năm từ 2010 đến 2012 và qua 6 tháng đầu năm từ 2011 đến 2013
4.2.3.1 Phân tích các nhân tố tác động đến giá thành sản phẩm chân vịt
tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm từ 2010 đến 2012
94
Bảng 4.12: Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sắt phế liệu qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Sản lượng Cái 2.689 2.546 2.652 -143 106 Lượng VL tiêu hao Kg 237 254 264 17 10 Giá vật liệu Đồng 13.896 14.926 13.226 1.030 -1.700 Tổng CPNVL Đồng 8.855.823.528 9.652.405.384 9.259.892.928 796.581.856 -392.512.456 (Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán)
Căn cứ vào số liệu bảng 4.12 cho ta thấy mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giữa các năm 2011 so với năm 2010 và giữa năm 2012 so với năm 2011 nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của các nhân tố sản lượng sản phẩm sản xuất, nhân tố lượng nguyên vật liệu tiêu hao, nhân tố đơn giá nguyên vật liệu, ta có thể đi vào phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sau đây:
- Năm 2011 so với năm 2010: có mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng, trong đó nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sự gia tăng chi phí là nhân tố đơn giá nguyên vật liệu kế đến là nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu, riêng nhân tố sản lượng sản xuất lại có mức chênh lệch giảm, để tìm hiểu nguyên nhân của sự chênh lệch này ta đi vào phân tích từng nhân tố sau đây:
+ Nhân tố sản lượng sản phẩm sản xuất: đây là nhân tố có mức độ ảnh hưởng đến mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu tương đối thấp hơn mức ảnh hưởng của 2 nhân tố còn lại, trong năm 2011 sản lượng sản xuất của công ty sụt giảm đáng kể, nguyên nhân là do giá nguyên liệu sắt phế liệu tăng cao đột biến như đã phân tích ở phần 4.2.2 tình hình biến động giá thành, tỷ lệ tăng giá nguyên vật liệu lên đến 7,53 %. Mặc dù trong năm 2011 số lượng đơn đặt hàng có xu hướng tăng hơn năm 2010 lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cao hơn năm 2010 là 9.038 kg với tỷ lệ tăng là 1,43 %, nhưng do trong kỳ máy móc hư hỏng nhiều ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất của công ty nên số lượng sản phẩm vì thế mà giảm hơn so với năm 2010.
+ Nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu: mức độ ảnh hưởng của nhân tố tiêu hao nguyên liệu khá cao trong tổng 3 nhân tố ảnh hưởng, trong năm 2011
95
nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu có mức chênh lệch tăng cao so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do máy móc thiết bị của công ty đang xuống cấp, đặc biệt là máy tách vỏ, máy bắn bi một trong những máy quan trọng của quy trình sản xuất mà trong năm công ty chưa trang bị máy mới làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sản phẩm.
+ Nhân tố giá nguyên vật liệu: trong các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gia tăng của chi phí nguyên vật liệu thì nhân tố giá nguyên vật liệu có mức ảnh hưởng cao nhất, nguyên nhân giá nguyên vật liệu tăng cao hơn so với năm 2010 là do tình hình biến động tăng giá của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều tăng cao, do thiếu hụt nguồn cung ứng trong khi nhu cầu tăng cao, do vậy nên công ty thu mua sắt phế liệu với mức giá tăng đột biến, thêm vào đó do thiếu hụt nguyên liệu nên nguồn thu mua sắt phế liệu của công ty là các doanh nghiệp chuyên thương mại phế liệu mà không thu mua trực tiếp từ các vựa, còn các doanh nghiệp thì mua từ vựa với giá thấp và bán lại với giá cao nên giá nguyên liệu vì thế mà tăng cao hơn năm 2010.
- Năm 2012 so với năm 2011: có mức chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm, trong đó nhân tố gây ảnh hưởng nhiều nhất là nhân tố giá nguyên vật liệu có mức chênh lệch giảm, riêng 2 nhân tố sản lượng sản xuất và nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu có mức chênh lệch tăng, cụ thể:
+ Nhân tố sản lượng sản phẩm sản xuất và nhân tố tiêu hao nguyên vật liệu: trong kỳ cả 2 nhân tố này có mức chênh lệch tăng so với năm 2012 và mức tăng tương đương nhau, nguyên nhân là do trong năm nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tăng công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2012 tăng 106 sản phẩm so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 4,16 %, do số lượng sản phẩm sản xuất tăng cao cần số lượng lớn nguyên vật liệu nên lượng tiêu hao nguyên vật liệu cũng vì thế mà tăng đáng kể.
+ Nhân tố giá nguyên vật liệu: chênh lệch giảm của chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ là do ảnh hưởng của nhân tố giá nguyên vật liệu là chủ yếu, nguyên nhân là do tình hình giá cả của ngành xây dựng đều giảm và ổn định, thêm nữa trong năm công ty tìm mua nguồn cung ứng nguyên liệu với giá thấp và ổn định, thay vì vào năm 2011 công ty tìm mua nguồn nguyên liệu ở các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp lại thu mua sắt phế liệu từ các vựa do đó giá tăng hơn nhiều lần, thì trong năm 2012 công ty thu mua nguyên vật liệu sắt phế liệu tại các vựa vì thế giá giảm hơn nhiều so với năm 2011.
96
Bảng 4.13: Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010,2011,2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Doanh thu tiêu thụ SP Đồng 13.486.303.290 13.342.523.690 13.884.257.070 -143.779.600 541.733.380 Chi phí NCTT Đồng 1.429.045.810 1.437.810.269 1.468.231.809 8.764.459 30.421.540 Số lao động Người 264 264 269 0 5 Năng suất LĐBQ Đồng/ người 51.084.482,16 50.539.862,46 51.614.338,55 -544.620 1.074.476 Lương BQ Đồng/ người 5.413.052,311 5.446.251,019 5.458.110,814 33.199 11.859 Tỷ trọng CPNCTT % 10,5 10,7 10,5 0,2 -0,2
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán và tính toán
Qua bảng số liệu 4.13 cho ta thấy tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 tương đối ổn định. Tuy có chênh lệch giữa các năm nhưng tỷ lệ rất nhỏ các khoảng chênh lệch tăng giảm trên dưới 0,2 %, chứng tỏ việc trả lương của công ty có hiệu quả kết hợp được lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động. Tuy nhiên nhìn chung chi phí nhân công trực tiếp có mức chênh lệch thấp nhưng cũng có ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm của công ty. Ta có thể đi vào phân tích mức độ ảnh hưởng của doanh thu, năng suất lao động và lương bình quân tác động đến chi phí nhân công trực tiếp và được như sau:
- Năm 2011 so với năm 2010: mức chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp tăng nhẹ, nhưng xét đến các nhân tố ảnh hưởng thì chỉ có chênh lệch của 2 nhân tố năng suất lao động và tiền lương bình quân tăng còn nhân tố doanh thu tiêu thụ giảm mạnh, cụ thể:
+ Nhân tố doanh thu tiêu thụ: năm 2011 chênh lệch giảm so với năm 2010, nguyên nhân là do trong năm 2011 số lượng sản phẩm sản xuất ra giảm 143 SP với tỷ lệ tương ứng 5,3 % mặc khác giá thành sản phẩm tăng cao 644.499,71 đồng với tỷ lệ tăng khá cao 13,04 % do đó ảnh hưởng đến sản lượng SP tiêu thụ sụt giảm và giá bán ra của SP lại tăng cao, vì vậy nên mức độ ảnh hưởng doanh thu tiêu thụ giảm so với năm 2010.
97
+ Nhân tố năng suất lao động: nhân tố năng suất lao động giảm năm 2011 so với năm 2010 là 544.620 đồng, nhân tố năng suất lao động giảm ảnh hưởng làm cho chi phí nhân công trực tiếp tăng lên so với năm 2010, phản ánh việc lãng phí chi phí nhân công trực tiếp. Việc giảm năng suất lao động là do trong năm máy móc hư hỏng nhiều làm ảnh hưởng đến tốc độ và tiến trình làm việc của công nhân, thời gian phân công lao động chưa hợp lý do ảnh hưởng của tình trạng xuống cấp của máy móc, số lượng ngày làm 1 ca xảy ra khá nhiều trong năm 2011 vì thế chi phí nhân công tăng hơn so với năm 2010.
+ Nhân tố tiền lương bình quân: mức chênh lệch tiền lương bình quân năm 2011 so với năm 2010 tăng, nguyên nhân là do công ty áp dụng chính sách tăng lương cho người lao động qua các năm, trong năm công ty điều chỉnh mức tăng tiền lương của công nhân sản xuất như sau: tháng 2/2011 mức lương theo ngày công của 1 công nhân là 120.000 đồng/ngày, tháng 4/2011 là 125.000 đồng/ngày, đến tháng 11/2011 là 140.000 đồng/ngày. Việc tăng lương góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động, khuyến khích họ tăng gia sản xuất.
- Năm 2012 so với năm 2011: mức chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp lại tiếp tục tăng, mức tăng gấp 2 lần so với mức tăng giữa năm 2011 so với 2010, xét cụ thể từng nhân tố ảnh hưởng ta thấy mức độ ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tiêu thụ là mạnh nhất tiếp đến là nhân tố tiền lương bình quân mức chênh lệch khá cao, tuy nhân tố năng suất lao động trong năm có mức chênh lệch giảm nhưng do mức tăng của nhân tố doanh thu và tiền lương bình quân cao hơn gấp 2 lần nên chi phí nhân công trực tiếp vì thế mà tăng hơn năm 2011, cụ thể:
+ Nhân tố doanh thu tiêu thụ: doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng khá cao so với năm 2011, nguyên nhân là do số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng 106 SP với tỷ lệ tương ứng 4,16 % mặc khác giá thành sản phẩm giảm mạnh 400.873,71 đồng với tỷ lệ giảm 7,73 % do đó ảnh hưởng đến sản lượng SP tiêu thụ tăng do giá bán ra thị trường giảm, vì vậy nên doanh thu tiêu thụ tăng so với năm 2012.
+ Nhân tố năng suất lao động: nhân tố năng suất lao động năm 2012 tăng hơn so với năm 2011, nhân tố năng suất lao động tăng tác động làm giảm chi phí nhân công trực tiếp, phản ánh sự tiết kiệm chi phí nhân công trong năm 2012. Việc tăng năng suất lao động là do đội ngũ công nhân có tay nghề cao, ngày càng thành thạo công việc, mặc khác do phân công lao động sắp xếp giờ làm hợp lý ngày làm 2 ca đều đặn không gián đoạn công việc, tạo điều kiện tốt cho người lao động làm việc.
+ Nhân tố tiền lương bình quân: nhân tố tiền lương bình quân tăng tác động làm tăng chi phí nhân công trực tiếp, nguyên nhân tăng là do
98
chính sách tiền lương của Nhà nước về điều chỉnh tăng lương cơ bản cho công nhân mức lương tăng từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng cho 1 công nhân, thêm nữa trong tháng 10/2012 công ty tuyển thêm 3 nhân viên kỹ thuật phụ trách kiểm tra sửa chữa máy móc nâng mức chi phí lên 3.050.000 đồng người/tháng. Việc tăng lương giúp đời sống công nhân được cải thiện, nâng cao tinh thần làm việc cho công nhân.
Phân tích nhân tố chi phí sản xuất chung:
a) Phân tích nhân tố biến phí sản xuất chung
Bảng 4.14: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung khả biến sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2.689 SP Năm 2011 2.546 SP Năm 2012 2.652 SP
Biến phí BP đơn vị Biến phí BP đơn vị Biến phí BP đơn vị
Điện 107.165.016 39.853 113.129.790 44.434 117.517.380 44.312 Nước 53.572.802 19.923 56.379.141 22.144 57.124.791 21.540 Vải nhám decijos 18.236.988 6.782 16.908.625 6.641 16.506.875 6.224 Tổng BP 178.974.806 66.558 186.417.556 73.219 191.149.046 72.076
Nguồn: Tổng hợp từ phòng kế toán công ty
Từ bảng số liệu bảng 4.14 ta tiến hành phân tích ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm và biến phí đơn vị đến sự biến động của biến phí sản xuất chung như sau:
- Năm 2011 so với năm 2010: chi phí sản xuất chung khả biến tăng chủ yếu là do tổng biến phí đơn vị tăng, còn khối lượng sản phẩm hoàn thành trong năm 2011 giảm so với năm 2010 do đó ảnh hưởng làm giảm chi phí sản xuất chung khả biến, nhưng vì biến phí đơn vị ảnh hưởng tăng cao hơn nên chi phí sản xuất chung khả biến năm 2011 tăng so với năm 2010. Nguyên nhân tăng biến phí đơn vị là do yếu tố khách quan của công ty, cụ thể: biến phí đơn vị điện tăng là do nguồn cung điện hạn chế làm giá điện Nhà nước tăng (năm 2010: 1.478,65 đồng/kg, năm 2011 tăng 1.630 đồng/kg, tăng 10,2 %), đơn giá khối nước tiêu thụ cũng tăng theo xu hướng vật giá tăng trong năm ( năm 2011 là 6.021,5 đồng/ năm 2010 là 6.274 đồng/ ).
- Năm 2012 so với năm 2011: chi phí sản xuất chung khả biến tăng là do khối lượng sản phẩm hoàn thành tăng mức gia tăng cao nên dù biến phí
99
đơn vị giảm so với năm 2011 nhưng tổng biến phí vẫn tăng. Nhân tố khối lượng sản phẩm tăng tác động làm tăng chi phí sản xuất chung khả biến. Nguyên nhân tăng khối lượng sản phẩm là do trong năm 2012 công ty nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng lớn, hơn nữa trong năm công ty đầu tư máy móc thiết bị mới hoạt động tốt, ít hao tốn chi phí nên cho dù đơn giá điện, nước, vài nhám decijos có tăng cao thì lượng sử dụng vẫn giảm, biến phí đơn vị giảm tác động tiết kiệm chi phí khả biến. Nhân tố biến phí đơn vị tác động tuy làm giảm chi phí khả biến, nhưng do số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ nhiều cần lượng chi phí điện, nước, vải nhám tăng cao hơn nên chi phí khả biến trong năm 2012 vì thế mà vẫn tăng hơn 2011.
b) Phân tích nhân tố định phí sản xuất chung
Bảng 4.15: Bảng phân tích chi phí sản xuất chung bất biến sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010, 2011 và 2012
ĐVT: đồng
Nguồn: Phòng kế toán công ty
Qua bảng số liệu ta thấy sự biến động giảm định phí sản xuất chung từ năm 2010 đến năm 2012 là do các khoản mục chi phí trong định phí đa số đều giảm. Cụ thể:
Chi phí lương nhân viên phân xưởng: riêng khoản mục này có mức tăng chi phí qua các năm nhưng khá thấp. Nguyên nhân là do trong năm công ty điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước, sự tăng tiền lương là hợp lý với lộ trình thay đổi theo hướng tăng lương cơ bản của Nhà nước.
Chi phí khấu hao TSCĐ: đây là yếu tố tác động khá lớn đến việc giảm chi phí sản xuất chung bất biến. Qua 3 năm chi phí khấu hao TSCĐ đều giảm,
Khoản mục CP Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Lương NVPX 618.291.560 637.023.222 714.223.222 18.731.662 67.200.000 Khấu hao 289.898.516 269.978.516 200.138.516 -19.920.000 -59.840.000 CCDC 151.913.012 151.913.012 104.015.398 0 -47.897.614 Nhiên liệu 117.960.000 119.148.338 119.148.338 1.188.338 0 Sửa chữa, V chuyển 51.586.008 24.979.659 24.979.659 -26.606.349 0 CP khác 33.466.000 33.466.000 32.360.116 0 -1.105.884 Tổng ĐP 1.260.917.546 1.226.868.447 1.180.493.459 -26.606.349 -41.643.498
100
cụ thể nguyên nhân là do: năm tháng 10/2011 công ty nhượng bán 2 máy hàn làm giảm chi phí khấu hao xuống 996.000 đồng/máy/tháng; tháng 3/2012 công ty tiến hành thanh lý 5 máy cắt phục vụ sản xuất vì vậy chi phí khấu hao giảm so với năm 2011 mức giảm là 1.196.800 đồng/máy/tháng.
Chi phí CCDC, nhiên liệu, chi phí khác: Năm 2011 giá nhiên liệu tăng nhẹ so với năm 2010 mà chủ yếu là dầu diesel tăng từ 24.657 đồng/lít lên 24.965 đồng/lít. Năm 2012 chi phí CCDC giảm so với năm 2011, nguyên nhân là do đơn giá của dao tiện hình thoi đen ngoài thị trường giảm 8.500 đồng/mũi