Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư hậu giang giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 56)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty luôn tồn tại những khoản phải thu, phải trả. Tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức áp dụng, sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế…tình hình thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh. Đây cũng là thể hiện trình

độ nghệ thuật kinh doanh của đơn vị và tính chấp hành kỷ luật tài chính, tín dụng của nhà nước. Vì vậy, cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rỏ

hơn về hoạt động của đơn vị để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự trì truệ trong thanh toán, nhằm giúp cho đơn vị chủ động về vốn, từ đó đảm bảo cho hoạt

động sản xuất kinh doanh được thuận lợi.

4.4.1.1 Vn luân chuyn

Ta thấy vốn luân chuyển của công ty trong 3 năm gần đây luôn là một số

âm và có xu hướng biến đổi tăng dần, điều này cho thấy khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty ngày càng kém. Nguyên nhân là do nợ

ngắn hạn tăng với tốc độ lớn hơn tài sản ngắn hạn, vậy nên công ty cần có biện pháp làm giảm tối thiểu các khoản nợ ngắn hạn để nâng cao khả năng thanh toán cho công ty.

4.4.1.2 Khnăng thanh toán vn lưu động

Khảnăng thanh toán vốn lưu động của công ty có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2010 là 0,03 lần đến năm 2011 thì tăng lên 0,05 lần, nhưng đến năm 2012 thì khả năng thanh toán vốn lưu động lại giảm còn 0,03 lần. Nhìn chung khả năng thanh toán vốn lưu động của công ty vẫn còn ở mức thấp và có xu hướng tiếp tục giảm. Như ta đã biết nếu khả năng thanh toán vốn lưu

động < 0,1 khi đó công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán vì những tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền thấp. Điều này cho thấy phần lớn tài sản ngắn hạn của công ty đang tồn tại dưới dạng hàng hóa và các khoản phải thu, vì thế công ty cần phải thực sự sáng suốt trong việc xử lý các khoản nợ

khi đến hạn của mình.

Năm 2012 = 0,97 lần, giảm 0,03 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty đã tăng nợ ngắn hạn, mà chủ yếu là khoản vay ngân hàng và khoản phải trả người bán.

Như vậy ta thấy chỉ tiêu này qua 3 năm luôn biến động và đang có xu hướng giảm. Năm 2010 và năm 2011 tỷ số này gần bằng 1. Đây là biểu hiện khả quan trong tình hình thanh toán hiện hành và công ty có thểđáp ứng việc chi trả các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, sang năm 2012 tỷ số này giảm 0,03 lần do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Vì thế công ty nên chủ động hơn nữa trong việc thu hồi nợ vì trong tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao vẫn là nợ khách hàng và hàng tồn kho. Điển hình, việc giải phóng hàng tồn kho chậm trễ khi đến hạn thanh toán nợ, lúc đó công ty sẽ rơi ngay vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Trong tài sản ngắn hạn bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khả năng thanh khoản thấp, nên hệ số khả

năng thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ta tiếp tục phân tích hệ số khả năng thanh toán nhanh.

4.4.1.4 Khnăng thanh toán nhanh

Năm 2010 = 0,64 lần, cho biết một đồng nợ ngắn hạn có 0,64đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo.

Năm 2011 = 0,71 lần, tăng 0,07 lần so với năm 2010.

Năm 2012 = 0,50 lần, giảm 0,21 lần so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2012 công ty đã sử dụng tiền để đầu tư vào hàng tồn kho, đồng thời khoản vay ngắn hạn cũng tăng nhanh so với năm 2011.

Theo số liệu tính toán trên ta thấy 3 năm qua khả năng thanh toán nhanh của công ty chưa cao và không có dấu hiệu tăng lên. Các tỷ số này không chỉ

nhỏ hơn 1 mà còn có xu hướng biến động theo hướng giảm dần. Do đó, công ty cần phải tìm biện pháp thích hợp để giảm bớt lượng hàng tồn kho và tăng việc thu hồi công nợ ở các khoản phải thu nhằm nâng cao hệ số khả năng thanh toán nhanh lên ở mức hợp lý nhất.

4.4.1.5 Khnăng thanh toán vn bng tin

Khả năng thanh toán vốn bằng tiền là chỉ tiêu cho thấy mức độ đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền mặt đối với các món nợ ngắn hạn của công ty.

Qua 3 năm hoạt động ta thấy chỉ tiêu này vẫn còn rất thấp, đạt cao nhất là 0,05 lần, điều này có nghĩa là đối với 1 đồng nợ ngắn hạn thì công ty chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu chi trả bằng tiền mặt là 0,05đồng.

* Nhận xét chung: Ta thấy khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm tương đối thấp, tổng tài sản ngắn hạn không đủ để trang trải các khoản nợ

ngắn hạn. Lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn, điều này cho thấy vốn bằng tiền của công ty bị ứ đọng trong hàng tồn kho. Do đó, công ty cần có biện pháp tích cực hơn nữa để làm giảm lượng hàng tồn kho và các khoản nợ

ngắn hạn để nâng cao khả năng thanh toán cho công ty.

4.4.2 Nhóm chỉ tiêu hoạt động

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là đánh giá trình độ sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực để đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động là một vấn đề hết sức phức tạp để đánh giá chính xác và khoa học ta cần phân tích các tỷ số sau đây.

50 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.12: Các chỉ tiêu hoạt động

Nguồn: Trích từ Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh, (2010-2011)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 1.579.936 1.530.166 1.551.110 (49.771) 20.945

Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 58.540 62.636 77.220 4.096 14.584

Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 134.733 121.636 102.360 (13.097) (19.276)

Doanh thu thuần Triệu đồng 1.663.518 1.606.064 1.612.431 (57.454) 6.367

Doanh thu bình quân ngày Triệu đồng 4.621 4.461 4.479 (160) 18

Tổng tài sản cốđịnh bình quân Triệu đồng 85.172 83.512 82.270 (1.660) (1.242) Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 301.558 287.436 284.719 (14.222) (2.717) Tài sản ngắn hạn bình quân Triệu đồng 205.299 193.457 189.985 (15.314) 3.472

1.Vòng quay hàng tồn kho Vòng 26,99 24,43 20,09 (2,56) (4,34)

2.Số ngày tồn kho Ngày 13 15 18 2 3

3.Kỳ thu tiền bình quân Ngày 29,16 27,27 22,85 (1,89) (4,42)

4.Vòng quay tài sản cốđịnh Vòng 19,53 19,23 19,60 (0,30) 0,37

5.Vòng quay tổng tài sản Vòng 5,52 5,59 5,66 0,07 0,07

6.Vòng quay khoản phải thu Vòng 12,35 13,20 15,75 0,85 2,55

4.4.2.1 T s vòng quay hàng tn kho

Sốvòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 26,99 vòng nghĩa là trung bình hàng tồn kho mua về và bán ra được 26,99 lần trong năm, tương ứng mỗi lần là 13 ngày. Năm 2011 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 24,43 vòng, mỗi vòng là 15 ngày, giảm 2,56 vòng so với năm 2010. Đến năm 2012 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho lại tiếp tục giảm và chỉđạt 20,09 vòng, giảm 4,34 vòng so với năm 2011, tương ứng mỗi vòng là 18 ngày. Nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh ở năm 2012 là do công ty đã tăng lượng hàng tồn kho nhằm thực hiện chính sách mở rộng quy mô với phương châm đáp

ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng.

Tóm lại: Hiệu quả quản lý hàng tồn kho của công ty là khá tốt nhưng số

vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm. Do đó, công ty cần tính toán lại lượng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm làm giảm những chi phí không cần thiết phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, tạo điều kiện để giải phóng khoản vốn bị ứ động để xoay vòng vốn nhanh, hạn chế nguồn vốn đi vay, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

4.4.2.2 K thu tin bình quân

Ta thấy kỳ thu tiền bình quân luôn giảm qua 3 năm, thấp nhất là năm 2012 chỉ có 23 ngày giảm 4 ngày so với năm 2011 và 6 ngày so với năm 2010. Nguyên nhân làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm dần trong 3 năm là do công ty đã rút ngắn thời gian thanh toán với khách hàng thường xuyên trả tiền không đúng hạn, bên cạnh đó công ty áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán vì thếđã tạo đượcđộng lực cho khách hàng thanh toán tiền hàng sớm.

Tóm lại: Kỳ thu tiền bình quân giảm cho thấy việc thu tiền bán hàng của công ty rất khả quan, điều này làm cho vốn bị chiếm dụng ngày càng giảm. Tuy nhiên công ty cũng cần phải thận trọng hơn trong vấn đề thu tiền của khách hàng vì với chính sách thu tiền quá chặt sẽảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa sau này.

Tóm lại: Qua phân tích trên ta thấy vòng quay tài sản cố định trong 3 năm qua tuy chỉ biến động nhỏ và có xu hướng tăng trở lại trong năm 2012 nhưng nhìn chung tỷ số này vẫn còn thấp. Vì vậy công ty cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để khai thác tối đa năng suất của tài sản cố định, tránh tình trạng gây lãng phí từđó hiệu quả sử dụng tài sản cố định được nâng cao hơn.

4.4.2.4 Vòng quay tng tài sn

Chỉ số này cho biết 1 đồng tài sản sẽ tạo được bao nhiêu đồng doanh thu, ta có vòng quay tổng tài sản của công ty qua các năm như sau:

Năm 2010 số vòng quay tổng tài sản là 5,52 vòng, tức là 1 đồng tài sản

đã tạo được 5,52đồng doanh thu.

Năm 2011 số vòng quay tổng tài sản đã tăng lên 5,59 vòng, tăng 0,07 vòng so với năm 2010. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2012 số vòng quay tổng tài sản lại tiếp tục tăng lên 5,66 vòng, tăng 0,07 vòng so với năm 2011.

Tóm lại: Vòng quay tổng tài sản tăng dần qua các năm là một dấu hiệu khả quan cho thấy việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp là khá hiệu quả và hợp lý.

4.4.2.5 Vòng quay khon phi thu

Ta thấy vòng quay khoản phải thu luôn tăng trong 3 năm qua, từ năm 2010 đến năm 2011 số vòng quay khoản phải thu tăng lên 0,85 vòng, nguyên nhân là do khoản phải phải thu có xu hướng tăng nhanh hơn doanh thu thuần. Nhưng từ năm 2011 đến năm 2012 thì vòng quay khoản phải thu tăng đến 2,55 vòng, là do doanh thu thuần tăng lên khá cao trong khi đó khoản phải thu thì lại tăng không đáng kể trong năm 2012.

Tóm lại: Số vòng quay khoản phải thu của công ty có xu hương tăng trong 3 năm qua đã cho thấy khả năng thu hồi vốn của công ty tương đối tốt tạo điều kiện thuận lợi trong việc thanh toán của công ty.

4.4.2.6 Vòng quay vn lưu động

Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn lưu động sẽ có bao nhiêu đồng doanh thu, ta có số vòng quay vốn lưu động qua các năm như sau:

Năm 2010 số vòng quay vốn lưu động là 8,1 vòng, thời gian một vòng quay vốn lưu động là 44 ngày. Cho thấy cứ một đồng vốn lưu động bỏ ra thì công ty sẽ thu về 8,1 đồng doanh thu và để tạo ra được 8,1 đồng doanh thu công ty phải mất 44 ngày.

Năm 2011 số vòng quay vốn lưu động là 8,45 vòng, tăng 0,35 vòng so với năm 2010 và một vòng quay vốn lưu động mất 43 ngày.

Năm 2012 số vòng quay vốn lưu động đã giảm xuống nhưng với mức biến động là không cao đạt 8,33 vòng, giảm 0,12 vòng so với năm 2011 và mất 43 ngày cho một vòng quay. Nguyên nhân là do vốn lưu động có xu hướng ngày càng tăng nhanh hơn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty qua 3 năm tương đối ổn định nhưng chưa cao, đặc biệt trong năm 2012 số

vòng quay vốn lưu động lại có chiều hướng giảm nguyên nhân là do công ty

đã mở rộng vốn lưu động mà chủ yếu là hàng tồn kho nên lượng vốn lưu động cần thiết để tạo ra 1 đồng doanh thu ngày càng tăng. Vì vậy công ty cần phải có chính sách thích hợp nhằm tăng vòng quay vốn lưu động để tiết kiệm vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

* Nhận xét chung: Qua phân tích trên ta thấy, các chỉ tiêu hiệu quả hoạt

động đều tương đối tốt. Biểu hiện thông qua việc hầu hết các chỉ tiêu đều tăng,

điều này cho thấy công ty đã sử dụng các nguồn nhân lực và vật lực đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động kinh doanh.

4.4.3 Nhóm chỉ tiêu quản trị nợ

Phân tích nhóm chỉ tiêu quản trị nợ là một trong những yêu cầu rất cần thiết khi phân tích tình hình tài chính của công ty. Thông qua việc phân tích chỉ tiêu này chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa tình hình nợ của công ty so với tổng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của công ty đối với các khoản đi vay như thế nào, để kịp thời điều chỉnh khi công ty có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

54

Bảng 4.13: Các chỉ tiêu quản trị nợ

Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Nợ phải trả Triệu đồng 258.379 165.304 245.053 (93.075) 79.749

Nguồn vốn chủ sở hữu Triệu đồng 73.684 77.505 81.576 3.821 4.071

Tổng tài sản Triệu đồng 332.063 242.809 326.629 (89.254) 83.820

Lãi vay Triệu đồng 12.306 15.526 8.644 3.220 (6.882)

Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 19.936 17.561 17.857 (2.375) 296 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Triệu đồng 32.242 33.086 26.501 844 (6.585)

1.Tỷ số nợ trên tổng tài sản % 77,81 68,08 75,02 (9,73) 6,94

2.Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Lần 3,51 2,13 3,00 (1,38) 0,87 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.3.1 T s n trên tng tài sn

Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả bao nhiêu %. Ta có tỷ số nợ trên tổng tài sản qua các năm như sau:

Năm 2011 tỷ số nợ trên tổng tài sản là 68,08% , giảm 9,73% so với năm 2010, nguyên nhân là do tốc độ tăng của tổng tài sản nhanh hơn so với tổng nợ

phải trả. Sang năm 2012 chỉ số này là 75,02%, tăng 6,94% so với năm 2012. Qua phân tích trên ta thấy nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hoạt

động kinh doanh của công ty, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn chủ sở

hữu là tương đối thấp. Tỷ số này giảm trong năm 2011, cho thấy nợ phải trả có phần tăng chậm lại, chủ yếu là do công ty đã giảm bớt nợ vay ngân hàng và

được bổ sung bằng nguồn vốn tự có của mình. Đến năm 2012 tỷ số này lại tăng lên, nguyên nhân là do để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh

đòi hỏi công ty cần phải dự trữ một lượng hàng hóa khá lớn, điều này khiến cho công ty tăng nợ vay và làm nợ phải trả tăng lên đáng kể.

4.4.3.2 T s n trên vn ch s hu

Tỷ sốnợ trên vốn chủ sở hữu cho ta biết được công ty đang sử dụng bao nhiêu đồng nợ trên một đồng vốn tự có của mình. Qua bảng trên ta thấy, năm 2010 cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì có 3,51 đồng nợ tham gia hoạt động kinh doanh. Năm 2011 tỷ số này giảm xuống còn 2,13, điều này cho thấy công ty đã giảm nợ phải trả và được bổ sung bằng nguồn vốn tự có trong cơ cấu tài sản của mình. Năm 2012 thì tỷ số này đã tăng lên 3,0, đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã lạm dụng các khoản nợđể phục vụ mục đích thanh toán, các khoản

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư hậu giang giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 56)