Bên cạnh việc xem xét tình hình sử dụng vốn thì việc tìm hiểu về nguồn vốn cũng không kém phần quan trọng. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư, ban quản trị và những đối tượng khác thấy được khả năng tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
Hình 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty giai đoạn (2010–2012) Sự biến động của phần tài sản qua 3 năm như phân tích trên cũng kéo theo sự thay đổi bên phần nguồn vốn do tính chất cân đối của bảng cân đối kế
toán. Thông qua hình 4.2 ta thấy rằng nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Để hiểu rõ nguyên nhân nào làm cho nguồn vốn biến động như vậy chúng ta sẽđi vào tìm hiểu chi tiết cơ cấu nguồn vốn thông qua phân tích sự thay đổi của các chỉ tiêu dưới đây.
4.2.2.1 Nợ phải trả
Là nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế. Trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp tất yếu phát sinh nhu cầu về nợ bao gồm cả nợ vay ngân hàng và tín dụng thương mại, nhưng tùy theo đặc điểm của từng ngành và chi phí sử dụng mà tỷ lệ này cao hay thấp khác nhau.
Bảng 4.6: Tình hình nguồn vốn của công ty giai đoạn (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lêch 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Nợ phải trả 258.379 77,8 165.304 68,1 245.053 75,0 (93.075) (36,0) 79.749 48,2 Nợ ngắn hạn 240.335 72,4 150.231 61,9 237.053 72,6 (90.104) (37,5) 86.822 57,8 Nợ dài hạn 18.044 5,4 15.073 6,2 8.000 2,4 (2.971) (16,5) (7.073) (47,0) Nguồn vốn chủ sở hữu 73.684 22,2 77.505 31,9 81.576 25,0 3.821 5,2 4.071 5,3 Vốn chủ sở hữu 73.684 22,2 77.505 31,9 81.576 25,0 3.821 5,2 4.071 5,3 Nguồn vốn kinh phí và các quỹ - - - - - - - - - - Tổng nguồn vốn 332.063 100,0 242.809 100,0 326.629 100,0 (89.254) (26,9) 83.820 34,5
Thông qua bảng 4.6 ta thấy rằng nợ phải trảbiến động tăng, giảm liên tục về mặt giá trị.
Năm 2010 là 258.379 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 77,8% trên tổng nguồn vốn.
Đến năm 2011 giảm còn 165.304 triệu đồng giảm xuống 258.214 triệu
đồng tương ứng 99,9% so với năm 2010, về tỷ trọng cũng giảm chỉ còn 68,1% trên tổng nguồn vốn.
Từ năm 2011 đến năm 2012 nợ phải trả có dấu hiệu tăng trở lại và tăng thêm 79.749 triệu đồng tương ứng 48,2% nâng tổng số nợ phải trả trong năm 2012 lên 245.053 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75% trên tổng nguồn vốn. Nguyên nhân làm cho tổng nợ phải trả biến động trong 3 năm chủ yếu là do sự
thay đổi của các yếu tố dưới đây.
a) Nợ ngắn hạn
Đây là nguồn tài trợ nhanh nhất cho công ty khi nguồn vốn không đủ để đáp ứng nhu cầu tức thời, tuy nhiên khi sử dụng nợ ngắn hạn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng làm mất an toàn trong hoạt động của công ty khi các khoản nợ này
đến hạn mà vẫn không thanh toán được.
Nhìn chung ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số nợ
phải trả và có cùng xu hướng biến động với nợ phải trả. Năm 2011 khoản mục này đạt 150.231 triệu đồng giảm 90.104 triệu đồng tương ứng giảm gần 37,5% so với năm 2010, đến năm 2012 con số này là 237.053 triệu đồng và tăng lên 57,8% tương ứng 86.822 triệu đồng so với năm 2011.
Nợ ngắn hạn thì chịu tác động của nhiều mục khác nhau như vay và nợ
ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước… Để biết được nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn biến động như vậy ta sẽ tiếp tục phần phân tích các khoản mục cấu thành nên yếu tố nợ ngắn hạn.
Bảng 4.7: Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty giai đoạn ( 2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: Bảng cân đối kế toán, (2010-2012)
- Vay và nợ ngắn hạn: Qua bảng trên ta thấy khoản mục này có sự biến
động trong 3 năm gần đây, cụ thể: Năm 2010 là 65.396 triệu đồng chiếm 27,2% trong tổng số nợ ngắn hạn. Năm 2011 vay và nợ ngắn hạn đã giảm xuống chỉ còn 47.214 triệu đồng giảm 18.182 triệu đồng tướng ứng với tốc độ
giảm là 27,8% so với năm 2010 và nhưng tỷ trọng lại tăng lên chiếm 31,4% so với số nợ ngắn hạn.Đến năm 2012 con số này đã tăng lên trở lại vàđạt 70.165 triệu đồng tăng 22.951 triệu đồng tương ứng 48,6% so với năm 2011. Nguyên nhân làm cho khoản vay và nợ ngắn hạn giảm trong năm 2011 là do khoản nợ
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Vay và nợ ngắn hạn 65.396 27,2 47.214 31,4 70.165 29,6
2. Phải trả người bán 158.266 65,9 92.373 61,5 159.903 67,5
3. Người mua trả tiền trước 6.560 2,7 5.124 3,4 2.188 0,8
4. Thuế & khoản nộp nhà nước 4.447 1,9 2.757 1,8 2.340 1,0
5. Phải trả người lao động 919 0,4 567 0,4 1.106 0,5 6. Chi phí phải trả 250 0,1 45 0,0 346 0,1 7. Phải trả nội bộ - - - - - - 8. Khoản phải trả ngắn hạn khác 3.083 1,3 701 0,5 370 0,2 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 1.414 0,6 1.450 1,0 635 0,3 Tổng cộng 240.335 100,0 150.231 100,0 237.053 100,0
tăng 67.530 triệu đồng, với tốc độ tăng là 67,5%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải trả người bán tăng mạnh ở năm 2012 là do công ty đẩy mạnh việc mua hàng hóa với số lượng lớn để tăng việc đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng.
- Thuế và khoản phải nộp nhà nước: Đây là khoản mục mang tính chất bất buộc, nhìn chung thì thuế và các khoản phải nộp nhà nước có xu hướng giảm, trong đó giảm mạnh ở năm 2011 giảm 38% và tiếp tục giảm 15,1% ở
năm 2012, nguyên nhân là do trong giai đoạn này chính phủ có chính sách kiềm chế lạm phát, giảm thuế, giải quyết nợ xấu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc nguồn vốn vay nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể trụ vững trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
Ngoài các yếu tố trên thì các khoản mục như: người mua trả tiền trước, phải trả người lao động, chi phí phải trả,…cũng có sự biến động nhưng do chúng chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nợ ngắn hạn nên tác động không đáng kểđến nợ ngắn hạn.
b) Nợ dài hạn
Đây là nguồn tài trợ cho công ty khi thiếu hụt vốn và có tính an toàn cao hơn khoản nợ ngắn hạn, công ty có thể sử dụng nguồn vốn này để tài trợ cho tài sản cố định. Nợ dài hạn của công ty giảm dần qua 3 năm như sau: Năm 2010 là 18.044 triệu đồng, đến năm 2011 nợ dài hạn giảm còn 15.073 triệu
đồng giảm 2.971 triệu đồng ứng với 16,5% so với năm 2011, sang năm 2012 khoản mục này lại tiếp tục giảm thêm 7.073 triệu đồng tương ứng với 47% so với năm 2011.
Tóm lại: Qua 3 năm hoạt động gần đây, ta thấy nợ ngắn hạn là nguồn tài trợ chủ yếu của công ty khi thiếu vốn, nhưng trong khoản mục này chiếm tỷ
trọng cao nhất là khoản phải trả người bán đây là phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh hơn nữa nó còn tạo mối quan hệ hợp tác một cách lâu bền. Bên cạnh đó khoản vay và nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao, đây là khoản tài trợ làm tăng khả năng phát sinh thêm chi phí nên công ty cần phải hạn chế bớt vay nợ để đảm bảo khả năng thanh toán và giảm rủi ro cho mình. Còn nợ dài hạn cũng có biến động qua từng năm nhưng chỉ chiếm với tỷ lệ rất thấp và không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng nợ phải trả.
4.2.2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu
Đây là nguồn tài trợ quan trọng và an toàn nhất quyết định tính tự chủ
thương mại thì việc có được một nguồn tài trợ an toàn và vững chắc sẽ đảm bảo được tính canh tranh, khi phải đối mặt với cơ chế thị trường ngày nay. Do
đó, qua số liệu ở bảng 4.6 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được bổ
sung ngày càng tăng, cụ thể:
Năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu là 73.684 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,2% trên tổng nguồn vốn. Năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên 77.505 triệu đồng, tăng 3.821 triệu đồng ứng với tốc độ tăng là 5,2% so với năm 2010. Bên cạnh đó tỷ trọng cũng tăng theo và chiếm 31,9% trên tổng nguồn vốn. Năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu lại tiếp tục tăng lên về mặt giá trị đạt 81.576 triệu đồng, tăng 4.071 triệu đồng so với năm 2011 tương ứng với tốc
độ tăng là 5,3%. Tuy nhiên, do chiếm tỷ trọng và với tốc độ tăng thấp hơn so với khoản mục nợ phải trả, nên tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu có phần giảm xuống chỉ chiếm 25% trong tổng nguồn vốn.
Tóm lại: Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu tăng qua các năm về mặt giá trị là biểu hiện tốt, giúp cho công ty ngày một chủ động hơn trong nguồn vốn của mình.Điều này cho thấy việc mở rộng quy mô kinh doanh của công ty là rất hợp lý và phù hợp với thực trạng hiện có do công ty đạt được trong những năm gần đây.
4.2.2.3 Đánh giá chung về tình hình nguồn vốn của công ty
Qua phân tích trên ta thấy, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu biến động theo sựtăng giảm của nợ phải trả. Năm 2012 do tốc độ nhu cầu vốn tăng cao đã làm cho nợ phải trả tăng theo mà chủ yếu là do sự tác động của khoản mục nợ ngắn hạn, khi khoản mục này tăng lênđồng nghĩa với việc công ty sẽ vay nợ càng nhiều điều này là không tốt vì sẽ dẫn đến chi phí tài chính cũng tăng, do đó công ty cần phải có chính sách hợp lý nhằm hạn chế việc vay nợđể tăng hiệu quả hoạt động của mình. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng đó thì nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm cũng tăng tương đối cao về mặt giá trị và có xu hướng chiếm tỷ trọng tương đối lớn, điều này cho thấy công ty vẫn kiểm soát được tính tự chủ về tình hình tài chính của mình. Đây là một dấu hiệu khả
Bảng 4.8: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn (2010-2012) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Sốtiền % Số tiền %
Doanh thu thuần 1.663.518 1.606.064 1.612.431 (57.454) (3,5) 6.367 0,4
Giá vốn hàng bán 1.579.936 1.530.166 1.551.110 (49.770) (3,2) 20.945 1,4
Lợi nhuận gộp 83.582 75.897 61.320 (7.685) (9,2) (14.577) (19,2)
Doanh thu từ hoạt động tài chính 3.777 2.776 3.689 (1.001) (27,0) 913 32,9
Chi phí tài chính 12.306 17.934 8.146 5.628 45,7 (9.788) (54,6)
Chi phí bán hàng 39.986 37.188 38.883 (2.798) (7,0) 1.695 4,6
Chi phí quản lý doanh nghiệp 18.255 11.379 7.434 (6.876) (38,0) (3.945) (34,7)
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 16.811 12.171 10.545 (4.640) (28,0) (1.626) (13,4)
Doanh thu khác 3.354 973 3.906 (2.381) (71,0) 2.933 301,4
Chi phí khác 230 81 450 (149) (65,0) 369 455,6
Lợi nhuận khác 3.124 891 3.456 (2.233) (71,0) 2.565 287,9
Lãi (lỗ) trong công ty liên kết kinh doanh - 4.497 3.855 4.497 - (642) (14,3)
Lợi nhuận trước thuế 19.936 17.561 17.857 (2.375) (12,0) 297 1,7
Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.903 3.082 2.417 (1.8210 (37,0) (665) (21,6)
Lợi nhuận sau thuế 15.032 14.479 15.440 (553) (3,7) 962 6,6
4.3.1 Tình hình doanh thu
Bảng 4.9: Phân tích tình hình doanh thu giai đoạn (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh Thu thuần 1.663.518 99,57 1.606.064 99,77 1.612.431 99,53
Doanh thu HĐTC 3.777 0,23 2.776 0,17 3.689 0,23
Doanh thu khác 3.354 0,20 973 0,06 3.906 0,24
Tổng doanh thu 1.670.649 100,0 1.609.813 100,0 1.620.026 100,0
Nguồn: Trích từ bảng 4.8
Nhìn chung thì tổng doanh thu biến động qua 3 năm. Nguyên nhân là do các khoản mục cấu thành nên tổng doanh thu luôn biến động, cụ thể:
- Doanh thu thuần: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng rất lớn và chiếm hơn 99% trong tổng doanh thu. Năm 2010 là 1.663.518 triệu đồng, chiếm tỷ
trọng 99,57%. Năm 2011 doanh thu thuần giảm còn 1.606.064 triệu đồng, giảm 57.454 triệu đồng với tốc độ giảm là 3,45% so với năm 2010. Đến năm 2012, với chính sách giảm giá đồng thời kết hợp với chính sách thu tiền bán hàng mềm dẻo, điều này đã kích thích người tiêu dùng ngày càng tăng dẫn đến doanh thu thuần trong năm 2012 tăng trở lại đạt 1.612.431 triệu đồng, tăng 6.367 triệu đồng tương ứng 0,42% so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng 99,53% trong tổng doanh thu.
- Doanh thu hoạt động tài chính: Khoản mục này chiếm tỷ lệ rất thấp và không ảnh hưởng lớn đến sự biến động của tổng doanh thu. Doanh thu hoạt
động tài chính lại có xu hướng tăng giảm qua các năm. Năm 2011 đạt 2.776 triệu đồng, giảm 1.001 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 26,53% so với năm 2010, chiếm 0,23% trong tổng doanh thu, nhưng đến năm 2012 thì doanh thu
- Doanh thu khác: Đây là khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp
được hưởng do thanh toán tiền hàng sớm và một số khoản thu khác. Khoản mục này chiếm tỷ trọng cũng tương đối thấp so với tổng doanh thu, về mặt giá trị nó có sự biến động tăng giảm qua các năm. Năm 2010 là 3.354 triệu đồng, chiếm 0,20% trong tổng doanh thu. Năm 2011 doanh thu khác giảm xuống còn 973 triệu đồng, giảm 2.381 triệu đồng ứng với tốc độ giảm 70,99% so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 con số này là 3.906 triệu đồng, tăng đột biến 2.933 triệu đồng tương ứng 301,44 % so với năm 2011.
Tóm lại: Qua phân tích trên, ta thấy tình hình doanh thu có biến động nhẹ trong 3 năm qua. Trong đó, năm 2012 doanh thu tăng trở lại là dấu hiệu tốt. Điều này cho thấy việc tiêu thụ hàng hóa của công ty vẫn được đảm bảo, chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
4.3.2 Tình hình chi phí
Bảng 4.10: Phân tích tình hình chi phí qua 3 năm (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng bán 1.579.936 95,71 1.530.166 95,83 1.551.110 96,58 Chi phí tài chính 12.306 0,75 17.934 1,12 8.146 0,51 Chí phí bán hàng 39.986 2,42 37.188 2,33 38.883 2,42 Chi phí quản lý DN 18.255 1,11 11.379 0,71 7.434 0,46 Chi phí khác 230 0,01 81 0.01 450 0,03 Tổng chi phí 1.650.713 100,00 1.592.252 100,00 1.602.168 100,00 Nguồn: Trích từ bảng 4.8
Chi phí có vai trò rất quan trọng vì muốn tạo ra doanh thu thì cần phải bỏ
vốn đầu tư vào để mua sản phẩm dịch vụ, đồng thời tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đó. Vì thế, chi phí được xem là yếu tố đầu vào của quá trình hoạt động kinh doanh và nó có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, ta cần xem xét những yếu tố tác động đến chi phí để có biện pháp
doanh. Qua bảng 10 ta thấy tổng chi phí cũng như doanh thu biến động tăng giảm qua 3 năm, để hiểu rõ nguyên nhân của sự biến động này ta đi xem xét cụ thể từng yếu tố của chi phí:
- Giá vốn hàng bán: Bao gồm tất cả các chi phí đầu vào để mua hàng hóa dịch vụ. Năm 2011, giá vốn giảm 49.770 triệu đồng tương ứng 3,15% so với năm 2010, đồng thời chiếm tỷ trọng 95,83% trên tổng chi phí. Đến năm 2012 con số này tăng lên là 1.551.110 triệu đồng, tăng 20.945 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 1,37% so với năm 2011 kéo tỷ trọng tăng lên 96,84% trên tổng chi phí. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá vốn hàng bán tăng trở lại về mặt giá trị