Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2012 2014 và dự báo báo cáo tài chính cho năm 2015 tại công ty cổ phần xây dựng khánh hòa

116 1.1K 7
Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2012   2014 và dự báo báo cáo tài chính cho năm 2015 tại công ty cổ phần xây dựng khánh hòa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH --- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG 3 NĂM 2012 – 2014 VÀ DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHO NĂM 2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA Giảng viên hướng dẫn : TS. Chu Lê Dung Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Thảo Mã số sinh viên : 53131563 Khánh Hòa, 06/2015 i LỜI CẢM ƠN Qua bốn năm học tập dưới mái trường Đại học Nha Trang, được sự truyền đạt nhiệt tình của quý thầy, cô, em đã tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích và làm quen với nhiều phương thức học. Chính nhờ nền tảng trí thức này, em đã dễ dàng lĩnh hội những kiến thức mới trong quá trình thực tập để làm hành trang cho em tiếp cận và làm chủ công việc trong tương lai. Để hoàn thành khóa luận này, em xin chân thành cảm ơn:  Giáo viên hướng dẫn: cô Chu Thị Lê Dung – trưởng bộ môn Tài chính đã nhiệt tình chỉ bảo, sửa chữa những hạn chế, thiếu sót, giúp em hoàn thành khóa luận.  Các thầy, cô trong khoa Kế toán – Tài chính đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức, bổ sung để khóa luận của em được hoàn chỉnh.  Tập thể cán bộ Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa, đặc biệt là các cô trong phòng Kế toán đã tận tình hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp những tài liệu cần thiết để em tìm hiểu. Trong quá trình hoàn thành khóa luận, do hạn chế về thời gian cũng như chưa có kinh nghiệm thực tế, nên bài làm của em không tránh khỏi thiếu sót. Em kính mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của quý thầy cô và các cô chú trong công ty để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý thầy cô, tập thể cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Nha Trang, ngày 16 tháng 06 năm 2015 SINH VIÊN THỰC TẬP NGUYỄN THỊ THANH THẢO ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MỤC ĐỒ THỊ .............................................................................................. ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................... x LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TCDN .................................. 3 1.1. TCDN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TCDN:.................. 3 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: ........................................... 3 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính:................................................................ 3 1.1.3. Vai trò của phân tích tài chính: ................................................................. 4 1.1.4. Mục đích của phân tích tài chính: ............................................................. 4 1.1.5. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp: ....................... 5 1.1.6. Phương pháp phân tích: ............................................................................ 6 1.1.6.1. Phương pháp so sánh: ........................................................................ 6 1.1.6.2. Phương pháp thay thế liên hoàn: ........................................................ 7 1.1.6.3. Phương pháp phân tích xu hướng: ..................................................... 7 1.1.6.4. Phương pháp phân tích các tỷ số chủ yếu: ......................................... 7 1.1.6.5. Phương pháp phân tích định tính: ...................................................... 7 1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TCDN: ......................................... 8 1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán: .. 8 1.2.1.1. Phân tích kết cấu và sự biến động về tài sản:..................................... 8 1.2.1.2. Phân tích kết cấu và sự biến động về nguồn vốn: .............................. 8 1.2.1.3. Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn: ..................................... 8 1.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: ..................................... 9 1.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: ....................................................... 9 iii 1.2.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính: .................... 9 1.2.4.1. Tỷ suất đầu tư tài sản, tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ: ............................. 9 1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán: ........................................................ 11 1.2.4.3. Phân tích tỷ số hoạt động: ............................................................... 13 1.2.4.4. Phân tích tỷ số sinh lời: .................................................................... 16 1.2.4.5. Phân tích giá trị thị trường của công ty: ........................................... 18 1.2.4.6. Phân tích DUPONT: ........................................................................ 19 1.3. NỘI DUNG DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2015: ................... 20 1.3.1. Khái niệm: .............................................................................................. 20 1.3.2. Tầm quan trọng của dự báo tình hình tài chính: ..................................... 20 1.3.3. Quá trình và căn cứ dự báo tài chính DN: .............................................. 21 1.3.4. Các phương pháp dự báo tình hình tài chính: ......................................... 22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA ...................................................................... 23 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CPXD KHÁNH HÒA: ..... 23 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: ......................................... 23 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: ............................... 23 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: ............................................... 24 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: ..................................................... 25 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty: ..................................... 25 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: .................................... 25 2.1.3. Tổ chức bộ máy sản xuất của công ty: .................................................... 27 2.1.4. Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại doanh nghiệp: ........................... 28 2.1.4.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty CPXD Khánh Hòa: ................ 28 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: ................................................ 29 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển: ..................................... 30 2.1.5.1. Phương hướng phát triển:................................................................. 30 2.1.5.2. Thuận lợi, khó khăn: ........................................................................ 31 iv 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TỪ NĂM 2012 – 2014: ................................................................................................................... 32 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán: .............................................................. 32 2.2.1.1. Phân tích kết cấu và sự biến động tài sản từ năm 2012 – 2014: ...... 32 2.2.1.2. Phân tích kết cấu và sự biến động nguồn vốn từ 2012 – 2014: ....... 36 2.2.1.3. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn: .............................................. 40 2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2012 – 2014: .................................................................................................................. 49 2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ năm 2012 – 2014: .................... 54 2.2.4. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua tỷ suất đầu tư tài sản, tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ:.................................................. 60 2.2.4.1. Tỷ suất đầu tư tài sản: ...................................................................... 60 2.2.4.2. Tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ: .............................................................. 62 2.2.5. Phân tích tình hình công nợ: ................................................................... 63 2.2.5.1. Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn: ........................................... 63 2.2.5.2. Phân tích các khoản nợ phải trả: ...................................................... 65 2.2.5.3. Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả: ............ 67 2.2.6. Phân tích khả năng thanh toán: ............................................................... 68 2.2.6.1. Phân tích khả năng thanh toán tổng quát: ........................................ 68 2.2.6.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: ................................... 70 2.2.6.3. Phân tích khả năng thanh toán nhanh: ............................................. 71 2.2.7. Phân tích tỷ số hoạt động: ....................................................................... 72 2.2.7.1. Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho:....................................... 72 2.2.7.2. Phân tích tình hình luân chuyển khoản các khoản phải thu ............. 74 2.2.7.3. Phân tích tình hình luân chuyển vốn ngắn hạn: ............................... 76 2.2.7.4. Phân tích tình hình luân chuyển vốn dài hạn: .................................. 78 2.2.8. Phân tích tỷ số sinh lời: ........................................................................... 79 2.2.8.1. Phân tích tỷ số sinh lời trên doanh thu và thu nhập: ........................ 79 v 2.2.8.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: ................................... 81 2.2.8.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn ............................. 82 2.2.8.4. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn:............................... 84 2.2.9. Phân tích giá trị thị trường của công ty ................................................... 85 2.2.9.1. Phân tích thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) .................................... 85 2.2.9.2. Phân tích thu nhập trên vốn cổ phần ( ROE) ................................... 85 2.2.10. Phân tích tài chính DUPONT................................................................ 86 2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY . 90 2.3.1. Những mặt đạt được:............................................................................... 90 2.3.2 Những mặt hạn chế: ................................................................................. 91 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA ...................................................................... 92 3.1.Dự báo doanh thu: ........................................................................................ 92 3.1.1. Tầm quan trọng của dự báo doanh thu:................................................... 92 3.1.2. Cách thức dự báo doanh thu: .................................................................. 92 3.1.3. Dự báo Doanh thu và Giá vốn hàng bán cho Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa: ....................................................................................................... 92 3.1.3.1. Dự báo Doanh thu: ........................................................................... 92 3.1.3.2. Dự báo Giá vốn hàng bán: ............................................................... 94 3.1.3.3. Dự báo chi phí kinh doanh: .............................................................. 94 3.2. Các chỉ số trung bình của ngành: ............................................................... 95 3.2.1. Tầm quan trọng của tỷ số trung bình ngành: .......................................... 95 3.2.2. Các tỷ số trung bình ngành: .................................................................... 96 3.3. Dự báo Bảng cân đối kế toán: ..................................................................... 96 3.4. Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh: ......................................................... 97 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY .......................................................... 98 vi 4.1. Kiến nghị 1: Điều chỉnh cơ cấu vốn. ........................................................... 98 4.2. Kiến nghị 2: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn. ............................. 99 4.3. Kiến nghị 3: Tăng cường công tác thu hồi công nợ, hạn chế tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. ............................................................................ 100 4.4. Kiến nghị 4: Hạ giá thành thi công và tăng cường tìm kiếm khách hàng nhằm tăng doanh thu cho công ty.................................................................... 101 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Phân tích sự biến động tài sản từ năm 2012 – 2014 .................................33 Bảng 2.2: Phân tích biến động của nguồn vốn từ 2012 – 2014 ................................37 Bảng 2.3: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012 .........................................40 Bảng 2.4: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012 .............................42 Bảng 2.5: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013 .........................................43 Bảng 2.6: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013 .............................45 Bảng 2.7: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014 .........................................46 Bảng 2.8: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014 .............................48 Bảng 2.9: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2012 – 2014 ...........................................................................................................................50 Bảng 2.10: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ năm 2012 – 2014 .....................55 Bảng 2.11: Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản từ năm 2012 – 2014 ..............................60 Bảng 2.12: Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ từ năm 2012 – 2014 ......................62 Bảng 2.13: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 .................63 Bảng 2.14: Phân tích các khoản nợ phải trả từ năm 2012 – 2014.............................65 Bảng 2.15: Phân tích các KPThu trên các KPTrả ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 ....67 Bảng 2.16: Phân tích khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2012 – 2014 ..............68 Bảng 2.17: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 ..........70 Bảng 2.18: Phân tích khả năng thanh toán nhanh từ năm 2012 – 2014 ....................71 Bảng 2.19: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho từ năm 2012 – 2014 .............73 Bảng 2.20: Phân tích tình hình luân chuyển các KPThu từ năm 2012 – 2014 .........74 Bảng 2.21: Phân tích hiệu suất luân chuyển vốn ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 .....76 Bảng 2.22: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn dài hạn từ năm 2012 – 2014 ...............78 Bảng 2.23: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên DT&TN từ năm 2012 – 2014 ..............79 Bảng 2.24: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản từ năm 2012 – 2014 .........81 Bảng 2.25: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên TSNH từ năm 2012 – 2014 .................82 viii Bảng 2.26: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn từ năm 2012 – 2014 .....84 Bảng 2.27: Phân tích thu nhập trên mỗi cố phiểu từ năm 2012 – 2014 ....................85 Bảng 2.28: Phân tích thu nhập trên vốn cố phần từ năm 2012 – 2014 .....................86 Bảng 2.29: Bảng số liệu phân tích Dupont ...............................................................87 Bảng 3.1: Bảng số liệu doanh thu của công ty ..........................................................93 Bảng 3.2: Bảng số liệu giá vốn hàng bán của công ty ..............................................94 Bảng 3.3: Bảng dự báo chi phí kinh doanh: ..............................................................94 Bảng 3.4: Dự báo bảng cân đối kế toán 2015 ...........................................................97 Bảng 3.5: Bảng dự báo kết quả kinh doanh năm 2015…………………………….95 ix DANH MỤC ĐỒ THỊ Biểu đồ 2.1: Biểu diễn sự biến động tỷ suất đầu tư tài sản .......................................61 Biểu đồ 2.2: Biểu diễn sự biến động của tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ ........................62 Biểu đồ 2.3: Biểu diễn sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn trong 3 năm 2012 – 2014 ...............................................................................................................64 Biểu đồ 2.4: Biểu diễn sự biến động của các khoản nợ phải trả ...............................66 Biểu đồ 2.5: Sự biến động của tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả. .................68 Biểu đồ 2.6: Biểu diễn sự biến động của khả năng thanh toán tổng quát .................69 Biểu đồ 2.7: Biểu diễn sự biến động của khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ............70 Biểu đồ 2.8: Biểu diễn sự biến động của khả năng thanh toán nhanh ......................72 Biểu đồ 2.9: Biểu diễn tình hình sử dụng hàng tồn kho............................................73 Biểu đồ 2.10: Biểu diễn tình hình luân chuyển khoản phải thu ................................75 Biểu đồ 2.11: Biểu diễn tình hình luân chuyển vốn ngắn hạn ..................................77 Biểu đồ 2.12: Biểu diễn tình hình luân chuyển vốn dài hạn .....................................78 Biểu đồ 2.13: Biểu diễn sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận........................................80 Biểu đồ 2.14: Biểu diễn sự thay đổi của lợi nhuận trên tổng tài sản. .......................81 Biểu đồ 2.15: Biểu diễn sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận/TSNH ............................83 Biểu đồ 2.16: Biểu diễn sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn.............84 x DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCĐKT : Bảng cân đối kết toán BCKQKD : Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT : Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC : Báo cáo tài chính DN : Doanh nghiệp DT& TN : Doanh thu và thu nhập GVHB : Giá vốn hàng bán HTK : Hàng tồn kho LNST : Lợi nhuận sau thuế LNTT : Lợi nhuận trước thuế NV : Nguồn vốn TS : Tài sản TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu xi 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong nền kinh tế thị trường, để có thể tồn tại và phát triển mỗi doanh nghiệp phải đảm bảo xây dựng một nền tảng vững mạnh, bao gồm cơ cấu quản lý, nguồn vốn, phương thức hoạt động… cũng như nắm chắc tình hình tài chính chung của công ty. Dựa trên cơ sở nắm vững tình hình tài chính của doanh nghiệp, nhà quản lý sẽ có những biện pháp và kế hoạch đối phó cụ thể với các biến động của thị trường. Phân tích tài chính lúc này trở thành một công cụ hữu hiệu và không thể thiếu đối với các nhà quản lý doanh nghiệp. Qua việc đánh giá và phân tích tình hình tài chính sẽ cho phép doanh nghiệp thấy rõ thực trạng tài chính của công ty, đánh giá được mức độ hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng vốn, các nhân tố tác động đến kết quả kinh doanh cũng như tìm ra điểm mạnh điểm yếu của công ty trong mỗi giai đoạn. Đồng thời, đây cũng là cơ sở cho phép doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch tài chính và các kế hoạch khác trong tương lai, giúp nhà quản trị có được những chính sách điều hành phù hợp và tối ưu nhất. Bên cạnh đó việc dự báo tình hình tài chính của công ty thực sự có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp cho công ty có thể có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của mình trong năm tới mà còn có thể định hướng giải quyết các vấn đề tài chính có thể phát sinh trong tương lai. Xuất phát từ nhận thực của bản thân về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và đối với công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa nói riêng nên em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề: "Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2012 – 2014 và dự báo báo cáo tài chính cho năm 2015 tại Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa". Nhờ sự tư vấn, giúp đỡ sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Chu Thị Lê Dung, giảng viên khoa Kế toán - Tài chính đã giúp em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp của mình. Do kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn hẹp nên đề tài luận văn này vẫn còn nhiều sai sót và hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý 2 kiến đóng góp của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn. 2. ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa trong 3 năm 2012 – 2014 và dự báo báo cáo tài chính cho năm 2015. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Đề tài gồm 4 phần chính: + Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính của doanh nghiệp. + Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa. + Chương 3: Dự báo báo cáo tài chính năm 2015 cho Công ty. + Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực tài chính tại công ty. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Đề tài sử dụng các phương pháp sau: + Tổng hợp số liệu + Phương pháp phân tích so sánh theo thời gian + Phương pháp tỷ lệ + Phương pháp phân tích tổng hợp + Phương pháp phân tích tài chính Dupont. +… 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: Thông qua đề tài, ta có thể hệ thống lại được những lý thuyết cơ bản cần sử dụng khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Áp dụng lý thuyết vào thực tế của công ty cũng như thấy được những thành tựu những tồn tại cũng như những tiềm năng phát triển của công ty. Đề tài cũng giúp chúng ta thấy được những nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua, làm cơ sở để công ty đưa ra những quyết định kịp thời và đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Thấy được những tồn tại và nguyên nhân của nó, đề tài cũng nêu lên một số biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng góp phần giúp công ty đưa ra những quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu 3 quả tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa. CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TCDN 1.1. TCDN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TCDN: 1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính là việc xem xét, kiểm tra về nội dung, thực trạng, kết cấu các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính; từ đó so sánh, đối chiếu tìm ra năng lực, nguồn tài chính tiềm tàng và xu hướng phát triển tài chính của doanh nghiệp nhằm xác lập các giải pháp khai thác, sử dụng nguồn tài chính có hiệu quả. Hay nói cách khác, phân tích tài chính là quá trình đánh giá vị thế, tình trạng và kết quả tài chính bằng cách sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính và các nguồn khác. Phân tích tài chính chỉ rõ những gì đang diễn ra đằng sau những chỉ tiêu tài chính, và các báo cáo tài chính sẽ như một bức tranh phản ánh đầy đủ thực trạng tài chính của một công ty. 1.1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính: Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo cùng với những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong hoàn cảnh đó. Đánh giá chính xác thực trạng và an ninh tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tính hợp lý của cấu trúc tài chính. Từ đó các nhà quản lý có căn cứ tin cậy và khoa học để đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn. Nắm bắt được sức mạnh tài chính, khả năng sinh lãi, dự báo được nhu cầu tài chính và triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp. Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết cho việc kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của doanh nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ kinh tế - tài chính của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin và là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng 4 cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 1.1.3. Vai trò của phân tích tài chính: Phân tích tài chính đóng vai cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về tình hình tài chính hay nói cách khác là nguồn thông tin tham khảo cực kỳ hữu ích về "sức khỏe" thật sự của một doanh nghiệp. Không chỉ với bản thân doanh nghiệp, phân tích tài chính còn có vai trò cực kỳ quan trọng với các bên liên quan như các đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp, các ngân hàng, nhà đầu tư, các cấp quản lý và ngay cả người lao động. Đối với bản thân công ty, việc phân tích tài chính sẽ giúp các nhà quản trị tài chính công ty đánh giá được tình hình tài chính của công ty một cách hệ thống đầy đủ, trên cơ sở đó có những hoạch định phù hợp nhằm duy trì hoặc cải thiện tình hình tài chính công ty ngày càng tốt hơn. Trong khi đó, các đối tác của công ty sẽ hướng sự quan tâm theo một hướng khác khi phân tích tình hình tài chính. Chẳng hạn các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty thông qua các đảm bảo về tài sản ngắn hạn và lưu chuyển tiền tệ ròng mang lại từ hoạt động kinh doanh. Hay đối với các chủ nợ dài hạn và nhà đầu tư thì lại quan tâm đến khả năng sinh lời trong dài hạn và rủi ro trong hoạt động cũng như cơ cấu tài chính của công ty. 1.1.4. Mục đích của phân tích tài chính: Giải quyết tốt các mối quan hệ kinh tế, thể hiện qua việc thanh toán với các đơn vị liên quan. Mối quan hệ này sẽ được cụ thể hóa thành các chỉ tiêu để dánh giá về lượng, chất và thời gian. Đảm bảo nguyên tắc hiệu quả. Nguyên tắc này đòi hỏi tối thiểu hóa việc sử dụng các nguồn vốn nhưng vẫn đảm bảo quá trình kinh doanh bình thường mang lại hiệu quả cao. Hoạt động tài chính phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng pháp luật, chấp hành và tuân thủ các chế độ tài chính tín dụng, nghĩa vụ đóng góp, kỷ luật thanh toán với các đơn vị và cá nhân có liên quan. 5 1.1.5. Các tài liệu dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp: Tài liệu được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính của công ty là hệ thống báo cáo tài chính qua các thời kỳ, bao gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh báo cáo tài chính Bên cạnh đó, người phân tích cần lưu ý đến các chính sách, các định chế tài chính, nguyên tắc, chuẩn mực, và chính sách kế toán của công ty khi tiến hành lập báo cáo tài chính. Đồng thời, các chỉ số bình quân của ngành cũng là kênh thông tin quan trọng cần được sử dụng để so sánh, đối chiếu với chỉ số tài chính của công ty nhằm xác định chính xác thực trạng cũng như giải pháp cho công ty trong tương lai.  BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản của công ty tại một thời điểm nhất định. Sự biến động của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán sẽ phác họa một cách đầy đủ tình hình biến động của tài sản và nguồn hình thành nên tài sản của công ty, cho biết quy mô hoạt động kinh doanh của công ty. Đồng thời, các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán cũng thể hiện trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh doanh, tình hình sức khỏe tài chính công ty tại thời điểm mà nhà phân tích cần xem xét, đánh giá.  BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ kế toán nhất định của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài chính và kết quả sử dụng các tiềm tang về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệp quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.  BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ: 6 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh quá trình hình thành và sử dụng tiền tệ phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ người sử dụng có thể đánh giá khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp và dự đoán được các luồng tiền trong kỳ tiếp theo.  THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH: Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn để áp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đối tượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu và kiến nghị của doanh nghiệp. 1.1.6. Phương pháp phân tích: 1.1.6.1. Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa các kỳ với nhau để thấy được xu hướng phát triển, so sánh giữa doanh nghiệp với ngành, giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác để thấy được vị thế của doanh nghiệp. Trong phân tích báo cáo tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang và so sánh dọc. So sánh ngang báo cáo tài chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của báo cáo tài chính. Còn so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để đưa ra kết luận. Tiêu chuẩn so sánh thường là:  Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh.  Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua.  Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành.  Chỉ tiêu bình quân của nội ngành.  Các thông số thị trường.  Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. 7 1.1.6.2. Phương pháp thay thế liên hoàn: Đây là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần cần thay thế. Dựa vào đó, người phân tích sẽ phát hiện sự mất cân đối cần giải quyết, những vi phạm về chính sách, chế độ, những khả năng tiềm tàng còn có thể khai thác. 1.1.6.3. Phương pháp phân tích xu hướng: Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư. 1.1.6.4. Phương pháp phân tích các tỷ số chủ yếu: Phân tích các chỉ số cho biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất và khuynh hướng tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, việc phân tích các tỷ số giúp thấy rõ hơn thực trạng tài chính của doanh nghiệp, tỷ số tài chính là mối quan hệ giữa hai khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Mỗi tỷ số tài chính phản ánh một nội dung khác nhau về tình hình tài chính của doanh nghiệp, chúng sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi được so sánh với các chỉ số có liên quan. 1.1.6.5. Phương pháp phân tích định tính: Phân tích tình hình tài chính theo trên bị giới hạn bởi nó chỉ cho phép đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu cụ thể đã được tính toán. Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng của nghành nghề, đặc điểm kinh doanh, sự biến động của tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu, sự ảnh hưởng của mức cung cầu đến giá bán của một mặt hàng nào đó. Những nhân tố này khó có thể đo lường, tính toán và càng không thể hiện trên báo cáo tài chính nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó cần sử dụng phương pháp định tính để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp toàn diện hơn. 8 1.2. NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TCDN: 1.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán: 1.2.1.1. Phân tích kết cấu và sự biến động về tài sản: Phân tích kết cấu và sự biến động về tài sản là tiến hành so sánh tổng số tài sản giữa 2 kỳ kinh doanh, đồng thời so sánh giá trị và tỷ trọng của các bộ phận cấu thành tài sản để đánh giá sự biến động về quy mô doanh nghiệp và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình trên, cũng như thấy được tính hợp lý của việc phân bố tài sản và trình độ sử dụng tài sản trong các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1.2. Phân tích kết cấu và sự biến động về nguồn vốn: Phân tích kết cấu và sự biến động nguồn vốn là tiến hành so sánh tổng nguồn vốn và các bộ phận cấu thành nguồn vốn giữa hai kỳ kinh doanh để đánh giá tình hình huy động vốn cũng như sử dụng vốn của doanh nghiệp, mức độ tự chủ tài chính và các khó khăn trong việc dùng vốn của doanh nghiệp. 1.2.1.3. Phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn:  Biểu kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn: Đây là một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản trị tài chính. Mục đích chính của biểu kê là chỉ rõ vốn xuất phát từ đâu và được sử dụng như thế nào? Khi cơ quan tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng tiền vay ở doanh nghiệp, câu hỏi đầu tiên mà họ đặt ra là doanh nghiệp đã làm gì với số vốn của họ. Câu trả lời chính là biểu kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Ngoài ra, thông tin trên biểu kê còn cho biết doanh nghiệp có vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn hay không? Để lập biểu kê này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ này sang đầu kỳ kế tiếp đó. Mỗi sự thay đổi này được xếp vào một trong hai cột "nguồn vốn" hay "sử dụng nguồn vốn" theo nguyên tắc sau:  Nếu TÀI SẢN TĂNG hoặc NGUỒN VỐN GIẢM thì đó chính là việc sử dụng vốn trong kỳ nên ghi vào cột “SỬ DỤNG NGUỒN VỐN”. 9  Nếu TÀI SẢN GIẢM hoặc NGUỒN VỐN TĂNG thì đó chính là nguồn vốn phát sinh trong kỳ nên ghi vào cột “NGUỒN VỐN”.  Bảng phân tích nguồn và sử dụng nguồn vốn: Sau khi lập biểu kê nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn, ta xây dựng bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn. Bảng này cho thấy những trọng điểm của việc sử dụng vốn cũng như nguồn vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng trong kỳ. 1.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Tính toán, so sánh mức và tỷ lệ biến động của tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc kết quả đạt được. Qua bảng phân tích sẽ cho thấy tốc tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh và tìm ra được nguyên nhân ảnh hưởng cũng như đưa ra những biện pháp khắc phục. 1.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy được khả năng tự tạo tiền của công ty trong hoạt động kinh doanh và mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tiền cho các chính sách đầu tư. 1.2.4. Phân tích tình hình tài chính thông qua các chỉ số tài chính: 1.2.4.1. Tỷ suất đầu tư tài sản, tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ:  Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được đánh giá hợp lý hay không phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. Ngoài ra chỉ tiêu này còn cho biết tỷ lệ khách hàng chiếm dụng vốn dài hạn cao hay thấp, đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp nhiều hay ít. 10  Tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng tài sản hiện có trong doanh nghiệp thì TSNH bao gồm tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho… chiếm bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ đầu tư TSNH cao hay thấp, tốt hay xấu, tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề và nó cũng thể hiện một lượng tài sản để trả nợ các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.  Tỷ số nợ: Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp có bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản được hình thành bằng nguồn vay nợ. Tỷ số này càng lớn thì tính rủi ro càng cao. Các nhà đầu tư một mặt quan tâm đến khả năng trả lãi, mặt khác, họ chú trọng sự cân bằng hợp lý giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, bởi vì điều này ảnh hưởng đến sự đảm bảo các khoản tín dụng của nhà cho vay. Đối với chủ sở hữu họ thích tỉ lệ này cao bởi vì điều này có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn nhưng lại không sử dụng vốn chủ sở hữu. Đối với bên cho vay, họ lại thích tỉ lệ này thấp hơn vì đảm bảo mức độ an toàn cao cho nhà cung cấp tín dụng và đảm bảo trả nợ trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.  Tỷ số tự tài trợ: Chỉ tiêu này thể hiện sự góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình kinh doanh. Tỷ số này phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính, từ đó thấy được khả năng chủ 11 động của doanh nghiệp hay mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Nếu tỷ số này càng lớn thì uy tín của doanh nghiệp càng cao và là cơ sở cho các chủ nợ tin tưởng vào khả năng thanh toán vì tình hình tài chính của doanh nghiệp biến chuyển theo xu hướng tốt, nó biểu hiện hiệu quả kinh doanh tăng, tích lũy nội bộ tăng hay doanh nghiệp mở rộng liên doanh, liên kết. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng giảm thì doanh nghiệp sẽ có lợi nhưng mức độ rủi ro tăng lên. 1.2.4.2. Phân tích khả năng thanh toán: Phân tích khả năng thanh toán là xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ hay không. Để đánh giá ta dùng các chỉ tiêu sau:  Phân tích khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này đánh giá thực thực trạng tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bình thường thì hệ số này luôn luôn lớn hơn 1. Nếu hệ số này bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1, nghĩa là doanh nghiệp đã mất hết vốn chủ sở hữu và doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản.  Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt. Tuy nhiên, nếu cao quá sẽ không tốt vì nó phản ánh doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn so với nhu cầu vốn của doanh nghiệp, hoặc có thể do hàng tồn kho, ứ đọng vốn quá lớnTSNH dư thừa không tạo nên doanh thu, do đó vốn sử dụng không hiệu quả. 12 Thông thường hệ số này phụ thuộc vào đặc điểm nghành nghề, lĩnh vực kinh doanh, dự trữ theo mùa vụNếu nó lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính bình thường hoặc khả quan. Ngược lại doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng khó khăn trong thanh toán. 13  Phân tích khả năng thanh toán nhanh: Chỉ tiêu này chứng minh khả năng thanh toán tức thời (ngay lúc phát sinh nhu cầu vốn) đối với các khoản nợ đến hạn trả. Thông thường chỉ tiêu này dao động lớn hơn 0,5 là tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn hoặc bẳng 1 khẳng định doanh nghiệp có khả năng chi trả công nợ, nhưng doanh nghiệp đang giữ quá nhiều tiền, ứ đọng vốn, do hiệu quả sử dụng vốn không cao. Nếu tỷ số này dưới 0,1 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ.  Phân tích khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay và mức độ an toàn có thế đối với nhà cung cấp tín dụng (bên cho vay) và đây cũng là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn vay càng tốt. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả và không có khả năng thanh toán lãi vay trong năm đó. 1.2.4.3. Phân tích tỷ số hoạt động: Việc phân tích khả năng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên việc phân tích các tỷ số hoạt động có tác dụng đo lường mức độ hoạt động của doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng tài sản và hiệu quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản:  Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho: 14 Số vòng quay hàng tồn kho cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, giảm được vốn đầu tư dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng tồn kho của doanh nghiệp không đủ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu bán hàng, làm cho doanh nghiệp mất khách hàng.  Kỳ luân chuyển hàng tồn kho: Kỳ luân chuyển hàng tồn kho là số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng hay nói cách khác, để hàng tồn kho quay đươc một vòng thì phải cần một khoản thời gian bình quân là bao nhiêu ngày. Nếu số ngày luân chuyển càng lớn thì việc quay vòng hàng tồn kho chậm, điều này cũng đồng nghĩa với việc dự trữ nguyên vật liệu quá mức hoặc hàng hoá tồn kho quá nhiều và ngược lại.  Phân tích tình hình luân chuyển các khoản phải thu: Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ. Nếu số vòng luân chuyển các khoản phải thu càng cao thì doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng quay quá cao sẽ không tốt vì ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ, khó tìm kiếm các đối tác làm ăn mới, gặp khó khăn trong việc mở rộng quy mô thị trường.  Kỳ thu tiền bình quân (kỳ luân chuyển các khoản phải thu): 15 Kỳ thu tiền bình quân là số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ, hay nói cách khác chỉ tiêu này cho thấy để thu được các khoản phải thu cần một khoảng thời gian bình quân là bao nhiêu. Nếu số ngày càng lớn thì việc thu hồi các khoản phải thu chậm và ngược lại. Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa có thể kết luận chắc chắn mà phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp  Phân tích tình hình lưu chuyển vốn ngắn hạn: Ý nghĩa: hệ số này cho biết cứ bình quân 1 đồng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.  Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn: Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để vốn ngắn hạn quay được một vòng. Nếu số ngày của một vòng quay vốn ngắn hạn càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn ngắn hạn càng nhanh và ngược lại.  Phân tích tình hình luân chuyển vốn dài hạn: Ý nghĩa: hệ số này cho biết cứ bình quân 1 đồng vốn dài hạn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu giá trị của hệ số này cao phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt, việc sử dụng tài sản cố định có hiệu quả. Ngược lại, chứng tỏ tình hình 16 sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp kém hiệu quả nhưng cũng có thể là do doanh nghiệp đang gia tăng đầu tư vào tài sản cố định nên chưa phát huy tác dụng. 1.2.4.4. Phân tích tỷ số sinh lời: Nhà quản trị thông qua việc phân tích các tỷ số sinh lời để nắm được hiệu quả sử dụng vốn của công ty. 17  Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập: Ý nghĩa: Trong một kỳ kinh doanh, cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì có bao nhiêu đồng là lợi nhuận trước thuế hay sau thuế. Thông qua chỉ tiêu này, những người quan tâm đến doanh nghiệp nhận biết được hiệu quả của 1 đồng doanh thu thu được trong kỳ cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt.  Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Ý nghĩa: Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng là lợi nhuận trước thuế hay sau thuế. Nếu tỷ số này có xu hướng tăng thì đây là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng đồng vốn của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả và ngược lại.  Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn: Ý nghĩa: tỷ số này cho biết bình quân một đồng vốn ngắn hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này lớn hơn 0 và có xu hướng tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn ngắn hạn của doanh nghiệp có hiệu quả. 18  Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn: Ý nghĩa: tỷ số này cho biết bình quân một đồng vốn dài hạn bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ đã mang lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này lớn hơn 0 và có xu hướng tăng chứng tỏ việc sử dụng vốn dài hạn của doanh nghiệp ngày càng tốt và ngược lại. 1.2.4.5. Phân tích giá trị thị trường của công ty:  Phân tích thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): Trong đó: Thu nhập ròng của cổ đông = Lợi nhuận sau thuế - Lợi tức của cổ phiếu ưu đãi. Chỉ tiêu này là một yếu tố quan trọng quyết định giá trị cổ phiếu bởi vì nó đo lường mức thu nhập tính trên mỗi cổ phiếu hay nói cách khác, nó thể hiện mức thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phiếu đó.  Phân tích thu nhập trên vốn cổ phần (ROE): Ý nghĩa: Trong kỳ kinh doanh, bình quân cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng là lợi nhuận trước thuế hay sau thuế. Nếu tỷ số này có xu hướng tăng là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng có hiệu quả và ngược lại. 19 1.2.4.6. Phân tích DUPONT: Phương pháp này cho biết mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính Đó là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: vòng quay tổng tài sản, doanh lợi doanh thu, tỷ số nợ với tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, phương pháp này còn chỉ rõ các nhân tố trong từng thành phần tác động đến các tỷ số này. Theo phương pháp này, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu được phân tích như sau:  Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Đối với tỷ suất này, khi sử dụng phương pháp Dupont cho phép xác định nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc là do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận hoặc do lợi nhuận trên một đồng doanh thu quá nhỏ. Từ đó, nhà quản trị có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp: hoặc đẩy mạnh tiêu thụ hoặc tiết kiệm chi phí. Doanh lợi tổng vốn = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng tài sản Phương trình trên cho thấy, doanh lợi vốn kinh doanh phụ thuộc vào hai nhân tố: Doanh lợi doanh thu: phản ánh mức sinh lời trên một đồng doanh thu cao hay thấp. Đối với nhân tố này, mức sinh lời trên một đồng doanh thu cao hay thấp là do ảnh hưởng của chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp. Trong tổng số chi phí phát sinh thì bao gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, một khi phân tích tỷ số này thấp thì ta phải đề ra biện pháp để giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay tổng vốn: phản ánh mức độ hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ tốt hay xấu. Đối với nhân tối này, việc làm giảm tốc độ quay vòng của vốn là do doanh thu tiêu thụ hàng hoá trong kỳ là quá thấp hoặc doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản trong doanh nghiệp. Từ việc phân tích trên, ta đề ra các biện pháp 20 hợp lý và kịp thời theo hướng đẩy mạnh và mở rộng thị trường tiêu thụ để gia tăng doanh thu và tận dụng công suất máy móc thiết bị đã đầu tư  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Phương trình trên cho thấy, doanh lợi vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào 3 nhân tố, đó là doanh lợi doanh thu, số vòng quay tổng vốn và tỷ số nợ. Đối với các nhân tố doanh lợi doanh thu và số vòng quay tổng vốn thì việc phân tích tương tự như tỷ suất doanh lợi vốn kinh doanh. Đối với tỷ số nợ, ta thấy khi tỷ số nợ càng cao thì tỷ số 1/(1- tỷ số nợ) càng lớn. Do đó, khi doanh nghiệp có lợi nhuận thì tỷ số doanh lợi vốn chủ càng cao, hay nói cách khác là tỷ số nợ tỷ lệ thuận với doanh lợi vốn chủ, nghĩa là khi doanh nghiệp vay nợ càng nhiều thì càng kỳ vọng làm gia tăng doanh lợi vốn chủ. Tuy nhiên, khi tỷ số nợ của doanh nghiệp càng cao thì các tỷ số thanh toán càng thấp cho thấy rủi ro tài chính càng cao. 1.3. NỘI DUNG DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2015: 1.3.1. Khái niệm: Dự báo là một khoa học hết sức rộng lớn. Trong tài chính DN, dự báo là quá trình xem xét thời kỳ đã qua, nhìn nhận hiện tại và ước định tình hình tài chính của DN ở trong tương lại đặt trong một viễn cảnh nhất định. Việc dự báo tài chính tập trung vào Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và dự báo nhu cầu vốn bằng tiền. Bởi lẽ các tài liệu thể hiện mục tiêu tài chính của doanh nghiệp cần đạt tới trong tương lai. 1.3.2. Tầm quan trọng của dự báo tình hình tài chính: Dự báo tình hình tài chính có ý nghĩa rất qua trọng đối với các nhà quản trị. Bởi lẽ tiến hành dự báo nhu cầu tài chính cho năm sau sẽ giúp cho các nhà quản trị có căn cứ để tiến hành các công việc liên quan đến nguồn vốn: Là cơ sở tổ chức để huy động vốn, tức là sẽ biết cần bao nhiêu vốn để tiến 21 hành huy động vốn cho phù hợp. Nếu không dự báo sẽ không hình dung được số vốn cần là bao nhiêu: huy động thiếu sẽ không đủ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, huy động thừa sẽ gây ra lãng phí không cần thiết. Là cơ sở để phân bổ vốn: Một khi đã tiến hành dự báo nhu cầu tài chính thì nhà quản trị sẽ có thể năm trong tay kế hoạch phân bổ nguồn vốn vào các khoản mục sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Từ đó việc phân bổ vốn sẽ thuận lợi và dễ dàng quản lý hơn. Giúp nhà quản trị có thể kiểm tra tình hình huy động vốn thuận lợi hơn. 1.3.3. Quá trình và căn cứ dự báo tài chính DN: Quá trình dự báo tài chính: Quá trình lập kế hoạch tài chính có thể chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo dự thảo, giai đoạn hoàn chỉnh dự thảo. Giai đoạn chuẩn bị: Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu thập và phân tích thông tin. Những thông tin cần thu thập có thể chia làm 2 loại: Thông tin về các nhân tố bên ngoài DN và thông tin về các nhân tố bên trong DN. Thông tin sau khi thu thập cần tiến hành xử lý, chọn lọc, phân tích. Giai đoạn soạn thảo dự thảo: Trên cơ sở tài liệu thông tin, sử dụng những phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự báo về tình hình tài chính của DN, Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch: Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu. Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động. Những căn cứ chủ yếu dự báo tài chính: Kết quả phân tích tình hình tài chính kỳ trước: những ý kiến rút ra qua những phân tích đánh giá tình hình tài chính và kết quả tài chính kỳ trước cho thấy những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của DN, từ đó gợi lên 22 phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu về tài chính của DN trong tương lai. Các chiến lược hay định hướng tài chính của DN. Kế hoạch tài chính là việc cụ thể hóa tài chính của DN. Do vậy, khi lập tài chính hàng năm cần phải trên cơ sở xem xét các chiến lược tài chính của DN như: Chiến lược đầu tư, chiến lược huy động vốn, chiến lược về cổ tức… Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với DN, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của DN. Cần nắm vững các chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước, các luật thuế, chế độ khấu hao TSCĐ, các thể lệ và quy chế vay vốn…và xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự biến động của lãi suất, của thị trường chứng khoán, sự phát triển của công ty cho thuê tài chính… Những yếu tố trên điều liên quan đến việc dự báo tài chính của DN. 1.3.4. Các phương pháp dự báo tình hình tài chính: Có 4 phương pháp để dự báo tình hình tài chính: + Phương pháp tỷ lệ % doanh thu. + Phương pháp dựa vào hệ số tài chính đặc trưng. + Phương pháp dựa vào chu kỳ vận động của vốn. + Phương pháp dựa vào nhu cầu vốn bằng tiền. 23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CPXD KHÁNH HÒA: 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa tiền thân là Công ty xây dựng Khánh Hòa, được thành lập từ sự hợp nhất Công ty xây dựng số 2 và Công ty xây dựng số 3 từ năm 1989 theo quyết định số 163/UB ngày 07/08/1989. Ngày 29/12/2004 theo quyết định chuyển đổi doanh nghiệp số 3629/QĐ-UB của UBND tỉnh Khánh Hòa chuyển Công ty xây dựng Khánh Hòa từ một doanh nghiệp vốn nhà nước thành Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 370300171 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 25/08/2005. Công ty xây dựng Khánh Hòa chính thức chuyển thành Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa vào ngày 01/09/2005. Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (KCC). (KhanhHoa construction joint stock company). Trụ sở chính: 43 Nguyễn Thị Minh Khai – Nha Trang. Điện thoại: 058. 3510278. Số fax: 058. 3510277. Email: xaydung.kh@dng.vnn.vn Công ty là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành xây dựng Khánh Hòa với kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, trang trí nội thất, kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất bê tông tươi và các sản phẩm từ bê tông, thi công công trình giao thông đường bộ và hệ thống cấp thoát nước, kinh doanh bất động sản, thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp, thẩm định giá hợp đồngTại thời điểm chuyển đổi vào năm 2005, vốn điều lệ của công ty đã đạt đến 5 tỷ đồng. Một số công trình quan trọng của tỉnh Khánh Hòa mà công ty đã hoàn thành: 24 Trụ sở Thành ủy Nha Trang, bệnh viện đa khoa Ninh Hòa, Vạn Ninh, cục thuế tỉnh Khánh Hòa, khu resort Anna Madara, 2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty:  Chức năng: Nhận thầu thi công, thiết kế, tư vấn giám sát các công trình công nghiệp và dân dụng. Sản xuất kinh doanh bê tông thương phẩm và vật liệu xây dựng. Đầu tư.  Nhiệm vụ: Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn đã đăng ký. Thực hiện tốt chính sách tiền lương, tiền thưởng, BHXH, và an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực hiện quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, quốc phòng, an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước Nhà nước, khách hàng, pháp luật, và chịu trách nhiệm về sản phẩm, dịch vụ do mình thực hiện. Thực hiện nghiêm túc chế độ sổ sách kế toán do Nhà nước quy định, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách đối với Nhà nước về thuế, phí và các khoản phải nộp khác. Trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn lao động cho người và máy móc, tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy, có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. 25 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 2.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty: Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức quản lý 2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:  Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông, có nhiệm vụ thảo luận và thông qua các vấn đề để trình Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hàng năm có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đưa ra các 26 phương hướng chiến lược đầu tư, phát triển công ty; lập các phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ và chia cổ tức cho cổ đông: báo cáo phúc trình hoạt động, các báo cáo tài chính trong năm và các tài liệu có liên quan; giải trình nhu cầu tăng giảm vốn, thực hiện kế hoạch huy động vốn phát triển sản xuất kinh doanh.  Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là người thay mặt Đại hội đồng cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Giám đốc, chịu trách nhiệm về những sai phạm gây thiệt hại cho công ty khi thực hiện nhiệm vụ.  Ban giám đốc: Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Giám đốc có nhiệm vụ tổ chức phân tích thực hiện các kế hoạch dài hạn phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư được thông qua và quyết định lương, thưởng, các khoản phụ cấp cho lao động trong công ty.  Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về toàn bộ công tác quản lý hành chính, lao động tiền lương và các chế độ bảo hiểm, hưu trí và chính sách cho lao động toàn công ty; tiếp nhận và giải quyết công văn, giấy tờ liên quan đến công tác tổ chức hành chính; quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên toàn công ty và tổ chức sắp xếp lao động.  Phòng kế toán: Giám sát toàn bộ hoạt động kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán của công ty bao gồm: tình hình huy động và sử dụng vốn, tình hình tài sản, chi phí, kết quả hoạt động kinh doanh. Lập các sổ sách kế toán và quyết toán tài chính đúng niên độ, đúng quy định. Cuối tháng, tổng hợp quyết toán, cung cấp thông tin kinh tế chính xác và kịp thời phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh.  Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, chuẩn bị hồ sơ tham gia đấu thầu. Tổ 27 chức giao dịch ký hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng. Tiến hành phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích, tổng hợp vật tư, nguyên liệu, nhân công, thiết lập bảng dự toán chi phí cho từng công trình, hạng mục công trình, tiến hành theo dõi và tổng hợp chi phí thi công. Thiết kế bản vẽ, tổ chức thi công và nghiệm thu công trình, chỉ đạo kỹ thuật thi công.  Công trường: Là đơn vị trực thuộc công ty, là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm thi công đối với từng công việc cụ thể được giao, phải hoàn thành nhiệm vụ và chịu sự kiểm tra giám sát của công ty.  Trạm bê tông: Chuyên sản xuất bê tông tươi phục vụ công tác xây lắp của công ty và bán cho khách hàng bên ngoài.  Mỏ khai thác đá: Chuyên khai thác sản xuất khối đá màu tím cung cấp cho các công trình xây lắp của công ty và cho khách hàng bên ngoài. 2.1.3. Tổ chức bộ máy sản xuất của công ty: Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất Tại công trường cũng được bố trí cơ cấu một cách chặt chẽ để thực hiện nhiệm vụ. Đứng đầu một công trường là chỉ huy trưởng (trạm trưởng), là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát thi công cụ thể của từng công nhân tại công trường do mình 28 quản lý. Bên cạnh còn có các bộ phận hỗ trợ:  Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trực tiếp về mặt kỹ thuật, mỹ thuật trong quá trình thi công công trình, hạng mục công trình. Kịp thời báo cáo nếu gặp khó khăn và đảm bảo công tác an toàn lao động.  Bộ phận vật tư: Tiến hành lập kế hoạch, theo dõi tình hình vật tư, hàng hóa, đảm bảo cung ứng vật tư kịp thời và đầy đủ trong quá trình thi công.  Bộ phận an toàn vệ sinh môi trường: Làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát từng công nhân, từng công việc vụ thể trong quá trình thi công nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và người dân xung quan khu vực thi công. Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 2.1.4. Công tác tổ chức hạch toán kế toán tại doanh nghiệp: 2.1.4.1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa: Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa tổ chức công tác kế toán theo mô hình tập trung. Theo hình thức này tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, định khoản, ghi sổ chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán. Bên cạnh đó, tại các công trường, trạm bê tông, mỏ đá còn có các bộ phận kế toán trực thuộc tập hợp hóa đơn, chứng từ đầu vào định kỳ gửi lên công ty để kế toán hạch toán chi phí cho các bên liên quan. Chế độ kế toán áp dụng tại công ty theo QĐ 15/2006 QĐ - BTC  Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép sổ kế toán: VNĐ.  Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chung.  Phương pháp kế toán: kê khai thường xuyên. Công ty áp dụng chế độ kế toán máy để giảm nhẹ khối lượng công việc và có tính chính xác cao. 29 2.1.4.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Sơ đồ 2.3 Tổ chức nhân sự phòng kế toán Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên:  Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán của công ty, có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ sổ sách, chế độ kế toán và công tác chuyên môn trước giám đốc và pháp luật. Quản lý, kiểm tra, ký duyệt các chứng từ kế toán, có trách nhiệm kiểm tra các hóa đơn, chứng từ, các báo cáo của đơn vị trực thuộc để tổng hợp số liệu toàn công ty và lập các báo cáo tài chính. Tổ chức việc thanh quyết toán khối lượng công trình đúng thủ tục và thời gian quy định khi công trình đã nghiệm thu từng hạng mục hoặc đã đưa vào sử dụng. Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ quan trọng là chỉ đạo nhân viên và các cán bộ liên quan thu hồi nợ đẩy mạnh công tác thu hồi vốn. Hàng tháng kế toán trưởng có trách nhiệm cung cấp số liệu về tài chính và sản xuất của công ty, lên các báo cáo quản trị nhanh chóng theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu của giám đốc và tham mưu cho giám đốc tình hình tài chính của công ty. 30  Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng tiến hành hạch toán, theo dõi các phần hành kế toán, giám sát việc thu chi tạm ứng nhằm tìm ra biện pháp xử lý các đối tượng có số dư công nợ lớn và công trình, công việc cần ứng vốn lớn. Theo dõi và hạch toán tiền, công nợ, TSCĐ, chi phí, khấu hao, vật tư Tập hợp số liệu cho các đơn vị trực thuộc, tổng hợp số liệu thanh quyết toán công trình và báo cáo cho kế toán trưởng. Tập hợp bảng kê chi tiết, phân bổ các khoản chi phí, ghi vào nhật ký chung, lập hồ sơ chữ T, vào sổ cái, sổ chi tiết và xác định kết quả kinh doanh. Khi có yêu cầu của kế toán trưởng và ban giám đốc, kế toán tổng hợp thực hiện lên các báo cáo nhanh và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các số liệu báo cáo của mình trước kế toán trưởng.  Thủ quỹ: Phụ trách khâu thu chi đúng nguyên tắc, cập nhật thu chi hàng ngày vào sổ quỹ, hàng tháng lập báo cáo quỹ trình lên cấp trên, quản lý quỹ tiền mặt đúng với sổ sách. Thực hiện nghĩa vụ thu chi tiền mặt, bảo quản tiền mặt và các chứng từ. Tiến hành chi trả lương cho công nhân và chi tạm ứng đúng thủ tục và thời hạn quy định. Ngoài ra, thủ quỹ còn có nhiệm vụ giao dịch với các ngân hàng, các cơ quan bộ phận có lên quan. Phối hợp với các nhân viên khác để tăng cường công tác thu hồi nợ. Thủ quỹ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực về số liệu báo cáo trước công ty và pháp luật về sự thiếu hụt, mất mát của số tiền trong quỹ.  Kế toán tại các đơn vị trực thuộc: Làm nhiệm vụ tập hợp hóa đơn, chứng từ, sổ sách, tiến hành chấm công, tính lương rồi đem lên phòng kế toán để tổng hợp theo dõi, tập hợp chi phí. Kế toán tại các đơn vị trực thuộc còn có nhiệm vụ phát lương trực tiếp cho người lao động và phối hợp với các nhân viên khác để tăng cường công tác thu hồi nợ. 2.1.5. Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển: 2.1.5.1. Phương hướng phát triển: Phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là nỗ lực tăng 31 doanh thu, tăng tỷ lệ cổ tức trên vốn điều lệ và tăng thu nhập bình quân cho người lao động, bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, giúp công ty ngày càng phát triển và đứng vững trên thị trường. Để thực hiện tốt kế hoạch đề ra, công ty cần tập trung giải quyết một số nội dung như sau: Đầu tư mua sắm thêm dàn giáo, cotfa, cây chống thép theo hình thức công ty bỏ vốn đầu tư sau đó bàn giao cho đội quản lý sử dụng và trừ dần vào từng công trình đội thi công, sau khi trừ hết tiền đầu tư thì toàn bộ thiết bị đó thuộc sở hữu của đội. - Rà soát lại thiết bị hiện có ít sử dụng, lạc hậu về kỹ thuật, có kế hoạch bán thanh lý, đồng thời lập dự án đầu tư thêm thiết bị mới phục vụ nhu cầu thi công, đầu tư thêm cần cẩu tháp để thi công nhà cao tầng. Tiến hành nâng cấp và thay thế các thiết bị phụ tùng cũ kĩ, lạc hậu, lắp đặt thiết bị mới và lắp đặt hệ thống điều khiển tự động. 2.1.5.2. Thuận lợi, khó khăn:  Thuận lợi: Khánh Hòa có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi cho hoạt động xây dựng các công trình theo kịp tiến độ thi công. Đồng thời thành phố Nha Trang là một thành phố du lịch với tốc độ xây dựng cao, đây là lợi thế để công ty tiến hành đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng. Các cán bộ chủ chốt trong công ty đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Nhờ đó lãnh đạo công ty có những quyết định đúng đắn, linh hoạt, ứng phó kịp thời với những biến động phức tạp trên thị trường. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý công ty và đội ngũ nhân viên không những có trình độ tay nghề tương đối cao mà còn có tinh thần nhiệt tình, phấn đấu không ngừng. Công ty có định hướng rõ ràng trong sự phát triển với việc chú trọng đầu tư máy móc thiết bị không những trong công tác xây dựng mà còn trong lĩnh vực văn phòng nhằm hỗ trợ tối đa cho công việc.  Khó khăn: 32 Khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thi công công trình. Trong trường hợp gió bão và mưa nhiều, khả năng phải tạm dừng thi công là rất lớn, khi đó công ty sẽ phải gánh chịu nhiều chi phí phát sinh như chi phí nhân công, chi phí bảo dưỡng máy móc và các loại chi phí khác. Sự cạnh tranh giữa các công ty cùng ngành trong việc đấu thầu để có công trình xây dựng. Hạn chế vốn do các chủ đầu tư, ban quản lý các dự án thường chậm trễ trong việc cấp phát vốn và thanh toán cho công ty, tình trạng vốn luôn bị chiếm dụng gây nên việc thiếu vốn trong thi công làm ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của công ty. Giá cả nguyên vật liệu cũng như các dịch vụ khác luôn biến động theo chiều hướng ngày càng tăng do tính chất lạm phát của nền kinh tế. Máy móc thiết bị nhìn chung đáp ứng được nhu cầu công việc nhưng số lượng của mỗi loại xe, máy móc còn ít so với nhu cầu thực tế cho nên đã gây ra không ít khó khăn khi phải vận chuyển từ công trường này sang công trường khác, đặc biệt là khi hai công trường thi công cách xa nhau. 2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TỪ NĂM 2012 – 2014: 2.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán: 2.2.1.1. Phân tích kết cấu và sự biến động tài sản từ năm 2012 – 2014: Phân tích sự biến động tài sản của công ty giúp ta biết về quy mô và sự biến động tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Qua bảng cân đối kế toán ta lập được bảng phân tích sự biến động tài sản qua 3 năm 2012 - 2014 tại công ty như sau: 33 Bảng 2.1: Phân tích sự biến động tài sản từ năm 2012 – 2014 ĐVT: ngđ TÀI SẢN A. TSNH 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 2. Các KPThu ngắn hạn 3. HTK 4.TSNH khác B.TSDH 1. TSCĐ 2. TSDH khác TỔNG Năm 2012 Năm 2013 S.tiền Năm 2014 S.tiền % 43.313.368 88,38 43.220.870 5.158.120 10,53 3.278.044 21.471.294 43,81 27.949.433 56,48 32.488.003 63,22 16.671.954 34,02 11.981.393 24,21 7.347.719 12.000 0,02 12.000 0,02 295.033 0,57 5.692.510 5.688.040 11,62 11,61 6.266.495 6.266.495 12,66 12,66 8.186.689 8.186.689 15,93 15,93 4.470 0,01 0 0,00 0 0,00 49.005.878 100,0 49.487.365 100,0 51.386.668 100,0 % S.tiền % 87,34 43.199.979 6,62 3.069.224 84,07 Chênh lệch 2013/2012 +(-) % Chênh lệch 2014/2013 +(-) % (92.498) (0,21) (20.891) (0,05) 5,97 (1.880.076) (36,45) (208.820) (6,37) 6.478.139 30,17 4.538.570 16,24 14,30 (4.690.561) (28,13) (4.633.674) (38,67) 0 0,00 283.033 2358,61 573.985 578.455 10,08 10,17 1.920.194 1.920.194 30,64 30,64 (4.470) (100,00) 0 0,00 1.899.303 3,84 481.487 0,98 34  Phân tích biến động tài sản: Thông qua bảng 2.2 phân tích tình hình biến động tài sản ta có thể tách riêng để xem xét sự biến động của tài sản trên các khoản mục: Tổng tài sản của công ty trong năm 2013 đã tăng 481.487ngđ so với năm 2012, tức tăng 0,98%. Sang năm 2014 tổng tài sản đã tăng lên 1.899.303ngđ so với năm 2012 tức đã tăng lên đến 3,84%. Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy công việc kinh doanh của công ty đang rất tốt. Để hiểu rõ hơn về sự thay đổi này chúng ta cần xem xét sự biến động của các khoản mục trong tài sản.  Tài sản ngắn hạn: Vào thời điểm năm 2013 TSNH của công ty chiếm giá trị 43.220.870ngđ và năm 2012 là 43.313.368ngđ. Điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của công ty đang giảm xuống so với năm 2012 là 92.498ngđ, tức giảm 0,21%. Điều này là do ảnh hưởng của các nguyên nhân sau: Vốn bằng tiền của công ty năm 2013 đã giảm so với năm 2012 là 1.880.076ngđ, tức giảm 36,45%. Đây là một biểu hiện không tốt đối với công ty trong việc giảm khả năng thanh toán tuy nhiên điều này lại cho thấy công ty đã chi ra và đầu tư tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cho số vòng quay vốn cao lên so với năm trước. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2012 từ 21.471.294ngđ đến năm 2013 đã tăng lên đến 27.949.433ngđ tức là tăng 6.478.139ngđ. Điều này cho thấy trong năm 2013 công ty đã chưa thực hiện tốt công tác thu hồi công nợ, làm gia tăng ứ động vốn và giảm khả năng sử dụng vốn của công ty. Hàng tồn kho trong năm 2013 đã giảm so với năm 2012 là 4.690.561ngđ tương đương giảm 28,13%. Đây là kết quả của sự gia tăng chủ yếu của sản xuất kinh doanh, giảm chi phí trong thời kì kinh tế khó khăn. Đến năm 2014, TSNH của công ty chiếm giá trị là 43.199.979ngđ. Điều này cho thấy TSNH của công ty đã giảm nhẹ so với năm 2013 là 20.891ngđ tương đương giảm 0,05%. Điều này được giải thích cụ thể qua các khoản mục cụ thể như sau: 35 Vốn bằng tiền của công ty năm 2014 tiếp tục giảm so với năm 2013, cụ thể là giảm 208.820 ngđ tương đương giảm 6,37%. Nguyên nhân của việc vốn bằng tiền tiếp tục giảm là do công ty trong năm 2014 chưa chú trọng trong việc gia tăng vốn bằng tiền. Làm giảm khả năng thanh toán của công ty và đó là biểu hiện không tốt. Tuy nhiên, về bản thân phía công ty thì đây là việc công ty để ít tiền dự trữ làm cho hiệu quả kinh doanh tốt hơn và vòng quay vốn sẽ được nâng lên. Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 vẫn tiếp tục tăng so với năm 2013, cụ thể là tăng 4.538.570ngđ tương đương tăng đến 16,24%. Điều này cho thấy tình hình kinh tế ngành xây dựng khó khăn làm cho các chủ đầu tư cũng như các nhà thầu chưa thể thanh toán được cho công ty thì đây là một điều bất lợi cho công ty và đồng thời công ty chưa thưc sự chú trọng đến công tác thu hồi nợ để tăng khả năng sử dụng vốn. HTK trong năm 2014 cũng chung tình trạng với vốn bằng tiền và các khoản phải thu ngắn hạn, giảm mạnh so với năm 2013 tương đương giảm 4.633.674ngđ tức giảm 38,67%. Qua phần phân tích TSNH cho thấy rằng công ty cần khắc phục công tác thu hồi công nợ để giảm bớt lượng vốn bị đơn vị khác chiếm dụng làm cho công ty phải giảm bớt vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời công ty cũng nên cân đối lượng tiền dự trữ hợp lý để tăng khă năng thanh toán giúp các nhà đầu tư cũng như các tổ chức tín dụng tin tưởng và tin cậy hơn.  Tài sản dài hạn: Năm 2013 TSDH của công ty tăng 6.266.495ngđ với tỷ lệ 10,08% so với năm 2012. Sang năm 2014 TSDH của công ty lại tiếp tục tăng lên đến 8.186.689ngđ tương đương tăng 1.920.194ngđ so với năm 2013 tương đương tăng đến 30,64%. Đây là biểu hiện tốt cho thấy công ty đã chú trọng đầu tư dài hạn cho việc mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể việc tăng này ta cần xem xét các nguyên nhân: Mặc dù TSDH năm 2012 của công ty gồm có 2 khoản mục là TSCĐ và các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 4.470ngđ còn năm 2013 và năm 2014 công ty 36 không có khoản đầu tư tài chính dài hạn nhưng tuy nhiên tài sản dài hạn năm 2013 và năm 2014 vẫn tăng mạnh so với năm 2012. Cụ thể là do: Năm 2013 công ty đầu tư thêm vào tài sản cố định thêm 573.985ngđ so với năm 2013, đến năm 2014 công ty tiếp tục đầu tư thêm 1.920.194ngđ vào tài sản cố định. Điều này là do năm 2013 và 2014 công ty đã đầu tư vào sửa chữa và xây mới lại văn phòng của công ty, đầu tư và mua sắm thêm nhiều máy móc thiết bị và thay thế một số máy móc đã cũ. 2.2.1.2. Phân tích kết cấu và sự biến động nguồn vốn từ 2012 – 2014: 37 Bảng 2.2: Phân tích biến động của nguồn vốn từ 2012 – 2014 NGUỒN VỐN A. NỢ PHẢI TRẢ I. Nợ ngắn hạn 1.Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả cho người bán 3.Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 8. Quỹ khen thưởng phúc lợi II. Nợ dài hạn B. VỐN CHỦ SỞ HỮU I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 2. Vốn khác của chủ sở hữu 3. Cổ phiếu Quỹ 4. Quỹ đầu tư phát triển 5. Quỹ dự phòng tài chính 6. LN chưa phân phối TỔNG Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 +(-) % 612.490 1,61 612.490 1,61 2.623.020 272,76 (1.102.787) (7,34) (5.524.600) (33,64) ĐVT: ngđ Chênh lệch 2014/2013 +(-) % 1.775.839 4,59 368.296 0,95 (623.748) (17,40) 2.951.810 21,21 (3.750.605) (34,41) S.tiền 38.060.825 38.060.825 961.674 15.022.926 16.424.565 % 77,67 77,67 1,96 30,66 33,52 S.tiền 38.673.315 38.673.315 3.584.694 13.920.139 10.899.965 % 78,10 78,10 7,24 28,11 22,01 S.tiền 40.449.154 39.041.611 2.960.946 16.871.949 7.149.360 % 78,72 75,98 5,76 32,83 13,91 1.590.993 3,25 1.653.076 3,34 853.222 1,66 62.083 3,90 465.399 2.774.484 0,95 5,66 634.883 6.411.223 1,28 12,95 780.879 7.997.496 1,52 15,56 169.484 3.636.739 36,42 131,08 145.996 1.586.273 23,00 24,74 748.114 1,53 1.533.883 3,10 2.408.796 4,69 785.769 105,03 874.913 57,04 72.670 0,15 35.452 0,07 18.963 0,04 (37.218) (51,22) 0 10.945.053 10.945.053 0,00 22,33 22,33 0 10.844.051 10.844.051 0,00 21,90 21,90 1.407.543 10.937.514 10.937.514 2,74 21,28 21,28 0 (101.002) (101.002) 0,00 (0,92) (0,92) 1.407.543 93.463 93.463 100,00 0,86 0,86 7.933.120 16,19 9.172.969 18,52 10.352.817 20,15 1.239.849 15,63 1.179.848 12,86 500.000 1,02 500.000 1,01 500.000 0,97 0 0,00 0 0,00 (780.000) 2.391.175 379.311 521.447 49.005.878 (1,59) 4,88 0,77 1,06 100,0 (780.000) (1,58) 1.320.265 2,67 421.872 0,85 208.945 0,42 49.517.366 100,0 (799.854) (48,39) (16.489) (46,51) (780.000) (1,52) 0 0,00 0 0,00 255.371 0,50 (1.070.910) (44,79) (1.064.894) (80,66) 466.439 0,91 42.561 11,22 44.567 10,56 142.887 0,28 (312.502) (59,93) (66.058) (31,62) 51.386.668 100,0 511.488 1,04 1.869.302 3,78 38 Qua bảng 2.2 ta thấy: Nhìn chung nguồn vốn trong 3 năm 2012 – 2014 đều tăng. Nợ phải trả liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 đạt giá trị 38.060.825ngđ chiếm 77,67% tổng nguồn vốn, con số này tiếp tục tăng lên 78,1% năm 2013 tương đương đạt 38.673.315ngđ. Đến năm 2014 nợ phải trả đạt đến 40.449.154ngđ chiếm tỷ trọng 78,72% trong tổng nguồn vốn. Ngược lại với nợ phải trả thì từ năm 2012 – 2014 nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm về cả giá trị lẫn cả tỷ trọng chiếm trong tổng nguồn vốn. Năm 2012 và năm 2013 đều giảm về cả giá trị lẫn tỷ trọng tuy nhiên đến năm 2014 thì giá trị nguồn vốn chủ sở hữu có tăng lên 93.463ngđ nhưng tỷ trọng so với tổng nguồn vốn vẫn giảm nhẹ 0,86% so với năm 2013. Năm 2012 và năm 2013 nợ ngắn hạn chiếm toàn bộ tỷ trọng của nợ phải trả, do công ty không có nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn năm 2013 tăng nhẹ so với năm 2012, nguyên nhân là do vay và nợ ngắn hạn năm 2012 là 961.674ngđ đến năm 2013 là 3.584.694ngđ tăng 2.623.020ngđ so với năm 2012, nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng này là do công ty sử dụng nguồn vốn vay để đầu tư máy móc thiết bị và nhà xưởng, trụ sở văn phòng. Khoản mục chi phí phải trả tăng từ 2.774.484 ngđ năm 2012 chiếm tỷ trọng 5,66% so với tổng nguồn vốn đã tăng lên đến 6.411.223 ngđ năm 2013 chiếm tỷ trọng 12,95% so với tổng nguồn vốn tương ứng tăng đến 3.636.739 ngđ với tỉ lệ tăng là 131,08%. Khoản mục này tăng lên cao so với năm 2012 là do nhiều hạng mục công trình hoàn thành công ty phải chi trả cho các công trình đó. Ngoài ra khoản phải trả người lao động năm 2013 cũng tăng 169.484 ngđ so với năm 2012 tương ứng tăng 36,42% điều này cho thấy ban lãnh đạo công ty đã qua tâm đến việc thanh toán các khoản phải trả cho người lao động giúp cho người lao động ổn định đời sống, chuyên tâm, dốc toàn bộ sức lực cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trái với sự gia tăng mạnh mẽ của các khoản mục trên thì khoản mục người mua trả tiền trước, phải trả cho người bán hay quỹ khen thưởng phúc lợi năm 2013 đều giảm so với năm 2012. Cụ thể là: 39 Phải trả người bán năm 2012 là 15.022.926 ngđ chiếm tỷ trọng 30,66% đến năm 2013 giảm xuống còn 13.920.139ngđ chiếm tỷ trọng 28,11% tương ứng giảm 1.102.787ngđ với tỷ lệ giảm là 7,34%. Điều này cho thấy sang năm 2013 để có thể trang trải được nhiều hơn vào quá trình sản xuất kinh doanh nên công ty đã chiếm dụng ít phần vốn của nhà cung cấp, đây cũng là một điều hoàn toàn bình thường trong thời kì khó khăn của toàn ngành. Giảm mạnh nhất là khoản mục người mua trả tiền trước năm 2013 giảm 33,64% so với năm 2012. Từ 16.424.565ngđ năm 2012 giảm xuống còn 10.899.965ngđ năm 2013 đây là tín hiệu cho thấy rằng toàn bộ ngành xây dựng đều bị ảnh hưởng do khủng hoảng kinh tế. Ngoài ra thì quỹ khen thưởng phúc lợi của công ty năm 2013 cũng giảm so với năm 2012 là 37.218 ngđ. Trái với nợ phải trả tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn năm 2013 giảm nhẹ so với năm 2012. Năm 2012, vốn chủ sở hữu của công ty là 10.945.053ngđ chiếm tỷ trọng 22,33% trong tổng nguồn vốn đến năm 2013 giảm 101.002 ngđ so với năm 2012 làm cho giá trị của nguồn vốn chủ sở hữu năm 2013 còn 10.844.051 ngđ chỉ chiếm với 21,90%. Đây là do khoản tích lũy lợi nhuận sau thuế chưa phân phối công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 là 312.502 ngđ tương ứng giảm 59,93%. Đồng thời năm 2013 quỹ đầu tư phát triển của công ty cũng giảm 1.070.910 ngđ so với năm 2012 tương ứng giảm 44,79%. Qua những điều này cho thấy trong năm 2013 tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm trong khi tỷ trọng nợ phải trả lại tăng so với năm 2012, cho thấy khả năng năng tự chủ của công ty đang dần thấp đi, tuy nhiên những con số này chỉ giảm và tăng ở tỷ lệ rất thấp nên đây cũng không phải là điều đáng lo ngại. Đến năm 2014 tổng nguồn vốn của công ty tăng mạnh so với năm 2013, cụ thể năm 2013 tổng nguồn vốn chỉ là 49.517.366 ngđ đến năm 2014 tăng hơn 1.869.302 ngđ làm cho giá trị của tổng nguồn vốn tăng lên đến 51.386.668 ngđ tương ứng tăng đến 3,78%. Tỷ lệ tăng trưởng này cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng của năm 2013 so vs năm 2012. Cụ thể của sự thay đổi này là do sự tăng giảm mạnh 40 của các khoản mục phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước và chi phí phải trả. Cụ thể: Khoản mục phải trả cho người bán năm 2014 tăng 2.951.810 ngđ so với năm 2013 tương ứng tăng 21,21%. Phải trả người lao động và chi phí phải trả năm 2014 cũng tăng khoảng 23% hay 24% so với năm 2013. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác tăng cao so với năm 2013 lên đến hơn 55%. Điều này cho thấy đây là 1 tín hiệu tốt với công ty, cho thấy khả năng tài chính của công ty đang được cải thiện và nâng cao. Đến năm 2014 nợ phải trả của công ty tăng so với năm 2013, đến năm nay khoản nợ phải trả công ty có thêm nợ dài hạn công ty tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, đầu tư vào nhà xưởng, hoàn thiện công trình văn phòng của công ty nên đã phát sinh khoản nợ dài hạn. Nợ dài hạn năm 2014 là 1.407.543 ngđ chiếm tỷ trọng 2,74% trong tổng nguồn vốn. Vốn đầu tư chủ sở hửu năm 2014 có giá trị và tỷ trọng tăng nhẹ so với năm 2013 tương ứng tăng 93.463 ngđ. Điều này cho thấy qua năm 2014 công ty đã có các biện pháp cải thiện và nâng dần vốn chủ sở hữu của công ty, nâng cao sự tin tưởng đối khách hàng cũng như nhà cung cấp. Tóm lại, công ty đang cố gắng huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu nhằm phục vụ cho mục đích mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điểm đáng lưu ý là công ty cần có nhiều biện pháp để nâng cao lợi nhuận chưa phân phối tăng lên cao. Có nhiều nguyên nhân làm cho lợi nhuận chưa phân phối giảm qua các năm mặc dù năm 2013 LNST của công ty vẫn tăng so với năm 2012. Đó là do công ty đã sử dụng lợi nhuận chưa phấn để tái sản xuất, tăng khen thưởng cho cán bộ công nhân viên của công ty. Do đó, công ty liên tục sử dụng khoản lợi nhuận chưa phân phối này vào hoạt động trên làm cho lợi nhuận chưa phối phối giảm. 2.2.1.3. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn:  Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012: Bảng 2.3: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012 ĐVT: ngđ 41 STT Chỉ tiêu A. Phần tài sản 1 Tiền 2 Đầu tư ngắn hạn 3 Phải thu khách hàng 4 Trả trước cho người bán 5 Các khoản phải thu khác 6 Dự phòng phải thu khó đòi 7 Hàng tồn kho 8 Chi phí trả trước ngắn hạn Tài sản cố định hữu hình 9 Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Tài sản cố định vô hình 10 Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Chi phí xây dựng cơ bản dở 11 dang 12 Chi phí trả trước dài hạn TỔNG CỘNG TÀI SẢN B. Phần nguồn vốn 1 Vay và nợ ngắn hạn 2 Phải trả cho người bán 3 Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải 4 nộp nhà nước 5 Phải trả người lao động 6 Chi phí phải trả Các khoản phải trả, phải 7 nộp ngắn hạn khác 8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 9 Vốn đầu tư chủ sở hữu 10 Vốn khac của chủ sở hữu 11 Cổ phiếu quỹ 12 Quỹ đầu tư phát triển 13 Quỹ dự phòng tài chính 14 Lợi nhuận chưa phân phối TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Đầu kì Cuối kì Nguồn vốn 7.964.603 0 15.386.935 934.392 4.250.354 (491.440) 17.826.228 12.000 5.034.198 12.540.924 (7.506.726) 154.654 574.346 (419.692) 2.351.638 0 11.941.420 2.826.121 8.586.243 (491.440) 15.517.680 12.000 4.236.704 12.540.924 (8.304.220) 99.524 574.346 (474.822) 866.121 8.940 51.946.985 984.881 0 46.064.771 0 16.304.857 19.402.615 1.923.348 13.740.994 13.446.516 1.923.348 1.178.786 507.817 2.602.536 2.003.199 422.979 2.946.432 824.413 669.306 112.361 7.933.120 500.000 (780.000) 2.328.662 358.474 828.451 51.946.985 826.923 32.979 7.933.120 500.000 (780.000) 2.453.689 400.149 214.443 46.064.771 157.617 Sử dụng vốn 5.612.965 0 3.445.515 1.891.729 4.335.889 0 2.308.548 0 797.494 0 797.494 55.130 0 55.130 118.760 8.940 2.563.863 5.956.099 84.838 343.896 79.382 0 0 0 125.027 41.675 15.644.568 614.008 15.644.568 42 Bảng 2.4: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2012 ĐVT: ngđ STT Chỉ tiêu A. Nguồn vốn 1 Giảm sự trữ tiền 2 Giảm phải thu của khách hàng 3 Giảm hàng tồn kho 4 Tăng khấu hao TSCĐ hữu hình 5 Tăng khấu hao TSCĐ vô hình 6 Giảm chi phí trả trước dài hạn 7 Tăng vay và nợ ngắn hạn 8 Tăng thuế và các khoản phải nộp nhà nước 9 Tăng chi phí phải trả 10 Tăng các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 11 Tăng quỹ đầu tư phát triển 12 Tăng quỹ dự phòng tài chính CỘNG B. Sử dụng vốn 1 Tăng trả trước cho người bán 2 Tăng phải thu của khác 3 Tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 4 Giảm phải trả cho người bán 5 Giảm người mua trả tiền trước 6 Giảm phải trả người lao động 7 Giảm quỹ khen thưởng phúc lợi 8 Giảm lợi nhuận chưa phân phối CỘNG Số tiền (ngđ) Tỷ trọng (%) 5.612.965 3.445.515 2.308.548 797.494 55.130 8.940 1.923.348 824.413 343.896 157.617 125.027 41.675 15.644.568 35.88 22.02 14.76 5.10 0.35 0.06 12.29 5.27 2.20 1.01 0.80 0.27 100.00 1.891.729 4.335.889 118.760 2.563.863 5.956.099 84.838 79.382 614.008 15.644.568 12.09 27.71 0.76 16.39 38.07 0.54 0.51 3.92 100.00 Năm 2012: Công ty đã tìm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh bằng cách: giảm dự trữ tiền mặt, giảm các khoản phải thu khách hàng và giảm dự trữ hàng tồn kho. Từ ba nguồn trên đã giúp cho công ty có được số vốn là 11.367.028ngđ, chiếm 72,66% trên tổng vốn huy động được. Ngoài ra, công ty còn gia tăng thêm nguồn vốn từ việc, tăng vay và nợ vay ngắn hạn là 1.923.348ngđ chiếm 12,29% so với tổng vốn huy động; 5,1% từ tăng khấu hao TSCĐ với số vốn là 797.494ngđ và 5,27% là tăng nợ NSNN với giá trị 824.413ngđ. Bên cạnh đó, công ty còn huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh bằng các nguồn khác là 43 giảm chi phí trả trước dài hạn, tăng chi phí phải trả, tăng các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác, tăng quỹ đầu tư phát triển và gia tăng quỹ dự phòng tài chính. Với tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp đã huy động được là 15.644.568ngđ. Công ty đã dùng để trả nợ người bán, đồng thời thực hiện việc rà soát lại số lượng khách hàng mua đã trả tiền trước với tổng vốn chi ra là 8,519,96 ngđ, chiếm 54.46% trên số vốn đã huy động được. Bên cạnh đó công ty còn cho phép khách hàng chiếm dụng vốn của mình là 4.335.889ngđ, chiếm 27,71%. Đồng thời công ty cũng thực hiên việc thanh toán trước cho đối tác kinh doanh của mình là 1.891.729ngđ tương ứng với 12,09% so với vốn huy động. Số vốn còn lại công ty dung vào mục đích xây dựng cơ bản dở dang, trả lương cho người lao động, tham gia vào hoạt động công ích và chi chả lợi nhuận cho các cổ đông. Như vậy, trong năm 2012 công ty huy động nguồn vốn chủ yếu từ các hoạt động ngắn hạn. Mặc dù có đầu tư thêm cho hoạt động xây dựng cơ bản nhưng công ty đã không sử dụng tới vốn lưu động. Do đó việc tao nguồn và sử dụng nguồn vốn của công ty là hợp lý và đúng quy tắc sử dụng vốn.  Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013: Bảng 2.5: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013 ĐVT: ngđ 44 STT Chỉ tiêu A. Tài sản 1 Tiền 2 Đầu tư ngắn hạn 3 Phải thu khách hàng 4 Trả trước cho người bán 5 Các khoản phải thu khác 6 Dự phòng phải thu khó đòi 7 Hàng tồn kho 8 Chi phí trả trước ngắn hạn Tài sản cố định hữu hình 9 Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Tài sản cố định vô hình 10 Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Chi phí xây dựng cơ bản dở 11 dang 12 Chi phí trả trước dài hạn TỔNG CỘNG TÀI SẢN B. Nguồn vốn 1 Vay và nợ ngắn hạn 2 Phải trả cho người bán 3 Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản phải nộp 4 nhà nước 5 Phải trả người lao động 6 Chi phí phải trả Các khoản phải trả, phải nộp 7 ngắn hạn khác 8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 9 Vốn đầu tư chủ sở hữu 10 Vốn khác của chủ sở hữu 11 Cổ phiếu quỹ 12 Quỹ đầu tư phát triển 13 Quỹ dự phòng tài chính 14 Lợi nhuận chưa phân phối TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN Đầu kì Cuối kì 2.351.638 0 11.941.420 2.826.121 8.586.243 (491.440) 15.517.680 12.000 4.236.704 12.540.924 (8.304.220) 99.524 574.346 (474.822) 4.204.452 0 15.334.289 5.025.576 12.890.617 (213.962) 8.445.106 12.000 6.153.624 14.487.256 (8.333.632) 44.395 574.346 (529.951) 984.881 0 46.064.771 1.013.863 0 52.909.960 1.923.348 13.740.994 13.446.516 5.246.040 14.099.284 8.353.415 2.003.199 422.979 2.946.432 1.302.951 846.786 9.876.014 826.923 32.979 7.933.120 500.000 (780.000) 2.453.689 400.149 214.443 46.064.771 2.240.843 37.926 10.352.817 500.000 (780.000) 186.841 443.596 203.447 52.909.960 Nguồn vốn Sử dụng vốn 1.852.814 0 3.392.869 2.199.455 4.304.374 277.478 7.072.574 0 1.946.332 29.412 0 55.129 28.982 0 3.322.692 358.290 5.093.101 700.248 423.807 6.929.582 1.413.920 4.947 2.419.697 0 0 2.266.848 43.447 10.996 22.073.497 22.073.497 45 Bảng 2.6: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2013 STT Chỉ tiêu A. Nguồn vốn 1 Giảm hàng tồn kho 2 Tăng khấu hao TSCĐ hữu hình 3 Tăng khấu hao TSCĐ vô hình 4 Tăng vay và nợ ngắn hạn 5 Tăng phải trả người bán 6 Tăng phải trả người lao động 7 Tăng chi phí phải trả 8 Tăng khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 9 Tăng quỹ khen thưởng phúc lợi 10 Tăng vốn đầu tư chủ sở hữu 11 Tăng quỹ dự phòng tài chinh CỘNG B. Sử dụng vốn 1 Tăng dự trữ tiền 2 Tăng phải thu của khách hàng 3 Tăng trả trước cho người bán 4 Tăng khoản phải thu khác 5 Tăng dự phòng phải thu khó đòi 6 Tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình 7 Tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 8 Giảm người mua trả tiền trước 9 Giảm thuế và các khoản phải nộp nhà nước 10 Giảm quỹ đầu tư phát triển 11 Giảm lợi nhuân chưa phân phối CỘNG Số tiền (ngđ) Tỷ trọng (%) 7.072.574 29.412 55.129 3.322.692 358.290 423.807 6.929.582 1.413.920 4.947 2.419.697 43.447 22.073.497 32.04 0.13 0.25 15.05 1.62 1.92 31.39 6.41 0.02 10.96 0.20 100.00 1.852.814 3.392.869 2.199.455 4.304.374 277.478 1.946.332 28.982 5.093.101 700.248 2.266.848 10.996 22.073.497 8.39 15.37 9.96 19.50 1.26 8.82 0.13 23.07 3.17 10.27 0.05 100.00 Năm 2013: Công ty đã tìm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình bằng cách: giảm dự trữ hàng tồn kho 7.072.574 ngđ, tương ứng với 32,04% so với số vốn đã huy động. Ngoài ra công ty còn gia tăng vay và nợ ngắn hạn kết hợp với tăng chi phí phải trả và bổ sung thêm vốn chủ sở hữu để huy động thêm cho nguồn vốn kinh doanh với tổng giá trị là 12.671.971 ngđ, chiếm tới 57,4% trên vố 46 vốn huy động. Bên cạnh đó công ty còn tăng nợ phải trả phải nộp ngắn hạn khác là 1.413.920 ngđ, chiếm 6,41%, đồng thời tăng trích khấu hao TSCĐ với tăng phải trả người bán, người lao động, tăng quỹ khen thưởng phúc lơi và quỹ dự phòng tài chính để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động kinh doanh. Với số vốn mà công ty huy động được là 22,073,497 ngđ thì công ty đã dùng vào việc phân phối lại đối với những người mua trả tiền trước và chi thêm cho các hoạt động gắn với sự phát triển của công ty với số vốn là 7,359,949 ngđ, chiếm tới 33,34%. Ngoài ra công ty còn cho khách hàng chiếm dụng vốn kinh doanh của mình với giá trị 7,697,243 ngđ, chiếm 34,87% so với số vốn huy động. Bên cạch đó công ty còn chi trả tiền trước cho đối tác làm ăn với số tiền 2,199,455 ngđ, chiếm 9,96% so với nguồn vốn và 8,39% cho hoạt động tăng dự trữ tiền mặt là 1,852,814 ngđ, 8,82% cho đầu tư thêm TSCĐ là 1,946,332 ngđ. Số vốn còn lại công ty chi bổ sung thêm cho hoạt động xây dựng cơ bản dở dang và chia thêm lợi nhuận cho các cổ đông. Như vậy, trong năm công ty đã không vay dài hạn nhưng lại đi vạy ngắn hạn để bổ sung thêm cho nguồn vốn kinh doanh của mình. Và từ đó công ty đã sử dụng nguồn vốn đó kết hợp với nguồn quỹ khấu hao để đầu tư cho TSCĐ một cách hợp lí, cụ thể: mức chi cho TSCĐ trong năm 2013 là 1,946,332 ngđ đã nằm trong mức đầu tư cho phép là 2,504,238 ngđ. Cho thấy công ty không vi phạm về nguyên tắc sử dụng vốn.  Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014: Bảng 2.7: Biểu kê nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014 ĐVT: ngđ 47 STT Chỉ tiêu A. Phần tài sản 1 Tiền 2 Đầu tư ngắn hạn 3 Phải thu khách hàng 4 Trả trước cho người bán 5 Các khoản phải thu khác 6 Dự phòng phải thu khó đòi 7 Hàng tồn kho 8 Chi phí trả trước ngắn hạn 9 Thuế GTGT được khấu trừ Tài sản cố định hữu hình 10 Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế Tài sản cố định vô hình 11 Nguyên giá Giá trị hao mòn lũy kế 12 Chi phí XDCB dở dang TỔNG CỘNG TÀI SẢN B. Phần nguồn vốn 1 Vay và nợ ngắn hạn 2 Phải trả cho người bán 3 Người mua trả tiền trước 4 Thuế và các khoản phải nộp NN 5 Phải trả người lao động 6 Chi phí phải trả 7 KPTrả, phải nộp ngắn hạn khác 8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 9 Phải trả dài hạn nội bộ 10 Vay và nợ dài hạn 11 Vốn đầu tư chủ sở hữu 12 Vốn khác của chủ sở hữu 13 Cổ phiếu quỹ 14 Quỹ đầu tư phát triển 15 Quỹ dự phòng tài chính 16 Lợi nhuận chưa phân phối Đầu kì Cuối kì 4.204.452 0 15.334.289 5.025.576 12.890.618 (213.962) 8.445.106 12.000 0 6.153.624 14.487.256 (8.333.632) 44.394 574.345 (529.951) 1.013.863 52.909.960 1.933.997 0 20.184.819 3.825.711 8.142.918 (213.962) 6.250.332 72.155 505.911 8.027.016 17.306.879 (9.279.863) 6.252 574.345 (568.093) 1.128.227 49.863.376 5.246.041 14.099.284 8.353.415 1.302.951 846.786 9.876.014 2.240.843 37.925 0 0 10.352.817 500.000 (780.000) 186.841 443.596 203.447 675.853 19.644.614 5.945.305 403.493 714.971 6.118.978 2.576.750 0 845.085 1.970.000 10.352.817 500.000 (780.000) 323.901 489.282 82.327 Nguồn vốn 2.270.455 0 1.199.865 4.747.700 0 2.194.774 Sử dụng vốn 0 4.850.530 0 60.155 505.911 1.873.392 2.819.623 946.231 38.142 0 38.142 114.364 4.570.188 5.545.330 2.408.110 899.458 131.815 3.757.036 335.907 37.925 845.085 1.970.000 0 0 0 137.060 45.686 0 0 0 121.120 48 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 52.909.960 49.863.376 20.276.235 20.276.235 Bảng 2.8: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2014 STT Chỉ tiêu A.Nguồn vốn 1 Giảm dự trữ tiền 2 Giảm trả trước cho người bán 3 Giảm các khoản phải thu khác 4 Giảm hàng tồn kho 5 Tăng khấu hao TSCĐ hữu hình 6 Tăng khấu hao TSCĐ vô hình 7 Tăng phải trả cho người bán Tăng các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn 8 khác 9 Tăng phải trả dài hạn nội bộ 10 Tăng vay và nợ dài hạn 11 Tăng quỹ đầu tư phát triển 12 Tăng quỹ dự phòng tài chính CỘNG B. Sử dụng vốn 1 Tăng phải thu của khách hàng 2 Tăng chi phí trả trước ngắn hạn 3 Tăng thuế GTGT được khấu trừ 3 Đầu tư thêm TSCĐ hữu hình 4 Tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5 Giảm vay và nợ ngắn hạn 6 Giảm người mua trả tiền trước 7 Giảm thuế và các khoản phải nộp nhà nước 8 Giảm phải trả người lao động 9 Giảm chi phí phải trả 10 Giảm quỹ khen thưởng phúc lợi 11 Giảm lợi nhuận chưa phân phối CỘNG Số tiền (ngđ) 2.270.455 1.199.865 4.747.700 2.194.774 946.231 38.142 5.545.330 Tỷ trọng (%) 11.20 5.92 23.42 10.82 4.67 0.19 27.35 1.66 335.907 845.085 1.970.000 137.060 45.686 20.276.235 4.17 9.72 0.68 0.23 100.00 4.850.530 60.155 505.911 2.819.623 114.364 4.570.188 2.408.110 899.458 131.815 3.757.036 37.925 121.120 20.276.235 23.92 0.30 2.50 13.91 0.56 22.54 11.88 4.44 0.65 18.53 0.19 0.60 100.00 Năm 2014: công ty tìm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình bằng cách: tăng các phải trả cho người bán, giảm các khoản phải thu khác, giảm dự 49 trữ tiền, giảm hàng tồn kho và tăng vay nợ dài hạn như vậy từ những nguồn này đã đáp ứng được 16.728.259ngđ nhu cầu vốn, chiếm 83% nguồn vốn huy động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để tăng thềm nguồn vốn của mình, công ty còn tăng mức khấu hao tài sản cố định hữu hình lên đến 946.231ngđ, giảm trả trước cho người bán 1.199.865ngđ đồng thời huy động từ những nguồn khác như là tăng các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác, tăng quỹ đầu tư phát triển, tăng quỹ dự phòng tài chính. Với tổng nguồn vốn là 20.276.235ngđ công ty đã cho khách hàng chiếm dụng vốn 4.850.530ngđ chiếm 23,92% nguồn vốn huy động. Đồng thời, công ty cũng giảm vay và nợ ngắn hạn 4.570.188ngđ chiếm 22,54% nguồn vốn huy động. Chiếm 18,53% trong tổng nguồn vốn huy động là công ty đã chiếm dụng chi phí phải trả tương ứng 3.757.036ngđ. Ngoài ra công ty còn tiến hành đầu tư thêm TSCĐ hữu hình 2.819.623ngđ chiếm 13,91%. Số tiền sử dụng vào bốn hoạt động này đã chiếm đến 79% tương đương với số tiền 15.997.337ngđ. Số còn lại, được dùng để bù đắp vào phần chi phí trả trước ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, bù đắp quỹ khen thưởng phúc lợi, bù đắp vào phần gia tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Như vậy năm 2014, công ty đã huy động vốn chủ yếu từ các nguồn ngắn hạn bên cạnh đó có sự hỗ trợ của nguồn dài hạn. Mặc dù có đầu tư cho tài sản dài hạn nhưng công ty đã không dùng đến vốn lưu động. Do đó việc tạo nguồn và sử dụng nguồn vốn của công ty là hợp lý và đúng nguyên tắc sử dụng vốn. 2.2.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2012 – 2014: 50 Bảng 2.9: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2012 – 2014 ĐVT: ngđ Chỉ tiêu 1. Doanh thu bán hàng và ccdv 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí QLDN 10. Lợi nhuận thuần 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi LN kế toán trước thuế 15. CP Thuế TNDN hiện hành 16. CP Thuế TNDN hoãn lại 17. LNST 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu Năm 2012 Năm 2013 68.284.090 85.502.479 0 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) 64.389.022 17.218.389 25,22 (21.113.457) (24,69) 25,22 (21.113.457) 24,54 (19.653.820) 34,11 (1.459.637) (24,69) (24,87) (22,58) 0 0 68.284.090 85.502.479 63.464.249 79.038.490 4.819.840 6.463.989 64.389.022 59.384.670 5.004.352 17.218.389 15.574.241 1.644.149 Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) 1.487.928 61.430 6.311 (1.426.498) (95,87) (55.119) (89,73) 329.431 329.431 0 5.104.744 873.592 1.396 8.890 (7.493) 400.914 400.914 0 4.826.614 1.297.891 198.627 101.009 97.618 378.215 378.215 0 3.756.182 876.265 553.980 183.877 370.103 71.483 71.483 0 (278.130) 424.299 197.231 92.119 105.111 21,70 21,70 0,00 (5,45) 48,57 14128,30 1036,21 (1402,79) (22.699) (22.699) 0 (1.070.432) (421.626) 355.353 82.868 272.485 (5,66) (5,66) 0,00 (22,18) (32,49) (178,90) 82,04 279,13 866.098 1.395.509 1.246.369 529.411 61,13 (149.140) (10,69) 239.459 0 626.639 0.843 376.508 0 1.019.000 1.371 332.640 0 913.729 1.229 137.049 0 392.361 0.528 57,23 0,00 62,61 62,63 (43.868) 0 (105.271) (0.142) (11,65) 0,00 (10,33) (10,36) 51 Qua bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2012 – 2014, ta có thể rút ra một vài nhận định như sau: Năm 2013, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đạt mức 85.502.479ngđ tăng 25,22% so với năm 2012 tương đương với tăng 17.218.389ngđ so với năm 2012, đây là mức tăng lớn nhất trong 3 năm của doanh nghiệp. Doanh thu của công ty tăng chủ yếu từ các hợp đồng xây lắp, ngoài ra còn đến từ hợp đồng bán bê tông và đá Granite. Do công ty không có các khoản giảm trừ doanh thu nên đây cũng chính là tốc độ tăng của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Sở dĩ tăng doanh thu nhanh là nhờ công ty đã hoàn thành nhiều hạng mục theo đúng tiến độ thi công công trình và quyết toán xong với khách hàng, cũng như tiếp nhận nhiều hợp đồng xây dựng mới. Sang năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2014 là 64.389.022ngđ, giảm 21.113.457ngđ so với năm 2013 nghĩa là đã giảm 24,69%. Doanh thu của công ty trong giai đoạn này nhìn chung sụt giảm phản ánh tình hình chung của phần lớn các doanh nghiệp xây dựng trong tỉnh nhìn chung trong thời gian này không mấy khả quan. Nhu cầu xây dựng công trình mới ngày càng giảm đã tác động không ít đến công ty, số lượng các công trình giảm cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ của doanh thu. Giá vốn hàng bán năm 2013 đạt 79.038.490ngđ, tăng 24,54% hay 15.574.241ngđ so với năm 2012. Giá vốn tăng mạnh chủ yếu do tính chất lạm phát của nền kinh tế, làm các chi phí đầu vào tăng cao. Đồng thời, trong năm này công ty cũng nhận thêm một số dự án mới, số lượng công trình tăng nhanh làm nhu cầu về vật tư và các yếu tố đầu vào tăng theo, kết quả làm gia tăng giá vốn hàng bán. Sang năm 2014 thì giá vốn hàng bán năm 2014 của công ty là 59.384.670ngđ, con số này ở năm 2013 là 79.038.490ngđ nghĩa là giảm 19.653.820 ngđ và tốc độ giảm là 24,87%. Nguyên nhân là do trong năm 2014 công ty gặp một số khó khăn trong hoạt động kinh doanh do nhu cầu của thị trường trong lĩnh vực xây dựng giảm. Cùng với sự gia tăng về giá vốn năm 2013 là sự gia tăng mạnh của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Với mức gia tăng là 34,11% lợi 52 nhuận gộp và công ty đã tăng từ 4.819.840ngđ năm 2012 lên đến 6.463.989ngđ năm 2013. Thực tế đây là một mức tăng khá lý tưởng trong điều kiện chung của ngành. Doanh nghiệp lại có thể đạt được một con số tăng lợi nhuận gộp đáng kể như vậy là do tốc độ tăng lên của giá vốn hàng bán thấp hơn doanh thu, chứng tỏ trình độ quản lý chi phí đầu vào tương đối tốt của công ty. Ngược lại với năm 2013 thì sự sụt giảm của doanh thu và giá vốn hàng bán năm 2014, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng có sự giảm mạnh, cụ thể giảm 22,5% so với năm 2013 hay giảm 1.459.637ngđ. Qua đó lợi nhuận gộp của công ty năm 2014 chỉ còn 59.384.670ngđ. Do đó công ty cần có biện pháp khắc phục và sử dụng hợp lý hơn các khoản chi phí để gia tăng lợi nhuận. bên cạnh đó việc tận dụng chính sách ưu đãi của nhà nước để tạo đà phát triển thì công ty nên tận dụng tiệt để để phát huy tối đa nguồn lực. Doanh thu hoạt động tài chính 2013, khoản mục này giảm mạnh 1.426.498ngđ là do công ty đã cắt bỏ phần lớn các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nên việc đầu tư này đã làm giảm 95,87% doanh thu hoạt động tài chính so với năm 2012. Đến năm 2014 thì doanh thu hoạt động tài chính giảm mạnh đến 89,73%, tức giảm từ 61.430ngđ xuống còn 6.311ngđ. Doanh thu tài chính giảm so với năm 2013 là do đến năm 2014 công ty không được hưởng lợi nhuận hay lãi từ các khoản đầu tư tài chính như năm 2013. Toàn bộ chi phí tài chính của công ty trong 3 năm từ 2012 – 2014 đều là chi phí lãi vay. Cụ thể chi phí tài chính năm 2013 là 400.914 ngđ nghĩa là đã tăng lên 71.483 ngđ tương ứng với tăng 21,70% so với năm 2012. Đến năm 2014 thì chi phí này còn 378.215ngđ giảm 22.699 ngđ tương ứng giảm 5.66% so với năm 2013. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm dần qua các năm từ 5.104.744 ngđ năm 2012 giảm còn 3.756.182 năm 2014 qua đó cho thấy do hoạt động xây dựng trong giai đoạn này khó khăn nên doanh nghiệp đã cố gắng cắt giảm các chi phí phát sinh trong lúc kinh tế khó khăn. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 2012 - 2014 có sự biến động, tăng giảm không đồng nhất. Cụ thể năm 2013 con số 53 này tăng lên 1.297.891ngđ nghĩa là tăng 424.299ngđ tương đương tăng 48,57% so với năm 2012. Lợi nhuận thuẩn tăng ở năm 2013 là do lợi nhuận gộp và doanh thu từ hoạt động tài chính tăng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Ngược lại, trong năm 2014 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm chủ yếu là do sự sụt giảm của lợi nhuận gộp và sự gia tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp. Sang năm 2014, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 876.265ngđ, giảm 421.626ngđ tức giảm 32,49% so với năm 2013. Ở năm 2012 thu nhập khác của công ty đạt 1.396ngđ và đã tăng lên mạnh mẽ đến 197.231ngđ làm cho thu nhập khác năm 2013 là 198.627ngđ, tốc độ tăng tương đương 14128,3%. Con số này tiếp tục tăng cao ngất ngưỡng đột biến vào năm 2014 cụ thể là năm 2014 đạt 553.980 ngđ tăng 355.353ngđ so với năm 2013 tương ưng tăng đến 178,9%. Tương tự như vậy với khoản mục chi phí khác của công ty năm 2013 cũng tăng với tốc độ 1036,21% so với năm 2012 làm cho con số này ở năm 2012 là 8.890 ngđ sang năm 2013 tăng lên đến 101.009ngđ tương đương tăng 92.119ngđ. Năm 2014 chi phí khác đã tăng lên đến 183.877ngđ. Với tình hình thu nhập tăng nhiều hơn và nhanh hơn chi phí đã giúp cho lợi nhuận khác của công ty trong 2 năm 2013 và 2014 đều tăng từ mức âm lên đến 370.103ngđ ở năm 2014. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2013 là năm công ty đã vượt qua khó khăn để đạt mức lợi nhuận 1.395.509ngđ nghĩa là đã tăng trưởng 61,13% tương đương 529.411 ngđ so với năm 2012. Đến năm 2014 khoản mục này giảm 10,69% so với năm 2013 tương đương với giảm 109.140 ngđ, làm cho con số này ở năm 2013 là 1.395.039 ngđ sang đến năm 2014 chỉ còn 1.246.369 ngđ, giai đoạn khó khăn của ngành xây dựng trong tỉnh nói chung và của công ty nói riêng đã được thể hiện khá rõ qua con số này. Tuy công ty đã tăng lợi nhuận trong năm 2013 nhưng đây vẫn không phải là mức lợi nhuận lý tưởng trong 3 năm, công ty sẽ cần thêm thời gian để có thể khôi phục lại mức lợi nhuận như những năm trước. Thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty cũng thay đổi theo mức lợi nhuận của công ty, ở năm 2013 thuế TNDN của công ty tăng lên 137.049 ngđ tương đương với tăng 57,23%, làm cho con số này ở năm 2013 là 376.508 ngđ. Ở năm 54 2014 do lợi nhuận giảm nên thuế TNDN của công ty chỉ là 332.640 ngđ, giảm 43.868 ngđ so với năm 2013 nghĩa là giảm 11,65%. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 do thu nhập trước thuế tăng nên con số này đã tăng lên 392.361 ngđ so với năm 2012 tương đương tăng 62,61%, đạt mức 1.019.000 ngđ. Đến năm 2014 là 913.729 ngđ, giảm 105.271 ngđ so với năm 2013 tương đương với giảm 10,33%. Tương tự như vậy, lãi cơ bản trên cổ phiếu của công ty cũng theo trình tự tăng lên 62,63% ở năm 2013 và giảm 10,36% năm 2014, làm cho con số này ở năm 2013 và 2014 lần lượt là 1.371đ và 1.229đ. Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2012 – 2014 ta có thể thấy ở giai đoạn 2012 – 2013, tình hình hoạt động của công ty đã được cải thiện rõ rệt, các chỉ tiêu đều là những con số khả quan, doanh thu và lợi nhuận đều cao hơn so với năm trước đó. Tuy nhiên ở giai đoạn 2013 2014 tình hình hoạt động của công ty vấp phải một số khó khăn do những chuyển biến không tốt của nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng. Mặc dù công ty vẫn có lãi nhưng những chỉ số này trong năm đều sụt giảm so với năm trước. 2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ năm 2012 – 2014: 55 Bảng 2.10: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ năm 2012 – 2014 ĐVT: ngđ CHỈ TIÊU Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. 1.Tiền thu từ bán hàng, cung cấp 68.777.392 84.013.647 62.768.499 dịch vụ và thu nhập khác. 2. tiền chi trả cho người cung cấp (46.592.427) (48.749.567) (38.608.687) hàng hóa và dịch vụ. 3. Tiền chi trả cho người lao động. (16.993.758) (22.227.829) (21.216.669) 4. Tiền chi trả lãi vay. (484.756) (563.192) (378.215) 5. Tiền chi nộp thuế thu nhập (444.954) (567.430) (526.884) doanh nghiệp. 6. Tiền thu từ các hoạt động kinh 1.971.475 4.858.602 10.108.141 doanh. 7. Tiền chi khác cho hoạt động (11.554.923) (14.875.279) (9.093.138) kinh doanh. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt (5.321.951) 1.888.949 3.153.045 động kinh doanh. III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư. 1. Tiền chi để mua sắm, xd TSCĐ 0 (2.856.996) (2.829.623) và TSDH khác. 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng 0 180.050 0 bán TSCĐ và TSDH khác. 3. Tiền chi cho vay, mua các công 2.000.000 (5.500.000) 0 cụ nợ của đơn vị khác. Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) 15.236.255 Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) 22,15 (21.245.148) (30,89) (2.157.140) 4,63 10.140.880 (21,77) (5.234.071) (78.436) 30,80 16,18 1.011.160 184.977 (5,95) (38,16) (122.476) 27,53 40.546 (9,11) 2.887.127 146,45 5.249.539 266,27 (3.320.356) 28,74 5.782.141 (50,04) 7.210.900 (135,49) 1.264.096 (23,75) (2.856.996) 0,00 27.373 0,00 180.050 0,00 (180.050) 0,00 (7.500.000) (375,00) 5.500.000 275,00 56 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 5. Tiền thu từ lãi cho vay, cổ tức và LN được chia. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư. III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính. 1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của CSH. 2. Tiền chi trả vốn góp cho các CSH mua lại CP của DN đã phát hành. 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được. 4. Tiền chi trả nợ gốc vay. 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính. 6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho CSH. Lưu chuyển tiền thuần từ hđ tài chính. Lưu chuyển tiền thuân trong kỳ. Tiền và tương đương tiền đầu kỳ. Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ. Tiền và tương đương tiền cuối kỳ. (2.000.000) 5.500.000 0 7.500.000 (375,00) (5.500.000) 275,00 74.162 61.430 6.311 (12.732) (17,17) (55.119) (74,32) 74.162 (2.615.515) (2.823.312) (2.689.677) (3.626,76) (207.797) (280,19) 0 0 0 0 0,00 0 0,00 0 0 0 0 0,00 0 0,00 5.521.869 9.636.674 7.846.632 4.114.805 74,52 (1.790.042) (32,42) (6.313.982) (10.446.820) 0 0 (1.358.910) 0 27,42 0,00 (4.132.838) 0 83,41 0,00 (4.955.072) 0 (891.974) (746.312) 0 145.662 (16,33) 746.312 (83,67) (365.176) 2.579.379 (2.600.188) 2.944.555 (806,34) (5.179.567) 1.418,38 (5.612.965) 1.852.814 (2.270.455) 7.465.779 (133,01) (4.123.269) 73,46 7.964.602 2.351.637 4.204.452 (5.612.965) (70,47) 1.852.815 23,26 2.351.637 4.204.451 1.933.997 1.852.814 78,79 (2.270.454) (96,55) 57 Qua bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tiền trong 3 năm 2012 - 2014, ta có thể rút ra một vài nhận định sau:  Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh: Năm 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đã có sự đảo chiều từ âm sang dương. Theo đó, dòng tiền thuần trong năm này là 1.888.949 ngđ, tăng hơn 7 ngàn 200 tỉ đồng so với năm 2012. Nguyên nhân là do: Tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 15.236.255 ngđ tương đương 22,15% đẩy tiền thu năm 2013 lên thành con số 84.013.647 ngđ, cao nhất trong 3 năm. Bên cạnh đó là sự tăng lên của tiền thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty ở năm 2013 cũng tăng đến 146,45% tương đương với 2.887.127 ngđ so với năm 2012, cụ thể ở năm 2013 con số này đạt 4.858.602ngđ. Ở các luồng tiền chi ra, năm 2013 chỉ tăng cao nhất là 30,80% ở mục tiền phải trả cho người lao động nghĩa là tăng 5.234.071 ngđ so với năm 2012, làm cho số tiền phải chi cho người lao động ở năm 2013 là 22.227.829 ngđ số tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất cũng chỉ tăng nhẹ 4,63% tương đương 2.157.140 ngđ so với năm 2012. Bên cạnh đó, các khoản tiền chi trả lãi vay, tiền chi cho các hoạt động kinh doanh cũng lần lượt tăng 78.436 ngđ và 3.320.356 ngđ so với năm 2012. Tuy cả tiền ra và tiền vào của hoạt động kinh doanh nhìn chung đều tăng lên nhưng do giá trị luồng tiền vào của doanh nghiệp lớn hơn tiền ra khá nhiều nên lưu chuyển tiền thuần của công ty trong năm 2013 đã đạt giá trị dương. Có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chính sách bán hàng đã tương đối chặt chẽ hơn so với các năm trước. Đến năm 2014, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đã tăng 1.264.096 nghìn đồng so với năm 2013. Trong đó, tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và thu nhập khác của công ty giảm, nhưng do các dòng tiền chi ra của công đã giảm xuống như tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tiền chi trả cho người lao động, chi trả lãi vay, ngoài ra tiền thu của các hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên cũng góp phần làm cho dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tiền thu từ bán hàng, 58 cung cấp dịch vụ và thu nhập khác giảm 21.245.148ngđ tương đương giảm 30,89%. Các khoản mục tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ, tiền chi trả cho người lao động, tiền chi trả lãi vay, tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp giảm lần lượt 10.140.880ngđ, 1.011.160ngđ, 184.977ngđ và 40.546ngđ.  Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Nhìn chung lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của công ty chủ yếu là do dòng tiền chi ra cao hơn nhiều so với dòng tiền thu vào, do đó lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động này thường bị âm. Ở năm 2013, dòng tiền tiền thuần của doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư bị âm 2.689.677ngđ so với năm 2012, làm cho con số này ở năm 2013 là âm 2.615.515ngđ. Nguyên nhân chính là do công ty đã chi đến 2.856.996ngđ vào mua sắm tài sản cố định và tài sản dài hạn khác, cụ thể ở đây trong năm công ty đã hoàn thành và đưa vào sử dụng Trụ sở văn phòng làm việc mới vào tháng 10 năm 2013, bên cạnh đó công ty còn đầu tư thêm máy bơm thủy lực tại trạm trộn bê tông. Ngoài ra công ty cũng chi thêm 3.500.000ngđ ở năm nay để cho vay cũng như mua các công cụ nợ của đơn vị khác, làm cho con số này ở năm 2013 là âm 5.500.000 ngđ. Ngoài ra việc lượng tiền thu từ lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp ở năm 2013 giảm 12.732ngđ tương đương 17,17% so với năm 2012 cũng góp thêm phần làm cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bị âm. Sang năm 2014, dòng tiền thuần của doanh nghiệp từ hoạt động đầu tư lại tiếp tục bị âm với mức 2.823.312ngđ. Nguyên nhân là do ở năm này công ty tiếp tục đầu tư 2.829.623ngđ để mua sắm, xây dựng TSCĐ và TSDH khác. Bên cạnh đó, tiền thu từ lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia của công ty ở năm này chỉ còn lại 6.311ngđ, nghĩa là đã giảm 74,32% so với năm 2013. Công ty nên đầu tư nhiều sự chú ý hơn cho việc dòng tiền từ hoạt động đầu tư khi mà dòng tiền thuần từ hoạt động này đã bị âm liên tiếp 2 năm và chưa có dấu hiệu dừng lại, về lâu dài khả năng cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của công ty. 59  Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính: Năm 2013, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp đã được cải thiện rõ rệt so với năm 2012, lên đến 2.579.379ngđ, nghĩa là đã tăng lên đến 2.944.555ngđ so với năm 2012. Để đạt được điều này, tiền vay ngắn hạn và nợ dài hạn nhận được của công ty trong năm 2013 đã tăng lên 4.114.805ngđ tương đương 74,52% so với năm 2012, làm cho con số này ở năm 2013 là 9.636.674ngđ. Ở năm này tiền chi trả cổ tức của công ty cũng giảm 145.662ngđ so với năm 2012 xuống chỉ còn 746.312ngđ. Mặc tiền chi trả nợ gốc vay của công ty ở năm này cũng tăng lên 1.358.910ngđ nhưng nhờ dòng tiền đi vào trong doanh nghiệp ở hoạt động khác tăng mạnh hơn về mặt giá trị nên đã làm cho lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp đạt giá trị dương ở 2013. Sang năm 2014, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty đã bị suy giảm rõ rệt so với năm 2013, với con số âm 2.600.188ngđ. Nghĩa là giảm 5.179.567ngđ so với năm 2013. Nguyên nhân là do ở năm này công ty đã chi tiền ra để chi trả bớt nợ gốc và vay của năm 2013 thêm vào đó là số tiền nhận được từ việc đi vay của công ty nhận được đã bị giảm sút so với năm 2013. Cụ thể, ở năm nay công ty đã phải bỏ ra 4.132.838 nghìn đồng để chi trả nợ gốc vay, thêm vào đó tiền vay ngắn hạn và dài hạn và dài hạn công ty nhận được năm 2014 chỉ còn 7.846.632ngđ, tương đương giảm 1.790.042ngđ đã làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính của công ty trong năm bị âm. Tóm lại hoạt động của công ty trong 3 năm 2012-2014 đều khá hiệu quả, dòng tiền của công ty tất cả các năm đều dương. Tuy nhiên năm 2013 lưu chuyển tiền thuần của công ty đạt cao nhất trong 3 năm đạt mức 4.204.451ngđ tăng 1.853.814 ngđ so với năm 2012 tương đương tăng 78,79%, đến năm 2014 dòng tiền thuần của công ty giảm mạnh so với năm 2013, giảm với giá trị 2.270.455ngđ khoản giảm này là từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính tác động đến, cụ thể là bởi vì năm 2014 công ty đã tiến hành chi trả nợ gốc vay tăng cao so với năm 2013. Do đó dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính ảnh hưởng không nhỏ đến dòng 60 tiền thuần của công ty qua 3 năm. Nhìn chung trong 3 năm thì lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư là số âm, điều này cho thấy được là hoạt động đầu tư của công ty công ty tiến hành chi nhiều hơn thu cụ thể là trong 2 năm 2013 và 2014 công ty đã tiến hành chi mạnh tay cho khoản đầu tư TSCĐ. Qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể biết được dòng tiền thuần của công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. 2.2.4. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp thông qua tỷ suất đầu tư tài sản, tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ: 2.2.4.1. Tỷ suất đầu tư tài sản: Bảng 2.11: Phân tích tỷ suất đầu tư tài sản từ năm 2012 – 2014 CHỈ TIÊU 1. TSNH 2. TSDH 3. Tổng tài sản 4. T.suất đầu tư TSNH 5. T.suất đầu tư TSDH ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngđ Ngđ 43.313.368 5.692.510 43.220.871 6.266.495 43.199.979 8.186.689 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) (92.497) (0,21) 573.985 10,08 Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) (20.892) (0,05) 1.920.194 30,64 Ngđ 49.005.878 49.487.366 51.386.668 481.488 0,98 1.899.302 3,84 % 88,38 87,34 84,07 (1,05) (1,18) (3,27) (3,74) % 11,62 12,66 15,93 1,05 9,01 3,27 25,81 61 100 90 88,38 87,34 84,07 80 Tỷ suất đầu tư TSNH 70 60 Tỷ suất đầu tư TSDH 50 40 30 20 11,62 12,66 15,93 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 10 0 Biểu đồ 2.1: Biểu diễn sự biến động tỷ suất đầu tư tài sản Qua bảng 2.11 và biểu đồ 2. ta thấy: Ở năm 2012, Tỷ suất đầu tư TSNH của công ty là 88,38% cao hơn nhiều so với tỷ suất đầu tư TSDH là 11,62%. Sang năm 2013, công ty đầu tư nhiều hơn vào tài sản dài hạn, với việc tỉ trọng của nó đã tăng lên 12,66% đạt 6.266.495ngđ về mặt giá trị, TSDH đã đạt tốc độ tăng lên đến 10,08%. Tuy nhiên, TSNH của công ty đã giảm xuống 0,21%, đạt mức 43.220.871ngđ. Sở dĩ trong năm này TSDH tăng là do công ty đã mua thêm các máy móc thiết bị phục vụ cho trạm bê tông,máy bơm thủy lực, máy biến áp, xe trộn bê tông… Tiếp tục xu hướng giảm tỷ suất đầu tư TSNH và tăng tỷ suất đầu tư TSDH trong năm 2013, năm 2014 tỷ suất đầu tư TSNH giảm còn 87,34% và tỷ suất đầu tư TSDH tăng lên 12,66%. Trong năm này TSDH của công ty tăng 30,64% là do công ty tiếp tục đầu tư thêm một số máy móc thiết bị. Có thế dễ dàng nhận thấy công ty có sự đầu tư nhiều hơn trong khoản mục tài sản ngắn hạn. Tài sản dài hạn không được đầu tư nhiều một phần do đặc điểm 62 hoạt động của công ty chủ yếu là thi công xây lắp, khác với các doanh nghiệp chuyên sản xuất cần nhiều tài nhiều tài sản cố định như máy móc thiết bị, công ty cần đầu tư nhiều hơn vào vật liệu xây dựng và các tài sản lưu động khác phục vụ cho công việc. Mặc dù vậy, sự gia tăng của tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn trong những năm gần đây là dấu hiệu cho thấy công ty đang cố gắng cải tiến chất lượng của trang thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công việc trong hoàn cảnh nguồn vốn huy động vẫn còn hạn chế. 2.2.4.2. Tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ: Bảng 2.12: Phân tích tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ từ năm 2012 – 2014 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngđ Ngđ 38.060.825 10.945.053 38.673.315 10.844.051 40.449.154 612.490 10.937.514 (101.002) Ngđ 49.005.878 49.487.366 51.386.668 % 77,67 78,15 % 22,33 21,91 1. NPT 2. VCSH 3.Tổng nguồn vốn 4. Hệ số nợ 5. Hệ số tự tài trợ Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) 1,61 (0,92) 1.775.839 93.463 4,59 0,86 481.488 0,98 1.899.302 3,84 78,72 0,48 0,62 0,57 0,73 21,28 (0,42) (1,89) (0,63) (2,87) Biểu đồ 2.2: Biểu diễn sự biến động của tỷ số nợ và tỷ số tự tài trợ 63 Qua bảng 2.12 và biểu đồ 2.2 ta thấy: Năm 2012, hệ số nợ là 77,67% và hệ số tự tài trợ là 22,33%. Sang năm 2013, hệ số nợ là 78,15% và hệ số tự tài trợ là 21,91%. Có sự chuyển biến này trong cơ cấu tài chính của công ty là do nợ phải trả của công ty tăng lên còn vốn chủ sở hữu thì giảm xuống, với việc nợ phải trả tăng 1,61% và vốn chủ sở hữu giảm 0,92%. Đến năm 2014, cơ cấu tài chính của công ty tiếp tục xu hướng tương tự như năm 2013, hệ số nợ và hệ số tự tài trợ của công ty là 21,28% và 78,72%. Tuy vậy, xét về mặt giá trị, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty đều tăng. So với năm 2013, vốn chủ sở hữu của công ty tăng 0,86% và nợ phải trả tăng 4,59%. Nhìn chung không có nhiều thay đổi trong cơ cấu tài chính của công ty qua 3 năm mặc dù tổng nguồn vốn vẫn duy trì đà tăng trưởng qua các năm. Có thể dễ dàng nhận thấy nợ phải trả chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của công ty, cũng có nghĩa tài sản của doanh nghiệp phần nhiều được hình thành từ nguồn nợ vay. Mặt khác, xét trong mặt bằng chung của cả ngành xây dựng trong 3 năm với tỷ số nợ trung bình đạt 73,6% thì cơ cấu tài chính của công ty vẫn cao hơn so với mặt bằng chung của ngành xây dựng là 57% do đó công ty cũng nên xem xét về việc điều chỉnh cơ cấu tài chính để có được chi phí sử dụng vốn hợp lý nhất. 2.2.5. Phân tích tình hình công nợ: 2.2.5.1. Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn: Bảng 2.13: Phân tích các khoản phải thu ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 Đvt: ngđ Các khoản phải thu ngắn hạn 1.Phải thu khách hàng 2. Trả trước cho người bán 3. Các khoản phải thu khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) 13.664.178 13.637.855 17.759.554 (26.323) 1.880.257 3.925.848 4.425.643 6.418.298 10.738.430 10.516.768 4.320.132 (491.439) (352.701) (213.962) 138.738 Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) (0,19) 4.121.699 30,22 2.045.592 108,79 499.795 12,73 67,31 (221.662) (2,06) (28,2) 138.739 (39,3) 64 TỔNG 21.471.294 27.949.432 32.488.003 6.478.139 30,17 4.538.571 16,24 Biểu đồ 2.3: Biểu diễn sự biến động của các khoản phải thu ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 Qua bảng 2.13 ta thấy: Các khoản phải thu ngắn hạn đều tăng qua 3 năm. Năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn đạt 27.949.432 nghìn đồng tương đương với tăng 30,17% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự tăng mạnh của 2 khoản mục trả trước cho người bán và các khoản phải thu khác. Trong đó, trả trước cho người bán tăng 108,79% tương đương tăng 2.045.592 nghìn đồng, khoản phải thu khác cũng tăng đến 67,31% tương đương tăng 4.320.132 nghìn đồng so với năm 2012. Sang năm 2014, tuy các khoản phải thu khác của công ty giảm 2,06 so với năm 2013, tuy nhiên với sự tăng lên của phải thu khách hàng và trả trước cho người bán đã làm cho khoản phải thu ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng lên 4.538.571 nghìn đồng tương đương tăng 16,24% so với năm 2013. Đi vào chi tiết, phải trả khách hàng tăng mạnh nhất với năm 2014 tăng 30,22% so với năm 2013, tương đương với tăng 4.121.699 nghìn đồng, bên cạnh đó, trả trước cho người bán cũng tăng 499.795 nghìn đồng tương đương tăng 12,73%. 65 Như vậy, qua bảng phân tích trên có thể thấy qua 3 năm công ty cho khách hàng chiếm dụng vốn khá nhiều và có xu hướng ngày càng tăng. 2.2.5.2. Phân tích các khoản nợ phải trả: Bảng 2.14: Phân tích các khoản nợ phải trả từ năm 2012 – 2014 Đvt: ngđ Các khoản nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 2. Phải trả người bán ngắn hạn 3. Người mua trả tiền trước 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 5. Phải trả người lao động 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 8. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 9. Phải trả dài hạn người bán 10. Vay và nợ dài hạn TỔNG Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 961.674 3.584.694 2.960.947 2.623.020 272,76 (623.747) (17,40) 15.022.925 13.920.138 16.871.949 (1.102.787) (7,34) 2.951.811 21,21 16.424.565 10.899.965 7.149.359 (5.524.600) (33,64) (3.750.606) (34,41) 1.590.993 1.653.075 853.222 62.083 3,90 (799.853) (48,39) 465.398 634.883 780.879 169.485 36,42 145.997 23,00 2.774.483 6.411.223 7.997.496 3.636.740 131,08 1.586.274 24,74 748.114 1.533.883 2.408.796 785.769 105,03 874.913 57,04 72.670 35.452 18.963 (37.218) (51,21) (16.489) (46,51) 0 0 422.543 0 0,00 422.543 100,00 0 0 985.000 0 0,00 985.000 100,00 38.060.825 38.673.312 40.449.154 612.488 1,61 1.775.842 4,59 + (-) (%) + (-) (%) 66 Biểu đồ 2.4: Biểu diễn sự biến động của các khoản nợ phải trả Qua bảng 2.14 và biểu đồ 2.4 về sự biến động của của các khoản nợ phải trả của công ty trong 3 năm 2012-2014 ta thấy: Nợ phải trả của công ty tăng dần qua các năm. Năm 2013, nợ phải trả của công ty là 38.673.312 nghìn đồng, tăng nhẹ 1,61% so với năm 2012. Tuy nhiều khoản mục trong nợ phải trả của công ty như vay và nợ ngắn hạn, và chi phí phải trả của công ty đều tăng khá mạnh trong năm 2013, mỗi khoản mục tăng lần lượt 2.623.020 nghìn đồng và 3.636.740 nghìn đồng, nhưng việc giảm giá trị của các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn như phải trả người bán ngắn hạn và người mua trả tiền trước đã khiến cho nợ phải trả của công ty giảm bớt mức tăng trong năm này. Cụ thể, phải trả người bán năm 2013 đã giảm 1.102.787 nghìn đồng, còn người mua trả tiền trước đã giảm đến 5.524.600 nghìn đồng, ảnh hưởng mạnh đến các khoản nợ phải trả của công ty. Sang năm 2014, nợ phải trả của công ty tiếp tục tăng nhẹ 4,59% đạt mức 40.449.154 nghìn đồng. Tốc độ tăng năm 2014 tăng so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở phải trả người bán ngắn hạn, chi phí phải trả và các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. Cụ thể, phải trả người bán ngắn hạn trong năm này tăng 67 21,21%, đạt mức 16.871.949 nghìn đồng, chi phí phải trả tăng 24,74%, tương đương tăng 1.586.274 nghìn đồng. Bên cạnh đó, trong năm nay, công ty đã bổ sung thêm vốn bằng cách chiếm dụng vốn khách hàng từ nguồn phải trả dài hạn người bán đạt mức 422.543 nghìn đồng và vay và nợ dài hạn đạt mức 985.000 nghìn đồng. Ngoài ra, người mua trả tiền trước của năm này giảm 3.750.606 nghìn đồng, thuế và các khoản phải nộp nhà nước khác cũng giảm 799.853 nghìn đồng đã góp phần kìm hãm sự gia tăng của nợ phải trả, nguồn hình thành vốn chính của công ty. Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy được, nợ phải trả, nguồn hình thành vốn chính của công ty đều có xu hướng tăng qua các năm với biên độ tăng ngày càng lớn. Ở giai đoạn năm 2014, công ty đã làm tăng nguồn vốn kinh doanh bằng cách chiếm dụng vốn dài hạn của khách hàng và vay dài hạn, điều này cho thấy, công ty bắt đầu có những dự án, công trình kế hoạch cần bổ sung vốn dài hạn. 2.2.5.3. Phân tích tỷ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả: Bảng 2.15: Phân tích các KPThu trên các KPTrả ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Các KPThu 2.Các KPTrả 3. Tỷ số phải thu trên phải trả Ngđ 21.471.294 27.949.433 32.488.003 6.478.139 30,17 4.538.570 16,24 Ngđ 38.060.825 38.676.315 40.449.154 615.490 1,62 1.772.839 4,58 56,41 72,26 80,32 15,85 28,10 8,05 11,14 % 68 Biểu đồ 2.5: Sự biến động của tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả. Công tác quản trị công nợ của công ty được thể hiện rõ nét qua chỉ tiêu chỉ số các khoản phải thu trên các khoản phải trả. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ công ty bị chiếm dụng càng nhiều và ngược lại. Qua bảng 2.15 và biểu đồ 2.5 thì ta có thể nhận xét rằng các khoản phải trả và phải thu đang có chiều hướng tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2012, chỉ số này chỉ là 56,41%, có nghĩa cứ 100 đồng vốn công ty đi chiếm dụng thì bị chiếm dụng lại 56,41 đồng vốn, năm 2013, chỉ số này tăng lên 72,26% và năm 2014 là 80,32%. Từ phân tích trên ta có thể rút ra kết luận rằng tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả của công ty ngày càng tăng cao tốc độ tăng trưởng của khoản phải thu cao hơn rất nhiều lần tốc độ tăng trưởng của khoản phải trả qua các năm. Do đó công ty cần nâng cao công tác thu hồi nợ để gia tăng hiệu quả kinh doanh tránh tình trạng để vốn bị chiếm dụng quá nhiều. 2.2.6. Phân tích khả năng thanh toán: 2.2.6.1. Phân tích khả năng thanh toán tổng quát: Bảng 2.16: Phân tích khả năng thanh toán tổng quát từ năm 2012 – 2014 69 Chỉ tiêu 1.Tổng tài sản 2.NPT 3. Khả năng thanh toán tổng quát Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngđ 49.005.878 49.487.366 51.386.668 481.488 0,98 1.899.302 3,84 Ngđ 38.060.824 38.673.314 40.449.154 612.490 1,61 1.775.840 4,59 Lần 1,29 1,28 1,27 (0,01) (0,62) (0,01) (0,72) Biểu đồ 2.6: Biểu diễn sự biến động của khả năng thanh toán tổng quát Qua bảng 2.16 và biểu đồ 2.6 ta thấy: Khả năng thanh toán tổng quát của công ty luôn lớn hơn 1 và đang có xu hướng giảm dần theo các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của tổng tài sản không theo kịp tốc độ gia tăng của nợ phải trả. Cụ thể, khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2012 là 1,29 tương đương cứ 1 đồng nợ phải trả của công ty 70 sẽ được đảm bảo bằng 1,29 đồng tài sản. Năm 2013 và 2014, con số này lần lượt tăng mỗi năm 0,01 đạt mức 1,28 ở năm 2013 và 1,27 ở năm 2014. Như vậy, có thể thấy công ty hoàn toàn đủ năng lực thanh toán các khoản nợ và có tình hình tài chính tương đối lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Bên cạnh đó, so với chỉ số thanh toán hiện hành của ngành xây dựng là 1,2 thì khả năng thanh toán của công ty là vượt quá mức mong đợi và có khả năng tạo uy tín trong các hoạt động tín dụng. 2.2.6.2. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Bảng 2.17: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. TSNH 2. NNH 3. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Ngđ Ngđ 43.313.368 38.060.825 43.220.871 38.673.315 43.199.979 39.041.611 Lần 1,14 1,12 1,11 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) (92.497) (0,21) 612.490 1,61 (0,02) (1,79) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) (20.892) (0,05) 368.296 0,95 (0,01) Biểu đồ 2.7: Biểu diễn sự biến động của khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Qua bảng 2.17 và biểu đồ 2.7 ta có thể thấy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty đều lớn hơn 1 và có xu hướng giảm qua 3 năm. Ở năm 2012, tỉ số (0,99) 71 này lên đến 1,14 tuy nhiên ở năm 2013 chỉ còn lại 1,12. Sự giảm sút về tỉ số thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là do tài sản ngắn hạn của công ty giảm trong khi nợ ngắn hạn lại tăng. Cụ thể nợ ngắn hạn của công ty tăng 612.490 nghìn đông, tài sản ngắn hạn của công ty giảm 92.497 nghìn đồng. Sang năm 2014 chỉ số này tiếp tục giảm xuống còn 1,11. Đồng nghĩa với việc cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bằng 1,11 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của sự gia tăng chỉ số này ở năm 2014 tương tự như năm 2013, do nợ ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng lên còn tài sản ngắn hạn thì giảm bớt. Như vậy, nhìn chung khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều lớn hơn 1, bên cạnh đó, chỉ số này của công ty cao hơn chỉ số trung bình của ngành xây dựng. Cho thấy công ty đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và tình hình tài chính tương đối khả quan. 2.2.6.3. Phân tích khả năng thanh toán nhanh: Bảng 2.18: Phân tích khả năng thanh toán nhanh từ năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.TSNH 2. HTK 3. NNH 4. Khả năng thanh toán nhanh Ngđ Ngđ Ngđ 43.313.368 16.671.954 28.060.825 43.220.871 11.981.393 38.673.314 Lần 0,95 0,81 Chênh lệch 2013/2012 Chênh lệch 2014/2013 43.199.979 7.347.719 39.041.611 + (-) (92.497) (4.690.561) 10.612.489 (%) (0,21) (28,13) 37,82 + (-) (20.892) (4.633.674) 368.297 (%) (0,05) (38,67) 0,95 0,92 (0,14) (14,92) 0,11 13,68 72 Biểu đồ 2.8: Biểu diễn sự biến động của khả năng thanh toán nhanh Qua bảng 2.18 và biểu đồ 2.8, ta có thể thấy: tỷ số biểu thị khả năng thanh toán nhanh của công ty trong 3 năm tương đối không ổn định. Ở năm 2012, khả năng thanh toán nhanh của công ty là 0,95, sang đến năm 2013, con số này đã giảm 14,92%, đạt mức 0,81. Nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo bằng 0,81 đồng tài sản để đảm bảo khi phát sinh nhu cầu hoàn trả vốn nợ. Sang năm 2013, con số này lại tăng lên 0,92 tương đương với tăng 13,68%. Nhìn chung việc khả năng thanh toán giảm không phải là dấu hiệu tốt cho tài chính của công ty. Mặc dù vậy, với mức khả năng thanh toán nhanh luôn nằm trên mốc 0,5 lần đã chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán tương đối tốt, đủ sức thanh toán các khoản nợ đến hạn và duy trì an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2.7. Phân tích tỷ số hoạt động: 2.2.7.1. Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho: 73 Bảng 2.19: Phân tích tình hình sử dụng hàng tồn kho từ năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu 1. GVHB 2.HTKbq 3.Số vòng quay HTK 4. Kỳ luân chuyển HTK ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) 15.180.285 23,77 (4.690.561) (28,13) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (19.653.820) (4.633.674) (%) (24,87) (38,67) Ngđ Ngđ 63.858.205 16.671.954 79.038.490 11.981.393 59.384.670 7.347.719 Vòng 3,83 6,60 8,08 2,77 72,23 1,49 22,52 Ngày 95 55 45 (40) (41,94) (10) (18,38) Biểu đồ 2.9: Biểu diễn tình hình sử dụng hàng tồn kho Qua bảng 2.19 và biểu đồ 2.9 ta có thể thấy: Nhìn chung vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm, trong khi đó kỳ luân chuyển hàng tồn kho thì lại giảm dần. 74 Năm 2012, số vòng quay hàng tôn kho là 3,38 vòng, trong khi đó kỳ luân chuyển hàng tôn kho là 95 ngày. Năm 2013, số vòng quay hàng tôn kho tăng 72,23% đạt mức 6,6 vòng trong một năm và số ngày của một kỳ giảm 41,94% đạt mức 55 ngày 1 vòng. Sang năm 2013, số vòng quay hàng tồn kho tiếp tục tăng 22,52% và đạt mức 8,08 vòng/năm. Cùng với sự gia tăng của vòng quay hàng tồn kho là sự sụt giảm của kỳ luân chuyển. Theo đó số ngày cần cho một vòng quay hàng tồn kho đã giảm xuống chỉ còn 45 ngày, tương đương giảm 18,38%. HTK của công ty chủ yếu là các công trình xây dựng chưa hoàn thành nên được xếp vào sản phẩm dở dang. Vì thế không lạ khi chỉ tiêu số vòng quay HTK luôn ở mức thấp so với các ngành khác. Tốc độ gia tăng của vòng quay hàng tồn kho cho thấy công ty đã nhu cầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ của công ty đang ngày càng được gia tăng, là một tín hiệu tốt. 2.2.7.2. Phân tích tình hình luân chuyển khoản các khoản phải thu Bảng 2.20: Phân tích tình hình luân chuyển các KPThu từ năm 2012 – 2014 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. DT&TN khác 2. Phải thu bình quân 3. Số vòng quay các KPThu 4. Kỳ luân chuyển KPThu Ngđ 69.773.414 85.762.536 64.949.313 15.989.122 Ngđ 27.949.432 21.471.293 18.084.104 Vòng 2,50 3,99 Ngày 146 91 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) 22,92 (20.813.223) (24,27) (6.478.139) (23,18) (3.387.189) (15,78) 3,59 1,50 60,00 (0,40) (10,08) 102 (55) (37,50) 10 11,21 75 Biểu đồ 2.10: Biểu diễn tình hình luân chuyển khoản phải thu Qua bảng 2.20 và biểu đồ 2.10 ta có thể thấy: số vòng quay các khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng trong 3 năm nhưng không ổn định qua các năm. Cụ thể: Năm 2012, số vòng quay khoản phải thu của công ty là 2,5 vòng, tương đương với 146 ngày của mỗi kỳ thu tiền bình quân. Sang năm 2013, số vòng quay khoản phải thu tăng lên 3,99 ngày tương đương 60% làm cho số ngày trong kỳ thu tiền bình quân trong năm này giảm xuống chỉ còn 91 ngày. Điều này cho thấy công ty đang hạn chế bớt việc bị khách hàng chiếm dụng vốn. Sang năm 2013, số vòng quay khoản phải thu của công ty tăng 10,08% đạt mức 3,59 vòng. Bên cạnh đó, số ngày trong mỗi kỳ thu tiền tăng 11,21% đạt mức 102 ngày. Tuy ở năm này, số vòng quay khoản phải thu của công ty có tăng nhẹ nhưng nhìn chung thì tỉ số này của công ty đã giảm tương đối sau 3 năm. Điều này cho thấy công ty đã có những chính sách nhằm hạn chế bớt việc bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, đối với khoản mục phải thu khách hàng, vì doanh thu chính của công ty đến từ hoạt động xây dựng nên trong hợp đồng thường quy định làm đến đâu thanh toán đến đó. Vậy nên một công trình thường thanh toán thành 3 hay 4 lần. 76 Căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành, bên kỹ thuật và chủ đầu tư nghiệm thu thực tế ngoài công trình, bộ phận kỹ thuật làm hồ sơ thanh toán làm căn cứ thu tiền của chủ đầu tư. Sau khi chủ đầu tư đồng ý ký hồ sơ thanh toán kế toán mới căn cứ giá trị xuất hóa đơn và thu tiền khách hàng. Như vậy, số vòng quay các khoản phải thu tăng một phần do nhiều công trình đã được đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả hoạt động của công ty đã được cải thiện rõ rệt. 2.2.7.3. Phân tích tình hình luân chuyển vốn ngắn hạn: Bảng 2.21: Phân tích hiệu suất luân chuyển vốn ngắn hạn từ năm 2012 – 2014 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 1.DT&TN khác 2.Vốn ngắn hạn bình quân 3.Số vòng quay VNH 4.Kỳ luân chuyển VNH Ngđ 69.773.414 85.762.536 64.949.313 15.989.122 22,92 (20.813.223) (24,27) Ngđ 43.313.368 43.220.870 43.199.979 (92.498) (0,21) (20.891) (0,05) Vòng 1,61 1,98 1,50 0,37 23,18 (0,48) (24,23) Ngày 227 184 243 (43) (18,82) 59 31,98 77 Biểu đồ 2.11: Biểu diễn tình hình luân chuyển vốn ngắn hạn Qua bảng 2.21 và biểu đồ 2.11 ta nhận thấy: Năm 2012, bình quân 1 đồng vốn ngắn hạn đưa vào kinh doanh tạo ra được 1,61 đồng doanh thu và thu nhập, số ngày luân chuyển vốn ngắn hạn bình quân là 227 ngày. Đến năm 2013, bình quân 1 đồng vốn ngắn hạn công ty bỏ vào kinhdoanh thì thu được 1,98 đồng doanh thu và thu nhập. So với năm 2012, hiệu suất luân chuyển vốn ngắn hạn đã tăng 23,18% tương ứng tăng 0,37 vòng, kèm theo đó là kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn bình quân cũng giảm 18,82% tức giảm 43 ngày. Chứng tỏ trong năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của công ty được cải thiện và có kết quả tốt hơn năm 2012. Năm 2014, hiệu suất luân chuyển vốn ngắn hạn giảm 24,23% tương ứng giảm 0,48 vòng so với năm 2013. Nguyên nhân khiến cho hiệu suất giảm chính là sự sụt giảm 24,27% của doanh thu và thu nhập khác. 78 Như vậy, so với mặt bằng chung của ngành trong 3 năm có hiệu suất là 0,82 vòng, 0,81 vòng và 0,91 vòng thì kết quả công ty đạt được vẫn nằm ở mức khá tốt. Mặc dù vậy, công ty vẫn cần cải thiện hơn nữa hiệu suất dùng vốn ngắn hạn trong tương lai. 2.2.7.4. Phân tích tình hình luân chuyển vốn dài hạn: Bảng 2.22: Phân tích hiệu suất sử dụng vốn dài hạn từ năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu ĐVT 1.DT&T Ngđ N khác 2. Vốn dài hạn Ngđ bình quân 3.Số vòng quay Vòng VDH 4.Kỳ luân chuyển Ngày VDH Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 69.773.414 85.762.536 64.949.313 15.989.122 22,92 (20.813.223) (24,27) 5.692.510 6.266.495 8.186.689 573.985 10,08 1.920.194 30,64 12,26 13,69 7,93 1,43 11,66 (5,75) (42,03) 30 27 46 (3) (10,44) 19 72,51 Biểu đồ 2.12: Biểu diễn tình hình luân chuyển vốn dài hạn Qua bảng 2.22 và biểu đồ 2.12 ta thấy: 79 Năm 2012, hiệu suất sử dụng vốn dài hạn của công ty đạt 12,26 vòng, nghĩa là cứ 1 đồng vốn dài hạn đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 12,26 đồng doanh thu và thu nhập. Cùng với đó, số ngày luân chuyển bình quân trong năm này cũng đạt 30 ngày. Sang năm 2013, hiệu suất sử dụng vốn dài hạn tăng 11,66% lên 13,69 vòng, làm cho số ngày luân chuyển bình quân giảm 10,44% đạt 27 ngày. Trái với năm 2013, vào năm 2014, số vòng quay tài sản dài hạn giảm 42,03%. Như vậy, thay vì cứ 1 đồng tài sản dài hạn đưa vào kinh doanh thì tạo 13,69 đồng như năm 2013, thì nay công ty chỉ tạo được 7,93 đồng. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là sự sụt giảm của doanh thu và thu nhập với mức giảm 24,27% tương đương giảm 20.813.223 nghìn đồng. Việc sụt giảm của hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn không phải là một dấu hiệu tốt cho công ty. Qua đó có thể thấy hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của công ty chưa cao một phần vì công tác quản lý chưa hoàn thiện, công ty vẫn chưa khai thác được tối đa giá trị của tài sản cố định. 2.2.8. Phân tích tỷ số sinh lời: 2.2.8.1. Phân tích tỷ số sinh lời trên doanh thu và thu nhập: Bảng 2.23: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên DT&TN từ năm 2012 – 2014 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 1. DT&TN khác 2. LNTT Ngđ 69.773.414 85.762.536 64.949.313 15.989.122 22,92 (20.813.223) (24,27) Ngđ 866.098 1.395.509 1.246.369 529.411 61,13 (149.140) (10,69) 3. LNST 4. Tỷ suất LNTT/DT& TN 5. Tỷ suất LNST/DT& TN Ngđ 626.639 1.019.000 913.729 392.361 62,61 (105.271) (10,33) % 1,24 1,63 1,92 0,39 31,09 0,29 17,93 % 0,90 1,19 1,41 0,29 32,30 0,22 18,40 80 Biểu đồ 2.13: Biểu diễn sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận Năm 2012, tỉ suất LNTT/DT&TN là 1,24% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì có 1,24 đồng là LNTT. Tỷ suất LNST/DT&TN là 0,9% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập khác thu được thì có 0,9 đồng là lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2013, tỷ suất LNTT/DT&TN tăng 31,09% đạt 1,92%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế cao hơn tốc độ tăng của doanh thu và thu nhập. Theo đó, lợi nhuận trước thuế tăng 15.989.122 nghìn đồng trong khi doanh thu và thu nhập khác chỉ tăng 529.411 nghìn đồng. Tiếp tục xu hướng của năm 2013, năm 2014 tỷ suất LNTT/DT&TN tăng 17,93% đạt mức 1,92% trong năm này. Nguyên nhân là doanh thu và thu nhập giảm nhiều hơn so với lợi nhuận trước thuế. Cụ thể doanh thu giảm 20.813.223 nghìn đồng trong khi lợi nhuận giảm 149.140 nghìn đồng. Tỷ suất LNST/DT&TN cũng tăng 18,4% đạt mức 1,41% trong năm này từ những con số công ty đạt được là ngoài sức mong đợi, cho thấy công ty đã rất nỗ lực nhằm duy trì hoạt động kinh doanh có lãi. 81 2.2.8.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Bảng 2.24: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản từ năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu 1. Tổng TSbq 2. LNTT 3. LNST 4. LNTT/ Tài sản 5.LNST/Tà i sản Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngđ 49.005.878 49.487.366 51.386.668 481.488 0,98 1.899.302 3,84 Ngđ 866.098 1.395.509 1.246.369 529.411 61,13 (149.140) (10,69) Ngđ 626.639 1.019.000 913.729 392.361 62,61 (105.271) (10,33) % 1,77 2,82 2,43 1,05 59,56 (0,39) (13,99) % 1,28 2,06 1,78 0,78 61,03 (0,28) (13,65) Biểu đồ 2.14: Biểu diễn sự thay đổi của lợi nhuận trên tổng tài sản. Dựa vào bảng 2.24 và biểu đồ 2.14 ta thấy: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản của năm 2012 là 1,77% tương đương cứ 100 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh thù công ty thu được 1,77 đồng lợi nhuận trước thuế, tương tư với chỉ số lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản 82 của năm này là 1,28% thì 100 đồng tài sản đưa vào kinh doanh ta thu được 1,28 đồng lợi nhuận sau thuế. Sang năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản của công ty tăng 59,56% đạt mức 2,82%. Cùng lúc đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cũng tăng 61,03% đạt mức 2,06%. Sự gia tăng này là kết quả của sự tăng lên của 2 khoản mục lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế nhiều hơn với mức tăng của tổng tài sản. Cụ thể, trong năm 2013 tổng tài sản của công ty chỉ tăng 0,98% trong khi lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt tăng 61,13% và 62,61%. Năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản của công ty giảm 13,99% đạt mức 2,43%, kéo theo đó là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản cũng giảm 13,65% đạt mức 1,78%. Nguyên nhân là do ở năm này, tổng tài sản của công ty vẫn tiếp tục tăng lên 1.899.302 nghìn đồng trong khi lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty giảm lần lượt 149.140 nghìn đồng và 105.271 nghìn đồng. 2.2.8.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ngắn hạn Bảng 2.25: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên TSNH từ năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu 1. Vốn ngắn hạn BQ 2. LNTT 3. LNST 4. Tỷ suất LNTT/V NH 5. Tỷ suất LNST/V NH Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngđ 43.313.368 43.220.870 43.199.979 (92.498) (0,21) (20.891) (0,05) Ngđ Ngđ 866.098 1.395.509 1.246.369 529.411 61,13 (149.140) (10,69) 626.639 1.019.000 913.729 392.361 62,61 (105.271) (10,33) % 2,00 3,23 2,89 1,23 61,47 (0,34) (10,64) % 1,45 2,36 2,12 0,91 62,96 (0,24) (10,29) 83 Biểu đồ 2.15: Biểu diễn sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận/TSNH Qua bảng 2.25 và biểu đồ 2.15 ta có thể thấy: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn ngắn hạn và tỷ suất LNST trên vốn ngắn hạn của công ty tăng trong giai đoạn 2012-2013 và giảm xuống trong giai đoạn 2013-2014. Cụ thể: Năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn ngắn hạn tăng 61,47% đạt mức 3,32, kéo theo đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn ngắn hạn của tăng 62,96% đạt mức 2,36. Hai con số này ở năm 2012 lần lượt là 2% và 1,45%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do vốn ngắn hạn của công ty giảm trong khi các khoản mục lợi nhuận lại tăng lên. Cụ thể lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty tăng lên 529.411 nghìn đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 392.361 nghìn đồng trong khi vốn ngắn hạn của công ty trong năm này giảm 92.498 nghìn đồng. Sang năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn ngắn hạn giảm 10,64% đạt mức 2,89%, trong khi đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn ngắn hạn cũng giảm 10,29% đạt mức 2,12%. Điều này đồng nghĩa với việc cứ 100 đồng vốn ngắn hạn đưa vào kinh doanh thu công ty thu được 2,89 đồng lợi nhuận trước thuế và 2,12 đồng lợi nhuận sau thuế. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty năm này lần lượt giảm 10,69% và 10,33% Qua đó ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn của công ty cũng giảm khi công ty cắt giảm bớt vốn ngắn hạn, công ty cần thận trong hơn trong việc việc chuyển dịch cơ cấu vốn sang vốn dài hạn. 84 2.2.8.4. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn: Bảng 2.26: Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản dài hạn từ năm 2012 – 2014 Chỉ tiêu 1. Vốn DH bq 2. LNTT 3. LNST 4. Tỷ suất LNTT/VDH 5. Tỷ suất LNST/ VDH Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Ngđ 5.692.510 6.266.495 8.186.689 573.985 10,08 1.920.194 30,64 Ngđ 866.098 1.395.509 1.246.369 529.411 61,13 (149.140) (10,69) Ngđ 626.639 1.019.000 913.729 392.361 62,61 (626.639) (10,33) % 15,21 22,27 15,22 7,05 46,37 (7,05) (31,64) % 11,01 16,26 11,16 5,25 47,72 (11,47) (31,36) Biểu đồ 2.16: Biểu diễn sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên vốn dài hạn Qua bảng 2.26 và biểu đồ 2.16 ta có thể thấy: tỷ suất LNTT và sau thuế trên TSDH của công ty tăng trong giai đoạn 2012-2013 và giảm trong giai đoạn 20132014. Cụ thể: Ở năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản dài hạn của công ty tăng 46,37% đạt mức 22,27%. Bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản dài hạn của công ty cũng tăng 47,74% đạt mức 16,26%. Ở năm 2012 các con số này lần lượt là 15,21% và 11,01%. Nguyên nhân là do sự tăng lên của lợi nhuận với lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 61,13% và lợi nhuận sau thuế tăng 61,61% trong năm này. 85 Sang năm 2014, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản dài hạn và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản dài hạn lần lượt giảm 31,64% và 41,59% đạt mức 15,22% và 11,16%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lợi nhuận trước thuế và sau thuế của công ty năm này lần lượt giảm 10,69% và 10,33% trong khi vốn dài hạn của công ty tăng 30,64%. Nhìn chung tỷ suất LN/TSDH giảm dần qua các năm không phải là dấu hiệu tốt cho doanh nghiệp, nó phần nào chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp chưa cao. 2.2.9. Phân tích giá trị thị trường của công ty 2.2.9.1. Phân tích thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) Bảng 2.27: Phân tích thu nhập trên mỗi cố phiểu từ năm 2012 – 2014 Năm 2014 Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) Chỉ tiêu ĐVT 1. LNST 2.Số cổ phiếu 3.Thu nhập trên cổ phiếu Ngđ 626.639 1.019.000 913.729 392.361 62,61 (105.271) (10,33) CP 743.120 743.120 743.120 0 0,00 0 0,00 0.843 1.371 1.230 0.528 62,61 (0.142) (10,33) Ngđ/c p Năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Năm 2012 Qua bảng 2.27 ta thấy: thu nhập trên cổ phiếu của công ty tăng trong giai đoạn 2012-2013và giảm trong giai đoạn 2013-2014.Cụ thể: Thu nhập trên cổ phiếu của công ty năm 2012 là 0,843 nghìn đồng trên cổ phiếu, sang năm 2012 con số này tăng 62,61% đạt mức 1,371 nghìn đồng trên cổ phiếu. Do số lượng cổ phiếu không đổi nên sự gia tăng này hoàn toàn phục thuộc vào sự gia tăng của lợi nhuận.Sang năm 2014, thu nhập trên cổ phiếu giảm 10,33%. Nguyên nhân vẫn là do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 10,33% tương ứng. EPS giảm chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đã giảm sút. So với chỉ số EPS trung bình của ngành xây dựng là 0,71 thì con số mà công ty đạt được vẫn là khả quan. 2.2.9.2. Phân tích thu nhập trên vốn cổ phần ( ROE) 86 Bảng 2.28: Phân tích thu nhập trên vốn cố phần từ năm 2012 – 2014 Chênh lệch 2013/2012 + (-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) Chỉ tiêu ĐVT 1. LNST 2.VCSHb q 3. Thu nhập trên cổ phần Ngđ 626.639 1.019.000 913.729 392.361 62,61 (105.271) Ngđ 10.945.053 10.844.051 10.937.514 (101.002) (0,92) 93.463 0,86 5,73 9,40 8,35 3,67 64,13 (1,04) (11,10) % Năm 2013 Năm 2014 Năm 2012 (10,33) Qua bảng 2.28 ta có thể thấy: Tỷ suất thu nhập trên vốn cổ phần của công ty tăng trong giai đoạn 2012-2013 và giảm trong giai đoạn 2013-2014. Cụ thể: Năm 2012, tỷ suất thu nhập trên vốn cổ phần của công ty là 5,73%, sang năm 2013 con số này tăng 64,13% đạt mức 9,40%. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do LNST của công ty tăng lên trong khi vốn chủ sở hữu bình quân của công ty giảm. LNST đã tăng 62,61% trong năm này và vốn chủ sở hữu giảm 0.92%.Sang năm 2014, tỷ suất thu nhập trên vốn của phần của công ty giảm 11,1% đạt mức 8,35%. ROE của công ty giảm nguyên nhân là do VCSH của công ty tăng 93.463 nghìn đồng trong khi lợi nhuận sau thuế của công ty giảm 105.271 nghìn đồng.Nhìn chung ta có thể thấy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty đã bị suy giảm trong giai 2013-2014, thể hiện qua việc công ty đã tăng VCSH nhưng lợi nhuận vẫn bị giảm. Qua đó, công ty cần cân nhắc vấn đề này để có được phương hướng khắc phục cũng như những chiến lược để cải thiện hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới. 2.2.10. Phân tích tài chính DUPONT: 87 Bảng 2.29: Bảng số liệu phân tích Dupont Chỉ tiêu ĐVT DT&TN khác LNST Tổng TSbq Doanh lợi DT Tỷ số nợ Vòng quay tổng vốn Doanh lợi tổng vốn (ROA) Doanh lợi VCSH  Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012 +(-) (%) Chênh lệch 2014/2013 + (-) (%) Ngđ 69.773.415 85.762.537 64.949.313 15.989.122 22,92 (20.813.224) (24,27) Ngđ 626.639 1.019.000 913.729 392.361 62,61 (105.271) (10,33) Ngđ 49.005.878 49.487.366 51.386.668 481.488 0,98 1.899.302 3,84 % 0,90 1,19 1,41 0,29 32,30 0,22 18,40 % 77,67 78,15 78,72 0,48 0,62 0,57 0,73 Vòn g 1,42 1,73 1,29 0,31 21,72 (0,44) (25,56) % 1,28 2,06 1,78 0,78 61,03 (0,28) (13,55) % 5,73 9,42 8,35 3,69 64,40 (1,07) (11,36) Phân tích Dupont năm 2012: Sơ đồ: Khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont năm 2012 Trong năm 2012, ta có: 88 Tỷ suất LN trên DT & TN ROS là 0,9% có nghĩa là cứ 100 đồng DT&TN thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì có 0,9 đồng là LNST. Tỷ suất LN trên Tổng TS ROA là 1,28% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn đưa vào kinh doanh thì có thể thu được 1,28 đồng LNST. Tỷ suất LN trên VCSH ROE là 5,73% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh thì có thể thu về 5,73 đồng LNST. Như vậy tỷ số ROE cao hơn so với ROA và ROS. Nguyên nhân là do hệ số nợ của công ty năm 2012 cao dẫn đến tích của ROA và 1/(1 – tỷ số nợ) cũng cao theo. Để có thể tác động vào ROE, ROA, công ty có thể tác động từ doanh lợi doanh thu ROS và vòng quay tổng vốn, đồng nghĩa với việc là nên có kế hoạch tác động làm tăng LNST.  Phân tích Dupont năm 2013: Sơ đồ: Phân tích Dupont năm 2013 Các chỉ tiêu về DT&TN, LNST, Tổng tài sản trong năm 2013 đều tăng cao so với năm trước làm cho tỷ số ROS, ROA, ROE đều thay đổi: Năm 2013, ROE của công ty tăng 64,40% so với năm 2012 và đạt giá trị là 9,42%. Nguyên nhân ROE tăng mạnh ở năm này là do ROA đạt giá trị 2.06% tăng 61.03% so với năm 2012, đồng thời tỷ số nợ của công ty cũng tăng nhẹ 0.62% so với năm trước khiến cho ROE tăng lên gần gấp hai lần so với năm 2012. 89 ROA tăng là kết quả của việc gia tăng ROS và vòng quay tổng tài sản. Trong đó, ROS tăng 32.30% đạt giá trị là 1.19% và vòng quay tổng tài sản đã tăng lên 1.73 vòng tương ứng tăng 21.72%. Điều này chứng tỏ nỗ lực đáng ghi nhận của công ty trong việc cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản và giảm thiểu chi phí. Nhờ đó, ROS và vòng quay tổng vốn đã gia tăng dẫn tới ROA cũng tăng theo và cuối cùng đã kích thích được ROE của công ty tăng cao.  Phân tích Dupont năm 2014: Sơ đồ: Phân tích Dupont năm 2014 Các chỉ tiêu về LNST, DT & TN, tổng Tài sản trong năm 2014 tiếp tục biến động mạnh mẽ so với năm 2013. Tất các các chỉ tiêu đều giảm, đặc biệt là DT & TN biến động mạnh mẽ. Năm 2014, DT&TN đã giảm hơn 20tỷ đồng so với năm 2013. Qua đó ta có thể biết được là: nhìn chung trong 3 năm, cả doanh lợi tổng vốn lẫn doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty đều biến động không ổn định. Có thể nhận định điểm yếu của công ty là hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao cũng như chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn. Chính vì vậy, công ty cần lưu ý khắc phục tình trạng này trong tương lai. 90 2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 2.3.1. Những mặt đạt được: Tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công ty ngày càng chú trọng đến công tác đầu tư nâng cấp TSCĐ phục vụ cho công việc như việc tiến hành xây sửa lại trạm bê tông hay mua sắm thêm các máy móc thiết bị, phương tiện vận tảithể hiện qua việc tỷ suất đầu tư TSDH càng tăng. Các hệ số thanh toán luôn nằm ở ngưỡng an toàn và tương đối tốt so với bình quân chung của ngành xây dựng trong các năm, thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty khá tốt và đảm bảo uy tín trên thị trường tín dụng. Mặc dù nhìn chung trong 3 năm, năm 2013 là năm công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất với doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu hoạt động hay chỉ số sinh lời cao hơn các năm còn lại. Năm 2014, do tình trạng chung của ngành nên công ty có sự sụt giảm về các chỉ tiêu chung như doanh thu, lợi nhuận, chỉ số sinh lời nhưng công ty cũng đã có thực thu, đồng nghĩa với việc công ty đã thực sự nắm giữ được tiền trong năm này. Trong cơ cấu tài chính của công ty nợ phải trả dù chiếm đến 78% cụ thể năm 2012 và 2013 chỉ là nợ ngắn hạn, không có nợ dài hạn. Chủ yếu trong số đó chính là người mua trả tiền trước và nợ nhà cung cấp. Điều này cho thấy công ty ít chịu rủi ro và áp lực nợ nần. Đồng thời cũng có thể thấy rõ công ty ít bị phụ thuộc vào nguồn tín dụng từ ngân hàng. Năm 2012 và năm 2013 công ty không có nợ vay dài hạn, nguồn tín dụng từ ngân hàng cũng không được coi trọng. Thực tế, một mặt nó có thể giảm thiểu rủi ro tài chính cho công ty và bảo vệ công ty khỏi những tác động của lãi suất thị trường, nhưng mặt khác nó cũng phần nào thể hiện cơ cấu vốn chưa hợp lý. Đến năm 2014, Công ty đã có thay đổi chính sách tận dụng được nguồn vốn vay cũng đồng nghĩa với việc tận dụng cơ hội sử dụng tấm chắn thuế cũng như phát huy được hết hiệu quả của đòn bẩy tài chính. 91 2.3.2 Những mặt hạn chế: Chưa có sự phân bổ hợp lý trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn. Công ty vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn ngắn hạn.Khả năng tự chủ tài chính của công ty chưa cao khi mà nợ vẫn chiếm đến 78% tổng vốn. Mặc dù đây là tình trạng chung của các công ty ngành xây dựng nhưng công ty cần lưu ý gia tăng hơn nữa vốn chủ sở hữu để giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Quy mô tài sản dù tăng qua các năm nhưng phần lớn lại là hàng tồn kho và các khoản phải thu, về lâu dài tình hình này sẽ gây ra ứ đọng vốn và giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Mặc dù các hệ số thanh toán của công ty luôn nằm ở mức tốt nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là nó đang ngày càng giảm dần qua 3 năm. Đây không phải là một dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của công ty. Tỷ số hoạt động của công ty nhìn chung qua các năm đều nằm ở mức thấp và cần được cải thiện hơn trong tương lai. 92 CHƯƠNG 3: DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA (theo phương pháp dựa vào hệ số tài chính đặc trưng) 3.1.Dự báo doanh thu: 3.1.1. Tầm quan trọng của dự báo doanh thu: Dự báo tài chính được bắt đầu bằng dự báo doanh thu. Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu và chi phối đến hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Việc dự báo doanh thu sai lệch sẽ dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng: + Nếu thị trường mở rộng hơn rất nhiều so với dự báo. + Nếu việc dự báo doanh thu quá lạc quan. 3.1.2. Cách thức dự báo doanh thu: Việc dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong thời kỳ trước đó, thông thường xem xét doanh thu trong khoảng từ 5 năm trước đó. Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó trên cở sở đó xác định tốc độ tăng trường bình quân hàng năng của doanh thu. Để dự báo doanh thu cho một năm nào đó trong tương lai, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu. Tính toán, xem xét tốc độ tăng trưởng của thời kỳ đã qua và dự kiến cho kỳ sắp tới cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp. 3.1.3. Dự báo Doanh thu và Giá vốn hàng bán cho Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa: 3.1.3.1. Dự báo Doanh thu: 93 Bảng 3.1: Bảng số liệu doanh thu của công ty Năm Doanh thu( ngđ) Tốc độ tăng trưởng 2009 56.134.236 2010 78.406.815 39,68% 2011 69.403.283 -11,48% 2012 68.284.090 -1,61% 2013 85.502.479 25,22% 2014 64.389.022 -24,69% Trung bình 5,42% (nguồn: BCTC công ty CPXD Khánh Hòa) Doanh thu của công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa qua các năm biến động và thay đổi thất thường do chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung của toàn thế giới trên tất cả mọi lĩnh vực và ngành xây dựng cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng đó. Những năm 2011 và 2012 là năm khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra mạnh mẽ, khiến nhiều quốc gia gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa rõ ràng, kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ… đều không giữ được phông độ tăng trưởng lạc quan như những năm trước đó. Đến năm 2013 doanh thu có vẻ đã vực dậy được và tăng trưởng ở mức khá lạc quan, tuy nhiên đến năm 2014 thì công ty không giữ vững được doanh thu khiến doanh thu giảm xuống ngang mức tương đương với những năm trước, nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế bị chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế,công nợ nhiều. Trên cơ sở xem xét tăng trưởng doanh thu như trên, đòng thời phân tích và dự báo nền kinh tế và các yếu tố khác, cá nhân em dự tính mức tăng trưởng doanh thu cho công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa năm 2015 là 6%. Với mức tăng trưởng này doanh thu sẽ đạt được là: 64.389.022 x (1 + 6%) = 68.252.363 (ngđ) 94 3.1.3.2. Dự báo Giá vốn hàng bán: Bảng 3.2: Bảng số liệu giá vốn hàng bán của công ty Năm GVHB (ngđ) Tốc độ tăng trưởng 2009 51.650.407 2010 72.980.453 41,30% 2011 63.858.206 -12,50% 2012 63.464.249 -0,62% 2013 79.038.490 24,54% 2014 59.384.679 -24,87% 5,57% Trung bình Dựa trên cơ sở xem xét tốc độ tăng trưởng của GVHB, cá nhân em dự đoán mức tăng trưởng trong năm 2015 của công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa là 5%. Với mức tăng trưởng này GVHB sẽ có giá trị là: 59.384.679 x ( 1 + 5%) = 62.353.913 (ngđ) 3.1.3.3. Dự báo chi phí kinh doanh: Bảng 3.3: Bảng dự báo chi phí kinh doanh: CP QLDN CP lãi vay Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 3.035.671 3.730.794 4.138.333 5.104.744 4.826.614 5.104.744 0 0 0 329.431 400.914 378.215 Tổng CP 3.035.671 3.730.794 4.138.333 5.434.175 5.227.528 5.482.959 Doanh thu 56.134.236 78.406.815 69.403.283 68.284.090 85.502.479 64.389.022 5,41% 4,76% 5,96% 7,96% 6,11% 8,52% Tỷ lệ % CP/ DT Trung bình 6,45% Như đã phân tích ở trên, trong năm 2015 tình hình kinh tế có khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn làm gia tăng chi phí kinh doanh của công ty. Vậy cá nhân tôi dự báo chi phí kinh doanh sẽ chiếm 6% so với doanh thu. 95 3.2. Các chỉ số trung bình của ngành: 3.2.1. Tầm quan trọng của tỷ số trung bình ngành: Ngoài việc sử dụng để đánh giá các tỷ số tài chính của mỗi doanh nghiệp, tỷ số trung bình ngành còn có thế được dùng làm căn cứ hoạch định tài chính cho mỗi doanh nghiệp, nhất là trong việc hoạch định cơ cấu tài chính, vì như thế sẽ phù hợp với đường lối thông thường của một doanh nghiệp cùng loại. Mặc dù sự phù hợp này không nhất thiết bắt buộc nhưng đó là một tiêu chuẩn tốt để bắt đầu. Điều này đặc biệt đúng nếu ta đang hoạch định cơ cấu tài chính cho một doanh nghiệp mới thành lập. Các tiêu chuẩn trung bình ngành rất hữu ích để lập nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh. Dự toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp cần căn cứ vào các tỷ số trung bình của ngành nghề kinh doanh và quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đo lường bằng mức doanh thu dự toán hàng năm. Do đó, mỗi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, doanh thu tiêu thụ khác nhau sẽ đẫn đến các báo cáo tài chính cũng khác nhau. Việc sử dụng các nhóm tỷ số trung bình của ngành làm tiêu chuẩn hướng dẫn để quyết định cơ cấu tài chính cho doanh nghiệp có thế gây thắc mắc về phương diện lý thuyết vì đó là trị số trung bình. Đương nhiên có những doanh nghiệp ở trên mức trung bình và cũng có những doanh nghiệp ở dưới mức trung bình. Nhưng nhà quản trị cần biết để xác định doanh nghiệp mình đang ở mức nào, từ đó đưa ra quyết định cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên các nhà quản trị, các nhà đầu tư, cho vay…không nên bị gò bó vào các tỷ số trung bình của ngành, mà các tỷ số đó chỉ là một dữ kiện dùng để tham khảo. Có rất nhiều yếu tố làm cho doanh nghiệp đi xa tiêu chuẩn này như độ tuổi, quy mô, mức độ tăng trưởng, vị trí kiểm soát của chủ sở hữu, thái độ của ban giám đốc đối với rủi ro…là những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách tài chính của doanh nghiệp. Điều quan trọng là các nhà quản trị phải tìm hiểu lý do tại sao có sự sai biệt đó và có thể giải thích, thuyết phục các nhà tín dụng. Đôi khi sự sai biệt trên chỉ là 96 một nhược điểm không tránh khỏi của một doanh nghiệp đang phát triển. Tuy nhiên sự sai biệt trên với tiêu chuẩn trung bình của ngành cũng có thể là một dấu hiệu yếu kém cần sửa sai. 3.2.2. Các tỷ số trung bình ngành: Số liệu các tỷ số trung bình ngành được lấy từ nguồn cophieu68.vn, theo đó công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa thuộc nhóm ngành xây dựng. Một vài tỷ số trung bình ngành như sau: Chỉ tiêu Khả năng thanh toán NNH 1,2 Tỷ suất đầu tư TSNH 63% Tỷ số nợ 57% Vòng quay các KPT 2,42 Vòng quay HTK 11,2 ROS 1,52% ROA 1,9% ROE 4,42% Tốc độ tăng trưởng tài sản 6,25% Hệ số thanh toán lãi vay 3,81 3.3. Dự báo Bảng cân đối kế toán: Dựa vào số liệu trung bình ngành, doanh thu dự báo và giá vốn hàng bán dự báo, ta tính toán được một số chỉ tiêu sau:  Tổng tài sản = Tổng tài sản 2014 x Tốc độ tăng trưởng tài sản = 51.368.668 x (1+6,25%) = 54.589.334 (ngđ)  TSNH = Tổng tài sản x Tỷ suất đầu tư TSNH = 54.589.334 x 63% = 34.391.280 (ngđ)   = 28.203.456(ngđ) 97  Nợ phải trả = Tổng nguồn vốn x Tỷ số nợ = 54.589.334 x 57% = 31.115.920 (ngđ)  = 28.659.400 (ngđ) =  LNST = ROS x Doanh thu = 1,52% x 68.252.363 = 1.037.436 (ngđ)  LNTT = LNST/0,78 = 1.037.436 / 0,78 = 1.330.046 (ngđ)  Bảng 3.4: Dự báo bảng cân đối kế toán 2015 Đvt:ngđ TÀI SẢN SỐ TIỀN NGUỒN VỐN SỐ TIỀN 34.391.280 A. NỢ PHẢI TRẢ A. TSNH Hàng tồn kho Các khoản phải thu 31.115.920 5.567.314 Nợ ngắn hạn 28.659.400 28.203.456 Nợ dài hạn TSNH khác 2.456.520 620.511 B. TSDH 20.198.054 B. NGUỒN VỐN CSH 23.473.414 TỔNG TÀI SẢN 54.589.334 TỔNG NGUỒN VỐN 54.589.334 3.4. Dự báo Báo cáo kết quả kinh doanh: Bảng 3.5: Bảng dự báo kết quả kinh doanh năm 2015 Đvt: ngđ Chỉ tiêu Số tiền Doanh thu 68.252.363 GVHB 62.353.913 Lợi nhuận gộp 5.898.450 Chi phí kinh doanh (6% DT) 4.095.142 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 1.803.309 Chi phí lãi vay Lợi nhuận trước thuế Thuế TNDN 473.263 1.330.046 292.610 98 Lợi nhuận sau thuế 1.037.436 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 4.1. Kiến nghị 1: Điều chỉnh cơ cấu vốn. Như đã đề cập ở trên, việc sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư cho TSDH thực sự là một hạn chế mà công ty cần kịp thời điều chỉnh. Sự thiếu hụt vốn dài hạn để đầu tư có thể coi là một nguyên nhân giải thích cho tình trạng trên. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối khiêm tốn trong tổng nguồn vốn với mức tỷ trọng hơn 20%. Xét về lâu dài, đây không phải là một cơ cấu tài chính an toàn cho doanh nghiệp. Nợ chiếm giữ hơn 50% luôn là một rủi ro quá lớn cho công ty. Do đó, điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm nợ là cần thiết. Công ty có thể tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu thông qua việc tăng cường các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và tăng lợi nhuận giữ lại. Tăng quỹ đầu tư phát triển là hoạt động cần thiết. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ có thể chủ động trong việc đầu tư vào các máy móc thiết bị phục vụ cho công việc cũng như có thêm vốn phục vụ cho các hoạt động quản lý và cải tiến phương thức sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Quỹ dự phòng tài chính đóng vai trò giúp công ty giảm thiểu rủi ro trong một thị trường tài chính có quá nhiều biến động như hiện nay. Không những thế, nó sẽ giúp công ty tăng cường uy tín trên thị trường tín dụng, là điều kiện thuận lợi để công ty có thể thu hút thêm nguồn vốn đến từ các ngân hàng cũng như các nhà cung cấp tín dụng khác. Mặc dù tăng lợi nhuận giữ lại cũng đồng nghĩa với việc cổ tức chi trả cho cổ đông giảm nhưng xét trong ngắn hạn thì đây là hoạt động cần thiết. Nó sẽ giúp công ty khắc phục tình trạng sử dụng vốn ngắn hạn đầu tư cho tài sản dài hạn như trong khoảng thời gian hai năm 2012 và 2013. Ngoài ra, hiện trong cơ cấu nợ của doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là 99 nợ nhà cung cấp và người mua trả tiền trước. Do đặc điểm ngành nghề nên đây là hiện trạng chung của các công ty ngành xây dựng. Tuy vậy, công ty có thể xem xét đến việc giảm chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và các khoản nợ ngắn hạn khác, thay vào đó là tìm kiếm nguồn tín dụng từ ngân hàng như tăng vay nợ ngắn hạn hoặc dài hạn để có thêm vốn phục vụ cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Một mặt công ty có thể giải quyết tình trạng thiếu vốn trong đầu tư. Mặt khác công ty có thể lợi dụng tối đa sức mạnh của tấm chắn thuế cũng như đòn bẩy tài chính. 4.2. Kiến nghị 2: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn. Có một thực tế cho thấy trong 3 năm 2012 – 2014, hiệu quả sử dụng vốn dài hạn ngày càng giảm qua các năm. Chính vì thế, công ty cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tương lai. Mặc dù công ty đã không ngừng nâng cấp và trang bị thêm máy móc thiết bị cũng như cơ sở vật chất phục vụ cho công việc nhưng xét về lâu dài, khi quy mô hoạt động ngày càng mở rộng thì công ty cần có những cải tiến hơn nữa trong phương thức sử dụng cũng như quản lý TSCĐ nhằm khai thác tối đa giá trị của tài sản. Công ty có thể xem xét các biện pháp sau: + Nâng cao trình độ sử dụng TSCĐ về thời gian và công suất. + Nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động để họ có thể sử dụng máy móc thiết bị với hiệu quả cao, hạn chế rủi ro phát sinh xảy ra trong quá trình sử dụng. Đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn tài sản cho cán bộ công nhân viên. + Định kỳ tổ chức kiểm tra đánh giá lại TSCĐ. + Sắp xếp lại TSCĐ hiện có để huy động tối đa năng lực sản xuất. + Thường xuyên bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị. +Có kế hoạch đưa vào sử dụng các tài sản mới, tránh lãng phí thời gian cũng như khai thác tối đa giá trị tài sản. + Thực hiện chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích người lao động có ý thức trong việc bảo quản máy móc thiết bị và có các sáng kiến cải tạo kỹ thuật trong việc rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí. 100 + Có kế hoạch bảo toàn vốn dài hạn, hàng năm phải căn cứ vào giá cả thị trường để đánh giá lại TSCĐ. Nhà quản lý cần có sự quan sát và theo dõi tình hình biến động của vốn dài hạn và tình trạng của tài sản nhằm có kế hoạch sử dụng và đầu tư hợp lý. 4.3. Kiến nghị 3: Tăng cường công tác thu hồi công nợ, hạn chế tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Phải thu khách hàng hiện chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Về lâu dài, điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, công ty cần có tăng cường thu hồi công nợ. Một mặt nó giúp tăng vòng quay vốn ngắn hạn, mặt khác nó cũng hạn chế tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn. Do đặc điểm ngành nghề, phải thu khách hàng chủ yếu là các khoản tiền khách hàng chưa trả do công trình chưa được nghiệm thu và quyết toán. Thông thường, một hợp đồng xây dựng luôn bao gồm các mục cơ bản sau: Khách hàng ứng trước một khoản tiền phục vụ cho công tác thi công giai đoạn đầu. Quy định rõ thời gian thi công và nghiệm thu của từng hạng mục. Dựa trên đó, hai bên sẽ thống nhất thời hạn thanh toán cho mỗi giai đoạn thi công của công trình. Phạt thanh toán chậm với một lãi suất quá hạn nhằm bù đắp thiệt hại do bị chiếm dụng vốn để hạn chế việc chậm thanh toán của đối tác. Như vậy, để có thể hạn chế tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn, tự bản thân công ty phải có kế hoạch thi công đúng hạn, thậm chí là nỗ lực rút ngắn thời gian thi công để tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp dù công trình đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được quyết toán do khách hàng chậm thanh toán, gây ra khó khăn cho công ty trong công tác thu hồi vốn. Trong trường hợp nợ quá hạn và khó đòi công ty có thể tham khảo các biện pháp sau: + Gửi thông báo cho khách hàng, nhắc nhở tình trạng không trả nợ đúng hạn. 101 + Gọi điện hoặc gặp trực tiếp nhằm hối thúc khách hàng trả nợ. + Tham khảo và sử dụng các biện pháp pháp lý cần thiết trong trường hợp đó là nợ khó đòi. Tóm lại, điều quan trọng nhất trong quá trình thu hồi nợ là các bên cần nghiêm túc tuân thủ hợp đồng trong suốt quá trình thi công, nghiệm thu và thanh toán. 4.4. Kiến nghị 4: Hạ giá thành thi công và tăng cường tìm kiếm khách hàng nhằm tăng doanh thu cho công ty. Do doanh thu của công ty chủ yếu đến từ hoạt động xây dựng công trình nên doanh thu sẽ tăng một khi số lượng dự án công ty nhận được gia tăng. Chính vì lẽ đó, công ty cần phải thắng nhiều gói thầu xây dựng. Đối với các công ty xây dựng, giá công ty dự thầu đặt càng thấp thì khả năng thắng thầu càng cao. Để có thể hạ thấp giá thầu, công ty cần có biện pháp hạ giá thành thi công:  Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành xây dựng. Do đó, để có thể hạ giá thành thì công ty cần có kế hoạch tiết kiệm chi phí này đến mức tối đa. Để có thể làm được như vậy, công ty cần giảm lượng nguyên vật liệu hao hụt trong khâu vận chuyển, bảo quản, sử dụng, tổ chức kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng vật liệu đã đưa đến công trình và đang bảo quản tại kho bãi. Tìm kiếm những vật liệu có giá thành thấp và phù hợp với yêu cầu thiết kế để thay thế cho các vật liệu có giá thành cao. Tìm kiếm nhà cung ứng vật liệu xây dựng có giá cả hợp lý cũng như xây dựng tuyến đường vận chuyển phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển. Thường xuyên có cán bộ kỹ thuật giám sát tại hiện trường nhằm kiểm tra chất lượng vật tư của từng loại vật liệu đưa vào thi công cũng như kiểm tra khối lượng định mức đầu vào tránh lãng phí thất thoát. Công ty nên tận dụng mọi phương tiện, thiết bị, lao động và xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý nhằm nâng cao hiệu suất công việc và rút ngắn thời gian thi công, sớm đưa công trình đi vào sử dụng.  Trong quá trình xây dựng, công ty cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu về thiết 102 kế và chất lượng công trình. Do công ty sẽ phải chịu tổn thất và tốn thêm nhiều chi phí sửa chữa lại nếu có hư hỏng xảy ra nên cần thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế mức độ hư hỏng, sai phạm trong thiết kế thi công. Đồng thời việc làm này cũng tạo được uy tín với chủ đầu tư và tạo ra lợi thế trong cạnh tranh.  Nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị, tiết kiệm chi phí nhiên liệu cho các phương tiện vận tải cũng như các máy móc khác: Phân công trách nhiệm theo dõi và sử dụng máy móc cho tổ máy các hoạt động như vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ. Khi có hư hỏng cần kịp thời báo cáo cho phòng vật tư nhằm có kế hoạch điều động các phương tiện thay thế, đảm bảo tiến độ thi công chung của công trình. Tiến hành đào tạo và bồi dưỡng nhằm đảm bảo công nhân nắm được quy trình vận hành máy, quy phạm kỹ thuật cũng như phương thức bảo quản máy móc. Sắp xếp thời gian xây dựng của công nhân sao cho khai thác được tối đa hiệu suất sử dụng của máy, thời gian làm việc cả máy trong một kíp, một ngày và một năm. 103 KẾT LUẬN Nằm trong guồng quay cạnh tranh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp đều phải tự tìm ra hướng đi và phương thức hoạt động đúng đắn để có thể tồn tại và phát triển. Để làm được điều đó, mỗi công ty cần nắm rõ thực trạng tài chính cũng như vị trí của bản thân doanh nghiệp trong ngành nói riêng và nền kinh tế vĩ mô nói chung. Phân tích tài chính lúc này đã trở thành một hoạt động không thể thiếu giúp doanh nghiệp nhận thức rõ điểm mạnh – yếu, cơ hội cũng như thách thức phải đối mặt trong hiện tại và tương lai. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa, bên cạnh cái nhìn toàn cảnh có được về thực trạng tài chính của công ty trong những năm gần đây, em cũng đã có cơ hội tổng hợp và hệ thống hóa lại kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Chu Thị Lê Dung, các thầy cô bộ môn Tài Chính, khoa Kế toán – Tài chính cũng như của các cô chú anh chị phòng Kế toán Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa. Do nhận thức và trình độ có hạn nên trong khóa luận này còn nhiều sai sót và hạn chế. Vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo và những ý kiến đóng góp của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn, đồng thời em cũng có điều kiện nâng cao ý thức của mình phục vụ cho quá trình làm việc về sau. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô và các cô, các anh chị ở công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này. Nha Trang, ngày 16 tháng 06 năm 2015. 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Công (2010) Giáo trình phân tích báo cáo tài chính, NXB Giáo dục Việt Nam. 2. TS. Nguyễn Minh Kiều, Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp. 3. Thái Ninh (2012), Bài giảng Phân tích tài chính, Đại học Nha Trang. 4. Báo cáo tài chính của Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa. 5. Hệ thống chỉ số tài chính ngành của http://www.cophieu68.vn/ 6. Thư viện số trường Đại học Nha Trang http://thuvien.ntu.edu.vn/ [...]... hình tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa trong 3 năm 2012 – 2014 và dự báo báo cáo tài chính cho năm 2015 3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Đề tài gồm 4 phần chính: + Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính của doanh nghiệp + Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa + Chương 3: Dự báo báo cáo tài chính năm 2015 cho Công ty + Chương 4: Một số giải pháp và. .. của UBND tỉnh Khánh Hòa chuyển Công ty xây dựng Khánh Hòa từ một doanh nghiệp vốn nhà nước thành Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 37 030 0171 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 25/08/2005 Công ty xây dựng Khánh Hòa chính thức chuyển thành Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa vào ngày 01/09/2005 Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa (KCC) (KhanhHoa... phát sinh trong tương lai Xuất phát từ nhận thực của bản thân về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung và đối với công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa nói riêng nên em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề: "Phân tích tình hình tài chính trong 3 năm 2012 – 2014 và dự báo báo cáo tài chính cho năm 2015 tại Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa" Nhờ sự... VỀ CÔNG TY CPXD KHÁNH HÒA: 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần xây dựng Khánh Hòa tiền thân là Công ty xây dựng Khánh Hòa, được thành lập từ sự hợp nhất Công ty xây dựng số 2 và Công ty xây dựng số 3 từ năm 1989 theo quyết định số 1 63/ UB ngày 07/08/1989 Ngày 29/12/2004 theo quyết định chuyển đổi doanh nghiệp số 36 29/QĐ-UB... liên quan đến việc dự báo tài chính của DN 1 .3. 4 Các phương pháp dự báo tình hình tài chính: Có 4 phương pháp để dự báo tình hình tài chính: + Phương pháp tỷ lệ % doanh thu + Phương pháp dựa vào hệ số tài chính đặc trưng + Phương pháp dựa vào chu kỳ vận động của vốn + Phương pháp dựa vào nhu cầu vốn bằng tiền 23 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 2.1 GIỚI THIỆU... càng thấp cho thấy rủi ro tài chính càng cao 1 .3 NỘI DUNG DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2015: 1 .3. 1 Khái niệm: Dự báo là một khoa học hết sức rộng lớn Trong tài chính DN, dự báo là quá trình xem xét thời kỳ đã qua, nhìn nhận hiện tại và ước định tình hình tài chính của DN ở trong tương lại đặt trong một viễn cảnh nhất định Việc dự báo tài chính tập trung vào Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả... của nó, đề tài cũng nêu lên một số biện pháp giải quyết những vấn đề còn tồn đọng góp phần giúp công ty đưa ra những quyết định nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu 3 quả tài chính tại Công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TCDN 1.1 TCDN NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TCDN: 1.1.1 Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính là việc... nghiệp xây dựng các kế hoạch tài chính và các kế hoạch khác trong tương lai, giúp nhà quản trị có được những chính sách điều hành phù hợp và tối ưu nhất Bên cạnh đó việc dự báo tình hình tài chính của công ty thực sự có ý nghĩa rất quan trọng, không chỉ giúp cho công ty có thể có cái nhìn tổng quan hơn về tình hình tài chính của mình trong năm tới mà còn có thể định hướng giải quyết các vấn đề tài chính. .. kết quả kinh doanh và dự báo nhu cầu vốn bằng tiền Bởi lẽ các tài liệu thể hiện mục tiêu tài chính của doanh nghiệp cần đạt tới trong tương lai 1 .3. 2 Tầm quan trọng của dự báo tình hình tài chính: Dự báo tình hình tài chính có ý nghĩa rất qua trọng đối với các nhà quản trị Bởi lẽ tiến hành dự báo nhu cầu tài chính cho năm sau sẽ giúp cho các nhà quản trị có căn cứ để tiến hành các công việc liên quan... dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động Những căn cứ chủ yếu dự báo tài chính: Kết quả phân tích tình hình tài chính kỳ trước: những ý kiến rút ra qua những phân tích đánh giá tình hình tài chính và kết quả tài chính kỳ trước cho thấy những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của DN, từ đó gợi lên 22 phương hướng và biện ... chung công ty Cổ phần Xây dựng Khánh Hòa nói riêng nên em mạnh dạn sâu tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề: "Phân tích tình hình tài năm 2012 – 2014 dự báo báo cáo tài cho năm 2015 Công ty Cổ phần xây dựng. .. gồm phần chính: + Chương 1: Cơ sở lý luận phân tích tài doanh nghiệp + Chương 2: Phân tích tình hình tài Công ty Cổ phần xây dựng Khánh Hòa + Chương 3: Dự báo báo cáo tài năm 2015 cho Công ty. .. CHƯƠNG 3: DỰ BÁO BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM 2015 CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG KHÁNH HÒA 92 3. 1 .Dự báo doanh thu: 92 3. 1.1 Tầm quan trọng dự báo doanh thu: 92 3. 1.2 Cách thức dự báo

Ngày đăng: 07/10/2015, 22:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan