Với mục tiêu đề ra những biện pháp hạ giá thành của công ty và mong muốn áp dụng những kiến thức đã học được vào thực tế, em sẽ hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp khác với phương pháp tính giá thành trực tiếp mà công ty đang áp dụng nhằm xem xét xem phương pháp này có phù hợp với công tác hạch toán kế toán tại công ty hay không và có thực hiện được mục tiêu đề ra những biện pháp hạ giá thành hay không. Sau đây em xin trình bày cách tính giá thành theo phương pháp công đoạn kết chuyển tuần tự.
Quy trình sản xuất chân vịt tại công ty qua 3 công đoạn sản xuất đó là công đoạn gia công mẫu sáp (CĐGC), công đoạn nung khuôn (CĐNK), công đoạn mài nhám (CĐMN), sau đây là bảng tổng hợp chi phí từ 3 công đoạn và số lượng sản phẩm sản xuất và sản phẩm dở dang trong tháng 06/2013
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí qua 3 công đoạn sản xuất
ĐVT: đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Bảng 4.5: Bảng tổng hợp SP hoàn thành và SP DD qua 3 công đoạn SX
ĐVT: đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Số liệu tổng hợp trên bảng 4.4: Bảng tổng hợp chi phí qua 3 công đoạn sản xuất cho thấy số liệu được phân biệt riêng ra ở từng công đoạn: công đoạn gia công, công đoạn nung khuôn, công đoạn mài nhám, và ở từng khoản mục chi phí: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Quy trình sản xuất chân vịt trải qua 3 công đoạn phức tạp trong đó công đoạn gia công là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng bên trong của sản phẩm và chi phí NVL trực
Khoản mục chi phí CĐ gia công CĐ nung khuôn CĐ mài nhám
Chi phí NVL TT 928.895.342
Chi phí NC TT 45.250.114 30.627.302 42.397.099
Chi phí SXC 43.027.516 35.208.928 36.975.912
Tổng cộng 1.017.172.927 65.836.230 79.373.011
Số lương SP CĐ gia công CĐ nung khuôn CĐ mài nhám
SP hoàn thành 217 214 (CĐ gia công) 212 (CĐ nung khuôn)
SP dở dang 3 3 2
69
tiếp bỏ vào đầu quy trình sản xuất nên nó chiếm tổng chi phí cao nhất, tiếp đó 2 công đoạn nung khuôn và mài nhám quyết định mẫu mã, hình dáng bên ngoài của sản phẩm đây là khâu mang tính chất thẩm mỹ cao góp phần làm tăng chất lượng sản phẩm do đây là 2 công đoạn bổ trợ cho công đoạn gia công, giúp hoàn thiện sản phẩm nên 2 khâu này chiếm tổng chi phí thấp hơn công đoạn gia công. Công đoạn mài nhám chiếm tổng chi phí cao hơn công đoạn nung khuôn, do đây là công đoạn chủ yếu làm thủ công: gia công mài nhám, cắt cu lê, xử lý bề mặt đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật của từng mã hàng cụ thể, vì vậy nên công đoạn này cần số lượng công nhân nhiều hơn và chi phí nhân công vì thế mà cao hơn công đoạn nung khuôn.
Số liệu tổng hợp trên bảng 4.5: Bảng tổng hợp SP hoàn thành và SP dở dang qua 3công đoạn sản xuất tổng hợp từ phòng kế toán công ty, cho thấy công đoạn đúc thép tổng sản phẩm hoàn thành là 220 cái trong đó hoàn thành 217 cái và dở dang 3 cái. Công đoạn nung khuôn nhận 217 cái do công đoạn gia công mẫu sáp chuyển sang và hoàn thành 214 cái dở dang 3 cái. Công đoạn mài nhám nhận 214 cái do công đoạn nung khuôn chuyển sang và hoàn thành 212 cái dở dang 2 cái. Quy trình sản xuất chân vịt qua 3 công đoạn hoàn thành được 212 cái và dở dang 8 cái.
Từ 2 bảng số liệu tổng hợp được, bằng phương pháp công đoạn kết chuyển tuần tự ta có giá thành sản phẩm chân vịt của từng công đoạn như sau:
Công đoạn gia công mẫu sáp (CĐGC)
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 06 năm 2013
Sản phẩm: Bán thành phẩm SP chân vịt Số lượng: 217 cái
ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Chi phí SX DD ĐK Chi phí SX phát sinh trong kỳ Chi phi SX DD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT 33.659.105 928.895.342 13.125.743 949.428.704 4.375.247 CPNCTT - 45.250.114 - 45.250.114 208.526 CPSXC - 43.027.516 - 43.027.516 198.283 Cộng 33.659.105 1.017.172.927 13.125.743 1.037.706.334 4.782.056 Nguồn: Bảng tổng hợp CP và SP hoàn thành, SPDD
Số liệu bảng 4.6: Phiếu tính giá thành sản phẩm chân vịt công đoạn gia công mẫu sáp cho thấy: kết hợp số liệu tập hợp được về chi phí sản xuất và số liệu về chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ, ta tính ra được tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm là cơ sở cho việc tính giá thành ở công
70
đoạn nung khuôn.Từ các số liệu tổng hợp trên phiếu tính giá thành bán thành phẩm công đoạn gia công, ta tiến hành vẽ sơ đồ chữ “T” sau:
TK 621(CĐGC) TK 154(CĐGC) TK 154(CĐNK) 33.659.105 949.428.704 1.037.706.334 TK 622(CĐGC) 45.250.114 TK 627(CĐGC) 43.027.516 13.125.743
Nguồn: Phiếu tính giá thành SP chân vịt công đoạn gia công
Hình 4.11: Sơ đồ chi phí và giá thành bán thành phẩm chân vịt CĐ gia công
Công đoạn nung khuôn (CĐNK)
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 06 năm 2013
Sản phẩm: Bán thành phẩm SP chân vịt Số lượng: 214 cái
ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Chi phí SX DD ĐK
Chi phí SX PS trong kỳ Chi phi SX
DD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị BTP CĐ ĐT chuyển sang CPSX phát sinh ở CĐĐT CPNVLTT - 949.428.704 - 13.125.742 936.302.962 4.375.247 CPNCTT - 45.250.114 30.627.302 625.577 75.251.839 351.644 CPSXC - 43.027.516 35.208.928 594.850 77.641.594 362.811 Cộng - 1.037.706.334 65.836.230 14.346.169 1.089.196.395 5.089.702 Nguồn: Bảng tổng hợp CP và SP hoàn thành, SPDD
Số liệu bảng 4.7: Phiếu tính giá thành sản phẩm chân vịt công đoạn nung khuôn cho thấy: các khoản chi phí của công đoạn gia công được chuyển sang công đoạn nung khuôn và được cộng dồn vào các khoản chi phí phát sinh của công đoạn nung khuôn kết hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ được áp dụng theo nguyên tắc đánh giá giá trị SP dở dang theo chi phí NVL trực tiếp, ta tính ra được tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm là
71
cơ sở cho việc tính giá thành ở công đoạn mài nhám.Từ các số liệu tổng hợp trên phiếu tính giá thành sản phẩm công đoạn nung khuôn, ta tiến hành vẽ sơ đồ chữ “T” sau: TK 154(CĐGC) TK 154(CĐNK) TK 154(CĐMN) 1.037.706.334 1.089.196.395 TK 622(CĐNK) 30.627.302 TK 627(CĐNK) 35.208.928 14.346.169
Nguồn: Phiếu tính giá thành SP chân vịt công đoạn nung khuôn
Hình 4.12: Sơ đồ CP và giá thành bán thành phẩm chân vịt CĐ nung khuôn
Công đoạn mài nhám (CĐMN)
PHIẾU TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 06 năm 2013
Sản phẩm: Bán thành phẩm SP chân vịt Số lượng: 212 cái
ĐVT: đồng
Khoản mục chi phí
Chi phí SX DD ĐK
Chi phí SX phát sinh trong kỳ Chi phi SX
DD CK Tổng giá thành Giá thành đơn vị BTP CĐM chuyển sang CPSX phát sinh ở CĐĐT CPNVLTT - 936.302.962 - 8.750.494 927.552.468 4.375.247 CPNCTT - 75.251.839 42.397.099 703.288 116.945.650 551.631 CPSXC - 77.641.594 36.975.912 725.622 113.891.884 537.226 Cộng - 1.089.196.395 79.373.011 10.179.404 1.158.390.002 5.464.104 Nguồn: Bảng tổng hợp CP và SP hoàn thành, SPDD
Số liệu bảng 4.8: Phiếu tính giá thành sản phẩm chân vịt công đoạn mài nhám cho thấy: các khoản chi phí của công đoạn nung khuôn được chuyển sang công đoạn mài nhám và được cộng dồn vào các khoản chi phí phát sinh của công đoạn mài nhám kết hợp chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ được áp dụng theo nguyên tắc đánh giá giá trị SP dở dang theo chi phí NVL
72
trực tiếp, ta tính ra được tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt ở công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất.
Từ các số liệu tổng hợp trên phiếu tính giá thành sản phẩm công đoạn mài nhám, ta tiến hành vẽ sơ đồ chữ “T” sau:
TK 154(CĐNK) TK 154(CĐMN) TK 155 1.089.196.395 1.158.390.002 TK 622(CĐMN) 42.397.099 TK 627(CĐMN) 36.975.912 10.179.404
Nguồn: Phiếu tính giá thành SP chân vịt công đoạn mài nhám
Hình 4.13: Sơ đồ chi phí và giá thành bán thành phẩm chân vịt CĐ mài nhám Qua 3 công đoạn của quy trình sản xuất chân vịt, số lượng thành phẩm thu được là 212 cái, dở dang 8 cái. Với phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp công đoạn kết chuyển tuần tự tổng giá thành sản phẩm là 1.158.390.002, giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt là 5.464.104đ/cái.
So với phương pháp tính giá thành trực tiếp mà công ty đang áp dụng, phương pháp tính giá thành công đoạn kết chuyển tuần tự có những nhược điểm là các bước tính toán phức tạp phải qua nhiều bước thực hiện: tập hợp từng khoản mục chi phí phát sinh và chi phí sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất, kết chuyển cộng dồn các khoản mục chi phí phát sinh ở từng công đoạn và lập phiếu tính giá thành cho từng công đoạn, đến công đoạn cuối cùng mới tính toán được giá thành sản phẩm; mất nhiều thời gian cho việc tập hợp chi phí và tính toán ở từng công đoạn.
Tuy nhiên, phương pháp tính giá thành công đoạn cũng có những ưu điểm riêng, đó là việc tập hợp chi phí ở từng công đoạn và từng khoản mục chi phí giúp tính toán chính xác giá thành sản phẩm hơn so với phương pháp trực tiếp, giá thành theo phương pháp công đoạn có xu hướng thấp hơn so với giá thành theo phương pháp trực tiếp, cụ thể: giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt tháng 06/2013 theo phương pháp trực tiếp mà công ty đang áp dụng là 5.482.394đ/cái cao hơn so với giá thành đơn vị sản phẩm theo phương pháp
73
công đoạn là 5.464.104đ/cái, chênh lệch giá thành đơn vị là 18.290đ/cái, với số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ là 212 cái nên tổng chênh lệch giá thành là 3.877.480. Như thế, nếu áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp công đoạn kết chuyển tương đương thì trung bình 1 năm tổng chi phí sản xuất tính riêng cho sản phẩm chân vịt của công ty sẽ tiết kiệm được là 46.529.760. Bằng cách này, nếu áp dụng phương pháp tính giá thành công đoạn cho những sản phẩm có cùng quy trình công nghệ với sản phẩm chân vịt như: sản phẩm kềm công nghiệp, bồn inox,…sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất giúp công ty hạ giá thành sản phẩm ở nhiều mặt hàng cơ khí đối với những sản phẩm có công nghệ phức tạp.
Với mục tiêu được đặt ra ngay đầu đề tài là đề ra những biện pháp hạ giá thành sản phẩm của công ty, theo em việc áp dụng phương pháp tính giá thành công đoạn tuần tự để tính giá thành sản phẩm có quy trình công nghệ phức tạp như sản phẩm chân vịt là hợp lý vì giúp hạ giá thành sản phẩm cho công ty. Song song đó, phương pháp này còn tồn tại những mặt hạn chế của nó là cách tính toán phức tạp và mất nhiều thời gian để theo dõi và tổng hợp chi phí sản xuất, nhưng theo em việc tổng hợp các khoản mục chi phí kế toán giá thành có thể theo dõi chi phí sản xuất sản phẩm trên 3 sổ chi tiết riêng biệt: sổ chi tiêt TK 621, TK 622, TK 627, trong mỗi sổ phân thành 3 phần tương ứng cho 3 công đoạn sản xuất (công đoạn gia công mẫu sáp, công đoạn nung khuôn, công đoạn mài nhám), để theo dõi chi tiết cho từng công đoạn, hằng ngày căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các khoản mục chi phí của từng công đoạn tiến hành ghi sổ và theo dõi để làm cơ sở cho việc tính giá thành.