Phân tích biến động giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các giải pháp hạ giá thành tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí tây đô (Trang 97)

4.2.2.1 Phân tích biến động giá thành sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Bảng 4.10: Bảng phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

ĐVT: đồng

(Nguồn: Bảng tổng hợp giá thành của công ty qua 3 năm 2010-2012)

Khoản mục chi phí

NĂM 2010 (2.689 SP) NĂM 2011 (2.546 SP) NĂM 2012 (2.652 SP) CHÊNH LỆCH

2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị % Giá trị % CPNVLTT 10.436.021.890 78,55 11.368.269.711 79,9 10.908.385.066 79,3 932.247.820 8,93 -459.846.650 -4,04 CPNCTT 1.429.045.810 10,7 1.437.810.269 10,1 1.468.231.809 10,67 8.764.459 0,61 30.421.540 2,1 CPSXC 1.439.892.352 10,75 1.413.286.003 10 1.371.642.505 10,03 -26.606.349 -1,84 -41.643.498 -2,94 Tổng giá thành SP 13.284.960.052 100 14.219.365.983 100 13.748.259.380 100 934.405.930 7,03 -471.106.600 -3,31 Giá thành SP đơn vị 4.940.483 5.584.982,71 5.184.109 644.499,71 13,04 -400.873,71 -7,73

85 .0 2000000000.0 4000000000.0 6000000000.0 8000000000.0 10000000000.0 12000000000.0 14000000000.0 16000000000.0

Giá thành 2010 Giá thành 2011 Giá thành 2012 10436021890.0 11368269711.0 10908385066.0 1429045810.0 1437810269.0 1468231809.0 1439892352.0 1413286003.0 1371642505.0 CPSXC CPNCTT CPNVLTT

Xem xét từng năm ta có biểu đồ sau:

(Nguồn: Bảng phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đôqua 3 năm 2010, 2011 và 2012)

Hình 4.14: Biểu đồ cơ cấu giá thành sản phẩm chân vịt qua 3 năm 2010-2012 Qua bảng số liệu 4.10 và biểu đồ hình 4.14 ta thấy giá thành sản phẩm chân vịt biến động thất thường qua các năm từ 2010 đến 2012, giá thành tăng cao nhất ở năm 2011 và thấp nhất trong năm 2010. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể về tình hình biến động giá thành sản phẩm giữa các năm, giá thành đơn vị SP năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011 ta sẽ đi vào phân tích biến động của các khoản mục chi phí liên quan đến giá thành SP giữa các năm: năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011.

Năm 2011 so với năm 2010: giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt năm

2011 tăng cao so với năm 2010, tuy nhiên nếu xét theo từng khoản mục chi phí thì cả 2 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp của năm 2011 tăng hơn so với năm 2010, riêng chỉ có khoản mục chi phí sản xuất chung của năm 2011 là có mức biến động giảm hơn so với năm 2010, cụ thể ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí sau đây:

 Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011 tăng cao so với năm 2010, mức tăng 932.247.820 đồng, với tỷ lệ tăng khá cao 8,93 %. Nguyên nhân tăng là do giá sắt phế liệu năm 2011 tăng hơn so với năm 2010, nếu đơn giá xuất thực tế bình quân năm 2010 là 13.896 đồng/kg thì trong năm 2011 công ty xuất nguyên liệu sắt phế liệu với giá 14.942 đồng/kg, mức chênh lệch giá là 1.046 đồng/kg với tỷ lệ chệnh lệch 7,53 %, giá sắt phế liệu năm 2011 tăng cao so với năm 2010 là do 3 tháng đầu

86

năm 2011 công ty xuất nguyên vật liệu với mức giá tồn cuối kỳ của tháng 12/2010 là 13.653 đồng/kg, thêm nữa là do trong tháng 4 do tình hình biến động tăng giá của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều tăng cao, do thiếu hụt nguồn cung ứng trong khi nhu cầu tăng cao, do vậy nên công ty thu mua sắt phế liệu với mức giá tăng đột biến là 15.403 đồng/kg, đến tháng 7 giá sắt phế liệu vẫn tiếp tục tăng ở mức 15.722 đồng/kg, giá tăng liên tục từ năm 2010 đến cuối năm 2011 vẫn không sụt giảm là nguyên nhân làm cho giá xuât kho bình quân trong năm 2011 tăng so với năm 2010. Một nguyên nhân nữa làm chi phí nguyên vật liệu tăng là do số lượng nguyên liệu sắt phế liệu đưa vào sản xuất trong năm 2011 tăng so với năm 2010, số lượng nguyên liệu sử dụng trong năm 2010 là 638.357 kg với mức hao hụt tính trên 1 đơn vị sản phẩm là 237kg/1 SP, số lượng nguyên vật liệu sử dụng năm 2011 tăng cao hơn với số lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất trong năm là 647.395 kg mức hao hụt vượt năm 2010 là 254kg/1 SP, mức chênh lệch so với năm 2010 là 9.038 kg tương ứng với tỷ lệ vượt 1,41 %, nguyên nhân tăng là do lượng đơn đặt hàng trong năm 2011 nhiều hơn năm 2010, mặc dù trong năm 2011 do tăng giá sắt phế liệu công ty đã cắt giảm bớt một số đơn đặt hàng tuy nhiên lượng đơn đặt hàng vẫn nhiều hơn so với năm 2010 số chênh lệch là 283 lần so với 2010. Mức tăng về lượng do phát sinh nhiều đơn đặt hàng hơn năm 2010 với tỷ lệ 1,41 % là khá tốt, nhưng do đơn giá xuất bình quân nguyên liệu tăng cao với tỷ lệ 7,53 % so với năm 2010, nên chi phí nguyên vật liệu trong năm 2011 cũng vì thế mà tăng đáng kể.

 Về chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010, mức tăng là 8.764.459 đồng tỷ lệ tăng thấp là 0,61%, nguyên nhân tăng là do công ty điều chỉnh tăng tiền lương cơ bản theo quy định của Nhà nước và theo lộ trình cải cách tiền lương trong những năm qua và để đảm bảo nâng cao hơn mức sống của người lao động cho phù hợp với tình hình lạm phát hiện nay, trong năm công ty điều chỉnh mức tăng tiền lương của công nhân sản xuất như sau: tháng 2/2011 mức lương theo ngày công của 1 công nhân là 120.000 đồng/ngày, tháng 4/2011 là 125.000 đồng/ngày, đến tháng 11/2011 là 140.000 đồng/ngày, tiền lương cơ bản tăng kéo theo sự gia tăng của tiền bảo hiểm trích vào chi phí, đó là sự tăng lên của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp với mức tăng so với năm 2010 là 1.562.900 đồng, tỷ lệ tăng thấp 0,05 %. Mức lương tăng dẫn đến lượng hao hụt trên 1 đơn vị sản phẩm cũng tăng, nếu năm 2010 sản xuất 1 sản phẩm mất 531.441 đồng chi phí nhân công, thì năm 2011 tăng lên 564.733 đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng chi phí nhân công trong năm 2011 so với năm 2010 là phù hợp với quy luật chung và theo chiều hướng tích cực.

87

 Về chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung năm 2011 giảm so với năm 2010 mức giảm là 26.606.349 đồng với tỷ lệ tương ứng 1,84 %, Trong năm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng có sự điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước, mức tăng tiền lương năm 2010 là 250.000 đồng/người/tháng , năm 2011 tiếp tục tăng với mức lương tăng là 270.000 đồng/người/tháng , tỷ lệ tăng lương so với năm 2010 rất thấp 4 % so với năm 2010. Khoản chi phí ảnh hưởng nhiều nhất đến mức giảm của chi phí sản xuất chung là chi phí dịch vụ vận chuyển, do trong năm 2010 công ty mua sắm mới máy bắn bi và máy nung khuôn vào quy trình sản xuất, ngoài chi phí mua mới tài sản công ty còn phải thanh toán phí vận chuyển là 40.000.000 đồng, còn trong năm 2011 công ty không phát sinh khoản chi phí trên mà thay vào đó là chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh trong tháng 7 và tháng 8, chi phí sửa chữa nhà xưởng, phương tiện vận tải trong năm 2011 là 29.879.043 đồng tăng 13.393.651 đồng so với năm 2010, nguyên nhân là do các tài sản đã sử dụng lâu năm đang trong tình trạng xuống cấp, cần phải sửa chữa nâng cấp thay máy móc thiết bị mới tiếp tục sử dụng được. Mức tăng của 2 khoản chi phí nhân viên quản lí phân xưởng và chi phí sửa chữa TSCĐ thấp hơn mức giảm của chi phí vận chuyển, do đó chi phí sản xuất chung năm 2011 giảm so với năm 2010.

Năm 2012 so với năm 2011: giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt năm

2012 giảm thấp hơn so với năm 2011, nếu xét theo từng khoản mục chi phí thì chỉ có 2 khoản mục CPNVL TT và CPSXC của năm 2012 giảm hơn so với năm 2011, còn khoản mục CPNC của năm 2012 là có mức biến động cao hơn so với năm 2011, cụ thể ta sẽ đi vào phân tích các khoản mục chi phí sau đây:

 Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân là do giá sắt phế liệu giảm mạnh so với năm 2011, trong năm 2012 tình hình giá cả của ngành xây dựng hầu hết các mặt hàng: xi măng, sắt, thép,..đều giảm và ổn định, thêm nữa trong năm công ty tìm mua nguồn cung ứng nguyên liệu với giá thấp và ổn định qua từng tháng: tháng 2 giá sắt phế liệu ở mức 13.347 đồng/kg, tháng 5 giảm mạnh với mức 13.196 đồng/kg, tháng 9 tiếp tục giảm và ổn định với mức giá 13.135 đồng/kg. do đó đơn giá xuất thực tế bình quân năm 2012 là 13.226 đồng/kg, còn trong năm 2011 công ty xuất nguyên liệu sắt phế liệu với giá 14.942 đồng/kg, mức chênh lệch giá năm 2012 thấp hơn năm 2011 là 1.807 đồng/kg với tỷ lệ chệnh lệch giảm là 12,09 %. Xét về mặt số lượng nguyên vật liệu sắt phế liệu sử dụng trong sản xuất ta thấy số lượng nguyên liệu sắt phế liệu sử dụng trong năm 2012 là 701.053 kg tăng cao hơn so với số lượng nguyên vật liệu sử dụng năm 2011 đưa vào sản xuất, trong năm 2011 lượng nguyên liệu tiêu hao là 647.395 kg, nguyên nhân tăng là do trong năm công ty

88

nhận nhiều đơn đặt hàng và dự án có số lượng sản phẩm lớn, số lượng sản phẩm sản xuất trong năm 2012 tăng 106 sản phẩm so với năm 2011 tương ứng với tỷ lệ tăng 4,16 %, nhu cầu sản phẩm tiêu thụ tăng nên lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất gia tăng, lượng nguyên liệu sản xuất càng nhiều mà giá xuất kho lại giảm nên chi phí nguyên vật liệu vì thế mà giảm so với năm 2010.

 Về chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp năm 2012 tiếp tục tăng so với năm 2011, mức gia tăng 30.421.540 đồng tương ứng tỷ lệ 2,1 %. Nguyên nhân tăng là do chính sách tiền lương của Nhà nước về điều chỉnh tăng lương cơ bản cho công nhân mức lương tăng từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng cho 1 công nhân, thêm nữa trong tháng 10/2012 công ty tuyển thêm 3 nhân viên kỹ thuật phụ trách kiểm tra sửa chữa máy móc nâng mức chi phí lên 3.050.000 đồng người/tháng. Một nguyên nhân khác là chi phí tiền cơm (tiền ăn giữa ca, ăn trưa, nước uống,...) của công nhân tăng so với năm 2011, trong năm 2011 tiền cơm cho công nhân là 74.912.112 đồng nhưng năm 2012 tăng 78.244,200 đồng, nguyên nhân tăng tiền cơm là do giá cả lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng ngày một gia tăng chi phí tiền cơm vì thế phải thay đổi để phù hợp với nhu cầu leo thang của vật giá. Tuy nhiên, năm 2012 tỷ lệ tăng chi phí nhân công trực tiếp ( 2,1 %) thấp hơn tỷ lệ giảm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (4,04 %) và tỷ lệ giảm của chi phí sản xuất chung (2,94 %), do đó lượng hao hụt tính trên 1 đơn vị sản phẩm trong năm 2012 (553.632đồng/SP) giảm đi so với năm 2011(564.733đồng/SP) với mức giảm là 11.101 đồng/SP.

 Về chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 mức giảm là 41.643.498 đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 2,94 %, Trong năm chi phí nhân viên quản lý phân xưởng có sự điều chỉnh tăng về mức tiền lương cho phù hợp với quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, mức tăng tiền lương so với kế hoạch chiếm tỷ lệ rất nhỏ 0.08 % với mức tăng tiền lương trong năm là 280.000 đồng/1 công nhân, tổng chi phí quản lý phân xưởng tăng 67.200.000 đồng so với năm 2011. Khoản chi phí ảnh hưởng nhiều nhất đến mức giảm của chi phí sản xuất chung là chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí CCDC, trong tháng 3 công ty tiến hành thanh lý 5 máy cắt phục vụ sản xuất không nằm trong kế hoạch đề ra vì vậy chi phí khấu hao giảm so với năm 2011 mức giảm là 11.968.000 đồng/máy. Chi phí CCDC cũng giảm, đơn giá của dao tiện hình thoi đen thực tế giảm 8.500 đồng/mũi, vải nhám decjos giảm 3.450 đồng/kg tổng chi phí CCDC đưa vào sản xuất giảm 49.003.498 đồng. Mức tăng của khoản chi phí nhân viên quản lí phân xưởng thấp hơn mức giảm của chi phí khấu hao TSCĐ và chi phí CCDC đưa vào sản xuất, do đó chi phí sản xuất chung năm 2012 giảm so với năm 2011.

89

4.2.2.2 Phân tích biến động giá thành sản phẩm qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012, 2013

Bảng 4.11: Bảng phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm chân vịt tại công ty TNHH cơ khí Tây Đô qua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013

ĐVT: đồng

(Nguồn: Bảng tổng hợp giá thành của công ty qua 6 tháng đầu năm 2010-2012)

Khoản mục chi phí 6TH /NĂM 2011 (1.315 SP) 6TH/NĂM 2012 (1.378 SP) 6TH /NĂM 2013 (1.301 SP) CHÊNH LỆCH 6TH 2012/6TH 2011 CHÊNH LỆCH 6TH 2013/6TH 2012 Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị Tỷ trọng % Giá trị % Giá trị % CPNVLTT 5.518.010.945 79,53 5.598.276.002 79,77 5.687.009.201 79,98 80.265.057 1,45 88.733.199 1,58 CPNCTT 714.522.905 10,29 721.366.200 10,27 720.891.455 10,13 6.843.295 0,95 -474.745 -0,065 CPSXC 704.946.176 10,18 698.273.900 9,96 702.113.465 9,89 -6.672.276 -0,94 3.839.565 0,55 Tổng giá thành SP 6.937.480.026 100 7.017.916.102 100 7.110.014.121 100 80.436.076 1.16 92.098.019 1,31 Giá thành SP đơn vị 5.275.650 5.092.827,36 5.423.352 -182.822,64 -3,46 330.524,64 6,49

90 .0 1000000000.0 2000000000.0 3000000000.0 4000000000.0 5000000000.0 6000000000.0 7000000000.0 8000000000.0 Giá thành 6th 2011 Giá thành 6th 2012 Giá thành 6th 2013 5518010945.0 5598276002.0 5687009201.0 714522905.0 721366200.0 720891455.0 704946176.0 698273900.0 702113465.0 CPSXC CPNCTT CPNVLTT

Xem xét từng năm ta có biểu đồ sau:

(Nguồn: Bảng phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm chân vịt tại

công ty TNHH cơ khí Tây Đôqua 6 tháng đầu năm 2011, 2012 và 2013)

Hình 4.15: Biểu đồ cơ cấu giá thành sản phẩm chân vịt qua 6 tháng đầu năm 2011-2013

Qua bảng số liệu 4.11 và biểu đồ hình 4.15 ta thấy giá thành đơn vị sản phẩm chân vịt biến động không đều qua các năm từ 2011 đến 2013, giá thành đơn vị sản phẩm tăng cao nhất ở năm 2013 và thấp nhất trong năm 2012, giá thành đơn vị năm 2012 giảm mạnh so với năm 2011 với tỷ lệ tương ứng 3,46 %, đến năm 2013 giá thành đơn vị tăng cao với tỷ lệ tăng tương ứng 6,49 % so với năm 2012. Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể về tình hình biến động giá thành sản phẩm giữa các năm, giá thành đơn vị sản phẩm năm 2012 so với năm 2011 và năm 2013 so với năm 2012 ta sẽ đi vào phân tích biến động của các khoản mục chi phí liên quan đến giá thành sản phẩm giữa các năm: năm 2011 so với năm 2010 và năm 2012 so với năm 2011.

Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

tăng đều qua các kỳ 6 tháng đầu năm 2011 đến năm 2013, với tỷ lệ tăng khá cao, cụ thể:

 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2011: nếu như trong trong cả năm 2012 chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giảm mạnh so với cả năm 2011, thì trong 6 tháng đầu năm 2012 chi phí nguyên vật liệu lại tăng tương đối so với 6 tháng đầu năm 2011, mức tăng là 80.265.057 đồng với tỷ lệ tăng 1,45 %, nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do trong 6 tháng đầu năm

91

2011 tình hình nguyên liệu sắt phế liệu trong nước đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng trong khi nhu cầu tăng cao, do vậy nên công ty thu mua sắt phế liệu với mức giá tăng đột biến là 15.403 đồng/kg, mặc khác số lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất ít do giá cả nguyên vật liệu tăng cao nguồn nguyên vật liệu thiếu hụt nên công ty cắt bớt một số đơn đặt hàng trong kỳ, vì

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và các giải pháp hạ giá thành tại công ty trách nhiệm hữu hạn cơ khí tây đô (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)