2.1.5.1Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (R0S)
(2.1)
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng tốt.
2.1.5.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA)
(2.2)
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần ROS =
=
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân ROA =
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả việc sử dụng tài sản trong hoạt động kinh doanh của công ty và cũng là thước đo để đánh giá năng lực quản lý của ban lãnh đạo công ty.
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của tài sản, cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng tốt.
2.1.5.3 Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)
(2.3)
Chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn. Tỷ suất này phản ánh mức sinh lợi của vốn: một đồng vốn sau khi đưa vào kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao sẽ cho biết công ty sử dụng vốn có hiệu quả vì vốn sinh ra lợi nhuận cao.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và chứng từ qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Trong đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp so sánh (số tuyệt đối, số tương đối) để phân tích chi tiết theo từng nội dung cụ thể để phân tích số liệu trong từng mục tiêu nghiên cứu.
2.2.2.1 Phương pháp so sánh số tương đối
Phương pháp so sánh tương đối là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu cần phân tích so với chỉ tiêu gốc để thực hiện mức độ hoàn thành kế hoạch của công ty, hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Công thức tính: (2.4) F = 0 1 F F x 100% - 100 Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân ROE =
Trong đó:
F : Tỷ lệ phần trăm gia tăng giữa 2 kỳ F1 : Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích F0 : Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc
2.2.2.2 Phương pháp so sánh số tuyệt đối
Phương pháp so sánh tuyệt đối là hiệu số của hai chỉ tiêu là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc, chẳn hạn như so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa việc thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.
Công thức tính:
(2.5)
Trong đó:
F : Trị số chênh lệch giữa 2 kỳ F1 : Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích F0 : Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc
CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY 3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 3.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển 3.1.1.1 Giới thiệu về công ty
- Tên đầy đủ: “Công ty TNHH một thành viên Thuốc Lá Cửu Long”. - Tên viết tắt: “Công ty thuốc Lá Cửu Long”.
- Tên giao dịch quốc tế: “Cuu Long Tabaco Company Limited”. - Tên viết tắt: “Vinataba Cuu Long”.
- Giám đốc: Trần Khải Hoàng
- Trụ sở chính đặt tại số: 4D – Nguyễn Trung Trực – P8 – Thị Xã Vĩnh Long – Tĩnh Vĩnh Long.
- Điện thoại: 070.823.165 – 070.822.692; Fax: 070.827.572
- Tài khoản tiền đồng VN: 701A.0005 tại Ngân hàng Công Thương Vĩnh Long.
- Tài khoản ngoại tệ: 362.111.3700967 tại Ngân hàng Công Thương TP HCM.
- Mã số thuế: 1500171823-1
- Hình thức sở hữu vốn: 100% vốn của nhà nước. - Vốn điều lệ: 40.244.000.000 đồng
3.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
- Qua chủ trương của nhà nước cùng với sự chấp thuận của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long ngày 20/04/1985, ký quyết định thành lập “Xí Nghiệp Thuốc Lá Cửu Long”, trên cơ sở cải tạo tổ hợp sản xuất thuốc lá tư nhân và các tổ chức đời sống của các ban ngành trong tỉnh gồm về một đầu mối để tổ chức sản xuất và quản lý dưới hình thức xí nghiệp quốc doanh của tỉnh.
- Khi mới thành lập xí nghiệp với cơ sở vật chất hầu như không có gì và được nhà nước đầu tư xây dựng cơ bản, lúc đầu chỉ là một phân xưởng nhỏ được xây dựng trên một khu đất bỏ hoang um tùm, mặc dù gặp nhiều khó
khăn về vốn, mặt bằng,… nhưng ban lãnh đạo đã chủ động tìm mọi biện pháp khắc phục, từng bước đưa xí nghiệp đi vào hoạt động. Lúc đầu xí nghiệp sản xuất theo quy trình thủ công, bán thủ công sản lượng không đạt quá 10.000 bao/ngày. Nhưng xí nghiệp đã phấn đấu hết mình, hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất cũng như làm tròn nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước, đồng thời cũng tích lũy được vốn để đầu tư cải tiến mở rộng sản xuất, tốc độ phát triển của xí nghiệp mỗi năm một tăng.
- Nhận thấy xí nghiệp hoạt động có hiệu quả và để tạo điều kiện cho xí nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã, hình thức nhằm giữ vững và mở rộng thị trường để đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Đầu năm 1989, UBND Tỉnh và Ngân Hàng chấp thuận cho xí nghiệp vay vốn để đầu tư thêm máy móc thiết bị. Song song với việc trang bị máy móc thiết bị, xí nghiệp cũng tiến hành xây dựng nhà xưởng sản xuất, kho chứa nguyên phụ liệu, phòng làm việc,…bằng nguồn vốn tự có. Cũng cùng thời điểm này, xí nghiệp được UBND tỉnh đổi tên thành “Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long” và là thành viên chính thức của Hiệp Hội Thuốc Lá Việt Nam.
- Nhà máy tiếp tục củng cố lại đội ngũ cán bộ quản lý, đào tạo công nhân có trình độ tay nghề cao để phát huy hết công suất của máy móc, thiết bị, nhờ vậy mạng lưới tiêu thụ trong và ngoài tỉnh được mở rộng. Không bao lâu thì nhà máy đã hoàn trả được nợ vay ngân hàng do việc nhập máy móc, thiết bị. Ngoài việc góp phần tăng thu cho ngân sách, mỗi năm Nhà Máy đều bảo tồn và phát triển được vốn, cơ sở vật chất ngày càng mở rộng tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm ổn định cho gần 200 cán bộ, công nhân viên, góp phần tạo ra thu nhập cho người nông dân trồng thuốc lá trong nước. Bên cạnh đó, nhà máy cũng tích cực trong việc thực hiện chỉ thị 278/HĐBT về việc cấm nhập khẩu và lưu hành thuốc lá ngoại.
- Nhằm thực hiện chỉ thị 13/1999/CT - TTg ngày 12/05/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc sắp xếp lại ngành Thuốc Lá cùng với sự hỗ trợ của Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam, đầu năm 2001 Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long đã chính thức là thành viên của Tổng công ty Thuốc Lá Việt Nam theo quyết định số 153/2000/QĐTT ngày 31/12/2001 của Chính Phủ. Một lần nữa để tăng sức cạnh tranh và mở rộng quy mô tổ chức sản xuất, năm 2001 nhà máy mua thêm một dây chuyền đóng bao cứng HLP1 công suất 120 gói/phút. Trong suốt giai đoạn từ 2001 - 2005 nhà máy vẫn duy trì được hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm ăn có lãi, ngày càng đưa những nhãn hiệu của nhà máy lên một tầm cao mới.
- Bước chuyển đổi thứ ba xảy ra trong lịch sử hình thành và phát triển của Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long là thông qua quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ số 322/2005/QĐ - TTg ngày 06/12/2005 chuyển Nhà Máy Thuốc Lá Cửu Long thuộc Tổng Công Ty Thuốc Lá Việt Nam thành “Công Ty TNHH Một Thành Viên” với 100% vốn Nhà Nước. Tính đến 2010 công ty Thuốc Lá Cửu Long có tuổi đời là 25 năm. Hai mươi lăm năm là một chặng đường đầy gian nan, thử thách với biết bao điều thay đổi, từ một nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường là một bước tiến vô cùng quan trọng cho nền kinh tế nước ta. Bằng sự nổ lực, lòng quyết tâm hăng say lao động của tập thể công nhân viên tôi tin rằng Công Ty Thuốc Lá Cửu Long sẽ gặt hái được nhiều thành công trong thời gian sắp tới.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý
Nguồn: Công ty thuốc lá Cửu Long
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch vậttư Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng hành chánh tổ chức Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Phòng tiêu thụ
Kho nguyên liệu
Kho phụ liệu
Kho thành phẩm
Quản lý phân xưởng
Máy vấn và đóng bao Quản lý phân xưởng Chế biến sợi
Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất
3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Ban giám đốc: gồm một giám đốc và một phó giám đốc
- Chủ tịch kiêm giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc, tổng công ty và pháp luật để điều hành công ty.
- Phó giám đốc chịu trách nhiệm sản xuất là người hỗ trợ giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty, có quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc có liên quan đến lĩnh vực phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phòng kế toán tài chính
- Tham mưu cho giám đốc thực hiện thực hiện quản lý các lĩnh vực kế toán, tài chính, giá cả theo pháp luật và các quy định của tổng công ty thuốc lá Việt Nam.
- Tổ chức hạch toán công tác kế toán theo quy định của pháp luật và bộ tài chính.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn, đồng thời cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích kết quả kinh doanh.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tham ô, lãng phí.
- Cung cấp số liệu, tài liệu, báo cáo tài chính cho kiểm toán, tổng công ty, các cơ quan Nhà nước.
Phòng kế hoạch – vật tư: làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc công ty thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp trên giao.
Phòng hành chánh tổ chức: tham mưu cho giám đốc trong công việc về công tác tổ chức, công tác lao động tiền lương, công tác hành chính văn phòng, công tác bảo vệ, vệ sinh, y tế về sử dụng và bảo quản phương tiện vận tải.
Phòng kỹ thuật cơ điện: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật có điện nhằm đáp ứng về yêu cầu ổn định và sản xuất.
Phòng kỹ thuật công nghệ - KCS: là nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chịu trách nhiệm trong việc phối chế nguyên liệu thuốc lá thành sản
phẩm. Đồng thời kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn ấn định.
Phòng tiêu thụ: có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ, tổ chức phân phối sản phẩm, hoạch định chiến lược, thu thập thông tin và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.
Phân xưởng chế biến: từ khâu chế biến nguyên liệu đến khi cho ra sợi bán thành phẩm.
Phân xưởng máy vấn – đóng bao: gồm các khâu như vấn, đóng bao, hàng kiếng, phong cây, đóng thùng, nhập kho.
3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán 3.2.3.1 Mô hình kế toán 3.2.3.1 Mô hình kế toán
Nguồn: Công ty thuốc lá Cửu Long
Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động kế toán tài chính trong công ty, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, xử lý các vấn đề phát sinh trong kế toán. Chịu trách nhiệm chung về các số liệu kế toán của công ty trước pháp luật.
- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu từ các kế toán phần hành khác để xác định kết quả kinh doanh của công ty. Đến kỳ báo cáo (quý, năm) lập báo cáo gởi đến các cơ quan chức năng.
- Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chi phí phát sinh trong một chu kỳ sản xuất để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm.
Trưởng phòng (kế toán trưởng) Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ P.Phòng kế toán (Kế toán tổng hợp) – Kế toán giá thành Kế toán ngân hàng- Kế toán công nợ - Kế toán thanh toán
Kế toán thuế
Thủ quỹ
- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho vật tư. Tính giá trị thực tế của vật tư thu mua và kiểm tra kế hoạch cung cấp vật tư về số lượng, chất lượng,…
- Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình TSCĐ hiện có của công ty. Trích và phân bổ khấu hao TSCĐ vào đúng đối tượng sử dụng… Kiểm kê, đánh giá, lập báo cáo và phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ.
- Kế toán thanh toán: kiểm tra tính chính xác, hợp lý và hợp lệ của các chứng từ thanh toán để lập phiếu thu, chi theo đúng chế độ của nhà nước. Theo dõi thanh toán các khoản chỉ tiêu theo đúng chế độ và định mức chi phí tài chính tại văn phòng công ty.
- Kế toán ngân hàng: theo dõi các số dư tiền gửi, tiền lãi, tiền vay tại mọi thời điểm. Có trách nhiệm lập các thủ tục, hồ sơ giải ngân các dự án vay vốn lưu động của công ty.
- Kế toán công nợ: tổ chức ghi chép, phản ánh các khoản phải thu, phải trả đối với các đơn vị kinh doanh có quan hệ mua bán thanh toán với công ty. Tổ chức tốt công tác thu nợ của khách hàng.
- Kế toán thuế: có nhiệm vụ phản ánh tình hình thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra và các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu của công ty. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý về quỹ tiền mặt của công ty, kiểm tra tồn quỹ hàng ngày. Theo dõi cân đối thu, chi tiền mặt
3.2.3.3 Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu -Thuốc lá điếu đầu lọc bao mềm
- Thuốc lá điếu đầu lọc bao cứng
- Nhận gia công thuốc lá cho các doanh nghiệp khác
3.2.4 Tổ chức công tác kế toán 3.2.4.1 Hệ thống tài khoản áp dụng 3.2.4.1 Hệ thống tài khoản áp dụng
Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006
3.2.4.2. Các phương pháp kế toán
- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (giá xuất): Bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
- Phương pháp kế toán tài sản cố định:
Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Được xác định theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.