Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá cửu long tỉnh vĩnh long (Trang 34)

3.2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý

Nguồn: Công ty thuốc lá Cửu Long

Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty BAN GIÁM ĐỐC Phòng tài chính kế toán Phòng kế hoạch vậttư Phòng kỹ thuật cơ điện Phòng hành chánh tổ chức Phòng kỹ thuật công nghệ KCS Phòng tiêu thụ

Kho nguyên liệu

Kho phụ liệu

Kho thành phẩm

Quản lý phân xưởng

Máy vấn và đóng bao Quản lý phân xưởng Chế biến sợi

Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

 Ban giám đốc: gồm một giám đốc và một phó giám đốc

- Chủ tịch kiêm giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc, tổng công ty và pháp luật để điều hành công ty.

- Phó giám đốc chịu trách nhiệm sản xuất là người hỗ trợ giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty, có quyền thay mặt giám đốc giải quyết các công việc có liên quan đến lĩnh vực phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.

 Phòng kế toán tài chính

- Tham mưu cho giám đốc thực hiện thực hiện quản lý các lĩnh vực kế toán, tài chính, giá cả theo pháp luật và các quy định của tổng công ty thuốc lá Việt Nam.

- Tổ chức hạch toán công tác kế toán theo quy định của pháp luật và bộ tài chính.

- Ghi chép, tính toán, phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, vốn, đồng thời cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra phân tích kết quả kinh doanh.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu, chi tài chính, kiểm tra việc sử dụng các loại vật tư, tài sản, tiền vốn, phát hiện và ngăn chặn kịp thời hành vi tham ô, lãng phí.

- Cung cấp số liệu, tài liệu, báo cáo tài chính cho kiểm toán, tổng công ty, các cơ quan Nhà nước.

 Phòng kế hoạch – vật tư: làm nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc công ty thực hiện hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp trên giao.

 Phòng hành chánh tổ chức: tham mưu cho giám đốc trong công việc về công tác tổ chức, công tác lao động tiền lương, công tác hành chính văn phòng, công tác bảo vệ, vệ sinh, y tế về sử dụng và bảo quản phương tiện vận tải.

 Phòng kỹ thuật cơ điện: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật có điện nhằm đáp ứng về yêu cầu ổn định và sản xuất.

 Phòng kỹ thuật công nghệ - KCS: là nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chịu trách nhiệm trong việc phối chế nguyên liệu thuốc lá thành sản

phẩm. Đồng thời kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra theo tiêu chuẩn ấn định.

 Phòng tiêu thụ: có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ, tổ chức phân phối sản phẩm, hoạch định chiến lược, thu thập thông tin và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường.

 Phân xưởng chế biến: từ khâu chế biến nguyên liệu đến khi cho ra sợi bán thành phẩm.

 Phân xưởng máy vấn – đóng bao: gồm các khâu như vấn, đóng bao, hàng kiếng, phong cây, đóng thùng, nhập kho.

3.2.3 Tổ chức bộ máy kế toán 3.2.3.1 Mô hình kế toán 3.2.3.1 Mô hình kế toán

Nguồn: Công ty thuốc lá Cửu Long (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty

3.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng: Tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động kế toán tài chính trong công ty, kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, xử lý các vấn đề phát sinh trong kế toán. Chịu trách nhiệm chung về các số liệu kế toán của công ty trước pháp luật.

- Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu từ các kế toán phần hành khác để xác định kết quả kinh doanh của công ty. Đến kỳ báo cáo (quý, năm) lập báo cáo gởi đến các cơ quan chức năng.

- Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp toàn bộ các chi phí phát sinh trong một chu kỳ sản xuất để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm.

Trưởng phòng (kế toán trưởng) Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ P.Phòng kế toán (Kế toán tổng hợp) – Kế toán giá thành Kế toán ngân hàng- Kế toán công nợ - Kế toán thanh toán

Kế toán thuế

Thủ quỹ

- Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập, xuất và tồn kho vật tư. Tính giá trị thực tế của vật tư thu mua và kiểm tra kế hoạch cung cấp vật tư về số lượng, chất lượng,…

- Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình TSCĐ hiện có của công ty. Trích và phân bổ khấu hao TSCĐ vào đúng đối tượng sử dụng… Kiểm kê, đánh giá, lập báo cáo và phân tích tình hình tăng, giảm TSCĐ.

- Kế toán thanh toán: kiểm tra tính chính xác, hợp lý và hợp lệ của các chứng từ thanh toán để lập phiếu thu, chi theo đúng chế độ của nhà nước. Theo dõi thanh toán các khoản chỉ tiêu theo đúng chế độ và định mức chi phí tài chính tại văn phòng công ty.

- Kế toán ngân hàng: theo dõi các số dư tiền gửi, tiền lãi, tiền vay tại mọi thời điểm. Có trách nhiệm lập các thủ tục, hồ sơ giải ngân các dự án vay vốn lưu động của công ty.

- Kế toán công nợ: tổ chức ghi chép, phản ánh các khoản phải thu, phải trả đối với các đơn vị kinh doanh có quan hệ mua bán thanh toán với công ty. Tổ chức tốt công tác thu nợ của khách hàng.

- Kế toán thuế: có nhiệm vụ phản ánh tình hình thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra và các loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất, nhập khẩu của công ty. - Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý về quỹ tiền mặt của công ty, kiểm tra tồn quỹ hàng ngày. Theo dõi cân đối thu, chi tiền mặt

3.2.3.3 Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu -Thuốc lá điếu đầu lọc bao mềm

- Thuốc lá điếu đầu lọc bao cứng

- Nhận gia công thuốc lá cho các doanh nghiệp khác

3.2.4 Tổ chức công tác kế toán 3.2.4.1 Hệ thống tài khoản áp dụng 3.2.4.1 Hệ thống tài khoản áp dụng

Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán được ban hành quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006

3.2.4.2. Các phương pháp kế toán

- Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm.

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam (VND). - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (giá xuất): Bình quân gia quyền Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên

- Phương pháp kế toán tài sản cố định:

Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Được xác định theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế.

Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp xuất kho thành phẩm xuất kho: Bình quân gia quyền

3.2.4.3 Hệ thống sổ sách kế toán

- Hình thức sổ kế toán được áp dụng ở công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Hình thức này gồm các loại sổ kế toán chủ yếu: chứng từ ghi sổ; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ; sổ cái; các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.3: Sơ đồ hình thức kế toán Chứng từ kế toán

Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chứng từ kế toán các loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ quỹ Bảng cân đối số phát sinh

Trình tự ghi sổ kế toán

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng Hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

(2) Cuối tháng, kế toán khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng Ký Chứng Từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào sổ cái kế toán lập Bảng cân đối số phát sinh.

(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

3.2.5 Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển 3.2.5.1 Thuận lợi

- Nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thủy và bộ tương đối tốt, dễ dàng cho việc vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ. Vĩnh Long là cầu nối giữa các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, chịu ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Đây là yếu tố tạo lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài như khu công nghiệp Hoà Phú đã được xây dựng trong năm 2006, khu công nghiệp Phú Mỹ, trường đại học Cửu Long và một số trường cao đẳng khác mở ra, khiến dân nhập cư ngày càng nhiều nên nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty càng cao.

- Một số vật tư, nguyên phụ liệu được sản xuất trong nước có thể thay thế nguyên liệu nhập khẩu góp phần giảm giá đầu vào của sản phẩm.

- Công ty thuốc lá Cửu Long là công ty sản xuất thuốc lá duy nhất trong tỉnh nên được sự quan tâm của tỉnh, tổng công ty; sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của các đơn vị bạn đặc biệt là công ty thuốc lá Sài Gòn tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tập thể công nhân viên chức – lao động công ty có tinh thần đoàn kết nhất trí cao, năng nổ nhiệt tình, có tay nghề vững vàng, chất lượng sản phẩm ngày càng được chú trọng nâng cao.

3.2.5.2 Khó khăn

- Do trình độ dân trí ngày càng cao, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên hầu hết người dân đã ý thức được tác hại của việc hút thuốc lá. Trong những năm gần đây các bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp xuất hiện càng nhiều nên ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân kéo theo sự lựa chọn trong tiêu dùng cũng khắc khe hơn.

- Hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu, giá nguyên liệu vẫn đứng ở mức cao làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và khả năng cạnh tranh của công ty.

- Thuốc lá lậu đang diến ra gay gắt làm tăng mức độ canh tranh giữa thuốc lá nội và thuốc lá ngoại.

- Máy móc, thiết bị lạc hậu; cơ sở phục vụ cho công tác chuyên môn và nghiên cứu còn hạn chế.

- Tình hình thời tiết không thuận lợi, tỷ giá biến động tăng, các quy định về kiểm soát thuốc lá của Nhà nước ngày càng chặt chẽ hơn,… đã tác động mạnh đến sức mua của người tiêu dùng, hạn chế tình hình tiêu thụ sản phẩm.

3.2.5.3 Phương hướng phát triển

Với những thuận lợi và những khó khăn như trên, công ty có những định hướng phát triển như sau:

- Tiếp tục nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm tăng về chất, giảm về lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường và có sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

- Tìm biện pháp tiêu thụ sản phẩm với giá cả hợp lý.

- Loại bỏ dần các loại thuốc lá bao mềm không còn được ưa chuộng trên thị trường như: Hồng xanh, Hồng đỏ, Hồng trắng, Cúc vàng, Du lịch mềm,… - Trước đây công tác thiết kế chủ yếu là phải thuê ngoài nên tiến độ hoàn thành chậm, tốn chi phí thuê ngoài. Xu hướng tới công ty tận dụng nguồn chất

xám tại chỗ tức là đào tạo chuyên môn cho nhân viên kỹ thuật hoặc tuyển thêm nhân viên thiết kế, để đảm bảo độ bí mật trong công tác sản xuất, đảm bảo tiến độ thiết kế hoàn thành nhanh chóng và cho ra đời những sản phẩm hấp dẫn, cắt giảm được chi phí đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

- Vì ngành kinh doanh không có sự khuyến khích của nhà nước. Trong thời gian sắp tới công ty có xu hướng ổn định mạng lưới sản xuất kinh doanh để hoàn thành sản lượng kế hoạch cấp trên giao chứ không mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên để hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao thì công ty đã và đang mở rộng dây chuyền đầu lọc để phục vụ cho sản xuất do dây chuyền cũ kỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CHƢƠNG 4

KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ

CỬU LONG

4.1 KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG KINH DOANH TẠI CÔNG TY THUỐC LÁ CỬU LONG

4.1.1 Kế toán doanh thu bán hàng 4.1.1.1 Chứng từ sử dụng: 4.1.1.1 Chứng từ sử dụng:

Chứng từ sử dụng chủ yếu của công ty là: phiếu thu, hóa đơn GTGT.

4.1.1.2 Tài khoản sử dụng:

Hiện nay công ty đang sử dụng TK 511 để hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 511 được mở chi tiết thành 3TK cấp 2 và TK cấp 3. - TK 5111: doanh thu bán vật tư

- TK 5112: doanh thu bán các thành phẩm - TK 5113: doanh thu gia công

4.1.1.3 Một số nghiệp vụ phát sinh trong quý II/2013 (Đvt: 1000 đồng) (1) Hóa đơn số 0000191, ngày 02/04/2013, Công ty bán 60.000 bao thuốc lá Du Lịch cho DNTN Hồng Phát, giá bán 1 bao thuốc lá 3,550/bao, thuế GTGT 10%. Doanh nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt. (Chứng từ ghi sổ số 1)

Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000191, kế toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 111 234.300

Có TK 511 213.000 Có TK 3331 21.300

(2) Hóa đơn số 0000193, ngày 03/04/2013, Công ty bán 5.500 bao thuốc lá Roman xanh (nội tiêu) cho Công ty thuốc lá Long An, giá bán 1 bao thuốc lá 4,430/bao, thuế GTGT 10%. Công ty thuốc lá Long An thanh toán bằng chuyển khoản. (Chứng từ ghi sổ số 4)

Căn cứ vào hóa đơn bán hàng số 0000193, kế toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 112 26.801,5

Có TK 511 24.365 Có TK 3331 2.436,5

- Từ các chứng từ gốc kế toán tiến hành lập chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái.

Tổng hợp số tiền 200 nghiệp vụ phát sinh doanh thu bán hàng trong quý II là 38.132.171

Phản ánh các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ vào sổ sách

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ và xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuốc lá cửu long tỉnh vĩnh long (Trang 34)