Phương thức phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 86 - 89)

- Thức ăn gia súc 1000 tấn

3.1.2. Phương thức phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề

khu công nghiệp tập trung, cụm, điểm công nghiệp và TTCN làng nghề

* Phương hướng phát triển và phân bố sản xuất công nghiệp và các khu công nghiệp tập trung,cụm, điểm công nghiệpvà TTCN làng nghề

Phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp của tỉnh gắn với hệ thống công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của Hà Nội để có thể cùng phát huy được lợi thế so sánh của cả vùng. Tiến hành xây dựng hoàn

chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm, công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường.

Trong giai đoạn đến năm 2010, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, các điểm công nghiệp – TTCN làng nghề trên địa bàn tỉnh tại Quyết định số 225/2005/QĐ- UB ngày 10 tháng 3 năm 2005 của UBND tỉnh Hà Tây về việc phê duyệt danh mục các khu, cụm, điểm công nghiệp, TTCN làng nghề, với tổng diện tích khoảng 6500 ha, gồm 9 khu công nghiệp (trong đó có 1 khu công nghệ cao) với tổng diện tích là 4450 ha; 23 cụm công nghiệp với diện tích 823 ha và 176 điểm công nghiệp làng nghề với diện tích 1200,8 ha.

Sau năm 2010 nghiên cứu hình thành một số khu cụm công nghiệp mới gắn với các trục giao thông quan trọng và hình thành các khu đô thị mới.

Định hướng phân bố các cơ sở sản xuất công nghiệp xây dựng mới theo lãnh thổ như sau:

- Các cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm, bố trí gần hoặc trong vùng có nguyên liệu.

- Các cơ sở may xuất khẩu, sản xuất giầy vải có thể đặt ở vùng dân cư đông đúc để giải quyết việc làm cho nhiều lao động.

- Các xí nghiệp khác bố trí vào các khu và cụm công nghiệp theo định hướng ngành nghề tại các khu và cụm công nghiệp. Các khu cụm công nghiệp được quy hoạch gắn với quá trình đô thị hóa và hình thành hệ thống đô thị và các điểm dân cư có tính chất đô thị của Hà Tây.

* Phương thức phát triển công nghiệp nông thôn

Khôi phục các làng nghề truyền thống, trên cơ sở đó từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến, hình thành nhiều điểm công nghiệp gắn với các thị trấn, thị tứ có quy mô lớn liên xã và xã làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn.

tại chỗ đến mức có sản phẩm phục vụ đô thị và xuất khẩu. Tập trung phát triển công nghiệp xay xát, chế biến rau, thịt; sản xuất vật liệu xây dựng (nhất là gạch, ngói nung); sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ trên cơ sở hoàn thiện, phát triển các làng nghề truyền thống; phát triển cơ khí sản xuất công cụ thông thường, bộ đồ dùng gia đình, có khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp; từng bước phát triển gia công may mặc, giày dép, thảm len làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn.

- Khuyến khích, hỗ trợ các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển nhằm phát huy tay nghề, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho lao động nhất là lao động nông thôn. Phấn đấu đến năm 2010, 100% số làng trong tỉnh có nghề, trong đó có trên 400 làng đạt tiêu chí làng nghề CN-TTCN của tỉnh.

Duy trì phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống và du nhập phát triển các nghề mới, sử dụng lao động, nguyên liệu của địa phương, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong vùng, trong tỉnh, ngoài tỉnh và xuất khẩu, giải quyết nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Đầu tư mới công nghệ, nâng cao tay nghề để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều mẫu mã, kiểu dáng mới hấp dẫn khách hàng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Phát triển làng nghề đi đôi với bảo vệ môi trường, đưa các cơ sở gây ô nhiễm vào các cụm, điểm công nghiệp và tiến hành xây dựng các công trình xử lý nước thải, chất thải rắn...

Tập trung phát triển ở Hà Tây một số ngành nghề truyền thống, có thế mạnh sau đây:

- Làng nghề dệt: Làng dệt lụa truyền thống Vạn Phúc, lụa Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì), nghề dệt xô màn ở Hòa Xá, nghề dệt kim La Phù (Hoài Đức), trung tâm tơ lụa nổi tiếng ở Hà Tây gồm7 làng La, 3 làng Mỗ, thêu La Cả, gấm Vạn Phúc, lụa Cổ Đô, lượt làng Bùng, màn xô Hòa Xá...

- Làng nghề thêu Quất Động (huyện Thường Tín),

- Làng nghề ren Hạ Mỗ.

- Các làng nghề gỗ: Làng nghề sản xuất đồ gỗ Hữu Bằng (Thạch Thất), La Thiện (xã Tản Hồng, Ba Vì), Nhị Khê (Thường Tín), Chàng Sơn (Thạch Thất), Làng nghề mộc mỹ nghệ (Vạn Điểm), Làng nghề sơn khảm Ngọ Hạ (Phú Xuyên), Làng nghề đồ gỗ Chanh Thôn (Phú Xuyên), Làng nghề sơn mài mỹ nghệ Duyên Thái (Thường Tín), Làng nghề khảm trai (Phú Xuyên).

- Các làng nghề cơ khí: Làng nghề rèn Đa Sỹ (Thị xã Hà Đông), Làng nghề sản xuất kim khí Phùng Xá (Thạch Thất), Thanh Thùy (Thanh Oai).

- Làng nghề chế biến nông sản: Minh Khai (Hoài Đức), Liên Hiệp (Phúc Thọ), chế biến miến dong ở Cự Đà, Cự Khê (Thanh Oai).

- Làng nghề may, da giầy: Làng nghề may Vân Tứ (Phú Xuyên), giầy da Giã Hạ (Phú Xuyên).

- Làng nghề mây tre đan: Làng nghề nón Chuông (Thanh Oai), Minh Châu (Ba Vì), Làng nghề đan lồng chim Chan Hoạch (Thanh Oai), Làng nghề đan lát mây tre Ninh Sở (Thường Tín).

- Phát triển các nghề chế biến trái cây như chế biến ô mai, nước mơ, rượu mơ, xi rô mơ từ cây mơ Hương Tích.

Một phần của tài liệu Phát triển các cụm, điểm công nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh Hà Tây (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w