Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
1 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------
ĐÀO NGUYỄN BẢO NGỌC
MSSV: 4104067
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã số ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ KIM UYÊN
12/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------------
ĐÀO NGUYỄN BẢO NGỌC
MSSV: 4104067
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Học
Mã số ngành: 52310101
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HUỲNH THỊ KIM UYÊN
12/2013
LỜI CẢM TẠ
Được sự giới thiệu của trường và sự chấp nhận của Công ty Cổ phần Vật
tư Hậu Giang, tôi đã thực tập tại Công ty, trong thời gian này đã giúp tôi có cơ hội
tiếp xúc thực tế về hoạt động kinh doanh cũng như nhìn nhận rõ hơn về tình hình tài
chính tại Công ty.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn:
- Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ
đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường, đặc biệt là
cảm ơn Cô Huỳnh Thị Kim Uyên đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm
đề tài.
- Ban lãnh đạo Công ty và các Anh phòng Kinh doanh dù rất bận rộn nhưng
luôn nhiệt tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình thực tập tại Công ty.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian thực tập có hạn nên không
tránh khỏi những sai sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy, Cô và
Quý Công ty để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, tôi xin kính chúc Quý Thầy, Cô và các Anh, Chị tại Công ty luôn dồi
dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Người thực hiện
i
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013
Người thực hiện
ii
MỤC LỤC
_______________________________________
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 01
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu.......................................................................................... 01
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 02
1.2.1 Mục tiêu chung............................................................................................ 02
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 02
1.3 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................. 02
1.3.1 Không gian nghiên cứu................................................................................ 02
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................... 02
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 02
1.4 Lược khảo tài liệu................................................................................................ 03
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........... 04
2.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................ 04
2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp................................................. 04
2.1.2 Giới thiệu hệ thống bao cáo tài chính........................................................... 04
2.1.3 Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính ........................ 05
2.1.4 Các chỉ số tài chính được sử dụng phân tích................................................. 06
2.2 Phương pháp nghiên cứu................................................................................................11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu................................................................................11
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu số liệu...........................................................................11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2010-2012 ................................................................................................. 14
3.1 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần vật tư Hậu Giang ....................................... 14
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................................ 14
3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty................................................... 15
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của từng phòng ban, tình hình nhân sự ................ 15
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (2010-2012).................................................................. 22
4.1 Phân tích chung tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2010 – 2012................. 22
4.1.1 Đánh giá tổng quát tổng tài sản của công ty ................................................. 22
4.1.2 Đánh giá tổng quát nguồn vốn của công ty................................................... 23
4.1.3 Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2010 – 2012.................................. 23
iii
4.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán ................................ 26
4.2.1 Phân tích tình hình tài sản ............................................................................ 26
4.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn...................................................................... 34
4.3 Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh ................................................................................................................. 39
4.3.1 Tình hình doanh thu..................................................................................... 41
4.3.2 Tình hình chi phí ......................................................................................... 42
4.3.3 Tình hình lợi nhuận ..................................................................................... 44
4.4 Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính ................................ 45
4.4.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ......................................................... 47
4.4.2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động.............................................................................. 49
4.4.3 Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ ............................................................................ 53
4.4.4 Nhóm chỉ tiêu sinh lời ................................................................................. 56
4.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty .................... 59
4.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA .................................................. 59
4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE................................................... 61
4.6 Phân tích tình hình tài chính bằng sơ đồ Dupont................................................... 64
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY ............................................................................................................. 67
5.1 Thuận lợi và khó khăn của công ty ....................................................................... 67
5.1.1 Thuận lợi ..................................................................................................... 67
5.1.2 Khó khăn..................................................................................................... 67
5.2 Những vấn đề tồn tại ............................................................................................ 68
5.3 Một số giải pháp khắc phục và nâng cao tình hình tài chính của công ty ............... 69
5.3.1 Phân bố lại cơ cấu tài chính ............................................................................... 69
5.3.2 Xây dựng cơ cấu bán hàng........................................................................... 69
5.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh..................................................... 69
5.4 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới........................................... 71
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 72
6.1 Kết luận ............................................................................................................... 72
6.2 Kiến nghị ............................................................................................................. 73
6.2.1 Đối với Nhà nước ........................................................................................ 73
6.2.2 Đối với công ty............................................................................................ 73
iv
DANH MỤC BIỂU BẢNG
___________________________________
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty Hamaco............................................................ 21
Bảng 4.1: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ...................... 22
Bảng 4.2: Tóm tắt hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2010 – 2012 ............................. 24
Bảng 4.3: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2010 - 2012......................................... 27
Bảng 4.4: Cơ cấu khoản phải thu 2010 – 2012 ................................................................. 29
Bảng 4.5: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty giai đoạn 2010 – 2012 .................................. 31
Bảng 4.6: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010 - 2012 .................................. 35
Bảng 4.7: Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ................................... 37
Bảng 4.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012.......................... 40
Bảng 4.9: Phân tích tình hình doanh thu........................................................................... 41
Bảng 4.10: Phân tích tình hình chi phí.............................................................................. 42
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ............................................................... 46
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu hoạt động.................................................................................... 50
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu quản trị nợ .................................................................................. 54
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu sinh lời ....................................................................................... 57
v
DANH MỤC HÌNH
_______________________________
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hamaco........................................................ 16
Hình 4.1: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2010 – 2012............................................. 26
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn 2010 – 2012 ...................................... 34
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
_______________________________
DN: Doanh nghiệp
DTT: Doanh thu thuần
ĐVT: Đơn vị tính
HĐTC: Hoạt động tài chính
KH: Kế hoạch
LNR: Lợi nhuận ròng
TT: Thực tế
TTS: Tổng tài sản
VCSH: Vốn chủ sở hữu
vii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay khi mà xu thế hội nhập kinh tế
thế giới và khu vực ngày càng được đẩy mạnh, sự quản lý và điều tiết của Nhà
nước đang dần mất đi dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cả trong
và ngoài nước càng trở nên gay gắt hơn. Sống trong môi trường này, doanh
nghiệp luôn đứng trước các thử thách, khó khăn do đặc điểm của thị trường.
Các doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm trước kết quả
hoạt động kinh doanh của mình. Để đạt được mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận,
bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng phải quan tâm đến vốn và
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mình. Vì vậy, vấn đề tài chính là một
trong những vấn đề hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển đối với một
doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính giữ một vai trò quan trọng bởi phân tích tình
hình tài chính công ty sẽ đánh giá đầy đủ tình hình phân phối, sử dụng và quản
lý các loại vốn, đánh giá được tình hình thanh toán của công ty, tình hình chấp
hành các chế độ, chính sách tài chính tín dụng Nhà nước, phát hiện khả năng
tiềm tàng, đề ra những biện pháp động viên khai thác khả năng đó nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tình hình tài chính không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp
mà còn là sự quan tâm đối với các nhà sử dụng các số liệu tài chính. Nhìn
chung các báo cáo tài chính thường gây khó khăn cho người nhận định, đánh
giá bởi họ chỉ thấy được mặt tốt, mặt xấu của từng khía cạnh, từng chỉ tiêu nào
đó chứ chưa thấy được sự tương quan giữa chúng từ đó có thể dẫn đến những
nhận định sai lầm. Để khắc phục điều này, chỉ có cách thông qua việc phân
tích tình hình tài chính để các nhà sử dụng số liệu tài chính đánh giá được
thành tích và tình hình tài chính cũng như những dự đoán về tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích thiết thực của việc phân
tích tình hình tài chính mang lại cho các đối tượng sử dụng nên em chọn đề tài
“Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” làm đề
tài tốt nghiệp của mình.
1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm làm rõ thực trạng tài
chính tại công ty. Tìm ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh
nghiệp, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời
nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty giai đoạn (2010-2012).
- Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng báo cáo hoạt động kinh
doanh.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.
- Đề ra những biện pháp cải thiện những mặt còn hạn chế góp phần làm
cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được củng cố và vững mạnh hơn.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang.
1.3.2 Thời gian
Đề tài nghiên cứu các số liệu từ nội bộ công ty trong 3 năm 2010, 2011
và 2012.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang giai đoạn 20102012.
2
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Nguyễn Văn Thành, 2009. Phân tích tình hình tài chính công ty cổ
phần vật tư Hậu Giang giai đoạn 2006 – 2008. Luận văn tốt nghiệp, Đại học
Cần Thơ. Trong bài tiểu luận, tác giả đã phân tích tình hình tài chính của
công ty cổ phần vật tư Hậu Giang thông qua những nội dung sau:
- Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn.
- Phân tích tình hình lợi nhuận.
- Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu như: khả năng thanh toán, tỷ số
hoạt động, tỷ số sinh lời, tình hình đầu tư và các đòn bẩy hoạt động.
Tác giả đã sử dụng phương pháp so sánh (so sánh tương đối và tuyệt
đối) kết hợp với sơ đồ Dupont để thấy được sự biến động của tài sản, nguồn
vốn và những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty.
Nguyễn Như Anh, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang giai đoạn 2006-2008. Luận
văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.
Đề tài tập trung phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận và một số chỉ
tiêu tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tác giả đã
sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để thấy được sự biến
động cũng như tốc độ tăng giảm của các đối tượng phân tích đồng thời sử
dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của công ty, các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến
kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó xem xét mà có biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty.
3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình tổng hợp các phương pháp
phân tích cho phép kiểm tra, so sánh và đánh giá tình hình tài chính đã qua và
hiện tại, cũng như dự đoán tài chính trong tương lai, giúp nhà quản lý đưa ra
các quyết định quản lý chuẩn xác và đánh giá được công ty, từ đó đề xuất
những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao
nhất hiệu quả sử dụng vốn.
2.1.2 Giới thiệu hệ thống báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo tài chính là tập hợp những văn bản đặc biệt của hệ
thống kế toán, được tiêu chuẩn hóa trên phạm vi quốc tế về nguyên tắc và
chuẩn mực. Người ta gọi các báo cáo tài chính là hệ thống vì người ta muốn
nhấn mạnh đến sự quan hệ chặt chẽ và hữu cơ giữa chúng. Mỗi báo cáo tài
chính riêng biệt cung cấp cho người đọc một khía cạnh hữu ích khác nhau,
nhưng sẽ không thể nào có được những kết quả mang tính khái quát về tình
hình tài chính nếu không có sự kế hợp giữa các báo cáo tài chính. Hệ thống
báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
2.1.2.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán còn được gọi là bảng tổng kết tài sản, là tài liệu
quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: Bên ngoài và bên trong
doanh nghiệp. Nội dung bảng cân đối kế toán khái quát tình hình tài chính của
một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kỳ kinh doanh.
Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: Tài sản và nguồn vốn, tức nguồn hình
thành nên tài sản, gồm nợ phải trả cộng với vốn chủ sở hữu. Khi phân tích
bảng cân đối kế toán, chúng ta sẽ xem xét và nghiên cứu các vân đề cơ bản
sau:
- Xem xét sự biến động của tổng tài sản và của từng loại tài sản. Qua đó
thấy được quy mô kinh doanh và năng lực kinh doanh của công ty.
- Xem xét cơ cấu vốn có hợp lý hay không? Cơ cấu vốn có tác động như
thế nào đến quá trình kinh doanh.
4
- Khái quát xác định mức độ độc lập hay phụ thuộc về mặt tài chính của
doanh nghệp.
- Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục.
- Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và cấu trúc tài
chính.
2.1.2.2 Phân tích Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là báo cáo thu nhập hay còn gọi là báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính
tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập của kết quả
hoạt động tài chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh. Ngoài
ra theo quy định ở Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình
hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình
hình thực hiện thuế giá trị gia tăng – VAT. Khi phân tích báo cáo kết quả kinh
doanh, chúng ta sẽ xem xét các vấn đề sau:
- Xem xét biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa năm nay với
năm trước. Đặc biệt chú ý đến tình hình doanh thu, doanh thu thuần, chi phí,
lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế.
- Tính toán phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản
chi phí, kết quả kinh doanh của công ty.
2.1.2.3 Thuyết minh báo cáo tài chính
Là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết
những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong
các báo cáo tài chính không thể hiện hết được
2.1.3 Ý nghĩa, mục đích và nội dung phân tích tình hình tài chính
2.1.3.1 Ý nghĩa
a) Đối với doanh nghiệp
Phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nó cần thiết cho sự tạo vốn và chu chuyển vốn, đảm
bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Đồng thời giúp cho
doanh nghiệp thưc hiện tốt chức năng giám đốc và kết hợp hài hòa giữa lợi ích
cá nhân và lợi ích doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên.
Qua đó, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển và giúp quản trị tốt
tiềm năng của doanh nghiệp.
5
b) Đối với các đối tượng bên ngoài
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có mối quan hệ với
các nhà cung cấp vật liệu, nhà đầu tư, ngân hàng v.v…Các tổ chức này thường
dựa và tình hình tài chính để đưa ra quyết định về cung cấp các yếu tố đầu vào
cho doanh nghiệp.
2.1.3.2 Mục đích
Mục đích chính của phân tích báo cáo tài chính là giúp các đối tượng sử
dụng thông tin đánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi và triển
vọng của doanh nghiệp từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với mục
tiêu mà họ cần quan tâm.
2.1.3.3 Nội dung
Nội dung phân tích gồm:
- Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
2.1.4 Các tỷ số tài chính được sử dụng phân tích
2.1.4.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
Là xem xét tài sản của doanh nghiệp, có đủ trang trải các khoản nợ
không.
- Vốn luân chuyển ( đồng)
Là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này
phản ảnh khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Vốn
luân chuyển càng lớn thì khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp càng
cao.
Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
(2.1)
- Khả năng thanh toán vốn lưu động ( lần )
Trong tổng tài sản ngắn hạn bao gồm nhiều khoản mục có tính thanh
khoản khác nhau, hệ số thanh toán vốn lưu động là tỷ lệ giữa tài sản có khả
năng chuyển hóa thành tiền để trả nợ.
Khả năng thanh toán vốn lưu động =
Tiền & khoản tương đương tiền
6
Tài sản ngắn hạn
(2.2)
- Khả năng thanh toán hiện hành ( lần )
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp. Nếu tỷ số này xấp xỉ bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có
đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Tài sản ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành
=
Nợ ngắn hạn
(2.3)
- Khả năng thanh toán nhanh ( lần )
Hệ số này phản ảnh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng
các tài sản ngắn hạn có thể chuyển hóa nhanh thành tiền. Hệ số này càng lớn
thể hiện khả năng thanh toán càng cao.
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Khả năng thanh toán nhanh
=
Nợ ngắn hạn
(2.4)
Tuy nhiên, hệ số này quá lớn sẽ gây mất cân đối trong quá trình sử dụng
vốn, khi tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền có thể không mang lại hiệu quả
trong kinh doanh. Thông thường tỷ lệ này >= 1 thì tình hình thanh toán của
doanh nghiệp khả quan, doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh
toán. Nếu tỷ lệ < 1 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp gặp khó khăn.
Tuy nhiên, nếu hệ số này cao do khoản phải thu khó đòi cao thì doanh nghiệp
được đánh giá là hoạt động không hiệu quả.
- Khả năng thanh toán vốn bằng tiền ( lần)
Khả năng thanh toán
vốn bằng tiền
Tiền & khoản tương đương tiền
=
Nợ ngắn hạn
(2.5)
Tỷ lệ này > 0.5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp có hiệu quả,
ngược lại doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, tỷ lệ này quá cao lại là
điều không tốt vì điều này xảy ra tình trạng ứ động vốn, do đó hiệu quả sử
dụng vốn không cao.
7
2.1.4.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
- Số vòng quay hàng tồn kho (vòng)
Giá vốn hàng bán
(2.9)
Số vòng quay hàng tồn kho
=
Hàng tồn kho bình quân
(2.6)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp,
tỷ số này càng lớn thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao. Vì hàng tồn
kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt
và vốn lưu động ở hàng tồn kho. Thông thường số vòng quay hàng tồn kho
của doanh nghiệp lớn hơn 6 là tốt.
- Kỳ thu tiền bình quân (ngày)
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân
=
Doanh thu bình quân ngày
(2.7)
Trong đó:
Tổng doanh thu thuần
Doanh thu bình quân ngày
=
(2.8)
360
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu, tỷ
số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải
thu.
- Vòng quay tài sản cố định (vòng )
Doanh thu thuần
Số vòng quay tài sản cố định
=
Tổng tài sản cố định bình quân
(2.9)
Chỉ tiêu này nhằm đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, nó cho biết
một đồng giá trị tài sản cố định dùng để đầu tư sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh
thu thuần. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao.
- Vòng quay tổng tài sản (vòng )
Doanh thu thuần
Số vòng quay tổng tài sản
=
Tổng tài sản bình quân
8
(2.10)
Hệ số vòng quay tổng tài sản nói lên doanh thu được tạo ra từ tổng tài
sản hay nói cách khác: một đồng tài sản mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
- Vòng quay khoản phải thu (vòng)
Doanh thu thuần
Vòng(quay khoản phải thu
=
Các khoản phải thu bình quân
(2.11)
Vòng quay các khoản phải thu đo lường tốc độ luân chuyển của các
khoản phải thu, số vòng quay ngày càng lớn thì hiệu quả của việc thu hồi vốn
càng tăng.
- Vòng quay vốn lưu động (vòng)
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn lưu động
=
Tài sản ngắn hạn bình quân
(2.12)
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, việc tăng
vòng quay vốn lưu động có ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp, có
thể giúp doanh nghiệp giảm một lượng vốn cần thiết trong kinh doanh trên cơ
sở vốn hiện có.
2.1.4.3 Các chỉ số quản trị nợ
Phản ánh tình hình quản lý, sử dụng nợ của doanh nghiệp.
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản (%)
Phản ánh mức độ sử dụng các khoản nợ để tài trợ cho tài sản của doanh
nghiệp hay cho biết các khoản nợ của doanh nghiệp được đảm bảo bằng tài
sản ở mức độ nào.
Nợ phải trả x 100%
(2.13)
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
=
Tổng tài sản
- Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (lần)
Tỷ số này dùng để so sánh giữa nợ và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài
chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất. Tỷ số này càng cao sẽ mang lại hiệu quả
cho chủ sở hữu càng lớn trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và
kinh doanh có lãi. Ngược lại, nếu tỷ số này càng thấp thì mức độ an toàn càng
đảm bảo trong trường hợp hoạt động kinh doanh giảm và bị thua lỗ.
9
Nợ phải trả
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
=
Vốn chủ sở hữu
(2.14)
- Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (lần)
Đo lường khả năng thanh toán lãi vay của lợi nhuận trước thuế, chỉ tiêu
này được các nhà cung cấp tín dụng rất quan tâm.
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay
=
Lãi vay
(2.15)
2.1.4.4 Các tỷ số về khả năng sinh lợi
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đồng thời cũng là hệ quả của các quyết định quản trị, thể
hiện hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. Lợi nhuận được nhiều người quan tâm
và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối
quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn sở hữu…) Mà doanh nghiệp đã huy
động vào sản xuất kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
( lợi nhuận trên
Tỷ suất
doanh thu
Lợi nhuận ròng x 100%
=
(2.16)
Doanh thu thuần
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( ROA )
Tỷ số này cho chúng ta biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Hệ số này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài
sản càng hợp lý và hiệu quả.
Tỷ suất lợi nhuận trên
(
tổng tài sản
Lợi nhuận ròng x 100%
=
Tổng tài sản bình quân
(2.17)
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
Tỷ số này dùng để đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, một
đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ tao được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
10
Tỷ suất lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng x 100%
(2.18)
=
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
2.1.4.5 Đánh giá tình hình tài chính thông qua phương trình DuPont
Phương pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập
phương trình phân tích, lần đầu tiên được Công ty DuPont áp dụng nên được
gọi là phương trình DuPont. Cụ thể:
ROE = ROA Đòn bẩy tài chính
(2.19)
Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính là chỉ tiêu thể hiện cơ
cấu tài chính của doanh nghiệp.
Tổng tài sản
Đòn bẩy tài chính =
(2.20)
Vốn chủ sở hữu
Như vây, phương trình DuPont sẽ được viết lại như sau:
Lãi ròng
Doanh thu
Tổng tài sản
ROE = x x
Doanh thu
Tổng tài sản
(2.21)
Vốn chủ sở hữu
* Tác dụng của phương trình:
- Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu
quả sử dụng tài sản (vốn).
- Cho phép phân tích lượng hóa những nhân tố ảnh hưởng đến suất sinh
lời của vốn chủ sở hữu bằng các phương pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc
số chênh lệch).
- Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động
khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu liên quan được thu thập trực tiếp dựa trên những số liệu thống kê
của công ty, các bảng báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan.
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu số liệu
11
2.2.2.1 Phương pháp so sánh
* Lựa chọn gốc so sánh
- Tài liệu năm trước (kỳ trước) – đánh giá xu hướng phát triển.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) – đánh giá tình
hình thực hiện so với dự kiến.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt
hàng... khẳng định vị trí của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu.
Trị số của chỉ tiêu của kỳ chọn làm gốc: trị số kỳ gốc, kỳ được chọn làm
kỳ gốc: kỳ gốc; kỳ được chọn phân tích: kỳ phân tích.
*Điều kiện so sánh được
Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất, cả về thời gian và không gian
- Về mặt thời gian: khi so sánh theo thời gian cần chú ý những điều kiện
sau:
+ Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinhh tế
+ Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính toán
+ Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị đo lường (số lượng, thời gian và giá
trị)
- Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô
và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
* Phương pháp so sánh
Có thể thực hiện so sánh theo 3 phương pháp sau:
Phương pháp số tuyệt đối
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ
tiêu kinh tế nào đó. So sánh tuyệt đối giữa kế hoạch và thực tế, giữa năm này
với năm khác để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch, quy mô phát triển về
mặt giá trị, khối lượng.
Giá trị chênh lệch = Giá trị năm này (TT) - Giá trị năm trước (KH)
Phương pháp số tương đối
Số tương đối hoàn thành kế hoạch theo phần trăm biểu hiện mối quan hệ
tỷ lệ giữa mức độ thực tế đã đạt được trong kỳ với mức độ cần đạt được theo
kế hoạch đề ra trong kỳ về một chỉ tiêu kinh tế nào đó để phản ánh tình hình
hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế.
12
Phương pháp số bình quân: là dạng đặc biệt của số tuyệt đối biểu hiện
tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của
một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất.
Phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 2 hình thức:
So sánh theo chiều dọc: nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các
chỉ tiêu từng kỳ (phân tích theo chiều dọc).
So sánh theo chiều ngang: nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến
động giữa các kỳ của một chỉ tiêu (phân tích theo chiều ngang).
2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn
Đây là phương pháp dùng để đánh giá sự biến động của từng nhân tố
được cấu thành trong những khoản mục nhất định, khi chúng có mối quan hệ
tác động qua lại với nhau.
2.2.2.3 Phương pháp Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho thấy mối quan hệ tương
quan giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Theo phương pháp này chúng ta sẽ xem
xét được mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu với hiệu
suất sử dụng vốn tài sản.
Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần
X
13
Doanh thu thuần / Tổng tài sản
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU
GIANG
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, tên giao dịch là HAMACO được
thành lập với tên gọi là Công ty Vật Tư Tỉnh Hậu Giang. Công ty được thành
lập trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị: Công ty Vật tư Kỹ thuật TP. Cần Thơ, Công
ty Xăng dầu TP. Cần Thơ, Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu
tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc Trăng.
Công ty Vật Tư Tỉnh Hậu Giang được thành lập theo quyết định số
245/VT- QT ngày 03/03/1976 do Bộ Trưởng Bộ Vật Tư ký với nhiệm vụ tiếp
nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn TP. Cần Thơ và 14 huyện thị
trong tỉnh Hậu Giang.
Giai đoạn 1976-1986: ngay sau khi thành lập, công ty đã nhanh chóng ổn
định tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của Bộ Vật Tư và
UBND tỉnh Hậu Giang. Nhiệm vụ chính trị của công ty lúc bấy giờ là: tiếp
quản, quản lý toàn bộ tài sản gồm văn phòng, nhà xưởng, các cụm vật tư, thiết
bị phụ tùng, nhiên liệu của chế độ cũ để lại tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu
Giang.
Năm 1991: khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần
Thơ, công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ.
Năm 1993: tiếp tục đổi tên thành Công ty vật tư tổng hợp Hậu Giang.
Đây là thời điểm công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng
ngành gas.
Năm 2003: tháng 4/2003, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo
quyết định số 0024/2003/QĐ-TM ngày 10/01/2003 của Bộ trưởng Bộ Thương
Mại, công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vật Tư Hậu Giang
(HAMACO) và chính thức hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 5703000042 ngày 12/05/2003 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành
phố Cần Thơ cấp. Cuối năm 2003, công ty đã đưa vào kinh doanh ngành hàng
dầu nhờn.
14
Hiện nay, HAMACO là một trong những một trong những doanh
nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực phân phối tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ngoài việc phân phối mạnh với mạng lưới 6 Cửa hàng tại Thành Phố Cần
Thơ, 1 cửa hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các Chi nhánh tại Bạc Liêu,
Hậu Giang, Sóc Trăng, Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty còn có hơn
300 đại lý vật liệu xây dựng, gần 200 đại lý gas, bếp gas và trên 200 đại lý dầu
nhờn tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long , Thành Phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, HAMACO còn là nhà cung cấp cho các dự án
cấp quốc gia như: cầu, đường, hệ thống thủy lợi, cao ốc, nhà máy thủy điện,
nhà máy nhiệt điện, sân bay,…
3.1.2 Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng như: vật liệu xây dựng (thép,
xi măng, cát, đá, gạch,…), gas (gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas), dầu
nhờn, xăng, dầu… ,sản xuất bê tông tươi. Ngoài ra công ty còn có dịch vụ cho
thuê văn phòng, kho bãi và các phương tiện vận chuyển, xe chuyên dùng, dịch
vụ vận tải thủy - bộ.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của từng phòng ban & tình hình
nhân sự
3.1.3.1 Sơ đồ tổ chức
Hiện nay công ty đang áp dụng cơ cấu tổ chức theo dạng tham mưu –
trực tuyến, cơ cấu tổ chức này được nhiều công ty áp dụng vì nó có nhiều ưu
điểm trong quản lý.
Đứng đầu là Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Hai Phó Tổng
Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Còn các bộ phận tham mưu (các phòng ban, chi
nhánh, cửa hàng) sẽ cung cấp những ý kiến, đề án thuộc về chuyên môn của
họ cho lãnh đạo cấp trên. Việc sử dụng cấu trúc này sẽ tạo ra sự phối hợp chặt
chẽ giữa các phòng ban với nhau làm cho hoạt động của công ty nề nếp và
đồng bộ.
15
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng Kế
hoạchMarketing
Phòng Tổ chức Hành chính
Phòng KD
Xăng dầu- Dầu
Nhờn
Phòng Xây dựng
Cơ bản
Phòng Kinh
doanh Gas
Phòng Công nghệ
Thông tin
Phòng Kinh
doanh Vật liệu
Cty TNHH
MTV Thiên An
Cty TNHH
MTV Thiên
Phòng
Kế toán
Chi nhánh Bạc
Liêu
Chi nhánh Vị
Thanh
Chi nhánh TP. Hồ
Chí Minh
Chi nhánh Sóc
Trăng
Chi nhánh Phú
Quốc
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Hamaco
16
3.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc
Gồm có chủ tịch Hội đồng quản trị, giám đốc và phó giám đốc. Điều
hành tổ chức và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh.
Phòng Kế hoạch – Marketing
Bao gồm trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên.
Chức năng: tổ chức công tác phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm
tra việc thực hiện các chính sách, chiến lược nhằm đảm bảo việc hoàn thành
các mục tiêu, kế hoạch của công ty. Hoạch định và thực hiện các biện pháp
nhằm xây dựng, thiết lập, duy trì các mối quan hệ bền vững và có lợi với
khách hàng mục tiêu.
Nhiệm vụ:
+ Công tác thống kê, kế hoạch; xây dựng chiến lược kinh doanh và các
kế hoạch kinh doanh dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của toàn công ty. Tổ chức
công tác thống kê và theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của các đơn
vị và toàn công ty, kịp thời điều chỉnh các kế hoạch cho phù hợp với những
diễn biến của thị trường nhằm đảm bảo việc hoàn thành các mục tiêu của công
ty đề ra. Thiết lập hệ thống báo cáo nội bộ, hướng dẫn và kiểm tra việc thực
hiện các chế độ báo cáo của các đơn vị.
+ Công tác nghiên cứu thị trường: hướng dẫn, kết hợp với các đơn vị bán
hàng thực hiện. Tổ chức công tác nghiên cứu, phân tích thị trường, phát hiện
các khả năng, nhu cầu phù hợp với mục tiêu khả năng của công ty. Tổ chức
công tác nghiên cứu, phân tích thị trường cạnh tranh, phân tích các nhà cung
cấp, phân tích khách hàng, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một
cách có hiệu quả.
+ Lập các hợp đồng mua bán và theo dõi việc thực hiện các hợp đồng
của công ty. Lập các thủ tục liên quan đến công tác xuất, nhập khẩu. Kiểm
soát các thông tin được đăng tải trên web.
Phòng kế toán
Gồm trưởng phòng và các nhân viên.
Chức năng: xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán công ty theo chuẩn
mực kế toán Việt Nam. Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với mô hình bộ
máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc về hệ thống kế toán
của công ty. Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp của
17
Nhà nước, Bộ ngành và địa phương để xây dựng chiến lược tài chính của công
ty.
Nhiệm vụ:
1. Tổ chức công tác kế toán thuộc các phần hành của phòng kế toán.
2. Lập các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo tài
chính của Công ty gửi đến các cơ quan hữu quan theo chế độ quy định. Tổ
chức kiểm tra, đối chiếu, duyệt các báo cáo kế toán, thống kê của các đơn vị
trực thuộc.
3. Kiểm tra tính hiệu quả của các định mức lao động, tiền lương, các chế
độ chính sách đối với người lao động, các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Hoạch
định chiến lược tài chính; Xem xét vấn đề đầu tư TSCĐ, xây dựng cơ bản, các
dự toán chi phí, chi tiêu hành chính, sử dụng vật tư, tài sản trong Công ty.
4. Chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính theo quy định Nhà nước.
Thực hiện chế độ thanh toán, quản lý tiền mặt, vay tín dụng và các hợp đồng
kinh tế. Chịu trách nhiệm quản lý và cấp phát hóa đơn bán hàng, theo dõi và
báo cáo thuế theo qui định.
5. Trực tiếp chỉ đạo và thực hiện kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất, đánh giá
lại tài sản theo qui định của Nhà nước. Kiểm tra và đề xuất việc giải quyết, xử
lý các khoản thiếu hụt, mất mát, hư hỏng, nợ không đòi được và các thiệt hại
tài chính khác.
6. Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn công tác kế toán trong toàn Công ty.
Trực tiếp chấn chỉnh theo thẩm quyền; Tổ chức phổ biến, hướng dẫn các kế
toán viên, thủ quỹ, thủ kho thực hiện đúng các quy định về chuyên môn và đề
xuất biện pháp cải tiến nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán Công ty.
7. Kịp thời phát hiện những sai sót, bất hợp lý hoặc vi phạm quy định nội
bộ về định mức tài chính gây thiệt hại cho Công ty.
8. Dựa vào số liệu tài chính - kế toán để phân tích, đánh giá kết quả hoạt
động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Tham gia nghiên cứu, cải
tiến tổ chức mô hình kinh doanh, xây dựng các chỉ tiêu tài chính và thực hiện
các chính sách tiết kiệm. Đề xuất các giải pháp sử dụng vốn hiệu quả nhằm
bảo đảm lợi nhuận và phát huy chế độ tự chủ về tài chính của Công ty.
Phòng tổ chức – hành chính
Gồm trưởng phòng, phó phòng và các nhân viên trực thuộc.
Chức năng: bố trí cán bộ công nhân viên công ty cho phù hợp. Tổ chức
đào tạo cán bộ công nhân viên công ty. Chỉ đạo công tác hành chính, văn thư,
18
tiếp tân, quản lý cơ sở vật chất, thực hiện và quản lý về lao động tiền lương,
các chế độ bảo hiểm…theo quy định của Nhà nước. Ngoài ra, còn có chức
năng giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức cho cán bộ công nhân viên.
Nhiệm vụ: tham mưu cho giám đốc công ty về công tác tổ chức nhân sự,
thi đua, pháp chế, lao động,…tổng hợp, thống kê dữ liệu, lưu trữ hồ sơ tài liệu.
Quản lý hệ thống điện, nước sinh hoạt, điện thoại toàn công ty. Tham gia soạn
thảo các văn bản hành chính. Hướng dẫn thực hiện các chế độ, chính sách của
Nhà nước liên quan đến hoạt động của công ty và các chỉ thị của lãnh đạo
công ty.
Phòng xây dựng cơ bản
Chức năng: tham mưu cho giám đốc về đầu tư xây dựng cơ bản, vận
chuyển, lưu trữ hàng hóa. Có nhiệm vụ xây dựng cơ bản, quản lý hàng hóa,
kho bãi…Lập kế hoạch, dự toán và tổ chức thực hiện.
Nhiệm vụ: thường xuyên kiểm tra, nắm nhu cầu về công tác xây dựng cơ
bản: xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa,..Theo dõi, giám sát tiến độ và chất
lượng công trình của công ty. Thực hiện chế độ nghiệm thu, thanh toán và
quyết toán theo đúng quy định.
Tổ tin học
Chức năng: nghiên cứu tư vấn giúp ban giám đốc triển khai các ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh doanh của công ty. Hỗ
trợ cho tất cả đơn vị thuộc công ty trong công việc liên quan đến lĩnh vực
CNTT. Thực hiện giám sát việc sử dụng các tài sản, thiết bị máy móc có liên
quan đến CNTT. Đề xuất việc trang bị thiết bị mới, thanh lý thiết bị không còn
phù hợp.
Nhiệm vụ: đảm bảo hệ thống mạng máy tính của công ty luôn ở trong
trạng thái hoạt động ổn định, sẵn sàng đáp ứng các công việc một cách tốt
nhất. Hỗ trợ người dùng về việc sử dụng các phần mềm, phần cứng, bảo mật.
Thiết kế các phần mềm bổ sung cho các đơn vị nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công
việc kinh doanh. Thực hiện mua sắm các thiết bị công nghệ thông tin mới.
Duy trì, cập nhật website giới thiệu sản phẩm kinh doanh, quảng bá về công
ty.
Phòng kinh doanh
Có các trưởng phòng và phó phòng quản lý 5 mặt hàng của công ty. Giao
dịch với khách hàng, đàm phán và soạn thảo các hợp đồng xuất khẩu, tổng
hợp, phân tích các thông tin phát sinh trong quá trình kinh doanh để làm cơ sở
19
cho việc xây dựng chỉ tiêu, giúp Ban giám đốc thực hiện các hoạt động kinh
doanh, gồm có các phòng kinh doanh cụ thể như sau:
a) Phòng kinh doanh xăng dầu – dầu nhờn
Chức năng: trực tiếp kinh doanh ngành hàng xăng dầu – dầu nhờn tại
khu vực ĐBSCL.
Nhiệm vụ: trực tiếp chủ động tiếp thị và phát triển thị trường khu vực
ĐBSCL. Nghiên cứu và đánh giá thị trường đang kinh doanh. Hoạch định
chiến lược kinh doanh cho từng thời điểm để phù hợp với thị trường. Lập
phương thức hỗ trợ bán hàng cho đại lý và người tiêu dùng. Nghiên cứu chính
sách bán hàng của nhà cung cấp khi có sự thay đổi.
b) Phòng kinh doanh Gas
Chức năng:trực tiếp kinh doanh mặt hàng gas, bếp gas tại khu vực
ĐBSCL theo chỉ tiêu và kế hoạch của công ty giao.
Nhiệm vụ: trực tiếp chủ động tiếp thị và phát triển thị trường khu vực
ĐBSCL. Nghiên cứu và đánh giá thị trường đang kinh doanh. Hoạch định
chiến lược kinh doanh cho từng thời điểm để phù hợp với thị trường. Lập
phương thức hỗ trợ bán hàng cho đại lý và người tiêu dùng. Nghiên cứu chính
sách bán hàng của nhà cung cấp khi có sự thay đổi. Phát triển hệ thống gas
công nghiệp. Kiểm tra hệ thống phòng cháy chữa cháy của các kho thường
xuyên. Thực hiện kế hoạch công ty giao đạt hiệu quả. Chấp hành đúng chế độ
báo cáo theo chỉ đạo của công ty.
c) Phòng kinh doanh vật liệu xây dựng
Chức năng: tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực vật liệu xây
dựng, phát triển thị trường, tiêu thụ hàng hóa, quản lý các cửa hàng tại Cần
Thơ. Tạo nguồn hàng đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Cần Thơ. Xây dựng kế
hoạch, tổ chức kinh doanh vật liệu xây dựng tại thị trường Cần Thơ và các
công trình. Phát triển thị trường.
Nhiệm vụ:
+ Cân đối nguồn hàng tại các kho công ty, nhập hàng hóa (vật liệu xây
dựng) nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh của các đơn vị và chiến lược dự trữ
hàng.
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cho từng năm, từng
quý, từng tháng và cụ thể cho tuần để thực hiện kế hoạch công ty giao. Đồng
thời phân bổ nhiệm vụ cho từng giai đoạn cụ thể, từng đơn vị trực thuộc cụ thể
20
nhằm đáp ứng kịp thời tình hình, nhu cầu thị trường nhằm đem lại hiệu quả
cao.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của phòng và chỉ đạo, hỗ trợ
các đơn vị bán hàng trực thuộc.
+ Đàm phán mua bán với các đối tác theo đúng chính sách của công ty.
Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện hợp đồng mua bán của phòng cho
công ty.
+ Theo dõi và giải quyết kịp thời các khiếu nại của khách hàng. Phân
tích, tổng hợp ý kiến khách hàng báo cáo cho ban giám đốc kịp thời. Xây dựng
và thực hiện chính sách bán hàng, chăm sóc khách hàng. Các nhiệm vụ khác
do ban giám đốc bổ sung theo từng giai đoạn.
3.1.3.3 Tình hình nhân sự
Nguồn lực là nguồn tài nguyên lớn nhất và quý giá nhất của công ty nên
việc quản trị nguồn nhân lực hiệu quả ngày càng được quan tâm, nghiên cứu
và giám sát chặt chẽ.
Bảng 3.1: Tình hình nhân sự của công ty Hamaco giai đoạn (2010 – 2012)
2010
Số lượng
(người)
Phổ thông
50
Kỹ thuật
67
Trung cấp
55
Đại học, cao học
58
Tổng
230
Trình độ
2011
Tỷ lệ Số lượng
(%)
(người)
21,74
48
29,13
61
23,91
51
25,22
57
100
217
2012
Tỷ lệ Số lượng
(%)
(người)
22,12
56
28,11
60
23,50
50
26,27
55
100
221
Tỷ lệ
(%)
25,34
27,15
22,62
24,89
100
Nguồn: Báo cáo nguồn nhân lực công ty Hamaco, (2010-2012)
Theo Báo cáo nguồn nhân lực của công ty qua 3 năm (2010-2012), ta
thấy rằng tình hình nhân sự của công ty có sự biến động nhẹ qua các năm.
Mặc dù số lượng lao động có trình độ giảm dần qua 3 năm nhưng vẫn chiếm
tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nhân sự và vẫn đáp ứng được nhu cầu về nguồn
nhân lực có trình độ cho công ty. Nhìn chung, cơ cấu nhân sự của Hamaco là
hợp lý và có sự đồng đều trong việc phân bổ số lượng lao động ở các bộ phận
của công ty.
Riêng 6 tháng đầu năm 2013, nguồn nhân lực của công ty đã tăng lên
đáng kể do công ty đã tuyển thêm nhiều lao động phổ thông và kỹ thuật thuật
nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu nhân lực khi công ty
mở rộng quy mô kinh doanh.
21
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (2010-2012)
4.1 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN (2010-2012)
Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá
khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty, từ đó ta có
cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét sự biến
động của chúng.Trên cơ sở đó, có những nhận định chung về hiệu quả hoạt
động kinh doanh cũng như sức mạnh tài chính của công ty.
Bảng 4.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn (2010 - 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Năm
2011/2010
2012/2011
Chỉ tiêu
2010
2011
Tài sản ngắn hạn 237.178 149.736
Tài sản dài hạn
94.885
93.073
2012
Số tiền
%
230.234 (87.442) (36,9)
96.395
(1.812)
(1,9)
Số tiền
%
80.498 53,8
3.322
3,6
Tổng tài sản
332.063 242.809
326.629 (89.254) (26,9)
83.820 34,5
Nợ phải trả
258.379 165.304
245.053 (93.075) (36,0)
79.749 48,2
Vốn chủ sở hữu
73.684
77.505
Tổng nguồn vốn 332.063 242.809
81.576
3.821
5,2
326.629 (89.254) (26,9)
4.071
5,3
83.820 34,5
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010 - 2012)
4.1.1 Đánh giá tổng quát tổng tài sản công ty
Qua bảng 3.1, ta thấy tổng tài sản của công ty tăng giảm không đều qua
các năm. Năm 2011 tổng tài sản đạt 242.809 triệu đồng giảm 89.254 triệu
đồng, tương ứng giảm 26,9% so với năm 2010. Năm 2012 tình hình tài sản có
22
xu hướng tăng mạnh và tăng 83.820 triệu đồng tương ứng 34,5% so với năm
2011. Nguyên nhân làm cho tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng trở lại
ở năm 2012 chủ yếu là do tác động của tài sản ngắn hạn bởi chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng tài sản của công ty nên khi tài sản ngắn hạn tăng thì tổng tài sản
cũng tăng theo.
4.1.2 Đánh giá tổng quát tổng nguồn vốn công ty
Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự thay đổi trong tổng
tài sản của công ty cũng chính là sự thay đổi tương ứng bên phần tổng nguồn
vốn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn bị tác động chủ yếu là
do phần nợ phải trả. Cụ thể, năm 2011 nợ phải trả của công ty đạt 165.304 triệu
đồng giảm 93.075 triệu đồng, tương ứng giảm 36% so với năm 2010, nhưng
sang năm 2012 tổng nợ phải trả lại tăng lên thêm 79.749 triệu đồng, tương ứng
48,2% so với năm 2011, chính sự tăng giảm này đã làm cho tổng nguồn vốn bị
biến đổi theo.
Tóm lại: Tổng nguồn vốn của công ty biến động chủ yếu ở khoản nợ
phải trả, khoản mục vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy
công ty có sự đầu tư, kế hoạch có chiều sâu. Vốn chủ sở hữu tăng là một tín
hiệu đáng mừng, điều này góp phần làm tăng nguồn vốn của công ty. Mặc dù
đang phải đối mặt với nhiều thách thức của một nền kinh tế thị trường đầy
biến động, nhưng năm 2012 công ty vẫn giữ được mức tăng tổng tài sản cũng
như tổng nguồn vốn 34,5% so với năm 2011, đây là bước tiến thành công
trong tiến trình xây dựng chiến lược hoạt động của ban lãnh đạo cũng như hiệu
quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của công ty.
4.1.3 Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn (2010-2012)
Tình hình doanh thu và lợi nhuận sẽ cho chúng ta thấy khái quát về kết
quả hoạt động của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang trong ba năm qua. Đây
cũng là cơ sở để xác định nguyên nhân và mục tiêu của việc phân tích tài
chính trong công ty.
23
Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
2011 / 2010
Năm
2012/ 2011
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh thu
1.670.649 1.609.813 1.620.026 (60.837)
(3,6)
10.213
0,6
Chi phí
1.650.713 1.592.252 1.602.168 (58.461)
(3,5)
9.916
0,6
LNTT
19.936
17.561
17.857
(2.375)
(11,9)
296
1,7
Thuế
4.903
3.082
2.417
(1.821)
(37,1)
(665)
(21,6)
LNR
15.032
14.479
15.440
(553)
(3,7)
961
6,6
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, (2010-2012)
Qua bảng trên ta thấy, kết quả kinh doanh của công ty cổ phần vật tư
Hậu Giang có xu hướng biến động qua các năm. Trong đó:
- Về doanh thu
Tổng doanh thu của công ty tăng giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2011 với
số tiền đạt hơn 1.609 tỷ đồng giảm gần 3,6% so với năm 2010. Đến năm 2012
doanh thu có dấu hiệu tăng trở lại và đạt 1.620 tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm
2011. Khi đó, doanh thu thì chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân, đồng
thời cũng được tạo nên từ nhiều nguồn thu khác nhau. Trong đó, nguồn thu
quan trọng nhất là thu từ hoạt động kinh doanh. Chính vì thế để tìm ra nguyên
nhân làm tăng, giảm doanh thu chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở phần phân
tích tài chính dựa vào kết quả kinh doanh.
- Về chi phí
Tổng chi phí cũng biến đổi giảm rồi tăng dần trong giai đoạn này. Năm
2011 tổng chi phí giảm hơn 3,5% so với năm 2010 tương ứng giảm hơn 58 tỷ
đồng. Khi đó, năm 2012 con số này tăng lên 1.602 tỷ đồng tăng 0,6% tương
ứng gần 10 tỷ đồng so với năm 2011. Cũng như doanh thu, tổng chi phí được
cấu thành từ nhiều khoản mục khác nhau, như giá vốn hàng bán, chí phí bán
hàng, chí phí quản lý doanh nghiệp…Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá
vốn hàng bán đã góp phần rất lớn tạo nên sự biến đổi của tổng chi phí, để hiểu
rõ hơn chúng ta sẽ nghiên cứu sâu ở phần phân tích chí phí của công ty.
24
- Về lợi nhuận
Lợi nhuận cũng có cùng xu hướng biến động với doanh thu và chi phí,
giảm ở năm 2011 rồi tăng trở lại trong năm 2012. Năm 2011 lợi nhuận giảm
3,7% tương ứng 553 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận đạt
15.440 triệu đồng tăng 6,6% tương ứng 961 triệu đồng so với năm 2011. Như
vậy, mặc dù trong giai đoạn này doanh thu và chi phí tăng giảm liên tục nhưng
công ty vẫn duy trì được mức lợi nhuận tương đối ổn định. Đây là một dấu
hiệu khả quan của công ty, bởi vì mục đích cuối cùng của hoạt động kinh
doanh là lợi nhuận.
Tóm lại: Mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm
qua chưa thật sự ổn định nhưng trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay thì
kinh doanh thiếu ổn định là điều bình thường ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên,
trong năm 2012 lợi nhuận đã tăng trở lại và tăng 6,6% so với năm 2011 cũng
là một tín hiệu lạc quan cho công ty.Trong thời gian sắp tới, công ty cần có
các biện pháp bình ổn hoạt động kinh doanh, giảm thiểu chi phí và tăng lợi
nhuận một cách có hiệu quả.
Tổng quan 6 tháng đầu năm 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013, nhìn chung thị trường sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Nguyên nhân chủ yếu
là do chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng trong khi đó
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn ở mức thấp, tồn kho lớn. Bên cạnh đó thị
trường bất động sản vẫn đóng băng càng gây khó khăn cho đầu ra của sản
phẩm. Trước tình hình đó công ty cần phải chủ động khai thác các thế mạnh,
thay đổi chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm đồng thời có nhiều
chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng. Có như vậy mới khẳng định
được thương hiệu và tăng sức cạnh tranh cho công ty trong thời gian tới.
Để tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân của sự biến động trên, ta đi vào phân
tích các tỷ số tài chính.
25
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN
ĐỐI KẾ TOÁN
4.2.1 Phân tích tình hình tài sản
Trong phần này ta sẽ phân tích sâu hơn sự biến động của các khoản mục
trong phần tài sản để thấy được chiều hướng tăng giảm cũng như tìm ra những
yếu tố tác động đến tình hình tài sản của công ty.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
Hình 4.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm (2010-2012)
Qua biểu đồ trên ta thấy qua 3 năm (2010 – 2012) tài sản ngắn hạn luôn
chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn, do đặc điểm kinh doanh của công ty
nên nhu cầu về tài sản ngắn hạn luôn cao hơn là điều dễ hiểu. Riêng trong 2
năm 2010 và 2012 tỷ lệ này là 70% - 30%, trong khi đó tỷ lệ này năm 2011 là
60% - 40%. Để hiểu rõ hơn về sự biến động của tài sản trong giai đoạn này
chúng ta cần đi vào xem xét từng khoản mục cấu thành nên tài sản. Từ đó đưa
ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.
4.2.1.1 Tài sản ngắn hạn
Đây là phần tài sản mà trong quá trình hoạt động kinh doanh chúng
không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đồng thời, đây cũng
là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có
ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của công ty.
26
Bảng 4.3: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Tài sản ngắn hạn
Tiền và các khoản tương đương tiền
Khoản phải thu
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản dài hạn
Tài sản cố định
Đầu tư tài chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Tổng tài sản
Năm 2010
Số tiền
237.178
8.152
143.447
82.589
2.987
94.885
84.413
6.609
3.682
332.063
%
71,0
2,3
43,1
24,8
0,8
29,0
25,5
2,2
1,3
100,0
Năm 2011
Số tiền
149.736
7.132
99.825
42.683
95
93.073
82.610
8.069
2.394
242.809
%
61,7
2,9
41,1
17,6
0,1
38,3
34,0
3,2
1,1
100,0
Năm 2012
Số tiền
230.234
7.933
104.895
111.756
5.650
96.395
81.929
10.974
3.493
326.629
%
70,5
2,4
32,1
34,2
1,8
29,5
25,1
3,4
1,0
100,0
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
27
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
(87.442)
(36,9)
(1.020)
(12,5)
(43.662)
(30,4)
(39.906)
(48,3)
(2.892)
(96,8)
(1.812)
(10,9)
(1.803)
(2,1)
1.460
18,1
(1.288)
(35,0)
(89.254)
(26,9)
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
80.498
53,8
801
11,2
5.070
5,1
69.073 161,8
5.555 5847,4
3.322
3,6
(681)
(0,8)
2.905
36,0
1.099
45,9
83.820
34,5
Qua bảng trên ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng
giảm không ổn định. Cụ thể tài sản ngắn hạn năm 2010 là 237.178 triệu đồng,
nhưng sang năm 2011 lại giảm xuống đáng kể, chỉ còn 149.736 triệu đồng,
giảm 36,9% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này công ty đẩy
mạnh việc thu hồi các khoản thu khách hàng, giải quyết hàng tồn kho để khởi
động một chu kỳ kinh doanh mới. Thế nên sang năm 2012, tài sản ngắn hạn
của công ty đã tăng trở lại, đạt 230.234 triệu đồng, tăng 53,8% tương ứng
80.498 triệu đồng so với năm 2011. Các khoản mục hàng tồn kho hay các
khoản phải thu tăng lên đã làm tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể. Để tìm hiểu
kỹ hơn, ta đi xét từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn.
a) Vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt
động của doanh nghiệp, vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
các khoản tương đương tiền… Đây là loại tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện
ngay việc thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó,
phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục vốn bằng tiền là hết sức cần
thiết.
Ta thấy vốn bằng tiền của công ty cũng biến động tăng giảm qua các
năm, cụ thể năm 2010 là 8.152 triệu đồng, sang năm 2011 giảm xuống còn
7.132 triệu đồng và năm 2012 lại tăng lên 7.933 triệu đồng. Năm 2011, vốn
bằng tiền giảm nhẹ so với năm 2010, với mức giảm 12,5%. Tuy hàng tồn kho
và các khoản phải thu có giảm xuống, nhưng giá trị của vốn bằng tiền không
tăng lên, nguyên nhân là do năm 2011 công ty kinh doanh gặp nhiều khó khăn,
việc lợi nhuận năm 2011 giảm rõ rệt so với năm 2010 đã nói lên điều đó. Sang
năm 2012 tình hình công ty đã được cải thiện bởi vốn bằng tiền có dấu hiệu
tăng trở lại 11,2% tương ứng 801 triệu đồng.
Tóm lại, tuy lượng vốn bằng tiền của công ty qua 3 năm có biến động
nhưng có dấu hiệu tăng trở lại ở năm 2012 là điều đáng mừng. Công ty cần nỗ
lực hơn nữa để lượng vốn bằng tiền tại công ty được ổn định và đạt mức cao
hơn, nhằm góp phần mở rộng quy mô kinh doanh và tăng tính ổn định hơn.
b) Các khoản phải thu
Là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng, tùy vào
tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh mà công ty có chính sách thu tiền
hợp lý ở mổi giai đoạn khác nhau.
28
Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng tài sản, đồng thời sự
biến động của chúng qua từng năm cũng theo chiều hướng tăng giảm khác
nhau, cụ thể:
Năm 2010 khoản phải thu là 143.447 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43,1%
trên tổng tài sản.
Năm 2011 khoản phải thu giảm xuống 99.825 triệu đồng, giảm 43.662
triệu đồng, tương ứng với tốc độ là 30,4% so với năm 2010. Và tỷ trọng trong
năm cũng giảm xuống chiếm 41,1% trên tổng tài sản.
Năm 2012 khoản phải thu tăng lên 104.895 triệu đồng, tăng 5.070 triệu
đồng tương ứng 5,1% so với năm 2011. Khi đó tỷ trọng lại tiếp tục giảm
xuống chiếm 32,1% trên tổng tài sản.
Để hiểu rõ hơn nguyên nhân làm cho khoản phải thu biến động như vậy
ta tiến hành đi sâu phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản phải thu như
sau:
Bảng 4.4: Cơ cấu khoản phải thu giai đoạn (2010-2012)
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
1. Phải thu khách hàng
%
144.055 100,4
Số tiền
%
Số tiền
97.852
98,0 107.528
%
102,5
2. Trả trước cho người bán
1.663
1,2
2.736
2,7
610
0,6
3. Các khoản phải thu khác
629
0,4
479
0,5
408
0,4
(2.900)
(2,0)
(1.242)
(1,2)
(3.651)
(3,5)
143.447 100,0
99.825
100,0 104.895
100,0
4. Dự phòng phải thu khó đòi
Tổng cộng
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
- Phải thu khách hàng: Qua bảng trên ta thấy khoản mục này chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng khoản phải thu, cụ thể: Năm 2010 khoản phải thu
khách hàng đạt 144.055 triệu đồng chiếm 100,4% trong tổng khoản phải thu.
Sang năm 2011 con số này giảm đáng kể còn 97.852 triệu đồng giảm 46.203
triệu đồng tương ứng 32,1% so với năm 2010 và chiếm 98% trong cơ cấu.
Nhưng đến năm 2012 con số này lại tăng lên là 107.528 triệu đồng tăng 9.676
triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 9.9% so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu
làm cho khoản phải thu khách hàng tăng trở lại trong năm 2012 là do công ty
đã tập trung bán sỉ cho các cửa hàng và những công trình với số lượng lớn.
29
- Khoản trả trước cho người bán: Qua 3 năm khoản mục này cũng biến
động tăng rồi giảm về mặt giá trị. Năm 2011 trả trước cho người bán đạt 2.736
triệu đồng tăng 1.073 triệu đồng tương ứng tăng 64,5% so với năm 2010.
Nhưng đến năm 2012 khoản mục này giảm chỉ còn 77,7% tương ứng 2.126
triệu đồng so với 2011. Nguyên nhân trả trước người bán tăng trong năm 2011
là do công ty ứng trước tiền để mua trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất cho
các chi nhánh và kho hàng của công ty.
- Các khoản phải thu khác: Đây là khoản mục mang tính chất bất thường
chủ yếu là các khoản tạm ứng, tiền ký quỹ mua hàng và các khoản thu hộ. Qua
bảng trên ta thấy khoản phải thu khác có xu hướng giảm dần qua 3 năm,
nhưng nhìn chung thì chúng chiếm tỷ lệ rất thấp và có ảnh hưởng không đáng
kể đến tổng khoản phải thu.
- Dự phòng phải thu khó đòi: Đây là khoản mục mang số âm và làm
giảm khoản phải thu, khoản mục này cũng có sự tăng giảm qua 3 năm. Năm
2011 đạt 1.242 triệu đồng giảm 57,2% so với năm 2010, đến năm 2012 khoản
mục này tăng đến 194% tức là tăng thêm 2.409 triệu đồng. Nguyên nhân làm
cho dự phòng phải thu khó đòi tăng nhanh trong năm 2012 là do sự biến động
của nền kinh tế rất lớn làm cho một số khách hàng mất khả năng thanh toán
với công ty.
Tóm lại: Sự biến động tăng giảm của khoản phải thu trong 3 năm qua
chủ yếu là do tác động của khoản mục phải thu khách hàng vì khoản mục này
chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản. Nguyên nhân phải thu khách hàng
tăng ở năm 2012 là do công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh, thị trường
hàng hóa được mở rộng. Tuy nhiên, đó cũng là bất lợi cho doanh nghiệp cần
nhiều vốn hoạt động kinh doanh như Hamaco. Vì vậy, công ty cần có những
chính sách phù hợp trong việc thu hồi vốn, giảm lượng vốn bị chiếm dụng.
c) Hàng tồn kho
Hàng tồn kho phản ánh khả năng cung cấp cho thị trường cũng như tình
hình tiêu thụ hàng hóa của công ty. Việc phân tích chỉ tiêu hàng tồn kho có vai
trò quan trọng cho việc điều chỉnh chiến lược bán hàng của công ty.
Lượng hàng tồn kho có biến động qua 3 năm về mặt giá trị, cụ thể:
Năm 2011 hàng tồn kho đạt 42.628 triệu đồng, giảm 39.906 triệu đồng
so với năm 2010, tương ứng với tốc độ giảm là 48,3%, chiếm tỷ trọng 17,6%
trên tổng tài sản.
30
Năm 2012 hàng tồn kho tăng mạnh trở lại, về mặt giá trị là 111.756 triệu
đồng, tăng 69.073 triệu đồng tương ứng 161,8% so với năm 2011 và tỷ trọng
hàng tồn kho cũng tăng lên 34,2%.
Qua bảng trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm tăng, giảm hàng tồn kho
là do 2 mặt hàng thép và gas luôn chiếm tỷ trọng lớn nên chúng tác động mạnh
tới tổng lượng hàng tồn kho điển hình như mặt hàng thép giảm từ 65.076 triệu
đồng xuống còn 25.306 triệu đồng ở 2011 và rồi tăng lên 86.324 triệu đồng ở
năm 2012. Điều này cho thấy thép là một trong những mặt hàng chủ lực của
công ty, với sự biến động của giá thép rất phức tạp trên thị trường như hiện
nay thì việc tăng, giảm bất thường lượng hàng tồn kho của mặt hàng này là
điều khó tránh khỏi nhưng công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc làm giảm
lượng hàng tồn kho xuống mức thấp nhất có thể. Bởi lượng hàng tồn kho lớn
sẽ làm cho công ty bị ứ đọng vốn, vốn luân chuyển chậm dẫn đến nhu cầu vốn
tăng cao tạo ra áp lực lớn về vốn.
Bảng 4.5: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty giai đoạn (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
5.252
6,36
1.474
3,46
4.196
3,75
65.076
78,79
25.306
59,38
86.324
77,24
3. Đá
567
0,69
602
1,41
754
0,67
4. Cát
444
0,54
285
0,67
344
0,31
5. Gas
5.854
7,09
8.354
19,60
12.578
11,25
514
0,62
444
1,04
643
0,58
7. Nhớt
3.147
3,81
4.422
10,38
5.964
5,34
8. Xăng
275
0,33
447
1,05
298
0,27
9. Dầu
224
0,27
405
0,95
309
0,28
1.232
1,49
872
2,07
346
0,31
82.589
100
42.618
100
111.756
100
1. Xi măng
2. Thép
6. Bếp gas
10. Khác
Tổng Cộng
Nguồn: Phòng kế toán, (2010-2012)
31
Tóm lại: Do đặc điểm của công ty là loại hình kinh doanh thương mại,
đối tượng kinh doanh của công ty là hàng hóa nên tỷ trọng hàng tồn kho là khá
lớn, nhằm kịp thời cung cấp hàng hóa cho khách hàng một cách nhanh chóng.
Hơn nữa do thị trường bất động sản vẫn chưa được phục hồi nên nhu cầu thị
trường chưa tăng và lượng hàng tồn kho còn cao như hiện nay là điều khó
tránh khỏi. Vì thế việc gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho cũng chưa phải là dấu
hiệu xấu của hoạt động bán hàng. Tuy nhiên, vấn đề ở đây lượng hàng tồn kho
là bao nhiêu sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiều khoản mục khác như: Chi phí tồn
kho, chi phí lãi vay… Vì thế chúng ta xem xét tính hợp lý của hàng tồn kho
trong phần phân tích tỷ số hàng tồn kho.
Tổng quan 6 tháng đầu năm 2013
Trong 6 tháng đầu năm 2013, nhìn chung thị trường thép vẫn ảm đạm.
Nhu cầu thép trong nước giảm do đầu tư công giảm, thị trường bất động sản
đóng băng, nhiều công trình xây dựng tiếp tục giãn tiến độ. Về giá, giá thép ở
thị trường trong nước không biến động lớn dao động từ 15.200-15.600
đồng/kg, vì cung vượt cầu và tiêu thụ chậm. Trước tình hình này công ty cần
áp dụng những chính sách bán hàng linh hoạt như giảm giá cho khách hàng
thân thiết, khách hàng mua số lượng lớn nhằm đẩy mạnh sản lượng thép bán
ra, giảm lượng hàng tồn kho thấp nhất có thể. Còn về mặt hàng gas, với việc
giá gas thế giới giảm đã làm cho giá bán lẻ mặt hàng này cũng giảm xuống từ
đó giúp cho sản lượng tiêu thụ của công ty tăng cao, hạn chế tồn kho. Từ
tháng 6/2013, giá bán lẻ gas đến tay người tiêu dùng liên tục tăng và đứng
trong khoảng từ 350.000- 405.000 VNĐ/bình 12 kg. Giá gas bán lẻ trên địa
bàn tỉnh giảm mạnh bởi lượng cung dồi dào từ các công ty sản xuất và kinh
doanh khí đốt hoá lỏng trong và ngoài. Gas là một trong những mặt hàng bình
ổn giá nên khi giá bán tăng cao thì công ty cũng áp nhiều chính sách bán hàng
để kích thích tiêu dùng như bán với giá bình ổn hoặc có thêm nhiều chương
trình khuyến mãi để cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
d) Tài sản ngắn hạn khác
Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu tổng tài
sản, thông qua bảng 4.3 ta thấy khoản mục này biến động mạnh qua các năm,
đặc biệt là giảm mạnh vào năm 2011. Năm 2010 tài sản ngắn hạn khác là
2.987 triệu đồng, chiếm 0,8% trong tổng tài sản, nhưng đến năm 2011 con số
này giảm đột ngột còn 95 triệu đồng, giảm 2.892 triệu đồng tương ứng với tốc
độ giảm là 96,8% so với năm 2010, bên cạnh việc giảm mạnh về mặt giá trị đã
kéo tỷ trọng của khoản mục này xuống chỉ còn chiếm 0,1% trong tổng tài sản.
Năm 2012 thì tài sản ngắn hạn khác lại tăng trở lại đạt 5.650 triệu đồng, tăng
32
5.555 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 5.847,4% so với năm 2011.
Nguyên nhân làm cho tài sản ngắn hạn khác tăng mạnh trở lại trong năm 2012,
là do các khoản tạm ứng, ký qũy ký cược ngắn hạn tăng nhanh nên làm cho tài
sản ngắn khác cũng tăng theo.
4.2.1.2 Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn biến động liên tục qua các năm về mặt giá trị.
Năm 2011 tổng tài sản dài hạn là 93.073 triệu đồng, giảm 1.812 triệu
đồng tương đương 1,9% so với năm 2010 nhưng tỷ trọng lại tăng lên 38,3%
trong tổng tài sản.
Năm 2012 khoản mục này có xu hướng tăng trở lại 3.322 triệu đồng ứng
với tốc độ tăng là 3,6% so với năm 2011. Trong khi đó tỷ trọng lại giảm còn
chiếm 29,5% trong tổng tài sản.
Để hiểu rõ nguyên nhân về sự biến động của tài sản dài hạn ta xem xét các yếu
tố sau:
- Tài sản cố định: khoản mục này giảm dần qua 3 năm. Năm 2011 tài sản
cố định giảm 2,1%, tương ứng 1.803 triệu đồng. Năm 2012 tài sản cố định tiếp
tục giảm còn 81.929 triệu đồng, giảm thêm 0,8%, tức là 681 triệu đồng.
Nguyên nhân là do trong giai đoạn này công ty đang phát triển theo
chiều sâu nhằm nâng cao sức cạnh tranh với các đối thủ hiện tại và tiềm năng.
Bên cạnh đó công ty đang theo đuổi phương thức hoạt động kinh doanh mới
đó là tăng cường chính sách hậu mãi để giữ chân khách hàng cũ đồng thời tìm
kiếm khách hàng mới.
- Ngoài yếu tố trên còn có yếu tố đầu tư tài chính dài hạn và yếu tố chi
phí trả trước dài hạn.Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều so với tài sản cố định
nhưng ở năm 2012 hai yếu tố này cùng tăng lên với tốc độ tăng lớn hơn tốc độ
giảm của tài sản cố định và đã góp phần giúp tài sản dài hạn tăng trở lại trong
năm này. Đáng lưu ý là yếu tố đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng tăng qua 3
năm, năm 2011 tăng 18,1% và tăng 36% ở năm 2012. Đây là dấu hiệu khả
quan trong bước triển khai hoạt động tài chính của công ty, vì nghiệp vụ này
sẽ tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty.
4.2.1.3 Đánh giá chung về tình hình tài sản của công ty
Qua những phân tích trên ta có thể đánh giá chung như sau: Tài sản ngắn
hạn tương đối tốt, khoản mục tiền mặc dù có sự tăng giảm qua các năm nhưng
vẫn nằm trong mức ổn định và hợp lý. Khoản mục khoản phải thu giảm trong
năm 2011, đến năm 2012 thì lại tăng lên điều này cho thấy khả năng thu tiền
của công ty vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, do đó đòi hỏi công ty cần
33
phải nỗ lực hơn nữa khi thực hiện biện pháp thu tiền khách hàng. Khoản mục
hàng tồn kho tăng cao trong năm 2012, do công ty đang mở rộng quy mô kinh
doanh, điều này cũng không có gì là khó hiểu. Tuy nhiên phân tích kết cấu
trên chúng ta chỉ biết được sự hợp lý trong việc tăng giảm của từng khoản
mục, để biết được mức độ hiệu quả của các biến động trên ta cần kết hợp với
những phân tích chỉ số tài chính ở phần sau để có cái nhìn chính xác hơn về
tình hình tài chính của công ty.
4.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn
Bên cạnh việc xem xét tình hình sử dụng vốn thì việc tìm hiểu về nguồn
vốn cũng không kém phần quan trọng. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư, ban
quản trị và những đối tượng khác thấy được khả năng tài trợ về mặt tài chính,
mức độ tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để có những biện pháp điều
chỉnh kịp thời.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn (2010–2012)
Sự biến động của phần tài sản qua 3 năm như phân tích trên cũng kéo
theo sự thay đổi bên phần nguồn vốn do tính chất cân đối của bảng cân đối kế
toán. Thông qua hình 4.2 ta thấy rằng nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao hơn
nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Để hiểu rõ nguyên nhân
nào làm cho nguồn vốn biến động như vậy chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết
cơ cấu nguồn vốn thông qua phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu dưới đây.
34
4.2.2.1 Nợ phải trả
Là nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động của các
doanh nghiệp tất yếu phát sinh nhu cầu về nợ bao gồm cả nợ vay ngân hàng và tín dụng thương mại, nhưng tùy theo đặc điểm của
từng ngành và chi phí sử dụng mà tỷ lệ này cao hay thấp khác nhau.
Bảng 4.6: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn (2010-2012)
Chỉ tiêu
Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nợ dài hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn kinh phí và các quỹ
Tổng nguồn vốn
Năm 2010
Số tiền
258.379
240.335
18.044
73.684
73.684
332.063
%
77,8
72,4
5,4
22,2
22,2
100,0
Năm 2011
Số tiền
165.304
150.231
15.073
77.505
77.505
242.809
%
68,1
61,9
6,2
31,9
31,9
100,0
Năm 2012
Số tiền
245.053
237.053
8.000
81.576
81.576
326.629
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
35
%
75,0
72,6
2,4
25,0
25,0
100,0
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lêch
Chênh lệch
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
(93.075)
(36,0)
79.749
48,2
(90.104)
(37,5)
86.822
57,8
(2.971)
(16,5) (7.073) (47,0)
3.821
5,2
4.071
5,3
3.821
5,2
4.071
5,3
(89.254)
(26,9)
83.820
34,5
Thông qua bảng 4.6 ta thấy rằng nợ phải trả biến động tăng, giảm liên
tục về mặt giá trị.
Năm 2010 là 258.379 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,8% trên tổng nguồn
vốn.
Đến năm 2011 giảm còn 165.304 triệu đồng giảm xuống 258.214 triệu
đồng tương ứng 99,9% so với năm 2010, về tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 68,1%
trên tổng nguồn vốn.
Từ năm 2011 đến năm 2012 nợ phải trả có dấu hiệu tăng trở lại và tăng
thêm 79.749 triệu đồng tương ứng 48,2% nâng tổng số nợ phải trả trong năm
2012 lên 245.053 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75% trên tổng nguồn vốn.
Nguyên nhân làm cho tổng nợ phải trả biến động trong 3 năm chủ yếu là do sự
thay đổi của các yếu tố dưới đây.
a) Nợ ngắn hạn
Đây là nguồn tài trợ nhanh nhất cho công ty khi nguồn vốn không đủ để
đáp ứng nhu cầu tức thời, tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến
tình trạng làm mất an toàn trong hoạt động của công ty khi các khoản nợ này
đến hạn mà vẫn không thanh toán được.
Nhìn chung ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số nợ
phải trả và có cùng xu hướng biến động với nợ phải trả. Năm 2011 khoản
mục này đạt 150.231 triệu đồng giảm 90.104 triệu đồng tương ứng giảm gần
37,5% so với năm 2010, đến năm 2012 con số này là 237.053 triệu đồng và
tăng lên 57,8% tương ứng 86.822 triệu đồng so với năm 2011.
Nợ ngắn hạn thì chịu tác động của nhiều mục khác nhau như vay và nợ
ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước… Để biết được nguyên
nhân làm cho nợ ngắn hạn biến động như vậy ta sẽ tiếp tục phần phân tích các
khoản mục cấu thành nên yếu tố nợ ngắn hạn.
36
Bảng 4.7: Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn ( 2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
65.396
27,2
47.214
31,4
70.165
29,6
158.266
65,9
92.373
61,5 159.903
67,5
3. Người mua trả tiền trước
6.560
2,7
5.124
3,4
2.188
0,8
4. Thuế & khoản nộp nhà nước
4.447
1,9
2.757
1,8
2.340
1,0
5. Phải trả người lao động
919
0,4
567
0,4
1.106
0,5
6. Chi phí phải trả
250
0,1
45
0,0
346
0,1
-
-
-
-
-
-
8. Khoản phải trả ngắn hạn khác
3.083
1,3
701
0,5
370
0,2
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1.414
0,6
1.450
1,0
635
0,3
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
7. Phải trả nội bộ
Tổng cộng
240.335 100,0 150.231 100,0 237.053 100,0
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
- Vay và nợ ngắn hạn: Qua bảng trên ta thấy khoản mục này có sự biến
động trong 3 năm gần đây, cụ thể: Năm 2010 là 65.396 triệu đồng chiếm
27,2% trong tổng số nợ ngắn hạn. Năm 2011 vay và nợ ngắn hạn đã giảm
xuống chỉ còn 47.214 triệu đồng giảm 18.182 triệu đồng tướng ứng với tốc độ
giảm là 27,8% so với năm 2010 và nhưng tỷ trọng lại tăng lên chiếm 31,4% so
với số nợ ngắn hạn. Đến năm 2012 con số này đã tăng lên trở lại và đạt 70.165
triệu đồng tăng 22.951 triệu đồng tương ứng 48,6% so với năm 2011. Nguyên
nhân làm cho khoản vay và nợ ngắn hạn giảm trong năm 2011 là do khoản nợ
này đến hạn phải trả nên công ty tiến hành hoàn vốn cho các tổ chức tín dụng,
còn năm 2012 nợ ngắn hạn tăng do công ty bổ sung nguồn tài sản của mình để
mở rông quy mô hoạt động kinh doanh.
- Phải trả người bán: Ta thấy khoản mục này chiếm tỷ trọng tương đối
lớn trong tổng nợ ngắn hạn và cũng có biến động về mặt giá trị qua 3 năm.
Năm 2011 đạt là 92.373 triệu đồng giảm 65.893 triệu đồng ứng với 0,4% so
với năm 2010. Đến năm 2012 khoản mục này tăng lên 159.903 triệu đồng,
37
tăng 67.530 triệu đồng, với tốc độ tăng là 67,5%. Nguyên nhân chủ yếu làm
cho khoản phải trả người bán tăng mạnh ở năm 2012 là do công ty đẩy mạnh
việc mua hàng hóa với số lượng lớn để tăng việc đáp ứng nhu cầu kịp thời cho
khách hàng.
- Thuế và khoản phải nộp nhà nước: Đây là khoản mục mang tính chất
bất buộc, nhìn chung thì thuế và các khoản phải nộp nhà nước có xu hướng
giảm, trong đó giảm mạnh ở năm 2011 giảm 38% và tiếp tục giảm 15,1% ở
năm 2012, nguyên nhân là do trong giai đoạn này chính phủ có chính sách
kiềm chế lạm phát, giảm thuế, giải quyết nợ xấu tạo điều kiện cho doanh
nghiệp tiếp xúc nguồn vốn vay nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể trụ vững
trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
Ngoài các yếu tố trên thì các khoản mục như: người mua trả tiền trước,
phải trả người lao động, chi phí phải trả,…cũng có sự biến động nhưng do
chúng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ ngắn hạn nên tác động không đáng
kể đến nợ ngắn hạn.
b) Nợ dài hạn
Đây là nguồn tài trợ cho công ty khi thiếu hụt vốn và có tính an toàn cao
hơn khoản nợ ngắn hạn, công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho
tài sản cố định. Nợ dài hạn của công ty giảm dần qua 3 năm như sau: Năm
2010 là 18.044 triệu đồng, đến năm 2011 nợ dài hạn giảm còn 15.073 triệu
đồng giảm 2.971 triệu đồng ứng với 16,5% so với năm 2011, sang năm 2012
khoản mục này lại tiếp tục giảm thêm 7.073 triệu đồng tương ứng với 47% so
với năm 2011.
Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động gần đây, ta thấy nợ ngắn hạn là nguồn tài
trợ chủ yếu của công ty khi thiếu vốn, nhưng trong khoản mục này chiếm tỷ
trọng cao nhất là khoản phải trả người bán đây là phương thức tài trợ rẻ, tiện
dụng và linh hoạt trong kinh doanh hơn nữa nó còn tạo mối quan hệ hợp tác
một cách lâu bền. Bên cạnh đó khoản vay và nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng
tương đối cao, đây là khoản tài trợ làm tăng khả năng phát sinh thêm chi phí
nên công ty cần phải hạn chế bớt vay nợ để đảm bảo khả năng thanh toán và
giảm rủi ro cho mình. Còn nợ dài hạn cũng có biến động qua từng năm nhưng
chỉ chiếm với tỷ lệ rất thấp và không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của
tổng nợ phải trả.
4.2.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ
của đơn vị trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh
38
thương mại thì việc có được một nguồn tài trợ an toàn và vững chắc sẽ đảm
bảo được tính canh tranh, khi phải đối mặt với cơ chế thị trường ngày nay. Do
đó, qua số liệu ở bảng 4.6 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được bổ
sung ngày càng tăng, cụ thể:
Năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu là 73.684 triệu đồng, chiếm tỷ trọng
22,2% trên tổng nguồn vốn. Năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 77.505
triệu đồng, tăng 3.821 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 5,2% so với năm
2010. Bên cạnh đó tỷ trọng cũng tăng theo và chiếm 31,9% trên tổng nguồn
vốn. Năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng lên về mặt giá trị đạt
81.576 triệu đồng, tăng 4.071 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc
độ tăng là 5,3%. Tuy nhiên, do chiếm tỷ trọng và với tốc độ tăng thấp hơn so
với khoản mục nợ phải trả, nên tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu có phần
giảm xuống chỉ chiếm 25% trong tổng nguồn vốn.
Tóm lại: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm về mặt giá
trị là biểu hiện tốt, giúp cho công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn
của mình. Điều này cho thấy việc mở rộng quy mô kinh doanh của công ty là
rất hợp lý và phù hợp với thực trạng hiện có do công ty đạt được trong những
năm gần đây.
4.2.2.3 Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn của công ty
Qua phân tích trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu
biến động theo sự tăng giảm của nợ phải trả. Năm 2012 do tốc độ nhu cầu vốn
tăng cao đã làm cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là do sự tác động của
khoản mục nợ ngắn hạn, khi khoản mục này tăng lên đồng nghĩa với việc công
ty sẽ vay nợ càng nhiều điều này là không tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính
cũng tăng, do đó công ty cần phải có chính sách hợp lý nhằm hạn chế việc vay
nợ để tăng hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng đó thì
nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm cũng tăng tương đối cao về mặt giá trị và
có xu hướng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này cho thấy công ty vẫn kiểm
soát được tính tự chủ về tình hình tài chính của mình. Đây là một dấu hiệu khả
quan cho thấy vấn đề sử dụng nguồn vốn và quá trình hoạt động kinh doanh
của công ty trong 3 năm qua là có hiệu quả.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG
QUA BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là việc làm có vai trò rất quan
trọng, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, để từ đó phát
hiện những mặt còn hạn chế và kịp thời điều chỉnh, góp phần giúp đơn vị hoạt
động có hiệu quả hơn.
39
Bảng 4.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn (2010-2012)
Chênh lệch
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
2011/2010
Chỉ tiêu
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
%
Doanh thu thuần
1.663.518
1.606.064
1.612.431 (57.454)
(3,5)
Giá vốn hàng bán
1.579.936
1.530.166
1.551.110 (49.770)
(3,2)
Lợi nhuận gộp
83.582
75.897
61.320
(7.685)
(9,2)
Doanh thu từ hoạt động tài chính
3.777
2.776
3.689
(1.001)
(27,0)
Chi phí tài chính
12.306
17.934
8.146
5.628
45,7
Chi phí bán hàng
39.986
37.188
38.883
(2.798)
(7,0)
Chi phí quản lý doanh nghiệp
18.255
11.379
7.434
(6.876)
(38,0)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
16.811
12.171
10.545
(4.640)
(28,0)
Doanh thu khác
3.354
973
3.906
(2.381)
(71,0)
Chi phí khác
230
81
450
(149)
(65,0)
Lợi nhuận khác
3.124
891
3.456
(2.233)
(71,0)
Lãi (lỗ) trong công ty liên kết kinh doanh
4.497
3.855
4.497
Lợi nhuận trước thuế
19.936
17.561
17.857
(2.375)
(12,0)
Thuế thu nhập doanh nghiệp
4.903
3.082
2.417
(1.8210
(37,0)
Lợi nhuận sau thuế
15.032
14.479
15.440
(553)
(3,7)
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, (2010-2012)
40
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
6.367
0,4
20.945
1,4
(14.577)
(19,2)
913
32,9
(9.788)
(54,6)
1.695
4,6
(3.945)
(34,7)
(1.626)
(13,4)
2.933
301,4
369
455,6
2.565
287,9
(642)
(14,3)
297
1,7
(665)
(21,6)
962
6,6
4.3.1 Tình hình doanh thu
Bảng 4.9: Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
2010
2011
2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Doanh Thu thuần
%
1.663.518 99,57
Số tiền
%
Số tiền
%
1.606.064
99,77
1.612.431
99,53
Doanh thu HĐTC
3.777
0,23
2.776
0,17
3.689
0,23
Doanh thu khác
3.354
0,20
973
0,06
3.906
0,24
1.670.649 100,0
1.609.813
100,0
1.620.026
100,0
Tổng doanh thu
Nguồn: Trích từ bảng 4.8
Nhìn chung thì tổng doanh thu biến động qua 3 năm. Nguyên nhân là do
các khoản mục cấu thành nên tổng doanh thu luôn biến động, cụ thể:
- Doanh thu thuần: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn và chiếm
hơn 99% trong tổng doanh thu. Năm 2010 là 1.663.518 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 99,57%. Năm 2011 doanh thu thuần giảm còn 1.606.064 triệu đồng,
giảm 57.454 triệu đồng với tốc độ giảm là 3,45% so với năm 2010. Đến năm
2012, với chính sách giảm giá đồng thời kết hợp với chính sách thu tiền bán
hàng mềm dẻo, điều này đã kích thích người tiêu dùng ngày càng tăng dẫn đến
doanh thu thuần trong năm 2012 tăng trở lại đạt 1.612.431 triệu đồng, tăng
6.367 triệu đồng tương ứng 0,42% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 99,53%
trong tổng doanh thu.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Khoản mục này chiếm tỷ lệ rất thấp và
không ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng doanh thu. Doanh thu hoạt
động tài chính lại có xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2011 đạt 2.776
triệu đồng, giảm 1.001 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 26,53% so với năm
2010, chiếm 0,23% trong tổng doanh thu, nhưng đến năm 2012 thì doanh thu
hoạt động tài chính lại tăng lên 3.689 triệu đồng, tăng 913 triệu đồng tương
ứng với tốc độ tăng 32,91% so với năm 2011. Tuy doanh thu hoạt động tài
chính có khởi sắc trong năm 2012 nhưng ta có thể thấy được khả năng đầu tư
vào lĩnh vực hoạt động tài chính của công ty là chưa cao, tỷ trọng khoản mục
này còn rất thấp trong cơ cấu doanh thu, do đó công ty cần có chủ trương và
biện pháp tích cực hơn nữa để đầu tư vào lĩnh vực hoạt động này.
41
- Doanh thu khác: Đây là khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp
được hưởng do thanh toán tiền hàng sớm và một số khoản thu khác. Khoản
mục này chiếm tỷ trọng cũng tương đối thấp so với tổng doanh thu, về mặt giá
trị nó có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2010 là 3.354 triệu đồng,
chiếm 0,20% trong tổng doanh thu. Năm 2011 doanh thu khác giảm xuống
còn 973 triệu đồng, giảm 2.381 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 70,99% so với
năm 2010, nhưng đến năm 2012 con số này là 3.906 triệu đồng, tăng đột biến
2.933 triệu đồng tương ứng 301,44 % so với năm 2011.
Tóm lại: Qua phân tích trên, ta thấy tình hình doanh thu có biến động
nhẹ trong 3 năm qua. Trong đó, năm 2012 doanh thu tăng trở lại là dấu hiệu
tốt. Điều này cho thấy việc tiêu thụ hàng hóa của công ty vẫn được đảm bảo,
chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của khách hàng.
4.3.2 Tình hình chi phí
Bảng 4.10: Phân tích tình hình chi phí qua 3 năm (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
2010
2011
2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Giá vốn hàng bán
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1.579.936
95,71
1.530.166
95,83
1.551.110
96,58
Chi phí tài chính
12.306
0,75
17.934
1,12
8.146
0,51
Chí phí bán hàng
39.986
2,42
37.188
2,33
38.883
2,42
Chi phí quản lý DN
18.255
1,11
11.379
0,71
7.434
0,46
230
0,01
81
0.01
450
0,03
1.650.713
100,00
Chi phí khác
Tổng chi phí
1.592.252 100,00
1.602.168 100,00
Nguồn: Trích từ bảng 4.8
Chi phí có vai trò rất quan trọng vì muốn tạo ra doanh thu thì cần phải bỏ
vốn đầu tư vào để mua sản phẩm dịch vụ, đồng thời tiêu thụ sản phẩm dịch vụ
đó. Vì thế, chi phí được xem là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh
doanh và nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty. Do đó, ta cần xem xét những yếu tố tác động đến chi phí để có biện pháp
đúng đắn trong việc tiết kiệm chi phí mà nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
42
doanh. Qua bảng 10 ta thấy tổng chi phí cũng như doanh thu biến động tăng
giảm qua 3 năm, để hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động này ta đi xem xét
cụ thể từng yếu tố của chi phí:
- Giá vốn hàng bán: Bao gồm tất cả các chi phí đầu vào để mua hàng hóa
dịch vụ. Năm 2011, giá vốn giảm 49.770 triệu đồng tương ứng 3,15% so với
năm 2010, đồng thời chiếm tỷ trọng 95,83% trên tổng chi phí. Đến năm 2012
con số này tăng lên là 1.551.110 triệu đồng, tăng 20.945 triệu đồng ứng với
tốc độ tăng 1,37% so với năm 2011 kéo tỷ trọng tăng lên 96,84% trên tổng chi
phí. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vốn hàng bán tăng trở lại về mặt giá trị
trong năm 2012 là do công ty đã tăng lượng hàng hóa bán ra và chi phí mua
vào cũng tăng.
- Chi phí tài chính: Ta thấy chi phí tài chính có sự tăng giảm mạnh qua 3
năm. Trong năm 2010 chi phí tài chính là 12.306 triệu đồng chiếm 0,75% trên
tổng chi phí. Năm 2011 chi phí tài chính tăng lên 17.934 triệu đồng tăng 5.628
triệu đồng tương ứng 45,73% so với năm 2010 và chiếm tỷ trọng 1,12% so với
tổng chi phí. Đến năm 2012 chi phí tài chính lại giảm xuống chỉ còn 8.146
triệu đồng ứng với mức giảm 9.788 triệu đồng tương ứng 54,58% so với năm
2011. Nguyên nhân chính làm cho chi phí tài chính giảm mạnh trong năm
2012 là do khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái và khả năng góp vốn liên doanh
vào công ty con giảm xuống, bên cạnh đó công ty cũng được bổ sung nguồn
vốn chủ sở hữu và chính sách ưu đãi về lãi suất của ngân hàng cũng góp phần
làm giảm chi phí tài chính.
- Chi phí bán hàng: Đây là loại chi phí thời kỳ và không kém phần quan
trọng vì nó có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm dích vụ. Từ năm
2010 đến năm 2011 chi phí này giảm 2.798 triệu đồng tương ứng 7%, còn từ
năm 2011 đến năm 2012 chi phí bán hàng tăng trở lại đạt 38.883 triệu đồng
trong năm 2012, tăng 1.695 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 4,56%.
Nguyên nhân làm chi phí bán hàng tăng trở lại trong năm 2012 là do chi phí
hoa hồng cho đại lý, chi phí quảng bá sản phẩm, khuyến mãi cho khách hàng
… nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là khoản mục chi phí có ảnh hưởng
đến chất lượng của việc điều hành và quản lý công việc. Khoản mục này có xu
hướng giảm dần qua các năm. Năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm
37,67% so với năm 2010. Sang năm 2012 khoản mục này tiếp tuc giảm
34,67% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho chi phí quản lý doanh nghiệp
có xu hướng giảm nhanh trong 3 năm qua là do nhân sự của công ty giảm nên
43
các khoản mục như tiền lương phải trả cho người lao động và chi phí đào tạo
cũng giảm theo góp phần làm giảm chi phí cho công ty.
-Chi phí khác: Đây là khoản mục có tính chất bất thường, chiếm tỷ trọng
và có ảnh hưởng tương đối thấp trong tổng cơ cấu chi phí. Khoản mục này có
biến động qua 3 năm, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2012 là do chi phí từ hoạt
động thu hồi, thanh lý tài sản và các khoản chi phí bất thường khác điều tăng.
Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy tình hình tổng chi phí có xu hướng
giảm trong năm 2011 và tăng nhẹ trở lại vào năm 2012. Khoản chi phí này
biến động chủ yếu là giá vốn hàng bán còn các khoản khác biến động không
quá nhiều. Tuy nhiên, nhìn chung thì tổng chi phí vẫn còn ở mức khá cao, do
đó cần có biện pháp thích hợp để kiểm soát các khoản mục chi phí nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
4.3.3 Tình hình lợi nhuận
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng mà công ty muốn đạt được. Vì thế để
hiểu rõ hơn tình hình lợi nhuận như thế nào. Ta tiến hành xem xét sự biến
động của tổng lợi nhuận sau thuế, vì đây là khoản mục có tính chất quyết định
sự lãi, lỗ của doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2011 là 14.479 triệu
đồng giảm 553 triệu đồng tương ứng với tốc độ giảm 3,7% so với năm 2010.
Đến năm 2012 con số này đã tăng trở lại đạt 15.440 triệu đồng, tăng 961 triệu
đồng ứng với 6,6% so với năm 2011.
Tóm lại: Qua các phân tích trên ta thấy cả 3 khoản mục doanh thu, chi
phí và lợi nhuận đều có cùng xu hướng biến động tăng giảm liên tục qua các
năm. Nguyên nhân là do tình hình thị trường biến động khi mà giá cả các
nguyên vật liệu đầu vào, chi phí có xu hướng tăng thì sự cạnh tranh gay gắt
với nhau về nguồn vốn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ giữa các doanh nghiệp
luôn tỷ lệ thuận với lợi nhuận của công ty. Nhưng do chính sách quản lý và
tiết kiệm các khoản mục chi phí của công ty tốt nên đã làm cho lợi nhuận tăng
trở lại trong năm 2012, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty
đang dần chuyển biến tốt hơn. Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty có biến động nhưng không đáng kể, lợi nhuận thu về tương đối ổn
định và có xu hướng tăng trong thời gian tới.
44
Tổng quan 6 tháng đầu năm 2013
Tình hình chung mà hiện nay các công ty sản xuất, kinh doanh vật liệu
xây dựng gặp phải là: chi phí đầu vào tăng trong khi tiêu thụ sản phẩm lại gặp
khó khăn,… điều này khiến nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng hoặc
dừng sản xuất. Do đó, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ là điều dễ hiểu. Điển hình
là Công ty cổ phần gốm sứ Taicera (TCR) trong 6 tháng đầu năm nay công ty
rơi vào tình trạng lợi nhuận âm 71,3 tỉ đồng, bằng 387% so với cùng kỳ năm
trước, hay nói cách khác là lỗ gần gấp 4 lần 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên
nhân là do chi phí đầu vào cao như khí thiên nhiên tăng, khấu hao tăng, chi phí
vận chuyển tăng … khiến công ty phải thu hẹp sản xuất nhưng vẫn phải trả
lương và trả các khoản chi phí liên quan (các khoản bảo hiểm, kinh phí công
đoàn...) để duy trì lực lượng lao động. Từ đó dẫn đến chi phí cao hơn doanh
thu và kinh doanh không hiệu quả. Trước tình hình khó khăn này, những gì
cần làm của một doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng như HAMACO
là kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí từ đó điều chỉnh giá bán sao cho hợp
lý để việc kinh doanh đạt hiệu quả mà vẫn có thể cạnh tranh với các đối thủ
khác, đồng thời công ty cần có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng để
tăng lượng tiêu thụ giải quyết vấn đề tồn kho cho công ty.
4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC CHỈ
TIÊU TÀI CHÍNH
Tình hình tài chính trong công ty được đánh giá dựa trên khả năng huy
động và sử dụng vốn, bên cạnh đó các nhà phân tích còn xem xét các tỷ số tài
chính để đo lường khả năng sinh lời cũng như những rủi ro đang tồn đọng tại
công ty. Qua đó sẽ đưa ra được những nhận xét chính xác về tình hình tài
chính tốt hay xấu. Do đó, ta sẽ đi vào phân tích các tỷ số sau.
45
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Chỉ tiêu
ĐVT
Tiền và các khoản tương đương tiền
Các khoản phải thu
Hàng tồn kho
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
1.Vốn luân chuyển
2.Khả năng thanh toán vốn lưu động
3.Khả năng thanh toán hiện hành
4.Khả năng thanh toán nhanh
5.Khả năng thanh toán vốn bằng tiền
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Lần
Lần
Lần
Lần
2010
8.152
143.447
82.589
240.335
237.178
(3.157)
0,03
0,99
0,64
0,03
Năm
2011
7.132
99.825
42.683
150.231
149.736
(495)
0,05
1,00
0,71
0,05
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
46
2012
7.933
104.895
111.756
237.053
230.234
(6.819)
0,03
0,97
0,50
0,03
Chênh lệch
2011/2010 2012/2010
(1.020)
801
(43.622)
5.070
(39.906)
69.073
(90.104)
86.822
(87.442)
80.498
2.662
(6.324)
0,02
(0,02)
0,01
(0,03)
0,07
(0,21)
0,02
(0,02)
4.4.1 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn tồn tại những
khoản phải thu, phải trả. Tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào
phương thức áp dụng, sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế…tình hình thanh
toán có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Đây cũng là thể hiện trình
độ nghệ thuật kinh doanh của đơn vị và tính chấp hành kỷ luật tài chính, tín
dụng của nhà nước. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rỏ
hơn về hoạt động của đơn vị để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự trì truệ trong
thanh toán, nhằm giúp cho đơn vị chủ động về vốn, từ đó đảm bảo cho hoạt
động sản xuất kinh doanh được thuận lợi.
4.4.1.1 Vốn luân chuyển
Ta thấy vốn luân chuyển của công ty trong 3 năm gần đây luôn là một số
âm và có xu hướng biến đổi tăng dần, điều này cho thấy khả năng trang trải
các khoản nợ ngắn hạn của công ty ngày càng kém. Nguyên nhân là do nợ
ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn tài sản ngắn hạn, vậy nên công ty cần có biện
pháp làm giảm tối thiểu các khoản nợ ngắn hạn để nâng cao khả năng thanh
toán cho công ty.
4.4.1.2 Khả năng thanh toán vốn lưu động
Khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty có sự tăng giảm qua các
năm. Năm 2010 là 0,03 lần đến năm 2011 thì tăng lên 0,05 lần, nhưng đến
năm 2012 thì khả năng thanh toán vốn lưu động lại giảm còn 0,03 lần. Nhìn
chung khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty vẫn còn ở mức thấp và
có xu hướng tiếp tục giảm. Như ta đã biết nếu khả năng thanh toán vốn lưu
động < 0,1 khi đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán vì những tài
sản có khả năng chuyển đổi thành tiền thấp. Điều này cho thấy phần lớn tài
sản ngắn hạn của công ty đang tồn tại dưới dạng hàng hóa và các khoản phải
thu, vì thế công ty cần phải thực sự sáng suốt trong việc xử lý các khoản nợ
khi đến hạn của mình.
4.4.1.3 Khả năng thanh toán hiện hành
Ta có tình hình khả năng thanh toán hiện hành qua các năm như sau:
Năm 2010 = 0,99 lần, cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo
0,99 đồng tài sản ngắn hạn.
Năm 2011 = 1,00 lần, tăng 0,01 lần so với năm 2010. Nguyên nhân là
do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của tài sản
ngắn hạn.
47
Năm 2012 = 0,97 lần, giảm 0,03 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là
do công ty đã tăng nợ ngắn hạn, mà chủ yếu là khoản vay ngân hàng và khoản
phải trả người bán.
Như vậy ta thấy chỉ tiêu này qua 3 năm luôn biến động và đang có xu
hướng giảm. Năm 2010 và năm 2011 tỷ số này gần bằng 1. Đây là biểu hiện
khả quan trong tình hình thanh toán hiện hành và công ty có thể đáp ứng việc
chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, sang năm 2012 tỷ số này giảm 0,03
lần do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
Vì thế công ty nên chủ động hơn nữa trong việc thu hồi nợ vì trong tài sản
ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao vẫn là nợ khách hàng và hàng tồn kho. Điển hình,
việc giải phóng hàng tồn kho chậm trễ khi đến hạn thanh toán nợ, lúc đó công
ty sẽ rơi ngay vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có khả năng thanh
khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản thấp, nên hệ số khả
năng thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của
công ty. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty
ta tiếp tục phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh.
4.4.1.4 Khả năng thanh toán nhanh
Năm 2010 = 0,64 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn có 0,64 đồng tài
sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo.
Năm 2011 = 0,71 lần, tăng 0,07 lần so với năm 2010.
Năm 2012 = 0,50 lần, giảm 0,21 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là
do trong năm 2012 công ty đã sử dụng tiền để đầu tư vào hàng tồn kho, đồng
thời khoản vay ngắn hạn cũng tăng nhanh so với năm 2011.
Theo số liệu tính toán trên ta thấy 3 năm qua khả năng thanh toán nhanh
của công ty chưa cao và không có dấu hiệu tăng lên. Các tỷ số này không chỉ
nhỏ hơn 1 mà còn có xu hướng biến động theo hướng giảm dần. Do đó, công
ty cần phải tìm biện pháp thích hợp để giảm bớt lượng hàng tồn kho và tăng
việc thu hồi công nợ ở các khoản phải thu nhằm nâng cao hệ số khả năng
thanh toán nhanh lên ở mức hợp lý nhất.
48
4.4.1.5 Khả năng thanh toán vốn bằng tiền
Khả năng thanh toán vốn bằng tiền là chỉ tiêu cho thấy mức độ đáp ứng
nhu cầu chi trả bằng tiền mặt đối với các món nợ ngắn hạn của công ty.
Qua 3 năm hoạt động ta thấy chỉ tiêu này vẫn còn rất thấp, đạt cao nhất
là 0,05 lần, điều này có nghĩa là đối với 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty chỉ có
khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền mặt là 0,05 đồng.
* Nhận xét chung: Ta thấy khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm
tương đối thấp, tổng tài sản ngắn hạn không đủ để trang trải các khoản nợ
ngắn hạn. Lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn, điều này cho thấy vốn
bằng tiền của công ty bị ứ đọng trong hàng tồn kho. Do đó, công ty cần có
biện pháp tích cực hơn nữa để làm giảm lượng hàng tồn kho và các khoản nợ
ngắn hạn để nâng cao khả năng thanh toán cho công ty.
4.4.2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là đánh giá trình độ sử dụng các
nguồn nhân lực và vật lực để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động
kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động là một vấn đề hết sức phức tạp để
đánh giá chính xác và khoa học ta cần phân tích các tỷ số sau đây.
49
Bảng 4.12: Các chỉ tiêu hoạt động
Chỉ tiêu
ĐVT
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu thuần
Doanh thu bình quân ngày
Tổng tài sản cố định bình quân
Tổng tài sản bình quân
Tài sản ngắn hạn bình quân
1.Vòng quay hàng tồn kho
2.Số ngày tồn kho
3.Kỳ thu tiền bình quân
4.Vòng quay tài sản cố định
5.Vòng quay tổng tài sản
6.Vòng quay khoản phải thu
7.Vòng quay vốn lưu động
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Vòng
Ngày
Ngày
Vòng
Vòng
Vòng
Vòng
2010
1.579.936
58.540
134.733
1.663.518
4.621
85.172
301.558
205.299
26,99
13
29,16
19,53
5,52
12,35
8,10
Năm
2011
1.530.166
62.636
121.636
1.606.064
4.461
83.512
287.436
193.457
24,43
15
27,27
19,23
5,59
13,20
8,45
2012
1.551.110
77.220
102.360
1.612.431
4.479
82.270
284.719
189.985
20,09
18
22,85
19,60
5,66
15,75
8,33
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
(49.771)
20.945
4.096
14.584
(13.097)
(19.276)
(57.454)
6.367
(160)
18
(1.660)
(1.242)
(14.222)
(2.717)
(15.314)
3.472
(2,56)
(4,34)
2
3
(1,89)
(4,42)
(0,30)
0,37
0,07
0,07
0,85
2,55
0,35
(0,12)
Nguồn: Trích từ Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, (2010-2011)
50
4.4.2.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 26,99 vòng nghĩa là trung bình
hàng tồn kho mua về và bán ra được 26,99 lần trong năm, tương ứng mỗi lần
là 13 ngày. Năm 2011 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 24,43 vòng, mỗi
vòng là 15 ngày, giảm 2,56 vòng so với năm 2010. Đến năm 2012 tốc độ luân
chuyển hàng tồn kho lại tiếp tục giảm và chỉ đạt 20,09 vòng, giảm 4,34 vòng
so với năm 2011, tương ứng mỗi vòng là 18 ngày. Nguyên nhân làm cho vòng
quay hàng tồn kho giảm mạnh ở năm 2012 là do công ty đã tăng lượng hàng
tồn kho nhằm thực hiện chính sách mở rộng quy mô với phương châm đáp
ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng.
Tóm lại: Hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty là khá tốt nhưng số
vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm. Do đó, công ty cần tính toán lại
lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm làm giảm những chi phí không cần
thiết phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, tạo điều kiện để giải phóng khoản
vốn bị ứ động để xoay vòng vốn nhanh, hạn chế nguồn vốn đi vay, góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
4.4.2.2 Kỳ thu tiền bình quân
Ta thấy kỳ thu tiền bình quân luôn giảm qua 3 năm, thấp nhất là năm
2012 chỉ có 23 ngày giảm 4 ngày so với năm 2011 và 6 ngày so với năm 2010.
Nguyên nhân làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm dần trong 3 năm là do công
ty đã rút ngắn thời gian thanh toán với khách hàng thường xuyên trả tiền
không đúng hạn, bên cạnh đó công ty áp dụng chính sách chiết khấu thanh
toán vì thế đã tạo được động lực cho khách hàng thanh toán tiền hàng sớm.
Tóm lại: Kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy việc thu tiền bán hàng của
công ty rất khả quan, điều này làm cho vốn bị chiếm dụng ngày càng giảm.
Tuy nhiên công ty cũng cần phải thận trọng hơn trong vấn đề thu tiền của
khách hàng vì với chính sách thu tiền quá chặt sẽ ảnh hưởng đến tình hình tiêu
thụ hàng hóa sau này.
4.4.2.3 Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định năm 2010 là 19,53 vòng, có nghĩa là 1 đồng
tài sản cố định sẽ tạo ra được 19,53 đồng doanh thu. Năm 2011 vòng quay tài
sản cố định giảm xuống 19,23 vòng, giảm 0,3 vòng so với năm 2010. Đến năm
2012 vòng quay tài sản cố định tăng trở lại đạt 19,60 vòng, tăng 0,37 vòng so
với năm 2011. Nguyên nhân tạo nên sự biến động trong năm này là do tốc độ
tăng doanh thu nhanh hơn so với tốc độ tăng của tài sản cố định.
51
Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy vòng quay tài sản cố định trong 3
năm qua tuy chỉ biến động nhỏ và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2012
nhưng nhìn chung tỷ số này vẫn còn thấp. Vì vậy công ty cần có những biện
pháp tích cực hơn nữa để khai thác tối đa năng suất của tài sản cố định, tránh
tình trạng gây lãng phí từ đó hiệu quả sử dụng tài sản cố định được nâng cao
hơn.
4.4.2.4 Vòng quay tổng tài sản
Chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu,
ta có vòng quay tổng tài sản của công ty qua các năm như sau:
Năm 2010 số vòng quay tổng tài sản là 5,52 vòng, tức là 1 đồng tài sản
đã tạo được 5,52 đồng doanh thu.
Năm 2011 số vòng quay tổng tài sản đã tăng lên 5,59 vòng, tăng 0,07
vòng so với năm 2010.
Năm 2012 số vòng quay tổng tài sản lại tiếp tục tăng lên 5,66 vòng, tăng
0,07 vòng so với năm 2011.
Tóm lại: Vòng quay tổng tài sản tăng dần qua các năm là một dấu hiệu
khả quan cho thấy việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp là khá hiệu quả và
hợp lý.
4.4.2.5 Vòng quay khoản phải thu
Ta thấy vòng quay khoản phải thu luôn tăng trong 3 năm qua, từ năm
2010 đến năm 2011 số vòng quay khoản phải thu tăng lên 0,85 vòng, nguyên
nhân là do khoản phải phải thu có xu hướng tăng nhanh hơn doanh thu thuần.
Nhưng từ năm 2011 đến năm 2012 thì vòng quay khoản phải thu tăng đến 2,55
vòng, là do doanh thu thuần tăng lên khá cao trong khi đó khoản phải thu thì
lại tăng không đáng kể trong năm 2012.
Tóm lại: Số vòng quay khoản phải thu của công ty có xu hương tăng
trong 3 năm qua đã cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty tương đối tốt
tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán của công ty.
4.4.2.6 Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn lưu động sẽ có bao nhiêu đồng
doanh thu, ta có số vòng quay vốn lưu động qua các năm như sau:
Năm 2010 số vòng quay vốn lưu động là 8,1 vòng, thời gian một vòng
quay vốn lưu động là 44 ngày. Cho thấy cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì
công ty sẽ thu về 8,1 đồng doanh thu và để tạo ra được 8,1 đồng doanh thu
công ty phải mất 44 ngày.
52
Năm 2011 số vòng quay vốn lưu động là 8,45 vòng, tăng 0,35 vòng so
với năm 2010 và một vòng quay vốn lưu động mất 43 ngày.
Năm 2012 số vòng quay vốn lưu động đã giảm xuống nhưng với mức
biến động là không cao đạt 8,33 vòng, giảm 0,12 vòng so với năm 2011 và
mất 43 ngày cho một vòng quay. Nguyên nhân là do vốn lưu động có xu
hướng ngày càng tăng nhanh hơn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
qua 3 năm tương đối ổn định nhưng chưa cao, đặc biệt trong năm 2012 số
vòng quay vốn lưu động lại có chiều hướng giảm nguyên nhân là do công ty
đã mở rộng vốn lưu động mà chủ yếu là hàng tồn kho nên lượng vốn lưu động
cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu ngày càng tăng. Vì vậy công ty cần phải
có chính sách thích hợp nhằm tăng vòng quay vốn lưu động để tiết kiệm vốn
và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
* Nhận xét chung: Qua phân tích trên ta thấy, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt
động đều tương đối tốt. Biểu hiện thông qua việc hầu hết các chỉ tiêu đều tăng,
điều này cho thấy công ty đã sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực đạt hiệu
quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh.
4.4.3 Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ
Phân tích nhóm chỉ tiêu quản trị nợ là một trong những yêu cầu rất cần
thiết khi phân tích tình hình tài chính của công ty. Thông qua việc phân tích
chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tình hình nợ của công
ty so với tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng thực hiện
nghĩa vụ tài chính của công ty đối với các khoản đi vay như thế nào, để kịp
thời điều chỉnh khi công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
53
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu quản trị nợ
Chỉ tiêu
ĐVT
Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng tài sản
Lãi vay
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản
2.Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
3.Khả năng thanh toán lãi vay
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
%
Lần
Lần
2010
258.379
73.684
332.063
12.306
19.936
32.242
77,81
3,51
2,62
Năm
2011
165.304
77.505
242.809
15.526
17.561
33.086
68,08
2,13
2,13
2012
245.053
81.576
326.629
8.644
17.857
26.501
75,02
3,00
3,07
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
54
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
(93.075)
79.749
3.821
4.071
(89.254)
83.820
3.220
(6.882)
(2.375)
296
844
(6.585)
(9,73)
6,94
(1,38)
0,87
(0,49)
0,94
4.4.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải
trả bao nhiêu %. Ta có tỷ số nợ trên tổng tài sản qua các năm như sau:
Năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 68,08% , giảm 9,73% so với năm
2010, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn so với tổng nợ
phải trả. Sang năm 2012 chỉ số này là 75,02%, tăng 6,94% so với năm 2012.
Qua phân tích trên ta thấy nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hoạt
động kinh doanh của công ty, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn chủ sở
hữu là tương đối thấp. Tỷ số này giảm trong năm 2011, cho thấy nợ phải trả có
phần tăng chậm lại, chủ yếu là do công ty đã giảm bớt nợ vay ngân hàng và
được bổ sung bằng nguồn vốn tự có của mình. Đến năm 2012 tỷ số này lại
tăng lên, nguyên nhân là do để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh
đòi hỏi công ty cần phải dự trữ một lượng hàng hóa khá lớn, điều này khiến
cho công ty tăng nợ vay và làm nợ phải trả tăng lên đáng kể.
4.4.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho ta biết được công ty đang sử dụng bao
nhiêu đồng nợ trên một đồng vốn tự có của mình. Qua bảng trên ta thấy, năm
2010 cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì có 3,51 đồng nợ tham gia hoạt động
kinh doanh. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 2,13, điều này cho thấy công
ty đã giảm nợ phải trả và được bổ sung bằng nguồn vốn tự có trong cơ cấu tài
sản của mình. Năm 2012 thì tỷ số này đã tăng lên 3,0, đây là dấu hiệu cho thấy
công ty đã lạm dụng các khoản nợ để phục vụ mục đích thanh toán, các khoản
nợ này là những khoản nợ ngắn hạn phục vụ cho hoạt động mua hàng hóa là
chủ yếu. Nhìn chung thì công ty còn khá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài,
chủ yếu là chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và vay ngân hàng.
4.4.3.3 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Đây là hệ số được các nhà cung cấp tín dụng quan tâm hàng đầu trong
việc cung cấp tín dụng vì nó đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay của công ty.
Ta thấy năm 2010 khả năng thanh toán lãi vay là 2,62 lần nghĩa là cứ 1
đồng chi phí lãi vay thì có 2,62 đồng thu nhập để thanh toán. Sang năm 2011
tỷ số này giảm còn 2,13 lần, giảm 0,49 lần so với năm 2010. Đến năm 2012
chỉ tiêu này tăng trở lại và đạt 3,07 lần, tăng 0,94 lần so với năm 2011 tức là 1
đồng chi phí lãi vay thì có 3,07 đồng thu nhập nhập đảm bảo thanh toán.
Tóm lại: Khả năng thanh toán lãi vay của công ty biến động và có xu
hướng tăng nhanh ở năm 2012. Điều này cho thấy việc chi trả lãi vay của công
55
ty luôn được đảm bảo. Mặc dù năm 2012 nợ vay của công ty tăng lên đáng kể,
nhưng chi phí lãi vay thì lại giảm đi nhiều so với 2 năm trước đó. Nguyên
nhân là do chính sách cắt giảm lãi suất của ngân hàng và sự tài trợ của nhà
nước đã làm cho chi phí lãi vay trong năm giảm mạnh. Khi đó lợi nhuận của
công ty trong năm 2012 cũng tăng nhanh trở lại, cho thấy tình hình hoạt động
kinh doanh của công ty rất có hiệu quả, chính vì thế vấn đề này tạo điều kiện
thuận lợi cho công ty khi có nhu cầu cần vay thêm vốn.
* Nhận xét chung: Nhìn chung, việc quản trị nợ ở công ty còn nhiều hạn
chế. Các tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và nợ trên tài sản vẫn còn biến động và
một số chỉ tiêu vẫn chưa hợp lý. Tuy vậy, việc khả năng thanh toán lãi vay của
công ty tăng lên phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang
dần được cải thiện, và áp lực từ các khoản nợ sẽ giảm đi, góp phần làm cho cơ
cấu nợ của công ty dần trở nên hợp lý hơn.
4.4.4 Nhóm chỉ tiêu sinh lời
Đối với những công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
thì mục tiêu cuối cùng của công ty là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ
tiêu tài chính tổng hợp phản ảnh hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh
doanh, nó được xác định bằng chênh lệch giữa phần giá trị mà công ty thu
được trong kỳ với toàn bộ chi phí tương xứng để tạo nên giá trị đó và được
thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong một kỳ kế toán.
Khi công ty hoạt động càng có hiệu quả thì lợi nhuận thu được càng nhiều.
Nhưng có thể sai lầm nếu ta chỉ căn cứ vào sự tăng lên hay giảm xuống của lợi
nhuận để đánh giá hoạt động của công ty là tốt hay xấu, mà chúng ta cần phải
đặt lợi nhuận trong mối quan hệ so sánh với phần giá trị đã thu được, với tài
sản, với nguồn vốn chủ sở hữu bỏ ra, thì mới có thể đánh giá chính xác hơn về
hiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của công ty. Để làm rõ
vấn đề này, ta tiến hành đi sâu phân tích các chỉ tiêu sau đây.
56
Bảng 4.14: Các chỉ tiêu sinh lợi
Chỉ tiêu
ĐVT
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
Tổng tài sản bình quân
1.Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
2.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
3.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
%
%
%
2010
1.663.518
15.032
71.091
301.558
0,90
21,15
4,99
Năm
2011
1.606.064
14.479
75.595
287.436
0,90
19,15
5,04
2012
1.612.431
15.440
79.541
284.719
0,96
19,41
5,42
Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
(57.454)
6.367
(553)
961
(4.504)
3.946
(14.122)
(2.717)
0,00
0,06
(1,99)
0,26
0,05
0,39
Nguồn: Trích từ Bảng cân đối kế toán và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, (2010-2012)
57
4.4.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Ta có tình hình tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu qua các năm như sau:
Năm 2010 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 0,9%, có nghĩa là cứ một
đồng doanh thu thì sẽ tạo ra 0,9 đồng lợi nhuận.
Năm 2011 tỷ suất này không có dấu hiệu tăng vẫn đạt 0,9%. Nguyên
nhân là do trong năm này lợi nhuận và doanh thu đều giảm và giảm với tốc độ
như nhau nên tỷ số này không thay đổi là điều dễ hiểu.
Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bắt đầu tăng và đạt 0,96%,
tăng 0,06% so với năm 2011. Mặc dù doanh thu cũng bắt đầu tăng trở lại
nhưng với chính sách tiết kiệm và kiểm soát được các khoản mục chi phí nên
đã làm cho lợi nhuận trong năm 2012 tăng nhanh và vượt hơn so với tốc độ
tăng doanh thu.
Tóm lại: Ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của công ty tăng qua 3
năm nhưng tỷ suất này còn khá thấp. Nguyên nhân là do công ty chưa kiểm
soát được các khoản mục chi phí làm cho chi phí tăng cao làm giảm lợi nhuận.
Công ty cần có các biện pháp tăng doanh thu và giảm thiểu chi phí một cách
hợp lý trong thời gian sắp tới.
4.4.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho ta biết hiệu quả kinh doanh cũng
như hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Ta thấy tỷ suất này tăng đều qua 3
năm. Năm 2010 là 4,99%, sang năm 2011 là 5,04% và đến năm 2012 là
5,42%, tình hình này cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng có hiệu quả
hơn.
Tóm lại: Qua phân tích trên thì hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
trong năm 2012 là tốt nhất, nghĩa là cứ một đồng tài sản thì sẽ tạo ra được 5,42
đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, so với tiềm lực của công ty hiện có thì tỷ suất này
vẫn còn tương đối thấp, do đó công ty cần có biện pháp để nâng cao tỷ suất lợi
nhuận trên tài sản hơn nữa bằng cách tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất để
nâng tốc độ luân chuyển vốn lên.
4.4.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho chúng ta biết khả năng sinh
lợi của vốn chủ sở hữu bỏ ra. Với kết quả tính toán trên ta thấy rằng tỷ suất
này biến động qua các năm. Năm 2010 cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra
21,15 đồng lợi nhuận. Năm 2011 cứ một đồng tạo ra 19,15 đồng lợi nhuận,
58
giảm 1,99% so với năm 2010. Điều này cho thấy vốn chủ sở hữu đầu tư vào
công ty chưa mang lại hiệu quả như mong muốn của nhà đầu tư. Nguyên nhân
là do lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm so với năm 2010. Đến năm 2012 một
đồng vốn bỏ ra thì thu được 19,41 đồng lợi nhuận, tăng 0,26% so với năm
2011. Bởi trong năm này tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của
nguồn vốn chủ sở hữu.
Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
của công ty luôn biến động và có sự tăng giảm nhẹ qua các năm. Đặc biệt là
trong năm 2012, tỷ suất này tăng nhẹ trở lại, đây là biểu hiện tốt cho thấy hiệu
quả sử dụng vốn của công ty có dấu hiệu tăng lên. Bên cạnh đó công ty cần kết
hợp nhiều biện pháp tối ưu để nâng cao khả năng sinh lời cho mỗi đồng vốn
đầu tư của mình.
* Nhận xét chung: Tuy những chỉ số sinh lợi của công ty tương đối thấp
nhưng qua giai đoạn 2010 – 2012, công ty vẫn đạt lợi nhuận, điều này cho
thấy tình hình kinh doanh của công ty luôn có hiệu quả. Trong tình hình kinh
tế khó khăn hiện nay, công ty đạt được những kết quả như vậy là một điều
đáng mừng. Trong thời gian tới, công ty cần giữ vững và phát huy hơn nữa,
đặc biệt là phải nâng cao hơn nữa những chỉ tiêu sinh lời nhằm tăng lợi nhuận,
mở rộng quy mô kinh doanh.
4.5 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY
Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì hiệu quả tài chính của công ty
chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Đặc biệt là nhóm các tỷ số tài chính trong
đó trọng tâm là tỷ suất sinh lời, do đó để hiểu rõ hơn về mối quan hệ cũng như
sự tác động qua lại giữa chúng ta tiến hành đi sâu phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lời của công ty:
4.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Ta biết:
ROA Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Số vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuần
Lợi nhuận ròng
ROA
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
Phương trình kinh tế: Q a b
Gọi Q0 = ROA năm 2010
59
Q1 ROA năm 2011
Q2 ROA năm 2012
a0 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010
a1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011
a2 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012
b0 = Số vòng quay tổng tài sản năm 2010
b1 Số vòng quay tổng tài sản năm 2011
b2 Số vòng quay tổng tài sản năm 2012
Năm 2011:
Ta có: Q Q1 Q0 a1b1 – a0b0 = (0,9 5,59) – (0,9 5,52) = 0,06
Vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là
0,06%. Để biết được có sự biến động như vậy là do đâu ta tiến hành phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình này.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng:
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a a1b1 - a0b1
= (0,9 5,59) – (0,9 5,59) 0
Như vậy do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 không tăng so với
năm 2010 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản không đổi.
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b a0b1- a0b0
= (0,9 5,59) – (0,9 5,52) = 0,06
Như vậy do số vòng quay tổng tài sản của năm 2011 tăng 0,07 vòng so
với năm 2010 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0,06 %.
Tổng cộng các nhân tố: 0 + 0,06 = 0,06 = đối tượng phân tích ( Q )
Vậy nhân tố làm tăng Q là nhân tố b tức số vòng quay tổng tài sản là
0,06%.
Năm 2012:
Ta có: Q Q2 Q1 a2b2 - a1b1 = (0,96 5,66) - (0,9 5,59) = 0,40
Vậy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2012 vẫn tiếp tục tăng với
tốc độ 0,4% so với năm 2011. Để biết có được kết quả này là do đâu ta tiến
hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình này.
60
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a a2b2- a1b2
= (0,96 5,66) – (0,9 5,66) 0,34
Như vậy do tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu năm 2012 tăng 0,06%
so với năm 2010 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0,34%.
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b a1b2- a1b1
= (0,9 5,66) – (0,9 5,59) = 0,06
Như vậy do số vòng quay tổng tài sản của năm 2012 tăng 0,07 vòng so
với năm 2011 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng 0,06%.
Tổng cộng các nhân tố: 0,34 + 0,06 = 0,40 = đối tượng phân tích ( Q )
Vậy các nhân tố làm tăng Q là nhân tố a tức tỷ suất lợi nhuận trên tổng
doanh thu là 0,34% và nhân tố b tức số vòng quay tổng tài sản là 0,06%.
4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
Ta có:
Lợi nhuận ròng
ROE =
Doanh thu thuần
Doanh thu thuần
x
Tổng tài sản
x
Tổng tài sản
Vốn chủ sở hữu
Phương trình kinh tế: Q a x b x c
Gọi Q0 = ROE năm 2010
Q1 = ROE năm 2011
Q2 = ROE năm 2012
a0 = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010
a1 = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011
a2 = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012
b0 Số vòng quay tổng tài sản năm 2010
b1 Số vòng quay tổng tài sản năm 2011
b2 Số vòng quay tổng tài sản năm 2012
c0 Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2010
c1 Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2011
c2 Tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu năm 2012
Năm 2011:
61
Ta có: Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 – a0 x b0 x c0
= 15,74 – 22,41 = (6,67)
Vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2011 giảm so với năm
2010 là 6,67%. Để biết nguyên nhân sự tăng lên này là do tác động của nhân
tố nào ta sẽ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình trên như sau:
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a a1 x b1 x c1 – a0 x b1 x c1
= 15,74 – 15,74 = 0
Như vậy do nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 không
tăng lên hay giảm đi so với năm 2010 nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu cũng không đổi.
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b a0 x b1 x c1 – a0 x b0 x c1
= 15,74 – 15,56 = 0,18
Như vậy do nhân tố số vòng quay tổng tài sản năm 2011 tăng 0,07 vòng
so với năm 2010 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 0,18%.
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố c: c a0 x b0 x c1 – a0 x b0 x c0
= 15,56 – 22,41 = (6,85)
Do ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu năm
2011 giảm 1,38 lần so với năm 2010 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu giảm 6,85%.
Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng 0 + 0,18 + (6,85) = (6,67) = đối tượng
phân tích ( Q ).
Vậy nhân tố làm tăng Q là nhân tố b tức số vòng quay tổng tài sản
0,18%, còn nhân tố làm giảm Q là nhân tố c tức tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ
sở hữu 6,85%.
Năm 2012:
Ta có: Q = Q2 – Q1 = a2 x b2 x c2 – a1 x b1x c1
= 21,72 – 15,74 = 5,98
Vậy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2012 tăng so với năm
2011 là 5,98%. Để biết sự biến động này do đâu ta sẽ tiến hành phân tích các
nhân tố ảnh hưởng như sau:
62
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố a: a a2 x b2 x c2 – a1 x b2 x c2
= 21,72 – 20,36 = 1,36
Như vậy do nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 tăng
0,06% so với năm 2011 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng
1,36%.
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố b: b a1x b2 x c2- a1 x b1 x c2
= 20,36 – 20,12 = 0,24
Như vậy do nhân tố số vòng quay tổng tài sản năm 2012 tăng 0,07 vòng
so với năm 2011 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 0,24%.
+ Ảnh hưởng bởi nhân tố c: c a1 x b1 x c2- a1 x b1 x c1
= 20,12 – 15,74 = 4,38
Do ảnh hưởng bởi yếu tố tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu năm
2012 tăng 0,87 lần so với năm 2011 đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu tăng 4,38%.
Tổng cộng các nhân tố ảnh hưởng: 1,36 + 0,24 + 4,38 = 5,98 = đối tượng
phân tích ( Q ).
Vậy các nhân tố làm tăng Q là nhân tố a tức tỷ suất lợi nhuận trên doanh
thu 1,36%, nhân tố b tức số vòng quay tổng tài sản 0,24% và nhân tố c tức tỷ
số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu 4,38%.
Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy những nhân tố ảnh hưởng đến ROA
biến động theo xu hướng tốt cụ thể là ROS và số vòng quay tổng tài sản đều
tăng kéo theo ROA tăng.
Riêng ROE chịu tác động chủ yếu của tỷ suất tổng tài sản trên vốn chủ sở
hữu. Tuy nhiên, qua phân tích trên chúng ta chỉ thấy được một khía cạnh liên
quan đến cơ chế hoạt động tài chính của công ty, do đó chưa phản ảnh được
tổng quát về toàn bộ quá trình hoạt động cũng như thế mạnh tài chính của
công ty trên thương trường, để có cái nhìn cụ thể hơn chúng ta đi sâu phân tích
tình hình tài chính bằng phương trình Dupont.
63
4.6 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH
DUPONT
Để đánh giá một cách chi tiết tác động qua lại giữa các chỉ tiêu nhằm có
cái nhìn toàn diện hơn về tình hình tài chính của công ty cũng như suất sinh
lời như thế nào, điều này sẽ được thể hiện rõ qua phương trình Dupont.
ĐVT: Triệu đồng
ROE
LNR / VCSH (%)
Năm 2010 = 21,15
Năm 2011 = 19,15
Năm 2012 = 19,41
ROA
LNR / TTS (%)
Năm 2010 = 4,99
Năm 2011 = 5,04
Năm 2012 = 5,42
ROS
LNR / DTT (%)
Năm 2010 = 0,90
Năm 2011 = 0,90
Năm 2012 = 1,19
LNR
Năm 2010 = 15.032
Năm 2011 = 14.479
Năm 2012 = 15.440
:
HỆ SỐ VCSH
TTS / VCSH (lần)
Năm 2010 = 4,51
Năm 2011 = 3,13
Năm 2012 = 4,00
x
VÒNG QUAY TTS
DTT / TTS (lần)
Năm 2010 = 5,52
Năm 2011 = 5,59
Năm 2012 = 5,66
x
DTT
Năm 2010 = 1.663.518
Năm 2011 = 1.606.064
Năm 2012 = 1.612.431
DTT
Năm 2010 = 1.663.518
Năm 2011 = 1.606.064
Năm 2012 = 1.612.431
TTS
: Năm 2010 = 332.063
Năm 2011 = 242.809
Năm 2012 = 326.629
Nguồn: Tổng hợp từ các bảng tỷ số tài chính, (2010-2012)
Hình 4.4: Sơ đồ Dupont công ty cổ phần vật tư Hậu Giang
Qua sơ đồ Dupont, ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
có sự biến động qua các năm. Tỷ số này năm 2010 là 21,15% nhưng sang năm
2011 lại giảm còn 19,15% và tăng trở lại 19,41% ở năm 2012. Nguyên nhân
của sự biến động này là do tác động qua lại giữa các tỷ số: ROA, ROS, hệ số
64
vốn chủ sở hữu và vòng quay tài sản. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự biến
động này ta đi vào phân tích các tỷ số vừa nêu.
- ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản biến động theo xu hướng tăng
dần qua 3 năm và có tốc độ tương đối ổn định. Trong đó cao nhất là năm 2012
đạt 5,42% , điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty tương đối tốt,
mặc dù tỷ suất này có chiều hướng tăng qua các năm nhưng vẫn còn ở mức
thấp so với tiềm lực tài chính của công ty hiện có, do đó công ty cần phải tiếp
tục thực hiện những biện pháp tích cực để phát huy thế mạnh tài chính của
mình nhằm nâng tỷ suất này lên cao hơn nữa trong những năm tới.
Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chịu tác động
bởi 2 nhân tố đó là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và doanh thu trên tổng tài
sản. Vì vậy muốn nâng cao tỷ suất này lên công ty cần kết hợp đồng bộ nâng
cao 2 nhân tố trên.
- ROS: Qua sơ đồ trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng nhẹ
qua các năm và đạt cao nhất trong năm 2012 là 1,19%. Nguyên nhân chủ yếu
là do lợi nhuận ròng của công ty có xu hướng tăng và tăng với tốc độ cao hơn
tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần. Vì vậy để nâng cao tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu công ty cần phải nâng cao lợi nhuận ròng, sao cho tốc độ tăng
của lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Mà biện pháp tốt nhất để
nâng cao lợi nhuận là kiểm soát tốt các khoản mục chi phí.
- Ta thấy vòng quay tổng tài sản tăng dần qua các năm và đạt cao nhất
trong năm 2012 là 5,66 vòng. Một công ty được xem là hoạt động có hiệu quả
cao khi số vòng quay tổng tài sản luôn phải biến động theo xu hướng tăng vì
điều này chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của công ty đạt hiệu quả cao. Nhưng
muốn số vòng quay tổng tài sản tăng thì đều đó phụ thuộc vào hai yếu tố đó là
doanh thu và tổng tài sản.
Về doanh thu ta thấy doanh thu có biến động nhưng đã tăng trở lại trong
năm 2012, như đã phân tích trên doanh thu tăng là do công ty đã tăng sản
lượng tiêu thụ đồng thời kết hợp với việc đẩy mạnh chính sách thu tiền của
khách hàng. Tuy nhiên, yếu tố thắt chặt chính sách thu tiền của khách hàng sẽ
dễ gây ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm trong tương lai, do đó công
ty cần phải có biện pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm,
đồng thời mở rộng thị trường bán lẽ giúp cho việc thu tiền bán hàng được
nhanh chóng hơn để gia tăng doanh thu, qua đó hạn chế được những rủi ro phụ
thuộc vào một số khách hàng lớn.
Về tài sản ngắn hạn ta thấy khoản mục này cũng biến động tỷ lệ thuận
với doanh thu, giảm ở năm 2011 rồi tăng trở lại trong năm 2012. Nguyên nhân
65
là do công ty đã mở rộng quy mô nên đòi hỏi phải xây thêm nhiều kho bãi và
các văn phòng chi nhánh để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của
công ty.
Về tài sản ngắn hạn, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ
cấu tổng tài sản của công ty. Trong đó vốn bằng tiền chiếm tỷ lệ tương đối
thấp và có sự biến động tương đối ổn định qua các năm, vì vậy theo phân tích
trên thì khả năng thanh toán nhanh của công ty là không tốt do có xu hướng
giảm dần, cho nên công ty cần phải chú ý nâng dần khoản mục vốn bằng tiền
nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán. Khoản mục hàng tồn kho tăng mạnh
trong năm 2012 điều này đã làm số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống, do
tốc độ tăng doanh thu thấp hơn so với tốc độ tăng hàng tồn kho, vì vậy trong
thời gian tới công ty nên giảm bớt lượng hàng tồn kho nhằm làm giảm bớt chi
phí tồn trữ và tiết kiệm chi phí lãi vay do công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng
để đầu tư vào tài sản mà chủ yếu là hàng tồn kho. Về khoản mục khoản phải
thu cũng tăng trở lại trong năm 2012, điều này cho thấy vốn của công ty bị
khách hàng chiếm dụng theo xu hướng tăng đây là dấu hiệu không tốt, do đó
công ty cần phải có chính sách thu tiền linh hoạt hơn như chiết khấu thanh
toán, khuyến mãi… để khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn. Còn
khoản mục chi phí khác, đây là những chi phí phát sinh bất thường, chiếm tỷ
trọng rất thấp và có ảnh hưởng không đáng kể đến tổng tài sản ngắn hạn của
công ty.
- Hệ số vốn chủ sở hữu: tỷ số này có xu hướng biến động chủ yếu là do
sự biến động của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu. Năm 2011 tỷ số này là 3,13
lần giảm so với năm 2010 nhưng sau đó lại tăng lên 4,0 lần ở năm 2012, do
tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản nhanh hơn vốn chủ sở hữu nên làm cho hệ
số vốn chủ sở hữu tăng cao hơn so với năm trước.
* Tích số giữa ROA và hệ số vốn chủ sở hữu là nguyên nhân của sự biến
động ROE trong 3 năm qua của công ty. Năm 2011 ROE giảm, trong khi ROA
tăng, điều này chứng tỏ ảnh hưởng của hệ số vốn chủ sở hữu là lớn hơn.
Nguyên nhân là do năm 2011 tổng tài sản giảm đáng kể. Sang năm 2012 ROE
tăng nhẹ lên mức 19,41%, vì ở năm này cả ROA và hệ số vốn chủ sở hữu đều
tăng. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản và cơ cấu tài chính của công
ty phần nào đã hợp lý hơn, đây là dấu hiệu cho thấy tình hình kinh doanh của
công ty sẽ có chuyển biến tích cực trong thời gian tới.
66
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY
Sự tăng trưởng và phát triển của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan. Các nhân tố khách quan như: Tình hình kinh tế, chính
sách nhà nước, môi trường cạnh tranh… Còn các yếu tố chủ quan: Tài chính,
các vấn đề nghiên cứu và định hướng phát triển công ty… Trong các yếu tố đó
thì tình hình tài chính được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất,
giúp đánh giá sức mạnh của công ty, xem công ty có tình hình tài chính vững
mạnh hay không và đây là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY
5.1.1 Thuận lợi
- Công ty luôn được sự hỗ trợ của Bộ Thương Mại, Ủy Ban Nhân Dân
TPCT, các cấp các ngành cùng với sự chỉ đạo của ban giám đốc và sự cố gắng
của tập thể công nhân viên.
- Sự tăng trưởng kinh tế của Thành Phố Cần Thơ khá cao tạo điều kiện
thuận lợi cho tất cả các nhà kinh doanh nói chung và Công ty Cổ Phần Vật Tư
Hậu Giang nói riêng. Bên cạnh đó, thị phần tiêu thụ của công ty khá rộng được
trải đều khắp các tỉnh ở khu vực Đồng Bằng Nam bộ, địa điểm kinh doanh
thuận lợi nằm ngay trên tuyến đường chính trong Thành phố.
- Công ty kinh doanh nhiều mặt hàng đa dạng về chủng loại, chất lượng
sản phẩm tốt, khả năng cạnh tranh về giá cao nên từng bước công ty đã tạo
được uy tín kinh doanh trên thương trường trong và ngoài nước.
- Tình hình chung của công ty khá ổn định, cơ sở vật chất kỹ thuật không
ngừng được nâng cấp, công ty được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp đây là yếu
tố quan trọng đem lại lợi nhuận cao cho công ty.
- Cán bộ công nhân viên và ban lãnh đạo là những người có nhiều kinh
nghiệm trong kinh doanh, có trình độ chuyên môn cao, năng lực quản lý giỏi
luôn phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5.1.2 Khó khăn
-Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay công ty không tránh khỏi sự
cạnh tranh gay gắt của các đơn vị khác trong cùng lĩnh vực hoạt động.
67
-Hiện nay giá cả các loại nguyên vật liệu luôn biến động không ngừng,
điều này đã gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty.
-Hoạt động trong công ty chưa được tiến triển như mong muốn và chưa
phù hợp với khả năng hiện có của công ty.
-Việc thu hồi công nợ còn chậm, mất nhiều thời gian nên vòng quay của
vốn còn thấp.
- Công tác quản lý còn yếu so với yêu cầu, quản lý tài chính còn có
những mặt chưa chặt chẽ, hoạt động marketing chưa thật sự hiệu quả nên việc
nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng chiến lược kinh doanh chưa kịp thời.
5.2 NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI
Các hoạt động kinh doanh được đánh giá là có hiệu quả hay không thì
vấn đề đầu tiên mà chúng ta cần xem xét là phải dựa vào kết quả cuối cùng
của quá trình hoạt động. Tuy nhiên, để tạo ra được cách hoạt động có hiệu quả
hay nói cách khác là tạo ra lợi nhuận, bên cạnh những yếu tố khách quan thì
phần lớn vẫn phụ thuộc vào khả năng điều hành quản lý của các nhà lãnh đạo.
Vì thời gian thực tập và tìm hiểu về công ty cũng như việc phân tích tình hình
tài chính qua 3 năm hoạt động là chưa đủ để có thể đánh giá một cách chính
xác và toàn diện về hiệu quả kinh doanh của công ty, nhưng qua phân tích trên
những gì công ty đạt được có thể nhận định chung là tương đối tốt. Bên cạnh
đó không thể phủ nhận những mặt hạn chế mà công ty cần phải khắc phục.
Theo quan điểm của cá nhân em, thì những vấn đề còn tồn tại ở công ty như
sau:
+ Tình hình phân bổ nguồn vốn ở công ty là vấn đề cần phải xem xét lại,
vì nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu
thì vẫn còn hạn chế, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng
chi phí cũng như gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
+ Khả năng đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với
các đơn vị đối tác vẫn còn thấp, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh.
Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu
nguồn vốn của công ty, đây cũng là vấn đề mà công ty cần phải chú trọng và
tìm giải pháp để khắc phục.
+ Khoản phải thu tăng cao đây là vấn đề không tốt, vì điều này làm cho
nguồn vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều dẫn đến tình trạng kém hiệu quả
trong vấn đề sử dụng vốn. Do đó, cần phải có chính sách thu tiền hợp lý nhằm
làm giảm các khoản phải thu để tăng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
đơn vị.
68
+ Mặc dù đặc thù của công ty là hoạt động kinh doanh thương mại đòi
hỏi cần phải có một lượng hàng tồn kho nhất định. Tuy nhiên, qua phân tích
trên thì khoản mục này chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu tài sản của công
ty, đây là một trong những lý do gây ra tình trạng ứ đọng vốn, do đó đòi hỏi
công ty cần phải có công tác dự báo thích hợp hơn nữa.
+ Công ty luôn tạo ra lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh tuy
nhiên vẫn còn chưa tương xứng với quy mô cũng như những gì mà công ty đã
đầu tư trong thời gian qua. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận biến động liên tục
qua các năm là vấn đề thị trường, điều này đã hạn chế phần nào khả năng cạnh
tranh của công ty, vì thế đòi hỏi phải có bộ phận marketing để tìm hiểu sâu
hơn trong công tác nghiên cứu thị trường.
Trên đây là một số mặt còn hạn chế mà theo em chúng ta cần tìm giải
pháp để khắc phục nhằm đưa công ty ngày càng phát triển hơn nữa. Căn cứ
vào những mặt còn tồn tại đó em xin đưa ra một số giải pháp mang tính trao
đổi để khắc phục.
5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY
5.3.1 Phân bổ lại cơ cấu tài chính
a) Đối với tài sản
Tăng lượng vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán nhanh nhằm hạn
chế rủi ro trong thanh toán.
Giảm tỷ trọng khoản phải thu khách hàng nhằm hạn chế bớt nguồn vốn
bị chiếm dụng, giúp tăng hiệu quả kinh doanh của đơn vị.
Xây dựng kế hoạch cụ thể để kiểm tra định kỳ hàng tồn kho cho phù hợp
với nhu cầu tiêu thụ của thị trường nhằm đẩy mạnh tốc độ luân chuyển hàng
tồn kho, giải phóng lượng vốn tồn đọng.
b) Đối với nguồn vốn
Giảm bớt tỷ trọng nợ phải trả, đồng thời tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở
hữu để chủ động hơn về vấn đề sử dụng vốn trong kinh doanh. Công ty có thể
thu hút vốn nhàn rỗi trong nội bộ bằng cách phát hành cổ phiếu công ty cho
nhân viên hoặc trích từ lợi nhuận để bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu.
5.3.2 Xây dựng cơ cấu bán hàng
Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp về
nghiên cứu thị trường, đội ngũ này có nhiệm vụ theo dõi các biến động về giá
của các sản phẩm đầu vào để có thể phân tích, đánh giá và dự báo về giá cả
69
trong tương lai. Ngoài ra bộ phận này còn có nhiệm vụ thu thập các thông tin
như mức thu nhập và hành vi tiêu dùng của các khách hàng để tìm ra số khách
hàng tiềm năng, bên cạnh đó theo dõi mức độ cạnh tranh của các công ty hoạt
động trong ngành để có thể tìm ra các chiến lược cạnh tranh thích hợp hơn.
Tóm lại bộ phận này sẽ giúp cho công ty luôn cập nhật thông tin về giá cả sản
phẩm đầu vào, thị trường tiêu thụ và sức ép của các đối thủ cạnh tranh, từ đó
ban quản lý công ty sẽ chủ động hơn trong việc lập kế hoạch kinh doanh.
5.3.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
a) Nâng cao doanh thu
Tìm hiểu và phân loại khách hàng, tùy theo mức độ uy tín của từng
khách hàng mà công ty nên có chính sách thu tiền bán hàng linh hoạt hơn.
Đồng thời kết hợp việc áp dụng chính sách chiết khấu trong thanh toán để
khuyến khích khách hàng thanh toán đúng hạn.
Cố gắng khai thác thị trường bán lẻ, đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quảng
cáo, tiếp thị và giới thiệu quảng bá hình ảnh của công ty cũng như chất lượng
sản phẩm đến người tiêu dùng.
Áp dụng các hình thức khuyến mãi như giảm giá đối với khách hàng
mua với số lượng lớn.
Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi như chuyên chở hàng đến tận nhà đối
với khách hàng truyền thống nhằm cũng cố mối quan hệ tốt đẹp và lâu bền với
người tiêu dùng.
Thực hiện chính sách giá linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng,
đặc biệt với những khách hàng mới có tiềm năng nên bán với giá mềm dẻo để
tạo ấn tượng tốt ban đầu. Đồng thời phải luôn giữ uy tín bằng những lần giao
hàng đúng chất lượng, số lượng, thời hạn để tiếp tục duy trì và mở rộng thị
phần hơn nữa.
b) Giảm chi phí
Mỗi năm cần lập kế hoạch kinh doanh cụ thể về tình hình doanh thu để
xác định lượng hàng tồn kho cho hợp lý tránh tình trạng mở rộng hàng tồn kho
quá mức dẫn đến chi phí tồn kho và chi phí lãi vay tăng không cần thiết.
Bên cạnh đó cần sử dụng tiết kiệm năng lượng như điện, xăng dầu trong
vận chuyển, hạn chế tối đa chi phí văn phòng phẩm bằng biện pháp ấn định
hạn mức cho khoản này, nên mua sắm và sử dụng công cụ dụng cụ hợp lý.
70
5.4 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN
TỚI
- Mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
- Tiếp tục khai thác khách hàng tiềm năng, năng động trong công tác tìm
kiếm thị trường.
- Phân khúc thị trường, xây dựng hệ thống bán hàng, từ đó đưa ra chính
sách phù hợp để đáp ứng nhanh nhu cầu thực tế của thị trường.
- Phấn đấu hoàn thành cơ sở vật chất, kinh doanh những sản phẩm chất
lượng tốt, tăng uy tín và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty.
- Năng cao trình độ kiến thức chuyên môn cho công nhân và công nhân
viên, từng bước cải thiện đời sống vật chất của họ.
- Phấn đấu tập trung kinh doanh các mặt hàng chủ lực nhằm tăng doanh
thu, ổn định giá trên địa bàn.
- Phải chiếm lĩnh được thương trường cũng như khách hàng và đồng thời
phải nêu cao bản chất, tác dụng của mặt hàng mà công ty đang kinh doanh với
việc mở rộng thị phần cũng như khách hàng mới.
- Với phương châm chăm sóc tốt nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như
khẩu hiệu “Uy tín – chất lượng – hiệu quả”.
71
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Để xem xét tình hình tài chính của công ty ta cần đánh giá một cách toàn
diện về mối tương quan giữa công ty và nền kinh tế trong thời điểm đang xét.
Qua việc phân tích tài chính ta biết được tình hình “sức khỏe” của doanh
nghiệp, giúp phát huy được những thế mạnh đồng thời cho công ty thấy được
những nguy cơ, khó khăn trong tương lai để công ty có biện pháp giải quyết
kịp thời.
Qua những phân tích đánh giá trên chúng ta có nhận xét rằng công ty có
tình hình tài chính tương đối tốt nhưng chưa thật sự ổn định. Qua 3 năm ta
thấy hoạt động kinh doanh của công ty là có hiệu quả, mặc dù doanh thu và
chi phí biến động liên tục nhưng lợi nhuận vẫn tăng 6,6% ở năm 2012 là dấu
hiệu chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty sẽ có những chuyển biến tốt
trong thời gian tới. Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động tương đối tốt cho thấy
công ty đã sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực đạt hiệu quả trong quá trình
hoạt động kinh doanh. Ngoài ra việc chi trả lãi vay của công ty luôn được đảm
bảo, khả năng thanh toán lãi vay tăng 0,93 lần trong năm 2012 là tín hiệu tốt
cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang dần được cải thiện.
Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty vẫn còn một số hạn chế cần
phải khắc phục. Khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và có
xu hướng tăng, điều này cho thấy lượng vốn của công ty bị chiếm dụng ngày
càng nhiều. Tương tự khoản phải thu, hàng tồn kho cũng chiếm tỷ trọng đáng
kể trong tổng tài sản. Điều đáng lưu ý là trong năm 2012 khoản mục này đạt
gần 112 tỷ đồng, tăng đến 161,8% so với năm 2011. Lượng hàng tồn kho cao
dẫn đến vốn luân chuyển chậm khi nhu cầu về vốn tăng dễ tạo ra áp lực về
vốn. Bên cạnh đó tỷ trọng nợ phải trả vẫn còn cao trong cơ cấu nguồn vốn,
cho đến năm 2012 nợ phải trả chiếm đến 75% trong tổng nguồn vốn. Mặc dù
lợi nhuận có xu hướng tăng trở lại trong năm 2012, đạt gần 15,5 tỷ đồng
nhưng vẫn còn ở mức tương đối thấp so với những gì công ty đã đầu tư trong
thời gian qua. Khả năng thanh toán của công ty còn ở mức thấp, đặc biệt là
khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán vốn bằng tiền.
72
6.2 KIẾN NGHỊ
Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang với
mục đích cuối cùng là giúp công ty tìm ra điểm mạnh, đồng thời khắc phục
những hạn chế còn tồn tại để việc kinh doanh có hiệu quả. Nhằm góp phần
hoàn thiện tình hình tài chính của công ty, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho công ty, nay em xin có một số kiến
nghị.
6.2.1 Đối với nhà nước
+ Cần có những chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho công ty tiếp cận với nguồn vốn vay và được ưu đãi với lãi suất
thấp giúp công ty ngày một phát triển hơn nữa nhằm tăng cường sức cạnh
tranh của mình trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế thế giới.
+ Tạo môi trường pháp lý bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và
công ty cổ phần.
+ Nhà nước cần sớm nghiên cứu ban hành chính sách “phòng vệ thương
mại”, chống bán phá giá và cạnh tranh không lành mạnh, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp nước ngoài.
+ Cần tạo điều kiện cho người lao động và những người góp vốn vào
công ty cổ phần làm chủ thật sự của công ty, tạo động lực thúc đẩy công ty cổ
phần kinh doanh có hiệu quả và thích ứng với cơ chế thị trường.
+ Đẩy mạnh phong trào “Công trình xây dựng ở Việt Nam sử dụng vật
liệu xây dựng Việt Nam sản xuất”; tạo điều kiện khai thác hết năng lực sản
xuất trong nước, tiết kiệm được kim ngạch nhập khẩu vật liệu xây dựng hàng
tỷ USD mỗi năm.
+ Nhà nước cần có các chính sách quản lý và đối phó với những biến
động thất thường của nền kinh tế như: lạm phát, lãi suất, bình ổn giá để hỗ trợ
cho các doanh nghiệp an tâm hoạt động.
6.2.2 Đối với công ty
+ Đa dạng hóa các mặt hàng, xem xét giảm dần hoặc loại bỏ những mặt
hàng yếu kém mang lại hiệu quả không cao.
+ Linh hoạt trong chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng,
đồng thời theo dõi thường xuyên các khoản nợ phải thu.
+ Định kỳ kiểm tra, kiểm kê đánh giá lại tài sản để có biện pháp xử lý
thích hợp, phát hiện hư hỏng thì phải kịp thời sửa chữa hoặc nhượng bán,
thanh lý những tài sản có chi phí sử dụng cao, không mang lại hiệu quả hay
73
không còn sử dụng được để thu hồi vốn đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị
mới.
+ Đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường mới cũng như củng cố thị
trường cũ nhằm tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường bằng việc đảm bảo hàng hóa đúng chất lượng, đúng tiêu chuẩn.
Thường xuyên hay định kỳ cho các cán bộ kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản
phẩm tại các cửa hàng phân phối để tránh tình trạng có những sản phẩm chất
lượng kém gây ảnh hưởng đến uy tín và làm mất lòng tin đối với các đối tác và
người tiêu dùng.
+ Tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ có năng lực nâng cao kiến thức thông
qua các khóa đào tạo ngắn hạn trong hay ngoài nước.
+ Có chính sách khen thưởng hợp lý cho các cá nhân và tập thể phòng
ban có những đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của công ty.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Thế Chi và Nguyễn Trọng Cơ, 2008. Giáo Trình Phân Tích Tài
Chính Doanh Nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính.
2. Nguyễn Như Anh, 2009. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
Công ty cổ phần Nông Lâm Sản Kiên Giang giai đoạn 2006-2008. Luận văn
tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Văn Thành, 2009. Phân tích hình tài chính công ty cổ phần
vật tư Hậu Giang giai đoạn 2006 – 2008. Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần
Thơ.
4. Trịnh Văn Sơn, 2006. Giáo Trình Phân tích hoạt động kinh doanh.
Đại học Huế.
5. Trần Ái Kết, 2007. Giáo Trình Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ. Hồ Chí Minh:
Nhà xuất bản Giáo Dục Thành phố Hồ Chí Minh.
75
PHỤ LỤC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN
(2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
TÀI SẢN
2010
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
2011
2012
237.178
149.736
230.234
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
8.152
7.132
7.933
1. Tiền
8.152
7.032
7.833
2. Các khoản tương đương tiền
-
100
100
II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
-
-
-
1. Đầu tư ngắn hạn
-
-
-
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
-
-
-
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
143.447
99.825
104.895
1. Phải thu khách hàng
144.055
97.852
107.528
2. Trả trước cho người bán
1.663
2.736
610
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
-
-
-
4. Phải thu theo kế hoạch hợp đồng
-
-
-
5. Các khoản phải thu khác
629
479
408
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
(2.900)
(1.242)
(3.651)
IV. Hàng tồn kho
82.589
42.683
111.756
1. Hàng tồn kho
82.589
42.683
111.756
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-
V. Tài sản ngắn hạn khác
2.987
1. Chi phi trả trước ngắn hạn
-
2. Thuế GTGT được khấu trừ
2.946
3. Thuế và các khoản phải thu nhà nước
-
-
-
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính
phủ
-
-
-
5. Tài sản ngắn hạn khác
95
-
41
76
5.650
19
76
5.317
333
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
94.885
I. Các khoản phải thu dài hạn
180
93.073
96.395
-
-
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
-
-
-
2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
-
-
-
3. Phải thu dài hạn nội bộ
-
-
-
-
-
-
-
4. Phải thu dài hạn khác
180
5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
-
II. Tài sản cố định
84.413
82.610
81.929
1. Tài sản cố định hữu hình
11.970
8.598
6.324
- Nguyên giá
39.657
41.001
42.984
(27.687)
(32.403)
(36.660)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
-
-
-
- Nguyên giá
-
-
-
- Giá trị hao mòn lũy kế
-
-
-
- Giá trị hao mòn lũy kế
3. Tài sản cố định vô hình
72.412
74.011
75.605
- Nguyên giá
79.528
83.879
83.885
- Giá trị hao mòn lũy kế
(7.116)
(9.868)
(8.280)
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
31
-
-
III. Bất động sản đầu tư
-
-
-
- Nguyên giá
-
-
-
- Giá trị hao mòn lũy kế
-
-
-
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
6.609
8.069
1. Đầu tư vào công ty con
-
-
-
2. Đầu tư vào công ty liên kết
-
5.268
8.774
3. Đầu tư dài hạn khác
6.609
5.209
4.110
4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
-
(2.408)
(1.910)
V. Tài sản dài hạn khác
3.682
2394
3.493
1. Chí phí trả trước dài hạn
3.682
2334
3.433
77
10.974
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
-
-
-
3. Tài sản dài hạn khác
-
60
60
242.809
326.629
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
332.063
NGUỒN VỐN
2010
A. NỢ PHẢI TRẢ
2011
2012
258.379
165.304
245.053
240.335
150.231
237.053
65.396
47.214
70.165
158.266
92.373
159.903
3. Người mua trả tiền trước
6.560
5.124
2.188
4. Thuế và khoản phải nộp nhà nước
4.447
2.757
2.340
5. Phải trả người lao động
919
567
1.106
6. Chi phí phải trả
250
45
346
I. Nợ ngắn hạn
1. Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán
7. Phải trả nội bộ
-
-
-
8. Phải trả theo hợp đồng xây dựng
-
-
-
9. Khoản phải trả ngắn hạn khác
3.083
10. Dự phòng phải trả ngắn hạn
-
-
11. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
1.414
1.450
12. Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính
phủ
-
-
II. Nợ dài hạn
18.044
701
370
635
-
15.073
8.000
1. Phải trả dài hạn người bán
-
-
-
2. Phải trả dài hạn nội bộ
-
-
-
3. Phải trả dài hạn khác
-
-
-
4. Vay và nợ dài hạn
17.687
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
-
6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm
14.850
-
357
8.000
-
223
-
7. Dự phòng phải trả dài hạn
-
-
-
8. Doanh thu chưa thực hiện
-
-
-
78
9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
-
-
-
73.684
77.505
81.576
I. Vốn chủ sở hữu
73.684
77.505
81.576
1. Vốn đầu tư của chử sở hữu
49.804
62.254
62.254
2. Thặng dư vốn cổ phần
572
-
-
3. Vốn khác của chủ sở hữu
9.096
2.000
2.000
4. Cổ phiếu quỹ
-
-
-
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
-
-
-
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
-
-
-
7. Quỹ đầu tư phát triển
2.858
807
1.407
8. Quỹ dự phòng tài chính
1.472
1.471
1.471
165
312
417
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
9.717
10.661
14.027
11. Nguồn vốn đầu tư XDCB
-
-
-
12. Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
-
-
-
II. Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác
-
-
-
1. Nguồn kinh phí
-
-
-
2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ
-
-
-
9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
332.063
79
242.809
326.629
[...]... Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang 1.3.2 Thời gian Đề tài nghiên cứu các số liệu từ nội bộ công ty trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang giai đoạn 20102 012 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nguyễn Văn Thành, 2009 Phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần vật tư Hậu Giang. .. / Tổng tài sản Lợi nhuận ròng / Doanh thu thuần X 13 Doanh thu thuần / Tổng tài sản CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang, tên giao dịch là HAMACO được thành lập với tên gọi là Công ty Vật Tư Tỉnh Hậu Giang Công ty được... tư Hậu Giang giai đoạn 2006 – 2008 Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ Trong bài tiểu luận, tác giả đã phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang thông qua những nội dung sau: - Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn - Phân tích tình hình lợi nhuận - Phân tích các tỷ số tài chính chủ yếu như: khả năng thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số sinh lời, tình hình đầu tư và các đòn... chiến lược hoạt động của ban lãnh đạo cũng như hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của công ty 4.1.3 Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn (2010- 2012) Tình hình doanh thu và lợi nhuận sẽ cho chúng ta thấy khái quát về kết quả hoạt động của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang trong ba năm qua Đây cũng là cơ sở để xác định nguyên nhân và mục tiêu của việc phân tích tài chính trong công ty 23 Bảng 4.2:... 25 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 4.2.1 Phân tích tình hình tài sản Trong phần này ta sẽ phân tích sâu hơn sự biến động của các khoản mục trong phần tài sản để thấy được chiều hướng tăng giảm cũng như tìm ra những yếu tố tác động đến tình hình tài sản của công ty Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010- 2012) Hình 4.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm (2010- 2012) Qua biểu... (2010- 2012) - Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán - Phân tích tình hình tài chính thông qua Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh - Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty - Đề ra những biện pháp cải thiện những mặt còn hạn chế góp phần làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được củng cố và... việc phân bổ số lượng lao động ở các bộ phận của công ty Riêng 6 tháng đầu năm 2013, nguồn nhân lực của công ty đã tăng lên đáng kể do công ty đã tuyển thêm nhiều lao động phổ thông và kỹ thuật thuật nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và đáp ứng nhu cầu nhân lực khi công ty mở rộng quy mô kinh doanh 21 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (2010- 2012) 4.1 PHÂN TÍCH... CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2010- 2012) Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty, từ đó ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét sự biến động của chúng.Trên cơ sở đó, có những nhận định chung về hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như sức mạnh tài chính của. .. đơn vị: Công ty Vật tư Kỹ thuật TP Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP Cần Thơ, Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu Sóc Trăng Công ty Vật Tư Tỉnh Hậu Giang được thành lập theo quyết định số 245/VT- QT ngày 03/03/1976 do Bộ Trưởng Bộ Vật Tư ký với nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên địa bàn TP Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang Giai đoạn 1976-1986:... chung Phân tích và đánh giá các báo cáo tài chính nhằm làm rõ thực trạng tài chính tại công ty Tìm ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời nhằm giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá chung tình hình tài chính của công ty giai đoạn (2010- 2012) - Phân tích tình hình tài ... lực công ty mở rộng quy mô kinh doanh 21 CHƯƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (2010- 2012) 4.1 PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2010- 2012) ... Đề tài thực công ty Cổ phần vật tư Hậu Giang 1.3.2 Thời gian Đề tài nghiên cứu số liệu từ nội công ty năm 2010, 2011 2012 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Tình hình tài Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang. .. chung tình hình tài công ty giai đoạn (2010- 2012) - Phân tích tình hình tài thông qua Bảng cân đối kế toán - Phân tích tình hình tài thông qua Bảng báo cáo hoạt động kinh doanh - Phân tích tình hình