Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 121 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
121
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỒ TRỌNG NGHĨA
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN HÙNG VƯƠNG VĨNH
LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
MÃ SỐ: 52340301
Tháng 10 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA: KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỒ TRỌNG NGHĨA
MSSV: 4114136
KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN HÙNG VƯƠNG VĨNH
LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KẾ TOÁN TỔNG HỢP
MÃ SỐ: 52340301
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VÕ THÀNH DANH
Tháng 10 năm 2014
LỜI CẢM TẠ
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị
kinh doanh, đặc biệt là quý thầy cô bộ môn Kế toán – Kiểm toán đã truyền thụ
những kiến thức chuyên ngành quý báu cho em trong suốt thời gian học tại
trường Đại học Cần Thơ. Em xin cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng phản biện
đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến cho luận văn của em hoàn thiện hơn,
đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Võ Thành Danh – người đã tận tình giúp
đỡ, sửa chữa những sai sót giúp em hoàn thiện tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn Ban lãnh đạo công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương
Vĩnh Long, đặc biệt là chú Nguyễn Đức Thọ đã tạo điều kiện cho em có cơ hội
tiếp xúc thực tế công tác kế toán và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Em xin chúc quý công ty sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trên con
đường kinh doanh phía trước.
Cuối lời, em xin gởi lời tri ân, kính chúc Ban lãnh đạo nhà trường, quý thầy
cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, quý công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng
Vương Vĩnh Long dồi dào sức khỏe, thành công.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hồ Trọng Nghĩa
i
TRANG CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng, đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện
Hồ Trọng Nghĩa
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
Vĩnh Long, ngày… tháng … năm 2014
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 1
1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................... 3
2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm
.......................................................................................................................... 3
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm ............... 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 24
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................24
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ..................................................................24
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN HÙNG VƯƠNG VĨNH LONG ...................................................... 28
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ............................................................................ 28
3.1.1 Thông tin tổng quát và lịch sử hình thành ................................................. 28
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ......................................................... 28
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC ................................................................................... 29
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH .................................................................32
3.4 BỘ MÁY KẾ TOÁN ................................................................................... 34
3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán ............................................................................... 34
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán ............................................... 36
3.4.3 Phương pháp kế toán ................................................................................ 36
iv
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ............ 37
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ...................... 42
3.6.1 Thuận lợi ..................................................................................................42
3.6.2 Khó khăn ..................................................................................................43
3.6.3 Định hướng phát triển ............................................................................... 43
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT –
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HÙNG VƯƠNG VĨNH LONG ......................................................................... 44
4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG
VƯƠNG VĨNH LONG ..................................................................................... 44
4.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và kỳ tính
giá thành............................................................................................................ 44
4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ............................................................... 44
4.1.3 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang .......................................................... 69
4.1.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm ............................................................... 70
4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM .............................. 76
4.2.1 Phân tích chung ........................................................................................ 76
4.2.2 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................ 78
4.2.3 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp ........................................ 81
4.2.4 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung............................................... 83
4.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT
– TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN HÙNG VƯƠNG VĨNH LONG ................................................................ 85
4.3.1 Ưu điểm ...................................................................................................85
4.3.2 Khuyết điểm ............................................................................................. 86
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT, HẠ GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG
VƯƠNG VĨNH LONG ..................................................................................... 87
5.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................................... 87
5.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp .............................................................. 87
5.3 Đối với chi phí sản xuất chung ....................................................................87
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 89
v
6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................89
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 89
6.2.1 Đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) ...90
6.2.2 Đối với Nhà nước ..................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 91
PHỤ LỤC 1 ...................................................................................................... 92
PHỤ LỤC 2 ...................................................................................................... 93
PHỤ LUC 3 ...................................................................................................... 94
PHU LỤC 4 ...................................................................................................... 96
PHỤ LỤC 5 ...................................................................................................... 97
PHỤ LỤC 6 ...................................................................................................... 99
PHỤ LỤC 7 ................................................................................................... 101
PHỤ LỤC 8 ................................................................................................... 103
PHỤ LỤC 9 ................................................................................................... 105
PHỤ LỤC 10a ................................................................................................ 107
PHỤ LỤC 10b ................................................................................................ 108
PHỤ LỤC 10c ................................................................................................ 109
PHỤ LỤC 10d ................................................................................................ 110
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011 – 2013 .................... 38
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 ......................... 41
Bảng 4.1 Chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi phí nguyên vật liệu .......... 49
Bảng 4.2 Tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu phụ trong tháng
5/2014 ............................................................................................................... 52
Bảng 4.3 Bảng hệ số tính giá thành tháng 5/2014 .............................................. 73
Bảng 4.4 Bảng số lượng sản phẩm nhập kho tháng 5/2014 ................................ 73
Bảng 4.5 Bảng giá thành sản phẩm tháng 5/2014............................................... 75
Bảng 4.6 Tình hình giá thành cá dè, cá thịt trắng qua các năm ........................... 77
Bảng 4.7 Chi phí nguyên vật liệu chính sản xuất cá dè ...................................... 78
Bảng 4.8 Mức ảnh hưởng của các nhân tố chi phí nguyên vật liệu chính sản xuất
cá dè .................................................................................................................. 79
Bảng 4.9 Chi phí nguyên vật liệu chính sản xuất cá thịt trắng ............................ 80
Bảng 4.10 Mức ảnh hưởng của các nhân tố chi phí nguyên vật liệu chính sản xuất
cá thịt trắng ....................................................................................................... 81
Bảng 4.11 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cá dè ........................................ 82
Bảng 4.12 Mức ảnh hưởng của các nhân tố chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
cá dè .................................................................................................................. 82
Bảng 4.13 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cá thịt trắng ............................. 83
Bảng 4.14 Mức ảnh hưởng của các nhân tố chi phí nhân công trực tiếp sản xuất
cá thịt trắng ....................................................................................................... 83
Bảng 4.15 Chi phí sản xuất chung cá dè ............................................................ 84
Bảng 4.16 Chi phí sản xuất chung cá thịt trắng .................................................. 84
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ................................ 10
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ........................................ 12
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung............................................... 15
Hình 2.4 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường
xuyên ................................................................................................................ 16
Hình 2.5 Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ ...17
Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương
Vĩnh Long ......................................................................................................... 30
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất cá tra fillet .................................................... 33
Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy kế toán.......................................................................... 35
Hình 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung.............. 36
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ........... 46
Hình 4.2 Phiếu kê mua hàng .............................................................................. 47
Hình 4.3 Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn .......... 48
Hình 4.4 Phiếu yêu cầu xuất kho nguyên vật liệu .............................................. 50
Hình 4.5 Phiếu xuất kho .................................................................................... 51
Hình 4.6 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ...................................53
Hình 4.7 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp ................... 56
Hình 4.8 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ........................................... 58
Hình 4.9 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung .......................... 61
Hình 4.10 Phiếu chi ngày 9/5/2014 ....................................................................64
Hình 4.11 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung ................................................ 69
Hình 4.12 Lưu đồ luân chuyển chứng từ tính giá thành sản phẩm ...................... 71
Hình 4.13 Sơ đồ tính giá thành sản phẩm .......................................................... 72
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TK
:
Tài khoản
TNHH
:
Trách nhiệm hữu hạn
BHXH
:
Bảo hiểm xã hội
BHYT
:
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
:
Kinh phí công đoàn
BHTN
:
Bảo hiểm thất nghiệp
TSCĐ
:
Tài sản cố định
CCDC
:
Công cụ dụng cụ
NVL
:
Nguyên vật liệu
NCTT
:
Nhân công trực tiếp
SXC
:
Sản xuất chung
SP
:
Sản phẩm
CPSX
:
Chi phí sản xuất
ix
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng, xu
hướng phát triển phổ biến của nền kinh tế thế giới bất luận đó là nền kinh tế có
quy mô và trình độ phát triển ra sao và thuộc chế độ chính trị - xã hội thế nào.
Với chính sách mở cửa kinh tế đúng đắn, hơn thế nữa vào năm 2007, Việt Nam
gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra một bước ngoặt lớn cho
đà phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Nhiều công ty có tinh thần tự lập và sáng
tạo thông minh cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến đã tạo ra
nhiều sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước và ngoài
nước. Nhưng với tình hình kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi các
doanh nghiệp không ngừng đổi mới phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng
sản phẩm để có thể sánh ngang tầm và vượt mặt các đối thủ cạnh tranh khác. Bài
toán đặt ra với các nhà quản trị là làm sao quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất, hạ
giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thiết nghĩ, muốn giải quyết
được vấn đề trên, cần có sự hỗ trợ của bộ phận kế toán cụ thể là kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp, bởi lẽ, chi phí sản xuất và giá
thành là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá bán, kết quả sản xuất kinh doanh
và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở những kiến thức đã học ở
giảng đường đại học và việc tiếp cận thực tiễn công tác kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh
Long, em xin chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản
phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long” làm luận
văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long. Từ đó đề xuất
những giải pháp thích hợp giúp công ty tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành,
nâng cao lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh doanh tốt trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực hiện và đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, tính
giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long
trong một kỳ sản xuất.
- Phân tích biến động giá thành sản phẩm tại công ty.
1
- Đề xuất các giải pháp giúp công ty tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành
sản phẩm.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại
công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
- Đề tài được thực trong khoảng thời gian từ ngày 11/8/2014 đến hết ngày
17/11/2014.
- Đề tài lấy số liệu trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 để
thực hiện.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Chi phí sản xuất
- Giá thành sản phẩm
- Sự biến động giá thành sản phẩm
2
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành
sản phẩm
2.1.1.1 Chi phí sản xuất
Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống
và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một
kỳ kế toán. Các khoản chi phí này chủ yếu phát sinh tại các phân xưởng sản xuất
của doanh nghiệp.
Kế toán chi phí sản xuất là việc tập hợp hệ thống hóa các khoản chi phí sản
xuất và tình hình phân bổ, kết chuyển các khoản chi phí này vào các đối tượng
chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm trong kỳ kế toán của doanh nghiệp.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà chi phí cần
được tập hợp cho từng đối tượng chịu chi phí để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí,
phục vụ cho công việc tính giá thành sản phẩm. Vì vậy, đối tượng tập hợp chi phí
trong hạch toán có thể là chi tiết sản phẩm, cụm chi tiết, bộ phận sản phẩm, loại
sản phẩm, nhóm sản phẩm, giai đoạn công nghệ, quy trình công nghệ, phân
xưởng sản xuất,…
Phân loại
- Phân loại theo tính chất, nội dung kinh tế của chi phí (yếu tố chi phí):
+ Chi phí nguyên vật liệu: Là giá trị nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng
thay thế… sử dụng chi kinh doanh trong kỳ.
+ Chi phí nhân công: Là tiền lương, khoản trích theo tiền lương, phải trả
khác cho công nhân, viên chức trong kỳ.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là giá trị hao mòn của tài sản cố định sử
dụng cho kinh doanh trong kỳ.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là tiền điện, nước, điện thoại, thuê mặt
bằng… sử dụng cho kinh doanh trong kỳ.
+ Chi phí khác bằng tiền: Là chi phí tiếp khách, hội nghị… sử dụng cho
kinh doanh trong kỳ.
3
- Phân loại theo chức năng hoạt động:
+ Chi phí sản xuất: Là chi phí liên quan đến chế tạo sản phẩm, dịch vụ
trong kỳ.
Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp bao gồm:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị nguyên vật liệu chính, vật
liệu phụ, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm.
* Chi phí nhân công trực tiếp: Là tiền lương, khoản trích theo tiền lương,
phải trả khác cho công nhân sản xuất.
* Chi phí sản xuất chung : Là chi phí sản xuất khác ngoài 2 loại trên,
như chi phí vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, tiền lương nhân viên quản lý sản
xuất, khấu hao tài sản cố định dùng sản xuất…
Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được gọi là chi phí
chuyển đổi (chế biến).
Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được gọi là
chi phí ban đầu.
+ Chi phí ngoài sản xuất: Là chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm và
quản lý chung toàn doanh nghiệp.
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm có 2 loại:
* Chi phí bán hàng: Là chi phí để tiêu thụ và dự trữ sản phẩm.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí hành chính, chi phí quản lý
chung toàn doanh nghiệp.
- Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận:
+ Chi phí sản phẩm: Là chi phí gắn liền với giá trị sản phẩm sản xuất hoặc
hàng hóa mua.
* Sản phẩm sản xuất : Chi phí sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
* Hàng hóa mua: Chi phí sản phẩm gồm giá mua, chi phí mua.
Chi phí sản phẩm được tính là phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh
doanh khi sản phẩm đã tiêu thụ.
+ Chi phí thời kỳ: Là chi phí gắn liền với từng thời kỳ kinh doanh, không
gắn liền với giá trị sản phẩm.
Chi phí thời kỳ thường thay đổi theo thời gian.
Chi phí thời kỳ gồm 2 loại:
4
* Chi phí bán hàng.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí thời kỳ được tính là phí tổn trong kỳ phát sinh chi phí để xác định
kết quả kinh doanh.
- Phân loại theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
+ Chi phí trực tiếp: Là chi phí có liên quan đến một đối tượng.
+ Chi phí gián tiếp: Là chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng.
Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí để kế toán tập
hợp, phân bổ chi phí chính xác cho các đối tượng.
- Phân loại theo cách ứng xử của chi phí:
Ứng xử của chi phí là chi phí sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi mức độ
hoạt động.
Mức độ hoạt động là số sản phẩm sản xuất, số giờ máy chạy, số giờ lao
động trực tiếp, số sản phẩm tiêu thụ, doanh thu…
Gồm 3 loại chi phí:
+ Biến phí: Là chi phí thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay đổi.
* Biến phí thực thụ: Là chi phí thay đổi theo tỷ lệ với sự thay đổi mức độ
hoạt động.
* Biến phí cấp bậc: Là chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi
nhiều.
+ Định phí: Là chi phí không thay đổi về tổng số khi mức độ hoạt động thay
đổi trong 1 phạm vi.
* Định phí bắt buộc: Là chi phí liên quan đến máy móc thiết bị, cấu trúc
tổ chức... có bản chất lâu dài, không thể giảm đến 0.
* Định phí không bắt buộc: Là chi phí liên quan đến từng kỳ kế hoạch.
+ Chi phí hỗn hợp: Là chi phí gồm 2 yếu tố định phí và biến phí.
* Định phí: Phần chi phí tối thiểu.
* Biến phí: Phần chi phí theo mức sử dụng.
- Các phân loại khác sử dụng trong kiểm tra và ra quyết định:
+ Chi phí chênh lệch: Là chi phí có trong phương án này nhưng có một
phần hoặc không có trong phương án khác. Chi phí chênh lệch là chi phí có mức
chênh lệch giữa hai phương án, là chi phí quan trọng để lựa chọn phương án thực
hiện.
5
+ Chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được:
* Chi phí kiểm soát được là chi phí phát sinh được quyết định bởi một
cấp quản lý. Chi phí kiểm soát được thường liên quan đến một bộ phận cụ thể và
bị ảnh hưởng đáng kể bởi người quản lý bộ phận.
* Chi phí không kiểm soát được là chi phí phát sinh không do quyết định
bởi một cấp quản lý.
+ Chi phí cơ hội: Là khoản lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi lựa chọn
phương án này thay cho phương án khác.
+ Chi phí chìm: Là chi phí đã xảy ra và không thể tránh dù chọn phương án
nào. Chi phí chìm là kết quả của quyết định quá khứ, chi phí đó đang hiện hữu,
nên không cần quan tâm đến nó khi dự tính đưa ra quyết định mới.
2.1.1.2 Giá thành sản phẩm
Khái niệm
Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao phí
để tạo nên một khối lượng sản phẩm, lao động, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Giá thành đơn vị sản phẩm là số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao
phí để tạo nên một đơn vị sản phẩm, lao động, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ.
Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là các thành
phẩm, bán thành phẩm, các dịch vụ hoàn thành cung cấp cho khách hàng.
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết theo sau khi xác
định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong toàn bộ công việc tính giá thành
sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản
xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra, cũng như
dựa vào tính chất sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Về mặt quy trình công nghệ sản xuất cũng có ảnh hưởng đến việc xác định
đối tượng tính giá thành. Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối
tượng tính giá thành chỉ có thể là sản phẩm đã hoàn thành ở cuối quy trình sản
xuất; nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính
giá thành có thể là sản phẩm ở giai đoạn chế biến cuối cùng, cũng có thể là loại
nửa thành phẩm hoàn thành ở từng giai đoạn sản xuất; nếu quy trình công nghệ
sản xuất phức tạp kiểu song song (lắp ráp) thì đối tượng tính giá thành có thể là
sản phẩm được lắp ráp hoàn chỉnh, cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản
phẩm.
Kỳ tính giá thành
6
Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian bộ phận kế toán giá thành cần thiết
hoàn thành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành.
Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp, sẽ
giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm
bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm kịp thời, trung
thực, phát huy được vai trò kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản
phẩm của kế toán.
Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất sản
phẩm và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thích hợp. Trường hợp tổ
chức sản xuất nhiều (khối lượng lớn) chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục thì
kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối mỗi tháng, trong
trường hợp này kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng thì kỳ tính giá
thành thích hợp là thời điểm kết thúc công việc sản xuất sau khi hoàn thành đủ
khối lượng của đơn đặt hàng. Một số sản phẩm nông nghiệp do tính chất thời vụ
và chu kỳ sản xuất dài, kỳ tính giá thành là hàng năm, trong trường hợp này khi
có sản phẩm nhập kho có thể tạm tính theo giá thành thực tế sẽ điều chỉnh.
Đối với các sản phẩm được sản xuất hoàn thành theo chu kỳ nhất định, tức
là thành phẩm thu được vào cuối mỗi kỳ thì kỳ tính giá thành phù hợp là vào cuỗi
mỗi kỳ. Nếu trường hợp trong mỗi chu kỳ sản xuất phải trải qua nhiều công đoạn
sản xuất mà có tính giá thành cho bán thành phẩm thì kỳ tính giá thành phù hợp
là cuối mỗi công đoạn sản xuất.
Phân loại
- Phân loại dựa vào thời điểm và cách xác định giá thành:
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí
sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Việc tính toán giá thành kế hoạch do
bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và tiến hành trước khi bắt đầu quá
trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch của sản phẩm là mục tiêu
phấn đấu của doanh nghiệp là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình
thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành và tính cho đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức
cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất. Giá thành định mức
là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định
kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng
đắn các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình
sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
7
+ Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi
phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm
thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán
được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành thực tế sản
phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp
trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức - kỹ thuật để thực
hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Phân loại giá thành theo phạm vi tập hợp chi phí:
+ Giá thành sản xuất (giá thành phân xưởng): Giá thành sản xuất của sản
phẩm hay giá thành thực tế của sản phẩm là bao gồm các chi phí sản xuất thực tế
đã phát sinh: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi
phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Giá
thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành
nhập kho hoặc giao cho khách hàng. Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là
căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.
+ Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm
chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó. Giá thành toàn
bộ của sản phẩm chỉ được tính, xác định khi sản phẩm được tiêu thụ. Giá thành
toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lãi trước thuế lợi tức của doanh
nghiệp.
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ rất mật thiết vì nội dung cơ
bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ
ra cho hoạt động sản xuất. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ để tính giá thành
sản phẩm, công việc đã hoàn thành; sự tiết kiệm hoặc lãng phí về chi phí sản xuất
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm thấp hoặc cao. Quản lý giá thành
phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất và giá thành giống nhau về chất, nhưng khác nhau về
lượng. Trong cùng một kỳ hạch toán thì tổng chi phí có thể lớn, nhỏ hơn hay
bằng với tổng giá thành. Khái niệm chi phí gắn với kỳ hạch toán, còn khái niệm
về giá thành gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ là
nhằm phản ánh tình hình kết chuyển, tính giá thành.
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm
2.1.2.1 Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản
phẩm
8
Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên
quan.
Bước 2: Tính toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước 1
vào tài khoản tính giá thành theo các đối tượng chịu chi phí đã được xác định.
Bước 3: Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp
thích hợp.
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm và tiến hành hạch toán nhập kho thành
phẩm.
2.1.2.2 Kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất
a. Kế toán tập hợp, phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Khái niệm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu… sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm.
- Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm thì tập hợp
chi phí theo từng loại sản phẩm.
- Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập hợp
chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối
tượng tính giá thành.
- Cách phân bổ
Ci
C
n
T
i 1
Ti
(2.1)
i
Ci: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ cho sản phẩm i.
C: Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã tập hợp sau khi loại trừ phần
vượt mức bình thường.
Ti: Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i.
Tiêu thức phân bổ: Chi phí nguyên vật liệu định mức, khối lượng sản phẩm.
- Chứng từ kế toán sử dụng: hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập
kho, thẻ kho…
Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho được lập thành 2 liên; liên 1 được kế toán
kho ghi nhận số lượng, giá trị nhập – xuất kho nguyên vật liệu sản xuất; liên 2
được kế toán giá thành ghi vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản, để tập hợp chi phí
tính giá thành sản phẩm vào cuối tháng.
9
Thẻ kho được kế toán kho ghi nhận số lượng, giá trị những lần nhập – xuất
kho nguyên vật liệu.
Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn được kế toán
giá thành ghi nhận vào những lần mua nguyên vật liệu, để tính giá trị nguyên vật
liệu thu mua vào cuối tháng, làm căn cứ kiểm tra, đối chiếu với sổ kho của kế
toán kho….
Tài khoản sử dụng
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng tài
khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở chi tiết
cho từng đối tượng tập hợp chi phí và không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ kế toán
TK 152 (611)
TK 621
(1)
TK 152
(4)
TK 111, 331
TK 154 (631)
(2)
(5)
TK 152
TK 632
(3)
(6)
Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Sử dụng tài khoản 152, 154 trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
Sử dụng tài khoản 611, 631 trong trường hợp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kiểm kê định kỳ.
Giải thích sơ đồ:
(1) Trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng để sản xuất.
(2) Trị giá nguyên vật liệu mua giao thẳng cho sản xuất.
(3) Trị giá nguyên vật liệu còn ở xưởng cuối kỳ (ghi âm).
(4) Trị giá nguyên vật liệu chưa sử dụng nhập kho.
(5) Kết chuyển chi phí NVLTT vào đối tượng tính giá thành.
(6) Chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường.
10
b. Kế toán tập hợp, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Khái niệm
- Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương, phụ cấp,các khoản phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương.
- Chi phí nhân công trực tiếp của riêng từng loại sản phẩm thì tập hợp theo
từng sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp của nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và
trước khi tập hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính
giá thành.
- Cách phân bổ:
Ci
C
n
Ti
Ti
(2.2)
i 1
Ci: Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm i.
C: Tổng chi phí nhân công trực tiếp đã tập hợp sau khi loại trừ phần vượt
mức bình thường.
Ti: Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i.
Tiêu thức phân bổ: Chi phí nhân công trực tiếp định mức, khối lượng sản
phẩm.
- Chứng từ kế toán sử dụng: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm
giờ, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng thanh
toán tiền thuê ngoài giờ, bảng kê các khoản trích theo lương, phiếu xác nhận
công việc hoặc sản phẩm hoàn thành, bảng phân bổ tiền lương và BHXH,…
Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ… được bộ phận phân
xưởng thực hiện sau đó chuyển đến kế toán tiền lương để ghi nhận tính toán tiền
lương phải trả cho công nhân và làm cơ sở kiểm tra đối chiếu với sổ lương.
Bảng thanh toán lương, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng phân bổ
tiền lương và BHXH… được kế toán lương lập thành 1 bảng, ghi vào sổ chi tiết,
sổ cái tài khoản 334 và các tài khoản có liên quan vào cuối tháng.
Phiếu chi được lập thành 2 liên; liên 1 được thủ quỹ lưu trữ để đối chiếu với
sổ quỹ khi trả lương cho công nhân; liên 2 được kế toán giá thành sử dụng ghi sổ
chi tiết, sổ cái tài khoản 622, tính toán giá thành vào cuối tháng….
Tài khoản sử dụng
11
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản
622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và
được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.
Sơ đồ kế toán
TK 334,111
TK 622
(1)
TK 154 (631)
(4)
TK 632
TK 338
(5)
(2)
TK 335
(3)
Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.
Giải thích sơ đồ:
(1) Tiền lương, phụ cấp… phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.
(2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
(3) Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất.
(4) Kết chuyển chi phí NCTT vào đối tượng tính giá thành
(5) Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.
c. Kế toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung
Khái niệm
- Chi phí sản xuất chung là chi phí quản lý và phục vụ sản xuất – tiền lương
nhân viên quản lý, giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc
nhà xưởng, tiền sửa máy,…
- Chi phí sản xuất chung tập hợp theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản
xuất,… chi tiết riêng biến phí và định phí.
- Trước khi tính giá thành, phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối
tượng tính giá thành.
12
- Trong trường hợp phân xưởng sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm
duy nhất thì toàn bộ chi phí sản xuất chung đó được tính vào chi phí sản xuất sản
phẩm. Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì
kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí
chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Phần chi phí
sản xuất chung không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ.
- Nếu phân xưởng sản xuất ra 2 loại sản phẩm trở lên và tổ chức theo dõi
riêng chi phí sản xuất cho từng loại sản phẩm thì chi phí sản xuất chung phải
được phân bổ cho từng loại sản phẩm để kết chuyển vào chi phí sản xuất sản
phẩm.
- Cách phân bổ:
+ Phân bổ biến phí sản xuất chung:
Bi
B pb
n
Ti
Ti
(2.3)
i 1
Bi: Biến phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i.
Bpb: Biến phí sản xuất chung phân bổ cho đối tượng tính giá thành sau khi
loại trừ phần chi phí vượt mức bình thường.
Ti: Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i.
Tiêu thức phân bổ: Số giờ máy sản xuất, khối lượng sản phẩm, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thực tế,…
+ Phân bổ định phí sản xuất chung:
* Trường hợp công suất sản xuất thực tế cao hoặc bằng công suất bình
thường:
Di
D
n
T
i 1
Ti
i
(2.4)
Di: Định phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i.
D: Tổng định phí sản xuất chung đã tập hợp.
Ti: Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i.
Tiêu thức phân bổ: Số giờ máy sản xuất, khối lượng sản phẩm, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp thực tế, chi phí nhân công trực tiếp thực tế…
* Trường hợp công suất sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình
thường:
13
D pbi
D
CStt
D pb
CSb
n
Ti
Ti
n
Ti
Ti
i 1
(2.5)
i 1
Dpbi: Định phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i.
Dpb: Định phí sản xuất chung phân bổ cho đối tượng tính giá thành.
Ti: Tiêu thức phân bổ chi phí cho sản phẩm i.
D: Tổng định phí sản xuất chung đã tập hợp.
CSb: Công suất sản xuất bình thường.
CStt: Công suất sản xuất thực tế.
Tiêu thức phân bổ: Số giờ máy sản xuất, khối lượng sản phẩm, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp thực tế, chi phí nhân công trực tiếp thực tế…
- Chứng từ kế toán sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ, bảng phẩn bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao,…
Phiếu xuất kho nguyên vật liệu phụ được lập thành 2 liên; liên 1 được kế
toán kho ghi nhận sổ kho; liên 2 được kế toán giá thành ghi vào sổ chi tiết, sổ cái
tài khoản 627, tính toán giá thành vào cuối tháng.
Bảng phân bổ công cụ dụng cụ, bảng phân bổ khấu hao… được lập 1 bảng
xét duyệt, kế toán giá thành ghi nhận vào các sổ sách có liên quan, tập hợp chi
phí sản xuất.
Phiếu chi đối với các dịch vụ mua ngoài (điện, gas, internet, sửa chữa….)
được lập thành 2 liên; liên 1 được thủ quỹ làm căn cứ ghi nhận sổ quỹ; liên 2
được kế toán giá thành ghi nhận vào sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 627, sau đó được
lưu trữ tại bộ phận kế toán…
Tài khoản sử dụng
Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng tài khoản 627 –
Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ và được mở cho
từng đối tượng tập hợp chi phí.
Sơ đồ kế toán
14
TK 334
TK 627
(1)
TK 111, 152
(8)
TK 338
TK 154 (631)
(2)
(9)
TK 152, 153 (611)
(10)
(3)
TK 632
(11)
TK 214
(4)
TK 142
(5)
TK 335
(6)
TK 111, 112, 331
(7)
Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung.
Giải thích sơ đồ:
(1) Tiền lương, phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý sản xuất.
(2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý sản xuất.
(3) Giá trị vật liệu gián tiếp, công cụ dụng cụ.
15
(4) Trích khấu hao tài sản cố định.
(5) Phân bổ dần chi phí trả trước.
(6) Tính trước chi phí phải trả.
(7) Chi phí bằng tiền và chi phí khác.
(8) Khoản giảm chi phí sản xuất chung.
(9) Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào đối tượng tính giá thành.
(10) Kết chuyển chi phí sản xuất chung của công suất thực tế bé hơn công
suất bình thường.
(11) Kết chuyển biến phí sản xuất chung vượt trên mức bình thường.
d. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Cuối kỳ, căn cứ vào các khoản chi phí kết chuyển, kế toán tiến hành tổng
hợp chi phí sản xuất. Tùy thuộc vào doanh nghiệp áp dụng phương pháp kế toán
hàng tồn kho theo phương pháp kế khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê
định kỳ mà sử dụng tài khoản cho thích hợp.
Sơ đồ kế toán
Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang,
tài khoản này được ghi chép chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hoặc
địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng,…)
TK 621
TK 154
(1)
CPSXDDĐK
TK 152, 138
(4)
TK 622
TK 155
(2)
(5)
TK 627
TK 632, 157
(3)
(6)
CPSXDDCK
Hình 2.4 Sơ đồ tập hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên.
16
Giải thích sơ đồ:
(1) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(2) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
(3) Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(4) Giá trị phế liệu thu hồi.
(5) Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho.
(6) Giá thành thực tế thành phẩm bán ngay, gửi đi bán.
Trường hợp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 631 – Giá thành sản xuất.
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Hai tài khoản này được ghi chép chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản
xuất hoặc theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng,…)
TK 154
TK 631
(1)
TK 152, 138
(5)
TK 621
TK 154
(2)
(6)
TK 622
TK 632, 157
(3)
(7)
TK 627
(4)
Hình 2.5 Sơ đồ tổng hợp CPXC theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Giải thích sơ đồ:
(1) Kết chuyển sản phẩm dở dang đầu kỳ.
(2) Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp.
(4) Kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(5) Giá trị phế liệu thu hồi.
17
(6) Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
(7) Giá thành sản phẩm hoàn thành bán ngay, gửi bán.
2.1.2.3 Kế toán tính giá thành sản phẩm
a. Các phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm, là những sản phẩm chưa
hoàn tất quy trình công nghệ chế biến, có thể được nhập kho hay được để tại
phân xưởng để tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm hoàn thành.
Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang vào cuối kỳ chính là việc xác định
chi phí sản xuất dở dang tương ứng với khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Phương pháp 1: Đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc
đánh giá theo chi phí nguyên liệu chính).
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ được xác định dựa trên
cơ sở phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân bổ đều cho tất cả thành phẩm và
sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất
chung tính hết vào thành phẩm.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp có ưu điểm tính đơn giản, khối lượng công việc tính toán ít, nhưng cũng có
nhược điểm là độ chính xác không cao vì chỉ tính có một khoản chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp.
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành của sản phẩm.
Công thức:
Dcknvl
Ddknvl Cnvl
* Qd
Qsp Qd
(2.6)
Dcknvl: Giá trị SPDD cuối kỳ theo NVLTT.
Ddknvl: Giá trị SPDD đầu kỳ theo NVLTT.
Cnvl: Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ.
Qsp: Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.
Qd: Số lượng SPDD cuối kỳ.
- Phương pháp 2: Phương pháp đánh giá dựa vào mức độ hoàn thành
của sản phẩm dở dang so với thành phẩm (hay còn gọi là phương pháp ước
lượng tương đương).
18
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng
tương đương phù hợp trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trục tiếp, chi phí sản xuất chung đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu
giá thành sản phẩm.
Phương pháp này có ưu điểm là giá trị của sản phẩm dở dang được hợp lý
hơn, chúng được tính toán đầy đủ các khoản mục chi phí. Tuy nhiên, nó cũng có
nhược điểm là công việc tính toán phức tạp, mất nhiều thời gian, cần phải xác
định chính xác mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm.
Công thức:
Dck
Ddk C
* Q'd
'
Qsp Q d
(2.7)
Q’d: Khối lượng SPDD được quy đổi thành khối lượng sản phẩm hoàn
thành tương đương theo mức độ hoàn thành.
Q' d Qd * % x
(2.8)
%x: % hoàn thành công việc.
- Phương pháp 3: Đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ theo định
mức chi phí (hoặc giá thành kế hoạch).
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức chi phí áp dụng
thích hợp cho những quy trình sản xuất đã xây dựng được định mức hao phí cho
một sản phẩm. Theo phương pháp này, 3 loại chi phí sản xuất được xác định căn
cứ vào định mức tiêu hao của những công đoạn đã thực hiện và tỷ lệ hoàn thành
của SPDD.
Công thức:
Chi phí SPDDCK= KL.SPDD cuối kỳ * % hoàn thành * Định mức mỗi SP
(2.9)
b. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm dùng để xác định tổng giá thành và
giá thành đơn vị sản phẩm được sản xuất trong kỳ theo từng khoản mục chi phí.
Zđv = Z : Q
Trong đó:
Zđv: Giá thành đơn vị sản phẩm.
Z: Tổng giá thành sản phẩm.
Q: Số lượng thành phẩm thu được trong kỳ.
19
(2.10)
Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính
giá thành sản phẩm thích hợp để tính “Tổng giá thành sản phẩm trong kỳ”.
- Phương pháp 1: Phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp).
Phương pháp tính giá thành giản đơn áp dụng thích hợp với những sản
phẩm, dịch vụ có quy trình công nghệ sản xuất đơn giản khép kín, quy trình chỉ
sản xuất ra một loại sản phẩm chính duy nhất.
Công thức:
Z = Ddk + C – Dck
(2.11)
Ddk: Giá trị SPDD đầu kỳ.
Dck: Giá trị SPDD cuối kỳ.
C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
- Phương pháp 2: Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.
Phương pháp loại trừ chi phí để tính giá thành cho sản phẩm được áp dụng
trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng thời thu được sản
phẩm chính còn có thu thêm được sản phẩm phụ.
Trong trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công
nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, sản phẩm hoàn
thành phục vụ cho các bộ phận không phải là sản xuất phụ.
Công thức:
Z = Ddk + C – Dck - Tspp
(2.12)
Tspp: Giá trị sản phẩm phụ
(Giá trị sản phẩm phụ = Giá bán – Lợi nhuận định mức)
- Phương pháp 3: Phương pháp hệ số.
Phương pháp tính giá thành theo hệ số, áp dụng thích hợp trong các doanh
nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sử dụng cùng một loại nguyên
vật liệu, nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm chính khác nhau (liên sản
phẩm).
Trong trường hợp này, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ
quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm
chính hoàn thành.
Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm chính, cần phải quy đổi các
sản phẩm chính về một sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm chuẩn theo hệ số quy
đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm có hệ số bằng 1 được xem là sản phẩm chuẩn.
20
Nếu trong quá trình sản xuất có sản phẩm dở dang thì cũng cần phải quy đổi
về sản phẩm chuẩn để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Trình tự tính
giá thành theo phương pháp hệ số như sau:
Bước 1: Dựa vào hệ số tính giá thành để qui đổi tất cả các loại sản phẩm về
một loại sản phẩm làm chuẩn (sản phẩm có hệ số = 1).
n
Q Qi * H i
i 1
(2.13)
Q: Số lượng thực tế được qui đổi thành sản lượng tiêu chuẩn.
Qi: Tổng số lượng thực tế sản phẩm i.
Hi: Hệ số giá thành qui ước của sản phẩm i.
Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (áp dụng một trong các
phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang đã nêu ở nội dung trước).
Bước 3: Xác định tổng giá thành thực tế của sản phẩm chuẩn.
Zttc = Ddk + C - Dck
(2.14)
Bước 4: Xác định giá thành đơn vị của sản phẩm chuẩn.
Zdvc = Zttc : Q
(2.15)
Bước 5: Dựa vào hệ số tính giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm
chuẩn để xác định giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm chính.
Zdvi = Zdvc * Hi
(2.16)
Zi = Zdvi * Qi
(2.17)
- Một số phương pháp khác.
Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác để tính giá thành sản phẩm như:
phương pháp tỷ lệ; phương pháp phân bước; phương pháp đơn đặt hàng; phương
pháp định mức.
2.1.2.4 Phân tích sự biến động chi phí sản xuất:
Phân tích chung tình hình biến động chi phí sản xuất là xem xét sự biến
động về giá thành của toàn bộ các loại sản phẩm của công ty.
Theo các cách phân loại chi phí thì phân loại theo chức năng hoạt động các
khoản mục giá thành là các loại chi phí có liên quan đến quá trình chế tạo sản
phẩm gọi là chi phí thành phẩm. Trong quá trình sản xuất sản phẩm sản xuất gồm
3 loại khoản mục chi phí sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
21
+ Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí sản xuất chung.
Mục đích phân tích tình hình biến động chung của các loại chi phí nhằm
thấy được sự biến động tăng giảm của chúng trong một khoảng thời gian nhất
định.
a. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của
giá thành sản phẩm vì nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Từ đó, chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp có ý nghĩa rất lớn trong việc hạ giá thành của công ty.
Phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu giúp công ty thấy rõ ưu, nhược
điểm của mình trong quá trình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để sản xuất
sản phẩm. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguyên vật liệu là biện pháp chủ yếu để hạ
giá thành sản phẩm.
Sự biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ thuộc mức tiêu hao
nguyên vật liệu và đơn giá nguyên vật liệu.
Chi phí NVL
cho 1 ĐVSP
=
Mức tiêu hao NVL
cho 1 ĐVSP
x
Đơn giá NVL
(2.18)
Công thức tính:
Biến động giá = (Giá thực tế - Giá định mức) x Lượng thực tế.
(2.19)
Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng định mức) x Giá định mức.
(2.20)
Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng.
(2.21)
Nếu biến động giá nguyên vật liệu là một chênh lêch âm, đó là một biến
động tốt, thể hiện sự tiết kiệm chi phí, vốn thu mua, kiểm soát được giá nguyên
vật liệu hoặc sự chuyển biến thuận lợi từ những nguyên nhân tác động đến giá
nguyên vật liệu trong thu, mua và ngược lại.
Nếu biến động lượng nguyên vật liệu là một chênh lệch âm, đó là một biến
động tốt thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được lượng nguyên vật liệu trong
sản xuất hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng nguyên vật liệu sử dụng
trong sản xuất chuyển biến thuận lợi và ngược lại.
b. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương của nhân công trực tiếp được tính
trong giá thành sản phẩm. Tùy theo hình thức trả lương, khoản mục chi phí tiến
lương công nhân sản xuất được xác định bằng công thức khác nhau.
Trả lương theo thời gian:
22
Chi phí
tiến lương
=
Giờ công hao
phí cho 1 ĐVSP
x
Đơn giá tiền lương
cho 1 giờ công
(2.22)
Trả lương theo sản phẩm: Đối với hình thức trả lương này đơn giá tiền
lương chính bằng khoản mục chi phí tiền lương trong đơn vị sản phẩm.
Ảnh hưởng đến chi phí tiền lương có thể do cấp bậc công việc thay đổi, đơn
giá lương thay đổi, năng suất lao động thay đổi…
Công thức tính:
Đơn giá
Đơn giá
giờ công - giờ công
thực tế
kế hoạch
Biến động
giá
=
Biến động
lượng
Tổng
= số giờ thực tế
Tổng
số giờ
kế hoạch
x
x
Tổng số
giờ công
thực tế
(2.23)
Đơn giá
định mức
(2.24)
Tổng biến động = Biến động giá + Biến động lượng (năng suất).
(2.25)
Nếu biến động đơn giá nhân công là một chênh lệch âm, đó là biến động tốt
thể hiện sự tiết kiệm chi phí, kiểm soát được giá nhân công hoặc những nguyên
nhân tác động đến giá nhân công trong tuyển dụng và sản xuất theo chiều hướng
thuận lợi. Nếu biến động đơn giá nhân công là chênh lệch dương, đó là một biến
động không tốt thể hiện quá trình kiểm soát chi phí nhân công còn nhiều thiếu
soát, cần có những biện pháp thích hợp để điều chỉnh lại ở mức tiết kiệm thích
hợp.
Tương tự, nếu biến động lượng (năng suất) là chênh lệch âm – chênh lệch
tốt và ngược lại.
c. Phân tích biến động chi phí sản xuất chung:
Đặc điểm của khoản mục này:
+ Gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm, do đó phải qua phương pháp phân
bổ.
+ Gồm nhiều nội dung kinh tế, do nhiều bộ phận khác nhau.
+ Gồm cả biến phí lẫn định phí.
Từ những đặc điểm trên ta thấy, nó là loại chi phí rất khó kiểm soát trong
việc ứng xử khi có biến động của khối lượng sản phẩm được sản xuất. Để có thể
kiểm soát cũng như dự đoán cách ứng xử của chi phí sản xuất chung, ta phải
dùng các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp để phân tích chi phí sản xuất
chung thành các yếu tố biến phí và định phí.
23
Phân tích biến động chi phí sản xuất chung khả biến:
Biến động chi phí sản xuất chung khả biến có thể chia làm 2 biến động:
Biến động đơn giá, biến động năng suất.
Biến động chi phí sản xuất chung do chi phí thay đổi:
Biến động
do chi phí
thay đổi
=
Chi phí
SXC
đơn vị
thực tế
Chi phí
SXC
đơn vị
kế hoạch
Số lượng sản
phẩm sản
xuất thực tế
x
(2.26)
Nếu biến động biến phí sản xuất chung do thay đổi chi phí là một chênh
lệch âm, đó là một biến động tốt, thể hiện sự tiết kiệm, kiểm soát được biến phí
hoặc những nguyên nhân tác động tới mức biến phí sản xuất chung có chiều
hướng thuận lợi và ngược lại.
Biến động chi phí sản xuất chung do lượng thay đổi:
Biến động do
khối lượng
thay đổi
=
Khối lượng
Khối lượng
x
SPSX
- SPSX
Thực tế
kế hoạch
CPSXC đơn
vị định mức
(2.27)
Nếu biến động là một chênh lệch âm, là một chênh lệch tốt, thể hiện sự tiết
kiệm chi phí hoặc những nguyên nhân tác động đến lượng biến phí sản xuất
chung theo chiều hướng thuận lợi và ngược lại.
Phân tích biến động chi phí sản xuất chung bất biến:
Chi phí bất biến được định nghĩa là những chi phí không thay đổi cùng thay
đổi của mức độ hoạt động. Công thức phân tích sự biến động của chi phí sản xuất
chung bất biến:
Biến động
CPSXC kỳ gốc
=
CPSXC bất
biến thực tế
-
CPSXC bất
biến kế hoạch
(2.28)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu được thu thập chủ yếu là số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của công
ty.
- Các thông tin liên quan thu thập qua sách và internet.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp hạch toán kế toán được sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm.
24
- Phương pháp thống kê mô tả để phân tích điểm mạnh, những hạn chế của
công ty để đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
- Phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối để đánh giá, phân tích sơ
lược tình hình kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng
đầu năm 2014.
So sánh số tuyệt đối:
Số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị của một chỉ tiêu
kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể. Nó có thể tính bằng thước đo hiện
vật, giá trị, giờ công. Số tuyệt đối là cơ sở để tính các trị số khác.
Phương pháp so sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm hiện hành với năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động hay không và tìm ra nguyên nhân của sự biến
động để từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
Công thức:
ΔY = Y1 – Y0
(2.29)
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu năm trước.
Y1: Chỉ tiêu năm sau.
ΔY: Phần chênh lệch tăng hoặc giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
So sánh số tương đối:
Số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ
gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này làm rõ tình hình biến động của các
chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, từ đó tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục.
Công thức:
Y
Y1 Y0
Y0
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu năm trước.
Y1: Chỉ tiêu năm sau
ΔY: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
25
(2.30)
Trên cơ sở số liệu đã phân tích, sử dụng phương pháp suy luận để đề ra các
giải pháp thích hợp, hữu hiệu về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tại công ty.
- Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích biến
động chi phí sản xuất.
Với phương pháp này, chúng ta có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố
thông qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định các trị số của
chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi sử dụng phương pháp này, cần có sự nhất
quán các nguyên tắc sau:
+ Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ảnh hưởng với các chỉ
tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất
lượng, trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng hay chất lượng thì nhân tố
chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu.
+ Lần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất,
nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố chưa được thay thế thì giữ
nguyên kỳ gốc, cứ mỗi lần thay thế tính ra giá trị của lần thay thế đó, kết quả tính
được trừ đi kết quả thay thế trước đó ta xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố
đó.
+ Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối tượng phân
tích (chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc).
Cụ thể qua các bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là chênh lệch giữa kỳ phân tích so
với kỳ gốc.
Q Q1 Q0
(2.31)
Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với các chỉ tiêu phân tích.
Nhân tố lượng đến nhân tố chất.
Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1.d1
Kỳ gốc: Q0 = a0.b0.c0.d0
Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự
ở bước 2.
Thay thế lần 1: a1.b0.c0.d0
Thay thế lần 2: a1.b1.c0.d0
Thay thế lần 3: a1.b1.c1.d0
Thay thế lần 4: a1.b1.c1.d1
Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến đối tượng phân tích.
26
Nhân tố Δa = a1.b0.c0.d0 – a0.b0.c0.d0
Nhân tố Δb = a1.b1.c0.d0 – a1.b0.c0.d0
Nhân tố Δc = a1.b1.c1.d0 – a1.b1.c0.d0
Nhân tố Δd = a1.b1.c1.d1 – a1.b1.c1.d0
Bước 5: Tổng mức ảnh hưởng của các nhân tố.
ΔQ = Δa + Δb + Δc + Δd
27
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN HÙNG VƯƠNG VĨNH LONG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
3.1.1 Thông tin tổng quát và lịch sử hình thành
Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long là một công ty TNHH có hai thành
viên trở lên được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam theo giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 1500467732 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Vĩnh
Long cấp ngày 12 tháng 06 năm 2006, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điều
chỉnh lần thứ 5 vào ngày 11 tháng 05 năm 2009.
Tên giao dịch quốc tế: HUNG VUONG – VINH LONG CO.,LTD
Công ty có trụ sở đăng ký tại số 197, đường 14/9, phường 5, thành phố
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Điện thoại: 070.3822.623
Fax: 070.3822.134
Mã số thuế: 1500467732
Tài khoản của công ty được mở tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam –
Chi nhánh Vĩnh Long.
Tài khoản số: 102010000476289
Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận kinh doanh thay đổi lần thứ 4, ngày 28
tháng 01 năm 2008 là 60.000.000.000 (Sáu mươi tỷ đồng chẵn).
Tính đến năm 2014, hội đồng thành viên bao gồm:
Vốn góp (đồng)
Thành viên
Tỷ lệ (%)
Ông Võ Minh Phương
3.000.000.000
5%
Bà Lê Kim Phụng
3.000.000.000
5%
Công ty CP Hùng Vương
19.000.000.000
31,67%
Công ty CP nuôi trồng thủy sản Hùng
Vương Miền Tây
35.000.000.000
58,33%
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
- Chức năng:
28
Công ty được thành lập từ năm 2006, sản phẩm chủ yếu là cá Fillet xuất
khẩu và tiêu dùng trong nước, gia công cho các đối tác nước ngoài. Lĩnh vực
kinh doanh chính của công ty là gia công, chế biến, sản xuất mặt hàng thủy sản
xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
- Nhiệm vụ:
Thực hiện đúng quy định của Nhà nước, kinh doanh đúng ngành nghề.
Thông qua hoạt động xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho công ty và Nhà nước,
góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và
ngoài nước.
Phấn đấu giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh với mặt hàng chủ
yếu của công ty thông qua sự cạnh tranh về chất lượng và giá cả hàng hóa.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC
29
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
KINH
DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI VỤ
TỔ
BẢO
VỆ
TỔ
THỐNG
KÊ
THỦ
KHO
TỔ
LAO
ĐỘNG
TỔ
PHỤC
VỤ
TỔ TIẾP
NHẬN
BAN
ĐIỀU
HÀNH
TỔ
FILLET
TỔ
ĐỊNH
HÌNH
PHÒNG
ĐIỆN
CƠ
TỔ
PHÂN
MÀU
PHÒNG
VI
SINH
TỔ XẾP
KHUÔN
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc tổ chức của công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long.
30
TỔ
CÁP
ĐÔNG
Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:
- Ban giám đốc:
+ Giám đốc: Là người đứng đầu đại diện pháp nhân cho công ty, chịu trách
nhiệm toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm đối với Nhà nước. Điều hành hoạt động kinh doanh
theo đúng chế độ tài chính, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có quyền quyết
định cơ cấu quản lý của công ty và các đơn vị trực thuộc để bảo toàn vốn, đảm
bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Phó giám đốc: Là người tham mưu cho giám đốc, được giám đốc ủy
quyền điều hành hoạt động của công ty khi giám đốc đi vắng.
- Các phòng ban:
+ Phòng tổ chức hành chính:
Tổ chức bộ máy quản lý, phân cấp quản lý phù hợp với tình hình sản xuất
kinh doanh và phát triển công ty.
Quy hoạch, tuyển dụng, bố trí đề bạc cán bộ công nhân viên toàn công ty.
Thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ công nhân viên công ty như: cập nhật
hồ sơ nhân sự, quản lý về số lượng cũng như chất lượng của cán bộ công nhân
viên, tổ chức và nâng cao tay nghề, trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên.
Thực hiện chế độ, chính sách về lao động theo quy định của Nhà nước.
+ Phòng kế toán tài vụ:
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính, quản lý tài chính cho công ty.
Theo dõi tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn của công ty để tham mưu cho
Ban giám đốc có biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, tăng nhanh
vòng vay của vốn, góp phần đem lại lợi nhuận cho công ty.
+ Phòng kế hoạch kinh doanh:
Xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ.
Thực hiện nghiên cứu thực trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, dây chuyền
công nghệ, đề xuất thực hiện dự án đầu tư.
Nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để thiết kế mẫu mã sản phẩm
mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm phục vụ, phát triển thị trường công ty.
Nghiên cứu điều kiện sản xuất của từng cơ sở về công nghệ, trang thiết bị,
điều kiện làm việc và phương pháp quản lý sản xuất, đề xuất những giải pháp
nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành.
+ Ban điều hành:
31
Trực tiếp quản lý sản xuất ở cơ sở.
Quản lý lao động.
Quản lý sản xuất sản phẩm.
Bảo đảm định mức, đóng gói bao bì đúng quy cách, phẩm chất theo từng lô
hàng.
+ Phòng vi sinh:
Giám sát gián tiếp các giai đoạn sản xuất.
Đảm bảo vệ sinh cho từng phân xưởng và toàn công ty.
3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
Hoạt động chính của công ty là sản xuất, chế biến, gia công và mua bán mặt
hàng thủy sản, cụ thể: cá dè, cá nguyên con, cá tém mỡ, cá thịt trắng,… trong đó,
cá tra fillet: cá dè, cá tém mỡ, cá thịt trắng, cá thịt trắng dạt là mặt hàng chủ yếu.
Quy trình sản xuất cá tra fillet:
32
Phân xưởng tiếp nhận
cá tra nguyên liệu
Cắt tiết
Fillet
Phế phẩm
Lạng da
Chỉnh hình
Bàn kiểm
Quay trọng lương
Phân cỡ, phân màu
Đông block
Đông IQF
Xếp khuôn
Băng chuyền IQF
Cáp đông
Cáp đông
Tách khuôn
Mạ băng
Bao gói
Bảo quản
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất cá tra fillet.
Mô tả qui trình sản xuất cá tra fillet tại công ty:
- Tiếp nhận nguyên liệu: Cá tra sống được vận chuyển đến kho của công ty
bằng ghe được thủ kho tiếp nhận và xuất kho cho phân xưởng đưa lên bộ phận
cắt tiết qua hệ thống vận hành tự động line 1, line 2.
- Cắt tiết: Dùng dao inox nhọn cắt vào yết hầu cá, bỏ bớt máu để lên băng
chuyền đưa đến bộ phận fillet.
- Fillet: Fillet cá bằng dao inox, chỉ lấy thịt ở hai bên thân cá.
33
- Phế phẩm: Sau khi fillet, sẽ được các phế phẩm như nội tạng, xương sống,
đuôi.
- Lạng da: Miếng fillet được đưa vào máy lạng da loại bỏ da hoàn toàn.
- Chỉnh hình: Dùng dao loại bỏ thịt đỏ, mỡ trên miếng fillet. Miếng fillet
sau khi được chỉnh hình phải sạch phần thịt đỏ, mỡ, không rách thịt, không sót
xương, bề mặt miếng fillet phải láng.
- Bàn kiểm: Miếng fillet được tiếp tục đưa đến bàn kiểm để soi đèn kiểm
nghiệm nhằm kiểm tra độ đạm và ký sinh trùng trên miếng fillet.
- Quay trọng lượng: Sau khi kiểm tra tiến hành rửa cá cho vào máy quay,
sau đó cho dung dịch hóa chất vào theo tỷ lệ được quy định sẵn.
- Phân cỡ, phân màu: Cá được phân thành các size: 120/70, 170/220,
220up; phân màu: trắng, hồng, vàng theo yêu cầu của khách hàng.
- Đông block, đông IQF: Tùy theo yêu cầu của khách hàng.
- Xếp khuôn: Rửa nhẹ miếng fillet để ráo, cân trọng lượng theo yêu cầu của
khách hàng và xếp khuôn.
- Băng chuyền IQF: Đối với sản phẩm cấp đông IQF cũng rửa nhẹ miếng
fillet để ráo, cân trọng lượng rồi cho vào túi PE buộc kín miệng và chờ đông
trong các buồng cách nhiệt.
- Cấp đông: Đông block ở nhiệt độ -400C đến -450C thời gian đông nhỏ hơn
hoặc bằng 2 giờ, vệ sinh tủ sạch sẽ trước khi đông. Đông IQF băng chuyền thì ở
nhiệt độ -400C đến -450C và thời gian đông là 15 phút.
- Mạ băng: Đối với mặt hàng IQF dùng thiết bị băng phun sương để mạ
băng sản phẩm, nhiệt độ nước mạ băng được làm lạnh -10C, 40C.
- Tách khuôn: Sản phẩm đông block sau khi cấp đông xong được tiến hành
tách khuôn để tách lấy sản phẩm ra khỏi gói.
- Bao gói: Bao gói theo từng cỡ, loại riêng biệt. Tùy theo đơn đặt hàng, quy
cách đóng gói khác nhau, đai nẹp ngang dọc, đóng thùng, mã ký hiệu bên ngoài
thùng.
- Bảo quản: Sau khi bao gói, sản phẩm sẽ được chuyển đến kho lạnh và sắp
xếp theo thứ tự.
3.4 BỘ MÁY KẾ TOÁN
3.4.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
34
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN KHO
KẾ TOÁN TIỀN
LƯƠNG kiêm KẾ
TOÁN THANH
TOÁN
KẾ TOÁN TỔNG
HỢP kiêm KẾ
TOÁN NGÂN
HÀNG, KẾ TOÁN
DOANH THU
THỦ
QUỸ
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Hình 3.3 Sơ đồ bộ máy kế toán
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán:
Kế toán trưởng: Giúp giám đốc quản lý, thực hiện công tác tài chính kế toán
tại công ty. Cung cấp thông tin, số liệu về kế hoạch, tài chính cho cơ quan cấp
trên khi cần thiết. Tổng hợp và phân tích các hoạt động tài chính trong một kỳ
kinh doanh. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả về
quản lý tài chính.
Kế toán kho: Theo dõi tình hình lưu chuyển hàng hóa về mặt giá trị, hiện
vật, tổ chức kiểm kê hàng hóa đúng quy định và báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
Kế toán lương: Căn cứ vào bảng chấm công, các quyết định khen thưởng,
kỷ luật, tính lương và phụ cấp cho người lao động, theo dõi mở sổ chi tiết tài
khoản có liên quan, hàng tháng lập bảng phân bổ tiền lương cho từng bộ phận,
ứng lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán công nợ, thanh toán: Theo dõi chi tiết các khoản phải thu, phải trả
của công ty trong kỳ kế toán.
Kế toán tổng hợp: Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, ghi sổ nhật ký chung, lên sổ cái, tổng hợp, kết chuyển lãi, lỗ, báo cáo tài
chính hàng kỳ.
Kế toán ngân hàng: Theo dõi đối chiếu phát sinh, số dư trên tài khoản tiền
gởi ngân hàng, theo dõi khoản nợ vay ngân hàng và công nợ khách hàng.
Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền mặt tại quỹ của công
ty. Hằng ngày, thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ thực tế, sau đó, đối chiếu với số
liệu của sổ quỹ tiền mặt.
35
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức ghi sổ kế toán
- Công ty thực hiện chế độ báo cáo, sổ sách và chứng từ kế toán theo luật kế
toán Việt Nam và chế độ kế toán áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính ban hành.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán là Nhật ký chung.
- Niên độ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu ngày 1/1 đến hết ngày 31/12
hàng năm.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung:
Chứng từ kế toán
Sổ nhật ký
đặc biệt
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ CÁI
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối
số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ:
Quan hệ đối chiếu kiểm tra:
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Hình 3.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung.
3.4.3 Phương pháp kế toán
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá nhập – xuất hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia
quyền.
Xác định thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Trích khấu hao tài sản cố định: Phương pháp đường thẳng.
36
Phương pháp tính giá thành: Phương pháp hệ số.
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
37
Bảng 3.1 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2011 – 2013.
ĐVT: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 –
2011
Tuyệt đối
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
Tương đối
(%)
Chênh lệch năm 2013 –
2012
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
574.147
488.724
446.608
(85.423)
(14,88)
(42.116)
(8,62)
0
0
0
0
0
0
0
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
574.147
488.724
446.608
(85.423)
(14,88)
(42.116)
(8,62)
Giá vốn hàng bán
459.589
420.706
414.568
(38.883)
(8,46)
(6.138)
(1,46)
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ
114.558
68.018
32.039
(46.540)
(40,63)
(35.979)
(52,90)
Doanh thu hoạt động tài chính
20.507
7.131
7.880
(13.376)
(65,23)
749
10,50
Chi phí tài chính
45.030
34.491
17.496
(10.539)
(23,40)
(16.995)
(49,27)
Chi phí bán hàng
29.749
24.691
11.557
(5.058)
(17,00)
(13.134)
(53,19)
8.246
4.770
9.809
(3.476)
(42,15)
5.039
105,64
Các khoản giảm trừ doanh thu
Chi phí quản lý DN
38
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
52.040
11.197
1.058
(40.843)
(78,48)
(10.139)
(90,55)
0
10.850
2.061
10.850
-
(8.789)
(81,00)
333
12.076
652
11.743
3.526,43
(11.424)
(94,60)
(333)
(1.226)
1.409
(893)
268,17
2.635
(214,93)
Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
51.707
9.971
2.467
(41.737)
(80,72)
(7.504)
(75,26)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
5.201
1.987
1.014
(3.214)
(61,80)
(973)
(48,97)
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
46.506
7.984
1.453
(38.522)
(82,83)
(6.531)
(81,80)
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long năm 2011 – 2013)
39
Nhìn chung, tình hình kinh doanh của công ty đang gặp tình trạng khó
khăn. Qua bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh
qua 3 năm 2011 – 2013, cụ thể là năm 2012 giảm 38.522 triệu đồng so với năm
2011 tương ứng giảm 82,83%. Tiếp đến là năm 2013 giảm 6.531 triệu đồng,
tương ứng giảm 81,80%; cho thấy rằng tình hình kinh doanh của công ty đang có
chiều hướng suy giảm nghiêm trọng. Để hiểu rõ tình hình hoạt động kinh doanh
của công ty, chúng ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trong báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh như sau:
- Doanh thu:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm qua 3 năm 2011 –
2013. Năm 2012 giảm 85.423 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm
14,88%; năm 2013 tiếp tục giảm 42.116 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng
giảm 8,62%, việc giảm liên tục doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
đã ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong giai
đoạn biến động ngành chế biến thủy sản; có thể lý giải như sau; trong những năm
gần đây thị trường xuất khẩu cá tra các nước Châu Âu, Mỹ,… giám sát chặt chẽ
về hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm cá da trơn Việt Nam, một số nước còn
đặt luật chống bán phá giá nên ít nhiều ảnh hưởng đến mặt hàng này.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm trong năm 2012 nhưng lại tăng nhẹ
trong năm 2013. Năm 2012 giảm 13.376 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng
giảm 65,23%; năm 2013 tăng 749 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng tăng
10,50%; do chênh lệch lãi về tỷ giá ngoại tệ của các mặt hàng xuất khẩu sang
nước ngoài.
Thu nhập khác tăng giảm không đều trong 2011 – 2013. Năm 2012 tăng
10.850 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 giảm 8.789 triệu đồng so với năm
2012, tương ứng giảm 81%. Thu nhập khác của công ty chủ yếu từ nguồn thu
nhập thanh lý tài sản cố định, thu nhập từ người lao động, không giống như
doanh thu từ bán hàng, đây là những khoản thu nhập không thường xuyên và
không ảnh hưởng nhiều đến tổng doanh thu.
- Chi phí:
Giá vốn hàng bán của công ty có xu hướng giảm trong giai đoạn 2011 –
2013. Năm 2012 giảm 38.883 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng giảm
8,46%; năm 2013 giảm 6.138 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng giảm
1,46%. Điều này chứng tỏ công ty đã kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đầu vào,
chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí liên quan đến quản lý phân xưởng sản
xuất.
40
Các khoản mục chi phí khác như: chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm và chiểm tỷ trọng nhỏ
trong tổng chi phí của công ty. Ta thấy rằng, năm 2012 chi phí bán hàng giảm
5.508 triệu đồng, tương ứng giảm 17%; năm 2013 giảm 13.134 triệu đồng so với
năm 2012, tương ứng giảm 53,19%, do định luật bán phá giá cá tra và kiểm soát
hàm lượng thuốc kháng sinh trong sản phẩm cá da trơn đã ảnh hưởng đến hoạt
động xuất khẩu, từ đó chi phí bán hàng cho mặt hàng này cũng giảm. Chi phí
quản lý doanh nghiệp giảm 42,15% năm 2012 và tăng 105,64% vào năm 2013;
do công ty xây dựng thêm kho bãi, nhà máy sản xuất đã kéo theo hàng loạt chi
phí tăng lên: chi phí về khấu hao văn phòng, chi phí tiền lương nhân viên quản
lý, các chi phí về điện nước… vì vậy làm chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vào
năm 2013.
Nhìn chung giai đoạn 2011 – 2013 tình hình kinh doanh của công ty đang
gặp khó khăn, đây là một trong những thách thức đặt ra trong việc kinh doanh,
đòi hỏi ban lãnh đạo công ty phải có kế hoạch đúng đắn để khắc phục tình hình
hiện tại và nâng cao hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn phía trước.
Sau đây là tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm
2014.
Bảng 3.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014.
ĐVT: 1.000.000 đồng
6 tháng năm 2014
Chỉ tiêu
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
189.517
0
Doanh thu thuần về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
189.517
Giá vốn hàng bán
199.367
Lợi nhuận gộp về bán háng và cung
cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
(9.850)
21
Chi phí tài chính
8.221
Chi phí bán hàng
9,9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.787
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
Thu nhập khác
(20.846,9)
0,11
41
Chi phí khác
9
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(8,89)
(20.855,79)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện
hành
0
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp
(20.855,79)
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh công ty TNHH Hùng Vương 6 tháng
đầu năm 2014)
Ta thấy, lợi nhuận sau thuế của công ty bị âm, chứng tỏ tình hình kinh
doanh của công ty ít nhiều đang gặp khó khăn. Cụ thể như sau:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tương đối thấp, do trong 6 tháng
đầu năm công ty chủ yếu buôn bán nội địa, không có hợp đồng xuất khẩu nên
khoản mục doanh thu bán hàng có xu hướng thấp, mặc dù công ty đã có chủ
trương, chính sách kiểm soát giá vốn khá tốt, nhưng do tốc độ tăng trưởng của
doanh thu chậm hơn nên dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng bị âm.
Mặt khác, trong 6 tháng năm 2014, khoản mục chi phí hoạt động tài chính
rất lớn 8.221 triệu đồng, chủ yếu là chi phí lãi vay, công ty cần có những chính
sách tốt hơn để kiểm soát chi phí lãi vay của công ty. Ngoài ra, chi phí quản lý
doanh nghiệp cũng có giá trị khá lớn 2.787 triệu đồng. Chính do, giá trị của
khoản mục chi phí quá lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, trong khi đó, các khoản
mục doanh thu lại có giá trị thấp, nên dẫn đến lợi nhuận kế toán của công ty bị
âm. Điều này nói lên, công ty cần có những chính sách thích hợp hơn nữa để
kiểm soát tốt các khoản mục chi phí, cũng như cải thiện tình hình kinh doanh của
công ty trong những tháng cuối năm 2014.
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
3.6.1 Thuận lợi
- Nhà máy nằm cạnh sông Tiền, tiếp giáp với trục giao thông đường bộ lẫn
đường thủy, thuận lợi cho việc mua bán trao đổi hàng hóa cũng như khâu tiếp
nhận nguyên liệu.
- Công ty đã tạo được uy tín cao trên thị trường, chất lượng sản phẩm của
công ty ngày càng được khách hàng tin tưởng. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu
của công ty đều được khách hàng ưa chuộng.
- Công ty không ngừng đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ chế
biến hàng xuất khẩu tiên tiến, chất lượng sản phẩm tốt nên đủ sức cạnh tranh trên
thị trường quốc tế.
42
- Công ty có nguồn lao động dồi dào, có tinh thần trách nhiệm và kinh
nghiệm trong công việc nên có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất lớn khi khách
hàng cần.
- Ban lãnh đạo có năng lực, kinh nghiệm, đồng thời công ty cũng chú trọng
nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất.
3.6.2 Khó khăn
- Hiện nay việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta mang tính thời vụ. Mặt khác,
Nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính chất
khoa học cao nên dễ dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu khi những
vụ mùa bị thất.
- Luật chống bán phá giá và giá cả nguyên liệu biến động gây khó khăn
trong định giá thành, ảnh hưởng đến các hợp đồng đã ký kết.
- Hàng rào kỹ thuật ở một số quốc gia về hàm lượng kháng sinh, hóa chất
trong sản phẩm ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
cá da trơn.
- Tình hình thế giới biến động, kinh tế toàn cầu gặp khó khăn đặc biệt các
nước châu Âu nên việc tiêu thụ sản phẩm suy giảm.
3.6.3 Định hướng phát triển
- Tiếp tục đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Không ngừng nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân.
- Xây dựng hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu
thị, chuỗi cửa hàng.
- Tiền hành từng bước xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm thủy sản tại
nước ngoài.
- Công ty tập trung xây dựng vùng nuôi cá để chủ động nguồn nguyên liệu
phục vụ chế biến xuất khẩu, thực hiện các chính sách quản lý trong đàm phán với
các đối tác nhằm ổn định thị trường đã có và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu
trên thế giới.
43
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN HÙNG VƯƠNG VĨNH LONG
4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT – TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HÙNG VƯƠNG VĨNH LONG
4.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và
kỳ tính giá thành
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Trong kỳ, toàn bộ chi phí phát sinh
trong quá trình sản xuất sẽ được hạch toán chi tiết theo từng phân xưởng, sau đó
tập hợp về công ty để tính giá thành.
- Đối tượng tính giá thành: Cá dè, cá nguyên con, cá tém mỡ…
- Phương pháp tính giá thành: Phương pháp hệ số.
4.1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
4.1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Chứng từ, sổ sách kế toán
- Nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu dùng để sản xuất thành phẩm là cá tra
nguyên con chưa qua khâu chế biến.
- Chứng từ sử dụng: Hóa đơn mua hàng, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,
thẻ kho, biên bản sản xuất…
- Sổ sách kế toán: Sổ cái tài khoản, sổ chi tiết vật liệu, sổ chi tiết tài khoản
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…
- Tài khoản sử dụng:
TK 621.01: Chi phí nguyên liệu cá tra nguyên liệu.
TK 621.02: Chi phí hóa chất tăng trọng.
b. Luân chuyển chứng từ
Trình tự luân chuyển chứng từ:
Sau khi nhận được yêu cầu nguyên vật liệu của phân xưởng có nhu cầu, ban
điều hành lập phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu và chuyển đến phòng giám đốc.
Giám đốc phê duyệt và chuyển phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu đã phê
duyệt đến bộ phận kế toán xử lý.
44
Tại đây, bộ phận kế toán lập phiếu xuất kho thành 2 liên. Liên 1 giữ tại
phòng kế toán để ghi sổ nhật ký chung, sổ chi tiết có liên quan. Liên 2 được
chuyển đến bộ phận kho, thủ kho tiến hành ghi sổ kho và xuất nguyên vật liệu
cho phân xưởng có nhu cầu.
45
GIÁM ĐỐC
BAN ĐIỀU
HÀNH
Bắt đầu
Phân
xưởng có
nhu cầu
PHÒNG KẾ
TOÁN
Phiếu
yêu cầu
xuất NVL
phê duyệt
Phiếu yêu cầu
xuất NVL
Phiếu yêu cầu
xuất NVL
BỘ PHẬN KHO
Phiếu xuất
kho (2)
Ghi thẻ kho
Phê duyệt
Lập phiếu
xuất kho
Phiếu yêu cầu
xuất NVL
phê duyệt
Phiếu yêu cầu
xuất NVL
phê duyệt
2
Phiếu xuất
kho (1)
N
Ghi sổ NKC,
sổ chi tiết
N
Sổ NKC,
sổ chi tiết
Phiếu xuất
kho (1)
(Nguồn: Phòng Kế Toán)
Hình 4.1 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
46
Phiếu xuất
kho (2)
N
Thẻ kho
Kết thúc
c. Các nghiệp vụ phát sinh – kế toán chi tiết
Trong tháng 5/2014, công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long
có những nghiệp vụ phát sinh như sau:
Nguyên vật liệu chính:
Ngày 5/5/2014, người bán Nguyễn Văn Hải giao đến công ty 9370,2 kg cá
tra sử dụng để sản xuất cá dạt (Mã số:NLTRA008), công ty mua với giá chưa có
thuế GTGT là 23.500 đ/kg; người bán Phạm Hồng Hạnh giao đến công ty 12.357
kg cá tra sử dụng để sản xuất cá dè (Mã số: NLTRA002), công ty mua với giá
chưa có thuế GTGT là 23.500 đ/kg, công ty tiến hành kiểm tra và đưa ngay vào
sản xuất, công ty chưa thanh toán tiền cho người bán. Căn cứ bảng kê mua hàng
không có hóa đơn số BK01052014, BK02052014, kế toán tiến hành hạch toán.
Định khoản:
Nợ TK 621.01
510.589.200
Có TK 331
510.589.200
PHIẾU KÊ MUA HÀNG
Ngày 5 tháng 5 năm 2014
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500467732
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Người bán: Nguyễn Văn Hải
Địa chỉ: Vĩnh Long
Ngày
Hàng hóa mua vào
tháng năm Tên hàng Số lượng
Đơn giá
Tổng thanh
5/5/2014
(kg)
9.370,2
Cá tra
(đồng)
23.500
Tổng
toán
220.199.700
220.199.700
Tổng giá trị thanh toán bằng số: 220.199.700
Ghi bằng chữ: Hai trăm hai mươi triệu một trăm chín mươi chín ngàn bảy
trăm đồng chẵn.
Ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người lập
Người bán
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Văn Hải
Hồ Hữu Châu
(Nguồn: Phòng kế toán).
Hình 4.2 Phiếu kê mua hàng.
47
Mẫu số: 01/TNDN
(Ban hành kèm theo Thông tư
số 123/2012/TT – BTC của Bộ
Tài chính)
BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HÓA DỊCH VỤ MUA VÀO
KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN
Ngày 5 tháng 5 năm 2014
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Mã số thuế: 1500467732
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
Ngày
Người bán
Hàng hóa mua vào
tháng
Người Địa chỉ
Tên
Số
Đơn giá Tổng thanh
năm
bán
hàng
lượng
(đồng)
toán
(kg)
5/5/2014 Nguyễn Vĩnh
Cá tra
9.370,2 23.500 220.199.700
Văn Hải Long
5/5/2014 Phạm
Vĩnh
Cá tra
12.357 23.500 290.389.500
Hồng
Long
Hạnh
Tổng giá trị thanh toán bằng số: 510.589.200
Ghi bằng chữ: Năm trăm mười triệu năm trăm tám mươi chín ngàn hai
trăm đồng chẵn.
Ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người lập bảng kê
Giám đốc
(ký, ghi rõ họ tên)
(ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Đức Thọ
Hồ Hữu Châu
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4.3 Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn.
48
Bảng 4.1 Chi tiết nghiệp vụ kinh tế phát sinh của chi phí nguyên vật liệu
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Số tiền (đồng)
2/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(50.000 kg)
1.175.000.000
3/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(50.000 kg)
1.175.000.000
5/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(50.002,52 kg)
1.175.059.220
6/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(55.000 kg)
1.292.500.000
7/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(45.000 kg)
1.057.500.000
9/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(60.000 kg)
1.410.000.000
10/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(50.000 kg)
1.175.000.000
12/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(55.000 kg)
1.292.500.000
13/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(40.000 kg)
940.000.000
14/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(55.000 kg)
1.292.500.000
15/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(50.000 kg)
1.175.000.000
16/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(45.000 kg)
1.057.500.000
17/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(60.000kg)
1.410.000.000
19/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(50.000 kg)
1.175.000.000
20/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(40.000 kg)
940.000.000
21/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
1.175.000.000
Ngày phát
sinh
49
(50.000 kg)
22/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(55.000 kg)
1.292.500.000
24/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(40.000 kg)
940.000.000
26/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(40.000 kg)
940.000.000
29/5/2014
Mua nguyên liệu đưa ngay vào sản xuất
(33.000 kg)
775.500.000
Tổng
22.865.559.170
(Nguồn: Phòng kế toán)
Nguyên vật liệu phụ:
Ngày 5/5/2014, công ty xuất kho 200 kg muối xay với giá 2.600 đ/kg; 500
kg SF002 giá 35.000 đ/kg; 500 kg TJ807N giá 30.000 đ/kg; 100 kg WT50 giá
43.000 đ/kg, phục vụ cho sản xuất. Kế toán tiến hành định khoản nghiệp vụ:
Nợ TK 621.02
Có TK 152.02
37.320.000
37.320.000
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
PHIẾU YÊU CẦU XUẤT KHO NGUYÊN LIỆU
Ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người đề nghị: Nguyễn Phước Huy
Mục đích: Phục vụ sản xuất
STT
Tên hàng
Mã số
ĐVT
1
Muối xay
HCMUOI
Kg
2
SF002
HCSF002
Kg
3
TJ807N
HCTJ807N
Kg
4
WT50
HCWT
kg
Người duyệt
(ký, ghi họ tên)
Số lượng
200
500
500
100
Người lập
(ký, ghi họ tên)
Nguyễn Phước Huy
Nguyễn Minh Yến
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4.4 Phiếu yêu cầu xuất kho nguyên liệu.
50
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, Vĩnh Long
Mẫu số: 01 – VT
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ – BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính)
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người nhận hàng: Nguyễn Phước Huy
Địa chỉ: Phân xưởng sản xuất
Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất
1
Tên,
Mã số
nhãn
hiệu, quy
cách
Muối xay HCMUOI
2
3
4
SF002
TJ807N
WT50
STT
ĐVT
Số: 052014
Nợ TK 621.02
Có TK 152.02
Số lượng
Yêu
cầu
Thực
xuất
Đơn
giá
(đ/kg)
Kg
200
200
2.600
520.000
HCSF002 Kg
HCTJ807N Kg
HCWT
Kg
500
500
100
500
500
100
35.000
30.000
43.000
17.500.000
15.000.000
4.300.000
Cộng
Thành tiền
(đồng)
37.320.000
Tổng số tiền (bằng chữ): Ba mươi bảy triệu ba trăm hai mươi ngàn đồng
chẵn.
Ngày 5 tháng 5 năm 2014
Người nhận hàng
(ký, họ tên)
Thủ kho
(ký, họ tên)
Nguyễn Phước Huy
Phạm Văn Thắng
Bộ phận có nhu cầu
(ký, họ tên)
Nguyễn Minh Yến
Giám đốc
(ký, họ tên)
Nguyễn Đức Thọ
(Nguồn:Phòng kế toán)
Hình 4.5 Phiếu xuất kho.
Cuối tháng, công ty tiến hành tính lại trị giá xuất kho thực tế của nguyên vật
liệu phụ, nhưng do, những lần nhập kho nguyên vật liệu phụ có giá giống nhau
nên khi xuất kho giá tạm tính giữa các lần xuất không biến động, chính vì vậy,
cuối tháng không phát sinh khoảng chênh lệch giữa giá tạm tính và giá thực tế
xuất kho cuối tháng.
51
Bảng 4.2 Tình hình nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu phụ trong tháng 5/2014.
STT
Tên,
nhãn
hiệu,
quy
cách
Mã số
Đơn
vị tính
Tồn đầu kỳ
Số
lượng
Nhập trong kỳ
Thành tiền
Số
lượng
Xuất trong kỳ
Thành tiền
Số
lượng
Thành tiền
Tồn cuối kỳ
Số
lượng
Thành tiền
1
Muối
xay
HCMUOI
Kg
950
2.470.000
1.750
4.550.000
2.200
5.720.000
500
1.300.000
2
SF002
HCSF002
Kg
0
0
2.000
70.000.000
2.000
70.000.000
0
0
3
TJ807N
HCTJ807N Kg
5.750 172.500.000
15.500 465.000.000
250
7.500.000
4
WT50
HCWT
1.280
55.040.000
0
0
X 595.760.000
x
8.800.000
Cộng
Kg
55.040.000
x 230.010.000
10.000 300.000.000
0
0
X 374.550.000
1.280
(Nguồn: Phòng kế toán – Báo cáo nhập – xuất – tồn kho nguyên vật liệu phụ nhóm A21 – HCTT: Hóa chất tăng trọng)
52
d. Kế toán tổng hợp
Chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí nguyên vật liệu phụ sẽ được
chuyển vào các sổ chi tiết liên quan nhằm dễ dàng quản lý và tính toán giá thành
vào cuối tháng.
Các sổ có liên quan: Sổ chi tiết tài khoản 621.01 (xem phụ lục 1); sổ chi tiết
tài khoản 621.02 (xem phụ lục 2); sổ cái tài khoản 621 (xem phụ lục 3).
Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
sang tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 621
23.461.319.170
23.461.319.170
Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
TK 152.01
22.865.559.170
TK 154.02
TK 621
22.865.559.170
22.865.559.170
22.865.559.170
TK 152.02
595.760.000
595.760.000
23.461.319.170
595.760.000
595.760.000
23.461.319.170
Hình 4.6 Sơ đồ tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .
4.1.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
a. Chứng từ, sổ sách kế toán
- Chi phí nhân công trực tiếp gồm tiền lương, lương phụ cấp và các khoản
trích theo lương về BHYT, BHXH,… tính vào chi phí theo quy định.
- Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công, giấy tạm
ứng, bảng tổng hợp chi phí…
- Sổ sách kế toán: Sổ chi tiết tài khoản 622, sổ cái tài khoản 622.
- Tài khoản sử dụng:
TK 3341: Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên.
53
TK 335.01: Trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân viên.
TK 3383: Trích BHXH.
TK 3384: Trích BHYT.
TK 3382: Trích KPCĐ.
TK 3389: Trích BHTN.
b. Luân chuyển chứng từ
Mỗi công nhân khi bắt đầu làm việc sẽ được quản lý phân xưởng phát cho
thẻ chấm công để chấm công hằng ngày.
Cuối tháng, quản lý phân xưởng sẽ lập bảng chấm công, thống kê năng suất
cho từng công nhân sản xuất gởi lên cho bộ phận kế toán xử lý.
Căn cứ vào bảng chấm công, thống kê năng suất, kế toán tiền lương tiến
hành tính lương và lập bảng thanh toán tiền lương cho công nhân viên. Sau đó,
kế toán tiền lương lập phiếu chi thành 2 liên; gởi tất cả 2 liên của phiếu chi và
bảng thanh toàn tiền lương cho giám đốc ký duyệt, đóng dấu xác nhận.
Sau khi được giám đốc thông qua, những chứng từ đó được chuyển đến thủ
quỹ ký xác nhận và chi tiền. Thủ quỹ sẽ giữ lại liên 2 của phiếu chi để làm căn cứ
ghi sổ quỹ; còn lại liên 1 của phiếu chi và bảng thanh toán tiền lương đã xét
duyệt sẽ được chuyển lại phòng kế toán.
Cuối cùng, kế toán giá thành căn cứ vào liên 1 của phiếu chi, sẽ tiến hành
ghi sổ kế toán có liên quan để tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành khi cần
thiết và lưu trữ chứng từ để thuận tiện cho việc kiểm tra sau này.
54
PHÂN XƯỞNG
Bắt đầu
PHÒNG KẾ
TOÁN
N
Bảng chấm công,
thống kê năng
suất
A
B
Bảng chấm
công, thống kê
năng suất
N
2
Bảng thanh
toán lương
Lập bảng thanh
toán lương
Thẻ chấm
công
THỦ QUỸ
Bảng chấm công,
thống kê năng suất
Thẻ chấm
công
Lập bảng chấm
công, thồng kê
năng suất
GIÁM ĐỐC
Bảng thanh
toán lương
Phiếu chi (1)
Xét duyệt,
đóng dấu
Lập phiếu
chi
Phiếu chi xét
duyệt (1)
Phiếu chi xét
duyệt (1)
Ký xác nhận và
chi lương
2
Bảng thanh
toán lương xét
duyệt
2
Bảng thanh
toán lương xét
duyệt
2
Bảng thanh
toán lương xét
duyệt
Phiếu chi xét
duyệt (1)
2
Bảng thanh
toán lương
Phiếu chi (1)
B
A
55
C
N
PHÂN XƯỞNG
GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN
C
Bảng thanh
toán lương xét
duyệt
N
Sổ NKC, sổ cái,
sổ chi tiết
Phiếu chi xét
duyệt (1)
Ghi sổ NKC, sổ
cái, sổ chi tiết
Phiếu chi xét
duyệt (1)
N
Kết thúc
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4.7 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp.
56
THỦ QUỸ
c. Các nghiệp vụ phát sinh – kế toán chi tiết
Ngày 9/5/2014, công ty tiến hành trích trước tiền nghỉ phép cho công nhân
tháng 5/2014 với số tiền 130.000.000 đồng, kế toán hạch toán đưa vào chi phí
nhân công trực tiếp của kỳ này.
Định khoản:
Nợ TK 622
Có TK 3351
130.000.000
130.000.000
Căn cứ vào bảng chấm công, bảng thống kê năng suất lao động từng người,
bảng thanh toán lương, ngày 30/5/2014, kế toán tính được số tiền lương phải trả
cho nhân công trực tiếp sản xuất phát sinh trong tháng 5 là 1.126.110.996 đồng,
kế toán hạch toán.
Định khoản:
Nợ TK 622
Có TK 3341
1.126.110.996
1.126.110.996
Đồng thời, công ty tiến hành trích bảo hiểm xã hội 26% (doanh nghiệp
đóng 18%; người lao động đóng 8%); bảo hiểm y tế 4,5% (doanh nghiệp đóng
3%; người lao động đóng 1,5%); bảo hiểm thất nghiệp 2% (doanh nghiệp đóng
1%; người lao động đóng 1%); kinh phí công đoàn 2% (doanh nghiệp chi hết).
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 622
270.266.639
Nợ TK 3341
118.241.655
Có TK 3383
292.788.859
Có TK 3384
50.674.995
Có TK 3382
22.522.220
Có TK 3389
22.522.220
Thực hiện kế toán tổng hợp
Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sang
tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 622
1.526.377.635
1.526.377.635
Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:
57
TK 622
TK 3341
1.007.869.341
TK 154.02
1.007.869.341
1.007.869.341
1.007.869.341
292.788.859
292.788.859
292.788.859
TK 3383
292.788.859
TK 3384
50.674.995
50.674.995
50.674.995
50.674.995
22.522.220
22.522.220
22.522.220
22.522.220
22.522.220
22.522.220
130.000.000
130.000.000
130.000.000
TK 3382
22.522.220
TK 3389
22.522.220
TK 3351
130.000.000
1.526.377.635
1.526.377.635
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4.8 Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Kế toán theo dõi ở sổ chi tiết tài khoản 622 (xem phụ lục 4); sổ cái tài
khoản 622 (xem phụ lục 5).
4.1.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
a. Chứng từ, sổ sách kế toán
58
- Chi phí sản xuất chung là chi phí phục vụ và quản lý toàn phân xưởng.
Bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao
TSCĐ dùng cho phân xưởng…
- Chứng từ: Phiếu chi, phiếu tạm ứng, bảng thanh toán tiền lương phân
xưởng, bảng trích khấu hao TSCĐ, bảng phân bổ CCDC…
- Sổ sách kế toán: Sổ cái tài khoản 627.
- Tài khoản sử dụng:
TK 6271.01: Chi phí nhân viên phân xưởng.
TK 6271.02: Chi phí tiền ăn
TK 6271.03: Chi phí bao bì sản xuất chung
TK 6272.01: Chi phí tiền điện sản xuất
TK 6273.01: Chi phí bảo hộ lao động
TK 6273.02: Chi phí cân, kết, dao…
TK 6273.03: Chi phí hóa chất tẩy rửa
TK 6273.04 : Chi phí túi PE.
TK 6274.01: Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6274.02: Chi phí phân bổ dài hạn
TK 6274.03: Chi phí phân bổ ngắn hạn
TK 6277.03: Chi phí sửa chữa phân xưởng
TK 6277.04: Chi phí vận hành, bảo trì máy móc thiết bị
TB 6277.05: Chi phí vi sinh
b. Luân chuyển chứng từ
- Với các loại chi phí liên quan đến nguyên vật liệu phụ, lương nhân viên
phân xưởng thì quá trình luân chuyển chứng từ giống như quá trình luân chuyển
chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
- Với các loại chi phí dịch vụ mua ngoài quá trình luân chuyển chứng từ
như sau:
Sau khi nhận được hóa đơn thanh toán của nhà cung cấp, kế toán thanh
toán sẽ lập phiếu chi thành 2 liên và gởi cho kế toán trưởng ký xác nhận.
Sau khi, kế toán trưởng xét duyệt, những phiếu chi đó sẽ được chuyển đến
phòng giám đốc ký tên, đóng dấu và chuyển liên 1 của phiếu chi về phòng kế
toán để ghi nhận, lưu trữ, tính toán giá thành vào cuối tháng; liên 2 của phiếu chi
sẽ được chuyển đến thủ quỹ để xử lý.
59
Thủ quỹ sau khi nhận được liên 2 của phiếu chi đã xét duyệt của kế toán
trưởng và giám đốc, sẽ tiến hành ký tên, chi tiền, lưu trữ liên 2 của phiếu chi để
làm căn cứ ghi sổ quỹ và kiểm tra sau này.
60
KẾ TOÁN THANH TOÁN
GIÁM ĐỐC
2
Bắt đầu
Nhà cung
cấp
KẾ TOÁN TRƯỞNG
THỦ QUỸ
2
Phiếu chi
(1)
B
Phiếu chi
xét duyệt
(1)
Hóa đơn bán
hàng
Phiếu chi xét
duyệt, đóng
dấu (1)
Xét duyệt
Ký tên,
đóng dấu
Lập phiếu chi
Ký xác nhận,
chi tiền
2
Hóa đơn bán
hàng
2
Phiếu chi
(1)
2
Phiếu chi
xét duyệt
(1)
Phiếu chi xét
duyệt , đóng dấu
(1)
Phiếu chi xét
duyệt, đóng
dấu (1)
N
Kết thúc
KT
B
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4.9 Lưu đồ luân chuyển chứng từ chi phí sản xuất chung.
61
N
c. Các nghiệp vụ phát sinh – kế toán chi tiết
Chi phí nhân viên phân xưởng (TK6271.01):
Ngày 16/5, kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân phân
xưởng với số tiền 50.000.000 đồng, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 6271.01
Có TK 3351
50.000.000
50.000.000
Ngày 30/5/2014, phát sinh chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng với số
tiền 503.822.740, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6271.01
Có TK 3341
503.822.740
503.822.740
Tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo quy định:
Nợ TK 6271.01
120.917.458
Nợ TK 3341
52.901.388
Có TK 3383
130.993.912
Có TK 3384
22.672.024
Có TK 3382
10.076.455
Có TK 3389
10.076.455
Cuối tháng, kế toán kết chuyển sang tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
674.740.198
674.740.198
Chi phí tiền ăn (TK 6271.02):
Ngày 12/5, xuất phiếu chi PC122014 thanh toán tiền ăn cho bộ phận nhân
viên phân xưởng với số tiền 280.000 đồng. Kế toán tiến hành hạch toán:
Nợ TK 6271.02
Có TK 1111
280.000
280.000
Ngày 16/5, công ty trích trước tiền ăn cho bộ phận phân xưởng với số tiền
116.802.000, kế toán ghi nhận:
Nợ TK 6271.02
Có TK 3355
116.802.000
116.802.000
Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển sang tài khoản giá thành:
Nợ TK 154.02
117.082.000
62
Có TK 627
117.082.000
Chi phí bao bì (TK 6271.03):
Ngày 5/5, xuất bao bì dùng cho phân xưởng trị giá xuất kho là 173.880.833
đồng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6271.03
Có TK 1531
173.880.833
173.880.833
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí này vào tài khoản chi phí tính giá
thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
2.473.880.833
2.473.880.833
Chi phí tiền điện sản xuất (TK 6272.01):
Trong tháng 5/2014, chi phí tiền điện phát sinh tại công ty là 17.850.620
đồng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6272.01
Có TK 331
413.569.698
413.569.698
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí này vào tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
413.569.698
413.569.698
Chi phí bảo hộ lao động (TK 6273.01):
Ngày 9/5, công ty xuất phiếu chi PC092014 để thanh toán tiền mua dụng
cụ, quần áo bảo hộ lao động cho nhân viên phân xưởng với số tiền 12.859.715
đồng, sau khi kiểm tra đã trực tiếp sử dụng, kế toán định khoản:
Nợ TK 6273.01
Có TK 1111
12.859.715
12.859.715
Cuối tháng, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí bảo hộ lao động sang tài
khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
12.859.715
12.859.715
Chứng từ kèm theo:
63
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, Vĩnh Long
Mẫu số: 02 – TT
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ – BTC)
PHIẾU CHI
Ngày 9 tháng 5 năm 2014
Quyển số: 02
Số: PC092014
Nợ TK 6273.01
Có TK 1111
Họ tên người nhận tiền: Công ty CP. Nguyên Gia Phát
Địa chỉ: Thành phố Hồ Chí Minh
Lý do chi tiền: Thanh toán tiền mua bảo hộ lao động
Số tiền: 12.859.715
Viết bằng chữ: Mười hai triệu tám trăm năm mươi chín ngàn bảy trăm mười lăm
đồng chẵn.
Kèm theo: Phiếu mua hàng.
Ngày 9 tháng 5 năm 2014
Người nhận tiền
(ký, họ tên)
Người lập
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
Thủ quỹ
(ký, họ tên)
Giám đốc
(ký, họ tên)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4.10 Phiếu chi ngày 9 tháng 5 năm 2014.
Chi phí cân, kết, dao…(TK 6273.02):
Ngày 12/5, công ty chuyển khoản thanh toán tiền mua hàng: cân điện tử,
kết, dao inox,…của công ty Vạn Phú với số tiền 25.594.133 đồng, sau khi kiểm
kê, quản lý phân xưởng tiến hành đưa vào từng phân xưởng sử dụng không qua
nhập kho. Kế toán định khoản:
Nợ TK 6273.02
Có TK 1111
25.594.133
25.594.133
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí này sang tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
25.594.133
25.594.133
Chi phí hóa chất tẩy rửa (TK 6273.03):
64
Trong tháng 5/2014, tổng chi phí hóa chất tẩy rửa phát sinh là 60.819.234
đồng.
Định khoản:
Nợ TK 6273.03
60.819.234
Có TK 152.02 60.819.234
Cuối tháng, kết chuyển sang tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
60.819.234
60.819.234
Chi phí túi PE (TK 6274.04):
Trong tháng 5/2014, công ty xuất kho túi PE để sử dụng tại phân xưởng,
tổng chi phí phát sinh như sau : T 18 x 33 : 235.440.000 đồng ; T 18 x 45 :
252.760.000 đồng ; T 20 x 36 : 313.600.000 đồng ; T 22 x 38 : 48.200.000 đồng.
Định khoản :
Nợ TK 6274.04
Có TK 1531
350.000.000
350.000.000
Cuối tháng, kết chuyển sang tài khoản tính giá thành :
Nợ TK 154.02
Có TK 627
350.000.000
350.000.000
Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK6274.01):
Ngày 26/5/2014, công ty phát sinh 2 khoản trích khấu hao TSCĐ: Hao mòn
máy móc thiết bị với số tiền 253.212.325 đồng; hao mòn phương tiện vận tải,
thiết bị truyền dẫn với số tiền 3.752.946 đồng. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 6274.01
256.965.271
Có TK 2141.02
253.212.325
Có TK 2141.03
3.752.946
Cuối tháng, kế toán kết chuyển sang tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
256.965.271
256.965.271
Chi phí phân bổ dài hạn (TK 6274.02):
Ngày 28/5/2014, công ty phát sinh chi phí phân bổ dài hạn: CCDC chờ
phân bổ: 691.591 đồng; chi phí bằng tiền chờ phân bổ: 36.147.519 đồng. Kế toán
hạch toán như sau:
65
Nợ TK 6274.02
36.839.110
Có TK 2421.01
691.591
Có TK 2422.01
36.147.519
Cuối tháng, kế toán kết chuyển sang tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
36.839.110
36.839.110
Chi phí phân bổ ngắn hạn (TK 6274.04):
Ngày 28/5/2014, công ty phân bổ CCDC ngắn hạn với số tiền 2.572.605
đồng, kế toán hạch toán:
Nợ TK 6274.04
2.572.605
Có TK 142.01 2.572.605
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí sang tài khoản tính giá thành:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
2.572.605
2.572.605
Chi phí sửa chữa phân xưởng (TK 6277.03):
Ngày 15/5, công ty sửa băng chuyền trong phân xưởng với số tiền
6.273.464 đồng, chưa thanh toán cho thợ sửa. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 6277.03
Có TK 3311
6.273.464
6.273.464
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí như sau:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
6.273.464
6.273.464
Chi phí vận hành, bảo trì máy móc thiết bị (TK 6277.04):
Ngày 16/5/2014, công ty phát sinh khoản chi phí vận hành hệ thống với số
tiền 64.224.881 đồng; chi phí bảo trì hệ thống thiết bị: 16.970.000 đồng, chưa
thanh toán cho đơn vị sửa chữa. Kế toán định khoản:
Nợ TK 6277.04
Có TK 3311
81.194.881
81.194.881
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
81.194.881
81.194.881
66
Chi phí vi sinh (TK 6277.05):
Ngày 20/5, công ty chi trả tiền vi sinh bằng chuyển khoản với số tiền
18.583.000 đồng, số còn lại 20.866.000 chưa thanh toán cho nhà cung cấp. Kế
toán hạch toán :
Nợ TK 6277.05
39.449.000
Có TK 1111
18.583.000
Có TK 3311
20.866.000
Cuối tháng, kế toán kết chuyển chi phí :
Nợ TK 154.02
Có TK 627
39.449.000
39.449.000
67
d. Thực hiện kế toán tổng hợp
450.921.352
TK 154.02
TK 627
TK 334
450.921.352
450.921.352
450.921.352
173.818.846
173.818.846
173.818.846
166.802.000
166.802.000
166.802.000
13.139.715
13.139.715
13.139.715
TK 338
173.818.846
TK 335
166.802.000
TK 111
13.139.715
TK 152.02
2.360.819.234
2.360.819.234
2.360.819.234
2.360.819.234
TK 153
523.880.833
523.880.833
523.880.833
523.880.833
TK 331
521.904.043
521.904.043
521.904.043
521.904.043
256.965.271
256.965.271
256.965.271
TK 214
256.965.271
TK 242
36.839.110
36.839.110
4.549.267.537
68
36.839.110
4.549.267.537
36.839.110
TK 142
TK 154.02
TK 627
2.572.605
2.572.605
2.572.605
2.572.605
TK 112
44.177.133
44.177.133
44.177.133
46.749.738
46.749.738
44.177.133
4.551.840.142
4.551.840.142
(Nguồn : Phòng kế toán)
Hình 4.11 Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất chung
Sổ sách: Sổ cái tài khoản 627 (xem phụ lục 6).
4.1.2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Cuối tháng, trên cơ sở các chi phí sản xuất đã phát sinh, kế toán tập hợp chi
phí vào tài khoản 154 để tính giá thành sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nợ TK 154.02
Có TK 621
23.461.319.170
23.461.319.170
Chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 154.02
Có TK 622
1.526.377.635
1.526.377.635
Chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 154.02
Có TK 627
4.551.840.142
4.551.840.142
Sổ sách: Sổ cái tài khoản 154.02 (phụ lục 7).
4.1.3 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang
Do đặc điểm sản xuất quy trình sản xuất cá tra của công ty là nguyên liệu
được đưa vào liên tục để sản xuất cho đến khi tạo ra được thành phẩm, không có
sản phẩm dở dang cuối kỳ. Cho nên, khi tính giá thành sản phẩm, kế toán không
kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
69
4.1.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm
Cuối tháng, thủ kho lập bảng tổng hợp hàng hóa hoàn thành nhập kho gởi
cho kế toán giá thành.
Kế toán giá thành dựa vào bảng này kết hợp với những chi phí sản xuất phát
sinh đã vừa kết chuyển xong sẽ lập bảng tính giá thành làm 2 liên, chuyển cho kế
toán trưởng xét duyệt.
Sau khi duyệt, liên 1 của bảng tính giá thành sẽ được chuyển lại nơi kế toán
tổng hợp (kế toán giá thành) lưu trữ. Liên 2 của bảng tính giá thành xét duyệt sẽ
được chuyển cho kế toán kho ghi sổ theo dõi việc nhập, xuất thành phẩm, ghi
nhận giá trị xuất kho thành phẩm.
70
THỦ KHO
KẾ TOÁN TRƯỞNG
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
2
Bảng tổng hợp nhập
kho thành phẩm
Bắt đầu
Bảng tính giá
thành đã
duyệt (2)
Bảng
tính giá
thành (1)
Bảng tổng hợp nhập
kho thành phẩm
Lập bảng
tính giá thành
Bảng tổng hợp
nhập kho thành
phẩm
KẾ TOÁN KHO
Ghi sổ theo dõi
thành phẩm
Kiểm tra,
phê duyệt
2
2
Bảng
tính giá
thành (1)
Bảng tính giá
thành đã duyệt
(1)
Bảng tính giá
thành đã
duyệt (2)
N
Bảng tính giá
thành đã duyệt (1)
N
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4.12 Lưu đồ luân chuyển chứng từ tính gián thành sản phẩm.
71
Sổ kế
toán
Kết thúc
Trong tháng 5/2014, sau quá trình sản xuất ngày 31/5, kế toán tính được giá
trị phế phẩm thu hồi được trong quá trình sản xuất là 516.469.171 đồng và số phế
phẩm này được nhập kho. Kế toán hạch toán:
Nợ TK 1528
516.264.288
Có TK 154.02 516.264.288
Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm như sau:
TK 621
23.461.319.170
TK 154.02
23.461.319.170
TK 152.08
516.264.288
TK 622
1.526.377.635
516.264.288
TK 155.02
1.526.377.635
29.023.272.660
29.023.272.660
TK 627
4.551.840.142
4.551.840.142
29.539.536.950
29.539.536.950
(Nguồn: Phòng kế toán)
Hình 4.13 Sơ đồ tính giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm chung trong tháng 5/2014 :29.023.272.660 đồng.
Công ty áp dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm. Lý do để
công ty chọn phương pháp này là: trong cùng một quy trình sản xuất tạo ra đồng
thời nhiều loại sản phẩm chính như cá dè, cá nguyên con, cá tém mỡ… vì vậy
không thể theo dõi chi tiết từng mặt hàng được.
Việc tính giá thành theo phương pháp hệ số cần một sản phẩm làm sản
phẩm chuẩn (hệ số 1) để quy đổi ra các hệ số cho các sản phẩm còn lại. Trong
tháng 5/2014, cá tém mỡ được chọn làm sản phẩm chuẩn. Dựa vào giá bán sản
phẩm tháng 4/2015, công ty tính được hệ số các sản phẩm như sau:
72
Bảng 4.3 Bảng hệ số tính giá thành tháng 5/2014.
Giá bán (đ/kg)
Tên hàng
Hệ số quy đổi
Cá dè
39.912
0,93
Cá nguyên con
38.058
0,89
Cá tém mỡ
42.996
1,00
Cá thịt trắng
54.574
1,27
Cá thịt trắng dạt
47.519
1,10
(Nguồn: Phòng kế toán)
Quy ra sản phẩm chuẩn nhập kho:
Tổng số SP chuẩn =∑(số lượng từng loại SP hoàn thành trong kỳ * hế số quy
đổi)
Bảng 4.4 Bảng số lượng sản phẩm nhập kho tháng 5/2014.
Tên sản phẩm
Số lượng thực tế
nhập kho (kg)
Cá dè
Cá nguyên con
Cá tém mỡ
Cá thịt trắng
Cá thịt trắng dạt
CỘNG
Hệ số quy đổi
Số lượng sản phẩm
chuẩn
212.678,6
0,93
197.791,10
35.473
0,89
31.570,97
20.948,5
1,00
20.948,50
382.843,1
1,27
486.210,74
8.219,47
1,10
9.041,42
660.162,67
745.562,73
(Nguồn: Phòng kế toán)
Tổng giá thành sản phẩm chuẩn = 29.023.272.660 (đồng).
Giá thành
đơn vị SP
chuẩn
Tổng giá thành SP
chuẩn
=
29.023.272.660
=
Số lượng SP chuẩn
=
38.928,01
745.562,73
Sau đó, ta tính được tổng giá thành, giá thành đơn vị từng loại sản phẩm
nhập kho. Theo công thức sau:
Giá thành đơn vị SP X = Giá thành đơn vị SP chuẩn * Hệ số quy đổi của X
73
Tổng giá thành SP X = Giá thành đơn vị SP X * Số lượng SP X nhập kho
Cuối tháng, nhập kho thành phẩm, kế toán định khoản:
Nợ TK 155.02
Có TK 154.02
29.023.272.660
29.023.272.660
Sỏ sách: Sổ cái tài khoản 155 (phụ lục 8).
74
Bảng 4.5 Bảng giá thành sản phẩm tháng 5/2014.
Tên SP
Mã số
Số lượng thực tế
nhập kho (kg)
Hệ số quy đổi
Số lượng sản
phẩm chuẩn (kg)
Giá thành đơn vị
(đ/kg)
Tổng giá thành
SP (đồng)
Cá dè
TP.CA002
212.678,60
0,93
197.791,10
36.203,05
7.699.613.990
Cá nguyên con
TP.CA004
35.473,00
0,89
31.570,97
34.645,93
1.228.995.075
Cá tém mỡ
TP.CA003
20.948,50
1,00
20.948,50
38.928,01
815.483.412
Cá thịt trắng
TP.CA001
382.843,10
1,27
486.210,74
49.438,57
18.927.215.400
Cá thịt trắng dạt
TP.CA008
8.219,47
1,10
9.041,42
42.820,81
351.964.363
CỘNG
660.162,67
745.562,73
(Nguồn: Phòng kế toán)
75
29.023.272.660
4.2 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Mục đích của việc phân tích biến động giá thành sản phẩm là nhằm đánh
giá sự biến động chung của giá thành, đồng thời đánh giá biến động của từng
khoản mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm nhằm tìm ra nguyên nhân của
sự biến động, đề ra giải pháp giúp công ty giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản
phẩm.
Trong giai đoạn 2011 – 2013, công ty sản xuất chủ yếu 6 loại sản phẩm, tuy
nhiên trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chỉ tìm hiểu biến động của 2 sản phẩm
thường chiểm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số sản phẩm sản xuất của công ty đó là
sản phẩm cá dè và cá thịt trắng.
4.2.1 Phân tích chung
76
Bảng 4.6 Tình hình giá thành cá dè, cá thịt trắng qua các năm.
TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH CÁ DÈ
Khoản mục
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 – 2011
Tuyệt đối
Tổng chi phí sản xuất
55.707
99.567
Tương đối
(%)
Chênh lệch năm 2013 – 2012
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
111.489
43.860
78,73
11.922
11,97
2.785.090,91 3.069.208,53
1.204.924,74
76,25
284.117,62
10,20
496
1,40
575
1,60
(triệu đồng)
Sản lượng (kg)
Giá thành đơn vị (đồng/kg)
1.580.161,12
35.254
35.750
36.325
TÌNH HÌNH GIÁ THÀNH CÁ THỊT TRẮNG
Khoản mục
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Chênh lệch năm 2012 – 2011
Tuyệt đối
Tổng chi phí sản xuất
96.743
113.144
Tương đối
(%)
Chênh lệch năm 2013 – 2012
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
151.511
16.401
16,95
38.367
33,91
2.314.256,49 3.077.615,28
320.377,68
16,10
763.358,79
32,98
370
0,76
340
0,70
(triệu đồng)
Sản lượng (kg)
Giá thành đơn vị (đồng/kg)
1.993.878,81
48.520
48.890
49.230
(Nguồn: Phòng kế toán)
77
Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng, tổng chi phí sản xuất, sản lượng thành
phẩm, giá thành đơn vị sản phẩm có xu hướng tăng qua các năm.
Giá thành đơn vị của cá dè tăng lần lượt là 1,40%; 1,60%, giá thành đơn vị
sản phẩm cá thịt trắng tăng lần lượt 0,76%; 0,70%. Tổng chi phí sản xuất và số
lượng sản phẩm tăng khá mạnh qua các năm nhưng do sản lượng sản xuất qua
các năm tăng với tốc độ chậm hơn nên làm cho giá thành có xu hướng tăng.
Để đánh giá chính xác hơn nguyên nhân của của sự biến động này, ta sẽ
nghiên cứu sự biến động của từng khoản mục chi phí cấu thành giá thành sản
phẩm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản
xuất chung.
4.2.2 Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản
xuất nên biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng lớn đến biến động
giá thành sản phẩm.
Bảng 4.7 Chi phí nguyên vật liệu chính sản xuất cá dè.
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Số lượng sản
phẩm (kg)
1.580.161,12
2.785.090,91
3.069.208,53
Mức tiêu hao
NVL (kg)
1,47
1,41
1,40
Đơn giá NVL
(đ/kg)
22.500
22.700
23.000
(Nguồn: Phòng kế toán)
Dựa theo phương pháp thay thế liên hoàn, ta xác định mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố như sau:
Biến động giữa năm 2012 với năm 2011:
Nhân tố sản lượng sản phẩm (Δa):
Δa = a12b11c11 – a11b11c11 = (2.785.090,91 x 1,47 x 22.500) – (1.580.161,12
x 1,47 x 22.500) = 39.853.052.800 đồng.
Nhân tố mức tiêu hao NVL (Δb):
Δb = a12b12c11 – a12b11c11 = (2.785.090,91 x 1,41 x 22.500) – (2.785.090,91
x 1,47 x 22.500) = -3.759.872.729 đồng.
Nhân tố đơn giá NVL (Δc):
78
Δc = a12b12c12 – a12b12c11 = (2.785.090,91 x 1,41 x 22.700) – (2.785.090,91
x 1,41 x 22.500) = 785.395.637 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng:
ΔQ = Δa + Δb + Δc = 39.853.052.800 + (3.759.872.729) + 785.395.637 =
36.878.575.710 đồng.
Tương tự, ta tính được biến động các nhân tố giữa năm 2013 so với
năm 2012 như sau:
Nhân tố số lượng sản phẩm: Δa = 9.093.752.663 đồng.
Nhân tố mức tiêu hao NVL: Δb = -696.710.336 đồng.
Nhân tố đơn giá NVL: Δc = 1.289.067.583 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng: ΔQ = 9.686.109.910 đồng.
Bảng 4.8 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chi phí NVL chính (cá dè).
ĐVT: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Biến động 2012 – 2011
Biến động 2013 – 2012
Nhân tố số lượng SP
39.853
9.093
Nhân tố mức tiêu hao NVL
(3.759)
(696)
785
1.289
36.878
9.686
Nhân tố đơn giá NVL
Tổng cộng
Nguyên nhân của sự biến động năm 2012 so với năm 2011:
Biến động nhân tố số lượng sản phẩm: năm 2012 tăng 39.853 triệu đồng so
với năm 2011 là nguyên nhân chính làm cho giá thành tăng 36.878 triệu đồng so
với năm 2011. Do công ty sản xuất chủ yếu dựa theo yêu cầu, tình hình kinh tế
thế giới, thị trường trong và ngoài nước nên tác động rất lớn đến sản lượng sản
xuất ra trong năm, mặc dù năm 2012 nền kinh tế thế giới có nhiều biến động
nhưng công ty đã tích cực trong việc tìm kiếm đơn đặt hàng đối với mặt hàng cá
dè nên vẫn giữ mức tiêu thụ ổn định, nhưng tiêu thụ chủ yếu là thị trường nội địa.
Biến động nhân tố mức tiêu hao NVL: năm 2012 giảm 3.759 triệu đồng so
với năm 2011, tương ứng mức tiêu hao thay đổi từ 1,47 kg NVL/kg thành phẩm
xuống 1,41 kg NVL/kg thành phẩm do công ty nổ lực trong việc kiểm soát chặt
chẽ chất lượng NVL đầu vào, dây chuyền sản xuất làm việc ổn định đồng thời
tay nghề công nhân sản xuất thuần thục, chứng tỏ công ty quan tâm đền việc tiết
kiệm NVL, hạ giá thành sản phẩm.
79
Biến động nhân tố đơn giá NVL: năm 2012 tăng 785 triệu đồng so với năm
2011, công ty đã ít nhiều làm chủ được nguồn nguyên liệu bằng việc ký hợp
đồng bao tiêu cá tra đầu ra với các cơ sở nuôi trồng cá tra, chính vì thế, mặc dù
trong năm giá cá tra nguyên liệu có xu hướng tăng cao, nhưng bằng các biện
pháp của mình, công ty đã điều chỉnh đơn giá nguồn nguyên liệu đầu vào của
công ty nhưng đơn giá cá tra nguyên liệu vẫn cao hơn năm 2011
Nguyên nhân của sự biến động năm 2013 so với năm 2012:
Biến động nhân tố số lượng sản phẩm: năm 2013 tăng 9.093 triệu đồng so
với năm 2012, do tình hình khủng hoảng kinh tế dần được khắc phục, tình hình
tiêu thụ cá tra fillet dần được ổn định trở lại nhưng công ty vẫn tiêu thụ ở thị
trường nội địa là chủ yếu.
Biến động nhân tố mức tiêu hao NVL: năm 2013 giảm 696 triệu đồng so
với năm 2012, tương ứng mức tiêu hao từ 1,41 kg NVL/kg thành phẩm xuống
1,40 kg NVL/kg thành phẩm, góp phần hạ giá thành sản phẩm trong kỳ sản xuất.
Biến động nhân tố đơn giá NVL: năm 2013 tăng 1.289 triệu đồng so với
năm 2012, do năm 2013 là năm giá cá tra nguyên liệu có nhiều biến động. Nhiều
hộ nuôi trồng phải “treo ao” do sản xuất thua lỗ trong thời gian dài, khi cá tra
tăng cao thì không có để bán, nguyên liệu khan hiếm vì thế làm giá nguyên liệu
tăng trong năm 2013. Mặc dù, công ty luôn chú trọng đến giá cả cá tra nguyên
liệu, nhưng giá cả biến động làm công ty khó kiểm soát và điều chỉnh kịp thời
nhân tố này.
Bảng 4.9 Chi phí nguyên vật liệu chính sản xuất cá thịt trắng.
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Số lượng sản
phẩm (kg)
1.993.878,81
2.314.256,49
3.077.615,28
Mức tiêu hao
NVL (kg)
2,25
2,21
2,19
Đơn giá NVL
(đ/kg)
22.500
22.700
23.000
(Nguồn: Phòng kế toán)
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn, ta xác định mức độ ảnh hưởng
các nhân tố cấu thành giá thành sản phẩm như sau:
80
Bảng 4.10 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố chi phí NVL chính (cá thịt trắng).
ĐVT: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Biến động 2012 – 2011
Biến động 2013 – 2012
Nhân tố số lượng SP
16.219
38.295
Nhân tố mức tiêu hao NVL
(2.082)
(1.397)
Nhân tố đơn giá NVL
1.022
2.021
Tổng cộng
15.159
38.920
Năm 2012, tổng biến động tăng 15.159 triệu đồng so với năm 2011, trong
đó, nhân tố số lượng sản phẩm tăng 16.219 triệu đồng, nhân tố mức tiêu hao
NVL giảm 2.082 triệu đồng, nhân tố đơn giá NVL tăng 1.022 triệu đồng, tương
tự như đã phân tích tình hình biến động chi phí NVL chính sản xuất cá dè, những
nhân tố những nhân tố của chi phí NVL chính sản xuất cá thịt trắng cũng biến
động bởi những yếu tố của thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu chế biến.
Năm 2013, tổng biến động tăng 38.920 triệu đồng so với năm 2012, trong
đó, ta thấy rằng nhân tố mức tiêu hao NVL giảm 1.397 triệu đồng, chứng tỏ công
ty ngày càng quan tâm thích đáng đến vấn đề tiết kiệm nguyên vật liệu.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 – 2013, công ty có những chính sách hiệu
quả để hạ giá thành, trong đó, nhân tố mức tiêu hao NVL được kiểm soát tốt
nhất, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất, công ty cần phát huy hơn nữa góp phần hạ
giá thành trong giai đoạn tới. Nhân tố số lượng sản phẩm tăng qua các năm, điều
này ít nhiều tác động đến giá thành, số lượng sản xuất tăng dẫn đến chi phí cũng
tăng qua các năm, công ty cần có những chính sách tiết kiệm hiệu quả hơn nữa,
nhằm giảm mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm đến biến động giá
thành. Nhân tố đơn giá NVL có nhiều biến động nhất, mặc dù công ty thực hiện
các biến pháp làm chủ nguồn nguyên liệu đầu vào nhưng do tình trạng khan hiếm
nguyên liệu, cũng như thu lỗ kéo dài trong nhiều năm dẫn đến các hộ nuôi trồng
cá tra phải “treo ao” hoặc chuyển sang nuôi trồng loại khác, dẫn đến giá cá tra
nguyên liệu tăng nhanh trong những đợt “sốt” hàng. Công ty cần quan tâm hơn
về nhân tố đơn giá NVL tránh ảnh hưởng giá thành, tác động đến hiệu quả kinh
doanh khi nhân tố này biến động khó kiểm soát.
4.2.3 Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp
81
Bảng 4.11 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cá dè.
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Số lượng sản
phẩm (kg)
1.580.161,12
2.785.090,91
3.069.208,53
Chi phí nhân
công/sp
(đồng/kg)
1.640
1.750
1.950
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng 4.12 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chi phí NCTT sản xuất cá dè
ĐVT: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Biến động 2012 – 2011
Biến động 2013 – 2012
Nhân tố số lượng SP
1.976
497
Nhân tố chi phí nhân
công /sp
306
613
2.282
1.110
Tổng cộng
Dựa vào bảng số liệu trên, ta thấy rằng, chi phí nhân công năm 2012 tăng
2.282 triệu đồng, trong đó, nhân tố số lượng sản phẩm tăng 1.976 triệu đồng,
nhân tố chi phí nhân công/ 1 kg sản phẩm tăng 306 triệu đồng, do sản xuất nhiều
sản phẩm nên làm cho chi phí nhân công tăng lên, đồng thời, do công ty tăng tiền
lương thành phẩm cho công nhân nên làm cho chi phí nhân công tăng cao. Chi
phí nhân công năm 2013 tăng 1.110 triệu đồng, trong đó, nhân tố số lượng sản
phẩm làm chi phí tăng 497 triệu đồng, đơn giá nhân công tăng 613 triệu đồng,
nguyên nhân là do vào năm 2013, Nhà nước thay đổi hệ số lương cơ bản, mức
lương cơ bản từ 1.050.000 đ/tháng thành 1.150.000 đ/tháng, chính vì vậy, công
ty cũng thay đổi mức lương chi trả cho cả công nhân trả lương theo sản phẩm và
theo hệ số, vì vậy làm cho chi phí nhân công biến động.
Tiếp theo là tình hình biến động chi phí nhân công sản xuất cá thịt trắng.
82
Bảng 4.13 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất cá thịt trắng.
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Số lượng sản
phẩm (kg)
1.993.878,81
2.314.256,49
3.077.615,28
Chi phí nhân
công/sp
(đồng/kg)
2.200
2.245
2.350
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng 4.14 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chi phí NCTT (cá thịt trắng).
ĐVT: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Biến động 2012 – 2011
Biến động 2013 – 2012
Nhân tố số lượng SP
704
1.713
Nhân tố chi phí nhân
công/sp
104
323
Tổng cộng
808
2.036
Tương tự như sản xuất cá dè, chi phí nhân công sản xuất cá thịt trắng cũng
biến động qua các năm, nhìn chung nhân tố số lượng sản phẩm tăng làm cho chi
phí nhân công trong năm cũng tăng, những chính sách tiền lương trong năm 2013
tác động đến sự biến động chi phí này theo chiều hướng tăng lên. Công ty cần có
những chính sách hiệu quả hơn nữa để tiết kiệm chi phí nhân công, công nghệ
hóa quá trình sản xuất góp phần hạ giá thành sản phẩm.
4.2.4 Phân tích biến động chi phí sản xuất chung.
83
Bảng 4.15 Chi phí sản xuất chung cá dè.
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Số lượng sản
phẩm (kg)
1.580.161,12
Chi phí sản
xuất chung
(triệu đồng)
6.361
14.141
CP.SXC/sp
(đ/kg)
4.025,54
5.067,83
Năm 2013
Chênh
lệch năm
2012/2011
Chênh
lệch năm
2013/2012
76,25
10,20
16.191
122,3
14,50
5.275,55
25,89
4,10
Chênh
lệch năm
2012/2011
Chênh
lệch năm
2013/2012
16,10
32,98
2.785.090,91 3.069.208,53
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng 4.16 Chi phí sản xuất chung cá thịt trắng.
Chỉ tiêu
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Số lượng sản
phẩm (kg)
1.993.878,81
Chi phí sản
xuất chung
(triệu đồng)
13.250
15.610
21.423
17,80
37,24
CP.SXC/sp
(đ/kg)
6.645,81
6.745,3
6.961
1,50
3,20
2.314.256,49 3.077.615,28
(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ bảng số liệu, ta thấy chi phí sản xuất chung tăng qua các năm, do số
lượng sản xuất tăng qua các năm nên chi phí sản xuất chung khả biến sẽ tăng tỷ
lệ thuận với số lượng sản phẩm nhưng với chi phí sản xuất chung bất biến vẫn sẽ
tốn chi phí như nhau mặc dù sản phẩm thay đổi, nhìn chung, chi phí sản xuất
chung đơn vị tăng qua các năm do tốc độ tăng của số lượng sản xuất chậm hơn
tốc độ tăng chi phí sản xuất chung làm cho chi phí sản xuất chung đơn vị tăng
qua các năm.
Tuy công ty có nhiều chính sách cắt giảm chi phí nhưng những năm gần
đây, chi phí điện, gas, dầu nhớt, vật liệu bao bì tăng làm cho chi phí sản xuất
chung tăng, hơn thế nữa, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nhà máy
sản xuất chưa hoạt động hết công suất, công ty cần quan tâm, điều chỉnh hợp lý
các chi phí này để góp phần hạ giá thành.
84
Nhìn chung, các khoản mục chi phí sản xuất của công ty tăng qua các năm,
có thể lý giải như sau: Do giá cả cá tra nguyên liệu biến động theo chiều hướng
tăng nhanh khó kiểm soát; chi phí lương nhân công trực tiếp tăng; chi phí sản
xuất chung cũng tăng khá mạnh qua các năm, làm cho giá thành sản xuất có xu
hướng tăng qua các năm. Công ty cần có những chính sách hợp lý hơn nữa để
kiểm soát chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm trong những năm kinh tế biến
động sắp tới.
4.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT – TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN HÙNG VƯƠNG VĨNH LONG
4.3.1 Ưu điểm
4.3.1.1 Về thực hiện chế độ kế toán
- Bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức
tập trung. Theo mô hình này, thông tin sẽ được cung cấp kịp thời, đầy đủ cho nhà
quản lý, các cơ quan chức năng. Ngoài ra, nhân viên phòng kế toán đã được qua
đào tạo chuyên môn, có kinh nghiệm và thường xuyên được công ty tạo điều kiện
tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn. Môi trường làm việc khá tốt,
mỗi kế toán viên được trang bị máy tính riêng với sự hỗ trợ của các phần mềm kế
toán, cũng như trang thiết bị hiện đại giúp cho kế toán hoàn thành tốt, kịp thời
nhiệm vụ được giao.
- Chứng từ: Công ty đã vận dụng tương đối đầy đủ các loại chứng từ phù
hợp mà quy chế Bộ tài chính ban hành. Tất cả chứng từ phát sinh tại công ty
được lập bởi những người có trách nhiệm, được xét duyệt bởi những người có
thẩm quyền và được luân chuyển theo trình tự đã qui định theo sự giám sát của
kế toán trưởng, sau cùng được lưu trữ cẩn thận, bảo mật nhằm đảm bảo tốt nhất
cho việc xử lý, ghi nhận số liệu kế toán, đồng thời đáp ứng kịp thời cho công tác
kiểm tra, kiểm soát khi có nhu cầu.
- Sổ sách: Công ty thực hiện đúng chế độ sổ sách kế toán do Nhà nước quy
định. Phương pháp ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung phù hợp với quy
mô cũng như đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
4.3.1.2 Về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành tại
công ty
- Căn cứ vào tình hình thực tế về đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản
xuất sản phẩm, công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp hệ
số, việc xác định như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp
chi phí sản xuất – tính giá thành tại công ty được kịp thời, nhanh chóng, cung cấp
thông tin cho lãnh đạo trong công tác quản lý chi phí sản xuất – tính giá thành
85
sản phẩm được hiệu quả, ngoài ra, có thể kiểm soát chi phí nguyên vật liệu, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh, từ đó, có hướng điều
chỉnh thích hợp cho mỗi kỳ kế toán để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
- Công tác kế toán giá thành được thực hiện đều đặn, đảm bảo đúng nguyên
tắc, luôn bám sát và phản ánh thực tế chi phí của quá trình sản xuất, sự thay đổi
giá thành một cách kịp thời.
4.3.2 Khuyết điểm
4.3.2.1 Về thực hiện chế độ kế toán
- Bộ máy kế toán: Một kế toán viên kiêm nhiệm quá nhiều phần hành kế
toán, như vậy sẽ thiếu sự khách quan, thiếu tính chuyên môn và kịp thời trong
công việc.
- Công ty thiếu bộ phận kế toán quản trị riêng biệt để hỗ trợ, cung cấp thông
tin cho nhà quản trị và đề ra kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh trong
tương lai.
- Kế toán công ty chủ yếu thực hiện công tác kế toán trên phần mềm Excel,
ngoài ra chưa tiếp cận, sử dụng các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay như:
Misa, CNS… để hạn chế rủi ro trong việc xử lý số liệu kế toán cũng như tính bảo
mật của thông tin kế toán.
- Tài khoản sử dụng: Sản phẩm sản xuất ngày càng đa dạng nên cần mở
thêm tài khoản chi tiết về thành phẩm để theo dõi cho từng thành phẩm khi nhập
kho. Ví dụ như TK 155.01: Thành phẩm cá tra fillet; TK155.02: Thành phẩm cá
tra nguyên con.
4.3.2.2 Về tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành tại
công ty
- Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá xuất kho
nguyên vật liệu. Theo phương pháp này, hàng ngày khi xuất kho nguyên vật liệu
sẽ tạm tính giá, sau đó cuối tháng sẽ điều chỉnh lại theo giá bình quân cuối kỳ,
như vậy giá thành khi tính độ chính xác không cao.
- Nguyên vật chính chủ yếu mua ngoài, giá cả thường xuyên biến động theo
thị trường làm chi phí nguyên vật liệu chính biến động, gây ảnh hưởng đến giá
thành và khả năng cạnh tranh của công ty.
- Công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo số lượng thành
phẩm làm công nhân quan tâm đến số lượng thiếu chất lượng trong sản phẩm làm
ra.
86
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM CHI PHÍ SẢN XUẤT, HẠ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG
VƯƠNG VĨNH LONG
Để hạ giá thành sản phẩm, có hai biện pháp chính: giảm số lượng sản phẩm
sản xuất và giảm chi phí sản xuất. Thực tế thấy rằng, giảm sản lượng sản phẩm
sản xuất sẽ ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bởi vì doanh thu bán hàng là khoản
mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của công ty, như vậy, phương pháp
giảm chi phí sản xuất là biện pháp tối ưu để hạ giá thành sản phẩm.
5.1 ĐỐI VỚI CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP
Do đặc điểm sản xuất của công ty, nguyên vật liệu do nhiều nhà cung cấp
khác nhau nên giá cả thường xuyên bị biến động. Đối với nhà nuôi cá, công ty
cần ký hợp đồng dài hạn, bao tiêu đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, giá cả
hợp lý đảm bảo giữa công ty và nhà cung cấp đều có lợi. Những năm gần đây,
mặt hàng cá da trơn nói chung, cá tra Việt Nam nói riêng khi xuất khẩu sang các
nước EU, Châu Âu… đều bị kiểm tra nghiêm ngặt về hàm lượng thuốc kháng
sinh, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh của ta trên thế giới, chính vì
vậy, công ty nên hỗ trợ, hướng dẫn người nuôi về kỹ thuật, thuốc chữa bệnh,
kiểm soát tốt hơn nữa về hàm lượng thuốc kháng sinh trong cá, giải pháp này có
thể tốn chi phí nhưng bù lại, công ty sẽ có nguồn nguyên liệu sạch, đảm bảo chất
lượng an toàn thực phẩm, tránh gây thiệt hại cho những hợp đồng xuất khẩu của
công ty và tạo dựng lòng tin của các đối tác khó tính nước ngoài.
5.2 ĐỐI VỚI CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
- Công ty cần xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp nhằm quản lý
phù hợp chi phí và sử dụng hiệu quả tiết kiệm.
- Công ty trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức sản
phẩm, tuy kích thích lao động tạo ra nhiều sản phẩm nhưng ít quan tâm đến chất
lượng, công ty cần theo dõi, yêu cầu nhân viên quản lý phân xưởng kiểm tra chặt
chẽ hơn về mặt chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, quy cách của sản phẩm của công
nhân sản xuất.
- Công ty cần nhiều nhân công trong quá trình sản xuất sản phẩm, vì vậy
nên áp dụng máy móc, trang thiết bị, tự động hóa vào sản xuất để giảm số lượng
nhân công, giảm giờ lao động, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn tăng năng suất.
5.3 ĐỐI VỚI CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
87
- Công ty cần xây dựng định mức chi phí sản xuất chung nhằm kiểm soát
chi phí, tránh tình trạng sử dụng quá mức.
- Giá dịch vụ mua ngoài như điện, nước, internet… ngày càng tăng, vì vậy,
công ty cần khuyến khích nhân viên sử dụng tiết kiệm, tránh tình trạng lãng phí,
như vậy cũng góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
- Công ty nên thay đổi một số máy móc hiện đại hơn để vừa tiết kiệm điện
năng, vừa tăng năng suất sản xuất và tiết kiệm được một khoản chi phí do sửa
chữa máy móc không mong muốn.
88
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Ngày nay, Việt Nam đang trên đà hội nhập và phát triển, đã mở ra cho kinh
tế Việt Nam nhiều cơ hội hợp tác, kinh doanh quý báu nhưng song song ấy, cũng
đặt ra cho các doanh nghiệp, công ty trong nước những thách thức khi phải “chạy
đua”, cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong và ngoài nước. Để có thể đứng
vững trên thương trường, mỗi doanh nghiệp luôn nổ lực khẳng định vị thế cạnh
tranh của mình, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Và một trong những phương pháp
nâng cao hiệu quả kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp thường áp dụng là kiểm soát
chặt chẽ chi phí sản xuất với mục đích hạ giá thành sản phẩm, tối đa hóa lợi
nhuận nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Qua quá trình tiếp xúc thực tiễn và thực hiện công tác kế toán chi phí sản
xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương
Vĩnh Long, em thấy rằng công ty đã có sự quan tâm đúng đắn đến việc hình
thành các khoản mục chi phí, kiểm soát tốt những ảnh hưởng của biến động từng
khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm. Công tác kế toán chi phí – tính giá
thành được công ty thực hiện khá chặt chẽ. Hạ giá thành – tối đa hóa lợi nhuận là
một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của công ty trong nhiều năm
qua. Mặc dù, các khoản mục chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung có nhiều biến động, khó kiểm soát,
tuy nhiên, công ty nói chung, bộ phận kế toán nói riêng luôn cố gắng kiểm soát
chặt chẽ chi phí sản xuất, hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm,
đã góp phần khẳng định vị thế cạnh tranh của công ty trên thị trường xuất – nhập
khẩu thủy sản Việt Nam.
Như vậy, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản
phẩm đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của công ty, mỗi chủ thể kinh
doanh cần hoàn thiện tốt hơn nữa công tác kế toán chi phí – tính giá thành sản
phẩm để tăng cường hiệu quả quản trị kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh của
mình trên thương trường trong và ngoài nước.
6.2 KIẾN NGHỊ
Sau thời gian thực tập tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh
Long với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty
trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long”, em xin có một số kiến nghị như
sau:
89
6.2.1 Đối với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP)
- Hỗ trợ công nghệ tiên tiến để sản xuất các mặt hàng thủy sản đạt chất
lượng.
- Nghiên cứu tạo ra giống thủy sản chất lượng cao. Hỗ trợ con giống khỏe
cho các hộ nuôi trồng, kinh doanh thủy sản.
- Mở các lớp tập huấn cho họ nuôi trồng thủy sản, các doanh nghiệp, công
ty kinh doanh mặt hàng thủy sản kỹ năng nuôi trồng, cách phòng trừ bệnh cho
thủy sản, cũng như cách vệ sinh thủy sản, bảo vệ môi trường nước.
6.2.2 Đối với Nhà nước
- Cần tạo mối liên kết giữa doanh nghiệp thu mua và người nuôi trồng thủy
sản, giúp người nuôi có lãi, doanh nghiệp có đủ nguyên liệu để sản xuất, tránh
tình trạng nguyên liệu dồi dào thì giá cá tra lại rớt giá và ngược lại.
- Chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh để họ có đủ
nguồn nguyên vật liệu, mua trang thiết bị tiên tiến, mở rộng vùng nuôi thủy sản.
- Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ vốn vay, có ưu đãi về lãi suất cho các doanh
nghiệp kinh doanh thủy sản.
- Nhà nước nên quy định, kiểm tra chặt chẽ hơn về chất lượng sản phẩm
xuất khẩu vừa đảm bảo an toàn thực phẩm, vừa tránh tình trạng một số doanh
nghiệp xuất khẩu những mặt hàng kém chất lượng với giá rẻ ra nước ngoài gây
nên tình trạng chống bán phá giá hay kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng thuốc
kháng sinh trong sản phẩm cá da trơn Việt Nam, ảnh hưởng đến danh tiếng chất
lượng thủy sản Việt Nam.
- Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ, kiểm tra tình trạng xử lý nước
thải trong quá trình chế biến thủy sản của các doanh nghiệp, góp phần cải thiện
và bảo vệ môi trường nước.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Trường, 2008. Kế toán chi phí. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao
động – Xã hội.
2. Lê Phước Hương. Giáo trình kế toán quản trị 1. Đại học Cần Thơ.
3. Nguyễn Đình Đỗ và cộng sự, 2006. Kế toán và phân tích giá thành trong
doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính.
4. Nguyễn Lê Nhã Uyên, 2013. Kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành
sản phẩm tại chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long – xí
nghiệp Tân Thạnh. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
5. Nguyễn Thị Phương Oanh, 2008. Phân tích biến động chi phí sản xuất
tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX. Luận văn đại học. Đại học An Giang.
6. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương, 2005. Phân tích hoạt động kinh
doanh. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Tổng hợp – TP.Hồ Chí Minh.
7. Trần Quốc Dũng, 2010. Bài giảng kế toán tài chính 1. Đại học Cần Thơ.
8. Trương Kim Thành, 2009. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần chế biến và sản xuất thủy sản Cadovimex. Luận văn đại
học. Đại hoc Cần Thơ.
9. Võ Văn Nhị, 2004. Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất va tính
giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
10. Webside: www.ketoan.com
www.ketoan.org.com
91
PHỤ LỤC 1
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621.01
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, Vĩnh Long
Mẫu số: S36 – DN
(Ban hành theo QĐ
15/2006/QĐ – BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 621.01
Ngày
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày
tháng
2/5/2014
BK01052014
2/5/2014
….
29/5/2014
…
BK18052014
….
29/5/2014
31/5/2014
KC13152014
31/5/2014
Diễn
giải
Mua
nguyên
liệu đưa
ngay
vào sản
xuất
…
Mua
nguyên
liệu đưa
ngay
vào sản
xuất
Kết
chuyển
chi phí
Tổng số
phát
sinh
Tài
khoản
đối
ứng
331
…
331
Số phát sinh
Nợ
Có
1.175.000.000
…
…
775.500.000
22.865.559.170
154
22.865.559.170
22.865.559.170
Sổ này có… đánh số từ 1 đến….
Ngày mở sổ 01/05/2014
Ngày 31 tháng 5 năm 2014
Kế toán trưởng
(ký, ghi họ tên)
Người lập
(ký, ghi họ tên)
92
PHỤ LỤC 2
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621.02
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, Vĩnh Long
Mẫu số: S36 – DN
(Ban hành theo QĐ
15/2006/QĐ – BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 621.02
Ngày
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Số hiệu
Diễn giải
Ngày
tháng
5/5/2014
PX01052014
5/5/2014
….
26/5/2014
…
PX10052014
….
26/5/2014
31/5/2014
KC23152014
31/5/2014
Xuất
nguyên
liệu phụ
dùng cho
sản xuất
…
Xuất
nguyên
liệu phụ
dùng cho
sản xuất
Kết
chuyển
chi phí
Tổng số
phát sinh
Số phát sinh
Tài
khoản
đối
ứng
152.02
37.320.000
…
152.02
…
29.300.000
154
Nợ
Có
…
595.760.000
595.760.000 595.760.000
Sổ này có… đánh số từ 1 đến….
Ngày mở sổ 01/05/2014
Ngày 31 tháng 5 năm 2014
Kế toán trưởng
(ký, ghi họ tên)
Người lập
(ký, ghi họ tên)
93
PHỤ LỤC 3
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Mẫu sổ: S03b – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
SỔ CÁI
Tháng 5 năm 2014
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu tài khoản: 621
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Diễn giải
Nhật ký chung
Trang số
Ngày tháng
STT
dòng
Tài khoản
đối ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
2/5/2014
BK01052014
2/5/2014
3/5/2014
BK02052014
3/5/2014
5/5/2014
PX01052014
5/5/2014
…
…
…
Mua NVL chính sử
dụng ngay
Mua nguyên vật
liệu chính sử dụng
ngay
Xuất kho NVL phụ
sản xuất
…
…
94
…
152.01
1.175.000.000
152.01
1.175.000.000
152.02
37.200.000
…
…
…
31/05/2014
KC13152014
31/5/2014
31/05/2014
KC23152014
31/5/2014
KC chi phí nguyên
vật liệu chính trực
tiếp
KC chi phí nguyên
vật liệu phụ trực
tiếp
Cộng số phát sinh
154.02
22.865.559.170
154.02
595.760.000
23.461.319.170
23.461.319.170
Số dư cuối kỳ
Sổ này có… trang, đánh số từ trang số … đến trang số…
Ngày mở sổ : 01/05/2014
Người lập biểu
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
95
Giám đốc
(ký, họ tên)
PHỤ LỤC 4
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, Vĩnh Long
Mẫu số: S36 – DN
(Ban hành theo QĐ
15/2006/QĐ – BTC ngày
20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Tài khoản 622
Ngày
tháng ghi
sổ
Chứng từ
Số hiệu
Ngày
tháng
9/5/2014
TH0052014
9/5/2014
31/5/2014
TH1052014
31/5/201
4
…
31/5/2014
…
KC33152014
…
31/5/201
4
Diễn giải
Tài
khoản
đối
ứng
Trích trước 3351
tiền nghĩ
phép
Tính tiền 3341
lương phải
trả CNSX
…
…
Kết chuyển 154
chi phí
Tổng số
phát sinh
Số phát sinh
Nợ
Có
130.000.000
1.126.110.996
…
…
1.526.377.635
1.526.377.635 1.526.377.635
Sổ này có… đánh số từ 1 đến….
Ngày mở sổ 01/05/2014
Ngày 31 tháng 5 năm 2014
Kế toán trưởng
(ký, ghi họ tên)
Người lập
(ký, ghi họ tên)
96
PHỤ LỤC 5
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Mẫu sổ: S03b – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
SỔ CÁI
Tháng 5 năm 2014
Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu tài khoản: 622
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Diễn giải
Ngày tháng
Nhật ký chung
Trang
số
STT
dòng
Tài khoản
đối ứng
Số phát sinh
Nợ
Số dư đầu kỳ
9/5/2014
TH0052014
9/5/2014
31/5/2014
TH1052014
31/5/2014
31/5/2014
TH2052014
31/5/2014
31/5/2014
TH3052014
31/5/2014
31/5/2014
TH4052014
31/5/2014
Trích trước tiền lương
nghĩ phép cho CNTT
Tính lương tháng
5/2014 cho CNTT
Trích BHXH theo quy
định
Trích BHYT theo quy
định
Trích BHTN theo quy
định
97
3351
130.000.000
3341
1.007.869.341
3383
292.788.859
3384
50.674.995
3382
22.522.220
Có
31/5/2014
TH5052014
31/5/2014
31/5/2014
KC33152014
31/5/2014
Trích KPCĐ theo quy
định
Kết chuyển chi phí
NCTT
Cộng số phát sinh
3389
22.522.220
154.02
1.526.377.635
1.526.377.635
1.526.377.635
Số dư cuối kỳ
Sổ này có… trang được đánh dấu từ trang… đến trang…
Ngày mở sổ : 01/05/2014.
Người lập biểu
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
98
Giám đốc
(ký, họ tên)
PHỤ LỤC 6
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Mẫu sổ: S03b – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
SỔ CÁI
Tháng 5 năm 2014
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung
Số hiệu tài khoản: 627
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Diễn giải
Ngày tháng
Nhật ký chung
Trang
số
STT
dòng
Tài khoản
đối ứng
Số phát sinh
Nợ
Có
Số dư đầu kỳ
5/5/2014
XKB052014
5/5/2014
9/5/2014
PC092014
9/5/2014
12/5/2014
PC122014
12/5/2014
…
20/5/2014
…
PC202014
…
20/5/2014
Xuất kho bao bì sản
xuất
Mua dụng cụ, bảo hộ
lao động
Thanh toán tiền cân,
dao…
…
Chi trả tiền vi sinh
99
152.03
…
173.880.833
1111
12.859.715
1111
25.594.133
…
…
…
1111
18.583.000
331
20.866.000
…
31/5/2014
KC43152014
31/5/2014
Kết chuyển chi phí
SXC
Cộng số phát sinh
154.02
4.551.840.142
4.551.840.142 4.551.840.142
Số dư cuối kỳ
Sổ này có … trang, được đánh số từ trang… đến trang…
Ngày mở sổ : 01/05/2014
Người lập biểu
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
100
Giám đốc
(ký, họ tên)
PHỤ LỤC 7
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Mẫu sổ: S03b – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
SỔ CÁI
Tháng 5 năm 2014
Tên tài khoản: Chi phí sản xuất dở dang
Số hiệu tài khoản: 154.02
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Diễn giải
Ngày tháng
Nhật ký chung
Trang
số
STT
dòng
Tài khoản
đối ứng
Số dư đầu kỳ
31/5/2014
KC13152014
31/5/2014
31/5/2014
KC231052014
31/5/2014
31/5/2014
KC33152014
31/5/2014
31/5/2014
KC43152014
31/5/2014
31/5/2014
PP52014
31/5/2014
31/5/2014
TP52014
31/5/2014
Số phát sinh
Nợ
Có
0
Kết chuyển chi phí
NVL chính trực tiếp
Kết chuyển chi phí
NVL phụ trực tiếp
Kết chuyển chi phí
NCTT
Kết chuyển chi phí
SXC
Nhập kho phế phẩm
6211
22.865.559.170
6212
595.760.000
Thành phẩm nhập kho
101
155.02
622
1.526.377.635
627
4.551.840.142
1528
516.264.288
29.023.272.660
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
29.539.536.950
0
Sổ này có … trang, được đánh số từ trang…đến trang…
Ngày mở sổ : 01/05/2014
Người lập biểu
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
102
Giám đốc
(ký, họ tên)
29.539.536.950
PHỤ LỤC 8
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Mẫu sổ: S03b – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
SỔ CÁI
Tháng 5 năm 2014
Tên tài khoản: Thành phẩm
Số hiệu tài khoản: 155.02
Ngày tháng
ghi sổ
Chứng từ
Số hiệu
Diễn giải
Ngày tháng
Nhật ký chung
Trang
số
STT
dòng
Tài khoản
đối ứng
Số dư đầu kỳ
31/5/2014
TP52014
31/5/2014
31/5/2014
TP52104
31/5/2014
31/5/2014
TP52014
31/5/2014
31/5/2014
TP52014
31/5/2014
31/5/2014
TP52014
31/5/2014
Nhập kho thành phẩm
cá dè
Nhập kho thành phẩm
cá nguyên con
Nhập kho thành phẩm
cá tém mỡ
Nhập kho thành phẩm
cá thịt trắng
Nhập kho thành phẩm
cá thịt trắng dạt
103
Số phát sinh
Nợ
99.453.335.310
154.02
7.699.613.990
154.02
1.228.995.990
154.02
815.483.412
154.02
18.927.215.400
351.964.363
Có
Cộng số phát sinh
Số dư cuối kỳ
29.023.272.660
128.476.608.000
Sổ này có …trang, được đánh số từ trang… đến trang…
Ngày mở sổ : 01/05/2014
Người lập biểu
(ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
104
Giám đốc
(ký, họ tên)
0
Đơn vị: Công ty TNHH Hùng Vương Vĩnh Long
Địa chỉ: 197, đường 14/9, phường 5, TP.Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
Mẫu sổ: S03b – DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ –
BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng
BTC)
PHỤ LỤC 9
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Tháng 5 năm 2014
Ngày tháng
ghi sổ
2/5/2014
3/5/2014
5/5/2014
Chứng từ
Số hiệu
BK01052014
BK02052014
PX01052014
Diễn giải
Ngày tháng
2/5/2014
3/5/2014
5/5/2014
Mua NVL chính về sản
xuất ngay
Mua NVL chính về sản
xuất ngay
Xuất kho NVL phụ
dùng cho sản xuất
Đã
ghi sổ
cái
X
STT
dòng
Tài khoản
đối ứng
6211
X
3311
X
6211
X
3311
X
6212
Số phát sinh
Nợ
1.175.000.000
1.175.000.000
1.175.000.000
1.175.000.000
37.320.000
152.02
5/5/2014
…
XKB052014
…
5/5/2014
…
Xuất kho bao bì dùng
sản xuất
…
Tổng cộng chuyển
sang trang sau
105
X
627
X
152.03
…
…
Có
37.320.000
173.880.833
…
173.880.833
…
59.589.338.190
…
59.589.338.190
31/5/2014
31/5/2014
31/5/2014
31/5/2014
31/5/2014
TP52014
TP52014
TP52014
TP52014
TP52014
31/5/2014
31/5/2014
31/5/2014
31/5/2014
31/5/2014
Tổng cộng chuyển
sang trang sau
Nhập kho thành phẩm
cá dè
Nhập kho thành phẩm
cá nguyên con
Nhập kho thành phẩm
cá tém mỡ
Nhập kho thành phẩm
cá thịt trắng
Nhập kho thành phẩm
cá thịt trắng dạt
59.589.338.190
X
155.02
X
154.02
X
155.02
X
154.02
X
155.02
X
154.02
X
155.02
X
154.02
X
155.02
7.699.613.990
7.699.613.990
1.228.995.075
1.228.995.075
815.483.412
815.483.412
18.927.215.400
18.927.215.400
351.964.363
154.02
Tổng cộng
Người lập biểu
(ký, họ tên)
351.964.363
88.612.610.850
Kế toán trưởng
(ký, họ tên)
106
59.589.338.190
88.612.610.850
Giám đốc
(ký, họ tên)
PHỤ LỤC 10a
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH
TRỰC TIẾP SẢN XUẤT CÁ DÈ
Năm 2013 – 2012
Nhân tố sản lượng sản phẩm (Δa):
Δa = a13b12c12 – a12b12c12 = (3.069.208,53 x 1,41 x 22.700) – (2.785.090,91
x 1,41 x 22.700) = 9.093.752.663 đồng.
Nhân tố mức tiêu hao NVL (Δb):
Δb = a13b13c12 – a13b12c12 = (3.069.208,53 x 1,40 x 22.700) – (3.069.208,53
x 1,41 x 22.700) = -696.710.336 đồng.
Nhân tố đơn giá NVL (Δc):
Δc = a13b13c13 – a13b13c12 = (3.069.208,53 x 1,40 x 23.000) – (3.069.208,53
x 1,40 x 22.700) = 1.289.067.583 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng:
ΔQ = Δa + Δb + Δc = 9.093.752.663 + (696.710.336) + 1.289.067.583 =
9.686.109.910 đồng.
107
PHỤ LỤC 10b
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH
SẢN XUẤT CÁ THỊT TRẮNG
Năm 2012 – 2011
Nhân tố sản lượng sản phẩm (Δa):
Δa = a12b11c11 – a11b11c11 = (2.314.256,49 x 2,25 x 22.500) – (1.993.878,81
x 2,25 x 22.500) = 16.219.120.050 đồng.
Nhân tố mức tiêu hao NVL (Δb):
Δb = a12b12c11 – a12b11c11 = (2.314.256,49 x 2,21 x 22.500) – (2.314.256,49
x 2,25 x 22.500) = -2.082.830.841 đồng.
Nhân tố đơn giá NVL (Δc):
Δc = a12b12c12 – a12b12c11 = (2.314.256,49 x 2,21 x 22.700) – (2.314.256,49
x 2,21 x 22.500) = 1.022.901.369 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng:
ΔQ = Δa + Δb + Δc = 16.219.120.050 + (2.082.830.841) + 1.022.901.369 =
15.159.190.580 đồng.
Năm 2013 – 2012
Nhân tố sản lượng sản phẩm (Δa):
Δa = a13b12c12 – a12b12c12 = (3.077.615,28 x 2,21 x 22.700) – (2.314.256,49
x 2,21 x 22.700) = 38.295.430.950 đồng.
Nhân tố mức tiêu hao NVL (Δb):
Δb = a13b13c12 – a13b12c12 = (3.077.615,28 x 2,19 x 22.700) – (3.077.615,28
x 2,21 x 22.700) = -1.397.237.337 đồng.
Nhân tố đơn giá NVL (Δc):
Δc = a13b13c13 – a13b13c12 = (3.077.615,28 x 2,19 x 23.000) – (3.077.615,28
x 2,19 x 22.700) = 2.021.993.239 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng:
ΔQ = Δa + Δb + Δc = 38.295.430.950 + (1.397.237.337) + 2.021.993.239 =
38.920.186.850 đồng.
108
PHỤ LỤC 10c
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN
XUẤT CÁ DÈ
Năm 2012 – 2011
Nhân tố sản lượng sản phẩm (Δa):
Δa = a12b11 – a11b11 = (2.785.090,91 x 1.640) – (1.580.161,12 x 1.640) =
1.976.084.856 đồng.
Nhân tố chi phí nhân công/kg thành phẩm (Δb):
Δb = a12b12 – a12b11= (2.785.090,91 x 1.750) – (2.785.090,91 x 1.640) =
306.360.000 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng:
ΔQ = Δa + Δb = 1.976.084.856 + 306.360.000 = 2.282.444.856 đồng.
Năm 2013 – 2012
Nhân tố sản lượng sản phẩm (Δa):
Δa = a13b12– a12b12= (3.069.208,53 x 1.750) – (2.785.090,91 x 1.750) =
497.205.835 đồng.
Nhân tố chi phí nhân công/kg thành phẩm (Δb):
Δb = a13b13 – a13b12 = (3.069.208,53 x 1.950) – (3.069.208,53 x 1.750) =
613.841.706 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng:
ΔQ = Δa + Δb = 497.205.835 + 613.841.706 = 1.111.047.541 đồng.
109
PHỤ LỤC 10d
PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN
XUẤT CÁ THỊT TRẮNG
Năm 2012 – 2011
Nhân tố sản lượng sản phẩm (Δa):
Δa = a12b11 – a11b11 = (2.314.256,49 x 2.200) – (1.993.878,81 x 2.200) =
704.830.869 đồng.
Nhân tố chi phí nhân công/kg thành phẩm (Δb):
Δb = a12b12 – a12b11 = (2.314.256,49 x 2.245) – (2.314.256,49 x 2.200) = 104.141.542 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng:
ΔQ = Δa + Δb = 704.830.869 + 104.141.542 = 808.972.411 đồng.
Năm 2013 – 2012
Nhân tố sản lượng sản phẩm (Δa):
Δa = a13b12 – a12b12 = (3.077.615,28 x 2.245) – (2.314.256,49 x 2.245) =
1.713.740.484 đồng.
Nhân tố chi phí nhân công/kg thành phẩm (Δb):
Δb = a13b13 – a13b12 = (3.077.615,28 x 2.350) – (3.077.615,28 x 2.245) =
323.149.604 đồng.
Tổng mức độ ảnh hưởng:
ΔQ = Δa + Δb = 1.713.740.484 + 323.149.604 = 2.036.890.088 đồng.
110
[...]... công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long, em xin chọn đề tài: Kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long làm luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của luận văn là kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại. .. tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long Từ đó đề xuất những giải pháp thích hợp giúp công ty tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận và đạt hiệu quả kinh doanh tốt trong tương lai 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thực hiện và đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long trong một kỳ sản xuất. .. xưởng): Giá thành sản xuất của sản phẩm hay giá thành thực tế của sản phẩm là bao gồm các chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, tính cho những sản phẩm, công việc đã hoàn thành Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng Giá thành sản xuất của sản phẩm. .. Vương Vĩnh Long trong một kỳ sản xuất - Phân tích biến động giá thành sản phẩm tại công ty 1 - Đề xuất các giải pháp giúp công ty tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất – tính giá thành sản phẩm tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Đề tài được thực trong... tình hình kết chuyển, tính giá thành 2.1.2 Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm 8 Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan Bước 2: Tính toán, phân bổ và kết chuyển các chi phí đã tập hợp ở bước 1 vào tài khoản tính giá thành theo các đối tượng chịu chi phí đã được... từng chi tiết sản phẩm Kỳ tính giá thành 6 Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời gian bộ phận kế toán giá thành cần thiết hoàn thành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành Xác định kỳ tính giá thành cho từng đối tượng tính giá thành thích hợp, sẽ giúp cho tổ chức công việc tính giá thành sản phẩm được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu thông tin về giá thành thực tế của sản phẩm. .. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là chi phí hành chính, chi phí quản lý chung toàn doanh nghiệp - Phân loại theo mối quan hệ với thời kỳ xác định lợi nhuận: + Chi phí sản phẩm: Là chi phí gắn liền với giá trị sản phẩm sản xuất hoặc hàng hóa mua * Sản phẩm sản xuất : Chi phí sản phẩm gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung * Hàng hóa mua: Chi phí sản phẩm. .. tính giá thành 12 - Trong trường hợp phân xưởng sản xuất chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm duy nhất thì toàn bộ chi phí sản xuất chung đó được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm Nếu mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường Phần chi. .. đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một kỳ kế toán Các khoản chi phí này chủ yếu phát sinh tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp Kế toán chi phí sản xuất là việc tập hợp hệ thống hóa các khoản chi phí sản xuất và tình hình phân bổ, kết chuyển các khoản chi phí này vào các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm trong kỳ kế toán của doanh nghiệp Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. .. vị sản phẩm, lao động, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất là các thành phẩm, bán thành phẩm, các dịch vụ hoàn thành cung cấp cho khách hàng Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết theo sau khi xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong toàn bộ công việc tính giá thành sản phẩm của kế