xuất tại công ty đang bao gồm cả chi phí lương nhân viên quản lí. Việc hạch toán này là sai với chế độ kế toán hiện hành và làm cho giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty tăng.
5.1.3 Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giá thành sản phẩm
- Về việc trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất: hiện nay công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí và không hạch toán trên TK 335 mà lại tính thẳng vào tiền lương công nhân hàng tháng. Việc hạch toán như vậy không làm ổn định giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty, vì nếu trong tháng công nhân nghỉ phép nhiều thì chi phí NCTT sẽ tăng lên làm cho giá thành sản phẩm cũng tăng theo. Do đó, công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch và hạch toán vào TK 335, việc hạch toán này có tác dụng làm ổn định giá thành sản phẩm.
- Về việc hạch toán vào TK 334: công ty chưa thực hiện trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi, tất cả các TK này công ty đều hạch toán vào TK 334. Việc hạch toán này sẽ làm cho số tiền lương phải trả của công ty tăng lên có nghĩa là giá thành sản phẩm sản xuất tại công ty cũng tăng theo. Giá thành sản phẩm cao thì sẽ không cạnh tranh được trên thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty sẽ trì trệ. Vì vậy, công ty nên trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi để chi cho các mục đích này.
- Về phương pháp phân bổ CCDC: hiện tại công ty đang thực hiện phương pháp phân bổ một lần đối với tất cả các CCDC xuất dùng cho dù chúng có giá trị lớn hay nhỏ. Việc phân bổ này sẽ làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm liên quan. Nếu trong tháng xuất CCDC có giá trị lớn, có tác dụng phục vụ sản xuất cho nhiều sản phẩm nhưng trong tháng chỉ sản xuất có một sản phẩm, thì toàn bộ giá trị số CCDC đó chỉ phân bổ vào chi phí sản xuất
108
sản phẩm đó và sẽ làm tăng giá thành của sản phẩm . Vì vậy, công ty nên căn cứ vào quy mô và mục đích xuất dùng CCDC để xác định phương pháp phân bổ cho hợp lý:
+ Trường hợp xuất dùng CCDC với giá trị nhỏ và số lượng không nhiều với mục đích thay thế thì ta phân bổ một lần vào sản xuất.
+ Trường hợp xuất dùng CCDC có giá trị tương đối cao và quy mô tương đối lớn thì áp dụng phương pháp phân bổ 2 lần.
+ Trường hợp CCDC xuất dùng với quy mô lớn và giá trị cao với mục đích thay thế, phục vụ cho nhiều kỳ thì toàn bộ giá trị xuất dùng phân bổ dần dần vào chi phí.
- Về việc hạch toán TK 642: hiện tại giá thành sản phẩm tại công ty bao gồm cả chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp, việc hạch toán này là sai với chế độ kế toán hiện hành và làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Vì vậy, công ty chỉ nên tổng hợp chi phí lương nhân viên quản lý doanh nghiệp đưa vào bên nợ TK 911 - xác định kết quả kinh doanh.