1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các giải pháp hạ giá thành tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí tây đô

132 376 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 3,89 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ YÊN THÚY HÀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CƠ KHÍ TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: D340301 Tháng 8 - 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LÊ YÊN THÚY HÀ MSSV/HV: LT11294 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CƠ KHÍ TÂY ĐÔ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán tổng hợp Mã số ngành: D340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐẶNG THỊ ÁNH DƯƠNG Tháng 8 - 2013 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Tiếp đến tôi xin cảm ơn toàn thể công nhân viên Công ty TNHH cơ khí Tây Đô đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi vô cùng cảm ơn cô Đặng Thị Ánh Dương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này. Mặc dù tôi đã rất cố gắng để hoàn thiện đề tài nhưng vẫn không tránh khỏi thiếu sót do kiến thức của tôi còn hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được những ý kiến và góp ý quý báu của quý thầy cô. Sau cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, cùng toàn thể các cô chú và anh chị trong công ty dồi dào sức khoẻ, luôn thành đạt trong công việc và trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn! Cần Thơ, ngày ….. tháng 12 năm 2013 Người thực hiện Lê Yên Thuý Hà i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng 12 năm 2013 Người thực hiện Lê Yên Thuý Hà ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................. ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... ......................................................................................................................... Cần Thơ, ngày ….. tháng 12 năm 2013 iii MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................................... 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................ 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2 1.3.1 Không gian ...................................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian .......................................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU...................................................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 5 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 5 2.1.1 Chi phí sản xuất............................................................................................... 5 2.1.2 Giá thành sản phẩm......................................................................................... 6 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất. ................................................................................ 9 2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm. .................... 12 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 13 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .................................................................. 13 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 13 Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ ........................................................................................................................ 15 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................ 15 3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty .............................................................. 15 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 15 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................. 16 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH ............................................................... 17 3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN .......................................................... 18 iv 3.4.1 Hình thức tổ chức kế toán tại công ty ...................................................... 18 3.4.2 Đặc điểm về áp dụng kế toán máy trong công ty ..................................... 21 3.5 CHÍNH SÁCH KINH TẾ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH .................................................................................................. 21 3.5.1 Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ............................................................ 21 3.5.2 Thông tư 123/2012/TT-BTC ................................................................... 21 3.5.3 Luật kế toán số 03/2003/QH11 ............................................................... 22 3.5.4 Chuẩn mực kế toán số 01 ........................................................................ 22 3.6 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 .................... 22 3.6.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2010 – 2012) ...... 22 3.6.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011 - 2013 ....................................................................................... 26 3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG ........ 29 3.7.1 Thuận lợi ................................................................................................ 29 3.7.2 Khó khăn ................................................................................................ 30 3.7.3 Phương hướng hoạt động ........................................................................ 30 Chương 4: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ .................................................................................................................. 31 4.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY ............................................................................................... 31 4.1.1 Phân tích quy trình luân chuyển chứng từ tại công ty .............................. 31 4.1.2 Thực trạng hạch toán tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô .......................... 44 4.1.3 Hạch toán tính giá thành theo phương pháp khác .................................... 68 4.2 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .................................................. 73 4.2.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm..................... 73 4.2.2 Phân tích biến động giá thành sản phẩm ................................................. 84 4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm qua 3 năm 2010 - 2012 và qua 6 tháng đầu năm 2011- 2013............................................. 93 v Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM – GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH .......................................................................................... 106 5.1 Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm............... 106 5.1.1 Ưu điểm ............................................................................................... 106 5.1.2 Nhược điểm .......................................................................................... 106 5.1.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ....................................................................................................... 107 5.2 Về công tác thực hiện giá thành sản phẩm ............................................... 108 5.2.1 Ưu điểm ............................................................................................... 108 5.2.2 Nhược điểm .......................................................................................... 109 5.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện giá thành sản phẩm - Biện pháp hạ giá thành sản phẩm ................................................................................... 109 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 113 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 113 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 115 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 116 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010-2012 ............................................................................... 22 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 ............................................................... 26 Bảng 4.1 Bảng phân bổ chi phí SXC .............................................................. 65 Bảng 4.2 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 06 năm 2013 ......................... 65 Bảng 4.3 Bảng chi phí SX KD dở dang cuối kỳ tháng 06 năm 2013 ............... 66 Bảng 4.4 Bảng tổng hợp chi phí qua 3 công đoạn sản xuất ............................. 68 Bảng 4.5 Bảng tổng hợp SP hoàn thành và SP DD qua 3 công đoạn SX ......... 68 Bảng 4.6 Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành SP chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010-2012 ................... 74 Bảng 4.7 Bảng phân tích biến động CP NVLTT của SP chân vịt năm 2010, 2011 và 2012 ........................................................................................ 75 Bảng 4.8 Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành SP chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 tháng đầu năm 20112013 ............................................................................................................... 79 Bảng 4.9 Bảng phân tích biến động CP NVLTT của SP chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 ................................................................ 80 Bảng 4.10 Bảng phân tích tình hình biến động giá thành SP chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010-2012......................................84 Bảng 4.11 Bảng phân tích tình hình biến động giá thành SP chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 ..................... 89 Bảng 4.12 Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sắt phế liệu qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................................... 94 Bảng 4.13 Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp SP chân vịt qua 3 năm 2010-2012............................................................................................ 96 Bảng 4.14 Bảng phân tích chi phí sản xuất chung khả biến SP chân vịt qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................................... 98 Bảng 4.15 Bảng phân tích chi phí sản xuất chung bất biến SP chân vịt qua 3 năm 2010-2012 ..................................................................................... 99 vii Bảng 4.16 Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sắt phế liệu qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 ................................................................... 100 Bảng 4.17 Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp SP chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 ......................................................................... 102 Bảng 4.18 Bảng phân tích chi phí sản xuất chung khả biến SP chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 ................................................................... 103 Bảng 4.19 Bảng phân tích chi phí sản xuất chung bất biến SP chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 ................................................................... 104 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ phân bước tính giá thành bán thành phẩm các giai đoạn ...........8 Hình 2.2 Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song ............8 Hình 2.3 Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ......................9 Hình 2.4 Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp ............................ 10 Hình 2.5 Sơ đồ trình tự kế toán chi phí sản xuất chung ...................................11 Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất ......................................... 12 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty .......................................16 Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty .......................................19 Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống kế toán nhật ký chung .............................................. 20 Hình 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô (2010-2012) .............................................................................................. 23 Hình 3.5 Biểu đồ tình hình hoạt động KD của công ty TNHH cơ khí Tây Đô (2010-2013) ....................................................................................... 23 Hình 3.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô (6 th 2011-2013) ....................................................................................... 26 Hình 3.7 Biểu đồ kết quả hoạt động KD của công ty TNHH cơ khí Tây Đô (6 th 2011-2013) ...................................................................................... 27 Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........ 31 Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp ................ 34 Hình 4.3 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân viên PX ......................... 36 Hình 4.4 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhiên liệu, CCDC .................. 38 Hình 4.5 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí khấu hao TSCĐ ..................... 40 Hình 4.6 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền ..................................................................................... 42 Hình 4.7 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................ 49 Hình 4.8 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ........................................ 53 Hình 4.9 Sơ đồ taaph hợp chi phí sản xuất chung ........................................... 64 Hình 4.10 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất ....................................................... 67 ix Hình 4.11 Sơ đồ chi phí và giá thành bán thành phẩm chân vịt công đoạn gia công .................................................................................................70 Hình 4.12 Sơ đồ chi phí và giá thành bán thành phẩm chân vịt công đoạn nung khuôn ............................................................................................ 71 Hình 4.13 Sơ đồ chi phí và giá thành bán thành phẩm chân vịt công đoạn mài nhám ............................................................................................... 72 Hình 4.14 Biểu đồ cơ cấu giá thành sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010-2012 ......................................................................................................85 Hình 4.15 Biểu đồ cơ cấu giá thành sản phẩm qua 6 tháng đầu 20112013 ............................................................................................................... 90 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn SXKD : Sản xuất kinh doanh TSCĐ : Tài sản cố định BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ : Kinh phí công đoàn PXK : Phiếu xuất kho GĐNXK : Giấy đề nghị xuất kho GTGT : Giá trị gia tăng PP : Phương pháp CP : Chi phí SPDD : Sản phẩm dở dang CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC : Chi phí sản xuất chung CCDC : Công cụ dụng cụ VL : Vật liệu KL : Khối lượng BPĐV : Biến phí đơn vị ĐP : Định phí NVPX : Nhân viên phân xưởng xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Đứng trước ngưỡng cửa của nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam đã đang tìm mọi biện pháp để đưa doanh nghiệp của mình đạt đến đỉnh cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vấn đề quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp là làm sao xác định đúng đắn lượng chi phí bỏ ra sản xuất tiêu thụ sản phẩm. Từ đó xác định được giá bán hợp lí vừa mang tính cạnh tranh vừa mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tổ chức tốt công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đây là khâu quan trọng không thể thiếu được trong bất kỳ sản phẩm nào. Giá thành sản phẩm vừa là một chỉ tiêu phản ánh lượng chi phí thực tế đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm, vừa là một chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh chất lượng và hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm mới cho xã hội. Qua đó doanh nghiệp có thể xác định chính xác hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tìm ra các biện pháp thích hợp để khắc phục những khuyết điểm, phát huy mọi tiềm năng của doanh nghiệp, hạ giá thành sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người lao động. Chính ý nghĩa quan trọng của giá thành và mong muốn thu được những kiến thức bổ ích cho công việc của mình, chuyên sâu vấn đề liên quan đến giá thành sản phẩm em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các giải pháp hạ giá thành tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí Tây Đô” Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp hiểu rõ hơn về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty, tìm hiểu xem hệ thống kế toán tổ chức tại công ty. Đây cũng là cơ sở cho doanh nghiệp tạo được điều kiện quan trọng có thể giảm giá bán trên thị trường, tiết kiệm vốn cố định cho doanh nghiệp, tập trung được công suất máy móc thiết bị và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô nhằm đề ra giải 1 pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời nêu ra một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành tháng 06 năm 2013. - Hạch toán tính giá thành theo phương pháp khác so với phương pháp công ty đang áp dụng, từ đó rút ra ưu điểm, nhược điểm và giải pháp khắc phục. - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. - Phân tích biến động giá thành sản phẩm. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm. - Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian - Nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH Cơ Khí Tây Đô 1.3.2 Thời gian - Do giá thành có tính biến động nên số liệu nghiên cứu được thực hiện trong năm 2010, năm 2011, năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Công ty TNHH Cơ Khí Tây Đô có nhiều ngành nghề kinh doanh như: sản phẩm dân dụng, sản phẩm công nghệ, sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm công nghệ cao...Nhưng do hạn chế về kiến thức nên em chỉ đi sâu tìm hiểu phân tích kế toán chi phí sản xuất tính giá thành sản xuất sản phẩm chân vịt, trong một kỳ kế toán nhất định (tháng 06, năm 2013). 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Kiều Ngọc Hoàng (2003) nghiên cứu đề tài: “Hạch toán giá thành và phân tích tình hình biến động giá thành tại Công ty xi măng Hà Tiên II”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ, tác giả đã nghiên cứu về hạch toán, tập hợp chi phí và tính giá thành. Đồng thời, phân tích và so sánh các khoản chi phí cấu thành nên giá thành. Bằng phương pháp thu thập số liệu, phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn, tác giả cho rằng khoản mục ảnh hưởng đến giá thành nhiều nhất là hai khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực 2 tiếp và chi phí sản xuất chung, do hai khoản mục này có sự biến động cả về lượng lẫn đơn giá. Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra các biện pháp hạ giá thành như: chuyển đổi nguyên liệu đốt từ dầu sang than hoặc trấu, tự động hóa máy móc để thay thế lao động, mở rộng công suất điện tự phát của nhà máy để giảm điện mua ngoài,… Lâm Tú Chi (2010) nghiên cứu đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Với mục tiêu chung là tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tôm (tôm sú, tôm bạc, tôm chì), tác giả đã đi sâu vào phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành. Áp dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối. Tác giả đã nhận thấy: trong hoạt động chế biến thủy sản, kế toán tập hợp chi phí gắn liền với vật tư xuất dùng cho từng đối tượng, tài sản cố định, lao động. từ đó, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác, tính đủ giá thành cho từng loại sản phẩm. Do vậy, giúp cho việc xác định kết quả kinh doanh đúng đắn, góp phần quan trọng trong việc tăng cường và cải tiến công tác quản lí kinh tế của công ty trong thời gian tới. Hứa Thụy Thùy Như (2008) nghiên cứu đề tài: “Kế toán và phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An”, luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ. Qua đề tài cho thấy, tác giả đã phân tích rất chi tiết các khoản mục chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí vận chuyển, tác giả cho rằng chính khoản mục chi phí nguyên vật liệu là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm tiêu thụ. Ngoài ra, tác giả đi sâu phân tích chi phí sản xuất theo cơ cấu sản phẩm nhằm biết được sự biến động chi phí sản xuất ở mỗi sản phẩm. Cách phân tích sâu, chi tiết kết hợp với sự nhuần nhuyễn sử dụng các phương pháp thu thập số liệu, phương pháp so sánh theo số tuyệt đối, số tương đối, phương pháp thay thế liên hoàn, tác giả đã làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu trong đề tài: tổ chức phân tích chi phí, phân tích giá thành để từ đó chỉ ra những yếu tố cần giảm, phấn đấu không ngừng giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm hay lao vụ dịch vụ. Qua các đề tài đã tham khảo, em nhận thấy rằng: các đề tài đã hoàn thành tốt các mục tiêu đã đề ra ngay từ đầu: tập hợp chi phí và tính giá thành chính xác, tính đầy đủ giá thành cho từng loại sản phẩm, phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí, giá thành, để từ đó tìm ra nguyên nhân tăng giảm và đề xuất các giải pháp cắt giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm tiêu thụ. 3 Các đề tài đã phát họa tổng quát bức tranh công tác kế toán về tập hợp chi phí và tính giá thành, giúp em có sự định hướng đúng đắn cho việc nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, các đề tài có một yếu điểm nhỏ là trong cách hạch toán và trong hướng phân tích còn mang tính chung chung, chưa nêu lên được điểm mới cho đề tài. Nhìn chung, đề tài em nghiên cứu cũng có các nội dung chính cần phân tích như những đề tài trên, nhưng có cái mới là: sau khi đã hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm bằng phương pháp tính giá thành mà công ty đã áp dụng trên thực tế. Với những số liệu thực tế của công ty, em sẽ áp dụng một phương pháp tính giá thành khác với phương pháp công ty đang áp dụng nhưng nằm trong nội dung chương trình đã học, sau đó so sánh hai phương pháp, đồng thời nêu lên ưu điểm, nhược điểm và đề ra giải pháp khắc phục. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Chi phí sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống (tiền lương và các khoản trích theo lương) và lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao TSCĐ,…) mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định (Bùi Văn Trường, 2008, trang 11). 2.1.1.2 Phân loại chi phí (theo chức năng hoạt động) Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc dịch vụ trong thời kỳ nhất định. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản xuất được chia thành 3 loại: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm như: sắt, thép, gỗ,…và nguyên vật liệu có tác dụng phụ thuộc, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lượng của sản phẩm, tạo ra màu sắc mùi vị của sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm,…Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được hạch toán trực tiếp vào đối tượng chịu chi phí. Chi phí nhân công trực tiếp: là tiền lương chính, phụ; các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và các khoản phải trả khác cho công nhân. CP nhân công trực tiếp được hạch toán vào các đối tượng chịu CP. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng,… Trong 3 loại chi phí trên có sự kết hợp với nhau: Kết hợp giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được gọi là chi phí ban đầu, thể hiện chi phí chủ yếu cần thiết khi bắt đầu sản xuất. Kết hợp giữa chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí chuyển đổi, thể hiện chi phí cần thiết để chuyển nguyên vật liệu thành SP. 5  Chi phí ngoài sản xuất Là những chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm và quản lý chung toàn doanh nghiệp. - Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí phát sinh cần thiết để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa; bao gồm các khoản chi phí như vận chuyển, bốc vác, bao bì, lương nhân viên bán hàng, hoa hồng bán hàng, khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến bảo quản, dự trữ sản phẩm, hàng hóa. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý trong toàn doanh nghiệp. Đó là những chi phí hành chính, kế toán, quản lý chung (Bùi Văn Trường, 2008, trang 12). 2.1.2 Giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm, lao vụ do doanh nghiệp tiến hành sản xuất. 2.1.2.2 Phân loại Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm chia thành 3 loại: Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng SP kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành định mức: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho một đơn vị SP dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau như sau: Giá thành Giá thành Tổng sản phẩm Kế hoạch = định mức * theo kế hoạch Giá thành định mức theo sản lượng thực tế là chỉ tiêu quan trọng để các nhà quản trị làm căn cứ để phân tích, kiểm soát chi phí và ra quyết định. Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được (Bùi Văn Trường, 2008, trang 25). 2.1.2.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm a) Phương pháp trực tiếp Phương pháp này được áp dụng ở các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất 6 ngắn như: các nhà máy điện nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ...) (Trần Quốc Dũng, 2009, trang 65). Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính theo công thức sau: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành = Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản phẩm dở dang + sản xuất phát sinh - phẩm dở dang đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị sản phẩm = Số lượng sản phẩm hoàn thành b) Phương pháp hệ số Phương pháp này áp dụng trong trường hợp trên cùng một quy trình sản xuất sử dụng cùng loại vật tư, lao động, máy móc thiết bị sản xuất,…nhưng kết hợp ra nhiều loại SP có quan hệ tỷ lệ về kết cấu chi phí, đối tượng tập hợp CPSX là từng nhóm SP gắn với quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng SP trong nhóm. -Bước 1: Xác định tổng giá thành của nhóm SP bằng PP giản đơn. -Bước 2: Quy đổi số lượng SP từng loại trong nhóm thành SP tiêu chuẩn theo hệ số quy định: Số lượng SP Số lượng mỗi Hệ số quy đổi cho chuẩn = loại SP trong nhóm * từng loại SP trong nhóm -Bước 3: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm tiêu chuẩn: Giá thành của tất cả các loại SP Giá thành đơn vị SP chuẩn = Tổng số lượng SP chuẩn -Bước 4: Xác định giá thành đơn vị thực tế từng thứ SP trong nhóm Giá thành đơn vị Giá thành Hệ số quy đổi của từng loại SP = đơn vị của SP gốc * SP từng loại c) Phương pháp tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo v.v... để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với CPSX kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại. Tổng giá thành thực tế của các loại thành phẩm * 100% Tỷ lệ = Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của các loại sản phẩm 7 Giá thành thực tế đơn vị SP từng loại Giá thành kế hoạch (hoặc định mức) đơn vị sản phẩm từng loại = * Tỷ lệ d) Phương pháp phân bước Phương pháp kết chuyển tuần tự (có tính giá thành của bán thành phẩm) Phương án này áp dụng với những doanh nghiệp mà trình độ hạch toán kinh tế nội bộ tương đối cao và doanh nghiệp có bán nửa thành phẩm ra ngoài. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng bước chế biến của quy trình công nghệ. Đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm từng bước và thành phẩm của bán công nghệ. Trình tự luân chuyển phương án này thực hiện theo sơ đồ: CP NVL trực tiếp giai đoạn 1 Giá thành BTP giai đoạn 1 Giá thành BTP giai đoạn 2 + + + CP chế biến giai đoạn CP chế biến giai đoạn 2 CP chế biến giai đoạn 3 - - - Giá trị SPDD giai đoạn 1 Giá trị SPDD giai đoạn 2 Giá trị SPDD giai đoạn 3 = = = Giá thành BTP giai đoạn 1 Giá thành BTP giai đoạn 2 Giá thành BTP giai đoạn 3 Hình 2.1: Sơ đồ phân bước tính giá thành bán thành phẩm các giai đoạn Phương pháp kết chuyển song song (không tính giá thành BTP) Theo phương pháp này, mỗi giai đoạn chỉ tính chi phí của mỗi của bán thành phẩm trong mỗi giai đoạn. Nói cách khác chi phí sản xuất không di chuyển cho mỗi giai đoạn chế biến mà tính nhập vào giá thành của bán thành phẩm một cách song song. Chi phí sản xuất giai đoạn 1 Kết chuyển Chi phí sản xuất giai đoạn 2,…n-1 Kết chuyển Chi phí sản xuất giai đoạn n Kết chuyển Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành Hình 2.2: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song 8 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất 2.1.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu có tác dụng trực tiếp đến quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất sản phẩm là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Vật liệu phụ, nhiên liệu là động lực trực tiếp dùng cho sản xuất SP. Nếu ngay từ chứng từ ban đầu có thể tách biệt được chi phí nguyên vật liệu xuất dùng liên quan đến đối tượng nào thì căn cứ vào chứng từ tập hợp ngay vào sổ chi tiết có liên quan. Trường hợp chứng từ ban đầu chưa tách biệt được chi phí có liên quan đến từng đối tượng thì cuối kỳ áp dụng phương pháp phân bổ để tính chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản sử dụng “621”: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dung trực tiếp cho sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng sản xuất. Bên Có: - Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập kho - Kết chuyển giá trị NVL thực tế cho SX-KD vào TK 154 Tài khoản này không có số dư cuối kỳ - được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí TK 151,151 TK 621 (1) TK 152 (3) TK 111,112,113 TK 154 (2) (4) Hình 2.3: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ghi chú: (1) (2) (3) (4) Xuất kho nguyên vật liệu dùng sản xuất trực tiếp. Mua nguyên vật liệu chuyển giao trực tiếp cho sản xuất. Nguyên vật liệu dùng không hết trả lại kho. Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho các đối tượng tính giá thành có liên quan. 9 2.1.3.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp và các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trên lương của bộ phận công nhân này. Trường hợp nếu có trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thì số trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch này được tổng hợp chung vào khoản mục “622”, còn tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả hàng tháng không tính vào khoản mục này. Trường hợp không thể hạch toán riêng cho từng đối tượng chịu chi phí thì áp dụng theo phương pháp phân bổ. Tài khoản sử dụng “622”: Chi phí nguyên nhân công trực tiếp Bên Nợ: - Tập hợp các chi phí nhân công trực tiếp (gồm tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản trích trước cho công nhân nghỉ phép. Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào Nợ TK 154 Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí TK 334 TK 622 (1) TK 154 (4) TK 338(2,3,4) (2) TK335 (3) Hình 2.4: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp Ghi chú: (1) Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viên. (2) Trích chi phí KPCĐ, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp sản xuất. (3) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. (4) Cuối kỳ kết chuyển CP công nhân trực tiếp vào đối tượng tập hợp CP. 10 2.1.3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (CPSXC) Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng sản xuất chính trong doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất. Việc tập hợp được thực hiện hàng tháng và cuối mỗi tháng, tiến hành phân bổ và kết chuyển vào đối tượng hạch toán CP. Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành. Vì vậy cần phân bổ chung phí sản xuất chung theo các tiêu thức như: tỷ lệ tiền lương công nhân sản xuất, tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,… Mức phân bổ Tổng CPSXC phát sinh trong tháng Tổng CPSXC CPSXC cho = ------------------------------------x cần phân bổ từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng Tài khoản sử dụng “627”: Chi phí sản xuất chung Bên Nợ: - Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào Nợ TK 154 Tài khoản này không có số dư cuối kỳ, được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận. *Tài khoản này có các tài khoản cấp 2: Tài khoản 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng Tài khoản 6272: Chi phí vật liệu Tài khoản 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất Tài khoản 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản 6278: Chi phí bằng tiền khác TK334,336,152,153,214,331 142,336,111,112 TK 627(1,2,3,4,7,8) (1) TK 154 (2) Hình 2.5: Sơ đồ trình tự kế toán chi phí sản xuất chung 11 Ghi chú: (1) Tập hợp tất cả các chi phí liên quan đến chi phí sản xuất chung (2) Cuối kỳ kết chuyển (phân bổ) CPSXC vào các đối tượng theo tiêu chuẩn phù hợp để tính giá thành sản phẩm (Lâm Tú Chi, 2010, trang 15). 2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) Toàn bộ chi phí sản xuất: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ được hạch toán vào tài khoản 621, 622, 627. và theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (chi tiết theo từng phân xưỡng). Cuối kỳ đều phải tổng hợp vào bên Nợ tài khoản 154 hoặc 631 nhằm phục vụ tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…. Theo phương pháp kê khai thường xuyên sử dụng TK 154 “CPSX KDDD”. Bên Nợ: - Các CP nguyên vật liệu trực tiếp, CP nhân công trực tiếp, CP SXC phát sinh trong kỳ liên quan đển SX SP. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí SP như: phế liệu thu hồi, giá trị SP hỏng không sửa chữa được,… - Giá thành sản xuất thực tế của những SP chưa hoàn thành nhập kho hay cung cấp cho khách hàng. Dư Nợ: CP SXKD dở dang cuối kỳ. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành. TK621 TK 154 TK 152,138 SDĐK: xxx (1) (4) TK622 TK155 (2) (5) TK627 TK632,157 (3) (6) SDCK: xxx Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán tập hợp chi phí sản xuất 12 Ghi chú: (1) Kết chuyển CPNVLTT (2) Kết chuyển CPNCTT (3) Kết chuyển CPSXC (4) Giá trị phế liệu thu hồi nhập kho, khoản phải thu bồi thường (5) Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành kỳ nhập kho (6) Giá thành thực tế sản phẩm trong kỳ bán ngay, gửi bán 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu sử dụng phục vụ cho lập luận văn trong đề tài được thu thập thông qua các chứng từ, sổ sách kế toán từ phòng kế toán của công ty, căn cứ trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập thông qua sách, báo, google, niêm giám thống kê và một số bài nghiên cứu khoa học của các tác giả. 2.2.2 Phương pháp phân tích tích số liệu  Mục tiêu 3,4: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và phân tích biến động giá thành, sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối để so sánh, phân tích tình hình thực hiện giá thành và mức độ biến động giá thành của công ty qua các năm, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phân tích số liệu theo phương pháp số tuyệt đối, số tương đối: - Phương pháp số tuyệt đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép trừ giữa số năm sau so với số năm trước. ∆ = Trong đó: ∆ : chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu : chỉ tiêu năm sau : chỉ tiêu năm sau => Phương pháp này dùng để đánh giá sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục. 13 - Phương pháp số tương đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép chia giữa trị số năm sau so với năm trước. ∆ = ( ) × 100 Trong đó: ∆ : tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu : chỉ tiêu năm sau : : chỉ tiêu năm sau => Phương pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm. Từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục (Phạm Văn Nhự, 2011, trang 14).  Mục tiêu 5: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá thành của sản phẩm qua các năm giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Phương pháp thay thế liên hoàn: Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp loại trừ, vì theo phương pháp này, muốn phân tích tính toán ảnh hưởng của các nhân tố nào đó phải loại trừ các nhân tố khác. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Tác dụng của phương pháp là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá thành của công ty. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến giá thành sản phẩm, từ đó mà có biện pháp khắc phục kịp thời (Nguyễn Thị Xuân Trang, 2011, trang 12). 14 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty        Tên công ty: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ Tên giao dịch: Limited liability company mechanic Tay Do Địa chỉ: 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. CT Điện thoại: (+84) 7103 744 022 Fax: (+84)7103 744 088 Email: info@cokhitaydo.vn Website: www.cokhitaydo.vn MST:1800637449  Nhà máy số 1 - Địa chỉ: 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ.  Nhà máy số 2 - Địa chỉ: Quốc lộ 91B, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. 3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Năm 1982: Công ty TNHH cơ khí Tây Đô khởi sự từ một cơ sở cơ khí nhỏ với hơn 100 công nhân và gần 30 thiết bị gia công cơ khí chuyên phục hồi và sản xuất bơm dầu. Năm 2011: Đổi tên thành doanh nghiệp tư nhân cơ khí Thành Tiến là đơn vị đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long đầu tư máy công cụ kỹ thuật số CNC (Computer Numerical Control) trong sản xuất và gia công cơ khí phục vụ nhu cầu trong nước. Năm 2004: Sản phẩm được xuất khẩu sang Đài Loan. Năm 2005: Sản phẩm của doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe và bắt đầu được xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2006: Chuyển thành công ty TNHH cơ khí Thành Tiến (THATICO) với trên 30 máy công cụ CNC các loại và một đội ngũ công nhân lành nghề sản xuất, kinh doanh và gia công cơ khí chính xác. Vốn điều lệ của công ty: 5.525.000.000 đồng. 15 Đầu năm 2009 công ty đạt được tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2008 của Gemany và cũng là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO 9002 của TUV phiên bản 2008. Vì lý do khách quan, công ty đăng ký sở hữu trí tuệ với tên công ty là công ty TNHH cơ khí Thành Tiến không được nên đổi tên thành công ty TNHH cơ khí Tây Đô. Ngày 12/01/2009 Công ty TNHH cơ khí Tây Đô được chính thức đi vào hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 1500171478 được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp. Tháng 06/2009: Công ty tăng vốn điều lệ lên: 7.782.700.000 đồng, qui mô hiện tại của công ty:     330 cán bộ công nhân Hơn 300 thiết bị gia công cơ khí Hơn 6000 nhà xưởng Mặt bằng sản xuất: 11.000 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC Bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, giám đốc là người có quyền hạn cao nhất, và là người ra quyêt định cuối cùng. Giám đốc P. Giám đốc sản xuất P. KCS P. Kỹ thuật P. luyện kim P. Giám đốc kinh doanh PQĐ phân xưởn g P. TCHành chính P. Kế toánTài vụ Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Chức năng từng bộ phận Giám đốc: Là người đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan chủ quản; chịu trách nhiệm quản lý chung và theo dõi toàn bộ hoạt động của 16 công ty. Đồng thời quyết định mọi phương phướng hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Hỗ trợ ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị về tình hình mua bán, tiếp cận thị trường, thông tin về giá cả,…để tiến hành lập kế hoạch điều hành cho hợp lý và chỉ đạo trực tiếp cho phòng kinh doanh. Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Phụ trách về các hoạt động kỹ thuật, về quy trình công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân và phụ trách một số phòng ban, phân xưởng như: phòng kỹ thuật, phòng luyện kim,.. Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách về quản lý nhân sự, theo dõi nhân sự, đề bạt cán bộ, sắp xếp nhân sự một cách khoa học và hợp lý nhất, đảm nhận vấn đề chính sách cho cán bộ, tính toán quản lý kế hoạch lương, thưởng cho cán bộ. Phòng kế toán – tài vụ: Tổ chức mối quan hệ thống kê, giải quyết các mối quan hệ tài chính, theo dõi ghi chép toàn bộ số liệu liên quan đến tài chính và quá trình luân chuyển vốn trong sản xuất kinh doanh, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực. Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm và phân tích hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kỹ thuật: Bao gồm: Trưởng phòng kỹ thuật, phó phòng kỹ thuật, các kỹ sư thiết kế, các kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên xây dựng cơ bản. Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về: Thiết kế, lập công nghệ chế tạo các sản phẩm, soạn chỉ tiêu nghiệm thu, theo dõi chế thử sản phẩm, chỉ đạo gia công cơ khí,… Phòng KCS: Chuyên chịu trách nhiệm kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi giao hàng cho khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm, xử lý kịp thời các SP hỏng đảm bảo uy tín công ty. Ban quản đốc phân xưởng: Chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề phát sinh trong phân xưởng cơ khí, nhằm nắm về tình hình cán bộ, công nhân để đảm bảo lực lượng trực tiếp tại đơn vị tổ chức từng khâu trong phân xưởng cơ khí, có biện pháp làm giảm CPSX, tiết kiệm NVL, hạ giá thành, nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. 3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH Trong ngành cơ khí Việt nam hiện nay, tất cả nhà máy chế tạo ra hàng cơ khí đều đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất phục vụ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,…Để tồn tại phát triển và đứng vững trên thị trường Công ty TNHH có khí Tây Đô đã phải đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất. 17 Các sản phẩm được sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín từ khâu mua vật liệu đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành. Sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ inox và thép phục vụ cho các ngành công nghiệp như: Chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, hóa chất, xây dựng, xử lý nước, y tế,…Hiện nay công ty đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sau:  Cung cấp máy công cụ công nghệ cao: máy mài, máy phay, máy đột lập, máy cắt, máy chấn,…  Cung cấp vật tư thép – inox các loại: thép tấm, thép hộp, inox nộingoại nhập,..  Tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước khu dân cư, bệnh viện, khu công nghiệp: Gia công các trang thiết bị vật tư ngành nước như: tháp làm thoáng tải trọng cao, cụm xử lý, thiết bị trộn, khấy, máng nước, song chắc rác,…Nhận lắp đặt hệ thống nước trong các khu tái định cư, khu đô thị, khu vui chơi giải trí và dây chuyền xử lý nước thải trong các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất,…  Gia công kết cấu: gia công xây lắp nhà xưởng, công trình dân dụng,..  Gia công chính xác: gia công chính xác các chi tiết theo yêu cầu của khách hàng, pha cắt bản mã theo yêu cầu.  Đồ gia dụng: Cung cấp số lượng lớn thìa, dĩa, xoong, chạn, tủ, giá, kệ, khay, mắc áo, móc treo, xe đẩy, các trang thiết bị sinh hoạt khác,… Ngoài ra, công ty đã trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất và nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách hàng như: + Bộ phận cắt gọt: máy tiện CNC, máy tiện vạn năng, máy cắt ren chuyên dụng, máy phay CNC, máy khoan đứng,… + Bộ phận hàn: có đầy đủ các loại máy hàn sử dụng công nghệ cao tới 95% công nghệ hàn của thế giới như: Hàn tic, hàn micmax, hàn chập, hàn hồ quang chìm, hàn một chiếc hồ quang tay, máy cắt palatma,… + Bộ phận xử lý bề mặt: máy điện hóa, máy tạo bề mặt HL (hai lai), máy đánh bóng vô cấp tự động, dây chuyền sơn tĩnh điện, dây chuyền bắn bi,… 3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 3.4.1 Hình thức tổ chức kế toán tại công ty Công ty TNHH cơ khí Tây Đô áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức tập trung. Mọi công việc của công tác kế toán xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp cho đến báo cáo tài chính,…đều tập trung tại phòng kế toán. Bộ máy kê toán của công ty được đặt 18 dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Tổ chức bộ máy kế toán này có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê doanh nghiệp, nhằm thực hiện chức năng cung cấp thông tin cho ban giám đốc của công ty. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán Ngân hàng Kế toán thuế Kế toán Ngyuên vật liệu Kế toán công nợ Thủ quỹ Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 3.4.1.1 Chức năng từng bộ phận Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện việc kế toán thống kê, phụ trách hướng dẫn chỉ đạo, bố trí công việc phù hợp với mỗi người, quan hệ với các phòng ban. Kế toán tổng hợp: Phụ trách hạch toán kiểm tra giám sát mỗi phần hành của kế toán. Định kỳ lập báo cáo kế toán. Kế toán vốn bằng tiền, tài sản cố định: Có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ số liệu hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển…; phản ánh ghi chép tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng tài sản cố định. Kế toán chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào chi phí tập hợp được và giá trị SPDD để tính giá thành. Kế toán ngân hàng: Hạch toán các khoản tiền gửi là các giấy báo Có báo Nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc. Hàng ngày khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Kế toán nguyên vật liệu: Phụ trách nhiệm theo dõi toàn bộ NVL, TSCĐ và CCDC trong kho toàn công ty Kế toán thuế: Phụ trách theo dõi toàn bộ phần báo cáo thuế của công ty, toàn bộ phần liên hệ, giao dịch với các cơ quan thuế và cơ quan có chức năng. Thủ quỹ: Phụ trách thu - chi tiền mặt của Công ty. 19 Kế toán công nợ: Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra đôn đốc việc thanh toán được kịp thời. 3.4.1.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty  Hệ thống tài khoản áp dụng: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính.  Các phương pháp hạch toán kế toán áp dụng: - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá theo giá gốc, xác định hàng tồn kho CK theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp đánh giá TSCĐ: Nguyên tắc: đánh giá theo giá gốc, khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ) - Hệ thống báo cáo được lập: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài sản, báo cáo tình hình sử dụng tài sản. 3.4.1.3 Hình thức kế toán áp dụng: hình thức nhật ký chung Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ,thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiễm tra Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống kế toán nhật ký chung 20 3.4.2 Đặc điểm về áp dụng kế toán máy trong công ty Công ty sử dụng phần mềm kế toán ACCNET phiên bản 7.1 áp dụng theo hình thức kế toán Nhật ký chung trong quản lý kế toán. ACCNET là chương trình quản trị kế toán tài chính, do công ty phần mềm Lạc Việt cung cấp, phần mềm được phân tích thiết kế chuyên sâu, chính xác, đầy đủ và linh hoạt phù hợp với kế toán Việt Nam. Chương trình có 7 phân hệ:  Phân hệ hệ thống: dùng để khai báo tài khoản kê toán  Phân hệ danh mục: dùng để theo dõi, tạo mã VL, CCDC và khách hàng  Phân hệ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: dùng để hạch toán các bút toán thu, chi ngoại trừ các bút toán thu từ tiền bán hàng, chi tiền mua nguyên vật liệu còn lại các bút toán liên quan đến thu chi đều hạch toán vào phân hệ này như: chi tạm ứng, chi mua ngoại tệ,…  Phân hệ mua hàng: dùng để hạch toán các bút toán liên quan đến việc mua hàng và bút toán chi trả tiền cho nhà cung cấp.  Phân hệ bán hàng: dùng để hạch toán các bút toán liên quan đến việc bán hàng và nợ phải thu của khách hàng.  Phân hệ vật tư: dùng để quản lý VL, CCDC, thành phẩm như: xuất kho NVL, CCDC, thành phẩm và các bút toán điều chuyển kho,…  Phân hệ kế toán tổng hợp: dùng để hạch toán các bút toán như: kết chuyển CP, tính giá thành sản phẩm, kết chuyển thuế, tiền lương phải trả, các khoản trích bảo hiểm, trích khấu hao TSCĐ,… 3.5 CHÍNH SÁCH KINH TẾ ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY THEO QUY ĐỊNH HIỆN HÀNH 3.5.1 Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006, về việc ban hành chế độ kế toán Doanh nghiệp. Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, ban hành kèm theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006, bao gồm: + Hệ thống tài khoản kế toán + Hệ thống báo cáo tài chính + Chế độ chứng từ kế toán + Chế độ sổ sách kế toán 3.5.2 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27 tháng 07 năm 2012, Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ21 CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 3.5.3 Luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2003 Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất về kế toán mà các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân phải thực hiện. Luật kế toán quy định những nguyên tắc và nội dung chung nhất về kế toán. Luật kế toán gồm: + Quy định về công tác kế toán. + Quy định về tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán. + Quy định quản lý nhà nước về kế toán. + Quy định về hoạt động nghề nghiệp kế toán. 3.5.4 Chuẩn mực kế toán số 01, Ban hành và công bố kèm theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng BTC Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các nguyên tắc, yêu cầu kế toán cơ bản và các yếu tố của báo cáo tài chính quy định trong chuẩn mực này được quy định cụ thể trong từng chuẩn mực kế toán, phải được áp dụng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước. 3.6 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 3.6.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (2010-2012) Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm 2011/2010 2012/2011 CHỈ TIÊU Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền 26.230 41.407 45.323 15.177 57,86 3.916 9,46 19.881 33.284 35.822 13.403 64,42 2.538 7,63 6.349 8.123 9.501 1.774 27,93 1.034 16,97 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 22 % 50000.0 45000.0 40000.0 35000.0 30000.0 Tổng doanh thu 25000.0 20000.0 15000.0 10000.0 5000.0 .0 Tổng chi phí Tổng lợi nhuận Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hình 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô (2010-2012) 50,000 45,000 40,000 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 45,323 41,407 33,284 35,822 Tổng doanh thu 26,230 Tổng chi phí 19,881 Tổng lợi nhuận 6,349 Năm 2010 8,123 Năm 2011 9,501 Năm 2012 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hình 3.5: Biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô (2010-2012) Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy: Tổng doanh thu của công ty qua 3 năm 2010-2012 tăng liên tục. Nguyên nhân là do ảnh hưởng tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chiếm hơn 80% tổng doanh thu của công ty). Điều này khẳng định tình hình tiêu thụ của công ty ngày càng có hiệu quả, các mặt hàng của công ty được sự tin cậy của khách hàng, cụ thể: 23 Năm 2011 so với năm 2010: doanh thu của công ty tăng với tỷ lệ tương đối cao 57,86 %. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do lượng tiêu thụ sản phẩm gia tăng đáng kể so với năm 2010, tình hình tiêu thụ có chuyển biến tốt như vậy là do trong năm 2011 công ty triển khai mạnh các chương trình khuyến mãi hơn so với năm 2010, nếu như trong năm 2010 công ty chỉ thực hiện chính sách hoa hồng đại lý được hưởng 8,5 % trên doanh thu tiêu thụ thì trong năm 2011 công ty triển khai thêm chương trình giảm giá theo số lượng sản phẩm ví dụ như: giảm giá bán sỉ cứ mỗi 20 sản phẩm được giảm 50.000 đồng áp dụng cho sản phẩm kệ, giá, phao nước; và 10.000 đồng/20 sản phẩm đối với móc treo, kềm cắt móng, do đó thu hút nhiều đơn đặt hàng của các đại lý. Năm 2012 so với năm 2011: doanh thu có tăng nhưng tỷ lệ tăng là 9,46 %, tương đối thấp hơn giai đoạn 2010-2011. Nguyên nhân chủ yếu làm giảm mức tăng doanh thu là do sự tác động tăng lên của giá thành các loại sản phẩm đặc biệt là các mặt hàng cơ khí công nghiệp chiếm tỷ trọng doanh thu cao (hơn 70 % doanh thu). Mặt khác, trong giai đoạn này thị trường cơ khí xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh từ các doanh nghiệp các xưởng cơ khí chào bán các sản phẩm cơ khí với mức giá thấp hơn so với mức giá của công ty nhằm thu hút khách hàng về phía mình, vì vậy mà lượng tiêu thụ các sản phẩm cơ khí của công ty giảm đáng kể so với năm 2011 đẩy tốc độ tăng doanh thu của công ty giảm xuống so với giai đoạn 2010-2011. Tổng chi phí khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí là giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, còn các khoản mục còn lại như chi phí tài chính, chi phí quản lí doanh nghiệp, chi phí khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Trong 2 khoản mục thì giá vốn hàng bán tăng đều qua các năm. Khoản mục chi phí bán hàng thì giảm nhẹ qua các năm, ta có thể đi vào phân tích tình hình biến động của 2 khoản mục chi phí này qua các năm như sau: Giá vốn hàng bán: Qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2010 đến năm 2012 giá vốn hàng bán tăng đều qua các năm, cụ thể là giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 69,77 % so với năm 2010 và năm 2012 giá vốn hàng bán tăng 5,91 % so với năm 2011. Điều đó cho thấy giá vốn hàng bán là một chi phí quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. Trong giai đoạn này, giá vốn hàng bán không ngừng tăng lên, ngoài nguyên nhân công ty mở rộng sản xuất nên gia tăng nguyên liệu đầu vào, còn do giá nguyên vật liệu tăng vọt qua các năm làm giá vốn hàng bán tăng theo, cụ thể: trong năm 2011 vật giá tăng cao giá của các loại nguyên vật liệu vì thế cũng tăng theo như giá bình quân nguyên liệu sắt phế liệu là 14.926 đồng/kg tăng 1.030 đồng/kg tương ứng với tỷ lệ tăng 7,4 % so với năm 2010, năm 2012 nguyên vật liệu thép không rỉ có giá bình quân trong năm là 36.445 đồng/kg tăng 3.390 24 đồng/kg tỷ lệ tăng 10,3 % so với năm 2011. Thị trường biến động thất thường, chi phí nguyên vật liệu tăng làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của công ty, đây là xu hướng mang tính khách quan mà doanh nghiệp sản xuất nào cũng bị ảnh hưởng. Xem xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần, nếu doanh thu thuần của công ty biến động qua các năm thì giá vốn hàng bán cũng biến đổi tương tự, vì trong năm khi tiến hành sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm thì việc đầu tư thêm nhiều chi phí là điều tất yếu phải có, nhưng điều quan trọng là phải giảm thiểu tiết kiệm chi phí xuống mức thấp để không gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Ngoài khoản mục giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng là chi phí chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của công ty. Qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm thì chi phí bán hàng giảm trong giai đoạn năm 2010-2011 (-0,09 %) và tăng trong giai đoạn năm 2011-2012 (38 %). Nguyên nhân CP bán hàng trong năm 2011 giảm so với năm 2010 là do công ty điều chỉnh giảm hoa hồng cho các đại lý có doanh số tiêu thụ sản phẩm thấp trong kỳ, hoa hồng được hưởng 10 % trên doanh số bán nay chỉ còn 8,5 %, còn trong năm 2012 chi phí bán hàng lại tăng mạnh so với năm 2011 là do trong năm 2012 công ty đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cửa hàng trưng bày sản phẩm với việc đầu tư thêm 1 điểm trưng bày và lực lượng bán hàng gần 20 người, do đó tiền lương nhân viên bán hàng tăng lên. Tuy nhiên việc đầu tư bước đầu chưa mang lại hiệu quả doanh thu chưa tăng mạnh, vì thị trường cơ khí cạnh tranh gây ép giá đối với công ty. Tổng lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận của công ty bao gồm nhiều yếu tố trong đó có 3 hoạt động chính tạo ra lợi nhuận là lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Tuy nhiên, lợi nhuận mà công ty có được chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác nhìn chung chưa mang lại khoản lợi cho công ty. Qua biểu đồ ta thấy tổng lợi nhuận của công ty tăng liên tục qua 3 năm 2010, 2011 và 2012, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là lợi nhuận từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân chính làm lợi nhuận tăng là do sản lượng tiêu thụ qua các năm tăng cao, công ty đã thực hiện tốt việc nắm bắt cơ hội và bám sát các chiến lược kinh doanh. Đẩy mạnh đầu tư khai thác vào các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, đó là các sản phẩm gia dụng như: kềm cắt móng, phao nước, giá, kệ, móc treo,…hay các sản phẩm công nghiệp như: chân vịt, pi sắt, ốc vít, bu lông,…Nhờ vào việc triển khai thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh như các chiến lược giảm giá, chiết khấu thương mại, hỗ trợ vận chuyển, mở rộng thị phần, đầu tư vào các hệ 25 thống bán hàng,..vì vậy mà thu hút được sự quan tâm của các khách hàng tiềm năng và lượng đơn đặt hàng đều tăng lên qua các năm. Chi phí kinh doanh của công ty ngoài các chi phí sản xuất cần phải có công ty còn tập trung đầu tư mở rộng thị phần xây dựng thêm hệ thống bán hàng trưng bày sản phẩm thu hút khách hàng, nên chi phí tuy phát sinh tăng qua các năm nhưng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thu lại được của công ty tăng cao hơn (gần 30 %) mỗi năm, tác động tích cực làm tăng mức lợi nhuận hằng năm của công ty. 3.6.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2013 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 đầu năm 2011-2013 ĐVT: triệu đồng 6 tháng đầu năm CHỈ TIÊU 2011 Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận 6th2012/ 6th2011 Số % tiền 6th2013/ 6th2012 Số % tiền 2012 2013 14.140 15.068 15.596 928 6,56 528 3,50 10.185 10.666 11.292 481 4,72 626 5,87 3.955 4.402 4.304 447 11,29 -98 -2,22 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 18,000 16,000 14,000 12,000 10,000 Tổng doanh thu 8,000 Tổng chi phí 6,000 Tổng lợi nhuận 4,000 2,000 0 6 th năm 2011 6 th năm 2012 6 th năm 2013 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hình 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô (6 tháng đầu năm 2011-2013) 26 18,000 16,000 14,000 14,140 15,068 15,596 10,666 11,292 12,000 10,000 10,185 Tổng doanh thu 8,000 Tổng chi phí 6,000 4,000 Tổng lợi nhuận 3,955 4,402 4,304 2,000 0 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn: tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hình 3.7: Biểu đồ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH cơ khí Tây Đô (6 tháng đầu năm 2011-2013) Dựa vào biểu đồ và bảng số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy: Tổng doanh thu của công ty qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 tăng liên tục. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tục qua các năm, tăng cao trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2010-2011 và thấp hơn ở giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2012, cụ thể: 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: doanh thu của công ty tăng với tỷ lệ khá cao 6,57 %. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do thị trường ngành cơ khí trong nước có những chuyển biến tích cực các mặt hàng cơ khí công nghiệp được đưa vào sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp, hàng hải, xây dựng,…chủ yếu phục vụ cho lắp ráp chế tạo máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, xây dựng công trình cầu đường, kiến trúc,…Chính từ sự nhận định đó trong đầu năm 2012 công ty bắt đầu mở rộng thị phần phân phối sản phẩm đến nhiều khu vực với các chiến lược marketing, thực hiện đồng bộ kéo giới thiệu sản phẩm, truyền thông ngay từ đầu. Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2012 lượng tiêu thụ tăng so với 6 tháng đầu năm 2011, chiến lược mở rộng thị trường đã có tác động tích cực đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, nâng mức tăng doanh thu lên đáng kể so với cùng kỳ năm 2011. 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: doanh thu của công ty có tăng nhưng thấp hơn mức tăng giai đoạn 6 tháng đầu 2011-2012. Nguyên nhân là do trong kỳ công ty bước đầu gia nhập vào thị trường ngoài nước nên lượng sản phẩm cơ khí công nghiệp tiêu thụ chưa nhiều, đối với các mặt hàng gia dụng công ty đẩy mạnh các chiến lược quảng cáo trên các 27 phương tiện truyền thông và tham gia hội chợ triển lãm hàng Việt thu hút được khá nhiều khách hàng nhưng với mức giá bán khá thấp chủ yếu là mang tính chất quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Các chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn đầu triển khai và thực hiện vì vậy mà chưa thu được doanh thu như mong đợi. Tổng chi phí Trong 6 tháng đầu năm từ 2011-2013 khoản mục giá vốn hàng bán tăng và chi phí bán hàng tăng đều qua các năm, ta có thể đi vào phân tích tình hình biến động của 2 khoản mục chi phí này qua các năm như sau: Giá vốn hàng bán: Qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 6 tháng đầu năm 2011 đến năm 2013 giá vốn hàng bán tăng đều qua các năm, nguyên nhân là do công ty mở rộng sản xuất nên gia tăng nguyên liệu đầu vào, ngoài ra còn do giá nguyên vật liệu tăng vọt qua các năm làm giá vốn hàng bán tăng theo, cụ thể: trong 6 tháng đầu năm 2012 giá bình quân nguyên liệu nhôm phế liệu là 18.425 đồng/kg tăng 2.030 đồng/kg tương ứng với tỷ lệ tăng 12,3 %, nguyên vật liệu thép không rỉ có giá bình quân trong kỳ là 37.405 đồng/kg tăng 3.210 đồng/kg tỷ lệ tăng 14,3 %. Còn trong 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn có mức tăng cao là do trong kỳ máy móc thiết bị đang trong tình trạng xuống cấp hư hỏng nhiều, làm tăng chi phí tiêu hao nguyên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm của công ty, như sản phẩm chân vịt tiêu hao tăng 35 kg/1 SP, sản phẩm kệ giá tiêu hao tăng 69 kg/1SP. Chi phí nguyên vật liệu tăng làm ảnh hưởng đến giá vốn hàng bán của công ty, đây là xu hướng mang tính khách quan mà doanh nghiệp sản xuất nào cũng bị ảnh hưởng. Ngoài nguyên nhân do tiến hành sản xuất một khối lượng lớn sản phẩm nên việc đầu tư thêm nhiều chi phí, công ty còn gặp phải những khó khăn về hư hỏng TSCĐ gây gián đoạn cản trở quá trình sản xuất, chính vì vậy mà việc theo dõi kiểm tra giám sát các thiết bị máy móc mua mới thiết bị phục vụ sản xuất cũng rất quan trọng góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Ngoài khoản mục giá vốn hàng bán thì chi phí bán hàng là chi phí chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng chi phí của công ty. Qua kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm từ 2011 đến 2013 đều tăng qua các kỳ, trong 6 tháng đầu 2012 là 28,29 % và trong 6 tháng đầu 2013 tăng 2,91%. Nguyên nhân chi phí bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2012 tăng so với 2011tăng mạnh là do công ty đầu tư 1 cửa hàng trưng bày sản phẩm với lực lượng bán hàng gần 20 người. Còn trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí bán hàng cũng tăng so với năm 2012 nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng giai đoạn 6 tháng 2011-2012, nguyên nhân là do trong giai đoạn này công ty chủ yếu đầu tư vào quảng cáo truyền thông và tiền hoa hồng môi giới tìm nguồn tiêu thụ sản phẩm, khoản chi phí phát sinh thấp hơn so với đầu tư cơ sở vật chất. 28 Tổng lợi nhuận Lợi nhuận mà công ty có được chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, trong 6 tháng đầu năm 2011-2013 lợi nhuận của công ty biến động thất thường, tăng nhanh trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2011-2012 và giảm nhẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013. Nguyên nhân tăng là do sản lượng tiêu thụ qua các năm tăng cao, công ty đã thực hiện tốt việc nắm bắt cơ hội và bám sát các chiến lược kinh doanh. Đẩy mạnh đầu tư khai thác vào các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu, đó là các mặt hàng cơ khí công nghiệp là chủ yếu như: pi sắt, ốc vít, bu lông, chân vịt, máy phay, máy hàn,…với chiến lược kinh doanh đẩy mạnh mở rộng thị phần phân phối sản phẩm đến nhiều khu vực tỉnh thành ở miền trung và tây nam bộ với các chiến lược marketing đối với những sản phẩm cơ khí công nghiệp này, thực hiện đồng bộ kéo, giới thiệu sản phẩm, truyền thông ngay từ đầu. Kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2012 lượng tiêu thụ tăng vọt so với 6 tháng đầu năm 2011 đây cũng là nguyên nhân chính làm gia tăng lợi nhuận công ty, nâng mức lợi nhuận tăng 11,29 %. Nguyên nhân giảm là do trong kỳ 6 tháng đầu năm 2013 đối với công ty chỉ là bước đầu gia nhập vào thị trường ngoài nước, lượng sản phẩm cơ khí công nghiệp tiêu thụ chưa nhiều, đối với các mặt hàng gia dụng thu hút được khá nhiều khách hàng nhưng với mức giá bán khá thấp (như đối với sản phẩm kệ giá giảm từ 15.000 đồng đến 25.000 đồng/SP, sản phẩm xe đẩy giảm từ 30.000 đồng đến 50.000 đồng/SP,…) và việc giảm giá sản phẩm chủ yếu là mang tính chất quảng cáo giới thiệu sản phẩm thu hút người tiêu dùng. Các chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn đầu triển khai và thực hiện bước đầu chưa thu lại lợi nhuận cho công ty. Thêm vào đó, trong 6 tháng đầu 2013 so với 6 tháng đầu 2012 tỷ lệ tăng của chi phí đầu tư cao so với doanh thu thu lại được, đây cũng là nguyên nhân làm giảm nhẹ mức lợi nhuận của công ty. Vì vậy công ty nên xem xét để có kế hoạch giảm tỷ lệ tăng chi phí ở mức phù hợp nhất, sao cho vừa đảm bảo định hướng phát triển, vừa cân đối chỉ tiêu với ngành. 3.7 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 3.7.1 Thuận lợi Công ty TNHH cơ khí Tây Đô nằm trên địa bàn Thành phố Cần Thơ – trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, giáp với các tỉnh nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. 29 Thành phố Cần Thơ cũng là nơi có nguồn nhân công dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ. Nguồn nhân công có trình độ cao và được đào tạo chuyên môn trên mọi lĩnh vực, ngành nghề. Ban giám đốc có kinh nghiệm và trình độ cao. Đội ngũ nhân viên có trình độ và hăng say trong công việc. Có mối quan hệ với nhiều ngân hàng lớn. Có cơ sở vật chất về nhà xưởng, máy móc thiết bị với công nghệ tiên tiến phù hợp với sự phát triển kỹ thuật hiện đại. Sản phẩm của công ty phong phú đa dạng, chất lượng của sản phẩm dựa trên yêu cầu của khách hàng. Điều này giúp cho sản phẩm của công ty có khả năng thích ứng cao khi xuất sang thị trường nước ngoài. Công ty có chính sách khen thưởng rõ ràng Công ty được sự hỗ trợ quan tâm của các cấp, các ngành trong thành phố và trong cả nước. Việt Nam gia nhập WTO giá gia công giảm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. 3.7.2 Khó khăn Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong bước đường hội nhập. Hiện nay trên khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long có gần 20 công ty cơ khí và nhiều doanh nghiệp, các xưởng cơ khí luôn cạnh tranh với nhau về nguồn nguyên vật liệu và thị trường. Thị trường Mỹ biến động làm cho giá Dolar thay đổi liên tục cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty. 3.7.3 Phương hướng hoạt động Mục tiêu hoạt động của công ty là mỗi năm đều phải tăng lợi nhuận. Tìm kiếm và xâm nhập vào các thị trường mới, bên cạnh đó còn phải giữ chân các khách hàng lâu năm và tăng giá trị xuất khẩu vào các thị trường nước ngoài. Công ty còn mục tiêu là tập trung huy động các nguồn lực: vốn, công nghệ, nhân lực cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường để thu lại lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với Nhà nước, tiếp tục phát triển thêm thương hiệu, phát triển công ty bền vững lâu dài. 30 CHƯƠNG 4 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 4.1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY 4.1.1 Phân tích quy trình luân chuyển chứng từ tại công ty 4.1.1.1 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí NVL trực tiếp Bộ phận sản xuất Bắt đầu Lập giấy đề nghị xuất kho Phòng kế hoạch Kế toán vật tư Giấy đề nghị xuất kho Thủ kho Giấy đề nghị xuất kho đã ký Lập PXK Xác nhận và ký PXK 1 Giấy đề nghị xuất kho Giấy đề nghị xuất kho đã ký PXK 2 Kế toán tổng hợp 1 PXK 2 PXK 3 Bảng kê xuất nhập tồn Giấy đề nghị xuất kho đã ký Sổ chi tiết 621 Xuất kho và ký Vào sổ liên quan PXK 3 Giấy đề nghị xuất kho đã ký N PXK 3 đã ký N Giấy đề nghị xuất kho đã ký Sổ cái 621 PXK 2 đã ký PXK 3 đã ký Bảng kê xuất nhập tồn Giấy đề nghị xuất kho đã ký Sổ chi tiết 621 N N Bảng kê sổ chi tiết Kết thúc Bảng kê xuất nhập tồn 1 Sổ chi tiết 621 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 4.1: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 31 Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, danh mục nguyên vật liệu và nhu cầu vật tư phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm phát sinh, bộ phận sản xuất sẽ lập phiếu đề nghị cấp vật tư chuyển cho phòng kế hoạch. Bước đầu tiên của qui trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất khá đơn giản, bộ phận sản xuất luôn có người đại diện là tổ trưởng bộ phận phân tích rõ ràng các kế hoạch sản xuất từng kỳ, kết hợp với việc theo dõi chặt chẽ danh mục vật tư nguyên liệu nên giấy đề nghị xuất kho được lập đúng theo kế hoạch sản xuất của công ty, giấy đề nghị xuất kho được tổ trưởng bộ phận ký duyệt và chuyển giao cho phòng kế hoạch theo đúng qui định của công ty. Tại phòng kế hoạch sau khi nhận được giấy đề nghị xuất kho do bộ phận sản xuất chuyển sang sẽ kiểm tra đối chiếu với kế hoạch sản xuất của công ty nếu có chữ ký xác nhận của tổ trưởng bộ phận và nội dung yêu cầu nguyên liệu trùng khớp với kế hoạch sản xuất thì ký xác nhận vào giấy đề nghị xuất kho chuyển cho kế toán vật tư. Bước thứ hai của qui trình luân chuyển chứng từ tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận trong việc kiểm tra đối chiếu giữa giấy đề nghị xuất kho và kế hoạch sản xuất về số lượng sản xuất ước tính có phù hợp với kế hoạch sản xuất hay không, vì đây là khâu quan trọng để kế toán nguyên vật liệu lập giấy xuất kho đưa nguyên vật liệu vào sản xuất. Trong công ty giấy đề nghị xuất kho được phó phòng kế hoạch kiểm tra và ký xác nhận rõ ràng, giấy đề nghị xuất kho được lập đúng mẫu biểu và chuyển cho kế toán vật tư theo qui định của công ty. Căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho do phòng kế hoạch chuyển sang kế toán vật tư kiểm tra khâu xác nhận trên giấy nếu có đầy đủ chữ ký của tổ trưởng bộ phận sản xuất và phó phòng kế hoạch thì tiến hành lập phiếu xuất kho, khâu lập phiếu xuất kho được kế toán thực hiện trên phần mềm máy tính chỉ cần nhập số liệu vào là chương trình tự động cập nhật xuất phiếu xuất kho, ở khâu này kế toán tính toán giá xuất kho vật liệu theo phương pháp FIFO qui định của công ty ứng với số lượng xuất trên giấy đề nghị xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, liên thứ 1 lưu trong cuốn phiếu xuất kho để tại kế toán vật tư theo số, phiếu thứ 2 và 3 được chuyển cho thủ kho kèm theo giấy đề nghị xuất kho đã ký. 3 liên của phiếu xuất kho được lập đúng theo mẫu số 02VT quyết định 15 của Bộ Tài Chính, nội dung của cả 3 phiếu đều trùng khớp và có ký xác nhận của kế toán vật tư, kế toán chuyển phiếu xuất kho 2 và 3 cho thủ kho theo qui định của công ty. Thủ kho sau khi nhận đầy đủ bộ chứng từ mà kế toán vật tư chuyển sang gồm: phiếu xuất kho liên 2 và 3 kèm giấy đề nghị xuất kho, thì kiểm tra tính hợp lệ của nó về chữ ký và nội dung trong phiếu, sau đó tiến hành duyệt xuất kho và xác nhận ký vào phiếu xuất kho liên 2 và 3. Phiếu xuất kho liên 2 đã ký 32 được lưu tại kho theo số, còn phiếu xuất kho liên 3 đã ký và giấy đề nghị xuất kho đã ký được chuyển lại cho kế toán vật tư, căn cứ vào đó kế toán vật tư vào sổ chi tiết TK 621 và lập bảng kê xuất nhập tồn. Bước thứ tư của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu khá rõ ràng, thủ kho phải qua khâu kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ rồi mới tiến hành ký duyệt xuất kho. Bên cạnh đó bước thứ 4 của qui trình còn cẩn trọng trong việc lưu kho liên 2 phiếu xuất kho theo số để làm căn cứ đối chiếu sổ sách khi có sai sót về nghiệp vụ liên quan, thủ kho thực hiện theo qui định của công ty về việc chuyển giao 2 chứng từ còn lại là phiếu xuất kho liên 3 và giấy đề nghị xuất kho đã ký theo qui định của công ty. Tại kế toán vật tư sau khi nhận phiếu xuất kho liên 3 và giấy đề nghị xuất kho đã duyệt thì tiến hành lập bảng kê sổ chi tiết để vào sổ chi tiết TK 621 và lập bảng kê xuất nhập tồn nguyên vật liệu, khâu này kế toán vật tư chỉ cần nhập số liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu trong từng kỳ và xuất bảng kê xuất nhập tồn, sổ chi tiết TK 621 theo yêu cầu. Phiếu xuất kho liên 3 và giấy đề nghị xuất kho được lưu theo số còn bảng kê xuất nhập tồn và sổ chi tiết TK 621 được chuyển cho kế toán tổng hợp. Bước thứ 5 của qui trình được thực hiện theo đúng qui định của công ty, phiếu xuất kho liên 3 và giấy đề nghị xuất kho đã được thủ kho ký duyệt đầy đủ rồi mới chuyển lại cho kế toán vật tư lưu theo số và làm căn cứ vào sổ lập bảng kê. Tuy nhiên khâu này còn có nhược điểm nhỏ là kế toán vật tư còn thiếu cập nhật số liệu vào báo cáo kho, đây là báo cáo quan trọng giúp công ty cập nhật kịp thời lượng và giá nguyên vật liệu cụ thể tồn trong kho, vì vậy công ty cần cập nhật số liệu vào báo cáo trên để bổ sung thêm nguyên vật liệu khi thiếu hụt kịp tiến độ sản xuất và tích trữ khi giá nguyên liệu có xu hướng tăng cao. Khâu cuối cùng của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu, kế toán tổng hợp sau khi nhận bảng kê xuất nhập tồn và sổ chi tiết TK 621 từ kế toán vật tư thì tiến hành vào sổ cái TK 621, lưu bảng kê xuất nhập tồn theo số và cuối mỗi tháng vào sổ nhật ký chung theo qui định. Trong khâu này kế toán tổng hợp thực hiện nhập liệu vào sổ và lưu bảng kê đúng theo qui định của công ty, tuy nhiên khâu cũng có một vài điểm thiếu xót khá quan trọng. Đó là vì kế toán vật tư thiếu cập nhật số liệu vào báo cáo kho nên trong khâu này thiếu bước xét duyệt của kế toán tổng hợp đối với báo cáo kho, thêm nữa là sổ chi tiết TK 621 do kế toán vật tư lập chuyển qua chưa được ký xác nhận của kế toán tổng hợp không đúng qui định của công ty, vì vậy khâu ký duyệt là rất cần thiết nên kế toán cần hoàn thiện để tránh bị quy trách nhiệm khi có sai sót. 33 4.1.1.2 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí NC trực tiếp Bộ phận sản xuất Phòng tổ chức hành chính Bảng chấm công Bắt đầu Kế toán trưởng Giám đốc Kế toán thanh toán Bảng thanh toán lương Kế toán tổng hợp Bảng thanh toán lương đã duyệt Sổ chi tiết 622 Thẻ công Lập bảng thanh toán lương Lập bảng chấm công Bảng chấm công Bảng chấm công Ký duyệt Bảng chấm công Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán lương đã duyệt Bảng chấm công Thẻ công Lập bảng phân bổ tiền lương Bảng chấm công Vào sổ liên quan Sổ cái 622 N Bảng phân bổ tiền lương Bảng thanh toán lương đã duyệt Kết thúc Bảng chấm công N Thủ quỹ Vào sổ chi tiết 622 Sổ chi tiết 622 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 4.2: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp Hằng ngày, tổ trưởng từng bộ phận sản xuất sản phẩm căn cứ vào danh sách phân công lao động, thẻ công và thời gian làm việc, tiến hành quan sát, theo dõi và lập bảng chấm công, cuối mỗi tháng tổ trưởng ký nhận và chuyển đến phòng tổ chức hành chính, thẻ công được lưu lại theo số tại bộ phận sản xuất. Khâu đầu tiên của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp khá đơn giản, bộ phận sản xuất luôn có người đại diện là tổ trưởng bộ phận căn cứ vào kinh nghiệm, trình độ làm việc, kế hoạch sản xuất,...phân công lao động hợp lí, kết hợp với việc theo dõi chặt chẽ thời gian làm việc 34 thông qua thẻ công, bảng chấm công được tổ trưởng bộ phận ký duyệt và chuyển giao cho phòng tổ chức hành chính theo đúng qui định của công ty. Tại phòng tổ chức hành chính sau khi nhận được bảng chấm công do bộ phận sản xuất chuyển sang sẽ kiểm tra nếu có chữ ký xác nhận của tổ trưởng bộ phận thì tiến hành lập bảng thanh toán lương, sau đó chuyển bảng chấm công kèm bảng thanh toán lương cho kế toán trưởng và giám đốc duyệt. Bước thứ hai của qui trình luân chuyển chứng từ tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận trong việc hạch toán tính lương, bảng thanh toán lương được lập và có chữ ký xác nhận của phó phòng tài chính đúng theo qui định của công ty. Tuy nhiên khâu thứ 2 cũng có nhược điểm là bảng chấm công khi được trình lên phòng tổ chức hành chính để lập bảng lương nhưng chưa có chữ ký của thủ trưởng,công ty nên bổ sung thêm bước này để đảm bảo sự công bằng về thời gian làm việc của công nhân trong công ty. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kèm theo bảng chấm công do phòng tổ chức hành chính chuyển sang kế toán trưởng kiểm tra cách tính, cách trích lập bảo hiểm, tiến hành ký nhận và trình giám đốc xét duyệt, sau đó kế toán trưởng chuyển bảng thanh toán lương đã ký kèm theo bảng chấm công cho bộ phận thanh toán. Khâu thứ 3 của qui trình chủ yếu là kiểm tra, ký duyệt bảng thanh toán lương, trình tự ký duyệt theo đúng qui định của công ty, bảng thanh toán lương được luân chuyển đến kế toán trưởng sau đó trình giám đốc duyệt. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán lương đã duyệt lập bảng phân bổ lương. Đồng thời, vào sổ chi tiết TK 622 và chuyển sổ chi tiết cho kế toán tổng hợp. Tại bộ phận kế toán thanh toán sẽ giữ hộ chứng từ gồm: bảng phân bổ lương, bảng thanh toán lương đã duyệt và bảng chấm công sau đó chuyển cho thủ quỹ để tiến hành chi lương cho công nhân. Khâu thứ 4 của qui trình khá phức tạp so với các khâu còn lại, nhưng kế toán thanh toán đã lập bảng phân bổ lương, ký duyệt, vào sổ và chuyển chứng từ chuyển sổ theo đúng qui định của công ty, đây là khâu quan trọng trong qui trình vì làm căn cứ để bộ phận thủ quỹ chi lương và kế toán tổng hợp ghi sổ cái TK. Kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ chi tiết TK 622 do kế toán thanh toán chuyển sang tiến hành lập sổ cái TK 622 và lưu sổ chi tiết TK 622 theo qui định. Khâu cuối cùng của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tổng hợp lập sổ sách theo đúng qui định của công ty, nhưng khâu có một nhược điểm nhỏ là sổ chi tiết TK 622 sau khi kiểm tra để lập sổ cái TK kế toán tổng hợp vẫn chưa ký duyệt, nên bổ sung phần ký duyệt sổ chi tiết TK để tránh bị qui trách nhiệm khi có sai sót nghiệp vụ trong công ty. 35 4.1.5.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí SXC a) Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí nhân viên phân xưởng Bộ phận chấm công Phòng tổ chức hành chính Bảng chấm công Bắt đầu Kế toán trưởng Giám đốc Kế toán thanh toán Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán lương đã duyệt Kế toán tổng hợp Sổ chi tiết 627 Thẻ công Lập bảng thanh toán lương Lập bảng chấm công Bảng chấm công Bảng chấm công Ký duyệt Bảng chấm công Bảng chấm công Thẻ công Bảng chấm công Sổ cái TK 627 Lập bảng phân bổ tiền lương Bảng thanh toán lương Bảng thanh toán lương đã duyệt Vào sổ liên quan N Kết thúc Bảng phân bổ tiền lương Bảng thanh toán lương đã duyệt Bảng chấm công N Thủ quỹ Vào sổ chi tiết TK627 Sổ chi tiết 627 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 4.3: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân viên phân xưởng Hằng ngày, quản đốc phân xưởng sản xuất sản phẩm căn cứ vào danh sách phân công lao động, thẻ công và thời gian làm việc, tiến hành quan sát, theo dõi và lập bảng chấm công, cuối mỗi tháng quản đốc PX ký nhận và chuyển đến phòng tổ chức hành chính, thẻ công được lưu lại theo số tại phân xưởng. Khâu đầu tiên của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp khá đơn giản, phân xưởng luôn có người đại diện là quản đốc PX căn 36 cứ vào kinh nghiệm, trình độ làm việc, kế hoạch sản xuất,...phân công lao động hợp lí, kết hợp với việc theo dõi chặt chẽ thời gian làm việc thông qua thẻ công, bảng chấm công được quản đốc PX ký duyệt và chuyển giao cho phòng tổ chức hành chính theo đúng qui định của công ty. Tại phòng tổ chức hành chính sau khi nhận được bảng chấm công do phân xưởng chuyển sang sẽ kiểm tra nếu có chữ ký xác nhận của quản đốc PX thì tiến hành lập bảng thanh toán lương, sau đó chuyển bảng chấm công kèm bảng thanh toán lương cho kế toán trưởng và giám đốc duyệt. Bước thứ hai của qui trình luân chuyển chứng từ tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự cẩn thận trong việc hạch toán tính lương, bảng thanh toán lương được lập và có chữ ký xác nhận của phó phòng tài chính đúng theo qui định của công ty. Tuy nhiên khâu thứ 2 cũng có nhược điểm là bảng chấm công khi được trình lên phòng tổ chức hành chính để lập bảng lương nhưng chưa có chữ ký của thủ trưởng, công ty nên bổ sung thêm bước này để đảm bảo sự công bằng về thời gian làm việc của công nhân trong công ty. Căn cứ vào bảng thanh toán lương kèm theo bảng chấm công do phòng tổ chức hành chính chuyển sang kế toán trưởng kiểm tra cách tính, cách trích lập bảo hiểm, tiến hành ký nhận và trình giám đốc xét duyệt, sau đó kế toán trưởng chuyển bảng thanh toán lương đã ký kèm theo bảng chấm công cho bộ phận thanh toán. Khâu thứ 3 của qui trình chủ yếu là kiểm tra, ký duyệt bảng thanh toán lương, trình tự ký duyệt theo đúng qui định của công ty, bảng thanh toán lương được luân chuyển đến kế toán trưởng sau đó trình giám đốc duyệt. Kế toán thanh toán căn cứ vào bảng thanh toán lương đã duyệt lập bảng phân bổ lương. Đồng thời, vào sổ chi tiết TK 627 và chuyển sổ chi tiết cho kế toán tổng hợp. Tại bộ phận kế toán thanh toán sẽ giữ hộ chứng từ gồm: bảng phân bổ lương, bảng thanh toán lương đã duyệt và bảng chấm công sau đó chuyển cho thủ quỹ để tiến hành chi lương cho công nhân. Khâu thứ 4 của qui trình khá phức tạp so với các khâu còn lại, nhưng kế toán thanh toán đã lập bảng phân bổ lương, ký duyệt, vào sổ và chuyển chứng từ chuyển sổ theo đúng qui định của công ty, đây là khâu quan trọng trong qui trình vì làm căn cứ để bộ phận thủ quỹ chi lương và kế toán tổng hợp ghi sổ cái TK. Kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ chi tiết TK 627 do kế toán thanh toán chuyển sang tiến hành lập sổ cái TK 627 và lưu sổ chi tiết TK 627 theo qui định. Khâu cuối cùng của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tổng hợp lập sổ sách theo đúng qui định của công ty, nhưng khâu có một nhược điểm nhỏ là sổ chi tiết TK 627 sau khi kiểm tra để lập sổ 37 cái TK kế toán tổng hợp vẫn chưa ký duyệt, nên bổ sung phần ký duyệt sổ chi tiết TK để tránh bị qui trách nhiệm khi có sai sót nghiệp vụ trong công ty. b) Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí nhiên liệu, CCDC Bộ phận có nhu cầu Bắt đầu Lập giấy đề nghị xuất kho Phòng kế hoạch Giấy đề nghị xuất kho Kế toán vật tư,nhiên liệu Giấy đề nghị xuất kho đã ký Lập PXK Xác nhận và ký PXK 1 Giấy đề nghị xuất kho Giấy đề nghị xuất kho đã ký PXK 2 Thủ kho Kế toán tổng hợp 1 PXK 2 PXK 3 Bảng kê xuất nhập tồn Giấy đề nghị xuất kho đã ký Sổ chi tiết 627 Xuất kho và ký Vào sổ liên quan PXK 3 Giấy đề nghị xuất kho đã ký N PXK 3 N Giấy đề nghị xuất kho đã ký PXK 2 đã ký Sổ cái 627 PXK 3 đã ký Giấy đề nghị xuất kho đã ký Bảng kê xuất nhập tồn Sổ chi tiết 627 N N Bảng kê sổ chi tiết Kết thúc Bảng kê xuất nhập tồn 1 Sổ chi tiết 627 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 4.4: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhiên liệu, CCDC Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, danh mục nguyên vật liệu và nhu cầu vật tư phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm phát sinh, bộ phận PX sản xuất sẽ lập phiếu đề nghị cấp vật tư chuyển cho phòng kế hoạch. Bước đầu tiên của qui trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất khá đơn giản, giấy đề nghị xuất kho được lập đúng theo kế hoạch sản xuất của công ty, 38 giấy đề nghị xuất kho được quản đốc PX ký duyệt và chuyển giao cho phòng kế hoạch theo đúng qui định của công ty. Tại phòng kế hoạch sau khi nhận được giấy đề nghị xuất kho do PX sản xuất chuyển sang sẽ kiểm tra đối chiếu với kế hoạch sản xuất của công ty nếu có chữ ký xác nhận của tổ trưởng bộ phận và nội dung yêu cầu nguyên liệu trùng khớp với kế hoạch sản xuất thì ký xác nhận vào giấy đề nghị xuất kho chuyển cho kế toán vật tư. Bước thứ hai của qui trình luân chuyển chứng từ, giấy đề nghị xuất kho được phó phòng kế hoạch kiểm tra và ký xác nhận rõ ràng, giấy đề nghị xuất kho được lập đúng mẫu biểu và chuyển cho kế toán vật tư theo qui định của công ty. Căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho do phòng kế hoạch chuyển sang kế toán vật tư kiểm tra chữ ký của quản đốc PX và phó phòng kế hoạch rồi tiến hành lập phiếu xuất kho, khâu lập PXK được kế toán thực hiện trên phần mềm máy tính chỉ cần nhập số liệu vào là chương trình tự động cập nhật xuất phiếu xuất kho, ở khâu này kế toán tính toán giá xuất kho nhiên liệu, CCDC theo phương pháp FIFO qui định của công ty ứng với số lượng xuất trên giấy đề nghị xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, liên thứ 1 lưu trong cuốn phiếu xuất kho để tại kế toán vật tư theo số, phiếu thứ 2 và 3 được chuyển cho thủ kho kèm theo giấy đề nghị xuất kho đã ký. 3 liên của PXK được lập đúng theo mẫu số 02-VT quyết định 15 của Bộ Tài Chính, nội dung của cả 3 phiếu đều trùng khớp và có ký xác nhận của kế toán vật tư, kế toán chuyển PXK 2 và 3 cho thủ kho theo qui định của công ty. Thủ kho sau khi nhận đầy đủ bộ chứng từ mà kế toán vật tư chuyển sang gồm: phiếu xuất kho liên 2 và 3 kèm giấy đề nghị xuất kho, thì kiểm tra tính hợp lệ của nó về chữ ký và nội dung trong phiếu, sau đó tiến hành duyệt xuất kho và xác nhận ký vào phiếu xuất kho liên 2 và 3. Phiếu xuất kho liên 2 đã ký được lưu tại kho theo số, còn phiếu xuất kho liên 3 đã ký và giấy đề nghị xuất kho đã ký được chuyển lại cho kế toán vật tư. Bước thứ tư của qui trình khá rõ ràng, thủ kho phải qua khâu kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ rồi mới tiến hành ký duyệt xuất kho, thủ kho thực hiện theo qui định của công ty về việc chuyển giao 2 chứng từ còn lại theo qui định của công ty. Tại kế toán vật tư sau khi nhận PXK liên 3 và giấy đề nghị xuất kho đã duyệt thì tiến hành lập bảng kê sổ chi tiết để vào sổ chi tiết TK 621 và lập bảng kê xuất nhập tồn nguyên vật liệu, khâu này kế toán vật tư chỉ cần nhập số liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu trong từng kỳ và xuất bảng kê, sổ chi tiết TK 621 theo yêu cầu. PXK liên 3 và giấy đề nghị xuất kho được lưu theo số còn bảng kê xuất nhập tồn và sổ chi tiết TK 39 621 được chuyển cho kế toán tổng hợp. Bước thứ 5 của qui trình được thực hiện theo đúng qui định của công ty, tuy nhiên khâu này còn có nhược điểm nhỏ là kế toán vật tư còn thiếu cập nhật số liệu vào báo cáo kho, công ty cần cập nhật số liệu vào báo cáo trên để bổ sung thêm nguyên vật liệu khi thiếu hụt kịp tiến độ sản xuất và tích trữ khi giá nguyên liệu có xu hướng tăng cao. Khâu cuối cùng của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu, kế toán tổng hợp sau khi nhận bảng kê xuất nhập tồn và sổ chi tiết TK 621 từ kế toán vật tư thì tiến hành vào sổ cái TK 621, lưu bảng kê xuất nhập tồn theo số và cuối mỗi tháng vào sổ nhật ký chung theo qui định. Trong khâu này kế toán tổng hợp thực hiện đúng theo qui định của công ty, tuy nhiên khâu cũng có một vài điểm thiếu xót khá quan trọng, đó là vì kế toán vật tư thiếu cập nhật số liệu vào báo cáo kho nên trong khâu này thiếu bước xét duyệt của kế toán tổng hợp đối với báo cáo kho, thêm nữa là sổ chi tiết TK 621 do kế toán vật tư lập chuyển qua chưa được ký xác nhận của kế toán tổng hợp, vì vậy khâu ký duyệt là rất cần thiết nên cần hoàn thiện để tránh sai sót. c) Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí khấu hao TSCĐ Kế toán TSCĐ Bắt đầu Kế toán trưởng Giám đốc Bảng khấu hao TSCĐ 2 Xét duyệt Sổ chi tiết TK 627 Bảng khấu hao TSCĐ đã duyệt Kiểm tra vào sổ cái TK 627 Thẻ TSCĐ Lập bảng khấu hao TSCĐ Kế toán tổng hợp Bảng khấu hao TSCĐ Sổ cái TK 627 Bảng khấu hao TSCĐ đã duyệt Sổ chi tiết TK 627 Lập sổ chi tiết TK 627 2 Sổ chi tiết TK 627 N Kết thúc Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 4.5: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí khấu hao TSCĐ 40 Căn cứ vào thẻ TSCĐ đối với TSCĐ tăng, kế toán TSCĐ tiến hành lập bảng trích khấu hao TSCĐ hàng tháng, khâu này kế toán TSCĐ chỉ cần khai báo vào phần mềm đối với những TSCĐ tăng, khi khai báo đúng số hiệu tài khoản, chương trình kế toán sẽ tự động trích khấu hao theo đường thẳng vào cuối mỗi tháng. Và ngược lại ngưng tính trích khấu hao đối với những TSCĐ đã được thanh lý, nhượng bán trong tháng. Sau khi thực hiện trích khấu hao, kế toán TSCĐ sẽ xuất bảng trích khấu hao hàng tháng từ chương trình kế toán và trình kế toán trưởng, giám đốc. Khâu đầu tiên của qui trình tuy không mất nhiều công đoạn để lập bảng khấu hao TSCĐ, nhưng khâu này đòi hỏi kế toán TSCĐ phải cẩn thận trong khâu khai báo số liệu vào phần mềm vì nếu khai báo sai số liệu hoặc sai TK thì chương trình sẽ cập nhật sai và bảng khấu hao TSCĐ không có giá trị. Bảng trích khấu hao TSCĐ được kế toán TSCĐ lập và ký xác nhận theo qui định trước khi chuyển sang kế toán trưởng. Kế toán trưởng sau khi nhận được bảng trích khấu hao TSCĐ từ kế toán TSCĐ thì tiến hành kiểm tra tính hợp lệ mẫu biểu, chữ ký của kế toán TSCĐ sau đó ký xác nhận và trình giám đốc xét duyệt, sau đó kế toán trưởng chuyển lại cho kế toán TSCĐ để ghi sổ. Khâu thứ 2 trong qui trình chủ yếu mang tính chất kiểm tra chứng từ và xét duyệt, kế toán trưởng làm đúng thủ tục và trình giám đốc ký, nhưng khâu này cũng mắc phải thiếu sót đó là kế toán trưởng thiếu bước đối chiếu giữa thẻ TSCĐ và bảng trích khấu hao TSCĐ. Nhằm đảm bảo tính chính xác trong phần tính trích khấu hao có khớp với số lượng và giá trị TS hiện có hay không kế toán trưởng nên yêu cầu cung cấp thẻ TSCĐ để thực hiện đối chiếu. Căn cứ vào bảng tính trích khấu hao TSCĐ đã duyệt kế toán TSCĐ lập sổ chi tiết TK 627 sau đó chuyển sổ chi tiết cho kế toán tổng hợp, khâu thứ 3 trong qui trình khá đơn giản kế toán chỉ cập nhật số liệu vào phần mềm phần mềm sẽ tự động xuất sổ chi tiết theo yêu cầu, mẫu sổ được lập đúng theo qui định và có chữ ký của kế toán TSCĐ. Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ chi tiết TK 627 do kế toán TSCĐ chuyển sang tiến hành kiểm tra vào sổ cái TK 627 và lưu sổ chi tiết TK 627 tại khâu này. Khâu cuối cùng của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí khấu hao TSCĐ, kế toán tổng hợp lập sổ sách theo đúng qui định của công ty, nhưng khâu có một nhược điểm nhỏ là sổ chi tiết TK 627 sau khi kiểm tra để lập sổ cái TK kế toán tổng hợp vẫn chưa ký duyệt, nên bổ sung phần ký duyệt sổ chi tiết TK để tránh bị qui trách nhiệm khi có sai sót nghiệp vụ trong công ty. 41 d) Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác Kế toán thanh toán Bắt đầu Chứng từ gốc Kế toán trưởng Giám đốc Thủ quỹ Phiếu chi 2 đã duyệt Phiếu chi 2 Phiếu chi 3 Phiếu chi 3 đã duyệt Chứng từ gốc Chứng từ gốc Lập phiếu chi Xét duyệt Xác nhận chi tiền Phiếu chi 1 Phiếu chi 2 Phiếu chi 3 N Chứng từ gốc Phiếu chi 2 đã duyệt Phiếu chi 2 đã chi Phiếu chi 3 đã duyệt Kế toán tổng hợp 3 Sổ chi tiết TK 627 Vào sổ sách liên quan Sổ cái TK 627 Phiếu chi 3 đã chi Chứng từ gốc Chứng từ gốc N Sổ chi tiết TK 627 N Phiếu chi 3 đã chi Kết thúc Chứng từ gốc Lập sổ chi tiết TK 627 3 Sổ chi tiết TK 627 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 4.6: Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Kế toán thanh toán căn cứ vào chứng từ gốc liên quan đến tiền mặt phát sinh tại phân xưởng sản xuất để lập phiếu chi gồm 3 liên. Liên 1 lưu tại bộ phận này theo số chứng từ, liên 2 và 3 kèm theo chứng từ gốc được chuyển đến kế toán trưởng và giám đốc. Khâu đầu tiên của qui trình khá đơn giản, kế 42 toán thanh toán thực hiện lưu liên 1 tại khâu và chuyển liên 2 liên 3 sang kế toán trưởng theo đúng qui định, mẫu biểu phiếu chi được thực hiện đúng mẫu 02-TT theo Quyết định 15 ban hành của Bộ Tài Chính. Tuy nhiên kế toán thanh toán cần xem xét kỹ khoản chi phát sinh có liên quan đến công ty hay không để lập phiếu chi cho đúng theo qui định, nếu không liên quan đến các hoạt động phát sinh tại công ty mà mang tính chất cá nhân kế toán thanh toán có quyền không lập phiếu chi theo định của công ty. Phiếu chi được lập gồm 3 liên phải trùng khớp nội dung chi và số tiền thanh toán ghi trên phiếu chi. Vì vậy khâu này tuy đơn giản nhưng đòi hỏi sự chặt chẽ trong kiểm tra chứng từ, là khâu mang tính trách nhiệm cao đối với kế toán. Kế toán trưởng sau khi nhận được phiếu chi liên 2 và 3 kèm chứng từ gốc thì tiến hành kiểm tra mẫu biểu xem có đúng mẫu 02-TT theo Quyết định 15 không, chữ ký có đủ 3 liên không, và đối chiếu số liệu trên chứng từ gốc xem xét nội dung chi hợp lí không, để ký xác nhận và trình giám đốc xét duyệt. Sau đó kế toán trưởng chuyển phiếu chi liên 2 và 3 đã duyệt kèm chứng từ gốc cho thủ quỹ. Khâu thứ 2 trong qui trình chủ yếu mang tính chất kiểm tra chứng từ và xét duyệt, kế toán trưởng làm đúng thủ tục và trình giám đốc ký theo qui định của công ty. Nhận được bộ chứng từ gồm phiếu chi liên 2 và 3 đã duyệt kèm chứng từ gốc của kế toán trưởng chuyển sang thủ quỹ tiến hành chi tiền và xác nhận vào phiếu chi liên 2 và 3 là đã chi và chuyển phiếu chi liên 3 đã chi kèm theo chứng từ gốc lại cho kế toán thanh toán, còn liên 2 đã chi lưu tại thủ quỹ theo số chứng từ. Khâu thứ 3 trong qui trình, đòi hỏi thủ quỹ trung thực trong thực hiện chi, chi đúng với số tiền ghi trên phiếu chi, phiếu chi liên 2 và 3 sau khi thực hiện chi được xác nhận đã chi theo qui định của công ty. Căn cứ vào phiếu chi liên 3 đã chi kèm chứng từ gốc, kế toán thanh toán lập sổ chi tiết TK 627 sau đó chuyển sổ chi tiết này cho kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán chỉ việc nhập liệu vào phần mềm máy tính, phần mềm sẽ tự động xuất sổ chi tiết TK theo yêu cầu, phiếu chi liên 3 kèm chứng từ gốc lưu tại kế toán thanh toán. Khâu thứ 4 trong qui trình mẫu sổ được lập đúng theo qui định của Bộ Tài Chính và có chữ ký của kế toán thanh toán, sơ chi tiết TK 627 được luân chuyển đến kế toán tổng hợp theo qui định của công ty. Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào sổ chi tiết TK 627 do kế toán thanh toán chuyển sang tiến hành kiểm tra về nội dung, mẫu sổ, chữ ký và tiến hành vào sổ cái TK 627 đồng thời lưu sổ chi tiết TK 627 tại khâu này. Khâu cuối cùng của qui trình luân chuyển chứng từ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền, kế toán tổng hợp lập sổ sách theo đúng qui định của công 43 ty, nhưng khâu này còn có một nhược điểm nhỏ là sổ chi tiết TK 627 sau khi kiểm tra để lập sổ cái TK kế toán tổng hợp vẫn chưa ký duyệt, nên bổ sung phần ký duyệt sổ chi tiết TK 627 để tránh bị quy trách nhiệm khi có sai sót về nghiệp vụ trong công ty. 4.1.2 Thực trạng hạch toán tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô 4.1.2.1 Kế toán chi phí sản xuất a) Kế toán chi phí NVLTT Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, danh mục vật liệu và nhu cầu sản xuất bộ phận sản xuất lập giấy đề nghị xuất kho chuyển đến kế toán vật tư. Trong tháng 06/2013 phát sinh 2 nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu chính và phụ đưa vào sản xuất, do đó bộ phận sản xuất phải lập 2 giấy đề nghị xuất kho, tương ứng với 2 phiếu xuất kho CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO Số: ĐNXK-105 Tôi tên: Hoàng Đức Tuấn Bộ phận: sản xuất Địa chỉ: CTY TNHH TM CƠ KHÍ TÂY ĐÔ Kính đề nghị Ban giám đốc cho xuất kho một số vật tư như sau: STT MẶT HÀNG ĐVT SỐ LƯỢNG MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Sản xuất chân vịt 01 Sắt phế liệu Kg 28.851 02 Keo 830 Kg 659 Sản xuất chân vịt 03 Cát lọc xỉ Kg 1.549 Sản xuất chân vịt 04 Bột mã lai 200M Kg 2.983 Sản xuất chân vịt 05 Sáp RE Kg 225 Sản xuất chân vịt 06 Dây viền m 1.784 Sản xuất chân vịt GHI CHÚ Công ty, ngày 07 tháng 06 năm 2013 B.Giám đốc (Ký, họ tên) PT.Kế toán (Ký, họ tên) PT.Bộ phận (Ký, họ tên) Người đề nghị (Ký, họ tên) Giấy đề nghị xuất kho mang mã số ĐNXK-105 phát sinh vào ngày 07/06/2013 đây là giấy đề nghị xuất kho lần thứ 105 trong tổng số các giấy đề nghị xuất kho nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, công cụ, vật liệu dùng để sản xuất trực tiếp và phục vụ phân xưởng sản xuất trong công ty. Giấy 44 đề nghị xuất kho do tổ trưởng Hoàng Đức Tuấn lập căn cứ vào kế hoạch sản xuất chân vịt trong tháng 06/2013 và danh mục vật tư nguyên vật liệu chính là sắt phế liệu và nguyên vật liệu phụ gồm: keo 830, cát lọc xỉ, bột mã lai 200M, sáp RE, dây viền. Trong tháng 06/2013 bộ phận trực tiếp sản xuất chân vịt đề nghị xuất kho nguyên vật liệu chính sắt phế liệu số lượng 28.851 kg và nguyên vật liệu phụ như: keo 830 (659 kg), cát lọc xỉ (1.549 kg), bột mã lai 200M (2.983 kg), sáp RE (225 kg), dây viền (1.784 kg) dùng sản xuất trực tiếp chân vịt. Căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho do phòng kế toán vật tư chuyển sang, kế toán vật tư viết phiếu xuất kho theo số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong giấy đề nghị xuất kho. CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số: 02-VT (Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 07 tháng 06 năm 2013 Số:PXK-105 Nợ: 621 Có: 1521,1522 - Họ và tên người nhận hàng: Hoàng Đức Tuấn - Địa chỉ (bộ phận): Bộ phận sản xuất - Lý do xuất kho: sản xuất chân vịt - Xuất tại kho (ngăn lô): Kho nguyên liệu PX1 A 01 02 Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa B Sắt phế liệu Keo 830 C S03 002 03 Cát lọc xỉ 04 S T T Số lượng Đơn giá Thành tiền 2 28.851 659 3 13.261,63 14.176,37 4 382.607.474,7 9.342.227,83 1.549 1.549 15.426,85 23.896.190,65 Kg 2.983 2.983 7.626,01 22.748.387,83 003 Kg 225 225 70.000 15.750.000 0215 m 1.784 1.784 1.000 1.784.000 Mã số Đơn vị Tính Yêu cầu Thực xuất D Kg Kg 1 28.851 659 004 Kg Bột mã lai 200M 001 05 Sáp RE 06 Dây viền Cộng 456.128.281 - Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bốn trăm năm mươi sáu triệu một trăm hai mươi tám ngàn hai trăm tám mươi mốt đồng. Ngày 07 tháng 06 năm 2013 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu) 45 Phiếu xuất kho mã số PXK-105 được lập cùng ngày với giấy đề nghi xuất kho mã số ĐNXK-105, số lượng nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được xuất kho ngay sau khi tổ trưởng tổ sản xuất chân vịt đề nghị xuất kho, số lượng nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được xuất kho đầy đủ đúng với số lượng trên giấy đề nghị xuất kho. Phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo đúng quy định. Trong tháng 06/2013 ngoài nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu sản xuất chân vịt nêu trên còn phát sinh nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu khác nhưng số lượng xuất kho không đầy đủ như trên giấy đề nghị xuất kho CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO Số: ĐNXK-125 Bộ phận: sản xuất Tôi tên: Hoàng Đức Tuấn Địa chỉ: CTY TNHH TM CƠ KHÍ TÂY ĐÔ Kính đề nghị Ban giám đốc cho xuất kho một số vật tư như sau: STT 01 02 03 04 05 06 MẶT HÀNG Sắt phế liệu Keo 830 Cát lọc xỉ Bột mã lai 200M Sáp RE Dây viền ĐVT Kg Kg Kg Kg Kg m SỐ LƯỢNG 28.793 702 1.349 2.893 238 1.704 MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Sản xuất chân vịt Sản xuất chân vịt Sản xuất chân vịt Sản xuất chân vịt Sản xuất chân vịt Sản xuất chân vịt GHI CHÚ Công ty, ngày 20 tháng 06 năm 2013 B.Giám đốc (Ký, họ tên) PT.Kế toán (Ký, họ tên) PT.Bộ phận (Ký, họ tên) Người đề nghị (Ký, họ tên) Giấy đề nghị xuất kho mang mã số ĐNXK-125 do tổ trưởng Hoàng Đức Tuấn lập vào ngày 20/06/2013 đề nghị xuất kho 2 mặt hàng là nguyên vật liệu chính sắt phế liệu số lượng 28.793 kg và nguyên vật liệu phụ: keo 830 (702 kg), cát loc xỉ (1.349 kg), bột mã lai 200M (2.893 kg), sáp RE (238 kg), dây viền (1.704 kg) dùng sản xuất trực tiếp chân vịt. Căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho kế toán vật tư viết PXK theo số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong giấy đề nghị XK. 46 Mẫu số: 02-VT CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20 tháng 06 năm 2013 Số:PXK-125 Nợ: 621 Có: 1521,1522 - Họ và tên người nhận hàng: Hoàng Đức Tuấn - Địa chỉ (bộ phận): Bộ phận sản xuất - Lý do xuất kho: sản xuất chân vịt - Xuất tại kho (ngăn lô): Kho nguyên liệu PX1 S T T Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Mã số Đơn vị Tính Số lượng Yêu cầu Thực xuất Đơn giá Thành tiền A 01 02 B Sắt phế liệu Keo 830 C S03 002 D Kg Kg 1 28.793 702 2 28.691 702 3 13.261,63 14.176,37 4 380.494.238 9.951.811,74 03 Cát lọc xỉ 004 Kg 1.349 1.349 15.426,85 23.896.190,65 04 Bột mã lai 200M 001 Kg 2.893 2.893 7.626,01 20.810.820,65 05 Sáp RE 003 Kg 238 238 70.000 16.660.000 06 Dây viền 0215 m 1.704 1.704 1.000 1.704.000 Cộng 453.517.061 Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Bốn trăm năm mươi ba triệu năm trăm mười bảy ngàn không trăm sáu mươi mốt đông. Ngày 20 tháng 06 năm 2013 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu) Phiếu xuất kho mã số PXK-125 được lập cùng ngày với giấy đề nghi xuất kho mã số ĐNXK-125, số lượng nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được xuất kho ngay sau khi tổ trưởng tổ sản xuất chân vịt đề nghị xuất kho, nhưng số lượng nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ được xuất kho không đầy đủ đúng với số lượng trên giấy đề nghị xuất kho. Cụ thể số lượng nguyên vật liệu chính sắt phế liệu có số lượng đề nghị xuất kho là 28.793 kg, nhưng thực xuất chỉ 28.691 kg do số lượng sắt phế liệu trong kho đã hết chưa kịp nhập NVL mới. 47 HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT-3LL-01 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu:AA/2013T Liên 2: Giao khách hàng Số hóa đơn: 01658 Ngày 23 tháng 06 năm 2013 Đơn vị bán hàng: Công ty cổ phần Kim Cát Việt Địa chỉ: P.Tây Thạnh, TP. HCM Số TK: 02010000236 MST: 0303543502 Họ tên người mua hàng: Anh Tiến Tên đơn vị: Công ty TNHH cơ khí Tây Đô Địa chỉ: 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Số tài khoản: CK MST:0103729108. Hình thức thanh toán: STT A 1 Tên hàng hoá, dịch vụ B Sát phế liệu ĐVT Số lượng C kg 1 1.250 Đơn giá Thành tiền 2 14.000 3 17.500.000 Cộng tiền hàng: 17.500.000 Thuế suất GTGT 10% tiền thuế GTGT: 1.750.000 Tổng cộng tiền thành toán 19.250.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười chín triệu hai trăm năm mươi ngàn đồng. Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,đóng dấu,ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn) Hóa đơn GTGT liên 2 công ty mua sắt phế liệu từ công ty cổ phần Kim Cát Việt vào ngày 23/06/2013. Công ty cổ phần Kim Cát Việt xuất hóa đơn GTGT và giao cho công ty cơ khí Tây Đô số lượng là 1.250 kg đơn giá 14.000 đồng/kg tổng giá trị sắt phế liệu được đưa thẳng vào sản xuất chân vịt trong tháng 06/2013 không qua nhập kho nguyên vật liệu do bộ phận sản xuất đang cần nguồn nguyên vật liệu để sản xuất chân vịt. Trong tháng, khi nhận được phiếu nhập – xuất kho nguyên vật liệu, hóa đơn giá trị gia tăng nếu mua không qua nhập kho, kế toán tiến hành ghi sổ cái tài khoản 621-chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và sổ nhật ký chung (Phụ lục) theo lượng thực nhập – xuất. 48 CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số:S03b-DN (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Tháng 06 năm 2013 Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Ngày, Tháng Ghi sổ Chứng từ Số hiệu Ngày, tháng A B C Nhật ký chung Diễn Giải D Trang Sổ STT dòng Số hiệu TK đối ứng E F G Số tiền Nợ 1 Có 2 Số phát sinh trong kỳ Xuất kho sắt phế liệu 30/06/2013 PXK105 30/06/2013 PXK105 07/06/2013 PXK125 20/06/2013 07/06/2013 1521 sản xuất chân vịt 382.607.474,7 XK keo 830, cát lọc xỉ, 30/06/2013 bột mã lai, sáp RE, dây 1522 73.520.806,31 viền SX chân vịt Xuất kho sắt phế liệu 380.494.238 1521 sản xuất chân vịt XK keo 830, cát lọc xỉ, 30/06/2013 30/06/2013 PXK125 20/06/2013 1522 73.022.823,04 viền SX chân vịt GTGT01658 23/06/2013 30/06/2013 bột mã lai, sáp RE, dây Đưa sắt phế liệu mua 19.250.000 vào SX không qua NK 111 K/c chi phí NVLTT T6 154 928.895.342 Cộng số phát sinh 928.895.342 928.895.342 - Sổ này có 1 trang,đánh số từ trang 1 đến trang 1 - Ngày mở sổ: 01/06/2013 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) TK 1521 TK 621 TK 154 763.101.712,7 928.895.342 TK 1522 146.543.629,4 TK 111 19.250.000 Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 4.7: Sơ đồ tập hợp chi phí NVL trực tiếp 49 b) Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Một trong những chứng từ kế toán sử dụng để hạch toán tiền lương là bảng chấm công. Bảng chấm công do các tổ trưởng theo dõi và chấm hằng ngày. CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ BẢNG CHẤM CÔNG Tổ sản xuất chân vịt Tháng 06/2013 STT 1 HỌ VÀ TÊN Hoàng Đức Tuấn CHỨC DANH 1 2 3 Tổ.trg + + Ct + + 5 … 27 28 29 30 N.công - - … + + + + 26 Ct + … + + + + 26 4 2 Phan Văn Huy Tổ phó + 3 Phan Ngọc Đức K.thuật + + + + + … + Ct + + 26 4 Nguyễn Văn Hải K.thuật + + + + + … + + + + 26 + + + + … + + + + 26 5 Lê Hoàng Phúc K.thuật + 6 Đỗ Văn Nhị K.thuật + + + + + … + + P + 25 + + + + … + + + + 26 7 Đinh Kiên Quốc K.thuật + 8 Nguyễn Văn Thọ K.thuật + + + + + … + + + + 26 9 Hoàng Th.Sơn C.nhân + + + + + … + + + + 26 + + + + … + + + + 26 10 Lê Văn Hùng C.nhân + 11 Trương Đ Tuấn C.nhân + + + + + … + + + + 26 12 Hồ Trung Hải C.nhân + + + + + … + + + + 26 + + + + … + + + + 26 13 Lê Văn Lộc C.nhân + 14 Ng Thanh Bình C.nhân + + + + + … + + + + 26 + + + + … + + + + 26 + + + + … + + + + 26 15 Lâm Chí Văn C.nhân + 16 Đinh Văn Phận C.nhân + Ct: công tác Hs: nghỉ hộ sản 0: nghỉ phép không có lý do -: làm việc một buổi P: nghỉ có phép H: nghỉ đi học hay họp L P Co H +: làm việc cả ngày Co: con ốm Người lập (Ký, ghi họ tên) Bảng chấm công được lập vào mỗi tháng theo dõi thời gian làm việc của từng nhân viên ở từng tổ sản xuất. Bảng chấm công tháng 06/2013 của bộ phận sản xuất chân vịt được lập ra để theo dõi ngày công làm việc cho 16 nhân viên trong tổ, trong đó có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 14 công nhân sản xuất chính. Để tiện cho công tác theo dõi thời gian làm việc của từng nhân viên, tổ trưởng ở các tổ thống nhất các ký hiệu chỉ mức độ làm việc và tính chất công việc của một ngày. Ví dụ: kí hiệu Ct: là ngày đó nhân viên trong tổ không làm việc vì phải đi công tác và được hưởng trọn 1 ngày công hay với kí hiệu “-” là ngày đó nhân viên trong tổ chỉ làm một buổi và chỉ được hưởng lương trong 50 HS một buổi làm việc đó,…Cuối tháng tổ trưởng tổng hợp ngày công của tất cả nhân viên trong tổ và tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương tháng Công ty TNHH cơ khí Tây Đô 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 6/2013 Bộ phận sản xuất chân vịt ST T HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ LƯƠNG CHÍNH NGÀY CÔNG ĐVT: Đồng KHẤU TRỪ BH 7% BHXH 1,5% BHYT 1% BHTN THỰC NHẬN 1 Hoàng Đức Tuấn Tổ.trg 9.080.000 26 635.600 136.200 90.800 8.217.400 2 Phan Văn Huy Tổ phó 8.870.000 26 620.900 133.050 88.700 8.027.350 3 Phan Ngọc Đức K.thuật 8.500.000 26 595.000 127.500 85.000 7.692.500 4 Nguyễn Văn Hải K.thuật 8.500.000 595.000 127.500 85.000 7.692.500 5 Lê Hoàng Phúc K.thuật 8.500.000 26 26 595.000 127.500 85.000 7.692.500 6 Đỗ Văn Nhị K.thuật 8.173.000 25 572.110 125.595 81.730 7.393.565 7 Đinh Kiên Quốc K.thuật 8.500.000 26 595.000 127.500 85.000 7.692.500 8 Nguyễn Văn Thọ K.thuật 8.500.000 26 595.000 127.500 85.000 7.692.500 9 Hoàng Th.Sơn C.nhân 4.440.000 26 310.800 66.600 44.400 4.018.200 10 Lê Văn Hùng C.nhân 4.440.000 66.600 44.400 4.018.200 Trương Đ Tuấn C.nhân 4.440.000 26 26 310.800 11 310.800 66.600 44.400 4.018.200 12 Hồ Trung Hải C.nhân 4.440.000 26 310.800 66.600 44.400 4.018.200 13 Lê Văn Lộc C.nhân 4.440.000 26 310.800 66.600 44.400 4.018.200 14 Ng Thanh Bình C.nhân 4.440.000 26 310.800 66.600 44.400 4.018.200 15 16 Lâm Chí Văn Đinh Văn Phận TỔNG CỘNG C.nhân C.nhân 4.440.000 4.440.000 104.470.000 26 26 310.800 310.800 7.290.010 66.600 66.600 1.565.145 44.400 44.400 1.041.430 4.018.200 4.018.200 94.246.415 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên) Bảng thanh toán tiền lương tháng 06/2013 của bộ phận sản xuất chân vịt được lập vào ngày 30/06/2013 căn cứ vào bảng chấm công theo dõi hằng ngày. Sau khi tổng hợp được số ngày công của từng nhân viên trong tổ, kế toán lương tiến hành tính toán tiền lương chính của từng nhân viên: số ngày tối đa của một nhân viên làm việc trong tổ là 26 ngày công, số tiền lương của nhân viên sẽ được tính dựa vào số tiền lương 1 ngày công x số ngày công thực tế nhân viên làm việc. Bên cạnh đó, tính cụ thể các khoản mục bảo hiểm phải khấu trừ vào lương như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với các tỷ lệ %: 7%, 1,5%, 1% tính vào lương nhân viên. Tiền lương cuối cùng nhân viên nhận được là số lương chính đã khấu trừ bảo hiểm. Sau khi bảng thanh toán tiền lương được ký duyệt, kế toán lương lập bảng trích bảo hiểm phải nộp cho Nhà nước theo lương. 51 KÝ NH ẬN Công ty TNHH cơ khí Tây Đô 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ BẢNG TÍNH TRÍCH BẢO HIỂM THEO LƯƠNG Bộ phận sản xuất chân vịt Tháng 6 năm 2013 ST T HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ MỨC LƯƠNG ĐVT: đồng CÁC KHOẢN TRÍCH BẢO HIỂM 17% BHXH 3% BHYT 1% BHTN 2% KPCĐ TỔNG 1 Hoàng Đức Tuấn Tổ.trg 9.080.000 1.543.600 272.400 90.800 181.600 2.088.400 2 Phan Văn Huy Tổ phó 8.870.000 1.507.900 266.100 88.700 177.400 2.040.100 3 Phan Ngọc Đức K.thuật 8.500.000 1.445.000 255.000 85.000 170.000 1.955.000 4 Nguyễn Văn Hải K.thuật 8.500.000 1.445.000 255.000 85.000 170.000 1.955.000 5 Lê Hoàng Phúc K.thuật 8.500.000 1.445.000 255.000 85.000 170.000 1.955.000 6 Đỗ Văn Nhị K.thuật 8.173.000 1.389.410 245.190 81.730 163.460 1.879.790 7 Đinh Kiên Quốc K.thuật 8.500.000 1.445.000 255.000 85.000 170.000 1.955.000 8 Nguyễn Văn Thọ K.thuật 8.500.000 1.445.000 255.000 85.000 170.000 1.955.000 9 Hoàng Th.Sơn C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 10 Lê Văn Hùng C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 11 Trương Đ Tuấn C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 12 Hồ Trung Hải C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 13 Lê Văn Lộc C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 14 Ng Thanh Bình C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 15 Lâm Chí Văn C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 16 Đinh Văn Phận C.nhân 4.440.000 104.470.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 17.759.900 3.134.100 1.044.700 2.089.400 24.028.100 Tổng cộng Người lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (ký, họ tên) Giám đốc (ký, họ tên) Bảng trích bảo hiểm theo lương được kế toán lương lập vào cuối mỗi tháng, các khoản bảo hiểm tính vào chi phí của công ty bao gồm các loại như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tương ứng với các tỷ lệ theo Nhà nước quy định là 17%, 3%, 1%, 2% tính vào khoản lương chưa khấu trừ bảo hiểm của nhân viên. Bảng trích bảo hiểm lập ra để theo dõi và tổng hợp số tiền trích bảo hiểm cho từng nhân viên trong công ty, tổng hợp theo từng loại bảo hiểm là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ nộp bảo hiểm cho Nhà nước theo quy định. Bảng trích bảo hiểm theo lương được chuyển sang kế toán trưởng ký duyệt, sau đó kế toán lương lập phiếu chi nộp bảo hiểm theo quy định và chi lương cho từng nhân viên trong công ty. 52 Căn cứ vào bảng thanh toán lương, bảng trích bảo hiểm theo lương, kế toán tổng hợp tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản 622-Chi phí nhân công trực tiếp và sổ nhật ký chung (Phụ lục) CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số:S03b-DN (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Tháng 06 năm 2013 Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Chứng từ Nhật ký chung Ngày, Tháng Ghi sổ Số hiệu Ngày, tháng A B C 30/06/2013 BL-06 30/06/2013 30/06/2013 BTBH06 Diễn Giải Trang Sổ STT dòng E F D Số phát sinh trong kỳ Số hiệu TK đối ứng G Số tiền Nợ Có 1 2 Tiền lương phải trả cho nhân viên 334 94.246.415 338 24.028.100 Trích các khoản 30/06/2013 bảo hiểm tính vào chi phí K/c chi phí NCTT T6 30/06/2013 154 118.274.515 Cộng số phát sinh 118.274.515 118.274.515 - Sổ này có 1 trang,đánh số từ trang 1 đến trang 1 - Ngày mở sổ: 01/06/2013 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) TK 334 TK 622 94.246.415 TK 154 118.274.515 TK 338 24.028.100 Nguồn: phòng kế toán công ty Hình 4.8: Sơ đồ tập hợp chi phí NC trực tiếp 53 c) Kế toán chi phí SXC  Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng Tương tự như trình tự tính lương kế toán nhân công sản xuất trực tiếp, một trong những chứng từ sử dụng để hạch toán lương nhân viên phân xưởng là bảng chấm công hằng ngày do quản đốc phân xưởng lập và theo dõi. Công ty TNHH cơ khí Tây Đô 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ BẢNG CHẤM CÔNG Tháng 06/2013 Phân xưởng gia công cơ khí STT HỌ VÀ TÊN CHỨC DANH 1 2 3 4 5 … 27 28 29 30 N.công - - … + + + + 25 1 Nguyên Văn Sơn QĐPX + + + 2 Phan Huy Đức C.nhân + + + - + … + + + + 26 3 Phạm Hữu Nghĩa C.nhân + + + + + … + - + + 26 + + + + + … + + + + 26 4 Nguyễn Văn Phúc C.nhân 5 Lê Hữu Thạnh C.nhân - + - + + … + + + + 25 6 Bùi Văn Ý C.nhân + + + + + … + + P + 25 + + + + … + + + + 26 7 Bùi Thanh Sơn C.nhân + 8 Ngô Thanh Trì C.nhân + + + + + … + + + + 26 9 Lê Văn Sỉ C.nhân + + + + + … + + + + 26 + + + + … + + + + 26 + + + + … + + + + 26 10 Trần Văn Nhí C.nhân + 11 Nguyễn Văn Thà C.nhân + Ct: công tác Hs: nghỉ hộ sản 0: nghỉ phép không có lý do -: làm việc một buổi P: nghỉ có phép H: nghỉ đi học hay họp L P Co H +: làm việc cả ngày Co: con ốm Người lập (Ký, ghi họ tên) Bảng chấm công được lập vào mỗi tháng theo dõi thời gian làm việc của từng nhân viên trong phân xưởng. Bảng chấm công tháng 06/2013 của phân xưởng gia công cơ khí được quản đốc phân xưởng lập ra để theo dõi ngày công làm việc cho 11 nhân viên trong phân xưởng, trong đó có 1 quản đốc phân xưởng và 10 công nhân sản xuất chính. Để tiện cho công tác theo dõi thời gian làm việc của từng nhân viên, cũng giống như cách chấm công ở bộ phận sản xuất trực tiếp chân vịt, các phân xưởng sản xuất thống nhất các ký hiệu chỉ mức độ làm việc và tính chất công việc của một ngày. Ví dụ: kí hiệu Ct: là ngày đó nhân viên trong tổ không làm việc vì phải đi công tác và được hưởng trọn 1 ngày công hay với kí hiệu “-” là ngày đó nhân viên trong tổ chỉ làm một buổi và chỉ được hưởng lương trong một buổi làm việc đó,…Cuối 54 HS tháng quản đốc phân xưởng tổng hợp ngày công của tất cả nhân viên trong phân xưởng và tiến hành lập bảng thanh toán tiền lương tháng Công ty TNHH cơ khí Tây Đô 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 6/2013 Bộ phận: Phân xưởng gia công cơ khí ĐVT: đồng ST T HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ LƯƠNG CHÍNH KHẤU TRỪ BH NGÀY CÔNG 7% BHXH 1,5% BHYT 1% BHTN THỰC NHẬN 8.080.000 25 565.600 121.200 80.800 7.312.400 C.nhân 4.540.000 26 317.800 68.100 45.400 4.108.700 Phạm Hữu Nghĩa C.nhân 4.475.000 26 313.250 67.125 44.750 4.049.875 4 Nguyễn Văn Phúc C.nhân 4.475.000 26 313.250 67.125 44.750 4.049.875 5 Lê Hữu Thạnh C.nhân 4.375.000 25 306.250 65.625 43.750 3.959.375 6 Bùi Văn Ý C.nhân 4.473.000 25 313.110 67.095 44.730 4.048.065 7 Bùi Thanh Sơn C.nhân 4.500.000 26 315.000 67.500 45.000 4.072.500 8 Ngô Thanh Trì C.nhân 4.500.000 26 315.000 67.500 45.000 4.072.500 9 Lê Văn Sỉ C.nhân 4.440.000 26 310.800 66.600 44.400 4.018.200 10 Trần Văn Nhí C.nhân 4.440.000 26 310.800 66.600 44.400 4.018.200 11 Nguyễn Văn Thà C.nhân 4.440.000 52.738.000 26 310.800 3.691.660 66.600 791.070 44.400 527.380 4.018.200 47.727.890 1 Nguyên Văn Sơn QĐPX 2 Phan Huy Đức 3 TỔNG CỘNG: Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) KÝ NHẬN Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên) Bảng thanh toán tiền lương tháng 06/2013 của phân xưởng gia công cơ khí được lập vào ngày 30/06/2013 căn cứ vào bảng chấm công theo dõi hằng ngày. Sau khi tổng hợp được số ngày công của từng nhân viên trong phân xưởng, kế toán lương tiến hành tính toán tiền lương chính của từng nhân viên và tính cụ thể các khoản mục bảo hiểm phải khấu trừ vào lương như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với các tỷ lệ: 7%, 1,5%, 1% tính vào lương nhân viên. Tiền lương cuối cùng nhân viên nhận được là số lương chính đã khấu trừ bảo hiểm. Bảng thanh toán lương tháng 6/2013 của phân xưởng gia công cơ khí được lập đúng mẫu biểu quy định, tính toán lương đầy đủ cho công nhân và nhân viên phân xưởng, có đầy đủ chữ ký của những người liên quan. Sau khi bảng thanh toán tiền lương được ký duyệt, kế toán lương lập bảng trích bảo hiểm phải nộp cho Nhà nước theo lương. 55 Công ty TNHH cơ khí Tây Đô 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ BẢNG TÍNH TRÍCH BẢO HIỂM THEO LƯƠNG Bộ phận sản xuất chân vịt Tháng 6 năm 2013 S T T ĐVT: đồng CÁC KHOẢN TRÍCH BẢO HIỂM HỌ VÀ TÊN CHỨC VỤ MỨC LƯƠNG 17% BHXH 3% BHYT 1% BHTN 2% KPCĐ TỔNG 1 Nguyên Văn Sơn QĐPX 8.080.000 1.373.600 242.400 80.800 161.600 1.858.400 2 Phan Huy Đức C.nhân 4.540.000 771.800 136.200 45.400 90.800 1.044.200 3 Phạm Hữu Nghĩa C.nhân 4.475.000 760.750 134.250 44.750 89.500 1.029.250 4 Nguyễn Văn Phúc C.nhân 4.475.000 760.750 134.250 44.750 89.500 1.029.250 5 Lê Hữu Thạnh C.nhân 4.375.000 743.750 131.250 43.750 87.500 1.006.250 6 Bùi Văn Ý C.nhân 4.473.000 760.410 134.190 44.730 89.460 1.028.790 7 Bùi Thanh Sơn C.nhân 4.500.000 765.000 135.000 45.000 90.000 1.035.000 8 Ngô Thanh Trì C.nhân 4.500.000 765.000 135.000 45.000 90.000 1.035.000 9 Lê Văn Sỉ C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 10 Trần Văn Nhí C.nhân 4.440.000 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 11 Nguyễn Văn Thà C.nhân 4.440.000 TỔNG CỘNG: Người lập (Ký, họ tên) 754.800 133.200 44.400 88.800 1.021.200 8.965.460 1.582.140 527.380 1.054.760 12.129.740 Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên) Bảng trích bảo hiểm theo lương phân xưởng gia công cơ khí được kế toán lương lập vào cuối mỗi tháng, bảng trích bảo hiểm lập ra để theo dõi và tổng hợp số tiền trích bảo hiểm cho từng nhân viên trong công ty, tổng hợp theo từng loại bảo hiểm là căn cứ để thực hiện nghĩa vụ nộp bảo hiểm cho Nhà nước theo quy định. Bảng trích bảo hiểm theo lương được chuyển sang kế toán trưởng ký duyệt, sau đó kế toán lương lập phiếu chi nộp bảo hiểm theo quy định và chi lương cho từng nhân viên trong công ty. Bảng tính trích bảo hiểm theo lương tháng 6/2013 của phân xưởng gia công cơ khí được lập đúng mẫu biểu quy định, tính toán lương đầy đủ cho công nhân và nhân viên phân xưởng, có đầy đủ chữ ký của những người liên quan.  Kế toán chi phí nhiên liệu, công cụ dụng cụ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, danh mục vật liệu và nhu cầu sản xuất, quản đốc phân xưởng lập giấy đề nghị xuất kho chuyển đến kế toán vật tư. Trong tháng 06/2013 phát sinh 1 nghiệp vụ xuất kho nhiên liệu và 1 nghiệp vụ xuất kho công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng gia công cơ khí. 56 CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO Số: ĐNXK-132 Tôi tên: Nguyên Văn Sơn Phân xưởng gia công cơ khí Địa chỉ: CTY TNHH TM CƠ KHÍ TÂY ĐÔ Kính đề nghị Ban giám đốc cho xuất kho một số vật tư như sau: STT 01 02 MẶT HÀNG Dầu diesel Than CỘNG ĐVT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Phục vụ phân xưởng Phục vụ phân xưởng SỐ LƯỢNG lít Kg 220 276,75 GHI CHÚ Công ty, ngày 10 tháng 06 năm 2013 B.Giám đốc (Ký, họ tên) PT.Kế toán (Ký, họ tên) PT.Bộ phận (Ký, họ tên) Người đề nghị (Ký, họ tên) Giấy đề nghị xuất kho ĐNXK-125 do quản đốc phân xưởng lập vào ngày 10/06/2013 đề nghị xuất kho 2 mặt hàng dầu disel và than phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng. Căn cứ vào giấy đề nghị xuất kho kế toán vật tư viết PXK theo số lượng, chủng loại, quy cách đã định mức trong giấy đề nghị XK. Mẫu số: 02-VT CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 10 tháng 06 năm 2013 Số:PXK-132 Nợ: 621 Có: 1521,1522 - Họ và tên người nhận hàng:Nguyễn Văn Sơn - Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng gia công cơ khí - Lý do xuất kho: Gia công sản phẩm - Xuất tại kho (ngăn lô: Kho CCDC, nhiên liệu PX1 Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa A B 1 Dầu diesel 2 Than Cộng S T T Số lượng Mã số C 0028 0030 Đơn vị Tính D Lít Kg Yêu cầu 1 220 276,75 Thực xuất 2 220 276,75 Đơn giá 3 24,500 16.043 Thành tiền 4 5.390.000 4.440.000 9.830.000 - Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Chín triệu tám trăm ba mươi ngàn đồng. - Số chứng từ gốc kèm theo: …………………………………………………… Người lập phiếu (Ký, họ tên) Người nhận hàng (Ký, họ tên) Thủ kho (Ký, họ tên) 57 Ngày 10 tháng 06 năm 2013 Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu) Ngày 10/06/2013 phiếu xuất kho số 132 được lập ngay sau khi giấy đề nghị xuất kho được chuyển cho phòng kế toán, số lượng nhiên liệu phục vụ phân xưởng được xuất kho đầy đủ đúng với số lượng trên giấy đề nghị xuất kho. Phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký và đóng dấu theo đúng quy định. CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ GIẤY ĐỀ NGHỊ XUẤT KHO Số: ĐNXK-140 Tôi tên: Nguyên Văn Sơn Phân xưởng gia công cơ khí Địa chỉ: CTY TNHH TM CƠ KHÍ TÂY ĐÔ Kính đề nghị Ban giám đốc cho xuất kho một số công cụ dụng cụ như sau: STT 01 02 MẶT HÀNG ĐVT Dao tiện hình thoi đen Vải nhám decjos CỘNG SỐ LƯỢNG Mũi Kg 100 33 MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Phục vụ phân xưởng Phục vụ phân xưởng GHI CHÚ Công ty, ngày 15 tháng 06 năm 2013 B.Giám đốc (Ký, họ tên) PT.Kế toán (Ký, họ tên) PT.Bộ phận (Ký, họ tên) Người đề nghị (Ký, họ tên) Mẫu số: 02-VT CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ (Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU XUẤT KHO Ngày 15 tháng 06 năm 2013 Số:PXK-140 Nợ: 621 Có: 1521,1522 - Họ và tên người nhận hàng:Nguyễn Văn Sơn - Địa chỉ (bộ phận): Phân xưởng gia công cơ khí - Lý do xuất kho: Gia công sản phẩm - Xuất tại kho (ngăn lô: Kho CCDC PX1 S T T A 1 2 Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa B Dao tiện hình thoi đen Vải nhám decjos Cộng Mã số C Đơn vị Tính Số lượng Yêu cầu D Mũi Kg 1 100 33 Thực xuất 2 100 33 Đơn giá 3 210.000 46.053 Thành tiền 4 21.000.000 1.512.500 22.512.500 - Số tiền (Viết bằng chữ): Hai mươi hai triệu năm trăm mười hai ngàn năm trăm đồng. - Số chứng từ gốc kèm theo: …………………………………………………… Ngày 15 tháng 06 năm 2013 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu) 58 Giấy đề nghị xuất kho mã số: ĐNXK-140 do quản đốc PX lập vào ngày 15/06/2013 gửi đến kế toán vật tư đề nghị xuất kho 100 mũi dao tiện hình thoi đen và 33 kg vải nhám decjos để phục vụ sản xuất cho PX gia công cơ khí trong tháng 06/2013. Ngay sau khi nhận được giấy đề nghị xuất kho kế toán vật tư lập phiếu xuất kho số 140 xuất đủ số lượng ghi trên giấy đề nghị XK.  Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ được tính trích hàng tháng thường vào cuối tháng và được phản ánh qua bảng tính trích khấu hao TSCĐ BẢNG TÍNH TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Số:KH-06/GCCK Phân xưởng gia công cơ khí ĐVT: Đồng Mã Tài sản Diễn giải TK Nợ TK Có Số tiền TS_001 Khấu hao tháng 6 năm 2013 máy bơm sáp 6274 2141 7.463.751 TS_002 Khấu hao tháng 6 năm 2013 máy tách vỏ 6274 2141 8.073.960 TS_003 Khấu hao tháng 6 năm 2013 máy bắn bi 6274 2141 4.116.135 TS_005 Khấu hao tháng 6 năm 2013 máy cắt 6274 2141 4.087.917 TS_006 Khấu hao tháng 6 năm 2013 nhà xưởng 6274 2141 8.645.614 Cộng 32.491.543 Thành tiền bằng chữ: Ba mươi hai triệu bốn trăm chín mươi mốt ngàn năm trăm bốn mươi ba đồng. Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Bảng tính trích TSCĐ thuộc phân xưởng gia công cơ khí được kế toán TSCĐ lập vào ngày 30/06/2013, tính trích khấu hao gồm 5 loại tài sản sau: máy bơm sáp, máy tách vỏ, máy bắn bi, máy cắt, và nhà xưởng. Các loại máy bơm sáp, máy tách vỏ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, ví dụ như máy bơm sáp có tổng giá trị mua vào là 1.791.300.240 thời gian sử dụng 20 năm kế toán đã thực hiện tính trích khấu hao 3 năm. Máy bắn bi và máy cát có giá trị thấp hơn và thời gian sử dụng ngắn hơn, ví dụ bắn bi có tổng giá trị mua vào là 246.968.100 thời gian sử dụng 5 năm. Phương pháp tính trích khấu hao kế toán áp dụng là phương pháp tính trích khấu hao theo đường thẳng, tính trích vào cuối mỗi tháng. Bảng tính trích khấu hao TSCĐ được lập nhằm theo dõi hiện trạng TSCĐ tại công ty để có biện pháp kịp thời cho việc nâng cấp sửa chữa TSCĐ và bảng tính trích khấu hao còn làm căn cứ để đưa vào chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm. 59  Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài Trong tháng 06/2013 chi phí dịch vụ mua ngoài của phân xưởng gia công cơ khí bao gồm 2 dich vụ đó là CP tiền điện và tiền nước phục vụ phân xưởng. HÓA ĐƠN TIỀN NƯỚC CTY CP CẤP THOÁT NƯỚC BÌNH THỦY 140/B CM T8, P. An Thới, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ MST:1800508820 MSTKH: 1800725550 (Phần 2: giao khách hàng) Mẫu số: 01GTKT-3LN-02 KH: AA/13T No: 042152 CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ HỌ TÊN VÀ ĐỊA CHỈ DANH BỘ 164-01640 KỲ HÓA ĐƠN CHỈ SỐ KỲ NĂM CŨ MỚI 144 6 2013 6951 7659 MỨC TIÊU THỤ ĐƠN GIÁ M3 S 5523,81 708 TIỀN THUẾ TLK CỘNG TIỀN THUẾ GTGT PHÍ BVMT CHI PHÍ NƯỚC THẢI TỔNG CỘNG TIỀN THANH TOÁN SỐ M3 MỨC TIÊU THỤ THỰC TẾ THEO HĐ 117 708 708 THÀNH TIỀN 3,910,857,14 3,809,52 3,914,667 195,733 0 354,000 4,464,400 P. Giám Đốc Công ty Bốn triệu bốn trăm sáu mươi bốn ngàn (Ký tên) bốn trăm đồng SỐ PHIẾU Số tiền viết bằng chữ HÓA ĐƠN GTGT (TIỀN ĐIỆN) TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN NAM (Liên 2: Giao khách hàng) Kỳ: 5 Từ ngày: 08/05 Đến ngày: 07/06 Công ty Điện lực TP. Cần Thơ: Điện Lực Bình Thủy Địa chỉ: Phường Trà Nóc, Quận Bình Thủy, TPCT Điện thoại: 0710.2212205 MST: 0300942001022 Tên khách hàng: Công ty TNHH cơ khí Tây Đô Địa chỉ: 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Bộ CS KT Chỉ số mới 159 Chỉ số cũ HS nhân Điện năng TT 131 1 5.320 Đơn giá 1.526,042 Mẫu số: 01GTKT2/001 Ký hiệu: AB/13T Số: 0062746 Thành tiền 8.118.545 Ngày 11 tháng 06 năm 2013 Bên bán điện Cộng 5.320 Thuế suất GTGT: 10% Thuế GTGT: Tổng cộng tiền thanh toán Số tiến viết bằng chữ: Tám triệu chín trăm ba mươi ngàn bốn trăm đồng 60 8.118.545 811.855 8.930.400 Căn cứ vào các hóa đơn tiền điện và tiền nước trong tháng, thủ quỹ lập phiếu chi thanh toán các dich vụ cho nhà cung cấp CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số:….. Ngày 05 tháng 06 năm 2013 Số: PC-236 Nợ: 627 Có: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Trần Thái Bảo Địa chỉ: Cty CP Cấp thoát nước Bình Thủy Lý do chi: Chi trả tiền nước phục vụ phân xưởng gia công cơ khí Số tiền: 4.464.400 Viết bằng chữ: Bốn triệu bốn trăm sáu mươi bốn ngàn bốn trăm đồng chẵn./. Kèm theo:………Chứng từ gốc Ngày 05 tháng 06 năm 2013 P.Giám đốc Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Thủ quỹ Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền: Bốn triệu bốn trăm sáu mươi bốn ngàn bốn trăm đồng chẵn./. CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số:….. Ngày 11 tháng 06 năm 2013 Số: PC-239 Nợ: 627 Có: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Ánh Ngọc Địa chỉ: Điện lực Q. Bình Thủy Lý do chi: Chi trả tiền điện phục vụ phân xưởng gia công cơ khí Số tiền: 8.930.400 Viết bằng chữ: Tám triệu chín trăm ba mươi ngàn bốn trăm đồng chẵn./. Kèm theo:………Chứng từ gốc Ngày 11 tháng 06 năm 2013 P.Giám đốc Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Thủ quỹ Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền: Tám triệu chín trăm ba mươi ngàn bốn trăm đồng chẵn./. 61  Kế toán chi phí bằng tiền khác CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q.Bình Thủy, Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC TP. Cần Thơ Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số:….. Ngày 19 tháng 06 năm 2013 Số: PC-242 Nợ: 627 Có: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Đỗ Thùy Nga Địa chỉ: Doanh nghiệp tư nhân An Khánh Lý do chi: Chi mua giẻ lau máy đúc phục vụ phân xưởng gia công cơ khí Số tiền: 1.030.000 Viết bằng chữ: Một triệu không trăm ba mươi ngàn đồng chẵn./. Kèm theo:………Chứng từ gốc Ngày 19 tháng 06 năm 2013 P.Giám đốc Kế toán trưởng (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) Thủ quỹ Người lập phiếu (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Người nhận tiền (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền: Một triệu không trăm ba mươi ngàn đồng chẵn./. CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số: 02-TT (Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) PHIẾU CHI Quyển số:….. Ngày 23 tháng 06 năm 2013 Số: PC-245 Nợ: 627 Có: 1111 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Vũ Thanh Địa chỉ: Doanh nghiệp tư nhân Thiên Phúc Lý do chi: Chi mua khẩu trang và bao tay phục vụ phân xưởng gia công cơ khí Số tiền: 3.425.500 Viết bằng chữ: Ba triệu bốn trăm hai mươi lăm ngàn năm trăm đồng chẵn./. Kèm theo:………Chứng từ gốc Ngày 23 tháng 06 năm 2013 P.Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Đã nhận đủ số tiền: Ba triệu bốn trăm hai mươi lăm ngàn năm trăm đồng chẵn./. 62 Hằng tháng các chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí dịch vụ của phân xưởng gia công cơ khí là các chi phí như: chi phí tiếp khách, chi tiền bồi dưỡng cho công nhân, tiền ăn giữa ca, tiền mua giẻ lau máy, bao tay, khẩu trang cho công nhân,....Trong tháng 06/2013 chi phí bằng tiền khác ở phân xưởng gia công cơ khí chỉ phát sinh 2 nghiệp vụ là chi mua giẻ lau máy và chi mua bao tay khẩu trang cho công nhân, thủ quỹ lập phiếu chi chi tiền đầy dủ cho các nhà cung cấp. Vào cuối tháng căn cứ vào các chứng từ có liên quan chi phí sản xuất chung phân xưởng gia công cơ khí tháng 06/2013 kế toán tổng hợp tiến hành ghi sổ cái tài khoản 627 như sau: CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q.Bình Thủy, TPCT Mẫu số:S03b-DN (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Tháng 06năm 2013 Tài khoản: 627 – Chi phí sản xuất chung (Phân xưởng gia công cơ khí) Ngày, Tháng Ghi sổ A Chứng từ Số hiệu B Ngày, tháng C Nhật ký chung SHTK đối Trang STT ứng Sổ dòng Diễn Giải D E F G Số tiền Nợ Có 1 2 Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng Số phát sinh trong kỳ 30/06/2013 BL06 30/06/2013 Lương phải trả cho NV PX 334 47.727.890 30/06/2013 BTBH-06 30/06/2013 Trích BH tính vào chi phí Cộng số phát sinh 338 12.129.740 59.857.630 Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu, CCDC,nhiên liệu Số phát sinh trong kỳ 30/06/2013 PXK-129 10/06/2013 Xuất kho NL phục vụ PX 1523 9.830.000 30/06/2013 PXK-134 14/06/2013 Xuất kho CCDC phục vụ PX 153 22.512.500 Cộng số phát sinh 32.342.500 Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ Số phát sinh trong kỳ 30/06/2013 BTKH-06 30/06/2013 Tính trích khấu hao TSCĐ PX 2141 Cộng số phát sinh 32.491.543 32.491.543 Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài Số phát sinh trong kỳ 30/06/2013 PC-236 05/06/2013 Chi tiền nước phục vụ PX 1111 4.464.400 30/06/2013 PC-239 11/06/2013 Chi tiền điện phục vụ PX 1111 8.930.400 Cộng số phát sinh 13.394.800 63 Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác Số phát sinh trong kỳ 30/06/2013 PC-242 19/06/2013 30/06/2013 PC-245 23/06/2013 Chi mua giẻ lau máy đúc phục vụ PX Chi mua khẩu trang, bao tay phục vụ PX 1.030.000 3.425.500 Cộng số phát sinh K/c chi phí SXC 4.455.500 Tổng cộng phát sinh 142.541.973 142.541.973 - Sổ này có 1 trang,đánh số từ trang 1 đến trang 1 - Ngày mở sổ: 01/06/2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TK 627.1 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) TK 627-PXgia công 59.857.630 142.541.973 TK 154 142.541.973 TK 627.2 32.342.500 TK 627.4 32.491.543 TK 627.7 13.394.800 TK 627.8 4.455.500 Nguồn: phòng kế toán công ty Hình 4.9: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung Cuối tháng kế toán tổng hợp tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung của phân xưởng gia công cơ khí. Đối với công ty cơ khí Tây Đô tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung của phân xưởng gia công cơ khí là phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong tháng phân xưởng gia công cơ khí sản xuất ra hai loại sản phẩm đó là: chân vịt và kềm công nghiệp. Dựa vào sổ cái 64 tài khoản 621 của hai loại sản phẩm chân vịt và kềm công nghiệp, kế toán tổng kết được chi phí NVL đã sử dụng sản xuất sản phẩm. Việc phân bổ được thực hiện trên máy tính bằng bảng tính Excel, có thể khái quát như sau: Bảng 4.1: Bảng phân bổ chi phí SXC ĐVT: đồng SẢN PHẨM Chi phí NVL Phân bổ chi phí SXC-PX gia công Số hiệu Diễn giải ĐVT trực tiếp CV Chân vịt Cái 928.895.342 115.212.356 KCN Kềm công nghiệp Cái 220.344.021 27.329.617 1.149.239.363 142.541.973 TỔNG cơ khí Nguồn: Phòng kế toán công ty 4.1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm a) Kế toán tập hợp chi phí Cuối tháng, dựa trên các chi phí sản xuất phát sinh trên sổ cái các tài khoản 621, 622, 627 kế toán tổng hợp tiến hành tập hợp các chi phí sản xuất ghi vào sổ cái tài khoản 154 - sản xuất sản phẩm chân vịt, làm cơ sở cho việc tính giá thành. Bảng 4.2: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất tháng 06 năm 2013 ĐVT: đồng Các khoản mục chi phí CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tài khoản đối ứng 621 622 CP SX chân vịt phát sinh tháng 06/2013 928.895.342 118.274.515 627 115.212.356 TỔNG 1.162.382.213 Nguồn: Phòng kế toán công ty b) Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Do sản xuất trên những thiết bị máy móc hiện đại nên khối lượng sản phẩm dở dang trong sản xuất tương đối nhỏ. Sản phẩm dở dang chủ yếu là các bán thành phẩm còn dở dang trong giai đoạn gia công sản phẩm. Tại công ty việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ áp dụng theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sản phẩm sản xuất trong tháng 06 năm 2013 là: 220 sản phẩm, dở dang 8 sản phẩm. 65 Bảng 4.3: Bảng chi phí SX KD dở dang cuối kỳ tháng 06 năm 2013 Sản phẩm: chân vịt Số lượng SP SX: 220 cái Số lượng SP dở dang: 8 cái ĐVT: đồng Các khoản mục CP CP SX KD dở dang đầu kỳ CPNVLTT phát sinh trong kỳ CP SX KD dở dang cuối kỳ CP NVLTT 33.659.105 928.895.342 33.773.840 Nguồn: Phòng kế toán công ty Cuối tháng kế toán tổng hợp căn cứ vào các số liệu vừa tổng hợp tiến hành ghi vào sổ cái tài khoản 154 CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ Mẫu số:S03b-DN (Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ CÁI (Dùng cho hình thức kế toán Nhật ký chung) Tháng 06 năm 2013 Tài khoản: 154– Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Ngày, Tháng Ghi sổ Chứng từ Số hiệu B A Ngày, tháng C Nhật ký chung Diễn Giải Trang STT Sổ dòng E F D Số hiệu TK ĐƯ G Số dư đầu kỳ Số tiền Nợ 1 33.659.105 Có 2 Số phát sinh trong kỳ K/c chi phí NVL TT sang chi phí 30/06/2013 SX,KD DD T06/2013 621 928.895.342 622 118.274.515 K/c chi phí NC TT sang chi phí 30/06/2013 30/06/2013 30/06/2013 SX,KD DD T06/2013 K/c chi phí SXC sang chi phí SX,KD DD T06/2013 627 Nhập kho thành phẩm T06/2013 155 115.212.356 1.162.267.478 Cộng số phát sinh 1.196.041.318 Số dư cuối kỳ 33.773.840 1.162.267.478 - Sổ này có 1 trang,đánh số từ trang 1 đến trang 1 - Ngày mở sổ: 01/06/2013 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 66 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) TK 621 TK 154 TK 155 33.659.105 928.895.342 1.162.267.478 TK 622 118.274.515 TK 627 115.212.356 1.162.382.213 33.773.840 1.162.267.478 Nguồn: phòng kế toán công ty Hình 4.10: Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất c) Kế toán tính giá thành sản phẩm Sản phẩm chân vịt sản xuất trong tháng 06/2013 được hoàn thành nhập kho, kế toán giá thành tiến hành tính giá thành sản phẩm. Công ty cơ khí Tây Đô áp dụng phương pháp tính giá thành đối với sản phẩm chân vịt là phương pháp trực tiếp. CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 06 năm 2013 Sản phẩm: chân vịt Số lượng: 212 cái ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Chi phí SX DD ĐK Chi phí SX phát sinh trong kỳ CPNVLTT 33.659.105 928.895.342 Chi phi SX DD CK 33.773.840 Tổng giá thành Giá thành đơn vị (đ/cái) 928.780.607 4.381.041 CPNCTT 118.274.515 118.274.515 557.898 CPSXC 115.212.356 115.212.356 543.455 1.162.267.478 5.482.394 Cộng 33.659.105 1.162.382.213 33.773.840 Nguồn: phòng kế toán công ty 67 4.1.3 Hạch toán tính giá thành theo phương pháp khác Với mục tiêu đề ra những biện pháp hạ giá thành của công ty và mong muốn áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tế, em sẽ hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp khác với phương pháp tính giá thành trực tiếp mà công ty đang áp dụng nhằm xem xét xem phương pháp này có phù hợp với công tác hạch toán kế toán tại công ty hay không và có thực hiện được mục tiêu đề ra những biện pháp hạ giá thành hay không. Sau đây em xin trình bày cách tính giá thành theo phương pháp công đoạn kết chuyển tuần tự. Quy trình sản xuất chân vịt tại công ty qua 3 công đoạn sản xuất đó là công đoạn gia công mẫu sáp (CĐGC), công đoạn nung khuôn (CĐNK), công đoạn mài nhám (CĐMN), sau đây là bảng tổng hợp chi phí từ 3 công đoạn và số lượng sản phẩm sản xuất và sản phẩm dở dang trong tháng 06/2013 Bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí qua 3 công đoạn sản xuất ĐVT: đồng Khoản mục chi phí CĐ gia công CĐ nung khuôn CĐ mài nhám Chi phí NVL TT 928.895.342 Chi phí NC TT 45.250.114 30.627.302 42.397.099 Chi phí SXC 43.027.516 35.208.928 36.975.912 Tổng cộng 1.017.172.927 65.836.230 79.373.011 Nguồn: Phòng kế toán công ty Bảng 4.5: Bảng tổng hợp SP hoàn thành và SP DD qua 3 công đoạn SX ĐVT: đồng Số lương SP CĐ gia công CĐ nung khuôn CĐ mài nhám SP hoàn thành 217 214 (CĐ gia công) 212 (CĐ nung khuôn) SP dở dang 3 3 2 Tổng cộng 220 217 214 Nguồn: Phòng kế toán công ty Số liệu tổng hợp trên bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí qua 3 công đoạn sản xuất cho thấy số liệu được phân biệt riêng ra ở từng công đoạn: công đoạn gia công, công đoạn nung khuôn, công đoạn mài nhám, và ở từng khoản mục chi phí: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Quy trình sản xuất chân vịt trải qua 3 công đoạn phức tạp trong đó công đoạn gia công là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng bên trong của sản phẩm và chi phí NVL trực 68 tiếp bỏ vào đầu quy trình sản xuất nên nó chiếm tổng chi phí cao nhất, tiếp đó 2 công đoạn nung khuôn và mài nhám quyết định mẫu mã, hình dáng bên ngoài của sản phẩm đây là khâu mang tính chất thẩm mỹ cao góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm do đây là 2 công đoạn bổ trợ cho công đoạn gia công, giúp hoàn thiện sản phẩm nên 2 khâu này chiếm tổng chi phí thấp hơn công đoạn gia công. Công đoạn mài nhám chiếm tổng chi phí cao hơn công đoạn nung khuôn, do đây là công đoạn chủ yếu làm thủ công: gia công mài nhám, cắt cu lê, xử lý bề mặt đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng cụ thể, vì vậy nên công đoạn này cần số lượng công nhân nhiều hơn và chi phí nhân công vì thế mà cao hơn công đoạn nung khuôn. Số liệu tổng hợp trên bảng 4.5: Bảng tổng hợp SP hoàn thành và SP dở dang qua 3công đoạn sản xuất tổng hợp từ phòng kế toán công ty, cho thấy công đoạn đúc thép tổng sản phẩm hoàn thành là 220 cái trong đó hoàn thành 217 cái và dở dang 3 cái. Công đoạn nung khuôn nhận 217 cái do công đoạn gia công mẫu sáp chuyển sang và hoàn thành 214 cái dở dang 3 cái. Công đoạn mài nhám nhận 214 cái do công đoạn nung khuôn chuyển sang và hoàn thành 212 cái dở dang 2 cái. Quy trình sản xuất chân vịt qua 3 công đoạn hoàn thành được 212 cái và dở dang 8 cái. Từ 2 bảng số liệu tổng hợp được, bằng phương pháp công đoạn kết chuyển tuần tự ta có giá thành sản phẩm chân vịt của từng công đoạn như sau:  Công đoạn gia công mẫu sáp (CĐGC) PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 06 năm 2013 Sản phẩm: Bán thành phẩm SP chân vịt Số lượng: 217 cái ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Chi phí SX DD ĐK CPNVLTT 33.659.105 CPNCTT CPSXC Cộng Chi phí SX phát sinh trong kỳ Chi phi SX DD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị 928.895.342 13.125.743 949.428.704 4.375.247 - 45.250.114 - 45.250.114 208.526 - 43.027.516 - 43.027.516 198.283 33.659.105 1.017.172.927 13.125.743 1.037.706.334 4.782.056 Nguồn: Bảng tổng hợp CP và SP hoàn thành, SPDD Số liệu bảng 4.6: Phiếu tính giá thành sản phẩm chân vịt công đoạn gia công mẫu sáp cho thấy: kết hợp số liệu tập hợp được về chi phí sản xuất và số liệu về chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, ta tính ra được tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm là cơ sở cho việc tính giá thành ở công 69 đoạn nung khuôn.Từ các số liệu tổng hợp trên phiếu tính giá thành bán thành phẩm công đoạn gia công, ta tiến hành vẽ sơ đồ chữ “T” sau: TK 621(CĐGC) TK 154(CĐGC) TK 154(CĐNK) 33.659.105 949.428.704 1.037.706.334 TK 622(CĐGC) 45.250.114 TK 627(CĐGC) 43.027.516 13.125.743 Nguồn: Phiếu tính giá thành SP chân vịt công đoạn gia công Hình 4.11: Sơ đồ chi phí và giá thành bán thành phẩm chân vịt CĐ gia công  Công đoạn nung khuôn (CĐNK) PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 06 năm 2013 Sản phẩm: Bán thành phẩm SP chân vịt Số lượng: 214 cái ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Chi phí SX DD ĐK Chi phí SX PS trong kỳ BTP CĐ ĐT chuyển sang CPSX phát sinh ở CĐĐT Chi phi SX DD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT - 949.428.704 - 13.125.742 936.302.962 4.375.247 CPNCTT - 45.250.114 30.627.302 625.577 75.251.839 351.644 CPSXC - 43.027.516 35.208.928 594.850 77.641.594 362.811 Cộng - 1.037.706.334 65.836.230 14.346.169 1.089.196.395 5.089.702 Nguồn: Bảng tổng hợp CP và SP hoàn thành, SPDD Số liệu bảng 4.7: Phiếu tính giá thành sản phẩm chân vịt công đoạn nung khuôn cho thấy: các khoản chi phí của công đoạn gia công được chuyển sang công đoạn nung khuôn và được cộng dồn vào các khoản chi phí phát sinh của công đoạn nung khuôn kết hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ được áp dụng theo nguyên tắc đánh giá giá trị SP dở dang theo chi phí NVL trực tiếp, ta tính ra được tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm là 70 cơ sở cho việc tính giá thành ở công đoạn mài nhám.Từ các số liệu tổng hợp trên phiếu tính giá thành sản phẩm công đoạn nung khuôn, ta tiến hành vẽ sơ đồ chữ “T” sau: TK 154(CĐGC) TK 154(CĐNK) 1.037.706.334 TK 154(CĐMN) 1.089.196.395 TK 622(CĐNK) 30.627.302 TK 627(CĐNK) 35.208.928 14.346.169 Nguồn: Phiếu tính giá thành SP chân vịt công đoạn nung khuôn Hình 4.12: Sơ đồ CP và giá thành bán thành phẩm chân vịt CĐ nung khuôn  Công đoạn mài nhám (CĐMN) PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 06 năm 2013 Sản phẩm: Bán thành phẩm SP chân vịt Số lượng: 212 cái ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Chi phí SX DD ĐK Chi phí SX phát sinh trong kỳ BTP CĐM chuyển sang CPSX phát sinh ở CĐĐT Chi phi SX DD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT - 936.302.962 - 8.750.494 927.552.468 4.375.247 CPNCTT - 75.251.839 42.397.099 703.288 116.945.650 551.631 CPSXC - 77.641.594 36.975.912 725.622 113.891.884 537.226 Cộng - 1.089.196.395 79.373.011 10.179.404 1.158.390.002 5.464.104 Nguồn: Bảng tổng hợp CP và SP hoàn thành, SPDD Số liệu bảng 4.8: Phiếu tính giá thành sản phẩm chân vịt công đoạn mài nhám cho thấy: các khoản chi phí của công đoạn nung khuôn được chuyển sang công đoạn mài nhám và được cộng dồn vào các khoản chi phí phát sinh của công đoạn mài nhám kết hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ được áp dụng theo nguyên tắc đánh giá giá trị SP dở dang theo chi phí NVL 71 trực tiếp, ta tính ra được tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt ở công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất. Từ các số liệu tổng hợp trên phiếu tính giá thành sản phẩm công đoạn mài nhám, ta tiến hành vẽ sơ đồ chữ “T” sau: TK 154(CĐNK) TK 154(CĐMN) 1.089.196.395 TK 155 1.158.390.002 TK 622(CĐMN) 42.397.099 TK 627(CĐMN) 36.975.912 10.179.404 Nguồn: Phiếu tính giá thành SP chân vịt công đoạn mài nhám Hình 4.13: Sơ đồ chi phí và giá thành bán thành phẩm chân vịt CĐ mài nhám Qua 3 công đoạn của quy trình sản xuất chân vịt, số lượng thành phẩm thu được là 212 cái, dở dang 8 cái. Với phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp công đoạn kết chuyển tuần tự tổng giá thành sản phẩm là 1.158.390.002, giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt là 5.464.104đ/cái. So với phương pháp tính giá thành trực tiếp mà công ty đang áp dụng, phương pháp tính giá thành công đoạn kết chuyển tuần tự có những nhược điểm là các bước tính toán phức tạp phải qua nhiều bước thực hiện: tập hợp từng khoản mục chi phí phát sinh và chi phí sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất, kết chuyển cộng dồn các khoản mục chi phí phát sinh ở từng công đoạn và lập phiếu tính giá thành cho từng công đoạn, đến công đoạn cuối cùng mới tính toán được giá thành sản phẩm; mất nhiều thời gian cho việc tập hợp chi phí và tính toán ở từng công đoạn. Tuy nhiên, phương pháp tính giá thành công đoạn cũng có những ưu điểm riêng, đó là việc tập hợp chi phí ở từng công đoạn và từng khoản mục chi phí giúp tính toán chính xác giá thành sản phẩm hơn so với phương pháp trực tiếp, giá thành theo phương pháp công đoạn có xu hướng thấp hơn so với giá thành theo phương pháp trực tiếp, cụ thể: giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt tháng 06/2013 theo phương pháp trực tiếp mà công ty đang áp dụng là 5.482.394đ/cái cao hơn so với giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp 72 công đoạn là 5.464.104đ/cái, chênh lệch giá thành đơn vị là 18.290đ/cái, với số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ là 212 cái nên tổng chênh lệch giá thành là 3.877.480. Như thế, nếu áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp công đoạn kết chuyển tương đương thì trung bình 1 năm tổng chi phí sản xuất tính riêng cho sản phẩm chân vịt của công ty sẽ tiết kiệm được là 46.529.760. Bằng cách này, nếu áp dụng phương pháp tính giá thành công đoạn cho những sản phẩm có cùng quy trình công nghệ với sản phẩm chân vịt như: sản phẩm kềm công nghiệp, bồn inox,…sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất giúp công ty hạ giá thành sản phẩm ở nhiều mặt hàng cơ khí đối với những sản phẩm có công nghệ phức tạp. Với mục tiêu được đặt ra ngay đầu đề tài là đề ra những biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty, theo em việc áp dụng phương pháp tính giá thành công đoạn tuần tự để tính giá thành sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp như sản phẩm chân vịt là hợp lý vì giúp hạ giá thành sản phẩm cho công ty. Song song đó, phương pháp này còn tồn tại những mặt hạn chế của nó là cách tính toán phức tạp và mất nhiều thời gian để theo dõi và tổng hợp chi phí sản xuất, nhưng theo em việc tổng hợp các khoản mục chi phí kế toán giá thành có thể theo dõi chi phí sản xuất sản phẩm trên 3 sổ chi tiết riêng biệt: sổ chi tiêt TK 621, TK 622, TK 627, trong mỗi sổ phân thành 3 phần tương ứng cho 3 công đoạn sản xuất (công đoạn gia công mẫu sáp, công đoạn nung khuôn, công đoạn mài nhám), để theo dõi chi tiết cho từng công đoạn, hằng ngày căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí của từng công đoạn tiến hành ghi sổ và theo dõi để làm cơ sở cho việc tính giá thành. 4.2 PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 4.2.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm Với mục tiêu mong muốn mang lại lợi nhuận lớn nhất, mang lại thu nhập ổn định và ngày càng phát triển cho người công nhân, công ty TNHH cơ khí Tây Đô đã lập ra một kế hoạch giá thành nhằm mục đích là hạ giá thành các SP, tăng quy mô sản xuất, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và làm đầy đủ nghĩa vụ đóng góp với ngân sách Nhà nước. Và để thấy được thực tế Công ty có đi đúng kế hoạch đã lập ra hay không sau đây đề tài sẽ đi phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và qua 6 tháng đầu năm từ 2011 đến 2013, nhằm so sánh về tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành của sản phẩm công ty mà đại diện là sản phẩm chân vịt qua từng kỳ, để từ đó thấy được những điều gì đã làm được và những vấn đề gì còn khó khăn mà công ty cần khắc phục cho những kỳ sau. 73 4.2.1.1 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010-2012 Bảng 4.6: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ĐVT: đồng KẾ HOẠCH Khoản mục chi phí THỰC HIỆN CHÊNH LỆCH Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (2.465 SP) (2.658 SP) (2.542 SP) (2.689 SP) (2.546 SP) (2.652 SP) 10.746.744.210 11.342.089.325 11.024.355.081 10.436.021.890 11.368.269.711 10.908.385.066 CPNCTT 1.419.294.180 1.426.710.232 1.464.289.031 1.429.045.810 1.437.810.269 1.468.231.809 CPSXC 1.426.890.172 1.412.305.899 1.389.321.008 1.439.892.352 1.413.286.003 1.371.642.505 13.592.928.562 14.181.105.456 13.877.965.120 13.284.960.052 14.219.365.983 5.113.968 5.335.254,12 5.459.467 4.940.483 5.584.982,71 CPNVLTT Tổng giá thành SP Giá thành SP đơn vị TH2010/KH2010 Giá trị TH2012/KH2012 % Giá trị % Giá trị -310.722.320 -2,89 26.180.386 0,23 -115.970.015 -1,05 9.751.630 0,69 11.100.037 0,78 3.942.778 0,27 13.002.180 0,91 980.104 0,07 -17.678.503 -1,27 13.748.259.380 -307.968.510 -2,34 38.260.527 0,27 -129.705.740 -0,93 5.184.109 -173.485 -3,39 249.728,59 4,68 -275.358 -5,04 Nguồn: Bảng giá thành kế hoạch và giá thành thực tế của công ty qua 3 năm 2010-2012 74 TH2011/KH2011 % Căn cứ vào số liệu của bảng 4.6 ở trên ta thấy rằng, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của các năm từ năm 2010 đến năm 2012 không đều nhau, năm 2010 và 2012 công ty thực hiện khá tốt kế hoạch giá thành đã đề ra.Chỉ riêng có năm 2011 tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của công ty không được khả quan cho lắm, giá thành đơn vị thực tế tăng cao hơn so với kế hoạch. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể về tình hình thực hiện kế hoạch của từng kỳ ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm qua 3 năm 2010-2012. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Qua 3 năm từ 2010-2012 tình hình thực hiện kế hoạch chi phí NVL có sự khác biệt, trong 2 năm 2010 và 2012 công ty thực hiện tốt kế hoạch chi phí đề ra, còn trong năm 2011 giá thành thực hiện tăng cao so với kế hoạch. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ, nhưng nguyên vật liệu phụ chiếm tỷ trọng nhỏ (10,5 %), do đó ta chỉ đi phân tích ảnh hưởng về mặt lượng và giá của nguyên liệu chính sắt phế liệu. Bảng 4.7: Bảng phân tích biến động chi phí NVL TT của sản phẩm chân vịt năm 2010, 2011 và 2012 Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Lượng Giá Lượng Giá (kg) (đồng/kg) (kg) (đồng/kg) 1 2 3 Năm Lượng Giá Tổng 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 2010 700.462 13.041 638.357 13.896 -809.911.305 545.795.235 -264.116.070 2011 696.537 13.841 647.395 14.926 -680.174.422 702.423.575 22.249.153 2012 631.151 14.847 701.053 13.226 1.037.834.994 -1.136.406.913 -98.571.919 Nguồn: Tổng hợp từ bảng định mức chi phí nguyên vật liệu  Năm 2010: Qua phân tích trên ta thấy rằng yếu tố nguyên liệu chịu tác động rất lớn về mặt lượng, mặc dù giá thực hiện tăng hơn so với giá kế hoạch là 855 đồng/kg, nhưng do lượng giảm mạnh (giảm 23 kg/1 thành phẩm), do đó làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu giảm đáng kể. Nguyên nhân giá sắt phế liệu tăng hơn so với kế hoạch là do trong năm 2010 tình hình giá cả mặt hàng sắt phế liệu không ổn định công ty thu mua sắt phế liệu với giá cao, tháng 2 giá sắt phế liệu ở mức 13.453 đồng/kg, tháng 5 giá sắt tăng cao với mức 14.864 đồng/kg, đến tháng 8 giá sắt mới giảm nhẹ và ổn định ở mức 13.371, giá sắt phế liệu không ổn định và tăng cao làm cho giá thành bình quân trong năm cũng tăng cao so với kế hoạch. Về lượng, số lượng sắt phế liệu xuất dùng ở kỳ thực hiện thấp hơn so với kỳ kế hoạch là do trong tháng 4 công ty bắt đầu 75 đưa máy nung khuôn và máy bắn bi vào quy trình sản xuất , tốc độ sản xuất vì thế mà nhanh hơn nguyên vật liệu tiêu hao tính trên 1 đơn vị sản phẩm giảm so với kế hoạch, mức tiêu hao nguyên vật liệu ở kỳ thực hiện là 237 kg/1SP giảm so với mức tiêu hao 260 kg/1SP ở kỳ kế hoạch.  Năm 2011: Căn cứ vào các số liệu bảng 4.7 ta thấy rằng yếu tố nguyên liệu chịu tác động rất lớn về mặt giá, mặc dù lượng thực hiện giảm hơn so với lượng kế hoạch là 49.142 kg tỷ lệ giảm là 7,05 %, nhưng do giá tăng mạnh với tỷ lệ 7,83 %, do đó làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu tăng lên so với kế hoạch. Nguyên nhân giá sắt phế liệu tăng hơn so với kế hoạch là do 3 tháng đầu năm 2011 công ty xuất nguyên vật liệu với mức giá tồn cuối kỳ của tháng 12/2010 là 13.653 đồng/kg, thêm nữa là do trong tháng 4 do tình hình biến động tăng giá của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều tăng cao, do thiếu hụt nguồn cung ứng trong khi nhu cầu tăng cao, do vậy nên công ty thu mua sắt phế liệu với mức giá tăng đột biến là 15.403 đồng/kg, đến tháng 7 giá sắt phế liệu vẫn tiếp tục tăng ở mức 15.722 đồng/kg, giá tăng liên tục là nguyên nhân làm cho giá bình quân trong năm tăng so với kế hoạch. Về mặt lượng, số lượng nguyên vật liệu thực tế so với kế hoạch giảm đáng kể, nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu tăng cao nguồn nguyên vật liệu thiếu hụt nên công ty cắt bớt một số đơn đặt hàng trong năm, theo kế hoạch số lượng sản phẩm sản xuất ước tính là 2.658 sản phẩm với 902 đơn đặt hàng, thực tế số lượng sản phẩm sản xuất là 2.546 sản phẩm với 826 đơn đặt hàng, nên lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất sụt giảm so với kế hoạch.  Năm 2012: Căn cứ vào các số liệu bảng 4.7 ta thấy rằng yếu tố nguyên liệu giảm mạnh so với kế hoạch đặt ra là do tác động qua lại của cả 2 yếu tố lượng và giá, tỷ lệ giảm của giá là 10,92 % bằng xấp xỉ tỷ lệ tăng của lượng là 11 %. Nguyên nhân giá sắt phế liệu giảm mạnh so với kế hoạch là do trong năm 2012 tình hình giá cả của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều giảm và ổn định, thêm nữa trong năm công ty tìm mua nguồn cung ứng nguyên liệu với giá thấp và ổn định qua từng tháng: tháng 2 giá sắt phế liệu ở mức 13.347 đồng/kg, tháng 5 giảm mạnh với mức 13.196 đồng/kg, tháng 9 tiếp tục giảm và ổn định với mức giá 13.135 đồng/kg. Về lượng, do trong năm công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực hiện tăng 110 sản phẩm so với kế hoạch tương ứng với tỷ lệ tăng 4,3 %, nhu cầu sản phẩm tiêu thụ tăng nên lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất gia tăng so với kế hoạch, lượng nguyên liệu sản xuất càng nhiều mà giá xuất kho lại giảm nên chi phí nguyên vật liệu vì thế mà giảm so với kế hoạch. 76 Chi phí nhân công trực tiếp: tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp của công ty qua 3 năm 2010-2012 không đạt so với kế hoạch đặt ra, chi phí nhân công trực tiếp kỳ thực hiện đều tăng so với kế hoạch, cụ thể:  Năm 2010: chi phí nhân công chiếm tỷ trọng nhỏ (gần 10,4 %) so với tổng giá thành đơn vị. Tuy nhiên việc tăng, giảm chi phí nhân công cũng có ảnh hưởng đôi chút đến giá thành sản phẩm. Sở dĩ chi phí nhân công thực hiện cao hơn kế hoạch là do biến động tăng của tiền cơm. Đặc biệt trong tháng 10 có tuyển dụng thêm 1 công nhân phụ trách khâu nung sản phẩm với mức lương 2.250.543 đồng/tháng, do đó chi phí nhân công thực hiện cao hơn kế hoạch đề ra. Tỷ lệ tăng chi phí nhân công kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch là 0,69 % thấp hơn tỷ lệ gia tăng sản phẩm sản xuất trong kỳ (9 %) và tỷ lệ tăng của tổng giá thành (2,3 %), do đó nếu tính trên 1 đơn vị sản phẩm hao hụt chi phí nhân công kỳ thực hiện lại giảm 44.337đồng/1 SP so với kỳ kế hoạch.  Năm 2011: Chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công có xu hướng tăng nhưng rất chậm, phù hợp với quy luật chung, tiền lương cơ bản được điều chỉnh theo quy định của Nhà nước theo lộ trình cải cách tiền lương trong những năm qua và để đảm bảo nâng cao hơn mức sống của người lao động cho phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay, công ty luôn điều chỉnh đơn giá tiền công làm thêm giờ cho phù hợp. Số liệu trong bảng 4.6 cho thấy chi phí nhân công trực tiếp kỳ thực hiện tăng 11.100.037 tương ứng với tỷ lệ tăng 0,78% so với kế hoạch, việc điều chỉnh tăng lương cơ bản trong năm là phù hợp với quy định của Nhà nước, trong năm công ty điều chỉnh mức tăng tiền lương của công nhân sản xuất như sau: tháng 2/2011 mức lương theo ngày công của 1 công nhân là 120.000 đồng/ngày, tháng 4/2011 là 125.000 đồng/ngày, đến tháng 11/2011 là 140.000 đồng/ngày. Mức lương tăng dẫn đến lượng hao hụt trên 1 đơn vị sản phẩm cũng tăng, nếu kỳ kế hoạch sản xuất 1 sản phẩm mất 536.760 đồng chi phí nhân công, thì kỳ thực hiện tăng lên 564.733 đồng so với kế hoạch.  Năm 2012: Chi phí nhân công kỳ thực tế tăng nhẹ 0,26 % so với kỳ kế hoạch, nguyên nhân là do chính sách tiền lương của Nhà nước về điều chỉnh tăng lương cơ bản cho công nhân, một nguyên do nữa là chi phí tiền cơm (tiền ăn giữa ca, nước uống,..) của công nhân tăng so với kế hoạch, theo kế hoạch đặt ra của công ty tiền cơm cho công nhân là 75.672.102 đồng nhưng thực tế tăng 78.244,200 đồng. Chi phí tăng dẫn đến lượng hao hụt trên 1 đơn vị sản phẩm cũng tăng, nếu kỳ kế hoạch sản xuất 1 sản phẩm mất 553.631 đồng chi phí nhân công, thì kỳ thực hiện tăng lên 576.038 đồng so với kế hoạch. Chi phí sản xuất chung: tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung của công ty qua 3 năm 2010-2012 có sự khác biệt, duy chỉ có năm 2012 công 77 ty thực hiện tốt kế hoạch chi phí đề ra, còn 2 năm 2010 và 2011 chi phí thực hiện tăng cao hơn so với kế hoạch, cụ thể:  Năm 2010: Chi phí sản xuất chung chiếm tỷ lệ 10,5 % trong cơ cấu chi phí giá thành đơn vị thực hiện, trong chi phí sản xuất chung chi phí nhân viên quản lí phân xưởng chiếm tỷ lệ cao( gần 41,5 %), ngoài ra còn có chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhiên liệu CCDC, chi phí điện nước,..Sở dĩ chi phí sản xuất chung thực hiện tăng hơn so với kế hoạch là do tiền lương cơ bản và các khoản đóng góp theo lương ở phân xưởng tăng từ 52.862.000 đồng lên 62.340.880 đồng, ngoài ra còn có sự tăng giá và cơ cấu tiêu dùng của nhiên liệu, CCDC cho lò nung, cụ thể: giá than bình quân kỳ kế hoạch là 15.897 đồng/kg thực tế tăng nhẹ với mức16.012 đồng/kg, giá vải nhám decjos tăng 762 đồng/kg so với kế hoạch đề ra, bên cạnh đó do biến động của giá cả thị trường nên một số chi phí dịch vụ mua ngoài cũng tăng so với kế hoạch, làm cho tổng chi phí sản xuất chung tăng 0,91 % so với kế hoạch.  Năm 2011: Chi phí sản xuất chung tăng mạnh so với 2 khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kỳ thực hiện tăng 38.260.527 đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 0,27% so với kế hoạch. Nguyên nhân tăng là do tăng chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, trong năm có sự điều chỉnh về mức tiền lương cho phù hợp với quy định về lộ trình cải cách tiền lương của Nhà nước. Thêm vào đó chi phí sửa chữa TSCĐ trong năm thực hiện nhiều hơn so với năm kế hoạch phát sinh trong tháng 7 và tháng 8, chi phí sửa chữa nhà xưởng, phương tiện vận tải trong năm thực hiện là 29.879.043 đồng tăng 6.346.880 đồng so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân là do các tài sản đã sử dụng lâu năm đang trong tình trạng xuống cấp, cần phải sửa chữa nâng cấp thay máy móc thiết bị mới tiếp tục sử dụng được.  Năm 2012: Chi phí sản xuất chung kỳ thực hiện cũng giảm so với kế hoạch nhưng mức giảm cao hơn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Trong năm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng có sự điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, mức tăng tiền lương so với kế hoạch chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0.08 % với mức tăng tiền lương trong năm là 280.000 đồng/1 công nhân. Khoản chi phí ảnh hưởng nhiều nhất đến mức giảm của chi phí sản xuất chung là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí CCDC, trong tháng 3 công ty tiến hành thanh lý 5 máy cắt phục vụ sản xuất không nằm trong kế hoạch đề ra vì vậy chi phí khấu hao giảm so với kế hoạch mức giảm là 11.968.000 đồng/máy. Chi phí CCDC cũng giảm so với kế hoạch, đơn giá của dao tiện hình thoi đen thực tế giảm 8.500 đồng/mũi, vải nhám decjos giảm 3.450 đồng/kg, ngoài ra các chỉ số về giá điện, nước cũng giảm nhẹ so với kế hoạch đề ra. 78 4.2.1.2 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm chân vịt qua 6 tháng đầu năm từ năm 2011 đến 2013 Bảng 4.8: Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 tháng đầu năm từ năm 2011 đến 2013 ĐVT: đồng KẾ HOẠCH Khoản mục chi phí THỰC HIỆN CHÊNH LỆCH 6th2011 6th2012 6th2013 6th2011 6th2012 6th2013 (1.356 SP) (1.344 SP) (1.368 SP) (1.315 SP) (1.378 SP) (1.301 SP) TH6th2011/ TH6th2012/ TH6th2013/ KH6th2011 KH6th2012 KH6th2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 5.373.372.105 5.671.044.660 5.661.285.401 5.518.010.945 5.598.276.002 5.687.009.201 144.638.840 2,69 -72.768.658 -1,28 25.723.800 0,45 CPNCTT 709.647.090 713.355.116 719.801.211 714.522.905 721.366.200 720.891.455 4.875.815 0,69 8.011.084 1,12 1.090.244 0,15 CPSXC 713.445.086 706.152.950 690.281.342 704.946.176 698.273.900 702.113.465 -8.498.910 -1,19 -7.879.050 -1,11 11.832.123 1,71 6.796.464.280 7.090.552.726 7.071.367.954 6.937.480.026 7.017.916.102 7.110.014.121 141.015.746 2,07 -72.636.624 -1,02 38.646.167 0,55 5.012.142 5.236.745 5.406.244 5.275.650 5.092.827,36 5.423.352 263.508 5,26 -143.917 -2,75 17.108 0,32 CPNVLTT Tổng giá thành SP Giá thành SP đơn vị (Nguồn: Bảng giá thành kế hoạch và giá thành thực tế của công ty qua 6 tháng đầu năm 2011-2013) 79 Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy rằng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm chân vịt của công ty qua 6 tháng đầu năm từ 2011 đến 2013 không đều nhau. Trong 6 tháng đầu năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2013 tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của công ty không được khả quan cho lắm, giá thành đơn vị kỳ thực hiện tăng cao so với kế hoạch được đặt ra. 6 tháng đầu năm 2011 giá thành thực hiện tăng mạnh 263.508 đồng/SP tương ứng với tỷ lệ 5,26 % so với kế hoạch, 6 tháng đầu 2013 giá thành đơn vị có tăng nhưng mức tăng thấp không đáng kể so với 6 tháng 2011, mức tăng 17.108 đồng/SP tương ứng với tỷ lệ 0,32 % so với kế hoạch. Chỉ riêng có 6 tháng đầu 2012 công ty hoàn thành khá tốt kế hoạch giá thành được đặt ra, giá thành đơn vị thực tế giảm 62.830 đồng/SP tương ứng với tỷ lệ 1,2 % so với kế hoạch. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể về tình hình thực hiện kế hoạch của từng kỳ ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2011-2013. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: qua 6 tháng đầu năm từ 2011-2013 tình hình thực hiện kế hoạch chi phí NVL có sự khác biệt, duy chỉ có 6 tháng đầu 2012 công ty thực hiện tốt kế hoạch chi phí đề ra, còn 2 kỳ 6 tháng đầu 2012 và 2013 tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của công ty không được khả quan lắm, giá thành thực hiện tăng cao so với kế hoạch. Bảng 4.9: Bảng phân tích biến động chi phí NVL TT của sản phẩm chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Lượng Giá Lượng Giá (kg) (đồng/kg) (kg) (đồng/kg) 1 2 3 4 Năm Lượng Giá Tổng 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 6th2011 329.988 13.841 322.846 14.528 -98.852.422 221.795.202 122.942.780 6th2012 324.670 14.847 358.552 13.271,5 503.046.054 -564.890.676 -61.844.622 6th2013 363.259 13.247 357.250 13.531 -79.601.223 101.459.000 21.857.777 Nguồn: Tổng hợp từ bảng định mức chi phí nguyên vật liệu  6 tháng đầu 2011: Căn cứ vào bảng số liệu 4.9 ta thấy rằng yếu tố nguyên liệu chịu tác động rất lớn về mặt giá, mặc dù lượng thực hiện giảm hơn so với lượng kế hoạch là 7.142 kg tỷ lệ giảm là 2,16 %, nhưng do giá tăng mạnh với tỷ lệ 4,96 %, do đó làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu tăng lên so với kế hoạch. Nguyên nhân giá sắt phế liệu tăng hơn so với kế hoạch là do 3 tháng đầu năm 2011 công ty xuất nguyên vật liệu với mức giá tồn cuối kỳ của 80 tháng 12/2010 là 13.653 đồng/kg, thêm nữa là do trong tháng 4 do tình hình biến động tăng giá của ngành xây dựng giá cả các mặt hàng vật liệu xây dựng đếu tăng cao, do thiếu hụt nguồn cung ứng trong khi nhu cầu tăng cao, do vậy nên công ty thu mua sắt phế liệu với mức giá tăng đột biến là 15.403 đồng/kg, giá tăng liên tục là nguyên nhân làm cho giá bình quân trong kỳ tăng so với kế hoạch. Về mặt lượng, số lượng nguyên vật liệu thực tế so với kế hoạch giảm đáng kể, nguyên nhân là do giá cả nguyên vật liệu tăng cao nguồn nguyên vật liệu thiếu hụt nên công ty cắt bớt một số đơn đặt hàng trong kỳ, theo kế hoạch số lượng sản phẩm sản xuất ước tính là 1.356 sản phẩm với 412 đơn đặt hàng, thực tế số lượng sản phẩm sản xuất là 1.315 sản phẩm với 389 đơn đặt hàng, nên lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất sụt giảm so với kế hoạch.  6 tháng đầu 2012: Qua các số liệu trong bảng 4.9 ta thấy rằng yếu tố nguyên liệu giảm mạnh so với kế hoạch đặt ra là do chịu ảnh hưởng của cả 2 yếu tố lượng và giá nhưng trong kỳ sự chênh lệch về giá tác động mạnh đến chi phí nguyên liệu hơn sự chênh lệch về lượng, tỷ lệ giảm của giá là 10,61 % bằng xấp xỉ tỷ lệ tăng của lượng là 10,43 %. Nguyên nhân giá sắt phế liệu giảm mạnh so với kế hoạch là do trong kỳ 6 tháng đầu 2012 tình hình giá cả của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều giảm và ổn định công ty tìm mua nguồn cung ứng nguyên liệu với giá thấp và ổn định qua từng tháng: tháng 2 giá sắt phế liệu ở mức 13.347 đồng/kg, tháng 5 giảm mạnh với mức 13.196 đồng/kg. Về lượng, do trong 6 tháng đầu năm công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm sản xuất kỳ thực hiện tăng 34 sản phẩm so với kế hoạch tương ứng với tỷ lệ tăng 2,53 %, nhu cầu sử dụng sản phẩm tăng nên lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất gia tăng so với kế hoạch, lượng nguyên liệu sản xuất càng nhiều mà giá xuất kho lại giảm nên chi phí nguyên vật liệu vì thế mà giảm so với kế hoạch.  6 tháng đầu 2013: Căn cứ vào các số liệu trong bảng 4.9 ta thấy rằng yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực hiện tăng so với kế hoạch là do chịu ảnh hưởng của sự tăng lên về giá là chủ yếu, nguyên nhân giá sắt phế liệu tăng hơn so với kế hoạch là do nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của các công ty, doanh nghiệp tăng mạnh, một số cơ sở thu mua sắt phế liệu lợi dụng thời cơ tự động tăng giá gây sức ép giá đối với các doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu vừa ổn định theo chính sách bình ổn giá của Nhà nước lại tăng lên và không nằm trong dự tính của doanh nghiệp, do đó sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước về sự lạm dụng tình thế của các cơ sở thu mua là rất cần thiết. Trong 6 tháng đầu 2013 ngoài sự khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu với giá rẻ, công ty còn gặp phải vấn đề nan giải nữa là xu thế cạnh tranh trong thị trường sản phẩm chân vịt ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp mọc lên cạnh tranh về giá cả vì thế mà số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ sụt giảm so với 81 kế hoạch đặt ra và lượng nguyên liệu sử dụng cho sản xuất cũng vì vậy mà ít hơn so với kế hoạch, lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch là 1.343 sản phẩm với mức hao hụt 270 kg/SP, kỳ thực tế là 1.301 sản phẩm với mức hao hụt NVL là 268 kg/SP. Chi phí nhân công trực tiếp: tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp của công ty qua 6 tháng đầu 2011-2013 không đạt so với kế hoạch đặt ra, chi phí nhân công trực tiếp kỳ thực hiện đều tăng so với kế hoạch, tăng cao nhất là 6 tháng 2012 với tỷ lệ 1,12 % so với kế hoạch, 6 tháng đầu 2011 và 2013 có tăng nhưng tỷ lệ thấp hơn, 6 tháng 2011 tăng nhẹ 0,69 % thấp hơn là 6 tháng 2013 0,15 % cụ thể:  6 tháng đầu 2011: chi phí nhân công có xu hướng tăng nhưng rất chậm, nguyên nhân là trong kỳ thực hiện công ty bắt đầu thực hiện chính sách cải cách tiền lương theo quy định của Nhà nước nâng cao mức sống của người dân cho phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay, trong kỳ công ty điều chỉnh mức tăng tiền lương của công nhân sản xuất như sau: tháng 2/2011 mức lương theo ngày công của 1 công nhân là 120.000 đồng/ngày, tháng 4/2011 là 125.000 đồng/ngày. Mức lương tăng dẫn đến lượng hao hụt trên 1 đơn vị sản phẩm cũng tăng, nếu kỳ kế hoạch sản xuất 1 sản phẩm mất 523.338 đồng chi phí nhân công, thì kỳ thực hiện tăng lên 543.363 đồng so với kế hoạch.  6 tháng đầu 2012: chi phí nhân công kỳ thực tế tăng tương đối cao so với kỳ kế hoạch, nguyên nhân là do chính sách tiền lương của Nhà nước về điều chỉnh tăng lương cơ bản cho công nhân, một nguyên do nữa là chi phí tiền cơm (tiền ăn giữa ca, ăn trưa, nước uống,..) của công nhân tăng so với kế hoạch, theo kế hoạch đặt ra của công ty tiền cơm cho công nhân là 37.602.112 đồng nhưng thực tế tăng 40.202,265 đồng. Chi phí nhân công tăng so với kế hoạch nhưng mức tăng chi phí nhân công (1,12 %) thấp hơn so với mức giảm của chi phí nguyên liệu (1,28 %) và chi phí sản xuất chung (1,11 %), do đó lượng hao hụt trên 1 đơn vị sản phẩm lại giảm, nếu kỳ kế hoạch sản xuất 1 sản phẩm mất 530.770 đồng chi phí nhân công, thì kỳ thực hiện giảm xuống 523.488 đồng so với kế hoạch.  6 tháng đầu 2013: chi phí nhân công kỳ thực hiện đạt gần mức kế hoạch đề ra, mức chênh lệch nhỏ 1.090.244 đồng với tỷ lệ thấp 0,15 % so với kế hoạch, cũng giống như 6 tháng đầu 2011 và 2012 nguyên nhân tăng chi phí nhân công ở kỳ thực hiện là do công ty thực hiện theo lộ trình cải cách tiền lương của Nhà nước trong những năm qua, tuy nhiên mức tăng có biến động tăng hơn so với kế hoạch là do trong kỳ công ty chi thưởng cho 2 công nhân ở bộ phận sản xuất trực tiếp có thành tích tốt công việc mỗi công nhân là 545.122 đồng, cho nên phát sinh mức chênh lệch chi phí nhân công không có trong kế hoạch đề ra của công ty. 82 Chi phí sản xuất chung: tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung của công ty qua 6 tháng đầu 2011-2013 có sự khác biệt, công ty thực hiện tốt kế hoạch chi phí sản xuất chung trong 2 kỳ đầu năm 2011 và 2012 tỷ lệ giảm chi phí đều nhau 6 tháng đầu 2011 giảm 1,19 % và 6 tháng đầu 2012 giảm 1,11 %, riêng chỉ có 6 tháng đầu 2013 chi phí sản xuất chung tăng cao với tỷ lệ tương ứng 1,17 % so với kế hoạch, cụ thể:  6 tháng đầu 2011: chi phí sản xuất chung kỳ thực hiện giảm so với kế hoạch, kỳ thực hiện giảm 8.498.910 đồng với tỷ lệ tương ứng 1,19 %. Theo lộ trình điều chỉnh nâng cao mức lương cơ bản của Nhà nước thì lương thực tế của nhân viên quản lý phân xưởng tăng hơn so với kế hoạch nhưng với tỷ lệ tăng rất nhỏ là 0,13 %, khoản chi phí ảnh hưởng nhiều nhất đến mức giảm của chi phí sản xuất chung là chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, trong tháng 5 công ty thực hiện nhượng bán 2 TSCĐ là máy bắn bi đang trong hoạt động cho doanh nghiệp khác, do đó chi phí khấu hao TSCĐ hàng tháng cho 2 tài sản này giảm đáng kể tỷ lệ giảm 1,06 % với mức giảm 7.570.457 đồng.  6 tháng đầu 2012: chi phí sản xuất chung kỳ thực hiện cũng giảm so với kế hoạch, kỳ thực hiện giảm 7.879.050 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 1,11% so với kế hoạch. Trong kỳ chi phí nhân viên quản lý phân xưởng có sự điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, mức tăng tiền lương so với kế hoạch chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0.08 % với mức tăng tiền lương trong kỳ là 500.000 đồng/1 công nhân. Khoản chi phí ảnh hưởng nhiều nhất đến mức giảm của chi phí sản xuất chung phải kể đến chi phí khấu hao TSCĐ, trong tháng 3 công ty tiến hành thanh lý 5 máy cắt phục vụ sản xuất không nằm trong kế hoạch đề ra vì vậy chi phí khấu hao giảm so với kế hoạch mức giảm trong 6 tháng đầu năm là 5.984.000 đồng/máy. Chi phí CCDC cũng giảm so với kế hoạch, đơn giá bình quân 6 tháng của dao tiện hình thoi đen thực tế giảm 6.900 đồng/mũi, vải nhám decjos giảm 2.850 đồng/kg so với kế hoạch.  6 tháng đầu 2013: chi phí sản xuất chung kỳ thực hiện tăng hơn so với kế hoạch, kỳ thực hiện tăng 11.832.123 đồng với tỷ lệ tăng 1,71 %. Nguyên nhân là do sự gia tăng của chi phí sửa chữa TSCĐ, trong tháng 3 và tháng 4 công ty cho sửa chữa 2 xe tải loại 2,5 tấn và sửa chữa 1 nhà xưởng phân xưởng gia công cơ khí phát sinh vượt kế hoạch đề ra, chi phí thực tế chênh lệch 10.532.078 đồng so với kế hoạch tỷ lệ tăng tương ứng là 1,48 %, hơn nữa trong kỳ giá nhiên liệu dầu diesel tăng ngoài dự kiến so với kế hoạch thực tế tăng 563 đồng/lít tỷ lệ tăng tương ứng là 0,23 %. 83 4.2.2 Phân tích biến động giá thành sản phẩm 4.2.2.1 Phân tích biến động giá thành sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010, 2011, 2012 Bảng 4.10: Bảng phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ĐVT: đồng NĂM 2010 (2.689 SP) Khoản mục chi phí NĂM 2011 (2.546 SP) Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng CHÊNH LỆCH 2012/2011 Tỷ trọng Giá trị % CHÊNH LỆCH 2011/2010 NĂM 2012 (2.652 SP) Giá trị % Giá trị % Giá trị % % 10.436.021.890 78,55 11.368.269.711 79,9 10.908.385.066 79,3 932.247.820 8,93 -459.846.650 -4,04 CPNCTT 1.429.045.810 10,7 1.437.810.269 10,1 1.468.231.809 10,67 8.764.459 0,61 30.421.540 2,1 CPSXC 1.439.892.352 10,75 1.413.286.003 10 1.371.642.505 10,03 -26.606.349 -1,84 -41.643.498 -2,94 13.284.960.052 100 14.219.365.983 100 13.748.259.380 100 934.405.930 7,03 -471.106.600 -3,31 644.499,71 13,04 -400.873,71 -7,73 CPNVLTT Tổng giá thành SP Giá thành SP đơn vị 4.940.483 5.584.982,71 5.184.109 (Nguồn: Bảng tổng hợp giá thành của công ty qua 3 năm 2010-2012) 84 Xem xét từng năm ta có biểu đồ sau: 16000000000.0 14000000000.0 12000000000.0 1439892352.0 1429045810.0 1413286003.0 1437810269.0 1371642505.0 1468231809.0 CPSXC 10000000000.0 CPNCTT 8000000000.0 6000000000.0 10436021890.0 11368269711.0 10908385066.0 CPNVLTT 4000000000.0 2000000000.0 .0 Giá thành 2010 Giá thành 2011 Giá thành 2012 (Nguồn: Bảng phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010, 2011 và 2012) Hình 4.14: Biểu đồ cơ cấu giá thành sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010-2012 Qua bảng số liệu 4.10 và biểu đồ hình 4.14 ta thấy giá thành sản phẩm chân vịt biến động thất thường qua các năm từ 2010 đến 2012, giá thành tăng cao nhất ở năm 2011 và thấp nhất trong năm 2010. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể về tình hình biến động giá thành sản phẩm giữa các năm, giá thành đơn vị SP năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011 ta sẽ đi vào phân tích biến động của các khoản mục chi phí liên quan đến giá thành SP giữa các năm: năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011. Năm 2011 so với năm 2010: giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt năm 2011 tăng cao so với năm 2010, tuy nhiên nếu xét theo từng khoản mục chi phí thì cả 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010, riêng chỉ có khoản mục chi phí sản xuất chung của năm 2011 là có mức biến động giảm hơn so với năm 2010, cụ thể ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí sau đây:  Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011 tăng cao so với năm 2010, mức tăng 932.247.820 đồng, với tỷ lệ tăng khá cao 8,93 %. Nguyên nhân tăng là do giá sắt phế liệu năm 2011 tăng hơn so với năm 2010, nếu đơn giá xuất thực tế bình quân năm 2010 là 13.896 đồng/kg thì trong năm 2011 công ty xuất nguyên liệu sắt phế liệu với giá 14.942 đồng/kg, mức chênh lệch giá là 1.046 đồng/kg với tỷ lệ chệnh lệch 7,53 %, giá sắt phế liệu năm 2011 tăng cao so với năm 2010 là do 3 tháng đầu 85 năm 2011 công ty xuất nguyên vật liệu với mức giá tồn cuối kỳ của tháng 12/2010 là 13.653 đồng/kg, thêm nữa là do trong tháng 4 do tình hình biến động tăng giá của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều tăng cao, do thiếu hụt nguồn cung ứng trong khi nhu cầu tăng cao, do vậy nên công ty thu mua sắt phế liệu với mức giá tăng đột biến là 15.403 đồng/kg, đến tháng 7 giá sắt phế liệu vẫn tiếp tục tăng ở mức 15.722 đồng/kg, giá tăng liên tục từ năm 2010 đến cuối năm 2011 vẫn không sụt giảm là nguyên nhân làm cho giá xuât kho bình quân trong năm 2011 tăng so với năm 2010. Một nguyên nhân nữa làm chi phí nguyên vật liệu tăng là do số lượng nguyên liệu sắt phế liệu đưa vào sản xuất trong năm 2011 tăng so với năm 2010, số lượng nguyên liệu sử dụng trong năm 2010 là 638.357 kg với mức hao hụt tính trên 1 đơn vị sản phẩm là 237kg/1 SP, số lượng nguyên vật liệu sử dụng năm 2011 tăng cao hơn với số lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất trong năm là 647.395 kg mức hao hụt vượt năm 2010 là 254kg/1 SP, mức chênh lệch so với năm 2010 là 9.038 kg tương ứng với tỷ lệ vượt 1,41 %, nguyên nhân tăng là do lượng đơn đặt hàng trong năm 2011 nhiều hơn năm 2010, mặc dù trong năm 2011 do tăng giá sắt phế liệu công ty đã cắt giảm bớt một số đơn đặt hàng tuy nhiên lượng đơn đặt hàng vẫn nhiều hơn so với năm 2010 số chênh lệch là 283 lần so với 2010. Mức tăng về lượng do phát sinh nhiều đơn đặt hàng hơn năm 2010 với tỷ lệ 1,41 % là khá tốt, nhưng do đơn giá xuất bình quân nguyên liệu tăng cao với tỷ lệ 7,53 % so với năm 2010, nên chi phí nguyên vật liệu trong năm 2011 cũng vì thế mà tăng đáng kể.  Về chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010, mức tăng là 8.764.459 đồng tỷ lệ tăng thấp là 0,61%, nguyên nhân tăng là do công ty điều chỉnh tăng tiền lương cơ bản theo quy định của Nhà nước và theo lộ trình cải cách tiền lương trong những năm qua và để đảm bảo nâng cao hơn mức sống của người lao động cho phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay, trong năm công ty điều chỉnh mức tăng tiền lương của công nhân sản xuất như sau: tháng 2/2011 mức lương theo ngày công của 1 công nhân là 120.000 đồng/ngày, tháng 4/2011 là 125.000 đồng/ngày, đến tháng 11/2011 là 140.000 đồng/ngày, tiền lương cơ bản tăng kéo theo sự gia tăng của tiền bảo hiểm trích vào chi phí, đó là sự tăng lên của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp với mức tăng so với năm 2010 là 1.562.900 đồng, tỷ lệ tăng thấp 0,05 %. Mức lương tăng dẫn đến lượng hao hụt trên 1 đơn vị sản phẩm cũng tăng, nếu năm 2010 sản xuất 1 sản phẩm mất 531.441 đồng chi phí nhân công, thì năm 2011 tăng lên 564.733 đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng chi phí nhân công trong năm 2011 so với năm 2010 là phù hợp với quy luật chung và theo chiều hướng tích cực. 86  Về chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung năm 2011 giảm so với năm 2010 mức giảm là 26.606.349 đồng với tỷ lệ tương ứng 1,84 %, Trong năm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng có sự điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước, mức tăng tiền lương năm 2010 là 250.000 đồng/người/tháng , năm 2011 tiếp tục tăng với mức lương tăng là 270.000 đồng/người/tháng , tỷ lệ tăng lương so với năm 2010 rất thấp 4 % so với năm 2010. Khoản chi phí ảnh hưởng nhiều nhất đến mức giảm của chi phí sản xuất chung là chi phí dịch vụ vận chuyển, do trong năm 2010 công ty mua sắm mới máy bắn bi và máy nung khuôn vào quy trình sản xuất, ngoài chi phí mua mới tài sản công ty còn phải thanh toán phí vận chuyển là 40.000.000 đồng, còn trong năm 2011 công ty không phát sinh khoản chi phí trên mà thay vào đó là chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh trong tháng 7 và tháng 8, chi phí sửa chữa nhà xưởng, phương tiện vận tải trong năm 2011 là 29.879.043 đồng tăng 13.393.651 đồng so với năm 2010, nguyên nhân là do các tài sản đã sử dụng lâu năm đang trong tình trạng xuống cấp, cần phải sửa chữa nâng cấp thay máy móc thiết bị mới tiếp tục sử dụng được. Mức tăng của 2 khoản chi phí nhân viên quản lí phân xưởng và chi phí sửa chữa TSCĐ thấp hơn mức giảm của chi phí vận chuyển, do đó chi phí sản xuất chung năm 2011 giảm so với năm 2010. Năm 2012 so với năm 2011: giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt năm 2012 giảm thấp hơn so với năm 2011, nếu xét theo từng khoản mục chi phí thì chỉ có 2 khoản mục CPNVL TT và CPSXC của năm 2012 giảm hơn so với năm 2011, còn khoản mục CPNC của năm 2012 là có mức biến động cao hơn so với năm 2011, cụ thể ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí sau đây:  Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá sắt phế liệu giảm mạnh so với năm 2011, trong năm 2012 tình hình giá cả của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều giảm và ổn định, thêm nữa trong năm công ty tìm mua nguồn cung ứng nguyên liệu với giá thấp và ổn định qua từng tháng: tháng 2 giá sắt phế liệu ở mức 13.347 đồng/kg, tháng 5 giảm mạnh với mức 13.196 đồng/kg, tháng 9 tiếp tục giảm và ổn định với mức giá 13.135 đồng/kg. do đó đơn giá xuất thực tế bình quân năm 2012 là 13.226 đồng/kg, còn trong năm 2011 công ty xuất nguyên liệu sắt phế liệu với giá 14.942 đồng/kg, mức chênh lệch giá năm 2012 thấp hơn năm 2011 là 1.807 đồng/kg với tỷ lệ chệnh lệch giảm là 12,09 %. Xét về mặt số lượng nguyên vật liệu sắt phế liệu sử dụng trong sản xuất ta thấy số lượng nguyên liệu sắt phế liệu sử dụng trong năm 2012 là 701.053 kg tăng cao hơn so với số lượng nguyên vật liệu sử dụng năm 2011 đưa vào sản xuất, trong năm 2011 lượng nguyên liệu tiêu hao là 647.395 kg, nguyên nhân tăng là do trong năm công ty 87 nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2012 tăng 106 sản phẩm so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 4,16 %, nhu cầu sản phẩm tiêu thụ tăng nên lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất gia tăng, lượng nguyên liệu sản xuất càng nhiều mà giá xuất kho lại giảm nên chi phí nguyên vật liệu vì thế mà giảm so với năm 2010.  Về chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 tiếp tục tăng so với năm 2011, mức gia tăng 30.421.540 đồng tương ứng tỷ lệ 2,1 %. Nguyên nhân tăng là do chính sách tiền lương của Nhà nước về điều chỉnh tăng lương cơ bản cho công nhân mức lương tăng từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng cho 1 công nhân, thêm nữa trong tháng 10/2012 công ty tuyển thêm 3 nhân viên kỹ thuật phụ trách kiểm tra sửa chữa máy móc nâng mức chi phí lên 3.050.000 đồng người/tháng. Một nguyên nhân khác là chi phí tiền cơm (tiền ăn giữa ca, ăn trưa, nước uống,...) của công nhân tăng so với năm 2011, trong năm 2011 tiền cơm cho công nhân là 74.912.112 đồng nhưng năm 2012 tăng 78.244,200 đồng, nguyên nhân tăng tiền cơm là do giá cả lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng ngày một gia tăng chi phí tiền cơm vì thế phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu leo thang của vật giá. Tuy nhiên, năm 2012 tỷ lệ tăng chi phí nhân công trực tiếp ( 2,1 %) thấp hơn tỷ lệ giảm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (4,04 %) và tỷ lệ giảm của chi phí sản xuất chung (2,94 %), do đó lượng hao hụt tính trên 1 đơn vị sản phẩm trong năm 2012 (553.632đồng/SP) giảm đi so với năm 2011(564.733đồng/SP) với mức giảm là 11.101 đồng/SP.  Về chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 mức giảm là 41.643.498 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 2,94 %, Trong năm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng có sự điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, mức tăng tiền lương so với kế hoạch chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0.08 % với mức tăng tiền lương trong năm là 280.000 đồng/1 công nhân, tổng chi phí quản lý phân xưởng tăng 67.200.000 đồng so với năm 2011. Khoản chi phí ảnh hưởng nhiều nhất đến mức giảm của chi phí sản xuất chung là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí CCDC, trong tháng 3 công ty tiến hành thanh lý 5 máy cắt phục vụ sản xuất không nằm trong kế hoạch đề ra vì vậy chi phí khấu hao giảm so với năm 2011 mức giảm là 11.968.000 đồng/máy. Chi phí CCDC cũng giảm, đơn giá của dao tiện hình thoi đen thực tế giảm 8.500 đồng/mũi, vải nhám decjos giảm 3.450 đồng/kg tổng chi phí CCDC đưa vào sản xuất giảm 49.003.498 đồng. Mức tăng của khoản chi phí nhân viên quản lí phân xưởng thấp hơn mức giảm của chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí CCDC đưa vào sản xuất, do đó chi phí sản xuất chung năm 2012 giảm so với năm 2011. 88 4.2.2.2 Phân tích biến động giá thành sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013 Bảng 4.11: Bảng phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 ĐVT: đồng Khoản mục chi phí 6TH /NĂM 2011 6TH/NĂM 2012 6TH /NĂM 2013 CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH (1.315 SP) (1.378 SP) (1.301 SP) 6TH 2012/6TH 2011 6TH 2013/6TH 2012 Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tỷ trọng Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % % 5.518.010.945 79,53 5.598.276.002 79,77 5.687.009.201 79,98 80.265.057 1,45 88.733.199 1,58 CPNCTT 714.522.905 10,29 721.366.200 10,27 720.891.455 10,13 6.843.295 0,95 -474.745 -0,065 CPSXC 704.946.176 10,18 698.273.900 9,96 702.113.465 9,89 -6.672.276 -0,94 3.839.565 0,55 6.937.480.026 100 7.017.916.102 100 7.110.014.121 100 80.436.076 1.16 92.098.019 1,31 -182.822,64 -3,46 330.524,64 6,49 CPNVLTT Tổng giá thành SP Giá thành SP đơn vị 5.275.650 5.092.827,36 5.423.352 (Nguồn: Bảng tổng hợp giá thành của công ty qua 6 tháng đầu năm 2010-2012) 89 Xem xét từng năm ta có biểu đồ sau: 8000000000.0 7000000000.0 6000000000.0 704946176.0 714522905.0 698273900.0 721366200.0 702113465.0 720891455.0 5000000000.0 CPSXC 4000000000.0 3000000000.0 CPNCTT 5518010945.0 5598276002.0 5687009201.0 CPNVLTT 2000000000.0 1000000000.0 .0 Giá thành 6th 2011 Giá thành 6th 2012 Giá thành 6th 2013 (Nguồn: Bảng phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013) Hình 4.15: Biểu đồ cơ cấu giá thành sản phẩm chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011-2013 Qua bảng số liệu 4.11 và biểu đồ hình 4.15 ta thấy giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt biến động không đều qua các năm từ 2011 đến 2013, giá thành đơn vị sản phẩm tăng cao nhất ở năm 2013 và thấp nhất trong năm 2012, giá thành đơn vị năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 với tỷ lệ tương ứng 3,46 %, đến năm 2013 giá thành đơn vị tăng cao với tỷ lệ tăng tương ứng 6,49 % so với năm 2012. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể về tình hình biến động giá thành sản phẩm giữa các năm, giá thành đơn vị sản phẩm năm 2012 so với năm 2011 và năm 2013 so với năm 2012 ta sẽ đi vào phân tích biến động của các khoản mục chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm giữa các năm: năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011. Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng đều qua các kỳ 6 tháng đầu năm 2011 đến năm 2013, với tỷ lệ tăng khá cao, cụ thể:  6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: nếu như trong trong cả năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm mạnh so với cả năm 2011, thì trong 6 tháng đầu năm 2012 chi phí nguyên vật liệu lại tăng tương đối so với 6 tháng đầu năm 2011, mức tăng là 80.265.057 đồng với tỷ lệ tăng 1,45 %, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do trong 6 tháng đầu năm 90 2011 tình hình nguyên liệu sắt phế liệu trong nước đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng trong khi nhu cầu tăng cao, do vậy nên công ty thu mua sắt phế liệu với mức giá tăng đột biến là 15.403 đồng/kg, mặc khác số lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất ít do giá cả nguyên vật liệu tăng cao nguồn nguyên vật liệu thiếu hụt nên công ty cắt bớt một số đơn đặt hàng trong kỳ, vì vậy số lượng sản phẩm sản xuất 1.315 sản phẩm với 389 đơn đặt hàng. Còn trong 6 tháng đầu năm 2012 giá sắt phế liệu giảm mạnh do trong kỳ tình hình giá cả của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều giảm và ổn định công ty tìm mua nguồn cung ứng nguyên liệu với giá thấp và ổn định qua từng tháng: tháng 2 giá sắt phế liệu ở mức 13.347 đồng/kg, tháng 5 giảm mạnh với mức 13.196 đồng/kg. Về lượng, do trong 6 tháng đầu năm công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm sản xuất 6 tháng đầu năm 2012 tăng 63 sản phẩm so với 6 tháng 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng cao 4,79 %. Tuy giá nguyên liệu 6 tháng đầu 2012 giảm so với 6 tháng 2011 mức giảm 1.256,5 đồng/kg tỷ lệ giảm 8,65 %, nhưng số lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất trong kỳ tăng cao hơn so với năm 2011 là 35.706 kg tỷ lệ tăng là 11,06 %, do đó chi phí nguyên vật liệu 6 tháng 2012 tăng cao hơn 2011, chi phí tăng (1,45 %) nhưng vì số lượng sản phẩm sản xuất tăng nhiều hơn (4,79%) nên giá thành đơn vị giảm so với năm 2011.  6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 6 tháng đầu 2013 tăng khá cao so với 6 tháng đầu 2012 mức tăng là 88.733.199 đồng, với tỷ lệ tăng lên đến 1,58 %, nguyên nhân là do chịu ảnh hưởng của sự tăng lên về giá là chủ yếu, nguyên nhân giá sắt phế liệu tăng hơn so với 6 tháng đầu 2012, nếu như giá xuât bình quân trong 6 tháng năm 2012 là 13.271,5 đồng/kg thì 6 tháng đầu 2013 lại tăng lên đến 13.531 đồng/kg, mức tăng là 259,5 đồng/kg, với tỷ lệ 1,92 %, sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của các công ty, doanh nghiệp trên thị trường cơ khí trong nước tăng mạnh, một số cơ sở thu mua sắt phế liệu lợi dụng thời cơ tự động tăng giá gây sức ép giá đối với các doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu vừa ổn định theo chính sách bình ổn giá của Nhà nước lại tăng lên, do đó sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước về sự lạm dụng tình thế của các cơ sở thu mua là rất cần thiết. Trong 6 tháng đầu 2013 ngoài sự khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu với giá rẻ, công ty còn gặp phải vấn đề nan giải nữa là xu thế cạnh tranh trong thị trường sản phẩm chân vịt ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp mọc lên cạnh tranh về giá cả vì thế mà số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ sụt giảm và lượng nguyên liệu sử dụng cho sản xuất cũng vì vậy mà ít hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, lượng sắt phế liệu sử dụng trong 6 tháng đầu 2012 là 358.552 kg, lượng sắt phế liệu trong 6 tháng đầu 2013 là 91 357.250 kg, chênh lệch lượng giữa 6 tháng đầu 2013 và 2012 là 1.302 kg, tỷ lệ giảm là 0,36 %. Mặc dù lượng nguyên vật liệu sử dụng giảm, nhưng tỷ lệ tăng của giá nguyên vật liệu cao hơn với mức 1,92 %, do đó chi phí nguyên vật liệu trong 6 tháng đầu 2013 vì thế mà tăng cao hơn so với 2012. Chi phí nguyên vật liệu tăng, số lượng sản phẩm sản xuất giảm (giảm 77 SP so với 6 tháng 2012) là 1 trong các nguyên nhân làm giá thành đơn vị sản phẩm tăng so với 6 tháng 2012. Về chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp biến động không đồng đều qua các kỳ từ 6 tháng đầu năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2013, nhưng tỷ lệ chênh lệch không lớn so với sự biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cụ thể:  6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: chi phí nhân công 6 tháng đầu 2012 tăng nhẹ so với 6 tháng đầu 2011, nguyên nhân là do chính sách tiền lương của Nhà nước về điều chỉnh tăng lương cơ bản cho công nhân, trong 6 tháng đầu 2012 một công nhân được tăng 50.000 đồng/người, tổng số tiền tăng lương là 6.000.000 đồng, một nguyên do nữa là chi phí tiền cơm (tiền ăn giữa ca, ăn trưa, nước uống,..) của công nhân tăng so với 6 tháng đầu 2011 nhưng mức tăng thấp tổng số tiền tăng là 843.295 đồng, theo số liệu thống kê được chi phí tiền cơm trong 6 tháng đầu 2011 là 39.358.970 đồng nhưng trong 6 tháng đầu 2012 tăng 40.202.265 đồng. Chi phí nhân công tăng (0,95 %) là 1 trong các nguyên nhân làm tổng giá thành sản phẩm tăng trong kỳ (1,16 %), nhưng vì số lượng sản phẩm sản xuất tăng nhiều hơn (4,79 %) nên giá thành đơn vị giảm so với năm 2011.  6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: cũng giống như 6 tháng đầu năm 2012, trong kỳ công ty điều chỉnh tăng lương cơ bản cho công nhân nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng lương trong 6 tháng của 2012, nếu như mức tăng trong 6 tháng 2012 là 50.000 đồng/người tổng tiền lương tăng 6.000.000 đồng, thì trong 6 tháng 2013 chỉ tăng 37.000 đồng/người tổng tiền lương tăng 4.435.011 đồng, số chênh lệch là 1.564.989 đồng so với đầu năm 2012, do trong đầu năm 2013 tình hình tiêu thụ sản phẩm chân vịt của công ty có chiều hướng đi xuống vì sự cạnh tranh gây sức ép về giá của các doanh nghiệp mới, trong tình hình khó khăn hiện tại công ty điều chỉnh mức tăng lương cho công nhân của các bộ phận sản xuất thấp hơn so với 6 tháng 2012. Bên cạnh đó, trong tháng 5 công ty kỷ luật 2 công nhân vi phạm quy định đi trễ giờ làm nên đã xử lý trừ vào lương công nhân mỗi công nhân là 545.122 đồng, tổng lương trừ 1.090.244 đồng, ngoài ra còn cho nghỉ việc một công nhân nên tiền lương giảm 3.819.512. Do vậy, trong kỳ chi phí nhân công giảm nhẹ 474.745 đồng với tỷ lệ rất thấp là 0,065 % so với đầu năm 2012. 92 Về chi phí sản xuất chung: căn cứ vào bảng số liệu 4.11 ta thấy tình hình biến động chi phí sản xuất chung tăng giảm thất thường giữa các kỳ giữa 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng 2011 và giữa 6 tháng 2013 so với 6 tháng 2012, cũng giống như chi phí nhân công trực tiếp tỷ lệ chênh lệch giữa các kỳ tương đối thấp, độ lớn chênh lệch khá nhỏ, cụ thể:  6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu 2012 giảm so với 6 tháng đầu 2011, nguyên nhân là do trong tháng 3/2012 công ty tiến hành thanh lý 5 máy cắt phục vụ sản xuất vì vậy chi phí khấu hao giảm so với đầu năm 2011 mức giảm trong 6 tháng đầu năm là 5.984.000 đồng/máy. Chi phí CCDC cũng giảm so với 6 tháng đầu 2011, đơn giá bình quân 6 tháng 2012 của dao tiện hình thoi đen thực tế giảm 6.900 đồng/mũi, vải nhám decjos giảm 2.850 đồng/kg so với kế hoạch, trong kỳ xuất dùng 200 mũi dao tiện và 562 kg vải nhám nên tổng chi phí CCDC xuất kho giảm trong kỳ là 2.981.700 đồng so với 6 tháng đầu 2012, Mặc khác trong kỳ công ty có điều chỉnh tăng tiền lương của nhân viên phân xưởng cho phù hợp với quy định của Nhà nước. Tổng số tăng của 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011 là 26.229.424 đồng. Do đó, tổng số chi phí sản xuất chung chỉ giảm nhẹ 6.672.276 đồng với tỷ lệ thấp 0,94 % so với 6 tháng đầu 2011.  6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: chi phí sản xuất chung 6 tháng đầu 2013 tăng so với 6 tháng đầu 2012. Nguyên nhân là do sự gia tăng của chi phí sửa chữa TSCĐ, trong tháng 3 và tháng 4 năm 2013 công ty cho sửa chữa 2 xe tải loại 2,5 tấn và sửa chữa 1 nhà xưởng phân xưởng gia công cơ khí, chi phí sữa chữa phát sinh đầu năm 2013 vượt mức chi phí sửa chữa đầu năm 2012 là 2.564.300 đồng, hơn nữa trong kỳ giá nhiên liệu dầu diesel và giá than tăng so với 6 tháng đầu 2012, đơn giá bình quân 6 tháng 2013 của dầu diesel tăng 560 đồng/lít, giá than tăng 850 đồng/kg so với 6 tháng đầu năm 2012, trong kỳ xuất dùng 1.457 lít dầu deisel và 612,46 kg than nên tổng chi phí nhiên liệu xuất kho tăng trong kỳ là 1.275.265 đồng so với 6 tháng đầu 2012. Chi phí sản xuất chung của 6 tháng đầu năm 2013 tăng (0,55%) là 1 trong các nguyên nhân làm tổng giá thành sản phẩm tăng trong kỳ. 4.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm qua 3 năm từ 2010 đến 2012 và qua 6 tháng đầu năm từ 2011 đến 2013 4.2.3.1 Phân tích các nhân tố tác động đến giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm từ 2010 đến 2012 Phân tích nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 93 Bảng 4.12: Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sắt phế liệu qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Năm Chênh lệch Đơn vị tính 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Sản lượng Cái 2.689 2.546 2.652 -143 106 Lượng VL tiêu hao Kg 237 254 264 17 10 Giá vật liệu Đồng 13.896 14.926 13.226 1.030 -1.700 Tổng CPNVL Đồng 8.855.823.528 9.652.405.384 9.259.892.928 796.581.856 -392.512.456 Chỉ tiêu (Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán) Căn cứ vào số liệu bảng 4.12 cho ta thấy mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giữa các năm 2011 so với năm 2010 và giữa năm 2012 so với năm 2011 nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng sản phẩm sản xuất, nhân tố lượng nguyên vật liệu tiêu hao, nhân tố đơn giá nguyên vật liệu, ta có thể đi vào phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sau đây: - Năm 2011 so với năm 2010: có mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng, trong đó nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sự gia tăng chi phí là nhân tố đơn giá nguyên vật liệu kế đến là nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu, riêng nhân tố sản lượng sản xuất lại có mức chênh lệch giảm, để tìm hiểu nguyên nhân của sự chênh lệch này ta đi vào phân tích từng nhân tố sau đây: + Nhân tố sản lượng sản phẩm sản xuất: đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng đến mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu tương đối thấp hơn mức ảnh hưởng của 2 nhân tố còn lại, trong năm 2011 sản lượng sản xuất của công ty sụt giảm đáng kể, nguyên nhân là do giá nguyên liệu sắt phế liệu tăng cao đột biến như đã phân tích ở phần 4.2.2 tình hình biến động giá thành, tỷ lệ tăng giá nguyên vật liệu lên đến 7,53 %. Mặc dù trong năm 2011 số lượng đơn đặt hàng có xu hướng tăng hơn năm 2010 lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cao hơn năm 2010 là 9.038 kg với tỷ lệ tăng là 1,43 %, nhưng do trong kỳ máy móc hư hỏng nhiều ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của công ty nên số lượng sản phẩm vì thế mà giảm hơn so với năm 2010. + Nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu: mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao nguyên liệu khá cao trong tổng 3 nhân tố ảnh hưởng, trong năm 2011 94 nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu có mức chênh lệch tăng cao so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do máy móc thiết bị của công ty đang xuống cấp, đặc biệt là máy tách vỏ, máy bắn bi một trong những máy quan trọng của quy trình sản xuất mà trong năm công ty chưa trang bị máy mới làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm. + Nhân tố giá nguyên vật liệu: trong các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gia tăng của chi phí nguyên vật liệu thì nhân tố giá nguyên vật liệu có mức ảnh hưởng cao nhất, nguyên nhân giá nguyên vật liệu tăng cao hơn so với năm 2010 là do tình hình biến động tăng giá của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều tăng cao, do thiếu hụt nguồn cung ứng trong khi nhu cầu tăng cao, do vậy nên công ty thu mua sắt phế liệu với mức giá tăng đột biến, thêm vào đó do thiếu hụt nguyên liệu nên nguồn thu mua sắt phế liệu của công ty là các doanh nghiệp chuyên thương mại phế liệu mà không thu mua trực tiếp từ các vựa, còn các doanh nghiệp thì mua từ vựa với giá thấp và bán lại với giá cao nên giá nguyên liệu vì thế mà tăng cao hơn năm 2010. - Năm 2012 so với năm 2011: có mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm, trong đó nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất là nhân tố giá nguyên vật liệu có mức chênh lệch giảm, riêng 2 nhân tố sản lượng sản xuất và nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu có mức chênh lệch tăng, cụ thể: + Nhân tố sản lượng sản phẩm sản xuất và nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu: trong kỳ cả 2 nhân tố này có mức chênh lệch tăng so với năm 2012 và mức tăng tương đương nhau, nguyên nhân là do trong năm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2012 tăng 106 sản phẩm so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 4,16 %, do số lượng sản phẩm sản xuất tăng cao cần số lượng lớn nguyên vật liệu nên lượng tiêu hao nguyên vật liệu cũng vì thế mà tăng đáng kể. + Nhân tố giá nguyên vật liệu: chênh lệch giảm của chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ là do ảnh hưởng của nhân tố giá nguyên vật liệu là chủ yếu, nguyên nhân là do tình hình giá cả của ngành xây dựng đều giảm và ổn định, thêm nữa trong năm công ty tìm mua nguồn cung ứng nguyên liệu với giá thấp và ổn định, thay vì vào năm 2011 công ty tìm mua nguồn nguyên liệu ở các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp lại thu mua sắt phế liệu từ các vựa do đó giá tăng hơn nhiều lần, thì trong năm 2012 công ty thu mua nguyên vật liệu sắt phế liệu tại các vựa vì thế giá giảm hơn nhiều so với năm 2011. Phân tích nhân tố chi phí nhân công trực tiếp: 95 Bảng 4.13: Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010,2011,2012 Đơn vị tính 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Doanh thu tiêu thụ SP Đồng 13.486.303.290 13.342.523.690 13.884.257.070 -143.779.600 541.733.380 Chi phí NCTT Đồng 1.429.045.810 1.437.810.269 1.468.231.809 8.764.459 30.421.540 Số lao động Người 264 264 269 0 5 Năng suất LĐBQ Đồng/ người 51.084.482,16 50.539.862,46 51.614.338,55 -544.620 1.074.476 Lương BQ Đồng/ người 5.413.052,311 5.446.251,019 5.458.110,814 33.199 11.859 Tỷ trọng CPNCTT % 10,5 10,7 10,5 0,2 -0,2 Chỉ tiêu Năm Chênh lệch Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán và tính toán Qua bảng số liệu 4.13 cho ta thấy tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 tương đối ổn định. Tuy có chênh lệch giữa các năm nhưng tỷ lệ rất nhỏ các khoảng chênh lệch tăng giảm trên dưới 0,2 %, chứng tỏ việc trả lương của công ty có hiệu quả kết hợp được lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động. Tuy nhiên nhìn chung chi phí nhân công trực tiếp có mức chênh lệch thấp nhưng cũng có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty. Ta có thể đi vào phân tích mức độ ảnh hưởng của doanh thu, năng suất lao động và lương bình quân tác động đến chi phí nhân công trực tiếp và được như sau: - Năm 2011 so với năm 2010: mức chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp tăng nhẹ, nhưng xét đến các nhân tố ảnh hưởng thì chỉ có chênh lệch của 2 nhân tố năng suất lao động và tiền lương bình quân tăng còn nhân tố doanh thu tiêu thụ giảm mạnh, cụ thể: + Nhân tố doanh thu tiêu thụ: năm 2011 chênh lệch giảm so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm 143 SP với tỷ lệ tương ứng 5,3 % mặc khác giá thành sản phẩm tăng cao 644.499,71 đồng với tỷ lệ tăng khá cao 13,04 % do đó ảnh hưởng đến sản lượng SP tiêu thụ sụt giảm và giá bán ra của SP lại tăng cao, vì vậy nên mức độ ảnh hưởng doanh thu tiêu thụ giảm so với năm 2010. 96 + Nhân tố năng suất lao động: nhân tố năng suất lao động giảm năm 2011 so với năm 2010 là 544.620 đồng, nhân tố năng suất lao động giảm ảnh hưởng làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên so với năm 2010, phản ánh việc lãng phí chi phí nhân công trực tiếp. Việc giảm năng suất lao động là do trong năm máy móc hư hỏng nhiều làm ảnh hưởng đến tốc độ và tiến trình làm việc của công nhân, thời gian phân công lao động chưa hợp lý do ảnh hưởng của tình trạng xuống cấp của máy móc, số lượng ngày làm 1 ca xảy ra khá nhiều trong năm 2011 vì thế chi phí nhân công tăng hơn so với năm 2010. + Nhân tố tiền lương bình quân: mức chênh lệch tiền lương bình quân năm 2011 so với năm 2010 tăng, nguyên nhân là do công ty áp dụng chính sách tăng lương cho người lao động qua các năm, trong năm công ty điều chỉnh mức tăng tiền lương của công nhân sản xuất như sau: tháng 2/2011 mức lương theo ngày công của 1 công nhân là 120.000 đồng/ngày, tháng 4/2011 là 125.000 đồng/ngày, đến tháng 11/2011 là 140.000 đồng/ngày. Việc tăng lương góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, khuyến khích họ tăng gia sản xuất. - Năm 2012 so với năm 2011: mức chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp lại tiếp tục tăng, mức tăng gấp 2 lần so với mức tăng giữa năm 2011 so với 2010, xét cụ thể từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tiêu thụ là mạnh nhất tiếp đến là nhân tố tiền lương bình quân mức chênh lệch khá cao, tuy nhân tố năng suất lao động trong năm có mức chênh lệch giảm nhưng do mức tăng của nhân tố doanh thu và tiền lương bình quân cao hơn gấp 2 lần nên chi phí nhân công trực tiếp vì thế mà tăng hơn năm 2011, cụ thể: + Nhân tố doanh thu tiêu thụ: doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011, nguyên nhân là do số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng 106 SP với tỷ lệ tương ứng 4,16 % mặc khác giá thành sản phẩm giảm mạnh 400.873,71 đồng với tỷ lệ giảm 7,73 % do đó ảnh hưởng đến sản lượng SP tiêu thụ tăng do giá bán ra thị trường giảm, vì vậy nên doanh thu tiêu thụ tăng so với năm 2012. + Nhân tố năng suất lao động: nhân tố năng suất lao động năm 2012 tăng hơn so với năm 2011, nhân tố năng suất lao động tăng tác động làm giảm chi phí nhân công trực tiếp, phản ánh sự tiết kiệm chi phí nhân công trong năm 2012. Việc tăng năng suất lao động là do đội ngũ công nhân có tay nghề cao, ngày càng thành thạo công việc, mặc khác do phân công lao động sắp xếp giờ làm hợp lý ngày làm 2 ca đều đặn không gián đoạn công việc, tạo điều kiện tốt cho người lao động làm việc. + Nhân tố tiền lương bình quân: nhân tố tiền lương bình quân tăng tác động làm tăng chi phí nhân công trực tiếp, nguyên nhân tăng là do 97 chính sách tiền lương của Nhà nước về điều chỉnh tăng lương cơ bản cho công nhân mức lương tăng từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng cho 1 công nhân, thêm nữa trong tháng 10/2012 công ty tuyển thêm 3 nhân viên kỹ thuật phụ trách kiểm tra sửa chữa máy móc nâng mức chi phí lên 3.050.000 đồng người/tháng. Việc tăng lương giúp đời sống công nhân được cải thiện, nâng cao tinh thần làm việc cho công nhân. Phân tích nhân tố chi phí sản xuất chung: a) Phân tích nhân tố biến phí sản xuất chung Bảng 4.14: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung khả biến sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2.689 SP Năm 2011 2.546 SP Năm 2012 2.652 SP Biến phí BP đơn vị Biến phí BP đơn vị Biến phí BP đơn vị Điện 107.165.016 39.853 113.129.790 44.434 117.517.380 44.312 Nước 53.572.802 19.923 56.379.141 22.144 57.124.791 21.540 Vải nhám decijos 18.236.988 6.782 16.908.625 6.641 16.506.875 6.224 Tổng BP 178.974.806 66.558 186.417.556 73.219 191.149.046 72.076 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán công ty Từ bảng số liệu bảng 4.14 ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm và biến phí đơn vị đến sự biến động của biến phí sản xuất chung như sau: - Năm 2011 so với năm 2010: chi phí sản xuất chung khả biến tăng chủ yếu là do tổng biến phí đơn vị tăng, còn khối lượng sản phẩm hoàn thành trong năm 2011 giảm so với năm 2010 do đó ảnh hưởng làm giảm chi phí sản xuất chung khả biến, nhưng vì biến phí đơn vị ảnh hưởng tăng cao hơn nên chi phí sản xuất chung khả biến năm 2011 tăng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng biến phí đơn vị là do yếu tố khách quan của công ty, cụ thể: biến phí đơn vị điện tăng là do nguồn cung điện hạn chế làm giá điện Nhà nước tăng (năm 2010: 1.478,65 đồng/kg, năm 2011 tăng 1.630 đồng/kg, tăng 10,2 %), đơn giá khối nước tiêu thụ cũng tăng theo xu hướng vật giá tăng trong năm ( năm 2011 là 6.021,5 đồng/ năm 2010 là 6.274 đồng/ ). - Năm 2012 so với năm 2011: chi phí sản xuất chung khả biến tăng là do khối lượng sản phẩm hoàn thành tăng mức gia tăng cao nên dù biến phí 98 đơn vị giảm so với năm 2011 nhưng tổng biến phí vẫn tăng. Nhân tố khối lượng sản phẩm tăng tác động làm tăng chi phí sản xuất chung khả biến. Nguyên nhân tăng khối lượng sản phẩm là do trong năm 2012 công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng lớn, hơn nữa trong năm công ty đầu tư máy móc thiết bị mới hoạt động tốt, ít hao tốn chi phí nên cho dù đơn giá điện, nước, vài nhám decijos có tăng cao thì lượng sử dụng vẫn giảm, biến phí đơn vị giảm tác động tiết kiệm chi phí khả biến. Nhân tố biến phí đơn vị tác động tuy làm giảm chi phí khả biến, nhưng do số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ nhiều cần lượng chi phí điện, nước, vải nhám tăng cao hơn nên chi phí khả biến trong năm 2012 vì thế mà vẫn tăng hơn 2011. b) Phân tích nhân tố định phí sản xuất chung Bảng 4.15: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung bất biến sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ĐVT: đồng Khoản mục CP Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Lương NVPX 618.291.560 637.023.222 714.223.222 18.731.662 67.200.000 Khấu hao 289.898.516 269.978.516 200.138.516 -19.920.000 -59.840.000 CCDC 151.913.012 151.913.012 104.015.398 0 -47.897.614 Nhiên liệu 117.960.000 119.148.338 119.148.338 1.188.338 0 Sửa chữa, V chuyển 51.586.008 24.979.659 24.979.659 -26.606.349 0 CP khác 33.466.000 33.466.000 32.360.116 0 -1.105.884 Tổng ĐP 1.260.917.546 1.226.868.447 1.180.493.459 -26.606.349 -41.643.498 Nguồn: Phòng kế toán công ty Qua bảng số liệu ta thấy sự biến động giảm định phí sản xuất chung từ năm 2010 đến năm 2012 là do các khoản mục chi phí trong định phí đa số đều giảm. Cụ thể: Chi phí lương nhân viên phân xưởng: riêng khoản mục này có mức tăng chi phí qua các năm nhưng khá thấp. Nguyên nhân là do trong năm công ty điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước, sự tăng tiền lương là hợp lý với lộ trình thay đổi theo hướng tăng lương cơ bản của Nhà nước. Chi phí khấu hao TSCĐ: đây là yếu tố tác động khá lớn đến việc giảm chi phí sản xuất chung bất biến. Qua 3 năm chi phí khấu hao TSCĐ đều giảm, 99 cụ thể nguyên nhân là do: năm tháng 10/2011 công ty nhượng bán 2 máy hàn làm giảm chi phí khấu hao xuống 996.000 đồng/máy/tháng; tháng 3/2012 công ty tiến hành thanh lý 5 máy cắt phục vụ sản xuất vì vậy chi phí khấu hao giảm so với năm 2011 mức giảm là 1.196.800 đồng/máy/tháng. Chi phí CCDC, nhiên liệu, chi phí khác: Năm 2011 giá nhiên liệu tăng nhẹ so với năm 2010 mà chủ yếu là dầu diesel tăng từ 24.657 đồng/lít lên 24.965 đồng/lít. Năm 2012 chi phí CCDC giảm so với năm 2011, nguyên nhân là do đơn giá của dao tiện hình thoi đen ngoài thị trường giảm 8.500 đồng/mũi kéo theo sự giảm sút của chi phí, nhân tố chi phí khác như chi phí nước uống công nhân, giẻ lau khuôn, găng tay,…giảm so với năm 2011, do thực hiên theo phương án tiết kiệm chi phí mà công ty đặt ra trong năm nên các chi phí khác được giảm thiểu tối đa. Chi phí vận chuyển, sửa chữa TSCĐ: trong năm 2011 chi phí bày giảm khá cao, do không phát sinh chi phí vận chuyển nguyên liệu hàng năm là 40.000.000 vì công ty tìm được nguồn cung ứng nguyên liệu từ đơn vị khác, tiền vận chuyển bên bán chịu, do đó tiết kiệm được khoảng chi phí cho công ty, mặc khác trong năm công ty cũng có tiến hành sửa chữa TSCĐ nhà xưởng và phương tiện vận tải, do đó chi phí chỉ giảm được 26.606.349 đồng. 4.2.3.2 Phân tích các nhân tố tác động đến giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 tháng đầu năm từ 2011 đến 2013 Phân tích nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bảng 4.16: Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sắt phế liệu qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 Năm Đơn vị tính 6 2011 6 2012 Sản lượng Cái 1.315 Lượng VL tiêu hao Kg Giá vật liệu Tổng CPNVL Chỉ tiêu Chênh lệch 6 2013 6th 2012/ 6th 2011 6th 2013/ 6th 2012 1.378 1.301 63 -77 245,51 260,2 274,6 14,69 14,4 Đồng 14.528 13.271,5 13.531 -1.256,5 259,5 Đồng 4.690.301.603 4.758.570.645 4.834.011.993 68.269.042 75.441.348 th th th (Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán) 100 - Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng đều qua các kỳ từ 6 tháng đầu 2011 đến 6 tháng đầu 2013, nhưng giữa các kỳ các nhân tố lại có mức tăng giảm khác nhau, để tìm hiểu nguyên nhân của sự chênh lệch này ta đi vào phân tích từng nhân tố sau đây: + Nhân tố sản lượng sản phẩm sản xuất:  6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: có mức ảnh hưởng tăng, nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm sản xuất 6 tháng đầu năm 2012 tăng 63 sản phẩm so với 6 tháng 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng cao 4,79 %  6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: có mức ảnh hưởng làm giảm chi phí nguyên vật liệu, nguyên nhân là do xu thế cạnh tranh trong thị trường sản phẩm chân vịt ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp mọc lên cạnh tranh về giá cả vì thế mà số lượng đơn đặt hàng trong kỳ sụt giảm và lượng sản phẩm sản xuất cũng vì vậy mà ít hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, số lượng sản phẩm giảm là 77 SP tương ứng với tỷ lệ 5,58 %. + Nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu: có mức ảnh hưởng tăng qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013, phản ánh sự chênh lệch bất lợi, thể hiện sự lãng phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sự tăng mức tiêu hao nguyên vật liệu nguyên nhân chủ yếu là do máy móc thiết bị của công ty đã được sử dụng lâu mà chưa trang bị mới làm ảnh hưởng đến quy trình sản xuất sản phẩm của công ty trong kỳ + Nhân tố giá nguyên vật liệu:  6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: có mức ảnh hưởng làm giảm chi phí nguyên vật liệu trong kỳ, nguyên nhân là do giá sắt phế liệu giảm mạnh do trong kỳ tình hình giá cả của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều giảm và ổn định công ty tìm mua nguồn cung ứng nguyên liệu với giá thấp và ổn định.  6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: có mức ảnh hưởng làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong kỳ, nguyên nhân là do nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu của các công ty, doanh nghiệp trên thị trường cơ khí trong nước tăng mạnh, một số cơ sở thu mua sắt phế liệu lợi dụng thời cơ tự động tăng giá gây sức ép giá đối với các doanh nghiệp, giá nguyên vật liệu vừa ổn định lại tăng lên, do đó sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước về sự lạm dụng tình thế của các cơ sở thu mua là rất cần thiết. Phân tích nhân tố chi phí nhân công trực tiếp: 101 Bảng 4.17: Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011,2012,2013 Năm Chênh lệch Đơn vị tính 6th2011 6th2012 6th2013 6th2012/ 6th2011 6th2013/ 6th2012 Doanh thu tiêu thụ SP Đồng 6.987.433.710 7.217.916.102 6.705.780.952 230.482.392 -512.135.150 Chi phí NCTT Đồng 714.522.905 721.366.200 720.891.455 6.843.295 -474.745 Số lao động Người 132 132 131 0 -1 Năng suất LĐBQ Đồng/ người 52.935.103,86 54.681.182,59 51.189.167,57 1.746.078,73 -3.492.015,02 Lương BQ Đồng/ người 5.413.052 5.464.895 5.502.988 50.000 37.000 Tỷ trọng CPNCTT % 10,2 9,9 10,7 2,8 0,8 Chỉ tiêu Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán và tính toán - Nhân tố doanh thu tiêu thụ: 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: có mức ảnh hưởng làm chi phí nhân công tăng, nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2012 số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng 63 SP với tỷ lệ tương ứng 4,7 % mặc khác giá thành sản phẩm giảm do đó ảnh hưởng đến sản lượng SP tiêu thụ tăng mà giá bán ra của SP lại giảm, vì vậy nên doanh thu tiêu thụ tăng so với năm 2011. Ngược lại, 6 tháng đầu năm 2013 giá bán ra của SP tăng 330.524,64 đồng với tỷ lệ tăng 6,49 % so với năm 2012 đồng thời số lượng SP bán ra giảm 77 SP tỷ lệ giảm 5,5 %, giá bán tăng trong khi số SP bán ra giảm là nguyên nhân làm doanh thu tiêu thụ giảm trong kỳ. - Nhân tố năng suất lao động: Năng suất lao động 6 tháng đầu năm 2012 tăng cao so với 6 tháng 2011, đây là biểu hiện tích cực phản ánh việc tiết kiệm chi phí nhân công cho công ty, nguyên nhân là do chính sách tăng lương cho công nhân đối với những công nhân làm việc tăng ca trong tuần với lương tăng ca là 250.000 đồng/ngày, chính sách tăng lương một mặt tạo động lực khuyến khích công nhân làm việc mặt khác còn giúp cải thiện cuộc sống cho công nhân. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2013 thì năng suất lao động của công nhân lại giảm sút tác động ảnh hưởng làm tăng chi phí nhân công trực tiếp, gây lãng phí chi phí nhân công, nguyên nhân là do trong kỳ lượng đơn đặt 102 hàng SP giảm sút đáng kể, tạm ngừng thực hiện chính sách tăng lương với những công nhân tăng ca làm việc, lịch phân công lao động gián đoạn ở một số ca làm việc, vì thế năng suất làm việc của công nhân kém hiệu quả. - Nhân tố tiền lương bình quân: mức ảnh hưởng của tiền lương bình quân qua các kỳ 6 tháng 2011 đến 2013 đều tăng, nguyên nhân là do chính sách tăng lương của Nhà nước về việc cải thiện tiền lương cho công nhân, trong 6 tháng đầu 2012 mức lương tăng 50.000 đồng/người còn trong 6 tháng đầu 2013 mức lương tăng chỉ 37.000 đồng/người vì tình hình tiêu thụ sản phẩm chân vịt của công ty có chiều hướng đi xuống vì sự cạnh tranh gây sức ép về giá của các doanh nghiệp mới, trong tình hình khó khăn hiện tại công ty điều chỉnh mức tăng lương thấp hơn so với kỳ 6 tháng 2012. Phân tích nhân tố chi phí sản xuất chung: a) Phân tích nhân tố biến phí sản xuất chung Bảng 4.18: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung khả biến sản phẩm chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 ĐVT: đồng Chỉ tiêu 6th 2011 1.315 SP 6th 2012 1.378 SP 6th 2013 1.301 SP Biến phí BP đơn vị Biến phí BP đơn vị Biến phí BP đơn vị Điện 58.533.280 44.512 61.518.054 44.643 57.910.112 44.512 Nước 28.588.100 21.740 30.790.032 22.344 29.299.821 22.521 Vải nhám decijos 8.447.560 6.424 9.426.898 6.841 8.619.125 6.625 Tổng BP 95.568.940 72.676 101.734.984 73.828 95.829.058 73.658 Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán công ty Từ bảng số liệu bảng 4.18 ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm và nhân tố biến phí đơn vị đến sự biến động của biến phí sản xuất chung. - 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: chi phí sản xuất chung khả biến tăng là do tổng biến phí đơn vị và khối lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ tăng, nhưng nhân tố khối lượng sản phẩm hoàn thành chiếm tỷ trọng cao hơn. Nguyên nhân tăng khối lượng sản phẩm là do trong năm 2012 công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng lớn, khối lượng sản phẩm tăng làm chi phí sản xuất chung khả biến tăng nhưng không thể hiện sự lãng phí hay tiết kiệm chi phí vì lúc này chi phí tăng theo số lượng sản phẩm. - 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012: chi phí sản xuất chung khả biến giảm là do trong kỳ khối lượng sản xuất của công ty giảm do nhiều nguyên nhân: giá nguyên vật liệu sắt phế liệu tăng, tình hình cạnh tranh 103 giá sản phẩm của các doanh nghiệp mới thành lập, công ty nhận ít đơn đặt hàng hơn so với đối thủ cạnh tranh,… b) Phân tích nhân tố định phí sản xuất chung Bảng 4.19: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung bất biến sản phẩm chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013 ĐVT: đồng Khoản mục CP Năm Chênh lệch 6th2011 6th2012 6th2013 6th2012/6th2011 6th2013/6th2012 Lương NVPX 301.145.780 327.375.204 333.281.130 26.229.424 5.905.926 Khấu hao 135.949.258 106.029.258 106.029.258 -29.920.000 0 CCDC 75.956.506 69.505.930 69.505.930 -6.450.576 0 Nhiên liệu 56.980.000 56.980.000 58.255.265 0 1.275.265 Sửa chữa, V chuyển 25.793.004 25.793.004 28.357.304 0 2.564.300 CP khác 13.552.688 13.552.688 13.552.688 0 0 Tổng ĐP 609.377.236 596.538.916 606.284.407 -12.838.320 9.745.491 Nguồn: Phòng kế toán công ty Qua bảng số liệu ta thấy sự biến động định phí sản xuất chung từ 6 tháng đầu năm 2011 đến năm 2012 giảm và biến động tăng từ 6 tháng đầu năm 2012 đến năm 2013, cụ thể: Chi phí lương nhân viên phân xưởng tăng đều qua các kỳ từ 6 tháng đầu 2011 đến 2013. Nguyên nhân là do trong năm công ty điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước, sự tăng tiền lương là hợp lý với lộ trình thay đổi theo hướng tăng lương cơ bản của Nhà nước. Tuy nhiên mức tăng qua các kỳ càng giảm dần, nguyên nhân là trong năm 2013 công ty gặp khó khăn trong việc điều chỉnh giá bán SP do đó từ tháng 2/2013 công ty tiến hành cắt giảm bớt chi phí nên mức tăng lương nhân viên phân xưởng trong kỳ vì thế mà giảm xuống. Chi phí khấu hao TSCĐ: trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với 2011, nguyên nhân là do trong tháng 3/2012 công ty tiến hành thanh lý 5 máy cắt phục vụ sản xuất vì vậy chi phí khấu hao giảm so với đầu năm 2011 mức giảm trong 6 tháng đầu năm là 5.984.000 đồng/máy. Chi phí CCDC, nhiên liệu: chi phí CCDC đầu năm 2012 giảm so với đầu năm 2011, nguyên nhân là do đơn giá bình quân 6 tháng 2012 của dao tiện 104 hình thoi đen đầu năm 2012 là 210.000 đồng/mũi giảm 6.900 đồng/mũi so với đầu năm 2011. Chi phí nhiên liệu đầu năm 2013 tăng so với đầu năm 2012 chủ yếu là do đơn giá bình quân 6 tháng 2013 của dầu diesel tăng 560 đồng/lít, giá than tăng 850 đồng/kg so với 6 tháng đầu năm 2012, trong kỳ xuất dùng 1.457 lít dầu deisel và 612,46 kg than nên tổng chi phí nhiên liệu xuất kho tăng trong kỳ là 1.275.265 đồng. Chi phí vận chuyển, sửa chữa TSCĐ: đầu năm 2013 tăng hơn đầu năm 2012 là do trong tháng 3 và tháng 4 năm 2013 công ty cho sửa chữa 2 xe tải loại 2,5 tấn và sửa chữa 1 nhà xưởng phân xưởng gia công cơ khí, chi phí sữa chữa phát sinh đầu năm 2013 vượt mức chi phí sửa chữa đầu năm 2012 là 2.564.300 đồng 105 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM – GIẢI PHÁP HẠ GIÁ THÀNH 5.1 VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Qua thời gian thực tập ở công ty TNHH cơ khí Tây Đô, bằng những nhận thức của bản thân, cùng những kiến thức thu được ở trường và quá trình tìm hiểu thực tế, em có một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty như sau: 5.1.1 Ưu điểm - Kỳ tính giá thành hàng tháng có thể cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo công ty ứng xử linh hoạt với những thay đổi trên thị trường. Hơn nữa đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm đảm bảo tính chính xác sản xuất kinh doanh cho từng sản phẩm, xử lý kịp thời với sản phẩm tiêu thụ kém. - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Về cơ bản các chi phí phát sinh được tập hợp đầy đủ. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tập hợp vào các khoản mục, sau đó kết chuyển sang TK 154 để tiến hành tính giá thành. - Hệ thống sổ sách kế toán của công ty được tổ chức tương đối hợp lý cụ thể, đã có tính đồng bộ thống nhất phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chứng từ ban đầu được lập theo đúng chế độ của Nhà nước và công ty. - Để phục vụ công tác kế toán được thuận lợi, công ty đã áp dụng phần mềm tin học và công tác hạch toán kế toán. Vì khối lượng nghiệp vụ phát sinh nhiều, với phần mềm tin học việc cập nhật, xử lý số liệu được nhanh chóng và chính xác đáp ứng kịp nhu cầu thông tin cho các bộ máy quản lý, nhà đầu tư và khách hàng. 5.1.2 Nhược điểm Bên cạnh những thành tích đạt được còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục, đây là một vấn đề mang tính tất yếu công ty còn tồn tại những mặt sau: - Về việc hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: Công ty chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Việc này sẽ làm cho giá thành sản xuất tại công ty đột biến tăng khi trong tháng có nhiều công nhân nghỉ phép. 106 - Về việc hạch toán vào TK 334 - Phải trả cho CBCNV: Công ty chưa thực hiện trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi. Tất cả các khoản chi cho các mục đích này đều được hạch toán thẳng vào TK 334. Việc hạch toán này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng và cũng ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm. - Về phương pháp phân bổ CCDC tại công ty: Công ty chưa thực hiện việc phân bổ hai hay nhiều lần đối với những CCDC xuất dùng có giá trị lớn có tác dụng phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hạch toán chi phí và tính giá thành thiếu chính xác. - Về việc hạch toán TK 642 - Chi phí QLDN: Giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty đang bao gồm cả chi phí lương nhân viên quản lí. Việc hạch toán này là sai với chế độ kế toán hiện hành và làm cho giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty tăng. 5.1.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: hiện nay công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí và không hạch toán trên TK 335 mà lại tính thẳng vào tiền lương công nhân hàng tháng. Việc hạch toán như vậy không làm ổn định giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty, vì nếu trong tháng công nhân nghỉ phép nhiều thì chi phí NCTT sẽ tăng lên làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo. Do đó, công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch và hạch toán vào TK 335, việc hạch toán này có tác dụng làm ổn định giá thành sản phẩm. - Về việc hạch toán vào TK 334: công ty chưa thực hiện trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, tất cả các TK này công ty đều hạch toán vào TK 334. Việc hạch toán này sẽ làm cho số tiền lương phải trả của công ty tăng lên có nghĩa là giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty cũng tăng theo. Giá thành sản phẩm cao thì sẽ không cạnh tranh được trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty sẽ trì trệ. Vì vậy, công ty nên trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi để chi cho các mục đích này. - Về phương pháp phân bổ CCDC: hiện tại công ty đang thực hiện phương pháp phân bổ một lần đối với tất cả các CCDC xuất dùng cho dù chúng có giá trị lớn hay nhỏ. Việc phân bổ này sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm liên quan. Nếu trong tháng xuất CCDC có giá trị lớn, có tác dụng phục vụ sản xuất cho nhiều sản phẩm nhưng trong tháng chỉ sản xuất có một sản phẩm, thì toàn bộ giá trị số CCDC đó chỉ phân bổ vào chi phí sản xuất 107 sản phẩm đó và sẽ làm tăng giá thành của sản phẩm . Vì vậy, công ty nên căn cứ vào quy mô và mục đích xuất dùng CCDC để xác định phương pháp phân bổ cho hợp lý: + Trường hợp xuất dùng CCDC với giá trị nhỏ và số lượng không nhiều với mục đích thay thế thì ta phân bổ một lần vào sản xuất. + Trường hợp xuất dùng CCDC có giá trị tương đối cao và quy mô tương đối lớn thì áp dụng phương pháp phân bổ 2 lần. + Trường hợp CCDC xuất dùng với quy mô lớn và giá trị cao với mục đích thay thế, phục vụ cho nhiều kỳ thì toàn bộ giá trị xuất dùng phân bổ dần dần vào chi phí. - Về việc hạch toán TK 642: hiện tại giá thành sản phẩm tại công ty bao gồm cả chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp, việc hạch toán này là sai với chế độ kế toán hiện hành và làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Vì vậy, công ty chỉ nên tổng hợp chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp đưa vào bên nợ TK 911 - xác định kết quả kinh doanh. 5.2 VỀ CÔNG TÁC THỰC HIỆN GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5.2.1 Ưu điểm - Tình hình thực hiện giá thành giữa kỳ kế hoạch và kỳ thực tế trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, công ty thực hiện khá tốt kế hoạch giá thành, giá thành thực tế sản phẩm chân vịt qua các kỳ đều giảm so với kế hoạch đề ra tuy cũng có kỳ giá thành vượt so với kế hoạch nhưng mức vượt tương đối thấp không đáng kể. Song song đó, tình hình thực hiện giá thành giữa các kỳ thực tế trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng tương đối tốt, mức chênh lệch tăng giảm của giá thành sản phẩm giữa các kỳ khá thấp. Để có được kết quả khả quan trên là do các yếu tố: + CP nguyên vật liệu: năm 2012 công ty tìm mua nguyên vật liệu sắt phế liệu với mức giá thấp và ổn định thay vì mua nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp thương mại thì công ty lại tìm mua ở các vựa với giá thu mua thấp hơn nhiều lần, yếu tố nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm giá thành sản phẩm của công ty. + CP nhân công: công ty thực hiện chính sách tăng tiền lương cho công nhân sản xuất theo quy định về lộ trình tăng lương của Nhà nước, chính sách tăng lương một mặt khuyến khích công nhân tích cực làm việc tăng năng suất lao động, mặt khác còn giúp cải thiện cuộc sống cho công nhân. 108 + CP sản xuất chung: công ty đẩy mạnh đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại vào sản xuất sản phẩm, tiến hành sửa chữa nâng cấp kịp thời TSCĐ trong công ty để giảm lượng vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất, thanh lý những TSCĐ đã xuống cấp nhằm giảm chi phí khấu hao TSCĐ phát sinh. 5.2.2 Nhược điểm - Vấn đề về CP nguyên vật liệu sắt phế liệu: trong những năm 2010 và 2011 xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên vật liệu, giá sắt phế liệu tăng cao đẩy giá thành sản phẩm lên nhanh. - Vấn đề về lao động tiền lương: chính sách trả lương theo ngày công lao động gây bất lợi cho công ty, như trong 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2011 lượng đơn đặt hàng số lượng sản phẩm sản xuất giảm, nhưng tiền lương công nhân lại tăng đều qua các kỳ, điều này sẽ làm giảm năng suất lao động và lãng phí nhân công trong công ty. - Về cách quản lý chi phí điện: công ty chưa có sự phân biệt giữa điện dùng trong sản xuất trực tiếp và điện dùng trong phân xưởng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, do lắp đặt dây chuyền sản xuất mới nên chi phí điện trong kỳ gia tăng mà chúng ta không thể đánh giá rằng điện dùng trong sản xuất có hiệu quả hay không. - Về cách quản lý chi phí nước: công ty còn lãng phí chi phí nước trong các công đoạn sản xuất vệ sinh sản phẩm trong khi giá nước ngày một gia tăng. 5.2.3 Giải pháp hoàn thiện công tác thực hiện giá thành sản phẩm Biện pháp hạ giá thành sản phẩm Từ kết quả phân tích trên kết hợp với những nguyên nhân được tìm hiểu gây ra những biến động, sau đây đề tài sẽ đề cập đến một số biện pháp hạ giá thành có thể được áp dụng tại công ty.  Nguyên vật liệu sắt phế liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất trực tiếp của sản phẩm, do vậy việc tiết kiệm chi phí nguyên liệu sắt phế liệu là việc cần làm đầu tiên. Như đã phân tích ở phần trước tình hình giá sắt phế liệu hiện nay đang tăng dần do ảnh hưởng của thị trường sắt thép thế giới, vì vậy công ty cần tìm mua sắt ở những nguồn cung ứng đáng tin cậy về giá cả, có thể tìm mua trực tiếp ở các vựa công ty sẽ mua được với giá thấp, còn mua từ doanh nghiệp thương mại thì giá cao có khí gấp 2 lần, vì doanh nghiệp mua ở các vựa với giá thấp nhât và bán lại công ty với giá cao nhất. Nếu tìm mua ở các vựa mặc dù tốn chi phí vận chuyển nhưng so với mức giảm của giá thì thấp hơn, công ty sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí nguyên vật liệu đáng kể. Bên cạnh đó, công tác thường xuyên cập nhật thông tin giá sắt trong nước và trên thị trường thế giới là rất cần thiết, buộc các nhà quản trị trong công ty phải linh hoạt 109 nhạy bén nắm bắt nhanh chóng xu thế thay đổi của thị trường. Việc cập nhật thường xuyên giá sắt giúp công ty có thể tăng giảm lượng thu mua trong kỳ, nếu thị trường thế giới và trong nước có giá sắt biến động giảm liên tục trong nhiều tháng thì công ty nên mua số lượng lớn nguyên vật liệu sắt để tích trữ để khi tăng giá cao đột ngột công ty sẽ có nguyên liệu sản xuất với giá xuất kho giảm tiết kiệm chi phí sản xuất. Vì vậy việc nắm bắt kịp thời thông tin giá cả là vô cùng cần thiết đối với công ty. Ngoài các biện pháp về giá thì lượng nguyên vật liệu cũng rất quan trọng trong sự biến động của giá thành, để tăng lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo hướng tích cực là công ty phải tìm mọi biện pháp gia tăng lượng đơn đặt hàng lên cao, có thể xúc tiến tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị đến các khu vực tỉnh thành phố chuyên đóng tàu, thuyền, hoặc các vùng biển lớn chuyên đánh bắt hải sản,…với các chính sách giảm giá chiết khấu thương mại cho khách hàng nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng. Công ty có thể mở rộng thị trường ra các khu vực ngoài nước như Singapo, Philippin, Nhật,..những quốc gia có ngành đánh bắt thủy sản phát triển, nhằm gia tăng lượng sản phẩm tiêu thụ cho công ty theo một hướng đi khác mà không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước. Song song đó, việc giảm lượng tiêu hao nguyên vật liệu cũng là một vấn đề quan trọng, lượng tiêu hao càng giảm thì càng tiết kiệm chi phí sản xuất, thường xuyên kiểm tra, nâng cấp sửa chữa máy móc thiết bị tránh tình trạng ứ đọng trong sản xuất, thay đổi mua mới máy móc trong những trường hợp máy móc hư hỏng nặng làm tiêu hao nhiều nguyên liệu.  Vấn đề về lao động và tiền lương: Để hạ giá thành sản phẩm công ty cần nâng cao năng suất sản xuất bằng cách lắp đặt các thiết bị máy móc sản xuất mới với những kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với trình độ lao động của công nhân để ngày càng tạo ra sản phẩm ngày càng nhiều, từ đó góp phần làm tăng thu nhập của công nhân. Tổ chức quản lý lao động tốt: thực hiện chế độ bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao trình độ văn hoá, kỹ thuật cho công nhân viên đồng thời chú trọng đến mức lương, thưởng hợp lý vì nó sẽ khuyến khích mọi người phát huy sáng kiến cống hiến sức lực và tài năng của mình để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Song song với việc phát động những đợt thi đua về năng suất, chất lượng sản phẩm, phát huy sáng kiến trong các tổ sản xuất sẽ tạo ra sự hăng say làm việc trong sản xuất. Tại công ty do thực hiện chính sách trả lương theo ngày công lao động, do đó nếu trong kỳ lượng đơn đặt hàng ít số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm sẽ ảnh hưởng làm giảm năng suất công nhân vì lượng công việc phân công ít, 110 tốc độ sản xuất cũng vì vậy mà chậm đi, như tại 6 tháng đầu năm 2013 và năm 2011 lượng đơn đặt hàng số lượng sản phẩm sản xuất giảm, nhưng tiền lương công nhân lại tăng đều qua các kỳ, do đó làm lãng phí chi phí nhân công tăng chi phí sản xuất cho công ty. Điều này đối với công nhân là một điều tốt nhưng nó sẽ làm cho giá thành tăng lên, gây bất lợi cho công ty. Chính vì vậy, để tăng năng suất lao động cho công nhân cần phải tìm mọi biện pháp tăng số lượng đơn đặt hàng và số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. Mặc khác, Công ty nên linh động hơn trong việc ổn định thu nhập của công nhân bằng cách điều chuyển họ qua các tổ sản xuất có công việc tương tự trong kỳ, tránh lãng phí công lao động trong ngày.  Về cách quản lý chi phí điện, công ty nên có sự phân biệt giữa điện dùng trong sản xuất trực tiếp và điện dùng trong phân xưởng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, do lắp đặt dây chuyền sản xuất mới nên chi phí điện trong kỳ gia tăng mà chúng ta không thể đánh giá rằng điện dùng trong sản xuất có hiệu quả hay không. Để tiết kiệm chi phí điện trong sản xuất, công ty cần hạn chế các ca làm việc trong giờ cao điểm vì giá điện trong các giờ này rất cao. Ngoài ra, tiết kiệm chi phí thắp sáng bằng cách không thắp đèn một cách lãng phí. Công ty có thể bố trí thời gian nghỉ trong ngày vào giờ cao điểm. Có kế hoạch thay thế các máy móc thiết bị cũ, lạc hậu tiêu thụ điện năng lớn. Hiện nay, công ty đang có kế hoạch lắp đặt thêm máy móc thiết bị mới vào sản xuất nhằm nâng cao công suất sản xuất. Do vậy, việc phân biệt giữa điện trong sản xuất trực tiếp và phân xưởng là rất cần thiêt, ngoài ra công ty cần chú ý đến công tác kiểm tra máy móc trước khi đưa vào sản xuất và cho chạy sản phẩm thử để tính toán trước chi phí điện để giảm thiểu tỷ lệ hao hụt.  Về cách quản lý chi phí nước, công ty cần tránh lãng phí nước trong các công đoạn sản xuất vệ sinh sản phẩm, hiện nay giá nước ngày một tăng, do đó việc tiết kiệm chi phí nước cũng góp phần làm giảm thiểu chi phí và hạ giá thành cho công ty. Để tiết kiệm khối lượng lớn nước sản xuất và vệ sinh khuôn sản phẩm công ty có thể tìm nguồn nước sinh hoạt bằng cách khoang giếng lấy nước từ mạch nước ngầm, do sản phẩm là sản phẩm cơ khí đa số là máy móc thiết bị nên không cần đến nguồn nước đảm bảo vệ sinh như trong chế biến lương thực thực phẩm, vì vậy nên cách lấy nước từ mạch nước ngầm sử dụng trong sản xuất là phù hợp với nội dung và quy trình sản xuất sản phẩm của công ty.  Trình độ tay nghề của kỹ sư cần được kiểm tra, thường xuyên đưa các tổ trưởng đi học các lớp nâng cao tay nghề để ngày càng phát huy tính sáng tạo trong sản xuất hơn nữa.  Các vấn đề khác mà công ty cần chú trọng đến: 111 Phương pháp tính giá thành: trong phần phân tích so sánh 2 phương pháp tính giá thành ta thấy giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt tháng 06/2013 theo phương pháp trực tiếp mà công ty đang áp dụng là 5.482.394đ/cái cao hơn so với giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp công đoạn là 5.464.104đ/cái, chênh lệch giá thành đơn vị là 18.290đ/cái, với số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ là 212 cái nên tổng chênh lệch giá thành là 3.877.480. Như thế, nếu áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp công đoạn kết chuyển tuần tự thì trung bình 1 năm tổng chi phí sản xuất tính riêng cho sản phẩm chân vịt của công ty sẽ tiết kiệm được là 46.529.760. Bằng cách này, nếu áp dụng phương pháp tính giá thành công đoạn cho những sản phẩm có cùng quy trình công nghệ với sản phẩm chân vịt như: sản phẩm kềm công nghiệp, bồn inox,…sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất giúp công ty hạ giá thành sản phẩm ở nhiều mặt hàng cơ khí đối với những sản phẩm có công nghệ phức tạp. Khấu hao TSCĐ: trong cơ cấu giá thành của công ty, hiện tại khoản mục chi phí khấu hao chiếm một tỷ trọng tương đối lớn và trong các quí tiếp theo khoản mục này có thể tăng hơn nữa dẫn đến giá thành của công ty sẽ tăng, điều này sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của công ty trong thời gian dài. Để đối phó với tình trạng này, công ty có thể sử dụng chính sách khấu hao linh hoạt, chẳng hạn, tại thời điểm hiện tại đối thủ cạnh tranh của công ty ít đồng thời công ty có được thị phần tương đối lớn trên thị trường trong nước và nước ngoài. Công ty có thể đăng ký số khấu hao tăng mà vẫn đảm bảo được phần lợi nhuận trong kỳ. Trong tương lai, nếu thị phần bị thu hẹp do xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mạnh thì công ty có thể giảm chi phí khấu hao, từ đó vẫn có thể đảm bảo được thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Trong các quí tiếp theo công ty sẽ lắp đặt hệ thống thiết bị máy móc mới đi vào hoạt động, công ty cần tính toán thật kỹ các khoản chi phí tăng lên cũng như dự toán được các khoản mà công ty có thể thu về để có thể cân đối chúng một cách có hiệu quả. Với máy móc thiết bị được xem là hiện đại trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, công ty lại gần nguồn nguyên liệu, nguồn lao động khá dồi dào. Do đó, có thể thấy công ty có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, để có thể giữ vững thế cạnh tranh trên thị trường như hiện nay, công ty cần cố gắng hạ giá thành một cách hiệu quả, mở rộng thị trường không bó hẹp trong phạm vi khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long mà cần phải mở rộng ra các khu vực khác để từ đó nâng cao khối lượng tiêu thụ và sản xuất. Đây là một biện pháp hiệu quả nhất trong việc hạ giá thành sản phẩm. 112 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Đi cùng với nền kinh tế thị trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp - nhà máy với nhau là điều không tránh khỏi. Và để có được chỗ đứng của mình trên thị trường mỗi doanh nghiệp, tổ chức phải phấn đấu trong việc kiểm soát chi phí, kiểm soát các hoạt động của mình một cách có hiệu quả để có thể tạo ra một chi phí thấp nhất nhưng lợi nhuận thu về một cách cao nhất. Để đạt được điều đó, công việc phân tích và đánh giá giá thành là một việc làm cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp, tổ chức nào. Qua các kết quả phân tích trên ta có thể thấy rằng công ty đã có sự quan tâm và đầu tư đúng đắn đến việc hình thành các khoản mục chi phí, cũng như ảnh hưởng của những biến động của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm. Bởi vì, chi phí sản xuất đóng một vai trò quan trọng, nó chính là giá thành sản phẩm, nó quyết định giá bán sản phẩm và ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ. Ta biết rằng để đạt mức lợi nhuận cao, bất kỳ một tổ chức sản xuất kinh doanh nào đều cần phải cố gắng tăng doanh thu hay tăng đơn giá bán sản phẩm bình quân và giảm chi phí. Cả hai sự cố gắng này đều phụ thuộc vào nhân tố khách quan như quan hệ cung cầu, mặt bằng giá cả, tình trạng cạnh tranh, Nhưng hiện tại hầu như thị trường đã bảo hòa, không ai có thể tự mình quyết định giá bán sản phẩm cho thị trường. Do đó, công ty đã chọn giải pháp là tập trung giảm các chi phí hay giảm giá thành một cách hiệu quả nhất. Sự quan tâm này được thể hiện ở chỗ công ty đã lập kế hoạch giá thành với mục đích duy nhất là phấn đấu đưa giá thành thực tế gần sát với kế hoạch, và càng tốt hơn nếu giá thành thực tế thấp hơn kế hoạch. Qua 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, tuy công ty chưa thật sự hoàn thành tốt kế hoạch giá thành nhưng nhìn chung công ty đã có sự cố gắng không để mức biến động tăng giá thành ở mức quá cao so với giá bán của các đối thủ cạnh tranh. Bằng chứng là trong năm 2012 công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch giá thành và mức biến động giảm giá thành so với năm 2011 khá cao, nhưng đến đầu năm 2013 do tình hình khó khăn chung của thị trường cơ khí về tìm kiếm nguồn nguyên liệu, sức ép về giá bán,…nên mức giá thành biến động tăng so với đầu năm 2012. Trong ngành cơ khí hiện nay các đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều không chỉ mạnh về công nghệ mà còn mạnh cả về vốn. Do vậy, công ty nhanh chóng khắc phục biến động tăng này. 113 6.2 KIẾN NGHỊ Nhà nước và các ban ngành cần hỗ trợ về vốn để giúp cho các Công ty các doanh nghiệp có đủ vốn thu mua nguyên liệu trong lúc nguyên liệu rẻ để tiết kiệm chi phí nguyên liệu hoặc khi giá cả nguyên liệu tăng cao thì Công ty có đủ vốn để sản xuất tránh tình trạng không đủ vốn sản xuất khi giá cả nguyên liệu tăng cao và bỏ qua các hợp đồng và đơn đặt hàng quan trọng, đồng thời Công ty có thể đổi mới các thiết bị máy móc kỹ thuật cao để việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao và có thể cạnh tranh trên thị trường. Cần cung cấp các thông tin vĩ mô có liên quan đến công ty để Công ty kịp thời có những phản ứng hợp lý để không làm ảnh hưởng, gây thiệt hại cho Công ty. Ngoài ra, Nhà nước có thể quy định ràng buộc về chất lượng hàng hoá trong ngành cơ khí tránh tình trạng các công ty doanh nghiệp cơ khí nhỏ, không đủ điều kiện về vốn sản xuất và không đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm làm ảnh hưởng đến danh tiếng về chất lượng và uy tín của ngành cơ khí Việt Nam. 114 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Danh mục tài liệu tiếng Việt 1. Bùi Văn Trường, 2008. Giáo trình kế toán chi phí. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Lâm Tố Chi, 2010. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 3. Lê Phước Hương, 2011. Giáo trình kế toán quản trị phần 1. Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Thị Xuân Trang, 2011. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành SP chả cá tại công ty TNHH 2 thành viên hải sản 404. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 5. Phạm Thị Gái, 2004. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Kinh tế quốc dân. 6. Phạm Văn Nhự, 2011. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty TNHH SX TM Tân Hưng. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ 7. Phan Xuân Lãm, 2011. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần dược Hậu Giang. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ. 8. Trần Quốc Dũng, 2009. Giáo trình nguyên lí kế toán. Đại học Cần Thơ. 9. Trần Quốc Dũng, 2009. Giáo trình kế toán tài chính. Đại học Cần Thơ. 115 PHỤ LỤC CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q.Bình Thuỷ TP. Cần Thơ Mẫu số: S03a – DNN (Ban hành theo QĐ số 15/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 6 năm 2013 Ngày thán g Ghi số Chứng từ Số hiệu Ngày tháng Diễn giải Trang: 28 Đơn vị tính: đồng Đã Số Gh i sổ cái hiệu TK đối ứng STT dòng Trang trước chuyển sang 30/06 PXK-105 07/06 Sản xuất chân vịt 30/06 PXK-105 07/06 Xuất kho sắt phế liệu 30/06 PXK-105 07/06 Sản xuất chân vịt 30/06 PXK-105 07/06 Xuất kho NVL phụ 30/06 PXK-125 20/06 Sản xuất chân vịt 30/06 PXK-125 20/06 Xuất kho sắt phế liệu 30/06 PXK-125 20/06 Sản xuất chân vịt 30/06 PXK-125 20/06 Xuất kho NVL phụ 30/06 GTGT01658 23/06 Sản xuất chân vịt 30/06 GTGT01658 23/06 Đưa NVL thẳng vào sx 30/06 BL-06 30/06 Tiền lương phải trả 30/06 BL-06 30/06 Tiền lương phải trả 30/06 BTBH-06 30/06 Trích BH tính vào CP 30/06 BTBH-06 30/06 Trích BH tính vào CP 30/06 P-BL-06 30/06 Tiền lương phải trả 30/06 P-BL-06 30/06 Tiền lương phải trả 30/06 P-BTBH-06 30/06 Trích BH tính vào CP 30/06 P-BTBH-06 30/06 Trích BH tính vào CP 30/06 PXK-129 10/06 XK NL phục vụ PX 30/06 PXK-129 10/06 XK NL phục vụ PX 30/06 PXK-134 14/06 XK CCDC phục vụ PX 30/06 PXK-134 14/06 XK CCDC phục vụ PX 30/06 BTKH-06 30/06 Trích KH TSCĐ cho PX 30/06 BTKH-06 30/06 Trích KH TSCĐ cho PX 30/06 PC-236 05/06 Chi tiền nước phục vụ PX 30/06 PC-236 05/06 Chi tiền nước phục vụ PX 30/06 PC-239 11/06 Chi tiền điện phục vụ PX 30/06 PC-239 11/06 Chi tiền điện phục vụ PX 30/06 PC-242 19/06 Chi mua giẻ lau cho PX Nợ Có xxx x x x x x x x x x x 116 số phát sinh x x x x x 02 621 03 152 04 621 05 152 06 621 07 152 08 621 09 152 10 621 11 111 12 622 13 334 14 622 15 338 16 627 17 334 18 627 19 338 20 627 21 152 22 627 23 153 24 627 25 2141 26 627 27 111 28 627 29 111 30 627 xxx 382.607.474,7 382.607.474,7 73.520.806,31 73.520.806,31 380.494.238 380.494.238 73.022.823,04 73.022.823,04 19.250.000 19.250.000 94.246.415 94.246.415 24.028.100 24.028.100 47.727.890 47.727.890 12.129.740 12.129.740 9.830.000 9.830.000 22.512.500 22.512.500 32.491.543 32.491.543 4.464.400 4.464.400 8.930.400 8.930.400 1.030.000 CTY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q.Bình Thuỷ TP. Cần Thơ Mẫu số: S03a – DNN (Ban hành theo QĐ số 15/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 6 năm 2013 Ngày thán g Ghi số Đã Gh Chứng từ Diễn giải i sổ cái Số hiệu Ngày tháng 30/06 PC-242 19/06 Chi mua giẻ lau cho PX 30/06 PC-245 23/06 Chi mua k.trang,bao tay 30/06 PC-245 23/06 Chi mua k.trang,bao tay x Tổng Trang: 29 Đơn vị tính: đồng STT dòng Số hiệu TK đối ứng 31 111 32 627 33 111 số phát sinh Nợ Có 1.030.000 3.425.500 3.425.500 1.189.711.830 1.189.711.830 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, học tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 117 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2010 – 2012 ĐVT: đồng 2011/2010 CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 2012/2011 Năm 2012 % Số tiền % 26.027.538.572 41.088.734.123 45.150.890.342 15.061.195.551 57,87 4.062.156.219 9,89 26.027.538.572 19.058.564.949 41.088.734.123 32.355.902.925 45.150.890.342 34.266.805.752 15.061.195.551 13.297.337.976 57,87 69,77 4.062.156.219 1.910.902.827 9,89 5,91 6.968.973.623 8.732.831.198 10.884.084.590 1.763.857.575 25,31 2.151.253.392 24,63 53.263.250 68.810.200 62.672.910 15.546.950 29,19 -6.137.290 -8,92 66.123.650 69.142.162 93.624.772 3.018.512 4,56 24.482.610 35,41 568.114.676 567.595.124 783.255.152 -519.552 -0,09 215.660.028 38,00 190.912.500 291.663.191 580.352.644 100.750.691 52,77 288.689.453 98,98 6.198.086.047 7.873.240.921 9.498.524.932 1.675.154.874 27,02 1.616.284.011 20,53 150.000.000 250.000.000 110.000.000 100.000.000 66,67 -140.000.000 56,00 98.500.000 150.000.000 250.000.000 11.500.000 100.000.000 66,67 -238.500.000 95,40 6.348.086.047 8.123.240.921 9.501.024.932 1.775.154.874 27,96 1.377.784.011 16,96 1.587.021.512 2.030.810.230 2.375.256.233 443.788.718 27,96 344.446.003 16,96 4.761.064.535 6.092.430.691 7.125.768.699 1.330.366.156 27,96 1.033.338.008 16,96 118 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 – 2013 ĐVT: đồng CHỈ TIÊU th 6 2011 th 6 2012 6th 2012/6th 2011 th 6 2013 Số tiền 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 6th 2013/6th 2012 % 14.088.162.325 14.917.766.421 15.550.681.405 829.604.100 5,88 632.914.984 4,24 14.088.162.325 9.788.923.300 14.917.766.421 10.020.933.465 15.550.681.405 10.700.425.442 829.604.100 232.010.160 5,88 1,65 632.914.984 679.491.977 4,24 6,78 4.299.239.025 4.896.832.960 4.850.255.960 597.593.935 13,89 -46.577.000 -0,95 2.455.200 452.389 1.567.240 -2.002.811 -81,57 1.114.851 246,44 543.921 5.366.872 2.350.050 4.822.951 886,7 -3.016.822 -56,21 355.200.342 455.682.350 468.933.095 100.482.008 28,29 13.250.745 2,91 40.650.662 98.605.158 80.230.468 57.954.496 142,57 -18.374.690 -18,63 3.905.299.300 50.000.000 4.337.630.969 150.000.000 4.300.309.587 43.700.000 432.331.669 100.000.000 11,07 200 -37.321.382 -106.300.000 -0,86 -70,87 85.600.000 40.000.000 85.600.000 -45.600.000 -53,27 50.000.000 64.400.000 3.700.000 14.400.000 28,80 -60.700.000 -94,25 3.955.299.300 4.402.030.969 4.304.009.587 446.731.669 11,29 -98.021.382 -2,22 988.824.825 1.100.507.742 1.076.002.397 111.682.917 11,29 -24.505.345 -2,22 2.966.474.475 3.301.523.227 3.228.007.190 335.048.752 11,29 -73.516.037 -2,22 119 [...]... đánh giá công tác tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô nhằm đề ra giải 1 pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đồng thời nêu ra một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực hiện tập hợp chi phí và tính giá thành tháng 06 năm 2013 - Hạch toán tính giá thành theo phương pháp khác so với phương pháp. .. phương pháp công ty đang áp dụng, từ đó rút ra ưu điểm, nhược điểm và giải pháp khắc phục - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm - Phân tích biến động giá thành sản phẩm - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm - Đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các biện pháp hạ giá thành sản phẩm 1.3 PHẠM VI NGHIÊN... cho ban giám đốc của công ty KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán Ngân hàng Kế toán thuế Kế toán Ngyuên vật liệu Kế toán công nợ Thủ quỹ Nguồn: Phòng kế toán công ty Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 3.4.1.1 Chức năng từng bộ phận Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có nhiệm vụ giúp Giám đốc... phù hợp để tính giá thành sản phẩm (Lâm Tú Chi, 2010, trang 15) 2.1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên) Toàn bộ chi phí sản xuất: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC phát sinh trong kỳ được hạch toán vào tài khoản 621, 622, 627 và theo dõi chi tiết trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh (chi tiết theo... cách khác chi phí sản xuất không di chuyển cho mỗi giai đoạn chế biến mà tính nhập vào giá thành của bán thành phẩm một cách song song Chi phí sản xuất giai đoạn 1 Kết chuyển Chi phí sản xuất giai đoạn 2,…n-1 Kết chuyển Chi phí sản xuất giai đoạn n Kết chuyển Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành Hình 2.2: Sơ đồ tính giá thành theo phương pháp kết chuyển song song 8 2.1.3 Kế toán chi phí sản xuất... chung: là những chi phí để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí, chi phí nhân công gián tiếp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì, chi phí quản lý phân xưởng,… Trong 3 loại chi phí trên có sự kết hợp với nhau: Kết hợp giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp... sản phẩm nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người lao động Chính ý nghĩa quan trọng của giá thành và mong muốn thu được những kiến thức bổ ích cho công việc của mình, chuyên sâu vấn đề liên quan đến giá thành sản phẩm em đã chọn đề tài nghiên cứu: Kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các giải pháp hạ giá thành tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ. .. 2.1.2 Giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Khái niệm Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm, lao vụ do doanh nghiệp tiến hành sản xuất 2.1.2.2 Phân loại Đối với doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm chia thành 3 loại: Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng SP kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch Giá thành định... Phương pháp tỷ lệ Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác như may mặc, dệt kim, đóng giầy, cơ khí chế tạo v.v để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí thực tế với CPSX kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại Tổng giá. .. đó, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm chính xác, tính đủ giá thành cho từng loại sản phẩm Do vậy, giúp cho việc xác định kết quả kinh doanh đúng đắn, góp phần quan trọng trong việc tăng cường và cải tiến công tác quản lí kinh tế của công ty trong thời gian tới Hứa Thụy Thùy Như (2008) nghiên cứu đề tài: Kế toán và phân tích chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần chế

Ngày đăng: 09/10/2015, 12:55

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w