Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 124 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
124
Dung lượng
1,28 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI THỊ NHUNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HOÀNG GIA TỈNH QUẢNG NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÙI THỊ NHUNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HOÀNG GIA TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG NGỌC HUẤN
THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
luận văn nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ rõ
nguồn gốc./.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng
dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia - Tỉnh Quảng Ninh” tôi đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài
nhà trƣờng.
Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa và
các thầy cô giáo Phòng Quản lý đào tạo sau đại học và Trƣờng Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc học tập và nghiên
cứu các nội dung trong chƣơng trình đào tạo Thạc sỹ.
Để có đƣợc kết quả nghiên cứu, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận đƣợc sự hƣớng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Hoàng Ngọc Huấn, là ngƣời trực
tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám đốc Công ty CPQT Hoàng Gia, các
phòng ban trong Công ty, Sở văn hoá và du lịch thể thao tỉnh Quảng Ninh, Cục
Thống kê tỉnh Quảng Ninh và một số cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn đã giúp đỡ
tận tình, cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Ngoài ra, tôi cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình, sự động viên và tạo mọi
điều kiện về vật chất và tinh thần của của lãnh đạo, đồng nghiệp đơn vị công tác, gia
đình, bạn bè, ngƣời thân.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hoàng Ngọc Huấn đã tận tình chỉ
bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Với tấm lòng chân thành, tôi xin cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 12 năm 2014
Tác giả luận văn
Bùi Thị Nhung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3
4. Những đóng góp của luận văn ........................................................................ 3
5. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG
DỊCH VỤ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ ....................... 5
1.1. Những vấn đề cơ bản về dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ ............................... 5
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ ......................................... 5
1.1.2. Chất lƣợng dịch vụ ................................................................................... 7
1.2. Một số vấn đề lý luận về nâng cao chât lƣợng dịch vụ ............................... 16
1.2.1. Khái niệm nâng cao chất lƣợng dịch vụ .................................................. 16
1.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ ........................................ 16
1.2.3. Nội dung nâng cao chất lƣợng dịch vụ .................................................... 18
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng dịch vụ. ............................................... 19
1.4. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng dịch vụ của một số Công ty
trong nƣớc .............................................................................................. 20
1.4.1. Kinh nghiệm của Công ty Asia Sun Travel ............................................. 20
1.4.2. Kinh nghiệm của Khách sạn Mƣờng Thanh Quảng Ninh ........................ 21
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty CPQT Hoàng Gia .............................. 22
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 24
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
iv
2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ..................................... 24
2.2.1. Mô hình nghiên cứu ................................................................................ 24
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 25
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 25
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .................................................................. 28
2.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Đánh giá thang đo) ................................ 32
2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 33
2.3.4. Phƣơng pháp phân tích hồi quy tƣơng quan ............................................ 34
2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 34
2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu cơ bản ......................................................................... 34
2.4.2. Hiệu quả kinh tế...................................................................................... 35
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN QUỐC TẾ HOÀNG GIA ................................................... 36
3.1. Khái quát chung về Công ty CPQT Hoàng Gia .......................................... 36
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 36
3.1.2. Lịch sử hình thành .................................................................................. 37
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và quản lý ....................................................................... 39
3.1.4. Ngành nghề kinh doanh .......................................................................... 43
3.1.5. Về lao động ............................................................................................ 43
3.1.6. Cơ sở vật chất ......................................................................................... 44
3.1.7. Đối thủ cạnh tranh .................................................................................. 45
3.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................ 46
3.2. Đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia ....... 47
3.2.1. Nội dung chủ yếu hoạt động kinh doanh của Công ty ............................. 47
3.2.2. Hệ thống chỉ tiêu cơ bản ......................................................................... 51
3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ............................................. 58
3.2.4. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ của
công ty CPQT Hoàng Gia ....................................................................... 64
3.3. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và nâng cao chất lƣợng dịch vụ
tại Công ty CPQT Hoàng Gia ................................................................. 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
v
3.3.1. Những mặt đạt đƣợc ............................................................................... 78
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế .................................... 80
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HOÀNG GIA ..............................85
4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty từ năm 2015-2020 ............ 85
4.1.1. Định hƣớng phát triển của Công ty CPQT Hoàng Gia ............................. 85
4.1.2. Mục tiêu phát triển .................................................................................. 86
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT
Hoàng Gia .............................................................................................. 87
4.2.1. Giải pháp tăng cƣờng marketting ................................................................ 88
4.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua các
nhân tố ảnh hƣởng .................................................................................. 90
4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ....................................... 93
4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dịch vụ ....................................... 94
4.2.5. Các giải pháp hỗ trợ ................................................................................ 94
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 99
Phụ lục .......................................................................................................... 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
CPQT
Cổ phần quốc tế
HĐQT
Hội đồng quản trị
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
VAT
Thuế GTGT
USD
đô la Mỹ
VND
Việt Nam đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các câu hỏi trong phiếu điều tra chất lƣợng dịch vụ ................................ 31
Bảng 2.2. Thang đo Likert ........................................................................................ 32
Bảng 3.1. Báo cáo vốn điều lệ của Công ty qua các năm 2006-2013 ....................... 38
Bảng 3.2. Bảng tổng hợp trình độ của lao động năm 2013 ....................................... 43
Bảng 3.3. Bảng thu nhập bình quân của nhân viên năm 2013 .................................. 43
Bảng 3.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010-2013 .......................... 47
Bảng 3.5. Cơ cấu phòng của khách sạn - biệt thự ..................................................... 52
Bảng 3.6. Bảng giá vé tham quan khu phố mua sắm và công viên Hoàng Gia ................. 54
Bảng 3.7. Cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2010-2013 ..................................... 56
Bảng 3.8. Phân tích cơ cấu lao động của Công ty..................................................... 57
Bảng 3.9. Bảng tổng hợp số lƣợng khách đến Công ty từ năm 2010-2013 .............. 59
Bảng 3.10. Bảng tổng hợp doanh thu thuần và lợi nhuận gộp theo bộ phận từ
năm 2010-2013 ........................................................................................ 62
Bảng 3.11. Lợi nhuận của công ty năm 2010-2013 .................................................. 63
Bảng 3.12. Bảng phân bố mẫu theo giới tính ............................................................ 64
Bảng 3.13. Bảng phân bố mẫu theo độ tuổi .............................................................. 65
Bảng 3.14. Bảng phân bố mẫu theo nghề nghiệp...................................................... 65
Bảng 3.15. Bảng phân bố mẫu theo Quốc tịch.......................................................... 66
Bảng 3.16. Kiểm định thang đo Độ tin cậy ............................................................... 66
Bảng 3.17. Kiểm định thang đo Mức độ đáp ứng ..................................................... 67
Bảng 3.18. Kiểm định thang đo Năng lực phục vụ ................................................... 67
Bảng 3.19. Kiểm định thang đo Mức độ đồng cảm .................................................. 68
Bảng 3.20. Kiểm định thang đo Phƣơng tiện hữu hình ............................................ 68
Bảng 3.21. Kiểm định thang đo Sự hài lòng ............................................................. 69
Bảng 3.22. Kết quả EFA các nhân tố ảnh hƣớng đến sự hài lòng của khách hàng......... 70
Bảng 3.23. Kết quả EFA thang đo thỏa mãn chung của khách hàng ........................ 73
Bảng 3.24. Hệ số xác định R2 và R2 điều chỉnh ........................................................ 74
Bảng 3.25. ANOVA .................................................................................................. 74
Bảng 3.26. Hệ số hồi quy .......................................................................................... 76
Bảng 4.1. Kế hoạch SXKD năm 2015 ...................................................................... 87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
viii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mô hình chất lƣợng dịch vụ Parasuraman ..................................................9
Hình 1.2. Mô hình chất lƣợng dịch vụ của Gronroos..................................................12
Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của Parasuraman ......................................................14
Hình 2.1. Khung lý thuyết .........................................................................................24
Hình 3.1. Biểu đồ tăng trƣởng vốn điều lệ của Công ty ...........................................39
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần quốc tế Hoàng Gia...........................42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác ngành du lịch
đã có những bƣớc phát triển đáng kể và ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng của mình
trong cơ cấu kinh tế nói chung và có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trƣờng trên phạm vi toàn cầu.
Có thể thấy, du lịch phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của các
ngành kinh tế khác. Du lịch không những là một ngành có khả năng tạo ra nguồn
thu nhập cho xã hội mà còn là cầu nối quan trọng phát triển mạnh mẽ các mối quan
hệ giao lƣu văn hoá, hữu nghị, phát triển khoa học kỹ thuật, hợp tác, ngoại giao giữa
các vùng miền, các quốc gia, các khu vực trên toàn thế giới và thúc đẩy sự đổi mới,
phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề của xã hội.
Nhận thấy vai trò to lớn của du lịch đối với nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc,
Đảng và Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều nghị quyết,quyết định,... để du lịch thực sự
“trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn”.
Quảng Ninh, một tỉnh ở địa đầu phía Đông Bắc Tổ quốc, đƣợc coi là một
trong ba trọng điểm của tam giác vàng kinh tế Quảng Ninh - Hải Phòng -Hà Nội.
Bên cạnh sự phát triển của các ngành công nghiệp nhƣ khai thác than đá, thủy hải
sản,... Quảng Ninh, với những ƣu thế về vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng du lịch
phong phú và đa dạng cả về mặt tự nhiên và nhân văn, đặc biệt có Vịnh Hạ Long
nổi tiếng đã hai lần đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thế giới, có cửa khẩu Móng
Cái - nơi thông thƣơng với đất nƣớc Trung Hoa lớn mạnh, có Chùa Yên Tử - trung
tâm phật giáo lớn của Việt Nam,... đã và đang trở thành một trung tâm du lịch lớn,
nổi tiếng trong cả nƣớc và đƣợc thế giới ngày càng biết đến nhiều hơn. Đây là
những điều kiện rất thuận lợi để du lịch Quảng Ninh phát triển.
Công ty Cổ phần quốc tế (CPQT) Hoàng Gia là một trong những đơn vị kinh
doanh dịch vụ và du lịch hàng đầu tỉnh Quảng Ninh với những hạng mục kinh
doanh nhƣ: kinh doanh khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, hệ thống khu biệt thự và nhà
hàng đạt tiêu chuẩn, khu vui chơi có thƣởng dành riêng cho ngƣời nƣớc ngoài, công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
2
viên và khu thƣơng mại ven biển. Công ty Cổ phần quốc tế Hoàng Gia là Công ty
cổ phần có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam, hàng năm đóng góp một phần đáng kể vào các khoản thu của Ngân sách
Nhà Nƣớc. Mƣời năm gần đây, với sự đóng góp tích cực của Công ty Cổ phần quốc
tế Hoàng Gia, thành phố Hạ Long đã trở thành một trong những khu du lịch đứng
đầu thu hút đƣợc rất nhiều du khách trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Công
ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia cùng với các đơn vị kinh doanh du lịch tại thành phố
Hạ Long đang từng bƣớc xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng để trở thành khu du
lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Chất lƣợng dịch vụ là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến sự thoả mãn của
khách hàng, muốn thu hút khách đến sử dụng dịch vụ ngày càng nhiều thì cần phải
nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Việc đánh giá đúng chất lƣợng dịch vụ là yếu tố
quan trọng giúp cho các doanh nghiệp phát hiện ra những yếu kém, hạn chế của
doanh nghiệp mình để làm cơ sở cho việc xác định các giải pháp nâng cao chất
lƣợng dịch vụ. Công ty CPQT Hoàng Gia luôn chú trọng đến việc nâng cao chất
lƣợng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng nhƣng trên thực tế
qua quan sát và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn
đề liên quan đến chất lƣợng dịch vụ nhƣ mức độ linh hoạt trong việc cung cấp các
sản phẩm dịch vụ còn chậm, thủ tục thanh toán còn rƣờm rà chƣa linh hoạt...
Vì những lý do trên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch
vụ tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia - Tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn
Thạc sỹ Kinh tế với mong muốn đề xuất một số giải pháp có căn cứ nhằm nâng cao
chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần quốc tế
Hoàng Gia.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia từ
đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả
kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công
ty và đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của Tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng dịch
vụ và giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty cổ phần
quốc tế Hoàng Gia.
- Xác định các yếu tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ của Công ty cổ phần
quốc tế Hoàng Gia.
- Đƣa ra định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ
tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chất lƣợng dịch vụ và các vấn đề có liên quan
tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia và các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng và sự
thoả mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Công ty.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian và nội dung
nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Tại tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia Phƣờng Bãi Cháy - Thành phố Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi về thời gian: Từ năm 2010-2013.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ và các vấn đề liên
quan đến chất lƣợng dịch vụ tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia.
4. Những đóng góp của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có một số đóng góp nhất định về lý luận và
thực tiễn nhƣ sau:
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu
tham khảo giúp Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia xây dựng kế hoạch phát triển
và nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty.
- Luận văn nghiên cứu tƣơng đối toàn diện và có hệ thống về chất lƣợng dịch
vụ tại công ty QPQT Hoàng Gia và có ý nghĩa thiết thực trong quá trình kinh doanh tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4
Công ty nói riêng và ngành kinh doanh dịch vụ du lịch nói chung tại Tỉnh Quảng Ninh.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích
cho những nghiên cứu tiếp theo về chất lƣợng dịch vụ trong lĩnh vƣc du lịch.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn kết cấu thành 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng dịch vụ và nâng cao chất
lƣợng dịch vụ.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia.
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty cổ phần
quốc tế Hoàng Gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
1.1. Những vấn đề cơ bản về dịch vụ và chất lƣợng dịch vụ
1.1.1. Khái niệm về dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ
1.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ
Khi kinh tế càng phát triển thì vai trò của dịch vụ ngày càng quan trọng và
dịch vụ đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau từ kinh tế học
đến văn hoá học, luật học, từ hành chính học đến khoa học quản lý. Do vậy mà có
nhiều khái niệm về dịch vụ theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp khác nhau đồng thời cách
hiểu về nghĩa rộng và nghĩa hẹp cũng khác nhau:
Cách hiểu thứ nhất
- Theo nghĩa rộng: dịch vụ đƣợc xem là một ngành kinh tế thứ ba. Với cách
hiểu này, tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai ngành nông nghiệp và công
nghiệp đều đƣợc xem là thuộc ngành dịch vụ (http: //www. hids. hochiminhcity.
gov.vn/web/guest/cac-khu-vuc-kinh-te).
-Theo nghĩa hẹp: dịch vụ đƣợc hiểu là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho
khách hàng truớc, trong và sau khi bán
Cách hiểu thứ hai
-Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết
quả của chúng không tồn tại dƣới hình dạng vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm
lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, môi trƣờng của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới
nói chung. Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thống nhƣ: giao
thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thƣơng mại, bao hiểm, bƣu chính viễn thông mà
còn lan tỏa đến các lĩnh vực rất mới nhƣ: dịch vụ văn hoá, bảo vệ môi trƣờng, dịch
vụ tƣ vấn...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
6
-Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho ngƣời khác hay cộng
đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con ngƣời,
nhƣ: vận chuyển, sửa chữa và bảo dƣỡng các thiết bị máy móc hay công trình.
Trong kinh tế học, dịch vụ đƣợc hiểu là những thứ tƣơng tự nhƣ hàng hóa
nhƣng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những
sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm
trong khoảng giữa sản phẩm hàng hoá dịch vụ (http: //vi.wikipedia.org /wiki/ D%
E1%BB%8Bch_v%E1%BB%A5).
Chuyên gia Marketing Philip Kotler (Kotler, Philip, 2003, tr. 522) cho rằng:
“Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên có thể cung cấp cho bên kia và
chủ yếu là vô hình và không dẫn đến quyền sở hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó
có thể có hay không gắn liền với một sản phẩm vật chất”.
Nhƣ vậy có thể thấy dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con ngƣời, là hoạt
động có tính đặc thù riêng của con ngƣời trong xã hội phát triển, có sự cạnh tranh
cao, có yếu tố bùng phát về công nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch chính
sách của chính quyền.
1.1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ
- Tính vô hình: không tồn tại dƣới dạng vật chất nghĩa là dịch vụ không có
hình hài rõ rệt. Các dịch vụ đều vô hình, không thể thấy trƣớc khi tiêu dùng.
- Tính không chia cắt được (Không chuyển giao quyền sở hữu): Dịch vụ
thƣờng đƣợc sản xuất ra và tiêu dùng đồng thời hay nói cách khác quá trình sản
xuất và quá trình tiêu dùng diễn ra đồng thời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt
kia; Nếu dịch vụ do một ngƣời thực hiện, thì ngƣời cung ứng là một bộ phận của
dịch vụ đó. Điều này có nghĩa là hành động sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời
với nhau, đòi hỏi cả nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng cùng tham gia tại địa điểm của
nhà sản xuất, vì vậy không chia cắt đƣợc dịch vụ hay nói cách khác dịch vụ có tính
không chuyển giao sở hữu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
7
- Tính không ổn định, không đồng nhất: không có chất lượng đồng nhất:
Điều này cũng có nghĩa là hầu hết nhân viên của đơn vị cung cấp dịch vụ đều tiếp
xúc với ngƣời tiêu dùng ở một mức độ nào đó và đƣợc khách hàng nhìn nhận nhƣ
một phần không thể tách rời khỏi sản phẩm dịch vụ đó. Chất lƣợng nhiều dịch vụ
đƣợc xác định bởi thái độ và hành vi của nhân viên mà không thể đƣa ra đƣợc
những bảo đảm thông thƣờng cũng nhƣ không thể có sự ép buộc về pháp lý.
Chẳng hạn nhƣ không thể ép nhân viên phải mỉm cƣời với khách. Một mục tiêu
chính của hầu hết chiến lƣợc marketing dịch vụ là tạo ra những cách thức để tách
rời hành động mua sắm với hành động tiêu dùng. Vì tính chất này nên khó để đánh
giá đƣợc chất lƣợng dịch vụ.
- Tính không lƣu trữ đƣợc (Inventory): không lập kho để lƣu trữ nhƣ hàng hóa
đƣợc hoạt động cung cấp dịch vụ thƣờng đƣợc ấn định về mặt thời gian và không
gian và có một công suất phục vụ đƣợc ấn định trong ngày. Điều này có nghĩa là
nếu không bán đƣợc công suất dịch vụ vào ngày đó thì doanh thu tiềm năng có thể
thu đƣợc từ công suất dịch vụ đó sẽ mất đi và không thể thu lại đƣợc. Công suất chỉ
trở nên hữu dụng khi khách hàng hiện diện tại địa điểm của nhà cung cấp dịch vụ.
- Tính mau hỏng: Mỗi dịch vụ chỉ tiêu dùng một lần duy nhất, không lặp lại,
dịch vụ bị giới hạn bởi thời gian và không gian.
1.1.2. Chất lượng dịch vụ
1.1.2.1. Khái niệm về chất lượng dịch vụ
Theo quan điểm cổ điển, ngƣời ta coi: Chất lƣợng là mức phù hợp với các quy
định định sẵn về một số đặc tính của sản phẩm.
Theo quan điểm hiện đại “Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng và
là mức độ làm thoả mãn khách hàng”.
Theo tiêu chuẩn TCVN ISO 8402: 1999 “Chất lượng dịch vụ là tập hợp các
đặc tính của một đối tượng, tạo cho đối tượng đó khả năng thỏa mãn những yêu cầu
đã nêu ra hoặc tiềm ẩn”.
Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn “Chất lượng dịch vụ là kết quả của
quá trình đánh giá tích lũy của khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
8
mong đợi và mức độ chất lượng khách hàng đã được nhận được” (Giáo trình quản
trị kinh doanh khách sạn 2008, tr. 239).
Chất lƣợng dịch vụ rất khó đánh giá bởi nó phụ thuộc vào sự cảm nhận của
khách hàng, thƣớc đo chất lƣợng dịch vụ là sự so sánh giữa sự mong đợi về giá trị
một dịch vụ của khách hàng với giá trị thực tế nhận đƣợc (sự thoả mãn).
1.1.2.2. Mô hình chất lượng dịch vụ
* Các loại khoảng cách trong chất lƣợng dịch vụ
Dựa trên kết quả phỏng vấn nhóm các nhà quản lý và nhóm khách hàng về chất
lƣợng dịch vụ A.Parasunaman, Valarie A. Zeithaml & Leonard L. Berry (1985) đã
đƣa ra mô hình chất lƣợng dịch vụ chung với 5 khoảng cách (GAP) để đo lƣờng về
chất lƣợng dịch vụ (hình 1.1).
Khoảng cách 1 (GAP 1): Khoảng cách giữa kỳ vọng của khách hàng với nhận
thức của nhà quản lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy không phải lúc nào nhà quản lý
cũng hiểu rõ nhận thức của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ, những yếu tố gì phải
có để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và cấp độ thực hiện ra sao để có dịch vụ
chất lƣợng. Sự thiếu hiểu biết này có thể ảnh hƣởng đến nhận định về chất lƣợng của
khách hàng.
Khoảng cách 2 (GAP 2): Khoảng cách giữa nhận thức của nhà quản lý và diễn
giải thành các tiêu chí chất lƣợng dịch vụ. Khoảng cách này tồn tại vì nhà quản lý có
thể hiểu đƣợc mong muốn của khách hàng, nhƣng đôi khi nhà quản lý không thể lấy
thông tin đó để đƣa ra các tiêu chí dịch vụ thích hợp. Ví dụ nhà quản lý mong muốn
phục vụ ăn tại bàn chậm nhất là 10 phút sau khi khách hàng gọi đồ nhƣng cũng biết
rằng khách hàng mong muốn chỉ trong vòng 5 phút phải có đồ ăn ngay. Điều này có
nghĩa là nhà quản lý đã nhận ra điều khách hàng mong muốn, nhƣng đôi khi không
thể đáp ứng đƣợc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
9
Thông tin truyền miệng
Kinh nghiệm
KHÁCH HÀNG
Nhu cầu cá nhân
Dịch vụ kỳ vọng
Khoảng cách 5
Dịch vụ cảm nhận
Thông tin đến
khách hàng
Dịch vụ chuyển giao
Khoảng cách 3
NHÀ CUNG CẤP
Khoảng cách 1
Khoảng cách 4
Chuyển đổi cảm nhận
của công ty thành tiêu
chí chất lƣợng
Khoảng cách 2
Nhận thức của nhà
cung cấp về kỳ vọng
của khách hàng
Hình 1.1. Mô hình chất lƣợng dịch vụ Parasuraman
Nguồn: Parasuraman & ctg (1985)
Khoảng cách 3 (GAP 3): Khoảng cách giữa các tiêu chí chất lƣợng dịch vụ với
việc cung cấp dịch vụ. Khi nhà quản lý nhận ra đƣợc sự mong muốn của khách
hàng, đã thiết kế ra tiêu chuẩn dịch vụ đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng (quy
định thời gian phục vụ nhanh nhƣ khách hàng mong đợi), nhƣng trong quá trình
thực hiện nhân viên không thực hiện theo đúng tiêu chuẩn đề ra. Khoảng cách này
do kỹ năng kém hoặc do nhân viên không sẵn lòng cung cấp dịch vụ tận tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
10
Khoảng cách 4 (GAP 4): Khoảng cách giữa việc cung cấp dịch vụ và thông
tin ra bên ngoài (đến khách hàng). Quảng cáo trên thông tin đại chúng và các mối
quan hệ giao tiếp khác của doanh nghiệp có thể ảnh hƣởng đến kỳ vọng của khách
hàng. Nếu kỳ vọng đóng vai trò quan trọng trong nhận định về chất lƣợng dịch vụ
của khách hàng, thì doanh nghiệp cần phải chắc chắn là không nên hứa hẹn trên
quảng cáo nhiều hơn thực tế có thể cung cấp vì sẽ tạo ra một sự kỳ vọng cao nơi
khách hàng. Thông tin ra bên ngoài có thể gây ảnh hƣởng không chỉ đối với kỳ
vọng của khách hàng về dịch vụ mà còn nhận định của khách hàng về dịch vụ
đƣợc cung cấp.
Khoảng cách 5 (GAP): Khoảng cách giữa dịch vụ kỳ vọng (mong đợi) và
dịch vụ nhận đƣợc (cảm nhận). Có vẻ nhƣ sự đánh giá cao, thấp đối với chất lƣợng
dịch vụ phụ thuộc vào sự nhận định của khách hàng đối với kết quả dịch vụ thực tế
và sự kỳ vọng của khách hàng về dịch vụ đó. Chất lƣợng mà một khách hàng nhận
định đối với dịch vụ là một hàm số của độ rộng và độ lớn của khoảng cách giữa dịch
vụ đƣợc kỳ vọng và dịch vụ nhận đƣợc.
* Mô hình chất lượng dịch vụ:
Các kết quả rút ra đƣợc từ những cuộc phỏng vấn các nhà quản lý và các
nhóm khách hàng đã làm cơ sở cho một mô hình tóm lƣợc bản chất và các yếu tố
quyết định chất lƣợng dịch vụ do khách hàng nhận định. Nền tảng của mô hình này là
một chuỗi các khoảng cách đƣợc thể hiện qua hình 1.1. Chất lƣợng dịch vụ đƣợc
khách hàng nhận định phụ thuộc vào quy mô và phƣơng hƣớng của GAP 5. Mô hình
chất lƣợng dịch vụ có thể diễn tả nhƣ sau:
GAP 5 = f (GAP 1, GAP 2, GAP 3, GAP 4)
Mô hình khoảng cách trong khái niệm chất lƣợng dịch vụ là một trong những
mô hình đóng góp đƣợc tiếp nhận và có giá trị tốt nhất vào các tài liệu nghiên cứu về
dịch vụ (Brown và Bond, 1995, dẫn theo Arsah Shahin).
1.1.2.3. Thành phần chất lượng dịch vụ
Mô hình chất lƣợng dịch vụ của Parasuraman và các cộng sự cho rằng bất kỳ
dịch vụ nào, chất lƣợng của dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng. Thành phần chất lƣợng
dịch vụ là:
1. Tin cậy (Reliability) nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời
hạn ngay lần đầu tiên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
11
2. Đáp ứng (Responsiveness) nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên
phục vụ cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
3. Năng lực phục vụ (Competence) nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện
dịch vụ. Khả năng phục vụ biểu hiện khi nhân viên tiếp xúc với khách hàng, nhân viên
trực tiếp thực hiện dịch vụ, khả năng nghiên cứu để nắm bắt thông tin liên quan cần
thiết phục vụ khách hàng.
4. Tiếp cận (Access) liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho khách
hàng trong việc tiếp cận với dịch vụ nhƣ rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng,
địa điểm phục vụ và giờ mở cửa thuận lợi cho khách hàng.
5. Lịch sự (Courtesy) nói lên tính cách phục vụ niềm nở, tôn trọng và thân thiện
với khách hàng.
6. Thông tin (Communication) liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho khách
hàng bằng ngôn ngữ mà họ hiểu biết dễ dàng và lắng nghe về những vấn đề liên quan
đến họ nhƣ giải thích dịch vụ, chi phí, giải quyết khiếu nại thắc mắc.
7. Tín nhiệm (Credibility) nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm cho
khách hàng tin cậy vào Công ty. Khả năng này thể hiện qua tên tuổi và tiếng tăm của
Công ty, nhân cách của nhân viên dịch vụ giao tiếp trực tiếp với khách hàng.
8. An toàn (Security) liên quan đến khả năng đảm bảo sự an toàn cho khách
hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính, cũng nhƣ bảo mật thông tin.
9. Hiểu biết khách hàng (Knowing the customer) thể hiện qua khả năng hiểu
biết nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng,
quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng đƣợc khách hàng thƣờng xuyên.
10. Phƣơng tiện hữu hình (Tangibles) thể hiện qua ngoại hình, trang phục của
nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ du lịch.
Mô hình 10 thành phần của chất lƣợng dịch vụ này có ƣu điểm là bao quát hầu
hết mọi khía cạnh của dịch vụ, nhƣợc điểm là phức tạp trong đo lƣờng. Mô hình này
mang tính lý thuyết có thể sẽ có nhiều thành phần của mô hình chất lƣợng dịch vụ
không đạt đƣợc giá trị phân biệt. Chính vì vậy các nhà nghiên cứu này đã nhiều lần
kiểm định mô hình này và đi đến kết luận là chất lƣợng dịch vụ bao gồm 5 thành phần
cơ bản, đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
12
1. Tin cậy (Reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và
đúng hạn ngay lần đầu tiên.
2. Đáp ứng (Responsiveness): thể hiện qua sự mong muốn và sẵn sàng của
nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng.
3. Năng lực phục vụ (assurance): thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung
cách phục vụ lịch sự, niểm nở với khách hàng.
4. Đồng cảm (empathy): thể hiện sự quan tâm chăm sóc đến từng cá nhân
khách hàng.
5. Phƣơng tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của
nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ.
1.1.2.4. Các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ
Có ba mô hình thông dụng đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng dịch vụ là:
- Mô hình Gronroos (1984).
- Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và ctg (1985).
- Mô hình SERVPERF của Coronin và Taylor (1992).
Mô hình của Gronroos:
Chất lƣợng dịch vụ đƣợc xem xét dựa trên hai tiêu chí là chất lƣợng chức năng
và chất lƣợng kỹ thuật. Gronroos đã đƣa ra ba nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch
vụ là chất lƣợng chức năng, chất lƣợng kỹ thuật và hình ảnh doanh nghiệp.
Dịch vụ
mong muốn
Chất lƣợng
kỹ thuật
Chất lƣợng
dịch vụ
Hình ảnh
doanh
nghiệp
Dịch vụ cảm
nhận
Chất lƣợng chức
năng
Hình 1.2. Mô hình chất lƣợng dịch vụ của Gronroos
Nguồn: Gronroos (1984)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
13
Chất lƣợng kỹ thuật cho thấy doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gì? Có sử dụng
trang thiết bị hiện đại và áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến không? Có nhân viên
phục vụ chuyên nghiệp không? Chất lƣợng kỹ thuật là kết quả của quá trình tƣơng tác
giữa doanh nghiệp và khách hàng tiếp nhận dịch vụ đó.
Thang đo chất lƣợng kỹ thuật:
- Nhân viên có khả năng ra quyết định nhanh chóng
- Nhân viên giải quyết thảo đáng các khiếu nại của khách hàng.
- Nhân viên có trình độ chuyên môn giỏi.
- Nhân viên thực hiện dịch vụ chính xác và kịp thời.
- Nhân viên rất chú tâm đến nhu cầu của khách hàng.
- Khách sạn có trang thiết bị hiện đại cũng nhƣ hệ thống máy dự phòng đảm
bảo cho hoạt động khách sạn nhanh chóng và chính xác.
Chất lƣợng chức năng thể hiện quá trình thực hiện dịch vụ của doanh nghiệp,
phản ánh việc dịch vụ đƣợc cung cấp nhƣ thế nào. Trong tƣơng tác giữa hai khía cạnh
chất lƣợng thì chất lƣợng chức năng đóng vai trò quan trọng hơn đƣợc thực hiện thông
qua tiêu chí sau:
- Sự thuận tiện trong giao dịch.
- Hành vi ứng xử.
- Thái độ phục vụ.
- Công tác tổ chức doanh nghiệp.
- Tiếp xúc khách hàng.
- Phong cách phục vụ.
- Tinh thần tất cả vi khách hàng.
Các thang đo chất lượng chức năng:
- Khách hàng có địa điểm thuận tiện cho khách hàng.
- Thời gian phục vụ của khách sạn thuận tiện.
- Nhân viên khách sạn rất sẵn sàng phục vụ khách hàng.
- Nhân viên khách sạn giúp đỡ khách hàng rất tận tình.
- Khách sạn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng.
- Lãnh đạo và nhân viên khách sạn luôn gắn bó và đoàn kết với nhau.
- Khách sạn luôn quan tâm đến quyền lợi nhân viên và có chế độ đãi ngộ hợp lý.
- Nhân viên khách sạn thƣờng xuyên liên lạc với khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
14
- Khách sạn luôn tổ chức tiệc cảm ơn khách hàng vào cuối năm để ghi nhận sự
đóng góp của họ đối với khách sạn.
- Nhân viên khách sạn trả lợi điện thoại nhanh chóng.
- Khách sạn luôn xem quyền lợi của khách hàng là trên hết.
- Khách sạn có chính sách linh hoạt vì yêu cầu của khách hàng.
- Khách sạn luôn thực hiện đúng đắn những gì cam kết với khách hàng.
Hình ảnh doanh nghiệp đƣợc hiểu là cảm nhận hay ấn tƣợng chung của khách
hàng về doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tạo đƣợc hình ảnh tốt trong lòng khách hàng
thì họ dễ dàng bỏ qua những thiếu sót xảy ra trong quá trình sử dụng dịch vụ. Hình
ảnh doanh nghiệp giúp cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp tốt đẹp và
bền vững hơn. Hơn thế nữa, khách hàng đánh giá.
Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và ctg (1985)
Đƣợc sử dụng phổ biến hơn cả bởi tính cụ thể, chi tiết và công cụ để đánh giá
luôn đƣợc tác giả và đồng nghiệp kiểm định và cập nhật. Ông đƣa ra thang đo
SERVQUAL 5 khoảng cách và đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ bằng cách tính toán sự
khác biệt giữa mong đợi và cảm nhận của khách hàng.
ĐỘ TIN CẬY ( H1)
ĐỘ ĐÁP ỨNG (H2)
SỰ ĐẢM BẢO NĂNG
LỰC PHỤC VỤ (H3)
CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
MỨC ĐỘ ĐỒNG CẢM
(H4)
PHƢƠNG TIỆN HỮU
HÌNH (H5)
Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu của Parasuraman
Nguồn: Parasuraman và ctg (1985)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
15
Theo nghiên cứu của Parasuman đã cho ra đời thang đo chất lƣợng dịch vụ
với 21 biến quan sát thuộc 5 nhóm thành phần sau:
Nhóm độ tin cậy: với 5 biến quan sát
1. Khi hứa sẽ thực hiện 1 điều gì đó vào khoảng thời gian cụ thể, Công ty XYZ
sẽ thực hiện.
2. Khi bạn có vấn đề, công ty XYZ thể hiện sự quan tâm chân thành khi giải
quyết vấn đề.
3. Công ty XYZ thực hiện dịch vụ ngay từ lần đầu tiên.
4. Công ty XYZ cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm công ty hứa thực hiện.
5. Công ty XYZ thông báo cho khách hàng khi nào dịch vụ sẽ đƣợc thực hiện.
Nhóm độ đáp ứng: Gồm 3 biến quan sát
1. Nhân viên trong công ty XYZ phục vụ bạn nhanh chóng, đúng hạn.
2. Nhân viên công ty XYZ luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
3. Nhân viên trong công ty XYZ không bao giờ tỏ ra quá bận rộn để không đáp
ứng yêu cầu của bạn.
Nhóm năng lực phục vụ: Gồm 4 biến quan sát
1. Hành vi của nhân viên công ty XYZ ngày càng tạo sự tin tƣởng đối với bạn.
2. Bạn cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch với công ty XYZ.
3. Nhân viên công ty XYZ có kiến thức để trả lời các câu hỏi của bạn.
4. Nhân viên công ty XYZ có kiến thức để trả lời các câu hỏi của bạn.
Nhóm độ đồng cảm: Gồm 4 biến quan sát
1. Công ty XYZ thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.
2. Công ty XYZ có những nhân viên thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn.
3. Công ty XYZ thể hiện sự chú ý đặc biệt đến những quan tâm nhiều nhất của bạn.
4. Nhân viên công ty XYZ hiểu đƣợc những nhu cầu đặc biệt của bạn.
Nhóm phương tiện hữu hình: Gồm 5 biến quan sát
1. Công ty XYZ có trang thiết bị hiện đại.
2. Công ty XYZ có cơ sở vật chất trông hấp dẫn.
3. Nhân viên của công ty XYZ có trang phục gọn gàng, cẩn thận.
4. Các phƣơng tiện vật chất trong hoạt động dịch vụ rất hấp dẫn tại công ty XYZ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
16
5. Công ty XYZ có thời gian làm việc thuận tiện.
Mô hình SERVPERF của Cronin và Taylor, 1992
Mô hình SERVPERF đƣợc phát triển dựa trên nền tảng của mô hình
SERVQUAL nhƣng đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ trên cơ sở đánh giá chất lƣợng
dịch vụ thực hiện chứ không phải là khoảng cách giữa chất lƣợng kỳ vọng và chất
lƣợng cảm nhận.
1.2. Một số vấn đề lý luận về nâng cao chât lƣợng dịch vụ
1.2.1. Khái niệm nâng cao chất lượng dịch vụ
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ đƣợc hiểu là những hoạt động để cải tiến chất
lƣợng dịch vụ dựa trên việc đảm bảo các tiêu chuẩn dịch vụ đã đƣợc thực hiện.
Theo TCVN ISO 9001 : 1996 “Cải tiến chất lượng dịch vụ là những hoạt
động được tiến hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất của
các hoạt động, quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng của tổ
chức đó” Cải tiến chất lƣợng cũng có nghĩa là nỗ lực không ngừng nhằm duy trì và
nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ.
1.2.2. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ
Chất lƣợng dịch vụ luôn là yếu tố quan trọng bậc nhất và có tác động đến quá
trình hoạt động của doanh nghiệp, nó tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp nhƣ
số lƣợng sản phẩm dịch vụ, lợi nhuận, danh tiếng và vị thế của doanh nghiệp trong
ngành dịch vụ. Trong giai đoạn hiện nay, điều mà khách hàng quan tâm lớn nhất đó
là chất lƣợng dịch vụ. Khách hàng thông thƣờng sẽ lựa chọn những sản phẩm dịch
vụ có chất lƣợng tốt, phù hợp với giá cả mà họ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm dịch
vụ mà họ tiêu dùng. Sản phẩm dịch vụ chỉ có thể đánh giá chất lƣợng dịch vụ sau
khi khách hàng sử dụng, do vậy họ sẽ lựa chọn các sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp nào có uy tín và có sự đảm bảo về chất lƣợng dịch vụ.
Ý nghĩa về mặt kinh tế
Chất lƣợng dịch vụ là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lƣợng dịch vụ là công cụ hết sức hữu hiệu làm
tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, giữ vững vị thế của mình trong ngành
dịch vụ. Bên cạnh đó, nâng cao chất lƣợng dịch vụ vừa giữ chân khách hàng hiện tại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
17
lại vừa làm tăng lƣợng khách hàng tƣơng lai dẫn đến làm tăng doanh thu, lợi nhuận
và kết quả là tăng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ còn tiết kiệm đƣợc chi phí quảng cáo vì không có
hình thức quảng cáo nào thuyết phục bằng chính thực chất chất lƣợng phục vụ của
doanh nghiệp. Tuy nhiên chi phí cho việc duy trì và đảm bảo chất lƣợng bao gồm:
- Chi phí ngăn chặn hay chi phí phòng ngừa các sai sót ngay từ ban đầu nhƣ:
chi phí thiết kế, chi phí đào tạo, huấn luyện dội ngũ, duy trì bảo dƣỡng các trang
thiết bị...
- Chi phí do những sai sót bên trong: là những chi phí để khắc phục sai sót
trong quá trình thực hiện nhƣ sai sót của nhân viên, ngƣời quản lý... dẫn đến phải
đền bù cho khách hàng.
- Chi phí do những sai sót bên ngoài: là những chi phí để khắc phục những sai
sót sau khi sản phẩm dịch vụ đã đƣợc bán họăc đang đƣợc tiêu dùng.
- Chi phí thẩm định chất lƣợng: là chi phí dùng cho đánh giá, đo lƣờng và
kiểm tra chất lƣợng dịch vụ.
Một dịch vụ hoàn hảo có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, dù một lời
khen hay chê cũng đều đƣợc lan truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác rất nhanh và
kết quả mang lại cho doanh nghiệp có thể là tốt hoặc không tốt. Do vậy chi phí cho
việc duy trì đảm bảo chất lƣợng dịch vụ là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, hoàn thiện việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ sẽ giúp nhà quản lý
nâng cao công tác đào tạo bồi dƣỡng, tuyển dụng đội ngũ lao động có chất lƣợng.
Chất lƣợng dịch vụ càng cao thì yêu cầu công tác quản lý ngày càng chặt chẽ hơn,
đẩy nhanh quy trình làm việc khép kín đối với nhân viên.
Ý nghĩa về mặt xã hội
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ sẽ làm giảm sự chênh lệch về trình độ, nghề
nghiệp, địa vị xã hội, phân hoá giữa các dân tộc... vì khách hàng khi đã trở thành
khách của doanh nghệp cùng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp đều đƣợc đối xử
bình đẳng nhƣ nhau.
Nâng cao chất lƣợng dịch vụ còn làm tăng điều kiện nghỉ ngơi cho ngƣời dân,
nâng cao mức sống, tạo môi trƣờng văn hoá lành mạnh, giáo dục niềm tự hào dân
tộc và tạo mối quan hệ thân thiết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. Đồng thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
18
còn tăng cƣờng và thu hút thêm du khách nƣớc ngoài đến tham quan nghỉ dƣỡng,
xoá đi khoảng cách giàu nghèo, sắc tộc. Tạo nên bầu không khí bình đẳng giữa các
dân tộc và góp phần củng cố nền hoà bình thế giới.
1.2.3. Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ
Nhu cầu của khách hàng luôn luôn thay đổi đối với các sản phẩm dịch vụ
theo thời gian do đó việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ sẽ đảm bảo sự tin cậy của
khách hàng và tạo dựng vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng
* Thu thập các thông tin phản hồi của đội ngũ nhân viên: Đây là bƣớc tìm hiểu
những thiếu sót trong quá trình phục vụ khách hàng. Nhân viên phục vụ chính là
những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên họ có thể hiểu đƣợc các nhu cầu
của khách hàng. Họ sẽ là ngƣời trực tiếp tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía
khách hàng nên những thông tin này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải tiến
chất lƣợng dịch vụ.
* Sử dụng công cụ và kỹ thuật của sự cải tiến quy trình điều chỉnh nhanh
chóng dùng phƣơng pháp để đảm bảo dịch vụ luôn đƣợc cải tiến không ngừng theo
xu thế. Yếu tố cải tiến chất lƣợng phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu sẽ
tạo cho doanh nghiệp một lƣợng khách hàng ổn đinh, khơi dậy nguồn khách hàng
tiềm năng cho doanh nghiệp.
* Tiến hành nghiên cứu khách hàng: Trong kinh doanh nói chung và kinh
doanh dịch vụ nói riêng thì việc nghiên cứu khách hàng phải đƣợc duy trì thƣờng
xuyên và liên tục. Hay nói cách khác phải xem khách hàng của mình cần gì? Nhu
cầu nhƣ thế nào? Để doanh nghiệp tìm cách đáp ứng tốt nhất những mong muốn đó
với khả năng có thể của doanh nghiệp.
* Thiết lập sự lãnh đạo và tinh thần đồng đội trong tổ chức: có thể nói các bộ
phận trong doanh nghiệp dịch vụ nhƣ một cỗ máy, cỗ máy này hoạt động tốt phải có
sự phối hợp nhịp nhàng từ các bộ phận khác nhau. Điều này đòi hỏi trách nhiệm của
từng cá nhân trong từng bộ phận phải nỗ lực phấn đấu hết mình với công việc và tập
thể chính điều này sẽ làm cho chất lƣợng dịch vụ nâng cao. Công tác quản trị đóng
vai trò hết sức quan trọng trong đó các nhà quản trị phải có kỹ năng cao phải đƣợc
đào tạo tốt và phải có kinh nghiệm quản lý lâu năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
19
* Xây dựng nhóm kiểm soát chất lƣợng: nhóm kiểm soát chất lƣợng có chức
năng giúp các nhân viên cải tiến chất lƣợng, tạo cơ hội để nhân viên đƣợc đào tạo
thông qua hoạt động của nhóm, liên kết các đơn vị trong bộ phận với nhau. Giảm
các phiền hà gây cho khách hàng, tạo dựng niềm tin gắn bó khách hàng đối với nhà
cung cấp dịch vụ.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng dịch vụ.
1.3.1. Yếu tố thị trường
Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào muốn thành công đều phải xuất phát từ
việc nghiên cứu thị trƣờng, tìm nhu cầu thị trƣờng để từ đó có kế hoạch thoả mãn
nhu cầu đó. Thị trƣờng chính là mốc đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của
mọi doanh nghiệp. Đặc điểm của nhu cầu là luôn luôn vận động theo xu hƣớng đi
lên vì vậy mà chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cũng phụ thuộc vào yếu tố đó. Thị
trƣờng sẽ quyết định mức chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp
cung cấp, bên cạnh đó thị trƣờng cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và nắm vững
hơn các nhu cầu, đòi hỏi của khách hàng từ đó đáp ứng ngày càng hoàn chỉnh hơn.
1.3.2. Yếu tố về khoa học, công nghệ: Chất lượng dịch vụ tạo nên từ 3 yếu tố
- Công nghệ, trình độ công nghệ.
- Phần mềm, kỹ năng, kỹ xảo, trình độ công nhân viên.
- Con ngƣời.
Với sự phát triển của khoa học ngày càng lớn mạnh sẽ tạo động lực giúp
doanh nghiệp có kinh nghiệm cải tiến và nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ của mình. Đó là việc tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới, những nguyên vật
liệu mới có khả năng thay thế làm giảm giá thành của sản phẩm hoặc tạo ra những
sản phẩm mới có tính năng sử dụng hay hơn, hấp dẫn hơn đối với ngƣời tiêu dùng.
1.3.3. Cơ chế chính sách quản lý
Cơ chế chính sách quản lý hay môi trƣờng pháp lý cho hoạt động chất lƣợng
sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có tác động rất lớn, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
đến việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mỗi doanh
nghiệp.Thúc đẩy hoạt động đầu tƣ, đổi mới trang thiết bị, phong cách quản lý nhằm
tạo ra những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tốt hơn đáp ứng nhu cầu không những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
20
trong hiện tại mà trong cả tƣơng lai. Cơ chế và chính sách pháp lý cũng đồng thời
tạo ra môi trƣờng cạnh tranh bắt buộc các doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình và thông qua đó tạo ra cơ chế bảo vệ lợi ích của
doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng.
1.3.4. Yếu tố con người
Sẽ quyết định đến chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp.
Đây là yếu tố quan trọng mà mỗi doanh nghiệp cần phải có, chỉ có những con ngƣời
có chất lƣợng mới tạo ra sản phẩm có chất lƣợng.Chất lƣợng do con ngƣời tạo ra
phụ thuộc rất lớn vào trình độ, khả năng chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo của ngƣời
lao động, của ngƣời quản lý và tinh thần trách nhiệm của họ. Do đó việc đào tạo,
bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, kiến thức quản lý chất lƣợng là
khâu có ý nghĩa quyết định đến năng suât, chất lƣợng và hiệu quả trong hoạt động
của doanh nghiệp.
1.3.5. Yếu tố nguyên vật liệu
Là một trong những yếu tố tham gia vào cấu thành chất lƣợng sản phẩm
hàng hoá, dịch vụ. Nó ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng sản phẩm hàng hoá, dịch
vụ. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần tìm nguồn nguyên vật liệu có chất lƣợng ổn định,
đảm bảo các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đề ra.
1.3.6. Yếu tố trình độ tổ chức quản lý
Chất lƣợng phụ thuộc vào quá trình quản lý và trách nhiệm của ngƣời quản
lý. Nếu một doanh nghiệp có trình độ quản lý tốt thì các sản phẩm họ sản xuất ra có
chất lƣợng tốt và ngƣợc lại.
1.4. Một số kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng dịch vụ của một số Công ty
trong nƣớc
1.4.1. Kinh nghiệm của Công ty Asia Sun Travel
Đƣợc thành lập từ năm 2003, Công ty cổ phẩn mặt trời Châu Á (Asia Sun
Travel) đã phát triển trở thành một công ty uy tín trong lĩnh vực lữ hành. Asian Sun
Travel hiện tại đang có trụ sở chính tại Hà Nội và 01 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí
Minh, là thành viên chính thức của các Hiệp hội du lịch quốc tế có uy tín.
Tháng 06/2012, Asia Sun Travel và công ty phần mềm Vinno đã lý hợp đồng
cung cấp hệ thống quản trị nội bộ Vtranet và website cho Asia Sun Travel. Hệ thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
21
quản trị nội bộ đáp ứng hầu hết các quy trình kinh doanh của công ty. Nhờ vào triển
khai hệ thống quản trị nội bộ mà Công ty Asia Sun Travel đã có công cụ từng bƣớc
chuẩn hoá quy trình kinh doanh cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ và chăm sóc
khách hàng, quản lý chất lƣợng nhân viên và các dịch vụ sau bán hàng. Chính yếu tố
này càng giúp cho Công ty Asia Sun Travel càng đƣợc niềm tin với khách hàng,
khách hàng đến với Công ty ngày càng đông, nâng cao vị thế của Công ty trong lĩnh
vực kinh doanh lữ hành.
1.4.2. Kinh nghiệm của Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh
Tập đoàn khách sạn Mƣờng Thanh đƣợc công nhận là "Chuỗi Khách Sạn Tư
Nhân Lớn Nhất Việt Nam" với một hệ thống gồm 30 khách sạn và dự án khách sạn
đạt tiêu chuẩn 3,4 và 5 sao trải dài trên cả nƣớc.
Màu sắc dân tộc và những nết đẹp truyền thống cùng tinh hoa văn hóa Việt
đặc biệt hơn nữa là những tình cảm chân thành mến khách của con ngƣời Việt Nam
luôn là ấn tƣợng đáng nhớ với bất kỳ du khách nào khi sử dụng dịch vụ tại khách
sạn Mƣờng Thanh.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm trong ngành dịch vụ khách sạn, Tập đoàn
khách sạn Mƣờng Thanh đang ngày càng phát triển và mở rộng phạm vi cũng nhƣ
nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của hàng triệu du
khách trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài.
Khách sạn Mƣờng Thanh Quảng Ninh nằm trong khu vực Bãi Cháy - trung
tâm thƣơng mại, giải trí, văn hoá của thành phố Hạ Long. Khách sạn Mƣờng
Thanh là một khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao tại Tỉnh Quảng Ninh với 508 phòng
nghỉ đạt tiêu chuẩn tiện nghi với trang thiết bị hiện đại, thiết kế sang trọng cùng
với không gian mở nhìn ra toàn cảnh Vịnh Hạ Long. Cùng với hệ thống chuỗi các
nhà hàng phong cách Âu, Á cùng với các món ăn đặc sắc của từng vùng. Bên cạnh
đó tầng 3 của khách sạn là các phòng chức năng dành cho hội nghị và hội thảo
đƣợc trang bị hệ thống nghe nhìn hiện đại, sang trọng bậc nhất. Khách sạn Mƣờng
Thanh cam kết mang lại sự thoả mái và tiện nghi đạt tiêu chuẩn 5 sao cho mọi nhu
cầu công tác, du lịch hay hội thảo của khách hàng. Bên cạnh đó, Mƣờng Thanh Quảng Ninh luôn chú ý đến công tác chăm sóc khách hàng, khách sạn có hệ thống
thẻ VIP và xây dựng các chƣơng trình khách hàng thân thiết nhằm tri ân những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
22
khách hàng và đối tác đã luôn đồng hành và ủng hộ thƣơng hiệu khách sạn Mƣờng
Thanh. Chính vì vậy mà khách hàng trong và ngoài nƣớc biết đến khách sạn
Mƣờng Thành ngày càng nhiều và tạo đƣợc uy tín với các tổ chức doanh nghiệp lữ
hành trong và ngoài nƣớc.
Trong tình hình kinh tế
cùng sự an toàn.
,
bình thƣờng của khách sạn khi môi trƣờng bên n
. Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ của Mƣờng Thanh nhƣ:
Lƣu trú, nhà hàng, tiệc cƣới, lữ hành, đƣa đón, vận chuyển khách, tổ chức sự kiện…
giúp khách sạn Mƣờng Thanh đã khai thác thế mạnh về cơ sở vật chất, trang thiết bị
và đội ngũ nhân lực có tay nghề cao để phục vụ khách hàng tốt hơn, tạo lợi thế cạnh
tranh và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Công ty CPQT Hoàng Gia
Chất lƣợng dịch vụ mang tính tổng hợp và đồng bộ cao do đó không thể tập
trung vào một yếu tố đơn độc để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Công ty CPQT
Hoàng Gia là một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ngành nghề dịch vụ du lịch và
đƣợc khách hàng và các tổ chức lữ hành đánh giá cao về chất lƣợng dịch vụ. Tạo
dựng vị thế của Công ty trên thị trƣờng du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Qua
tham khảo kinh nghiệm của một số công ty kinh doanh cùng ngành nghề và thông
qua đƣờng lối phát triển và qua hoạt động của Công ty có thể rút ra một số bài học
kinh nghiệm có thể áp dụng cho Công ty nhƣ sau:
- Đƣa ứng dụng quản trị mạng nội bộ vào quản lý nhằm chuẩn hoá quá
trình kinh doanh, nâng cao dịch vụ và chăm sóc khách hàng, quản lý chất lƣợng
nhân viên...
- Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ cung
ứng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng đến sử dụng dich vụ tại Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
23
- Quan tâm tới nhu cầu của khách hàng, lắng nghe nhu cầu của khách hàng
từ đó tìm những phƣơng án tối ƣu nhất để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giải
quyết nhanh mọi thắc mắc khiếu nại của khách hàng, phát hiện ra nguyên nhân và
có biện pháp xử lý phù hợp nhƣng vẫn bảo đảm lợi ích kinh doanh của công ty.
- Có chính sách giá cả hợp lý với chất lƣợng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
- Chú trọng đến công tác hậu mãi, chăm sóc khách hàng sau khi đã sử dụng
dịch vụ của công ty, tạo mối thiện cảm tốt và thƣờng xuyên giữ mối quan hệ với
những khách hàng thân thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
24
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Chất lƣợng dịch vụ của Công ty có làm hài lòng khách hàng hay
không? Các dịch vụ Công ty đang kinh doanh còn tồn tại những hạn chế gì?
Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT
Hoàng Gia?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào có thể áp dụng để nâng cao chất lƣợng dịch
vụ tại Công ty?
2.2. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu
2.2.1. Mô hình nghiên cứu
Nghiên cứu về chất lƣợng dich vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia, tác giả đã
dựa vào các phân tích, tổng hợp và các đánh giá nhƣ trong lý thuyết đã đƣợc trình
bày trong chƣơng I để xác lập mô hình nghiên cứu nhƣ sau:
ĐỘ TIN CẬY ( H1)
ĐỘ ĐÁP ỨNG (H2)
SỰ ĐẢM BẢO NĂNG
LỰC PHỤC VỤ (H3)
SỰ HÀI LÒNG CỦA KH
MỨC ĐỘ ĐỒNG CẢM
(H4)
PHƢƠNG TIỆN HỮU
HÌNH (H5)
Hình 2.1. Khung lý thuyết
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
25
Trong mô hình nghiên cứu này biến “Chất lƣợng dịch vụ” đƣợc hiểu là biến
phụ thuộc hay biến đƣợc giải thích. Biến này chịu tác động của các nhân tố cơ bản
và các nhân tố này đƣợc hiểu là “biến tổ hợp hay nhân tố”, cụ thể bao gồm các nhân
tố sau:
Độ tin cậy liên quan đến các yếu tố nhƣ điều kiện an ninh, an toàn vệ sinh,
giải quyết phàn nàn...
Độ đáp ứng liên quan đến cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí, giá cả khả
năng đáp ứng các dịch vụ.
Sự đảm bảo năng lực phục vụ là bao gồm trình độ hiểu biết, kiến thức, trình
độ nghiệp vụ của nhân viên
Mức độ đồng cảm là sự nhiệt tình của nhân viên, thời gian phục vụ, phƣơng
thức thanh toán
Phương tiện hữu hình bao gồm các yếu tố nhƣ cơ sở vật chất, quy mô và
phạm phi kinh doanh, các trang thiết bị máy móc phục vụ kinh doanh, đồng phục
của nhân viên.
2.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu
Dựa vào mô hình nghiên cứu thiết lập các giả thuyết từ H1-H5:
- H1: Độ tin cậy có mối quan hệ thuận với sự hài lòng của khách hàng.
- H2: Độ đáp ứng có mối quan hệ thuận với sự hài lòng của khách hàng.
- H3: Sự đảm bảo khả năng phục vụ có mối quan hệ thuận với sự hài lòng
của khách hàng.
- H4: Mức độ đồng cảm có mối quan hệ thuận với sự hài lòng của khách hàng.
- H5: Phƣơng tiện hữu hình có mối quan hệ thuận với sự hài lòng của
khách hàng.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
* Chỉ tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu 5 nhóm chỉ tiêu đánh giá về chất lƣợng dịch vụ
tại Công ty CPQT Hoàng Gia gồm có:
Độ tin cậy (TC).
Mức độ đáp ứng (DU).
Sự đảm bảo năng lực phục vụ (NL).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
26
Mức độ đồng cảm (DC).
Phƣơng tiện hữu hình (HH).
Phƣơng trình định lƣợng:
Sự hài lòng của khách hàng = f [TC,DU,NL,DC,HH]
Trong đó:
Sự hài lòng của khách hàng là biến phụ thuộc
TC, DU, NL, DC, HH :là các biến độc lập
Khách hàng cho rằng chất lƣợng dịch vụ có tốt hay không cần phải thực hiện
tốt các yếu tố sau:
Độ tin cậy : thể hiện qua điều kiện an ninh đƣợc đảm bảo, vệ sinh an toàn
thực phẩm, cung cấp dịch vụ đúng thời điểm đúng yêu cầu, linh hoạt trong việc
cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng.
Mức độ đáp ứng : Thể hiện qua việc cung cấp các dịch vụ vui chơi giải trí, sự
đa dạng các món ăn, giá cả dịch vụ hợp lý, các dịch vụ đƣợc đáp ứng nhanh chóng
kịp thời.
Sự đảm bảo năng lực phục vụ : thể hiện qua các yếu tố nhƣ đội ngũ nhân
viên có trình độ cao, có kiến thức hiểu biết sâu rộng, có thái độ lịch sự nhã nhặn,
các địa điểm kinh doanh đƣợc bố trí một cách khoa học và tiện lợi.
Mức độ đồng cảm thể hiện qua các đặc điểm nhƣ nhân viên luôn nhiệt tình,
nhân viên hiểu đƣợc những nhu cầu thói quen của khách, thời gian phục vụ thuận
tiện,phƣơng thức thanh toán thuận tiện nhanh chóng.
Phƣơng tiện hữu hình thể hiện qua các đặc điểm nhƣ công ty có cơ sở vật
chất hiện đại, phạm vi kinh doanh của công ty lớn, các phƣơng tiện máy móc phục
vụ kinh doanh đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của khách hàng, công ty luôn cập
nhật các thông tin về các sản phẩm dịch vụ kịp thời, đồng phục của nhân viên đẹp
và gọn gàng.
* Phương pháp
Để định lƣợng các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ ta tiến hành 3
bƣớc sau:
Bƣớc 1: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để kiểm định mức độ chặt
chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tƣơng quan với nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
27
Thang đo độ tin cậy gồm 5 biến quan sát đƣợc ký hiệu từ TC1 đến TC5
Ký hiệu biến
Câu hỏi
TC1
Điều kiện an ninh đƣợc đảm bảo
TC2
An toàn vệ sinh thực phẩm
TC3
Cung cấp dịch vụ đúng thời điểm, đúng theo yêu cầu
TC4
Linh hoạt trong công việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu
TC5
Giải quyết phàn nàn một cách nhanh chóng
Thang đo mức độ đáp ứng gồm 04 biến quan sát ký hiệu từ DU1 đến
DU4, các biến quan sát này đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5
Ký hiệu biến
Câu hỏi
DU1
Các dịch vụ vui chơi giải trí
DU2
Sự đa dạng của các món ăn
DU3
Giá cả dịch vụ hợp lý
DU4
Công ty đáp ứng các dịch vụ nhanh chóng và đúng hạn
Thang đo sự đảm bảo năng lực phục vụ gồm 4 biến quan sát ký hiệu từ
NL1 đến NL4, các biến quan sát này đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5
Ký hiệu biến
Câu hỏi
NL1
Đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và giải quyết công việc
kịp thời nhanh chóng
NL2
Nhân viên có kiến thức và sự hiểu biết
NL3
Nhân viên luôn lịch sự, nhã nhặn
NL4
Các địa điểm kinh doanh đƣợc bố trí rất khoa học và tiện lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
28
Thang đo mức độ đồng cảm gồm 4 biến quan sát ký hiệu từ DC1 đến
DC4, các biến quan sát này đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5
Ký hiệu biến
Câu hỏi
DC1
Nhân viên luôn nhiệt tình và không bao giờ tỏ ra quá bận rộn khi
bạn yêu cầu họ giúp đỡ
DC2
Nhân viên hiểu đƣợc những nhu cầu, thói quen của bạn
DC3
Thời gian phục vụ thuận tiện
DC4
Phƣơng thức thanh toán thuận tiện, nhanh chóng
Thang đo phƣơng tiện hữu hình gồm 5 biến quan sát ký hiệu từ HH1 đến
HH5, các biến quan sát này đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5
Ký hiệu biến
Câu hỏi
HH1
Công ty có cơ sở vật chất rất hiện đại
HH2
Quy mô và phạm vi kinh doanh của Công ty lớn
HH3
Các phƣơng tiện máy móc phục vụ kinh doanh đa dạng đáp ứng kịp
thời nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng
HH4
Luôn cập nhật thông tin về các sản phẩm dịch vụ kịp thời
HH5
Đồng phục của nhân viên đẹp, gọn gàng
Bƣớc 2: Sử dụng mô hình phân tích các nhân tố để kiểm định các nhân tố
ảnh hƣởng và nhận diện các yếu tố đƣợc cho là phù hợp.
Bƣớc 3: Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích ảnh hƣởng của các biến độc
lập liên quan đến sự thoả mãn chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia.
Các bƣớc trên đƣợc tiến hành với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập và tính toán những số liệu đã công bố của Công ty CPQT Hoàng
Gia thông qua báo cáo thƣờng niên đại hội cổ đông của Công ty năm 2010 - 2013,
kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010-2013 từ phòng kế toán. Báo cáo thống
kê nguồn nhân lực của Công ty năm 2010- 2013 từ phòng nhân sự về số lƣợng lao
động, giới tính, số lao động Việt Nam và số lao động nƣớc ngoài, quốc tịch, trình độ
học vấn, trình độ ngoại ngữ ...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
29
Thu thập số liệu về số lƣợng khách đến Quảng Ninh năm 2010- 2013 của Sở
văn hoá và du lịch Quảng Ninh. Qua website của sở du lịch về các số liệu thống kê
lƣợt khách đến Quảng Ninh và Hạ Long.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Chất lƣợng dịch vụ luôn là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình hoạt
động của doanh nghiệp, nó tác động đến mọi mặt của doanh nghiệp nhƣ số lƣợng
sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận, uy tín của doanh nghiệp... Trong giai đoạn hiện nay
điều mà khách hàng quan tâm nhất đó là chất lƣợng dịch vụ, khách hàng thông
thƣờng sẽ lựa chọn những sản phẩm dịch vụ có chất lƣợng tốt, phù hợp với giá cả
mà họ đã chi trả cho sản phẩm của mình. Sản phẩm dịch vụ chỉ có thể đánh giá chất
lƣợng sau khi đã tiêu dùng nên họ sẽ chọn xem doanh nghiệp nào có uy tín hơn, có
sự đảm bảo về chất lƣợng. Vì vậy, để nghiên cứu thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại
Công ty CPQT Hoàng Gia thì cần phải phân tích chất lƣợng dịch vụ trên các mặt:
cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi phục vụ, dịch vụ và mức độ phục vụ, nguồn
lao động...
Nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp khách sử
dụng dịch vụ tại Công ty, để làm cơ sở nghiên cứu chất lƣợng dịch vụ thông qua
đánh giá của khách hàng. Thu thập 140 mẫu phỏng vấn khách đến sử dụng dịch vụ
tại Công ty để tìm hiểu nhu cầu, ý kiến cảm nhận, ý kiến thông tin về chuyến đi... để
qua đó phân loại khách, tìm hiểu tâm lý, thói quen của họ.
* Thiết kế phiếu điều tra
Phiếu điều tra có dạng tổng hợp, bao gồm các thông tin liên qua đến ý kiến
quan điểm của ngƣời đƣợc lấy ý kiến đánh giá và cảm nhận về số lƣợng, chất lƣợng
dịch vụ tại Công ty.
Về mặt kết cấu, phiếu điều tra dành cho khách hàng sử dụng các dịch vụ tại
công ty nhƣ: Khách san - biệt thự Hoàng Gia, công viên, khu vui chơi có thƣởng, hệ
thống nhà hàng. Phiếu điều tra bao gồm 3 phần: Phần thông tin về chuyến đi, phần
đánh giá về chất lƣợng dịch vụ và phần thông tin cá nhân.
- Phần 1: Thông tin về chuyến đi
Phần này bao gồm các câu hỏi về thông tin chuyến đi, số lần đến Công ty và
thời gian lƣu trú tại Công ty. Những thông tin thu thập đƣợc sẽ là một trong những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30
cơ sở để đƣa ra các giải pháp trƣớc mắt và lâu dài nhằm nâng cao chất lƣợng dịch
vụ tại Công ty.
- Phần 2: Đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ.
Đây là phần quan trọng nhất của phiếu điều tra, khách hàng sẽ đƣợc hỏi về
mức độ quan trọng của họ đối với chất lƣợng dịch vụ và đánh giá của họ sau khi đã
sử dụng các dịch vụ tại Công ty.
Phần đánh giá các yếu tố liên quan đến chất lƣợng dịch vụ tại Công ty đƣợc
thiết kế theo hình thức bảng hỏi.
Bảng hỏi gồm có 3 cột: Cột 1 là cột số thứ tự, cột 2 là mô tả các yếu tố và cột
3 là đánh giá của đối tƣợng khảo sát về các yếu tố. Có 5 mức đánh giá tƣơng ứng
với 5 mức điểm tăng dần từ 1 đến 5.
Phiếu điều tra đƣợc phát trực tiếp đến các khách hàng đang sử dụng dịch vụ
tại Công ty tại khách sạn - biệt thự Hoàng Gia, công viên, khu vui chơi có thƣởng,
nhà hàng. Tƣơng ứng với các phƣơng án đánh giá của khách hàng sẽ đƣợc cho điểm
dựa trên thang điểm đã xác định.
Thang điểm để đánh giá là thang điểm 5 tƣơng ứng với 5 mức chất lƣợng là:
Yếu từ 1-1.8 điểm, trung bình từ 1.8-2.6 điểm, khá từ 2.6-3.4 điểm, tốt từ 3.4-5
điểm và rất tốt là 5 điểm.
Dựa vào kết quả điều tra, mức độ thoả mãn của đối tƣợng khảo sát tại các các
hạng mục kinh doanh của Công ty đƣợc đánh giá theo các mức tƣơng ứng sau:
Hoàn toàn không hài lòng, không hài lòng, tạm đƣợc, hài lòng, rất hài lòng
- Phần 3: Phần thông tin cá nhân
Điều tra thông tin về nhân khẩu của khách hàng bao gồm các thông tin về
giới tính, độ tuổi, quốc tịch, nghề nghiệp của khách hàng để từ đó tìm hiểu tâm lý,
xu hƣớng thói quen của khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
31
Bảng 2.1. Các câu hỏi trong phiếu điều tra chất lƣợng dịch vụ
Điều kiện an ninh đƣợc đảm bảo
An toàn vệ sinh thực phẩm
Độ tin cậy (TC)
Cung cấp dịch vụ đúng thời điểm, đúng theo yêu cầu
Linh hoạt trong công việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu
Giải quyết phàn nàn một cách nhanh chóng
Các dịch vụ vui chơi giải trí
Mức độ đáp ứng (DU)
Sự đa dạng của các món ăn
Giá cả dịch vụ hợp lý
Công ty đáp ứng các dịch vụ nhanh chóng và đúng hạn
Đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và giải quyết
Sự đảm bảo năng lực
phục vụ (NL)
công việc kịp thời nhanh chóng
Nhân viên có kiến thức và sự hiểu biết
Nhân viên luôn lịch sự, nhã nhặn
Các địa điểm kinh doanh đƣợc bố trí rất khoa học và tiện lợi
Nhân viên luôn nhiệt tình và không bao giờ tỏ ra quá bận
rộn khi bạn yêu cầu họ giúp đỡ
Mức độ đồng cảm (DC)
Nhân viên hiểu đƣợc những nhu cầu, thói quen của bạn
Thời gian phục vụ thuận tiện
Phƣơng thức thanh toán thuận tiện, nhanh chóng
Công ty có cơ sở vật chất rất hiện đại
Quy mô và phạm vi kinh doanh của Công ty lớn
Phƣơng tiện hữu hình
(HH)
Các phƣơng tiện máy móc phục vụ kinh doanh đa dạng đáp
ứng kịp thời nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng
Luôn cập nhật thông tin về các sản phẩm dịch vụ kịp thời
Đồng phục của nhân viên đẹp, gọn gàng
Hoàn toàn thoả mãn với các cam kết của Công ty về chất
lƣợng dịch vụ
Hoàn toàn đồng ý với khả năng đáp ứng dịch vụ của Công ty
Sự hài lòng (HL)
Hoàn toàn thoả mãn với mức độ đảm bảo năng lực phục vụ
của Công ty
Hoàn toàn thoả mãn với mức độ cảm thông của Công ty
Hoàn toàn thoả mãn với phƣơng tiện hữu hình của Công ty
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
32
Các thành phần tác động (yếu tố ảnh hƣởng) và thành phần mức độ hài lòng
(biến phụ thuộc) đều đƣợc đo lƣờng bằng các biến quan sát, các biến quan sát này
đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert 5 mức độ với mức 1 là hoàn toàn không đồng ý
và mức 5 là hoàn toàn đồng ý. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.2. Thang đo Likert
Rất không đồng ý
Không đồng ý
Bình thƣờng
Đồng ý
Rất đồng ý
1
2
3
4
5
* Cách thức thu thập thông tin
Nghiên cứu sơ bộ chủ yếu tập trung phỏng vấn với các trƣởng phòng, các
nhân viên phục vụ, nhân viên phòng nghiệp vụ những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với
khách hàng.
Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Bảng hỏi này đƣợc gửi trực tiếp đến khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại Công ty.
2.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Đánh giá thang đo)
Một thang đo đƣợc coi là có giá trị khi nó đo lƣờng đúng cái cần đo hay nói
cách khác đo lƣờng đó vắng mặt cả hai loại sai lệch là sai lệch hệ thống và sai lệch
ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin
cậy nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.
Khi đánh giá thang đo của các yếu tố, chúng ta cần sử dụng phƣơng pháp
Cronbach Alpha để loại bỏ các biến rác trƣớc khi tiến hành phân tích nhân tố khám
phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để tránh trƣờng hợp các biến rác có thể tạo
ra các yếu tố giả và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy của thang đo đƣợc
đánh giá bằng phƣơng pháp nhất quán nội tại thông qua hệ số Crobach Alpha và hệ
số tƣơng quan biến tổng.
Hệ số tƣơng quan biến tổng là hệ số tƣơng quan của một biến với điểm trung
bình của các biến khác trong cùng một thang đo do đó hệ số này càng cao thì sự
tƣơng quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally &
Burustein (1994) các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 đƣợc coi là
biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33
Hệ số Cronbach Alpha đƣợc sử dụng và các biến có hệ số tƣơng quan biến
tổng nhỏ hơn mức quy định ( = 50 tuổi
20
14.29
140
100
Tổng
(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra của tác giả)
Tỷ lệ du khách theo nhóm tuổi tham gia trả lời bảng hỏi chủ yếu thuộc nhóm
tuổi trên 21-30 tuổi và nhóm tuổi từ 31 đến 30 tuổi. Điều này khá phù hợp với cơ
cấu tuổi khách du lịch.
- Nghề nghiệp
Bảng 3.14. Bảng phân bố mẫu theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
Số mẫu
Tỷ lệ (%)
Công chức
12
8.57
Kinh doanh
97
69.29
Giáo viên
10
7.14
Nghề khác
21
15.00
140
100
Tổng
(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra của tác giả)
Ngƣời làm nghề kinh doanh chiếm đa số trong phân bố mẫu theo nghề
nghiệp với tỷ lệ 69.29%, các ngành nghề khác chiếm tỉ lệ nhỏ hơn nhiều trong đó
công chức chiếm 8.57%, giáo viên chiếm 7.14%, ngƣời làm nghề khác chiếm 15%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
66
- Quốc tịch
Bảng 3.15. Bảng phân bố mẫu theo Quốc tịch
Quốc tịch
Việt Nam
Hàn Quốc
Trung Quốc
Nhật Bản
Âu - Mỹ
Tổng
Số mẫu
37
23
53
15
12
140
Tỷ lệ (%)
26.43
16.43
37.86
10.71
8.57
100
(Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra của tác giả)
Quốc tịch của du khách trả lời phỏng vấn phân bổ khá đều trong đó du khách
là ngƣời Trung Quốc chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến khách nội địa, Hàn Quốc, Nhật
Bản và Âu - Mỹ.
Kết quả thu thập đƣợc so với cơ cấu du khách đến với Hạ Long nói chung và
công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia nói riêng là tƣơng đối phù hợp với thực tế, có
thể đại diện cho những du khách sử dụng dịch vụ của Công ty.
3.2.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha
Kết quả phân tích Cronbach alpha của các thang đo các khái niệm cho thấy:
Thang đo “Độ tin cậy” có hệ số Cronbach Alpha là 0,721 (>0.6). Hệ số này
có ý nghĩa. Các hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của
biến đo lƣờng nhân tố này đều >0,3. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item
Deleted) của các biến còn lại đều nhỏ Cronbach Alpha nên các biến còn lại sẽ đƣợc
sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Bảng 3.16. Kiểm định thang đo Độ tin cậy
Biến
Trung bình thang Phƣơng sai thang Hệ số tƣơng quan Cronbach’s alpha
quan sát đo nếu loại bỏ biến đo nếu loại bỏ biến
biến - tổng
nếu loại biến
TC1
10.47
9.431
0.587
0.635
TC2
10.52
9.287
0.524
0.655
TC3
10.50
9.273
0.508
0.662
TC4
10.54
10.049
0.398
0.705
TC5
10.63
9.919
0.397
0.707
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
67
Biến DU1 nếu đƣa ra khỏi thang đo sẽ làm tăng hệ số Conbach’s Alpha từ
0.711 đến 0.769, do vậy biến DU1 bị loại khỏi thang đo. Thang đo “Mức độ đáp ứng”
có hệ số Cronbach Alpha là 0,769 (>0.6) có ý nghĩa. Các hệ số tƣơng quan biến tổng
(Corrected Item-Total Correlation) của biến đo lƣờng nhân tố này đều >0,3. Hệ số
Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến còn lại đều nhỏ
Cronbach Alpha nên các biến này sẽ đƣợc sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Bảng 3.17. Kiểm định thang đo Mức độ đáp ứng
Biến
quan sát
Trung bình
Phƣơng sai
thang đo nếu loại thang đo nếu loại
Hệ số tƣơng
quan biến - tổng
Cronbach’s
alpha nếu loại
bỏ biến
bỏ biến
biến
DU2
5.77
2.753
0.593
0.700
DU3
5.79
2.741
0.654
0.637
DU4
6.02
2.669
0.567
0.733
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Thang đo “Năng lực phục vụ” có hệ số Cronbach Alpha là 0.896 (>0.6) có ý
nghĩa. Các hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của biến
đo lƣờng nhân tố này đều >0,3. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item
Deleted) của các biến còn lại đều nhỏ Cronbach Alpha nên các biến còn lại sẽ đƣợc
sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Bảng 3.18. Kiểm định thang đo Năng lực phục vụ
Biến
quan sát
Trung bình
Phƣơng sai
thang đo nếu loại thang đo nếu loại
Hệ số tƣơng
quan biến - tổng
Cronbach’s
alpha nếu loại
bỏ biến
bỏ biến
biến
NL1
8.94
9.061
0.759
0.870
NL2
9.01
9.302
0.690
0.895
NL3
8.38
8.726
0.821
0.847
NL4
8.39
8.757
0.810
0.851
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
68
Thang đo “Mức độ đồng cảm” có hệ số Cronbach Alpha là 0.712 (>0.6). Hệ
số này có ý nghĩa. Các hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected Item-Total
Correlation) của biến đo lƣờng nhân tố này đều >0,3. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến
(Alpha if Item Deleted) của các biến còn lại đều nhỏ Cronbach Alpha nên các biến
còn lại sẽ đƣợc sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Bảng 3.19. Kiểm định thang đo Mức độ đồng cảm
Biến
quan sát
Trung bình
Phƣơng sai
thang đo nếu loại thang đo nếu loại
Hệ số tƣơng
quan biến - tổng
Cronbach’s
alpha nếu loại
bỏ biến
bỏ biến
biến
DC1
8.39
8.399
0.416
0.697
DC2
8.64
7.974
0.442
0.683
DC3
8.65
5.524
0.638
0.553
DC4
8.46
6.221
0.536
0.629
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Kiểm định tính giá trị của thang đo “Phƣơng tiện hữu hình” cho thấy, biến
HH4 có hệ số tƣơng quan biến tổng 0.289 0.6) có ý nghĩa. Các hệ số tƣơng quan biến tổng (Corrected ItemTotal Correlation) của biến đo lƣờng nhân tố này đều >0,3. Hệ số Alpha nếu loại bỏ
biến (Alpha if Item Deleted) của các biến này đều nhỏ Cronbach Alpha nên các biến
này sẽ đƣợc sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Bảng 3.20. Kiểm định thang đo Phƣơng tiện hữu hình
Biến
quan sát
Trung bình
Phƣơng sai
thang đo nếu loại thang đo nếu loại
Hệ số tƣơng
quan biến - tổng
Cronbach’s
alpha nếu loại
bỏ biến
bỏ biến
biến
HH2
6.74
3.592
0.923
0.813
HH3
6.76
4.368
0.790
0.924
HH4
6.87
4.300
0.812
0.906
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
69
Kiểm định tính giá trị của thang đo “Sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng”
cho thấy, biến HL4 có hệ số tƣơng quan biến tổng 0.250 0.6) có ý nghĩa. Các hệ số tƣơng
quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của biến đo lƣờng nhân tố này
đều >0,3. Hệ số Alpha nếu loại bỏ biến (Alpha if Item Deleted) của các biến này
đều nhỏ Cronbach Alpha (trừ biến HL2 có sự sai khác nhỏ 0.894 so với 0.887 với
hệ số tƣơng quan biến tổng lớn) nên các biến này sẽ đƣợc sử dụng trong các phân
tích tiếp theo.
Bảng 3.21. Kiểm định thang đo Sự hài lòng
Biến
quan sát
Trung bình
Phƣơng sai
thang đo
thang đo
nếu loại bỏ biến nếu loại bỏ biến
Hệ số tƣơng
quan biến - tổng
Cronbach’s
alpha nếu
loại biến
HL1
6.22
3.512
0.828
0.802
HL2
6.99
4.712
0.719
0.894
HL3
6.56
4.018
0.815
0.809
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
3.2.4.3. Phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hướng đến sự hài lòng của khách hàng
Sau khi phân tích Cronbach Alpha, hệ số tin cậy của các nhóm biến đạt khá
cao. Tuy nhiên, các biến DU1, HH1 và HH4 bị loại để thang đo có độ tin cậy cao
hơn. Do đó, 22 biến quan sát thuộc các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng thỏa
mãn của hàng đối với chất lƣợng dịch vụ của công ty CPQT Hoàng Gia đƣợc đƣa
vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 sẽ
bị loại. Phƣơng pháp tính hệ số sử dụng là Principal Component với phép xoay
Varimax và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue lớn hơn 1. Thang đo đƣợc
chấp nhận khi tổng phƣơng sai trích phải bằng hoặc lớn hơn 50%. Quá trình
phân tích nhân tố để loại các biến trong nghiên cứu này đƣợc thực hiện nhƣ sau:
22 quan sát đƣợc đƣa vào phân tích nhân tố tạo ra 7 nhân tố. Tổng phƣơng sai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
70
trích = 80.116% cho biết 6 nhân tố này giải thích đƣợc 80.116% biến thiên của dữ
liệu. KMO = 0.660 (>0.5) đạt yêu cầu.
Bảng 3.22. Kết quả EFA các nhân tố ảnh hƣớng đến sự hài lòng của khách hàng
Nhân tố
Component
Biến
1
NL3
0.896
NL4
0.885
NL1
0.854
NL2
0.814
2
3
HH2
0.966
HH4
0.898
HH3
0.874
TC1
0.875
TC2
0.848
TC3
0.806
4
DU3
0.863
DU2
0.816
DU4
0.803
5
TC4
0.938
TC5
0.931
6
DC4
0.917
DC3
0.869
7
DC1
0.869
DC2
0.843
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
71
Căn cứ vào kết quả phân tích EFA, có 7 nhân tố đƣợc rút ra:
Nhân tố 1: gồm các biến quan sát NL1, NL2, NL3, NL4 đƣợc đặt tên là nhân
tố “Năng lực phục vụ”.
Nhân tố 2: gồm các biến quan sát HH2, HH3, HH4 đƣợc đặt tên là nhân tố
“Phƣơng tiện hữu hình”.
Nhân tố 3: gồm các biến quan sát TC1, TC2, TC3 đƣợc đặt tên là nhân tố
“Điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm”.
Nhân tố 4: gồm các biến quan sát DU2, DU3, DU4 đƣợc đặt tên là nhân tố
“Mức độ đáp ứng”.
Nhân tố 5: gồm các biến quan sát TC4, TC5, đƣợc đặt tên là nhân tố “Mức
độ linh hoạt trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ”
Nhân tố 6: gồm các biến quan sát DC3, DC4 đƣợc đặt tên là nhân tố “Thời
gian và phƣơng thức thanh toán”.
Nhân tố 7: gồm các biến quan sát DC1, DC2 đƣợc đặt tên là nhân tố “Mức
độ đồng cảm”.
Nhƣ vậy từ kết quả phân tích EFA mô hình lý thuyết đƣợc điều chỉnh thành
7 thành phần tác động vào sự thoả mãn của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ tại
Công ty CPQT Hoàng gia. Mô hình chất lƣợng dịch vụ của Công ty đƣợc điều
chỉnh theo EFA nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
72
Hình 3.3 : Mô hình chất lƣợng dịch vụ của Công ty đƣợc điều chỉnh theo EFA
Năng lực phục vụ
Phƣơng tiện hữu hình
Điều kiện vệ sinh và
an toàn thực phẩm
SỰ HÀI LÒNG CỦA KH
Mức độ đáp ứng
Mức độ linh hoạt trong
cung cấp sản phẩm, dịch
vụ
Thời gian và phƣơng
thức thanh toán
Mức độ đồng cảm
3.2.4.4. Phân tích EFA thang đo sự hài lòng của khách hàng
Kết quả phân tích EFA thang đo thỏa mãn chung của khách hàng (phụ lục
C.2) cho thấy, tổng phƣơng sai trích = 81.887% >50%, đảm bảo đột tin cậy. KMO =
0.725 (>0.5), sig 0.5, rút
trích đƣợc 1 nhân tố phụ thuộc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
73
Bảng 3.23. Kết quả EFA thang đo thỏa mãn chung của khách hàng
Ma trận nhân tốa
Nhân tố
1
HL1
0.927
HL2
0.867
HL3
0.919
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
3.2.4.5. Kiểm định mô hình bằng hồi quy đa biến
Phƣơng trình hồi quy tổng quát đƣợc xây dựng nhƣ sau:
F8= β0 + β1*F1 + β2*F2 + β3*F3 + β4*F4 + β5*F5 + β6*F6 + β7*F7
Trong đó:
- Sự hài lòng F8 (Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty Cổ
phần Hoàng Gia) đƣợc xem là biến phụ thuộc
- Các biến độc lập là: F1- Năng lực phục vụ ; F2 - Phƣơng tiện hữu hình; F3 Điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm; F4 - Mức độ đáp ứng; F5 - Mức độ linh
hoạt trong cung cấp sản phẩm dịch vụ; F6 - Thời gian và phƣơng thức thanh toán;
F7 -Mức độ đồng cảm.
* Xem xét ma trận tương quan
Ma trận tƣơng quan để phân tích mối tƣơng quan giữa các biến các biến độc
lập với biến sự hài lòng (biến phụ thuộc). Kết quả phân tích ma trận tƣơng quan tại
phụ lục D cho thấy biến sự hài lòng của khách hàng tƣơng quan với các biến nghiên
cứu và có hệ số tƣơng quan đều đạt mức ý nghĩa thống kê (Sig. (2-tailed) 0) chứng tỏ đây là các quan hệ đồng biến.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
74
3.2.5. Kiểm định sự phù hợp của mô hình bằng hồi quy đa biến
Các biến đƣợc đƣa vào mô hình theo phƣơng pháp Enter. Tiêu chuẩn kiểm
định là tiêu chuẩn đƣợc xây dựng dựa vào phƣơng pháp kiểm định thống kê F và
xác định mối quan hệ thống kê tƣơng ứng của giá trị thống kê F, kiểm định mức độ
phù hợp giữa mẫu và tổng thể thông qua hệ số R2 điều chỉnh. Công cụ giúp phát
hiện sự tồn tại của cộng tuyến trong dữ liệu đƣợc đánh giá bằng hệ số phóng đại
phƣơng sai (Variance inflation factor - VIF). Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính
đƣợc thể hiện thông qua bảng 3.15, 3.16 và 3.17.
Bảng 3.24. Hệ số xác định R2 và R2 điều chỉnh
Mô hình
R2
R
0.771a
1
R2 điều chỉnh
0.594
Sai số ƣớc tính của
độ lệch chuẩn
0.572
0.31745
a. Dependent Variable: f8
b. Predictors: (Constant), f7, f2, f1, f4, f5, f6, f3
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Bảng 3.25. ANOVA
Mô hình
1
Tổng bình
phƣơng
Trung bình
df
bình phƣơng
Hồi quy
19.440
7
2.777
Phần dƣ
13.302
132
0.101
Tổng
32.742
139
F
27.558
Sig.
.000b
a. Dependent Variable: f8
b. Predictors: (Constant), f7, f2, f1, f4, f5, f6, f3
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
75
So sánh 2 giá trị R2 và R2 điều chỉnh ta thấy: R2 điều chỉnh (0.594) nhỏ hơn
R2 (0.771), dùng nó để đánh giá độ phù hợp của mô hình sẽ an toàn hơn vì nó không
thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình.
Hệ số R2 điều chỉnh là 0.594 nghĩa là mô hình có mức độ giải thích khá tốt,
nghĩa là riêng 7 nhân tố trong mô hình giải thích 59.4% thay đổi của sự thỏa mãn
chung của khách hàng.
Các hệ số hồi quy chuẩn hóa của phƣơng trình đều có giá trị Beta khác 0
thể hiện mức độ quan trọng của từng nhân tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của
khách hàng
Những giá trị Beta khác 0 và đều có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa
Sig. 5% (mức ý nghĩa): chấp nhận giả thuyết H1.
Nếu Sig. F < 5%: bác bỏ giả thuyết H0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
77
Theo bảng 3.24. kiểm định F có giá trị 27.558 với Sig.=.000(a) giá trị này
nhỏ hơn mức ý nghĩa xử lý bằng 5% chứng tỏ mô hình hồi quy đa biến là phù hợp
với tập dữ liệu và có thể sử dụng đƣợc.
Kết quả: Các hệ số β của các nhân tố từ F1 đến F5 đều khác 0 và Sig. 0.05. Các nhân tố
F6 và F7 có thể loại khỏi mô hình.
So sánh về độ lớn của các hệ số: F1- Năng lực phục vụ có tác động lớn nhất
β = 0.437 nghĩa là 1 đơn vị thay đổi của F1 làm thay đổi 0.437 đơn vị sự hài lòng
thỏa mãn của khách hàng. Nhân tố ảnh hƣớng lớn tiếp theo là F2 - Phƣơng tiện hữu
hình: β = 0.261 và F4 - Mức độ đáp ứng: β = 0.261. Các nhân tố khác lần lƣợt là: F5
- Mức độ linh hoạt trong cung cấp sản phẩm dịch vụ: β = 0.179; F3 - Điều kiện vệ
sinh và an toàn thực phẩm: β = 0.152.
Phƣơng trình thể hiện sự hài lòng của khách hàng đối với chất lƣợng dịch vụ
tại Công ty cổ phần Hoàng Gia đƣợc dự đoán theo các biến độc lập là:
F8= -0.977 +F1*0.437 + F2*0.261 + F3*0.152 + F4*0.261 + F5*0.179 + F6*0.004
+ F7*0.092
Trong đó:
- Sự hài lòng (Sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty Cổ
phần Hoàng Gia) đƣợc xem là biến phụ thuộc
- Các biến độc lập là: F1- Năng lực phục vụ ; F2 - Phƣơng tiện hữu hình; F3 Điều kiện vệ sinh và an toàn thực phẩm; F4 - Mức độ đáp ứng; F5 - Mức độ linh
hoạt trong cung cấp sản phẩm dịch vụ; F6 - Thời gian và phƣơng thức thanh toán;
F7 -Mức độ đồng cảm
Tóm lại, sau khi phân tích EFA và phân tích hồi quy, 7 nhân tố của mô hình
là: (1) “Năng lực phục vụ”, (2)“ Phƣơng tiện hữu hình”, (3) “Điều kiện vệ sinh và
an toàn thực phẩm” (4)“ Mức độ đáp ứng”, (5)“ Mức độ linh hoạt trong cung cấp
sản phẩm dịch vụ”, (6)“ Thời gian và phƣơng thức thanh toán”, (7) “ Mức độ đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
78
cảm”. Với mức ý nghĩa thống kê 5% ta thấy rằng mô hình nghiên cứu là phù hợp và
khẳng định có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thang đo với sự hài lòng của khách
hàng đối với chất lƣợng dịch vụ tại công ty CPQT Hoàng Gia.
* Kiểm tra sự vi phạm các giả định trong hồi quy tuyến tính
Mô hình hồi quy tuyến tính bằng phƣơng pháp OSL đƣợc thực hiện với một
số giả định và mô hình chỉ thực sự có ý nghĩa khi các giả định này đƣợc đảm bảo.
Do vậy để đảm bảo cho độ tin cậy của mô hình, việc dò tìm sự vi phạm các giả định
là cần thiết.
Về giả định liên hệ tuyến tính, phƣơng pháp đƣợc sử dụng là biểu đồ phân
tán Scatterplot. Nhìn vào biểu đồ ta thấy phần dƣ không thay đổi theo một trật tự
nào đối với giá trị dự đoán. Do đó giả thiết về liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Giả định phân phối chuẩn của phần dư đƣợc kiểm tra qua biểu đồ Histogram
và đồ thị Q-Q plot. Nhìn vào biểu đồ Histogram ta thấy phần dƣ có dạng gần với
phân phối chuẩn, giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (cụ thể
là 0.927). Đồ thị Q-Q plot biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát
đƣờng chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là phần dƣ có phân phối chuẩn.
Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến: nhƣ đã đề cập ở phần phân tích tƣơng quan,
giữa các biến độc lập có tƣơng quan với nhau, điều này sẽ tạo ra khả năng đa cộng
tuyến của mô hình. Vì vậy ta sẽ kiểm tra thêm hệ số phóng đại phƣơng sai
(Variance inflation factor - VIF). Kết quả phân tích ở bảng 3.16 cũng cho thấy hệ số
phóng đại phƣơng sai VIF của các biến là tƣơng đối nhỏ (tất cả đều nhỏ hơn 2). Do
đó hiện tƣợng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không
ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả hồi quy.
3.3. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh và nâng cao chất lƣợng dịch vụ
tại Công ty CPQT Hoàng Gia
3.3.1. Những mặt đạt được
Trong năm gần đây mặc dù hiệu quả kinh doanh của Công ty không đƣợc tốt
nhƣng để tăng tính chủ động cho từng phòng ban, Công ty đã trao quyền tự chủ
trong quản lý điều hành cho các đơn vị kinh doanh, bằng hình thức không quản lý
tập trung hệ thống tài vụ, duy tu bảo dƣỡng, bảo vệ, mà đƣa biên chế về cho từng
đơn vị. Từ đó, các đơn vị đã chủ động đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên nhằm nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
79
cao chất lƣợng phục vụ và nâng cao năng lực hoàn thành công việc của từng bộ
phận công tác. Bộ phận Khách sạn -Biệt thự bên cạnh việc tuyển dụng từ bên ngoài,
cán bộ quản lý xây dựng chƣơng trình biểu diễn mới, nhân viên kỹ thuật có tay
nghề cao, bộ phận tổ chức lớp bồi dƣỡng kỹ thuật chế biến món ăn, phong cách đón
khách, thái độ phục vụ và nghiệp vụ tiếp thị cho nhân viên nhà bàn, lễ tân, nhà
buồng, và bộ phận thị trƣờng, chuẩn bị về mọi mặt cho việc tổ chức kinh doanh
nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng. Bộ phận Công viên tiến hành bồi dƣỡng
về chuyên môn, bổ sung các tiết mục mới, kết hợp với đoàn cải lƣơng Quảng Ninh
tổ chức theo chỉ đạo của Sở Văn Hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Ninh. Bộ phận
Câu lạc bộ quốc tế thƣờng xuyên đào tạo nghề cho nhân viên mới.
Năm 2013 cũng là năm đánh dấu một sự kiện quan trọng của Công ty cổ
phần quốc tế Hoàng Gia, với việc hoàn thiện và đƣa khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao
Royal Halong Hotel vào hoạt động. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tƣ,
nhƣng bằng nỗ lực của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong Công ty,
đã quyết tâm thực hiện mục tiêu đƣa khách sạn vào kinh doanh, khai thác từng phần
từ những tháng cuối cùng của năm 2013 và chính thức kinh doanh từ tháng 1/2014.
Việc đƣa khách sạn Hoàng Gia Hạ Long vào hoạt động đã nâng cao vị thế của Công
ty trên thị trƣờng du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong và
ngoài nƣớc đến tham quan. Khu Khách sạn - Biệt thự đƣợc vận hành khai thác đồng
bộ cùng với các hạng mục kinh doanh khác của Công ty sẽ là sự bổ trợ tích cực cho
hoạt động kinh doanh Khu vui chơi có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài, góp
phần quan trọng vào sự tăng trƣởng mạnh doanh thu toàn Công ty.
Thông qua việc đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT
Hoàng Gia đã đạt đƣợc những điểm sau:
- Công ty đã áp dụng những thành tựu về khoa học kỹ thuật ứng dụng vào
hoạt động kinh doanh cụ thể là các trang thiết bị phục vụ kinh doanh khu vui chơi
có thƣởng là những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Cơ sở vật chất của
Công ty ngày càng đƣợc mở rộng, các hạng mục kinh doanh mới nhƣ khách sạn
Hoàng Gia Hạ Long đƣợc đầu tƣ làm quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng
lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
80
- Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ học vấn và tay nghề cao, nhiệt huyết
luôn tận tình chu đáo với khách hàng.
- Các sản phẩm dịch vụ của Công ty đa dạng phong phú, khá ấn tƣợng nhƣ
ca múa nhạc dân tộc, múa rối nƣớc và những dịch vụ kèm theo luôn đƣợc khách
hàng đánh giá cao.
- Hoạt động chăm sóc khách hàng cũng đƣợc Ban giám đốc Công ty rất
quan tâm và chú trọng đặc biệt với nhiều dịch vụ hỗ trợ khách hàng trƣớc và sau khi
sử dụng dịch vụ. Kịp thời giải đáp những phàn nàn, thắc mắc, kiếu nại của khách
hàng nên tạo cho khách hàng yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại Công ty.
3.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Mặc dù Công ty có quy mô kinh doanh lớn đa dạng loại hình kinh doanh
nhƣng vẫn còn những bất cập về sự đầu tƣ không đồng đều cơ sở vật chất, trang
thiết bị phục vụ kinh doanh. Trong những năm gần đây, Công ty tập trung toàn bộ
nguồn lực, vốn để đầu tƣ và hoàn thiện khách sạn Hoàng Gia Hạ Long do vậy các
hạng mục kinh doanh khác nhƣ biệt thự và công viên đã đƣợc xây dựng và đƣa vào
sử dụng từ năm 2003 nay đã xuống cấp trầm trọng nhƣng vẫn đƣa vào kinh doanh
nên ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dịch vụ của Công ty.
Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng đã có dấu hiệu
phục hồi, tuy nhiên năm 2013 tiếp tục là một năm đầy khó khăn thách thức đối với
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trong đó có các đơn vị hoạt động kinh doanh
trong ngành ngành du lịch, dịch vụ giải trí... Thị trƣờng du lịch mặc dù đã có cải
thiện nhƣng mới chỉ tập trung vào lĩnh vực khách tham quan, còn những lĩnh vực
khác nhƣ dịch vụ ăn nghỉ, vui chơi giải trí vẫn chƣa có sự tăng trƣởng, chƣa có
nhiều sản phẩm du lịch ấn tƣợng, có chất lƣợng cao để đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch trong nƣớc và quốc tế. Tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia, lƣợng khách
đến sử dụng các gói dịch vụ, đặc biệt là khách đến vui chơi tại “Khu vui chơi giải trí
có thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài” giảm khá nhiều so với những năm trƣớc...
Thêm vào đó, một số doanh nghiệp thuộc ngành vui chơi giải trí, kinh doanh khách
sạn... trong quá trình chuẩn bị hoạt động kinh doanh, bằng những chính sách hấp
dẫn về tiền lƣơng, về phúc lợi... đã thu hút hàng trăm lao động có kinh nghiệm công
tác lâu năm và có tay nghề cao của Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia. Những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
81
nguyên nhân trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình hoạt động và kết quả kinh
doanh trong năm 2013 của Công ty.
Thị trƣờng khai thác khách của Công ty trong những năm qua vẫn còn hạn
chế, chỉ tập trung khai thác khách Trung Quốc, Đài loàn, Hàn Quốc... chƣa mở rộng
thị trƣờng đến một số thị trƣờng khó tính nhƣ Nhật Bản, Maylaxia, Nga ... Do vậy
khi ảnh hƣởng bởi yếu tố chính trị sẽ làm ảnh hƣởng rất lớn đến số lƣợng khách đến
sử dụng dịch vụ tại Công ty
Bên cạnh đo, một trong những ngành kinh doanh chính của Công ty là một
loại hình kinh doanh đặc biệt - vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài,
loại hình này tiềm ẩn nhiều rủi ro về thị trƣờng cạnh tranh, xung quanh khu vực
Quảng Ninh cũng nhƣ biên giới Việt Nam có rất nhiều khu vui chơi tƣơng tự nhƣ:
Casino Lợi Lai có lợi thế là nằm sát biên giới đã thu hút đƣợc khách hàng Trung
Quốc đi qua cửa khẩu, Casino Silver Shores - Đà Nẵng cách sân bay quốc tế Đà
Nẵng 10 phút xe chạy là lợi thế lớn cho việc đón khách quốc tế, Casino Đồ Sơn thu
hút khách thƣơng gia Trung Quốc, Đài Loan tại Hải Phòng, trong năm 2013 tại
Vũng Tàu đã khai trƣơng khu du lịch Hồ Tràm- trong đó có dịch vụ vui chơi có
thƣởng dành cho ngƣời nƣớc ngoài - cạnh tranh gay gắt với Hoàng Gia về nhân lực
và khách Việt Kiều tại Vân Đồn - Quảng Ninh cũng đã xin cấp phép loại hình kinh
doanh này, dọc biên giới Việt Nam Campuchia nhƣ: casino GoodLuck 9, Casino
Crown Bavet … chỉ cách sân bay Tân Sơn Nhất 1 tiếng chạy xe. Các khu vui chơi
này đã thu hút nhiều nhân lực cũng nhƣ khách hàng thƣờng xuyên của Công ty làm
cho lƣợng khách tới Công ty trong năm 2013 bị giảm sút.
Đứng trƣớc những khó khăn, Ban giám đốc Công ty cần phải có kế hoạch
thích hợp, để trong một thời gian ngắn có thể mở rộng quy mô, nâng cấp cơ sở vật
chất cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp cùng ngành nghề. Bên cạnh đó, cần phải quyết liệt hơn nữa trong việc
chỉ đạo, triển khai và kiểm tra giám sát việc thực hiện những biện pháp quản lý hoạt
động kinh doanh, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo duy trì ổn
định và phát triển kinh doanh ngày càng vững mạnh hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
82
3.3.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia
3.3.3.1. Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch, Ban giám đốc
Công ty luôn chú trọng đến chất lƣợng dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của khách
hàng cụ thể
* Thu thập các thông tin phản hồi khách hàng thông qua phản ánh của nhân
viên phục vụ: Đây là bƣớc tìm hiểu những thiếu sót trong quá trình phục vụ khách
hàng. Nhân viên phục vụ chính là những ngƣời trực tiếp tiếp xúc với khách hàng
nên họ có thể hiểu đƣợc các nhu cầu của khách hàng. Họ sẽ là ngƣời trực tiếp tiếp
nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng nên những thông tin này có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc cải tiến chất lƣợng dịch vụ.
* Sử dụng công cụ và kỹ thuật của sự cải tiến quy trình điều chỉnh nhanh
chóng dùng phƣơng pháp để đảm bảo dịch vụ luôn đƣợc cải tiến không ngừng theo
xu thế. Yếu tố cải tiến chất lƣợng phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu sẽ
tạo cho doanh nghiệp một lƣợng khách hàng ổn đinh, khơi dậy nguồn khách hàng
tiềm năng cho doanh nghiệp.
* Tiến hành nghiên cứu khách hàng: Tại các điểm kinh doanh của Công ty nhƣ
tại nhà hàng, khách sạn, công viên luôn có phiếu thăm dò nhận xét của khách hàng
khi sử dụng dịch vụ tại Công ty . Các bộ phận kinh doanh trực tiếp sẽ tập hợp và
phúc đáp khách hàng và luôn tìm cách đáp ứng tốt nhất những mong muốn đó với
khả năng có thể.
* Thiết lập sự lãnh đạo và tinh thần đồng đội trong tổ chức: Với loại hinh kinh
doanh dịch vụ với quy mô lớn và liên hoàn nên các bộ phận kinh doanh trong Công
ty luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, cá nhân trong từng bộ phận luôn nỗ lực phấn
đấu hết mình với công việc và tập thể chính điều này sẽ làm cho chất lƣợng dịch vụ
nâng cao. Bên cạnh đó, công tác quản trị của Công ty cũng đƣợc chú trọng và có vai
trò hết sức quan trọng trong đó các cán bộ quản lý của Công ty đều đƣợc tuyển
dung từ nƣớc ngoài với trình độ và kỹ năng cao, có kinh nghiệm quản lý lâu năm.
* Xây dựng nhóm kiểm soát chất lƣợng cho từng bộ phận tại các điểm kinh
doanh khác nhau: thƣờng xuyên kiểm tra giám sát quá trình phục vụ thông qua các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
83
quy trình phục vụ buồng, bàn, bàn chơi... Giảm các phiền hà gây cho khách hàng,
tạo dựng niềm tin gắn bó khách hàng đối với các dịch vụ tại Công ty.
3.3.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ.
* Nhân tố con người
Qua điều tra đánh giá chất lƣợng dịch vụ tại Công ty, yếu tố năng lực phục
vụ đƣợc đánh giá cao và đƣợc khách hàng hài lòng nhất thông qua các chỉ tiêu đánh
giá về đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, giải quyết công việc kịp thời
nhanh chóng, nhân viên có kiến thức và sự hiêủ biết, nhân viên luôn nhã nhặn lịch
sự và các địa điểm kinh doanh đƣợc bố trí rất khoa học tiện lợi. Công ty luôn chú
trọng đến việc đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, kiến
thức quản lý chất lƣợng nhằm nâng cao chất lƣợng nhân lực của Công ty.
* Phương tiện hữu hình
Với sự phát triển của khoa học ngày càng lớn mạnh sẽ tạo động lực giúp
doanh nghiệp có kinh nghiệm cải tiến và nâng cao chất lƣợng sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ của mình. Công ty luôn không ngừng cải tiến công nghệ, thƣờng xuyên đƣa
vào kinh doanh với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến nhƣ nhập và thay thế hàng loạt
máy điện tử dùng xèng và thay vào đó là máy dùng tiền trực tiếp để chơi. Các hệ
thông web site của Công ty luôn cập nhật những loại hình kinh doanh mới nhất và
có thể đặt phòng trực tuyến qua mạng....Qua điều tra đánh giá chất lƣợng dịch vụ
tại Công ty, nhân tố phƣơng tiện hữu hình cụ thể bao gồm công ty có cơ sở vật chất
hiện đại, quy mô phạm vi kinh doanh lớn, các phƣơng tiện máy móc hiện đại đa
dạng đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng của khách đƣợc khách hàng đánh giá cao và
là nhân tố ảnh hƣởng lớn đến sự thoả mãn của khách hàng.
* Điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ vì
khi khách hàng đến sử dụng các dịch vụ ăn uống, nghỉ dƣỡng phải đảm bảo vệ sinh
an toan thực phẩm hơn thế nữa doanh nghiệp phí chú trọng đến sức khoẻ của khách
hàng khi sử dụng dịch vụ. Chính vì lý do vậy hàng năm Công ty thƣờng xuyên tổ
chức khám sức khoẻ định kỳ đặc biệt kiểm tra các bệnh có thể lây nhiễm nhƣ viêm
gan, lao,... Tại các cơ sở kinh doanh ăn uống của Công ty đều đƣợc kiểm tra và cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
84
chứng nhận đạt vệ sinh an toàn thực phẩm và hàng năm các cơ quan liên ngành đều
tham gia kiểm tra giám sát thƣờng xuyên, từ khâu nhập đến khâu chế biến đƣợc
kiểm tra chặt chẽ do vậy tại Công ty chƣa xảy ra hiện tƣợng ngộ độc thực phẩm.
* Mức độ đáp ứng
Qua điều tra khách hàng về sự thoả mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ
tại Công ty thông qua các câu hỏi có liên quan nhƣ: các dịch vụ vui chơi giải trí, sự
đa dạng các món ăn,giá cả hợp lý, đáp ứng các dịch vụ nhanh chóng. Thực tế nhân
tố này đƣợc khách hàng đánh giá ở mức bình thƣờng và còn phản ánh nhƣ giá dịch
vụ còn cao, các món ăn chƣa đa dạng phong phú đầy đủ các món Âu –Á. Khâu
phục vụ còn chậm đƣa đồ ăn ra chƣa hợp lý nên nhiều hãng lữ hành còn phàn nàn.
* Thời gian và phương thức thanh toán
Nhân tố này có ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ vì thời gian cung cấp dịch
vụ và phƣơng thức thanh toán không thuận tiện cũng sẽ làm cho khách hàng không
hài lòng. Thực tế tại Công ty vẫn còn nhận nhiều sự phản ánh của khách hàng về
việc chậm trễ trong việc cung ứng dịch vụ, khâu thanh toán còn chậm, ký quá nhiều
và đợi thanh toán lâu gây chậm trễ cho khách hàng trong việc di chuyển do vậy
nhân tố này khách hàng không hài lòng. Công ty cũng đang cải tiến khâu thanh toán
giảm bớt phiền hà cho khách, xuất hoá đơn một cách nhanh chóng thuận tiện
* Mức độ đồng cảm
Gồm các yếu tố nhân viên luôn nhiệt tình, hiểu đƣợc nhu cầu thói quen của
khách... qua khảo sát sự thoả mãn khách hàng mức độ đồng cảm đƣợc đánh giá
thấp, khách hàng không hài lòng
Do hiện nay Công ty mới chỉ tập trung vào khai thác một số thị trƣờng Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan cụ thể qua điều tra nghiên cứu số mẫu khách Trung
Quốc chiếm 37.86%, Hàn Quốc chiếm 16.43%... nhƣng mức chi tiêu dịch vụ của
thị trƣờng khách này còn thấp và khá dễ tính trong việc sử dụng dịch vụ. Nên khi
phục vụ với khách Nhật, Âu-Mỹ... khó tính nên nhân viên gặp khó khăn trong việc
hiểu biết tâm lý khách hàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
85
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ HOÀNG GIA
4.1. Định hƣớng và mục tiêu phát triển của Công ty từ năm 2015-2020
4.1.1. Định hướng phát triển của Công ty CPQT Hoàng Gia
Trƣớc tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc còn nhiều khó khăn, hàng
trăm doanh nghiệp đã phá sản, hàng loạt đơn vị đang hoạt động kinh doanh trong
tình trạng thua lỗ trầm trọng, đứng trƣớc nguy cơ giải thể, Hội đồng quản trị Công
ty đã cân nhắc, chỉ đạo Ban giám đốc điều hành tiếp tục nỗ lực hơn nữa, chủ động
linh hoạt trong việc tìm kiếm những giải pháp kinh doanh phù hợp với thực lực,
nhằm đƣa Công ty phát triển ngày càng bền vững với những thế mạnh sẵn có, ổn
định và từng bƣớc nâng cao đời sống của ngƣời lao động trong Công ty, phấn đấu
trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành kinh doanh dịch vụ
giải trí trên địa bàn.
Trƣớc mắt, Công ty tập trung hoàn thiện các hạng mục của Khách sạn Royal
Halong, đẩy mạnh công tác mở rộng thị trƣờng, thu hút khách du lịch, đảm bảo
Khách sạn hoạt động với công suất cao nhất, thu đƣợc hiệu quả tốt nhất. Đồng thời,
khẩn trƣơng có phƣơng án thích hợp nhằm cải tạo, nâng cấp khu Biệt thự do đã sử
dụng khai thác từ năm 2003 nay đã xuống cấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày
càng cao của du khách. Bên cạnh đó, Công ty tiếp tục mở rộng khai thác thị trƣờng
khách quốc tế, tăng cƣờng công tác tiếp thị quảng cáo, thực hiện chính sách khuyến
mại phù hợp, tìm kiếm và ký kết hợp đồng với những đại lý lớn trong khu vực...để
đƣa khách đến chơi bài, sử dụng dịch vụ tại Khu vui chơi có thƣởng ngày càng
nhiều hơn, doanh thu tăng trƣởng mạnh hơn, đáp ứng yêu cầu là bộ phận kinh
doanh quan trọng đối với sự phát triển của Công ty.
Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, mở rộng và nâng cao chất lƣợng các dịch vụ
ăn uống, phòng nghỉ, các dịch vụ vui chơi giải trí khác. Xây dựng hình thành hệ
thống kinh doanh hoàn chỉnh tạo đà cho Công ty phát triển bền vững trong những
năm tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
86
Tập trung mọi biện pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ bằng cách nâng
cao chất lƣợng về trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bổ sung những hạng mục
kinh doanh còn thiếu. Nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, thƣờng
xuyên đào tạo.
Ban Giám đốc điều hành tiếp tục phối hợp với các đoàn thể trong Công ty,
chỉ đạo cán bộ, nhân viên và ngƣời lao động thực hiện tốt việc chấp hành đƣờng lối
chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc. Vận động cán bộ, nhân
viên tiếp tục thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát huy năng lực sáng tạo, linh
hoạt trong quản lý, điều hành kinh doanh. Có chính sách khuyến khích, động viên
khen thƣởng kịp thời đối với những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Thực
hiện tốt hơn nữa những biện pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống, phúc lợi cho
cán bộ nhân viên, ngƣời lao động trong Công ty, giúp họ yên tâm công tác, gắn bó
lâu dài vì lợi ích của Công ty.
4.1.2. Mục tiêu phát triển
Kinh tế thế giới năm 2015 đƣợc dự báo là không mấy khả quan so với năm
2014. Tuy nhiên Công ty vẫn quyết tâm phấn đấu giữ vững vị thế trong ngành du
lịch tỉnh Quảng Ninh cũng nhƣ trong cả nƣớc, tối đa hóa lợi nhuận của Công ty,
đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên.
Công ty luôn tăng cƣờng hoạt động quảng bá hình ảnh công ty, thực hiện các
chƣơng trình ƣu đãi, khuyến mại để thu hút khách du lịch; tăng cƣờng kết hợp với
các lữ hành trong nƣớc và ngoài nƣớc để mở rộng lƣợng khách đến lƣu trú và sử
dụng dịch vụ vui chơi giải trí tại Công ty.
Công ty dự kiến mở rộng hợp tác với các đại lý nƣớc ngoài để tăng lƣợng
khách đến Câu lạc bộ Quốc tế, từ đó tăng doanh thu cho Công ty đồng thời tăng
nguồn thu cho Ngân sách Nhà Nƣớc.
Trong năm 2014, Công ty đã đƣa khách sạn Hoàng Gia Hạ Long đi vào hoạt
động và làm tăng doanh thu cho Công ty. Mục tiêu phấn đấu đặt ra cho năm 2015
đạt mức tăng trƣởng lợi nhuận sau thuế đạt 21 tỷ đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
87
Bảng 4.1. Kế hoạch SXKD năm 2015
Đơn vị tính: USD
Tiêu chí
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Câu lạc bộ
Biệt thự
Công viên
Khách sạn
Tổng cộng
5. 500.000
3.000.000
3.000.000
5.500.000
17.000.000
100.000
1.100.000
1.100.000
(1.300.000)
1.000.000
(Nguồn: Công ty CPQT Hoàng Gia)
- Tổng doanh thu: 357.612.000.000 VND (tƣơng đƣơng: 17.000.000 USD)
- Lợi nhuận sau thuế : 21.036.000.000 VND (tƣơng đƣơng: 1.000.000 USD)
(Tỷ giá 1USD/21.036 VND)
Để đạt đƣợc mục tiêu trên Công ty cần phải đƣa ra những biện pháp thiết
thực nhằm tăng cƣờng các dịch vụ và nâng cao chất lƣợng dịch vụ đáp ứng ngày
càng cao nhu cầu của khách hàng để tạo nguồn khách tiềm năng và ổn định, nâng
cao khả năng cạnh tranh so với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề.
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT
Hoàng Gia
Trên cơ sở nhận diện đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của khách
hàng và phát hiện đƣợc sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với từng nhóm
khách hàng trong việc đánh giá sự hài lòng về chất lƣợng dịch vụ công ty cần tập
trung cải tiến các nội dung theo thứ tự ƣu tiên (mức độ ảnh hƣởng quan trọng) của
từng nhân tố đến sự hài lòng của khách hàng; chú ý đến sự khác biệt của từng nhóm
khách hàng trong quá trình phục vụ để có thể mang lại hiệu quả cao nhất (trong điều
kiện nguồn lực bị giới hạn) về việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, ngày càng làm cho
khách hàng hài lòng hơn về chất lƣợng dịch vụ do công ty mình cung cấp.
Qua kết quả nghiên cứu thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng
Gia, tác giả đã phân tích mô hình hồi quy để đánh giá sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến
sự thảo mãn của khách hàng. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng 59.5%các yếu tố trong
mô hình có tác động đến sự thoả mãn chất lƣợng dịch vụ trong đó các yếu tố nhƣ năng
lực phục vụ, phƣơng tiện hữu hình có ảnh hƣởng lớn nhất và các yếu tố mức độ linh
hoạt trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ, thời gian và phƣơng thức thanh toán,
mức độ đồng cảm khách hàng không hài lòng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
88
Trong giai đoạn tới, trƣớc sự ra đời hàng loạt khách sạn và các doanh nghiệp
kinh doanh cùng ngành nghề đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của
Công ty. Do vậy việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ là phải đƣợc công ty quan tâm thực
hiện thƣờng xuyên nhằm tạo uy tín, gây dựng thƣơng hiệu, nâng cao khả năng cạnh
tranh trên thị trƣờng trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt trong thị trƣờng
dịch vụ. Các đề xuất giải pháp để nâng cao chất lƣợng dịch vụ của Công ty CPQT
Hoàng Gia là:
4.2.1. Giải pháp tăng cường marketting
Trong những năm tới trƣớc tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp
cùng ngành nghề, để thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại Công ty. Công ty phải
chú trọng nhiều đến việc tăng cƣờng marketting thu hút khách hàng, mở rộng thị
trƣờng bằng việc đa dạng hoá quốc tịch khách ...cụ thể :
* Giải pháp quan tâm đến công tác khuyến mại
Qua kết quả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ tại
Công ty CPQT Hoàng Gia chúng ta nhận thấy khách hàng rất quan tâm đến công
tác khuyến mại nhƣng thực tế tại Công ty chƣa chú trọng đến công tác khuyến mại
hơn nữa hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn của
Tỉnh Quảng Ninh chƣa chú trọng đến chƣơng trình khuyến mại trong khi đó đại đa
số khách hàng đều quan tâm đến chƣơng trình khuyến mại do vậy khách hàng đánh
giá rất thấp về chƣơng trình khuyến mại của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh. Vì vậy, muốn thu hút đƣợc khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại Công
ty thì cần chú ý các vấn đề sau:
- Phải xây dựng đƣợc hình ảnh thƣơng hiệu cho Công ty, phải có chƣơng
trình khuyến mại hấp dẫn, phải có quả tặng kỷ niệm cho khách sau khi nghỉ dƣỡng
tại Công ty đặc biệt những dịp ngày lễ kỷ niệm, sinh nhật của khách hàng... để tạo
hình ảnh tốt đẹp sau khi sử dụng dịch vụ tại Công ty. Sự gợi nhớ đến hình ảnh của
Công ty tạo nên sự thoả mãn của khách hàng và làm tăng thêm chất lƣợng dịch vụ.
- Phải có chƣơng trình khuyến mại, giá cả ƣu đãi cho những khách hàng
truyền thống, khách hàng thƣờng xuyên với công ty để tạo nên hình ảnh tốt đẹp cho
khách hàng khi sử dụng dịch vụ, giới thiệu bạn bè đồng nghiệp, ngƣời thân đến sử
dụng dịch vụ tại Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
89
- Phải có chƣơng trình khuyến mại cho mùa thấp điểm để khuyến khích
khách hàng đến sử dụng dịch vụ, tạo nguồn khách ổn định và thƣờng xuyên cho
Công ty đồng thời giảm bớt sự quá tải trong mùa cao điểm để đảm bảo nguồn thu
ổn định.
* Giải pháp nâng cao mức độ hiểu biết nhu cầu của khách hàng
Đây là vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng. Đầu tiên là phải
tìm hiểu và xác định nhu cầu của khách hàng, phải biết khách hàng cần gì? Nhu cầu
nhƣ thế nào?. Do vậy giải pháp đặt ra là phải thƣờng xuyên đánh giá chất lƣợng
dịch vụ dựa trên quan điểm của khách hàng để từ đó biết đƣợc nhu cầu của khách
hàng là gì? Để từ đó có biện pháp hợp lý để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
* Giải pháp đối với nguồn thông tin về Công ty
Hiện nay nguồn thông tin chủ yếu để khách hàng biết đƣợc Công ty là chủ
yếu thông qua các công ty du lịch lữ hành. Do vậy trong thời gian tới Công ty cần
tiếp tục duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác sẵn có với các Công ty lữ hành, du
lịch hiện tại đồng thời tiếp tục tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ kinh doanh với các
đơn vị kinh doanh dịch vụ khác nhằm quảng bá hình ảnh của Công ty, tăng cƣờng
lƣợng khách đến sử dụng dịch vụ tại Công ty. Ngoài ra, Công ty cũng cần chú ý hơn
nữa đến việc quảng bá các hình ảnh của Công ty lên các phƣơng tiện truyền thông
đại chúng qua các phƣơng tiện sách báo, internet... vì đây la phƣơng tiện thông tin
phổ biến đƣợc truyền tải đến khách hàng đầy đủ và thuận tiện nhất. Bên cạnh đó
Công ty cũng nên làm mới lại trang Web của Công ty đƣợc cập nhật đầy đủ nội
dung dịch vụ mà Công ty có thể cung cấp đồng thời liên kết với các trang web khác
trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí.
* Giải pháp về nhóm tuổi và quốc tịch
Bên cạnh các đề xuất nhƣ đã nêu trên để giúp Công ty cải tiến nội dung của
từng nhân tố nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách sạn thì sự khác biệt trong việc
cảm nhận, đánh giá sự hài lòng về chất lƣợng dịch vụ khách sạn của từng nhóm
khách hàng cũng cần phải đƣợc công ty quan tâm trong quá trình phục vụ.
Nhóm tuổi khác nhau có sự nhìn nhận khách nhau về chất lƣợng dịch vụ và
sự hài lòng. Tuy nhiên, chỉ nhóm tuổi trẻ từ 16-25 và nhóm tuổi già trên 50 tuổi là có
sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê, theo xu hƣớng càng lớn tuổi, do khó tính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
90
nên sự đánh giá về chất lƣợng dịch vụ càng khắt khe. Công ty cần phải chú ý ở khía
cạnh này để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của từng nhóm khách hàng. Đảm bảo
không gian yên tĩnh, giảm thiểu tối đa tiếng ồn đối với khách hàng lớn tuổi (trên 50
tuổi ) và ngƣợc lại tăng cƣờng các dịch vụ internet, phƣơng tiện làm việc, dịch vụ
giải trí, phòng tập thể dục,
cho nhóm khách hàng trẻ từ 16-25 tuổi.
Nhóm quốc tịch khác nhau cũng có sự khác biệt về đánh giá chất lƣợng dịch
vụ. Cụ thể, nhóm khách hàng nƣớc ngoài đánh giá sự hài lòng về chất lƣợng dịch
vụ cao hơn nhóm khách hàng trong nƣớc trong điều kiện sự phục vụ nhƣ nhau. Nhƣ
vậy, trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình Công ty cần lƣu tâm
hơn về quốc tịch của khách hàng để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng
đặc biệt trong công tác chuẩn bị đón tiếp khách cần chú ý đến chất lƣợng dịch vụ và
đảm bảo các khâu dịch vụ đƣợc đảm bảo tốt nhất và mang lại sự thoả mái cho khách
hàng. Bên cạnh đó nhân viên phục vụ cần tạo sự thân thiện thể hiện sự quan tâm đến
khách hàng, sử dụng ngôn ngữ trịnh trọng cũng nhƣ đón tiếp khách hàng với thái độ tôn
trong, nồng hậu để khách hàng cảm thấy đƣợc quan tâm và yên tâm khi sử dụng dịch vụ
tại Công ty.
4.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua các nhân
tố ảnh hưởng
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT
Hoàng Gia, qua đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thoả mãn của khách hàng
thì tại Công ty CPQT Hoàng Gia các nhân tố linh hoạt trong việc cung cáp dịch vụ
và thời gian và phƣơng thức thanh toán, mức độ đồng cảm đƣợc khách hàng đánh
giá thấp. Điều này cho thấy rằng khách hàng chƣa hài lòng về thời gian và phƣơng
thức thanh toán của Công ty cũng nhƣ Công ty không linh hoạt trong việc cung cấp
dịch vụ. Thực tế cho thấy vấn đề này hiện đang tồn tại tại Công ty do vậy ảnh
hƣởng rất nhiều đến sự thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Do vậy để nâng cao chất
lƣợng dịch vụ tại Công ty trong giai đoạn tới, Công ty cần chú trọng đến các giải
pháp sau:
* Giải pháp tạo sự tin cậy
Muốn mang lại lòng tin cho khách hàng thì các đơn vị kinh doanh dịch vụ
cần phải thực hiện đúng nhƣ cam kết, thoả thuận ban đầu với khách hàng.Chúng ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
91
đã biết tìm kiếm khách hàng đã khó nhƣng giữ đƣợc khách hàng càng khó hơn,
chính vì vậy cần phải tạo uy tín ngay từ ban đầu và làm đúng theo hợp đồng đã
thoả thuận.
Bên cạnh đó nhóm chỉ tiêu độ tin cậy mặc dù đã đáp ứng đƣợc yêu cầu của
khách hàng nhƣng để nâng cao chất lƣợng dịch vụ thì có 2 chỉ tiêu cần phải đƣợc
Công ty chú trọng đó là:
Linh hoạt trong việc cung cấp dịch vụ theo yêu cầu: Đáp ứng kịp thời yêu
cầu của khách nhƣ khách yêu cầu đặt thêm đồ đặt phòng khi có trẻ nhỏ đi cùng, kê
thêm gƣờng, hay yêu cầu mang đồ ăn lên phòng... Chỉ cần quan tâm thể hiện tốt
những chi tiết nhỏ nhƣng tạo cho khách hàng sự hài lòng cao về mức độ cung ứng
dịch vụ và tạo sự tin cậy đối với khách hàng làm cho khách hàng muốn quay lại sử
dụng dịch vụ của Công ty nếu có thể hoặc giới thiệu bạn bè đến sử dụng dịch vụ tại
Công ty.
Giải quyết phàn nàn của khách một cách nhanh chóng: Để nâng cao mức
độ cảm nhận của khách hàng, Công ty cũng nên chú trọng đến việc đào tạo kỹ
năng giải quyết phàn nàn cho nhân viên đặc biệt là nhân viên trực tiếp phục vụ
khách cụ thể:
- Lắng nghe lời phàn nàn của khách có thể trực tiếp phản ánh hay thông qua
phiếu nhận xét đặt tại các điểm kinh doanh dịch vụ.
- Xin lỗi khách hàng tuyệt đối nhân viên không đƣợc tranh luận với khách
hoặc tỏ thái độ thờ ơ, thiếu sự quan tâm.
- Tìm hiểu sự việc và lắng nghe khách hàng giải thích.
- Báo cáo lại sự việc và chuyển cho bộ phận liên quan để giải quyết để khách
hàng nhận thấy sự góp ý của mình đƣợc ghi nhận.
- Hỏi khách hƣớng giải quyết hoặc đƣa ra phƣơng hƣớng giải quyết để khách
lựa chọn.
- Thông báo lại với khách hàng vấn đề đã đƣợc giải quyết và thời gian để
giải quyết.
- Sau đó kiểm tra lai khách hàng đã cảm thấy thoả mãn chƣa?
- Cảm ơn khách hàng về sự góp ý, với những khách hàng đã không còn sử
dụng dịch vụ tại Công ty bộ phận liên quan viết thƣ xin lỗi, gọi điện xin lỗi và
hƣớng giải quyết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
92
Nhân viên trong ca nếu tiếp nhận đƣợc sự phản ánh của khách hàng thì phải
ghi lại và bàn giao cho các ca và thông báo bộ phận liên quan đƣợc biết và kịp thời
xử lý.
* Giải pháp đối với các yếu tố: "Phương thức thanh toán thuận tiện” và ”Thời
gian phục vụ thuận tiện”
Trong thời gian tới, Công ty cần đa dạng các loại hình và phƣơng thức thanh
toán tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ
của Công ty. Hiện nay tại Công ty các loại hình thanh toán nhƣ bằng tiền mặt, thẻ
tín dụng, chuyển khoản nhƣng loại hình thanh toán bằng sec du lịch (Travel’s
cheques) chƣa đƣợc áp dụng rộng rãi tại các điểm kinh doanh tại Công ty mà hiện
nay trên thế giới hình thức thanh toán này đang đƣợc sử dụng phổ biến do vậy ảnh
hƣởng đến quá trình thanh toán của khách hàng. Do vậy, nhằm nâng cao chất lƣợng
dịch vụ Công ty cần chú ý:
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ thanh toán bằng sec du lịch bằng cách mời các
tổ chức ngân hàng tham gia việc đào tạo, nhận biết và phƣơng pháp chấp nhận sec
du lịch.
- Đầu tƣ các trang thiết bị phục vụ cho việc chấp nhận thanh toán bằng sec
du lịch.
Thời gian phục vụ thuận tiện: Qua điều tra khách hàng để đánh giá chất
lƣợng dịch vụ tại Công ty yếu tố mức độ linh hoạt trong việc cung cấp các sản phẩm
dịch vụ chƣa linh hoạt đôi khi còn cứng nhắc nên không làm khách hàng hài lòng.
Do vậy, Công ty cũng cần linh hoạt trong việc tổ chức thời gian phục vụ kinh doanh
ngoài những thời gian quy định tại các điểm kinh doanh. Chẳng hạn nhƣ là thời gian
phục vụ chƣơng trình múa rối nƣớc từ 14h - 21h nhƣng khách du lịch tàu biển hay
tham quan vào buổi sáng do vậy cũng cần bố trí thời gian diễn phục vụ khách cho
hợp lý. Với những trƣờng hợp khách quốc tịch nƣớc ngoài thì cần kéo dài thời gian
phục vụ ăn sáng so với thời gian quy định do họ check in rất muộn nên ngủ dậy
muộn. Hay đối với những khách đã làm thủ tục check out nhƣng vì lý do cá nhân
nên họ chƣa thể đi và phải chờ ở đại sảnh lễ tân thì bộ phận kinh doanh khách sạn
cũng cần tiếp đãi họ nhƣ mời họ uống nƣớc, cung cấp tạp chí, xem các dịch vụ giải
trí Ti vi... để họ cảm thấy không phải chờ đợi quá lâu và tạo ấn tƣợng tốt cho khách
hàng khi sử dụng dịch vụ tại Công ty.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
93
4.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Con ngƣời là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp đặc biệt nhân viên phục vụ là những ngƣời trực tiếp phục vụ khách hàng,
chất lƣợng dịch vụ tốt hay xấu phụ thuộc rất nhiều vào nhân viên phục vụ. Đây là
một vấn đề hết sức cần thiết và ảnh hƣởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lƣợng
dịch vụ và thu hút khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại Công ty. Một Công ty có cơ
sở vật chất tốt quy mô hoạt động lớn đa dạng loại hình kinh doanh thôi chƣa đủ mà
cần phải có đội ngũ lao động làm việc với chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất
đạo đức tốt. Do đó ý thức cũng nhƣ trình độ của mỗi nhân viên trong Công ty phải
đƣợc chú trọng và thƣờng xuyên đào tạo nâng cao. Cần phải đào tạo những con
ngƣời có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực công tác và trình độ chuyên môn để phục
vụ khách hàng đƣợc tốt vì khách hàng chính là những ngƣời quyết định đến chất
lƣợng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Hạn chế lớn nhất về nguồn nhân lực của Công ty hiện nay là số độ tuổi trên
40 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (chiếm hơn 40%) trong tổng số lao động của toàn
Công ty nên ảnh hƣởng rất nhiều đến năng suất lao động. Do đó Công ty cần có
những chính sách trẻ hóa đội ngũ lao động là việc làm rất quan trọng vì kinh
doanh trong lĩnh vực ngành nghề dịch vụ đặc biệt là khu vui chơi có thƣởng dành
riêng cho ngƣời nƣớc ngoài cần đội ngũ lao động trẻ nhiệt huyết, năng động và
biết ngoại ngữ. Công ty cũng cần có những chính sách phù hợp đối với những lao
động có độ tuổi trung bình cao nhƣ đào tạo và điều chuyển và sắp xếp cho họ công
việc phù hợp.
Công ty cũng nên thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp
vụ và cách ứng xử trong kinh doanh, cử cán bộ nhân viên tham gia các lớp tập huấn
và đào tạo du lịch do Sở du lịch và các ban ngành liên quan tổ chức.
Thƣờng xuyên tổ chức kiểm tra đào tạo lại quy trình phục vụ, quy trình làm
việc, đánh giá và sát hạch thƣờng xuyên. Mở các lớp đào tạo ngoại ngữ giao tiếp để
nhân viên tự tin trong quá trình phục vụ khách. Ngoài yếu tố chuyên môn thì trình
độ ngoại ngữ cũng là một điểm hết sức quan trọng, Công ty không nên chỉ dừng lại
ở việc nâng cao ngoại ngữ cho đội ngũ quản lý mà còn phải đào tạo cho toàn bộ
nhân viên. Bởi trong quá trình làm việc, nhân viên mới chính là ngƣời trực tiếp
phục vụ khách hàng. Muốn thỏa mãn nhu cầu của khách hàng thì trƣớc hết ngƣời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
94
nhân viên phục vụ phải biết khách hàng của họ muốn gì, cần gì thì mới có thể phục
vụ tốt đƣợc. Do vậy, việc nâng cao trình độ ngoại ngữ là cần thiết cho toàn bộ nhân
viên của Công ty.
Để có nguồn lao động mạnh và chất lƣợng tốt, Công ty cần phải có chính
sách thu hút nguồn nhân lực, cần quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần của nhân
viên, có những chính sách đãi ngộ thoả đáng, chính sách khuyến khích, động viên
khen thƣởng kịp thời đối với những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc. Xây
dựng văn hoá doanh nghiệp, văn hoá tổ chức phải lành mạnh để tạo ra giá trị tinh
thần làm cho nhân viên có nhiệt huyết cống hiến cho Công ty giúp họ yên tâm công
tác, gắn bó lâu dài vì lợi ích của Công ty. Có nhƣ vậy mới nâng cao đƣợc chất
lƣợng dịch vụ.
4.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dịch vụ
Muốn nâng cao chất lƣợng dịch vụ thì chúng ta cần phải biết chúng ta đang
cung cấp các dịch vụ gì? Chất lƣợng nhƣ thế nào?. Để có thể duy trì đƣợc chất lƣợng
tốt nhất thì cần phải có các biện pháp để kiểm tra, giám sát việc thực hiện vì phòng
ngừa luôn là biện pháp hữu hiệu để tránh sai sót và tiết kiệm chí phí sửa chữa.
- Cần đánh giá việc cung cấp dịch vụ và so sánh với các đơn vị cạnh tranh
kinh doanh cùng ngành nghề để tìm ra điểm yếu cần khắc phục.
- Cần chủ động kiểm tra chất lƣợng dịch vụ của các doanh nghiệp dịch vụ
khác để chủ động nắm bắt kịp thời thay đổi nếu cần thiết. Thƣờng xuyên lên kế
hoạch khảo sát lại các dịch vụ nhƣng phải có chủ đề và mục đích rõ ràng để đạt mục
tiêu và tiết kiệm chi phí.
4.2.5. Các giải pháp hỗ trợ
- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch nói chung và
ngành khách sạn nói riêng
Ngành du lịch phối hợp với các ngành chức năng: Bộ Tài chính, Bộ Thƣơng
mại, Bộ Giao thông Vận tải, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, Bộ Tƣ lệnh Bộ đội Biên
phòng, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, các cơ quan thông tấn báo chí,
các địa phƣơng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động đúng pháp luật, đạt
hiệu quả kinh tế xã hội cao. Mặc khác cần tiến hành rà soát hệ thống văn bản pháp
luật về du lịch hiện hành, loại bỏ những quy định chồng chéo, đảm bảo môi trƣờng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
95
kinh doanh thông thoáng cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch; rà
soát các thủ tục hành chính để loại bỏ các giấy tờ, thủ tục, giấy phép không cần
thiết, công bố công khai, minh bạch mọi chính sách, cơ chế quản lý, quy trình tác
nghiệp, ngƣời chịu trách nhiệm và thời hạn giải quyết công việc của các cơ quan
quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện và giám
sát việc thực hiện.
- Nên xây dựng tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ
Hiện nay Nhà nƣớc ta đã xây dựng và ban hành một hệ thống chất lƣợng dựa
theo tiêu chuẩn ISO áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ. Nhƣng tiêu
chuẩn riêng về chất lƣợng dịch vụ vẫn chƣa có. Trong những năm tới, chất lƣợng
dịch vụ là tiêu thức cực kỳ quan trọng trong kinh doanh khách sạn. Vì vậy, muốn
kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực này, Nhà nƣớc nên xem xét và đƣa ra một bộ
tiêu chuẩn về chất lƣợng dịch vụ.
- Khuyến khích công tác giáo dục và đào tạo
Hiện nay chất lƣợng đội ngũ lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch không
cao dẫn đến năng suất lao động kém, ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh. Do vậy
việc phát triển nguồn nhân lực du lịch đủ về số lƣợng, cao về chất lƣợng và hợp lý
về cơ cấu là một trong những cách thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn,
đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Vì thế, vấn đề giáo dục
và đào tạo một đội ngũ lao động đủ trình độ nghiệp vụ đang đƣợc quan tâm nhiều.
Đối với công tác giáo dục nhà nƣớc cần:
+ Thực hiện hiệu quả sâu rộng quá trình xã hội hoá, hiện đại hoá và nâng cao
chất lƣợng đào tạo, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế, các đối tƣợng trong
nƣớc và ngoài nƣớc tham gia vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.
+ Thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội, áp dụng mô hình đào tạo linh hoạt
theo tín chỉ, thực hiện việc hợp tác liên kết đa dạng, đào tạo theo địa chỉ, thu hút sự
tham gia của doanh nghiệp để nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng đúng với nhu
cầu doanh nghiệp, nhu cầu ngƣời học và nhu cầu của xã hội.
- Tăng cƣờng công tác quản lý về giá cả
Tăng cƣờng công tác quản lý theo quan điểm giá cả tƣơng xứng với chất
lƣợng dịch vụ để tránh việc cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hƣởng không tốt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
96
đến công việc kinh doanh dịch vụ thông qua đƣa ra mức giá không hợp lý có thể
quá cao không tƣơng ứng với mức dịch vụ cung cấp cho nên làm giảm tâm lý khách
hàng. Tránh tình trạng giá dịch vụ đƣa ra tùy tiện, cần đƣa ra mức giá trần, giá sàn
cho từng loại phòng từng loại hình khách sạn và trong từng thời kỳ kinh doanh.
- Xây dựng các văn bản quy hoạch quản lý về môi trƣờng thiên nhiên
cũng nhƣ môi trƣờng văn hoá
+ Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng xây dựng đề án bảo vệ môi
trƣờng, nâng cao năng lực quan trắc, ứng phó với các sự cố môi trƣờng tại các khu
du lịch quốc gia.
+ Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát việc khai thác tài nguyên, bảo vệ môi
trƣờng cho phát triển du lịch bền vững.
+ Nghiên cứu xây dựng đề án ứng phó khủng hoảng, rủi ro trong du lịch, đặc
biệt là thiên tai và dịch bệnh.
+ Xây dựng chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng của ngành du lịch, lồng ghép
vào kế hoạch đào tạo, phổ biến thông tin và thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu
quả việc thực hiện nhiệm vụ môi trƣờng của ngành.
+ Nghiên cứu xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn về môi trƣờng trong du lịch.
+ Mặt khác, cần phải tiếp tục lành mạnh hoá môi trƣờng kinh doanh, giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, chống các tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh và
an toàn cho du khách tại khách sạn về tính mạng và tài sản.
- Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ
Du lịch ở các khâu lữ hành, khách sạn, vận chuyển khách du lịch. Cần có
một tiêu chuẩn mới cho việc đào tạo và thành lập các doanh nghiệp lữ hành có đủ
khả năng và trình độ giao dịch quốc tế. Cần đƣa ra các cuộc thi, lựa chọn các dịch
vụ có chất lƣợng cao hàng năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
97
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành du lịch cũng ngày càng phát
triển nhanh chóng. Đây là một ngành hiện đang thu hút khá nhiều nhiều sự quan
tâm của các nhà đầu tƣ trong cũng nhƣ ngoài nƣớc. ngành du lịch nói chung dần trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn đòi hỏi cả nhà nƣớc và doanh nghiệp cần có sự đầu tƣ
hợp. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ngày
càng nhiều trên địa bàn của Tỉnh Quảng Ninh nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng lớn và khốc liệt. Để có thể đứng vững và khẳng định vị thế của mình trên
thị trƣờng, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ việc nâng cao chất lƣợng dịch
vụ đƣợc ƣu tiên hàng đầu, phải cung cấp các dịch vụ với chất lƣợng dịch vụ tốt
nhất, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thực sự coi trọng
chất lƣợng dịch vụ nhƣ là một lợi thế cạnh tranh. Việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ
là một biện pháp chủ đạo trong chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp thu hút
lƣợng khách đến sử dụng dịch vụ, nhằm tăng doanh thu lợi nhuận, mở rộng thị
phần, tạo uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Mặt khác, chất lƣợng dịch vụ sẽ
nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và cũng chính là cơ sở để doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Qua đánh giá, phân tích tình hình thực tế và các yếu tố ảnh hƣởng chất lƣợng
dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia - Tỉnh Quảng Ninh, chúng ta đã chỉ ra 7 nhân
tố có ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ tại Công ty trong đó yếu tố năng lực phục
vụ có ảnh hƣởng lớn nhất. Bên cạnh đó Công ty vẫn gặp phải yếu kém trong việc
nâng cấp chất lƣợng cơ sở vật chất, công tác phục vụ tại Công ty. Với mong muốn
hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty nhằm mục đích nâng cao
năng lực cạnh tranh với các đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề trên địa bàn và đảm
bảo mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Để thu hút khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh
doanh,tác giả đã nghiên cứu và đƣa ra hệ thống các giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia- Tỉnh Quảng Ninh. Các
giải pháp đó bao gồm:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
98
+ Giải pháp về marketting
+ Giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng thông qua các
nhân tố ảnh hƣởng.
+ Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
+ Giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý dịch vụ và các giải pháp hỗ trợ khác
Hy vọng rằng đề tài này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào sự phát triển của
Công ty CPQT Hoàng Gia nói riêng và sự phát triển du lịch của Tỉnh Quảng Ninh nói
riêng, hoàn thành đƣợc mục tiêu kinh doanh đề ra nhằm đƣa Công ty CPQT Hoàng Gia
trở thành một đơn vị kinh doanh dịch vụ lớn mạnh nhất của Tỉnh Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Công ty CPQT Hoàng Gia. Báo cáo thƣờng niên Công ty CPQT Hoàng Gia
2010-2013.
2.
De Coster (1998), Overview of Factor Analysis, Department of Psychology,
University of Alabama.
3.
Habing (2003), Exploratory Factor Analysis, University of South Carolina.
4.
Hair Jr, C. Black, W.C. Babin, B.J. Anderson, J.E (2009), Multivariate Data
Analysis, Prentical-Hall International, Inc.
5.
Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn - NXB Đại học kinh tế quốc dân,
Hà Nôi, 2008, tr 239.
6.
Kotler, Philip (2003), Quản trị Marketing, NXB Thống kê, Hà Nội.
7.
Quy định về tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn của Tổng Cục Du lịch TCVN
4391: 2009.
8.
Đổng Ngọc Minh, Vƣơng Lôi Đình (2000), Kinh tế du lịch và du lịch hoc,
NXB trẻ.
9.
Nguyễn Văn Mạnh, Hoàng Thị Lan Hƣơng (2008), Giáo trình Quản trị kinh
doanh khách sạn, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
10.
Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, & Leonard L. Berry (1985). "A
Conceptual Model of Service Quality and Its Implications for Future
Research", Journal of Marketing vol.49 (Fall 1985), 41-50.
11.
Tổng cục trƣởng Tổng cục du lịch (2001), Quyết điịnh số 02/2001/QĐTCDL Bổ sung,sửa đổi tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn.
12.
Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011
phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030.
13.
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc(2008), Phân tích dữ liệu nghiên
cứu với SPSS, NXB Hồng Đức.
14.
Nguyễn Đình Thọ, Nguyễn Thị Mai Trang (2007), Nguyên lý marketing,
NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
15.
Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doan,
NXB Lao động xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
100
Phụ lục 1
BẢNG HỎI
NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
(Dành cho khách hàng đang sử dụng dịch vụ tại đơn vị khảo sát)
Xin chào Anh/ Chị: ..........................................................................................
Đây là mẫu phiếu điều tra đánh giá chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT
Hoang Gia và làm cơ sở nghiên cứu cho đề tài luận văn tốt nghiệp "Giải pháp nâng
cao chất lượng dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia - Tỉnh Quảng Ninh "
Xin Anh/ Chị vui lòng dành ít thời gian trả lời giúp chúng tôi những câu hỏi sau
bằng cách khoanh tròn phƣơng án mà Anh/ Chị lựa chọn.
PHẦN I - THÔNG TIN VỀ CHUYẾN ĐI
Câu hỏi 1: Anh / Chị cho biết, đây là lần thứ mấy Anh/ Chị đến Quảng Ninh
■ Lần đầu tiên
■ > 4 lần.
■ 2-3 lần
Câu hỏi 2: Anh/Chị đã đến Công ty CPQT Hoàng Gia đƣợc bao nhiêu lần?
■ Lần đầu tiên
■ > 4 lần.
■ 2-3 lần
Câu hỏi 3: Thời gian Anh/ Chị lƣu lại Công ty Hoàng Gia là bao nhiêu lâu?
■ 1 đêm
■ > 4 đêm
■ 2-3 đêm
Câu hỏi 4: Mục đích Anh/ Chị đến Hạ Long - Quảng Ninh là?
■ Thăm quan du lịch
■ Thăm ngƣời thân, bạn bè
■ Công tác, kinh doanh
■ Khác
Câu hỏi 5: Anh/ Chị tìm hiểu thông tin về Công ty từ nguồn nào?
■ Ngƣời thân, bàn bè, đồng nghiệp
■ Sách, báo, internet
■ Các công ty lữ hành
■ Nguồn khác. Ghi rõ..............................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
101
PHẦN II- ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNGVỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ
TẠI CÔNG TY CPQT HOÀNG GIA
(Các mức đánh giá 5, 4, 3, 2, 1 tương ứng với các mức điểm: 5 điểm- tốt,
4 điểm- khá, 3 điểm - Trung bình khá, 2 điểm- Trung bình, 1 điểm- yếu)
Câu 1: Anh / Chị vui lòng cho biết mức độ đánh giá của Anh / Chị về các phát
biểu sau đây liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ tại Công ty?.
Mức độ đánh giá
Nội dung
TT
5
I
1
Độ tin cậy
2
An toàn vệ sinh thực phẩm
3
Cung cấp dịch vụ đúng thời điểm, đúng theo yêu cầu
4
Linh hoạt trong công việc cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu
5
Giải quyết phàn nàn một cách nhanh chóng
II
1
Mức độ đáp ứng
2
Sự đa dạng của các món ăn
3
Giá cả dịch vụ hợp lý
4
Công ty đáp ứng các dịch vụ nhanh chóng và đúng hạn
III
2
Các dịch vụ vui chơi giải trí
2
3
Nhân viên luôn lịch sự, nhã nhặn
4
Các địa điểm kinh doanh đƣợc bố trí rất khoa học và tiện lợi
IV
2
Mức độ đồng cảm
Nhân viên luôn nhiệt tình và không bao giờ tỏ ra quá bận rộn
khi bạn yêu cầu họ giúp đỡ
Nhân viên hiểu đƣợc những nhu cầu, thói quen của bạn
3
Thời gian phục vụ thuận tiện
4
Phƣơng thức thanh toán thuận tiện, nhanh chóng
V
Phƣơng tiện hữu hình
1
Công ty có cơ sở vật chất rất hiện đại
2
Quy mô và phạm vi kinh doanh của Công ty lớn
1
3
Điều kiện an ninh đƣợc đảm bảo
Sự đảm bảo năng lực phục vụ
Đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao và giải quyết
công việc kịp thời nhanh chóng
Nhân viên có kiến thức và sự hiểu biết
1
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
1
102
Mức độ đánh giá
TT
Nội dung
3
4
Các phƣơng tiện máy móc phục vụ kinh doanh đa dạng đáp
ứng kịp thời nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng
Luôn cập nhật thông tin về các sản phẩm dịch vụ kịp thời
5
Đồng phục của nhân viên đẹp, gọn gàng
VI
3
Sự hài lòng với chất lƣợng dịch vụ
Hoàn toàn thoả mãn với các cam kết của Công ty về chất
lƣợng dịch vụ
Hoàn toàn thoả mãn với mức độ đảm bảo năng lực phục vụ
của Công ty
Hoàn toàn đồng ý với khả năng đáp ứng dịch vụ của Công ty
4
Hoàn toàn thoả mãn với mức độ cảm thông của Công ty
5
Hoàn toàn thoả mãn với phƣơng tiện hữu hình của Công ty
1
2
5
4
3
2
1
Câu 2: Ý kiến của khách hàng về việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ tại Công ty
CPQT Hoàng Gia
Anh / Chị có ý kiến gì trong việc cải thiện nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty
CPQT Hoàng Gia - tỉnh Quảng Ninh ?
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
103
PHẦN III
Anh / Chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân
Xin quý khách vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân (khoanh tròn con
số thích hợp):
•
Quý khách là:
•
Năm sinh :___________
•
Quốc tịch ____________
•
Nghề nghiệp:
■ Công chức
■. Nam
■ Kinh doanh
■ Nữ
■ Giáo viên
■ Nghề khác:____________
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA QUÝ KHÁCH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
104
PHỤ LỤC 2
Kết quả phân tích nhân tố khám phá chất lƣợng dịch vụ
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Approx. Chi-Square
Bartlett's Test of Sphericity
.664
1580.823
df
171
Sig.
.000
Communalities
Initial
Extraction
TC1
1.000
.795
TC2
1.000
.787
TC3
1.000
.747
TC4
1.000
.891
TC5
1.000
.881
DU2
1.000
.689
DU3
1.000
.762
DU4
1.000
.661
NL1
1.000
.754
NL2
1.000
.695
NL3
1.000
.844
NL4
1.000
.834
DC1
1.000
.789
DC2
1.000
.756
DC3
1.000
.854
DC4
1.000
.875
HH2
1.000
.944
HH3
1.000
.819
HH4
1.000
.846
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
105
Total Variance Explained
Initial Eigenvalues
Extraction Sums of Squared Loadings
Component
Total
% of Variance
Cumulative %
Total
% of Variance
Cumulative %
1
4.127
21.721
21.721
4.127
21.721
21.721
2
2.807
14.775
36.496
2.807
14.775
36.496
3
2.098
11.043
47.539
2.098
11.043
47.539
4
1.865
9.818
57.357
1.865
9.818
57.357
5
1.759
9.259
66.616
1.759
9.259
66.616
6
1.492
7.850
74.467
1.492
7.850
74.467
7
1.073
5.650
80.116
1.073
5.650
80.116
8
.690
3.632
83.748
9
.533
2.808
86.555
10
.471
2.478
89.034
11
.423
2.227
91.260
12
.358
1.886
93.147
13
.314
1.651
94.798
14
.265
1.396
96.193
15
.234
1.230
97.423
16
.206
1.084
98.507
17
.165
.869
99.375
18
.086
.454
99.829
19
.032
.171
100.000
Total Variance Explained
Rotation Sums of Squared Loadings
Component
Total
% of Variance
Cumulative %
1
3.115
16.396
16.396
2
2.624
13.811
30.207
3
2.282
12.009
42.216
4
2.077
10.932
53.148
5
1.793
9.438
62.586
6
1.684
8.865
71.451
7
1.646
8.665
80.116
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
106
a
Component Matrix
Component
1
2
NL4
.696
NL3
.686
TC3
-.650
NL1
.621
TC2
-.609
3
4
5
6
7
NL2
DC3
HH2
.676
HH3
.662
HH4
.632
DU3
.837
DU2
.816
DU4
.770
TC4
.614
DC1
.572
DC2
.553
TC5
.581
TC1
.591
.622
.573
DC4
Extraction Method: Principal Component Analysis.a
a. 7 components extracted.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
107
Rotated Component Matrix
a
Component
1
2
NL3
.896
NL4
.885
NL1
.854
NL2
.814
3
HH2
.966
HH4
.898
HH3
.874
4
TC1
.875
TC2
.848
TC3
.806
5
DU3
.863
DU2
.816
DU4
.803
6
TC4
.938
TC5
.931
7
DC4
.917
DC3
.869
DC1
.869
DC2
.843
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a
a. Rotation converged in 5 iterations.
Component Transformation Matrix
Component
1
2
3
4
5
6
7
1
.637
-.422
-.500
.030
-.131
.293
.249
2
.612
.680
.311
-.091
.142
.140
.133
3
.010
.184
-.106
.971
-.027
-.093
.051
4
-.285
-.104
.090
.054
.622
.383
.603
5
.346
-.350
.146
.068
.651
-.467
-.300
6
.123
-.430
.765
.187
-.288
.309
-.046
7
-.060
.084
-.167
.072
.262
.653
-.680
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
108
Component Score Coefficient Matrix
Component
1
2
3
4
5
6
7
TC1
.055
-.086
.439
.001
.000
.023
.055
TC2
.060
-.061
.410
.028
-.044
-.031
-.017
TC3
-.022
-.036
.377
.005
-.039
.057
.033
TC4
-.006
-.014
-.036
-.014
.534
.033
-.023
TC5
.016
-.010
-.025
.022
.528
.009
-.026
DU2
-.024
.038
-.025
.391
.027
.019
.038
DU3
.049
-.005
.031
.421
.009
.024
-.070
DU4
-.020
-.039
.033
.387
-.025
-.006
.009
NL1
.290
.012
-.005
-.019
.026
-.028
-.079
NL2
.278
.040
-.007
.007
.038
.013
-.128
NL3
.303
-.026
.070
.008
-.025
-.078
.067
NL4
.295
-.026
.071
.008
-.030
-.051
.063
DC1
-.035
-.016
.016
-.020
-.016
-.113
.576
DC2
-.025
.031
.035
.008
-.032
-.053
.546
DC3
-.034
-.013
.030
-.020
.052
.540
-.020
DC4
-.047
.037
.006
.040
-.010
.607
-.135
HH2
-.003
.400
-.101
-.005
-.004
.010
.004
HH3
.010
.342
-.012
-.017
-.053
-.024
.075
HH4
-.002
.362
-.067
.014
.026
.046
-.057
5
6
7
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
Component Score Covariance Matrix
Component
1
2
3
4
1
1.000
.000
.000
.000
.000
.000
.000
2
.000
1.000
.000
.000
.000
.000
.000
3
.000
.000
1.000
.000
.000
.000
.000
4
.000
.000
.000
1.000
.000
.000
.000
5
.000
.000
.000
.000
1.000
.000
.000
6
.000
.000
.000
.000
.000
1.000
.000
7
.000
.000
.000
.000
.000
.000
1.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
Component Scores.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
109
PHỤ LỤC 3
Kết quả phân tích nhân tố khám phá sự hài lòng
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
.742
Approx. Chi-Square
Bartlett's Test of Sphericity
274.626
df
6
Sig.
.000
Communalities
Initial
Extraction
HL1
1.000
.856
HL2
1.000
.682
HL3
1.000
.838
HL5
1.000
.254
Extraction Method: Principal Component
Analysis.
Total Variance Explained
Component
Initial Eigenvalues
Total
% of Variance
Extraction Sums of Squared Loadings
Cumulative %
1
2.630
65.739
65.739
2
.866
21.655
87.394
3
.320
7.991
95.385
4
.185
4.615
100.000
Total
% of Variance
2.630
Cumulative %
65.739
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
Component
1
HL1
.925
HL3
.915
HL2
.826
HL5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
65.739
110
Extraction Method: Principal
Component Analysis.a
a. 1 components extracted.
Rotated Component
a
Matrix
a. Only one
component was
extracted. The solution
cannot be rotated.
Component Score Coefficient
Matrix
Component
1
HL1
.352
HL2
.314
HL3
.348
HL5
.191
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with
Kaiser Normalization.
Component Scores.
Component Score Covariance
Matrix
Component
1
1
1.000
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with
Kaiser Normalization.
Component Scores.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
111
PHỤ LỤC 4
Kết quả mô hình hồi quy
Model Summaryb
Model
R
R Square
Adjusted R Square
Std. Error of the
Change Statistics
Estimate
1
.771
a
.594
.572
R Square Change
.31745
F Change
.594
df1
27.558
7
b
Model Summary
Model
Change Statistics
df2
Durbin-Watson
Sig. F Change
a
1
132
.000
2.286
a. Predictors: (Constant), f7, f2, f1, f4, f5, f6, f3
b. Dependent Variable: f8
ANOVAa
Model
Sum of Squares
1
df
Mean Square
F
Regression
19.440
7
2.777
Residual
13.302
132
.101
Total
32.742
139
Sig.
b
27.558
.000
a. Dependent Variable: f8
b. Predictors: (Constant), f7, f2, f1, f4, f5, f6, f3
Coefficientsa
Model
Unstandardized Coefficients
Standardized
t
Sig.
Correlations
Coefficients
B
(Constant)
Std. Error
Beta
-.385
.394
f1
.392
.051
f2
.221
f3
Zero-order
-.977
.330
.437
7.667
.000
.514
.049
.261
4.490
.000
.393
.144
.063
.152
2.302
.023
.373
f4
.185
.044
.261
4.169
.000
.460
f5
.120
.043
.179
2.817
.006
.372
f6
.003
.046
.004
.067
.947
.258
f7
.067
.043
.092
1.551
.123
.240
1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
112
Coefficientsa
Model
Correlations
Partial
Collinearity Statistics
Part
Tolerance
VIF
(Constant)
f1
.555
.425
.947
1.056
f2
.364
.249
.912
1.096
f3
.196
.128
.706
1.416
f4
.341
.231
.784
1.276
f5
.238
.156
.762
1.312
f6
.006
.004
.826
1.211
f7
.134
.086
.868
1.152
1
a. Dependent Variable: f8
Collinearity Diagnosticsa
Model
Dimension
Eigenvalue
Condition Index
Variance Proportions
(Constant)
f1
f2
f3
1
7.893
1.000
.00
.00
.00
.00
2
.028
16.751
.00
.04
.00
.01
3
.022
18.858
.00
.00
.14
.00
4
.019
20.154
.01
.08
.17
.00
5
.013
24.401
.00
.46
.09
.00
6
.012
25.242
.00
.11
.47
.00
7
.008
31.931
.05
.09
.02
.63
8
.004
46.474
.93
.21
.11
.35
1
Collinearity Diagnosticsa
Model
Dimension
Variance Proportions
f4
f5
f6
f7
1
.00
.00
.00
.00
2
.02
.46
.15
.03
3
.00
.13
.01
.60
4
.53
.03
.04
.03
5
.13
.00
.43
.06
6
.30
.16
.32
.04
7
.02
.22
.04
.23
8
.00
.01
.01
.01
1
a. Dependent Variable: f8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
113
a
Residuals Statistics
Minimum
Predicted Value
Maximum
Mean
Std. Deviation
N
3.6252
5.6891
4.6359
.37397
140
-.91371
.57576
.00000
.30935
140
Std. Predicted Value
-2.702
2.817
.000
1.000
140
Std. Residual
-2.878
1.814
.000
.974
140
Residual
a. Dependent Variable: f8
Charts
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
http://www.lrc-tnu.edu.vn/
[...]... luận và thực tiễn về chất lƣợng dịch vụ và giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ - Phân tích và đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia - Xác định các yếu tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ của Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia - Đƣa ra định hƣớng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên... Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia - Tỉnh Quảng Ninh làm đề tài luận văn Thạc sỹ Kinh tế với mong muốn đề xuất một số giải pháp có căn cứ nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia. .. Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chất lƣợng dịch vụ tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ 1.1 Những vấn đề cơ bản về dịch vụ và chất. .. là chất lƣợng dịch vụ và các vấn đề có liên quan tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia và các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng và sự thoả mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại Công ty 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian, thời gian và nội dung nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Tại tại Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia Phƣờng Bãi Cháy - Thành phố Hạ Long - Tỉnh. .. hàng hay không? Các dịch vụ Công ty đang kinh doanh còn tồn tại những hạn chế gì? Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng dịch vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia? Câu hỏi 3: Những giải pháp nào có thể áp dụng để nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty? 2.2 Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 2.2.1 Mô hình nghiên cứu Nghiên cứu về chất lƣợng dich vụ tại Công ty CPQT Hoàng Gia, tác giả đã dựa... giúp Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia xây dựng kế hoạch phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ tại Công ty - Luận văn nghiên cứu tƣơng đối toàn diện và có hệ thống về chất lƣợng dịch vụ tại công ty QPQT Hoàng Gia và có ý nghĩa thiết thực trong quá trình kinh doanh tại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4 Công ty nói riêng và ngành kinh doanh dịch vụ du... cho Công ty CPQT Hoàng Gia Chất lƣợng dịch vụ mang tính tổng hợp và đồng bộ cao do đó không thể tập trung vào một yếu tố đơn độc để nâng cao chất lƣợng dịch vụ Công ty CPQT Hoàng Gia là một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực ngành nghề dịch vụ du lịch và đƣợc khách hàng và các tổ chức lữ hành đánh giá cao về chất lƣợng dịch vụ Tạo dựng vị thế của Công ty trên thị trƣờng du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. .. giá chất lƣợng dịch vụ thực hiện chứ không phải là khoảng cách giữa chất lƣợng kỳ vọng và chất lƣợng cảm nhận 1.2 Một số vấn đề lý luận về nâng cao chât lƣợng dịch vụ 1.2.1 Khái niệm nâng cao chất lượng dịch vụ Nâng cao chất lƣợng dịch vụ đƣợc hiểu là những hoạt động để cải tiến chất lƣợng dịch vụ dựa trên việc đảm bảo các tiêu chuẩn dịch vụ đã đƣợc thực hiện Theo TCVN ISO 9001 : 1996 “Cải tiến chất lượng. .. thời gian cụ thể, Công ty XYZ sẽ thực hiện 2 Khi bạn có vấn đề, công ty XYZ thể hiện sự quan tâm chân thành khi giải quyết vấn đề 3 Công ty XYZ thực hiện dịch vụ ngay từ lần đầu tiên 4 Công ty XYZ cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm công ty hứa thực hiện 5 Công ty XYZ thông báo cho khách hàng khi nào dịch vụ sẽ đƣợc thực hiện Nhóm độ đáp ứng: Gồm 3 biến quan sát 1 Nhân viên trong công ty XYZ phục vụ. .. giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch của Tỉnh Quảng Ninh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lƣợng dịch ... pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia - Tỉnh Quảng Ninh làm đề tài luận văn Thạc sỹ Kinh tế với mong muốn đề xuất số giải pháp có nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ, ... chất lƣợng dịch vụ nâng cao chất lƣợng dịch vụ Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng chất lƣợng dịch vụ Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất. .. tiễn chất lƣợng dịch vụ giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ - Phân tích đánh giá thực trạng chất lƣợng dịch vụ Công ty cổ phần quốc tế Hoàng Gia - Xác định yếu tố tác động đến chất lƣợng dịch vụ