Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 76 - 79)

- Thức ăn gia súc 1000 tấn

2.2.2.Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây

cạnh tranh cao, nghệ thuật tiếp thị giỏi, là những sản phẩm mà Hà Nội không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ nhu cầu; Sắp tới với sức khả năng cạnh tranh còn yếu của các cơ sở sản xuất trong tỉnh sẽ rất khó khăn khi nước ta nhập WTO và AFTA, đặc biệt đối với hàng hóa của Trung Quốc.

- Số lượng các doanh nghiệp tăng nhanh nhưng chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, cán bộ quản lý doanh nghiệp đa số không được đào tạo cơ bản, khả năng tiếp thu thông tin, kỹ thuật mới còn hạn chế.

- Hệ thống tổ chức cán bộ quản lý Nhà nước ơ cấp huyện, xã, làng nghề còn yếu và thiếu, khả năng đào tạo công nhân, cán bộ trình độ cao còn rất nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Hệ thống cơ chế, chính sách liên quan đến công nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện; thủ tục hành chính, môi trường đầu tư còn đang tiếp tục được đánh giá mở mức thấp vừa qua vẫn còn ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư. Cơ sở hạ tầng thiếu, yếu như giao thông, thông tin liên lạc nhất là khu vực nông thôn còn bất cập; các ngành thương mại, du lịch, xây dựng chưa phát triển nên khả năng tác động, hỗ trợ chưa cao. Tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp nhất là một làng nghề đã dến mức báo động.

2.2.2. Dự báo về thị trường tác động đến phát triển công nghiệp của Hà Tây Hà Tây

2.2.2.1. Thuận lợi

- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cho thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hà Tây ngày càng được mở rộng hơn về quy mô, phong phú về chủng loại, nhạy cảm về giá cả: Trong quá trình hội nhập, khi Việt Nam tham

gia đầy đủ vào AFTA và WTO, thị trường sẽ có những thay đổi lớn, tác động trực tiếp đến quá trình phát triển CN-TTCN; Sự thay đổi của thị trường diễn ra trên các mặt sau:

+ Thị trường trở thành vấn đề toàn cầu, phạm vi thị trường sẽ được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, không còn bị giới hạn trong phạm vi khu vực hay biên giới quốc gia.

+ Quy mô thị trường sẽ ngày càng phát triển nhanh, mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thị trường sẽ phong phú hơn về chủng loại và chất lượng sản phẩm hàng hóa.

+ Giá cả hàng hóa, dịch vụ phụ thuộc vào sự điều chỉnh của quy luật kinh tế thị trường.

+ Khi hội nhập kinh tế quốc tế, ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường ngoài nước sẽ ngày càng mờ nhạt, trong đó thị trường ngoài nước sẽ trở nên quan trọng hơn...

Các xu hướng trên rất thuận lợi cho Hà Tây, việc mở rộng thị trường cho phép mở rộng thêm quy mô sản xuất, phát triển thêm nhiều cơ sở sản xuất mới, tạo ra nhiều sản phẩm mới theo hướng phát triển hàng hóa đặc biệt là hàng hóa xuất khẩu.

- Thị trường hàng công nghiệp: Trong điều kiện chung trên đây, thị trường hàng công nghiệp sẽ có quy mô lớn, đa dạng về chủng loại và tập trung vào sản xuất xuất khẩu, nhưng cũng là khu vực thị trường cạnh tranh rất gay gắt. Với trình độ công nghệ hiện nay, rất nhiều sản phẩm công nghiệp của Việt Nam nói chung và của Hà Tây nói riêng khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để thâm nhập được vào khu vực này, Hà Tây cần có các chính sách hợp tác, thu hút và lựa chọn đầu tư (đặc biệt là đầu tư nước ngoài), khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm.

nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ được thuận lợi hơn với mức thuế nhập khẩu thấp, khả năng hợp tác cao, góp phần giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm; có cơ hội thông qua thương mại và du lịch để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm.

2.2.2.2. Khó khăn

Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thuận lợi xong cũng không ít những khó khăn thách thức đó là: Hàng hóa, thương mại và dịch vụ của Hà Tây sẽ phải đối mặt với nguy cơ cạnh tranh gay gắt hơn theo quy luật của kinh tế thị trường do một số nguyên nhân cơ bản sau:

- Quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, tổ chức quản lý còn yếu, năng suất lao động thấp, chất lượng, mẫu mã sản phẩm kém nên khả năng cạnh tranh của một số hàng hóa sản xuất trong nước còn yếu.

- Cơ cấu hàng công nghiệp xuất khẩu của Hà Tây chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp nhẹ tương đối giống các nước ASEAN, dẫn tới sự cạnh tranh trực tiếp với các nước trong khu vực.

- Khả năng tiếp cận mở rộng thị trường và thu hút nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Hà Tây còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp còn thiếu chủ động, chưa có chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn và ổn định.

- Hệ thống luật pháp, chính sách, chế độ quản lý từ Trung ương và của địa phương còn đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 76 - 79)