Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các giải pháp hạ giá thành tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí tây đô (Trang 26)

Số liệu sử dụng phục vụ cho lập luận văn trong đề tài được thu thập thông qua các chứng từ, sổ sách kế toán từ phòng kế toán của công ty, căn cứ trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, số liệu còn được thu thập thông qua sách, báo, google, niêm giám thống kê và một số bài nghiên cứu khoa học của các tác giả.

2.2.2 Phương pháp phân tích tích số liệu

Mục tiêu 3,4: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và phân tích biến động giá thành, sử dụng phương pháp so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối để so sánh, phân tích tình hình thực hiện giá thành và mức độ biến động giá thành của công ty qua các năm, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

- Phương pháp so sánh:

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

Phân tích số liệu theo phương pháp số tuyệt đối, số tương đối:

- Phương pháp số tuyệt đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép trừ giữa số năm sau so với số năm trước.

∆ = Trong đó:

∆ : chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu : chỉ tiêu năm sau

: chỉ tiêu năm sau

=> Phương pháp này dùng để đánh giá sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục.

14

- Phương pháp số tương đối: là phương pháp phân tích dựa trên kết quả so sánh của phép chia giữa trị số năm sau so với năm trước.

∆ = ( ) × 100 Trong đó:

∆ : tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu : chỉ tiêu năm sau

: : chỉ tiêu năm sau

=> Phương pháp này dùng để làm rõ mức độ biến động của các chỉ tiêu trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm. Từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục (Phạm Văn Nhự, 2011, trang 14).

Mục tiêu 5: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá thành của sản phẩm qua các năm giai đoạn năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.

- Phương pháp thay thế liên hoàn:

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp loại trừ, vì theo phương pháp này, muốn phân tích tính toán ảnh hưởng của các nhân tố nào đó phải loại trừ các nhân tố khác.

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.

Tác dụng của phương pháp là nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động giá thành của công ty. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến giá thành sản phẩm, từ đó mà có biện pháp khắc phục kịp thời (Nguyễn Thị Xuân Trang, 2011, trang 12).

15

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Giới thiệu khái quát về công ty

 Tên công ty: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ TÂY ĐÔ

 Tên giao dịch: Limited liability company mechanic Tay Do

 Địa chỉ: 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. CT

 Điện thoại: (+84) 7103 744 022

 Fax: (+84)7103 744 088

 Email: info@cokhitaydo.vn

 Website: www.cokhitaydo.vn MST:1800637449

 Nhà máy số 1 - Địa chỉ: 16A14C Đường số 3, KCN Trà Nóc, Q. Bình Thủy, TP. Cần Thơ.

 Nhà máy số 2 - Địa chỉ: Quốc lộ 91B, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1982: Công ty TNHH cơ khí Tây Đô khởi sự từ một cơ sở cơ khí nhỏ với hơn 100 công nhân và gần 30 thiết bị gia công cơ khí chuyên phục hồi và sản xuất bơm dầu.

Năm 2011: Đổi tên thành doanh nghiệp tư nhân cơ khí Thành Tiến là đơn vị đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long đầu tư máy công cụ kỹ thuật số CNC (Computer Numerical Control) trong sản xuất và gia công cơ khí phục vụ nhu cầu trong nước.

Năm 2004: Sản phẩm được xuất khẩu sang Đài Loan.

Năm 2005: Sản phẩm của doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe và bắt đầu được xuất khẩu sang Mỹ.

Năm 2006: Chuyển thành công ty TNHH cơ khí Thành Tiến (THATICO) với trên 30 máy công cụ CNC các loại và một đội ngũ công nhân lành nghề sản xuất, kinh doanh và gia công cơ khí chính xác. Vốn điều lệ của công ty: 5.525.000.000 đồng.

16

Đầu năm 2009 công ty đạt được tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản 2008 của Gemany và cũng là doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam nhận được chứng chỉ ISO 9002 của TUV phiên bản 2008.

Vì lý do khách quan, công ty đăng ký sở hữu trí tuệ với tên công ty là công ty TNHH cơ khí Thành Tiến không được nên đổi tên thành công ty TNHH cơ khí Tây Đô. Ngày 12/01/2009 Công ty TNHH cơ khí Tây Đô được chính thức đi vào hoạt động theo Giấy đăng ký kinh doanh số 1500171478 được Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp.

Tháng 06/2009: Công ty tăng vốn điều lệ lên: 7.782.700.000 đồng, qui mô hiện tại của công ty:

 330 cán bộ công nhân

 Hơn 300 thiết bị gia công cơ khí

 Hơn 6000 nhà xưởng

 Mặt bằng sản xuất: 11.000

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, giám đốc là người có quyền hạn cao nhất, và là người ra quyêt định cuối cùng.

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Chức năng từng bộ phận

Giám đốc: Là người đại diện cho công ty trước pháp luật và cơ quan chủ quản; chịu trách nhiệm quản lý chung và theo dõi toàn bộ hoạt động của

P. Giám đốc sản xuất

P. KCS

P. Giám đốc kinh doanh Giám đốc P. Kỹ thuật P. luyện kim PQĐ phân xưởn g P. TC- Hành chính P. Kế toán- Tài vụ

17

công ty. Đồng thời quyết định mọi phương phướng hoạt động và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: Hỗ trợ ban giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị về tình hình mua bán, tiếp cận thị trường, thông tin về giá cả,…để tiến hành lập kế hoạch điều hành cho hợp lý và chỉ đạo trực tiếp cho phòng kinh doanh.

Phó giám đốc phụ trách sản xuất: Phụ trách về các hoạt động kỹ thuật, về quy trình công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề cho công nhân và phụ trách một số phòng ban, phân xưởng như: phòng kỹ thuật, phòng luyện kim,..

Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách về quản lý nhân sự, theo dõi nhân sự, đề bạt cán bộ, sắp xếp nhân sự một cách khoa học và hợp lý nhất, đảm nhận vấn đề chính sách cho cán bộ, tính toán quản lý kế hoạch lương, thưởng cho cán bộ.

Phòng kế toán – tài vụ: Tổ chức mối quan hệ thống kê, giải quyết các mối quan hệ tài chính, theo dõi ghi chép toàn bộ số liệu liên quan đến tài chính và quá trình luân chuyển vốn trong sản xuất kinh doanh, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đầy đủ, kịp thời, chính xác và trung thực. Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm và phân tích hoạt động kinh doanh của công ty.

Phòng kỹ thuật: Bao gồm: Trưởng phòng kỹ thuật, phó phòng kỹ thuật, các kỹ sư thiết kế, các kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên xây dựng cơ bản. Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm về: Thiết kế, lập công nghệ chế tạo các sản phẩm, soạn chỉ tiêu nghiệm thu, theo dõi chế thử sản phẩm, chỉ đạo gia công cơ khí,…

Phòng KCS: Chuyên chịu trách nhiệm kiểm tra và thử nghiệm trong quá trình sản xuất, kiểm tra sản phẩm cuối cùng trước khi giao hàng cho khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm, xử lý kịp thời các SP hỏng đảm bảo uy tín công ty.

Ban quản đốc phân xưởng: Chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề phát sinh trong phân xưởng cơ khí, nhằm nắm về tình hình cán bộ, công nhân để đảm bảo lực lượng trực tiếp tại đơn vị tổ chức từng khâu trong phân xưởng cơ khí, có biện pháp làm giảm CPSX, tiết kiệm NVL, hạ giá thành, nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty.

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

Trong ngành cơ khí Việt nam hiện nay, tất cả nhà máy chế tạo ra hàng cơ khí đều đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất phục vụ công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,…Để tồn tại phát triển và đứng vững trên thị trường Công ty TNHH có khí Tây Đô đã phải đa dạng hóa các mặt hàng sản xuất.

18

Các sản phẩm được sản xuất theo một quy trình công nghệ khép kín từ khâu mua vật liệu đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành. Sản phẩm chủ yếu được sản xuất từ inox và thép phục vụ cho các ngành công nghiệp như: Chế biến lương thực, thực phẩm, thủy sản, hóa chất, xây dựng, xử lý nước, y tế,…Hiện nay công ty đang cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sau:

Cung cấp máy công cụ công nghệ cao: máy mài, máy phay, máy đột lập, máy cắt, máy chấn,…

Cung cấp vật tư thép – inox các loại: thép tấm, thép hộp, inox nội- ngoại nhập,..

Tư vấn, thiết kế hệ thống xử lý nước khu dân cư, bệnh viện, khu công

nghiệp: Gia công các trang thiết bị vật tư ngành nước như: tháp làm thoáng tải trọng cao, cụm xử lý, thiết bị trộn, khấy, máng nước, song chắc rác,…Nhận lắp đặt hệ thống nước trong các khu tái định cư, khu đô thị, khu vui chơi giải trí và dây chuyền xử lý nước thải trong các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất,…

Gia công kết cấu: gia công xây lắp nhà xưởng, công trình dân dụng,..

Gia công chính xác: gia công chính xác các chi tiết theo yêu cầu của khách hàng, pha cắt bản mã theo yêu cầu.

Đồ gia dụng:

Cung cấp số lượng lớn thìa, dĩa, xoong, chạn, tủ, giá, kệ, khay, mắc áo, móc treo, xe đẩy, các trang thiết bị sinh hoạt khác,…

Ngoài ra, công ty đã trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho việc sản xuất và nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách hàng như:

+ Bộ phận cắt gọt: máy tiện CNC, máy tiện vạn năng, máy cắt ren chuyên dụng, máy phay CNC, máy khoan đứng,…

+ Bộ phận hàn: có đầy đủ các loại máy hàn sử dụng công nghệ cao tới 95% công nghệ hàn của thế giới như: Hàn tic, hàn micmax, hàn chập, hàn hồ quang chìm, hàn một chiếc hồ quang tay, máy cắt palatma,…

+ Bộ phận xử lý bề mặt: máy điện hóa, máy tạo bề mặt HL (hai lai), máy đánh bóng vô cấp tự động, dây chuyền sơn tĩnh điện, dây chuyền bắn bi,…

3.4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN

3.4.1 Hình thức tổ chức kế toán tại công ty

Công ty TNHH cơ khí Tây Đô áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán là hình thức tập trung. Mọi công việc của công tác kế toán xử lý chứng từ, ghi sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán tổng hợp cho đến báo cáo tài chính,…đều tập trung tại phòng kế toán. Bộ máy kê toán của công ty được đặt

19

dưới sự lãnh đạo của kế toán trưởng. Tổ chức bộ máy kế toán này có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê doanh nghiệp, nhằm thực hiện chức năng cung cấp thông tin cho ban giám đốc của công ty.

Nguồn: Phòng kế toán công ty

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

3.4.1.1 Chức năng từng bộ phận

Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất trong phòng kế toán, có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện việc kế toán thống kê, phụ trách hướng dẫn chỉ đạo, bố trí công việc phù hợp với mỗi người, quan hệ với các phòng ban.

Kế toán tổng hợp: Phụ trách hạch toán kiểm tra giám sát mỗi phần hành của kế toán. Định kỳ lập báo cáo kế toán.

Kế toán vốn bằng tiền, tài sản cố định: Có nhiệm vụ phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ số liệu hiện có, tình hình biến động và sử dụng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển…; phản ánh ghi chép tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng tài sản cố định.

Kế toán chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào chi phí tập hợp được và giá trị SPDD để tính giá thành.

Kế toán ngân hàng: Hạch toán các khoản tiền gửi là các giấy báo Có báo Nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc. Hàng ngày khi nhận được chứng từ do ngân hàng gửi đến kế toán phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo.

Kế toán nguyên vật liệu: Phụ trách nhiệm theo dõi toàn bộ NVL, TSCĐ và CCDC trong kho toàn công ty

Kế toán thuế: Phụ trách theo dõi toàn bộ phần báo cáo thuế của công ty, toàn bộ phần liên hệ, giao dịch với các cơ quan thuế và cơ quan có chức năng.

Thủ quỹ: Phụ trách thu - chi tiền mặt của Công ty.

KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán vốn bằng tiền và TSCĐ Kế toán thuế Thủ quỹ Kế toán Ngân hàng Kế toán chi phí và tính giá thành Kế toán Ngyuên vật liệu Kế toán công nợ KẾ TOÁN TRƯỞNG

20

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Kế toán công nợ: Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra đôn đốc việc thanh toán được kịp thời.

3.4.1.2 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty

Hệ thống tài khoản áp dụng: Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính.

Các phương pháp hạch toán kế toán áp dụng:

- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01, kết thúc ngày 31/12 hàng năm. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá theo giá gốc, xác định hàng tồn kho CK theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp đánh giá TSCĐ: Nguyên tắc: đánh giá theo giá gốc, khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (VNĐ)

- Hệ thống báo cáo được lập: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng cân đối tài sản, báo cáo tình hình sử dụng tài sản.

3.4.1.3 Hình thức kế toán áp dụng: hình thức nhật ký chung

Chứng từ kế toán

Sổ Nhật ký SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ,thẻ kế toán đặc biệt chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ

Quan hệ đối chiếu, kiễm tra

Nguồn: Phòng kế toán công ty

21

3.4.2 Đặc điểm về áp dụng kế toán máy trong công ty

Công ty sử dụng phần mềm kế toán ACCNET phiên bản 7.1 áp dụng theo hình thức kế toán Nhật ký chung trong quản lý kế toán.

ACCNET là chương trình quản trị kế toán tài chính, do công ty phần mềm Lạc Việt cung cấp, phần mềm được phân tích thiết kế chuyên sâu, chính xác, đầy đủ và linh hoạt phù hợp với kế toán Việt Nam. Chương trình có 7 phân hệ:

Phân hệ hệ thống: dùng để khai báo tài khoản kê toán

Phân hệ danh mục: dùng để theo dõi, tạo mã VL, CCDC và khách hàng

Phân hệ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng: dùng để hạch toán các bút toán

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các giải pháp hạ giá thành tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí tây đô (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)