Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
716,84 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD
--------------
LÊ KIM NGÂN
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH BA XUYÊN – SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Sóc Trăng, 08/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD
--------------
LÊ KIM NGÂN
MSSV: LT11133
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH BA XUYÊN – SÓC TRĂNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành:52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
HUỲNH TRƯỜNG HUY
Sóc Trăng, 08/2013
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã được các
thầy cô của trường hết lòng truyền đạt kiến thức cùng với thời gian thực tập ở
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Ba Xuyên – Sóc
Trăng đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Phân
tích kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Ba Xuyên – Sóc Trăng”.
Trong suốt quá trình học tập và thực tập, mặc dù em đã có rất nhiều cố gắng
tiếp thu những kiến thức mà thầy cô ở trường truyền đạt và những kinh nghiệm từ
thực tế mà các anh chị tại ngân hàng đã chỉ dạy nhưng vẫn không tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế nhất định trong cuốn Báo cáo tốt nghiệp này. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị trong ngân
hàng với những tình cảm chân thành nhất. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban
giám hiệu, quý thầy cô Khoa Kinh tế & QTKD của Trường Đại học Cần Thơ đã
tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành tốt khóa học của mình, đặc biệt là thầy
Huỳnh Trường Huy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập. Đồng
thời, em cũng chân thành cảm ơn các anh chị trong ngân hàng Ba Xuyên đã nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ cùng các
anh chị trong ngân hàng Ba Xuyên dồi dào sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sóc Trăng, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
LÊ KIM NGÂN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Sóc Trăng, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
LÊ KIM NGÂN
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Sóc Trăng, ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU.........................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung...............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 4
2.1 Phương pháp luận................................................................................................. 4
2.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................14
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NHNNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN 16
3.1 Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................16
3.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng các phòng ban ............................16
3.2.1 Cơ cấu tổ chức..............................................................................................16
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban...........................................................17
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010- 2012 .............18
3.4 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng ...................................................19
3.4.1 Thuận lợi.......................................................................................................19
3.4.2 Khó khăn ......................................................................................................20
3.5 Định hướng phát triển năm 2013 ......................................................................20
Chương 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NHNNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN, SÓC TRĂNG .........................21
4.1 Tình hình huy động vốn.....................................................................................21
4.1.1 Huy động vốn theo kỳ hạn .........................................................................23
4.1.2 Huy động vốn theo thành phần kinh tế......................................................24
4.2 Tình hình cho vay...............................................................................................25
4.2.1 Doanh số cho vay........................................................................................25
4.2.2 Doanh số thu nợ ..........................................................................................30
4.2.3 Dư nợ ...........................................................................................................34
4.2.4 Nợ xấu .........................................................................................................37
4.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng ...................................................41
i
4.3 Một số dịch vụ....................................................................................................46
4.3.1 Dịch vụ thẻ ..................................................................................................46
4.3.2 Dịch vụ chi trả kiều hối ..............................................................................46
4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh..........................................................................47
4.4.1 Thu nhập......................................................................................................47
4.4.2 Chi phí .........................................................................................................48
4.4.3 Lợi nhuận.....................................................................................................49
4.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh ................................50
4.5 Một số nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng .................58
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNNo & PTNT CHI NHÁNH BA XUYÊN,
SÓC TRĂNG...........................................................................................................60
5.1 Huy động vốn .....................................................................................................60
5.2 Hoạt động cho vay .............................................................................................60
5.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng ..............................................61
5.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động giảm thiểu chi phí.............................................62
Chương 6: KẾT LUẬN ........................................................................................63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................64
PHỤ LỤC.................................................................................................................65
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (2010 – 2012).......................18
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 ..............................21
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013.................. 22
Bảng 4.3 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 ................ 23
Bảng 4.4 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm
(2012 – 2013).....................................................................................................................24
Bảng 4.5 Vốn huy động theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn
(2010 – 2012).....................................................................................................................24
Bảng 4.6 Vốn huy động theo thành phần kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu năm
(2012 – 2013).....................................................................................................................25
Bảng 4.7 Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012...............................26
Bảng 4.8 Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của ngân hàng................... 29
Bảng 4.9 Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoan 2010 – 2012 ................................31
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của ngân hàng................... 33
Bảng 4.11 Dư nợ cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012.................................. 34
Bảng 4.12 Dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của ngân hàng......................36
Bảng 4.13 Nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 .............................................. 38
Bảng 4.14 Nợ xấu của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 .................................. 39
Bảng 4.15 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng giai
đoạn 2010 – 2012 .............................................................................................................. 41
Bảng 4.16 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng 6 tháng đầu năm
2013.................................................................................................................................... 44
Bảng 4.17 Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 ............... 46
Bảng 4.18 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 ....... 47
Bảng 4.19 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 ....................47
Bảng 4.20 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giai đoạn 2010 – 2012................. 50
Bảng 4.21 Các nhân tố tác động đến ROA ...................................................................... 51
Bảng 4.22 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 6 tháng đầu năm 2012 – 2013...... 53
Bảng 4.23 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng giai đoạn
2010 – 2012 .......................................................................................................................54
iii
Bảng 4.24 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu
năm 2012 – 2013 ............................................................................................................... 55
Bảng 4.25 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính giai đoạn 2010 – 2012 ......................56
Bảng 4.26 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính 6 tháng đầu năm 2012 – 2013.......... 57
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNNo & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
DNTN: doanh nghiệp tư nhân
HTX: hợp tác xã
CN – XD: công nghiệp – xây dựng
TM – DV: thương mại – dịch vụ
VHĐ: vốn huy động
TG: tiền gửi
CP: chi phí
TS: tài sản
TN: thu nhập
DSCV: doanh số cho vay
DSTN: doanh số thu nợ
DN: dư nợ
SXKD: sản xuất kinh doanh
DPRR: dự phòng rủi ro
v
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam đã chuyển mình hòa nhập vào kinh tế thế giới và trong thời qua đã
từng bước phát triển với tốc độ tăng trưởng khá nhanh, đạt được nhiều thành tựu.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng do
nợ công châu Âu, sóng thần ở Nhật Bản, suy thoái kinh tế ở Mỹ... nên cũng ảnh
hưởng đến kinh tế trong nước, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn thậm chí phá
sản. Và ngành ngân hàng cũng không tránh khỏi tình hình chung này, hoạt động
kinh doanh trong những năm gần đây, cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt năm
2012 là một năm đầy khó khăn của ngành ngân hàng khi hàng loạt các nhân sự
cấp cao vướng vòng lao lý, nhiều ngân hàng phải tái cấu trúc hoặc sát nhập, tăng
trưởng tín dụng thấp, lợi nhuận của các ngân hàng ngay cả các ngân hàng đi đầu
về lợi nhuận như Agribank, BIDV, Vietinbank...cũng bị giảm sút, tốc độ tăng của
năm 2011 cũng giảm so với năm 2010, còn lợi nhuận năm 2012 thì giảm 50% so
với năm 2011, nợ xấu tăng qua các năm 2,53%(năm 2010), 3,39%(năm 2011) và
tăng đột biến lên tới 7,8% (năm 2012) . Vì thế, điều cần thiết cho các ngân hàng
là cần nhận biết được thế mạnh cũng như những hạn chế của mình để có thể đứng
vững trong môi trường kinh tế luôn biến động như hiện nay.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, một trong những
ngân hàng hàng đầu Việt Nam có vốn điều lệ 29.605 tỷ đồng (năm 2012), tổng tài
sản là 617.859 tỷ đồng (năm 2012), mạng lưới hoạt động rộng khắp, có trên 2.300
chi nhánh, phòng giao dịch phủ khắp đất nước. Ngân hàng có vai trò quan trọng
trong việc hiện đại hóa đất nước, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, thúc đẩy phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua với những bất ổn của nền kinh tế toàn
cầu do khủng hoảng và suy thoái cũng gây nhiều khó khăn ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh, lợi nhuận của ngân hàng đã giảm từ 2.489 tỷ đồng (năm 2010) xuống
còn 2.188 tỷ đồng (năm 2011), tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng luôn cao và cao hơn so
với các ngân hàng trong hệ thống, năm 2011 gần 6%, năm 2012 là 5,8% - xấp xỉ
28.000 tỷ đồng chiếm hơn 10% tổng nợ xấu của toàn hệ thống, ngoài ra còn có
nhiều vụ khởi tố, điều tra liên quan đến cán bộ của ngân hàng gây thiệt hại rất lớn
cho ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến việc củng cố vị thế hàng đầu của ngân
hàng. Vì vậy, trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay cũng như nền
kinh tế thường xuyên có những chuyển biến xấu, để đảm bảo tốt vai trò của mình
1
ngân hàng cần biết phát huy khả năng của mình, nắm bắt thời cơ để ngày càng
phát triển. Để phát triển bền vững, NHNo & PTNT Việt Nam hay chi nhánh Ba
Xuyên Sóc Trăng cần phân tích kết quả hoạt động kinh doanh thường xuyên để
thấy được mặt mạnh, mặt yếu kém, nhận thấy được các rủi ro, các nguyên nhân
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì lý do đó nên em chọn
đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi
nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên
Sóc Trăng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đề xuất một số
giải pháp giúp nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua phân tích
nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay và các chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi
nhuận qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013
- Phân tích các chỉ số tài chính để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012), 6 tháng đầu năm 2013 và xác định
các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng nâng cao được hiệu quả
hoạt động kinh doanh của mình.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên, Sóc
Trăng. Địa chỉ: 11 Lê Lợi, TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng
1.3.2 Thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ 12/08/2013 – 18/11/2013
- Số liệu để phân tích được thu thập trong 3 năm từ 2010 – 2012 và 6
tháng đầu năm 2013
2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu là kết quả hoạt động kinh doanh
và bên cạnh đó là các báo cáo về tình hình tín dụng, huy động vốn của NHNo &
PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số vấn đề về phân tích hoạt động kinh doanh(1)
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh là nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt
động kinh doanh đã đạt được dựa trên những số liệu hạch toán và các thông tin
kinh tế khác. Bằng những phương pháp nghiên cứu thích hợp, phân tích những
nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, những tiềm năng cần khai thác, tìm ra
mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đưa ra các dự báo, hoạch
định các chính sách cho tương lai và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho
doanh nghiệp.
2.1.1.2 Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt
động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình
và kết quả đó
Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào kết quả đạt được, những hoạt
động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra những quyết định quản trị
kịp thời trước mắt hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược lâu dài cho các hoạt động
của doanh nghiệp.
2.1.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh
Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình tìm cách lượng hóa
những yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là
tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong
từng thời gian nhất định
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động
của kết quả kinh doanh mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến
động đó.
(1)
N guồn Trịnh Văn Sơn. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học kinh tế Huế,trang 4.
4
2.1.1.4 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí rất quan trọng trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế rất hiệu
quả. Việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp tự đánh giá
được điểm yếu, điểm mạnh, phát hiện khả năng tiềm tàng của mình để từ đó có
những chiến lược phù hợp cho các hoạt động của mình; tìm ra được những
nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động và có những cách khắc phục; là
biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro;....
2.1.2 Khái quát về ngân hàng thương mại:
2.1.2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại(2)
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế giao dịch trực tiếp với các
loại hình doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể, xã hội và cá nhân, bằng việc huy động
vốn dưới hình thức nhận tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá. Đồng thời sử dụng số
vốn huy động được để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán
và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên.
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn(3)
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ, cũng như các doanh nghiệp khác, mục tiêu hàng đầu của ngân hàng là lợi
nhuận và sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn. Vốn là cơ sở để các ngân
hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài nguồn vốn ban đầu thì
ngân hàng cần thường xuyên chăm lo tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt
động của mình vì vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng, các hoạt động khác
của ngân hàng và quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Bên cạnh vai trò quan trọng của nguồn vốn trong kinh doanh ngân hàng
thì chức năng của ngân hàng đi vay và cho vay lại. Do vậy, công tác huy động
vốn rất được quan tâm và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong ngân hàng.
Khách hàng của ngân hàng có nhiều loại khác nhau, bao gồm khách hàng
là cá nhân, tổ chức kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân,
công ty trách nhiệm hữu hạn..., các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước. Vì
vậy, ngân hàng cũng có các hình thức huy động đa dạng phù hợp với nhu cầu
(2)
Nguồn Phan Hiền Giang, 2011. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM NN và
NHTM cổ phần Tp Cần Thơ, trang 8
(3)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 5
5
từng khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng thương mại có các hình thức huy động
vốn như tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn (ngắn, trung và dài hạn).
2.1.3 Hoạt động tín dụng(4)
2.1.3.1 Khái niệm tín dụng
Định nghĩa 1: tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái
tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và
lãi sau một thời gian nhất định.
Định nghĩa 2: tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
Định nghĩa 3: tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán... dựa vào lời
hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người đi vay).
Như vậy, tín dụng được diễn đạt bằng nhiều lời lẽ khác nhau nhưng chúng
cùng chỉ những hành động thống nhất: Hoạt động đi vay - cho vay và quan hệ này
được ràng buộc trên cơ sở pháp luật hiện hành.
2.1.3.2 Nguyên tắc tín dụng
Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn
mình bỏ ra sẽ mang lại hiệu quả cho ngân hàng và người đi vay. Chính vì vậy, các
ngân hàng lúc nào cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ
nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng theo kế hoạch.
Hiện nay, ở Việt Nam các ngân hàng đặt ra các nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng
Theo nguyên tắc này, tiền vay phải được sử dụng đúng mục đích mà người đi
vay đã thỏa thuận và được ngân hàng đồng ý. Đối tượng ngân hàng xem xét cho
vay là các khoản chi phí mà người đi vay cần thực hiện phù hợp với nhu cầu đầu
tư vào mục đích kinh doanh.
Nói đến nguyên tắc là nói đến sự bắt buộc tuân thủ. Vì vậy, người đi vay
phải sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trên hợp đồng. Trường hợp khách hàng
sử dụng vốn sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi vốn trước thời hạn để
tránh rủi ro do sự thất tính của người đi vay
(4)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 36.
6
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận
trên hợp đồng tín dụng
Ngân hàng là một đơn vị kinh doanh và mục tiêu của ngân hàng cũng là lợi
nhuận. Một ngân hàng không thể tồn tại nếu các khoản cho vay của mình chỉ thu
về gốc hoặc chỉ có tiền lãi vì vốn mà ngân hàng sử dụng cho vay cũng là nguồn
vốn mà ngân hàng đi vay, phải trả lãi. Như vậy, điều kiện vật chất để ngân hàng
có thể tồn tại và phát triển là các ngân hàng phải thu về cả gốc và lãi sau thời gian
cấp tín dụng cho khách hàng
Theo nguyên tắc bắt buộc người đi vay phải chủ động trả nợ gốc và lãi cho
ngân hàng khi đáo hạn. Nếu đến hạn người đi vay không chủ động trả nợ thì ngân
hàng sẽ phong tỏa tài khoản tiền gửi của khách hàng (trường hợp khách hàng có
tài khoản tiền gửi tại ngân hàng), chuyển nợ quá hạn (trường hợp không được cơ
cấu lại thời hạn), hoặc ngân hàng có thể sử dụng biện pháp cứng rắn hơn như phát
mãi tài sản để thu hồi nợ.
2.1.3.3 Phân loại tín dụng
a. Theo thời hạn:
- Tín dụng ngắn hạn: là những khoản vay có thời hạn đến 1 năm và thường
được sử dụng để cho vay bổ sung tạm thời thiếu hụt vốn lưu động.
- Tín dụng trung hạn: là khoản vay từ 1 đến 5 năm, được cung cấp để mua tài
sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ
và có thời gian thu hồi vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: là khoản vay có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cung
cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất đối với công trình có
quy mô lớn.
Tín dụng trung và dài hạn được đầu tư để hình thành vốn cố định và một phần
tối thiểu trong hoạt động sản xuất.
b. Theo ngành nghề kinh doanh
- Tín dụng trong sản xuất nông nghiệp
- Tín dụng trong ngành công nghiệp chế biến
- Tín dụng trong ngành thủy sản
- Tín dụng trong ngành thương nghiệp và dịch vụ
7
- Tín dụng trong các ngành khác
c. Theo thành phần kinh tế
- Cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà nước
- Cho vay đối với các công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn
- Cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân
- Cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh cá thể
- Cho vay đối với hợp tác xã
2.1.3.4 Các chỉ tiêu phân tích
a. Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món vay có
thu hồi hay chưa, thường được xác định theo tháng, quý hoặc năm.
b. Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã
thu về trong kỳ từ các khoản cho vay của ngân hàng ở năm nay và các năm trước
đó.
c. Dư nợ
Dư nợ là chỉ tiêu phản ánh một thời điểm xác định nào đó của ngân hàng hiện
còn cho vay là bao nhiêu và đây cũng chính là khoản mà ngân hàng phải thu về.
d. Nợ xấu
Là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Là
các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 quyết định
493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN.
2.1.4 Thu nhập – Chi phí – Lợi nhuận của ngân hàng (5)
2.1.4.1 Thu nhập
Thu nhập ngân hàng là khoản tiền thu được từ hoạt động kinh doanh của
ngân hàng như cho vay, đầu tư, cung cấp dịch vụ...
Các khoản thu nhập của ngân hàng:
(5)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Quản trị ngân hàng thương mại, trang 5.
8
- Thu từ hoạt động tín dụng: Tín dụng là nguồn tạo ra khoản thu nhập
chủ yếu, quan trọng nhất cho ngân hàng
- Thu từ các hoạt động phi tín dụng: chủ yếu là các khoản thu từ dịch vụ
ngân hàng, từ kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán,...
2.1.4.2 Chi phí
Chi phí là toàn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để thực hiện một quá trình sản
xuất kinh doanh
Các khoản chi phí của ngân hàng:
- Chi phí từ hoạt động tín dụng chủ yếu là phí trả lãi tiền gửi, tiền vay:
đây là khoản chi chiếm tỷ lệ lớn và nó sẽ thay đổi khi lãi suất thay đổi.
- Chi phí ngoài lãi:
+ Dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản tiền trích từ thu nhập để
hình thành một khoản dự trữ bù đắp cho khoản tổn thất tín dụng có thể phát sinh.
Theo quy định dự phòng tổn thất tín dụng là một khoản chi phí ngoài lãi suất, làm
giảm lợi nhuận của NH, giảm tài sản trên bảng cân đối kế toán... Nhà quản trị dựa
trên kiến thức và sự nhận biết về chất lượng của các khoản tín dụng có thể dự
phòng theo quy định (Ở Việt Nam, theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN).
+ Tiền lương và các khoản thu nhập của công nhân viên thể hiện toàn
bộ các khoản bù đắp đã chi cho tất cả công nhân viên trong ngân hàng.
+ Chi phí hoạt động bao gồm khoản khấu hao tài sản cố định, chi phí
thuê mướn văn phòng máy móc và thuế trên máy móc thiết bị.
+ Các chi phí khác bao gồm các chi phí dành cho các hoạt động dịch
vụ, chi phí quảng cáo....
2.1.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu để đánh giá chất lượng kinh doanh của một doanh
nghiệp. Lợi nhuận của ngân hàng là khoản thu nhập sau khi trừ các khoản chi phí
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng
9
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của ngân hàng
2.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng(6)
a. Tỷ lệ tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nó
giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay với nguồn vốn huy động được.
Hiệu suất sử dụng vốn
Tổng dư nợ
= ───────────── x 100
Vốn huy động
b. Tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tài sản
Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng
hay nói cách khác chỉ số này giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của
ngân hàng.
Dư nợ/Tổng tài sản
Tổng dư nợ
= ───────────── x 100
Tổng tài sản
c. Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh tốc độ thu
hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay tín dụng càng
cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu
quả cao.
Vòng quay vốn tín dụng
Doanh số thu nợ
= ──────────────
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:
Dư nợ bình quân
(6)
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
= ──────────────────
2
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 138.
10
d. Hệ số thu nợ:
Chỉ số này phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng so với cho vay. Nó cho
thấy tình hình hoạt động của ngân hàng có hiệu quả hay không. Hệ số thu nợ càng
cao càng được đánh giá càng tốt, cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng thực
hiện tốt.
Hệ số thu nợ
Doanh số thu nợ
=──────────── x 100
Doanh số cho vay
e. Hệ số dự phòng rủi ro:
Đây cũng là một chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân
hàng.
Hệ số dự phòng rủi ro
Tổng dự phòng rủi ro tín dụng
= ────────────────── x100
Doanh số cho vay
2.1.5.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
a. Chỉ số thu nhập hoạt động biên(7)
Tỷ lệ này cho biết một đơn vị tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
trước thuế cho ngân hàng. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản
của ngân hàng càng lớn.
Tổng thu HĐ – Tổng chi HĐ
Chỉ số TN hoạt động biên = ──────────────────
Tổng tài sản có
b. Chỉ số tài sản sinh lời(8)
Tỷ lệ này càng cao cho thấy trong danh mục đầu tư của ngân hàng chứa đựng
nhiều khoản mục tài sản có độ sinh lời cao. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao thì
(7)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Slide Bài giảng Quản trị ngân hang thương mại, trang 5
Nguồn Phan Hiền Giang, 2011. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM NN và
NHTM cổ phần Tp Cần Thơ, trang 489
(8)
11
cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì tài sản có độ sinh lời càng cao thì giá trị của nó càng
biến động mạnh và dẫn đến rủi ro càng cao.
Tổng tài sản có sinh lời
Chỉ số tài sản sinh lời = ────────────────
Tổng tài sản
Trong đó, tài sản sinh lời là tất cả tài sản đầu tư đem lại tiền lãi.
Tài sản sinh lời = Tổng tài sản – (Tiền tại quỹ + TSCĐ và thiết bị)
c. Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)(9)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của một đồng vốn đem đi đầu tư.
Tỷ lệ này lớn chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, ngân hàng có cơ
cấu tài sản hợp lý, có sự đầu tư linh hoạt vào các nghiệp vụ kinh doanh trước
những biến động của nền kinh tế. Nếu tỷ lệ này quá lớn nhà phân tích sẽ lo lắng
vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh tỷ lệ này giữa các kỳ
phân tích sẽ thấy được nguyên nhân của sự thành công hoặc thất bại trong kinh
doanh ngân hàng.
Lợi nhuận ròng
Chỉ số ROA = ───────────── x 100
Tổng tài sản
d. Lợi nhuận ròng trên thu nhập (ROS) (10)
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá
hiệu quả quản lý chi phí của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân
hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập của
ngân hàng.
Chỉ số ROS
Lợi nhuận ròng
= ───────────── x 100
Tổng thu nhập
e. Tổng thu nhập trên tổng tài sản (Hệ số sử dụng tài sản)(11)
(9)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 148
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 149
(11)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 149
(10)
12
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này
càng cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu
quả, tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
Tổng thu nhập/Tổng tài sản
Tổng thu nhập
= ───────── x 100
Tổng tài sản
f. Khoảng cách thu nhập(12)
Đo lường cường độ cạnh tranh trong thị trường của ngân hàng. Sự cạnh tranh
gay gắt có xu hướng thu hẹp mức chênh lệch lãi suất bình quân. Nếu các nhân tố
khác không đổi chênh lệch lãi suất bình quân của ngân hàng sẽ giảm khi sự cạnh
tranh tăng lên buộc hội đồng quản trị phải cố gắng tìm ra biện pháp bù đắp mức
chênh lệch lãi suất bị mất.
Thu từ lãi
Tổng chi phí trả lãi
Khoảng cách thu nhập = ───────────── - ──────────────
Tổng tài sản sinh lời
Tổng nguồn vốn trả lãi
g. Hệ số chênh lệch thu nhập lãi(13)
Hệ số này cho biết tất cả tài sản sinh lời của ngân hàng có thể tạo ra bao
nhiêu tiền lãi và dự báo khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân
hàng. Qua đó, có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời,
tìm kiếm những nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm lãi
suất một cách hợp lý.
Hệ số chênh lệch thu nhập lãi
Thu nhập lãi ròng
= ────────────── x 100%
Tổng tài sản sinh lời
2.1.5.2 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
a. Tổng chi phí/Tổng tài sản(14)
(12)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Slide Bài giảng Quản trị ngân hang thương mại,trang 5
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Slide Bài giảng Quản trị ngân hang thương mại, trang 22
(14)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 149
(13)
13
Chỉ tiêu này xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư.
Chỉ số này cao cho thấy được ngân hàng đang yếu kém trong khâu quản lý chi phí
của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể nâng cao lợi nhuận
ngân hàng trong tương lai.
Tổng chi phí
Tổng chi phí/Tổng tài sản =──────── x 100
Tổng tài sản
b. Tổng chi phí trên tổng thu nhập(15)
Chỉ tiêu này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Đây
cũng là chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường chỉ
số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém hiệu
quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.
Tổng chi phí/Tổng thu nhập
Tổng chi phí
= ───────── x 100
Tổng thu nhập
2.1.5.4 Chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính
a. Hệ số rủi ro tín dụng (16)
Nợ xấu là rủi ro do khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính
đối với ngân hàng hay nói cách khác rủi ro nợ xấu là rủi ro xảy ra khi xuất hiện
những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan
mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi
khi đến hạn. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay
cũng như hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất
lượng tín dụng càng kém và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế chỉ tiêu này dưới
3% thì hoạt động của ngân hàng là bình thường.
Tỷ lệ nợ xấu
Nợ xấu
= ────────── x 100
Tổng dư nợ
b. Hệ số nhạy cảm lãi suất(17)
(15)
(16)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 149
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, trang 138
14
Tỷ số này phản ánh rủi ro mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận và nó có thể dự
đoán xu hướng của thu nhập khi lãi suất trên thị trường thay đổi. Nếu tỷ số này
lớn hơn 1 thì thu nhập của ngân hàng sẽ giảm nếu lãi suất giảm và thu nhập của
ngân hàng cao hơn nếu lãi suất tăng và ngược lại.
Tài sản nhạy cảm lãi suất
Hệ số nhạy cảm lãi suất = ────────────────── x 100%
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
Trong đó:
+ Tài sản nhạy cảm với lãi suất bao gồm: cho vay ngắn hạn, tiền gửi tại các tổ
chức tín dụng, tiền gửi tại NHTW.
+ Nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất bao gồm: tiền gửi của các tổ chức tín dụng,
tiền gửi ngắn hạn.
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng giai đoạn từ năm 2010 – 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
- Tham khảo một số số liệu từ trang web http://www.agribank.com.vn,
www.soctrang.gov.vn, ... để làm cơ sở phân tích.
2.2.2 Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh: là phương pháp phổ biến trong việc phân tích vấn
đề. Nội dung của phương pháp này là nhìn nhận từng chỉ tiêu cả về tuyệt đối lẫn
tương đối, theo diễn biến về thời gian (kỳ này so với kỳ trước) hay về không gian
(ngân hàng này so với ngân hàng khác).... Phương pháp này chủ yếu dùng để xem
tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
+ Số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu
kỳ gốc, là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh quy mô, khối lượng của sự kiện
+ Số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ
tiêu kỳ gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối
so với chỉ tiêu kỳ gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
(17)
Nguồn Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại, trang 28
15
- Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được
trong tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích
- Phương pháp tỷ số: thường dùng đo lường các chỉ tiêu.
- Phương pháp thay thế liên hoàn: xác định chính xác mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác
trong mỗi lần thay thế. Trong bài viết này có áp dụng phương pháp thay thế liên
hoàn nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng cần phân
tích là ROA
+ Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch của chỉ tiêu
kỳ phân tích so với kỳ gốc
Gọi R1 là chỉ tiêu kỳ phân tích
R0 là chỉ tiêu kỳ gốc
Đối tượng phân tích xác định: ΔR =R1 – R0
+ Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích.
Giả sử có 2 nhân tố a, b có quan hệ với chỉ tiêu R, chúng ta thiết lập
mối quan hệ giữa các nhân tố
- Kỳ phân tích: R1 = a1 x b 1
- Kỳ gốc:
R0 = a0 x b0
+ Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng từng nhân tố đến đối tượng
phân tích bằng cách lấy kết quả lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được
mức ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định
bằng đối tượng phân tích ΔR
Xác định mức ảnh hưởng:
- Ảnh hưởng bởi nhân tố a: Δa = a 1b0 – a0b 0
- Ảnh hưởng bởi nhân tố b: Δb = a1b1 – a 1b 0
→ Tổng cộng các nhân tố: Δa + Δb
16
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA XUYÊN
SÓC TRĂNG
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Ngân hàng có tên giao dịch là NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc
Trăng.
Địa chỉ: số 11 đường Lê Lợi, TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: 079.3614486 - 079.3614487
NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng là một trong 14 chi
nhánh của NHNNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng, được cấp giấy phép thành lập vào
ngày 04/08/2004 và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2005 đặt dưới
sự kiểm soát của NHNo & PTNT chi nhánh Tỉnh Sóc Trăng. Từ khi đi vào hoạt
động ngân hàng luôn quán triệt tư tưởng, định hướng mục tiêu của ngành như:
mở rộng đầu tư tín dụng phải phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa
phương, tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với tăng trưởng nguồn vốn, đảm bảo
quản lý kiểm soát được nợ vay, bên cạnh đó cũng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ, đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, thực
hiện tốt văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao giá trị của ngân hàng. Nhờ vậy,
hoạt động kinh doanh của ngân hàng cho đến nay đã đạt được những thành quả
nhất định.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN
3.2.1 Cơ cấu tổ chức
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
Trưởng phòng KH - KD
Trưởng phòng KT – NQ
Phó Phòng KH - KD
Phó phòng KT – NQ
Cán bộ Tín dụng
Cán bộ Kế toán – Ngân quỹ
17& PTNT chi nhánh Ba Xuyên
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng là một ngân hàng
có quy mô tương đối nhỏ và cơ cấu tổ chức đơn giản:
- Giám đốc: trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ hoạt động của ngân
hàng. Tiếp nhận các văn bản từ cấp trên sau đó phổ biến và hướng dẫn cho các
cán bộ trong ngân hàng. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt
động kinh doanh của ngân hàng.
- Phó Giám đốc: phụ trách kinh doanh, thay mặt cho Giám đốc giải quyết
công việc đơn vị khi Giám đốc đi vắng, đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám
đốc và pháp luật.
- Trưởng phòng Kế hoạch- Kinh doanh: Quản lý, điều hành các hoạt động
của phòng, đề ra các chiến lược kinh doanh tham mưu cho Ban Giám đốc.
- Phó phòng Kế hoạch – Kinh doanh: là người phụ giúp công việc cho
Trưởng phòng, thay mặt giải quyết một số vấn đề khi Trưởng phòng đi vắng
- Cán bộ tín dụng: thực hiện một số công việc cụ thể sau
+ Tiếp cận hồ sơ vay vốn của khách hàng
+ Thẩm định khách hàng
+ Lập hồ sơ vay vốn
+ Kiểm tra mục đích sử dụng vốn
+ Đôn đốc khách hàng trả nợ
+ Xử lý các khoản nợ quá hạn.
- Trưởng phòng Kế toán – Ngân quỹ: kiểm tra, giám sát hoạt động kế
toán.
- Phó phòng Kế toán – Ngân quỹ: hỗ trợ cho Trưởng phòng thực hiện một
số công việc nhất định.
- Cán bộ Kế toán – Ngân quỹ
+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán, phát vay, thu nợ gốc và lãi,...
+ Hướng dẫn khách hàng có nhu cầu mở tài khoản, nhận và chi trả tiền
gửi tiết kiệm của khách hàng
18
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT CHI
NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng (2010 – 2012)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2012
2011/2010
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Thu nhập
32.192
50.593
50.680
18.401
57,16
87
0,17
Chi phí
24.835
41.728
44.384
16.893
68,02
2.656
6,37
Lợi nhuận
7.357
8.865
6.296
1.508
20,50
(2.569)
(28,98)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
- Thu nhập:
Qua bảng số liệu ta thấy được thu nhập của ngân hàng qua các năm có tăng
nhưng có xu hướng giảm vì tốc độ tăng giảm. Năm 2010, thu nhập của ngân hàng
rất thấp. Điều này là do năm 2010 là năm đầy khó khăn của nền kinh tế Việt Nam
như lạm phát tăng cao (11,75%), giá vàng tăng mạnh, tiền đồng mất giá khiến
người dân không còn muốn cất giữ tiền mặt mà thay vào đó là đầu tư vào các tài
sản có tính thanh khoản tốt và thường tăng theo lạm phát là USD và vàng, từ đó
việc huy động của ngân hàng gặp khó khăn. Sang năm 2011, mặc dù hoạt động
trong bối cảnh đầy biến động và chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu,
lạm phát tăng cao, lãi suất bị đẩy lên rất cao khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp
cận được nguồn vốn, hoạt động kinh doanh cũng gặp nhiều trở ngại đồng thời
những doanh nghiệp vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng rất
lớn đến ngân hàng, tuy nhiên thu nhập của ngân hàng tăng đáng kể, hơn 57% so
với năm 2010. Đến năm 2012 chỉ tiêu so với năm 2011 tăng không đáng kể chỉ có
0,17% vì trong năm 2012, kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng
nặng nề bởi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu, tăng trưởng thấp ở Mỹ..., các
chính sách của NHNN ban hành để kìm chế lạm phát như quy định trần lãi suất
huy động, hạn chế tăng trưởng tín dụng,... cùng những biến cố lớn trong ngành
ngân hàng cũng đã ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng
- Chi phí
Chi phí của ngân hàng qua 3 năm đều tăng, thậm chí tốc độ tăng còn cao hơn
tốc độ tăng của thu nhập. Đặc biệt, trong năm 2012 mặc dù thu nhập giảm nhiều
nhưng chi phí vẫn tăng nhẹ so với năm 2011. Chi phí của ngân hàng chủ yếu là
chi phí lãi. Trong năm 2011, do lãi suất tăng cao và ngân hàng trích khấu hao
19
máy móc thiết bị, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng,..nên chi phí của năm này
tăng lên rất nhiều, hơn 68% so với năm 2010. Đến năm 2012, do ngân hàng chi
mua sắm trang thiết bị, đầu tư phát triển các dịch vụ, chăm sóc khách hàng...làm
các chi phí tăng lên.
- Lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của hoạt động kinh doanh mà tất cả các doanh
nghiệp đều hướng tới. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động của ngân hàng
càng có hiệu quả. Có thể nói lợi nhuận là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động
của ngân hàng, lợi nhuận chịu sự tác động trực tiếp của thu nhập và chi phí, tùy
theo sự tăng giảm của chi phí mà lợi nhuận cũng tăng giảm theo. Qua bảng số liệu
ta thấy lợi nhuận của ngân hàng qua các năm không ổn định. Trong năm 2010,
2011 lợi nhuận tăng đều qua các năm, tuy nhiên, đến năm 2012 lợi nhuận lại giảm
đáng kể, hơn 28,98% so với năm 2011. Điều này là sự giảm sút của thu nhập do
hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thu nhập không cao hơn năm trước bao
nhiêu mà chi phí lại tăng lên rất nhiều so với năm 2011.
3.4 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.4.1 Thuận lợi
Hoạt động kinh doanh của NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Tỉnh
Sóc Trăng trong những năm qua đạt được nhiều kết quả khả quan là nhờ có
những thuận lợi sau:
- Có trụ sở đặt ngay trung tâm thành phố dưới sự chỉ đạo của NHNNo &
PTNT Tỉnh Sóc Trăng, nhận được sự quan tâm của cấp ủy, UBND và các ngành
chức năng liên quan
- Được sự hỗ trợ về vốn của NHNNo & PTNT Tỉnh Sóc Trăng phần nào
đã giảm bớt gánh nặng về tình hình huy động vốn trong thời gian mới thành lập
và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động
- Ban lãnh đạo tạo được sự đoàn kết cho tập thể cán bộ, công nhân viên, đề
ra các chế độ khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, từ đó giúp cho đội ngũ cán bộ luôn
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Trang thiết bị, phương tiện lao động được tăng cường
- Hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng được ban hành
khá đồng bộ, được sự hỗ trợ của tòa án kinh tế, công an kinh tế để giải quyết các
tranh chấp nợ khó đòi và theo dõi sát đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng
20
- Nhận được sự tin cậy của khách hàng, luôn là người bạn đồng hành của
người dân trong lao động sản xuất, tạo điều kiện mở rộng kinh doanh dịch vụ.
3.4.2 Khó khăn
- Có trụ sở đặt ngay trung tâm thành phố, nơi có nhiều tổ chức tín dụng
hoạt động. Do đó, thị trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã bị ảnh
hưởng rất nhiều bởi sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng
- Do lãi suất thay đổi liên tục nên hoạt động huy động vốn còn gặp nhiều
khó khăn, không đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư tín dụng. Vì vậy, chi nhánh còn phụ
thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở.
- Thiên tai, dịch bệnh, khí hậu thay đổi thất thường cùng sự biến động của
nền kinh tế đã gây ra ảnh hưởng xấu đến hoạt động và thu nhập dân cư dẫn đến
mất khả năng thanh toán các khoản vay cho ngân hàng.
3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2013
Tập trung toàn lực thực hiện đồng bộ, nghiêm túc về các chỉ tiêu huy động
vốn, dư nợ tín dụng,... phấn đấu đến cuối năm 2013, chi nhánh đạt các chỉ tiêu cơ
bản sau:
- Công tác nguồn vốn:
+ Vốn huy động nội tệ: phấn đấu đến cuối năm 2013 đạt 250.000 triệu đồng,
tăng so với năm 2012 là 22.296 triệu đồng (250.000 – 227.704); trong đó, số dư
tiền gửi dân cư chiếm 87% vốn huy động nội tệ.
+ Vốn huy động ngoại tệ: phấn đấu đến cuối năm 2013 đạt 350.000 USD,
tăng so với năm 2012 là 115.361 USD (350.000 – 234.639)
- Công tác đầu tư tín dụng:
+ Dự kiến dư nợ cuối năm 2013 đạt 310.000 triệu đồng, tăng 30.044 triệu
đồng so với năm 2012 (310.000 – 279.956), với số tăng trưởng tương đối là
10,73%, trong đó dư nợ trung hạn là 50.000 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 16,13%
+ Nợ xấu < 2% tổng dư nợ (=6.200 triệu đồng)
21
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG
4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
* Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Vốn HĐ
214.032
77,90
210.791
73,47
232.592
77,67
(3.241)
(1,51)
21.801
10,34
Vốn ĐC
60.731
22,10
76.112
26,53
66.889
22,33
15.381
25,33
(9.223)
(12,12)
274.763
100
286.903
100
299.481
100
12.140
4,42
12.578
(1,78)
Tổng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Ghi chú
Vốn HĐ: Vốn huy động
Vốn ĐC: Vốn điều chuyển
Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn cũng giữ một vai trò rất
quan trọng. Vì vậy, muốn hoạt động có hiệu quả thì nguồn vốn phải mạnh và sử
dụng vốn một cách hợp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Bởi lẽ, ngân
hàng cần phải tạo được nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu
sử dụng vốn để có khả năng chủ động trước những biến cố của nền kinh tế. Và
vốn huy động có ý nghĩa quan trọng với ngân hàng trong việc tạo lập nguồn vốn
kinh doanh. Vì vốn huy động càng cao thì ngân hàng có lợi trong việc tận dụng
để cho vay và đầu tư.
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua
các năm, trong đó vốn huy động luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn. Điều này cho thấy công tác huy động vốn tại ngân hàng được chú trọng,
công tác tiếp cận, chăm sóc khách hàng không ngừng cải thiện cùng với thương
hiệu và uy tín của ngân hàng đã tạo được niềm tin vững chắc cho khách hàng đến
gửi tiền. Mặc dù, trong năm 2011, nguồn vốn huy động có giảm so với năm 2010
nhưng không đáng kể và vốn huy động trong năm 2011 vẫn ở mức cao. Lý giải
cho việc giảm sút này là do kinh tế bất ổn, giá cả tăng vọt, lãi suất giảm... ảnh
22
hưởng tâm lý người dân. Bên cạnh vốn huy động, ngân hàng còn nhận được sự hỗ
trợ vốn từ Hội sở. Do nhu cầu vốn trên địa bàn tăng nên dù vốn huy động qua các
năm đều khá cao nhưng vẫn cần một lượng vốn điều chuyển tương đối lớn từ Hội
sở. Đặc biệt, trong năm 2011, tình hình huy động vốn của ngân hàng gặp khó
khăn, để đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế, vốn điều chuyển từ Hội sở
đã gia tăng rất nhiều so với các năm khác. Trong thời gian qua, ngân hàng đã
không ngừng quảng bá thương hiệu, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đổi
mới phong cách phục vụ lịch sự, xử lý nhanh chóng, chính xác các chứng từ...
nên tạo được uy tín với khách hàng, lượng khách hàng tới giao dịch tương đối ổn
định. Vì vậy, nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn,
cho thấy khả năng tự chủ của ngân hàng ngày càng được khẳng định.
* Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013
Bảng 4.2 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6T đầu năm 2012
6T đầu năm 2013
Số tiền
Số tiền
%
%
6T2013/6T2012
Số tiền
%
Vốn HĐ
219.239
77,10
226.676
73,52
7.437
3,39
Vốn ĐC
65.113
22,90
81,624
26,48
16.511
25,36
284.352
100
308.300
100
23.948
100
Tổng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
Qua bảng số liệu, ta thấy vốn huy động 6 tháng đầu 2012 chiếm hơn 90% tổng
vốn huy động trong năm này, nguyên nhân là do cuối năm 2011 nền kinh tế chịu
ảnh hưởng của chu kỳ lạm phát (8/2011) lãi suất biến động liên tục đạt đỉnh
23,02%, lạm phát gần bằng với năm 2008. Với tình hình biến động nhu vậy nên
trong những tháng đầu năm 2012 người dân vẫn còn tâm lý e ngại khi đầu tư nên
chủ yếu gửi tiền vào ngân hàng. Nhìn chung vốn huy động năm 2013 tăng so với
cùng kỳ năm 2012 và chiếm một tỷ trọng cao (73,52 %) trong tổng nguồn vốn.
Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng có hiệu quả. Tuy
nhiên, nếu chỉ dùng vốn huy động để cho vay thì không đủ đáp ứng hết nhu cầu
về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng ngoài vốn huy động, ngân hàng còn
phải phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển, cụ thể trong 6 tháng đầu năm 2013
vốn điều chuyển đã tăng 16.511 triệu đồng (25,36%) so với cùng kỳ năm 2012.
23
4.1.1 Huy động vốn theo kỳ hạn
Bảng 4.3 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Số tiền
Không kỳ
hạn
Dưới 12t
Trên 12t
Tổng
%
68.493 32,00
Năm 2011
Năm 2012
2011/2010
Số tiền
%
Số tiền
%
21.040
9,98
19.715
8,47 (47.453) (69,28)
139.687 65,26 183.612 87,11 140.801 60,54
5.852
2,74
6.139
214.032
100
210.791
2,91
Số tiền
%
43.925
31,45
72.076
30,99
287
4,90
100 232.592
100
(3.241)
(1,51)
2012/2011
Số tiền
%
(1.325)
(6,30)
(42.811)
(23,32)
65.937 1074,07
21.801
10,34
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
Qua bảng số liệu ta thấy các loại tiền gửi tăng giảm khác nhau qua các năm.
Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn giảm rõ rệt còn tiền gửi trên 12 tháng có xu
hướng tăng qua các năm, đặc biệt là trong năm 2012, loại hình này chiếm hơn
30% tổng vốn huy động. Luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy
động qua các năm là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong giai đoạn này,
khách hàng tập trung nhiều vào tiền gửi dưới 12 tháng vì loại hình này có lãi suất
và thời gian rút tiền thích hợp trong điều kiện khó khăn. Ngoài ra, do lạm phát
tăng cao, người dân không muốn nắm giữ tiền trong dài hạn nên khi chưa tìm
được kênh đầu tư phù hợp thì họ gửi tiền vào ngân hàng và chọn kỳ hạn ngắn để
yên tâm hơn. Về sự sụt giảm của tiền gửi không kỳ hạn là do lãi suất của loại hình
này không cao, chủ yếu chỉ dùng để thanh toán. Vì vậy, sự sụt giảm của loại hình
này cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngân hàng vì ngân hàng
không thể sử dụng toàn bộ tiền này để cho vay hay đầu tư do khách hàng có thể
rút toàn bộ số tiền gửi bất cứ lúc nào. Trái lại, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại
tăng, nhất là vào năm 2012 loại tiền gửi này lại tăng hơn 10 lần so với năm 2011.
Nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do trong năm 2012 NHNN ban hành
Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 08/06/2012 quy định lãi suất tối đa đối với
tiền gửi bằng đồng Việt Nam có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 12 tháng là 9%/năm,
còn tiền gửi trên 12 tháng thì do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài ấn định trên cơ sở cung cầu vốn thị trường. Do đó, nhiều khách hàng đã tập
trung vào loại tiền gửi này để hưởng lãi suất thỏa thuận, hơn nữa là vì các hình
thức đầu tư khác đã không còn hấp dẫn và dễ dẫn đến nhiều rủi ro.
24
Bảng 4.4 Vốn huy động theo kỳ hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm
(2012 – 2013)
Đơn vị tính: triệu đồng
6T đầu năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
TG không kỳ hạn
6T đầu năm 2013
%
Số tiền
6T2013/6T2012
%
Số tiền
%
17.104
7,80
12.383
5,46
(4.721)
(27,60)
TG có kỳ hạn dưới 12t
200.515
91,46
164.911
72,75
(35.604)
(17,76)
TG có kỳ hạn trên 12t
1.620
0,74
49.382
21,79
47.762
2.948,27
219.239
100
226.676
100
7.437
3,39
Tổng
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Ghi chú
TG: Tiền gửi
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng các loại tiền gửi đều có xu hướng giảm, tổng tuy
nhiên, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn
huy động, chỉ có tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là tăng cao. Tiền gửi trên 12
tháng tăng là một dấu hiệu đáng mừng, bởi lẽ đây là nguồn vốn có tính ổn định
cao thuận lợi cho ngân hàng đầu tư hay cho vay các dự án trung và dài hạn. Tiếp
đến là tiền gửi không kỳ hạn, có sự sụt giảm. Loại tiền gửi này chủ yếu là tiền gửi
thanh toán của các doanh nghiệp hoặc các khách hàng cá nhân có nhu cầu chuyển
tiền và thanh toán không dùng tiền mặt mà qua hệ thống ngân hàng cho an toàn
và nhanh chóng. Vì thế, nó mang lợi ích không nhiều cho ngân hàng.
4.1.2 Huy động vốn theo thành phần kinh tế
Bảng 4.5 Vốn huy động theo thành phần kinh tế của ngân hàng giai đoạn
(2010 – 2012)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Số tiền
%
Năm 2011
Số tiền
Năm 2012
%
Số tiền
%
2011/2010
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
TG dân cư
146.253 68,33
187.783
89,08
203.059
87,30
41.530
28,40
15.276
8,13
TG TCKT
67.779 31,67
23.008
10,92
29.533
12,70
(44.771)
(66,05)
6.525
28,36
210.791
100
232.592
100
(3.241)
(1,51)
21.801
10,34
Tổng
214.032
100
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Ghi chú
25
TG: Tiền gửi
TG của TCKT: Tiền gửi của tổ chức kinh tế
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng tiền gửi từ dân cư luôn tăng qua các năm và
luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng vốn huy động (hơn 60%) trong khi tiền
gửi từ các tổ chức kinh tế lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân của sự giảm sút
của loại tiền gửi này là do lạm phát ở mức cao, giá cả tăng vọt, chi phí sản xuất bị
đẩy lên cao gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
trên địa bàn. Nói về tiền gửi từ dân cư, ta thấy rằng nó luôn là nguồn chủ yếu
trong tổng vốn huy động, là nguồn tiền dồi dào nhất và là nguồn vốn ổn định có
mức tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng vốn huy động.
Điều này thể hiện một điều là nguồn vốn trong dân cư hiện nay là rất lớn và tập
quán gửi tiền vào ngân hàng để có lãi định kỳ luôn là thói quen của đại bộ phận
dân cư khi có tiền nhàn rỗi.
Bảng 4.6 Vốn huy động theo thành phần kinh tế của ngân hàng 6 tháng đầu
năm (2012 – 2013)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
TG dân cư
TG của TCKT
Tổng
6T đầu năm 2012
6T đầu năm 2013
6T2013/6T2012
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
194.239
88,60
201.471
88,88
7.232
3,72
25.000
11,40
25.205
11,12
205
0,82
219.239
100
226.676
100
7.437
3,39
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
Nhìn chung tiền gửi từ dân cư và tiền gửi của tổ chức kinh tế trong 6 tháng đầu
năm 2013 của ngân hàng đều tăng, trong đó tiền gửi từ dân cư vẫn giữ vai trò chủ
yếu (gần 90%). Điều này cho thấy kinh tế người dân được cải thiện, lượng tiền
nhàn rỗi tăng nhanh qua từng năm. Bên cạnh đó, ngân hàng đã xây dựng được
chiến lược kinh doanh và huy động vốn có hiệu quả chú trọng đối tượng là dân
cư. Ngoài ra, do nằm ngay trung tâm thành phố nên thuận lợi về giao thông tiện
cho việc giao dịch của khách hàng. Thêm vào đó ngân hàng luôn chú trọng vào
hoạt động chăm sóc khách hàng, phong cách giao tiếp thân thiện, lịch sự của nhân
viên ngân hàng cùng với sự tư vấn, thăm hỏi, hậu mãi cho khách hàng...luôn tạo
sự hài lòng cho người dân. Vì vậy mà lượng tiền gửi của khách hàng luôn tăng
qua các năm.
26
4.2 TÌNH HÌNH CHO VAY
4.2.1 Doanh số cho vay
Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn nền thời gian thu hồi vốn nhanh nên
tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua ba năm luôn cao hơn tổng nguồn vốn.
Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm có sự tăng trưởng
mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay tăng 11,96% so với năm 2010,
năm 2012 doanh số cho vay tăng 54,15% so với năm 2011. Trong bối cảnh nền
kinh tế khó khăn, lạm phát tăng cao khiến giá cả tăng vọt, đầu ra thấp, tình hình
tài chính eo hẹp nên nhu cầu vốn của khách hàng trên địa bàn là rất lớn. Bên cạnh
đó là sự nỗ lực của cán bộ tín dụng trong việc tìm kiếm, thiết lập mối quan hệ với
khách hàng mới; củng cố, duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống để
đáp ứng kịp thời nhu cầu của họ góp phần làm tăng doanh số cho vay qua các
năm.
Bảng 4.7 Doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2011/2010
2012
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
Theo thời hạn
433.187
466.169
710.333
32.982
7,61
244.164
52,38
- Ngắn hạn
401.233
449.209
692.470
47.976
11,96
243.261
54,15
- Trung và dài hạn
31.954
16.960
17.863
(14.994)
(46,92)
903
5,32
Theo thành phần
kinh tế
433.187
466.169
710.333
32.982
7,61
244.164
52,38
- Công ty
36.763
59.724
190.734
22.961
62,46
131.010
219,36
- DNTN
58.413
64.082
50.476
5.669
9,71
(13.606)
(21,23)
2.263
1.511
0
(752)
(33,23)
(1.511)
(100)
- Hộ SXKD
335.748
340.852
469.123
5.104
1,52
128.271
37,63
Theo ngành nghề
kinh tế
433.187
466.169
710.333
32.982
7,61
244.164
52,38
7.208
11.389
10.706
4.181
58,01
(683)
(5,99)
- Thủy sản
18.240
33.628
17.860
15.388
84,36
(15.768)
(46,89)
- CN – XD
15.695
15.425
14.193
(270)
(1,72)
(1.232)
(7,99)
- TM – DV
226.916
273.209
390.326
46.293
20,40
117.117
42,87
- Khác
165.128
132.518
277.248
(32.610)
(19,75)
144.730
109,22
- HTX
- Nông nghiệp
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
27
* Ghi chú:
DNTN:Doanh nghiệp tư nhân
HTX: Hợp tác xã
SXKD: Sản xuất kinh doanh
CN-XD: Công nghiệp- xây dựng
TM- DV:Thương mại- dịch vụ
* Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Qua 3 năm, doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng và chiếm một tỷ trọng cao
trong tổng doanh số cho vay (hơn 90%). Nguyên nhân là do trong giai đoạn này
nhu cầu vốn ngắn hạn của cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tăng cao để phục
vụ tái sản xuất, mở rộng kinh doanh hoặc vay vốn theo thời vụ để trồng trọt, chăn
nuôi, mua bán nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu
là loại tiền gửi ngắn hạn cho nên việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp ngân hàng thu hồi
nợ nhanh chóng, tăng vòng quay vốn và phân tán được rủi ro trong giai đoạn điều
kiện kinh tế đầy sóng gió như hiện nay. Và trong thời gian này, doanh số cho vay
trung và dài hạn có xu hướng giảm dần. Điều này là do nhu cầu về vốn dài hạn
trên địa bàn còn thấp. Ngoài ra, loại hình này lại có thời gian thu hồi chậm kèm
theo mức độ rủi ro cao khi nền kinh tế có nhiều biến động. Vì vậy, ngân hàng đã
thận trọng trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn. Cán bộ tín dụng chỉ xét duyệt
cho vay trung và dài hạn khi khách hàng đáp ứng đầy đủ các điều kiện về vay
vốn, có phương án đầu tư khả thi, có kế hoạch trả nợ hữu hiệu để đảm bảo cho
việc thu hồi nợ đúng hạn, giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất.
* Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Nhìn chung doanh số cho vay theo thành phần kinh tế có sự tăng giảm khác
nhau qua 3 năm. Ngân hàng tập trung cho vay đối với các thành phần kinh tế có
nhu cầu phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn của mình, đó là các hộ sản xuất
kinh doanh, các công ty. Trong đó, doanh số cho vay hộ sản xuất kinh doanh luôn
tăng qua các năm và chiếm một tỷ trọng cao (hơn 60%). Trong giai đoạn này,
ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ nông dân, hộ
buôn bán nhỏ lẻ nhằm hỗ trợ vốn để sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp
cũng như TM – DV nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân.
Ngoài ra, do nhu cầu vốn cho việc đầu tư mở rộng sản xuất tiếp tục tăng, tình
hình dịch bệnh, thiên tai cơ bản được khắc phục nên cá nhân, hộ nông dân yên
28
tâm mở rộng sản xuất. Đối với khách hàng là công ty, trong những năm qua
doanh số cho vay cũng không ngừng tăng lên. Nguyên nhân là do nhu cầu đầu tư
mở rộng quy mô sản xuất của các công ty chế biến lương thực, thực phẩm; chế
biến thủy sản; thức ăn gia súc...gia tăng. Ngân hàng cần lưu ý với đối tượng tiềm
năng này mà có sự đầu tư đúng mức đối với những công ty làm ăn hiệu quả, tình
hình tài chính lành mạnh và có khả năng phát triển trong tương lai. Đối với đối
tượng là doanh nghiệp tư nhân thì sự biến động không lớn, thậm chí có xu hướng
giảm. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh ở các lĩnh vực
sản xuất gạch ngói, mua bán vật liệu xây dựng, chế biến gỗ,...cần vốn để mở rộng
quy mô sản xuất, tái sản xuất, đa dạng sản phẩm, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị
trường nhưng kinh tế khó khăn, đầu ra không ổn định, giá nguyên liệu tăng khiến
các doanh nghiệp không thể mở rộng sản xuất, hơn nữa nhu cầu vốn của các
doanh nghiệp là trung, từ đó làm doanh số cho vay cũng theo đó mà giảm sút.
Còn lại là hợp tác xã là đối tượng luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong doanh số
cho vay và giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do thành phần kinh tế này
ngày càng ít trong nền kinh tế, số lượng hợp tác xã còn tồn tại trong địa bàn cũng
còn rất ít và kinh doanh cũng không đạt được hiệu quả cao.
* Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng hầu như các ngành nghề đều có nhu cầu về vốn.
Tuy nhiên, TM - DV là lĩnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các
năm. Đây là lĩnh vực then chốt mà ngân hàng muốn hướng tới vì nhu cầu vốn của
họ là ngắn hạn, thời gian thu hồi nhanh và sự gia tăng này là do chi nhánh Ba
Xuyên được đặt ngay trung tâm thành phố, nơi mua bán kinh doanh nên ngành
nghề cho vay chủ yếu là TM – DV. Đa phần khách hàng là những hộ buôn bán
tạp hóa, kinh doanh dịch vụ ăn uống, karaoke, du lịch, thẩm mỹ... nên họ có nhu
cầu để đầu tư, kinh doanh. Tiếp theo phải kể đến là các ngành khác, đối tượng
này cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay. Cho vay
ngành khác bao gồm cho vay cán bộ, công nhân viên, tiêu dùng, hợp tác lao động
nước ngoài, du học...Các đối tượng này cũng mang lại thu nhập đáng kể cho ngân
hàng vì lãi suất cho vay đối với các đối tượng này là khá cao. Các ngành nông
nghiệp, thủy sản doanh số cho vay cũng không ổn định qua các năm. Nguyên
nhân là giá đầu vào như cây, con giống, thức ăn, phân bón, chi phí thuê mướn
nhân công... đều tăng nhanh trong khi giá thành phẩm rất bấp bênh, thêm vào đó
là do thiên tai, dịch bệnh xảy ra, người dân không có nguồn thu nào bù đắp. Điều
này khiến người dân e ngại đầu tư mở rộng sản xuất, một số đã chuyển sang kinh
29
doanh, mua bán nhỏ lẻ. Còn lại là ngành CN – XD cũng ít biến động qua các
năm. Ngành này gặp nhiều khó khăn do chi phí nguyên, nhiên vật liệu, vận
tải...đều tăng trong khi thị trường tiêu thụ rất thấp, lượng hàng tồn kho ngày càng
nhiều dẫn đến một số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động hoặc thiếu vốn để duy trì
nên cầu về vốn không nhỏ. Tuy nhiên, nguồn vốn cho vay của ngân hàng là có
hạn, và để phòng rủi ro nên ngân hàng cũng rất cân nhắc khi cho vay đối với
ngành này.
Bảng 4.8 Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của ngân hàng
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
Chênh lệch
2012
2013
Theo thời hạn
223.468
286.837
63.369
28,36
- Ngắn hạn
216.093
278.145
62.052
28,72
7.375
8.692
1.317
17,86
223.468
286.837
63.369
28,36
- Công ty
35.615
98.140
62.525
175,56
- DNTN
25.501
13.890
(11.611)
(45,53)
-
-
-
- Hộ SXKD
162.352
174.807
12.455
7,67
Theo ngành kinh tế
223.468
286.837
63.369
28,36
- Nông nghiệp
11.074
1.241
(9.833)
(88,79)
- Thủy sản
16.010
5.815
(10.195)
(63,68)
- CN – XD
11.048
120
(10.928)
(98,91)
- TM – DV
174.721
279.661
104.940
60,06
10.615
-
(10.615)
(100,00)
- Trung, dài hạn
Theo thành phần kinh tế
- HTX
- Khác
Số tiền
%
-
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Doanh số cho vay theo kỳ hạn
Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng 6 tháng đầu năm
tăng so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, cho vay ngắn hạn luôn giữ một tỷ trọng
cao (hơn 90%) trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do trong giai đoạn
này khách hàng cần đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh, đổi mới máy móc, thiết
bị, phát triển công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm mở rộng thị trường xuất khẩu.
Còn các khoản vay trung và dài hạn thì thời gian thu hồi chậm cộng với rủi ro cao
30
nên khi cho vay ngân hàng cũng rất cẩn thận trong khâu thẩm định. Loại hình này
chủ yếu dành cho các khách hàng có nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư các tài sản
cố định, phát triển cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và lãi suất cho vay cũng khá cao so
với cho vay ngắn hạn nên nhu cầu của khách hàng trên địa bàn không nhiều và có
xu hướng giảm dần.
* Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Nhìn chung, doanh số cho vay các thành phần kinh tế đều tăng. Giữ vị trí chủ
đạo vẫn là hộ sản xuất kinh doanh, đây là đối tượng mang lại thu nhập cao cho
ngân hàng và thời gian thu hồi nợ cũng ngắn. Bên cạnh đó, nhờ vào các chính
sách khuyến khích đầu tư (nhu thuế, phí, lệ phí, vốn, kỹ thuật..) đã thu hút các
loại hình như công ty, doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư làm cho nhu cầu
vay vốn tăng lên. Còn thành phần kinh tế hợp tác xã trong giai đoạn này không
phát sinh là do loại hình này rất ít trên địa bàn và hiệu quả kinh tế mang lại rất
thấp nên ngân hàng không đầu tư vốn đối thành phần này.
* Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy chỉ có doanh số cho vay đối với lĩnh vực thương
mại, dịch vụ là tăng cao, còn lại các lĩnh vực khác thì giảm mạnh thậm chí không
phát sinh so với cùng kỳ năm 2012. Doanh số đối với thương mại dịch vụ tăng
cao là do xu hướng của nền kinh tế hiện đại thì đây là ngành kinh tế trọng điểm
và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, hiểu được tầm quan trọng này nên ngân
hàng đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực này và cũng vì nhu cầu vốn của ngành này
cũng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng. Còn việc các ngành
khác không có phát sinh thì cũng dễ hiểu, bởi lẽ trong điều kiện kinh tế khó khăn,
giá cả tăng cao mà mức lương thì hạn hẹp khiến người dân có xu hướng tiêu dùng
tiết kiệm, hạn chế mua sắm...
4.2.2 Doanh số thu nợ
Cùng với sự gia tăng về doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng
qua các năm. Điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng được thực
hiện tốt, góp phần tăng trưởng tín dụng, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân
hàng ngày càng tốt hơn.
31
Bảng 4.9 Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2010
2011
2011/2010
2012
Số tiền
2012/2011
%
Số tiền
%
Theo thời hạn
402.282
439.340
697.459
37.058
9,21
258.119
58,75
- Ngắn hạn
377.886
409.063
674.621
31.177
8,25
265.558
64,92
24.396
30.277
22.838
5.881
24,11
(7.439)
(24,57)
439.340
679.459
37.058
9,21
258.119
58,75
174.154
15.106
66,39
136.295
360,01
- Trung, dài hạn
Theo thành phần kinh
tế
402.282
- Công ty
22.753 37.859
- DNTN
61.258
65.714
60.807
4.456
7,27
(4.907)
(7,47)
1.933
2.905
6
972
50,28
(2.899)
(99,79)
- Hộ SXKD
316.338
332.862
462.492
16.524
5,22
129.630
38,94
Theo ngành kinh tế
402.282
439.340
679.459
37.058
9,21
258.119
58,75
7.756
11.526
13.227
3.770
48,61
1.701
14,76
- Thủy sản
23.677
26.350
26.930
2.673
11,29
580
2,20
- CN – XD
19.216
13.728
7.208
(28,56)
(6.520)
(47,49)
- TM – DV
182.284
269.238
415.891
47,70
146.653
54,47
- Khác
169.349
118.498
234.203
(50.851) (30,03)
115.705
97,64
- HTX
- Nông nghiệp
(5.488)
86.954
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Doanh số thu nợ theo kỳ hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng luôn tăng qua các năm và chiếm một
tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ (hơn 90%). Điều này cũng dễ hiểu bởi vì
doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao và tăng dần qua các năm.
Do có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi
ngay trong năm, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thu nhập của khách
hàng; mặt khác là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà
phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng nên công tác thu hồi nợ có
nhiều thuận lợi. Bên cạnh đó, công tác thu hồi nợ cũng còn gặp một số khó khăn
mà nguyên nhân là do khách hàng gặp những trở ngại trong sản xuất và tiêu thụ
hàng hóa hoặc do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn cũng có sự biến động tăng giảm qua các
năm, đặc biệt tăng cao trong năm 2011. Khoản mục này tăng là do các món vay
trước đây đã đáo hạn, đồng thời tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng ít
32
bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế nên đảm bảo trả nợ đúng hạn như cam kết
cho ngân hàng. Thêm vào đó là ngân hàng còn theo dõi, giám sát việc sử dụng
vốn của khách hàng và đôn đốc họ trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, cũng còn một số
khách hàng đầu tư vốn không hiệu quả ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân
hàng và mặt khác là do các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nên ngân hàng
chưa thu được.
* Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Nhìn chung tình hình thu nợ diễn ra khác nhau đối với các thành phần kinh tế
và biến động giống như sự biến động của chỉ tiêu doanh số cho vay. Trong đó,
doanh số thu nợ đối với các hộ SXKD là cao nhất và tăng dần qua các năm. Có
được kết quả này cũng nhờ vào sự nỗ lực từ phía ngân hàng từ việc thực hiện tốt
quy trình cho vay đến việc giám sát, quản lý thu hồi nợ. Ngoài ra, ngân hàng còn
có sự sàng lọc ra những khách hàng có uy tín, đảm bảo các yêu cầu trước khi cho
vay. Tuy nhiên, do sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng xấu đến hoạt động
kinh doanh của một số hộ khiến họ không thể trả nợ vay đúng hạn. Còn đối với
thành phần kinh tế hợp tác xã thì hoạt động không mang lại hiệu quả cao nên
ngân hàng phải thẩm định rất cẩn thận trước khi cho vay và các món vay đều rất
nhỏ. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đẩy mạnh công tác thu hồi các món vay đến
hạn. Tiếp theo là thành phần kinh tế công ty, doanh nghiệp tư nhân thì mặc dù
hoạt động kinh doanh không mấy thuận lợi nhưng họ vẫn đảm bảo hoàn trả tốt
các khoản vay đến hạn. Được như vậy một phần là do công tác giám sát, đôn đốc
thu hồi nợ đối với các món vay này, một phần là do khách hàng muốn giữ uy tín
cho mình nên thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ đúng hạn.
* Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Doanh số thu nợ đối với ngành TM – DV luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
tổng doanh số thu nợ. Có được kết quả này là do các công ty, doanh nghiệp, hộ
sản xuất làm ăn trong ngành này đạt được hiệu quả nên dù nợ vay nhiều mà trả nợ
cũng tốt. Ngoài ra, doanh số thu nợ đối với ngành này tăng cũng do ngân hàng rất
chú trọng đến công tác thu hồi nợ. Doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp,
thủy sản cũng tăng dần qua các năm. Mặc dù, trong những năm qua tình hình thời
tiết diễn biến thất thường, sâu bệnh, dịch bệnh cùng với sự hạn chế về đầu ra nên
ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập người dân, nhưng nhờ người dân biết áp dụng
khoa học, kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nên cũng đảm bảo được thu nhập và trả
nợ vay đúng hạn. Doanh số thu nợ đối với ngành khác cũng biến động tăng giảm
33
thất thường. Nguyên nhân giảm là do các món vay chưa đến hạn thu hồi hoặc do
nguồn thu
của khách hàng gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến công tác thu hồi của ngân
hàng.
Bảng 4.10 Doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của ngân hàng
Đơn vị tính: triệu đồng
6 tháng đầu năm
Chỉ tiêu
Chênh lệch
2012
2013
Theo thời hạn
217.279
281.871
64.592
29,73
- Ngắn hạn
205.307
273.726
68.419
33,33
11.972
8.145
(3.827)
(31,97)
217.279
281.871
64.592
29,73
- Công ty
32.615
88.055
55.440
169,98
- DNTN
21.501
17.672
(3.829)
(17,81)
-
-
-
- Hộ SXKD
163.163
176.144
12.981
7,96
Theo ngành kinh tế
217.279
281.871
64.592
29,73
6.748
2.954
(3.794)
(56,22)
- Thủy sản
18.067
8.895
(9.172)
(50,77)
- CN – XD
10.593
1.240
(9.353)
(88,29)
- TM – DV
181.429
268.782
87.353
48,15
442
-
(442)
(100,00)
- Trung, dài hạn
Theo thành phần kinh tế
- HTX
- Nông nghiệp
- Khác
Số tiền
%
-
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Doanh số thu nợ theo kỳ hạn
Nhìn chung, tình hình thu nợ theo kỳ hạn 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng
giảm giống doanh số cho vay. Chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng dần qua các năm
vẫn là cho vay ngắn hạn. Điều này là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng tốt và
khách hàng có ý thức trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, các khoản vay trung và dài hạn
thì doanh số thu nợ lại giảm so với cùng kỳ năm 2012 và chỉ đạt ở con số khá
khiêm tốn. Lý do là vì các khoản vay mới phát sinh chưa đến hạn trả hoặc có
những món vay ngân hàng cho gia hạn nợ chưa đến hạn thanh toán và một phần
là do ngân hàng không tập trung nhiều vào các món vay này.
34
* Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Doanh số thu nợ đối với các hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao
nhất và tăng dần qua các năm. Nhưng đáng chú ý nhất là các công ty, doanh số
cho vay của họ trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng vọt kéo theo doanh số thu nợ
cũng tăng cao. Nhìn chung, ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng tăng là nhờ
vào sự gia tăng của việc thu nợ các đối tượng là hô sản xuất kinh doanh và công
ty. Hai đối tượng này mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng lại trả nợ đúng
hạn. Cũng do ngân hàng rất thận trọng trong khâu xét duyệt cho vay, thường chọn
các khách hàng có uy tín, phương án kinh doanh hiệu quả nên công tác thu nợ
cũng dễ dàng hơn.
* Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Nhìn chung doanh số thu nợ các ngành kinh tế đều giảm so với cùng kỳ năm
trước, chỉ có doanh số thu nợ của ngành thương mại dịch vụ là tăng cao. Vì đây là
ngành dễ sinh lời thu hút được nhiều cá nhân, tổ chức tham gia và đây cũng là
ngành mũi nhọn mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng. Các ngành còn lại
do sự biến động của nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nên doanh
số thu nợ cũng giảm sút.
4.2.3 Dư nợ
Dư nợ là kết quả cho vay và thu hồi nợ, là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về
quy mô tín dụng của ngân hàng. Dư nợ của ngân hàng qua các năm đều tăng cho
thấy được sự phấn đấu, nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên của ngân hàng.
35
Bảng 4.11 Dư nợ cho vay của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
2011/2010
2012/2011
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Theo thời hạn
240.253
267.082
279.956
26.829
11,17
12.874
4,82
- Ngắn hạn
190.335
230.481
248.330
40.146
21,09
17.849
7,74
49.918
36.601
31.626 (13.317)
(26,68)
(4.975)
(13,59)
240.253
267.082
279.956
26.829
11,17
12.874
4,82
-Công ty
28.760
50.625
67.205
21.865
76,03
16.580
32,75
- DNTN
35.775
34.143
23.812
(1.632)
(4,56)
(10.331)
(30,26)
1.550
156
150
(1.394)
(89,94)
(6)
(3,85)
- Hộ SXKD
174.168
182.158
188.789
7.990
4,59
6.631
3,64
Theo ngành kinh tế
240.253
267.082
279.956
26.829
11,17
12.874
4,82
- Nông nghiệp
11.750
11.613
9.092
(137)
(1,17)
(2.521)
(21,71)
- Thủy sản
17.709
24.987
15.917
7.278
41,10
(9.070)
(36,30)
- CN – XD
14.484
16.181
23.166
1.697
11,72
6.985
43,17
- TM – DV
190.046
194.017
168.452
3.971
2,09
(25.565)
(13,18)
6.264
20.284
63.329
14.020
223,82
43.045
212,21
Chỉ tiêu
- Trung, dài hạn
Theo TPKT
- HTX
- Khác
Số tiền
%
Số tiền
%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Dư nợ theo kỳ hạn
Qua bảng số liệu ta thấy rằng dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng chủ yếu
trong tổng dư nợ. Do các chính sách của Nhà nước về giảm thuế, hỗ trợ lãi suất,..
cùng với sự tăng trưởng của doanh số cho vay đã đưa mức dư nợ ngắn hạn tăng
lên. Đa số dân cư trên địa bàn sống chủ yếu bằng buôn bán nhỏ lẻ, chu kỳ kinh
doanh ngắn, thu nhập ổn định nên có nhu cầu đầu tư mở rộng kinh doanh. Nắm
bắt tình hình này, ngân hàng không ngừng tăng quy mô tín dụng đối với các
khoản vay ngắn hạn này làm dư nợ tăng lên qua các năm. So với dư nợ ngắn hạn
thì dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống. Nguyên nhân là do các
khoản vay này có thời gian thu hồi chậm lại chứa đựng nhiều rủi ro nên ngân
hàng cũng hạn chế cho vay các khách hàng này. Do đó mà số hợp đồng mới
không nhiều, một số hợp đồng cũ đã đáo hạn nên doanh số thu nợ tăng lên làm dư
nợ giảm xuống.
36
* Dư nợ theo thành phần kinh tế
Dư nợ đối với các hộ sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ trọng cao và tăng dần
qua các năm. Có thể nói ngân hàng tập trung phục vụ đối tượng này là hướng đi
phù hợp với đặc thù kinh tế trên địa bàn, phù hợp với cơ cấu nguồn vốn chủ yếu
là ngắn hạn của ngân hàng. Phải kể đến là các công ty, trong những năm qua dư
nợ không ngừng tăng lên. Đây cũng là đối tượng mà ngân hàng cũng khá quan
tâm đầu tư nên quy mô tín dụng đối với đối tượng này cao và lợi nhuận mà nó
mang lại cũng không nhỏ. Còn đối với các DNTN và HTX thì dư nợ giảm dần
qua các năm. Nguyên nhân là ngân hàng cũng hạn chế cho vay các đối tượng này
và tăng cường công tác thu nợ đối với các khoản vay trước đó nên khiến dư nợ
giảm xuống.
* Dư nợ theo ngành kinh tế
Dư nợ đối với lĩnh vực TM – DV luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư
nợ. Vì đây là ngành nghề kinh doanh chủ yếu trên địa bàn, số lượng khách hàng
đến giao dịch lớn nên doanh số cho vay tăng lên, doanh số thu nợ cũng tăng
nhưng với tốc độ nhỏ hơn và vì một phần có nhiều khoản vay chưa đến hạn trả
nên lên dư nợ tăng lên. Đối với ngành nông nghiệp, thủy sản thì trong những năm
vừa qua cũng gặp không ít khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, trình độ kỹ thuật
chưa vững vàng, giá đầu vào tăng nhưng giá bán không tăng... làm giảm sản
lượng cũng như ảnh hưởng đến thu nhập người dân. Bên cạnh đó, diện tích đất
nông nghiệp ở một số vùng được quy hoạch vào khu công nghiệp, khu hành
chính,... khiến đất nông nghiệp bị thu hẹp. Do đó, nhu cầu vay vốn để sản xuất
nông nghiệp giảm kéo theo dư nợ của ngành cũng giảm. Còn lại là ngành CN XD, do nhu cầu vay vốn để phục vụ phát triển các ngành nghề truyền thống của
địa phương như làm bánh, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng,...gia
tăng nhưng hoạt động của ngành này cũng gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu
thụ thấp, chi phí đầu vào cao... đã ảnh hưởng đến công tác thu nợ của ngân hàng,
có nhiều khoản vay chưa thu hồi khiến dư nợ tăng lên.
37
Bảng 4.12 Dư nợ cho vay 6 tháng đầu năm 2012 – 2013 của ngân hàng
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
Chênh lệch
2012
2013
Theo thời hạn
262.250
289.794
27.544
10,50
- Ngắn hạn
230.245
257.570
27.325
11,87
32.005
32.224
219
0,68
262.250
289.794
27.544
10,50
- Công ty
60.626
78.340
17.714
29,22
- DNTN
28.375
20.030
(8.345)
(29,41)
203
150
(53)
(26,11)
- Hộ SXKD
173.046
191.274
18.228
10,53
Theo ngành kinh tế
262.250
289.794
27.544
10,50
- Nông nghiệp
13.899
7.229
(6.670)
(47,99)
- Thủy sản
22.929
15.235
(7.694)
(33,56)
- CN – XD
15.636
3.342
(12.294)
(78,63)
- TM – DV
187.355
253.788
66.433
35,46
22.431
10.200
(12.231)
(54,53)
- Trung, dài hạn
Theo thành phần kinh tế
- HTX
- Khác
Số tiền
%
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Dư nợ cho vay theo kỳ hạn
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng dư nợ cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng cao và tăng so với cùng kỳ năm 2012. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn
của khách hàng ngày càng tăng và đáp ứng được các điều kiện vay vốn nên ngân
hàng đã tăng cường cho vay vào khoản mục này. Mặt khác, thời gian thu hồi vốn
nhanh, rủi ro ít hơn so với cho vay trung và dài hạn.
* Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Vẫn chiếm một tỷ trọng cao nhất qua tăng dần qua các năm là thành phần hộ
sản xuất kinh doanh. Đây là khách hàng được ngân hàng ưu tiên hàng đầu do
mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng cũng như hoạt động đạt hiệu quả nên đảm
bảo hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng mở rộng cho
vay sang các thành phần kinh tế khác để phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay.
Và một thành phần khác đáng chú ý đó là các công ty, chiếm một tỷ trọng tương
đối trong tổng dư nợ cho vay. Tình hình sản xuất kinh doanh tốt nên khách hàng
38
có nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô, cải tiến sản phẩm đảm bảo khả năng
cạnh tranh với đối thủ trên thị trường làm dư nợ tăng cao. Đối với doanh nghiệp
tư nhân, hợp tác xã thì ngân hàng tăng cường thu nợ cũng như thận trọng khi cho
vay nên dư nợ giảm so với cùng kỳ năm trước.
* Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế
Dư nợ cho vay của các ngành kinh tế đa phần đều giảm so với cùng kỳ năm
trước, chỉ có TM – DV là tăng và luôn giữ vị trí cao nhất trong tổng dư nợ cho
vay. Hầu hết các ngành còn lại đều gặp khó khăn nên dư nợ giảm sút. Sở dĩ dư nợ
trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng là nhờ vào sự tăng trưởng của ngành thương
mại dịch vụ. Ngân hàng cũng tăng cường cho vay hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp
mở các loại hình dịch vụ như: karaoke, dịch vụ vận tải,...vì ngành này mang lại
lợi nhuận cao cho ngân hàng.
4.2.4 Nợ xấu
Nợ xấu là một chỉ tiêu mà bất kỳ ngân hàng nào cũng muốn kiểm soát ở
mức thấp nhất. Nợ xấu càng lớn thì rủi ro tín dụng càng cao, ảnh hưởng đến chất
lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Nhìn chung nợ xấu của
ngân hàng qua các năm đều nằm trong giới hạn cho phép và giảm dần qua các
năm.
39
Bảng 4.13 Nợ xấu của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
2011/2010
Năm
2012
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Theo thời hạn
3.859
1.856
1.220
(2.003)
(51,90)
(636) (34,27)
- Ngắn hạn
3.371
1.810
1.218
(1.561)
(46,31)
(592) (32,71)
488
46
2
(442)
(90,57)
(44) (95,65)
3.859
1.856
1.220
(2.003)
(51,90)
(636) (34,27)
-
-
-
-
2.000
-
-
-
-
-
-
-
- Hộ SXKD
1.859
1.856
1.220
(3)
(0,16)
(636) (34,27)
Theo ngành kinh tế
3.859
1.856
1.220
(2.003)
(51,90)
(636) (34,27)
-
-
-
-
-
-
-
- Thủy sản
511
600
1.148
89
17,42
548
91,33
- CN – XD
-
14
2
14
- TM – DV
2.000
-
-
- Khác
1.348
1.242
70
-Trung, dài hạn
Theo thành phần kinh
tế
- Công ty
- DNTN
- HTX
- Nông nghiệp
(2.000) (100,00)
100,00
(2.000) (100,00)
(106)
(7,86)
-
-
-
-
-
-
(12) (85,71)
-
(1.172) (94,36)
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Nợ xấu theo kỳ hạn
Nợ xấu ngắn hạn qua các năm có chiều hướng giảm dần, tuy nhiên vẫn còn ở
mức cao. Nguyên nhân là do ảnh hưởng xấu của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh,
cùng những biến đổi khó lường của nền kinh tế như chi phí tăng cao, thị trường
tiêu thụ kém... đã ảnh hưởng đến thu nhập của người dân dẫn đến nợ xấu tăng
cao. Tuy nhiên, cũng có nhiều khách hàng làm ăn thuận lợi và nhờ vào sự đa dạng
hóa sản phẩm tín dụng, mở rộng khách hàng đã giúp ngân hàng phân tán được rủi
ro tín dụng. Tiếp theo là các khoản nợ trung và dài hạn cũng giảm dần, đặc biệt
năm 2012 chỉ 2 triệu. Đây là một con số đáng chú ý. Một phần là do công tác
thẩm định, giám sát và có biện pháp xử lý phù hợp với các món vay có rủi ro, mặt
khác là do các khoản vay chưa đến hạn trả.
40
-
* Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy rằng công tác thu hồi nợ của ngân hàng thực
hiện rất tốt, trong năm 2011 và 2012 không còn nợ xấu, chỉ có nợ xấu của các hộ
sản xuất kinh doanh là còn cao nhưng cũng giảm dần qua các năm. Điều này là do
công tác thu hồi nợ của cán bộ ngân hàng tốt, kèm theo sự hoạt động có hiệu quả
nên cũng trả nợ đúng hạn. Mặc dù nợ xấu còn cao nhưng cũng dễ hiểu bởi lẽ ngân
hàng tập trung tín dụng chủ yếu vào thành phần này nên nợ xấu cao nhất cũng là
điều hiển nhiên.
* Nợ xấu theo ngành kinh tế
Nhìn chung, nợ xấu chỉ tập trung vào ngành thủy sản và tăng dần qua các năm.
Nguyên nhân là do khách hàng chủ yếu là nuôi tôm sú, cá da trơn mà đây là các
loài rất dễ mắc dịch bệnh nếu người nuôi không đủ kiến thức và kinh nghiệm sẽ
không đạt hiệu quả. Kết quả là thua lỗ, mất trắng và không có khả năng thanh
toán nợ cho ngân hàng. Từ đó dẫn đến nợ xấu của ngành này tăng cao. Tiếp theo
là ngành CN - XD, vì ngành này hoạt động không mang lại lợi nhuận, một số nhà
thầu còn thua lỗ... nên ngân hàng cũng rất cẩn trọng khi cho vay, chỉ duyệt vay
cho những dự án khả thi, có hiệu quả nên nợ xấu ngành được giảm xuống. Còn lại
các ngành khác, nợ xấu còn cao là do thu nhập của khách hàng bị suy giảm nên
ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn. Tuy nhiên, do sự nỗ lực của
cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ nên nợ xấu cũng được
giảm dần qua các năm.
41
Bảng 4.14 Nợ xấu của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2012
Chênh lệch
2013
Số tiền
%
Theo thời hạn
1.105
1.218
113
10,23
- Ngắn hạn
1.100
1.218
118
10,73
5
-
(5)
(100,00)
1.105
1.218
113
10,23
- Công ty
-
-
-
-
- DNTN
-
-
-
-
- HTX
-
-
-
-
- Hộ SXKD
1.105
1.218
113
10,23
Theo ngành kinh tế
1.105
1.218
113
10,23
- Nông nghiệp
-
-
-
-
- Thủy sản
-
-
-
-
- CN – XD
5
-
(5)
(100,00)
- TM – DV
1.100
1.218
118
10,73
-
-
-
-
- Trung, dài hạn
Theo thành phần kinh tế
- Khác
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Nợ xấu theo kỳ hạn
Qua bảng số liệu ta thấy nợ xấu ngắn hạn tăng lên so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân là do ngân hàng tập trung vốn cho vay ngắn hạn nhưng do khách
hàng trong thời gian này làm ăn không thuận lợi lắm dẫn đến nợ xấu tăng lên.
Mặc dù, khoản cho vay này cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng
nhưng nợ xấu còn tồn đọng là ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nên ngân hàng
cần có biện pháp giải quyết triệt để nợ xấu. Còn các khoản vay trung và dài hạn
thì không còn nợ xấu. Đạt được kết quả đáng mừng này la do công tác thu hồi nợ
của ngân hàng trong giai đoạn này khả quan hơn trong cùng kỳ năm trước.
* Nợ xấu theo thành phần kinh tế
Nợ xấu chỉ tập trung ở các hộ sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân do ngân hàng
ưu tiên cho vay đối với các hộ này, mặt khác cũng do các hộ thay đổi hướng kinh
doanh sang các mặt hàng mới nhưng không nắm bắt được thông tin thị trường
42
dẫn đến thua lỗ, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng khiến nợ xấu tăng lên
trong thời gian này. Còn các thành phần kinh tế khác thì trong giai đoạn này nợ
xấu không còn. Điều này cho thấy ngân hàng có sự cân nhắc khi cho vay các
thành phần đó và công tác thu nợ được thực hiện tốt.
* Nợ xấu theo ngành kinh tế
Nợ xấu chỉ còn ở ngành TM – DV. Nguyên nhân là do bên cạnh những khách
hàng làm ăn thuận lợi cũng còn nhiều khách hàng bị thua lỗ dẫn đến mất khả
năng chi trả làm nợ xấu tăng cao. Tuy nhiên, nhìn chung lại trong thời gian này
thì hoạt động tín dụng của ngân hàng khá hiệu quả thể hiện qua việc nợ xấu giảm
xuống.
4.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
Bảng 4.15 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của ngân
hàng giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
2012
Vốn huy động
Triệu đồng
214.032
210.791
232.592
Tổng tài sản
Triệu đồng
248.960
276.958
289.348
Doanh số cho vay
Triệu đồng
433.187
466.169
710.333
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
402.282
439.340
697.459
Dư nợ
Triệu đồng
240.253
267.082
279.956
Nợ xấu
Triệu đồng
3.859
1.856
1.220
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
224.801
253.668
273.519
Dự phòng RRTD
Triệu đồng
1.213
1.497
3.292
1. Dư nợ/ Vốn HĐ
Lần
1,12
1,27
1,20
2. Dư nợ/ Tổng TS
Lần
0,97
0,96
0,97
%
92,87
94,24
98,19
Vòng
1,79
1,73
2,55
%
0,28
0,32
0,46
3. Hệ số thu nợ
4. Vòng quay vốn TD
5. Hệ số DPRR
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Dư nợ/Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để cho
vay với nền kinh tế. Chỉ tiêu này quá lớn hoặc quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu
chỉ tiêu này quá lớn chứng tỏ vốn huy động ít tham gia vào hoạt động cho vay,
khả năng huy động chưa được tốt; ngược lại thì cho thấy việc sử dụng vốn chưa
43
hiệu quả. Chỉ tiêu này càng gần 1 càng tốt. Qua bảng số liệu ta thấy trong năm
2010 bình quân 1,12 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2011
là 1,27 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia và năm 2012 là 1,20
đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Ta thấy rằng trong năm 2012
mặc dù vốn huy động và dư nợ đều tăng nhưng chỉ tiêu này lại giảm. Vì dư nợ
của ngân hàng tăng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, nhưng trong năm 2012 lại tăng
không nhiều còn dư nợ trung và dài hạn thì có xu hướng giảm qua các năm do
ngân hàng hạn chế các khoản vay dài hạn để giảm rủi ro khiến cho do tốc độ tăng
của dư nợ không bằng tốc độ tăng của vốn huy động dẫn đến sự giảm sút chỉ tiêu
này. Trong thời gian này, ngân hàng tập trung cho vay đối với thành phần kinh tế
là hộ sản xuất kinh doanh và công ty vì các loại hình này phù hợp với cơ cấu
nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn của ngân hàng, hạn chế các khoản vay đối với
thành phần HTX vì hiệu quả không cao. Và trong các ngành nghề kinh tế, ngân
hàng chú trọng đầu tư vào các khoản vay cho ngành TM – DV vì các khoản vay
này thu hồi vốn nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tóm lại, với tỷ lệ
này cho thấy tình hình sử dụng vốn của ngân hàng khá tốt, hạn chế sử dụng vốn
điều chuyển từ cấp trên, tốc độ tăng trưởng dư nợ tốt. Đó là nhờ vào chính sách
mở rộng hoạt động tín dụng, đa dạng các hình thức cho vay đáp ứng nhu cầu của
khách hàng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là với tỷ số này thì nguồn vốn huy động
của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay, mặc dù vốn điều chuyển từ
cấp trên đã giảm nhưng vẫn còn khá nhiều. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện
pháp linh hoạt, lãi suất phù hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và
các tổ chức kinh tế.
* Dư nợ/Tổng tài sản
Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ này qua các năm luôn cao và lần lượt là 0,97, 0,96 và 0,97. Điều này có
nghĩa là cứ 1 đồng vốn ngân hàng bỏ ra sẽ sử dụng 0,97 đồng để cho vay năm
2010, 0,96 đồng để cho vay năm 2011, 0,97 đồng cho vay năm 2012, còn lại ngân
hàng đầu tư vào các sản phẩm dịch vụ khác như phát hành thẻ, chi trả kiều hối...
Nhìn chung tỷ lệ này là hợp lý, bởi vì nguồn thu của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt
động tín dụng và qua tỷ lệ này ta thấy được nguồn vốn của ngân hàng luôn đáp
ứng đủ cho dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn. Do hoạt động cho vay luôn có
nhiều rủi ro trong môi trường cạnh tranh gay gắt nên ngân hàng cũng cần chú ý
phát triển các lĩnh vực đầu tư khác nhằm phân tán rủi ro và nâng cao lợi nhuận
cho ngân hàng.
44
* Hệ số thu nợ
Chỉ số này phản ánh hoạt động thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản
cho vay hay khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này cho ta thấy tình hình thu
nợ của ngân hàng có hiệu quả hay không cho nên chỉ tiêu này càng cao cho thấy
tiến trình thu hồi nợ của ngân hàng thực hiện càng tốt. Qua bảng số liệu ta thấy
tình hình thu nợ của ngân hàng luôn ở mức cao và tăng dần qua các năm, năm
2010 là 92,87, năm 2011 là 94,24 và năm 2012 là 98,19. Những kết quả đạt được
rất cao cho ta thấy một điều là các món vay phần lớn là ngắn hạn, cụ thể là chỉ
tiêu thu nợ của cho vay ngắn hạn năm 2010 là 94,18%, năm 2011 là 91,06% và
năm 2012 là 97,42% nên đáo hạn trong năm, ít rủi ro do biến động kinh tế. Ngoài
ra, chúng ta còn thấy rằng ngân hàng đã thực hiện rất tốt từ khâu lựa chọn khách
hàng đến xét duyệt cho vay, chỉ cho vay đối với các thành phần kinh tế có mang
lại hiệu quả, có tiềm năng như hộ sản xuất và công ty kinh doanh trong nhóm
ngành nghề thương mại dịch vụ, hạn chế cho vay các đối tượng hoạt động kém
hiệu quả, tăng cường công tác thu hồi nợ đến hạn của các khoản vay mà đặc biệt
là các khoản vay trung, dài hạn và các khoản vay đối với các doanh nghiệp và
hợp tác xã; đồng thời chi nhánh gắn trách nhiệm cho từng cán bộ tín dụng với các
món vay mà mình phụ trách nên tình hình thu nợ của ngân hàng cải thiện đáng
kể.
* Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh tốc độ thu
hồi nợ là nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng
vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. Chỉ
số này càng lớn thì càng có lợi cho ngân hàng. Qua bảng số liệu ta thấy tốc độ
luân chuyển vốn của ngân hàng tương đối nhanh, đặc biệt trong năm 2012 tăng
lên 2,55 vòng do hoạt động cho vay của ngân hàng chủ yếu là ngắn hạn. Nguyên
nhân là do trong thời gian qua lãi suất có nhiều biến động nên ngân hàng tập
trung cho vay ngắn hạn nên thời gian thu hồi nhanh, lưu chuyển vốn linh động,
đồng thời đối với các khoản cho vay trung và dài hạn ngân hàng cân nhắc khi cho
vay nên cũng hạn chế được nhiều rủi ro, góp phần làm gia tăng vòng quay vốn tín
dụng. Ngoài ra, ngân hàng cũng rất chú tâm đến việc đầu tư vốn vào các thành
phần kinh tế mang lại hiệu quả cao, tìm kiếm, phát triển thêm các khách hàng
mới, khách hàng tiềm năng có nhu cầu phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn
của mình nhằm phân tán được rủi ro, mang lại lợi ích cho ngân hàng, đồng thời
cũng làm tăng tốc độ luân chuyển vốn của ngân hàng. Mặt khác, công tác thu hồi
45
nợ của ngân hàng được thực hiện tốt, ngân hàng thường xuyên theo dõi hoạt động
kinh doanh của khách hàng, động viên, đôn đốc, tạo điều kiện cho khách hàng trả
vốn vay đúng hạn nên tác động tích cực đến vòng quay vốn của ngân hàng.
* Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng
Hệ số này thể hiện khả năng bù đắp rủi ro của ngân hàng khi có chuyển biến
xấu xảy ra trong quá trình hoạt động tín dụng. Hệ số này của ngân hàng tăng dần
qua các năm, đặc biệt là năm 2012. Qua các năm doanh số cho vay của ngân hàng
luôn tăng, chiếm tỷ trọng cao nhất là các khoản vay đối với hộ sản xuất kinh
doanh nhưng tốc độ tăng cao nhất là doanh số cho vay đối với các công ty. Tuy
đối với loại hình này mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng nhưng tập trung
vào số ít đối tượng thì khi họ gặp khó khăn, biến cố trong kinh doanh sẽ ảnh
hưởng xấu đến kết quả hoạt động của ngân hàng, hơn nữa kinh tế thì luôn biến
động không ngừng nên ngân hàng đã chủ động trích lập dự phòng nhằm đảm bảo
hoạt động khi có tình huống xấu xảy ra.
Bảng 4.16 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng 6 tháng
đầu năm 2013
Chỉ tiêu
6 tháng đầu
năm 2012
ĐVT
6 tháng đầu năm
2013
Vốn huy động
Triệu đồng
219.239
226.676
Tổng tài sản
Triệu đồng
284.352
310.315
Doanh số cho vay
Triệu đồng
223.468
286.837
Doanh số thu nợ
Triệu đồng
217.279
281.871
Dư nợ
Triệu đồng
273.271
289.794
Dư nợ bình quân
Triệu đồng
270.177
284.875
Dự phòng RRTD
Triệu đồng
1.497
3.348
1. Dư nợ/ Vốn HĐ
Lần
1,20
1,28
2. Dư nợ/ Tổng TS
Lần
0,92
0,93
%
97,23
98,27
Vòng
0,8
0,99
%
0,67
1,17
3. Hệ số thu nợ
4. Vòng quay vốn TD
5. Hệ số DPRR
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
46
* Dư nợ/Vốn huy động
Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng khá
tốt. Đồng thời cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng hiệu quả
mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nhưng
vốn huy động của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. Tuy nhiên,
nguồn vốn điều chuyển đã tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy
nguồn vốn huy động của ngân hàng đã không đáp ứng được nhu cầu cho vay của
khách hàng. Trong giai đoạn này, nền kinh tế cũng còn khó khăn, hoạt động ngân
hàng cũng gặp nhiều trở ngại nên ngân hàng tập trung nhiều vào các khoản vay
ngắn hạn và đối tượng là các hộ sản xuất, các công ty kinh doanh nhóm ngành
TM – DV làm dư nợ tăng lên rất nhiều. Đây là kết quả đáng khích lệ, ngân hàng
cần duy trì và phát huy, như thế mới có thể cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng
vốn giúp hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả.
* Dư nợ/Tổng tài sản
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này có xu hướng tăng lên. Điều này cho ta
thấy ngân hàng đã sử dụng phần lớn nguồn vốn để cho vay, phục vụ nhu cầu sản
xuất kinh doanh của người dân, đồng thời qua đó cũng mang lại lợi nhuận cho
ngân hàng. Do trong thời gian này, nền kinh tế cũng còn nhiều khó khăn nên ngân
hàng chỉ tập trung vào các khoản ngắn hạn đối với các hộ sản xuất trong nhóm
ngành TM – DV. Vì số tiền vay cũng nhỏ nên cũng hạn chế được rủi ro và thu hồi
nhanh chóng. Có thể nói đây là sự thành công trong công tác sử dụng vốn vì
khoản mục này tạo ra lợi nhuận rất cao cho ngân hàng.
* Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ đã tăng so với cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy công tác
thu nợ của ngân hàng được thực hiện tốt. Vì ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn
đối với nhóm ngành thương mại – dịch vụ nên thời gian thu hồi nhanh, số tiền
vay cũng nhỏ, bên cạnh đó, ngân hàng cũng rất thận trọng trong khâu thẩm định,
xét duyệt cho vay, chỉ cho vay đối với các đối tượng khách hàng đủ tiêu chuẩn
như các hộ sản xuất, các công ty có phương án kinh doanh khả thi và còn thường
xuyên quan tâm đến việc sử dụng vốn của các thành phần kinh tế và đôn đốc họ
trả nợ khi đến hạn, đặc biệt là đối với thành phần hoạt động kém hiệu quả như
hợp tác xã nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng được tiến hành thuận lợi. Chính
vì vậy mà trong tương lai ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công tác thu nợ
cũng như thẩm định khi cho vay để ngày càng nâng cao hiệu quả tín dụng cho
47
ngân hàng. Bên cạnh đó phải kể đến là thiện chí trả nợ của khách hàng trong việc
thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
* Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng lên so với cùng kỳ năm 2012.
Điều này cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cao, thu hồi nợ nhanh. Vòng
quay vốn tín dụng tăng là nhờ ngân hàng tập trung vào các món vay ngắn hạn, số
tiền vay tương đối nhỏ đối với các hộ sản xuất hoạt động trong nhóm ngành
thương mại dịch vụ nên việc thu hồi vốn được thuận lợi, bên cạnh đó là chính
sách chú trọng công tác thẩm định thật kỹ trước khi cho vay, kiểm tra việc sử
dụng vốn và công tác thu hồi nợ. Mặt khác, do những khách hàng làm ăn có hiệu
quả nên đã hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng góp phần làm tăng trưởng vòng
quay vốn tín dụng.
* Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
Trong giai đoạn này dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, do nợ xấu tăng cao và
chỉ tăng ở các khoản vay ngắn hạn của các hộ sản xuất kinh doanh trong ngành
thương mại – dịch vụ. Trong giai đoạn 2010 - 2012, ngân hàng đã cắt giảm các
khoản vay dài hạn và các thành phần kinh tế kém hiệu quả nhưng do sự khó khăn
của nền kinh tế đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của khách hàng làm
nợ xấu tăng lên cao trong năm 2013 nên ngân hàng đã có bước chuẩn bị dự phòng
cho những chuyển biến xấu của nền kinh tế ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của
khách hàng làm nợ xấu tăng cao.
4.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
4.3.1 Dịch vụ thẻ
Bảng 4.17 Hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
6T 2013
Kế hoạch
600
815
515
410
Thực hiện
448
652
695
333
1.187
1.839
2.514
2.790
Tổng số thẻ đã phát hành
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
Qua bảng số liệu ta thấy việc kinh doanh thẻ qua các năm 2010, 2011
không đạt được như kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, số thẻ phát hành qua các năm đều
tăng, đặc biệt năm 2012 còn vượt kế hoạch đã đề ra đầu năm. Sang đầu năm
2013, số thẻ phát hành đã gần kế hoạch đầu năm đề ra. Do sự tiện dụng, dịch vụ
48
đa dạng, phong phú cũng như mạng lưới rộng lớn nên đã đáp ứng được nhu cầu
sử dụng thẻ của khách hàng. Từ đó, hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng
không ngừng được tăng cao và cũng góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng.
4.3.2 Dịch vụ chi trả kiều hối
Trong những năm qua, dịch vụ kiều hối của hệ thống ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn phát triển mạnh. Kết quả này cùng hoạt động của
hệ thống các tổ chức tín dụng đã đưa Việt Nam vào top 10 quốc gia thu hút kiều
hối nhiều nhất trên thế giới. Cùng sự phát triển của hệ thống, qua các năm lượng
chi trả kiều hối của chi nhánh Ba Xuyên luôn cao, cụ thể năm 2010 đạt 381.204
USD, năm 2011 đạt 451.519 USD, năm 2012 đạt 433.639 USD. Đạt được kết quả
như vậy là do ngân hàng đã triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển kiều hối,
mở rộng hợp tác chuyển tiền kiều hối qua ngân hàng tại các thị trường Đài Loan,
Malaysia, Nga... đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra còn ban hành các quy
trình hướng dẫn hoạt động kiều hối; đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, quảng bá với
nhiều chương trình khuyến mãi đã thu hút được rất nhiều khách hàng.
4.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Bảng 4.18 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn
2010 – 2012
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
Năm 2012
2011/2010
Số tiền
%
2012/2011
Số tiền
%
Thu nhập
32.192
50.593
50.680
18.401
57,16
87
0,17
- Từ lãi
28.762
46.508
45.730
17.746
61,70
(778)
(1,67)
3.430
4.085
4.950
655
19,10
865
21,18
Chi phí
24.835
41.728
44.384
16.893
68,02
2.656
6,37
- Từ lãi
19.312
33.359
30.797
14.047
72,74
(2.562)
(7,68)
- Ngoài lãi
5.523
8.369
13.587
2.846
51,53
5.218
62,35
LN trước thuế
7.357
8.865
6.296
1.508
20,50
(2.569)
(28,98)
Thuế
1.839
2.216
1.574
377
20,50
(642)
(28,98)
LN sau thuế
5.518
6.649
4.722
1.131
20,50
(1.927)
(28,98)
- Ngoài lãi
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
49
Bảng 4.19 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 – 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm
2012
6T 2013/6T 2012
2013
Số tiền
%
Thu nhập
26.503
19.228
(7.275)
(27,45)
- Từ lãi
23.311
16.574
(6.737)
(28,90)
3.192
2.654
(538)
(16,85)
Chi phí
24.437
18.351
(6.086)
(24,90)
- Từ lãi
17.094
11.321
(5.773)
(33,77)
- Ngoài lãi
7.343
7.030
(313)
(4,26)
LN trước thuế
2.066
877
(1.189)
(57,55)
517
219
(298)
(57,55)
1.549
658
(891)
(57,55)
- Ngoài lãi
Thuế
LN sau thuế
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
4.4.1 Thu nhập
Thu nhập là một chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận
hay kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc phân tích thu nhập sẽ giúp
ta thấy được tình hình, cơ cấu thu nhập và đặc biệt giúp chúng ta xác định được
những nguyên nhân tác động đến thu nhập của ngân hàng. Từ đó, chúng ta sẽ có
những biện pháp để làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân
hàng.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng thu nhập của ngân hàng biến động tăng
giảm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì tình hình thu nhập có xu hướng giảm
xuống. Các khoản thu nhập chủ yếu phát sinh là từ lãi của hoạt động tín dụng.
Năm 2010 được xem là năm khó khăn của kinh tế Việt Nam, lạm phát tăng cao
(11,75%), giá vàng tăng cao, tiền đồng mất giá...đã tác động mạnh mẽ đến đời
sống người dân khiến nguồn thu từ lãi của ngân hàng cũng giảm sút theo. Sang
đến năm 2011, thu nhập của ngân hàng tăng cao so với năm 2010 mà chủ yếu là
các khoản thu từ lãi. Nguyên nhân là trong năm 2011, thu nhập từ lãi của ngân
hàng tăng cao do lãi suất tăng lên khá cao. Đến năm 2012, thu nhập của ngân
hàng gần như không tăng so với năm 2011, trong đó thu nhập từ lãi của ngân
hàng còn giảm nhẹ so với năm 2011, tuy nhiên vẫn giữ một tỷ trọng cao trong
tổng thu nhập. Được như vậy cũng nhờ vào sự tích cực của cán bộ ngân hàng
cùng chính sách lãi suất phù hợp, linh hoạt nên lượng khách hàng đến ngân hàng
50
giao dịch ngày một tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tiếp đến là thu nhập từ lãi
6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng có sự giảm sút rất nhiều so với cùng kỳ năm
2012, vì kinh tế tăng trưởng chậm, còn nhiều khó khăn, thách thức khiến nhu cầu
về vốn của người dân giảm dẫn đến thất thu cho ngân hàng. Ngoài các khoản thu
từ lãi, ngân hàng còn các khoản thu khác. Các khoản thu ngoài lãi như dịch vụ
thẻ, kiều hối, chuyển tiền...Đây là nguồn thu thứ yếu của ngân hàng, nhưng cũng
góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Và nguồn thu này ít biến động qua
các năm và nếu có thì cũng không quá lớn. Trong thời gian qua ngân hàng cũng
đã chú trọng đầu tư phát triển, đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, cụ thể là nguồn thu này qua các năm cũng có
xu hướng tăng. Tuy nhiên, do phải cạnh tranh gay gắt với các ngân hàng khác
trên địa bàn nên ít nhiều nguồn thu nhập này cũng bị ảnh hưởng.
4.4.2 Chi phí
Cùng với sự phân tích thu nhập thì phân tích chi phí cũng là một khâu
không kém phần quan trọng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Vì chi
phí cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến lợi nhuận. Phân tích
chi phí sẽ giúp chúng ta có thể hạn chế được các khoản chi phí bất hợp lý góp
phần nâng cao lợi nhuận, tăng cường các khoản chi có lợi nhằm thực hiện tốt các
chiến lược mà ngân hàng đã đề ra.
Chi phí ngân hàng phần lớn cũng là các khoản chi từ lãi. Sự biến động của
chi phí từ lãi cũng giống như thu nhập từ lãi. Vì chi phí lãi là khoản chi cho
nguồn vốn hình thành để cho vay mà chủ yếu là nguồn vốn huy động, trong khi
đó dư nợ tăng liên tục qua các năm nên cần phải có nguồn vốn đáp ứng, thêm vào
đó là mặt bằng lãi suất tăng cao nên trong năm 2011 mặc dù thu nhập từ lãi của
ngân hàng tăng rất nhiều so với năm 2010 nhưng chi phí trả lãi cũng bị đẩy lên rất
cao. Sang năm 2012, do trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8% nên chi phí trả
lãi cũng giảm xuống theo. Ngoài ra, còn các khoản chi phí ngoài lãi qua các năm
có xu hướng tăng. Đặc biệt, trong năm 2012 mặc dù các khoản thu ngoài lãi tăng
không đáng kể nhưng chi phí lại tăng cao so với năm 2011. Chủ yếu khoản chi
này là chi cho khấu hao tài sản cố định, chi lương cho nhân viên, mua sắm trang
thiết bị, các hoạt động dịch vụ và chi khác. Sự gia tăng là do ngân hàng đây mạnh
đầu tư phát triển các dịch vụ, tăng cường marketing, chăm sóc khách hàng, các
chương trình khuyến mãi nhằm tăng tính cạnh tranh với ngân hàng khác.
51
4.4.3 Lợi nhuận
Khi phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, không thể không nói đến lợi
nhuận. Bởi lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà các ngân hàng hướng đến. Đây là
một chỉ tiêu quan trọng, là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nhìn chung, lợi nhuận của ngân hàng có xu hướng giảm xuống. Lý do là
vì tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Trong năm 2011,
mặc dù thu nhập của ngân hàng tăng cao so với năm 2010 nhưng chi phí trong
năm này cũng rất cao khiến cho lợi nhuận của ngân hàng không tăng nhiều so với
năm 2010. Đặc biệt, trong năm 2012, lợi nhuận giảm mạnh so với năm trước.
Điều này là do thu nhập trong năm 2012 gần như không tăng so với năm trước
nhưng chi phí lại tăng cao hơn rất nhiều nên làm giảm lợi nhuận. Sang 6 tháng
đầu năm, tình hình lợi nhuận tiếp tục có chiều hướng đi xuống. Trong thời gian
này cả thu nhập và chi phí đều giảm xuống nên hiển nhiên làm giảm lợi nhuận.
Từ đó cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2013 hoạt động ngân hàng có nhiều khó
khăn dẫn đến thu nhập bị giảm sút đáng kể.
4.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
(1) Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Bảng 4.20 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT
2010
2011
2012
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập
Triệu đồng
32.192
50.593
50.680
Thu nhập từ lãi
Triệu đồng
28.762
46.508
45.730
Tổng chi phí
Triệu đồng
24.835
41.728
44.384
Chi phí lãi
Triệu đồng
19.312
33.359
30.797
Tổng lợi nhuận
Triệu đồng
7.357
8.865
6.296
Lợi nhuận ròng
Triệu đồng
5.518
6.649
4.722
Nguồn vốn phải trả lãi
Triệu đồng
214.032
210.791
232.592
Tổng tài sản
Triệu đồng
248.960
276.958
289.348
Tổng tài sản sinh lời
Triệu đồng
244.377
272.503
285.008
1. Chỉ số thu nhập hoạt động biên
%
2,96
3,20
2,18
2. Chỉ số tài sản sinh lời
%
98,16
98,39
98,50
3. Chỉ số ROA
%
2,22
2,40
1,63
4. Chỉ số ROS
%
17,14
13,14
9,32
52
5. Tổng TN/Tổng TS
%
12,93
18,27
17,52
6. Khoảng cách thu nhập
%
2,75
1,24
2,80
7. Hệ số chênh lệch thu nhập lãi
%
2,26
2,44
1,66
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Chỉ số thu nhập hoạt động biên
Chỉ tiêu này qua các năm có xu hướng giảm, cụ thể trong năm 2010 một đơn
vị tài sản sẽ tạo ra 2,96 đồng, năm 2011 là 3,20 đồng và năm 2012 là 2,18 đồng
lợi nhuận trước thuế cho ngân hàng. Chỉ số này trong năm 2011 tăng cao là vì cả
thu nhập và chi phí đều tăng do lãi suất trong năm này tăng rất cao. Sang năm
2012, thu nhập gần như không tăng mà chi phí tăng quá cao, chủ yếu là chi phí
ngoài lãi làm cho lợi nhuận giảm xuống rất nhiều so với các năm trước kéo theo
sự giảm sút của chỉ tiêu này.
* Chỉ số tài sản sinh lời
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tạo ra thu nhập cho ngân hàng là cao hay thấp.
Chỉ số này càng cao thì càng tốt vì nó cho thấy trong danh mục đầu tư của ngân
hàng có nhiều khoản mục tài sản có độ sinh lời cao. Nhìn chung, chỉ số này của
ngân hàng qua các năm đều ở mức cao (hơn 98%) và quy mô tài sản không ngừng
mở rộng. Tuy nhiên, có vấn đề cần quan tâm là đồng vốn phải được đầu tư hợp
lý, vừa đảm bảo an toàn vừa phải đạt yêu cầu mang lại hiệu quả cao. Mặc dù, chỉ
tiêu này của ngân hàng luôn ở mức cao nhưng ngân hàng không có nhiều mảng
hoạt động mà chỉ tập trung vốn vào các khoản vay. Vì vậy, ngân hàng sẽ gặp
nhiều rủi ro khi cạnh tranh với nhiều ngân hàng trên địa bàn
* Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ số ROA năm 2012 giảm so với các năm vì trong năm 2012 tốc độ tăng
của chi phí cao hơn mức tăng của thu nhập nên làm giảm lợi nhuận, còn tổng tài
sản của ngân hàng thì tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, nhìn chung thì cơ cấu tài
sản của ngân hàng khá hợp lý, linh hoạt trước những biến động của nền kinh tế.
ROA tăng thì ngân hàng phải trả chi phí cho nguồn vốn huy động ít hơn và ngược
lại. ROA chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là tỷ suất lợi nhuận và hệ số sử dụng tài
sản
Để thấy rõ hơn mức độ ảnh hưởng của 2 nhân tố, ta phân tích chúng theo từng
mốc thời gian sau:
53
Bảng 4.21 Các nhân tố tác động đến ROA
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu
2011/2010
2012/2011
a
(0,517)
(0,698)
b
0,702
(0,007)
Tổng
0,185
(0,768)
* Ghi chú
a: Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận
b: Ảnh hưởng của nhân tố hệ số sử dụng tài sản
-Nhận xét: Qua các năm chỉ số ROA có sự tăng giảm không ổn định. Năm 2011,
hệ số sử dụng tài sản tăng cao hơn mức độ giảm của tỷ suất lợi nhuận nên làm chỉ
số ROA tăng lên. Sang năm 2012, do thu nhập tăng không đáng kể nhưng chi phí
lại tăng cao khiến lợi nhuận giảm kéo theo tỷ suất lợi nhuận và hệ số sử dụng tài
sản đều giảm xuống khiến chỉ số ROA giảm xuống so với năm 2011. Qua đó, cho
thấy ứng với 1 đồng tài sản đem đầu tư vẫn thu được lợi nhuận nhưng lợi nhuận
này còn bị tác động bởi chi phí khá lớn nên giá trị ROA chưa cao.
* Lợi nhuận ròng trên thu nhập (ROS)
Nhìn chung, chỉ số ROS giảm liên tục qua 3 năm, cụ thể là năm 2011 giảm
4% so với năm 2010, năm 2012 giảm 3,82% so với năm 2011. Từ đó ta thấy được
rằng hiệu quả tạo ra từ 1 đồng chi phí giảm sút, ngân hàng cần xem lại các khoản
chi tiêu của mình đã hợp lý chưa, đạt được kế hoạch đề ra chưa để kịp thời khắc
phục. Tuy nhiên, chúng ta cần xét đến tốc độ tăng của lợi nhuận so với tốc độ
tăng của thu nhập. Năm 2011, tốc độ tăng của thu nhập là 57,16%, của lợi nhuận
chỉ có 20,50%. Sang năm 2012, tốc độ tăng của thu nhập là 0,17%, của lợi nhuận
là – 46,43%. Có thể thấy tốc độ tăng của thu nhập luôn cao hơn rất nhiều so với
tốc độ tăng của lợi nhuận. Ngân hàng cần chấn chỉnh lại đưa ra những biện pháp
nhằm tăng nguồn thu nhập cho ngân hàng và bên cạnh đó cũng cần hạn chế các
khoản chi phí đầu tư vào các lĩnh vực hiệu quả không cao, cắt giảm chi phí hoạt
động không cần thiết... để góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng của lợi nhuận.
54
* Tổng thu nhập/Tổng tài sản (Hệ số sử dụng tài sản)
Năm 2011, hệ số sử dụng tài sản tăng so với năm 2010 là 5,34 (41,30%), sang
năm 2012, hệ số này giảm xuống so với năm 2011 là 0,75 (0,04%). Thu nhập tạo
ra từ 100 đồng tài sản đem đi đầu tư qua các năm lần lượt là 12,93, 18,27, 17,52
đồng. Mặc dù có sự giảm sút trong năm 2012 nhưng hệ số sử dụng tài sản của
ngân hàng vẫn ở mức cao cho thấy ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư hợp lý để
tạo ra thu nhập ngày càng nhiều.
* Khoảng cách thu nhập (Chênh lệch lãi suất bình quân)
Chênh lệch lãi suất bình quân qua các năm có sự biến động không ổn định, cụ
thể năm 2010 là 2,75%, năm 2011 là 1,24%, năm 2012 là 2,80%. Trong năm
2011, do sự gia tăng về lãi suất nên khiến chi phí trả lãi tăng lên, làm thu hẹp
khoảng cách thu nhập. Điều này còn thể hiện sự tăng trưởng chưa bền vững của
ngân hàng, đồng thời cũng phản ánh sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực ngân
hàng trên địa bàn thành phố Sóc Trăng trong thời gian qua.
* Hệ số chênh lệch thu nhập lãi
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy hệ số chênh lệch thu nhập lãi biến động không
đều qua các năm, thấp nhất là năm 2012, hệ số này là 1,66%. Điều này là do chi
phí trong năm này tăng cao khiến lợi nhuận có sự giảm sút. Qua đó, ta thấy rằng
tài sản sinh lời của ngân hàng không tạo ra được nhiều thu nhập cho ngân hàng.
Ngân hàng cần có những biện pháp để tìm kiếm những nguồn vốn với chi phí chi
trả thấp nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn.
55
Bảng 4.22 Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 6 tháng đầu năm
2013
Chỉ tiêu
ĐVT
2012 –
6 tháng đầu năm
2012
2013
Tổng thu nhập
Triệu đồng
26.503
19.228
Thu nhập từ lãi
Triệu đồng
23.311
16.574
Tổng chi phí
Triệu đồng
24.437
18.351
Chi phí lãi
Triệu đồng
17.094
11.321
Tổng lợi nhuận
Triệu đồng
2.066
877
Lợi nhuận ròng
Triệu đồng
1.549
658
Tổng tài sản
Triệu đồng
284.352
310.315
Tổng tài sản có sinh lời
Triệu đồng
278.268
302.830
Nguồn vốn phải trả lãi
Triệu đồng
219.239
226.676
1. Chỉ số thu nhập hoạt động biên
%
0,73
0,28
2. Chỉ số tài sản sinh lời
%
97,86
97,59
3. Chỉ số ROA
%
0,54
0,21
4. Chỉ số ROS
%
5,84
3,42
5. Tổng TN/Tổng TS
%
9,32
6,20
6. Khoảng cách thu nhập
%
0,58
0,48
7. Hệ số chênh lệch thu nhập lãi
%
0,56
0,22
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Chỉ số thu nhập hoạt động biên
Qua bảng số liệu, ta thấy rằng cả thu nhập và chi phí đều giảm rất nhiều so
với cùng kỳ năm 2012, nhưng tổng tài sản lại tăng lên rất cao. Điều này làm cho
hệ số này giảm xuống khá nhiều. Từ đó cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân
hàng chưa được cao.
* Chỉ số tài sản sinh lời
Chỉ tiêu này của ngân hàng luôn cao trong các năm. Tuy nhiên, ngân hàng
cũng chỉ chú trọng vào mảng cho vay, rất dễ gặp rủi ro khi có nhiều ngân hàng
cùng hoạt động trên địa bàn hay tập trung vào một số khách hàng. Ngân hàng cần
có những chính sách mở rộng danh mục các tài sản sinh lời.
56
* Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ số ROA 6 tháng đầu năm 2013 giảm 0,37%, cho thấy cơ cấu tài sản, hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng trong thời gian này kém hơn cùng kỳ năm 2012.
* Lợi nhuận ròng trên thu nhập (ROS)
Chỉ số ROS 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng giảm 2,79% cho thấy hiệu
quả của một đồng thu nhập giảm sút và công tác quản lý chi phí của ngân hàng
kém hiệu quả hơn so với cùng kỳ năm 2012.
* Tổng thu nhập/Tổng tài sản
Chỉ số này 6 tháng đầu năm giảm 3,17% , điều này chứng tỏ thu nhập của
ngân hàng có sự giảm sút, việc phân bổ tài sản đầu tư không hiệu quả bằng cùng
kỳ năm trước.
* Khoảng cách thu nhập (Chênh lệch lãi suất bình quân)
Chỉ tiêu này có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do nền
kinh tế còn nhiều khó khăn nên thu nhập trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm rất
nhiều so với cùng kỳ.
* Hệ số chênh lệch thu nhập lãi
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy rằng chỉ số này có sự giảm sút. Nguyên nhân là
do cả thu nhập lãi và chi phí lãi đều giảm xuống. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt
động của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, cần có những biện pháp để chấn
chỉnh nhằm tăng nguồn thu cho ngân hàng.
(2) Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Bảng 4.23 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng
đoạn 2010 - 2012
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
giai
2012
Tổng thu nhập
Triệu đồng
32.192
50.593
50.680
Tổng chi phí
Triệu đồng
24.835
41.728
44.384
Tổng tài sản
Triệu đồng
248.960
276.958
289.348
Tổng CP/Tổng TS
%
9,98
15,10
15,34
Tổng CP/ Tổng TN
%
77,15
82,48
87,58
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
57
* Tổng chi phí/Tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu tư.
Qua các năm, ta thấy chỉ số này của ngân hàng có xu hướng tăng và luôn ở mức
cao. Từ đó, thấy được rằng chi phí mà ngân hàng bỏ ra rất cao và tăng qua các
năm, cụ thể năm 2011 tăng so với năm 2010 là 5,12 (51,30%), năm 2012 so với
năm 2011 là 0,24 (1,59%). Ngân hàng cần có những thay đổi thích hợp để có các
khoản chi trong tương lai có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.
* Tổng chi phí/Tổng thu nhập
Đây là chỉ tiêu tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Qua
bảng số liệu, ta thấy chỉ số này của ngân hàng tăng dần qua các năm, cụ thể tăng
năm 2011 tăng 5,33 (6,91%) so với năm 2010, năm 2012 tăng 5,10 (6,18%) so
với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập
là khá tốt. Mặc dù, chỉ tiêu này qua các năm đều nằm dưới mức an toàn (nhỏ hơn
1) nhưng có xu hướng ngày càng gần 1 nên ngân hàng cần tích cực trong khâu
quản lý chi phí. Cần cắt giảm các khoản chi phí không cần thiết và tiết kiệm hơn
trong chi nội bộ, văn phòng phẩm...
Bảng 4.24 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của ngân hàng 6 tháng
đầu năm 2012 - 2013
Chỉ tiêu
ĐVT
6T 2012
6T 2013
Tổng thu nhập
Triệu đồng
26.503
19.228
Tổng chi phí
Triệu đồng
24.437
18.351
Tổng tài sản
Triệu đồng
284.352
310.315
Tổng CP/Tổng TS
%
8,60
5,91
Tổng CP/ Tổng TN
%
92,20
95,44
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Tổng chi phí/Tổng tài sản
Chỉ tiêu này của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm 2,69%, chi phí
bỏ ra để đầu tư đã giảm rất nhiều so với cùng kỳ năm 2012 cho thấy ngân hàng
cũng có nhiều nỗ lực trong việc quản lý chi phí.
* Tổng chi phí/Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3,72% so với
cùng kỳ năm 2012. Tuy vẫn còn ở mức dưới 1 nhưng theo xu hướng ngày càng
tăng cho thấy chỉ tiêu này rất gần 1.
58
(3) Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính
Bảng 4.25 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
ĐVT
2010
2011
2012
TS nhạy cảm
Triệu đồng
401.233
449.209
692.470
NV nhạy cảm
Triệu đồng
143.687
187.612
145.801
Dư nợ
Triệu đồng
240.253
267.082
279.956
Nợ xấu
Triệu đồng
3.859
1.856
1.220
Lần
2,79
2,39
4,75
%
1,61
0,69
0,44
Hệ số nhạy cảm LS
Tỷ lệ nợ xấu
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Hệ số nhạy cảm lãi suất
Do đây là hệ số đo lường rủi ro thông qua hệ số này có thể giúp ngân hàng
đưa ra các giải pháp nhằm làm cho rủi ro lãi suất về mức thấp nhất có thể. Qua 3
năm (2010- 2012) hệ số này luôn lớn hơn 1 và biến động theo chiều hướng tăng
lên mức 4,75 lần trong năm 2012. Nguyên nhân do đối tượng cho vay chủ yếu
của ngân hàng sản xuất mang tính chu kỳ, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
nên để giảm thiểu rủi ro ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn chiếm trên 90%
đây là một trong những nguyên nhân đẩy hệ số này lên cao. Tuy tỷ số này cao
nhưng lãi suất của ngân hàng qua 3 năm biến động nhưng ở mức cao nên việc hệ
số này cao không làm cho thu nhập của ngân hàng giảm qua các năm.
* Nợ xấu/Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về tỷ lệ rủi ro phát sinh trong các món vay,
nó thể hiện khả năng mà vốn đầu tư của ngân hàng không thu hồi đúng hạn hoặc
có khả năng mất vốn. Đây cũng là chỉ đánh giá chất lượng tín dụng của ngân
hàng. Chỉ tiêu này càng thấp thì càng tốt. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu
này giảm dần qua các năm và các chỉ tiêu này luôn dưới 2% theo kế hoạch đã đề
ra. Nhìn vào bảng nợ xấu, ta thấy rằng nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong
tổng nợ xấu, chủ yếu tập trung vào các hộ sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là
do thiên tai, dịch bệnh; môi trường kinh doanh khó khăn khiến nợ xấu của các
ngành kinh tế còn cao mà đặc biệt là ngành thủy sản, nợ xấu tăng qua các năm.
Tuy nhiên, xét về mặt tổng thể thì nợ xấu của ngân hàng đã giảm xuống qua các
năm do ngân hàng nhận thấy một số thành phần kinh tế hoạt động kém hiệu quả
nên đã hạn chế cho vay và tăng cường thu hồi các khoản đã giải ngân cho vay, chỉ
tập trung cho vay vào các đối tượng có phương án kinh doanh khả thi, tình hình
59
tài chính lành mạnh. Đây là kết quả đáng mừng, cho thấy chất lượng tín dụng của
ngân hàng trong các năm qua là rất tốt. Đạt được kết quả như vậy cũng nhờ vào
Ban lãnh đạo của ngân hàng luôn coi trọng và thường xuyên nhắc nhở trong công
tác cho vay, chỉ tiêu, nhiệm vụ được phân công đầy đủ, rõ ràng cùng chế độ ưu
đãi, khuyến khích cán bộ nhân viên cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì thế
mà công tác tín dụng của ngân hàng được quản lý chặt chẽ nên tỷ lệ nợ xấu giảm
dần qua các năm.
Bảng 4.26 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính 6 tháng đầu năm
2013
Chỉ tiêu
ĐVT
6T 2012
2012 –
6T 2013
TS nhạy cảm
Triệu đồng
216.093
278.145
NV nhạy cảm
Triệu đồng
205.515
169.911
Dư nợ
Triệu đồng
273.271
289.794
Nợ xấu
Triệu đồng
1.105
1.218
Lần
1,05
1,63
%
0,40
0,42
Hệ số nhạy cảm LS
Tỷ lệ nợ xấu
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên)
* Hệ số nhạy cảm lãi suất
So với 6 tháng đầu năm 2012 thì hệ số này vẫn lớn hơn 1 và có xu hướng
tăng. Tuy nhiên so với những tháng cuối năm hệ số này tương đối thấp, sỡ dĩ có
sự khác biệt này là do trong những tháng đầu năm tình hình dịch bệnh diễn biến
phức tạp, tình trạng sương muối gây ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất trên địa bàn.
Nắm bắt được tình hình chung nên trong cho vay của ngân hàng những tháng đầu
năm có phần hạn chế so với những tháng cuối năm.
* Nợ xấu/Tổng dư nợ
Trong giai đoạn này tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức thấp so với tỷ lệ cho phép, tuy
nhiên tỷ lệ này của 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012.
Nguyên nhân là do nợ xấu trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm
trước. Ngân hàng cũng đã hạn chế các khoản vay dài hạn, tránh đầu tư vào các
lĩnh vực nhiều rủi ro nhưng trong những tháng đầu năm 2013 nền kinh tế nước ta
cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của sự biến động kinh tế thế giới nên hoạt
động kinh doanh của khách hàng cũng gặp nhiều trở ngại dẫn đến nợ xấu của
ngân hàng tăng lên. Mặc dù nợ xấu có tăng nhưng vẫn còn ở mức cho phép và đạt
được kết quả này cũng do sự quản lý có hiệu quả của Ban lãnh đạo, sự nỗ lực, cố
60
gắng hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ tín dụng và thiện chí trả nợ của khách
hàng nên làm cho các khoản nợ xấu giảm xuống đáng kể, điều này ngân hàng cần
duy trì và phát huy hơn nữa trong tương lai để hạn chế tối đa các khoản nợ xấu.
Và cũng thông qua đây ta thấy được chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày
càng cao.
4.5 Một số nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
- Tổng nguồn vốn của ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, trong đó vốn
huy động chiếm chủ yếu và là nguồn vốn ngắn hạn. Đây là tín hiệu tích cực cho
thấy ngân hàng đã đẩy mạnh công tác huy động vốn.
- Về hoat động cho vay thì DSCV, DSTN, DN đều tăng qua các năm cho thấy
ngân hàng luôn cố gắng tìm kiếm khách hàng, mở rộng quy mô tín dụng. Do cơ
cấu nguồn vốn là ngắn hạn nên ngân hàng chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn
hạn.
- Về các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tín dụng: DN/VHĐ, DN/TTS, hệ số thu
nợ, tỷ lệ nợ xấu, vòng quay vốn tín dụng, hệ số DPRR đều tương đối tốt, trong đó
tỷ lệ nợ xấu luôn ở dưới mức 2% theo kế hoạch đã đề ra. Từ đó cho thấy chất
lượng tín dụng của ngân hàng trong thời gian qua là khá tốt.
Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng cũng còn một số hạn chế cần xem xét
để có những biện pháp nhằm khắc phục:
- Công tác nguồn vốn: mặc dù vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhưng vốn
điều chuyển vẫn còn cao, chiếm hơn 20% tổng nguồn vốn cho thấy nguồn vốn
hoạt động của ngân hàng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào cấp trên, chi phí phải trả
cho nguồn này cao hơn vốn huy động nên làm tăng chi phí ảnh hưởng đến hiệu
quả kinh doanh của ngân hàng.
- Hoạt động cho vay: ngân hàng chỉ tập trung vào các khoản vay ngắn hạn,
các khoản vay trung và dài hạn chiếm rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay.
Nhưng xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu đầu tư, xây dựng, mở rộng quy mô
kinh doanh,... sẽ càng nhiều, nhu cầu về vốn trung và dài hạn sẽ gia tăng. Đối với
ngành nông nghiệp thì trong thời gian qua, ngân hàng cũng rất hạn chế cho vay
đối với ngành này.
- Về nợ xấu: thời gian qua nợ xấu của ngân hàng đều giảm qua các năm, tuy
nhiên thiệt hại mà nó mang lại thì không nhỏ, nó làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt
61
động kinh doanh và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu vẫn còn ở mức
cao, tập trung chủ yếu ở thành phần hộ sản xuất hoạt động trong ngành thủy sản.
- Về thu nhập – chi phí – lợi nhuận: tốc độ tăng của chi phí luôn cao hơn thu
nhập nên dẫn đến sự giảm sút về lợi nhuận. Xét riêng về thu nhập, ta thấy rằng
khoản thu này chủ yếu từ lãi, các lĩnh vực đầu tư khác chưa được ngân hàng quan
tâm một cách đúng mức, danh mục đầu tư nói chung còn chưa phong phú, chưa
đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa hoạt động để đứng vững trong môi trường
kinh doanh cạnh tranh gay gắt. Các chỉ tiêu ROA, ROS, hệ số sử dụng tài sản,
tổng CP/Tổng TS, Tổng CP/Tổng TN, khoảng cách thu nhập,... đều chưa cao cho
thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đạt hiệu quả cao.
- Đội ngũ cán bộ tín dụng: trong thời gian qua đã thể hiện rất tốt vai trò, trách
nhiệm của mình, góp phần đáng kể vào sự phát triển của ngân hàng. Tuy nhiên,
vẫn còn số ít cán bộ lơ là trong công tác thẩm định, giám sát việc sử dụng vốn và
công tác thu hồi nợ.
62
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT
CHI NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG
5.1 Công tác huy động vốn
Ngân hàng muốn duy trì và phát triển các hoạt động của mình thì cần có
nguồn vốn và nguồn vốn chủ yếu để phục vụ cho các hoạt động của ngân hàng là
vốn huy động. Do vậy, ngân hàng cần có chính sách phù hợp để khai thác triệt để
các tiềm năng về vốn, đặc biệt là cần đẩy mạnh công tác huy động vốn từ dân cư
bởi đây là đối tượng mang lại nguồn thu dồi dào cho ngân hàng, luôn chiếm một
tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Một số giải pháp cụ thể:
- Cần đẩy mạnh khai thác các nguồn vốn có chi phí thấp vì ngân hàng còn phụ
thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên
- Lãi suất phải thực sự hấp dẫn và cạnh tranh. Trong điều kiện hoạt động cạnh
tranh gay gắt như hiện nay thì ngân hàng phải nắm bắt được nhu cầu của khách
hàng, từ đó đưa ra những chính sách lãi suất phù hợp với mục đích từng đối
tượng là cá nhân hay các tổ chức vào những thời điểm khác nhau.
- Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là vốn huy động nhưng qua các
năm nguồn vốn này tăng trưởng không ổn định, tăng không nhiều. Vì vậy, ngoài
các khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng, cần tìm kiếm thêm các
khách hàng mới.
- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn nhàn rỗi từ dân
cư, cần tăng cường khai thác nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đặc biệt là các đơn
vị có tiếng vì đây là những đối tượng có nguồn vốn tương đối lớn.
- Nguồn vốn huy động dài hạn của ngân hàng còn hạn chế, cần tăng cường
hơn nữa nguồn vốn này để đáp ứng được nhu cầu hoạt động của ngân hàng.
5.2 Hoạt động cho vay
Bên cạnh việc thực hiện chính sách để huy động vốn vào ngày càng nhiều thì
ngân hàng cần nỗ lực để sử dụng vốn một cách hiệu quả. Để tăng doanh thu và lợi
nhuận ngân hàng cần có những biện pháp thực sự phù hợp giữa huy động vốn và
sử dụng vốn nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Một số giải pháp
cụ thể:
63
- Cần xem trọng việc phân loại khách hàng vì đây là công tác quan trọng phục
vụ cho việc nâng cao chất lượng tín dụng. Tùy vào mỗi đối tượng mà có phương
thức cho vay khác nhau, chẳng hạn như các hộ SXKD cần vốn theo thời vụ thì
ngân hàng sẽ cho vay theo từng lần; đối với các công ty hay doanh nghiệp cần
vốn để đầu tư vào các dự án thì ngân hàng sẽ cho vay theo dự án;...với món vay
nhỏ hay lớn là tùy vào tính khả thi của phương án kinh doanh cũng như uy tín của
khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
- Cần nâng cao chất lượng của công tác thẩm định trước khi tiến hành cho vay,
đặc biệt là đối với khách hàng mới hoặc các thành phần kinh tế là DNTN, HTX vì
điều này ảnh hưởng đến thiện chí trả nợ của khách hàng.
- Nên có chính sách ưu đãi đối với các khách hàng có uy tín, hoạt động kinh
doanh có hiệu quả như các hộ SXKD, các công ty về lãi suất, thời hạn cho vay,
hạn mức cho vay...hoặc những hình thức ưu đãi khác mà ngân hàng thấy phù hợp.
- Cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn, đôn đốc khách
hàng trả nợ khi đến hạn, đặc biệt đối với các HTX vì đây là đối tượng mang lại
hiệu quả không cao.
- Các khoản cho vay dài hạn của ngân hàng cũng còn hạn chế, chiếm tỷ trọng
rất nhỏ trong doanh số cho vay. Vì nhu cầu đầu tư, xây dựng, mở rộng quy mô
kinh doanh... ngày càng nhiều khi xã hội ngày càng phát triển nên ngân hàng
cũng nên quan tâm đến khoản mục này để đáp ứng nhu cầu xã hội cũng như mang
lại thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro thì ngân hàng cần xem
xét cẩn thận phương án kinh doanh của khách hàng có khả thi hay không rồi mới
quyết định cho vay.
- Trong thời gian qua thì ngân hàng chỉ chú trọng vào các hộ SXKD hoạt động
trong nhóm ngành TM – DV. Đây là hướng đi đúng, phù hợp xu hướng phát triển
trên địa bàn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng nên cho vay ở nhiều lĩnh vực, ngành
nghề hơn để phân tán được rủi ro vì nếu chỉ tập trung các hộ hoạt động trong
nhóm ngành TM – DV thì khi họ gặp khó khăn thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho
ngân hàng. Trong thời gian tới, ngân hàng cần tăng các khoản cho vay phục vụ
nông nghiệp giúp bà con tái sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt..nhưng sẽ ưu tiên cho
những hộ sản xuất với quy mô lớn, có trình độ và kinh nghiệm sản xuất, biết áp
dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên mở rộng cho
vay đối với ngành CN – XD vì nhu cầu xây dựng cơ bản, khu dân cư, khu đô thị,
64
nhu cầu SXKD vẫn còn nhiều. Tuy nhiên, ngân hàng chỉ nên ưu tiên cho những
khách hàng uy tín, có phương án khả thi, sản phẩm có đầu ra tương đối ổn định...
5.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng
- Cán bộ ngân hàng phải có kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Để
đạt được điều này thì khâu tuyển dụng cần được chú trọng, sàng lọc cẩn thận, lựa
chọn ứng viên phù hợp với vị trí cần tuyển.
- Ngân hàng cần thường xuyên có những đợt tập huấn, học tập kinh nghiệm
cho nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, thái độ phục vụ khách hàng. Bên
cạnh đó, nhân viên cần tự trao dồi, học hỏi, nghiên cứu thêm các tài liệu chuyên
môn, văn bản ngành để bổ sung kiến thức nhằm đáp ứng với yêu cầu công việc
của ngân hàng cũng như sự phát triển của xã hội.
- Phải tiến hành phân công nhiệm vụ cán bộ rõ ràng, phù hợp khả năng quản lý
từng cán bộ, chủ động tiếp cận khách hàng, giữ mối quan hệ tốt với khách hàng
truyền thống, khách hàng đang giao dịch và sẽ giao dịch với phương châm:
“Nhanh chóng, an toàn, chính xác, hiệu quả”
- Ngoài ra, ngân hàng cũng cần quan tâm đến lợi ích của nhân viên, có chính
sách khen thưởng đối với các nhân viên làm việc có thành tích tốt để khích lệ toàn
thể nhân viên cố gắng làm việc hơn.
5.4 Nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thiểu chi phí
- Các khoản thu nhập chủ yếu là từ lãi, vì vậy ngân hàng cũng cần tăng cường
hơn nữa các khoản thu khác từ dịch vụ, sản phẩm ngân hàng hiện đại vì loại hình
này cũng ít rủi ro hơn thu từ hoạt động cho vay. Cần tăng cường các tài sản có
sinh lời để tăng thu nhập cho ngân hàng.
- Ngân hàng cần có những biện pháp thu hút nguồn vốn trung và dài hạn để
hạn chế nguồn vốn vay từ cấp trên nhằm giảm thiểu chi phí trả lãi vốn vay. Ngân
hàng cũng cần rà soát tất cả các bộ phận, phòng ban để cắt giảm các khoản chi
phí không cần thiết, thay mới các thiết bị cũ kĩ làm giảm năng suất hoạt động, sử
dụng các thiết bị văn phòng một cách hiệu quả, tránh lãng phí...nhằm góp phần
làm giảm chi phí hoạt động.
- Chỉ tiêu về rủi ro lãi suất ngân hàng còn cao. Vì vậy, ngân hàng cần tăng
cường hơn nữa nguồn vốn huy động và sử dụng tốt nguồn vốn huy động.
65
- Nợ xấu của ngân hàng tuy còn dưới 2% nhưng vẫn còn ở mức cao, ảnh
hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nâng cao thẩm định để
giảm thiểu rủi ro nợ xấu.
66
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng ta rút
ra một số kết luận:
- Thực hiện tốt công tác huy động vốn, thu hút được nguồn vốn phục vụ cho
hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Hoạt động cho vay, thu hồi nợ và dư nợ luôn tăng qua các năm
- Tỷ lệ nợ xấu giảm qua các năm và dưới ngưỡng 2% theo kế hoạch đề ra
- Các sản phẩm dịch vụ hiện đại cũng đạt được nhiều thành tựu
Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng cũng còn một số hạn chế:
- Nguồn vốn huy động của ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách
hàng nên còn phụ thuộc nhiều vào ngân hàng cấp trên. Vì vậy, chi phí bỏ ra cho
khoản vốn này cũng khá lớn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Hoạt động cho vay chủ yếu ngắn hạn do cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là
ngắn hạn. Ngân hàng chỉ tập trung vào các hộ sản xuất kinh doanh nhóm ngành
thương mại – dịch vụ. Ngành nông nghiệp chưa được ngân hàng quan tâm đúng
mức.
- Nợ xấu của ngân hàng tuy giảm qua các năm nhưng cũng còn cao và tập
trung ở ngành thủy sản.
- Thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ hoạt động cho vay do ngân hàng chưa
mở rộng, đa dạng danh mục đầu tư của mình. Các khoản chi phí của ngân hàng
còn cao và tăng cao qua các năm.
Với những thành tựu và hạn chế như trên thì ngân hàng cần phải nỗ lực hơn
nữa khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tốt để ngày càng hoàn thiện
bộ máy hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp ngân hàng có
thể đứng vững trong môi trường hoạt động đầy rủi ro và cạnh tranh gay gắt như
hiện nay.
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương
mại. Tủ sách Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Quản trị ngân hàng thương mại. Tủ sách
Đại học Cần Thơ.
3. Lê Văn Tư, 2005. Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Thống kê.
4. Dương Mỹ Hạnh, 2011. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng BIDV, chi nhánh Cần Thơ. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ
5. Trần Văn Quyền, 2013. Phân tích tình hình tín dụng tại NHNNo & PTNT
chi nhánh Ba Xuyên, Sóc Trăng. Luận văn Đại học. Đại học Tây Đô.
6. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo & PTNT chi nhánh Ba
Xuyên, Sóc Trăng năm 2010, 2011, 2012, 6 tháng đầu năm 2013
Các trang web: http://www.agribank.com.vn
www.soctrang.gov.vn
68
PHỤ LỤC
ROA chịu tác động bởi 2 nhân tố là tỷ suất lợi nhuận và hệ số sử dụng tài sản.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2011/2010
+ Xác định đối tượng phân tích: ΔR = R11 – R10
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
ROA được xác định: Rn=a n x bn= Tỷ suất lợi nhuận x Hệ số sử dụng tài sản
- Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2011 (R11)
R11 = a 11 x b11 = 13,14 x 0,1827 = 2,401
- Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2010 (R10)
R10 = a 10 x b10 = 17,14 x 0,1293 = 2,216
→ Đối tượng phân tích: ΔR = R11 – R10 = 0,185
Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,185 do
ảnh hưởng bởi các nhân tố như tỷ suất lợi nhuận hệ số sử dụng tài sản.
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận
Δa = a11b 10 –a10b10 = 13,14 x 0,1293 – 17,14 x 0,1293 = - 0,517%
Vậy: do tỷ suất lợi nhuận giảm 4% làm ROA của ngân hàng giảm 0,517%
- Ảnh hưởng bởi nhân tố hệ số sử dụng tài sản
Δb = a11b11 – a11b 10 = 13,14 x 0,1827 – 13,14 x 0,1293 = 0,702%
Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2011 tăng 0,053 lần so với năm 2010 làm
ROA của ngân hàng tăng 0,702%
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
69
Nhân tố làm tăng ROA:
Hệ số sử dụng tài sản:
0,702%
Nhân tố làm giảm ROA
Tỷ suất lợi nhuận:
- 0,517%
────────
0,185
→ 0,70% – 0,52% = 0,18% = Đối tượng phân tích ROA
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA năm 2012/2011
+ Xác định đối tượng phân tích: ΔR = R12 – R11
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
ROA được xác định: Rn=a n x bn= Tỷ suất lợi nhuận x Hệ số sử dụng tài sản
- Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2012 (R12)
R12 = a 12 x b12 = 9,32 x 0,1752 = 1,633
- Lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) thực tế năm 2011 (R11)
R11 = a11 x b11 = 13,14 x 0,1827 = 2,401
→ Đối tượng phân tích: ΔR = R12 – R11 = - 0,768
Vậy: ROA thực tế của ngân hàng năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,768 do
ảnh hưởng bởi các nhân tố như tỷ suất lợi nhuận và hệ số sử dụng tài sản.
+ Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
- Ảnh hưởng bởi nhân tố tỷ suất lợi nhuận
Δa = a12b 11 –a11b11 = 9,32 x 0,1827 – 13,14 x 0,1827 = - 0,698%
Vậy: do tỷ suất lợi nhuận giảm 3,82% làm ROA của ngân hàng giảm 0,698%
- Ảnh hưởng bởi nhân tố hệ số sử dụng tài sản
Δb = a12b12 – a12b 11 = 9,32 x 0,1752 – 9,32 x 0,1827 = - 0,007%
Vậy: Do hệ số sử dụng tài sản năm 2012 giảm 0,0075 lần so với năm 2011
làm ROA của ngân hàng giảm 0,07% .
+ Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng
70
Nhân tố làm giảm ROA:
Hệ số sử dụng tài sản: - 0,07%
Tỷ suất lợi nhuận:
- 0,698%
────────
- 0,768 %
→ - 0,07% – 0,698% = - 0,77% = Đối tượng phân tích ROA
71
[...]... tượng của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình và kết quả đó Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào kết quả đạt được, những hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra những quyết định quản trị kịp thời trước mắt hoặc xây dựng kế hoạch chi n lược lâu dài cho các hoạt động của doanh nghiệp 2.1.1.3... hoạt động kinh doanh, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì lý do đó nên em chọn đề tài Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung: Phân tích hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng qua... 2.1.1.3 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là tổng hợp của cả quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh mà còn đi... ảnh hưởng đến sự biến động đó (1) N guồn Trịnh Văn Sơn 2005 Phân tích hoạt động kinh doanh Đại học kinh tế Huế,trang 4 4 2.1.1.4 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh chi m một vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Đó là một công cụ quản lý kinh tế rất hiệu quả Việc phân tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp tự đánh giá được... = a1b1 – a 1b 0 → Tổng cộng các nhân tố: Δa + Δb 16 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngân hàng có tên giao dịch là NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên Sóc Trăng Địa chỉ: số 11 đường Lê Lợi, TP Sóc Trăng, Tỉnh Sóc Trăng Điện thoại: 079.3614486 - 079.3614487 NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên, Tỉnh Sóc Trăng là... đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 3 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Một số vấn đề về phân tích hoạt động kinh doanh( 1) 2.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh là nghiên cứu quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh đã... hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2010-2012), 6 tháng đầu năm 2013 và xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng - Đưa ra một số giải pháp nhằm giúp ngân hàng nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT chi nhánh Ba Xuyên, Sóc Trăng Địa chỉ: 11 Lê Lợi, TP Sóc Trăng, ... cũng như các doanh nghiệp khác, mục tiêu hàng đầu của ngân hàng là lợi nhuận và sự tăng trưởng không ngừng của nguồn vốn Vốn là cơ sở để các ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình Ngoài nguồn vốn ban đầu thì ngân hàng cần thường xuyên chăm lo tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình vì vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng, các hoạt động khác của ngân hàng và quyết định... Trăng qua 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: - Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua phân tích nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay và các chỉ tiêu thu nhập, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm (2010-2012) và 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích các chỉ số tài chính... trong đó dư nợ trung hạn là 50.000 triệu đồng, chi m tỷ lệ 16,13% + Nợ xấu < 2% tổng dư nợ (=6.200 triệu đồng) 21 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN CHI NHÁNH BA XUYÊN SÓC TRĂNG 4.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN * Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012 Bảng 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm