Hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Đánh giá thang đo)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty cổ phần quốc tế hoàng gia tỉnh quảng ninh (Trang 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha (Đánh giá thang đo)

Một thang đo đƣợc coi là có giá trị khi nó đo lƣờng đúng cái cần đo hay nói cách khác đo lƣờng đó vắng mặt cả hai loại sai lệch là sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.

Khi đánh giá thang đo của các yếu tố, chúng ta cần sử dụng phƣơng pháp Cronbach Alpha để loại bỏ các biến rác trƣớc khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) để tránh trƣờng hợp các biến rác có thể tạo ra các yếu tố giả và đánh giá độ tin cậy của thang đo. Độ tin cậy của thang đo đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp nhất quán nội tại thông qua hệ số Crobach Alpha và hệ số tƣơng quan biến tổng.

Hệ số tƣơng quan biến tổng là hệ số tƣơng quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo do đó hệ số này càng cao thì sự tƣơng quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally & Burustein (1994) các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 đƣợc coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hệ số Cronbach Alpha đƣợc sử dụng và các biến có hệ số tƣơng quan biến tổng nhỏ hơn mức quy định (<0,3) sẽ bị loại. Phần lớn các nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lƣờng là tốt, từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng đƣợc. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp khái niệm đang đo lƣờng là mới hoặc mới đối với ngƣời trả lời trong bối cảnh nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại công ty cổ phần quốc tế hoàng gia tỉnh quảng ninh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)