Phân tích nhóm chỉ tiêu quản trị nợ là một trong những yêu cầu rất cần thiết khi phân tích tình hình tài chính của công ty. Thông qua việc phân tích chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tình hình nợ của công ty so với tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của công ty đối với các khoản đi vay như thế nào, để kịp thời điều chỉnh khi công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
54
Bảng 4.13: Các chỉ tiêu quản trị nợ
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Nợ phải trả Triệu đồng 258.379 165.304 245.053 (93.075) 79.749
Nguồn vốn chủ sở hữu Triệu đồng 73.684 77.505 81.576 3.821 4.071
Tổng tài sản Triệu đồng 332.063 242.809 326.629 (89.254) 83.820
Lãi vay Triệu đồng 12.306 15.526 8.644 3.220 (6.882)
Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 19.936 17.561 17.857 (2.375) 296 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Triệu đồng 32.242 33.086 26.501 844 (6.585)
1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 77,81 68,08 75,02 (9,73) 6,94
2.Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Lần 3,51 2,13 3,00 (1,38) 0,87
4.4.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả bao nhiêu %. Ta có tỷ số nợ trên tổng tài sản qua các năm như sau:
Năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 68,08% , giảm 9,73% so với năm 2010, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn so với tổng nợ
phải trả. Sang năm 2012 chỉ số này là 75,02%, tăng 6,94% so với năm 2012. Qua phân tích trên ta thấy nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hoạt
động kinh doanh của công ty, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn chủ sở
hữu là tương đối thấp. Tỷ số này giảm trong năm 2011, cho thấy nợ phải trả có phần tăng chậm lại, chủ yếu là do công ty đã giảm bớt nợ vay ngân hàng và
được bổ sung bằng nguồn vốn tự có của mình. Đến năm 2012 tỷ số này lại tăng lên, nguyên nhân là do để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh
đòi hỏi công ty cần phải dự trữ một lượng hàng hóa khá lớn, điều này khiến cho công ty tăng nợ vay và làm nợ phải trả tăng lên đáng kể.
4.4.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ sốnợ trên vốn chủ sở hữu cho ta biết được công ty đang sử dụng bao nhiêu đồng nợ trên một đồng vốn tự có của mình. Qua bảng trên ta thấy, năm 2010 cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì có 3,51 đồng nợ tham gia hoạt động kinh doanh. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 2,13, điều này cho thấy công ty đã giảm nợ phải trả và được bổ sung bằng nguồn vốn tự có trong cơ cấu tài sản của mình. Năm 2012 thì tỷ số này đã tăng lên 3,0, đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã lạm dụng các khoản nợđể phục vụ mục đích thanh toán, các khoản nợ này là những khoản nợ ngắn hạn phục vụ cho hoạt động mua hàng hóa là chủ yếu. Nhìn chung thì công ty còn khá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, chủ yếu là chiếm dụng vốn của nhà cung cấp và vay ngân hàng.
4.4.3.3 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
Đây là hệ số được các nhà cung cấp tín dụng quan tâm hàng đầu trong việc cung cấp tín dụng vì nó đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay của công ty.
ty luôn được đảm bảo. Mặc dù năm 2012 nợ vay của công ty tăng lên đáng kể, nhưng chi phí lãi vay thì lại giảm đi nhiều so với 2 năm trước đó. Nguyên nhân là do chính sách cắt giảm lãi suất của ngân hàng và sự tài trợ của nhà nước đã làm cho chi phí lãi vay trong năm giảm mạnh. Khi đó lợi nhuận của công ty trong năm 2012 cũng tăng nhanh trở lại, cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty rất có hiệu quả, chính vì thế vấn đề này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty khi có nhu cầu cần vay thêm vốn.
* Nhận xét chung: Nhìn chung, việc quản trị nợở công ty còn nhiều hạn chế. Các tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu và nợ trên tài sản vẫn còn biến động và một số chỉ tiêu vẫn chưa hợp lý. Tuy vậy, việc khả năng thanh toán lãi vay của công ty tăng lên phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang dần được cải thiện, và áp lực từ các khoản nợ sẽ giảm đi, góp phần làm cho cơ
cấu nợ của công ty dần trở nên hợp lý hơn.