cót.

d. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. - Sản phẩm xi măng:

Xây dựng Nhà máy xi măng Mỹ Đức công suất 1,4 triệu tấn xi măng/năm với trang thiết bị hiện đại.

Đầu tư, đổi mới công nghệ đối với 2 nhà máy xi măng lò đứng đến năm 2010. Duy trì các trạm nghiền xi măng hiện có trên địa bàn tỉnh.

- Vật liệu xây:

Duy trì và phát huy vượt công suất các cơ sở sản xuất gạch tuy nen hiện có. Đầu tư mới một số dây chuyền sản xuất gạch tuy nen, công suất mỗi dây chuyền 20 triệu viên/năm tại các địa điểm có điều kiện về nguyên liệu.

Xóa bỏ toàn bộ lò gạch nung thủ công, vận động các hợp tác xã, hộ sản xuất cá thể liên doanh, liên kết hùn vốn đầu tư lò tuy nen nhỏ tại các địa phương có điều kiện về nguồn nguyên liệu, tận dụng khai thác đất bãi bồi ven các sông.

Khuyến khích đầu tư các dây chuyền gạch bloc bê tông, gạch xây ở Chương Mỹ, Phúc Thọ, Ba Vì và các địa phương khác trong các cụm công nghiệp.

Quy hoạch vùng khai thác nguyên liệu xây dựng khu vực Đồng Chan (Chương Mỹ).

- Vật liệu lợp: Duy trì và phát huy hết công suất cơ sở tấm lợp kim loại BHP hiện có.

Đầu tư cơ sở sản xuất tấm lợp kim loại quy mô vừa, công nghệ tiên tiến.

- Đá xây dựng: Duy trì một số cơ sở khai thác đá tại khu vực xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai.

e. Công nghiệp hóa chất và phân bón:

Mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng các cơ sở sản xuất vi sinh hiện có, xây dựng mới một số cơ sở sản xuất tại Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai.

g. Công nghiệp sản xuất giày dép, dệt may, đồ da: Phát triển công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu bằng nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời đổi mới kỹ thuật, thiết bị ở những dây chuỳên chủ yếu, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm.

Ưu tiên phát triển ngành dệt may nhằm giải quyết được nhiều lao động đặc biệt là lao động nữ, sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp hiện có, nâng cao năng lực quản lý, năng lực sản xuất tại các doanh nghiệp: Công ty dệt Hà Đông, Công ty may thêu xuất khẩu Hưng Thịnh, Công ty cổ phần may Sơn Hà (thị xã Sơn Tây), xí nghiệp may 3/2 (thị xã Sơn Tây)...

Khuyến khích xây mới các xí nghiệp may có công suất 1,5 triệu sản phẩm/năm tại thị trấn Phú Xuyên, Xuân Mai.

Đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp, duy trì và ổn định sản xuất đảm bảo công suất đối với Công ty giầy Hà Tây và Công ty TNHH sản xuất XNK Yên Thủy (Hà Đông). Mở rộng sản xuất xí nghiệp giầy Phú Hà.

Khuyến khích xây dựng một số cơ sở sản xuất giầy xuất khẩu ở các khu, cụm công nghiệp.

- Công nghiệp sản xuất giấy – bao bì: Duy trì và mở rộng sản xuất các cơ sở sản xuất giấy (chủ yếu giấy bao gói, bìa carton) như Nhà máy giấy Vạn Điểm, Công ty trách nhiệm giấy Hoài Vân (Hoài Đức), Công ty cổ phần đường giấy rượu Tam Hiệp, Công ty cổ phần giấy gỗ Hà Đông...

- Ngành sản xuất các sản phẩm nhựa Dự kiến xây dựng một số cơ sở sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng và công nghiệp (bao PP, PE, các sản phẩm nhựa gia dụng, các chi tiết máy bằng nhựa) tại các cụm, điểm công nghiệp.

h. Công nghiệp khai thác khoáng sản Hà Tây: Duy trì và nâng cao sản lượng các cơ sở khai thác khoáng sản hiện có trên cơ sở thực hiện đầy đủ Luật khoáng sản cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước về

quản lý tài nguyên khoáng sản.

- Chương trình khảo sát, thăm dò khoáng sản: Thăm dò, đánh giá trữ lượng mỏ đá vôi Mỹ Đức, trữ lượng đá vôi ở các xã Hồng Sơn, Tuy Lai, Thượng Lâm và Đồng Tâm (phía Tây – Tây Bắc huyện Mỹ Đức), thăm dò một số khoáng sản như đá xây dựng, cao lanh, nước khoáng.

Đối với việc khai thác vật liệu xây dựng thông thường như cát, sỏi, đất sét...cần được chấn chỉnh và có quy định chặt chẽ để chống ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sinh hoạt và đời sống của nhân dân, nhất là khai thác cát ở lòng sông gây sạt lở tới sản xuất và đời sống của nhân dân hai bên bờ sông.

- Khai thác đá vôi: Nguồn nguyên liệu đá vôi để sản xuất xi măng trong tỉnh Hà Tây tập trung ở huyện Mỹ Đức và Ứng Hòa. Hai mỏ đá vôi Mỹ Đức và Hợp Tiến nằm gần nhau thuộc địa phận xã Hợp Tiến và Hồng Sơn, cách huyện Mỹ Đức 6km. Với trữ lượng đá vôi đã được đánh giá, kết hợp với điều kiện giao thông và khai thác có thể xây dựng nhà máy sản xuất xi măng ở khu vực này với công suất 1,4 triệu tấn xi măng/năm.

- Khai thác Pyrit: Nguồn khoáng sản pyrit (sử dụng để sản xuất phân bón super photphat) đã được thăm dò ở xã Ba Trại, Minh Quang (huyện Ba Vì). Các mỏ Ba Trại, Minh Quang có trữ lượng lớn nhưng hàm lượng quặng lại nghèo (8-10% S). Việc khai thác quặng pyrit cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đầu tư.

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w