Phân tích chung tình hình tài chính của công ty giai đoạn 2010– 2012

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư hậu giang giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 31)

GIAI ĐOẠN (2010-2012)

Bước đầu tiên của quá trình phân tích tình hình tài chính là phải đánh giá khái quát về tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn của công ty, từđó ta có cái nhìn tổng quát về vấn đề sử dụng vốn và huy động vốn, xem xét sự biến

động của chúng.Trên cơ sở đó, có những nhận định chung về hiệu quả hoạt

động kinh doanh cũng như sức mạnh tài chính của công ty.

Bảng 4.1: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giai đoạn (2010 - 2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Tài sản ngắn hạn 237.178 149.736 230.234 (87.442) (36,9) 80.498 53,8 Tài sản dài hạn 94.885 93.073 96.395 (1.812) (1,9) 3.322 3,6 Tổng tài sản 332.063 242.809 326.629 (89.254) (26,9) 83.820 34,5 Nợ phải trả 258.379 165.304 245.053 (93.075) (36,0) 79.749 48,2 Vốn chủ sở hữu 73.684 77.505 81.576 3.821 5,2 4.071 5,3 Tổng nguồn vốn 332.063 242.809 326.629 (89.254) (26,9) 83.820 34,5

Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010 - 2012)

4.1.1 Đánh giá tổng quát tổng tài sản công ty

Qua bảng 3.1, ta thấy tổng tài sản của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2011 tổng tài sản đạt 242.809 triệu đồng giảm 89.254 triệu

xu hướng tăng mạnh và tăng 83.820 triệu đồng tương ứng 34,5% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng trở lại

ở năm 2012 chủ yếu là do tác động của tài sản ngắn hạn bởi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty nên khi tài sản ngắn hạn tăng thì tổng tài sản cũng tăng theo.

4.1.2Đánh giá tổng quát tổng nguồn vốn công ty

Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán nên sự thay đổi trong tổng tài sản của công ty cũng chính là sự thay đổi tương ứng bên phần tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính làm cho nguồn vốn bị tác động chủ yếu là do phần nợ phải trả. Cụ thể, năm 2011 nợ phải trả của công ty đạt 165.304 triệu

đồng giảm 93.075 triệu đồng, tương ứng giảm 36% so với năm 2010, nhưng sang năm 2012 tổng nợ phải trả lại tăng lên thêm 79.749triệu đồng, tương ứng 48,2% so với năm 2011, chính sự tăng giảm nàyđã làm cho tổng nguồn vốn bị

biến đổi theo.

Tóm lại: Tổng nguồn vốn của công ty biến động chủ yếu ở khoản nợ

phải trả, khoản mục vốn chủ sở hữu tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy công ty có sự đầu tư, kế hoạch có chiều sâu. Vốn chủ sở hữu tăng là một tín hiệu đáng mừng, điều này góp phần làm tăng nguồn vốn của công ty. Mặc dù

đang phải đối mặt với nhiều thách thức của một nền kinh tế thị trường đầy biến động, nhưng năm 2012 công ty vẫn giữ được mức tăng tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn 34,5% so với năm 2011, đây là bước tiến thành công trong tiến trình xây dựng chiến lược hoạt động của ban lãnh đạo cũng như hiệu quả sử dụng nguồn tài chính hợp lý của công ty.

4.1.3 Kết quả hoạt động của công ty giai đoạn (2010-2012)

Tình hình doanh thu và lợi nhuận sẽ cho chúng ta thấy khái quát về kết quả hoạt động của Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang trong ba năm qua. Đây cũng là cơ sở để xác định nguyên nhân và mục tiêu của việc phân tích tài chính trong công ty.

Bảng 4.2: Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 / 2010 2012/ 2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 1.670.649 1.609.813 1.620.026 (60.837) (3,6) 10.213 0,6 Chi phí 1.650.713 1.592.252 1.602.168 (58.461) (3,5) 9.916 0,6 LNTT 19.936 17.561 17.857 (2.375) (11,9) 296 1,7 Thuế 4.903 3.082 2.417 (1.821) (37,1) (665) (21,6) LNR 15.032 14.479 15.440 (553) (3,7) 961 6,6

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, (2010-2012)

Qua bảng trên ta thấy, kết quả kinh doanh của công ty cổ phần vật tư

Hậu Giang có xu hướng biến động qua các năm. Trong đó:

- Về doanh thu

Tổng doanh thu của công ty tăng giảm liên tục qua 3 năm. Năm 2011 với số tiền đạt hơn 1.609 tỷđồng giảm gần 3,6% so với năm 2010. Đến năm 2012 doanh thu có dấu hiệu tăng trở lại và đạt 1.620 tỷ đồng, tăng 0,6% so với năm 2011. Khi đó, doanh thu thì chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân, đồng thời cũng được tạo nên từ nhiều nguồn thu khác nhau. Trong đó, nguồn thu quan trọng nhất là thu từ hoạt động kinh doanh. Chính vì thếđể tìm ra nguyên nhân làm tăng, giảm doanh thu chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở phần phân tích tài chính dựa vào kết quả kinh doanh.

-Về chi phí

Tổng chi phí cũng biến đổi giảm rồi tăng dần trong giai đoạn này. Năm 2011 tổng chi phí giảm hơn 3,5% so với năm 2010 tương ứng giảm hơn 58 tỷ đồng. Khi đó, năm 2012 con số này tăng lên 1.602 tỷ đồng tăng 0,6% tương

ứng gần 10 tỷ đồng so với năm 2011. Cũng như doanh thu, tổng chi phí được cấu thành từ nhiều khoản mục khác nhau, như giá vốn hàng bán, chí phí bán hàng, chí phí quản lý doanh nghiệp…Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là giá vốn hàng bán đã góp phần rất lớn tạo nên sự biến đổi của tổng chi phí, để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ nghiên cứu sâu ở phần phân tích chí phí của công ty.

- Về lợi nhuận

Lợi nhuận cũng có cùng xu hướng biến động với doanh thu và chi phí, giảm ở năm 2011 rồi tăng trở lại trong năm 2012. Năm 2011 lợi nhuận giảm 3,7% tương ứng 553 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 lợi nhuận đạt 15.440 triệu đồng tăng 6,6% tương ứng 961 triệu đồng so với năm 2011. Như

vậy, mặc dù trong giai đoạn này doanh thu và chi phí tăng giảm liên tục nhưng công ty vẫn duy trì được mức lợi nhuận tương đối ổn định. Đây là một dấu hiệu khả quan của công ty, bởi vì mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại: Mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua chưa thật sựổn định nhưng trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay thì kinh doanh thiếu ổn định là điều bình thường ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2012 lợi nhuận đã tăng trở lại và tăng 6,6% so với năm 2011 cũng là một tín hiệu lạc quan cho công ty.Trong thời gian sắp tới, công ty cần có các biện pháp bình ổn hoạt động kinh doanh, giảm thiểu chi phí và tăng lợi nhuận một cách có hiệu quả.

Tổng quan 6 tháng đầu năm 2013

Trong 6 tháng đầu năm 2013, nhìn chung thị trường sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào tăng cao dẫn đến giá thành sản phẩm tăng trong khi đó sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn ở mức thấp, tồn kho lớn. Bên cạnh đó thị

trường bất động sản vẫn đóng băng càng gây khó khăn cho đầu ra của sản phẩm. Trước tình hìnhđó công ty cần phải chủ động khai thác các thế mạnh, thay đổi chiến lược kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm đồng thời có nhiều chính sách khuyến mãi để thu hút khách hàng. Có như vậy mới khẳng định

được thương hiệu và tăng sức cạnh tranh cho công ty trong thời gian tới.

Để tìm hiểu sâu hơn nguyên nhân của sự biến động trên, ta đi vào phân tích các tỷ số tài chính.

4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN ĐỐI KẾ TOÁN

4.2.1 Phân tích tình hình tài sản

Trong phần này ta sẽ phân tích sâu hơn sự biến động của các khoản mục trong phần tài sản để thấy được chiều hướng tăng giảm cũng nhưtìm ra những yếu tố tác động đến tình hình tài sản của công ty.

Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)

Hình 4.1: Cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm (2010-2012)

Qua biểu đồ trên ta thấy qua 3 năm (2010 – 2012) tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn, do đặc điểm kinh doanh của công ty nên nhu cầu về tài sản ngắn hạn luôn cao hơn là điều dễ hiểu. Riêng trong 2 năm 2010 và 2012 tỷ lệ này là 70% - 30%, trong khiđó tỷ lệ này năm 2011 là 60% - 40%. Để hiểu rõ hơn về sự biến động của tài sản trong giai đoạn này chúng ta cần đi vào xem xét từng khoản mục cấu thành nên tài sản. Từđó đưa ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị.

4.2.1.1 Tài sn ngn hn

Đây là phần tài sản mà trong quá trình hoạt động kinh doanh chúng không ngừng quay vòng và thay đổi hình thái của mình. Đồng thời, đây cũng là một phần trong cơ cấu đầu tư và việc thay đổi của tài sản ngắn hạn sẽ có

Bảng 4.3: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tài sản ngắn hạn 237.178 71,0 149.736 61,7 230.234 70,5 (87.442) (36,9) 80.498 53,8

Tiền và các khoản tương đương tiền 8.152 2,3 7.132 2,9 7.933 2,4 (1.020) (12,5) 801 11,2

Khoản phải thu 143.447 43,1 99.825 41,1 104.895 32,1 (43.662) (30,4) 5.070 5,1 Hàng tồn kho 82.589 24,8 42.683 17,6 111.756 34,2 (39.906) (48,3) 69.073 161,8 Tài sản ngắn hạn khác 2.987 0,8 95 0,1 5.650 1,8 (2.892) (96,8) 5.555 5847,4 Tài sản dài hạn 94.885 29,0 93.073 38,3 96.395 29,5 (1.812) (10,9) 3.322 3,6 Tài sản cốđịnh 84.413 25,5 82.610 34,0 81.929 25,1 (1.803) (2,1) (681) (0,8) Đầu tư tài chính dài hạn 6.609 2,2 8.069 3,2 10.974 3,4 1.460 18,1 2.905 36,0 Tài sản dài hạn khác 3.682 1,3 2.394 1,1 3.493 1,0 (1.288) (35,0) 1.099 45,9 Tổng tài sản 332.063 100,0 242.809 100,0 326.629 100,0 (89.254) (26,9) 83.820 34,5

Qua bảng trên ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể tài sản ngắn hạn năm 2010 là 237.178 triệu đồng, nhưng sang năm 2011 lại giảm xuống đáng kể, chỉ còn 149.736 triệu đồng, giảm 36,9% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này công ty đẩy mạnh việc thu hồi các khoản thu khách hàng, giải quyết hàng tồn kho để khởi

động một chu kỳ kinh doanh mới. Thế nên sang năm 2012, tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng trở lại, đạt 230.234 triệu đồng, tăng 53,8% tương ứng 80.498 triệu đồng so với năm 2011. Các khoản mục hàng tồn kho hay các khoản phải thu tăng lên đã làm tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể. Để tìm hiểu kỹ hơn, ta đi xét từng khoản mục trong tài sản ngắn hạn.

a) Vốn bằng tiền

Vốn bằng tiền được xem là khoản mục tài sản quan trọng đối với hoạt

động của doanh nghiệp, vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tương đương tiền… Đây là loại tài sản giúp doanh nghiệp thực hiện ngay việc thanh toán trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, phân tích cơ cấu và sự biến động của khoản mục vốn bằng tiền là hết sức cần thiết.

Ta thấy vốn bằng tiền của công ty cũng biến động tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2010 là 8.152 triệu đồng, sang năm 2011 giảm xuống còn 7.132 triệu đồng và năm 2012 lại tăng lên 7.933 triệu đồng. Năm 2011, vốn bằng tiền giảm nhẹ so với năm 2010, với mức giảm 12,5%. Tuy hàng tồn kho và các khoản phải thu có giảm xuống, nhưng giá trị của vốn bằng tiền không tăng lên, nguyên nhân là do năm 2011 công ty kinh doanh gặp nhiều khó khăn, việc lợi nhuận năm 2011 giảm rõ rệt so với năm 2010 đã nói lên điều đó. Sang năm 2012 tình hình công ty đã được cải thiện bởi vốn bằng tiền có dấu hiệu tăng trở lại 11,2% tương ứng 801 triệu đồng.

Tóm lại, tuy lượng vốn bằng tiền của công ty qua 3 năm có biến động nhưng có dấu hiệu tăng trở lại ở năm 2012 là điều đáng mừng. Công ty cần nỗ

lực hơn nữa để lượng vốn bằng tiền tại công ty được ổn định và đạt mức cao hơn, nhằm góp phần mở rộng quy mô kinh doanh và tăng tính ổn định hơn.

b) Các khoản phải thu

Là những khoản tiền mà công ty bị khách hàng chiếm dụng, tùy vào tình hình cụ thể và chiến lược kinh doanh mà công ty có chính sách thu tiền hợp lý ở mổi giai đoạn khác nhau.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng tài sản, đồng thời sự

biến động của chúng qua từng năm cũng theo chiều hướng tăng giảm khác nhau, cụ thể:

Năm 2010 khoản phải thu là 143.447 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 43,1% trên tổng tài sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 khoản phải thu giảm xuống 99.825 triệu đồng, giảm 43.662 triệu đồng, tương ứng với tốc độ là 30,4% so với năm 2010. Và tỷ trọng trong năm cũng giảm xuống chiếm 41,1% trên tổng tài sản.

Năm 2012 khoản phải thu tăng lên 104.895 triệu đồng, tăng 5.070 triệu

đồng tương ứng 5,1% so với năm 2011. Khi đó tỷ trọng lại tiếp tục giảm xuống chiếm 32,1% trên tổng tài sản.

Để hiểu rõ hơn nguyên nhân làm cho khoản phải thu biến động như vậy ta tiến hành đi sâu phân tích các khoản mục cấu thành nên khoản phải thu như

sau:

Bảng 4.4: Cơ cấu khoản phải thu giai đoạn (2010-2012)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Phải thu khách hàng 144.055 100,4 97.852 98,0 107.528 102,5 2. Trả trước cho người bán 1.663 1,2 2.736 2,7 610 0,6

3. Các khoản phải thu khác 629 0,4 479 0,5 408 0,4

4. Dự phòng phải thu khó đòi (2.900) (2,0) (1.242) (1,2) (3.651) (3,5)

Tổng cộng 143.447 100,0 99.825 100,0 104.895 100,0

Nguồn: Bảng cân đối kếtoán, (2010-2012)

- Khoản trả trước cho người bán: Qua 3 năm khoản mục này cũng biến

động tăng rồi giảm về mặt giá trị. Năm 2011 trả trước cho người bán đạt 2.736 triệu đồng tăng 1.073 triệu đồng tương ứng tăng 64,5% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 khoản mục này giảm chỉ còn 77,7% tương ứng 2.126 triệu đồng so với 2011. Nguyên nhân trả trước người bán tăng trong năm 2011 là do công tyứng trước tiền để mua trang thiết bị, nâng cấp cơ sở vật chất cho các chi nhánh và kho hàng của công ty.

- Các khoản phải thu khác:Đây là khoản mục mang tính chất bất thường chủ yếu là các khoản tạm ứng, tiền ký quỹ mua hàng và các khoản thu hộ. Qua bảng trên ta thấy khoản phải thu khác có xu hướng giảm dần qua 3 năm, nhưng nhìn chung thì chúng chiếm tỷ lệ rất thấp và có ảnh hưởng không đáng kểđến tổng khoản phải thu.

- Dự phòng phải thu khó đòi: Đây là khoản mục mang số âm và làm giảm khoản phải thu, khoản mục này cũng có sự tăng giảm qua 3 năm. Năm 2011đạt 1.242 triệu đồng giảm 57,2% so với năm 2010, đến năm 2012 khoản mục này tăng đến 194% tức là tăng thêm 2.409 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho dự phòng phải thu khóđòi tăng nhanh trong năm 2012 là do sự biến động của nền kinh tế rất lớn làm cho một số khách hàng mất khả năng thanh toán với công ty.

Tóm lại: Sự biến động tăng giảm của khoản phải thu trong 3 năm qua chủ yếu là do tác động của khoản mục phải thu khách hàng vì khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản. Nguyên nhân phải thu khách hàng tăng ở năm 2012 là do công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh, thị trường hàng hóa được mở rộng. Tuy nhiên, đó cũng là bất lợi cho doanh nghiệp cần nhiều vốn hoạt động kinh doanh như Hamaco. Vì vậy, công ty cần có những chính sách phù hợp trong việc thu hồi vốn, giảm lượng vốn bị chiếm dụng.

c) Hàng tồn kho

Hàng tồn kho phản ánh khả năng cung cấp cho thị trường cũng như tình

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần vật tư hậu giang giai đoạn 2010 – 2012 (Trang 31)