kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá cửu long tỉnh vĩnh long

94 422 0
kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá cửu long tỉnh vĩnh long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------&---------- VÕ THỊ KIM NGÂN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ CỬU LONG TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã ngành: 52340301 Tháng 11 Năm 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ----------&---------- VÕ THỊ KIM NGÂN MSSV: LT11327 KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ CỬU LONG TỈNH VĨNH LONG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: KẾ TOÁN Mã ngành: 52340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN HỒ HỮU PHƢƠNG CHI Tháng 11 Năm 2013 LỜI CẢM TẠ  Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, toàn thể quý Thầy - Cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức quý báo và bổ ích trong suốt quá trình học tập tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô Hồ Hữu Phương Chi đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ em hoàn thành quyển luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Cửu Long đã chấp nhận cho em thực tập tại công ty. Đồng thời, em cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cô - Chú trong công ty cũng như các Cô ở phòng tài chính - kế toán đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, cung cấp những tài liệu và số liệu liên quan đến công ty để giúp em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình. Cuối lời, em kính chúc quý Thầy - Cô trường Đại học Cần Thơ, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Ban lãnh đạo Công ty cùng toàn thể cán bộ và nhân viên đang làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Cửu Long dồi dào sức khỏe và công tác tốt. Xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2013 Sinh viên thực hiện Võ Thị Kim Ngân ii TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này là trung thực, chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. . Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2013 Sinh viên thực hiện Võ Thị Kim Ngân iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP    .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Vĩnh Long, ngày…..tháng…..năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị iv BẢNG NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP   Họ và tên người nhận xét ............................................... Học vị ......................  Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán  Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ hướng dẫn  Cơ quan công tác: Khoa kinh tế - QTKD Trường Đại học Cần Thơ  Tên sinh viên: VÕ THỊ KIM NGÂN MSSV: LT11327  Lớp: Kế toán – KT1120L2  Tên đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Cửu Long. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ............................................................................................................................. 2. Hình thức trình bày: ............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ............................................................................................................................. 5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu): ............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ............................................................................................................................. 7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu càu chỉnh sửa, …) ............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày…..tháng….. năm 2013 Giáo viên hƣớng dẫn v MỤC LỤC  Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3.1 Không gian ................................................................................................ 2 1.3.2 Thời gian ................................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 2 1.4 Lược khảo tài liệu ........................................................................................ 2 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 4 2.1 Phương pháp luận ........................................................................................ 4 2.1.1 Khái quát chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................................................................. 4 2.1.2 Nội dung kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ....................... 4 2.1.3 Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................................................................ 16 2.1.4 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận ............................................ 16 2.1.5 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ............... 17 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 18 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 18 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 18 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG .............................................................................................................. 20 3.1 Giới thiệu khái quát về công ty .................................................................. 20 3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển .......................................................... 20 vi 3.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty ...................................................... 22 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý ............................................................................. 22 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ............................................... 23 3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán .......................................................................... 24 3.2.4 Tổ chức công tác kế toán ........................................................................ 25 3.2.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển .................................. 27 Chƣơng 4: KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG ......... 30 4.1 Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thuốc lá Cửu Long ........................................................................................... 30 4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng ................................................................... 30 4.1.2 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu .................................................. 34 4.1.3 Kế toán giá vốn hàng bán ...................................................................... 36 4.1.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính ................................................... 39 4.1.5 Kế toán chi phí tài chính ......................................................................... 40 4.1.6 Kế toán chi phí bán hàng ........................................................................ 41 4.1.7 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp .................................................... 43 4.1.8 Kế toán thu nhập khác ............................................................................ 44 4.1.9 Kế toán chi phí khác ............................................................................... 46 4.1.10 Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành ................................................. 47 4.1.11 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh ................................... 50 4.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thuốc lá Cửu Long ... 55 4.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 - 2012 .... 55 4.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ................................................................................................................. 58 4.2.3 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần ...................................... 59 4.2.4 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng ............................................. 62 4.2.5 Phân tích tình hình chi phí ...................................................................... 65 4.2.6 Phân tích tình hình lợi nhuận .................................................................. 68 vii 4.2.7 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh ................................................................................................................ 71 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY ................................................................... 74 5.1.1 Nâng cao bộ máy công tác kế toán ......................................................... 74 5.1.2 Xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm ................................................. 74 5.1.3 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh ............................................................... 75 5.1.4 Giảm gía vốn sản phẩm .......................................................................... 75 5.1.5 Sử dụng hiệu quả, hợp lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp............................................................................................................... 75 5.1.6 Các biện pháp khác ................................................................................. 76 Chƣơng 6: KẾT LUẬN ................................................................................. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 78 PHỤ LỤC........................................................................................................ 79 viii DANH SÁCH BẢNG  Trang Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long .............................................................................. 56 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long .............................................................................. 57 Bảng 4.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long ............................................................... 58 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long ..................................................... 59 Bảng 4.5: Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long ................................................................................................................. 60 Bảng 4.6: Tổng hợp doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long ........................................................................................... 62 Bảng 4.7: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long ........................................................................................... 63 Bảng 4.8: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long ........................................................................ 65 Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long ................................................................................................................. 66 Bảng 4.10: Tổng hợp chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long ........................................................................................... 68 Bảng 4.11: Tổng hợp lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long ......................................................................................................... 69 Bảng 4.12: Tổng hợp lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long ........................................................................................... 70 Bảng 4.13: Tỷ số về khả năng sinh lợi giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long. .................................................................................................... 71 ix DANH SÁCH HÌNH  Trang Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng ................................................ 5 Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt .............................................. 6 Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán .................................................... 7 Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng ..................................................... 8 Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp ................................. 9 Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính .............................. 10 Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính.................................................... 11 Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác ....................................................... 12 Hình 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí khác .......................................................... 13 Hình 2.10: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành .. 14 Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh ............................. 15 Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty ................................................... 22 Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty ................................................... 24 Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán ................................................................... 26 Hình 4.1: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh quý II/2013 .......................................................................................................................... 52 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  Tiếng Việt BH Bán hàng CCDV Cung cấp dịch vụ DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp tư nhân DT Doanh thu DTT Doanh thu thuần ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long Đvt Đơn vị tính GTGT Gía trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính K/C Kết chuyển LN Lợi nhuận MTV Một thành viên QLDN Quản lý doanh nghiệp TK Tài khoản TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TTĐB Tiêu thụ đặc biệt VND Việt Nam đồng Tiếng Anh ROA Return On Asset (Suất sinh lời của tài sản) ROE Return On Equit (Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu) ROS Return On Sales (Suất sinh lời của doanh thu) xi CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Hiện nay, việc gia nhập nền kinh tế thị trường đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội kinh doanh đồng thời cũng mang đến nhiều thách thức. Trước những cơ hội và thách thức đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả, lợi nhuận luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được quan tâm đến. Mỗi doanh nghiệp luôn đề ra cho mình nhiều cách thức khác nhau nhưng tất cả đều hướng về một mục đích cuối cùng, đó là làm sao cho doanh nghiệp mình đạt được lợi nhuận cao, doanh thu đạt được có thể bù đắp tất cả khoản chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất nhằm góp phần làm tăng nguồn vốn kinh doanh, mở rộng quy mô của doanh nghiệp và đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách Nhà nước. Công ty thuốc lá Cửu Long hoạt động kinh doanh nhiều mặt hàng nhưng mặt hàng tiêu thụ chủ yếu là thuốc lá điếu đầu lọc bao cứng và bao mềm trong nước. Doanh thu thuốc lá điếu chiếm hơn 90% trên tổng doanh thu. Ngoài ra, công ty còn nhận gia công thuốc lá điếu và nhượng vật tư như giấy sáp đầu lọc, giấy phong cây, băng xé… cho các doanh nghiệp thuốc lá khác. Ngay từ khi thành lập, công ty đã có nhiều ưu thế trong việc kinh doanh thuốc lá và cũng là công ty hoạt động kinh doanh thuốc lá duy nhất trong tỉnh Vĩnh Long. Nắm bắt được các lợi thế đó, công ty không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm để thị trường chấp nhận và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay. Bên cạnh những thuận lợi công ty đạt được còn có những nhân tố ảnh hưởng không tốt đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, việc xác định tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp; là công cụ không thể thiếu cho công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Công cụ này có chức năng cung cấp thông tin một cách chính xác và hữu ích cho doanh nghiệp, các nhà quản trị và đầu tư trong kinh doanh. Xuất phát từ tầm quan trọng này, tôi quyết định chọn đề tài: “Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Cửu Long” làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài này nhằm đánh giá tình hình tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thuốc lá Cửu Long trong quý II/2013, bên cạnh còn phân tích và so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thuốc lá Cửu Long. - Phân tích so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. - Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại công ty thuốc lá Cửu Long, trụ sở chính: số 4D - Nguyễn Trung Trực, Phường 8, Thị xã Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long. 1.3.2 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài bắt đầu từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013, dựa vào số liệu do công ty cung cấp qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thuốc lá Cửu Long. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU - Nguyễn Minh Thuận (2010). Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ. Dựa vào việc đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long, tác giả rút ra những ưu điểm và nhược điểm để đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty xuất 2 nhập khẩu Vĩnh Long qua các năm 2007 – 2009 bằng phương pháp so sánh, phương pháp kế toán nhằm đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. - Phan Phú Cường (2010). Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thuốc lá Cửu Long, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ. Đề tài áp dụng phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đề tài chủ yếu tập trung phân tích biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua ba năm 2008 – 2010. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trên đều sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn ở phòng kế toán, sử dụng phương pháp so sánh. Qua đó, mỗi tác giả chỉ nghiên cứu khía cạnh tổng quan cần thực hiện. Nhưng mỗi đề tài đều có sự riêng biệt với nhau hoàn toàn về nội dung và có những phương pháp khác nhau, trong đó chưa có sự kết hợp đi sâu bên trong về việc nghiên cứu nội dung của sự kết hợp kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh để có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, nghiên cứu này kế thừa phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Minh Thuận (2010) và Phan Phú Cường (2010) để thực hiện. 3 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán. 2.1.1.2 Khái niệm về xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kế toán xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu nhập kinh doanh đã thu về trong một kỳ hạch toán. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính; kết quả hoạt động bất thường. 2.1.1.3 Vai trò của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Doanh nghiệp có bán được hàng thì mới có thu nhập để bù đắp những chi phí đã bỏ ra, góp phần mở rộng hoạt động 2.1.2 Nội dung kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng a) Khái niệm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có). b) Tài khoản sử dụng: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Bên nợ: - Số thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu (nếu có) phải nộp cho Nhà nước. 4 - Kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại từ TK 531 vào. - Kết chuyển số chiết khấu thương mại từ TK 521 vào. - Kết chuyển số giảm giá hàng bán từ TK 532 vào. - Kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911. Bên có: Doanh thu bán hàng phát sinh. Tk 511 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 521, 531, 532 TK 511 Các khoản giảm trừ DT TK 111, 112, 131 Tổng tiền thanh toán TK 3331 Thuế GTGT phải nộp TK 3332, 3333 TK 641 Thuế tiêu thụ đăc biệt Thuế xuất khẩu Hoa hồng cho đại lý TK 911 TK 131 Doanh thu chưa thu tiền TK 3331 Thuế GTGT phải nộp Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng 5 2.1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Thuế tiêu thụ đặc biệt * Khái niệm Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế tính trên giá bán của hàng hóa thuộc nhóm hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt * Tài khoản sử dụng: TK 3332 – thuế tiêu thụ đặc biệt Bên nợ: Nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách Nhà nước Bên có: Xác định thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp . * Sơ đồ hạch toán TK 511 TK 3332 TK 111, 112, 131 Nộp thuế, phí và lệ phí cho ngân sách nhà nước Thuế tiêu thụ đặc biệt Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt 2.1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán a) Khái niệm: Gía vốn hàng bán là trị giá của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành đã tiêu thụ được trong kỳ kế toán. b) Tài khoản sử dụng: TK 632 – Gía vốn hàng bán Bên nợ: - Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. - Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. - Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Bên có: - Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính. 6 - Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 Tk 632 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 154 TK 632 TK 157 Sản phẩm sx xong tiêu thụ ngay Giá trị thành phẩm đã gửi đi tiêu thụ TK 159 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 159 TK 155, 157 Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho đầu kỳ TK 152, 153, 138 Phản ánh khoản hao hụt, mất mát, bồi thường Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho TK 155 Kết chuyển giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 241 Số chi phí vượt quá mức bình thường Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán d) Phương pháp xác định giá nhập xuất kho Tài khoản này phản ánh trị giá thực tế hàng xuất kho của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ xác định tiêu thụ. Trị giá thực tế hàng xuất kho được áp dụng một trong các phương pháp sau: - Phương pháp đơn giá hạch toán - Phương pháp đơn giá thực tế nhập trước, xuất trước (FIFO) - Phương pháp đơn giá thực tế nhập sau, xuất trước (LIFO) - Phương pháp đơn giá thực tế đích danh - Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền tại thời điểm xuất kho, hoặc cuối kỳ. 7 2.1.2.4 Kế toán chi phí bán hàng a) Khái niệm Chi phí bán hàng là các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho công tác bán hàng của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. b) Tài khoản sử dụng: TK 641 – Chi phí bán hàng Bên nợ: chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản làm giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển giá vốn hàng bán sang TK 911 hoặc TK 142 lúc cuối kỳ. TK 641 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 334, 338 TK 641 Tiền lương phải trả,trích TK 911 Kết chuyển chi phí bán hàng Các khoản bảo hiểm TK 152, 153 Chi phí vật liệu, công cụ TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 335, 142, 242 Trích trước chi phí TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 133 Thuế GTGT Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng 8 2.1.2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp a) Khái niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí quản lý chung của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. b) Tài khoản sử dụng: TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp Bên nợ: chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên có: - Các khoản giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào TK 911. TK 642 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 334, 338 TK 642 Tiền lương phải trả,trích Kết chuyển chi phí quản lý Các khoản bảo hiểm TK 152, 153 Chi phí vật liệu, công cụ TK 214 Chi phí khấu hao TSCĐ TK 335, 142, 242 Trích trước chi phí TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 133 Thuế GTGT Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 9 TK 911 2.1.2.6 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a) Khái niệm Kế toán về doanh thu hoạt động tài chính là nhằm phản ánh các khoản thu nhập về các hoạt động tài chính, ngoài thu nhập về bán hàng và thu nhập khác của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. b) Tài khoản sử dụng: TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính Bên nợ: - Thuế giá trị gia tăng phải nộp tính theo phương pháp trưc tiếp (nếu có). - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính. Bên có: - Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ TK 515 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 911 TK 111, 112, 131 TK 515 Kết chuyển doanh thu Tiền lãi thu từ cổ tức, cho vay, hoạt động tài chính chuyển nhượng chứng khoán TK 221, 222, 223 Đầu tư cổ tức, cổ phiếu TK 331 Chiết khấu thanh toán TK 121, 228 Đầu tư chứng khoán Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 2.1.2.7 Kế toán chi phí tài chính a) Khái niệm Kế toán chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí 10 góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán… trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. b) Tài khoản sử dụng: TK 635 – chi phí tài chính Bên nợ: - Các khoản chi phí của hoạt động tài chính. - Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn. - Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ. - Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ. - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Chi phí trả lãi tiền vay, lãi mua hàng trả góp, trả chậm. - Số tiền chiết khấu thanh toán cho người mua sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp. Bên có: - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh vào TK 911. TK 635 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 635 TK 111, 112, 335 Trả tiền vay, lãi mua hàng trả góp TK 129,229 Hoàn nhập dự phòng TK 121,221, 222, 228 Các khoản lỗ đàu tư TK 911 Kết chuyển chi phí tài chính TK 131 Chiết khấu thanh toán Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán chi phí tài chính 11 2.1.2.8 Kế toán thu nhập khác a) Khái niệm Kế toán các khoản thu nhập khác là nhằm phản ánh tình hình phát sinh và kết chuyển các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài thu nhập bán hàng, thu nhập từ hoạt động tài chính trong kỳ kế toán của doanh nghiệp. b) Tài khoản sử dụng: TK 711 – Thu nhập khác Bên nợ: - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác (nếu có) - Cuối kỳ, kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác sang TK 911. Bên có: các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ. TK 711 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 911 TK 711 TK 111, 112 Thu phạt khách hàng Kết chuyển thu nhập khác TK 338, 334 Thu phạt tính trừ vào khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, dài hạn Thu được khoản phải thu khó đòi đã khóa sổ TK 111, 112 TK 331, 338 Khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi TK 3331 Được giảm thuế GTGT phải nộp Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán thu nhập khác 12 2.1.2.9 Kế toán chi phí khác a) Khái niệm Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra; cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước. b) Tài khoản sử dụng: TK 811 – chi phí khác Bên nợ: các khoản chi phí khác phát sinh Bên có: cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ sang TK 911 Tk 811 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 111, 112 TK 811 Chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh TK 911 Kết chuyển chi phí khác TK 211, 213 Giá trị còn lại của tài sản cố định TK 214 Hao mòn tài sản cố định Hình 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí khác 2.1.2.10 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp a) Khái niệm Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm phản ánh tình hình phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập của năm hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn laị của kỳ kế toán. b) Tài khoản sử dụng: TK 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. * TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 13 Bên nợ: - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp bổ sung của các năm trước. Bên có: - Thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế đã nộp trong năm. - Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước. - Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành vào TK 911. TK 8211 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 3334 TK 8211 Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ TK 911 Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Số chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp Hình 2.10: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 2.1.2.11 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính; kết quả hoạt động bất thường. b) Tài khoản sử dụng: TK 911 – xác định kết quả kinh doanh. Bên nợ: - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ. - Chí phí hoạt động tài chính và chi phí bất thường. 14 - Chí phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết chuyển số lãi trước thuế sang TK 421 Bên có: - Doanh thu thuần về số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiệu thụ trong kỳ. - Thu nhập hoạt động tài chính và các khoản bất thường. - Kết chuyển số thực lỗ trong kỳ sang TK 421 TK 911 không có số dư cuối kỳ. c) Sơ đồ hạch toán TK 632 TK 521 TK 911 Kết chuyển giá vốn hàng bán TK 531 TK 635 Kết chuyển chi phí tài chính TK 532 TK 641 TK 3332 Kết chuyển chi phí bán hàng TK 511, 512 Kết chuyển các khoản làm giảm doanh thu bán hàng Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu nội bộ TK 642 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp TK 515 TK 811 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính TK 711 TK 821 Chi phí thuế TNDN Kết chuyển thu nhập khác TK 421 TK 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 15 2.1.3 Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. 2.1.3.2 Nhiệm vụ - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế. - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích. 2.1.3.3 Ý nghĩa - Phân tích hoạt đông kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh và còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong doanh nghiệp. - Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh, hạn chế trong doanh nghiệp của mình, đồng thời cũng là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. - Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. - Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị bên trong doanh nghiệp mà còn còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. 2.1.4 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2.1.4.1 Khái niệm về doanh thu - Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Doanh thu bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là doanh thu. 16 - Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ doanh thu: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu. 2.1.4.2 Chi phí Chi phí là biểu hiện bằng tiền phát sinh trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ. - Gía vốn hàng bán - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Ngoài ra còn có chi phí tài chính và chi phí khác 2.1.4.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ với giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính. - Lợi nhuận từ hoạt động khác: khoản chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác. 2.1.5 Các chỉ tiêu tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.5.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (R0S) Lợi nhuận ròng ROS = = Doanh thu thuần (2.1) Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng tốt. 2.1.5.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) Lợi nhuận ròng ROA = (2.2) Tổng tài sản bình quân 17 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty. Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của tài sản, cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng tốt. 2.1.5.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận ròng (2.3) ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn. Tỷ suất này phản ánh mức sinh lợi của vốn: một đồng vốn sau khi đưa vào kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao sẽ cho biết công ty sử dụng vốn có hiệu quả vì vốn sinh ra lợi nhuận cao. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chứng từ qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Trong đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh (số tuyệt đối, số tương đối) để phân tích chi tiết theo từng nội dung cụ thể để phân tích số liệu trong từng mục tiêu nghiên cứu. 2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tương đối Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của công ty, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Công thức tính: F = F1 x 100% - 100 F0 18 (2.4) Trong đó: F : Tỷ lệ phần trăm gia tăng giữa 2 kỳ F1 : Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích F0 : Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc 2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tuyệt đối Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳn hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Công thức tính:  F = F1 - F0 Trong đó: F : Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ F1 : Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích F0 : Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc 19 (2.5) CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG 3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 3.1.1.1 Giới thiệu về công ty - Tên đầy đủ: “Công ty TNHH một thành viên Thuốc Lá Cửu Long”. - Tên viết tắt: “Công ty thuốc Lá Cửu Long”. - Tên giao dịch quốc tế: “Cuu Long Tabaco Company Limited”. - Tên viết tắt: “Vinataba Cuu Long”. - Giám đốc: Trần Khải Hoàng - Trụ sở chính đặt tại số: 4D – Nguyễn Trung Trực – P8 – Thị Xã Vĩnh Long – Tĩnh Vĩnh Long. - Điện thoại: 070.823.165 – 070.822.692; Fax: 070.827.572 - Tài khoản tiền đồng VN: 701A.0005 tại Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long. - Tài khoản ngoại tệ: 362.111.3700967 tại Ngân hàng Công Thương TP HCM. - Mã số thuế: 1500171823-1 - Hình thức sở hữu vốn: 100% vốn của nhà nước. - Vốn điều lệ: 40.244.000.000 đồng 3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển - Qua chủ trương của nhà nước cùng với sự chấp thuận của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long ngày 20/04/1985, ký quyết định thành lập “Xí Nghiệp Thuốc Lá Cửu Long”, trên cơ sở cải tạo tổ hợp sản xuất thuốc lá tư nhân và các tổ chức đời sống của các ban ngành trong tỉnh gồm về một đầu mối để tổ chức sản xuất và quản lý dưới hình thức xí nghiệp quốc doanh của tỉnh. - Khi mới thành lập xí nghiệp với cơ sở vật chất hầu như không có gì và được nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, lúc đầu chỉ là một phân xưởng nhỏ được xây dựng trên một khu đất bỏ hoang um tùm, mặc dù gặp nhiều khó 20 khăn về vốn, mặt bằng,… nhưng ban lãnh đạo đã chủ động tìm mọi biện pháp khắc phục, từng bước đưa xí nghiệp đi vào hoạt động. Lúc đầu xí nghiệp sản xuất theo quy trình thủ công, bán thủ công sản lượng không đạt quá 10.000 bao/ngày. Nhưng xí nghiệp đã phấn đấu hết mình, hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất cũng như làm tròn nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước, đồng thời cũng tích lũy được vốn để đầu tư cải tiến mở rộng sản xuất, tốc độ phát triển của xí nghiệp mỗi năm một tăng. - Nhận thấy xí nghiệp hoạt động có hiệu quả và để tạo điều kiện cho xí nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã, hình thức nhằm giữ vững và mở rộng thị trường để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Đầu năm 1989, UBND Tỉnh và Ngân Hàng chấp thuận cho xí nghiệp vay vốn để đầu tư thêm máy móc thiết bị. Song song với việc trang bị máy móc thiết bị, xí nghiệp cũng tiến hành xây dựng nhà xưởng sản xuất, kho chứa nguyên phụ liệu, phòng làm việc,…bằng nguồn vốn tự có. Cũng cùng thời điểm này, xí nghiệp được UBND tỉnh đổi tên thành “Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long” và là thành viên chính thức của Hiệp Hội Thuốc Lá Việt Nam. - Nhà máy tiếp tục củng cố lại đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo công nhân có trình độ tay nghề cao để phát huy hết công suất của máy móc, thiết bị, nhờ vậy mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài tỉnh được mở rộng. Không bao lâu thì nhà máy đã hoàn trả được nợ vay ngân hàng do việc nhập máy móc, thiết bị. Ngoài việc góp phần tăng thu cho ngân sách, mỗi năm Nhà Máy đều bảo tồn và phát triển được vốn, cơ sở vật chất ngày càng mở rộng tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm ổn định cho gần 200 cán bộ, công nhân viên, góp phần tạo ra thu nhập cho người nông dân trồng thuốc lá trong nước. Bên cạnh đó, nhà máy cũng tích cực trong việc thực hiện chỉ thị 278/HĐBT về việc cấm nhập khẩu và lưu hành thuốc lá ngoại. - Nhằm thực hiện chỉ thị 13/1999/CT - TTg ngày 12/05/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc sắp xếp lại ngành Thuốc Lá cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam, đầu năm 2001 Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long đã chính thức là thành viên của Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam theo quyết định số 153/2000/QĐTT ngày 31/12/2001 của Chính Phủ. Một lần nữa để tăng sức cạnh tranh và mở rộng quy mô tổ chức sản xuất, năm 2001 nhà máy mua thêm một dây chuyền đóng bao cứng HLP1 công suất 120 gói/phút. Trong suốt giai đoạn từ 2001 - 2005 nhà máy vẫn duy trì được hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi, ngày càng đưa những nhãn hiệu của nhà máy lên một tầm cao mới. 21 - Bước chuyển đổi thứ ba xảy ra trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long là thông qua quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 322/2005/QĐ - TTg ngày 06/12/2005 chuyển Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long thuộc Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam thành “Công Ty TNHH Một Thành Viên” với 100% vốn Nhà Nước. Tính đến 2010 công ty Thuốc Lá Cửu Long có tuổi đời là 25 năm. Hai mươi lăm năm là một chặng đường đầy gian nan, thử thách với biết bao điều thay đổi, từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường là một bước tiến vô cùng quan trọng cho nền kinh tế nước ta. Bằng sự nổ lực, lòng quyết tâm hăng say lao động của tập thể công nhân viên tôi tin rằng Công Ty Thuốc Lá Cửu Long sẽ gặt hái được nhiều thành công trong thời gian sắp tới. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý BAN GIÁM ĐỐC Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch vật tư Phòng hành chánh tổ chức Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Phòng tiêu thụ Kho nguyên liệu Quản lý phân xưởng Máy vấn và đóng bao Kho phụ liệu Quản lý phân xưởng Chế biến sợi Kho thành phẩm Tổ sản xuất Tổ sản xuất Nguồn: Công ty thuốc lá Cửu Long Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 22 Tổ sản xuất Tổ sản xuất 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Ban giám đốc: gồm một giám đốc và một phó giám đốc - Chủ tịch kiêm giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc, tổng công ty và pháp luật để điều hành công ty. - Phó giám đốc chịu trách nhiệm sản xuất là người hỗ trợ giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty, có quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc có liên quan đến lĩnh vực phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.  Phòng kế toán tài chính - Tham mưu cho giám đốc thực hiện thực hiện quản lý các lĩnh vực kế toán, tài chính, giá cả theo pháp luật và các quy định của tổng công ty thuốc lá Việt Nam. - Tổ chức hạch toán công tác kế toán theo quy định của pháp luật và bộ tài chính. - Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn, đồng thời cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích kết quả kinh doanh. - Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tham ô, lãng phí. - Cung cấp số liệu, tài liệu, báo cáo tài chính cho kiểm toán, tổng công ty, các cơ quan Nhà nước.  Phòng kế hoạch – vật tư: làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc công ty thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp trên giao.  Phòng hành chánh tổ chức: tham mưu cho giám đốc trong công việc về công tác tổ chức, công tác lao động tiền lương, công tác hành chính văn phòng, công tác bảo vệ, vệ sinh, y tế về sử dụng và bảo quản phương tiện vận tải.  Phòng kỹ thuật cơ điện: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật có điện nhằm đáp ứng về yêu cầu ổn định và sản xuất.  Phòng kỹ thuật công nghệ - KCS: là nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chịu trách nhiệm trong việc phối chế nguyên liệu thuốc lá thành sản 23 phẩm. Đồng thời kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn ấn định.  Phòng tiêu thụ: có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ, tổ chức phân phối sản phẩm, hoạch định chiến lược, thu thập thông tin và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.  Phân xưởng chế biến: từ khâu chế biến nguyên liệu đến khi cho ra sợi bán thành phẩm.  Phân xưởng máy vấn – đóng bao: gồm các khâu như vấn, đóng bao, hàng kiếng, phong cây, đóng thùng, nhập kho. 3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán 3.2.3.1 Mô hình kế toán Trưởng phòng (kế toán trưởng) Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ P.Phòng kế toán (Kế toán tổng hợp) – Kế toán giá thành Kế toán ngân hàng- Kế toán công nợ - Kế toán thanh toán Kế toán thuế Nguồn: Công ty thuốc lá Cửu Long Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động kế toán tài chính trong công ty, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, xử lý các vấn đề phát sinh trong kế toán. Chịu trách nhiệm chung về các số liệu kế toán của công ty trước pháp luật. - Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu từ các kế toán phần hành khác để xác định kết quả kinh doanh của công ty. Đến kỳ báo cáo (quý, năm) lập báo cáo gởi đến các cơ quan chức năng. - Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chi phí phát sinh trong một chu kỳ sản xuất để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm. 24 Thủ quỹ - Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho vật tư. Tính giá trị thực tế của vật tư thu mua và kiểm tra kế hoạch cung cấp vật tư về số lượng, chất lượng,… - Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình TSCĐ hiện có của công ty. Trích và phân bổ khấu hao TSCĐ vào đúng đối tượng sử dụng… Kiểm kê, đánh giá, lập báo cáo và phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ. - Kế toán thanh toán: kiểm tra tính chính xác, hợp lý và hợp lệ của các chứng từ thanh toán để lập phiếu thu, chi theo đúng chế độ của nhà nước. Theo dõi thanh toán các khoản chỉ tiêu theo đúng chế độ và định mức chi phí tài chính tại văn phòng công ty. - Kế toán ngân hàng: theo dõi các số dư tiền gửi, tiền lãi, tiền vay tại mọi thời điểm. Có trách nhiệm lập các thủ tục, hồ sơ giải ngân các dự án vay vốn lưu động của công ty. - Kế toán công nợ: tổ chức ghi chép, phản ánh các khoản phải thu, phải trả đối với các đơn vị kinh doanh có quan hệ mua bán thanh toán với công ty. Tổ chức tốt công tác thu nợ của khách hàng. - Kế toán thuế: có nhiệm vụ phản ánh tình hình thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra và các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu của công ty. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý về quỹ tiền mặt của công ty, kiểm tra tồn quỹ hàng ngày. Theo dõi cân đối thu, chi tiền mặt 3.2.3.3 Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu - Thuốc lá điếu đầu lọc bao mềm - Thuốc lá điếu đầu lọc bao cứng - Nhận gia công thuốc lá cho các doanh nghiệp khác 3.2.4 Tổ chức công tác kế toán 3.2.4.1 Hệ thống tài khoản áp dụng Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 3.2.4.2. Các phương pháp kế toán - Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho (giá nhập): Theo giá gốc 25 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (giá xuất): Bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên - Phương pháp kế toán tài sản cố định: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Được xác định theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. - Phương pháp xuất kho thành phẩm xuất kho: Bình quân gia quyền 3.2.4.3 Hệ thống sổ sách kế toán - Hình thức sổ kế toán được áp dụng ở công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này gồm các loại sổ kế toán chủ yếu: chứng từ ghi sổ; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán các loại Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán 26 Bảng tổng hợp chi tiết Trình tự ghi sổ kế toán (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng Hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. (2) Cuối tháng, kế toán khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng Ký Chứng Từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào sổ cái kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh. (3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. 3.2.5 Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển 3.2.5.1 Thuận lợi - Nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thủy và bộ tương đối tốt, dễ dàng cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ. Vĩnh Long là cầu nối giữa các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Đây là yếu tố tạo lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như khu công nghiệp Hoà Phú đã được xây dựng trong năm 2006, khu công nghiệp Phú Mỹ, trường đại học Cửu Long và một số trường cao đẳng khác mở ra, khiến dân nhập cư ngày càng nhiều nên nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty càng cao. - Một số vật tư, nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước có thể thay thế nguyên liệu nhập khẩu góp phần giảm giá đầu vào của sản phẩm. 27 - Công ty thuốc lá Cửu Long là công ty sản xuất thuốc lá duy nhất trong tỉnh nên được sự quan tâm của tỉnh, tổng công ty; sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của các đơn vị bạn đặc biệt là công ty thuốc lá Sài Gòn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Tập thể công nhân viên chức – lao động công ty có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, năng nổ nhiệt tình, có tay nghề vững vàng, chất lượng sản phẩm ngày càng được chú trọng nâng cao. 3.2.5.2 Khó khăn - Do trình độ dân trí ngày càng cao, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên hầu hết người dân đã ý thức được tác hại của việc hút thuốc lá. Trong những năm gần đây các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp xuất hiện càng nhiều nên ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân kéo theo sự lựa chọn trong tiêu dùng cũng khắc khe hơn. - Hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, giá nguyên liệu vẫn đứng ở mức cao làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty. - Thuốc lá lậu đang diến ra gay gắt làm tăng mức độ canh tranh giữa thuốc lá nội và thuốc lá ngoại. - Máy móc, thiết bị lạc hậu; cơ sở phục vụ cho công tác chuyên môn và nghiên cứu còn hạn chế. - Tình hình thời tiết không thuận lợi, tỷ giá biến động tăng, các quy định về kiểm soát thuốc lá của Nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn,… đã tác động mạnh đến sức mua của người tiêu dùng, hạn chế tình hình tiêu thụ sản phẩm. 3.2.5.3 Phương hướng phát triển Với những thuận lợi và những khó khăn như trên, công ty có những định hướng phát triển như sau: - Tiếp tục nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm tăng về chất, giảm về lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. - Tìm biện pháp tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý. - Loại bỏ dần các loại thuốc lá bao mềm không còn được ưa chuộng trên thị trường như: Hồng xanh, Hồng đỏ, Hồng trắng, Cúc vàng, Du lịch mềm,… - Trước đây công tác thiết kế chủ yếu là phải thuê ngoài nên tiến độ hoàn thành chậm, tốn chi phí thuê ngoài. Xu hướng tới công ty tận dụng nguồn chất 28 xám tại chỗ tức là đào tạo chuyên môn cho nhân viên kỹ thuật hoặc tuyển thêm nhân viên thiết kế, để đảm bảo độ bí mật trong công tác sản xuất, đảm bảo tiến độ thiết kế hoàn thành nhanh chóng và cho ra đời những sản phẩm hấp dẫn, cắt giảm được chi phí đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. - Vì ngành kinh doanh không có sự khuyến khích của nhà nước. Trong thời gian sắp tới công ty có xu hướng ổn định mạng lưới sản xuất kinh doanh để hoàn thành sản lượng kế hoạch cấp trên giao chứ không mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên để hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao thì công ty đã và đang mở rộng dây chuyền đầu lọc để phục vụ cho sản xuất do dây chuyền cũ kỹ. 29 CHƢƠNG 4 KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG 4.1 KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG 4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 4.1.1.1 Chứng từ sử dụng: Chứng từ sử dụng chủ yếu của công ty là: phiếu thu, hóa đơn GTGT. 4.1.1.2 Tài khoản sử dụng: Hiện nay công ty đang sử dụng TK 511 để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 511 được mở chi tiết thành 3TK cấp 2 và TK cấp 3. - TK 5111: doanh thu bán vật tư - TK 5112: doanh thu bán các thành phẩm - TK 5113: doanh thu gia công 4.1.1.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Hóa đơn số 0000191, ngày 02/04/2013, Công ty bán 60.000 bao thuốc lá Du Lịch cho DNTN Hồng Phát, giá bán 1 bao thuốc lá 3,550/bao, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. (Chứng từ ghi sổ số 1) Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000191, kế toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111 234.300 Có TK 511 213.000 Có TK 3331 21.300 (2) Hóa đơn số 0000193, ngày 03/04/2013, Công ty bán 5.500 bao thuốc lá Roman xanh (nội tiêu) cho Công ty thuốc lá Long An, giá bán 1 bao thuốc lá 4,430/bao, thuế GTGT 10%. Công ty thuốc lá Long An thanh toán bằng chuyển khoản. (Chứng từ ghi sổ số 4) 30 Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000193, kế toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 112 26.801,5 Có TK 511 24.365 Có TK 3331 2.436,5 - Từ các chứng từ gốc kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái. Tổng hợp số tiền 200 nghiệp vụ phát sinh doanh thu bán hàng trong quý II là 38.132.171 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số 01 - TT THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU THU Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Quyển số:0110 Số: 0000191 Nợ: 111 Có: 511 Họ và tên người nộp tiền: NGUYỄN KIM PHƢƠNG Địa chỉ: Phòng tái chính kế toán Lý do nộp: thu tiền bán thuốc lá bao Du Lịch Số tiền: 213.000.000 VND (Viết bằng chữ): Hai trăm mười ba triệu đồng chẵn. Kèm theo: 01 Chứng từ gốc: Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Giám đốc Kế toán (Ký, họ tên, trƣởng đóng dấu) (Ký, họ tên) Ngƣời nộp Ngƣời lập Thủ quỹ phiếu (Ký, họ tên) 31 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 3: Lưu nội bộ Mẫu số: 01 GTKT-3LL Ký hiệu: DV/2010N Số: 0000191 Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Đơn vị bán hàng: Công Ty thuốc lá Cửu Long. Địa chỉ: 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long. Sổ tài khoản: Số điện thoại: MS:1500150457 Họ tên người mua hàng: Nguyễn Kim Phƣơng Tên đơn vị: DNTN Hồng Phát Địa chỉ: 112 Khóm 5, Huyện Long Hồ, TP Vĩnh Long. Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Tiền mặt MS: : 1800321785 STT Tên hàng hóa, dịch vụ A B 1 Du Lịch Đơn vị tính C Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3=1x2 bao 60.000 3.550 Cộng tiền hàng: Thuế suất GTGT: 10% 213.000.000 213.000.000 Tiền thuế GTGT: 21.300.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 234.300.000 Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm ba mươi bốn triệu ba trăm ngàn đồng chẵn. Ngƣời mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Ngƣời bán hàng (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập,giao, nhận hóa đơn) 32 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 1 Trích yếu Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Số hiệu Tài khoản A Công ty bán 60.000 bao thuốc lá Du Lịch Thuế GTGT 10% Số Tiền Ghi chú C 1 D 111 511 213.000 111 3331 21.300 Nợ Có B Cộng 234.300 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02c1 - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Qúy II năm 2013 Tài khoản: Doanh thu bán hàng Số hiệu: 511 Ngày, tháng 1 Chứng từ ghi sổ Ngày, Số hiệu tháng 2 3 02/04 03/04 0000191 0000193 02/04 03/04 … 30/06 … 22 … 30/06 Diễn giải 4 - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong quý Bán thuốc lá Du Lịch Bán thuốc lá Roman xanh (nội tiêu) … Kết chuyển doanh thu thuần Tổng phát sinh - Dư cuối kỳ TK đối ứng 5 Số phát sinh Nợ Có 6 7 111 112 213.000 24.365 … 911 … x x 25.578.730 25.578.730 25.578.730 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 33 4.1.2 Kế toán các khoản làm giảm doanh thu Thuế tiêu thụ đặc biệt: khi bán các thành phẩm thuộc diện chịu thuế TTĐB công ty xác định số thuế TTĐB phải nộp Gía tính thuế = [Giá bán chưa có thuế GTGT /(1 + thuế suất thuế TTĐB)] 4.1.2.1 Chứng từ sử dụng: giấy nộp thuế và các hóa đơn có liên quan. 4.1.2.2 Tài khoản sử dụng: TK 3332 – thuế tiêu thụ đặc biệt 4.1.2.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Hóa đơn số 0000191, ngày 02/04/2013, Công ty bán 60.000 bao thuốc lá Du Lịch cho DNTN Hồng Phát, giá bán 1 bao thuốc lá là 3,550/bao, thuế suất thuế TTĐB 65%. (Chứng từ ghi sổ số 2) Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000191, kế toán xác định thuế TTĐB phải nộp Gía tính thuế TTĐB = 3,550/(1+65%) = 2,152 Thuế TTĐB phải nộp = 2,152 x 60.000 x 65% = 83.928 Nợ TK 511 Có TK 3332 83.928 83.928 (2) Hóa đơn số 0000193, ngày 03/04/2013, Công ty bán 5.500 bao Roman xanh (nội tiêu) cho Công ty Thuốc Lá Long An, giá bán 1 bao thuốc Roman xanh nội tiêu là 4,430/bao, thuế suất thuế TTĐB 65%. (Chứng từ ghi sổ số 5) Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000193, kế toán xác định thuế TTĐB phải nộp Gía tính thuế TTĐB = 4,430/(1+65%) = 2,685 Thuế TTĐB phải nộp = 5.500 x 2,685 x 65% = 9.598,875 Nợ TK 511 Có TK 3332 9.598,875 9.598,875 Tổng hợp 200 nghiệp vụ phát sinh thuế TTĐB phải nộp trong quý II là 12.553.441 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách 34 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 2 Trích yếu Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Số hiệu Tài khoản Nợ Có B C 511 3332 A Công ty bán 60.000 bao Du Lịch, thuế suất thuế TTĐB 65% Cộng Số Tiền Ghi chú 1 D 83.928 83.928 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02c1 - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Qúy II năm 2013 Tài khoản: Thuế tiêu thụ đặc biệt Số hiệu: 3332 Ngày, tháng 1 Chứng từ ghi sổ Ngày, Số hiệu tháng 2 3 02/04 03/04 0000191 0000193 02/04 03/04 … 30/06 … 23 … 30/06 Diễn giải 4 - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong quý Bán Du Lịch Bán thuốc lá Roman xanh nội tiêu … Kết chuyển thuế TTĐB - Tổng phát sinh - Dư cuối kỳ TK đối ứng 5 Số phát sinh Nợ Có 6 7 511 511 83.928 9.598,875 … 511 x x … 12.553.441 12.553.441 12.553.441 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 35 4.1.3 Kế toán giá vốn hàng bán 4.1.3.1 Chứng từ sử dụng: hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho 4.1.3.2 Tài khoản sử dụng: TK 632 – giá vốn hàng bán 4.1.3.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Hóa đơn số 0000191, ngày 02/04/2013, Công ty bán 60.000 bao Du Lịch cho DNTN Hồng Phát, giá xuất kho là 120.780. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. (Chứng từ ghi sổ số 3) Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000191, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán Nợ TK 632 Có TK 155 120.780 120.780 (2) Hóa đơn số 0000193, ngày 03/04/2013, Công ty bán 5.500 bao Roman xanh (nội tiêu) cho Công ty thuốc lá Long An, giá xuất kho là 12.056. Công ty thuốc lá Long An thanh toán bằng chuyển khoản. (Chứng từ ghi sổ số 6) Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000193, kế toán ghi nhận giá vốn hàng bán Nợ TK 632 Có TK 155 12.056 12.056 Tổng hợp 200 nghiệp vụ phát sinh giá vốn hàng bán trong quý II là: 22.239.443. Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách 36 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số 02 - VT THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 02 tháng 04 năm2013 Nợ: 632 Số : 0000191 Có : 155 - Họ và tên người nhận hàng : Doanh nghiệp Tƣ nhân Hồng Phát. Bộ phận : - Lý do xuất kho: Bán hàng hóa - Xuất tại kho: thành phẩm STT Tên hàng hóa, quy cách, vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá B C 1 2 3 2.013 120.780.000 A 1 Du Lịch bao 60.000 Thành tiền Cộng Số lượng theo đơn vị tính phụ 4 120.780.000 - Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một trăm hai mươi triệu bảy trăm tám mươi ngàn đồng chẵn. - Số chứng từ gốc kèm theo: ……… Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị Ngƣời nhận Ngƣời giao Ngƣời lập phiếu TL. Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) TP. Kế hoạch (Ký, họ tên) 37 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 3 Trích yếu Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Số hiệu Tài khoản Ghi chú C 1 D 155 120.780 Có B 632 A Công ty bán 60.000 bao Du lịch Số Tiền Nợ Cộng 120.780 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 02 tháng 04 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02c1 - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Qúy II năm 2013 Tài khoản: Gía vốn hàng bán Số hiệu: 632 Ngày, tháng 1 Chứng từ ghi sổ Ngày, Số hiệu tháng 2 3 02/04 03/04 0000191 0000193 02/04 03/04 … 30/06 … 24 … 30/06 Diễn giải 4 - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong quý Bán thuốc lá Du Lịch Bán thuốc lá Roman xanh nội tiêu … Kết chuyển giá vốn hàng bán - Tổng phát sinh - Dư cuối kỳ TK đối ứng 5 Số phát sinh Nợ Có 6 7 155 155 120.780 12.056 … 911 … x x 22.239.443 22.239.443 22.239.443 Ngày 30 tháng 06 năm 2012 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 38 4.1.4 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 4.1.4.1 Chứng từ sử dụng: giấy báo lãi 4.1.4.2 Tài khoản sử dụng: TK 515 4.1.4.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Ngày 27/04/2013 công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng Vietcombank về số tiền lãi kỳ hạn 1 tháng là 356,574. (Chứng từ ghi sổ số 7) Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng số BC\048, kế toán ghi: Nợ TK 112 Có TK 515 356,574 356,574 (2) Ngày 31/05/2013 công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng Sacombank về số tiền lãi kỳ hạn 2 tháng là 2.103,620. Chứng từ ghi sổ số 8) Căn cứ vào giấy báo có của ngân hàng số BC\049, kế toán ghi: Nợ TK 112 Có TK 515 2.103,620 2.103,620 Tổng hợp 21 nghiệp vụ phát sinh doanh thu hoạt động tài chính trong quý II là: 57.689 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách Branch 800 Incombank DDI035P Branch: 00800 Branch: 00800 NGÂN HÀNG VIETCOMBANK TỈNH VĨNH LONG GIẤY BÁO LÃI ( Từ ngày 27 /03 / 2013 đến hết ngày 27 / 04/ 2013 ) Kính gửi: CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG Chúng tôi đã tính lãi đến cuối ngày 27 / 04 / 2013 tài khoản số: 102010000317656 mở tại ngân hàng chúng tôi với lãi suất và số tiền như sau: Lãi suất ( 5% / năm ) : 85.577.760 Số tiền lãi 356.574 VND Ngân hàng : NGÂN HÀNG VIETCOMBANK TỈNH VĨNH LONG Kính báo Giao dịch viên Kiểm soát viên ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) 39 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 7 Trích yếu Ngày 27 tháng 04 năm 2013 Số hiệu Tài khoản Ghi chú C 1 D 515 356,574 Có B 112 A Công ty nhận được giấy báo có của ngân hàng Vietcombank tỉnh Vĩnh Long về số tiền lãi kỳ hạn 1 tháng Cộng Số Tiền Nợ 356,574 Ngày 27 tháng 04 năm 2013 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) 4.1.5 Kế toán chi phí tài chính 4.1.5.1 Chứng từ sử dụng: Phiếu tính lãi, giấy báo nợ ngân hàng 4.1.5.2 Tài khoản sử dụng: TK 635 4.1.5.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Ngày 31/05/2013, Công ty nhận giấy báo nợ của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Nhà ĐBSCL về số tiền trả lãi vay. (Chứng từ ghi sổ số 9) Căn cứ chứng từ số 102\10, kế toán ghi: Nợ TK 635 Có TK 112 6.000 6.000 (2) Ngày 01/06/2013, Công ty nhận giấy báo nợ của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông về số tiền trả lãi vay. (Chứng từ ghi sổ số 10) Căn cứ chứng từ số 105\12, kế toán ghi: Nợ TK 635 Có TK 112 5.000 5.000 Tổng hợp 10 nghiệp vụ phát sinh chi phí tài chính trong quý II là: 19.302 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách 40 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 9 Trích yếu Ngày 31 tháng 05 năm 2013 Số hiệu Tài khoản Nợ Có A B C Công ty nhận giấy báo nợ của ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Nhà ĐBSCL về số tiền trả lãi vay 635 112 Cộng Số Tiền Ghi chú 1 D 6.000 6.000 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 31 tháng 05 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) 4.1.6 Kế toán chi phí bán hàng 4.1.6.1 Chứng từ sử dụng: Phiếu chi 4.1.6.2 Tài khoản sử dụng: TK 641 4.1.6.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Ngày 20/06/2013, chi phí phụ cấp đi đường chi bằng tiền mặt là 2.459,018. (Chứng từ ghi sổ số 11) Căn cứ chứng từ số PC\050, kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 111 2.459,018 2.459,018 (2) Ngày 25/06/2013, chi phí in bảng tin công ty thuốc lá Cửu Long chi bằng tiền mặt. (Chứng từ ghi sổ số 12) Căn cứ chứng từ số PC\055, kế toán ghi: Nợ TK 641 Có TK 111 5.000 5.000 Tổng hợp 50 nghiệp vụ phát sinh chi phí bán hàng trong quý II là: 675.065 41 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số 02 - TT THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU CHI Ngày 20 tháng 06 năm 2013 Quyển số: Số: PC\050 Nợ: 641 Có: 111 Họ và tên người nhận tiền: NGUYỄN THANH BÌNH Địa chỉ: Phòng tài chính kế toán Lý do chi: Chi phụ cấp đi đường Số tiền: 2.459.018 VND (Viết bằng chữ): Hai triệu bốn trăm năm mươi chín ngàn không trăm mười tám đồng chẵn . Kèm theo: 01 chứng từ gốc: Ngày 20 tháng 06 năm 2013 Giám đốc Kế toán (Ký, họ tên, trƣởng đóng dấu) (Ký, họ tên) Thủ quỹ Ngƣời lập phiếu (Ký, họ tên) 42 (Ký, họ tên) Ngƣời nhận tiền (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 11 Trích yếu Ngày 20 tháng 06 năm 2013 Số hiệu Tài khoản Ghi chú C 1 D 111 2.459,018 Có B 641 A Chi phí phụ cấp đi đường chi bằng tiền mặt Số Tiền Nợ Cộng 2.459,018 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 20 tháng 06 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) 4.1.7 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 4.1.7.1 Chứng từ sử dụng: phiếu chi. 4.1.7.2 Tài khoản sử dụng: TK 642 4.1.7.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Ngày 27/06/2013, chi phí điện thoại tháng 05/2013 ch cán bộ trong công ty bằng tiền mặt là 2.750. (Chứng từ ghi sổ số 13) Căn cứ chứng từ số PC\060, kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 111 2.750 2.750 (2) Ngày 28/06/2013, chi tiếp khách công ty TNHH Vinataba Philip Moris bằng tiền mặt là 3.200. (Chứng từ ghi sổ số 14) Căn cứ chứng từ số PC\061, kế toán ghi: Nợ TK 642 Có TK 111 3.200 3.200 Tổng hợp 200 nghiệp vụ phát sinh chi phí bán hàng trong quý II là: 1.680.585 43 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 13 Trích yếu Ngày 27 tháng 06 năm 2013 Số hiệu Tài khoản A Chi tiền điện thoại tháng 10/2012 cho cán bộ công ty bằng tiền mặt Nợ Có B C 642 111 Số Tiền Ghi chú 1 D 2.750 Cộng 2.750 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 27 tháng 06 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) 4.1.8 Kế toán thu nhập khác 4.1.8.1 Chứng từ sử dụng: Phiếu thu 4.1.8.2 Tài khoản sử dụng: TK 711 4.1.8.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Ngày 31/05/2013, Công ty thu tiền nhà thầu mua hồ sơ dự thầu được là 8.000. (Chứng từ ghi sổ số 15) Căn cứ chứng từ số PT\022, kế toán ghi: Nợ TK 111 8.000 Có TK 711 8.000 Tổng hợp 3 nghiệp vụ phát sinh thu nhập khác trong quý II là: 14.600 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách 44 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số 01 - TT THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC PHIẾU THU Ngày 31 tháng 05 năm 2013 Quyển số:0102 Số: PT\012 Nợ: 111 Có: 711 Họ và tên người nộp tiền: NGUYỄN ANH THƢ Địa chỉ: Phòng tái chính kế toán Lý do nộp: thu tiền nhà thầu mua hồ sơ dự thầu Số tiền: 8.000.000VND (Viết bằng chữ): Tám triệu đồng chẵn. Kèm theo: 01 Chứng từ gốc: Ngày 31 tháng 05 năm 2013 Giám đốc Kế toán (Ký, họ tên, trƣởng đóng dấu) (Ký, họ tên) Ngƣời nộp Ngƣời lập Thủ quỹ phiếu (Ký, họ tên) 45 (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 15 Trích yếu Ngày 31 tháng 05 năm 2013 Số hiệu Tài khoản A Công ty thu tiền nhà thầu mua hồ sơ dự thầu Cộng Số Tiền Ghi chú C 1 D 711 8.000 Nợ Có B 111 8.000 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 31 tháng 05 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) 4.1.9 Kế toán chi phí khác 4.1.9.1 Chứng từ sử dụng: phiếu chi. 4.1.9.2 Tài khoản sử dụng: TK 811 4.1.9.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) Trong quý không phát sinh chi phí khác nhiều. Ngày 22/04/2013, chi nộp phạt chậm nộp bằng tiền gửi ngân hàng. (Chứng từ ghi sổ số 16) Căn cứ chứng từ số PC\016, kế toán ghi: Nợ TK 811 Có TK 111 83 83 Tổng hợp nghiệp vụ phát sinh chi phí khác trong quý II là: 83 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách 46 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 16 Trích yếu Ngày 22 tháng 04 năm 2013 Số hiệu Tài khoản A Chi nộp phạt chậm nộp Cộng Số Tiền Ghi chú C 1 D 111 23 Nợ Có B 811 23 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 22tháng 04 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên ) 4.1.10 Kế toán chi phí thuế TNDN hiện hành 4.1.10.1 Chứng từ sử dụng: biên lai nộp thuế 4.1.10.2 Tài khoản sử dụng: TK 8211 4.1.10.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013(Đvt: 1000 đồng) Ngày 30/06/2013, Công ty nộp thuế TNDN quý II/2013 là 259.133. (Chứng từ ghi sổ số 17). Căn cứ chứng từ số PK\045, kế toán ghi: Nợ TK 8211 259.133 Có TK 3334 259.133 Tổng hợp nghiệp vụ phát sinh chi phí thuế TNDN trong quý II là: 259.133 Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách 47 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02a - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC CHỨNG TỪ GHI SỔ Số 17 Trích yếu Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Số hiệu Tài khoản A Công ty tạm nộp thuế TNDN quý II. Số Tiền Ghi chú C 1 D 3334 259.133 Nợ Có B 8211 Cộng 259.133 Kèm theo 01 Chứng từ gốc Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Kế toán ghi sổ Kế toán trƣởng ( Ký, ghi rõ họ tên ) ( Ký, ghi rõ họ tên) CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02c1 - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Qúy II năm 2013 Tài khoản: Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Số hiệu: 8211 Ngày, tháng 1 30/06 30/06 Chứng từ ghi sổ Ngày, Số hiệu tháng 2 3 PK\045 31 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) 30/06 30/06 Diễn giải 4 - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong quý Thuế TNDN tạm nộp Kết chuyển chi phí thuế TNDN - Tổng phát sinh - Dư cuối kỳ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) 48 TK đối ứng 5 Số phát sinh Nợ Có 6 7 3334 259.133 911 259.133 x 259.133 259.133 x Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02b - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ Qúy II năm 2013 Chứng từ ghi sổ Số tiền Số hiệu Ngày, tháng 1 2 1 02/04/2013 2 Chứng từ ghi sổ Số Ngày, tháng hiệu 1 2 234.300 10 01/06/2013 5.000 02/04/2013 83.928 11 20/06/2013 2.459,018 3 02/04/2013 120.780 12 25/06/2013 5.000 4 03/04/2013 26.801,5 13 27/06/2013 2.750 5 03/04/2013 9.598,875 14 28/06/2013 3.200 6 03/04/2013 12.056 15 31/05/2013 8.000 7 22/04/2013 2.288,221 16 22/04/2013 83 8 31/05/2013 2.103,620 17 30/06/2013 259.133 9 31/05/2013 6.000 - Cộng 3 Số tiền 497.856,216 - Cộng - Lũy kế từ đầu quý 3 285.625,018 - Lũy kế từ đầu quý - Sổ này có …trang, đánh số từ trang số 01 đến trang … - Ngày mở sổ: … Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 49 4.1.11 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 4.1.11.1 Chứng từ sử dụng: tổng hợp các TK cuối kỳ K/C sang TK 911. 4.1.11.2 Tài khoản sử dụng: TK 911 4.1.11.3 Kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh trong quý II/2013 (đvt:1000 đồng) Cuối kỳ, 30/06 kế toán tiến hành tổng hợp và kết chuyển DT thuần, DT HĐTC, thu nhập khác, giá vốn hàng bán, CP tài chính, CP bán hàng, CP QLDN, CP khác, CP thuế TNDN hiện hành sang TK 911. CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN Mẫu số S02c1 - DN THUỐC LÁ CỬU LONG Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI Qúy II năm 2013 Tài khoản: Xác định kết quả hoạt động kinh doanh Số hiệu: 911 Chứng từ ghi sổ Ngày, tháng Số Ngày, hiệu tháng 1 2 3 30/06 30/06 30/06 30/06 30/06 30/06 22 24 25 26 27 28 30/06 30/06 30/06 30/06 30/06 30/06 30/06 30/06 30/06 29 30 31 30/06 30/06 30/06 30/06 32 30/06 Diễn giải 4 - Dư đầu kỳ - Số phát sinh trong quý K/C DT thuần K/C giá vốn hàng bán K/C DT hoạt động tài chính K/C chi phí tài chính K/C chi phí bán hàng K/C chi phí quản lý doanh nghiệp K/C thu nhập khác K/C chi phí khác K/C chi phí thuế TNDN hiện hành K/C lãi - Tổng phát sinh - Dư cuối kỳ Số phát sinh TK đối ứng Nợ Có 5 6 7 511 632 515 635 641 642 711 811 821 421 x x 25.578.730 22.239.443 57.689 19.302 675.065 1.680.595 14.600 83 259.133 777.398 25.651.019 25.651.019 Ngày 30 tháng 06 năm 2013 Kế toán ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 50 - Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu Nợ TK 511 Có TK 3332 12.553.441 12.553.441 - Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác sang TK 911. Nợ TK 511 25.578.730 Nợ TK 515 57.689 Nợ TK 711 14.600 Có TK 911 25.651.019 - Kết chuyển các khoản chi phí sang TK 911 Nợ TK 911 24.614.488 Có TK 632 22.239.443 Có TK 635 19.302 Có TK 641 675.065 Có TK 642 1.680.595 Có TK 811 83 Lợi nhuận kế toán trước thuế: 25.651.019 - 24.614.488 = 1.036.531 Thuế TNDN phải nộp: 1.036.531 x 25% = 259.133 Nợ TK 8211 Có TK 3334 259.133 259.133 - Kết chuyển thuế TNDN sang TK 911 Nợ TK 911 Có TK 8211 259.133 259.133 Lợi nhuận kế toán sau thuế TNDN: 1.036.531 - 259.133 = 777.398 - Kết chuyển lợi nhuận sau thuế Nợ TK 911 Có TK 421 777.398 777.398 Hoạt động kinh doanh của Công ty có lãi trong quý II là: 777.398 51 - Sơ đồ hạch toán TK 3332 TK 911 TK 632 22.239.443 TK 511 12.553.441 TK 635 25.578.730 19.302 TK 641 TK 515 675.065 57.689 TK 642 1.680.595 TK 711 TK 811 14.600 83 TK 821 259.133 TK 421 777.398 25.651.019 25.651.019 Hình 4.1: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh quý II/2013 52 CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ CỬU LONG 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP. Vĩnh Long Mẫu số B02a - DN Ban hành theo số15/2006/QĐ–BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Qúy II năm 2013 Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Qúy II năm 2013 1 2 3 4 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 2. Các khoản giảm trừ 02 12.553.441 - Chiết khấu thương mại 04 - - Giảm giá hàng bán 05 - - Hàng bán bị trả lại 06 - - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp 07 12.553.441 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02) 10 25.578.730 4. Gía vốn hàng bán 11 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11) 20 6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 53 VI.27 38.132.171 22.239.443 3.339.287 VI.26 57.689 Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Qúy II năm 2013 7. Chi phí tài chính 22 VI.28 - Trong đó: lãi vay phải trả 23 19.302 8. Chi phí bán hàng 24 675.065 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 1.680.595 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)) 30 1.022.014 11. Thu nhập khác 31 14.600 12. Chi phí khác 32 83 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40 14.517 14. Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế (50 = 30 + 40) 50 1.036.531 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 259.133 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30 - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51- 52) 60 19.302 777.398 Vĩnh Long, ngày 30 tháng 06 năm 2013 Ngƣời lập biểu Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 54 Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG 4.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 2012 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty thuốc lá Cửu Long cung cấp từ đó đánh giá về các mặt hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thuốc lá Cửu Long trong 3 năm 2010 – 2012 được phản ánh qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở bảng 4.1. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta thấy có sự phát triển trong kinh doanh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng tương đối không ổn định qua các năm, điển hình là doanh thu hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng (giảm) không ổn định. Cụ thể qua bảng 4.2: tổng doanh thu (gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) năm 2010 so với năm 2011 tăng rất mạnh, tăng gần 34.292 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 34,26%. Nguyên nhân là do công ty có chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cải tiến chất lượng mẫu mã đa dạng. Sang năm 2012, tổng doanh thu giảm so với năm 2011 là 21.030 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 15,65%. Điều này cho thấy giá cả nguyên liệu đầu vào của nguyên liệu thuốc lá vẫn ở mức cao đẩy giá sản phẩm đầu ra phải cao mà sức tiêu thụ sản phẩm trên thị trường ở tốc độ chậm nên kéo theo doanh thu tiêu thụ giảm đáng kể. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng cao nhất so với năm 2010 và 2012. Doanh thu hoạt động tài chính qua các năm cũng tăng đều qua 3 năm với mức tăng trưởng tương đối cao. Các khoản thu nhập khác thì tăng nhưng không ổn định qua 3 năm. Chi phí qua 3 năm cũng có sự biến động, tổng chi phí công ty (gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác) năm 2011 tăng so với năm 2010 với tỷ lệ 34,08%. Sang năm 2012, thì tổng chi phí lại giảm với tỷ lệ 15,52% so với năm 2011, giảm 20.067 triệu đồng. Trong đó, chi phí tài chính và chi phí khác qua 3 năm giảm mạnh. Còn các chi phí như giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp thì có xu hướng tăng. 55 Bảng 4.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 151.102.727 190.081.597 163.547.199 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 51.335.189 56.264.980 51.028.963 51.335 56.264.980 51.028.963 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV (3 = 1 – 2) 99.767.538 133.816.617 112.518.236 4. Gía vốn hàng bán 88.994.655 118.741.103 98.463.734 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (5 = 3 – 4) 10.772.883 15.075.514 14.054.502 6. Doanh thu hoạt động tài chính 203.260 526.723 563.475 7. Chi phí tài chính 1.124.958 807.648 552.619 - Trong đó: Chi phí lãi vay 1.101.657 388.748 467.534 8. Chi phí bán hàng 1.071.397 1.796.364 2.812.364 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.260.760 7.993.965 7.442.382 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (10 = 5 + (6 – 7) – (8 + 9) 3.519.028 5.004.260 3.810.612 113.410 32.816 264.825 10.316 - - 103.094 32.816 264.825 3.622.122 5.037.076 4.075.437 902.187 1.279.057 1.106.594 - - - 2.719.935 3.758.019 2.968.843 - Thuế TTĐB phải nộp 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (13 = 11 – 12) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14 = 10 + 13) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (17 = 14 – 15 – 16) Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, giai đoạn 2010 – 2012. 56 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Chỉ tiêu Tổng doanh thu Tổng chi phí Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN Chênh lệch 2011/2010 Số tiền 2012/2011 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2010 2011 2012 100.084.208 134.376.156 113.346.536 34.291.948 34,26 (21.029.620) (15,65) 96.462.086 129.339.080 109.271.099 32.876.994 34,08 (20.067.981) (15,52) 3.622.122 5.037.076 4.075.437 1.414.954 39,06 (961.639) (19,01) 902.187 1.279.057 1.106.594 376.870 41,77 (172.463) (13,48) - - - - - - - 2.719.935 3.758.019 2.968.843 1.038.084 38,17 (789.176) (21,00) Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, giai đoạn 2010 – 2012 57 4.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Xét tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 thông qua chỉ tiêu tổng doanh thu, tổng chi phí, tổng lợi nhuận trước thuế so với 6 tháng đầu năm 2012 từ đó đưa ra nhận xét những kết quả công ty đạt được. Bảng 4.3: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 1. Doanh thu bán hàng và CCDV 88.910.391 75.124.074 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 28.291.390 25.196.827 - Thuế TTĐB phải nộp 28.291.390 25.196.827 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV (3 = 1 – 2) 60.619.001 49.927.247 4. Gía vốn hàng bán 53.251.702 44.040.054 7.367.299 5.887.193 6. Doanh thu hoạt động tài chính 502.622 72.725 7. Chi phí tài chính 327.916 233.053 - Trong đó: Chi phí lãi vay 327.916 233.053 8. Chi phí bán hàng 1.151.554 1.414.756 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.560.104 3.194.725 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (10 = 5 + (6 – 7) – (8 + 9) 2.830.347 1.117.382 30.672 233.540 - 138.907 30.672 94.633 2.861.019 1.212.015 715.304 303.004 - - 2.145.715 909.011 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV (5 = 3 – 4) 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác (13 = 11 – 12) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (14 = 10 + 13) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (17 = 14 – 15 – 16) Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, 6 tháng đầu năm 2012, 2013. 58 Bảng 4.4: Tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng doanh thu 61.152.295 50.2343.025 (10.919.270) (17,86) Tổng chi phí 58.291.276 49.021.495 (9.269.781) (15,90) 2.861.019 1.212.015 (1.649.004) (57,64) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, 6 tháng đầu năm 2012, 2013. Qua bảng phân tích tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long, ta thấy kết quả 6 tháng đầu năm 2013 giảm so với năm 2012. Cụ thể, tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm khoảng 10.919 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Tổng chi phí giảm khoảng 9.269 triệu đồng. Kết quả là tổng lợi nhuận kế toán trước thuế cũng giảm theo xấp xỉ 1.649 triệu đồng. Để lý giải tại sao doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty lại giảm như vậy ta tiến hành phân tích chi tiết từng khoản mục để hiểu rõ hơn. 4.2.3 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần 4.2.3.1 Tình hình doanh thu qua 3 năm 2010 – 2012 Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản trị luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động của doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của doanh nghiệp. Bảng 4.5: tổng hợp doanh thu giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về tình hình doanh thu. Tổng doanh thu qua 3 năm tăng biến động bất thường. Cụ thể, năm 2011 so với năm 2010 tổng doanh thu tăng khoảng 34.2932 triệu đồng. Đến năm 2012 thì tổng doanh thu lại giảm khoảng 21.030 triệu đồng. 59 Bảng 4.5: Tổng hợp doanh thu giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2011/2010 2010 1. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 2011 2012 Số tiền 2012/2011 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 99.767.538 133.816.617 112.518.236 34.049.079 34,13 (21.298.381) (15,92) 2. Doanh thu hoạt động tài chính 203.260 526.723 563.475 323.463 159,14 36.752 6,98 3. Thu nhập khác 113.410 32.816 264.825 (80.594) (71,06) 232.009 707,00 100.084.208 134.376.156 113.346.536 34.291.948 34,26 (21.029.620) (15,65) Tổng doanh thu Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, giai đoạn 2010 – 2012 60 a) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu qua các năm, là nguồn thu chủ yếu và chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2010, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt gần 99.768 triệu đồng. Sang năm 2011, doanh thu này chiếm gần 133.817 triệu đồng, tăng hơn 2010 khoảng 34.049 triệu đồng, tỷ lệ gia tăng của năm 2011 so với năm 2010 là 34,13%. Nguyên nhân là dẫn đến doanh thu năm 2011 tăng cao là do công ty hoạt động có hiệu quả, trong năm công ty đẩy mạnh khâu tiếp thị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ ở tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh lân cận, thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra. Doanh thu chiếm tỷ trọng lớn đó là doanh thu thuần trao đổi sản phẩm, hàng hóa; kế đến là doanh thu thuần trao đổi dịch vụ. Công ty hoạt động trong hình thức trao đổi chiếm phần lớn trên doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đến năm 2012, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xấp xỉ 21.298 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ giảm là 15,92%. Do ảnh hưởng của nền kinh tế đang lúc gặp khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm. Sự ảnh hưởng của các loại thuốc lá khác trong nước và ngoài nước làm sức mua giảm gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm thuốc lá của công ty. Sản phẩm không tiêu thụ được nhiều so với cùng kỳ năm trước. Nhưng so với năm 2010 thì tốc độ sản phẩm bán ra vẫn tăng nhưng tăng ít. b) Doanh thu hoạt động tài chính có nguồn thu chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay của công ty. Năm 2010, doanh thu hoạt động tài chính đạt 203 triệu đồng; đến năm 2011, doanh thu này so với năm 2010 tăng gần 323 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 159,14%. Công ty hoạt động đang có hiệu quả rõ rệt qua hình thức lãi tiền gửi ngân hàng và lãi cho vay trong 2 năm. Sang năm 2012, tình hình doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng nhưng với tốc độ chậm so với năm 2011, tỷ lệ chiếm 6,98%. Nguyên nhân do công ty giảm lượng tiền gửi ngân hàng nên doanh thu tài chính cũng giảm theo. c) Thu nhập khác: năm 2011 giảm từ 113 triệu đồng xuống còn khoảng 33 triệu đồng, tức giảm khoảng 80 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 lại có sự gia tăng mạnh so với năm 2011 là 232 triệu đồng. Điều này cho thấy có sự biến động mạnh do công ty đã thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (dây chuyền chế biến sợi, phương tiện vận tải, thiết bị) thu về khoản thu nhập khác cho công ty khá cao. Thêm vào đó công ty còn thu được các khoản nợ khó đòi của khách hàng được thu hồi. 61 4.2.3.2 Tình hình doanh thu qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Bảng 4.6: Tổng hợp doanh thu trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 1. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 2. Doanh thu hoạt động tài chính 3. Thu nhập khác Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm 2013/2012 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) 60.619.001 49.927.247 (10.691.754) (17,64) 502.622 72.725 (429.897) (85,53) 30.672 233.540 202.868 661,41 61.152.295 50.233.512 (10.918.783) (17,86) Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, 6 tháng đầu năm 2012, 2013. Xét từng khoản thu nhập thì trong 6 tháng đầu năm 2013 khoản thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu từ hoạt động tài chính đều giảm, chỉ có thu nhập khác tăng so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể năm 2012 doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt khoảng 60.619 triệu đồng, tăng hơn năm 2013 khoảng 10.692 triệu đồng. Doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm theo nhưng thu nhập khác năm 2012 lại tăng so với năm 2013 khoảng 203 triệu đồng. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 sản phẩm bán ra chậm, số lượng sản phẩm dự trữ trước tết của khách hàng còn tồn động nhiều hơn so với số lượng 6 tháng đầu năm 2012 nên họ không nhập nhiều như trước tết, một phần do giá các mặt hàng thuốc lá tiêu thụ trong nước như Roman xanh, goal,… cao hơn giá các mặt hàng thuốc lá khác. 4.2.4 Phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng 4.2.4.1 Tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng qua 3 năm 2010 – 2012 Qua mỗi năm công ty đều có sự thay đổi khác biệt về mẫu mã sản phẩm để biết được sản phẩm nào đang được ưa chuộng, sản phẩm nào không được ưa chuộng từ đó đưa ra kế hoạch sản xuất thật phù hợp cho thời gian tới. 62 Bảng 4.7: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Chỉ tiêu 2010 Số tiền Nhóm chủ yếu Chênh lệch 2011 Tỷ trọng Số tiền 2012 Tỷ trọng Số tiền 2011/2010 Tỷ trọng Số tiền 2012/2011 Tỷ lệ (%) Số tiền 129.728.321 88,07 142.310.881 80,05 127.743.240 79,90 12.582.560 Cửu Long A 9.097.850 6,18 11.830.292 6,65 11.303.020 7,07 2.732.442 30,03 (527.272) (4,46) Du lịch 1.100.000 0,75 1.226.219 0,69 1.157.864 0,72 126.219 11,47 (68.355) (5,57) Cửu Long 3 7.441.706 5,05 9.178.008 5,16 7.341.609 4,59 1.736.302 23,33 (1.836.399) (20,00) Cửu Long hộp 2.014.400 1,37 2.192.510 1,23 1.821.329 1,14 178.110 8,84 (371.181) (16,93) Cửu Long vàng 47.626.491 32,33 63.040.174 35,46 67.066.206 41,95 15.413.683 32,36 4.026.032 6,39 2.221.105 1,51 1.075.517 0,61 778.262 0,49 (1.145.588) (51,58) (297.255) (27,64) Bastion đỏ 53.021.903 35,99 49.101.650 27,62 38.274.950 23,94 (3.920.253) (7,39) (10.826.700) (22,05) Bastion tím 7.204.866 4,89 4.666.511 2,63 - - (2.538.355) (35,23) (4.666.511) (100) 16.923.625 11,49 33.594.129 18,90 26.012.390 16,27 16.670.504 98,50 (7.581.739) (22,57) 652.750 0,44 1.873.351 1,05 6.120.086 3,83 1.220.601 186,83 4.246.735 226,69 147.304.696 100 177.778.361 100 159.875.716 100 30.473.665 20,69 (17.902.645) (10,07) Roman xanh nội tiêu Nhóm gia công Nhóm mới Tổng 9,70 (14.567.641) Tỷ lệ (%) Nguồn: Báo cáo tiêu thụ lãi (lỗ) từng mặt hàng của công ty thuốc lá Cửu Long, giai đoạn 2010 – 2012 63 (10,24) Việc phân tích doanh thu theo cơ cấu mặt hàng sẽ giúp ta thấy rõ hơn tình hình tiêu thụ của từng mặt hàng trong công ty, từ đó giúp công ty có những giải pháp tốt hơn trong chiến lược kinh doanh. Thông qua bảng 4.7 ta thấy doanh thu theo cơ cấu mặt hàng được chia thành 3 nhóm: nhóm chủ yếu, nhóm gia công và nhóm mới. Trong 3 năm 2010 – 2012 thì nhóm chủ yếu chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng vai trò chủ lực trong tổng doanh thu. Trong năm 2010, nhóm chủ yếu chiếm tỷ trọng 88,07% trên tổng doanh thu. Trong đó mặt hàng Bastion đỏ và Cửu Long vàng đóng góp nhiều nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Cụ thể là mặt hàng Bastion đỏ chiếm 35,99% trên tổng doanh thu, mặt hàng Cửu long vàng chiếm 32,33% trên tổng doanh thu. Điều này cho thấy 2 mặt hàng này của công ty đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhóm gia công là nhóm mà công ty ký kết hợp đồng gia công với các công ty nước ngoài, nhóm này cũng chiếm tỷ trọng tương đối là 11,49% trên tổng doanh thu. Ngoài ra, công ty còn luôn tạo ra những sản phẩm mới để tăng tính đa dạng sản phẩm cho công ty như: Goal Menthol xuất khẩu, Goal @ Blue xuất khẩu…chiếm 0,44% trên tổng doanh thu. Sang năm 2011, các mặt hàng thuộc nhóm chủ yếu như: Cửu Long vàng, Bastion đỏ, Cửu Long A, Du Lịch… lại có xu hướng giảm, nhóm chủ yếu đạt 80,05% trên tổng doanh thu, mặt hàng Bastion đỏ giảm 27,62% đứng sau mặt hàng Cửu long vàng. Thay vào đó là sự gia tăng tiêu thụ của nhóm hàng gia công và nhóm mới. Năm 2011, công ty nhận nhiều hợp đồng từ đối tác ngoài nước để gia công xuất khẩu, tính theo tỷ lệ gia tăng so vơi năm 2010 thì mặt hàng này chiếm 98,50%. Còn mặt hàng mới cũng đang được công ty phát triển do năm 2010 sản xuất được sự ưa chuộng của khách hàng tăng. Tổng doanh thu trong năm này đạt mức cao nhất trong 3 năm là 177.778 triệu đồng, công ty đang hoạt động có hiệu quả trong chiến lược kinh doanh. Năm 2012, tình hình chung là tổng doanh thu có xu hướng giảm đi so với năm 2011 nhưng vẫn tương đối cao hơn năm 2010 gần 159.875 triệu đồng. Sự phát triển của mặt hàng Cửu long vàng đang chiếm ưu thế cao và không ngừng phát triển thông qua việc tăng tỷ trọng là 41,95%. Năm 2012, nguồn thu cho công ty việc nhận sản phẩm gia công và tạo ra sản phẩm mới lại tăng lên. 4.2.4.2 Tình hình doanh thu theo cơ cấu mặt hàng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Để thấy rõ sự biến động của từng mặt hàng ta tiến hành phân tích bảng 4.8. 64 Bảng 4.8: Doanh thu theo cơ cấu mặt hàng trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Chênh lệch 2012 Chỉ tiêu Số tiền Nhóm chủ yếu 2013 Tỷ trọng (%) Số tiền 2013/2012 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 71.203.216 82,28 62.438.959 85,31 (8.764.257) (12,31) 6.634.557 7,67 5.452.800 7,45 (1.181.757) (17,81) 793.500 0,92 585.750 0,80 (207.750) (26,18) Cửu Long 3 4.440.436 5,13 3.362.782 4,59 (1.077.654) (24,27) Cửu Long hộp 1.340.550 1,55 731.947 1,00 (608.603) (45,40) Cửu Long vàng 33.729.388 38,98 34.250.551 46,80 521.163 1,55 599.335 0,69 192.129 0,26 (407.206) (67,94) Bastion đỏ 23.665.450 27,35 17.863.000 24,41 (5.802.450) (24,52) Nhóm gia công 14.192.631 16,40 2.718.394 3,71 (11.474.237) (80,85) 1.139.313 1,32 8.035.096 10,98 6.895.783 605,26 86.535.160 100 73.192.449 100 (13.341) (15,42) Cửu Long A Du lịch Roman xanh nội tiêu Nhóm mới Tổng Nguồn: Báo cáo tiêu thụ lãi (lỗ) từng mặt hàng của công ty thuốc lá Cửu Long, 6 tháng đầu năm 2012, 2013. Sáu tháng đầu năm 2012, tình hình doanh thu có sự gia tăng mạnh chiếm 86.535 triệu đồng, tăng 13.341 triệu so với 6 tháng đầu năm 2013. Việc tăng doanh thu này chủ yếu là từ nhóm hàng gia công, các mặt hàng tiêu thụ trong nước thuộc nhóm chủ yếu tiêu thụ chậm lại do chịu sự canh tranh của các mặt hàng thuốc lá của các đối thủ cạnh tranh khác trong và ngoài nước đẩy sức tiêu thụ thuốc lá của công ty không tăng cao được. Vì vậy, công ty chuyển sang việc nhận gia công sản phẩm và tiếp tục đầu tư tạo ra sản phẩm mới nhằm tạo ra sự đa dạng sản phẩm. Riêng đối với mặt hàng trong nước là Cửu Long vàng có xu hướng tăng lên do sản phẩm đang được ưa chuộng cao trong nước. 4.2.5 Phân tích tình hình chi phí 4.2.5.1 Tình hình chi phí qua 3 năm 2010 – 2012 Trong 3 năm vừa qua, tổng chi phí qua mỗi năm cũng tăng lên không ít. 65 Bảng 4.9: Tổng hợp chi phí giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2011/2010 2010 2011 Số tiền 2012 2012/2011 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Gía vốn hàng bán 88.994.655 118.741.103 98.463.734 29.746.448 33,42 (20.277.369) (17,08) 2. Chi phí tài chính 1.124.958 807.648 552.619 (317.310) (28,21) (255.029) (31,58) 3. Chi phí bán hàng 1.071.397 1.796.364 2.812.364 724.967 67,67 1.016.000 56,56 4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.260.760 7.993.965 7.442.382 2.733.250 51,95 (551.583) (6,90) 10.316 - - (10.316) - - - 96.462.086 129.339.080 109.271.099 32.876.994 34,08 (20.067.981) (15,52) 5. Chi phí khác Tổng chi phí Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, giai đoạn 2010 – 2012 66 a) Giá vốn hàng bán: là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và tác động đến lợi nhuận của công ty. Giá vốn hàng bán năm 2010 khoảng 88.995 triệu đồng. Giá vốn hàng bán năm 2011 so với năm 2010 tăng rất cao với số tiền khoảng 29.746 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 33,42%. Đến năm 2012, giá vốn hàng bán chiếm khoảng 98.464 triệu đồng. Giá vốn hàng bán năm 2012 lại giảm với tỷ lệ giảm 17,08% so với năm 2011, nhưng so với năm 2010 thì giá vốn hàng bán vẫn tăng. Giá vốn hàng bán chủ yếu hình thành từ: giá vốn của hàng hóa đã bán, giá vốn của thành phẩm đã bán, giá vốn của dịch vụ đã cung cấp. Nguyên nhân dẫn đến giá vốn hàng bán tăng là do chi phí đầu vào nguyên liệu tăng cao, tiền thuê nhân công tăng. b) Chi phí tài chính: khoản chi phí này của công ty được hình thành chủ yếu từ lãi tiền vay mà công ty phải trả cho những khoản vay trong quá trình hoạt động kinh doanh. Năm 2010 chiếm khoảng 1.125 triệu đồng. Sang năm 2011, chi phí này giảm khoảng 317 triệu đồng. Năm 2012 chi phí này tiếp tục giảm xuống 255 triệu đồng so với năm 2011. Nguyên nhân là do công ty hoạt động có lợi nhuận bù đắp được các khoản nợ vay từ phía ngân hàng. c) Chi phí bán hàng: 3 năm vừa qua, công ty đã chi cho chi phí bán hàng khá cao. Cụ thể là năm 2010, 2011, 2012 đều tăng lên. Nguyên nhân do công ty gia tăng chi phí bao bì, đóng gói thành phẩm do cải tiến mẫu mã. Công ty chi tiền cho các hoạt động vận chuyển hàng đi bán, quảng cáo, hỗ trợ giao hàng đến kho cho khách hàng mua hàng tại công ty. Năm 2012 do mở rộng sản xuất thêm một số mặt hàng mới nên công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm mới tăng lên. d) Chi phí quản lý doanh nghiệp: là loại chi phí cố định ít biến động theo quy mô sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỷ trọng qua 3 năm vẫn có tốc độ tăng. Nguyên nhân là do trong năm công ty chi thêm trang thiết bị văn phòng, máy móc, đồ dùng, tiền chi trả nhân viên tăng, số lượng nhân viên quản lý và công nhân tăng nên tăng thêm tiền lương, mức lương tối thiểu tăng lên qua các năm khác nhau để đảm bảo đời sống của họ, các dịch vụ mua ngoài như: điện , nước.. tăng mạnh. e) Chi phí khác: khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí nên ảnh hưởng của nó khi biến động sẽ gây ảnh hưởng không nhiều đến chi phí của công ty. 4.2.4.2 Tình hình chi phí qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Tổng hợp từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 thì tình hình chi phí 6 tháng đầu năm 2013 cũng 67 giảm so với năm 2012 giống như tình hình doanh thu 6 tháng đầu năm 2012, 2013. Bảng 4.10: Tổng hợp chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 2012 2013 Số tiền 53.251.702 44.040.054 (9.211.648) (17,30) 2. Chi phí tài chính 327.916 233.053 (94.863) (28,93) 3. Chi phí bán hàng 1.151.554 1.414.756 263.202 22,86 4. Chi phí QLDN 3.560.104 3.194.725 (365.379) (10,26) - 138.907 138.907 - 58.291.276 49.021.495 (9.269.781) (15,90) 1. Gía vốn hàng bán 5. Chi phí khác Tổng chi phí Tỷ lệ (%) Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, 6 tháng đầu năm 2012, 2013. Qua bảng 4.10 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 có những khoản chi phí giảm hơn so với 6 tháng đầu năm 2012 như: gía vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tổng chi phí từ năm 2013 giảm gần 9.270 triệu đồng so với năm 2012. Cụ thể là giá vốn hàng bán năm 2013 so với năm 2012 giảm khoảng 17,30%. Chi phí tài chính năm 2013 so với năm 2012 giảm 28,93%. Từ kết quả trên cho thấy nguyên nhân do sản phẩm thuốc lá đang tiêu thụ khó khăn, chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh gay gắt của nhiều loại thuốc lá trên thị trường, doanh thu sản phẩm bán ra giảm kéo theo chi phí giá vốn hàng bán và chi phí tài chính giảm theo. 4.2.6 Phân tích tình hình lợi nhuận 4.2.6.1 Tình hình lợi nhuận qua 3 năm 2010 – 2012 Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế rất quan trọng, việc phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa là nội dung trọng tâm của phân tích hoạt động kinh doanh. Chỉ có phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Với ý nghĩa quan trọng như trên, ta sẽ phân tích tình hình lợi nhuận của công ty thuốc lá Cửu Long trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012. 68 Bảng 4.11: Tổng hợp lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính:1000 đồng Chỉ tiêu Lợi nhuận gộp về BH và CCDV Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chênh lệch Năm 2011/2010 2012 Số tiền 2012/2011 Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 2010 2011 10.772.883 15.075.514 14.054.502 4.302.631 39,94 (1.021.012) (6,77) 3.622.122 5.037.076 4.075.437 1.414.954 39,06 (961.639) (19,09) Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, giai đoạn 2010 – 2012 69 Qua bảng 4.11 ta thấy tổng lợi nhuận của công ty trong 3 năm biến động khác nhau. Cụ thể là lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 so với năm 2010 tăng gần 4.303 triệu đồng, tỷ lệ tăng 39,94%. Năm 2012 so với năm 2011 giảm 1.021triệu đồng, tỷ lệ giảm xuống khoảng 6,77%. Tuy tốc độ tăng không đều nhưng qua các năm lợi nhuận gộp đều có xu hướng tăng chứng tỏ công ty hoạt động ngày càng tốt. Trong năm 2011 do hoạt động kinh doanh có hiệu quả nên đã đem lại lợi nhuận rất cao cho công ty làm cho tổng lợi nhuận trước thuế tăng cao hơn so với năm 2010 và năm 2012. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.414 triệu đồng, tỷ lệ tăng 39,06%, sang năm 2012 thì lợi nhuận này giảm 19,10% so với năm 2011. Do năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua mỗi năm không ổn định. Nguyên nhân do có khoản doanh thu tăng đột biến từ các hoạt động bán hàng như bán các mặt hàng: Vicel xuất khẩu, Cửu Long vàng. Năm 2010 và 2012 lợi nhuận không cao như năm 2011 nhưng công ty đã cố gắng khắc phục khó khăn do khủng hoảng tài chính và tình hình suy giảm kinh tế gây ra trong thời gian những năm vừa qua. Điều này cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả. 4.2.6.2 Tình hình lợi nhuận qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 Nhìn chung, tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 biến động rõ rệt thể hiện qua bảng 4.12. Bảng 4.12: Tổng hợp lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2012, 2013 của công ty thuốc lá Cửu Long Đơn vị tính: 1000 đồng Chênh lệch Năm Chỉ tiêu 2013/2012 2012 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 7.367.299 5.887.193 (1.480.106) (20,09) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.861.019 1.212.015 (1.649.004) (57,64) Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, 6 tháng đầu năm 2012, 2013. 70 Qua kết quả bảng 4.12 ta nhận thấy tổng lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm 2013 chỉ đạt 1.212 triệu đồng, giảm 1.649 triệu đồng, tỷ lệ giảm 57,64% so với 6 tháng đầu năm 2012. Điều này cho thấy công ty không hoàn thành vượt định mức tổng lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm 2012. Lợi nhuận trước thuế của 6 tháng đầu năm 2013 giảm do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm so với năm 2012, bên cạnh đó các khoản chi phí tăng (giảm) một cách biến động nên làm lợi nhuận giảm. Do đó, công ty cần xem lại các khoản chi phí từ đó có hướng khắc phục để tăng lợi nhuận ở cuối năm. 4.2.7 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh Các tỷ số khả năng sinh lợi luôn được nhà quản trị, các nhà đầu tư quan tâm, chủ yếu là cơ sở quản trị để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức độ sinh lời của công ty. Ta tiến hành phân tích thông qua bảng 4.13. Bảng 4.13: Tỷ số về khả năng sinh lợi giai đoạn 2010 - 2012 của công ty thuốc lá Cửu Long. Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 Bình quân toàn ngành sản xuất – kinh doanh (2011) * Doanh thu thuần (1) 1000 đồng 99.767.538 133.816.617 112.518.236 - Tổng tài sản bình quân (2) 1000 đồng 83.727.955 91.069.301 92.798.849 - Vốn chủ sở hữu bình quân (3) 1000 đồng 53.058.625 54.593.942 55.546.853 - Lợi nhuận sau thuế (4) 1000 đồng 2.719.935 3.758.019 2.968.843 - % 2,73 2,81 2,64 4,00 Tỷ số LN / tổng tài sản bình quân (ROA) (4)/(2) % 3,25 4,13 3,20 4,00 Tỷ số LN / vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) (4)/(3) % 5,13 6,88 5,34 8,00 Tỷ số LN / DTT (4)/(1) (ROS) Nguồn: Bảng báo cáo tài chính của công ty thuốc lá Cửu Long, giai đoạn 2010 – 2012 và cophieu68.com năm 2011 71 4.2.7.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ số naỳ cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Dựa vào kết quả ở bảng 4.13 ta thấy năm 2010 tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là 2,73%, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 2,73 đồng lợi nhuận; năm 2011 thông qua tỷ số này ta thấy công ty đạt mức lợi nhuận tương đối cao so với năm 2010 là 2,81%, tức là cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 2,81 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân tăng lên do tình hình tiêu thụ sản phẩm trong năm được mở rộng, ký kết thêm nhiều hợp đồng tiêu thụ, gia công với các công ty trong và ngoài nước công ty khiến lợi nhuận cao hơn trước. Nhưng đến năm 2012 tỷ số này lại giảm so với năm 2011, nghĩa là chỉ có 2,64 đồng lợi nhuận đạt được khi công ty thu được 100 đồng doanh thu. Do tốc độ tăng doanh thu chậm hơn chi phí dẫn đến lợi nhuận năm 2012 giảm hơn năm 2011. Khi so sánh tỷ số sinh lời trên doanh thu của công ty năm 2011 so với tỷ số toàn ngành năm 2012 thì ta thấy tỷ số của công ty thấp hơn tỷ số bình quân toàn ngành (2,81% < 4%), tỷ số công ty thấp hơn cho thấy công ty đang hoạt động kinh doanh đạt hiệu thấp so với toàn ngành là 1,19%. Vì vậy công ty nên chủ động tìm nguồn nguyên liệu trong nước khi có nguồn tin giá cả sắp tăng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. 4.2.7.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản, nó cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của công ty năm 2011 cao nhất so với năm 2010 và năm 2012, cụ thể là 4,13%. Đây là con số biểu hiện công ty sử dụng tài sản hiệu quả nhất trong 3 năm. Con số này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 4,13 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân do công ty đã quan tâm đến việc phân bổ, sử dụng tài sản có hiệu quả hơn làm tăng khả năng sinh lời. Năm 2012, tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản chỉ đạt 3,20%, giảm 0,93% so với năm 2011, nghĩa là trong năm 2012 cứ 100 đồng tài sản đem đầu tư thì lợi nhuận ròng mà công ty thu được chỉ có 3,20 đồng. Qua đó, ta thấy khả năng làm ra lợi nhuận của công ty không khả quan cho lắm. Công ty cần xem xét và đánh giá lại việc sử dụng tài sản đã hợp lý chưa trong khi quy mô tài 72 sản tăng lên mà kết quả của tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân năm 2012 lại rất thấp so với năm 2010 và năm 2011. Khi so sánh chung với bình quân toàn ngành năm 2011 thì tỷ số của công ty lại cao hơn tỷ số bình quân toàn ngành là 0,13% (4,13 > 4). Điều này chứng to rằng công ty sử dụng tài sản có hiệu quả hơn năm 2010, 2012 và kiểm soát được những khoản chi phí tăng thêm. Công ty còn tiết kiệm được một số chi phí thông qua việc sửa chữa tài sản cố định làm tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tăng lên. 4.2.7.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đầu tư. Nhìn chung, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm có sự tăng giảm không đều. Năm 2010, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt 5,13%, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 5,13 đồng lợi nhuận, năm 2011 thì tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 6,88%, tăng 1,75% so vơi năm 2010; con số này nói lên cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 6,88 đồng lợi nhuận vì công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn so với năm 2010. Sang năm 2012, tỷ số này lại giảm xuống còn 1,54% so với năm 2011, tức đạt 5,34%. Nói lên cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem chỉ mang lại 5,34 đồng lợi nhuận, so với năm 2011 thì thấp hơn 1,54 đồng. Kết quả trên cho thấy, khi vốn chủ sở hữu ngày càng tăng thì lợi nhuận mang lại không được cao so với số vốn chủ sở hữu đã đầu tư. Kết quả so sánh tỷ số của công ty với tỷ số bình quân toàn ngành sản xuất kinh doanh năm 2011 cho thấy tỷ số của công ty thấp hơn 1,12%, tức là (6,88% < 8%). Mặc dù qua 3 năm thì năm 2011 là cao nhất nhưng so với toàn ngành nó còn chiếm vị trí không cao lắm. Công ty cần đưa ra nhiều biện pháp hiệu quả hơn để công ty có lợi nhuận cao bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong những năm tiếp theo. 73 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY 5.1.1 Nâng cao bộ máy công tác kế toán Hiện nay, các máy in trong phòng kế toán luôn xảy ra tình trạng bị lỗi không in được do quá cũ, mặc dù có qua sửa chữa nhiều lần nhưng vẫn không đáp ứng tốt cho việc in ấn tài liệu trong phòng kế toán. Công ty cần xem xét lại để thay thế mua mới một số máy in nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cho công việc được đảm bảo tốt hơn. 5.1.2 Xây dựng chính sách tiêu thụ sản phẩm Hiện nay, đời sống người tiêu dùng được cải thiện, thu nhập ngày càng nâng cao nên đã chuyển sang tiêu dùng những loại thuốc lá có giá trị cao, nổi tiếng; trong khi đó sản phẩm của công ty thuốc lá Cửu Long sản xuất chủ yếu phục vụ cho những đối tượng có thu nhập trung bình. Do đó, công ty cần xây dựng những chính sách đa dạng hóa sản phẩm để mở rộng thị trường, cạnh tranh với các sản phẩm thuốc lá ngoại. Thuốc lá là mặt hàng có hại cho sức khỏe cho người tiêu dùng nên pháp luật có nhiều quy định nghiêm ngặt hơn trong việc sản xuất thuốc lá, ý thức của người tiêu dùng ngày càng cao nên cũng làm giảm lượng bán sản phẩm. Công ty phải có chiến lược thay đổi mẫu mã cho từng sản phẩm, mẫu mã mới phải được thiết kế dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường sao cho phù hợp với yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng sản phẩm. Công ty cũng nên tập trung vào sản xuất những sản phẩm mang tính phân cấp: sản phẩm trung bình, sản phẩm cao cấp. Tăng cường công tác thu thập, phản ánh ý kiến của khách hàng để có những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Chất lượng sản phẩm cũng mang tính quyết định uy tín kinh doanh công ty, tạo thương hiệu trong lòng người tiêu dùng cũng cần được quan tâm. Bằng chính thế mạnh của mình, công ty luôn tập trung nguồn lực để giữ vững, phát triển thị trường tiêu thụ truyền thống và mặt khác tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường cho các sản phẩm mới. Chủ động phối hợp với công ty Xuất nhập khẩu thuốc lá tìm kiếm thị trường, tăng cường quan hệ khách hàng để mở rộng thị trường xuất khẩu. 74 5.1.3 Đánh giá về đối thủ cạnh tranh Công ty hoạt động phải quan tâm đến đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, công ty thuốc lá Cửu Long là công ty con của tổng công ty thuốc lá Việt Nam chịu sự cạnh tranh bởi các công ty thuốc lá trong nước và ngoài nước rất gay gắt. Do có vị trí khá thuận lợi nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, nơi có tiềm năng để phát triển thị trường tiêu thụ thuốc lá trong thời gian tới cho các sản phẩm mới. Đồng thời, công ty chịu sự cạnh tranh của các công ty thuốc lá lân cận như: công ty thuốc lá An Giang, công ty thuốc lá Bến Tre, công ty thuốc lá Long An,… nên công ty cần tìm hiểu rõ thông tin bên trong và bên ngoài, tích cực xây dựng chiến lược kinh doanh mới mục đích nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh, phát huy thế mạnh sản phẩm công ty hiện có để đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của mình. Ngoài ra, công ty cần có chính sách liên kết tốt với các công ty trong nước và Nhà nước để hạn chế, chống lại sự xâm nhập thị trường chiếm thị phần của các công ty thuốc lá ngoại. 5.1.4 Giảm giá vốn sản phẩm Công ty cần sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên liệu trong sản xuất, bao bì đóng gói, dự trữ bảo quản, sửa chữa bằng cách định mức tiêu hao nguyên liệu có khoa học, quản lý chặt chẽ và sử dụng lại các phế liệu phế phẩm nhằm tiết kiệm chi phí nguyên liệu cho một sản phẩm hàng hóa hay một khối lượng công việc hoàn thành. Phấn đấu nâng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu nội địa nhằm giảm bớt chi phí đầu vào. Ngoài ra, chú ý nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu qua chế biến để ổn định chất lượng sản phẩm, giảm hao hụt nguyên liệu trong quá trình sản xuất. Để làm được điều đó, công ty đang đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu trồng thuốc lá nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu thiếu hụt. Công ty nên chủ động tìm thu mua nguồn nguyên liệu trong nước ở những khu vực của các hộ cá thể với giá thấp, ổn định mà vẫn đảm bảo đủ chất lượng, số lượng nguyên liệu theo yêu cầu dự trữ trong kho giúp giảm bớt phụ thuộc và từng bước thay thế nguyên liệu ngoại nhập, giảm chi phí nguyên vật liệu làm hạ giá thành sản phẩm; hạn chế việc mua nguyên liệu với giá cao khi giá bán sản phẩm không tăng, làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình tiêu thụ. 5.1.5 Sử dụng hiệu quả, hợp lý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Khi doanh thu bán hàng tăng đồng nghĩa với việc gia tăng chi phí nên công ty nên hạn chế các khoảng chi phí thông qua việc sử dụng tối đa công 75 suất của máy móc, thiết bị sản xuất, chuyên chở hàng hóa của xe tải đến kho của khách hàng. Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp công ty cũng cần quản lý tốt tình hình sử dụng điện thông qua việc sử sụng các thiết bị thắp sáng phân xưởng làm việc, tắt điện khi không cần thiết, sử dụng nước hiệu quả nhằm tránh tình trạng lãng phí. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các thiết bị phục vụ trong phân xưởng để có giải pháp thích hợp. Phân công đúng người, đúng việc, phân phối cơ cấu lao động hợp lý ở từng bộ phận. 5.1.6 Các biện pháp khác Hợp tác, giao lưu, mở rộng quan hệ với các công ty thuốc lá trong nước để tạo thế mạnh trong việc nâng cao sản phẩm, đẩy mạnh chiến lược xâm nhập thị trường xuất khẩu, hợp tác gia công sản phẩm ra nước ngoài để mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo sức cạnh tranh và phát huy thế mạnh tiềm năng hiện có. Thực hiện các chính sách khen thưởng, kỷ luật hợp lý trong công ty, đào tạo nguồn nhân lực tiềm năng góp phần nâng cao lợi nhuận cho công ty. 76 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể tồn tại và phát triển trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đòi hỏi công ty thuốc lá Cửu Long phải luôn tự hoàn thiện và có chiến lược kinh doanh hợp lý. Vì thế, công ty thuốc lá Cửu Long luôn thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của Bộ Tài Chính đưa ra. Mặt khác, tập thể ban lãnh đạo, cán bộ và nhân viên công ty đã không ngừng cố gắng phấn đấu để mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh, công việc kế toán luôn được thực hiện một cách kịp thời, chặt chẽ từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cũng nhờ vào bộ máy kế toán công ty gọn nhẹ, xử lý công việc có hiệu quả. Sản phẩm công ty đang bị cạnh tranh trên thị trường nên tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận còn biến động qua từng năm. Những biến động đó là do lợi nhuận mang lại trong năm không bù đắp được hết những khoản chi phí phát sinh trong công ty. Kết quả phân tích số liệu của Công ty thuốc lá Cửu Long qua ba năm 2010 - 2012, ta nhận thấy công ty hoạt động đều tạo ra lợi nhuận nhưng hiệu quả chưa cao, tốc độ tăng, giảm lợi nhuận không ổn định qua các năm. Các chỉ tiêu tài chính của công ty vẫn đang duy trì khả năng sinh lời để hoạt động có hiệu quả. Do đó, công ty cần phải tiếp tục giữ vững các chỉ tiêu này và phát huy mặt mạnh để đạt hiệu quả. Công ty đã cố gắng tạo ra nhiều mặt hàng thuốc lá đa dạng để đẩy thu hút sự chú ý của khách hàng. Nguồn thu chủ yếu từ hoạt động kinh doanh của công ty thuốc lá Cửu Long là kinh doanh tiêu thụ thuốc lá trong nước. Bên cạnh đó, công ty thuốc lá Cửu Long cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty thuốc lá giữa các công ty trong ngành và các loại thuốc lá ngoại nhập lậu trên thị trường. Nắm được những thế mạnh và những hạn chế đó, công ty cần có những chiến lược kinh doanh mới trong việc đưa ra những kế hoạch kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn, từng thời kỳ hoạt động. Đẩy mạnh công tác chiếm lĩnh thị phần, tạo thương hiệu vững chắc cho công ty nói riêng ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long và nói chung trong cả nước. Cần sử dụng có hiệu quả hơn nữa tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty để đạt được lợi nhuận hiệu quả hơn trong thời gian tới. 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Năng Phúc, 2003. Phân tích kinh doanh – Lý thuyết và thực hành. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài Chính. 2. Phan Đức Dũng và Nguyễn Thị Mỵ, 2006. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Nhà xuất bản Thống kê. 3. Phan Đức Dũng, 2008. Bài tập và bài giải Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Thống kê. 4. Võ Văn Nhị, Nguyễn Ngọc Dung, Trần Anh Hoa, Nguyễn Xuân Hưng, 2006. Kế toán tài chính. Nhà xuất bản Tài chính. 5. Trần Quốc Dũng, 2007. Giáo trình kế toán tài chính. Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ. 6. Phạm Huy Đoán, 2012. Hệ thống kế toán Việt Nam hướng dẫn thức hành chế độ kế toán doanh nghiệp về ghi sổ kế toán theo các hình thức kế toán, bài tập và phương pháp lập báo cáo tài chính. Nhà xuất bản Tài Chính. 7. Trang web của bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn 8. Trang web của bộ công thương: http://www.moit.gov.vn 78 PHỤ LỤC CÔNG TY TNHH MTV THUỐC LÁ CỬU LONG Mẫu số B01 – DN 4D Nguyễn Trung Trực, P8, TP.Vĩnh Long Ban hành theo QĐ số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012 Đơn vị tính: 1000 đồng TÀI SẢN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm (1) (2) (3) (4) (5) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN (100 = 110 + 120 + 130 + 140 + 150) 100 72.795.561 96.308.962 3.718.392 33.420.635 3.718.392 33.420.635 - - - - - - - - I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 1. Tiền 111 2. Các khoản tương đương tiền 112 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 12.957.072 25.082.059 1. Phải thu khách hàng 131 10.420.175 17.002.984 2. Trả trước cho người bán 132 29.000 29.000 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 - - 4, Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 134 - - 5. Các khoản phải thu khác 135 2.507.897 8.050.074 6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 139 - - IV. Hàng tồn kho 140 56.040.552 37.748.748 1. Hàng tồn kho 141 56.040.552 37.748.748 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - V. Tài sản ngắn hạn khác 150 79.545 57.520 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - 21.09721 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 - - 3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 154 77.545 25.423 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 2.000 11.000 79 V.01 V.02 V.03 V.04 V.05 TÀI SẢN B. TÀI SẢN DÀI HẠN (200 = 210 + 220 + 240 + 250 + 260) Mã số Thuyết minh 200 Số cuối năm Số đầu năm 7.668.715 8.824.460 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 - - 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 - - 2. Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 212 - - 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 V.06 - - 4. Phải thu dài hạn khác 218 V.07 - - 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 - - II. Tài sản cố định 220 7.282.168 8.444.166 1. TSCĐ hữu hình 221 4.700.421 5.719.944 - Nguyên giá 222 40.226.766 38.885.350 - Giá trị hao mòn lũy kế 223 (35.526.345) (33.165.406) 2. TSCĐ thuê tài chính 224 - - - Nguyên giá 225 - - - Gía trị hao mòn lũy kế 226 - - 3. TSCĐ vô hình 227 2.581.747 2.724.223 - Nguyên giá 228 3.163.147 3.163.147 - Gíá trị hao mòn lũy kế 229 (581.401) (438.926) 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 - - III. Bất động sản đầu tƣ 240 V.12 - - - Nguyên giá 241 - - - Gíá trị hao mòn lũy kế 242 - - IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 176.715 261.800 1. Đầu tư vào công ty con 251 - - 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 - - 3. Đầu tư dài hạn khác 258 1.825.000 1.825.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn 259 (1.648.285) (1.563.200) V. Tài sản dài hạn khác 260 209.832 118.494 1. Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 209.832 118.494 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 V.21 - - 3. Tài sản dài hạn khác 268 - - Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) 270 80.464.276 105.133.422 80 V.08 V.09 V.10 V.13 NGUỒN VỐN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm A. NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 330) 300 24.607.054 49.896.938 I. Nợ ngắn hạn 310 24.607.054 49.401.568 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 7.502.961 24.500.000 2. Phải trả cho người bán 312 5.578.794 5.478.288 3. Người mua trả tiền trước 313 - - 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 7.648.173 13.069.998 5. Phải trả người lao động 315 1.363.679 2.295.566 6. Chi phí phải trả 316 79.620 192.081 7. Phải trả nội bộ 317 - - 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 318 - - 9. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 319 3.197.227 3.188.387 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 - - 11. Qũy khen thưởng, phúc lợi 323 1.036.599 675.249 II. Nợ dài hạn 330 - 1. Phải trả dài hạn người bán 331 - - 2. Phải trả dài hạn nội bộ 332 - - 3. Phải trả dài hạn khác 333 - - 4. Vay và nợ dài hạn 334 V.20 - - 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 V.21 - - 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - 495.370 7. Dự phòng phả trả dài hạn 337 - - 8. Doanh thu chưa thực hiện 338 - - 9. Qũy phát triển khoa học và công nghệ 339 - - B. VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 + 430) 400 55.857.222 55.236.484 I. Vốn chủ sở hữu 410 55.857.222 55.236.484 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 47.164.000 41.096.239 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 - - 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - 4. Cổ phiếu ngân quỹ 414 - - 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 - - 81 V.15 V.16 V.17 V.18 V.19 V.22 495.370495 NGUỒN VỐN Mã số Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 7. Qũy đầu tư phát triển 417 742.331 5.768.367 8. Qũy dự phòng tài chính 418 2.519.915 2.151.724 9. Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 2.968.842 3.758.018 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 2.462.134 2.462.134 12. Qũy hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 422 - - II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 - - 1. Nguồn kinh phí 432 - - 2. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - Tổng cộng nguồn vốn (400 = 300 + 400) 440 80.464.276 105.133.422 V.23 CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Chỉ tiêu Thuyết minh Số cuối năm Số đầu năm 1. Tài sản thuê ngoài - - 2. Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công - - 3. Hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi - - 4. Nợ khó đòi đã xử lý - - 5. Ngoại tệ các loại - - 6. Dự toán chi sự nghiệp, dự án - - Vĩnh Long, ngày 31 tháng 12 năm 2012 Ngƣời lập biểu (Ký, họ tên) Kế toán trƣởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 82 [...]... hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 2.1.2.11 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh a) Khái niệm Kế toán xác định kết quả kinh doanh là nhằm xác định kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động. .. chi phí kinh doanh đã bỏ ra và thu nhập kinh doanh đã thu về trong một kỳ hạch toán Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: kết quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; kết quả hoạt động tài chính; kết quả hoạt động bất thường 2.1.1.3 Vai trò của kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh Tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp và toàn... tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá Cửu Long làm nội dung nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài này nhằm đánh giá tình hình tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thuốc lá Cửu Long trong quý II/2013, bên cạnh còn phân tích và so sánh kết quả hoạt động kinh doanh. .. doanh của công ty qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thuốc lá Cửu Long - Phân tích so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng... số liệu do công ty cung cấp qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty thuốc lá Cửu Long 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU - Nguyễn Minh Thuận (2010) Kế toán tiêu thụ hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long, luận văn tốt nghiệp đại học, Đại Học Cần Thơ Dựa vào việc đánh... toán (Kế toán tổng hợp) – Kế toán giá thành Kế toán ngân hàng- Kế toán công nợ - Kế toán thanh toán Kế toán thuế Nguồn: Công ty thuốc lá Cửu Long Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động kế toán tài chính trong công ty, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, xử lý các vấn đề phát sinh trong kế toán. .. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái quát chung về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về tiêu thụ Tiêu thụ là quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và thu được tiền hoặc được khách hàng chấp nhận thanh toán 2.1.1.2 Khái niệm về xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kế toán xác định kết quả kinh doanh là việc so... trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp 2.1.3.2 Nhiệm vụ - Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế - Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu. .. chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp TK 515 TK 811 Kết chuyển chi phí khác Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính TK 711 TK 821 Chi phí thuế TNDN Kết chuyển thu nhập khác TK 421 TK 421 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 15 2.1.3 Khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.3.1 Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là quá... việc xác định tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động kinh doanh có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp; là công cụ không thể thiếu cho công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công cụ này có chức năng cung cấp thông tin một cách chính xác và hữu ích cho doanh nghiệp, các nhà quản trị và đầu tư trong kinh doanh Xuất phát từ tầm quan trọng này, tôi quyết định chọn đề tài: Kế toán tiêu

Ngày đăng: 08/10/2015, 23:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan